Nuôi ở ba mật độ khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa về tăng trưởng và trọng lượng nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ sống và năng suất sinh khối.
Mật độ 1.000 cá thể/L có tỷ lệ sống và năng suất sinh khối (2.226±262 g/1,8 m3) cao hơn mật độ 1.500 cá thể/L (2.010±149 g/1,8 m3) và 2.000 cá thể/L (1.917±145 g/1,8 m3).
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4488 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thử nghiệm các loại kích dục tố khác nhau trong sinh sản cá vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.4 Đặc điểm về sinh sản ..................................................................................... 7
2.5 Phòng bệnh cho cá ......................................................................................... 8
2.6 Các chất kích thích sinh sản ở cá .................................................................. 9
2.6.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropine) ................................................... 9
2.6.2 LRH-a (Lutenizing hormone – Releasing hormone).................................. 10
2.6.3 Não thùy thể ............................................................................................. 10
2.7 Một số thử nghiệm sinh sản sử dụng kích dục tố ở các loài cá khác ............. 11
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 13
3.1 Nội dung...................................................................................................... 13
3.2 Thời gian và địa điểm .................................................................................. 13
3.3 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 13
3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 15
3.4.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ ...................................................................................... 15
3.4.2 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 15
3.5 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ................................................... 19
Chương 4: Kết quả và thảo luận .................................................................... 20
4.1 Môi trường ao nuôi cá vàng bố mẹ .............................................................. 20
vii
4.2 Kết quả sinh sản cá vàng bằng kích dục tố LRH-a ....................................... 20
4.3 Kết quả sinh sản cá vàng bằng kích dục tố HCG .......................................... 22
4.4 Kết quả sinh sản cá vàng bằng kích dục tố não thùy .................................... 24
4.5 So sánh kết quả giữa các lần thí nghiệm sinh sản ......................................... 26
4.6 Kết quả nghiên cứu sự phát triển phôi của cá vàng ...................................... 27
Chương 5: Kết luận và đề xuất ....................................................................... 30
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 30
5.2 Đề xuất ........................................................................................................ 30
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 31
Phụ lục .............................................................................................................. 33
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Ngày nay, do nhu cầu đời sống vật chất con người phát triển, cùng với óc thẩm
mỹ và nhu cầu giải trí ngày càng tăng, việc nuôi cá cảnh đã trở thành thú vui và là
niềm đam mê phổ biến của toàn xã hội. Trong thế giới cá cảnh, ngoài những loài
cá có hình dáng đẹp và có giá trị kinh tế cao như: cá Dĩa, La Hán, Neon, cá
Xiêm…thì cá Vàng là loài cá được nuôi phổ biến nhất. Cá Vàng được nuôi đầu
tiên ở Trung Quốc, trải qua hàng ngàn năm, đến nay cá Vàng đã có mặt khắp nơi
trên thế giới. Với hơn 125 chủng loại, đa dạng về hình dáng, màu sắc đã góp
phần làm cho không gian sống trở nên đẹp, tinh tế và sống động hơn.
Cá Vàng còn được cho là loại cá phong thủy, nên từ rất lâu bể nuôi cá Vàng đã
tồn tại nhằm mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho con người. Bên cạnh đó,cá
Vàng là loại cá cảnh để thưởng thức, hình dáng chúng dễ thương, với nhiều màu
sắc khác nhau, bơi lội chậm rãi trông rất đẹp mắt. Chính những yếu tố này đã làm
nên giá trị của loài cá Vàng và làm cho con người yêu thích chúng.
Hiện nay, cá Vàng tuy được nuôi phổ biến, rộng rãi nhưng việc sinh sản của
chúng còn mang tính tự nhiên, chưa chủ động được nguồn giống cả về số lượng
và chất lượng. Trong khi đó, tại thị trường trong nước và quốc tế cá Vàng đã phát
triển thành một mặt hàng xuất khẩu cao cấp, ngày càng có nhu cầu lớn về số
lượng, chất lượng và chủng loại mới. Trên cơ sở đó, đề tài: “Thử nghiệm các
loại kích dục tố trong sinh sản cá Vàng (Carassius auratus) được thực hiện
nhằm mục đích đáp ứng được phần nào nhu cầu về con giống trên thị trường.
2
Mục tiêu đề tài
Tìm ra loại kích dục tố với liều lượng thích hợp để kích thích cá sinh sản đạt hiệu
quả cao.
Nội dung
- Thử nghiệm kích thích sinh sản cá vàng bằng chất kích thích LRH-a với các liều
lượng khác nhau kết hợp với Domperidon ảnh hưởng đến sự sinh sản của cá
vàng.
- Thử nghiệm kích thích sinh sản cá vàng bằng kích dục tố HCG với các liều
lượng khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh sản của cá vàng.
- Thử nghiệm kích thích sinh sản cá vàng bằng kích dục tố não thùy với cá liều
lượng khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh sản của cá vàng.
- Theo dõi và so sánh một số chỉ tiêu sinh sản của cá như: tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ
tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản tương đối…
Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 02/2009 đến tháng 07/2009.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá vàng
2.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại
Tên khoa học: Carassius auratus
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Carassius (Linnaeus,1758)
Hình 2.1: Đặc điểm bên ngoài của cá vàng
Theo Bùi Minh Tâm (2007) cá vàng có nguồn gốc như sau:
Cá vàng (Carassius auratus) là một dạng đột biến của cá diếc bạc. Trong thiên
nhiên, cá diếc có màu lục nhạt. Do kết quả chọn lọc lai tạo, nuôi dưỡng trong
những điều kiện nhân tạo khác nhau, từ thế kỷ XII ở Trung Quốc (triều đại Nam
Tống 1127-1279) và sau đó ở Nhật Bản (từ 1502), ở Anh (1794), ở Mỹ
(1878),…,cá diếc bạc ban đầu đã biến đổi dần về hình thái và màu sắc thành
nhiều chủng loại (tới 300 loại) rất đa dạng. Theo sử sách Trung Quốc, sự xuất
hiện của cá vàng được ghi nhận như sau:
618-906, cá màu (có thể là cá diếc) được nuôi.
960-1279, cá vàng được nuôi phổ biến.
1368-1644, kỷ nguyên vàng của gốm sứ Trung Quốc. Cá vàng nuôi trong bể
kính.
1644 đến nay, phát triển những dòng cá mới hiện nay.
Sự du nhập cá vàng vào Nhật Bản thì theo Matsui (1934) ghi lại, cá vàng được du
nhập vào khoảng 1502 và 1602 từ Trung Quốc. Những dòng cá vàng được ông
xác định là Wakin, Ranchu, Ryukin và Demekin. Hầu hết những dòng cá vàng
xuất phát từ Nhật Bản là do lai tạo và chọn lọc từ những dòng cá vàng của Trung
Quốc.
4
1500, thời gian ghi nhận sớm nhất ở Nhật Bản.
1694, kỷ Genroku, nuôi cá vàng để tạ ơn.
1704-1710, Sato Sanzaemon là tên đầu tiên giống như cá vàng bố mẹ.
1800, du nhập những dòng cá lạ từ Trung Quốc và Triều Tiên.
1824, cá vàng nuôi đại trà.
1885, hội chợ đầu tiên về cá vàng được ghi nhận ở Tokyo
Sự du nhập cá vàng vào phương tây: mặc dù cá vàng được biết đến hơn 200 năm
nhưng người ta không biết xuất xứ từ Trng Quốc, Nhật Bản hay Triều Tiên. Theo
Vương Trung Hiếu (2007), năm 1611, cá vàng lầu đầu tiên đến Bồ Đào Nha và từ
đây lan tỏa đến nhiều nơi khác ở Châu Âu. Bên cạnh đó, ghi nhận lần đầu tiên
đến Bắc Mỹ vào năm 1874 bởi Rear Admiral Ammen. Theo Innes, dòng Comet
được nuôi trong ao ở Washington vào năm 1880 (Bùi Minh Tâm, 2007).
