Chương 1
Đối tượng và phạm vi
điều chỉnh của luật quyền tác giả
Điều
101. Định nghĩa
102. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả: quy định chung
103. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả: các tác phẩm hợp tuyển và phái sinh
104. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả: quốc gia gốc
104A. Quyền tác giả đối với tác phẩm phục hồi bảo hộ quyền tác giả
105. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả: các tác phẩm thuộc sở hữu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
106. Các quyền độc quyền đối với tác phẩm được bảo hộ
106A. Các quyền của tác giả đối với việc nêu nguồn gốc và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
107. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: các sử dụng hợp lý
108. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: tái bản bởi các viện lưu trữ và thư viện
109. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: ảnh hưởng của việc chuyển nhượng các bản sao hoặc các bản ghi
110. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: ngoại lệ đối với một số hoạt động trình diễn và trình bày
111. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: phát sóng thứ cấp
112. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: các bản ghi thử
113. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả đối với các tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc
114. Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm âm nhạc
115. Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm nhạc kịch: giấy phép bắt buộc đối với việc phân phối và làm bản ghi
116. Giấy phép thoả thuận đối với các hoạt động biểu diễn công cộng thông qua hệ thống máy hát vận hành bằng tiền xu
117. Phạm vi các quyền độc quyền: sử dụng kết hợp với máy tính và hệ thống thông tin tương tự
118. Phạm vi các quyền độc quyền: vấn đề sử dụng một số tác phẩm trong phát sóng phi thương mại
119. Hạn chế các quyền độc quyền: phát sóng thứ cấp từ trạm phát trung tâm hoặc trạm chủ tới các máy thu hình cá nhân đặt tại các gia đình
120. Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm kiến trúc
121. Giới hạn các quyền độc quyền: tái bản cho người mù hoặc những người tàn tật khác
178 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật quyền tác giả của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất:
(i). Mà thể hiện bản ghi âm vào thời điểm nó được phân phối lần đầu bởi nhà
nhập khẩu hoặc nhà sản xuất; hoặc
(ii). Mà được chế tạo chủ yếu và được sử dụng phổ biến bởi người tiêu dùng
hoặc là nhằm mục đích tạo bản sao của các tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm
nghe nhìn khác hoặc là tạo bản sao của các tác phẩm văn học phi âm nhạc,
kể cả các chương trình máy tính hoặc cơ sở dữ liệu.
(5)
(A). "Bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số" là dạng vật chất:
(i). Mà trên dạng vật chất này được ghi, dưới hình thức ghi âm kỹ thuật số,
chỉ các âm thanh, và các tư liệu lời nói, hoặc lời chỉ dẫn một cách ngẫu
nhiên với những âm thanh đã được ghi đó, nếu có, và
(ii). Mà từ dạng vật chất này các âm thanh và các tư liệu có thể được nhận
biết, tái sản xuất, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ
giúp của máy móc thiết bị.
(B). "Bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số" không bao gồm các dạng vật chất:
(i). Mà trên dạng vật chất này các âm thanh đã được ghi bao gồm hoàn toàn là
lời đọc được ghi âm, hoặc
(ii). Mà trên dạng vật chất đó một hoặc nhiều chương trình máy tính được
ghi, ngoại trừ trường hợp mà bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số có thể gồm
những lời nói hoặc lời chỉ dẫn tạo nên các âm thanh đã được ghi và các tư
liệu, lời nói hoặc lời chỉ dẫn ngẫu nhiên được sử dụng trực tiếp hoặc gián
tiếp nhằm tạo ra sự nhận biết, tái sản xuất, hoặc phổ biến các âm thanh đã
được ghi và các tư liệu ngẫu nhiên đó.
(C). Trong phạm vi của Điểm này:
(i). "Lời đọc được ghi âm" là bản ghi âm trong đó được ghi chỉ một loạt những
lời đọc, ngoại trừ những lời đọc có thể được kèm theo một cách ngẫu nhiên các
âm thanh âm nhạc hoặc các âm thanh khác, và
(ii). Thuật ngữ "ngẫu nhiên" có nghĩa là có liên quan tới và tương đối phụ
thông qua so sánh.
(6). "Phân phối" có nghĩa là bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng sản phẩm
cho người tiêu dùng tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hoặc để bán cho thuê,
chuyển nhượng sản phẩm tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thông qua việc
chuyển nhượng cuối cùng tới người tiêu dùng tại Hợp Chủng Quốc Hoa
Kỳ.
(7). "Bên có lợi ích từ quyền tác giả" là:
(A). Chủ sở hữu quyền độc quyền quy định tại Điều 106(1) của Điều luật này về
quyền nhân bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số mà được thể hiện trên một bản
ghi âm âm nhạc kỹ thuật số hoặc một bản ghi âm âm nhạc dưới dạng vật lý
khác được tạo ra hợp pháp theo Điều luật này đã được phân phối;
(B). Chủ sở hữu lợi ích hoặc về mặt pháp lý của, hoặc người mà kiểm soát
quyền nhân bản dưới dạng ghi âm âm nhạc kỹ thuật số hoặc ghi âm âm
nhạc dưới dạng vật lý khác tác phẩm âm nhạc mà đã được thể hiện trong một
bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số hoặc một bản ghi âm âm nhạc dưới dạng
vật lý khác được tạo ra hợp pháp theo Điều luật này đã được phân phối;
(C). Nghệ sỹ nổi tiếng được ghi âm người mà trình diễn trong bản ghi âm đã
được phân phối đó; hoặc
(D). Bất kỳ tổ chức hoặc Hiệp hội nào:
(i). Đại diện cho những người quy định tại Đoạn (A), (B) hoặc (C), hoặc
(ii). Kinh doanh các quyền được cấp phép của các tác phẩm âm nhạc đối với
người sử dụng trên danh nghĩa của những nhà soạn nhạc hoặc nhà xuất bản.
(8). "Chế tạo" có nghĩa là sản xuất hoặc lắp giáp sản phẩm tại Hợp Chủng
Quốc Hoa Kỳ. "Nhà chế tạo" là người thực hiện chế tạo.
(9). "Nhà xuất bản âm nhạc" là người mà có thẩm quyền cấp phép nhân
bản các tác phẩm âm nhạc cụ thể trong các bản ghi âm.
(10). "Máy móc sản xuất chuyên nhiệp"là các thiết bị ghi âm mà được thiết
kế, chế tạo, sản xuất, và nhằm mục đích cho việc sử dụng của các nhà ghi
âm chuyên nghiệp trong việc thực hiện công việc kinh doanh hợp pháp của
họ, phù hợp với những yêu cầu mà Bộ trưởng Bộ thương mại sẽ quy định
trong quy chế.
(11). Thuật ngữ "sao chép hàng loạt" có nghĩa là nhân bản dưới hình thức
kỹ thuật số tác phẩm âm nhạc được bảo hộ hoặc bản ghi âm thông qua việc
sao chép kỹ thuật số từ bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số. Thuật ngữ "sao
chép kỹ thuật số từ bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số" không bao hàm bản
ghi âm âm nhạc kỹ thuật số mà đã được phân phối, theo sự cho phép của chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ yếu thông qua việc bán cuối cùng cho người tiêu
dùng.
(12). "Giá vân chuyển" của thiết bị ghi âm kỹ thuật số hoặc phương tiện ghi
âm kỹ thuật số:
(A). Là, tùy thuộc vào Đoạn (B):
(i). Trong trường hợp là sản phẩm nhập khẩu, là giá trị thực tế nhập vào tại
Cơ quan hải quan của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (ngoại trừ cước chuyên
trở, bảo hiểm và thuế được áp dụng khác), và
(ii). Trong trường hợp là sản phẩm trong nước, là giá vận chuyển của Nhà
chế tạo, (giá FOB của Nhà chế tạo; và ngoại trừ bất kỳ khoản thuế bán hàng
trực tiếp nào hoặc các khoản thuế môn bài phải thực hiện liên quan đến việc
bán hàng); và
(B). Sẽ, trong trường hợp mà người nhận vận chuyển và người vận chuyển
là có quan hệ về tổ chức hoặc trong cùng một tổ chức, không kém hơn giá
chuyển tay theo nguyên tắc của các quy định được thông qua phù hợp với Điều
482 cuả Bộ luật Thuế thu nhập nội bộ năm 1986, hoặc bất kỳ quy định có liên
quan nào của Điều đó.
(13). "Nhà soạn nhạc" là nhà soạn lời và soạn nhạc của tác phẩm âm nhạc
cụ thể.
Mục B - kiểm soát sao chép
Điều 1002: Các tổ chức kiểm soát sao chép.
(a). Cấm nhập khẩu, chế tạo, và phân phối: không một người nào sẽ nhập
khẩu, chế tạo hoặc phân phối bất kỳ thiết bị ghi âm kỹ thuật số hoặc thiết bị
ghi âm kỹ thuật số nói chung mà không tuân theo:
(1). Hệ thống quản lý sao chép hàng loạt;
(2). Hệ thống mà có các đặc điểm chức năng tương tự như hệ thống quản lý
sao chép hàng loạt và có các yêu cầu về quyền tác giả và thông tin về thế hệ
máy được gửi, nhận và vận hành theo một cách chính xác giữa các thiết bị sử
dụng hệ thống phương tiện của quy chế sao chép hàng loạt và thiết bị sử
dụng hệ thống quản lý sao chép hành loạt; hoặc
(3). Bất kỳ hệ thống nào khác bị Bộ trưởng Bộ Thương mại xác nhận là cấm
sao chép hàng loạt không được phép.
(b). Tiến trình của thủ tục kiểm tra: Bộ trưởng Bộ thương mại sẽ lập ra thủ
tục kiểm tra, theo đơn của các bên có liên quan, về hệ thống đáp ứng được các
tiêu chuẩn nêu tại Khoản (a)(2).
(c). Cấm làm sại lệch hệ thống: không một người nào nhập khẩu, chế tạo,
hoặc phân phối bất kỳ thiết bị, hoặc chào bán hoặc thực hiện bất kỳ dịch vụ
nào, mục đích chủ yếu hoặc ảnh hưởng của nó là tránh, bỏ qua, huỷ bỏ, làm
ngừng hoạt động hoặc làm sai lệch khác bất kỳ chương trình hoặc hệ thống
vi mạch mà dùng để thực hiện một phần hoặc toàn bộ hệ thống nêu tại
Khoản (a).
(d). Mã hoá thông tin trên bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số:
(1). Cấm mã hoá các thông tin không chính xác: không một người nào sẽ
mã hoá ghi âm âm nhạc kỹ thuật số của bản ghi âm bằng thông tin không
chính xác về mã phân loại, tình trạng quyền tác giả, hoặc xuất xứ tư liệu sử
dụng trong bản ghi âm.
(2). Mã hoá tình trạng quyền tác giả không yêu cầu: không một điểm nào
trong chương này yêu cầu bất kỳ người nào kinh doanh trong lĩnh vực nhập
khẩu hoặc chế tạo bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số mã hoá bất kỳ ghi âm
âm nhạc kỹ thuật số này về tình trạng quyền tác giả của nó.
(e). Thông tin kèm theo truyền dưới hình thức kỹ thuật số: bất kỳ người
nào truyền hoặc phổ biến khác tới công chúng bất kỳ bản ghi âm nào dưới
hình thức kỹ thuật số thông tin về tình trạng quyền tác giả của bản ghi âm
không bị bắt buộc theo quy định của Chương này đối với việc truyền hoặc
phổ biến đó. Bất kỳ người nào mà thực hiện truyền hoặc phổ biến khác
thông tin về quyền tác giả đó sẽ truyền hoặc phổ biến khác thông tin đó một
cách chính xác.
Mục C - thanh toán nhuận bút
Điều 1003: Nghĩa vụ thực hiện thanh toán nhuận bút.
(a). Cấm nhập khẩu và chế tạo: không một người nào sẽ nhập khẩu vào và
phân phối, hoặc chế tạo và phân phối bất kỳ thiết bị ghi âm kỹ thuật số nào
hoặc vật liệu ghi âm kỹ thuật số nào trừ phi những người này nộp thông báo
quy định tại Điều này và sau này nộp các báo cáo tài chính và thanh toán các
khoản tiền nhuận bút được áp dụng đối với các thiết bị hoặc vật liệu quy định
tại Điều 1004.
(b). Nộp thông báo: nhà nhập khẩu hoặc chế tạo thiết bị ghi âm kỹ thuật số
hoặc vật liệu ghi âm kỹ thật số, trong giới thiệu hoặc hướng dẫn sử dụng
của sản phẩm công nghệ liên quan tới sản phẩm mà nhà chế tạo hoặc nhập
khẩu này đã không nộp trước đó thông báo theo Khoản này, sẽ nộp tới Cơ
quan đăng ký bản quyền thông báo về thiết bị hoặc vật liệu đó, theo mẫu và
nội dung mà Cơ quan đăng ký này sẽ quy định thông qua quy chế.
(c). Nộp báo cáo tài chính năm và quý:
(1). Tổng quan: bất kỳ nhà nhập khẩu hoặc nhà chế tạo nào mà phân phối
bất kỳ thiết bị ghi âm kỹ thuật số hoặc vật liệu ghi âm kỹ thuật số nào mà
được chế tạo hoặc nhập khẩu sẽ nộp tới cơ quan đăng ký quyền tác giả theo
mẫu và nội dung mà cơ quan này sẽ quy định trong quy chế các báo cáo tài
chính quý và năm liên quan đến việc phân phối mà Cơ quan đăng ký sẽ quy định
trong quy chế.
(2). Chứng nhân, kiểm tra, và độ xác thực: các báo cáo tài chính sẽ được
chứng nhận về sự chính xác bởi các quan chức có thẩm quyền hoặc lãnh đạo
của nhà nhập khẩu hoặc chế tạo. Cơ quan đăng ký sẽ ban hành quy chế quy
định về kiểm tra và kiểm toán các bản báo cáo tài chính đó và bảo đảm tính
xác thực của thông tin bao hàm trong bản báo cáo tài chính đó. Quy chế này
sẽ quy định về việc gửi bản báo cáo tài chính tới từng bên có lợi ích từ
quyền tác giả.
(3). Thanh toán nhuận bút: các bản báo cáo tài chính sẽ được gửi kèm theo
khoản thanh toán nhuận bút quy định tại Điều 1004.
Điều 1004: Thanh toán nhuận bút.
(a). Thiết bị ghi âm kỹ thuật số:
(1). Số tiền thanh toán: việc được hưởng khoản thanh toán nhuận bút theo
Điều 1003 đối với từng thiết bị ghi âm kỹ thuật số được nhập khẩu vào và được
phân phối tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hoặc được chế tạo và phân phối tại
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ là 2 % của giá vận chuyển. Chỉ người chế tạo
và phân phối hoặc nhập khẩu và phân phối lần đầu mới phải thanh toán
nhuận bút đối với các thiết bị đó.
(2). Vấn đề tính toán đối với các thiết bị ghi âm kỹ thuật số được phân phối với
các thiết bị khác: đối với các thiết bị ghi âm kỹ thuật số được phân phối lần
đầu kết hợp với một hoặc nhiều thiết bị khác hoặc là liên kết vật lý thành
một đơn vị hợp nhất hoặc là các bộ phận riêng biệt, việc thanh toán nhuận
bút sẽ được tính như sau:
(A). Nếu thiết bị ghi âm kỹ thuật số và các thiết bị khác là một bộ phận của
một đơn vị máy liên kết vật lý hợp nhất, việc thanh toán nhuận bút sẽ được
xác định trên cơ sở giá vận chuyển của tổng thể đơn vị máy đó, nhưng sẽ khấu
trừ đi bất kỳ khoản thanh toán nhuận bút nào đã được thực hiện đối với bất kỳ
thiết bị ghi âm kỹ thuật số nào bao gồm trong đơn vị máy đó mà không phải
được phân phối lần đầu kết hợp với đơn vị máy đó.
(B). Nếu thiết bị ghi âm kỹ thuật số không phải là một bộ phận của một đơn
vị máy liên kết vật lý hợp nhất và thực chất thiết bị này đã được phân phối
riêng biệt vào bất kỳ thời điểm nào trong bốn quý trước, việc thanh toán
nhuận bút sẽ được xác định trên cơ sở giá vận chuyển trung bình của các thiết
bị này trong bốn quý đó.
(C). Nếu thiết bị ghi âm kỹ thuật số không phải là bộ phận của một đơn vị
máy liên kết vật lý hợp nhất và thực chất thiết bị này đã được phân phối một
cách riêng biệt vào bất kỳ thời điểm nào trong bốn quý trước việc thanh toán
nhuận bút sẽ được xác định trên cơ sở giá lắp giáp phản ánh phần giá trị của
thiết bị này trong sự kết hợp thành tổng thể máy.
