LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
1.
Giá cả mất ổn định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất ổn trên
mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chính nó buộc các
quốc gia phải tiến hành những cải cải sâu rộng trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến
kinh tế. Sự kiện chính thức khởi xướng chính sách Đổi Mới từ Đại hội đại biểu
Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (12/1986) là một bước ngoặt quan trọng trong
tiến trình phát triển của Việt Nam, mà kết quả của nó còn ảnh hưởng đến ngày
hôm nay. Sau hơn 20 năm kể từ khi công cuộc Đổi Mới bắt đầu, nền kinh tế
nước ta đã có những bước tiến đột phá. Cụ thể, Việt Nam không những đã nhanh
chóng kiềm chế được lạm phát phi mã vào thời kỳ đầu những năm Đổi Mới,
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
Châu Á năm 1997 – 1998, mà còn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ
hai trong khu vực Châu Á trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, sự kiện Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là thành công to lớn của tiến
trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ Đổi
Mới. Đóng góp vào những thành công đó, không thể không kể đến những cải
cách trong việc điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ (CSTT). Tuy nhiên,
chưa đầy hai mươi năm sau Đổi Mới, những thành quả đạt được trong việc quản
lý giá cả đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định. Kể từ năm 2004, giá cả bắt đầu
tăng vọt theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Những sự kiện ảnh hưởng
đến diễn biến giá cả ngày càng phức tạp, nhất là sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của WTO. Sự mở cửa của thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng
thương mại trên thị trường hàng hóa làm cho các biến số gây ra biến động giá cả
vô cùng phức tạp. Điều này đã dẫn đến các kiến nghị chính sách ổn định giá cả
không theo một hướng nhất quán mà thậm chí còn làm cho những tranh luận đối
lập về diễn biến giá cả ở Việt Nam trở lên gay gắt hơn bao giờ hết. Trong bối
cảnh trên, việc xem xét một cách tổng quan về nguyên nhân gây ra biến động giá
cả ở khía cạnh lý thuyết và tìm kiếm một bằng chứng thực nghiệm cho Việt
Nam, là cần thiết để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của CSTT
trong thời gian sắp tới. Vì vậy, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài: “MÔ
HÌNH KINH TẾ LƯỢNG DÙNG ĐỂ TIẾP CẬN VÀ PHÂN TÍCH TÁC
ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phân tích định lượng tác động của CSTT đến giá cả là đề tài được nhiều học
giả quan tâm và nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua với các công trình nghiên cứu
của Khatiwada (1994), Michael T. Kiley (1998), Jeffrey Frankel (2006), Mark
Bils, Peter J. Klenow và Benjamin A. Malin (2009). Tìm hiểu những nguyên
nhân cơ bản cho thành tựu của chính sách Đổi Mới, các học giả trong nước có
nhiều công trình nghiên cứu phân tích tích tác động của CSTT đến các biến số
kinh tế vĩ mô của Việt Nam như các công trình nghiên cứu của Tô Kim Ngọc
(2003), Lê Anh Minh (2004), Phan Thị Hồng Hải (2005). Tuy nhiên, hiện nay
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể tác động của
126 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3289 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình kinh tế lượng dùng để tiếp cận và phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các công cụ của CSTT lại khó
có thể điều tiết kiểu lạm phát phi tiền tệ này.
Trong khi đó, chính yếu tố tâm lý rất nhạy cảm của nhân dân Việt Nam với
các động thái của các cơ quan chức năng lại là một công cụ đắc lực để chống lại
lạm phát phi tiền tệ. Theo các nhà kinh tế học của trường phái tân cổ điển và phái
Keynes mới, mức giá chung trong nền kinh tế sẽ trở về vị trí cân bằng ban đầu
hoặc biến động rất ít nếu nhân dân có niềm tin (kỳ vọng) rằng các chính sách bình
ổn giá cả sẽ được thực hiện69. Như vậy, để có được niềm tin của nhân dân và nhanh
chóng triệt tiêu hiện tượng lạm phát tâm lý, các cơ quan chức năng phải nhất quán
trong đường lối điều hành CSTT. Điều đó có nghĩa là, nếu NHNN Việt Nam là cơ
quan duy nhất điều hành CSTT và theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả mà nó đã lựa
chọn, thì lạm phát tâm lý sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Như vậy, tính độc lập
tương đối của NHNN Việt Nam không chỉ tạo cơ sở cho việc kiểm soát các diễn
68
Võ Văn Minh (2010), Kiềm chế các yếu tố gây lạm phát tâm l{. Truy cập ngày 25 tháng 06 năm 2010, từ
69
Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 7e, Pearson Addison –
Wesley, tr. 668.
84
biến giá cả xuất phát từ yếu tố tiền tệ mà còn kiềm chế được các biến động giá cả
có nguyên nhân từ các yếu tố phi tiền tệ.
Thứ hai, NHNN Việt Nam chưa độc lập trong việc sử dụng công cụ CSTT.
Trong những năm gần đây, cho vay Chính phủ ròng trên bảng cân đối tài sản của
NHNN Việt Nam và trên bảng cân đối tiền tệ toàn nghành biến động mạnh vì
Chính phủ thường xuyên phát hành trái phiếu và tín phiếu. Hoạt động vay vốn của
Chính phủ khiến NHNN Việt Nam bị động trong việc phát hành tiền và hạn chế
khả năng điều tiết của NHNN Việt Nam đối với lượng tiền trong nền kinh tế. Bên
cạnh đó, việc NHNN Việt Nam luôn thiếu thông tin cần thiết, thiếu cơ chế để sử
dụng các công cụ của CSTT một cách hiệu quả thể hiện rất rõ tính phụ thuộc của
NHNN Việt Nam. Cụ thể, hàng năm, việc tính toán mức cung tiền, cân đối lượng
tiền cần “bơm” vào hay “rút” ra khỏi lưu thông là nhiệm vụ của NHNN Việt Nam,
nhưng thời gian tiến hành các hoạt động đấu thầu các chứng khoán nợ, cũng như
quy định mức lãi suất của các chứng khoán Chính phủ lại do Bộ Tài chính độc lập
thực hiện. Mặc dù NHNN Việt Nam đã có sự phối hợp với Bộ Tài chính trong việc
cung cấp các thông tin về ngân sách để phục vụ việc dự báo tiền tệ, nhưng việc
cung cấp thông tin và số liệu còn chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, nó hạn chế đến
việc dự báo và xây dựng CSTT. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu sự
hướng dẫn cơ chế phối hợp thông tin của các văn bản dưới luật70.