Theo Nguyễn Sơn Hải (2005) cá vàng có kích thước khoảng10-20cm. Theo Bùi
Minh Tâm (2007) cá có chiều dài 8-13cm. Hiện nay trên thị trường có nhiều cá
tàu như: cá tàu lan thọ, tàu đỏ thường, hạc đỉnh hồng, sỗi pháo, tàu đen mắt lồi, xì
thẩu đầu lân đỏ, xì thẩu đầu lân trắng, tàu đỏ mắt lồi. Cơ thể cá vàng có dạng hình
trứng, hình cầu hay thon dài. Các vây đuôi chia thành 3 thùy, rất dài, to và xoè ra,
mềm và gợn sóng như vải trùm hay voan. Mắt bị biến dạng và trở thành lồi, dạng
trứng hay hình nón. Các dạng khác là số lượng bướu lấm tấm, mềm, có màu sắc
thay đổi và bao phủ trên đầu, trên mõm và khe mang.
Các tiêu chuẩn phân loại cá vàng thường gặp
Theo Bùi Minh Tâm (2007) phân loại cá vàng như sau
Theo dạng thân:
Thân hình trứng: đại diện nhóm này có cá ông thọ với đặc điểm cá không có vây
lưng, mắt thường, không lồi. Về mặt di truyền, người ta cho rằng loại này có gen
nửa gây chết không cho lai được.
Thân hình cầu: cơ thể tròn, đại diện là cá hoá long, có vây lưng.
Thân dài: cơ thể thon dài, đại diện là cá sao chổi.
Theo vẩy: cá có vẩy phủ toàn thân thường gặp phổ biến, hoặc cá có vẩy nổi lên
lốm đốm trên toàn thân như ngọc trai.
5
Theo dạng đầu:
Đầu có bướu: chúng còn được gọi là cá có mào. Đại diện là cá đầu lân, mõm
bằng, trên đầu có u thịt, nhưng vẩy không nổi lên, thân tròn ngắn, mắt bình
thường. Đặc biệt cho nhóm này có loài rất có giá trị là cá sư tử hí cầu do trước
miệng có u như đoá hoa. Khi hô hấp làm hai đóa hoa phất phơ như sư tử hí cầu.
Đầu không bướu: rất thường gặp, không có giá trị kinh tế.
Theo mắt:
Mắt lồi: đại diện cho nhóm này có hắc mẫu đơn đẹp với thân đen tuyền. Đặc biệt
trong nhóm này cá có thủy phao nhãn, có hai mắt to lồi và phồng lên, có những
đường gân máu.
Mắt thường: nhóm này chỉ có cá vàng đầu lân là có giá trị.
Theo dạng vây đuôi:
Cá đuôi voan: có vây đuôi xẻ nhiều thùy kéo dài uyển chuyển.
Cá đuôi quạt: có đuôi ngắn và xòe rộng.
Cá đuôi sao chổi: vây đuôi dạng dải dài, có thể gấp 3-4 lần chiều dài thân. Đặc
biệt cá có thân ánh bạc và vây đuôi vàng và đỏ có giá trị cao.
Theo màu sắc thân:
Hắc đơn: cá dạng đen tuyền.
Ngũ hoa: thân có năm màu rất hiếm.
Đỏ cam: thường gặp ở hầu hết các dòng cá.
Bạch long giác ngọc: mình trắng, vảy đốm đỏ, trên đầu có màu trông rất đẹp.
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá vàng có thể sống 20-25 năm, là loài thường được nuôi làm cảnh trong nhà
cũng như trong vườn, khả năng chịu đựng biến thiên nhiệt độ cao, nhưng nhiệt độ
thích hợp từ 10-30oC, thích sống trong vùng nước sạch có yếu tố thủy lý, hoá
trung bình trở lên, độ pH dao động từ 5-8 (Nguyễn Sơn Hải, 2005).
Trong khi đó,theo Vương Trung Hiếu (2007) cá vàng còn có thể sống trong ao,
xuống độ sâu trong nước đến 20m. Vùng khí hậu tự nhiên của chúng là nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Chúng sống trong nước ngọt, có độ pH 6-8, độ cứng của nước
khoảng 5,0-19,0 dGH, và nhiệt độ trong phạm vi 4-41oC, mặc dù chúng có thể
6
tồn tại lâu trong nhiệt độ cao hơn. Chất độc của khí amoniac đặc biệt có hại cho
cá vàng, dấu hiệu đầu tiên cho thấy là những đường sọc máu trên vây của chúng.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây hại cho bất kỳ loài cá nào, kể cả cá vàng.
Khi vận chuyển cá về ao hoặc hồ tại nhà, nhiệt độ trong vật chứa cần được cân
bằng với nhiệt độ trong ao hoặc hồ trước khi thả cá ra. Điều này có nghĩa, cần
nhúng vật chứa cá (từ cửa hàng mang về) xuống ao hoặc hồ khoảng 20 phút,
trước khi thả cá ra. Một con cá vàng cần nhiều thời gian hơn, khoảng vài ngày
hoặc vài tuần để điều chỉnh và thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ như thế
(Vương Trung Hiếu, 2007).
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng:
Theo Bùi Minh Tâm (2007), cá vàng là loài ăn tạp, cá ăn được các thức ăn tươi
sống như: trùn chỉ, lăng quăng, trùn quế… và thức ăn viên (có độ đạm từ 20%)
trở lên. Cá rất phàm ăn và ăn nhiều lấn trong một ngày. Tuy nhiên, cá vàng cũng
như nhiều loài cá khác, sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu thực sự của chúng nếu người ta
cho chúng ăn thoải mái hơn. Điều này có thể gây nguy hiểm cho ruột cá, việc cho
cá ăn quá nhiều có thể gây tai hại, nhất là sự nổ ruột. Chỉ cần cho cá vàng ăn
trong mức chúng có thể ăn từ 1-2 phút và không nên cho ăn nhiều hơn 2 lần/ngày
(Vương Trung Hiếu, 2007).
Theo Đức Hiệp (2000), giun tươi là thức ăn tốt nhất cho cá, làm cá tăng trưởng
nhanh, khỏe, đẹp, nhất là cá vàng đầu sư tử. Thức ăn bằng giun có một hàm lượng
abumin (lòng trắng trứng) và chất mỡ. Giun tốt thường có màu đỏ đậm, mỗi lần
cho cá ăn một lượng vừa đủ, không nên thừa thãi. Nuôi cá vàng bằng thức ăn hỗn
hợp hiệu quả cũng cao, trừ trường hợp do thời tiết phức tạp hoặc do bảo quản
không tốt làm chất lượng giảm hoặc thức ăn bị hỏng gây bệnh cho cá, năng suất
nuôi giảm sút.
Thức ăn trong các giai đoạn phát triển
Cá bột: vừa nở ra khỏi trứng, cá con dài từ 0,2-0,9cm. Khi đó, cơ quan tiêu hoá
chưa phát triển hoàn toàn. Sau khi nở 2-3 ngày, cá tiêu hoá hết noãn hoàn và bắt
đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn trong tuần lễ đầu thường là phiêu sinh động vật có
kích thước nhỏ như Moina, sau đó tiếp tục cho ăn trùn chỉ cắt nhỏ (Bùi Minh
Tâm, 2007).
Cá con: khoảng một năm sau, thân cá từ 1cm phát triển thành 6-8cm, nếu nuôi tốt
cá có thể dài tới 10cm. Giai đoạn này cá ăn tạp, chính trong giai đoạn này chọn
cho cá thức ăn phù hợp với mật độ sinh trưởng và sức khỏe của cá, cá sẽ phát
7
triển tốt.Thức ăn thích hợp với cá con là giun nước, hồng trần, rêu cỏ tăng khả
năng tiêu hoá và hấp thụ. Ngoài ra, có thể lấy lòng đỏ trứng luộc chín sắc nhuyễn
cho cá ăn thêm (Đức Hiệp, 2000).
Cá trưởng thành: bao gồm cá có độ tuổi từ 1-2 tuổi. Thời kỳ này cần cho cá ăn
nhiều loại thức ăn hơn: các vi sinh vật thủy sinh trong nước, giun nước, bột gạo,
hoặc thức ăn tự chế tạo. Trong thành phần chất dinh dưỡng cần có thêm lòng
trắng trứng không dưới 1/3 tổng lượng thức ăn. Khi hệ sinh dục cá hoàn hảo, cá
bắt đầu tới thời kỳ phát dục thì cho ăn lòng trắng ít đi.
Màu sắc tươi đẹp làm tăng giá trị của cá, cần cho cá ăn tốt, cá khoẻ màu sắc mới
hấp dẫn. Khi bị bỏ đói, cá biến sắc, thiếu vitamin A cá vẫn khỏe, không gầy
nhưng màu sắc kém (Đức Hiệp, 2000).