(3). Hạn mức nhuận bút: không trái với Điểm (1) hoặc (2), khoản tiền thanh
toán nhuận bút đối với từng thiết bị ghi âm kỹ thuật số sẽ không dưới 1$ và
cũng không vượt quá mức nhuận bút tối đa. Mức nhuận bút tối đa sẽ là 8$ đối
với 1 thiết bị, ngoại trừ trường hợp mà đơn vị máy liên kết hợp nhất bao
gồm nhiều hơn 1 thiết bị ghi âm kỹ thuật số, mức nhuận bút tối đa đối với đơn
vị máy này sẽ là 12$. Trong năm thứ 6 sau ngày có hiệu lực của Chương này
và không quá một lần mỗi năm sau đó, bất kỳ bên có lợi ích từ quyền tác giả
nào có thể nộp đơn tới Thư viện Quốc hội về việc tăng mức nhuận bút tối đa
và, nếu trên 20% của các khoản thanh toán nhuận bút này là ở mức nhuận
bút tối đa liên quan, Thư viện Quốc hội sẽ tăng một cách tương ứng mức
nhuận bút tối đa đó nhằm mục đích có không quá 10% của các khoản thanh
toán đó ở mức nhuận bút tối đa mới; tuy nhiên, số lượng tăng lên theo tỷ lệ
phần trăm của mức nhuận bút tối đa trong mọi trường hợp sẽ không vượt quá
tỷ lệ phần trăm tăng lên trong tỷ giá tiêu dùng trong thời kỳ xem xét đó.
(b). Vật liệu ghi âm kỹ thuật số: thanh toán nhuận bút phải thực hiện theo
Điều 1003 đối với mỗi thiết bị truyền thông kỹ thuật số được nhập khẩu vào và
phân phối tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hoặc được chế tạo và được phân
phối tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ là 3% của giá vận chuyển. Chỉ những
người lần đầu chế tạo và phân phối, hoặc nhập khẩu và phân phối các vật
liệu đó sẽ phải thanh toán nhuận bút liên quan đến vật liệu đó.
Điều 1005: Nộp các khoản thanh toán nhuận bút và khấu trừ chi phí.
Cơ quan đăng ký sẽ nhận tất cả các khoản tiền nhuận bút được nộp theo quy
định tại Chương này và, sau khi khấu trừ đi các chi phí hợp lý mà Cục Bản
quyền tác giả phải chịu theo Chương này, sẽ nộp phần sau khi khấu trừ này
tại Cục Ngân khố Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ như khoản thu bù đắp theo cách
thức mà Thư ký của Cục Ngân khố hướng dẫn. Tất cả các quỹ này được
thành lập bởi Thư ký của Cục Ngân khố và sẽ được đầu tư vào chứng khoán
sinh lợi để phân phối sau này với lãi suất theo Điều 1007. Cơ quan đăng ký có
thể, theo sự suy xét của cơ quan mình, 4 năm sau khi khoá sổ bất kỳ năm nào,
công khai bản báo cáo thanh toán nhuận bút trong năm đó, và có thể trình bầy
tỷ mỷ các quỹ còn lại trong bản báo cáo đó và bất kỳ khoản tiền nộp nào sau
này mà nếu không được coi là thuộc năm đó thì coi là thuộc năm tiếp theo năm
đó.
Điều 1006: Quyền được hưởng thanh toán nhuận bút.
(a). Các bên có lợi ích từ quyền tác giả: các khoản thanh toán nhuận bút
được nộp theo Điều 1005 sẽ, phù hợp với các thủ tục quy định tại Điều 1007,
được phân phối tới bất kỳ bên có lợi ích từ quyền tác giả nào:
(1). Mà có tác phẩm âm nhạc hoặc bản ghi âm được:
(A). Thể hiện trong bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số hoặc bản ghi âm âm
nhạc dưới dạng vật lý được tạo ra hợp pháp theo Điều luật này đã được phân
phối, và
(B). Được phân phối dưới hình thức bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số hoặc
bản ghi âm âm nhạc dưới dạng vật lý hoặc được phổ biến tới công chúng
dưới hình thức truyền, trong khoảng thời gian mà có sự thanh toán đó; và
(2). Người nộp đơn yêu cầu theo Điều 1007.
(b). Phân chia khoản thanh toán nhuận bút cho các nhóm: các khoản thanh
toán nhuận bút được phân chia vào hai quỹ sau:
(1). Quỹ bản ghi âm: 66 3/4 % của các khoản thanh toán nhuận bút sẽ được
phân chi cho quỹ bản ghi âm. 2 5/8 % của các khoản thanh toán nhuận bút
được phân chia cho quỹ bản ghi âm sẽ được chuyển vào tài khoản uỷ thác
được quản lý bởi nhà quản lý độc lập được đồng chỉ định bởi các bên có lợi ích
từ quyền tác giả quy định tại Điều 1001(7)(A) và Hiệp hội nhạc sỹ Hoa Kỳ
(hoặc bất kỳ tổ chức thừa kế nào) để được phân phối cho các nhạc sỹ phụ
(không phụ thuộc vào việc có phải là thành viên của Hiệp hội nhạc sỹ Hoa
Kỳ hoặc tổ chức thừa kế hay không) người mà đã trình diễn trong bản ghi
âm được phân phối tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. 1 3/8 % của các khoản
thanh toán nhuận bút được phân chia cho quỹ bản ghi âm sẽ được chuyển vào
tài khoản uỷ thác được quản lý bởi nhà quản lý độc lập được đồng chỉ định bởi
các bên có lợi ích từ quyền tác giả quy định tại Điều 1001(7)(A) và Hiệp hội
nghệ sỹ phát thanh truyền hình Hoa Kỳ (hoặc bất kỳ tổ chức thừa kế nào) để
được phân phối cho các ca sỹ phụ (không phụ thuộc vào việc có phải là
thành viên của Hiệp hội Nghệ sỹ phát thanh và truyền hình hoặc tổ chức
thừa kế hay không) người mà đã trình diễn trong bản ghi âm được phân phối
tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. 40 % của phần còn lại của các khoản thanh
toán nhuận bút của quỹ bản ghi âm sẽ được phân phối tới các bên có lợi ích
từ quyền tác giả quy định tại Điều 1001(7)(C), và 60 % của các khoản thanh
toán nhuận bút còn lại của quỹ này sẽ được phân phối tới các bên có lợi ích
từ quyền tác giả quy định tại Điều 1001(7)(A).
(2). Quỹ tác phẩm âm nhạc:
(A). 33 1/2 % của các khoản thanh toán nhuận bút sẽ được phân chia vào quỹ
tác phẩm âm nhạc để phân phối cho các bên có lợi ích từ quyền tác giả quy
định tại Điều 1001(7)(B).
(B). (i). Các nhà xuất bản âm nhạc sẽ được hưởng 50 % của các khoản thanh
toán nhuân bút được phân chia cho quỹ tác phẩm âm nhạc.
(ii). Các nhà soạn nhạc sẽ được hưởng 50 % của các khoản thanh toán
được phân chia cho quỹ tác phẩm âm nhạc.
(c). Phân chia các khoản thanh toán nhuận bút trong nhóm: nếu tất cả các
bên có lợi ích từ quyền tác giả trong một nhóm quy định tại Khoản (b) mà
không thống nhất về kế hoạch đề xuất của mình đối với việc phân phối các
khoản thanh toán nhuận bút trong từng nhóm, Thư viện Quốc hội triệu tập
Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả, phù hợp với thủ tục quy định tại Điều
1007(c), Ban này sẽ phân chia các khoản thanh toán nhuận bút theo Điều này
trên cơ sở phạm vi, trong khoảng thời gian thích hợp mà:
(1). Đối với bản ghi âm, mỗi bản ghi âm được phân phối dưới hình thức bản
ghi âm âm nhạc kỹ thuật số hoặc bản ghi âm âm nhạc dưới hình thức vật lý
khác; và
(2). Đối với quỹ tác phẩm âm nhạc, từng tác phẩm âm nhạc đã được phân phối
dưới hình thức bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số hoặc bản ghi âm dưới hình
thức vật lý khác hoặc được phổ biến tới công chúng thông qua truyền.
Điều 1007: Trình tự phân phối các khoản thanh toán nhuận bút.
