Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm. Tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Bên cạnh các yếu tố mà ảnh hưởng của chúng đến tỷ giá dễ dàng nhận biết như cung cầu ngoại hối, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán tỷ giá còn chịu tác động bởi những yếu tố nếu thoáng qua sẽ tưởng như chẳng có mối ràng buộc nào cả. Ví như công việc của một người bán hàng rong: xét một cách cụ thể công việc của một người bán hàng rong ảnh hưởng đến thu nhập của anh ta, đến lượt thu nhập lại tác động lên chi tiêu thực tế, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng và cuối cùng là tỷ giá hối đoái thực tế. Mặc dù biến động của tỷ giá hối đoái là vô cùng phức tạp song tỷ giá luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý vĩ mô trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Các quốc gia trên thế giới từ lớn đến nhỏ, từ mạnh đến yếu đều ý thức được rằng tỷ giá hối đoái sẽ là một công cụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũng như ngoại thương nói riêng đang trong tình trạng hấp hối. Việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái dưới đây do đó sẽ giúp ta hiểu hơn tại sao tỷ giá hối đoái lại quan trọng đối với các quốc gia đến như vậy.
125 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3736 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi nhuận bình quân, thậm chí có doanh nghiệp còn rút vốn ra khỏi kinh doanh mua trái phiếu để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Và kết quả là tiêu dùng sụt giảm, đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu bị thu hẹp, gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích toàn nền kinh tế. Giải pháp hạ lãi suất sẽ kích cầu tiêu dùng, tăng cầu đầu tư, tạo điều kiện cho tái sản xuất mở rộng, tạo môi trường thuận lợi cho giá VND vận động phù hợp với xu thế chung về tỷ giá trên thế giới hiện nay.
_Thứ mười chính là giải pháp trong vấn đề đào tạo cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ đồng thời biết kết hợp hài hòa các yếu tố chiến thuật, chiến lược, đặc biệt là tiến tới xóa bỏ dần tư tưởng thích lên giá tiền ta, đồng tiền mạnh là đồng tiền có giá định cao hơn các đồng tiền khác; triển khai hiệu quả công tác dự báo biến động tỷ giá trong tương quan với các tiền tệ khác trên thế giới...Việc thực hiện giải pháp này có thể sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc; song nếu thực hiện tốt, đây sẽ là giải pháp mang lại nhiều kết quả tốt đẹp nhất cho nền kinh tế.
3.2.1.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống ngân hàng NHTM:
Hoạt động với tư cách là người đi vay và người cho vay, NHTM đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút các lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư rồi phân bổ cho các dự án đi vay từ phía các tổ chức, cá nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp. Mặc dù đã có thị trường chứng khoán , song đa số các doanh ngiệp Việt Nam đều tìm đến các NHTM khi có vướng mắc về vốn. Điều này càng làm tăng thêm ý nghĩa của sự tồn tại hệ thống NHTM bởi NHTM chi phối hầu như toàn bộ lượng vốn vận động của nền kinh tế nên mọi sự sai sót tác động tiêu cực đến NHTM sẽ rất dễ gây tổn thương cho hệ thống tiền tệ nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động ngoại thương nói chung. Có rất nhiều giải pháp để nâng cao hoạt động của NHTM, song trong khuôn khổ của bài viết, người viết sẽ đề cập đến một số giải pháp xuất phát từ những bất cập trong thực tế và đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái cũng như ngoại thương Việt Nam.
*Xóa bỏ dần tình trạng nợ xấu trong hệ thống các NHTM: Nợ xấu luôn là vấn đề nan giải của các NHTM, đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Ngay tại thời điểm này, nợ xấu đang ăn mòn dần khả năng cho vay của NHTM. Tình trạng vốn cho vay không quay vòng lại ngân hàng sau một thời gian quy định như lúc này nếu kéo dài sẽ khiến các ngân hàng buộc phải thu hẹp phạm vi cho vay, hiệu quả kinh doanh giảm dần, lợi nhuận dự tính chuyển thành chi phí dự tính và kết quả là nếu không được sự trợ giúp từ phía NHNN, các NHTM này sẽ phá sản, thị trường tiền tệ bị tê liệt, hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ bị đông cứng.
Tuy nhiên thực tế thật trớ chêu khi 90% khoản nợ xấu của hệ thống NHTM hiện nay có sự góp mặt của các “con nợ” là các doanh nghiệp nhà nước, nợ trung và dài hạn chiếm đến 30% trong đó nhiều nhất là nợ xấu trong đầu tư xây dựng cơ bản (28). Sở dĩ xuất hiện tình trạng như vậy là do đa số các doanh nghiệp nhà nước vay vốn với lượng lớn nhưng làm ăn không hiệu quả. Thái độ “cả nể” và phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đeo bám hoạt động của các NHTM hay chính xác hơn là những nhân viên hoạt động trong hệ thống ngân hàng này. Họ cho rằng nếu các doanh nghiệp nhà nước không trả nợ được cho họ thì bản thân nhà nước sẽ đứng ra bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm mà Nhật Bản đã từng vấp phải trong cuộc khủng hoảng 97-98. Các NHTM tại Nhật Bản theo chủ trương khuyến khích đầu tư của nhà nước đã ra sức cho các doanh nghiệp vay, thậm chí NHNN Nhật Bản còn ủng hộ cho quan điểm này bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 0%, hậu quả là nợ xấu liên tiếp xuất hiện. Khi các NHTM Nhật Bản tìm đến giải pháp hạn chế cho vay, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tình trạng tăng giá đồng Yên, xuất khẩu sụt giảm, nhập siêu leo thang đã vượt ngoài tầm kiểm soát của quốc gia này. Cộng thêm với nạn đầu cơ ồ ạt trên thị trường chứng khoán, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, hệ thống ngân hàng gần như đổ vỡ hoàn toàn và phải mất 5 năm các NHTM của Nhật Bản mới vượt qua sóng gió. Với bài học từ Nhật Bản, các NHTM nên giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách kiên quyết không cho các dự án không khả thi, những dự án không có thế chấp hoặc thế chấp ở mức thấp vay; công bằng hơn khi xem xét các dự án đi vay thuộc khu vực tư nhân. Tránh tình trạng móc ngoặc tự ý cho vay bừa bãi của các nhân viên bằng cách tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động các nhân viên và có chế độ thưởng, phạt nghiêm khắc. Làm được điều này chính là đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho tỷ giá phát huy vai trò thúc đẩy ngoại thương của mình.
*Chủ động tìm kiếm thị trường vay và cho vay, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh: Do NHTM là một tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nếu coi NHTM như một doanh nghiệp kinh doanh thì NHTM cũng cần phải quảng bá cho dịch vụ của nó. Điều đó đồng nghĩa với việc để tồn tại, các NHTM phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, lối hoạt động xưa cũ ngồi chờ khách hàng sẽ bị thay thế bởi các chiến lược thu hút tiền gửi, tạo tiền vay. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn toàn bộ hệ thống ngân hàng, kiểm soát được những vận động của tỷ giá, các NHTM nên thực hiện đa dạng hóa thị trường kinh doanh, có nghĩa là không chỉ tiến hành quan hệ vay và cho vay với những người cư trú mà việc vay và cho vay này còn được mở rộng, xúc tiến đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú tại Việt Nam. Nếu giải pháp này được thực thi thì tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các NHTM sẽ được đa dạng hóa, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số đồng tiền chủ chốt. Mặt khác, các tài khoản tiền gửi ngoại quốc có thể sẽ là cứu cánh cho NHTM trong nước khi gặp khó khăn về vốn hoặc chịu sức ép rút vốn hàng loạt từ những người cư trú.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh cũng được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao khả năng cạng tranh của các NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tham gia vay vốn hoặc kinh doanh, chuyển đổi ngoại tệ. Hơn nửa năm trở lại đây, cạnh tranh giữa các NHTM đặc biệt là các NHTM cổ phần diễn ra rất gay gắt, lãi suất nhận tiền gửi liên tiếp tăng lên trong khi đó lại suất cho vay lại liên tiếp được giảm xuống để thu hút các khoản cho vay. Việc làm này đã khiến lợi nhuận kinh doanh các NHTM sụt giảm do chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay bị thu hẹp, gây nguy cơ phá sản một số ngân hàng. Song nếu các NHTM tiến hành đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, có dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, biếu-tặng quà nhân dịp lễ tết... thì chắc chắn số khách hàng tìm đến sẽ càng đông, cuộc chạy đua về lãi suất khi ấy sẽ không còn là bài toán không lời giải.
*Tăng cường triển khai an ninh tài khoản tiền gửi và bảo vệ toàn bộ hệ thống mạng của NHTM: Các NHTM Việt Nam hiện nay dường như quá chú trọng vào việc làm thế nào để có thật nhiều lợi nhuận, tăng được số lượng các tài khoản tiền gửi mà quên đi mất công việc giữ an toàn cho các tài khoản tiền gửi ấy. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại luôn tâm niệm tiền chính là sinh mệnh. Để kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có tiền, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày kia tiền trong tài khoản ngân hàng các doanh nghiệp này đột nhiên biến mất ? Hậu quả thật khó có thể lường trước song chắc chắn hệ thống tiền tệ sẽ bị tổn thương, tỷ giá sẽ biến động bất ổn, kéo theo sự tê liệt toàn bộ hoạt động ngoại thương.
Năm 2003 là năm chứng kiến sự kiện hàng loạt NHTM tiến hành áp dụng phương thức thanh toán điện tử song vấn đề an ninh ngân hàng vẫn bị coi nhẹ. Và thế là nạn nhân đầu tiên của những vụ tấn công trên mạng xuất hiện: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Tin tặc đã sử dụng công cụ giải mã mật khẩu để đột nhập vào hệ thống danh sách khách hàng, lấy thông tin về một số cá nhân có tài khoản tại ngân hàng và sau đó là hành động tung tin thất thiệt được lập tức triển khai đến các khách hàng này. Sóng gió nổi lên, sự đồn thổi đã khiến rất nhiều người dân đến ACB rút tiền, ACB đã phải cầu cứu đến sự trợ giúp của NHNN để giải quyết tình huống khó khăn này. Một cách khách quan, tên hacker tấn công vào hệ thống mạng ACB vẫn còn rất nhân đạo. Ở một số nước, tin tặc tấn công còn làm đảo lộn toàn bộ tài khoản tiền gửi và tiền vay, các giữ liệu quan trọng bị đánh cắp thậm chí còn bị xóa sạch. Trong tình cảnh các NHTM VN hiện nay chỉ mới tìm đến công cụ bảo mật bằng các loại khóa mật khẩu hay mật khẩu gồm 8 ký tự thì việc bị tấn công tất yếu xảy ra. Tin tặc sẽ sử dụng công cụ lấy cắp mật khẩu cũng như bẻ khóa mật khẩu tải miễn phí từ các trang web như hoặc sau đó giải mã mật khẩu và đột nhập (9). Vì vậy các NHTM nên sử dụng hệ thống phát hiện đột nhập IDS (Instruction detection system) và thay thế mật khẩu 8 ký tự giản đơn bằng mã vân tay hoặc mã từ.
Nếu việc triển khai an ninh mạng trong hệ thống NHTM được thực hiện như trên thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn, phấn khích hơn khi tham gia hoạt động ngoại thương.
*Đảm bảo tính công bằng trong việc hỗ trợ tín dụng xuất- nhập khẩu đối với các doanh nghiệp ngoại quốc doanh: Hiện nay, các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu ngoại quốc doanh vẫn đang trong tình cảnh bị phân biệt đối xử. Hầu hết các khoản vay để mở rộng hoạt động sản xuất thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp này đều được huy động từ bạn bè, người thân, bởi các khoản cho vay từ phía NHTM rất khó tiếp cận, đa số các NHTM đều có đôi chút phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Vì thế nên đôi khi các doanh nghiệp ngoại quốc doanh phải trả cho các chủ nợ phi chính thức khoản lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng từ 3 đến 6 lần. Điều này vừa tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa gây thiệt hại lớn cho toàn bộ nền kinh tế.
* Tất cả các giải pháp trên sẽ không thể thực hiện được nếu không có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiêm, có trình độ cao. Do đó NHTM một mặt phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên mặt khác lại phải có những chế độ đãi ngộ hợp lý để mọi hoạt động của nhân viên sẽ không thể gây tổn hại đến lợi ích của bản thân NHTM nói riêng cũng như lợi ích của hoạt động thương mại quốc tế nói chung.
3.2.1.3. Một số giải pháp vĩ mô khác:
* Xây dựng hệ thống ngân hàng thông tin hỗ trợ hoạt động tỷ giá và xuất nhập khẩu:
Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam, thông tin chính là thứ bảo bối giúp các doanh nghiệp cạnh tranh và cạnh tranh được trên trường quốc tế. Thế nhưng thông tin về hoạt động xuất-nhập khẩu cũng như tỷ giá hiện nay lại rất manh mún, chủ yếu được quy tụ từ báo chí. Các trung tâm thông tin hỗ trợ việc quản lý tỷ giá và xuất nhập khẩu còn thiếu, dẫn đến tình trạng tìm hiểu các thông tin chi tiết về thị trường các quốc gia khác như thông tin về luật pháp, biến động tiền tệ, tâm lý người tiêu dùng...vẫn còn rất khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống thương vụ của Việt Nam tại các quốc gia trong công tác cung cấp thông tin thị trường và định chế thương mại chính tại thị trường các quốc gia ấy lại hoạt động chưa mấy hiệu quả. Điều này đã khiến hoạt động ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu phải trả giá khá đắt. Điển hình là tháng 5 năm 2003, một lô hàng gốm sứ từ Việt Nam xuất khẩu sang Ả rập Xê – út đã bị trả về với lý do lô hàng không thích hợp tiêu thụ trên thị trường này. Số là nhà sản xuất Việt Nam đã in hình đức Phật Di Lặc lên trên hàng hóa của mình, hình ảnh “thoải mái” của đức Phật trên những chiếc lọ nếu ở thị trường Việt Nam là biểu tượng của sự vui vẻ thì trên thị trường xứ đạo Hồi này, đó lại là một điều “sỉ nhục”. Doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng này đã mất thị trường Ả rập Xê-út và tai hại hơn nếu chúng ta không thiết lập ngay ngân hàng thông tin như đã đề cập thì sẽ còn rất nhiều doanh nghiệp nữa lâm vào tình cảnh này.
Các ngân hàng thông tin có thể được xây dựng bởi các chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với sự hỗ trợ tài chính của nhà nước, nhưng tốt hơn cả là nhà nước nên đứng ra thành lập ngân hàng thông tin, sau đó sẽ thu lệ phí từ các doanh nghiệp sử dụng nó.
* Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới:
Bản thân các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiếm khi có thể tự quảng bá trên thị trường thế giới do đó sự hỗ trợ của nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp này tham gia hội chợ, triển lãm nước ngoài là một điều hết sức cần thiết. Đến nay, Nhà nước cũng đã hỗ trợ một phần tài chính cho một số doanh nghiệp trong việc tham gia triển lãm và hội trợ quốc tế, song biện pháp này cần được mở rộng về cả phạm vi và hình thức hỗ trợ như khấu trừ một phần thuế thu nhập doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định với chi phí tham dự hội chợ, triển lãm nước ngoài hoặc hỗ trợ thêm một phần tài chính nếu doanh nghiệp ký kết được hợp đồng cho sản phẩm mới, thị trường mới.
*Ngăn chặn, đẩy lùi hoàn toàn hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại:
Buôn lậu, gian lận thương mại là những hành vi gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động ngoại thương Việt Nam. Chúng làm xáo trộn thị trường trong nước, kìm hãm phát triển xuất khẩu, hủy hoại năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và cuối cùng, gây sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng ngay tại thời điểm này, hoạt động buôn lậu vẫn liên tiếp diễn ra, hàng lậu vẫn tiếp tục trôi nổi tại thị trường trong nước, gian lận thương mại không giảm, điển hình là một số doanh nghiệp sản xuất thép đã nhập khẩu dây thép song lại khai báo là lõi que hàn khiến thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống còn 5%, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Do đó để từng bước đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, chúng ta có thể tiến hành biện pháp chủ yếu sau:
Tăng cường thêm lực lượng kiểm soát sự ra vào các luồng hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
Trang bị thêm hệ thống tia chiếu phát hiện hàng lậu, thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ và thanh lọc đội ngũ chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Đảm bảo sự phối hợp đồng giữa các cơ quan trong việc quản lý, triển khai kế hoạch thực hiện nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận hiện nay.
* Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, thực hiện chiến lược trong sạch hóa đội ngũ cán bộ hải quan:
Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong thời gian qua song thủ tục hải quan vẫn còn gây nhiều phiền phức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó một số giải pháp sau cần được cân nhắc:
Đơn giản hóa trong việc thủ tục mở tờ khai hải quan, ví dụ giám đốc hoặc phó giám đốc có thể ủy quyền cho cán bộ ký tờ khai
Nghiên cứu hình thành việc mở tờ khai một lần đối với lô hàng lớn xuất, nhập nhiều lần.
Tiến hành thống nhất hệ thống mã số hàng hóa quốc tế với hệ thống mã số thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhằm làm giảm bớt tình trạng xử lý tương đối tùy tiện của một số cán bộ hải quan. Ví dụ một mặt hàng hóa chất khi được coi là một loại nguyên liệu sẽ chịu mức thuế nhập khẩu thấp hơn hẳn so với thuế nhập khẩu nếu coi mặt hàng này là một loại hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng nên tăng cường giám sát các hoạt động nhân viên mình do trong đội ngũ hải quan đã xuất hiện một số “con sâu làm rầu nồi canh”. Hơn 70% các vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn đều có sự góp mặt của các cán bộ, nhân viên hải quan. Rất nhiều cán bộ hải quan đã tiếp tay cho các doanh nghiệp làm ăn phi pháp, nhập khẩu hàng hóa trốn thuế khiến chiến lược ngoại thương về thay thế nhập khẩu của nhà nước hoạt động không mấy hiệu quả. Trong khi đó, hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường các nước tư bản lại thường xuyên phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng thậm chí khe khắt từ phía hải quan nước họ. Vì vậy, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ hải quan cũng chính là làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, giúp sự vận động giữa hàng xuất khẩu với hàng nhập khẩu trở nên công bằng hơn.
* Công khai thông tin đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Việc công khai thông tin hiện đang là điểm yếu của giới điều hành, quản lý hoạt động xuât nhập khẩu. Các thông tin quan trọng như hạn ngạch xuất nhập khẩu hàng năm thường không được phổ biến đến các doanh nghiệp. Do đó đã xuất hiện tình trạng mua, bán hạn ngạch, ưu tiên cấp riêng hạn ngạch cho một số doanh nghiệp mà năng lực thực tế còn hạn chế. Chính điều này đã giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như thủ tiêu sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong việc cùng nhau vươn ra thị trường quốc tế. Và có thể nói, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh phục vụ xuất khẩu nếu không được xoa dịu bằng việc công khai thông tin thì về mặt dài hạn động lực phát triển của hoạt động ngoại thương Việt Nam cũng sẽ bị ăn mòn.
*Mở thêm một số điểm cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O và tiến hành cấp C/O vào thứ bẩy cho doanh nghiệp các tỉnh, địa phương: Hiện nay, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam -VCCI có 8 điểm cấp giấy chứng nhận C/O, đó là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu và Cần Thơ. Tuy nhiên, các địa điểm cấp C/O chưa được đặt một cách hợp lý, khoảng cách giữa các văn phòng này còn khá xa nhau nên đối với một số doanh nghiệp, riêng việc đi lại xin giấy chứng nhận cũng đã mất nửa ngày. Chẳng hạn như văn phòng Khánh Hòa và Đà Nẵng cách nhau tới 600 km. Đến được nơi xin cấp giấy phép nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, họ lại phải quay trở về văn phòng công ty để làm thủ tục lại từ đầu. Việc này vừa tốn kém, vừa làm mất thời gian của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc VCCI... không làm việc trong ngày cuối tuần cũng gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. “Có những hôm chúng tôi cần có giấy xác nhận ngay trong ngày thứ bảy, nhưng đáng tiếc là văn phòng của VCCI lại không làm việc vào ngày này. Như vậy, chúng tôi lại phải chờ đợi đến thứ hai tuần sau” - giám đốc một công ty thủy sản ở TP HCM phản ánh. Với việc chờ đợi này, các doanh nghiệp có thể sẽ phải gánh chịu một khoản chi phí lớn do xuất hàng chậm ngày. Trong một cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Văn Quang, Giám đốc Công ty Minh Phú (Cà Mau) cũng đã cho biết, C/O nộp trước 10h sáng mới nhận trong ngày, nộp sau thời gian này, ngày hôm sau mới được nhận. Theo tính toán từ Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cách làm việc này có thể gây cho doanh nghiệp xuất khẩu thiệt hại khoảng 850.000 đồng cho một lô hàng trị giá 250.000 USD nếu xuất hàng chậm mất 1 ngày (53).
* Hoàn thiện và thống nhất các chính sách điều hành quản lý hoạt động ngoại thương, tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản ban hành từ nhiều cơ quan quản lý, gây khó dễ cho công tác triển khai thực hiện. Đây là biện pháp luôn được các cấp, bộ ngành nhắc tới với mục tiêu làm định hướng chỉ đạo cho hoạt động của mình, thế nhưng việc thực hiện lại chẳng mấy hiệu quả. Việc quản lý chồng chéo vẫn diễn ra, ví như đối với vụ việc nhập khẩu thép phế liệu hồi tháng 5/2003 của công ty Gang Thép Thái Nguyên trên con tàu Century Luck và Global mặc dù được BTM cũng như một số cơ quan khác ủng hộ song đã bị “gác ở cửa môi trường ” và một điều lạ là ở phía nam, doanh nghiệp cũng nhập loại hàng tương tự mà không thấy bị ách tắc gì. Nguyên nhân chính chính là sự khó hiểu của quyết định 65/2001/QĐ- BKHCNMT, điều 2 khoản 2 có quy định tỷ lệ tạp chất lẫn trong thép phế liệu được phép nhập khẩu phải là “một lượng không đáng kể” khiến các cơ quan quản lý mỗi nơi hiểu một kiểu và các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu rốt cuộc vẫn là các tổ chức duy nhất gánh chịu mọi thiệt hại.
