Lý luận và thực tiễn giải quyết án Hôn nhân gia đình

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. I. Đặc điểm của công tác giải quyết án Hôn nhân gia đình Qua thống kê, tổng kết hàng năm cho thấy khối lượng công việc về án Hôn nhân gia đình chiếm một nữa số án kiện mà Tòa án nhân dân phải giải quyết. Ngoài ra, tính chất phức tạp trong quan hệ Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng dẫn đến việc giải quyết án dân sự ngày càng phức tạp hơn. Tính chất phức tạp trong quan hệ hôn nhân và gia đình cũng được thể hiện trong các văn bản pháp luật về Hôn nhân và gia đình ban hành sau thì số lượng điều luật ngày càng nhiều hơn. Ví dụ: Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ có 57 điều luật, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 số điều luật đã tăng lên 110 điều. Điều đó chứng tỏ rằng quan hệ Hôn nhân và gia đình ngày càng yêu cầu pháp luật phải điều chỉnh chi tiết hơn, cụ thể hơn. Thực tiễn cống tác xét xử án Hôn nhân và gia đình thể hiện rõ điều này. Trong số các vụ án khiếu nại bức xúc kéo dài, mà Tòa án nhân dân tối cao phải đang cùng với vụ dân nguyện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thì có 03 trong 04 vụ phải tường trình cụ thể là án Hôn nhân và gia đình. Tính chất phức tạp của án Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng, sự quan tâm của xã hội, của báo chí đối với loại án kiện này ngày càng nhiều hơn. Tòa án nhân dân tối cao đã có tờ trình đề nghị thành lập Tòa hôn nhân và gia đình nhưng chưa được thông qua. Việc Quốc hội chưa thông qua đề nghị thành lập Tòa Hôn nhân và gia đình không có nghĩa là chưa cần phải có một Tòa riêng để giải quyết loại việc này. Theo chúng tôi có thể các lập luận, chưa đủ tính thuyết phục; có thể chúng ta mới chỉ nói được số lượng công việc mà chúng ta đang phải giải quyết ngày càng nhiều, mà chưa làm rõ được cái đặc trưng của loại án Hôn nhân và gia đình khác với án dân sự, nhất là yêu cầu riêng về tố tụng. Một số nước trên thế giới (như ở Úc), thì Tòa Hôn nhân và gia đình từ cấp Tỉnh trở xuống thành lập một hệ thống độc lập riêng, chỉ ở cấp Trung ương mới hội tụ lại Tòa án tối cao. Ở nhật người ta cũng tổ chức hệ thống Tòa án Hôn nhân và gia đình riêng. Tòa án Hôn nhân và gia đình ở Nhật xét xử các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Điểm đặc trưng của việc thành lập Tòa Hôn nhân và gia đình là đặc trưng về tố tụng. Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình người ta cho rằng nó là lĩnh vực rất riêng tư và phải có tố tụng riêng. Điểm đặc trưng nhất của loại tố tụng này là phải kín. Người ta rất ngạc nhiên khi thấy chúng ta đưa các vụ án về Hôn nhân và gia đình ra xét xử công khai, thậm chí còn mang về Hội trường Ủy ban nhân dân xã, sân đình, sân kho mà giải quyết viêc ly hôn. Xã hội càng phát triển, càng có sự quan tâm đến việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình. Tại Úc, người ta nói chỉ riêng có Thẩm phán Gia đình cần được bảo vệ hai bốn trên hai bốn giờ (24/24 giờ) còn các Thẩm phán của các Tòa khác không cần bảo vệ như vậy. Về điều này, người ta lý giải rằng, việc gia đình tưởng là một việc nhỏ nhưng nó lại gây nên bức xúc, gay gắt ngay cả khi tranh chấp và sau khi án đã sử xong rồi, các đương sự vẫn cho rằng cuộc đời của họ bây giờ khốn khổ như thế này, gia đình họ tan nát như thế này là do ông bà Thẩm phán của Tòa gia đình gây ra. Sự ám ảnh này đã dẫn đến họ luôn luôn tấn công Thẩm phán. Một vài ví dụ trên để tháy rõ hơn hướng phát triển của loại án Hôn nhân gia đình. Án Hôn nhân và gia đình không phải là đơn giản, mà có những đặc trưng riêng, xét xử loại án này có yếu tố khó hơn với các loại án khác, chứ không phải là loại án, loại việc dể nhất như chúng ta thường quan niệm.

doc58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6152 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận và thực tiễn giải quyết án Hôn nhân gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con từ 9 tuôi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.             - Xuất phát từ thực tế những trường hợp vợ chồng ly hôn , một bên được giao nuôi con và không cho bên kia được thực hiện quyền thăm nom nên Luật 2000 quy định quyền thăm nom sau khi ly hôn nhằm đảm bảo quyền của người không trực tiếp nuôi con được thăm nom, không ai được cản trở việc thực hiện quyền này. Trong trường hợp không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm non để cản trở, chia rẽ tình cảm của người cha hoặc người mẹ đang trực tiếp nuôi con thì có quyền yêu cầu Toàn án hạn chế quyền thăm con của  người đó (điều 94)             -Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn:             Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn hết sức phức tạp, do vậy khi giải quyết thường các đương sự kháng cáo chủ yếu việc xác định và chia tài sản. Do vậy, để có cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết thì Luật Hôn nhân - gia đình 2000 kế thừa Luật Hôn nhân - gia đình 1986, đồng thời bổ sung, phát triển một số những qui định để điều chỉnh vấn đề này.             - Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận; nếu bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.             Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó.             - Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì nên chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên các nguyên tắc sau:             + Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình coi như lao động có thu nhập.             + Bảo vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình.             + Bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập.             + Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị , nếu bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.             Việc xác định khối lượng tài sản chung của vợ chồng và phần chênh lệch căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử.             Ngoài ra tùy từng trường hợp áp dụng các quy định tại các điều 96, 97 và 98 để giải quyết các trường hợp cụ thể sau:             * Chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn (điều 96)             Điều 96 của luật quy định việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình mà ly hôn:             + Trong trường hợp nếu phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng về việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung.             + Trong trường hợp nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.             * Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (điều 97).             Việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn. Luật Hôn nhân - gia đình 2000 có phân biệt một số loại khác nhau như sau:             + Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.             + Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hơp chỉ có một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng đất nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra theo qui định trên.             - Đối với đất trồng cây nông nghiệp lâu năm, đất lâm nghiệp trồng rừng, đất ở thì được chia theo nguyên tắc quy định tại điều 95 của Luật.         Trong trường hợp vợ, chồng chung sống với gia đình, thì khi ly hôn, quyền của bên không có quyền sử dụng đất và không trực tiếp chung sống với gia đình được giải quyết theo qui định về chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng chung sống với hộ gia đình mà ly hôn tại điều 96.             * Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ, chồng (điều 98): Đối với nhà thuộc sở sở hữu chung của vợ chồng nếu nhà chia được để sử dụng thì được chia theo nguyên tắc quy định tại điều 95; nếu nhà không thể chia thì bên tiếp tục sử dụng nhà phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.             Trong trường hợp nhà ở thuộc riêng của bên đã đưa vào sử dụng chung thì nhà vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp cải tạo, sửa chữa nhà (điều 99). 2. Những trường hợp cụ thể ( Các bản án đã có hiệu lực pháp luật , xử công khai) TÒA ÁN NHÂN DÂN             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM     Thành Phố Huế                                            Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc             ------                                                         --------------------------- An số : 16 /DSST Ngaỳ :19-7 -2004                                                NHÂN DANH TL số :57/DSST        NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ngày: 18/3/2004                       TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ                                     Với hội đồng xét xử gồm: Chủ tọa phiên tòa :......................................................., Thẩm phán Hội thẩm nhân dân :Ông ........................................,UBND xã Hương Long - Huế à bà ............................- Cán bộ UBND xã Thủy Biều - Huế.  Đại diện VKSNDTP Huế: ........................- Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa: Bà .................................- Thư ký Tòa án. Hôm nay , vào lúc 08 h ngày  19 /7 /2004,Tòa án nhân dân Thành phố Huế mở phiên tòa công khai   tại trụ sở 60 Nguyễn Huệ - Huế để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự “ Xin ly hôn “ giữa : Nguyên đơn : Bà Trần Thị L - sinh năm 1955 .Trú tại : ............................................ Huế .Quốc tịch : Việt Nam; dân tộc : Kinh ; Tôn giáo: Không.Văn hóa: Lớp 5/12 ; nghề nghiệp ; ..................có mặt tại phiên tòa ). Bị đơn : Trần Ngọc T - sinh ngày 26/12/1954 .Trú tại : .............................................. - Huế  Quốc tịch : Việt Nam; dân tộc : Kinh ; Tôn giáo: Không.Văn hóa: Lớp 6/12 ; nghề nghiệp:........................ ( ông T xin xét vắng mặt ). NỘI  DUNG VIỆC KIỆN Căn cứ vào đơn xin ly hôn của bà Lý , lời khai của ông Tý , bà Lý đã  xác định được : Ông Tý , bà Lý tự nguyện lấy nhau sau thời gian tìm hiểu khoảng gần một năm , được sự nhất trí của hai bên gia đình , do hòan cảnh  2 gia đình đều nghèo khổ không có điều kiện kinh tế nên gia đình ông Tý chỉ mang một mâm trầu cau sang gặp gia đình  bà Lý thưa chuyện cho hai người về chung sống với nhau vào năm 1976 mà không tổ chức lễ hỏi cưới theo phong tục địa phương . Sau 10 năm chung sống, ông Tý ,b à Lý có đến UBND phường .........- Huế làm đăng ký kết hôn ngày 9/12/ 1986. Quá trình ông Tý, bà Lý chung sống đã sinh được 6 con chung (một  người con đã mất ) còn lại 5 .Trong đó có 3 người con đã trưởng thành , có vợ chồng và gia đình riêng là : Trần Ngọc D - sinh năm 1977 , Trần Ngọc T sinh năm 1980 ; Trần Thị Ngọc B- sinh năm 1983.Hiện nay còn 2 con là Trần Thị Ngọc H- sinh năm 1985 ( đã trưởng thành ) và Trần Thị Ngọc T - sinh ngày 30/6/1989 đang ở với bà Lý và xin được ở với bà Lý. Ông Tý bà Lý làm không đủ chi tiêu nên vợ chồng chưa mua được tài sản chung ; ông bà  có nợ chung 2.000.000đ của quỹ xóa đói giảm nghèo phụ nữ phường Phú Hòa - Huế ;bà Lý đã trả đủ nên vợ chồng không còn nợ chung . Hiện nay bà Lý và các con đang ở trong nhà  tạm khoảng 10 m2 ( nhà  của mẹ bà Lý) dựng tạm trên bờ hồ Trần Hưng Đạo ; hiện nằm trong khu vực giải tỏa.   Ông Tý , bà Lý chung sống đã được 28 năm  nhưng theo bà Lý khai vợ chồng chỉ hạnh phúc được một năm  rưỡi thì mâu thuẫn xảy ra cho đến nay lý do từ  ông Tý sống không chung thủy với bà Lý do ông Tý lấy thêm 3 người vợ lẽ và có thêm 13 đứa con riêng ; ông Tý sống vô trách nhiệm với bà Lý và con cái , bà Tý có ghen tuông nên vợ chồng hay xảy ra xô sát ,gây gỗ,  ông Tý thường đánh đập bà Lý và khi bà Lý ốm đau thì không có tiền để mua thuốc , không có ai chăm sóc , tự đi làm, nuôi con nhưng ông  Tý  vẫn thường xuyên gây gổ , đánh đập bà , không để cho bà sống yên ổn. Nay theo nguyện vọng bà Lý xin được ly hôn với ông Tý để ổn định tinh thần , đi làm lo cho cuộc sống .Nếu được Tòa án chấp nhận giải quyết cho ly hôn  bà Lý xin tiếp tục được nuôi con chung là Trần Thị Ngọc Tuyết  sinh ngày 30/6/ 1989 đến trưởng thành, bà không yêu cầu ông Tý đóng góp phí tổn nuôi con. Riêng  cháu Trần Thị Ngọc Hải sinh năm 1985 đã đủ tuổi trưởng thành  ,c ó nguyện vọng xin được ở với mẹ (bà Lý cũng đồng ý).Tài sản chung , nợ chung của vợ chồng không có nên bà không yêu cầu giải quyết., Về ý kiến của ông Tý ( căn cứ lời khai ngày 8/7/2004 ) ông Tý đã xác nhận quá trình chung sống giữa ông và bà Lý như lời bà Lý khai , ông Tý có xác nhận ông có chung sống như vợ chồng với 3 người phụ nữ khác và có 13 đứa con  riêng, nhưng ông Tý vẫn sống với bà Lý bình thường , và hiện nay ông bà đã có đủ cháu nội, ngoại nên việc ly hôn là không cần thiết, nên ông Tý không đồng ý ly hôn .Còn nếu bà Lý vẫn muốn ly hôn thì tòa án giải quyết theo pháp luật ông Tý xin được vắng mặt tại phiên tòa, đồng thời ông Tý xin được nuôi con là cháu Trần Thị Ngọc Tuyết sinh ngày 30/6/1989 đến trưởng thành , ông không yêu cầu bà Lý đóng góp phí tổn nuôi con. Tài sản chung , nợ chung của vợ chồng không có nên ông không yêu cầu tòa án giải quyết. PHẦN NHẬN XÉT VỤ ÁN Qua thẩm vấn công khai tại phiên tòa hôm nay ,đối chiếu với các chứng cứ tài liệu đã thu thạp được có trong hồ sơ ; quan điểm của đại diện Viện kiểm sát NDTP Huế đề xuất giải quyết vụ án; sau khi thảo luận và nghị án , hội đồng xét xử nhận thấy: Ông Trần Ngọc Tý và bà TrầnThị Lý lấy nhau tự nguyện vào năm1976 và sau 10 chung sống ông bà có làm đăng ký kết hôn hợp  pháp vào ngày 9/12/1986 tại UBND phường Phú Hòa - Huế. Như vậy cuộc hôn nhân của ông Tý , bà Lý đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật  hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn nên được công nhận là  cuộc hôn nhân hợp pháp.Tuy  về thực tế ông Tý, bà Lý sống với nhau  thời gian đã 28 năm , nhưng qua điều tra ,xác minh tại địa phương ,đều khẳng định rằng ông Tý bà Lý chung sống không có hạnh phúc do ông Tý sống không chung thủy với bà Lý , ôngTý đã ăn ở cùng với 3 người phụ nữ khác và có 13 đứa con riêng với họ  nên ông Tý sống vô trách nhiệm với bà Lý và các con chung của ông Tý, bà Lý , ngoài ra  ông Tý còn đánh đập bà Lý ; mặc dù ông Tý không đồng ý ly hôn ; nhưng thực tế cho thấy cuộc hôn nhân của ông Tý bà Lý đã đến mức mâu thuẫn trầm trọng , mục đích của hôn nhân không đạt được vì ông Tý đã sống vô tráchnhiệm với vợ con từ nhiều năm nay. Để  bảo vệ quyền lợi hợp pháp  cho bà Lý , hội đồng xét xử  nghĩ  cần chấp nhận đơn yêu cầu của bà Lý xin ly hôn với ông Tý và xử cho bà Lý được ly hôn với ông Tý  như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát NDTP Huế là phù hợp quy định của pháp luật. Về con chung: Hiện nay ông Tý ,bà Lý còn 2 người con là cháu cháu Trần Thị Ngọc H - sinh 1985 ( đã đủ tuổi trưởng thành ) và cháu Trần Thị Ngọc T - sinh ngày 30/6/1989 đang  học lớp 9, cháu H có nguyện vọng xin được ở với bà Lý , được bà Lý chấp nhận ; nhưng cháu H đã trưởng thành nên cháu có quyền tự quyết định việc ở với cha hoặc mẹ nên HĐXX không xét. Còn cháu T ,cả ông Tý , bà Lý đều xin được nuôi đến trưởng thành và không bên nào có yêu cầu phải đóng phí tổn nuôn con, nhưng thực tế hiện nay cháu T vẫn đang ở với bà Lý , ông Tý thì phải lo cho những người con riêng của ông , và theo nguyện vọng cháu T cũng mong muốn được ở với mẹ.Để ổn định đời sống cho cháu T,  hội đồng  xét xử nghĩ nên giao cháu T cho bà Lý tiếp tục nuôi dưỡng đến trưởng thành là phù hợp , bà Lý không yêu cầu ông Tý đóng góp phí tổn nuôi con nên HĐXX không xét. Về tài sản chung : Ông Tý , bà Lý đều xác nhận vợ chồng không có tài sản chung ; vè nợ chung trươc đây ông Tý , bà Lý có nợ 2.000.000đ của quỹ Xóa đói giảm nghèo Hội phụ nữa phường ............- Huế nhưng bà Lý đã trả đủ hết số nợ này , đến nay 2 bên không còn nợ chung nên hội đồng xét xử  không xem  xét giải quyết nữa. Từ những nhận định trên . Hội đồng xét xử  Tòa án nhân dân Thành phố Huế QUYẾT ĐỊNH - Áp dụng khỏan 1 điều 89 , điều 91, 92,  94 Luật hôn nhân và gia đình Việt nam năm 2000. Áp dụng khỏan 3 điều 48 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ; nghị đinh 70 /CP ngày 12/6/1997 quy định về án phí . Tuyên xử: 1.Về tình cảm vợ chồng : + Xử cho bà Trần Thị L được ly hôn ông Trần Ngọc T . + Đề nghị UBND phường .........- Huế - xóa tên bà Trần Thị  L , ông Trần Ngọc T trong sổ lưu đăng ký kết hôn tại phường ( quyển số 02 số 566 ngày 9/12/1986 ) 2.Về con chung :Giao cháu Trần Thị Ngọc T  sinh ngày 30/6/1989 cho bà  Lý trực  tiếp nuôi dưỡng  đến trưởng thành .Bà Lý không yêu cầu  ông Tý đóng phí tổn nuôi con . Nhưng ông Tý được quyền qua lại thăm nom, chăm sóc con chung không ai được cản trở. 3.Về án phí dân sự sơ thẩm: Ba TrầnThị Lý phải chịu 50.000đ án phí ly hôn , nhưng bà Lý  đã tạm nộp dự phí đủ , nay được trừ .Căn cứ biên lai số 275 quyển số 10 ngày 18/3/2004 của Đội Thi Hành án Tp Huế . Án xử  sơ thẩm công khai , có mặt nguyên đơn ( bà Lý ) báo cho bà Lý biết có quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.Riêng bị đơn ( ông Tý xin vắng mặt ) được quyền kháng cao bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ  ngày nhận được bản sao bản án .                                                 HỘI ĐỒNG XÉT XỬ                         Hội thẩm nhân dân                 Chủ tọa phiên tòa                                                        Đã ký                                                 ----------------------                                                 y sao bản chính                                     Ngày 2 tháng 8 năm2004. TÒA ÁN NHÂN DÂN              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM     Thành Phố Huế                                              Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc             ------                                                         --------------------------- An số : 19/DSST Ngaỳ :20-7 -2004                                                NHÂN DANH TL số :231/DSST        NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ngày: 09/12/2003                     TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ                                     Với hội đồng xét xử gồm: Chủ tọa phiên tòa :................................: Thẩm phán. Hội thẩm nhân dân :Ông Lê Thanh Lam  và ông Nguyễn Văn Tuấn. Đại diện VKSNDTP Huế: Ông Võ Văn Bảng - Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa : Cô Nguyễn Lê Tuyết Linh - Thư ký Tòa án. Hôm nay , vào lúc 8 h ngày 20 tháng 7 năm 2004 , tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Huế , mở phiên tòa công khai để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự , về “ Yêu cầu ly hôn “ giữa: - Chị Lê thị Ngọc Xuân ; Sinh năm 1970 , nghề nghiệp: Buôn bán.Trú tại : ......................................................................................- Phú Cát - Tp Huế ( có mặt ). - Anh Hồ Tấn Duẩn ; sinh năm 1968 , nghề nghiệp :...............Trú tại: ...............................................-  Huế ( có mặt ). - Những người tham gia tố tụng khác; + Bà Dương Thị Hiền : 66 tuổi .Trú tại : ........................................ - Huế ( đại diện gia đình anh Duẩn ; Có mặt). + Bà Trương Thị Nữ : 60 tuổi .Trú tại ..............................................Huế ( Đại diện gia đình chị Xuân , Có mặt ) .                                             NỘI DUNG VỤ VIỆC Theo đơn và lời khai của chị Lê Thị Ngọc Xuân và anh Hồ Tấn Duẩn trình bầy thì : Anh Duẩn và chị Xuân kết hôn với nhau trên cơ sở tự nguyện, đã được UBND phường Vỹ Dạ chứng nhận kết hôn vào ngày 02/12/1991, có tổ chức lễ cưới tại gia đình ,được gia đình bố mẹ và họ hàng hai bên thừa nhân .Sau khi kết hôn thì vợ chồng về chung sống với nhau tại 182 Nguyễn Sinh Cung- Vỹ Dạ - Huế .Quá trình sống chung với nhau chỉ hạnh phúc một thời gian đầu .Đến năm 1998 thì giữa vợ chồng bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, nhưng trầm trọng nhất là từ năm 2001 cho đến nay. Nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng chủ yếu do anh Duẩn rươụ chè say sưa , không quan tâm gì đến cuộc sống của vợ chồng, con cái. Mặt khác do giữa hai người hay nghi ngờ nhau trong công việc buôn bán làm ăn .Từ đó đã làm cho tình cảm vợ chồng ngày càng trầm trọng , sống không có hạnh phúc . Nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn nữa, mâu thuẫn đã trầm trọng , kéo dài nên chị Xuân và anh Duẩn thỏa thuận xin được  thuận tình ly hôn ly hôn. Về con chung : anh Duẩn và chị Xuân công nhậnvợ chồng có 2 con chung là : Hồ Tấn Doãn ; sinh ngày 12/11/1992 và Hồ Thị Xuân Dung ; sinh ngày 15/4/1996; hiện đang ở với vợ chồng.Chị Xuân xin được trực tiếp nuôi cả hai con chung.Về việc cấp dưỡng tiền nuôi con , chị Xuân yêu cầu anh Duẩn đóng góp mỗi tháng 200.000đ .Nhưng về phía anh Duẩn không chấp nhận. Anh Duẩn yêu cầu tòa án xem xét giải quyết cho anh được nuôi một con  là Hồ Tấn Dõan; còn Hồ Thị Xuân Dung giao cho chị Xuân trực tiếp nuôi dưỡng; về việc cấp dưỡng nuôi con , hai bên khỏi phải cấp dưỡng tiền cho nhau để nuôi con chung . Về tài sản chung : anh Duẩn và  chị Xuân công nhận trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có tạo lậpmột số tài sản gồm : 1 cái tủ mẹ bồng con , 1 tủ  tápdờnuy , 1 chiếc ti vi 21 in , 1 chiếc tủ gỗ dán đựng ti vi, 1 bàn học sinh , 1 chiếc hon đa đời 81 có giá trị là 3.000.000đ , và 01 ngôi nhà có diện tích 38,08m2  được xây dựng  trên thửa đất có diện tích 42,6m2 ( nguồn gốc đất là do bố mẹ cho vợ chồng để làm nhà ở vào năm1997 , hiện chưa làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ) tọa lạc tại 182 Nguyễn Sinh Cung - Vỹ Dạ - Huế . Hai bên thỏa thuận  phân chia như sau: Giao cho chị Xuân sở hữu  01 tủ mẹ bồng con,1 tủ tápdờnuy, 1 tủ gỗ dán, 01 bàn học sinh  và sỡ hưữ phần nhà có diện tích : 2,47m x 5,6 m = 13,83m2 gắn liền quyền sử dụng phần đất có diện tích 3,90x 6,0m = 23,40m2 ( phần nhà đất phía  nam sát với nhà bà Dương Thị Hiền ). Giao cho anh Duẩn sỡ hưữ 01 chiếc ti vi 21 in và phần nhà có diện tích 3,2 m x 5,6 m = 17,92m2; gắn liền quyền sử dụng phần đất có diện tích : 3,2 m x 6.0m = 19,20m2 ( phần nhà đất sát với nhà bà Cúc , nằm phía bắc) tọa lạc tại 182 Nguyễn Sinh Cung - Vỹ Dạ - Huế .Ranh giới  giữa hai phần nhà là một đường thẳng, cắt từ trước ra sau theo mép tường giữa ( bức tường giữa thuộc sỡ hữu của chị Xuân ) .Riêng về tài sản là chiếc xe hon đa đời 81 có giá trị còn lại là 3.000.000đ , hai bên thỏa thuận chia đôi mỗi người được hưởng 1/2 về mặt giá trị, tương ứng với số tiền 1.500.000đ. Còn về mặt hiện vật , hai bên thỏa thuận giao cho chị Xuân sỡ hưữ  01 chiếc xe máy.Chị Xuân phải chịu trách nhiệm thanh toán cho anh Duẩn 1/2 về giá trị chiếc xe máy trên theo phần anh Duẩn được hưởng là 1.500.000đ, ngay sau khi án có hiệu lực. Về công nợ : Anh Duẩn và chị Xuân công nhận hiện còn nợ khỏan tiền vay vốn xóa đói giảm nghèo là 1.750.000đ và nợ khỏan tiền vay vốn dự án Việt Bỉ ( do phụ nữ phường phụ trách vốn vay ) là 920.000đ .Tổng cộng hai khỏan nợ là 2.670.000đ  và tiền lãi. Chị Xuân tự nguyện nhận trách nhiệm trả nợ số nợ gốc nói trên và tiền lãi theo hợp đồng tín dụng, chị Xuân không yêu cầu anh Duẩn cùng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với số tiền vay trên .Về phía đại  diện Hội phụ nữ phường  ( phụ trách tổ vay vốn ) cũng đã thỏa thuận cho chị Xuân trả dần nợ gốc và tiền lãi theo kỳ hạn được quy định trong hợp đồng tín dụng; không yêucầu tòa án giải quyết nợ. Qua hòa giải  tại tòa án , anh Duẩn  chị Xuân thỏa thuận và tự nguyện xin được thuận tình ly hôn.Về mặt tài sản và công nợ thì hai bên đương sự cũng đã thỏa thuận phân chia tài sản chung và trách nhiệm trả nợ vay . Nhưng  về việc nuôi con  , do các bên không thống nhất đượcvới nhau về việc nuôi con chung ,nên anh Duẩn và chị Xuân đều yêu cầu tòa án xem xét quyết định. TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ NHẬN XÉT VỀ VỤ ÁN Qua thẩm vấn công khai tại phiên tòa , sau khi nghe ý kiến trình bầy của các bên đương sự , quan điểm của đại diện Viện kiểm sát NDTP Huế về hướng giải quyết vụ án và qua xem xét các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án .Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Huế nhận thấy:Hôn nhân giữa anh Duẩn và chị Xuân là hôn nhân hợp pháp , vì  đảm bảo các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.Quá trình vợ chồng chung sống với nhau thời gian đầu tuy có hạnh phuc , nhưng từ đầu tháng 11/2001 thì giữa vợ chồng bắt đầu phát sinh mâu thuẫn và ngày càng trầm trọng nên giữa hai người đã làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn; sau đó do con cái còn nhỏ nên đã rút đơn để đòan tụ vợ chồng.Từ ngày Tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án cho đến nay thì giữa anh Duẩn và chị Xuân vẫn sống với nhau không có hạnh phúc , mâu thuẫn giữa vợ chồng vẫn trầm trọng kéo dài nên chị Xuân và anh Duẩn thỏa thuận  xin được thuận tình ly hôn. Tại phiên tòa hôm nay , anh Duẩn và chị Xuân  đều cho rằng tình cảm vợ chồng không còn nữa, nếu cứ tiếp tục chung sống với nhau trong tình trạng này thì cũng không đem lại hành phúc. Do đó anh Duẩn và chị Xuân thỏa thuận xin được thuận tình ly hôn .Xét thấy  mâu thuẫn giữa anh Duẩn và chị Xuân đã trầm trọng ,đời sống chung không thể kéo dài , mục đích hôn nhân không đạt được .Việc thỏa thuận xin được tình ly hôn của hai bên đương sự là tự nguyện , phù hợp với pháp luật nên cần được công nhận. Về con chung: Vợ chồng anh Duẩn và chị Xuân có hai con chung là: Hồ Tấn Doãn ; sinh ngày 12/11/1992 và Hồ Thị Xuân Dung ; sinh ngày 15/4/1996 , hiện  các con đang ở với anh Duẩn và chị Xuân.Quá trình hòa giải ,các bên đương sự vẫn không thống nhất được với nhau về việc nuôi con. Anh  Duẩn thì yêu cầu tòa án xem xét  cho anh được nuôi dưỡng  một con là Hồ Tấn Doãn, còn Hồ Thị Xuân Dung thì giao cho chị Xuân trực tiếp nuôi dưỡng.Về việc cấp dưỡng nuôi con,hai bên khỏi phải cấp dưỡng  tiền cho nhau để nuôi con chung . Nhưng về phía chị Xuân không chấp nhận , chị Xuân  xin được trực tiếp nuôi cả hai con chung .Về việc cấp dưỡng nuôi con,chị Xuân yêu cầu anh Duẩn đóng góp mỗi tháng 200.000d , thời gian cấp dưỡng là từ tháng 8/2004 trở đi. Nhưng tại phiên tòa hôm nay , anh Duẩn  và chị Xuân  thỏa thuận mỗi người nuôi một con. Cụ thể :  giao cho anh Duẩn nuôi con là Hồ Tấn Doãn , còn Hồ thị Xuân Dung thì chị Xuân trực tiếp nuôi dưỡng. Haibên thỏa thuận khỏi phải cấpdưỡng tiềncho nhau để nuôi con.Xét thấy sự thỏa thuận về việc nuôicon và cấp dưỡng tiền nuôi con của các bên đương sự là tự nguyện , phù hợp với phápluật nên cần được