2.3 Đặc điểm về sinh trưởng
Theo Vương Trung Hiếu (2007) cá vàng có thể phát triển chiều dài tối đa khoảng
59cm và trọng lượng tối đa là 4,5kg (khá hiếm, thậm chí vài con chỉ đạt được
phân nửa kích cỡ đã nêu). Trong môi trường sống tối ưu, cá vàng có thể sống trên
20 năm (kỷ lục thế giới là 49 năm). Tuy nhiên, nhìn chung đa số cá vàng được
nuôi tại nhà chỉ sống khoảng 6-8 năm (vì người ta thường nuôi chúng trong
không gian nhỏ hẹp).
Theo Bùi Minh Tâm (2007) cá sau 15 ngày tuổi trọng lượng đạt 0,025g, sau 30
ngày là 0,224g, sau 45 ngày là 0,61g và sau 60 ngày là 0,70g. Sau khi ương một
tháng cá đạt kích thước 2-3cm và tỷ lệ sống là 60-70%.
Theo Đức Hiệp (2000) tuổi thọ của cá vàng thường chỉ đạt từ 6-7 năm tuổi, ít khi
tới 30 tuổi. Tới tuổi già cá ít hoạt động, màu sắc kém đi. Khi nuôi cá tới 6-7 năm
tuổi, cá hết khả năng tăng trưởng, sức sống đuối dần. Muốn xác định độ tuổi của
các loài cá, ta quan sát vẩy cá, lấy vẩy cá rửa sạch, phơi khô soi dưới kính lúp, từ
điểm đồng tâm trở ra có các vành ngấn vẩy. Vì mùa xuân, hè cá sinh trưởng
nhanh, mùa đông cá sinh trưởng chậm lại, trên cơ sở các vành ngấn vàng tạo
thành rõ nét, ta xác định được độ tuổi của cá.
2.4 Đặc điểm về sinh sản
Cá vàng sinh sản trong tự nhiên giống như cá chép. Theo Bùi Minh Tâm (2007)
cá thường thành thục sau một năm tuổi. Tới giai đoạn thành thục cá đực có những
nốt sần trên nắp mang, trên thân và trên vi ngực, còn cá cái không có nhưng có
bụng to hẳn so với bình thường, lỗ sinh dục màu đỏ sẫm và hơi lồi ra. Cá có tập
8
tính đẻ trứng dính vào giá thể là lục bình, rong nhân tạo hay sợi nylon. Khi sinh
sản cá đực rượt đuổi theo cá cái, cá cái chui rút vào rễ lục bình, co mình và quậy
mạnh tiết trứng. Trong lúc đó cá đực bơi sát cá cái, dùng các nốt sần cọ vào đầu,
bụng cá cái và đồng thời tiết tinh dịch thụ tinh trứng. Người ta dùng kích dục tố là
não thùy cá chép hay Ovaprim để thúc đẩy quá trình chín sinh dục xảy ra đồng
loạt. Liều lượng kích dục tố là 1,6-2 não/kg (não thùy) cá vàng bố mẹ hay
Ovaprim 0,3 ml/kg.
Cá sinh sản hầu như quanh năm nhưng tập trung vào mùa mưa tháng 4-8. Cá đẻ
nhiều đợt. Lượng trứng khoảng 1.000-10.000 trứng cho mỗi cá cái. Trong khi đó
theo Nguyễn Sơn Hải (2005)cá sáu tháng tuổi đã bắt đầu thành thục, sức sinh sản
của cá cái có thể đạt từ 300-5.000 trứng/lứa. Theo Đức Hiệp (2000), cá một năm
tuổi thường có 1.000-1.500 trứng, cá ba năm tuổi có tới 7 vạn – 8 vạn trứng.Cá
nuôi vỗ tốt có thể tái thành thục sau 15 ngày. Thức ăn nuôi vỗ thường là cung
quăng, trùn chỉ và thức ăn viên. Cần nuôi vỗ đực cái riêng và mật độ 2-5con/m2.
Trứng sau khi thụ tinh có màu trong suốt bám vào giá thể. Lúc này cần đem cá bố
mẹ ra ngoài hay vớt giá thể đem ấp sang nơi khác, vì cá bố mẹ sẽ ăn lại trứng và
cá bột. Tùy thuộc vào nhiệt độ mà thời gian nở khác nhau, thường dao động từ
36-48 giờ ở nhiệt độ 28-30oC (Bùi Minh Tâm, 2007).
2.5 Phòng bệnh cho cá
Khi thay đổi môi trường sống của cá, trong quá trình vận chuyển cần phải nhẹ
nhàng, tránh lắc mạnh vì cá còn yếu. Theo Đức Hiệp (2000), đặc biệt đối với cá
có trứng, cần phải vận chuyển hoàn toàn khéo léo và cẩn thận vì trứng cá lúc này
chưa tới độ chín, chưa tới kỳ sinh đẻ của cá, rất dễ gây tử vong.
Phòng bệnh mùa hè
Là mùa cá sinh trưởng, ít bệnh tật, nhiệt độ ngoài trời thường 37-38oC, nhiệt độ
trong nước thường khoảng 30oC. Cá hay bị thiếu dưỡng khí, bỏng đuôi, trọng tâm
công việc lúc này là cho thêm nước vào hồ ao để nâng mực nước lên 35-40 cm,
khống chế nước tương đối ổn định ở 30oC với độ sạch tốt, đảm bảo dưỡng khí đủ.
Nếu có mưa to, dù nước cũ còn sạch cũng nên thay nước. Đó là vì khi mưa, nước
mưa xuống mặt hồ ao là nước lạnh, nước này chảy xuống dưới thì nước nóng nổi
lên trên, cá thấy lạnh bơi lên trên bị kẹt giữa sự biến đổi nhiệt độ. Biên độ thay
đổi nhiệt độ lớn, cá bị tổn thương. Mưa xuống, cá lại nhiều mồi ăn hơn, ăn quá no
cũng sinh bệnh, cùng lúc với vi sinh và giun chết, nước bị nhiễm bẩn. Cá 1-2 tuổi
9
là loài phàm ăn, ăn cả những vật thối rữa cho nên bắt buộc phải thay nước mới
đảm bảo an toàn nuôi dưỡng.
Phòng bệnh mùa thu
Là mùa có khí hậu lý tưởng cho cá, vào mùa này, cá sinh trưởng tốt nhất. Trọng
tâm nuôi dưỡng thời kỳ này là tập trung cho cá được tăng cường ăn chất lòng
trắng trứng (abumin) và mỡ. Việc này nhằm nuôi béo, chuẩn bị cho cá “qua
đông”, rất ít khi phải thay nước vào thời điểm này (Đức Hiệp, 2000).
Phòng bệnh mùa đông
Là mùa bảo quản cá trong nhà, cần phải tránh hướng gió Bắc đồng thời với việc
tranh thủ ánh nắng rọi vào nơi bảo quản cá. Phòng bảo quản phải đảm bảo đủ ấm,
đủ ánh sáng. Vào những ngày đột biến, khi nhiêt độ xuống dưới 0oC, cần phải
tăng nhiệt độ nước lên tới 2-10oC mới đảm bảo an toàn. Đây là thời điểm không
cần thay nước nhiều, một tháng thay một lần là đủ. Tránh thay nước lạnh, có va
chấn động hoặc có độc tố, thời tiết, để thêm nước hoặc thay nước, kịp thời cứu
chữa. Khi phát hiện thấy cá rời đàn, quan sát kỹ nếu thấy cá mắc bệnh hoặc bị
thương, phải tìm mọi biện pháp cấp cứu. Có thể dùng bàn tay úp vỗ lên mặt nước
xem phản ứng của cá, nếu cá vẫn tiếp tục nổi là nước bị ô nhiễm nghiêm trọng,
cần thay bớt nước bẩn bằng nước sạch, hút đáy bẩn hoặc giảm lượng thức ăn cho
vào hồ.