* Cải cách thủ tục mua hóa đơn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Các thủ tục mua hóa đơn, các yêu cầu về giấy tờ cần có để mua hóa đơn thuế tại Việt Nam hiện nay đã tiêu tốn rất nhiều sinh lực của các doanh nghiệp. Quy định đặt ra chỉ có lợi cho vấn đề quản lý mà không hề nghĩ đến những tình trạng nhiêu khê mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải. Thông tư của Bộ Tài Chính 120/2002/TT-BTC (ban hành tháng 12/2002) quy định về việc để mua và sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp cần có sơ đồ trụ sở, hợp đồng thuê nhà có xác nhận của UBND phường sở tại... và nhất là phải đích thân giám đốc mang theo chứng minh thư mới được mua hóa đơn. Điều này đã khiến một số giám đốc trong chuyến đi công tác nước ngoài phải vội vàng quay về chỉ để “mua hóa đơn”, chưa hết, để đổi được hóa đơn cũ đã hết hạn, ông Nguyễn Khắc Phụng, giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Hà Nội phải chuẩn bị tới 12 loại giấy tờ khác nhau, đồng thời cán bộ thuế yêu cầu đích thân ông phải đi đổi... Chính những sự phiền nhiễu không đáng có này đã khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng bế tắc, ở cơ quan quản lý nào, doanh nghiệp cũng bị gây khó rễ. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ không thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tập trung vào sản xuất chừng nào mà sức lực của họ vẫn bị chi phối bởi các thủ tục nhũng nhiễu như trong việc mua hóa đơn kể trên.
3.2.2. Giải pháp vi mô:
3.2.2.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Hạt nhân quan trọng nhất thúc đẩy hoạt động ngoại thương chính là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mọi giải pháp phát triển ngoại thương sẽ trở nên vô nghĩa nếu hoạt động của bản thân các doanh nghiệp bề trễ. Vì vậy, những giải pháp sau cần được xem xét:
* Tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu: Thực tế chứng minh đã có rất nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu mà quên đi vấn đề cần kiểm tra độ tin cậy của đối tác. Các doanh nghiệp sau khi mất hàng, mất tiền mới chợt bừng tỉnh. Kỳ quặc thay còn có một số trường hợp ký kết hợp đồng qua email trong khi không hề xác minh trụ sở thực khai báo trên email có chính xác hay không. Đó là sự vụ của một doanh nghiệp tại Hà Nội, ký kết hợp đồng qua email mua 300 tấn nhôm thành phẩm từ một doanh nghiệp Hồng Kông dưới cái tên Leettee Ptc. Ltd năm 2002. Người mua nhanh chóng mở L/C thanh toán 80% tiền hàng, số còn lại thanh toán khi nhận hàng. Khi lô hàng đến cảng, người mua phát hiện đó là phân bón chứ không phải nhôm và lập tức gửi email, fax, phản ánh cho phía Hồng Kông song được thông báo là số fax ghi trong hợp đồng không có ở Hồng Kông. Đây là bài học đau lòng cho những doanh nghiệp quá cả tin vào bạn hàng dẫn đến thiệt hại lớn về mặt vật chất. Vấn đề này không chỉ gây thiệt hại riêng cho doanh nghiệp mà còn làm méo mó sự vận động của tỷ giá, gây thiệt hại đến hoạt động thương mại. Bởi thế các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết hợp đồng, có thể tìm hiểu thông qua ngân hàng nơi đối tác có tài khoản, thông qua những bạn hàng đã từng buôn bán với đối tác...Có như vậy, ngoại thương Việt Nam mới có thể thực sự phát triển.
*Cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đồng tiền, tỷ giá thanh toán:
Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán cũng là một trong những nhân tố quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp doanh thu của doanh nghiệp. Lời khuyên truyền thống đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương chính là nếu nhập khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng xuống giá còn nếu xuất khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, tuyệt đối tránh những đồng tiền biến động thất thường trong khoảng thời gian cực ngắn, không theo chu kỳ, khó dự đoán hoặc đồng tiền của các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn về chính trị.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc xem mình sẽ áp dụng mức tỷ giá như thế nào khi thanh toán, tỷ giá giao ngay hay tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá SWAP. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một đội ngũ am hiểu về những biến động tiền tệ, biết triển khai công tác dự báo từ đó áp dụng lựa chọn loại tỷ giá nhất định cho mỗi hợp đồng xuất-nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi mới bước chân vào kinh doanh thường ấn định một mức tỷ giá nhất định trong thanh toán đối hợp đồng của họ, và vì vậy họ đã bỏ qua khoản lợi nhuận đáng lẽ ra có thể thu được nhờ biết cách kinh doanh dựa trên biến động tỷ giá. Tuy nhiên, trong tình hình thực tiễn hiện nay, do việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá SWAP còn có những hạn chế nên các doanh nghiệp thường không chú trọng đến vấn đề này. Song để có thể hội nhập tốt và đững vững lâu dài trong kinh doanh, các doanh nghiệp nên xem xét vấn đề này một cách đúng đắn hơn.
* Tiến hành đa dạng hóa ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tiến hành đa dạng hóa tài khoản tiền gửi của mình nhất là trong xu thế vận động khôn lường của hệ thống tiền tệ thế giới, việc phụ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền duy nhất sẽ gây nên những rủi ro lớn. Hãy thử tưởng tượng xem nếu trong tài khoản của doanh nghiệp A sẽ chỉ có toàn USD, cái gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Mỹ quyết định đổi tiền 10USD cũ = 1 USD mới ? Số ngoại tệ trong tài khoản doanh nghiệp A khi ấy sẽ chỉ còn bằng 1/10 so với trước kia. Giới kinh doanh có câu “không bỏ trứng vào một giỏ”, trong trường hợp này điều đó có nghĩa là đa dạng hóa ngoại tệ cũng chính là biện pháp giảm rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra, đa dạng hóa ngoại tệ sẽ giúp các doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra mua ngoại tệ nhập khẩu, thay vào đó là sử dụng ngoại loại ngoại tệ cần thiết vốn đã có sẵn trên tài khoản, chi phí mua ngoại tệ sẽ giảm bớt, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất hơn.
* Tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá: Bảo hiểm rủi ro tỷ giá đã được cho phép tiến hành ở EXIMBANK và mới đây là Ngân hàng Đầu tư – Phát triển bằng việc thực hiện nghiệp vụ Option. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể yên tâm không sợ rủi ro trong thanh toán bất kỳ ngoại tệ nào. Đặc biệt, EXIMBANK đã tái bảo hiểm cho các ngân hàng đối tác ở nước ngoài với đúng mức phí bằng mức phí bảo hiểm tại ngân hàng mình, điều này có nghĩa là EXIMBANK không được hưởng lợi từ bất kỳ một khoản phí bảo hiểm nào. Do thời điềm này chi phí bảo hiểm rủi ro tỷ giá không cao cộng với việc ngân hàng đang ra sức thu hút khách hàng thông qua việc giảm phí nên có thể xem đây là cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu khi áp dụng dịch vụ này.
* Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trên cơ sở thành lập các liên hiệp doanh nghiệp: Để thành công trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có một sức mạnh tổng hợp, đó là sự kết hợp của sức mạnh về khả năng sản xuất hàng hóa, sức mạnh trong tìm kiếm, giữ vững thị trường, sức mạnh tự cứu mình thoát khỏi những chiếc bẫy vô hình được nhào nặn bởi các quốc gia vốn lọc lõi trên thương trường. Thế nhưng thật đáng buồn là cho đến nay, sức mạnh ấy của ta vẫn còn ở dạng tiềm ẩn. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giành được đơn đặt hàng xuất khẩu hiện nay diễn ra khá gay gắt. Thậm chí có một số doanh nghiệp không có khả năng thực hiện được đơn đặt hàng vẫn nhất quyết không trông cậy vào sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp khác. Đáng lẽ ra, các doanh nghiệp của chúng ta phải cùng nhau hợp sức trên trường quốc tế thì nay, lợi nhuận trước mắt đã che mờ lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp. Và thế là sức mạnh của ta bị xé lẻ, xuất khẩu Việt Nam đành ngậm ngùi chứng kiến cảnh ra đi lần lượt của những đơn đặt hàng lớn. Thiết nghĩ để có thể tồn tại trong bối cảnh phức tạp hiện nay, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm cạnh tranh và cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
*Thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng là một trong số những nhân tố được sử dụng nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Song hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào một số thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, dẫn đến tình trạng “được ăn cả, ngã về không”. Người ta hẳn còn nhớ như in những khó khăn mà các công ty xuất nhập khẩu thủy sản gặp phải khi CFA đưa cá tra, cá basa của chúng ta ra trước tòa án Mỹ. Ấy thế mà mức độ đa dạng hóa thị trường của các công ty vẫn diễn ra rất chậm, dường như các công ty này chỉ chú trọng đến vấn đề tìm kiếm sao cho thật nhiều lợi nhuận mà quên đi việc làm gì để có thể giữ gìn lợi nhuận ấy. Thế là việc phụ thuộc vào một số ít thị trường vẫn diễn ra đối với những công ty kinh doanh lâu năm. Công ty cổ phần xuất-nhập khẩu mây tre đan Babonimex (Hải Phòng) hiện vẫn có đến 60% sản phẩm được xuất sang thị trường Mỹ. Và một khi thị trường Mỹ quay lưng với sản phẩm mây tre đan của Việt Nam thì 60% doanh thu của công ty sẽ biến mất. Do đó, các công ty Việt Nam cần thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trên cơ sở củng cố thị trường nội địa nhằm tạo hậu phương vững chắc để doanh nghiệp có thể yên tâm chiến đấu nơi tiền tuyến nóng bỏng.
* Liên kết chặt chẽ với người sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đảm bảo có được nguồn hàng xuất khẩu trong thời gian cần thiết: Quan hệ trực tiếp giữa những nhà xuất khẩu và nông dân sản xuất ra nguyên vật liệu, nông sản xuất khẩu hiện nay còn khá lỏng lẻo. Vì thế mà đã dẫn đến tình trạng ép giá từ phía các tiểu thương. Doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu phải mua nguyên vật liệu, nông sản đầu vào với giá cao trong khi những người nông dân lại bị ép bán với giá thấp. Cũng có một số doanh nghiệp tiến hành liên hệ trực tiếp với nông dân, song lại chưa đưa ra được những ràng buộc cụ thể để xảy ra tình trạng người dân tự ý phá vỡ hợp đồng nếu có lợi cho họ. Những người nông dân đơn giản thấy được giá thì bán, họ đâu có bận tâm đến việc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu thiệt hại thế nào khi vi phạm hợp đồng đã kí kết với các đối tác nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân doanh nghiệp với người dân bằng cách:
Kí kết hợp đồng với những chế tài cụ thể, đảm bảo bù đắp cho nông dân nếu có những biến động về giá.
Thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp và nông dân nhằm phát hiện sớm được những khó khăn, từ đó kịp thời đưa ra được các phương hướng giải quyết.
* Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tự quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm: Muốn đứng vững trên thị trường thế giới, các sản phẩm của Việt Nam cần có thương hiệu riêng của mình cũng như phải giữ vững được thương hiệu ấy. Thế nhưng sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất sang thị trường thế giới thường lại thường phải ngậm ngùi dưới thương hiệu của các nước khác. Có thể thấy rõ vấn đề này trong xuất khẩu dệt may, da giầy. Kết quả là người tiêu dùng nước ngoài sẽ chẳng bao giờ biết đến sản phẩm của chúng ta, việc nâng cao chất lượng sản phẩm trở nên vô nghĩa bởi nó sẽ chỉ khuyếch trương những thương hiệu không phải của Việt Nam mà thôi. Ấy là chưa kể đến việc mấy năm gần đây, các thương hiệu nổi tiếng của chúng ta lần lượt bị giành mất trên thị trường thế giới (Ví như thương hiệu thuốc lá Vinataba đã bị Malayxia đăng kí bảo hộ trên 15 thị trường trong đó có thị trường Singapore). Do đó để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp cần tự lập thương hiệu riêng, đăng ký bảo hộ thương hiệu trên một số thị trường chủ yếu thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu thông qua hội chợ, triển lãm, các phương tiện truyền thông như Truyền hình, Internet...và tăng cường các dịch vụ sau bán.
Tất cả các giải pháp trên sẽ không có tác dụng nếu chất lượng sản phẩm yếu kém, trong bối cảnh người tiêu dùng thế giới ngày càng trở nên khó tính thì việc nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua đổi mới công nghệ, thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng toàn diện tất cả các khâu từ tìm hiểu nhu cầu thị trường đến dịch vụ sau bán trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Bản thân Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng nhận định “ hàng hóa của Việt Nam còn kém về chất lượng, giá thành không cạnh tranh, nếu cứ giữ như thế này thì chúng ta sẽ ngày càng tụt hậu so với thế giới...”. Tất nhiên, để có thể làm được điều này, các doanh nghiệp cần tạo lập cho mình một đội ngũ nhân viên có trình độ bằng cách thường xuyên đào tạo cán bộ và đặc biệt là có những chế độ thực sự ưu đãi nhằm thu hút người tài.
3.2.2.2. Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu:
Từ khi hoạt động ngoại thương phát triển, cuộc sống của người sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là những người nông dân trở nên khấm khá hơn. Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thô sơ chế nên việc sản xuất thường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài đặc biệt là điều kiện về môi trường, thời tiết. Số phận người nông dân do đó trở nên bấp bênh hơn. Để bảo vệ chính mình và cũng để bảo vệ nguồn lợi xuất khẩu, nông dân cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
* Tham gia tích cực các lớp huấn luyện nuôi trồng sản phẩm xuất khẩu: Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nông dân tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu theo kiểu trào lưu, hầu hết đều chưa qua bất kỳ một lớp đào tạo nào mà chỉ học hỏi kinh nghiệm theo kiểu truyền miệng. Vì thế mà hiệu quả sản xuất không cao, việc áp dụng một số giống mới vào sản xuất do không được áp dụng đúng kỹ thuật đã gây tổn thất không nhỏ. Tháng 10/2003, hàng loạt nông dân áp dụng giống lúa cao sản do viện nông nghiệp tiến hành nghiên cứu đã lâm vào tình cảnh bi thảm khi toàn bộ số lúa họ trồng đều lép hạt. Số là giống lúa này chỉ thích hợp trồng vào mùa xuân, song do chưa được phổ biến kỹ, họ đã tiến hành trồng vào thời điểm hè-thu. Ấy là chưa kể đã có rất nhiều gia đình nhổ lúa, trồng tôm sú và đã gặp cảnh tôm chết hàng loạt vì chưa có kiến thức thực sự về phòng và chữa bệnh cho tôm. Bởi thế, các hộ gia đình cần tích cực tham gia các lớp huấn luyện nuôi trồng, ở đó họ sẽ vừa được học hỏi những kiến thức đúng đắn về nuôi trồng, lại vừa được giải đáp mọi thắc mắc giúp cho việc sản xuất có hiệu quả hơn.
* Tham gia bảo hiểm cây trồng, vật nuôi: Thực tế cho thấy việc tham gia bảo hiểm sẽ giảm bớt những thiệt hại do những rủi ro không lường trước gây ra cho cây trồng, vật nuôi, giúp người dân có được một lượng vốn duy trì sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ví như đối với công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam, trong vụ tôm 2002, công ty đã bán bảo hiểm tôm sú cho 15 khách hàng với tổng hợp đồng 30 triệu. Trong thời gian bảo hiểm có 6 khách hàng bị rủi ro và công ty đã trả bảo hiểm 400 triệu đồng. Song vấn đề bảo hiểm cây trồng, vật nuôi hiện nay vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với những người dân. Họ không tin tưởng lắm vào các loại hình bảo hiểm và chỉ tiến hành bảo hiểm đối với những vật nuôi, cây trồng gặp nhiều rủi ro. Vì thế mà đã có rất nhiều người nông dân mất trắng đành phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa đi làm mướn. Để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như quyền lợi sản phẩm xuất khẩu, thiết nghĩ ngay tại thời điểm hiện nay, người nông dân nên xem xét vấn đề mua bảo hiểm một cách nghiêm túc.
* Phối hợp thành lập hiệp hội nông dân sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu: Hoạt động sản xuất của nông dân Việt Nam chủ yếu vẫn còn phân tán, có tính chất manh mún, nhỏ lẻ, vì thế những người dân rất khó có thể tự bảo vệ mình trước những biến động về giá cũng như trước những thủ đoạn của một số tiểu thương. Việc thành lập hiệp hội sẽ giúp những người nông dân có thêm tiếng nói, họ nhất thiết sẽ phải đoàn kết với nhau để có thể chống lại sự cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu cũng như đòi hỏi những quyền lợi họ đáng lẽ được hưởng. Ở các quốc gia phát triển, hình thức này đã được thực hiện từ lâu và các hiệp hội này đã hoạt động rất tích cực trong việc chống lại sự xâm lấn của hàng nhập khẩu. Điển hình là Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép làm tăng giá bán cá tra, cá basa của ta trên thị trường họ. Các hiệp hội của Việt Nam ra đời sẽ liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó có thể giúp giảm phí trung gian, tăng lợi nhuận và doanh thu cho các hộ gia đình. Với lợi nhuận tăng lên như vậy, chắc chắn những hộ nông dân sẽ trung thành hơn trong việc thực hiện các cam kết với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ngoài một số giải pháp đối với những người dân sản xuất đầu vào xuất khẩu nói trên, lực lượng lao động trong bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nỗ lực hết mình để có thể đưa hoạt động ngoại thương Việt Nam đạt được mục tiêu làm đòn bẩy, đưa đất nước trở thành quốc gia bán công nghiệp vào năm 2010. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy chỉ đạt được khi lực lượng lao động của chúng ta luôn tự nâng cao trình độ, không ngừng học hỏi và đặc biệt là tạo được cho mình tác phong lao động công nghiệp, có tính kỷ luật cao. Người ta hẳn vẫn chưa quên sự kiện đau lòng khi một giám đốc Đài Loan đánh ba công nhân Việt Nam hồi năm 1998. Đành rằng hành vi này là không thể chấp nhận được song khách quan nhìn nhận, tính kỷ luật của các công nhân Việt Nam còn chưa cao, tính “tự do” vẫn hiện hữu. Ấy là chưa kể đến việc ở một số doanh nghiệp, hễ có bất bình là công nhân lại kéo nhau biểu tình mà không hề thương lượng trước với giám đốc. Điều này đã khiến năm 2002, trên báo Lao động ngày 13/8, Chính phủ đã phải tuyên bố cấm biểu tình ở các doanh nghiệp dệt may, thủy sản.
Lộ trình hội nhập ngày một đến gần, hơn bao giờ hết, để ngoại thương Việt Nam phát triển, để chính sách tỷ giá phát huy vai trò đòn bẩy của nó, các giải pháp trên rất cần được thực sự xem xét.
Kết luận
Ngoại thương Việt Nam đã bước đi trên chặng đường đổi mới được gần 20 năm. Từ đó đến nay, thế giới thực sự đã đổi khác. Các quốc gia ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn bởi sự vận động của những luồng hàng hóa, dịch vụ không thể nào kìm hãm nổi. Cùng với sự di chuyển các luồng hàng hóa dưới tốc độ chóng mặt, tỷ giá hối đoái các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như USD, JPY, EUR cũng liên tục biến động, phản ánh chính xác tương quan sức mua giữa các nước trên thế giới. Là một quốc gia đang bước những bước đầu tiên trong quá trình hội nhập, đã đến lúc Việt Nam chúng ta phải có những nhìn nhận đúng đắn hơn về công cụ tỷ giá, đặc biệt là tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay sẽ chủ yếu được gây dựng nhờ việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại..., rằng với cơ cấu xuất-nhập khẩu ở thời điểm hiện tại thì tỷ giá hối đoái sẽ không có tác động mấy đến hoạt động ngoại thương Việt Nam..Xin thưa nếu sản phẩm của chúng ta có cải tiến đến đâu, mẫu mã có phong phú đến cỡ nào, khi vận động dưới một chế độ tỷ giá bị áp đặt cao hơn nhiều lần so với giá trị thực của nó như tại thời điểm này thì cánh cửa hội nhập chắc chắn sẽ dần khép lại. Ấy là chưa kể đến việc hàng hóa của Việt Nam vốn kém tính cạnh tranh trên trường quốc tế, chất lượng thấp, giá thành cao... Các doanh nghiệp nhà nước với thói quen làm ăn kiểu cũ dù được đầu tư khá nhiều song đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu không được là bao. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó mấy năm trở lại đây, đầu tư nước ngoài lại không ngừng suy giảm.
Lúc Việt Nam bước chân lên thương trường quốc tế cũng chính là lúc hàng hóa Việt Nam liên tiếp gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Đằng sau những thái độ cởi mở, giảm dần mức thuế quan hay cho hưởng đãi ngộ tối huệ quốc là những rào cản vô hình do các quốc gia trên thế giới ngấm ngầm tạo ra nhằm bảo vệ sản xuất nước họ. Chiêu bài mà các nước phát triển thường sử dụng để ngăn cản sự xâm lấn của hàng hóa các nước đang phát triển trên thị trường nước họ chính là bán phá giá hàng hóa. Điều này cho thấy việc cạnh tranh dựa trên giảm giá thành sản xuất tiến đến giảm giá bán hàng xuất khẩu không còn là biện pháp tối ưu. Bài học đau lòng về vụ kiện cá tra, cá basa còn đó và tôm của chúng ta cũng rất có thể sẽ lâm vào tình cảnh tương tự, khi ấy liệu các nhà hoạch định của chúng ta có còn quay lưng với tỷ giá ? Thiết nghĩ đây chính là thời điểm thích hợp nhất để tỷ giá hối đoái được trả về vận động theo đúng xu thế tự nhiên của nó.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
(1) Augustine Arize - Dùng đồng Peso là yêu nước - Tạp chí Dân chủ Argentina – 3/2002.