3.2.3 Các giải pháp nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam
Các phân tích định lượng cho thấy vai trò quan trọng của tính độc lập của
NHNN Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2004. Đồng thời, qua việc phân tích
những cơ cở lý thuyết cho việc nâng cao tính độc lập của NHTW có vai trò quan
trọng trong việc nâng cao tính hiệu lực của CSTT, cũng như phân tích thực tiễn
70
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 113.
85
tính độc lập của NHNN Việt Nam hiện nay, việc nâng cao tính độc lập của NHTW
là điều cần thiết. Tuy nhiên, cải cách bộ máy điều hành vĩ mô là giải pháp dài hạn
có thể mất hàng năm để tiến hành, nên trong phạm vi công trình nghiên cứu này,
tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam
trong thời gian sắp tới như sau.
3.2.3.1 Nâng cao tính độc lập về nhân sự của NHNN Việt Nam
Vì NHNN Việt Nam, hiện nay, vẫn là một cơ quan của Chính phủ, nên
NHNN Việt Nam cần nâng cao sự tự chủ trong việc tuyển mộ nhân tài giúp việc
cho ban lãnh đạo. Ngoài ra, cần bãi bỏ điều khoản yêu cầu NHNN Việt Nam phải
tạm ứng cho ngân sách Nhà nước, và không trở thành cơ quan in tiền cho Chính
phủ tài trợ thâm hụt ngân sách. Thay vào đó, Chính phủ nên tự mình cải thiện hiệu
quả đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản. Mặt khác, Chính phủ cũng nên tự huy
động vốn thông qua thị trường tiền tệ và thị trường vốn để điều hòa chi tiêu phù
hợp. Điều này sẽ giúp NHNN Việt Nam có tính độc lập dần dần với cơ quan hành
pháp.
3.2.3.2 Nâng cao tính độc lập về tài chính của NHNN Việt Nam
Chính phủ cần có sự chỉ đạo các Bộ, Ngành có hoạt động trên thị trường tiền
tệ và thị trường vốn có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê tình hình thực hiện đầu tư
tín dụng hàng năm và nhu cầu đầu tư tín dụng hàng năm cho NHNN Việt Nam. Từ
đó, NHNN có thể xác định được mức tăng trưởng tín dụng hàng năm của tất cả các
định chế tài chính trong nền kinh tế, và có ngân sách trù bị phù hợp trong trường
hợp cần can thiệp vào thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Ngoài ra, Quốc hội cần hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn việc phối
hợp thông tin giữa Bộ Tài Chính và NHNN Việt Nam. Theo đó, quy định NHNN
Việt Nam là cơ quan duy nhất thực hiện bán các chứng khoán nợ và Bộ Tài Chính
86
là cơ quan duy nhất xác định lãi suất của các trái phiếu cũng như khối lượng phát
hành trong từng thời kỳ dựa trên cơ sở đã trao đổi với NHNN Việt Nam.
3.2.3.3 Nâng cao tính độc lập trong thực thi CSTT của NHNN Việt Nam
Trong ngắn hạn, Chính phủ cần cho phép NHNN Việt Nam độc lập trong
việc lựa chọn công cụ chính sách trong từng thời kỳ. Mục tiêu dài hạn thống nhất
để Quốc hội ban hành. Sự độc lập tương đối của NHNN Việt Nam sẽ cho phép
ngân hàng này chủ động điều tiết thị trường trong từng thời kỳ mà không cần phải
chờ đợi sự cho phép của Chính phủ trong những chính sách của mình; hoặc lựa
chọn mục tiêu của mình nếu họ thấy rằng cần thiết và dẫn dắt thị trường đi theo.
Sau khi tính độc lập của NHNN Việt Nam được nâng cao, Chính phủ và Quốc hội
cần có cơ chế để NHNN Việt Nam tự xác định mục tiêu dài hạn của CSTT.
Bình ổn giá cả, chống lạm phát phải là mục tiêu cơ bản và dài hạn của
CSTT. Về ngắn hạn, mục tiêu tăng trưởng và công ăn việc làm có thể được cân
nhắc khi không có mâu thuẫn với việc đạt được mục tiêu lạm phát trong dài hạn.
Không chỉ NHNN mà cả Chính phủ cần tuyệt đối tôn trọng mục tiêu lạm phát đã
đặt ra để làm tăng sự tín nhiệm của nhân dân đối với CSTT, từ đó cải thiện hiệu lực
của CSTT.
Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam phải xây dựng kênh thông tin chính thống và
cập nhật từ trụ sở tới các chi nhánh và toàn thị trường, các địa bàn tập trung nhiều
hoạt động tiền tệ tại một số thành phố lớn, để kịp thời cung cấp các thông tin cần
thiết về mục tiêu, công cụ của CSTT tới nhân dân. Kênh thông tin thông suốt này
có tác dụng nhanh chóng ngăn chặn được hiện tượng lạm phát tâm lý nhằm tránh
hiện tượng tăng giá “tát nước theo mưa” nhằm trục lợi theo xu hướng của thị
trường. Đồng thời, kênh thông tin của NHNN Việt Nam chính là tín hiệu để nhân
dân có cơ sở hình thành kỳ vọng vào chính sách bình ổn giá cả của NHNN Việt
87
Nam. Từ đó, cả doanh nghiệp và nhân dân đều có các quyết định đầu tư và tiêu
dùng hợp lý làm cho chính sách ổn định giá cả có hiệu quả hơn.
Mặc dù tính độc lập của NHNN Việt Nam được nhấn mạnh, nhưng điều đó
hoàn toàn không phủ định sự cần thiết sự phối hợp chặt chẽ giữa CSTT với các
chính sách tài khóa của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế. Sự phối hợp
giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đảm bảo các mục tiêu của các chính
sách không mâu thuẫn nhau và tác động của chính sách này không “trung hòa” tác
động của chính sách kia.
3.3 Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam
3.3.1 Cơ sở lý thuyết điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả
Các phân tích định lượng và phân tích thực tiễn nền kinh tế nước ta trong
giai đoạn 2005 – 2010 đã chỉ ra rằng, biến động giá cả xuất phát từ các biến động
từ bên ngoài. Tỷ giá hối đoái là kênh trung gian truyền tải tác động của nền kinh tế
toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam và làm tăng mức giá trong nước.Vì vậy, khi Việt
Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, một chính sách tỷ giá hối đoái hối
đoái linh hoạt là cần thiết để bình ổn giá cả trong nước. Bởi vì, một tỷ giá linh hoạt
mang lại những lợi ích:
Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ tạo tiền đề cho VND lên giá tương đối so
với các ngoại tệ trong một phạm vi nhất định. Vì thế, giá nguyên vật liệu nhập
khẩu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh như xăng, dầu, sắt thép sẽ giảm, từ đó hạn
chế tình trạng “nhập khẩu lạm phát” vào Việt Nam. Ngoài ra, VND tăng giá sẽ
tăng cung hàng nội địa, góp phần giảm khan hiếm hàng hóa trong nước hiện nay.
