Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay

Ph.Ăngghen cho rằng C.Mác có hai phát hiện lớn: một là phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hai là phát hiện về giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng của lý luận kinh tế chính chính trị của Mác. Trong đó, lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác lại là cơ sở cho học thuyết giá trị thặng dư của ông. C.Mác thấy rằng trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm ra trên thị trường một loại hàng hóa mà bản thân giá trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị. Loại hàng hóa đặc thù đó chính là sức lao động của con người mà nhà tư bản tìm thấy trên thị trường. Ở Việt Nam khái niệm về hàng hóa sức lao động cũng như thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) mới được hình thành sau khi đất nước bước vào đổi mới, khi mà nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường nên còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 24155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Ph.Ăngghen cho rằng C.Mác có hai phát hiện lớn: một là phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hai là phát hiện về giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng của lý luận kinh tế chính chính trị của Mác. Trong đó, lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác lại là cơ sở cho học thuyết giá trị thặng dư của ông. C.Mác thấy rằng trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm ra trên thị trường một loại hàng hóa mà bản thân giá trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị. Loại hàng hóa đặc thù đó chính là sức lao động của con người mà nhà tư bản tìm thấy trên thị trường. Ở Việt Nam khái niệm về hàng hóa sức lao động cũng như thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) mới được hình thành sau khi đất nước bước vào đổi mới, khi mà nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường nên còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. NỘI DUNG I-Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác. 1. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước, còn lao động là quá trình vận dụng sức lao động. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng đều là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây: Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. Thứ hai, người có sức lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác buộc phải bán sức lao động cho người khác sử dụng. Việc sức lao động trở thành hàng hóa đánh dấu bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến. Chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới tong lịch sử xã hội-thời đại của chủ nghĩa tư bản. 2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành bởi các bộ phận: Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân. Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân. Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân. Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hhh sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ: Giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị của hàng hóa sức lao động ngoài các yếu tố vật chất còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử, do đó nó không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân. Giá trị hàng hóa sức lao động của các nước khác nhau sẽ có sự khác nhau. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ một hàng hóa thông thường nào. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Tuy nhiên giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động đặc biệt ở chỗ: Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đông thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Đây chính là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản. II-Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay. 1. Định nghĩa thị trường lao động. Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình để xác định số lượng lao động được sử dụng cũng như mức tiền công/tiền lương. Tại đây người lao động (bên cung) và người sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Sự tác động lẫn nhau của hai loại chủ thể này quyết định tính cạnh tranh của thị trường. Bên cạnh đó cũng như các loại khác thị trường lao động tuân thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. 