(2) Nguyễn Ngọc Bích, T.S. Nguyễn Đức Dị, T.S.Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Mạnh Tuấn -Từ điển kinh tế kinh doanh Anh-Việt- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2000.
(3) Hải Bình, Thúy Ngà - Thị trường tiền tệ và chứng khoán thế giới nửa đầu năm 2003 - Thông tin tài chính, 7/2003.
(4) T.S. Võ Văn Đức, Đỗ Quang Hưng -Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp xuất-nhập khẩu Việt Nam hiện nay – Tài Chính, 8/2002.
(5) Mc. Grawhill - Quản trị tài chính quốc tế- Nhà xuất bản quốc tế , 2002.
(6) Nguyễn Thanh Hà - Nhìn nhận về những biến động về tỷ giá USD tại Việt Nam trong thời gian qua – Tài Chính, 9/2001.
(7) Nguyễn Thanh Hà - Vì sao đồng đô la sụt giá ?- www.econet.com (15/10/2003),
(8) Quang Hải - Cung cầu ngoại tệ mất cân bằng có phải do điều tiết ?– Báo Đầu tư, 3/2003.
(9) Thanh Hải - Rủi ro trong thanh toán điện tử– Tạp chí Tin học và đời sống, 12/2002.
(10) Lê Xuân Hiếu - Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái và phá giá đồng nội tệ – Tài Chính, tháng 7/2001
(11) T.S. Nguyễn Xuân Hiếu, T.S.Nguyễn Hồng Sơn -Chế độ tỷ giá và hiệu quả kinh tế ở các nước đang phát triển – Tài Chính, 4/2003.
(12) Trọng Hồ - Hiểu thế nào về nhập siêu cho đúng hiện nay - Thương mại, số 26/2003.
(13) Nguyễn Thị Thanh Hoài - Giải pháp khi hàng Việt Nam bị nước ngoài điều tra bán phá giá – Thương mại, số 36/2003.
(14) T.S. Nguyễn Đắc Hưng - Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và công cụ điều hành tỷ giá – Tài Chính, 12/2001.
(15) Th.s Nguyễn Văn Khách -Dự báo tỷ giá USD/VND năm 2003-2004 – Tạp chí Ngân Hàng, số 6/2003.
(16) Nguyễn Văn Lộc -Tỷ giá VND/USD hiện nay và các giải pháp điều chỉnh – Tài Chính, 11/2001.
(17) Võ Đại Lược - Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm - Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, 10/2003.
(18) Hồng Minh - Đồng Euro chiếm gần 10% dự trữ ngoại hối của Việt Nam – Báo Thanh niên, số 12/2003.
(19) Thành Nam - Tỷ phú Soros và quỹ đầu cơ tiền tệ – Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 28/10/1999.
(20) Trần Nguyên Nam - Đánh giá về hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – Tài chính, 2/2002.
(21) PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ -Tỷ giá hối đoái và nghệ thuật điều chỉnh- Nhà xuất bản tài chính, 1998.
(22) Vũ Ngọc Nhung - Những vấn đề tiền tệ- ngân hàng- Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
(23) Paul A.Samuelson & William D. Norhaus - Kinh tế học vĩ mô - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2001.
(24) Lan Phương -USD giảm giá, lợi hay hại ?– www.vcb.com.vn, 12/2003
(25) HQ -Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đang chất lên các ngân hàng- Thời báo ngân hàng, số 92(871), 14/11/2003.
(26) T.S Nguyễn Hồng Sơn -Tài chính tiền tệ thế giới năm 2001-Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2002.
(27) TS. Nguyễn Đình Tài -Cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái và vấn đề kinh tế đối ngoại - Nhà xuất bản giáo dục, 1995.
(28) Lê Hồng Tâm -Rủi ro vay vốn ngoại tệ và sự lựa chọn nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của doanh nghiệp– Tạp chí thương mại, số 29/2003.
(29) Lê Hồng Tâm -Vận dụng nghiệp vụ Option-ngân hàng giúp doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về tỷ giá– Thương mại, số 30/2003.
(30) Trọng Tâm -Nửa đầu năm 2003 nhìn lại thị trường ngoại hối, những điều đúng và không đúng với dự đoán– Thị trường tài chính tiền tệ, 1/8/2003.
(31) Nguyễn Ngọc Thanh -Lịch sử tỷ giá Việt Nam- Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 3/2003.
(32) PGS. TS. Đỗ Văn Thành, T.S Vũ Đình Ánh, Th.s Nguyễn Văn Tạo -Một số giải pháp kinh tế tài chính phục vụ chiến lược hướng về xuất khẩu– Bộ Tài Chính, 2001.
(33) Thanh Thảo -Bao giờ tỷ giá đồng NDT thay đổi ?– Thông tin tài chính, 8/2003.
(34) Trần Thị Ngọc Trang -Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất– Tạp chí Phát triển kinh tế, 8/2001
(35) PGS.Đinh Xuân Trình -Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương- Nhà xuất bản giáo dục, 2001.
(36) T.S. Nguyễn Công Trực -Phân tích tỷ giá và cơ chế hình thành tỷ giá tại Việt Nam- Viện nghiên cứu Tài Chính, 2000.
(37) Lê Xuân -Khi đồng Việt Nam tăng giá- Thời báo Kinh tế Sài Gòn- Số 12/2003.
(38) Bình Yên -C/O: bài toán khó tìm lời giải- Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử, 12/9/2003.
(39) TTQ -Thông tin kinh tế, 12/10/2003.
(40) Niên giám thống kê 2002; Nhà xuất bản thống kê.
(41) Thống kê tháng 10/2003; Vụ chính sách tiền tệ, NHNN.
(42) Việt Nam – Cải cách theo hướng rồng bay- Viện phát triển Havard, 1999
Tiếng Anh
(43) Aktuelle Analysen –Getting inflation in Russia down: A tricky task- Bundesinsitut fur ostwissenschaftliche und internationale Studien, 8/11/2000.
(44) Bob Stallman –Exchange rate regimes and management tactics- Ngân hàng thế giới, 2000.
(45) Dragi Tasevski – Exchange rate influence over inflation and development – Ministry of Finance, Russia 2003.
(46) Eduardo Fernández-Arias, Ugo Panizza, Ernesto Stein –Trade Agreements and Exchange rate disagreements- Fortaleza_Brazil, 3/2002.
(47) Emil-Maria Claassen – Exchange rate policies in developing and post-socialist countries –An International Center for Economic Growth Publication ICS Press, San Francisco- California, 12/2002.
(48) Harald A.Euler –Exchange rate control under fixed E.R system- WB, 2002.
(49) Johnathan Mc.Carthy –Monetary inflation, real danger for economies- Center for economic development, Berlin, 1998.
(50) Temir Burzhubaev, Tatyana Fukalova –Foreign trade and exchange rate problem in Kyrgyzstan– IMF, 1999.
(51) Weinmar Guiner –Interest rates and the exchange rate control- Institute of strategic economic development of Germany, 2000.
(52) Yokiko Ama –Japan 20 years before- University of Tokyo, 8/1998.
(53) Yu Yongding –The Yuan depreciation and its impacts on Chinese economy- Institute of the Asia economics and politics development, 11/2002.