công  nhận. Về phần tài sản : Anh Duẩn và chị Xuân công nhận vợ chồng có tạo lập một số tài sản chung gồm : 01 cái tủ mẹ bồng con , 1 tủ tápdờ nuy, 01 tủ gỗ dán, 1 cái bàn học sinh , 1 ti vi nội địa 21 in , 1 chiếc xe máy đời 81 ( có giá trị còn lại là 3.000.000đ ) và 1 ngôi nhà cấp 4  có diện tích 38,80m2 trị giá 16.470.500đ , được xây dựng trên phần đất có diện tích 42,60m2 ( nằm trong  thửa đát T 118, tờ bản đồ 16 Vỹ Dạ - Huế ) có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 298.200.000đ ( hiện chưa làm thủ tục tách thửa đất và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ). Nay anh Duẩn và chị Xuân thỏa thuận phân chia tài sản như sau: Giao cho chị Xuân sỡ hữu 1 cái tủ mẹ bồng con , 1 tủ tápdờnuy , 1 tủ gỗ dán , 1 bàn học sinh  và sỡ hưữ  phần nhà phía nam , có diện tích 13,83 m2 gắn liền quyền sử dụng phần đất có diện tích 23,40m2, tọa lạc tại 182 Nguyễn Sinh Cung - Vỹ Dạ - Huế. Giao cho anh Duẩn sỡ hữu 1 cái ti vi nộiđịa 21 in và phần nhà phía bắc  có diện tích 17,92 m2 gắn liền  quyền sử dụng phần đất có diện tích 19,20m2 ( có sơ đồ kèm theo ) .Tọa lạc tại 182 đường Nguyễn Sinh Cung - Vỹ Dạ - Huế.Ranh giới giữa hai phần nhà đất là một đưởng thẳng cắt từ mặt trước ra sau , theo mép tường giữa ( bức tường giữa thuộc sỡ hữu của chị Xuân ) .Về lối đi thì đi chung với gia đình bà Hiền ( mẹ anh Duẩn ) . Riêng về chiếc xe hon đa  đời 81 ( BS 75 FC 6724 ) thì chị Xuân và anh Duẩn thỏa thuận chia đôi về mặt giá trị , còn về mặt hiện vật thì hai bên thỏa thuận  giao cho chị Xuân sỡ hưữ chiếc xe hon đa đời 81 trên, chị Xuân chịu trách nhiệm thanh tóan cho anh Duẩn giá trị phần tài sản ( xe hon đa ) mà anh Duẩn được hưởng là 1.500.000đ ,ngay sau khi án có hiệu lực.Xét thấy sự thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của hai bên đương sự là tự nguyện ,phù hợp với  pháp luật nên cần được công nhận.Về công nợ thì các bên thỏa thuận tự giải quyết với nhau , không yêu cầu tòa án giải quyết , nênhội đồng không xem xét. Về án phí : Anh Hồ Tấn Duẩn và chị Lê thị Ngọc Xuân , mỗi người phải chịu 25.000đ . Nhưng  chị Xuân thỏa thuận nộp thay cho anh Duẩn và đã nộp đủ tiền tạm ứng phí là 50.000đ , tại phiếu thu số 1240 ngày 9/12/ 2003 nên nay được khấu trừ ; chị Xuân khỏi phải nộp án phí nữa. Từ những nhận xét nêu trên. Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Huế                                                 QUYẾT ĐỊNH Áp dụng điều 90,92, 94, 95, khỏan 2 điều 97 và điều 98 LHNGĐ;điều 31 , 44 và khoản1  điều 52  của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. 1.Công nhận sự thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn giữa anh Hồ Tấn Duẩn và chị Lê Thị Ngọc Xuân. 2.Về con chung : Công nhận sự thỏa thuận của hai bên đương sự về việc nuôi con như sau : - Giao cho anh Hồ Tấn Duẩn trực tiếp nuôi dưỡng con là Hồ Tấn Doãn ; sinh  ngày 12/11/1992 . - Giao cho chị Lê Thị Ngọc Xuân trực tiếp nuôi dưỡng con là Hồ Thị Xuân Dung ; sinh ngày 15/4/1996. Hai bên thỏa thuận khỏi phải cấp dưỡng tiền cho nhau để nuôi con chung . Người không trực tiếp nuôi con có quyền đi lại thăm nom , chăm sóc  và giáo dục con chung , không ai được ngăn cản . 3.Về phần tài sản : Công nhận sự thỏa thuận của anh Hồ Tấn Duẩn và chị Lê thị Ngọc Xuân , về việc phân chia tài sản chung như sau : - Giao cho chị Xuân sở hữu tài sản gồm : 1 cái tủ mẹ bồng con , 1 tủ tápdờnuy , 1 tủ gỗ dán , 1 bàn học sinh;  01 chiếc xe hon đa đời 81 ( biển số 75 FC 6724 ) và phần nhà   ( phía nam sát  với nhà đất bà Hiền  ), có diện tích 13,83 m2 ( KT : 2,47m x 5,6m )  gắn liền quyền sử dụng phần đất có diện tích 23,40m2  ( KT 3,90m x 6.0m ) , tọa lạc tại 182Nguyễn Sinh Cung- Vỹ Dạ - Huế.Chị Xuân phải chịu trách nhiệm thanh tóan cho anh Duẩn số tiền 1.500.000đ ( là 1/2 giá trị chiếc xe hon đa đời 81 ) ngay sau khi án có hiệu lực . - Giao cho anh Hồ Tấn Duẩn sở hữu tài sản gồm 1 chiếc ti vi nội địa 21 in và phần nhà phía bắc ( sát nhà đất của bà Cúc quản lý )  có diện tích 17,92 m2 ( TK 3,2 m x 5,6m ) , gắn liền quyền sử dụng đất có diện tích 19,20m2 ( KT 3,2 m x 6,0m )  nằm trong thửa đất T 118 ,tờ bản dồ 16.Tọa lạc tại 182 Nguyễn Sinh Cung ,Vỹ Dạ, Huế .Ranh giới  giữa 2 phần nhà đất là một đường thẳng cắt từ trước ra sau , theo mép đường giữa ( bức tường giữa nhà là thuộc sỡ hưữ của chị Xuân). Về lối đi , anh Duẩn và chị Xuân được quyền đi chung với lối đi của gia đình bà Dương Thị Hiền ( theo như bà Hiền đã thỏa thuận ). - Anh Duẩn và chị Xuân phải có nghĩa vụ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền  để làm thủ tục kê khai đăng ký quyền sỡ hưữ phần nhà ở và hợp thức hóa quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật . 4.Về án phí: Chị Lê thị Ngọc Xuân phải chịu 50.000đ án phí ly hôn,nhưng  được khấu trừ  vào số tiền tạm ứng án phí là 50.000đ mà chị Xuân đã nộp tại  phiếu thu số 1240 ngày 09/12/2003 .Nay chị Xuân khỏi phải nộp nữa. 5. Yêu cầu UBND phường Vỹ Dạ- Huế xóa tên đăng ký kết hôn của anh Hồ Tấn Duẩn  và chị Lê Thị Ngọc Xuân , trong sổ đăng ký kết hôn  tại phường. Án xử công khai sơ thẩm .Báo cho  các bên đương sự biết có quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày , kể từ ngày tuyên án sơ thẩm./. HỘI ĐỒNG XỬ ÁN Hội thẩm ND                             Chủ tọa phiên tòa                                                            Đã ký ------------ Y sao bản chính Ngày  28 tháng 07 năm 2004.     TÒA ÁN NHÂN DÂN         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM     Thành Phố Huế                                            Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc             ------                                                         --------------------------- An số : 19/DSST Ngaỳ :21-7 -2004                                                NHÂN DANH TL số :85/DSST        NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ngày: 21/4/2004                       TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ                                     Với hội đồng xét xử gồm: Chủ tọa phiên tòa : Bà ..............................  , Thẩm phán Hội thẩm nhân dân :Ông .................... Phòng Tư Pháp Thành Phố Huế và bà ..........................Trường tiểu học Trần Quốc Tỏan - Huế. Đại diện VKSNDTP Huế: Bà ..........................