Chú ý quan sát nếu thấy có cá chết nổi lên mặt hồ phải tìm nguyên nhân và có
hướng khắc phục cụ thể. Quan sát màu nước trong hay đục, nếu phát hiện có mùi
hôi thối hoặc có mùi vị lạ cần tháo nước cho nhanh, thay nước sạch mới, khử
nguyên nhân gây ô nhiễm. Ở hồ nuôi lớn, cần có một máy bơm nước thường trực,
đảm bảo mức nước không thấp dưới 1,00 m. Trời quá nóng hay quá lạnh, đều
phải kéo mái che cho không ảnh hưởng đến nhiệt độ hồ cá, đảm bảo cuộc sống
bình yên nơi nuôi dưỡng ( Đức Hiệp, 2000).
2.6 Các chất kích thích sinh sản ở cá
2.6.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropine)
HCG có tên tiếng việt là kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai, được
Zondec và Aschheim phát hiện từ năm 1927 trong nước tiểu của người phụ nữ có
thai từ 2-4 tháng là một polypeptide có trọng lượng phân tử 36.000, nó được tiết
ra từ màng đệm của nhau thai (Eskin, 1968 trích dẫn bởi Phan Văn Kỳ, 2003).
10
Khi dùng chỉ cần pha với nước cất hoặc nước muối sinh lý. HGC có tác dụng
chuyển hóa buồng trứng và gây rụng trứng
Sử dụng HCG liều 5.000-10.000 UI/kg trên cá he vàng thì không có tác dụng
trong sinh sản của loài cá này (Phan Văn Kỳ, 2003).
2.6.2 LRH-a (Lutenizing hormone-Releasing hormone)
LRH-a là hormone nhân tạo, có tác dụng như GRnH. Loại hormone nhân tạo này
đuợc sử dụng kèm với thụ thể nhân tạo kháng Dopamine là Domperidone.
Domperidone là tên hóa học thụ thể nhân tạo. Ở nước ta, LRH-a và Domperidone
được sử dụng trong khoảng 20 năm gần đây, hiện nay được dùng phổ biến trên
nhiều loài cá, được nhập từ Trung Quốc, có giá rẻ lại không gây phản ứng phụ và
phản ứng miễn dịch ở cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008).
2.6.3 Não thùy thể (Hypophysis-tuyến yên)
Não thùy thể tuyến yên được lấy ra từ những loài cá thuộc các loài cá chép, trắm,
mè, trê… đã thành thục, còn tươi sống. Cá chết vài giờ thì hoạt tính kích dục chỉ
còn khoảng 50% (Nguyễn Tường Anh, 1999). Não thùy thể cá chép được xem là
kích dục tố mạnh cho nhiều loài cá kể cả các đối tượng khác họ và các loài cá
biển.
Các loại kích dục tố này có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp nhiều loại để tăng hiệu
ứng. Nếu dùng kết hợp, chỉ nên dùng ở liều quyết định. Tuy nhiên nếu dùng kết
hợp thì phải chọn một loại làm chính.
Sau đây là tác dụng của một số loại kích thích tố khi sử dụng cho cá đẻ (Nguyễn
Văn Kiểm, 2004).
Loại kích dục tố Tác dụng chính
FSH (GtH-I) Thúc đẩy trứng thành thục thêm một bước nữa (phản ứng 1)
HCG (GtH-II) Gây ra phản ứng chín và rụng trứng ở cá (phản ứng 2)
Não thùy Tham gia vào cả phản ứng 1 và 2
LHRH-a/GnRH Kích thích cá tiết GtH-I, GtH-II điều khiển phản ứng 1 và 2
DOM Chất kết hợp với LRH-a để ức chế sự tiết Dompamin
Ovaprim Kích thích phóng thích kích thích tố và ức chế sự tiết
Dompamin
11
2.7 Một số thử nghiệm sinh sản sử dụng kích dục tố ở các loài cá khác
Theo Phạm Văn Khánh (2002-2005), Cá Cóc (Cyclocheilichthys enoplos,
Bleeker,1850), kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng não thùy liều sơ bộ cho cá
cái là 1-2,5 mg/kg; liều quyết định 3-705 mg/kg. Dùng kết hợp LRH-a
(Lutenizing hormone-Releasing hormone analog) với não thùy ở liều quyết định
là 1-3 mg não thùy + 130-150 µg LRH-a trộn tương ứng với 5-7,5 DOM. Kích
dục tố dùng cho cá đực bằng 1/3 liều lượng của cá cái. Cá rụng trứng sau liều
tiêm quyết định từ 5-6 giờ.
Cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus, Lacépede,1803), Nguyễn Đức Tuân (2004)
dùng các loại kích dục tố LRH-a, Domperidon, HCG, não thùy. Thực hiện tiêm 2
lần cách nhau 23-25 giờ. Liều lượng tiêm cho cá đực bằng 1/3 cá cái. Liều tiêm
cho lần 1 bằng 1/5 tổng liều. Năm 2004, họ đã sử dụng công thức này và thử
nghiệm thêm công thức 20 µg LRH-a + 6 DOM/kg cá cái, để kích thích cá bố mẹ
sinh sản và đã 2 lần thu được tỷ lệ cá đẻ 100%, tỷ lệ thụ tinh trung bình cao nhất
đạt 84,70%, tỷ lệ nở cao nhất 72,47% và tỷ lệ dị hình thấp nhất 9,38%. Năng suất
ra bột cao nhất trong các lần cho đẻ là 2690,06 cá bột/kg cá cái, thấp nhất 69,29
cá bột/kg cá cái.
Theo Võ Minh Khôi (2007), trong sinh sản nhân tạo cá lóc bông (Channa
micropeltes), cá lóc bông đực cần tiêm trước cá cái từ 2-4 ngày, liều lượng HCG
cần tiêm cho cá đực nằm trong khoảng 2000-3000 UI/kg cá đực. Tỷ lệ thụ tinh
trung bình của cá lóc bông theo phương pháp này đạt từ 58,43-79%. Tỷ lệ nở
91,14-95,56%. Đối cá cái liều lượng 1000UI sẽ cho sinh sản tốt hơn liều 1500UI.
Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2008) kích dục tố là HCG chưa cho kết quả gây
rụng trứng trong việc kích thích sinh sản nhân tạo cá Leo ở mức liều lượng là
2000, 3000, 4000 UI/kg cá cái. Các mức liều lượng kích dục tố HCG + não thùy
(4000 UI/kg), LRH-a + DOM (150 µg/kg) hoặc não thùy (8, 9, 10 mg/kg) có thể
sử dụng để kích thích sinh sản cá Leo. Trong thí nghiệm này sử dụng kích dục tố
não thùy cá chép với liều lượng 10 mg/kg cá cái cho hiệu quả cao nhất với mức
sinh sản đạt 118.683 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh đạt 59,34% và tỷ lệ nở đạt
53,98%.
Theo Trần Thị Phương Lan (2008) LRH-a, HCG và não thùy tác động lên quá
trình rụng trứng của cá bống tượng tốt nhất ở mức: 100 µg/kg, 600 UI và 3,5 não
với tỷ lệ sinh sản là 100%. Kết quả về sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của
cá sau khi tiêm các loại kích dục lần lượt là: Ở LRH-a: 74.733 trứng/kg, 40% và
12
68,73%; Ở HCG là: 83.480 trứng/kg, 64,29% và 80,37% và não thùy là: 156.881
trứng/kg, 85,64% và 95,04%. Thời gian rụng trứng của cá từ 3-5 ngày sau khi
tiêm. Vậy, trên ba loại chất kích thích cho cá bống tượng sinh sản thì não thùy sẽ
cho kết quả tốt hơn hết về số lượng trứng đẻ ra và số lượng ấu trùng khi nở.
Theo Võ Như Mĩ (2008), sử dụng LRH-a + DOM (50,100,150 µg) trên cá chốt
trắng, đều có tác dụng gây chín và rụng trứng ở tất cả các liều lượng thí nghiệm.
Liều lượng cho kết quả tốt nhất là 100 µg/kg cá cái. HCG chỉ có tác dụng gây
chín và rụng trứng ở 2 liều lượng 1.000 UI/kg cá cái và 1.500 UI/kg cá cái. Liều
lượng 2.000 UI/kg cá cái không gây chín và rụng trứng. Liều cho kết quả tốt nhất
là 1.500 UI/kg cá cái. Kết quả giữa 2 loại kích dục tố LRH-a +DOM và HCG thì
tỷ lệ cá đẻ ở kích dục tố LRH-a + DOM với liều lượng 100 µg/kg cá cái là tốt
nhất. Tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của kích dục tố HCG với liều lượng
1.500 UI/kg cá cái là tốt nhất.
Nguyễn Ngọc Linh (2006) sử dụng kích dục tố LRH-a trong sinh sản cá Chép
nhật (Cyprinus carpio) kết hợp với DOM, với liều lượng 200 µg LRH-a + 10 mg
DOM.Thu được kết quả khả quang, với sức sinh sản thực tế của cá khoảng 30.000
trứng/1 kg cá cái, thời gian hiệu ứng thuốc là 9 giờ, tỷ lệ thụ tinh 80-93%, tỷ lệ nở
81-90%.