(54) Vietnam: Preparing for Take-off ? – WB 2003
(55) Yen Vu -Banking system in Vietnam- www.thebanker.com, 22/12/2001
(56) Economic Times, 17/10/2003.
Phụ lục
Phụ lục 1
1.1.Cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 1995-2003
Đơn vị: %
Nhóm
Năm
Máy móc thiết bị
Nguyên vật liệu
Hàng tiêu dùng
1995
27.5
57.8
16.5
1996
33.2
56
10.8
1997
28
63
9
1998
27.6
55.7
6.7
1999
28.4
66.4
5.2
2000
30.9
63.8
5.3
2001
30.5
61.6
7.9
2002
32
62.9
5.1
2003 (ước)
28
67.2
6.8
Nguồn: Báo cáo ước tính của Bộ Thương Mại, 8/2003.
1.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân theo châu lục giai đoạn 1999-2002
1999
2000
2001
2002
(%) 2000/2001
(%) 2002/2001
Tổng kim ngạch (triệu USD)
11541,0
14455,0
15027,0
16796,0
104,0
Châu Á
Kim ngạch (triệu USD)
6656,6
8716,4
9086,0
8711,0
104,2
95,9
Tỷ trọng (%)
57,7
60,3
60,5
52,1
Châu Âu
Kim ngạch (triệu USD)
3078,0
3363,6
3795,0
3981,0
113,2
103,2
Tỷ trọng (%)
26,7
23,2
25,3
23,5
Châu Mỹ
Kim ngạch (triệu USD)
714,0
954,0
1398,0
2730,0
146,5
195,3
Tỷ trọng (%)
6,2
6,6
9,3
16,3
Châu Phi
Kim ngạch (triệu USD)
137,7
144,5
171,0
129,0
118,3
75,4
Tỷ trọng (%)
1,2
1,0
1,1
0,8
Châu Đại Dương
Kim ngạch (triệu USD)
836,5
1286,5
1027,0
1355,0
79,8
131,9
Tỷ trọng (%)
7,2
8,9
6,9
8,1
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu theo châu lục giai đoạn 1999-2002
Năm
Thị trường
1999
2000
2001
2002
(%) 2001/2000
(%) 2002/2001
1. Châu Á
*Kim ngạch (tỷ USD)
*Tỷ trọng
9,438
80,4%
12,852
82,2%
12,768
79%
19,733
80,2%
99,3
124,0
2. Châu Âu
*Kim ngạch (tỷ USD)
*Tỷ trọng
1,544
14,2%
1,861
13,1%
2,181
13,5%
2,803
11,9%
117,3
128,5
3. Châu Mỹ
*Kim ngạch (tỷ USD)
*Tỷ trọng
0,424
3,6%
0,516
3,3%
0,411
2,5%
0,682
3,5%
79,7
165,9
4. Châu Phi
*Kim ngạch (tỷ USD)
*Tỷ trọng
0,039
0,3%
0,047
0,3%
0,051
0,3%
0,067
0,3%
108,7
131,4
5.Châu Đại Dương
*Kim ngạch (tỷ USD)
*Tỷ trọng
0,272
1,5%
0,360
1,1%
0,588
4,7%
0,353
4,1%
163,5
60
Nguồn: Bộ Thương Mại
1.4.Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực phân theo khu vực thị trường giai đoạn 1997-2002
Đơn vị: triệu USD
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Gạo
819,20
984,20
798,90
512,31
478,15
650,7
Châu Âu
326,40
182,60
131,70
52,65
60,85
58,30
Châu Á
345,00
653,10
635,70
288,70
264,00
320,40
Châu Phi
1,61
7,67
24,58
-
29,82
-
Trung Đông
81,21
96,70
1,96
160,30
116,30
-
Châu Mỹ
64,98
44,34
4,96
10,83
7,18
-
Cà phê
478,88
587,52
620,16
482,11
387,85
-
Châu Âu
225,70
329,80
375,20
311,40
253,20
-
Châu Á
179,90
170,40
178,80
95,80
54,90
-
Châu Phi
-
0,16
0,42
-
0,81
-
Trung Đông
-
-
3,81
0,10
0,46
-
Châu Mỹ
73,28
87,16
61,93
74,81
65,44
-
Cao su
179,8
118,90
145,94
162,24
159,02
-
Châu Âu
26,40
22,54
29,42
43,25
43,97
-
Châu Á
151,70
93,87
113,50
116,90
108,00
-
Châu Phi
-
-
0,01
-
0,01
-
Trung Đông
-
0,04
0,02
-
4,57
-
Châu Mỹ
0,84
1,59
2,99
2,09
2,47
-
Thủy hải sản
754,83
804,60
958,52
1459,00
1727,90
2024,20
Châu Âu
77,15
100,00
95,13
110,84
127,60
-
Châu Á
631,70
616,10
728,60
1024,00
1097,00
-
Châu Phi
-
0,10
0,09
-
0,21
-
Trung Đông
-
0,07
1,30
0,23
0,97
-
Châu Mỹ
45,98
88,33
133,40
324,00
502,10
-
Dệt may
1231,40
1367,70
1603,8
1846,90
1974,10
2710,10
Châu Âu
473,30
628,30
686,10
712,20
737,40
-
Châu Á
715,90
649,40
856,30
1046,00
1143,00
-
Châu Phi
-
0,28
0,23
-
1,34
-
Trung Đông
-
0,86
0,85
0,31
5,25
-
Châu Mỹ
42,21
52,90
60,31
79,45
87,13
-
Da giầy
-
839,20
1109,70
1395,80
1426,80
1828,00
Châu Âu
-
508,10
774,10
1084,00
1106,00
-
Châu Á
-
191,30
184,60
191,10
156,20
-
Châu Phi
-
3,25
3,05
-
6,77
-
Trung Đông
-
0,04
7,05
2,87
3,69
-
Châu Mỹ
-
136,50
140,09
117,80
154,20
-
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Hải quan.
Phụ lục 2
Tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên nhóm hàng xuất khẩu và nhóm thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Nhóm đối chứng
Hệ quả
Tích cực (+)/ tiêu cực (-)
Nhóm đầu tư xuất khẩu
Dựa vào vốn vay USD
Tăng gánh nặng nợ, hạn chế đầu tư
-
Dựa vào vốn vay trong nước
Giảm gánh nặng nợ, tạo điều kiện tăng đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu
+
Nhóm nguyên nhiên liệu
Kích thích xuất khẩu do tăng thu nếu tính bằng nội tệ và có khả năng giảm giá
+
Nhóm gia công, chế biến
Tỷ lệ xuất khẩu cao
Khả năng cạnh tranh cao hơn do giá gia công tính bằng ngoại tệ hạ
+
Tỷ lệ tiêu thụ nội địa cao
Giá nhập khẩu tăng, giá bán không tăng tương ứng nên dễ bị lỗ
_
Nhóm nước thanh toán bằng USD
Qui định không nghiêm về bán phá giá
Tăng sức cạnh tranh do giảm giá bán
+
Qui định nghiêm ngặt về chống bán phá giá
Ít có khả năng giảm giá bán song lợi nhuận tính bằng nội tệ tăng
+
Nhóm nước thanh toán bằng bản tệ
Tỷ giá ngoại tệ tăng nhanh hơn tỷ giá VND
Tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu
+
Tỷ giá ngoại tệ tăng chậm hơn tỷ giá VND
Việt Nam khó xuất khẩu sang thị trường này
_
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương.doc