- Kiểm sát viên. Thư ký phiên tòa: Cô ....................................... - Thư ký Tòa án. Hôm nay , vào lúc 14 h ngày 21/7/2004,Tòa án nhân dân Thành phố Huế mở phiên tòa công khai tại trụ sở  để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự  “ Xin ly hôn “ giữa: Nguyên đơn: Anh Châu Văn H - sinh ngày 21/11/1961.Trú tại: ........................................................................Quốc tịch : Việt nam; Dân tộc: Hán; Tôn giáo : Phật giáo.Văn hóa : lớp 12/12 ; nghề nghiệp : Không (Có mặt tại phiên tòa ). Bị đơn: Chị Phạm Thu H - sinh ngày 19/1/ 1970.Trú tại : ................................................. Quốc tịch : Việt nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo : Phật giáo.Văn hóa : lớp 12/12 ; nghề nghiệp :buôn bán (Có mặt tại phiên tòa ). Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan : 1.Chị Ngô Nguyễn Châu A, sinh ngày 20/8/1974 .Trú tại........................................Huế ( có mặt ) 2. Chị Nguyễn Thị B , sinh ngày 9/10/1972 .Trú tại :............................ ( có mặt ). Tại phiên tòa còn có mặt 2 cháu con anh Hưng, chị Hà. 1.Cháu Châu Bội H- sinh ngày 15/7/1991  2.Cháu Châu Cát T - sinh ngày 16/12/1993. NỘI DUNG VIỆC KIỆN Căn cứ vào lời khai của anh H , chị H ,cùng đối chiếu với các chứng cứ  tài liệu  đã thu thập được có trong hồ sơ đã xác định được : Anh H, chị H tự nguyện kết hôn sau thời gian tìm hiểu 6 tháng, được sự đồng ý của hai bên gia đình ;anh chị có tổ chức lễ hỏi cưới tại khách sạn Đ - Huế. Sau khi tổ chức lễ cưới hai người cùng đến UBND phường .........( cũ ) nay là phường .........- Huế làm đăng ký kết hôn ngày 30/10/1990 .Sau khi  kết hôn vợ chồng về chung sống cùng nhà của mẹ anh H ; vợ chồng sống hạnh phuc được 4 năm đầu thì xảy ra mâu thuẫn ; nhưng vợ chồng đã sinh được 2 con chung là : Châu Bội H, sinh ngày 15/7/1991 và Châu Cát T - sinh ngày 16/12/1993.Vợ chồng chung sống  làm không đủ chi tiêu nên chưa mua được tài sản chung , nhưng  vợ chồng có nợ chung của chị Châu A  20.000.000đ và chị B 16.000.000đ , vay để đầu tư nuôi tôm , do bị  bị trật lụt  1999 làm trôi hết  và đầm vỡ nên anh H , chị H mất trắng số tiền vốn bỏ vào đầu tư nuôi tôm, do đó số nợ này đến nay  anh H , chị H  chưa trả được cho chị B và  chị Châu A ; Trước đây anh H  có trả được cho mỗi người khoảng 2.000.000đ tiền lãi.Trong quá trình điều tra , anh H khai đã trả được 11.000.000đ tiền lãi là không đúng vì anh H nhớ lộn, theo anh H khai lý do anh H xin ly hôn với chị H vì lý do vợ chồng chỉ sống hạnh phúc được 4 năm đã xảy ra mâu thuẫn do không hợp nhau về quan điểm sống , việc làm ăn kinh tế anh H  không làm ra tiên nên chị H coi anh H là người bất tài , nghèo nàn về kinh tế , chưa xứng đáng vai trò người đàn ông và chị H không chung thủy với anh H nên vợ chồng thường  xuyên xảy ra xô xát , cải vả lẫn nhau , chị H có nói hônvới anh H; do bức xúc đã 4 lần anh H đánh đập chị H; nhưng chị H thì thường  hay gây gổ với anh H  và cắn anh H  gây thương tích ; vì cuộc sống của vợ chồng đã mâu thuẫn trầm trọng kéo dài trong nhiều năm ; tìnhcảm vợ chồng đã hết và 2 vợ chồng đã sống ly thân 1 năm nay  nên anh H có nguyện vọng xin được ly hôn với chị H; nếu được Tòa án giải quyết cho ly hôn ; theo nguyện vọng của con ,anh H đồng ý thỏa thuận giao 2 con chung cho chị H nuôi và anh H tự nguyện đóng góp phí tổn nuôi con với chị H 1 tháng 250.000đ tính kể từ tháng 7/2004 trở đi cho đến khi cháu Cát T trưởng thành. Về nợ chung anh H đề nghị chia đôi để anh H ,chị H cùng có trách nhiệm trả nợ ;anh H  trả cho chị Châu A 10.000.000đ  và chị B  8.000.000đ và xin trả dần cho mỗi người 200.000đ một tháng  cho đến hết số nợ ; tài sản chung của vợ chồng không có nên  không yêu cầu Tòa án giải quyết . Còn theo ý kiến chị H: Việc anh H khai lý do anh H xin ly hôn tại tòa án do mâu thuẫn từ chị H gây ra là không đúng vì lý domâu thuẫn vợ chồng lại xuất phát từ anh H do anh H  ghen tuông vô cớ, chị H đi làm ca về khuya , làm thêm giờ thì anh H  đổ tội cho là chị H đi ngoại tình , làm nghề không trong sáng để kiếm tiền ; từ đó anh H  gây gổ , hành hạ chị H nên vợ chồng thường xảy ra xô xát; khi xô xát anh H  đánh và bóp cổ chị H  nên chị H phải tự vệ bằng cách cắn anh H, vì anh H ghen tuông quá buộc chị H  phải bỏ việc ở Công Ty ...để về nhà bán cháo trắng; nhưng anh H  vẫn giữ nguyên  kiểu ghen tuông bệnh hoạn , vô cớ như cũ .Thời gian vợ chồng mâu thuẫn đã nhiều năm , đến nay tình cảm  của chị H cũng không còn nữa, nên chị H đồng thuận tự nguyện xin thuận tình ly hôn với anh H ; đồng thời  H tự nguyện xin nhận nuôi cả hai con  chung đến trưởng thành và đồng ý thỏa thuận mức  tiền anh H đóng góp phí tổn nuôi con như anh H thỏa thuận ; chỉ có vấn đề nợ chung của vợ chồng đối với chị Châu A  và chị B, anh H  yêu cầu chia đôi nhưng chị không có đủ khả năng vì phải làm để nuôi con nên chị Hà xin tự nguyện trả số nợ chung là 5.000.000đ (trả chị Châu A  2.500.000đ ; trả chị B 2.500.000đ; số nợ còn lại giao cho anh H  trả cả. Y kiến của chị  Châu A : chị Châu A  yêu cầu anh H  , chị H   cùng có trách nhiệm trả nợ cho chị Châu A  số tiền 20.000.000đ và trả đủ vào một lần ,c hị Châu A   không yêu cầu anh H , chị H trả tiền lãi vì chị Châu A , chị B cho 2 vợ chồng vay nuôi tôm từ 1999 đến nay vẫn chưa trả. Ý kiến của chị B  cũng đề nghị anh H , chị H có trách nhiệm trả lại cho chị B  số nợ gốc 16.000.000đ  , chị B  cũng không yêu cầu anh H , chị H trả tiền lãi, nhưng phải trả đủ tiền nợ gốc vào một lần vì anh H chị H  vay nợ của chị Châu A và chị từ năm 1999 hứa  trả  mà chỉ khất lần cố tình  không trả, chị Châu A và chị B đã đi đòi rất nhiều lần rồi  nhưng vẫn không  lấy được tiền nợ  từ vợ chồng anh H , chị H trả; còn tiền lãi  anh H, chị H chỉ mới trả cho mỗi người 2.000.000đ. Nay chị không yêu cầu anh H , chị H phải trả tiền lãi nữa mà chỉ yêu cầu trả tiền nợ gốc. Ý kiến của hai cháu H và T ( con anh H  chị H ) ở tại phiên tòa  đều trình bầy nguyện vọng xin được ở với mẹ . PHẦN NHẬN XÉT VỤ ÁN Hội đồng xét xử nhận thấy : Cuộc hôn nhân của anh H , chị H đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về kết hôn và đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật  hôn nhân và gia đình Việt Nam nên được công nhận là hôn nhân hợp pháp. Nhưng xét về  thực tế tình cảm vợ chồng giữa anh H chị H không còn do thời gian vợ chồng mâu thuẫn đã quá trầm trọng do hai người bất đồng  quan điểm sống và vợ chồng hay gây gỗ  đánh nhau trong thời gian dài, thời gian sống hạnh phúc chỉ được có 4 năm và tính đến nay vợ chồng đã sống ly thân một năm, không liên hệ với nhau về kinh tế ; tình cảm nữa. Nay anh H , chị H tự nguyện xin thuận tình ly hôn là phù hợp với quy định của pháp lụât cần được chấp nhận. Về việc nuôi con  chung sau khi ly hôn , anh H chị H đã tự thỏa thuận việc nuôi con theo nguyện vọng của con vì hiện nay cả 2 cháu đang ở với mẹ,  (chị H) việc anh H , chị H tự thỏa thuận giao 2 con cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng theo nguyện vọng của các con và anh H tự nguyện đóng góp phí tổn nuôi con một tháng 250.000đ với chị H ,tính kể từ tháng 7 năm 2004 trở đi ; việc thỏa thuận của anh H, chị H là hợp lý và đúng pháp luật cần được công nhậ . Về tài sản chung :  Anh H, chị H đều xác nhận không có nên HĐXX không xét. Về nợ chung : Anh H, chị H đã xác nhận có số nợ chung của chị Châu A  20.000.000đ, của chị B 16.000.000đ; anh H  đã trả  được cho mỗi người 2.000.000đ tiền lãi và nay cả hai bên không yêu cầu xét giải quyết về  tiền lãi nên  HĐXX không xét nữa. Như vậy việc chị Châu A, chị B kiện đòi nợ anh H , chị H  số tiền nợ gốc ( trong đó chị Châu A là 20.000.000đ; chị B 16.000.000đ) là có cơ sở. Nhưng do hiện nay chị  H đang nuôi cả hai con; anh H thì yêu cầu chia đôi nợ  để anh H, chị H cùng trả; chị H thì xin trả 5.000.000đ cho chị B, Châu A mỗi người một nữa; để tạo điều kiện cho anh H, chị H thuận lợi trong việc trả nợ và chị Châu A, chị Bích H thuận tiện trong việc lấy tiền nợ đồng thời để tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho chị H, HĐXX nghĩ nên giao cho chị H có trách nhiệm trả nợ cho chị B số tiền nợ gốc 16.000.000đ và giao cho anh H có trách nhiệm trả nợ cho chị Châu A, số tiền nợ gốc 20.000.000đ  như đề nghị của đạiviện Viện kiểm sát NDTP Huế  là hợp lý. Về án phí DSST : Anh H, chị H mỗi bên phải chịu 25.000đ án phí ly hôn, nhưng anh H  xin chịu cả và đã nộp dự phí đủ tại Đội thi hành án thành phố Huế, nay được trừ. Về án phí tranh chấp anh H  phải chịu là 20.000.000đ x 5 % = 1.000.000đ, chị Hà phải chịu là 16.000.000đ x 5 % = 800.000đ. Từ những nhận định trên Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành pố Huế                                                 QUYẾT ĐỊNH Áp dụng điều 25, điều 89 khoản 1 ,điều 90, 92,94,95 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000. Áp dụng điều 31,34,43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Áp dụng nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 quy định về án phí; Thông tư liên tịch số 01 ngày 19/6/1997 hướng dẫn xét xử và thi hành án về  tài sản. Tuyên xử : 1. Về tình cảm vợ chồng : Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa anh Châu Văn H và chị Phạm Thu H. Đề nghị UBND phường........., thành phố Huế xóa tên anh Châu Văn H, chị Phạm Thu H trong sổ lưu đăng ký kết hôn tại phường (số 61/90 quyển số 02 ngày 30/10/1990 ). 2. Về con chung : Công nhận sự thỏa thuận của anh H  và chị H ( trên cơ sở nguyện vọng  của các con ) nay giao 2 cháu Châu Bội H , sinh ngày 15/7/1991; Châu Cát T, sinh ngày 16/12/1993 cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng đến trưởng thành. Anh H tự nguyện đóng góp phí tổn nuôi con với chị H 1 tháng 250.000đ tính kể từ tháng 7 năm 2004 trở đi cho đến khi cháu Cát T trưởng thành.Anh H được quyền qua lại thăm nom chăm sóc con không ai có quyền cản trở. Buộc anh Châu Văn H  có nghĩa vụ trả cho chị Ngô Nguyễn Châu A , số nợ 20.000.000đ ( Hai mươi triệu đồng chẵn ); buộc chị Phạm Thu H có nghĩa vụ trả cho chị Nguyễn Thị B  số nợ 16.000.000đ ( mười sáu triệu đồng chẳn ). Kể từ ngày  bản án có hiệu lực pháp luật, anh H, chị H không thanh toán trả số nợ trên cho chị Châu A và chị B, nếu hai chị B  và Châu A có đơn yêu cầu thi hành án thì hàng tháng anh H, chị H còn phải trả cho chị Châu A,. Chị B một khoản tiền lãi, tính theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm thi hành án. 4. Về án phí DSST :Anh H , chị H mỗi bên phải chịu 25.000đ án phí ly hôn, nhưng anh H  tự nguyện chịu cả và đã nộp đủ dự phí 50.000đ nay được trừ căn cứ biên lai số 424 quyển số 16 ngày 21/4/2004 của Đội thi hành án thành phố Huế. Về án phí tranh chấp : Anh Châu văn H phải chịu án phí tranh chấp là 1.000.000đ  ( Một triệu đồng chẵn) , chị  Phạm Thu H phải chịu án phí là : 800.000đ.( Tám trăm ngàn đồng chẵn ). Án xử công khai có  mặt hai bên anh H , chị H   và người có quyền lợi  và nghĩa vụ liên quan ( chị B , chị Châu A ) báo cho họ biết có  quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày tròn kể từ ngày tuyên án .                                     HỘI ĐỒNG XÉT XỬ  Hội thẩm nhân dân                             Chủ tọa phiên tòa                                                Đã ký                                      ------------------------                             Ngày  4   tháng  9  năm 2004.                                                            Y sao bản chính III. GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HUỶ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT. 1.Căn cứ và người có thẩm quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật: Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định cụ thể những trường hợp kết hôn trái pháp luật và người có thẩm quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật bao gồm: - Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật (việc kết hôn vi phạm khoản 2 điều 9). - Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 và điều 10 của Luật. - Đối với cá nhân, tổ chức sau có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 và điều 10 Luật Hôn nhân - gia đình bao gồm: + Vợ chồng, cha mẹ, con của các bên kết hôn. + Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em( nay là ủy ban dân số gia đình và tre em) + Hội Liên hiệp Phụ nữ. Ngoài ra các cá nhân, tổ chức khác cũng có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Như vậy, so với Luật Hôn nhân - gia đình 1986 thì Luật Hôn nhân - gia đình 2000 quy định những người khởi kiện vì lợi ích chung có thêm Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em nhưng không quy định Đoàn thanh niên, Công đoàn Việt Nam có thẩm quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật. Căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật là những trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện quy định tại điều 9 điều 10 của Luật 2000. Việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn (điều 11) thì pháp luật không thừa nhận là vợ chồng nên không xử huỷ mà áp dụng điều 87 của Luật để giải quyết. 