13
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
Thử nghiệm kích thích sinh sản cá vàng bằng các loại kích dục tố HCG, LRH-a,
não thùy thể với các nồng độ khác nhau.
3.2 Thời gian và địa điểm
Thời gian: thời gian nghiên cứu từ 02/2009 đến 07/2009
Địa điểm nghiên cứu: tại Trại Cá Thực Nghiệm, Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước
Ngọt, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cá vàng, được mua từ cửa hàng cá cảnh tại Cần Thơ, cá có
ngoại hình tốt, không dị tật, dị hình, dị dạng.
Cá có trọng lượng từ 70-95 g/con.
Dụng cụ:
+ Nhiệt kế
+ Bể kính, vợt
+ Cối nghiền thuốc, kim tiêm, ống tiêm.
+ Cân đồng hồ
+ Các bể ấp, bể đẻ (hồ, thau…)
+ Hệ thống cấp thoát nước, sục khí
+ Khay nhựa, thau
+ Một số vật dụng chuyên dùng khác
Các kích thích tố như: não thùy, HCG, LRH-a
14
Não thùy sử dụng là não thùy cá chép được bảo quản trong dung dịch Aceton
đậm đặc, đơn vị tính là mg.
Hình 3.1: Não thùy
HCG là chế phẩm tổng hợp nhân tạo được sản xuất tại Trung Quốc hoặc ở Việt
Nam, đơn vị tính là UI.
Hình 3.2: Thuốc kích dục tố HCG
LRH-a, kích dục đối với tất cả các loài cá kích thích tăng trưởng, đơn vị tính là
µg.
Hình 3.3: Thuốc kích dục tố LRH-a
DOM, chất kết hợp với LRH-a để ức chế sự tiết Dompamin, đơn vị tính là viên.
Hình 3.4: Domperidon
15
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá được nuôi trong vèo dưới ao, có sục khí liên tục, mực nước đủ sâu và ổn định.
Cho cá ăn 2 lần/ngày, vào lúc sáng sớm (khi nắng lên), và lúc xế chiều (mát).
Thức ăn: thức ăn viên (độ đạm 30%), trùn chỉ.
Lượng thức ăn giảm dần vào cuối giai đoạn thành thục.
Cá cái Cá đực
Hình 3.5:Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
3.4.2 Bố trí thí nghiệm
Chọn cá bố mẹ:
Cá cái có bụng to, mềm, có kích thước lớn và lỗ huyệt nở to hơn so với cá đực.
Cá đực có tinh dịch đặc, màu trắng sữa, dễ chảy ra ngoài mỗi khi vuốt nhẹ bụng,
có những nốt sần màu trắng trên nắp mang và mép của vây ngực.
Cá cái (lỗ sinh dục nở to hơn) Cá đực (lỗ sinh dục nhỏ hơn)
Hình3.6: Phân biệt cá đực cá cái
16
Tiêm kích dục tố
+ Các thí nghiệm được bố trí với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức.
+ Liều của cá đực bằng 1/3 liều của cá cái.
+ Vị trí tiêm: ở gốc vi bụng.
+ Sau khi tiêm thuốc, cá được đưa vào bể đẻ với tỷ lệ đực cái là 1:1, có sục khí
liên tục, có rễ lục bình làm giá thể.
Hình 3.7: Vị trí tiêm cá
17
Hình 3.8: Bố trí cá sinh sản
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm kích thích sinh sản cá vàng bằng chất kích thích
LRH-a +DOM với các liều lượng khác nhau
Nghiệm thức 1: 80 µg LRH-a + 1 viên DOM/ 1kg cá cái
Nghiệm thức 2: 100 µg LRH-a + 1 viên DOM/ 1kg cá cái
Nghiệm thức 3: 120 µg LRH-a + 1 viên DOM/ 1kg cá cái
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm kích thích sinh sản cá vàng bằng kích dục tố HCG với
các liều lượng khác nhau (1 lọ HCG = 10.000 UI)
Nghiệm thức 1: 1.000 UI/kg cá cái
Nghiệm thức 2: 1.500 UI/kg cá cái
Nghiệm thức 3: 2.000 UI/ kg cá cái
Thí nghiệm 3: Thí nghiệm kích thích sinh sản cá vàng bằng kích dục tố HCG với
cá liều lượng khác nhau
Nghiệm thức 1: 2000 UI/kg cá cái
Nghiệm thức 2: 2.500 UI/kg cá cái
Nghiệm thức 3: 3.000 UI/kg cá cái
18
Thí nghiệm 4: Thí nghiệm kích thích sinh sản cá vàng bằng kích dục tố não thùy
với các liều lượng khác nhau.
Nghiệm thức 1: 1 mg/kg cá cái
Nghiệm thức 2: 2 mg/kg cá cái
Nghiệm thức 3: 3 mg/kg cá cái
Theo dõi các chỉ tiêu môi trường:
Nhiệt độ: được đo bằng nhiệt kế, đo 2 lần/ngày, vào lúc bố trí thí nghiệm.
pH: được đo bằng hộp so màu.
Các chỉ tiêu nghiên cứu:
Số cá đẻ
Tỷ lệ cá đẻ (%) = x 100
Số cá tham gia sinh sản
Số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) = x 100
Số trứng đem ấp
Số trứng nở
Tỷ lệ nở (%) = x 100
Số trứng thụ tinh
Số trứng thụ tinh: số trứng đem ấp tính trên 3 khay.
Lượng trứng thu được
Sức sinh sản thực tế =
Trọng lượng cá đẻ
Thời gian hiệu ứng của thuốc (tiếng): là thời gian tính từ lúc chích liều cuối cùng
cho đến lúc cá đẻ.
19
3.5 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu:
Các chỉ tiêu được thể hiện số liệu trung bình cùng độ lệch chuẩn, xử lý bằng phần
mềm Excel, SPSS.
20
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Môi trường ao nuôi cá vàng bố mẹ:
Nhiệt độ là yếu tố môi trường có tác động lớn đến đời sống thủy sinh vật. Chúng
không những ảnh hưởng lớn đời sống thủy sinh vật mà còn ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thủy sinh vật. Nhìn chung điều kiện
về nhiệt độ trong quá trình nuôi vỗ dưới ao dao động từ 27-31oC là phù hợp. Theo
Vương Trung Hiếu (2007) thì nhiệt độ phù hợp cho cá vàng nằm trong khoảng 4-
41oC.
Khi pH của môi trường thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi quá trình thẩm thấu của
màng tế bào làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước của cơ thể sinh vật với
môi trường bên ngoài. Sự biến đổi của pH 7,5-8,5 trong ao là khá cao so với mức
pH tốt nhất cho cá vàng là 6-8 (Vương Trung Hiếu,2007).
Nhìn chung, những yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ đã đạt những
thông số thích hợp cho cá vàng thành thục sinh dục và các yếu tố môi trường
trong ao nuôi vỗ không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Sau đây là một số chỉ tiêu môi trường đo được qua các lần bố trí thí nghiệm
Bảng 4.1: Một số giá trị môi trường đo được qua các lần tiêm cá
LRH-a HCG (lần 1) HCG (lần 2) Não thùy
Sáng
Nhiệt độ
Chiều
27,2±0,74
31,1±1,06
26,8±0,77
30,1±0,85
26,7±0,83
29,8±1,52
26,4±0,86
29,5±1,22
pH 7,5 7,5 8 7,5
4.2 Kết quả sinh sản cá vàng bằng chất kích thích LRH-a
Trong thí nghiệm sử dụng chất kích thích LRH-a + DOM kích thích cá vàng sinh
sản. Kiểm tra được 9 cá cái và 9 cá đực có trọng lượng dao động từ 81 g-94,5 g.
Cá được bố trí vào các xô nhựa, mỗi xô được bố trí đực cái với tỷ lệ 1:1, có lục
bình làm giá thể, sục khí liên tục và có nắp đậy. Số cá tham gia sinh sản là 3 cá
cái/nghiệm thức, với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức.
21
Kết quả thu được trong sinh sản với kích dục tố là LRH-a được trình bày như sau:
Bảng 4.2: Kết quả kích thích sinh sản cá vàng bằng LRH-a
NT Liều lượng
(µg/kg)
TGHU
(giờ)
Tỷ lệ cá
đẻ (%)
SSS thực tế
(trứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)
1 80 8,3±0,21a 66,67 17644±2.377a 74,5±20,5a 46,87±13,85a
2 100 9,25±0,28b 66,67 20294±2.360a 70,0±31,1a 30,95±5,44a
3 120 8,18±0,25a 66,67 23657±1.853a 64,5±17,7a 48,43±3,22a
(Các giá trị trong cùng một cột mang mẫu tự (a,b), cùng mẫu tự là không khác biệt, khác mẫu tự
là khác biệt có ý nghĩa ở mức p<0,05)
Qua kết quả trên cho thấy, thời gian HUT của NT 3 ngắn hơn so với NT 1 và NT
2. Tỷ lệ cá đẻ trong cả 3 NT đều bằng nhau, đạt 66,67%. Ở NT 1, cho thấy tỷ lệ
thụ tinh cao hơn ở NT 2 và NT 3 với mức chênh lệch 4,5-10%. Trong khi đó, tỷ
lệ nở và sức sinh sản ở NT 3 lại đạt giá trị cao hơn. Tuy ở NT 2 có sức sinh sản
cao hơn NT 1 nhưng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở lại thấp nhất trong cả 3 NT.Tuy
nhiên, giữa các nghiệm thức cho sinh sản không có sự khác biệt có ý nghĩa
(P>0,05).
Trong thí nghiệm này, có 3 cặp cá không có hiện tượng sinh sản, có thể do mức
độ thành thục của cá (như trứng cá cái chưa đạt tới giai đoạn IVc,tinh trùng của
cá đực chưa tốt…), chưa đến lúc có thể sinh sản hoặc cũng có thể do nguyên nhân
lượng thuốc chưa đủ để kích thích cá sinh sản. Bên cạnh đó, sức sinh sản của cá
còn thấp, nguyên nhân có thể do môi trường sống của cá bị thay đổi đột ngột, cá
chưa kịp thích nghi với môi trường nước mới, dẫn đến cá không được khỏe, chưa
đủ sức để có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2006)
quá trình sinh sản của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài
trong đó cơ chế rụng trứng của cá phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, liều lượng và
chủng loại kích dục tố hay tình trạng sinh lý, sức khỏe của cá.
22
74.5
70
64.5
46.87
30.95
48.43
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1 2 3
Nghiệm thức
T
ỷ
lệ
(%
)
TLTT
TLN
Hình 4.1: So sánh tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở các mức độ LRH-a
* TLTT: tỷ lệ thụ tinh * TLN: tỷ lệ nở
Hình 4.1 về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giữa các nghiệm thức có sự khác biệt không
nhiều. Ở NT1 cho kết quả cao nhất về tỷ lệ thụ tinh 74,5%, NT3 có tỷ lệ nở
(48,43%) cao hơn NT1(46,87%) và NT2(30,95%) nhưng không có sự khác biệt
có ý nghĩa (P >0,05), trong khi đó tỷ lệ thụ tinh ở NT2 (70% ) cao hơn NT3
(64,5%).
4.3 Kết quả sinh sản cá vàng bằng kích dục tố HCG
Trong thí nghiệm sử dụng kích dục tố là HCG kích thích cá vàng sinh sản được
bố trí 2 đợt với liều lượng tăng dần từ 1.000 UI đến 3.000 UI.
Trong sinh sản đợt 1 kiểm tra được 9 cá cái có khối lượng từ 63 g-78 g. Cá đực có
trọng lượng từ 64 g-77 g. Trong sinh sản đợt 2 kiểm tra được 9 cá cái có trọng
lượng 63 g-91 g. Cá đực có trọng lượng từ 67 g-82 g. Cả 2 lần sinh sản đều bố trí
ở mỗi xô nhựa cá bố mẹ với tỷ lệ 1:1, có lục bình làm giá thể, có sục khí liên tục
và có nắp đậy để che tối. Số cá tham gia sinh sản là 3 cá cái/ nghiệm thức và mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
23
Kết quả thu được như sau:
+Đợt1: tiêm HCG với liều lượng 1.000 UI, 1.500 UI, 2.000 UI.
Bảng 4.3: Kết quả kích thích sinh sản cá vàng bằng HCG đợt 1
NT Liều lượng
(UI/kg)
TGHU
(giờ)
Tỷ lệ cá
đẻ (%)
SSS thực tế
(trứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)
1 1.000 - - - - -
2 1.500 - - - - -
3 2.000 - - - - -
Cá không đẻ, có hiện tượng rượt đuổi nhau theo bản năng tự nhiên của chúng.
+Đợt 2: tiêm HCG với liều lượng 2.000 UI, 2.500 UI, 3.000 UI
Ở thí nghiệm này, thu được kết quả
Bảng 4.4: Kết quả kích thích sinh sản cá vàng bằng HCG đợt 2
NT Liều lượng
(UI/kg)
TGHU
(giờ)
Tỷ lệ cá
đẻ (%)
SSS thực tế
(trứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)
1 2.000 32 33,33 3961 64 45,31
2 2.500 16 33,33 3460 82 64,63
3 3000 - - - - -
Qua kết quả trên cho thấy, trong tổng số 9 cặp cá tham gia sinh sản chỉ có 2 cặp
sinh sản và số trứng thu được ở 2 cặp đó không cao chỉ dao động trong khoảng
263-367 trứng. HCG được sử dụng ở liều 2.000 UI và 2.500 UI cá sinh sản, tuy
nhiên tỷ lệ cá đẻ thấp chỉ đạt 33,33%. Trong đó, HCG được sử dụng ở liều 2.500
UI cá có tỷ lệ thụ tinh (82%) và tỷ lệ nở (64,63%) cao hơn so với liều 2.000 UI là
64% và 45,31%.
Với kết quả thu được, chỉ có 2 cặp cá sinh sản cho thấy có thể là do cá ở 2 cặp đó
thành thục tốt hơn so với những cặp khác. Tuy nhiên, cũng có thể cá đẻ là do cá
sinh sản hoàn toàn tự nhiên, không phụ thuộc vào tác dụng của thuốc. Bên cạnh
đó, trong sinh sản nhân tạo cá tra chỉ có thể sử dụng phối hợp HCG với não thùy
trong liều quyết định. Còn HCG đơn độc dùng trong liều quyết định không có kết
24
quả (Phạm Văn Khánh, 1996). Theo Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Thị Kim
Hường (2006) đối với HCG ở mức liều lượng 1.500 UI/kg không có tác dụng gây
rụng trứng ở cá trê trắng. Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2007) nếu chỉ dùng đơn
độc HCG ở mức liều lượng 2.000 UI, 3.000 UI, 4.000 UI không cho kết quả gây
rụng trứng trong việc kích thích sinh sản cá leo.
Như vậy, qua 2 lần sinh sản với kích dục tố sử dụng là HCG không cho kết quả
tốt, cho thấy với lượng kích dục tố như thế là chưa đủ để có thể kích thích cá vàng
sinh sản hoặc cũng có thể là do loại kích dục tố HCG không có tác dụng trong
việc kích thích sinh sản của cá vàng. Ngoài ra, cá vàng là loài cá thuộc họ cá
Chép, trong khi đó một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng HCG không có tác
dụng kích thích cá Chép sinh sản.
4.4 Kết quả sinh sản cá vàng bằng kích dục tố não thùy
Thí nghiệm cho sinh sản với loại kích dục tố não thùy ở các mức độ từ 1mg, 2
mg, 3 mg. Số lượng cá tham gia sinh sản là 9 cá cái và 9 cá đực với trọng lượng
kiểm tra được ở cá cái là 62 g-112 g và cá đực là 68 g-97 g. Thí nghiệm được bố
trí với tỷ lệ đực cái là 1:1 ở mỗi xô nhựa, có lục bình làm giá thể, có nắp đậy và
có sục khí liên tục. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần ở mỗi nghiệm thức.
