Luật hành chính - Bài số 1
Với bản chất dân chủ sâu sắc,nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện.Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình.Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước,việc tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước và đó là quyền cơ bản của công dân được hiến pháp ghi nhận và trên thực tế đã được đảm bảo thực hiện thông qua hàng loạt những hoạt động cụ thể.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật hành chính - Bài số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề.
Theo quy định của Hiến Pháp, Nhà nước là người đại diện cho toàn dân, được nhân dân trao cho những quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng , ngoại giao… để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả là: xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất chủ yếu trong tay để thực hiện sứ mệnh của mình đó là đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.Như vậy,toàn bộ những tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai ,tài nguyên…cùng với những tài sản khác theo quy định của pháp luật đều thuộc quyền quản lí và khai thác của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì vậy Sở hữu Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết kinh tế,đặc biệt là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Do đó em xin chọn đề tài “ Sở hữu Nhà nước-một hình thức sở hữu chủ đạo định hướng cho các quan hệ tài sản trong xã hội phát triển”.
B.Giải quyết vấn đề.
I. Một số vấn đề lí luận về sở hữu nhà nước:
1.khái niệm về sở hữu,quyền sở hữu nhà nước:
Sở hữu được hiểu chính là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên,những thành quả lao động ( ngày nay còn gồm cả những tư liệu sản xuất ) của xã hội loài người.Nhiều công trình khoa học nghiên cứu lịch sử, xã hội,triết học…đều thống nhất rằng: Sở hữu- một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan-xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người.
Ở nước ta hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Sở hữu nhà nước là trình độ thấp hơn của sở hữu toàn dân. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và trong giai đoạn XHCN chỉ mới có sở hữu nhà nước. Nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước…, của toàn dân, của toàn xã hội. Nhà nước không những sở hữu mà còn nhân danh toàn dân, toàn xã hội tổ chức quản lý, sử dụng và phân phối những sản phẩm được tạo ra từ những tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước…Điều 200 BLDS cũng đã nêu rõ những Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước:
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.
Quyền sở hữu nhà nước,hiểu theo nghĩa khách quan ( hay theo nghĩa rộng ), là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm:
Xác nhận việc chiếm hữu của nhà nước ( gồm cả chiếm hữu pháp lí và chiếm hữu thực tế ) đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất;
Quy định về nội dung và trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của Nhà nước;
Xác định phạm vi,quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập trong việc quản lí nghiệp vụ những tài sản do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lý hoặc hoạt động công ích.
Theo nghĩa chủ quan ( hay nghĩa hẹp) quyền sở hữu toàn dân được hiểu là toàn bộ những hành vi mà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cũng như các chủ sở hữu khác thực hiện các quyền năng cụ thể về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản của mình. Nhà nước “ là chủ” đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu,Nhà nước tự quy định cho mình các quyền năng và các trình tự để thực hiện các quyền năng đó mà không ai có thể quy định cho Nhà nước phạm vi từng quyền hạn đối với những tư liệu sản xuất đó nhưng điều đó không có nghĩa là quyền hạn của Nhà nước là vô tận đối với các tài sản mà Nhà nước là chủ sở hữu.Nhà nước chỉ được thực hiện quyền của chủ sở hữu trong phạm vi pháp luật cho phép hay các quyền năng đó cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể của sở hữu nhà nước
Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản là những tư liệu sản xuất chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,an ninh,quốc phòng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cá nhân số 1 luật hành chính.docx