2. Đường lối xử lý cụ thể các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân - gia đình 2000 Luật Hôn nhân - gia đình 2000 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2001), trên cơ sở đó Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP-TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 như sau: a. Hôn nhân vi phạm điều 9 * Hôn nhân vi phạm khoản 1 điều 9: Đối với những trường hợp kết hôn khi một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn, tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp mà giải quyết như sau: + Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. + Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian qua không, có hạnh phúc không có tình cảm vợ chồng thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. + Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian họ đã chung sống bình thường, có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (áp dụng điều 87 về ly hôn) để xét xử. * Hôn nhân vi phạm khoản 2 điều 9: Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép thì tuỳ theo từng trường hợp giải quyết như sau: + Sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. + Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn, bên kia đã biết nhưng thông cảm chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (trừ trường hợp đang có vợ, có chồng lại lừa dối là không có để kết hôn với người khác). b. Hôn nhân vi phạm điều 10 Tất cả những trường hợp kết hôn vi phạm điều 10 đều phải huỷ kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên nếu thuộc trường hợp quy định tại điều 1 điều 10 cần chú ý: + Nếu một trong hai người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống chung sống không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1 điều 10. Tuy nhiên, khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. + Đối với trường hợp cán bộ, bộ đội đi miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954 đến trước ngày 25/3/1977 đã có vợ hoặc có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử theo Thông tư số 60/TANDTC ngày 22/02/1978 không xử huỷ mà vẫn công nhận họ là vợ chồng hợp pháp. Ngoài ra, khi giải quyết yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp không đồng ý thì Toà án có thể kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên xem xét, nếu Viện kiểm sát cấp trên cùng không đồng ý thì Toà án tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong trường hợp Viện kiểm sát đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d, khoản 1 điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Sau khi vụ án hình sự được xét xử xong và bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. c. Đối với việc kết hôn không đăng ký tại Ủy ban nhân dân cơ sở - Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điều 12 của Luật thực hiện thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý (không do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi một trong hai bên nam nữ kết hôn hoặc việc đăng ký kết hôn giữa nam, nữ do UBND xã, phường, thị trấn nơi không có bên nào kết hôn cư trú thực hiện). Nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì mặc dù vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại khoản 9, Toà án không tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 điều 11 tuyên bố không công nhận họ và vợ chồng. - Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại điều 14 thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý, nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại điều 9, Toà án không tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 điều 11 tuyên bố công nhận là vợ chồng. Cần lưu ý: + Điều 14 không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn, do đó địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải trụ sở của cơ quan đăng ký kết hôn. + Điều 14 quy định: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam nữ kết hôn. Thực tế cho thấy rằng trong một số trường hợp vì lý do chủ quan hay khách quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc nữ, do đó nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn đã thực hiện đúng tại khoản 1 điều 13 và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau thì không coi là việc đăng ký kết hôn đó không theo nghi thức quy định tại điều 14. 3. Hậu quả pháp lý của việc huỷ kết hôn trái pháp luật Việc huỷ kết hôn trái pháp luật dẫn đến hậu quả pháp lý nhất định: a. Quan hệ nhân thân: Toà án áp dụng khoản 1 Điều 17 tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật khi đó hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Trong trường hợp này quan hệ hôn nhân của họ không được Nhà nước thừa nhận. b. Quan hệ giữa cha mẹ - các con: Quan hệ giữa cha mẹ - các con dựa trên sự kiện sinh đẻ không phụ thuộc vào hai bên nam nữ có quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không. Trong trường hợp huỷ hôn nhân trái pháp luật thì các con giải quyết như ly hôn. Toà án căn cứ vào các điều 92, điều 93 và điều 94 của Luật Hôn nhân - gia đình 2000 để giải quyết việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Áp dụng khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân  - gia đình, Điều 231 BLDS. b.      Quan hệ tài sản: Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của mỗi bên, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết có tính đến công sức đóng góp đúng mức của mỗi bên. Ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con. 4.Một số vụ án cụ thể IV. TRƯỜNG HỢP GIẢI QUYẾT VỤ ÁN XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CHA, MẸ, CON 1.Các vụ tranh chấp về xác định cha hoặc mẹ -con 2.Các vụ án xin chấm dứt viêc nuôi con nuôi TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.      Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1995. 2.      Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1985, năm 1999. 3.      Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992. 4.      Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. 5.      Luật phổ cập giáo dục tiểu học. 6.      Luật Hôn nhân - gia đình năm 1959, 1986 và 2000. 7.      Nghị định số 184/CP của Chính phủ ngày 30/11/1994 quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi. 8.      Nghị định 70/ NĐ - CP ngày 03/ 10/ 2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân - Gia đình. 9.      Nghị định 77/ 2001/ NĐ - CP ngày 22 /10/ 2002 của chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo nghị quyết 35. 10.  Nghị định 87/ 2002/ NĐ - CP ngày 21/ 3/ 2002 của chính phủ quy định xử phạt hành chính do vi phạm lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. 11.  Nghị định 32/ 2002/ NĐ - CP ngày 27/ 3 / 2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia dình đối với dân tộc thiểu số. 12.  Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch (sinh tử, kết hôn). 13.  Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2000. 14.  Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000. 15.  Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân - gia đình 1986.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLý luận và thực tiễn giải quyết án Hôn nhân gia đình.doc