Kết quả được trình bày ở bảng sau
Bảng 4.5: Kết quả sinh sản cá vàng bằng não thùy
NT Liều lượng
(mg/kg)
TGHU
(giờ)
Tỷ lệ
đẻ (%)
SSS thực tế
(trứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)
1 1 54 ± 4,24b 66,67 17537±15002a 29,5±3,53a 31,7±8,2a
2 2 28,5 ± 0,71a 66,67 113713±6803b 60,5±3,53b 70,1±4,1b
3 3 31 ± 1,41a 66,67 27649±19365a 51±12,72ab 55,1±14ab
(Các giá trị trong cùng một cột mang mẫu tự (a,b), cùng mẫu tự là không khác biệt, khác mẫu tự
là khác biệt có ý nghĩa ở mức p<0,05)
Sau thời gian hiệu ứng thuốc từ 30 h-57 h, ta thu được kết quả với tỷ lệ cá đẻ là
66,67% ở mỗi NT. Tỷ lệ nở của cá ở cả 3 NT dao động từ 31,7%-70,1%, sự khác
biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05 giữa NT 1 và NT 2. Tỷ lệ thụ tinh của cá ở các NT
dao động từ 29,5%-60,5%, trong đó tỷ lệ thụ tinh giữa NT 1 và NT 2 khác biệt có
25
ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sức sinh sản thực tế dao động từ 17.534-113.713
trứng/kg cá cái và giữa NT 1 và NT 2 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Như vậy, não thùy cá chép có tác dụng trong việc kích thích cá vàng sinh sản.
Qua kết quả của thí nghiệm này, cho thấy với liều lượng não thùy là 2 mg cho kết
quả cao hơn so với liều 1 mg và 3 mg. Ở NT 2 (2 mg/kg) có tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ
nở lần lượt là 60,5% và 70,1% với sức sinh sản thực tế đạt 113.713 trứng/kg cá
cái. Thấp nhất là ở NT 1 (1 mg/kg) với tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở lần lượt là 29,5%
và 31,7% với sức sinh sản thực tế đạt 17.534 trứng/kg cá cái, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) với NT 2 và NT 3.
Nếu so sánh với liều lượng não thùy dùng trong sinh sản cá leo của Ngô Vương
Hiếu Tính (2008) là 8, 9, 10 mg/kg cá cái thì với cá vàng chỉ dùng 1, 2, 3 mg/kg
cá cái là có thể kích thích cá sinh sản được. Như vậy, não thùy dùng cho việc kích
thích sinh sản cá vàng thấp hơn nhiều so với cá leo. Bên cạnh đó, có cá cặp cá
không sinh sản có thể là do không hội tụ đủ điều kiện tác động bởi các yếu tố nội
và ngoại sinh như mức độ thành thục của trứng và tác động của các yếu tố môi
trường bên ngoài (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
29.5
60.5
51
31.7
70.1
55.1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1 2 3
Nghiệm thức
T
ỷ
lệ
(
%
)
TLTT
TLN
Hình 4.2: So sánh tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở các mức độ não thùy
* TLTT: tỷ lệ thụ tinh * TLN: tỷ lệ nở
Qua hình 4.2 cho thấy, ở NT 2 cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao nhất (70,1% và
60,5%), trong đó NT 1 có tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp nhất lần lượt là 29,5% và
31,7%,. Cả 3 NT đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05.
26
17534
113713
27649
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
1 2 3
Nghiệm thức
T
rứ
ng
/k
g
Hình 4.3: So sánh sức sinh sản ở các mức độ não thùy
Qua hình 4.3 cho thấy, sức sinh sản ở NT 2 (113.713 trứng/kg) cao gấp 6 lần NT1
(17.534 trứng/kg) và cao gấp 4 lần NT 3 (27.649 trứng/kg). Như vậy, ở liều lượng
2não/kg cho kết quả cao nhất về sinh sản.
4.5 So sánh kết quả giữa các lần thí nghiệm sinh sản
Qua thí nghiệm 3 loại kích dục tố với các liều lượng khác nhau, nhận thấy loại
kích dục tố não thùy cho kết quả về sức sinh sản cao hơn cả lên đến 113.713
trứng/kg cá cái ở NT 2 (2 mg/kg), tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở đạt mức trung bình.
Tuy nhiên, thời gian hiệu ứng thuốc lại kéo dài lên đến 57 giờ ở NT 1 (1 mg/kg).
Điều này có thể là do bản chất của não thùy chứa hormone FSH và LH cần có
thời gian để kích thích nang trứng hoạt động và sự lớn lên của tế bào, thúc đẩy tế
bào trứng thành thục đồng loạt mới gây sự rụng trứng (Nguyễn Văn Kiểm,2004).
Chính vì thế, nên với loại kích dục tố này cần nhiều thời gian hơn để tham gia vào
các phản ứng chuyển hóa và rụng trứng ở con cái.
Với kích dục tố là HCG, qua 2 lần cho sinh sản với liều lượng tăng dần từ 1.000
UI đến 3.000 UI, thu được kết quả rất thấp, chỉ có 2 NT cá sinh sản với tỷ lệ cá đẻ
rất thấp chỉ 33,33% và sức sinh sản của cá chỉ khoảng trên 3.000 trứng . Qua các
nghiên cứu trước đây cho thấy, HCG không có tác dụng trong việc kích thích cá
chép sinh sản, mà cá vàng là loài cá thuộc họ cá chép. Theo Nguyễn Văn Kiểm
(2004), nếu chỉ sử dụng HCG đơn thuần thì tỷ lệ cá đẻ thường thấp (do HCG
không tham gia vào quá trình thành thục của trứng).
Đối với kích dục tố là LRH-a+DOM, cho tỷ lệ cá đẻ là 66,67% với tỷ lệ thụ tinh
tương đối cao hơn so với não thùy. Tuy nhiên về sức sinh sản của cá lại rất thấp
so với kích dục tố não thùy chỉ đạt khoảng 24.000 trứng/kg cá cái trong khi não
27
thùy lên đến trên 100.000 trứng. Qua đó cho thấy, hiệu quả khi tiêm LRH-a phụ
thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khoẻ, trạng thái sinh lý sinh sản của cá bố mẹ
và các giai đoạn phát triển buồng trứng của cá cái tham gia sinh sản.
Như vậy, qua các kết quả trên cho thấy, với LRH-a cho kết quả ổn định về thời
gian hiệu ứng thuốc và tỷ lệ thụ tinh cũng như tỷ lệ nở, sự chênh lệch giá trị giữa
các nghiệm thức không lớn. Trong khi đó não thùy lại cho kết quả về thời gian
hiệu ứng thuốc kéo dài lên đến 57 giờ ở NT 1 (1 mg/kg)và sức sinh sản lại cao
hơn rất nhiều (113.713 trứng/kg cá cái) so với LRH-a và HCG ở NT 2 (2
mg/kg).Và HCG lại cho kết quả rất thấp về tỷ lệ cá đẻ sau khi đã tiến hành tăng
liều tiêm từ 1.000 UI đến 3.000 UI, chỉ có 2.000 UI và 2.500 UI cá sinh sản, đạt
tỷ lệ 33,33% (1/3 cặp sinh sản).
4.6 Kết quả nghiên cứu sự phát triển phôi của cá vàng
Ở nhiệt độ 27-29oC thời gian phát triển phôi của cá vàng từ 33-35 h. Đường kính
trứng của cá vàng đo được 1,3 mm Cá vàng mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng,
kích cỡ cá lúc này khoảng 3,5-4,5 mm, cá có màu hơi ửng vàng. Lúc này cá bơi
lội không định hướng, tập trung thành từng cụm nằm dưới đáy bể và cặp theo
thành bể. Ở nhiệt độ 29-30oC cá vàng bột hết noãn hoàng, lúc này kích cỡ cá bột
dao động trong khoảng 5-5,8 mm, có màu đen và cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài,
thức ăn sử dụng hiệu quả nhất trong lúc này là trứng nước.
Đường kính trứng của cá vàng nếu so với cá chép (1,2-1,3 mm) thì tương đương
với nhau, nhưng với các loại cá có trứng dính khác như là cá tra (1-1,1 mm) thì có
kích thước lớn hơn. Về thời gian phát triển phôi, ở cá vàng dài hơn so với cá tra
và cá trê (26-28 h), ngắn hơn so với cá chép (36-38 h). Chiều dài cá vàng mới nở
tương đương với chiều dài mới nở của cá tra (5-5,5 mm) và cá trê (5,5-6,5 mm),
tuy nhiên lại có kích thước nhỏ hơn so với chiều dài mới nở của cá chép (6,5-7
mm) (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008).
Quá trình phát triển phôi của cá vàng được trình bày ở bảng sau
28
Bảng 4.6: Theo dõi quá trình phát triển phôi của cá vàng
Thời gian Nhiệt độ (oC) Giai đoạn
0 phút 26 Trứng thụ tinh
5 phút 35 giây 26 Đĩa mầm
13 phút 10 giây 26 2 tế bào
17 phút 26 giây 26 4 tế bào
24 phút 53 giây 26 8 tế bào
36 phút 25 giây 26 16 tế bào
1 giờ 46 phút 26 Nhiều tế bào
2 giờ 15 phút 26,5 Phôi nang cao
4 giờ 20 phút 26,5 Phôi nang thấp
6 giờ 50 phút 27 Đầu phôi vị
7 giờ 10 phút 27 Cuối phôi vị
11 giờ 44 phút 28 Hình thành đốt sống
16 giờ 05 phút 28 Phôi tách đuôi cử động
33 giờ 15 phút 29 Trứng nở
29
Hình 4.4: Các giai đoạn phát triển phôi của cá Vàng
Trứng thụ tinh Đĩa mầm 2 tế bào
4 tế bào 8 tế bào 16 tế bào
Nhiều tế bào Phôi nang cao Phôi nang thấp
Đầu phôi vị Cuối phôi vị Hình thành đốt sống
Hình thành nhiều đốt sống Phôi tách đuôi cử động Cá nở
30
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Sử dụng chất kích thích LRH-a + DOM, với các liều lượng lần lượt là 80µg,
100µg, 120µg LRH-a với 1 viên DOM. Tỷ lệ cá đẻ ở cả 3 nghiệm thức đều đạt
66,67%. Ở nghiệm thức 3, có thời gian hiệu ứng thuốc ngắn nhất 8,18 giờ, sức
sinh sản của cá đạt 23.657 trứng/ kg cá cái, tỷ lệ nở đạt 48,43% cao hơn so với
nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3.
Với kích dục tố là HCG, đợt 1 với liều tiêm 1.000-2.000 UI cá không sinh sản.
Đợt 2, tiêm cá với liều 2.000-3.000 UI, cá có hiện tượng sinh sản ở iều 2.000 UI
và 2.500 UI với tỷ lệ cá đẻ rất thấp 33,33%. Cá có sức sinh sản thấp dao động từ
3.496-3.961 trứng/kg cá cái. Như vậy, HCG không thích hợp trong việc kích
thích cá vàng sinh sản.
Với kích dục tố là não thùy ở các mức liều lượng 1, 2, 3 mg/kg, thu được kết
quả.Cả 3 nghiệm thức tỷ lệ cá đẻ đều đạt 66,67%. Ở nghiệm thức 2 mg/kg cho kết
quả cao nhất về sức sinh sản (113.713 trứng/ kg cá cái), tỷ lệ thụ tinh (60,5%), tỷ
lệ nở (70,1%). Thời gian hiệu ứng thuốc ở nghiệm thức 2 cũng nhanh hơn (28,5
giờ) so với nghiệm thức 1 và 3. Như vậy, sử dụng kích dục tố não thùy ở mức liều
lượng 2 mg/kg là thích hợp kích thích cá vàng sinh sản.
5.2 Đề xuất
Cần có kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ tốt hơn, bên cạnh đó không nên cho cá bố mẹ
sinh sản nhiều lần liên tục vì sức sinh sản của cá bố mẹ sẽ suy giảm.
Cần nghiên cứu các loại kích dục tố ở các mức liều lượng khác hơn nữa trong
việc kích thích cá vàng sinh sản.
.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Minh Tâm, 2007. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá cảnh. Khoa Thủy Sản, Đại Học
Cần Thơ. 95 trang.
Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa Thủy Sản,
Đại Học Cần Thơ. 93 trang.
Đức Hiệp, 2000. Cá vàng cá cảnh. Nhà xuất bản nông nghiệp. 208 trang.
Vương Trung Hiếu,2007. Kỹ thuật nuôi cá La Hán. Nhà xuất bản Lao động. 207
trang.
Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Thị Kim Hường, 2006. Nghiên cứu sự thành thục
sinh dục và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá trê trắng (Clarias batrachus). Tạp
chí khoa học - Đại Học Cần Thơ. Trang 86-92.
Phạm Văn Khánh, 1996. Sinh sản nhân tạo cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản II-trực thuộc Bộ Thủy Sản.
Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất
bản nông nghiệp. 238 trang.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008. Giáo trình sản xuất cá giống.
Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. 160 trang.
Phan Văn Kỳ, 2003. Thử nghiệm dùng hormone steroid (17,20) gây chín và rụng
trứng trên các loài cá mè vinh (Barbodes gonionotus, Bleeker, 1850) he vàng
(Barbodes altus, Gunther, 1868). Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi Trồng
Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ.
Ngô Vương Hiếu Tính, 2008. Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo và ương cá
leo (Wallago attu, Schneider, 1801). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Thủy
Sản. Trường Đại Học Cần Thơ.
Trần Thị Phương Lan, 2008. Ảnh hưởng của kích dục tố lên quá trình sinh sản cá
bống tượng (Oxyeleotris marmoratus, Bleekr). Luận văn tốt nghiệp cao học
ngành Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Ngọc Linh, 2006. Nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ sống của cá Đĩa
(Symphysodon aequifasciata) và kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chép Nhật
(Cyprinus carpio). Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần
Thơ.
Võ Minh Khôi, 2007. Thử nghiệm các liều lượng HCG khác nhau đến sự sinh sản
của cá Lóc bông (Channa micropeltes) trong bể nhựa. Luận văn tốt nghiệp Đại
Học. Khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ.
32
Võ Như Mĩ, 2008. Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá Chốt trắng (Mystus
planiceps, Cuvier and Valenciennes, 1839). Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa
Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Sơn Hải. Đặc diểm sinh học và kỹ thuật gây giống cá vàng.
khuyennongtphcm.com/indes.php?mnu=3&s=600015&id=176. Ngày truy cập
14/12/2008.
Phạm Văn Khánh. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Cóc. http: //www .fistenet.
gov.vn/details asp?Oject=22&News_ID=28125647. Ngày truy cập 08/01/2009.
Nguyễn Đức Tuân. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm. http:// www.ficen.
org.vn/details.asp?Object=22&News_ID=20630450. Ngày truy cập 08/01/2009.
Tài lệu khuyến ngư. Kỹ thuật sản xuất giống cá tra và cá ba sa.
fistenet.gov.vn/details.asp?Object=7126825&News_ID=13121498.Ngày truy cập
13/01/2009.
33
PHỤ LỤC
Kết quả sinh sản sử dụng kích dục tố LRH-a+DOM
NT
TGHƯ
(giờ)
SSS thực tế
(trứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)
1 0 0 0 0
1 8h45' 19325 60 56,67
1 8h15' 15963 89 37,08
2 0 0 0 0
2 9h05' 21963 92 34,8
2 9h45' 18625 48 27,1
3 0 0 0 0
3 8h 24968 52 46,15
3 8h35' 22347 77 50,7
Kết quả sinh sản sử dụng kích dục tố HCG
NT
TGHƯ
(giờ)
SSS thực tế
(trứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)
1 0 0 0 0
1 0 0 0 0
1 32h 3961 64 45,31
2 0 0 0 0
2 0 0 0 0
2 16h 3460 82 64,63
3 0 0 0 0
3 0 0 0 0
3 0 0 0 0
Kết quả sử dụng kích dục tố não thùy
NT
TGHƯ
(giờ)
SSS thực tế
(trứng/kg)
TLTT
(%)
TLN
(%)
1 0 0 0 0
1 57h 28143 27 25,9
1 51h 6926 32 37,5
2 0 0 0 0
2 35h 108903 58 67,2
2 28h 118524 63 73
3 0 0 0 0
3 30 13956 42 45,2
3 32 41343 60 65
34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_dm_phuong_4616.pdf