(a). Nộp đơn yêu cầu và thoả thuận:
(1). Nộp đơn yêu cầu: trong hai tháng đầu của hàng năm sau năm mà trong năm
đó Điều này có hiệu lực, bất kỳ bên có lợi ích từ quyền tác giả theo đuổi việc
nhận các khoản thanh toán nhuận bút mà các bên này được quyền hưởng
theo Điều 1006 sẽ nộp tới Thư viện Quốc hội đơn đòi hưởng các khoản thanh
toán được thu trong năm trước đó theo mẫu và thủ tục mà Thư viện Quốc hội
sẽ quy định trong quy chế.
(2). Thoả thuận: không trái với bất kỳ quy định nào của luật chống độc quyền,
trong phạm vi của Điều này các bên có lợi ích từ quyền tác giả trong từng
nhóm quy định tại Điều 1006(b) có thể thoả thuận với nhau về tỷ lệ phân chia
các khoản thanh toán nhuận bút, có thể gộp các yêu cầu lại và nộp chúng
đồng thời hoặc nộp từng yêu cầu riêng, hoặc có thể chỉ định đại diện chung,
bao hàm bất kỳ tổ chức nào quy định tại Điều 1001(7)(D), để thương lượng
hoặc nhận thanh toán trên danh nghĩa mình; ngoại trừ việc không một thoả
thuận nào theo Khoản này có thể thay đổi sự phân chi nhuận bút quy định tại
Điều 1006(b).
(b). Phân phối các khoản thanh toán trong trường hợp không có tranh chấp:
trong vòng 30 ngày sau thời hạn xác định cho việc nộp đơn yêu cầu theo quy
định Khoản (a) hàng năm sau năm mà trong năm đó Điều này có hiệu lực, Thư
viện Quốc hội sẽ xác định là liệu có tồn tại bất đồng liên quan đến việc phân
phối các khoản thanh toán nhuận bút theo Điều 1006(c) hay không. Nếu Thư
viện Quốc hội xác định là không có bất đồng tồn tại, Thư viện Quốc hội sẽ,
trong vòng 30 ngày sau khi xác định đó, cho phép phân phối các khoản thanh
toán nhuận bút như được nêu trong thoả thuận về việc phân phối các khoản
thanh toán nhuận bút đối với các bên tham gia phù hợp với Khoản (a), sau
khi khấu trừ các chi phí quản lý hợp lý theo Điều này.
(c). Giải quyết tranh chấp: nếu Thư viện Quốc hội thấy là có bất đồng tồn
tại, Thư viện sẽ, theo Chương 8 của Điều luật này, triệu tập Ban trọng tài
nhuận bút quyền tác giả để quyết định việc phân phối các khoản thanh toán
nhuận bút đó. Trong khi đang giải quyết bất đồng theo tiến trình trọng tài này,
Thư viện sẽ giữ lại không phân phối khoản tiền thích hợp để giải đáp tất cả
các khiếu nại về khoản tiền mà bất đồng tồn tại, nhưng sẽ, trong phạm vi có
thể được, cho phép phân phối bất kỳ khoản tiền nào mà không tồn tại bất
đồng. Thư viện Quốc hội sẽ, trước khi cho phép phân phối các khoản thanh
toán nhuận bút, khấu trừ chi phí quản lý hợp lý mà Thư viện đã phải gánh
chịu theo Điều này.
Mục D - cấm các khiếu kiện xâm phạm,
các biện pháp thực thi, và trọng tài
Điều 1008: Cấm các khiếu kiện xâm phạm.
Không một khiếu kiện nào có thể được đưa ra theo Điều luật này với lý do xâm
phạm quyền tác giả trên cơ sở chế tạo, nhập khẩu, hoặc phân phối thiết bị
ghi âm kỹ thuật số, vật liệu ghi âm kỹ thuật số, thiết bị ghi âm vật lý khác,
vật liệu ghi âm vật lý khác, hoặc trên cơ sở sử dụng phi thương mại của
người tiêu dùng các thiết bị hoặc vật liệu đó để tạo ra bản ghi âm âm nhạc kỹ
thuật số hoặc bản ghi âm âm nhạc dưới dạng vật lý khác.
Điều 1009: Các biện pháp thực thi dân sự:
(a). Khiếu kiện dân sự: bất kỳ bên có lợi ích từ quyền tác giả nào bị xâm
hại do sự vi phạm Điều 1002 hoặc Điều 1003 có thể tiến hành khiếu kiện dân
sự tại các toà án cấp quận có thẩm quyền tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
chống lại bất kỳ người nào về vi phạm đó.
(b). Các khiếu kiện dân sự khác: bất kỳ người nào bị xâm hại do sự vi
phạm Chương này có thể tiến hành khiếu kiện dân sự tại các toà án cấp
quận có thẩm quyền tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đối với các thiệt hại thực
tế phải ngánh chịu do kết quả của sự xâm hại đó.
(c). Thẩm quyền của Toà án: đối với khiếu kiện được tiến hành theo Khoản
(a), Toà án:
(1). Có thể đưa ra lệnh đình chỉ tạm thời hoặc đình chỉ vĩnh viễn theo những
điều kiện mà toà thấy là hợp lý để ngăn chặn hoặc cản trở sự xâm phạm đó;
(2). Trong trường hợp vi phạm Điều 1002, hoặc trong trường hợp sự xâm
phạm bắt nguồn từ sai sót về việc thực hiện thanh toán nhuận bút theo yêu
cầu tại Điều 1003, sẽ ra quyết định bồi thường thiệt hại theo Khoản (d);
(3). Theo sự suy xét của mình có thể cho phép thu hồi các chi phí bởi hoặc
đối với bất kỳ bên nào khác không phải là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và các
công chức của nó; và
(4). Theo suy xét của mình có thể phạt phí luật sư hợp lý đối với bên thua
kiện.
(d). Phạt bồi thường thiệt hại:
(1). Bồi thường thiệt hại đối với sự vi phạm Điều 1002 hoặc 1003.
(A). Bồi thường thiệt hại thực tế:
(i). Trong khiếu kiện được tiến hành theo Khoản (a), nếu toà án thấy là sự vi
phạm Điều 1002 hoặc 1003 đã xẩy ra, toà án sẽ cấp quyết định cho bên nguyên
đơn được bồi thường thiệt hại thực tế của mình nếu bên nguyên đơn này chấp
nhận khoản bồi thường thiệt hại đó vào bất kỳ thời điểm nào trước khi phán
quyết chung thẩm được đưa ra.
(ii). Trong trường hợp Điều 1003, khoản bồi thường thiệt hại thực tế sẽ bao
gồm các khoản thanh toán nhuận bút mà đúng ra đã phải được thanh toán theo
Điều 1004 và được nộp theo Điều 1005. Trong những trường hợp này, toà án,
theo suy xét của mình, có thể ra quyết định một khoản phạt phụ của không
quá 50 % của khoản bồi thường thiệt hại thực tế.
(B). Bồi thường thiệt hại theo luật đối với sự vi phạm Điều 1002.
(i). Thiết bị: bên nguyên đơn có thể giành được khoản phạt bồi thường thiệt
hại theo luật đối với từng sự vi phạm Điều 1002(a) hoặc (c) trong tổng số
không vượt quá 2500$ đối với một thiết bị liên quan tới sự vi phạm đó hoặc
đối với một thiết bị mà thông qua thiết bị này dịch vụ bị cấm tại Điều 1002(c)
đã được thực hiện, như toàn án cho là phù hợp.
(ii). Bản ghi âm âm nhạc kỹ thuật số: bên nguyên đơn có thể giành được
khoản phạt bồi thường thiệt hại theo luật đối với từng sự vi phạm Điều
1002(d) trong tổng số không vượt quá 25$ đối với một bản ghi âm âm nhạc
kỹ thuật số liên quan đến sự vi phạm đó, như toà án cho là phù hợp.
(iii). Truyền: bên nguyên đơn có thể giành được khoản phạt bồi thường thiệt
hại đối với từng hoạt động truyền sóng hoặc phổ biến mà vi phạm Điều 1002(e)
trong tổng số không vượt quá 10.000$, như toà án cho là phù hợp.
(2). Lặp lại vi phạm: trong bất kỳ trường hợp nào mà toà án thấy là người đã
vi phạm Điều 1002 hoặc Điều 1003 trong vòng 3 năm sau khi phán quyết chung
thẩm đối với người đó về sự vi phạm tương tự khác đã được đưa ra, toà án có thể
tăng mức phạt bồi thường thiệt hại tới mức không vượt quá 2 lần khoản tiền
phạt mà đáng ra có thể được quyết định theo Điểm (1), như toà án thấy là phù
hợp.
(3). Vi phạm Điều 1002 vô ý: toà án theo suy xét của mình có thể giảm tổng
mức phạt bồi thường thiệt hại đối với người vi phạm Điều 1002 tới mức tổng
số không dưới 250$ trong bất kỳ trường hợp nào mà toà án thấy là người vi
phạm đã không nhận thức và đã không có lý do gì để biết rằng hành động của
mình cấu thành sự vi phạm Điều 1002.
(e). Thanh toán bồi thường thiệt hại: bất kỳ khoản phạt bồi thường thiệt hại
nào theo Khoản (d) sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký theo Điều 1005 để phân
phối tới các bên có lợi ích từ quyền tác giả tương tự như các quỹ thanh toán
nhuận bút được thực hiện theo Điều 1003.
(f). Tịch thu đồ vật: vào bất kỳ thời điểm nào trong khi khiếu kiện theo Khoản
(a) đang được giải quyết, toà án có thể ra lệnh tịch thu, theo điều kiện mà toà
cho là hợp lý, bất kỳ thiết bị ghi âm kỹ thuật số, bản ghi âm âm nhạc kỹ
thuật số, hoặc thiết bị quy định tại Điều 1002(c) mà thuộc sự kiểm soát hoặc
quản lý của người bị coi là người vi phạm và thiết bị mà toà án có lý do hợp
lý để tin rằng không tuân thủ, hoặc có liên quan tới sự vi phạm, Điều 1002.
(g). Bổ xung biện pháp thực thi và tiêu huỷ đồ vật: trong khiếu kiện được tiến
hành theo Khoản (a), toà án có thể, như một phần của phán quyết hoặc
quyết định chung thẩm xác định sự vi phạm Điều 1002, ra lệnh các biện pháp
thực thi bổ xung hoặc tiêu huỷ bất kỳ thiết bị ghi âm kỹ thuật số, bản ghi
âm kỹ thuật số, hoặc thiết bị quy định tại Điều 1002(c) mà:
(1). Không tuân thủ, hoặc có liên quan tới sự vi phạm, Điều 1002, và
(2). Thuộc sự quản lý hoặc kiểm soát của người vi phạm hoặc đã bị tịch thu
theo Khoản (f).
Điều 1010: Trọng tài của các tranh chấp.
(a). Phạm vi của trọng tài: trước ngày phân phối lần đầu tại Hợp Chủng
Quốc Hoa Kỳ thiết bị ghi âm kỹ thuật số hoặc thiết bị ghi âm kỹ thuật số
nói chung, bất kỳ bên chế tạo, nhập khẩu, hoặc phân phối các thiết bị đó và
bất kỳ bên có lợi ích từ quyền tác giả nào có thể cùng nhau chấp thuận đưa
ra trọng tài nhằm mục đích xác định xem liệu các thiết bị đó có thuộc đối tượng
của Điều 1002 hay không, hoặc cơ sở mà thông qua đó các khoản thanh toán
nhuận bút đối với các thiết bị này được thực hiện theo Điều 1003.
(b). Bắt đầu tiến trình trọng tài: các bên chấp thuận trọng tài sẽ nộp đơn tới
Thư viện Quốc hội nêu yêu cầu bắt đầu tiến trình trọng tài, Đơn này có thể
bao hàm tên, trình độ của các trọng tài viên tiềm năng. Trong vòng 2 tuần sau
khi nhận được đơn này, Thư viện Quốc hội sẽ làm thông báo công bố tại Cơ
quan đăng ký liên bang về việc bắt đầu tiến trình trọng tài. Thông báo này sẽ
bao hàm tên, trình độ của 3 trọng tài viên được chọn bởi Thư viện Quốc hội
từ danh sách trọng tài viên lấy từ Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ hoặc tổ chức
tương tự mà Thư viện Quốc hội sẽ lựa chọn, và từ danh sách các trọng tài
viên tiềm năng trong đơn của các bên. Các trọng tài viên được chọn theo
Khoản này sẽ lập ra Ban Trọng tài.
(c). Đình chỉ tiến trình tố tụng: bất kỳ khiếu kiện dân sự nào được đưa ra theo
Điều 1009 đối với một bên trong tiến trình trọng tài theo Điều này sẽ, theo đơn
của một trong các bên trong tiến trình trọng tài đó, bị đình chỉ cho tới khi
hoàn thành tiến trình trọng tài.
(d). Tiến trình trọng tài: Ban Trọng tài sẽ tiến hành tiến trình trọng tài về
vấn đề có liên quan, phù hợp với các thủ tục mà Ban có thể thông qua. Ban
Trọng tài này sẽ hành động trên cơ sở hoàn toàn bằng biên bản văn kiện tư
liệu viết. Bất kỳ bên nào đối với trọng tài có thể đệ trình các thông tin và
khuyến nghị liên quan tới Ban. Các bên đối với tiến trình sẽ chịu chi phí
tham gia của mình theo cách thức và tỷ lệ mà Ban sẽ hướng dẫn.
(e). Báo cáo tới Thư viện Quốc hội: không muộn hơn 60 ngày sau khi công
bố thông báo theo Khoản (b) của việc bắt đầu tiến trình trọng tài, Ban trọng
tài sẽ báo cáo tới Thư viện Quốc hội phán quyết của mình về việc thiết bị
liên quan có thuộc đối tượng của Điều 1002 hay không, hoặc cơ sở mà thông
qua đó việc thanh toán nhuận bút đối với thiết bị này được thực hiện theo Điều
1003. Báo cáo này sẽ được gửi kèm theo biên bản viết và sẽ nên rõ các cơ sở
mà Ban thấy là thích hợp với phán quyết của mình.
(f). Hành động của Thư viện Quốc hội: trong vòng 60 ngày sau khi nhận được
báo cáo của Ban Trọng tài theo Khoản (e), Thư viện Quốc hội sẽ phê chuẩn
hoặc huỷ bỏ phán quyết của Ban. Thư viện Quốc hội sẽ phê chuẩn phán
quyết của Ban trừ phi Thư viện Quốc hội thấy là phán quyết này rõ ràng là
không đúng. Nếu Thư viện Quốc hội huỷ bỏ phán quyết của Ban, Thư viện
Quốc hội sẽ, trước khi kết thúc thời hạn 60 ngày, và sau khi kiểm tra lại
toàn bộ biên bản được tạo ra trong tiến trình trọng tài, sẽ ban hành lệnh nêu
rõ quyết định của Thư viện và lý do của quyết định. Thư viện Quốc hội sẽ đưa
ra phán quyết công bố tại Cơ quan đăng ký Liên Bang phán quyết của Ban
Trọng tài và quyết định của Thư viện Quốc hội theo Khoản này liên quan đến
phán quyết đó (bao gồm bất kỳ lệnh được ban hành nào theo câu trên).
(g). Thủ tục phúc thẩm: bất kỳ quyết định nào của Thư viện Quốc hội theo
Khoản (f) liên quan tới phán quyết của Ban trọng tài có thể bị kháng nghị,
bởi bất kỳ bên nào tham gia tiến trình trọng tài, tới Toà án kháng nghị Hợp
Chủng Quốc Hoa Kỳ khu vực quận Columbia, trong vòng 30 ngày sau khi
công bố quyết định tại Cơ quan đăng ký Liên bang. Trong khi giải quyết kháng
nghị theo Khoản này sẽ không đình chỉ quyết định của Thư viện Quốc hội.
Toà án này sẽ có phán xử sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định của Thư viện Quốc
hội chỉ nếu toà này thấy là, trên cơ sở biên bản trước Thư viện Quốc hội,
Ban Trọng tài hoặc Thư viện Quốc hội đã hành động một cách thức bất cẩn.
Nếu toà án này sửa đổi quyết định của Thư viện Quốc hội, toà án sẽ có phán
xử để đưa ra quyết định của mình theo trình tự chung thẩm. Toà án cũng có thể
huỷ bỏ quyết định của Thư viện Quốc hội và trả vụ việc lại để tiến hành tiến
trình trọng tài như quy định tại Điều này.
CHƯƠNG 11
BẢN GHI ÂM
VÀ CHƯƠNG TRÌNH VIDEO ÂM NHẠC
Điều
1101 Ghi không được phép và buôn lậu bản ghi âm và chương trình
Video âm nhạc
Điều 1101: Ghi không được phép và buôn lậu bản ghi âm và chương
trình Video âm nhạc.
(a). Hành vi không được phép: bất kỳ người nào không được sự đồng ý của
người biển diễn hoặc những người biểu diễn liên quan:
(1). Ghi các âm thanh hoặc các âm thanh và hình ảnh của buổi trình diễn
nhạc sống dưới dạng bản sao hoặc bản ghi, hoặc nhân bản các bản sao hoặc
bản ghi của buổi trình diễn đó từ một bản ghi không được phép,
(2). Truyền hoặc phổ biến tới công chúng các âm thanh hoặc các âm thanh
và các hình ảnh của buổi trình diễn nhạc sống, hoặc
(3). Phân phối hoặc đưa ra phân phối, bán hoặc chào bán, cho thuê hoặc mời
thuê hoặc buôn bán bất kỳ bản sao hoặc bản ghi nào được ghi như quy định
tại Điểm (1), không phụ thuộc vào việc ghi đó có xẩy ra tại Hợp Chủng Quốc
Hoa Kỳ hay không, sẽ thuộc đối tượng của các biện pháp thực thi quy định từ
Điều 502 tới 509, với cùng mức độ như người vi phạm quyền tác giả.
(b). Định nghĩa: như được sử dụng trong Điều này, thuật ngữ "buôn bán" có
nghĩa là vận chuyển, chuyển nhượng hoặc định đoạt quyền sở hữu khác với
bất kỳ người nào, để thu về bất kỳ thứ gì có giá trị, hoặc tạo ra hoặc có được
sự kiểm soát về ý định vận chuyển, chuyển nhượng hoặc định đoạt đó.
(c). áp dụng: Điều này sẽ áp dụng đối với bất kỳ hành vi hoặc các hành vi mà
xẩy ra vào hoặc sau ngày ban hành của Luật về các Hiệp định của vòng đàm
phán uruguay.
(d). Không ưu tiên trước Luật của các Bang: không điểm nào trong Điều này
có thể được diễn giải để huỷ bỏ hoặc hạn chế bất kỳ quyền hoặc các biện
pháp thực thi theo Luật tiền lệ hoặc theo Luật của bất kỳ Bang nào.
Các quy định chuyển tiếp và bổ xung
của luật quyền tác giả năm 1976
Điều 102:
Luật này có bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/1978, ngoại trừ những quy định
được quy định cụ thể khác tại Luật này, bao hàm các quy định của Điều thứ nhất
của Luật này. Các quy định của Điều 118, 304(b), và Chương 8 của Điều luật số
17, như đã sửa đổi bởi Điều thứ nhất của Luật này , có hiệu lực khi ban hành
Luật này.
Điều 103:
Luật này không quy định việc bảo hộ quyền tác giả đối với bất kỳ tác phẩm
thuộc lĩnh vực công cộng trước ngày 1/1/1978. Quyền độc quyền như được
quy định tại Điều 106 của Điều luật số 17 đã được sửa đổi bởi Điều thứ nhất của
Luật này về sao chép tác phẩm dưới hình thức các bản ghi và quyền độc
quyền về phân phối các bản ghi của tác phẩm, không mở rộng tới bất kỳ tác
phẩm âm nhạc phi sân khấu nào được bảo hộ quyền tác giả trước ngày
1/7/1909.
Điều 104:
Tất cả các tuyên bố được Tổng thống ban hành theo Điều 1(e) hoặc 9(b) của Điều
luật số 17 mà nó đã tồn tại vào ngày 31/12/1977, hoặc theo luật về quyền tác
giả trước đây của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, sẽ tiếp tục có hiệu lực cho tới khi
bị chấm dứt, huỷ bỏ, hoặc sửa đổi bởi Tổng thống.
Điều 105:
(a).
(1).Điều 505 của Điều luật số 44 được sửa đổi như sau:
"Điều 505. Bán bản sao các khuôn in.
"Nhà xuất bản in sẽ bán, theo quy chế của Uỷ ban chung về in ấn đối với
những người mà có thể áp dụng, các khuôn in phụ thêm hoặc nhân bản của
bản in đúc hoặc bản in mạ mà từ chúng hoạt động xuất bản của Chính phủ
được in, với giá không vượt quá chi phí chế tạo, vật liệu, và tạo cho Chính
phủ, cộng 10 %, và toàn bộ khoản tiền của giá này sẽ được thanh toán khi
mà đơn đặt hành được nộp.".
(2). Mục liên quan đến Điều 505 trong danh mục các điều ở đầu của Chương 5
của Điều luật số 44 được sửa đổi như sau:
"505. Bán bản sao các khuôn in.".
(b). Điều 2113 của Điều luật số 44 được sửa đổi như sau:
"Điều 2113. Giới hạn nghĩa vụ.
"Khi các thư từ và các sản phẩm trí tuệ khác (bao gồm các tài liệu được bảo
hộ sáng chế, các tác phẩm đã công bố theo sự bảo hộ quyền tác giả, và các
tác phẩm chưa công bố mà đối với chúng việc đăng ký quyền tác giả đã được
thực hiện) thuộc vào sự kiểm soát hoặc chiếm hữu của tổng cục bưu chính
(administrator of general service), Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc các cơ
quan của nó thì không có nghĩa vụ đối với sự vi phạm quyền tác giả hoặc các
quyền tương tự phát sinh từ việc sử dụng tư liệu đó cho việc trưng bầy, kiểm
tra, nghiên cứu, sao chép, hoặc các mục đích khác.".
(c). Tại Điều 1498(b) của Điều luật số 28, câu "Điều 101(b) của Điều luật số 17"
được sửa thành "Điều 504(c) của Điều luật số 17".
(d). Điều 543(a)(4) của Luật Lợi tức nội bộ năm 1954, sửa đổi, được sửa thông
qua việc bỏ cụm từ ("ngoài lý do của Điều 2 hoặc 6 của luật này").
(e). Điều 3202(a) của Điều luật số 39 được sửa đổi thông qua việc bỏ Điểm (5).
Điều 3206 của Điều luật số 39 được sửa đổi thông qua việc xoá cụm từ : "Khoản
(b) và (c)" chèn vào "Khoản (b)" trong Khoản (a), và thông qua việc xoá
Khoản (c). Khoản (d) của Điều 3206(d) được đánh số lại thành Khoản (c).
(f). Khoản (a) của Điều 290(e) của Điều luật số 15 được sửa đổi thông qua việc
xoá cụm "Điều 8" và chèn vào đó cụm "Điều 105".
(g). Điều 131 của Điều luật số 2 được sửa đổi thông qua việc xoá cụm "nộp để
bảo hộ quyền tác giả" và chèn vào đó cụm "phát sinh quyền tác giả theo luật
quyền tác giả,".
Điều 106:
Trong trường hợp mà, trước ngày 1/1/1978, người đã tạo ra hợp pháp các bộ
phận của phương tiện phục vụ cho việc nhân bản máy móc tác phẩm được
bảo hộ theo giấy phép bắt buộc quy định tại Điều 1(e) của Điều luật số 17 đã tồn
tại vào ngày 31/12/1977, những người này có thể tiếp tục tạo ra và phân
phối các bộ phận thể hiện việc nhân bản máy móc tương tự mà không cần
có được giấy phép bắt buộc theo các quy định của Điều 115 của Điều luật số 17
đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này. Tuy nhiên, những bộ phận mà được tạo
ra vào hoặc sau ngày 1/1/1978, tạo thành bản ghi và nói cách khác là thuộc
đối tượng của các quy định của Điều 115 nói trên.
Điều 107:
Trong trường hợp bất kỳ tác phẩm nào mà quyền tác giả tạm thời đối với tác
phẩm đó được tiếp tục duy trì hoặc có khả năng được bảo đảm và ngày
31/12/1977 theo Điều 22 của Điều luật số 17 như đã tồn tại vào ngày đó, sự bảo
hộ quyền tác giả đối với các trường hợp này được mở rộng duy trì một thời
hạn hoặc các thời hạn quy định tại Điều 304 của Điều luật số 17 được sửa đổi bởi
Điều 1 của Luật này.
Điều 108:
Các quy định về thông báo của các Điều 401 tới 403 của Điều luật số 17 được
sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này áp dụng đối với tất cả các bản sao hoặc bản ghi
được phân phối công cộng vào hoặc sau ngày 1/1/1978. Tuy nhiên, trong
trường hợp tác phẩm được công bố trước ngày 1/1/1978, phù hợp với các
quy định về thông báo của Điều luật số 17 hoặc là như đã tồn tại vào ngày
31/12/1977 hoặc là như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này, thì hoàn toàn
chỉ liên quan tới các bản sao được phân phối công cộng sau ngày
31/12/1977.
Điều 109:
Việc đăng ký các yêu cầu về quyền tác giả mà đối với các yêu cầu này các yêu
cầu về mặt thể thức như nộp bản sao, nộp đơn, và lệ phí đã được Cục Bản
quyền tác giả nhận trước ngày 1/1/1978, và chứng nhận chuyển nhượng
quyền tác giả hoặc và văn kiện khác đã được Cục Bản quyền tác giả nhận
trước ngày 1/1/1978, sẽ được thực hiện phù hợp với Điều luật số 17 như đã tồn
tại vào ngày 31/12/1977.
Điều 110:
Các quy định về yêu cầu và phạt của Điều 14 của Điều luật số 17 đã tồn tại vào
ngày 31/12/1977 áp dụng đối với bất kỳ tác phẩm mà quyền tác giả của tác
phẩm đó đã được bảo hộ thông qua việc công bố thông báo về quyền tác giả
vào hoặc trước ngày đó, nhưng bất kỳ việc nộp bản sao và đăng ký nào được
tiến hành sau ngày đó để đáp ứng yêu cầu theo Điều đó sẽ được thưc hiện phù hợp
với các quy định của Điều 17 như được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này.
Điều 111: Điều 2318 của Điều luật số 18 của Bộ luật Hợp Chủng Quốc
Hoa Kỳ được sửa đổi như sau :
"Điều 2318. Buôn bán nhãn giả đối với bản ghi, bản sao của chương trình
máy tính hoặc chương trình tài liệu máy tính hoặc gói sản phẩm, và bản
sao của tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác, và buôn bán các
tài liệu chương trình máy tính hoặc gói sản phẩm giả.
(a). Người nào mà, trong các trường họp quy định tại Khoản (c) của Điều
này, biết là buôn bán nhãn giả được dán hoặc được thiết kế để dán trên bản
ghi, bản sao của chương trình máy tính hoặc tài liệu hoặc gói sản phẩm của
chương trình máy tính, hoặc bản sao của tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm
nghe nhìn khác, và người nào mà, trong các trường hợp quy định tại Khoản
(c) của Điều này, biết là buôn bán các tài liệu và gói sản phẩn giả của chương
trình máy tính, sẽ bị phạt không quá 250.000$ hoặc bị phạt tù không quá 5
năm. Hoặc cả hai.
(b). Được sử dụng trong Điều này:
(1). Thuật ngữ "nhãn giả" có nghĩa là dấu hiệu của nhãn hoặc vỏ bọc có vẻ
như thật nhưng không phải là thật;
(2). Thuật ngữ "buôn bán" có nghĩa là vận chuyển, chuyển nhượng hoặc định
đoạt quyền sở hữu khác với bất kỳ người nào nhằm thu lại bất kỳ giá trị nào,
hoặc thực hiện hoặc đạt được sự kiểm soát về ý định vận chuyển, chuyển
nhượng hoặc định đoạt đó; và
(3). Các thuật ngữ "bản sao", "bản ghi", "tác phẩm điện ảnh" "chương trình
máy tính", và "tác phẩm nghe nhìn khác" có nghĩa tương ứng với các thuật
ngữ đó quy định tại Điều 101 (về phần định nghĩa) của Điều luật số 17.
(c). Các trường hợp nói đến tại Khoản (a) của Điều này bao gồm:
(1). Sự việc vi phạm diễn ra thuộc vùng biển hoặc biên giới thuộc quyền tài
phán của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ; hoặc trên các máy bay thuộc quyền tài
phán của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (như được định nghĩa tại Điều 101 của Luật
Hàng không Liên Bang năm 1958);
(2). Thư từ hoặc các vận chuyển giữa các tiểu Bang hoặc buôn bán ngoại
thương được sử dụng chủ ý sử dụng trong sự việc vi phạm;
(3). Nhãn giả được dán hoặc được gửi kèm theo, hoặc được thiết kế để dán
hoặc gửi kèm theo bản sao của chương trình máy tính được bảo hộ hoặc các
tài liệu hoặc gói sản phẩm được bản hộ của chương trình máy tính, tác phẩm
điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác được bảo hộ, hoặc bản ghi của bản
ghi âm được bảo hộ; hoặc
(4). Các tài liệu hoặc gói sản phẩm giả của chương trình máy tính được bảo
hộ.
(d). Khi mà bất kỳ người nào mà bị kết tội là vi phạm Khoản (a), toà án
trong bản tuyên án của mình, ngoài hình phạt được nêu trong bản án đó, lệnh
tịch thu và tiêu huỷ hoặc định đoạt khác tất cả các nhãn giả và tất cả các đồ vật
đã được dán nhãn giả đó hoặc các đồ vật có ý định dán nhãn đó.
(e). Ngoại trừ nội dung mà trái với các quy định của Điều luật này, tất các các
quy định của Điều 509, Điều luật số 17, Bộ luật Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, được
áp dụng đối với tất cả các vi phạm quy định tại Điều (a).
Điều 2319: Vi phạm hình sự quyền tác giả:
(a). Người nào mà vi phạm Điều 506(a) (về vi phạm hình sự) của Điều luật số
17 sẽ bị phạt như quy định tại Khoản (b) của Điều này và các hình phạt này sẽ
được thêm vào với các quy định của Điều luật số 17 hoặc bất kỳ luật nào khác.
(b). Bất kỳ người nào mà tham gia vào vụ vi phạm hình sự theo Khoản (a)
của Điều này:
(1). Sẽ bị phạt tù không quá 5 năm, hoặc bị phạt một khoản tiền như quy định
tại Luật này, hoặc cả hai hình phạt, nếu sự vi phạm này bao gồm việc tái
nhân bản hoặc phân phối, trong bất kỳ khoảng thời gian 180 ngày nào, của
ít nhất 10 bản sao hoặc bản ghi, của một hoặc nhiều tác phẩm bảo hộ, với
giá trị bán lẻ trên 2.500$;
(2). Sẽ bị phạt tù không quá 10 năm, hoặc bị phạt một khoản tiền như quy
định tại Điều luật này, hoặc cả hai hình phạt, nếu sự vi phạm này là lần thứ 2
hoặc sự vi phạm tiếp tục tái diễn theo Điểm (1); và
(3). Sẽ bị phạt tù không quá 1 năm, hoặc bị phạt một khoản tiền như quy định
tại Điều luật này, hoặc cả hai hình phạt trong bất kỳ trường hợp nào khác.
(c). Được sử dụng trong Điều này:
(1). Thuật ngữ "bản ghi" hoặc "bản sao" có nghĩa tương ứng quy định tại Điều
101 (về định nghĩa) của Điều luật số 17; và
(2). Thuật ngữ "nhân bản" và "phân phối" nói về quyền độc quyền của chủ
sở hữu quyền tác giả theo Điểm (1) và (3) tương ứng của Điều 106 (về các
quyền độc quyền đối với tác phẩm được bảo hộ), như được hạn chế bởi các Điều
107 tới Điều 120 của Điều luật số 17.
Điều 2319A: Ghi và buôn bán bản ghi âm và các băng videos âm nhạc
của các buổi biểu diễn nhạc sống không được phép
(a). Sự vi phạm: người nào mà không được sự đồng ý của người trình diễn
hoặc những người trình diễn, biết rằng và nhằm mục đích thu lợi nhuận
thương mại hoặc thu lợi cá nhân:
(1). Ghi các âm thanh hoặc các âm thanh và hình ảnh của buổi trình diễn nhạc
sống trên các bản sao hoặc bản ghi, hoặc nhân bản các bản sao hoặc bản ghi
của buổi trình diễn đó từ việc ghi buổi trình diễn không được phép;
(2). Truyền hoặc phổ biến khác tới công chúng các âm thanh hoặc các âm
thanh và hình ảnh của buổi trình diễn nhạc sống; hoặc
(3). Phân phối hoặc đưa ra phân phối, bán hoặc chào bán, cho thuê hoặc mời
thuê, hoặc buôn bán bất kỳ bản sao hoặc bản ghi đã được ghi như quy định tại
Điểm (1), không phụ thuộc vào việc sự ghi đó xẩy ra tại Hợp Chủng Quốc
Hoa Kỳ hay không; sẽ bị phạt tù không quá 5 năm hoặc bị phạt một khoản
tiền như quy định tại Điều luật này, hoặc cả hai hình phạt, hoặc nếu sự vi
phạm này là lần thứ hai hoặc là tái phạm sau đó, sẽ bị phạt tù không quá 10
năm, hoặc bị phạt một khoản tiền như quy định tại Điều luật này, hoặc cả hai
hình phạt.
(b). Tịch thu và phá huỷ: khi một người bị kết tội là vi phạm Khoản (a), toà
án sẽ ra lệnh tịch thu và phá huỷ bất kỳ bản sao hoặc bản ghi được tạo ra
trong quá trình vi phạm đó, cũng như các khuôn đúc, khuôn in, khuôn cối, đĩa
master, băng, phim âm bản mà thông qua chúng các bản sao hoặc bản ghi có
thể được tạo ra. Toà án cũng có thể, theo suy xét của mình, lệnh tịch thu và
phá huỷ bất kỳ các thiết bị nào mà thông qua các thiết bị này các bản sao
hoặc bản ghi có thể được nhân bản, trên cơ sở xem xét đến tính chất, phạm vi,
mức độ sử dụng các thiết bị này trong vụ vi phạm đó.
(c). Tịch biên và tịch thu: nếu các bản sao hoặc bản ghi của các âm thanh
hoặc các âm thanh và hình ảnh của buổi trình diễn nhạc sống được ghi ngoài
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà không được sự đồng ý của người trình diễn hoặc
những người trình diễn trong buổi trình diễn đó, các bản sao hoặc bản ghi
thuộc đối tượng tịch biên và tịch thu tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ theo quy
định tương tự như các tài sản được nhập khẩu vi phạm Luật Hải quan. Thư ký
của kho bạc nhà nước sẽ, trước 60 ngày sau ngày ban hành Luật về các Hiệp
định của vòng đàm phán Uruguay, ban hành quy chế thực hiện khoản này, bao
hàm các quy định mà thông qua đó bất kỳ người trình diễn nào có thể, vào lúc
thanh toán các khoản lệ phí quy định, được hưởng quyền thông báo tới Tổng
cục Hải quan Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ về việc nhập khẩu các bản sao hoặc
bản ghi mà thấy là bao hàm việc ghi không được phép các âm thanh hoặc các
âm thanh và hình ảnh của buổi trình diễn nhạc sống.
(d). Định nghĩa: được sử dụng trong Điều này:
(1). Thuật ngữ "sao chép", "ghi", "tác phẩm âm nhạc", "bản ghi", "nhân
bản", "bản ghi âm" và "truyền" là các thuật ngữ theo nghĩa của Điều luật số
17; và
(2). Thuật ngữ "buôn bán" có nghĩa là vận chuyển, chuyển nhượng hoặc
định đoạt quyền sở hữu khác với bất kỳ người nào, để thu về bất kỳ thứ gì có
giá trị, hoặc tạo ra hoặc có được sự kiểm soát về ý định vận chuyển, chuyển
nhượng hoặc định đoạt đó.
(e). áp dụng: Điều này sẽ áp dụng đối với bất kỳ Luật hoặc những Luật nào
mà phát sinh vào hoặc sau ngày ban hành Luật về các Hiệp định của vòng
đàm phán Uruguay.
Điều 112:
Tất cả các vụ việc khiếu kiện mà phát sinh trước ngày 1/1/1978 sẽ được điều
chỉnh thông qua Điều luật số 17 như đã tồn tại khi mà các vụ việc khiếu kiện đó
phát sinh.
Điều 113:
(a). Thư viện Quốc hội (sau đây gọi tắt là Thư viện) sẽ lập và duy trì trong
Thư viện Quốc hội một thư viện với tên là Viện lưu trữ phát thanh và
truyền hình Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là Viện). Mục tiêu của Viện này là bảo
quản lâu dài bản ghi các chương trình phát thanh truyền hình là di sản của
dân tộc Mỹ và cho phép xem các chương trình đó cho các nhà sử học, nhà
nghiên cứu mà không khuyến khích hoặc tạo ra sự vi phạm quyền tác giả.
(1). Thư viện, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức và cá nhân có liên
quan, sẽ phân loại và xếp đặt trong Viện các bản sao và các bản ghi của các
chương trình phát thanh truyền hình đã được truyền tới công chúng tại Hợp
Chủng Quốc Hoa Kỳ và các nước khác mà là các chương trình hiện tại, có
tiềm năng công công hoặc lợi ích văn hoá, ý nghĩa lịch sử, giá trị nhận thức,
hoặc xứng đáng bảo tồn khác, bao hàm các bản sao hoặc bản ghi của các
chương trình truyền đã công bố hoặc chưa công bố:
(A). Có được theo quy định của Điều 407 và 408 của Điều luật số 17 như đã được
sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này; và
(B). Được chuyển sang từ bộ sưu tập hiện có của Thư viện Quốc hội; và
(C). Được cho hoặc trao đổi với Viện thông qua các viện lưu trữ, thư viện, tổ
chức cá nhân khác; và
(D). Mua được từ chủ sở hữu của chúng.
(2). Thư viện sẽ bảo quản và công bố danh mục và phụ lục phù hợp của Bộ
sưu tập của Viện, và thực hiện việc cung cấp bộ sưu tập này phục vụ cho việc
học tập và nghiên cứu theo các điều kiện được quy định tại Điều này.
(b). Không trái với các quy định của Điều 106 của Điều luật số 17 đã được sửa đổi
bởi Điều 1 của Luật này, Thư viện sẽ được phép đối với các chương trình
truyền bao hàm bản tin hoặc các tin thu thập từ các sự kiện hiện tại theo
theo lịch thường kỳ, và theo các tiêu chuẩn và điều kiện mà Thư viện sẽ quy
định trong quy chế:
(1). Sao chép việc bản ghi chương trình đó dưới hình thức vật chất hữu hình
khác hoặc tương tự, nhằm mục đích lưu giữ hoặc bảo quản hoặc nhằm mục
đích phân phối theo các điều kiện của Điểm (3) của Khoản này; và
(2). Biên tập mà không có sự lược bớt hoặc bất kỳ sự cắn xén nào khác, các
phần của bản ghi đó theo chủ đề, và sao chép bản biên tập đó nhằm các mục
đích quy định tại Điểm (1) của Khoản này; và
(3). Để phân phối các bản sao được tạo ra theo Điểm (1) hoặc (2) của Khoản
này:
(A). Thông qua việc cho mượn đối với người làm công tác nghiên cứu; và
(B). Để nộp cho các viện lưu trữ hoặc các thư viện đáp ứng các yêu cầu của
Điều 108(a) của Điều luật số 17 như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này,
trong cả hai trường hợp cho sử dụng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và
không cho sao chép hoặc trình diễn tiếp nữa.
(c). Thư viện hoặc bất kỳ nhân viên nào của Thư viện thực hiện hoạt động
được phép của Điều này sẽ không có nghĩa vụ về bất kỳ hành vi nào về việc
xâm phạm quyền tác giả bị liên luỵ vào gây ra bởi bất kỳ người nào khác
trừ phi Thư viện hoặc những nhân viên này biết là tham gia vào hành vi
xâm phạm liên quan tới những người khác đó. Không điểm nào trong Điều này
sẽ được phép diễn giải tới việc bãi bỏ hoặc hạn chế các nghĩa vụ theo Điều luật
số 17 như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của Luật này đối với bất kỳ hành vi nào
không được phép trong Điều luật đó và Điều này, hoặc đối với bất kỳ hành vi nào
được thực hiện bởi người mà không được phép hành động theo Điều luật đó và
Điều này.
(d). Điều này có thể được dẫn chiếu là "Luật Lưu trữ phát thanh truyền hình
Hoa Kỳ".
Điều 114:
Theo quy định tại đây được phép thành lập một quỹ mà có thể là cần thiết để
thực hiện mục tiêu của luật này.
Điều 115:
Nếu bất kỳ quy định nào của Điều luật số 17 như đã được sửa đổi bởi Điều 1 của
Luật này, được tuyên bố là trái với hiến pháp, giá trị pháp lý của các quy định
còn lại của Điều luật đó không bị hảnh hưởng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật Quyền tác giả của hợp chủng quốc Hoa Kỳ.pdf