Khi lượng cung hàng tăng, hiện tượng mất cân đối tiền – hàng được khắc phục, nên
mức giá chung của nền kinh tế cũng sẽ giảm.
88
Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ góp phần cởi trói cho CSTT trong nước,
giúp NHNN Việt Nam thoát khỏi đối mặt với “bộ ba bất khả thi” - tự do tài khoản
vốn, cố định tỷ giá, và CSTT độc lập71. Việc linh hoạt tỷ giả hối đoái sẽ giúp
NHNN Việt Nam hạn chế được lượng tiền cung ứng vào thị trường vì không phải
gắn chặt với nghĩa vụ mua lại nguồn vốn ngoại tệ. Do đó, chính sách tỷ giá hối
đoái linh hoạt không những hạn chế giá cả tăng có nguyên nhân xuất phát từ MS
tăng, mà còn cho phép NHNN Việt Nam có thể sử dụng tự do hơn các công cụ của
CSTT khác như lãi suất và OMO để đối phó với những cú sốc nội địa như thiên tại,
dịch bệnh.
Ngoài ra, giá trị VND ổn định so với các đồng ngoại tệ sẽ làm lãi suất của
đồng nội tệ ổn định hơn, đồng thời làm giảm thiểu biến động giá cả trong nước.
Bởi vì, khi NHNN Việt Nam tăng lượng tiền cung ứng để mua lượng ngoại tệ dư
thừa nhằm duy trì mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa, mức giá chung trong nền kinh tế
sẽ tăng cao. Điều này sẽ khiến lãi suất danh nghĩa buộc phải tăng theo để duy trì lãi
suất thực dương. Lãi suất tăng cao tiếp tục gây áp lực lên giá với VND. Khi đó,
NHNN Việt Nam có hai giải pháp can thiệp. Thứ nhất, NHNN Việt Nam tiếp tục
can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ tỷ giá danh nghĩa. Hậu quả của hành
động này làm trầm trọng hơn tình trạng giá cả “leo thang”, bởi vì vòng tuần hoàn
tỷ giá – giá cả – lãi suất lại tiếp tục. Thứ hai, NHNN Việt Nam sử dụng mệnh lệnh
hành chính can thiệp vào chính sách lãi suất tiền gửi của các NHTM. Hậu quả của
quá trình can thiệp này là lãi suất các NHTM mất ổn định, làm các NHTM căng
thẳng tính thanh khoản, và gia tăng nguy cơ sụp đổ của hệ thống các NHTM.
Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ giảm thiểu hiện tượng đôla hóa nền
kinh tế. Trong thời gian qua, lạm phát tăng cao khiến lãi suất tiền gửi âm, đồng
71
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 128.
89
thời, VND lại yếu, nên nhân dân đã tìm cách đổi tài sản của mình sang vàng và các
ngoại tệ mạnh khác. Hành động này không những tiếp tục làm VND mất giá mà
còn làm tăng lượng ngoại tệ lưu hành trong nhân dân. Do đó, NHNN Việt Nam
gặp khó khăn khi kiểm soát lượng tiền thành phần này trong MB, từ đó, làm suy
giảm hiệu lực của CSTT. Vì vậy, một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt là cần thiết
giúp duy trì và cải thiện giá trị đồng nội tệ, làm giảm hiện tượng đôla hóa trong nền
kinh tế và nâng cao hiệu lực của CSTT.
3.3.2 Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang duy trì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều
tiết. Mặc dù các nhà quản lý tiền tệ đều cho rằng, chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay là
chế độ không “neo” vào bất kỳ đồng ngoại tệ nào mà dựa vào “rổ” tiền tệ. Tuy
nhiên, trên thực tế 80% - 90% các giao dịch trong cán cân thanh toán của Việt Nam
bằng USD72. Do đó, thực tế này đòi hỏi dự trữ ngoại tệ của NHNN, thanh toán
thương mại quốc tế, vấn đề quản lý nợ nước ngoài cũng như huy động đầu tư nước
ngoài trực tiếp vào Việt Nam đều được xác định trên cơ sở USD. Về nguyên tắc
điều hành, tỷ giá VND/USD linh hoạt theo tín hiệu thị trường và có mục tiêu rõ
ràng nhằm mục tiêu là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Lượng dự trữ ngoại hối quốc gia còn chưa tập trung về một mối là NHNN
Việt Nam thực sự khiến khả năng kiểm soát ngoại tệ trong nền kinh tế của NHNN
Việt Nam còn hạn chế. Tính đến hết năm 2009, khoảng hơn 20 tỷ USD và 500 tấn
vàng đang được găm giữ trong dân, giá trị được ghi vào sai số trong cân đối cán
cân thanh toán năm 2009 là 9,7 tỷ USD73. Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và thị
trường trong một số thời điểm là khá cao. Cả hai yếu tố trên khiến việc tính toán
72
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 130.
73
Võ Trí Thành (2010), Bàn cách gỡ áp lực lạm phát. Truy cập ngày 13 tháng 06 năm 2010, từ
90
cân đối cán cân thành toán và cân đối tỷ giá khó khăn hơn, nên đã gián tiếp tạo ra
“nhập khẩu lạm phát” trong từng thời điểm.
Trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, việc NHNN Việt Nam cố gắng quản lý
tỷ giá trong khi phải duy trì ổn định những mục tiêu vĩ mô làm cho CSTT gần như
phụ thuộc. Thực tiễn từ năm 2007 – 2008 cho thấy, bởi vì NHNN Việt Nam đã nỗ
lực bảo vệ tỷ giá khi mà lượng ngoại tệ vào nền kinh tế trong giai đoạn này tăng
đột biến nên MS phải tăng lên. Trong tuần thứ ba của tháng 2 năm 2008, NHNN
Việt Nam đã sử dụng 140.000 tỷ VND để mua 9 tỷ USD trong năm 2007 mà chưa
kịp thu về hết. Mặc dù ngay sau đó, NHNN Việt Nam sử dụng “can thiệp vô trùng”
bằng quyết định yêu cầu 41 NHTM phải mua “tín phiếu bắt buộc” theo kiểu mệnh
lệnh hành chính với lãi suất 7,8% với tổng giá trị là 20.300 tỷ VND74, nhưng các
biện pháp hành chính dù có mang lại thành công nhất thời trong việc ổn định cung
tiền nhưng không bao giờ giải quyết được tận gốc vấn đề.
3.3.3 Các giải pháp nâng cao hoạt động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái
nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam
3.3.3.1 Nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam
Tỷ giá hối đoái duy trì ở chế độ thả nổi có kiểm soát cần có điều kiện tiên
quyết là NHNN Việt Nam cần được độc lập về CSTT. Các biện pháp mệnh lệnh
hành chính đang được sử dụng như một công cụ can thiệp của NHNN Việt Nam
nhằm duy trì ổn định tỷ giá, trong khi phải nỗ lực ổn định giá cả và thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, đã không còn phù hợp khi nước ta hội nhập với hệ thống
tài chính toàn cầu. Vì vậy, biện pháp duy nhất để đạt được các mục tiêu nêu trên là
tách chính sách tỷ giá hối đoái ra khỏi CSTT. Theo đó, chính sách tỷ giá linh hoạt
hơn sẽ tự động điều chỉnh mặt bằng giá trong nước và mức giá thế giới mà không
74
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 155.
91
gây ra các xáo trộn lớn trong nền kinh tế. Còn NHNN Việt Nam được lựa chọn các
công cụ CSTT để đạt được các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ cho thích
hợp. Theo nguyên tắc “bộ ba bất khả thi”, tài khoản vốn sẽ không được tự do. Điều
này sẽ góp phần hạn chế các tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới khi nước ta
thực hiện các chuyển đổi về chính sách tỷ giá hối đoái và CSTT.
Để tạo sự linh hoạt trong chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay, việc mở rộng biên
độ giao dịch tỷ giá là có lợi cho sự phát triển của thị trường tài chính còn non trẻ ở
Việt Nam. Đây cũng là một trong những lựa chọn tốt cho bối cảnh Việt Nam hiện
nay và có ý nghĩa tích cực cho quản lý vĩ mô trong trung hạn, khi Việt Nam tự do
hóa chế độ tỷ giá hối đoái. Còn các biện pháp nâng cao tính độc lập của NHNN
Việt Nam đã được đề cập đến trong nội dung phần trước.
3.3.3.2 Tăng cường các biện pháp kết hối ngoại tệ và vàng
Chính sách tỷ giá hối đoái chỉ mang lại hiệu quả nếu nó thực sự kiểm soát
được lượng ngoại tệ, vì vậy, các biện pháp tăng cường kết hối ngoại tệ và vàng là
cần thiết. Do đó, các tổ chức tín dụng cần hạn chế cho vay ngoại tệ bằng cách hạn
chế đối tượng vay ngoại tệ. Nếu các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu ngoại tệ, họ
có thể vay bằng tiền đồng, sau đó, mua ngoại tệ. Đồng thời, NHNN Việt Nam có
thể yêu cầu các tổ chức tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro với khoản đầu tư tín
dụng bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, cần quy định một tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ
trên tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Cách làm này sẽ thực hiện được mục
tiêu giảm mức độ đôla hóa nền kinh tế, đồng thời, tạo sự an toàn trong hoạt động
tín dụng của nền kinh tế. Ngoài ra, hiện nay, các công ty tài chính không bị quy
định trạng thái ngoại hối nên đã mở rộng việc cho vay bằng ngoại tệ. Vì vậy, để
hoàn thiện các giải pháp chống đô la hóa, NHNN Việt Nam cần quy định trạng thái
ngoại tệ cho các công ty tài chính để hạn chế vay mượn ngoại tệ. Bên cạnh việc
chống “đôla hóa”, NHNN cũng cần có lộ trình từng bước chống “vàng hóa” - hiện
đã và đang ở tình trạng khó kiểm soát. Theo đó, NHNN Việt Nam cần ban hành
92
quy chế quản lý các hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng thanh toán trong lãnh
thổ Việt Nam.
Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế với thế giới đang ngày
càng sâu và rộng. Để hậu thuẫn cho các giải pháp nói trên, Chính phủ cần chỉ đạo
các Bộ chức năng có cơ chế giám sát kể cả cơ chế cưỡng chế chặt chẽ để kiểm soát
việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán, lưu thông hàng hóa, dịch vụ nội địa; trong
tín dụng ngoại tệ và trong việc xuất, nhập khẩu và buôn bán vàng thanh toán, vàng
trên tài khoản, vàng thỏi trên thị trường vàng. Hoạt động kinh doanh vàng miếng,
vàng thanh toán trong lãnh thổ, siết chặt cơ chế tín dụng vàng cùng với cơ chế
quản lý ngoại hối và điều hành thị trường ngoại tệ phải do NHNN Việt Nam thống
nhất đảm nhiệm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Nội dung chương III đề cập đến các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của
CSTT trong thời gian tới tại Việt Nam, căn cứ trên các kết luận được rút ra trong
quá trình phân tích định lượng tác động của CSTT tới giá cả ở Việt Nam thời kỳ
1986 – 2010. Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở các phân tích lợi ích của chúng
về mặt lý thuyết cũng như trên cơ sở đánh giá thực tiễn việc thực thi các giải pháp
này tại Việt Nam. Cả hai giải pháp đều nhấn mạnh vào việc nâng cao tính độc lập
của NHNN Việt Nam. Mặc dù cải cách bộ máy điều hành vĩ mô của NHNN Việt
Nam là cần thiết, nhưng đây là giải pháp dài hạn. Trong khi đó, chính sách tỷ giá
linh hoạt vừa có tác dụng ngắn hạn vừa có tác động dài hạn chính là một gợi ý
chính sách cho việc bình ổn giá cả hiện nay ở Việt Nam.
93
KẾT LUẬN
Bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích định lượng kết hợp
với các phương pháp phân tích, so sánh, và tổng hợp, công trình đã chỉ rõ tác động
của CSTT tới giá cả ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi Mới, giai đoạn 1986 – 2010.
Các phân tích định lượng đã chỉ ra, ở Việt Nam, trong thời kỳ 1986 – 2010, giá cả
là kết quả của quá trình cung ứng tiền tệ. Ngoài ra, trong từng thời kỳ cụ thể, tính
độc lập của NHNN Việt Nam và chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh nền kinh
tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu là nguyên nhân giải thích cho
các biến động giá cả. Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn giá cả ở Việt
Nam trong thời gian tới là vô cùng cấp bách. Các giải pháp được đề cập đến trong
công trình này là nhằm khắc phục hiện tượng biến động giá cả có nguyên nhân tiền
94
tệ ở Việt Nam, trong giai đoạn 1986 – 2010. Ngoài ra, một kết quả quan trọng khác
từ kết quả phân tích thực nghiệm là yếu tố kỳ vọng. Mô hình kiểm định mối quan
hệ nhân quả giữa tiền tệ và giá cả cho thấy giá cả trong quá khứ có tác động nhất
định tới giá cả hiện tại là bởi vì nó là thông số để người dân hình thành kỳ vọng.
Các độ trễ của giá cả trong mô hình dù không thể minh họa đầy đủ biến số kỳ
vọng, nhưng nó là một giá trị tham khảo có giá trị.
Biến động giá cả là một hiện tượng tổng hợp của rất nhiều yếu tố, do đó sẽ
rất sai lầm nếu chỉ lý giải hiện tượng này từ một nguyên nhân nào đó và xem đó là
nguyên nhân duy nhất để rồi bác bỏ các nguyên nhân khác. Vì vậy, những biến
động giá cả xuất phát từ nguyên nhân phi tiền tệ, mức độ tác động của yếu tố kỳ
vọng tới diễn biến giá cả, và việc sử dụng nó như một công cụ để ổn định giá cả ở
Việt Nam cần được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn trong các công trình
nghiên cứu tiếp theo.
95
PHỤ LỤC A
CÁC SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC A1. Khối lƣợng tiền M2 ở Việt Nam giai đoạn 1986 –
2010
96
Năm
Khối lƣợng tiền
M2 (tỷ VND)
Năm
Khối lƣợng
tiền M2 (tỷ
VND)
1986 112 1998 102.416
1987 471 1999 142.646
1988 2.569 2000 222.882
1989 7.419 2001 279.781
1990 11.358 2002 329.149
1991 20.301 2003 411.233
1992 27.144 2004 532.346
1993 32.288 2005 690.201
1994 43.006 2006 922.672
1995 52.710 2007 1.348.244
1996 64.678 2008 1.622.130
1997 81.558 2009 2.092.548
2010 (ước lượng) 2.720.312
Nguồn:
Từ 1986 đến 1997: ADB (2008), Key Indicators of Developing Asia and Pacific
countries. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010, từ
Từ 1998 đến 2008: ADB (2009), Key Indicators for Asia and the Pacific 2009,
Vietnam, tr. 3. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010 từ
https://sdbs.adb.org/sdbs/KI_fileDownload.jsp?key=VIE&scope=country&file=CT_VIE.
pdf.
97
Từ 2009 đến 2010: ADB (2010), Basic Statistics 2010, 6 ADB Avenue,
Mandaluyong City, 1550 Metro Manila, Philippines, tr. 2.
PHỤ LỤC A2. CPI và tốc độ tăng CPI ở Việt Nam trong giai đoạn
1986 – 2010 (Năm 2010 = 100)
Năm CPI Thay đổi % Năm CPI Thay đổi %
1986 0,411 453,538 1998 97,783 8,11
1987 1,893 360,357 1999 101,799 4,108
1988 8,982 374,354 2000 100 -1,768
1989 17,583 95,77 2001 99,69 -0,31
1990 23,919 36,031 2002 103,756 4,079
1991 43,488 81,817 2003 107,183 3,303
1992 59,885 37,705 2004 115,645 7,895
1993 64,903 8,379 2005 125,352 8,349
1994 71,058 9,483 2006 134,758 7,503
1995 83,085 16,926 2007 146,008 8,349
1996 87,732 5,593 2008 179,759 23,115
1997 90,447 3,095 2009 191,833 6,717
2010 214,853 12
Nguồn:
98
IMF (2010), World Economic Outlook Databse. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010, từ
sd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=582&s=NGDP_R%2CNGDP_RPCH%2CNGDP%2CNGDPD%2C
NGDP_D%2CNGDPRPC%2CNGDPPC%2CNGDPDPC%2CPPPGDP%2CPPPPC%2CPPPSH%2CPPP
EX%2CPCPI%2CPCPIPCH%2CPCPIE%2CPCPIEPCH%2CLP%2CBCA%2CBCA_NGDPD&grp=0&a
=&pr.x=79&pr.y=12.
PHỤ LỤC A3. Biến động tỷ giá VND/USD giai đoạn 1990 – 2010
Năm Tỷ giá VND/USD
1990 6482,8
1991 10037
1992 11202,2
1993 10641
1994 10965,7
1995 11038,3
1996 11032,6
1997 11683,3
1998 13268
1999 13943,2
2000 14167,7
2001 14725,2
2002 15279,5
99
2003 15509,6
2004 15746
2005 15858,9
2006 15994,3
2007 16105,1
2008 16302
2009 17066
2010(ước lượng) 18500
Nguồn:
Từ năm 1990 đến năm 2008: ADB (2009), Key Indicators for Asia and the
Pacific 2009, Vietnam,tr. 5. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010 từ
https://sdbs.adb.org/sdbs/KI_fileDownload.jsp?key=VIE&scope=country&file=CT_VIE.
pdf
Từ năm 2009 đến năm 2010: ADB (2010), Asian Development Outlook 2010, 6
ADB Avenue, Mandaluyong City, 1550 Metro Manila, Philippines, tr. 281.
PHỤ LỤC A4. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam giai đoạn
1990 – 2010
Năm Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (triệu USD)
1990 120
1991 220
100
1992 260
1993 300
1994 1048
1995 1780
1996 2395
1997 2220
1998 1671
1999 1412
2000 1298
2001 1300
2002 1400
2003 1450
2004 1610
2005 1889
2006 2315
2007 6516
2008 9279
2009 6900
2010(ước lượng) 7800
Nguồn:
Từ năm 1990 đến năm 2008: ADB (2009), Key Indicators for Asia and the Pacific 2009,
Vietnam,tr. 5. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010 từ
https://sdbs.adb.org/sdbs/KI_fileDownload.jsp?key=VIE&scope=country&file=CT_VIE.pdf
101
Từ năm 2009 đến năm 2010: ADB (2010), Asian Development Outlook 2010, 6 ADB Avenue,
Mandaluyong City, 1550 Metro Manila, Philippines, tr. 278.
PHỤ LỤC A5. Thâm hụt cán cân vãng lai ở Việt Nam giai đoạn
1990 – 2010
Năm
Thâm hụt/Thặng dƣ tài khoản vãng lai
(%GDP)
1990 -4
1991 -1,7
1992 -0,1
1993 -5,8
1994 -7,2
1995 -9
1996 -8,2
1997 -5,7
1998 -3,9
1999 4,1
2000 3,6
2001 2,1
2002 -1,7
2003 -4,9
2004 -2,1
2005 -1,1
102
2006 -0,3
2007 -9,8
2008 -11,9
2009 -7,8
2010 -6,2
Nguồn:
Từ năm 1990 đến năm 2008: ADB (2009), Key Indicators for Asia and the
Pacific 2009, Vietnam,tr. 5. Truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2010 từ
https://sdbs.adb.org/sdbs/KI_fileDownload.jsp?key=VIE&scope=country&file=CT_VIE.
pdf.
Từ năm 2009 đến năm 2010: IMF (2010), World Economic Outlook 2010, 700
19th Street, N.W., Washington, D.C. 20431, U.S.A, tr. 175.
103
PHỤ LỤC B
CÁC KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
VÀ MÔ HÌNH HỒI QUY
PHỤ LỤC B1. Kiểm định nghiệm đơn vị M2
Null Hypothesis: M2 has a unit root
104
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic 18.10202 1.0000
Test critical values: 1% level -3.737853
5% level -2.991878
10% level -2.635542
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(M2)
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 02:25
Sample (adjusted): 1987 2010
Included observations: 24 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
M2(-1) 0.291387 0.016097 18.10202 0.0000
C 3582.083 10844.86 0.330302 0.7443
R-squared 0.937086 Mean dependent var 113341.7
Adjusted R-squared 0.934226 S.D. dependent var 171754.9
S.E. of regression 44048.96 Akaike info criterion 24.30365
Sum squared resid 4.27E+10 Schwarz criterion 24.40182
Log likelihood -289.6438 Hannan-Quinn criter. 24.32969
F-statistic 327.6831 Durbin-Watson stat 2.602046
Prob(F-statistic) 0.000000
105
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B2. Kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của M2
Null Hypothesis: D(M2) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic 3.047687 1.0000
Test critical values: 1% level -3.769597
5% level -3.004861
10% level -2.642242
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(M2,2)
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 02:30
106
Sample (adjusted): 1989 2010
Included observations: 22 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
D(M2(-1)) 0.387639 0.127191 3.047687 0.0066
D(M2(-1),2) -0.683489 0.250943 -2.723689 0.0135
C 6180.695 16679.87 0.370548 0.7151
R-squared 0.355604 Mean dependent var 28439.36
Adjusted R-squared 0.287773 S.D. dependent var 75012.83
S.E. of regression 63305.98 Akaike info criterion 25.07547
Sum squared resid 7.61E+10 Schwarz criterion 25.22425
Log likelihood -272.8302 Hannan-Quinn criter. 25.11052
F-statistic 5.242491 Durbin-Watson stat 2.385964
Prob(F-statistic) 0.015380
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B3. Kiểm định nghiệm đơn vị lnM2
107
Null Hypothesis: LNM2 has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -1.146789 0.6788
Test critical values: 1% level -3.752946
5% level -2.998064
10% level -2.638752
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(LNM2)
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 02:41
Sample (adjusted): 1988 2010
Included observations: 23 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
LNM2(-1) -0.032187 0.028067 -1.146789 0.2650
D(LNM2(-1)) 0.583437 0.147370 3.958987 0.0008
C 0.496432 0.373036 1.330787 0.1982
R-squared 0.720807 Mean dependent var 0.376583
Adjusted R-squared 0.692888 S.D. dependent var 0.344542
S.E. of regression 0.190937 Akaike info criterion -0.352636
Sum squared resid 0.729141 Schwarz criterion -0.204528
Log likelihood 7.055313 Hannan-Quinn criter. -0.315387
F-statistic 25.81755 Durbin-Watson stat 1.755633
Prob(F-statistic) 0.000003
108
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B4. Kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của lnM2
Null Hypothesis: D(DLNM2) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.906613 0.0600
Test critical values: 1% level -3.752946
5% level -2.998064
10% level -2.638752
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(DLNM2,2)
109
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 02:43
Sample (adjusted): 1988 2010
Included observations: 23 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
D(LNM2(-1)) -0.292191 0.100526 -2.906613 0.0084
C 0.073905 0.058795 1.257010 0.2226
R-squared 0.286888 Mean dependent var -0.051043
Adjusted R-squared 0.252931 S.D. dependent var 0.222559
S.E. of regression 0.192365 Akaike info criterion -0.375908
Sum squared resid 0.777086 Schwarz criterion -0.277169
Log likelihood 6.322940 Hannan-Quinn criter. -0.351075
F-statistic 8.448401 Durbin-Watson stat 1.993135
Prob(F-statistic) 0.008437
Ghi chú: DLNM2 = ΔlnM2
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B5. Kiểm định nghiệm đơn vị CPI
110
Null Hypothesis: CPI has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic 1.587912 0.9990
Test critical values: 1% level -3.737853
5% level -2.991878
10% level -2.635542
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(CPI)
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 02:37
Sample (adjusted): 1987 2010
Included observations: 24 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
CPI(-1) 0.048812 0.030739 1.587912 0.1266
C 4.751626 3.062907 1.551345 0.1351
R-squared 0.102827 Mean dependent var 8.935083
Adjusted R-squared 0.062046 S.D. dependent var 7.902268
S.E. of regression 7.653189 Akaike info criterion 6.987777
Sum squared resid 1288.569 Schwarz criterion 7.085948
Log likelihood -81.85333 Hannan-Quinn criter. 7.013822
F-statistic 2.521466 Durbin-Watson stat 1.337858
Prob(F-statistic) 0.126576
111
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B6. Kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của CPI
Null Hypothesis: D(CPI) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.829438 0.0697
Test critical values: 1% level -3.752946
5% level -2.998064
10% level -2.638752
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
112
Dependent Variable: D(CPI,2)
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 02:39
Sample (adjusted): 1988 2010
Included observations: 23 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
D(CPI(-1)) -0.607131 0.214577 -2.829438 0.0100
C 5.989402 2.376987 2.519745 0.0199
R-squared 0.276005 Mean dependent var 0.936435
Adjusted R-squared 0.241529 S.D. dependent var 8.638369
S.E. of regression 7.523176 Akaike info criterion 6.956795
Sum squared resid 1188.562 Schwarz criterion 7.055534
Log likelihood -78.00314 Hannan-Quinn criter. 6.981628
F-statistic 8.005722 Durbin-Watson stat 2.072733
Prob(F-statistic) 0.010043
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B7. Kiểm định nghiệm đơn vị lnCPI
113
Null Hypothesis: LNCPI has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -13.95233 0.0000
Test critical values: 1% level -3.737853
5% level -2.991878
10% level -2.635542
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(LNCPI)
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 02:47
Sample (adjusted): 1987 2010
Included observations: 24 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
LNCPI(-1) -0.278102 0.019932 -13.95233 0.0000
C 1.365470 0.084199 16.21715 0.0000
R-squared 0.898462 Mean dependent var 0.260797
Adjusted R-squared 0.893847 S.D. dependent var 0.430793
S.E. of regression 0.140357 Akaike info criterion -1.009593
Sum squared resid 0.433405 Schwarz criterion -0.911422
Log likelihood 14.11511 Hannan-Quinn criter. -0.983548
F-statistic 194.6675 Durbin-Watson stat 1.563568
Prob(F-statistic) 0.000000
114
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B8. Kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của lnCPI
Null Hypothesis: D(DLNCPI) has a unit root
Exogenous: Constant
Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=1)
t-Statistic Prob.*
Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.773699 0.0095
Test critical values: 1% level -3.752946
5% level -2.998064
10% level -2.638752
*MacKinnon (1996) one-sided p-values.
115
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(DLNCPI,2)
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 02:47
Sample (adjusted): 1988 2010
Included observations: 23 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
D(DLNCPI(-1)) -0.325721 0.086314 -3.773699 0.0011
C 0.025557 0.043671 0.585219 0.5646
R-squared 0.404100 Mean dependent var -0.061478
Adjusted R-squared 0.375724 S.D. dependent var 0.225095
S.E. of regression 0.177850 Akaike info criterion -0.532812
Sum squared resid 0.664243 Schwarz criterion -0.434073
Log likelihood 8.127335 Hannan-Quinn criter. -0.507979
F-statistic 14.24080 Durbin-Watson stat 2.335029
Prob(F-statistic) 0.001115
Ghi chú: DLNCPI = ΔlnCPI
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B9. Kết quả hồi quy giai đoạn 1986 – 1995
116
Dependent Variable: DLNCPI
Method: Least Squares
Date: 07/09/10 Time: 15:02
Sample (adjusted): 1987 1995
Included observations: 9 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
DLNM2 0.979330 0.094330 10.38191 0.0000
C -0.079759 0.082129 -0.971144 0.3638
R-squared 0.939016 Mean dependent var 0.589892
Adjusted R-squared 0.930304 S.D. dependent var 0.577730
S.E. of regression 0.152521 Akaike info criterion -0.729899
Sum squared resid 0.162839 Schwarz criterion -0.686071
Log likelihood 5.284545 Hannan-Quinn criter. -0.824479
F-statistic 107.7840 Durbin-Watson stat 1.550628
Prob(F-statistic) 0.000017
PHỤ LỤC B10. Kết quả hồi quy giai đoạn 1996 - 2004
Dependent Variable: DLNCPI
Method: Least Squares
Date: 07/10/10 Time: 11:26
Sample: 1996 2004
Included observations: 9
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
DLNM2 -0.031942 0.100382 -0.318201 0.7611
CHINHSACH -0.057415 0.019143 -2.999263 0.0240
C 0.057706 0.024701 2.336192 0.0581
117
R-squared 0.703859 Mean dependent var 0.036740
Adjusted R-squared 0.605145 S.D. dependent var 0.032015
S.E. of regression 0.020118 Akaike info criterion -4.713239
Sum squared resid 0.002428 Schwarz criterion -4.647497
Log likelihood 24.20957 Hannan-Quinn criter. -4.855109
F-statistic 7.130311 Durbin-Watson stat 2.603653
Prob(F-statistic) 0.025971
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B11. Kết quả hồi quy giai đoạn 2005 – 2010
Dependent Variable: DLNCPI
Method: Least Squares
Date: 07/11/10 Time: 16:30
Sample: 2005 2010
Included observations: 6
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
DLNM2 -0.035106 0.203891 -0.172181 0.8743
HOINHAP 0.121999 0.031532 3.869059 0.0305
C 0.092449 0.059737 1.547605 0.2195
R-squared 0.906746 Mean dependent var 0.103238
Adjusted R-squared 0.844577 S.D. dependent var 0.053902
S.E. of regression 0.021250 Akaike info criterion -4.558059
Sum squared resid 0.001355 Schwarz criterion -4.662180
Log likelihood 16.67418 Hannan-Quinn criter. -4.974861
118
F-statistic 14.58513 Durbin-Watson stat 2.123773
Prob(F-statistic) 0.028477
PHỤ LỤC B12. Kết quả hồi quy giai đoạn 1986 – 2010
Dependent Variable: DLNCPI
Method: Least Squares
Date: 07/11/10 Time: 17:47
Sample (adjusted): 1987 2010
Included observations: 24 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
DLNM2 1.027151 0.068205 15.05987 0.0000
C -0.171367 0.039221 -4.369231 0.0002
R-squared 0.911575 Mean dependent var 0.260797
Adjusted R-squared 0.907556 S.D. dependent var 0.430793
S.E. of regression 0.130981 Akaike info criterion -1.147877
Sum squared resid 0.377431 Schwarz criterion -1.049706
Log likelihood 15.77452 Hannan-Quinn criter. -1.121832
F-statistic 226.7997 Durbin-Watson stat 1.495905
Prob(F-statistic) 0.000000
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B13.1. Kết quả hồi quy kiểm định Granger cho mối quan
hệ nhân quả giữa tiền tệ và giá cả giai đoạn 1986 – 2010
119
Vector Autoregression Estimates
Date: 07/11/10 Time: 20:57
Sample (adjusted): 1989 2010
Included observations: 22 after adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]
DLNCPI DLNM2
DLNCPI(-1) 0.440995 0.242288
(0.20347) (0.22006)
[ 2.16737] [ 1.10100]
DLNCPI(-2) -0.206973 -0.094646
(0.20888) (0.22591)
[-0.99089] [-0.41895]
DLNM2(-1) -0.117132 0.286336
(0.21144) (0.22868)
[-0.55397] [ 1.25211]
DLNM2(-2) 0.334732 0.054789
(0.19146) (0.20707)
[ 1.74834] [ 0.26459]
C 0.007881 0.158711
(0.05387) (0.05827)
[ 0.14629] [ 2.72383]
R-squared 0.725214 0.721286
Adj. R-squared 0.660559 0.655707
Sum sq. resids 0.188356 0.220328
S.E. equation 0.105261 0.113844
F-statistic 11.21660 10.99862
120
Log likelihood 21.14844 19.42384
Akaike AIC -1.468040 -1.311258
Schwarz SC -1.220076 -1.063294
Mean dependent 0.144306 0.316590
S.D. dependent 0.180669 0.194020
Determinant resid covariance (dof adj.) 0.000122
Determinant resid covariance 7.26E-05
Log likelihood 42.40386
Akaike information criterion -2.945806
Schwarz criterion -2.449877
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
PHỤ LỤC B13.2. Kết quả hồi quy kiểm định Granger cho mối quan
hệ nhân quả giữa tiền tệ và giá cả giai đoạn 1986 – 2010
Vector Autoregression Estimates
Date: 07/11/10 Time: 21:20
Sample (adjusted): 1989 2010
Included observations: 22 after
adjustments
Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]
DLNCPI
DLNCPI(-1) 0.315347
(0.13305)
[ 2.37021]
121
DLNCPI(-2) 0.093971
(0.10435)
[ 0.90050]
C 0.052132
(0.02748)
[ 1.89701]
R-squared 0.675089
Adj. R-squared 0.640888
Sum sq. resids 0.222715
S.E. equation 0.108268
F-statistic 19.73879
Log likelihood 19.30529
Akaike AIC -1.482299
Schwarz SC -1.333520
Mean dependent 0.144306
S.D. dependent 0.180669
Nguồn: Tác giả hồi quy từ số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Eviews 6.0
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5
122
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ............... 8
1.1 Lý luận chung về chính sách tiền tệ .......................................................... 8
1.1.1 Tiền tệ và hệ thống tiền tệ .................................................................. 8
1.1.1.1 Nguồn gốc và khái niệm tiền tệ .................................................... 8
1.1.1.2 Hệ thống tiền tệ ............................................................................. 9
1.1.1.2.1 Tiền mặt .................................................................................. 10
1.1.1.2.2 Tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại ............ 10
1.1.1.2.3 Tiền gửi có kỳ hạn .................................................................. 10
1.1.1.2.4 Đơn vị nhỏ của tiền gửi có kỳ hạn .......................................... 11
1.1.1.2.5 Trái phiếu ngắn hạn được mua lại của ngân hàng thương mại11
1.1.1.2.6 Đôla Euro ................................................................................ 12
1.1.1.2.7 Tiền gửi trong các quỹ tín dụng của thị trường tiền tệ ........... 12
1.1.1.2.8 Tài khoản gửi ở thị trường tiền tệ ........................................... 12
1.1.1.2.9 Tiền tệ theo nghĩa rộng ........................................................... 12
1.1.1.2.10 Các loại tài sản thanh khoản .................................................. 13
1.1.2 Lý luận chung về chính sách tiền tệ................................................ 15
1.1.2.1 Khái niệm .................................................................................... 15
1.1.2.2 Các tác nhân tham gia thực thi chính sách tiền tệ ..................... 16
1.1.2.2.1 Ngân hàng trung ương ............................................................ 16
1.1.2.2.2 Ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính phi ngân
hàng……. ............................................................................................... 16
1.1.2.2.3 Người gửi tiền và người vay tiền ............................................ 18
1.1.2.3 Vai trò của các tác nhân thực thi chính sách tiền tệ tới quá trình
cung tiền ..................................................................................................... 18
1.1.2.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ ............................................ 20
1.1.2.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở ......................................................... 21
1.1.2.4.2 Chính sách tái chiết khấu ........................................................ 22
123
1.1.2.4.3 Dự trữ bắt buộc ....................................................................... 23
1.1.2.5 Mục tiêu và phương thức điều tiết vĩ mô bằng chính sách tiền
tệ……….. .................................................................................................. 24
1.1.2.5.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ ............................................... 24
1.1.2.5.2 Phương thức điều tiết vĩ mô bằng chính sách tiền tệ .............. 26
1.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả .............................................. 27
1.2.1 Các phương pháp tính giá .................................................................. 27
1.2.1.1 Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá tiêu dùng ................... 28
1.2.1.2 Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giảm phát tổng sản phẩm
quốc nội...................................................................................................... 29
1.2.2 Cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ tới giá cả ........................ 29
1.2.2.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh lãi suất ....... 29
1.2.2.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua các kênh giá tài sản
khác ............................................................................................................ 31
1.2.2.2.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tỷ giá hối
đoái.. ....................................................................................................... 31
1.2.2.2.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh giá cổ
phiếu…………………………………………………………………...24
1.2.2.2.3 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh hiệu ứng của
cải ........................................................................................................... 32
1.2.2.3 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tín
dụng…………………………………………………………………....25
1.2.2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh tín dụng ngân
hàng ........................................................................................................ 33
1.2.2.3.2 Tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả qua kênh bảng tổng kết
tài sản ...................................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ............................................................................. 36
124
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI GIÁ CẢ Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..................................................................................... 37
2.1 Chỉ định mô hình nghiên cứu .................................................................. 37
2.1.1 Bằng chứng rút gọn về mối quan hệ giữa cung tiền và giá cả ......... 37
2.1.2 Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa cung tiền và giá cả ......................... 38
2.1.3 Chỉ định mô hình ................................................................................ 40
2.1.3.1 Mô hình tổng quát .......................................................................... 40
2.1.3.2 Mô hình kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và giá cả42
2.1.4 Bằng chứng thực nghiệm về mô hình được sử dụng cho phân tích
định lượng .................................................................................................... 44
2.2 Phân tích tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả ở Việt Nam trong
thời kỳ Đổi Mới ............................................................................................... 51
2.2.1Mô tả số liệu và kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu .............. 51
2.2.1.1 Mô tả các biến cơ sở ..................................................................... 51
2.2.1.2 Kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu ................................... 52
2.2.2 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong
giai đoạn 1986 – 1995 .................................................................................. 53
2.2.2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995....................... 53
2.2.2.2 Kết quả phân tích định lượng ........................................................ 56
2.2.3 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong
giai đoạn 1996 – 2004 .................................................................................. 57
2.2.3.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 – 2004....................... 57
2.2.3.2 Kết quả phân tích định lượng ........................................................ 59
2.2.4 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong
giai đoạn 2005 – 2010 .................................................................................. 60
2.2.4.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010....................... 60
2.2.4.2 Kết quả phân tích định lượng ........................................................ 68
125
2.2.5 Phân tích định lượng tác động của chính sách tiền tệ tới giá cả trong
giai đoạn 1986 – 2010 .................................................................................. 69
2.3 Phân tích định lƣợng mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền và giá cả 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG II ........................................................................... 71
CHƢƠNG III: TỔNG KẾT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ................... 72
3.1Tổng kết ...................................................................................................... 72
3.2 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam………….63
3.2.1 Cơ sở lý thuyết cho việc nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam…………………………………………………………….63
3.2.2 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay ............ 80
3.2.2.1 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nhân sự ...... 80
3.2.2.2 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tài chính ..... 81
3.2.2.3 Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính
sách tiền tệ ................................................................................................. 82
3.2.3 Các giải pháp nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ............................................................................................................... 84
3.2.3.1 Nâng cao tính độc lập về nhân sự của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ............................................................................................................ 85
3.2.3.2 Nâng cao tính độc lập về tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ............................................................................................................ 85
3.2.3.3 Nâng cao tính độc lập trong thực thi chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam........................................................................... 86
3.3 Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam87
3.3.1 Cơ sở lý thuyết điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn giá
cả ................................................................................................................... 87
3.3.2 Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam ............ 89
3.3.3 Các giải pháp nâng cao hoạt động điều hành chính sách tỷ giá hối
đoái nhằm bình ổn giá cả ở Việt Nam ........................................................ 90
126
3.3.3.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ......... 90
3.3.3.2 Tăng cường các biện pháp kết hối ngoại tệ và vàng ..................... 91
KẾT LUẬN CHƢƠNG III ......................................................................... 92
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô hình kinh tế lượng dùng để tiếp cận và phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến giá cả ở việt nam trong thời kỳ đổi mới.pdf