2. Quá trình hình thành thị trường lao động ở Việt Nam. Ở Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các loại thị trường và Nghị quyết Đại hội IX cũng đã nhấn mạnh phải tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường. Cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu và thị trường sức lao động từ chỗ không tồn tại đã bắt đầu được hình thành và phát triển. Việc chúng ta khẳng định sức lao động là hàng hóa không có nghĩa là quay lại quan hệ tư bản và lao động như trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà là sự kế thừa, phát triển nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và quản lý mối quan hệ giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quá trình hình thành và phát triển cũng như sự vận động của thị trường sức lao động ở Việt Nam có những đặc điểm hết sức riêng biệt. a/ Thời kỳ trước năm 1986 Cũng như nhiều nước đang phát triển, sự hình thành và phát triển thị trường lao động Việt Nam gắn với quá trình phân hóa tự nhiên của nền sản xuất nhỏ. Từ những năm 70 và đầu thập kỷ 80, chủ yếu là hình thức thuê mướn lao động theo thỏa thuận miệng, thời gian ngắn, mang tính tạm thời, và không ổn định. Trước 1986, thị trường lao động công khai chỉ xuất hiện trong khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tập thể. Việc sử dụng lao động mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung. Về mặt nhận thức, lao động không được coi là một thứ hàng hóa đặc biệt do vậy không được “mua” và “bán” trên thị trường. Sự chuyển dịch lao động còn ít giữa các vùng, giữa thành thị với nông thôn cũng như trong nước và ngoài nước. Trong thời kỳ này khái niệm thất nghiệp cũng như thị trường lao động chưa được đề cập một cách chính thức về mặt xã hội. Nhìn chung trước năm 1986, thị trường lao động ở Việt Nam còn manh mún, phân tách, chia cắt. b/ Thời kỳ 1986-1993. Chủ trương chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được khởi thảo với Nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ VI (1986) cùng với đó là một loạt các chính sách mới về thị trường lao động ra đời: Hiến pháp 1992 khẳng định rõ quyền của mọi công dân trong việc lựa chọn hình thức làm việc hợp lý. Vai trò của nhà nước tập trung chủ yếu trong quản lý lao động và phát triển hệ thống cơ chế chính sách để phát triển hài hòa các mối quan hệ lao động. Phát triển chương trình quốc gia xúc tiến việc làm và chính sách khung. Nhà nước từ vai trò tạo việc làm trực tiếp như thời kỳ trước đây sang hỗ trợ chính sách tối ưu để khuyến khích tự tạo việc làm. Thừa nhận lao động như môt thứ hàng hóa đặc biệt được trao đổi trên thị trường và tiền lương được xác định trên cơ sở giá trị sức lao động. Quy định mức tiền lương tối thiểu (năm 1993) cho các khu vực kinh tế trong nước, từng bước hình thành mạng lưới an toàn xã hội cho người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường. Các cải cách kinh tế và thể chế đã tạo điều kiện cho thị trường lao động dần dần được hình thành và phát triển. c/Thời kỳ 1993 đến nay. Thời kỳ này, thị trường lao động Việt Nam chuyển sang một bước phát triển mới, đặc biệt sự ra đời của bộ luật lao động (1994) đã thể chế hóa các quan niệm về việc làm cũng như các quy định có liên quan đến thị trường lao động. Đồng thời bộ luật lao động cũng đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 về lao động, quản lý lao động, về mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, về nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia thị trường lao động. Bộ luật lao động đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho cho sự hình thành và phát triển một thị trường lao động thống nhất, linh hoạt trên phạm vi cả nước. 3. Thực trạng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay. a/ Thực trạng về cung lao động. Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội. Cung lao động được xem xét dưới hai góc độ là số lượng và chất lượng lao động. a.1. Về số lượng Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội thì đến ngày 1 tháng 7 năm 2002, dân số Việt Nam là 79.930.000 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 40.694.360 người, mức tăng trung bình hàng năm là 2,6%. So với tốc độ tăng dân số (1,7%/năm) thì tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều. Kết quả là mỗi năm nước ta có khoảng 1,1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Và nếu so với mức tăng việc làm trong cùng thời kỳ thì ở nước ta (khoảng từ 1,4% đến 2%) thì có thể thấy rõ rằng hiện có một bộ phận người lao động trong độ tuổi không thể tìm kiếm được việc làm. Về cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính: Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động ở nước ta hầu như tương đương với các nước trong khu vực thì tỉ lệ nữ giới lại lớn hơn hẳn. Ví dụ: nếu ở Việt Nam năm 1997-1998 tỷ lệ nữa tham gia vào lực lượng lao động xã hội chiếm 79,5% thì theo tố liệu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ở Philippines, Indonesia, Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ trên dưới 50%. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, tỷ lệ tham gia của lao động nữ vào lực lượng lao động ở mọi độ tuổi đều gần như ngang bằng với nam giới. a.2 Về chất lượng. Thứ nhất, về mặt sức khỏe, thể lực của người kém xa so với các nước trong khu vực về cân nặng, chiều cao, sức bền…Theo số liệu điều tra thì số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%, số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% (số liệu điều tra năm 2002). Các số liệu điều tra năm 2001 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 54%. Thứ hai, về trình độ học vấn: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng số lao động của Việt Nam nói chung tương đối cao so với nhiều nước có mức thu nhập tương đương trên thế giới, và có xu hướng tăng lên. Bảng 1: Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ lao động (%) Năm Chưa biết chữ Chưa TN tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT 1996 5,8 20,8 27,8 32,3 13,3 2002 3,7 16,0 31,8 30,1 18,4 Qua bảng trên ta thấy trình độ phổ cập giáo dục phổ thông trong lực lượng lao động của nước ta tương đối cao, tỷ lệ người chưa biết chữ đã giảm (năm 2002 là 3,7% trong khi tỷ lệ này của Thái Lan là 4%). Tuy nhiên sự chuyển biến này còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp. Theo kết quả điều tra lao động việc làm của Bộ Lao đông-Thương binh-Xã hội đến 1/7/2002, tính chung cả nước số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên) chiếm 19.62% tổng lực lượng lao động và trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở nên chỉ có 4,16%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thành thị với nông thôn cũng có sự khác biệt lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44,6%, ở nông thôn là 11,89%. Đặc biệt là ở miền núi, các nông lâm trường, trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân còn thấp hơn nhiều so với những nơi khác. Như vậy, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật ở nước ta còn quá thiếu so với yêu cầu. Hơn nữa số này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong khi nông nghiệp chiếm 60,5% tổng số lực lượng lao động của cả nước nhưng chỉ chiếm 3,85% số người được đào tạo. Về ý thức kỷ luật lao động của người lao động còn thấp do nước ta là một nước nông nghiệp nên phần lớn người lao động còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nhà nước tiểu nông. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả nặng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. b/Thực trạng về cầu lao động. Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động. Theo số liệu của Bộ Lao động-thương binh-xã hội, số lượng việc làm có xu hướng gia tăng trong suốt thời kỳ 1991-2000. Nếu trong gai đoạn 1991-1995, số chỗ việc làm tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 863 ngàn chỗ, thì đến giai đoạn 1996-2000 bình quân mỗi năm đã có khoảng 1,2 triệu chỗ làm việc mới được tạo ra. So với số lượng người bước vào tuổi lao động tăng lên hàng năm (khoảng 1,3 triệu người), thì số chỗ làm việc được tạo ra hàng năm hầu như chưa đủ để đảm bảo công việc cho người lao động. Hàng năm số người chưa có việc làm vẫn còn khá cao, tỷ lệ thất nghiệp luôn dao động từ 5-7% Bảng2: Tỷ lệ lao động có việc làm và chưa có việc làm ở nước ta năm 1996-2003 (%) Năm Lao động có việc làm Lao động chưa có việc làm 1996 94,8 5,2 2002 95,5 4,5 2003 95,8 4,2 c/ Giá cả sức lao động (tiền lương/tiền công). Trên thị trường lao động giá cả hàng hóa sức lao động được thể hiện dưới dạng tiền lương/tiền công. Cũng giống như các loại hàng hóa khác, giá cả hàng hóa sức lao động cũng bị quy định bởi giá trị của nó và của các quy luật kinh tế như quy luật cung-cầu. Ở nước ta, cải cách trong chính sách tiền lương năm 1993 đã đem lại những thay đổi bước đầu trong hệ thống trả công lao động, tạo nên sự hài hòa giữa người lao động với người sử dụng lao động. Chính sách cải cách tiền lương quy định về mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các chế độ phụ cấp tiền lương, thu nhập, trong đó xác định mức tiền công, tiền lương tối thiểu là căn cứ nền tảng để xác định giá cả sức lao động. Hệ thống thang bảng lương cũng đã dần dần được điều chỉnh. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước đã ban hành hệ thống thang bảng lương, bảng lương (Nghị định 26/CP ngày 13/5/1993) để các doanh nghiệp nhà nước áp dụng thống nhất, và trở thành thang giá trị chung cho việc tính lương như một yếu tố đầu vào. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, nhà nước đã thể chế hóa chính sách tiền lương bằng cách ban hành mức lương tối thiểu, còn các nội dung khác của chính sách tiền lương chỉ mang tính hướng dẫn để các doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức đó quyết định trên cơ sở quan hệ cung cầu lao động trên thị trường và điều kiện của từng bên tham gia thị trường. Tiền công của người lao động kể từ khi có cải cách được tăng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra lao động việc-việc làm (Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội 1/4/2004) tính trung bình cả nước, tiền lương bình quân tháng của một lao động làm công ăn lương hưởng là 845000 đồng, tăng 9% so với năm 2003, tăng 58% so với giai đoạn 1997-1998. d/Sự chuyển dịch lao động. d.1 Chuyển dịch lao động nội địa. - Chuyển dịch theo ngành: Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế là rất quan trọng. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực. Bảng 3: Lao động có việc làm chia theo nhóm ngành kinh tế (1996-3003)-đv:% Ngành 1996 2002 2003 Cả nước 100 100 100 Nông-lân-ngư nghiệp 68,96 61,14 58,35 Công nghiệp-xây dựng 10,88 15,05 16,96 Dịch vụ 20,16 23,81 24,69 Cơ cấu lao động theo nhóm ngành ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ ở khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỷ lệ ở khu vực cônng nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Điều đó đã phản ánh xu thế CNH-HĐH trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước ta. Tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm chạp. - Chuyển dịch theo lãnh thổ: Các dòng lao động nước ta có xu hướng di chuyển từ Bắc vào Nam do một số tỉnh miền Nam hiện đang có điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn đặc biệt là về trịn độ phát triển kinh tế. Nhưng dòng di chuyển lao động mạnh nhất hiện nay vẫn là từ nông thôn ra thành thị: có đên gần ½ dân số hiện đang sống ở các vùng đô thị có nguồn gốc từ nông thôn, chưa kể số lao động đến làm việc theo ngày, hoặc theo thời vụ…Trong khi đó, người có nguồn gốc từ thành thị chuyển đến sinh sống và làm việc ở các vùng nông thôn chỉ chiếm con số rất nhỏ (gần 8%). d.2 Di chuyển lao động quốc tế. Trong thập niên 90, chúng ta đã đưa gần 90.000 lao động đi làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt từ sau năm 1996 chúng ta đã mở thêm nhiều thị trường mới, giúp cho thị trường xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo năm 2000 của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội số lượng lao động xuất khẩu là 30000 người, gấp 2,4 lần năm 1996 và gấp 29 lần so với năm 1991.Có được điều đó là nhờ những chính sách của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động vay vốn đi lao động ở nước ngoài, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vfa tăng cường công tác tuyên truyên… Tuy nhiên chất lượng lao động của Việt Nam còn hạn chế về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật nên giảm tính hấp dẫn so với nguồn nhân lực của các nước khác: Trung Quốc, Phillipin, Indonexia… 4. Giải pháp để nâng cao giá trị hàng hóa sức lao động ở Việt Nam. Theo phân tích ở trên có thể thấy rằng nước ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường lao động tuy nhiên giá trị của hàng hóa sức lao động còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế về chất lượng, quy mô và mức độ tham gia thị trường lao động còn thấp, đặc biệt quan hệ cung-cầu trên thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến sự không ổn định. Để khắc phục những hạn chế trên và nâng cao giá trị hàng hóa sức lao động, Đảng và nhà nước ta cần phải: - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động. Phát triển giáo dục ở các vùng miền của đất nước đặc biệt là vùng núi, trung du và hải đảo. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới các trường ĐH,CĐ, các trường dạy nghề theo hướng xã hội hóa, linh hoạt, năng động, gắn đào tạo với sử dụng. - Tổ chức triển khai có hiệu quả một số chương trình trọng điểm có khả năng tạo nhiều việc làm mới như: phát triển nông nghiệp-nông thôn, phân bố lại dân cư, lao động, xây dựng các vùng kinh tế mới, phát triển công nghiệp-dịch vụ… -Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, khuyến khích mọi người đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. -Nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình giải quyết việc làm bằng cách xây dựng hệ thống hướng dẫn, giám sát, kiểm tra điều chỉnh chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. -Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật về tiền công, tiền lương, các chế độ đối với người lao động để thị trường lao động vận hành một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. -Sắp xếp, điều chỉnh hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm, phát triển hệ thống thông tin lao động và việc làm để người lao động cũng như người sử dụng lao động có những thông tin chính xác, kịp thời. - Chú trọng công tác xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng nghề của lao động đi xuất khẩu, tạo ra tính liên thông giữa thị trường lao động trong nước và ngoài nước về cung cầu và giá cả sức lao động. KẾT LUẬN. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã xác định sự cần thiết của việc thiết lập thị trường sức lao động. Mặc dù mới dc công nhận và bước đầu đi vào hoạt động nhưng thị trường lao động nước ta đã có những phát triển đáng ghi nhận. Do đây là thị trường của loại hàng hóa đặc biệt-hàng hóa sức lao động và do còn đang trong giai đoạn hình thành nên bên cạnh nhưng tiến bộ bước đầu, thị trường lao động nước ta vẫn còn tiềm ẩn nhiều hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới cần phải có những giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm phát huy hết tiềm năng sức lao động của nước ta nhằm xây dựng một thị trường lao động sôi động, ổn định, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLý luận về hàng hóa sức lao động của CMác với thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan