- So với kỹ thuật nuôi chung thì kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm của công ty Trúc Anh có sự tương đồng trong cách nuôi, nhưng công ty lại chuyên sử dụng vi sinh trong mọi khâu xữ lý.
- Cuộc tham quan mô hình nuôi chịu sự bất lợi của thời tiết, nhiều khâu không đi theo quy trình chung.
- Qua quá trình tìm hiểu phần lớn cán bộ kỹ thuật còn nói chung chung với mọi vấn đề.
- Tìm hiểu quá trình nuôi tôm sú là một trong những bước đệm giúp sinh viên đang học tiếp cân thực tế, hiểu rỏ hơn về những kiến thức đã và đang học.
- Qua môn khuyến ngư giao tiếp giúp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với người dân nhầm giao lưu học hỏi và nắm bắt được những quy trình sản xuất trong thực tế tại địa phương. So sánh và rút ra được những điểm giống và khác nhau giữa quy trình tại địa phương và quy trình chuẩn. Tìm ra những sai khác để có thể hướng dẫn áp dụng cho người dân một cách thật sự hiểu quả.
- Khuyến khich bà con nên kết hợp cả 2 quy trình để mang lại hiểu quả tốt nhất.
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình nuôi tôm sú sạch thương phẩm tại công ty TNHH một thành viên Trúc Anh (Xã Vĩnh Trạch Đông, Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
KHOA NÔNG NGHIỆP
---------- ¯-----------
Báo cáo kết quả tham quan:
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ SẠCH THƯƠNG PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRÚC ANH
(Xã Vĩnh Trạch Đông, Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu)
&
Mục lục
2. Giới thiệu.
Lược khảo tài liệu.
Một số đặc điểm cơ bản về sinh học của tôm Sú (loài P.monodon).
Phân loại.
Đặc điểm.
Phân bố.
Tập tính.
Sinh sản.
Hiện trạng nghề nuôi của nước ta.
Các hình thức nuôi và phương pháp nuôi tôm Sú.
Hình thức nuôi.
Nuôi quảng canh cải tiến.
Nuôi bán thâm canh.
Nuôi thâm canh.
Nuôi sinh thái.
Phương pháp nuôi.
Nuôi chuyên.
Nuôi xen ghép.
Kỹ thuật nuôi tôm Sú.
Chuẩn bị ao nuôi.
Chọn địa điểm.
Xây dựng ao nuôi.
Cải tạo ao nuôi.
Cải tạo ao mới xây dựng.
Đối với ao cũ.
Diệt tạp.
Bón phân gây màu.
Thả giống tôm.
Mùa vụ thả giống.
Lựa chọn tôm giống P15.
Mật độ và phương pháp thả giống.
Quản lý chăm sóc.
Thức ăn cho tôm.
Các loại thức ăn.
Lượng cho ăn.
Quản lý môi trường nước ao nuôi.
Thay nước.
Điều chỉnh độ pH.
Quản lý màu nước (độ trong)
Điều chỉnh oxy hoà tan.
Quản lý nhiệt độ nước
Quản lý độ mặn.
Quản lý khí độc (NH3, H2S).
Bệnh tôm và phương pháp xử lý.
Phòng bệnh cho tôm.
Các dấu hiệu bên ngoài khi tôm bị bệnh.
Bệnh tôm và cách trị bệnh.
Thu hoạch bảo quản sản phẩm.
Phương pháp thu.
Thu tỉa.
Thu toàn bộ.
Bảo quản thu hoạch.
Bảo quản bằng ướp đá.
Bảo quản sống.
Quy trình thưc tế.(Khảo sát tại Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh (Bạc Liêu).
1. Các hình thức thức nuôi và phương pháp nuôi tôm Sú.
1.1. Hình thức nuôi.
1.2. Phương pháp nuôi.
2. Kỹ thuật nuôi tôm Sú.
2.1. Chuẩn bị ao nuôi.
2.1.1. Chọn địa điểm.
2.1.2. Xây dựng ao nuôi.
2.2. Cải tạo ao nuôi.
2.2.1. Cải tạo ao mới xây dựng.
2.2.2. Đối với ao cũ.
2.2.3. Diệt tạp.
2.2.4. Bón phân gây màu.
2.3. Thả giống tôm.
2.3.1. Mùa vụ thả giống.
2.3.2. Lựa chọn tôm giống P15.
2.3.3. Mật độ và phương pháp thả giống.
2.4. Quản lý chăm sóc.
2.4.1. Thức ăn cho tôm.
2.4.2. Các loại thức ăn.
2.4.3. Lượng cho ăn.
2.5. Quản lý môi trường nước ao nuôi.
2.5.1. Thay nước.
2.5.2. Điều chỉnh độ pH.
2.5.3. Quản lý màu nước (độ trong)
2.5.4. Điều chỉnh oxy hoà tan.
2.5.5. Quản lý nhiệt độ nước
2.5.6. Quản lý độ mặn.
2.5.7. Quản lý khí độc (NH3, H2S).
2.6. Bệnh tôm và phương pháp xử lý.
2.6.1. Phòng bệnh cho tôm.
2.6.2. Các dấu hiệu bên ngoài khi tôm bị bệnh.
2.6.3. Bệnh tôm và cách trị bệnh.
2.7. Thu hoạch bảo quản sản phẩm.
2.7.1. Phương pháp thu.
2.7.1.1. Thu tỉa.
2.7.1.2. Thu toàn bộ
2.7.2. Bảo quản thu hoạch.
2.7.2.1. Bảo quản bằng ướp đá.
2.7.2.2. Bảo quản sống.
IV. Kết quả và thảo luận đóng góp ý kiến.
V. Tài liệu tham khảo.
I. Giới thiệu.
Tôm sú (Penaeus monodon) là họ tôm biển,dể nuôi ,tốc độ tăng trưởng nhanh,tôm sú có thể sống trong môi trường nước có độ mặn rộng từ 0-30%0, pH giao động từ 7.5-8.5. Tôm sú là một trong những đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định, giúp ngư dân xoá đói, giảm nghèo và làm giàu nhanh chóng trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế lĩnh vực thuỷ sản.
- Ở Việt Nam, tôm sú là một trong những loài động vật thủy sản quan trọng hàng đầu đóng góp lượng ngoại tệ rất lớn cho nguồn xuất nhập khẩu của nước ta. Một trong những tỉnh nuôi tôm nhiều nhất phải kể đến là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng…mô hình nuôi dần chuyển đổi từ nuôi quãng canh sang quãng canh cải tiến và mô hình nuôi công nghiệp. Một số mô hình nuôi đang được áp dụng tại địa phương với nhiều cách thức khác nhau. Để thống kê các mô hình nuôi đạt hiệu quả tại một số công ty tại địa phương. Cuộc tham quan với mục đích”tìm hiểu mô hình nuôi tôm sú thương phẩm”được thực hiện.
II. Lược khảo tài liệu.
Một số đặc điểm cơ bản về sinh học của tôm Sú (loài P.monodon).
1.1. Phân loại.
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Monodon
Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius
1.2. Đặc điểm.
- Tùy thuộc vào tầng nước, thức ăn và độ đục, mà màu sắc cơ thể khác nhau từ màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xám, xanh. Lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng. Tôm thành thục có thể đạt đến 33 cm chiều dài và tôm cái thường lớn hơn tôm đực.
- Là đối tượng sống có vòng đời dài so với một số đối tượng tôm nước ngọt (từ 3-4 năm), tốc độ sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác "từ cỡ thả P15 sau 110 - 120 ngày đạt 25-30 g/con. Lớn gấp từ 3.000 - 4.000 lần so với ban đầu".
- Là loài thích ứng với độ mặn từ 5-35 0/00 tốt nhất là từ 15-250/00. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển từ 25-300C lớn hơn 350C hoặc thấp hơn 120C kéo dài tôm sinh trưởng chậm.
1.3. Phân bố.
- Tôm Sú phân bố rộng, hầu hết các vùng ven biển từ Móng Cái đến Kiên Giang sống tập trung ở khu vực miền Trung: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Khánh… tôm sú thường sống ở độ sâu nhỏ hơn 50 m nước. Có độ mặn thay đổi từ 15-300/00. Còn nhỏ sống ở ven bờ khu vực nước lợ, lớn di cư dần ra biển và sinh sản.
1.4. Tập tính.
- Là đối tượng sống đáy nơi có chất bùn cát, hoặc cát bùn, vùi mình, hoạt động bắt mồi chủ yếu về ban đêm
1.5. Sinh sản: Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn để sinh sản.
1.6. Hiện trạng nghề nuôi của nước ta.
- Là một trong những đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định, giúp ngư dân xoá đói, giảm nghèo và làm giàu nhanh chóng trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế lĩnh vực thuỷ sản.
Các hình thức thức nuôi và phương pháp nuôi tôm Sú.
2.1. Hình thức nuôi (Có 4 hình thức nuôi tôm)
2.1.1. Nuôi quảng canh cải tiến.
- Là hình thức nuôi thuỷ sản kết hợp với một số đối tượng khác trong ao đầm: cua Xanh, cá, tôm tự nhiên và rong câu chỉ vàng. Là loại hình dựa vào điều kiện môi trường tự nhiên là chính, mật độ tôm Sú thả 5-7 con P15 /m2 bổ sung một lượng thức ăn. Quy mô đầm nuôi thường 2-5 ha, năng suất đạt 0,5-0,8 tấn/ha/vụ.
2.1.2. Nuôi bán thâm canh.
- Là loại hình phù hợp với điều kiện nuôi có diện tích từ 0,5-1 ha, độ sâu 0,8-1,2m, điều kiện kinh tế của ngư dân chưa mạnh, mật độ thả giống P15 10-15 con/m2, năng suất thường đạt 1,5-2 tấn/ha/vụ.
2.1.3. Nuôi thâm canh.
- Là loại hình cần đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật của ngư dân cao, nhiều kinh nghiệm thực tế. Là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, người quản lý có thể khống chế tốt sự biến đổi của môi trường nước ao nuôi. Quy mô ao nuôi thường 0,5-1 ha, tốt nhất là 1 ha/ao. Mật độ thả giống: 25-40 con/m2. Năng suất từ 3 tấn trở lên.
2.1.4. Nuôi sinh thái: mật độ thả 1-2 con/m2 không sử dụng thức ăn nhân tạo, thường nuôi xen ghép với các đối tượng tôm cá tự nhiên năng suất tôm sú thường đạt 0,15 - 0,2 tấn/ha/năm. Năng suất tuy thấp nhưng sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
* Trong 4 hình thức nuôi trên, căn cứ vào cơ sở vật chất ao đầm nuôi, trình độ quản lý (đặc biệt về kỹ thuật). Khuyến cáo ngư dân Thái Bình nên áp dụng hình thức nuôi quảng canh cải tiến, mở rộng hình thức nuôi bán thâm canh.
2.2. Phương pháp nuôi. ( có 2 phương pháp)
2.2.1. Nuôi chuyên: Trong ao chỉ nuôi duy nhất một đối tượng tôm sú theo các hình thức nuôi như đã giới thiệu ở phần trên.
2.2.2.Nuôi xen ghép: Là nuôi từ 2 đối tượng trở lên trong cùng một ao. Cụ thể như: Nuôi xen ghép tôm sú với cua xanh; tôm sú với rong câu chỉ vàng, hoặc nuôi xen tôm sú với một số đối tượng cá (rôphi đơn tính, rôphi lai xa, cá bống bớp …). Trong các phương pháp xen ghép, nuôi có hiệu quả kinh tế nhất là nuôi tôm sú với cá rô phi (đơn tính, lai xa). Vì, cá rô phi là đối tượng ăn tạp, lợi dụng tính ăn của cá rô phi, tận dụng các chất thải trong ao để làm thức ăn như: thức ăn thừa, phân tôm… nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cá rô phi có thể sử dụng xác chết của tôm để làm thức ăn, nhằm hạn chế sự phát tán của sinh vật gây bệnh khi xác chết bị phân huỷ hoặc bị chính những con tôm khoẻ sử dụng làm thức ăn. Phương pháp này có thể áp dụng như sau:
- Mùa vụ: Tập trung vào vụ xuân hè.
Tôm sú P15 sau khi thả nuôi được từ 30 – 40ngày, tiến hành thả cá giống.
- Mật độ nuôi:
Tôm sú nuôi theo hình thức QCCT, mật độ 5 - 7con/m2.
Cá rôphi 5 – 7m2/1con (1.500 - 2.000con/ha), (20g/con) cỡ 4 – 6cm, (lưu ý: nếu thả cá cỡ lớn sẽ cạnh tranh thức ăn của tôm sú hoặc khi không đủ thức ăn chúng có thể ăn tôm sú). Trong quá trình nuôi xen ghép, theo dõi nếu thấy hiện tượng cá đói do thiếu thức ăn có thể bổ sung cám gạo hoặc bột ngô cho cá ăn.
- Thu hoạch:
Tôm sú nuôi 100 – 120 ngày, đạt cỡ 30 – 40con/kg tiến hành thu hoạch.
Cá rôphi nuôi tiếp đến tháng 10, 11 khi đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con.
3. Kỹ thuật nuôi tôm Sú.
3.1. Chuẩn bị ao nuôi.
3.1.1. Chọn địa điểm.
Là một khâu quan trọng cần được xác định một cách thận trọng khi xây dựng ao đầm nuôi tôm khi chọn địa điểm cần chú ý:
- Về địa điểm: Vùng nuôi thường ở vùng trung triều (tiếp vùng cao triều) để dễ tháo cạn ao, đầm để phơi đáy ao khi cải tạo. Vùng hạ triều rất khó khăn cho việc thay nước, quản lý chất lượng nước ao nuôi.
- Đất xây dựng ao thường phải là đất thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ.
- Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải chủ dộng, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, các yếu tố cơ bản phải đảm bảo:
+ pH: 7,5-8,5
+ S0/00: 15-350/00
+NH3: <0,1 mg/l
+ H2S: <0,03 mg/l
- Về kinh tế xã hội: Ao đầm nuôi chọn ở địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận tiện cho việc dịch vụ giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch.
3.1.2. Xây dựng ao nuôi.
- Ao lắng (thường bằng 20-25 % diện tích ao nuôi): tác dụng làm trong nước, công tác xử lý chất lượng nước trước khi đưa vào ao nuôi.
- Ao nuôi: có diện tích nên từ 0,5- 1 ha, những ao có diện tích quá lớn thì khó chăm sóc, quản lý; diện tích quá nhỏ nước ao nuôi dễ bị biến đổi theo điều kiện nuôi. Ao có dạng hình chữ nhật, đáy ao bằng phẳng, độ dốc từ cống tưới đến đáy cuối ao: 2%. Ao nuôi có độ sâu 1-1,5m., trung bình 0,8-1,2m.
- Ao xử lý: Thường có diện tích chiếm 10-15% diện tích ao nuôi. Nước thải của ao nuôi sẽ được xử lý bằng hoá chất, sinh học trước khi thải ra ngoài hoặc có thể sang ao lắng để tiếp tục bơm phục vụ cho ao nuôi (với hình thức nuôi kín).
* Lưu ý: Ao xử lý có tầm quan trọng trong việc giữ gìn cho việc dịch bệnh không lan tràn trong vùng khi một số ao nuôi tôm bị mắc bệnh.
- Ao ương tôm bột P15: Thường kết hợp trong quy hoạch thiết kế ao ương nằm trong ao nuôi để thuận tiện cho quá trình chăm sóc khi tôm còn nhỏ.
Ao ương có thể là ao đất, hoặc có thể là hình thức quây lưới mắt nhỏ, diện tích tuỳ thuộc vào lượng giống cần trong ao nuôi để thiết kế cho phù hợp.
Ao ương có độ sâu bằng độ sâu ao nuôi, hình chữ nhật dài gấp từ 2-3 lần, chiều rộng. Có cống từ ao ương sang ao nuôi thuận tiện cho việc thu tôm giống sau khi ương.
3.2. Cải tạo ao nuôi.
Là khâu quan trọng trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm Sú, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng tôm nuôi.
3.2.1. Cải tạo ao mới xây dựng.
Sau khi xây dựng xong ao, cho nước vào ao ngâm 2-3 ngày, sau đó xả hết để rửa ao. Tốt nhất nên thau rửa 2-3 lần như trên. Bón vôi để cải tạo đáy. Lượng vôi tuỳ thuộc vào độ pH của đất:
- Nếu pH 6-7: dùng 300-600 kg/ha (10-20 kg/sào)
- Nếu pH 4,5-6: dùng 600-1.000 kg/ha (20-35 kg/sào)
Vôi thường dùng để cải tạo: Vôi bột ( CaCO3), vôi tôi Ca(OH)2 có tác dụng diệt khuẩn cao. Trong quá trình nuôi để điều chỉnh pH của nước nên dùng Donomite (vôi đen), bột đá.
Sau khi rải vôi phơi ao 7-10 ngày rồi đưa nước vào ao qua lưới lọc hoặc có thể cày lật úp mặt đáy sau khi rải vôi, để vôi có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với đất đáy ao tăng tác dụng khử chua đối với đáy ao.
3.2.2. Đối với ao cũ.
- Sau khi thu hoạch tôm, xả hết nước cũ với những ao tháo được kiệt nước thì tiến hành nạo vét đưa hết chất lắng đọng hữu cơ ở đáy ra khỏi ao, tiến hành bón vôi, cày lật (nếu có điều kiện) phơi đáy 10-15 ngày cho phân huỷ hết chất hữu cơ, chất độc và những sinh vật gây bệnh cho tôm.
- Với ao không tháo kiệt được nước phơi đáy thì dùng phương pháp cải tạo ướt. Dùng bơm sục đáy ao và tháo tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi. Sau khi cải tạo ao đưa nước vào để gây màu.
Tất cả các ao lắng, ao xử lý, ao ương đều cải tạo đúng như ao nuôi. Đồng thời lưu ý với ao có độ phèn cao thì không phơi nắng khi cải tạo để tránh xì phèn.
3.2.3. Diệt tạp.
Sau khi cải tạo đáy ao, lấy nước vào ao qua lưới lọc. Với những ao không lấy nước từ ao lắng mà lấy từ ngoài vào để 2-3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở thành ấu trùng hoặc địch hại của tôm do không lọc kỹ lọt vào, ta tiến hành diệt tạp bằng: Saponin. Lượng dùng: 15-20 kg/1000m3 tác dụng diệt tạp, diệt các loại ký sinh hay gây bệnh, làm sạch môi trường trong nước, chỉ thả tôm sau khi sử dụng Saponin 4 ngày (Saponin có thể sử dụng cho ao nuôi đang có tôm nhưng tôm phải lớn hơn 2 g/con). Ngư dân Thái Bình đã sử dụng thuốc diệt tạp Saponin của công ty phát triển nguồn lợi thủy sản miền Trung rất có kết quả. Sản phẩm trên an toàn cho tôm nuôi nhưng chỉ có tác dụng diệt các loài cá không diệt được các loài cua, sò, ốc và các loài vi khuẩn.
- Thuốc sát trùng TH4 (do Đức sản xuất) không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc cho người và tôm, diệt khuẩn, diệt vi rút đầu vàng, mang đen: liều dùng 1lít/ 300m3.
- Diệt tạp bằng hoá chất và cách sử dụng:
+ Thuốc tím (KMnO4): Liều dùng 4-5 g/m3 nước. Cách xử lý: hoà tan 1 g thuốc tím với 10 lít nước tạt đều trên mặt ao, quạt nước kết hợp với phơi nắng sau 24 giờ cho bay hết thuốc tím là có thể sử dụng được. Thuốc có tác dụng khử trùng nguồn nước cực nhanh, tiêu diệt nấm, ký sinh trùng.
+ Formalin: 10ppm (1 lít Formalin /100m3 nước) quạt nước kết hợp với phơi nắng, khoảng 3 ngày có thể sử dụng được.
+ Chlorin (CaCOCl): 10-15g/100 m3 nước, quạt nước kết hợp với phơi nắng tối thiểu 3 ngày mới sử dụng được.
Việc dùng hoá chất để xử lý ao nuôi dễ gây thoái hoá đất, làm nghèo dinh dưỡng môi trường đáy ao và môi trường nước, có thể nên sử dụng hoá chất ở ao chứa nước. Tuy nhiên xử lý bằng hoá chất có thể tiêu diệt được mầm bệnh, các loại địch hại của tôm như: cua, cá, còng, ốc …
3.2.4. Bón phân gây màu.
- Ao nuôi cần được bón phân gây màu nước để động, thực vật phù du phát triển là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, đồng thời hạn chế sự phát triển của các loại tảo đáy, tạo oxy, hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư thừa, chất thải của tôm trong quá trình nuôi.
- Các loại phân dùng để gây màu:
+ Phân hữu cơ gồm: phân chuồng, gà, trâu, bò, khi bón phân phải được ủ mục.
+ Phân vô cơ: NPK 0,2 kg/100m2 + urê 0,2 kg/100m2. Nên bón phân vào 9-10 giờ sáng. Lượng phân bón trên có thể chia ra 2-3 ngày bón
* Sau khi bón phân 2-3 ngày, sinh vật phù du phát triển,độ trong đạt 40-50 cm nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nâu là tốt nhất cho việc thả tôm.
3.3. Thả giống tôm.
3.3.1. Mùa vụ thả giống.
- Do đặc điểm khí hậu của nước ta , trong đó có các yếu tố cơ bản về môi trường có liên quan đến đời sống của tôm trong vụ nuôi: nhiệt độ, độ muối, chế độ thuỷ triều, bão lũ … thời gian thả giống P15 của nước ta tập trung sau tiết Thanh minh 7-10 ngày (thường trong tháng 4 dương lịch). Vụ nuôi trong năm nên chỉ nuôi vụ xuân hè kể từ khi nhập giống từ tháng 4 đến tháng 8 (dương lịch).
3.3.2. Lựa chọn tôm giống P15.
* Về cảm quan
- Quan sát hoạt động của tôm:
+ Tôm bám thành chậu hoặc bơi thành đàn ngược chiều dòng nước.
+ Lẩn tránh chướng ngại vật, khi có tác động đột ngột về tiếng động, ánh sáng tôm phản ứng nhanh. Tôm đều con.
- Về ngoại hình:
+ Có gai (chuỳ) phía trên, đuôi xoè, khi bơi 2 ăng ten đóng mở thành hình chữ V.
+ Không dị hình (gẫy khúc, co thắt, vẹo thân khi bơi luôn theo chiều nằm ngang thân thẳng đứng, bơi theo chiều ngược dòng nước (nếu có dòng chảy).
+ Chiều dài thân: đạt 12-15 mm, độ chênh khác cỡ cá thể không quá 10 %.
- Về màu sắc:
+ Vân màu xám tro, đen, lưng màu xám bạc.
+ Tôm trắng đục, đỏ hồng thường là tôm có dấu hiệu bệnh lý.
* Kiểm tra chất lượng tôm giống: Có 2 phương pháp kiểm tra
a. Gây sốc độ mặn:
Dùng chậu có đường kính 0,4-0,5m chứa nước sạch ở ao nuôi (khoảng 1/2 chậu) thả 40-50 tôm giống dùng nước mưa, nước máy để pha nhạt nước trong chậu xuống độ mặn thấp hơn 80/00 sau 10-15 phút nếu số tôm bị chết trên 10% thì chất lượng đàn tôm kém). Nếu lượng tôm chết nhỏ hơn 10%, tôm bơi ngược dòng khi dòng chảy yếu hướng tập trung ra thành chậu chứng tỏ tôm khoẻ, chất lượng tốt.
b. Sốc bằng phương pháp foocmon:
Lấy nước ao cho vào chậu có đường kính 30-40 cm (lượng nước bằng 1/2 chậu), pha foormon 46 % với lượng 2-2,2ml/10 lít, cho khoảng 100 con tôm vào chậu, sau 1 giờ thấy tôm hoạt động bình thường, tỷ lệ sống lớn hơn 90 % là tôm khoẻ.
3.3.3. Mật độ và phương pháp thả giống.
* Mật độ thả: Tuỳ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ của người quản lý, hình thức nuôi và điều kiện môi trường đầm ao nuôi để quyết định mật độ thả nuôi cho phù hợp.
- Nuôi quảng canh cải tiến: 5-7 con P15/m2. Năng suất 0,6-0,8 tấn/ha/vụ
- Nuôi bán thâm canh : 10-15 con P15/m2. Năng suất 1,5-2 tấn/ha/vụ
- Nuôi thâm canh: 20-40 con P15/m2. Năng suất 2,5-4,5 tấn/ha/vụ
(Nếu thả với cỡ 2-3 cm thì số lượng thả bằng 70 % lượng giống P15)
Với cơ sở vật chất ao đầm nuôi ở tỉnh ta hiện nay nên nuôi ở hình thức quảng canh cải tiến là chủ yếu. Các hộ có điều kiện có thể nuôi bán thâm canh, thâm canh.
* Thả giống: Có 2 phương pháp
- Tôm ương từ P15 - P35 - 40 (đạt từ 2-3 cm) phương pháp này chọn được giống tốt trong thời gian ương, kiểm tra được số lượng cá thể dễ quản lý về chế độ cho ăn.
- Thả trực tiếp P15 xuống ao nuôi: Xu hướng chung hiện nay của Thái Bình do quỹ đất nuôi có hạn không thiết kế được ao ương. Nhược điểm của phương pháp này khó kiểm tra được số lượng, khó loại bỏ những cá thể kém chất lượng. Vì thế đàn tôm trong ao nuôi phân đàn lớn, khó điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày dễ gây dư thừa thức ăn, gây ô nhiễm môi trường.
* Cách thả tôm giống:
- Thả tôm vào thả thời tiết mát mẻ, không nên thả vào lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa, thời gian thả 6-9 giờ sáng hoặc 5-7 giờ chiều, tránh lúc trưa nắng nhiệt độ cao.
- Tôm thả ở nhiều vị trí trong ao để có sự phân bố đều về mật độ, thả đầu hướng gió.
* Cần chú ý trước khi thả giống
- Ngâm túi chứa tôm trong ao: 20-30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước trong túi chứa tôm và nước trong ao nuôi. Khi mở túi phải để nước trong ao vào trong túi từ từ tránh gây sốc cho tôm.
- Tuỳ theo mức chênh lệch độ mặn giữa nơi sản xuất tôm giống và ao nuôi cần thuần hoá độ mặn trước khi thả. Công việc trên thường do các cơ sở dịch vụ tôm giống chịu trách nhiệm. Tôm giống trước khi thả không qua thuần, nếu chênh lệch độ muối cao có thể dẫn tới tôm bị sốc, dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn. (Thuần trong bể từ 2-3 ngày trước khi đưa xuống ao nuôi).
3.4. Quản lý chăm sóc.
3.4.1. Thức ăn cho tôm.
3.4.1.1. Các loại thức ăn.(Có 3 loại thức ăn):
- Thức ăn tự nhiên: Bao gồm thực vật phù du (tảo), động vật phù du, các mùn bã hữu cơ, mà tôm tự chọn trong ao nuôi.
- Thức ăn tự chế được sản xuất từ nguồn nguyên liệu của địa phương sẵn có, dể kiếm, rẻ tiền (ốc, cá tạp, don, dắt, phể phẩm nông nghiệp …) những loại thức ăn dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi sử dụng ở dạng tươi sống. Độ dính kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt độ đạm không đủ do vậy lượng thức ăn nhiều khó điều chỉnh, dễ dư thừa hoặc thiếu.
- Thức ăn công nghiệp: Là loại thức ăn dùng trong nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh gần đây cũng đã được ngư dân sử dụng trong nuôi quảng canh cải tiến. Nó đảm bảo lượng dinh dưỡng Protein, chất khoáng, các vi lượng cần thiết cho tôm. Ngoài ra, nó còn góp phần đảm bão giữ môi trường nước ao nuôi được trong sạch, do thức ăn tôm được sử dụng tốt ít dư thừa.
Hiện có khoảng 35 loại thức ăn sản xuất trong nước và nhập từ nước ngoài, để đảm bảo chất lượng thức ăn người nuôi tôm khi mua thức ăn công nghiệp cần chú ý: "Thức ăn sản xuất từ cơ sở có uy tín, hình dạng bên ngoài đều bóng, thơm tự nhiên, độ bền thích hợp (tan sau 5-6 giờ), còn hạn sử dụng".
3.4.1.2. Lượng cho ăn.
- Tuỳ theo chất lượng thức ăn, trọng lượng cá thể tôm, môi trường thời tiết, sức khoẻ đàn tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Qua thực tế có thể vận dụng lượng thức ăn cho ngày nuôi trên cơ sở trọng lượng đàn tôm như sau:
Bảng 1: Tỷ lệ thức ăn công nghiệp cho tôm ăn cần đối với trọng lượng.
(Thời gian vụ nuôi 110-120 ngày).
SốTT
Thể trọng của tôm (gam/con)
Ngày nuôi (ngày)
Tỷ lệ thức ăn cho ăn nên có
Ghi chú
% thể trọng ngày
Tinh cho 1 vạn cá thể (kg/vạn)
1
0,01 - 0,03
1 - 5
100,0 - 75,0
0,1 - 0,23
Từ P15đến thời gian 1 tháng
2
0,03 - 0,5
5 - 15
75,0 - 10,0
0,6 - 1,3
3
0,5 - 2,4
15 - 30
10,0 - 8,0
0,24 - 0,5
4
2,4 - 5,0
30 - 55
8,0 - 6,0
1,5 - 3,0
Sang tháng thứ 2
5
5,0 - 10,0
55 - 65
6,0 - 5,0
3,0 - 3,5
6
10,0 - 15,0
65 - 75
5,0 - 4,0
3,6 - 4,3
Sang tháng thứ 3
7
15,0 - 20,0
75 - 85
4,0 - 3,8
4,3 - 4,8
8
20,0 - 25,0
85 - 95
3,8 - 3,5
4,8 - 5,6
9
25,0 - 30,0
95 - 105
3,5 - 3,0
5,6 - 6,0
Sang tháng thứ 4
10
30,0 - 35,0
105 - 120
3,0 - 2,5
6,1 - 7,5
Lượng thức ăn điều chỉnh tốt để có hệ số chuyển đổi 1,2 -1,5 (1,2-1,5 kg thức ăn được 1 kg tôm thương phẩm) nếu cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi. Đối với thức ăn tự chế cần được nấu chín, theo dõi khả năng sử dụng của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày phù hợp.
- Xác định tỷ lệ sống của tôm các nơi đang áp dụng là dùng chài để kiểm tra (chỉ tiến hành khi tôm đã nuôi được sau 1 tháng), cứ 7-10 ngày để kiểm tra, chài vào lúc mát trời) sáng sớm, chiều mát), chài 1 cách ngẫu nhiên, căn cứ lượng tôm chài để ước lượng tôm sống trong ao.
Cách tính: Số và trọng lượng đàn được căn cứ vào diện tích ao nuôi, diện tích mình chài, số lượng, trọng lượng tôm thu được qua các mẻ quăng chài có thể tính một cách tương đối trọng lượng đàn tôm nuôi ở thời điểm kiểm tra.
Thí dụ: Ao nuôi có mặt nước rộng 5.000 m2, miệng chài có diện tích rộng 7m2, như vậy 3 lần chài là 21m2. Số tôm thu được sau 3 lần chài: 250 con bằng 4.750 g.
Như vậy ta có thể tính được số con trong ao là:
(250 :21) x 5.000 = 59.524 con
Trọng lượng trung bình cá thể tôm là:
4750 : 250 = 19 g/con
Trọng lượng tổng đàn tôm trong ao là:
19 x 59.524 =1.130.956 (g) (hoặc gần 1.131 kg tôm)
Từ trọng lượng đàn tôm trong ao ta có thể tính được tỷ lệ thức ăn công nghiệp theo bảng 1.
Tuy nhiên, hiện nay ngoài biện pháp trên, còn tiến hành theo dõi chặt chẽ sức ăn của tôm hàng ngày qua vó ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
* Phương pháp cho ăn:
- Số lần ăn:
+ Tháng thứ 1: 5 lần/ngày: 4-6-10-16-22 giờ
+ Tháng thứ 2-3: 5 lần/ngày: 4-9-17-19-22 giờ
+ Tháng thứ 4: 6 lần/ngày: 4-8-10-16-19-22 giờ
- Lượng thức ăn điều chỉnh: Buổi sáng, tối nhiều hơn buổi trưa. Khi cho ăn phải rải đều các điểm trong ao để tôm tiếp xúc được với thức ăn. Khi cho ăn tháng đầu tôm còn nhỏ, thức ăn kích thước nhỏ dễ bị trôi, bay nên thức ăn cần trộn với nước để cho ăn được dễ dàng, ít thất thoát.
- Để biết tôm ăn thừa, thiếu hàng ngày ta nên dùng vó (sàng ăn) để kiểm tra. Vó thường làm bằng Polyetylen có kích cỡ 1,5 x 1,5 m hoặc có thể 2 x 2m (để kết hợp thu tỉa tôm sau này). Số lượng vó tuỳ thuộc vào diện tích song phải được phân bổ đều ở các vị trí để tôm tập trung sử dụng thức ăn. Thường sau 2 giờ (với tôm nhỏ hơn 10 g, 2-3 tháng) và 1 giờ với tôm cỡ lớn (20 g trở lên, trên 3 tháng nuôi).
+ Nếu kiểm tra thức ăn trong vó hết thì tăng 10 % lượng thức ăn lần sau
+ Nếu còn thừa lớn hơn 20 % thì giảm đi 10% lượng thức ăn lần sau
- Khi thấy tôm lột xác nhiều nhất (nhất là kích thích tôm lột xác nên giảm đi 20 % lượng thức ăn hàng ngày trong vòng 2 ngày, sau đó tăng trở lại bình thường.
- Ngoài kiểm tra lượng thức ăn trong vó hết, ta còn kết hợp kiểm tra độ no của tôm qua ruột theo các độ đói, no vừa, no, no căng. Đồng thời lưu ý những ngày mưa gió lớn, nước đục, nhiệt độ nước cao hơn 32-33 0C, chất đáy có dấu hiệu bẩn chưa xử lý kịp, biểu hiện qua màu nước, ta cần điều chỉnh lược thức ăn tôm cho phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế dư thừa.
3.4.2. Quản lý môi trường nước ao nuôi.
3.4.2.1. Thay nước.
Việc cấp thay nước không theo chế độ nhất định, có thể không thay nước mới. Mục đích của thay nước nhằm tăng cường độ trong của nước ao nuôi, cung cấp hàm lượng muối, dinh dưỡng tảo phát triển, tăng hàm lượng oxy, góp phần điều chỉnh pH, giảm chất độc H2S, NH3 phân huỷ do thức ăn tôm dư thừa, kích thích tôm lột xác.
Trong mô hình nuôi ít thay nước trong 40-45 ngày đầu của chu kỳ nuôi, không thay nước mà chỉ cấp nước bổ sung do nước bốc hơi và thấm lâu, chỉ cấp thêm từ 10-20% nước từ nguồn nước dự trữ ở ao chứa nhằm ổn định môi trường.
- Thường từ tháng thứ 2 trở đi vào các chu kỳ thuỷ triều có độ cao lớn ta lấy nước vào. Mỗi lần thay nước cần kiểm tra chất lượng nước độ muối, độ trong, các chất độc vào những kỳ nước thải từ sản xuất nông nghiệp ra khu vực vùng nuôi (nếu có điều kiện với hình thức nuôi quảng canh cải tiến).
Khi thay nước, lượng nước không quá 20% lượng nước ao nhằm hạn chế sự thay đổi môi trường gây sốc cho tôm nuôi. Sau mỗi lần thay nước cần kiểm tra lại nước trong ao: pH, S0/00, duy trì sự ổn định nước ao nuôi.
3.4.2.2. Điều chỉnh độ pH.
- pH thích hợp để tôm phát triển tốt 7,5-8,5. pH trên 9,5 và dưới 4 tôm chết:
+ Khi dao động độ chênh lệch trong ngày lớn hơn 0,5 thì phải xử lý bằng bột đá (CaCO3), tốt nhất là dùng vôi Donomite với lượng 7-10 kg/1000 m3 hoà nước tạt đều khắp mặt ao.
+ Khi pH>8,5 thường gặp ở ao có tảo phát triển quá mạnh, những ngày nắng to, thời gian nuôi ở tháng thứ 2 trở đi có độ dư thừa thức ăn tôm nhiều.
Cách xử lý: Thay một ít nước trong ao bón thêm bột đá CaCO3, tốt nhất là vôi Donomite để giảm độ pH hoặc rải đường xuống ao: 1-2 kg/1000 m3.
+ Khi pH< 7,5 (thường gặp sau cơn mưa lớn, hoặc khi tảo trong ao tàn). Để tăng pH thì bón vôi bột, vôi đen Donomite lượng 5-7 kg/1000m3 điều chỉnh pH đạt yêu cầu.
Tốt nhất người nuôi tôm nên cố gắng điều chỉnh sự phát triển của tảo không để xảy ra trường hợp pH>8,5 và pH<7,5 nên định kỳ bón bột đá CaCO3, Donomite để tăng hệ đệm duy trì pH ở mức độ thích hợp nhất cho tôm nuôi (thường 10 ngày ta bón 1 lần lượng 5-7 kg/1000 m3).
3.4.2.3. Quản lý màu nước (độ trong).
- Độ trong: Tốt nhất là từ 30-40 cm. Độ trong là biểu hiện của chất lượng màu nước, mà màu nước của ao là do các vi sinh vật phù du trong nước nhiều, ít. Ao nuôi có chất lượng nước tốt thường có màu xanh nõn chuối độ trong từ 30-40 cm, do tảo lục phát triển chiếm ưu thế, 2 tháng đầu vụ nuôi tôm độ trong đảm bảo do lượng thức ăn của tôm dư thừa còn ít.
- Khi độ trong thấp 20-25 cm màu nước xanh đậm đặc do tảo lam phát triển mạnh, môi trường có chiều hướng xấu thì nên thay một ít nước trong ao nuôi (10-20%) và bón vôi đen Donomite 7-10 kg/1000m3 nước vào buổi sáng.
- Nếu độ trong lớn hơn 50 cm nước trong ao lúc này rong tảo phát triển kém có nguy cơ rong đáy phát triển ảnh hưởng đến hoạt động của tôm vì vậy ta dùng phân vô cơ Urê +NPK tỷ lệ 1:1 (1kg/1000m3), phân gà, phân chuồng: 5-7 kg/1000 m2 kết hợp với vôi Donomite 5-7 kg/1000 m3 để bón. Lưu ý trước khi bón cần thay 10-15% lượng nước trong ao để bổ sung hàm lượng muối dinh dưỡng cho tảo phát triển.
- Khi màu nước trong ao đục do đất sét (thường sau mưa to) do đất sét trên bờ chảy xuống kéo theo pH giảm. Khắc phục hiện tượng trên dùng vôi xử lý, vôi vẫn dùng 2 loại trên với lượng 5-7 kg/1000 m2 hoà loãng tạt mặt ao và bờ ao, nếu có điều kiện thay 10-15 % nước trong ao. Hoặc có thể dùng Zeolite để bón hạn chế độ đục do đất sét gây ra.
- Nước trong màu xanh đậm (xanh đen) do tảo lam phát triển, biểu hiện môi trường bị nhiễm bẩn. Cần xử lý nhằm tránh nước ao chuyển sang màu nâu đen do bị nhiễm nặng trong thời gian dài (màu do tảo giáp chiếm ưu thế) dùng các chế phẩm vi sinh BRF2, MS tạo môi trường ổn định trở lại.
3.4.2.4. Điều chỉnh oxy hoà tan.
Lượng oxy hoà tan trong nước ao ảnh hưởng trực tiếp điều kiện sống của tôm (đặc biệt ở ao nuôi công nghiệp có mật độ thả giống cao) yêu cầu hàm lượng oxy của tôm luôn lớn hơn 4mg/lít (tốt nhất từ 5-6 mg/lít), lượng oxy trong ao nuôi được tiêu thụ bởi phân huỷ các chất lắng đọng hữu cơ chiếm 50-70%, sinh vật phù du 20-45%, chỉ có 1 phần nhỏ oxy là do tôm tiêu thụ (5%). Nếu lượng oxy thiếu tôm sẽ nổi đầu và chết ngạt, thừa oxy sinh bệnh bọt khí ở mang.
Có thể kiểm soát oxy hoà tan theo 3 cách:
- Lắp đặt hệ thống quạt nước và sục khí, cách làm này không chỉ làm nước được tuần hoàn, bổ sung oxy hoà tan trong nước ao tạo điều kiện để tôm lột xác cho và gom thức ăn dư thừa tập trung để hút đưa ra khỏi ao làm cho nên đáy sạch
- Kiểm soát giữ mật độ sinh vật phù du ở mức độ tối ưu
- Giảm tối thiểu các chất hữu cơ dư thừa (thức ăn tôm không sử dụng hết) bằng các chế phẩm vi sinh
3.4.2.5. Quản lý nhiệt độ nước.
Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường nước. Vì thế, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, thời gian bắt mồi của tôm, khoảng nhiệt độ thích ứng của tôm 25-300C. Nhiệt độ cao lượng oxy hoà tan có xu hướng giảm (do sự phân giải chất hữu cơ tăng). Trong khoảng nhiệt độ thích hợp nếu nhiệt độ càng cao thì hoạt động bắt mồi và trao đổi chất càng tốt, tôm càng lớn nhanh.
Để hạn chế sự biến động, nhiệt độ nước trong ngày lớn cần lưu ý:
- Giữ mực nước ao tối thiểu: 0,8-1m, tốt nhất nên 1,0-1,2m.
- Ở những ao có mực nước quá thấp do chưa có điều kiện xây dựng cải tạo ao từ đầu thì nên có mương trong ao (thường ở giữa ao) để làm nơi trú ẩn giai đoạn rét, nóng (đầu và giữa vụ nuôi). Cần chú ý: Không nên rải thức ăn vào mương trú ẩn tránh gây ô nhiễm.
3.4.2.6. Quản lý độ mặn: Độ mặn của nước ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, ảnh hưởng đến quá trình lột xác, điều hoà áp suất thẩm thấu tế bào. Độ mặn thấp tom Sú mau lớn nhưng vỏ mỏng dễ mắc bệnh.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của tôm có yêu cầu độ mặn khác nhau, ở Thái Bình đầu vụ nuôi độ mặn trung bình thường 12-180/00(khu vực bãi ngang); 8-120/00(khu vực cửa sông) tương đối phù hợp với giai đoạn ương P15 (tuy nhiên phải trải qua thuần để không bị sốc khi thả), giữa và cuối vụ nuôi (tháng 7 - 8) mùa mưa độ mặn 5 - 100/00.
Để khắc phục độ mặn biến động lớn do thời tiết biến động cần chú ý:
+ Sau những cơn mưa lớn, mưa dầm kéo dài nước ao nuôi bị phân tầng nước mưa tầng trên nước mặn tầng đáy, hạn chế lượng oxy hoà tan xuống đáy ao, vì vậy phải tháo bỏ lớp nước mặt qua cánh phai cống hoặc dùng máy bơm bổ xung nước mặn từ bên ngoài (vào lúc triều cường) đồng thời dùng máy quạt nước tạo dòng chảy đối lưu tầng mặt tầng đáy, hạn chế sự phân tầng của nước ao nuôi.
3.4.2.6. Quản lý khí độc (NH3, H2S).
Hàm lượng NH3, H2S ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm, hàm lượng cho phép: - H2S < 0,03 mg/lít, tốt nhất < 0,01 mg/lít
- NH3 < 0,2 mg/lít, tốt nhất < 0,1 mg/lít
Hai loại khí độc trên thường xuất hiện trong ao nuôi tôm thương phẩm đặc biệt ở thời gian nuôi cuối vụ (tháng thứ 3 - 4). Nó là kết quả của sự phân huỷ các chất hữu cơ từ ngoài vào, thức ăn dư thừa, các chất thải của tôm, tảo chết. Để khắc phục:
+ Hạn chế lượng thức ăn dư thừa bằng cách quan sát sức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, dùng thức ăn có chất lượng tốt để tôm sử dụng hết thức ăn.
+ Cải tạo đáy ao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (vét bùn, chất thải bẩn trong ao từ những vụ nuôi trước, lắng lọc nước hạn chế các chất hữu cơ bên ngoài).
+ Dùng hệ thống sục khí tăng hàm lượng oxy hoà tan trong ao đặc biệt tầng đáy tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, sẽ làm giảm 2 loại khí trên đặc biệt H2S. Đồng thời dùng các chế phẩm vi sinh: BRF2, MZ xử lý các chất dư thừa trong nước.
Quản lý môi trường ao nuôi là công việc giữ vai trò cực kỳ quan trọng, môi trường xấu đi trong quá trình nuôi sẽ là cơ sở để mầm bệnh phát triển, tôm mắc bệnh là nguy cơ dẫn đến vụ nuôi tôm thất bại. Hạn chế những biến động bất lợi của môi trường là tạo điều kiện cho tôm có sức khoẻ để sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế rủi ro người nuôi tôm có thu nhập.
3.4.3. Bệnh tôm và phương pháp xử lý.
Bệnh của tôm phát sinh khi tôm không đủ sức đề kháng với những bất lợi của môi trường nước ao nuôi; khác với môi trường trên cạn khi tôm bị bệnh việc chuẩn đoán bệnh cho tôm chính xác và chữa trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Do đó trong quá trình nuôi tôm việc phòng bệnh cho tôm là vô cùng quan trọng còn trị bệnh là giải pháp cuối cùng của tình thế.
3.4.3.1. Phòng bệnh cho tôm: Phòng bệnh tức là áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi, tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi, ngăn ngừa mầm bệnh đã có ở tôm phát triển và lây lan. Phòng bệnh cho tôm gồm các biện pháp sau:
+ Cải tạo ao đầm nuôi đúng kỹ thuật
+ Chọn tôm giống có chất lượng, nuôi tôm ở mật độ phù hợp với điều kiện môi trường địa phương, trình độ kỹ thuật của các hộ nuôi, thả giống đúng kỹ thuật, đúng mùa vụ.
+ Cho tôm ăn với loại thức ăn có chất lượng hạn chế tối đa thức ăn tươi sống, cho ăn đúng lượng không thiếu, thừa.
+ Quản lý môi trường ao nuôi tốt, nước vùng nuôi phải sạch, không ảnh hưởng nước thải công nghiệp, nước có mầm bệnh, hạn chế sử dụng nước từ vùng sản xuất nông nghiệp đổ ra biển khi thời gian phun thuốc trừ sâu bệnh hại lúa.
Đối với ao chưa nhiễm bệnh, mà bên ngoài vùng ao đó đã có dấu hiệu nhiễm bệnh thì tuyệt đối không được cấp nước từ ngoài vào.
3.4.3.2. Các dấu hiệu bên ngoài khi tôm bị bệnh.
* Dấu hiệu về ban ngày:
+ Sáng sớm nằm rải rác ven bờ, chậm chạp dễ bắt
+ Kiểm tra ruột tôm thấy không có thức ăn
+ Tôm bơi lừ lừ đuôi không xoè rộng
+ Màu sắc của tôm mất đi vẻ tươi sáng, mô cơ trở lên trắng đục
* Dấu hiệu về ban đêm
+ Tối chiếu đèn quanh ao thấy tôm có triệu chứng bệnh sẽ bơi lơ lửng quanh bờ, khi rọi đèn vào mắt tôm thì mắt đỏ không bình thường mà có màu trắng nhợt, tôm bơi khỏi vùng chiếu sáng chậm chạp.
3.4.3.3. Bệnh tôm và cách trị bệnh: Đến nay người ta đã phân lập được 28 tác nhân gây bệnh cho tôm nằm ở 4 nhóm bệnh:
- Nhóm bệnh do vi rút (đầu vàng, đốm trắng, MBV, HPV...)
- Nhóm bệnh do vi khuẩn (bệnh phát sáng, đốm màu, hoại cơ...)
- Nhóm bệnh do nhiều nhóm sinh vật (bệnh đóng rong, nguyên sinh động vật...)
- Nhóm bệnh do môi trường và dinh dưỡng: mềm vỏ, đỏ thân, thiếu vitaminC, bệnh bọt khí do pH thấp, phồng nắp mang, toè đầu, xơ cứng đuôi.
a. Bệnh do vi rút gây ra (thường gặp ở Việt Nam) có hai bệnh chủ yếu:
* Bệnh thân đỏ đốm trắng (BV):
Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn tôm từ 40 - 50 ngày tuổi. Đốm trắng là các ion Ca++ lắng đọng ở mặt vỏ. Nguyên nhân do vi rút BV gây ra, bệnh xuất hiện khi môi trường xấu vi rút này có từ nguồn nước và các giáp xác hoang dã.
- Dấu hiệu bệnh lý: Tôm bỏ ăn, lờ đờ, trên thân xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ đường kính 1mm nằm dưới lớp ki tin phần đầu ngực và các đốt bụng. Màu sắc của tôm khi mắc bệnh dần biến từ màu hồng sang màu đỏ nâu, đuôi và chân bơi tôm bị cụt, mang đổi màu.
- Tác hại: Các vi rút xâm nhập vào các cơ quan và phá huỷ mang, gan, tuỵ, thần kinh, dạ dày làm tôm chết hàng loạt sau 5 - 7 ngày.
- Phương pháp xử lý tôm bị chết trên không có biện pháp xử lý bệnh nếu tôm đạt kích cỡ có thể bán được nên tranh thủ thu hoạch nhanh. Ao tôm sau khi thu hoạch phải xử lý tốt trước khi tháo nước ao ra ngoài bằng Clorin (30mg/m2 nước) trong vòng 3 - 5 ngày trước khi tháo ra.
* Bệnh đầu vàng (YHD):
Bệnh xuất hiện khi môi trường nuôi xấu. Vi rút gây bệnh trên có từ nguồn nước và các loại giống: còng, cua, cáy, ghẹ... bệnh thường xuất hiện sau khi thả giống đến trưởng thành.
- Dấu hiệu bệnh lý: Tôm khi mắc bệnh thấy sức ăn giảm đáng kể, tôm bơi chậm chạp trên bờ mặt sát bờ ao nuôi và dừng lại ở trạng thái bất động. Tôm bị bệnh lần đầu đặc trưng là mang có màu nhợt nhạt, (đầu vàng do gan tuỵ có màu vàng nhạt bị vi rút phá huỷ).
- Tác hại: Bệnh gây chết nghiêm trọng 100% trong vòng 3 - 5 ngày kể từ khi xuất hiện đầu tiên.
- Phòng bệnh: Áp dụng các phương pháp đã nói ở phần đầu.
- Trị bệnh: Hiện chưa có biện pháp xử lý bệnh tốt, cần thu hoạch khi tôm chớm bệnh nếu đạt cỡ thu,
b. Bệnh do vi khuẩn gây ra:
* Bệnh phát sáng: Do vi khuẩn Vibrio harveyi gây ra, nếu tôm bị nhiễm sẽ làm tôm phát sáng trong bóng tối
- Nguyên nhân: Do môi trường xấu
- Giai đoạn xuất hiện bệnh chủ yếu thời kỳ ấu trùng và hậu ấu trùng (thời kỳ ương từ P15)
- Dấu hiệu bệnh lý: Tôm lờ đờ, kém ăn một số nổi lên mặt nước hoặc dạt vào mép ao, trên cơ thể tôm nổi bị vi khuẩn phát sáng trong bóng tối, bệnh lây lan nhanh ra quanh khu vực nếu phòng trị vệ sinh không tốt.
- Tác hại: Tôm bị nhiễm với lượng vi khuẩn phát sáng nhiều cơ thể bị tổn thương có thể gây chết hàng loạt.
- Xử lý: Nước trước khi vào ao nuôi cần được xử lý bằng hoá chất Clorin 100 - 200 ppm + thuốc tím.
- Phòng bệnh: Quản lý môi trường nước ao tốt.
* Bệnh ngoài vỏ, đốm nâu, hoại tử phụ bộ:
Do nhóm vi khuẩn Vibrio có khả năng phá vỏ lớp ki tin do môi trường xấu, sức đề kháng của tôm giảm và cơ hội để mầm bệnh tôm phát triển.
- Giai đoạn bị bệnh: Tất cả các giai đoạn của tôm
- Dấu hiệu bệnh lý: các chỗ bị bệnh bị ăn mòn như phụ bộ, râu, mang, biểu bì xung quanh và phần cuối của giáp đầu ngực giai đoạn bệnh nặng xuất hiện những chấm có màu nâu nhạt.
- Nguyên nhân: Do môi trường ô nhiễm
- Tác hại gây tổn chuỳ trên vỏ, mắt, lột xác bị trở ngại di chuyển hoạt động khó khăn, kém ăn gây tử vong nếu bệnh kéo dài
- Phòng bệnh như các giải pháp phòng bệnh tổng hợp
* Bệnh hoại cơ:
- Nguyên nhân: Do sốc mạnh và quá đột ngột với các yếu tố hàm lượng oxy hoà tan, nhiệt độ nước, độ mặn, môi trường xấu.
- Giai đoạn bị bệnh: tất cả các giai đoạn.
- Dấu hiệu bệnh lý bệnh thường riêng lẻ tôm bị mốc trắng (màu đục sữa) ở phần cơ của các đốt hay nơi bị hoại tử hai mép đuôi hư hại nên giòn dễ gẫy (thường gọi bệnh thối đuôi).
- Tác hại: ảnh hưởng đén sự phát triển của tôm, chỗ bị hoại cơ là cơ sở đẻ mầm bệnh khác phát triển.
- Phòng bệnh: áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp.
c. Bệnh do nhóm sinh vật gây ra:
* Bệnh đóng rong:
- Nguyên nhân: Do nhóm sinh vật gây ra gồm: một số nấm, nguyên sinh động vật, nhóm tảo. Bệnh thường xảy ra ở những ao có nguồn nước bị ô nhiễm nền đáy xấu, do nuôi ở mật độ cao, thức ăn dư thừa xử lý môi trường không tốt, phiêu sinh vật phát triển mạnh.
- Giai đoạn bị bệnh: Tôm giống cỡ 2 - 3 cm (do nuôi ở mật độ cao tôm ở những tháng cuối cùng môi trường đặc biệt đáy xấu.
- Dấu hiệu bệnh lý: Do môi trường nước ao xấu tôm yếu nên các sinh vật phủ thành lớp trên vỏ mang, các đốt phụ bộ, tôm thường nổi lên mặt nước hay bám vào thành bờ, tôm có màu xanh (do tảo lục bám) có màu vàng (do tảo khuê bám) tôm bị bệnh nên chậm lớn, khó lột xác.
- Xử lý: quản lý môi trường tốt đặc biệt quan tâm sử dụng các chế phẩm vi sinh BRF2, EM.
d. Bệnh do nguyên sinh động vật:
- Nguyên nhân: do một số nguyên sinh động vật gây ra do môi trường bị bẩn
- Giai đoạn bị bệnh: tất cả các giai đoạn của tôm
- Dấu hiệu bệnh lý: Các sinh vật này bám thành một lớp trên bề mặt, mang, bộ phụ, giáp đầu ngực của tôm (dấu hiệu này tương tự bệnh đóng rong) nhưng tôm không đổi màu sắc.
- Phòng trị bệnh: xử lý môi trường tốt. Đồng thời dùng thuốc đặc trị: Baycox cho vào thức ăn 2 - 3 ml/1kg thức ăn liên tục trong 5 - 7 ngày
e. Bệnh do môi trường có hàm lượng độc tố
* Mềm vỏ:
- Nguyên nhân do chất lượng thức ăn, cung cấp thức ăn không đủ, nguồn nước bị nhiễm chất hoá học bất lợi như; nhiễm các loại thuốc dùng trong nông nghiệp thải ra, nước thải công nghiệp có một số hoá chất có độc tính cao, đất có pH thấp.
- Giai đoạn bị bệnh: tất cả các giai đoạn của tôm
- Tác hại: tôm dễ bị tôm khác ăn thịt, các mầm bệnh tấn công
- Phòng trừ bệnh: cung cấp thức ăn đủ, chất lượng đảm bảo cho từng giai đoạn, bổ xung một số chất bổ cần thiết trộn với thức ăn cho tôm ăn: VitaminC: 50 - 100mg/100kg thức ăn lúc giai đoạn tôm phát triển mạnh ở những tháng cuối vụ nuôi cho ăn bổ sung: don, dắt...)
* Bệnh phồng nắp mang - đen mang
- Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân (hội chứng đen mang) nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng Fe, Cu, Co, Zn, Mn, do thiếu vitaminC, ao nuôi đáy quá nhiều bùn nhiều chất hữu cơ tích tụ do thức ăn dư thừa, chất thải của tôm, pH thấp. Thời gian mắc bệnh có thể bắt đầu từ tháng thứ 2 đặc biệt tập trung cuối vụ nuôi.
- Dấu hiệu bệnh lý: mang chuyển từ màu hồng sang màu nâu -> màu đen, các tia mang phồng lên, trở lên đen. Môi trường càng ô nhiễm bệnh càng nặng
- Tác hại: tôm hô hấp khó khăn, kém ăn, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
- Phòng bệnh: không cho thức ăn dư thừa, thay nước thường xuyên, nạo hút đáy (nếu có điều kiện), xử lý môi trường tốt tránh nguồn nước bị ô nhiễm. Bổ sung vitaminC vào thức ăn của tôm
Ngoài một số bệnh thường gặp ở 4 nhóm trên tôm còn gặp các bệnh tuy không phổ biến như: đỏ thân (do thức ăn hôi thối kém chất lượng) bệnh bọt khí (do lượng oxy trong nước quá thấp thường nhỏ hơn 4 mg/lít) nổi đầu dạt vào bờ; bệnh do pH thấp do đất xì phèn, hoặc sau cơn mưa vv... Song một trong những nguyên nhân gây ra tất cả bệnh tôm là do môi trường không đảm bảo, biến động bất lợi.
Do đó, một vấn đề phải được hết sức quan tâm của các hộ nuôi tôm nếu mong có một vụ nuôi tôm đạt kết quả là phải quản lý tốt môi trường nước ao nuôi.
3.5. Thu hoạch bảo quản sản phẩm.
Sau một thời gian nuôi: 110 - 120 ngày (đối với vụ nuôi xuân hè ở khu vực phía Nam) tôm có thể đạt cỡ trung bình 30 - 35g/con, cá thể lớn có thể đạt 45 - 50 g/con tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu phát hiện tôm bị bệnh mà đã đạt cỡ 15 - 20 g/con thì thu hoạch gấp.
3.5.1. Phương pháp thu.
3.5.1.1Thu tỉa.
Thu những con tôm có kích cỡ lớn hơn và đạt kích cỡ thu hoạch so với đàn tôm trong ao nuôi. Cách thu này áp dụng đối với các ao tôm nuôi phát triển không đều do phân đàn hoặc để giảm mật độ tôm trong ao, giúp những cá thể chư đạt cỡ thu lớn nhanh hơn, mặt khác giảm bớt khó khăn cho ngư dân về đầu tư mua thức ăn
* Phương pháp thu: Dùng vó thả mồi nhử tôm vào vó (thường kết hợp vừa cho tôm ăn hàng ngày vừa tiến hành thu tỉa) dùng vợt bắt những cá thể theo ý muốn
Ngoài ra có thể thu bằng đó: ánh sáng đèn có khoảng cách nan đó phù hợp với cỡ thu. Loại những cá thể nhỏ. Hai dụng cụ trên thu tôm khoẻ không mất các phần phụ
Ngoài 2 phương tiện trên có thể dùng chài quăng nhưng phương tiện này dễ ảnh hưởng đời sống tôm còn lại nuôi tiếp.
3.5.1.2. Thu toàn bộ.
Khi tôm đạt kích cỡ tương đối đồng đều thời vụ nuôi cần kết thúc ta tiến hành thu toàn bộ, cần chú ý chỉ thu hoạch khi trong ao có tôm lột vỏ qua kiểm tra nhỏ với 5%. Không nên thu hoạch tôm ở thời điểm tôm lột vỏ, vì thế phải có kế hoạch theo dõi thời điểm lột vỏ của tôm để sản lượng tôm thu có kết quả tốt. Cỡ tôm thu thường 25 - 30g/con, nên thu vào ngày thứ 7 - 8 khi quan sát thấy xác tôm lột nhiều vì chu kỳ thay vỏ lần sau sẽ diễn ra sau 14 - 16 ngày.
* Phương pháp thu: dùng đáy (đọn) ni lon chắn qua cửa cống rút nước tôm theo nước ra đáy qua cống. Lưu ý điều chỉnh độ chênh mực nước trong ao và ngoài không quá mạnh, ảnh hưởng tình trạng sức khoẻ của tôm làm giảm giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra có thể dùng máy bơm (thường vào kỳ nước kém không tháo được nước) tát cạn, mò bắt tôm. Có một số địa phương dùng te, vét để thu sau khi tháo cạn vợi nước trong ao sau khi dùng xung điện làm tê liệt tôm.
3.5.2. Bảo quản thu hoạch.
3.5.2.1. Bảo quản bằng ướp đá.
Tôm thu lên được rửa sạch cho vào nước đá để tôm chết ngay. Như vậy sẽ giữ được độ tươi và chất lượng của tôm, sau đó tôm được ướp lạnh: mỗi lớp tôm 1 lớp đá. Tỷ lệ đá tôm 1:1 (1kg đá/1kg tôm) thời gian bảo quản không quá 10 giờ sẽ chuyển đến nhà máy.
3.5.2.2. Bảo quản sống.
Phương pháp này phức tạp song chất lượng hoàn toàn bảo đảm. Phương pháp này tôm thu phải sống (đánh tỉa) khoẻ mạnh. Sau đó đưa vào nhốt ở giai, chuồng đặt dưới nước sạch với khoảng 200 con/m3, thời gian bảo quản càng nhanh hạn chế tôm chết, sau đó dùng phương pháp tiện chuyên dùng đưa đến nơi cần tiêu thụ.
IV. Hình thức và Phương pháp khảo sát: Quy trình thưc tế nuôi tôm sạch thương phẩm. (Khảo sát tại Công ty TNHH SX & TM Trúc Anh (Bạc Liêu).
* Thời gian, địa điểm:
Thời gian: tháng 11/2013.
Địa điểm: công ty Trúc Anh và một số hộ nuôi tại xã Vĩnh Trạch Đông.
* Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mô hình nuôi thâm canh tôm sú sạch thương phẩm.
Phương tiện điều tra: trao đổi trực tiếp người nuôi.
Thời gian trao đổi: khoảng 30-45 phút.
1. Các hình thức nuôi và phương pháp nuôi tôm Sú.
1.1. Hình thức nuôi: hình thức nuôi thâm canh.
1.2. Phương pháp nuôi là nuôi chuyên: Trong ao chỉ nuôi duy nhất một đối tượng tôm sú.
2. Kỹ thuật nuôi tôm Sú.
2.1. Chuẩn bị ao nuôi.
2.1.1. Địa điểm nuôi: thuận lợi về giao thông, thuận tiện cho việc dịch vụ giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch.
2.1.2. Xây dựng ao nuôi:
- Ao lắng (thường bằng 20-25 % diện tích ao nuôi): kết hợp với nuôi sò huyết tác dụng làm sạch nước, công tác xử lý chất lượng nước trước khi đưa vào ao nuôi.
- Ao nuôi: có diện tích 2500m2/ao. Công ty có tổng số 20 ao đang cải tạo và 4 ao đang nuôi hiện đã được 18-20 con.
- Mực nước khoảng 1,2m.
2.2. Cải tạo ao nuôi.
2.2.1. Cải tạo ao mới xây dựng.
Hình 1. Cải tạo đối với ao mới xây dựng.
Đối với ao: mới thì nạo vét ao, bón vôi, trãi bạc, dùng vi sinh xữ lý nước, gây màu nước, chờ khoảng 10-15 ngày có thể thả giống.
Đối với ao cũ.
- Đối với ao cũ: cải tạo khô bằng cách bơm sạch nước à phơi ao à bón vôi (600-700kg) à1 tuần cấp nước vào à 1 tuần sau gây màu nước bằng vi sinh (TA-PONDPRO)à sau khi gây màu 10 ngày có thể thả giống
2.2.3. Diệt tạp.
- Lấy nước vào ao lắng qua 3 lần lọc bằng: túi vãi, túi lưới. Sau 1 tuần có thể cấp vào ao nuôi sò để lọc vi sinh vật có hại.
2.2.4. Bón phân gây màu.
- Dùng vi sinh gây màu nước.
2.3. Thả giống tôm.
2.3.1. Mùa vụ thả giống: nuôi liên tục quanh năm.
2.3.2. Lựa chọn tôm giống P10-P12: giống tôm sú của miền trung (Ninh Thuận).
2.3.3. Mật độ và phương pháp thả giống:
- Mật độ 7-10con/m2.
- Tôm đem về trước khi thả phải tôm xuống ao trước sau đó đem thả trên gió.
2.4. Quản lý chăm sóc.
2.4.1. Thức ăn cho tôm.
2.4.1.1. Các loại thức ăn.
- Sau khi thả 1 tuần là có thể cho tôm ăn.
- Sử dụng thức ăn công nghiệp của công ty Thăng Long
2.4.1.2. Lượng cho ăn.
Đối với tôm lớn 4 cử và tôm nhỏ 3 cử cách nhau 3-4 giờ.
2.5. Quản lý môi trường nước ao nuôi.
2.5.1. Thay nước: cấp nước từ ao lắng đã qua xử lý vi sinh.
2.5.2. Điều chỉnh độ pH: luôn giữ ở khoảng 7.5-8.5.
2.5.3. Quản lý màu nước (độ trong): độ trong có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thời tiết ( nắng gắt hoặc mưa lớn) xử lý bằng cách tạt vi sinh đẻ ổn định lại, tùy theo lượng nước có trong ao mà có liều lượng thích hợp.
2.5.4. Quản lý khí độc (NH3, H2S): ổn định 1 tuần/lần khoáng tạt và vi sinh để ổn định độ kiềm và phân hủy chất hữu cơ.
2.5.5. Ổn định oxy hòa tan: dùng quạt và máy bơm để sục khí đều khắp ao.
2.6. Bệnh tôm và phương pháp xử lý.
2.6.1. Phòng bệnh cho tôm.
Phòng bệnh cho tôm gồm các biện pháp sau:
+ Cải tạo ao đầm nuôi đúng kỹ thuật
+ Chọn tôm giống có chất lượng, nuôi tôm ở mật độ phù hợp với điều kiện môi trường địa phương, trình độ kỹ thuật của các hộ nuôi, thả giống đúng kỹ thuật, đúng mùa vụ.
+ Cho tôm ăn với loại thức ăn có chất lượng hạn chế tối đa thức ăn tươi sống, cho ăn đúng lượng không thiếu, thừa.
+ Quản lý môi trường ao nuôi tốt, nước vùng nuôi phải sạch, không ảnh hưởng nước thải công nghiệp, nước có mầm bệnh, hạn chế sử dụng nước từ vùng sản xuất nông nghiệp đổ ra biển khi thời gian phun thuốc trừ sâu bệnh hại lúa.
2.6.2. Các dấu hiệu bên ngoài khi tôm bị bệnh.
* Dấu hiệu về ban ngày:
+ Sáng sớm nằm rải rác ven bờ, chậm chạp dễ bắt
+ Kiểm tra ruột tôm thấy không có thức ăn
+ Tôm bơi lừ lừ đuôi không xoè rộng
+ Màu sắc của tôm mất đi vẻ tươi sáng, mô cơ trở lên trắng đục
* Dấu hiệu về ban đêm
+ Tối chiếu đèn quanh ao thấy tôm có triệu chứng bệnh sẽ bơi lơ lửng quanh bờ, khi rọi đèn vào mắt tôm thì mắt đỏ không bình thường mà có màu trắng nhợt, tôm bơi khỏi vùng chiếu sáng chậm chạp.
2.6.3. Bệnh tôm và cách trị bệnh.
Bệnh thường gặp là teo gan và phân trắng chữa trị bằng cách: cho ăn vi sinh định kỳ + TA-PONDPRO.
2.7. Thu hoạch bảo quản sản phẩm.
2.7.1. Phương pháp thu.
- Thu toàn bộ: Khi tôm đạt kích cỡ tương đối đồng đều thời vụ nuôi cần kết thúc ta tiến hành thu toàn bộ, cần chú ý chỉ thu hoạch khi trong ao có tôm lột vỏ qua kiểm tra nhỏ với 5%. Không nên thu hoạch tôm ở thời điểm tôm lột vỏ, vì thế phải có kế hoạch theo dõi thời điểm lột vỏ của tôm để sản lượng tôm thu có kết quả tốt. Cỡ tôm thu thường 18-20con/kg, nên thu vào ngày thứ 7 - 8 khi quan sát thấy xác tôm lột nhiều vì chu kỳ thay vỏ lần sau sẽ diễn ra sau 14 - 16 ngày.
- Phương pháp: dùng lưới kéo đến khi tôm bắt được rất ít thì ngừng lại. Sau đó tháo cạn nước và bắt lại một lần nữa.
2.7.2. Bảo quản thu hoạch.
* Bảo quản bằng ướp đá.
Tôm thu lên được rửa sạch cho vào nước đá để tôm chết ngay. Như vậy sẽ giữ được độ tươi và chất lượng của tôm, sau đó tôm được ướp lạnh: mỗi lớp tôm 1 lớp đá. Tỷ lệ đá tôm 1:1 (1kg đá/1kg tôm) thời gian bảo quản không quá 10 giờ sẽ chuyển đến nơi thu mua.
IV. Kết quả và thảo luận đóng góp ý kiến.
- So với kỹ thuật nuôi chung thì kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm của công ty Trúc Anh có sự tương đồng trong cách nuôi, nhưng công ty lại chuyên sử dụng vi sinh trong mọi khâu xữ lý.
- Cuộc tham quan mô hình nuôi chịu sự bất lợi của thời tiết, nhiều khâu không đi theo quy trình chung.
- Qua quá trình tìm hiểu phần lớn cán bộ kỹ thuật còn nói chung chung với mọi vấn đề.
- Tìm hiểu quá trình nuôi tôm sú là một trong những bước đệm giúp sinh viên đang học tiếp cân thực tế, hiểu rỏ hơn về những kiến thức đã và đang học.
- Qua môn khuyến ngư giao tiếp giúp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với người dân nhầm giao lưu học hỏi và nắm bắt được những quy trình sản xuất trong thực tế tại địa phương. So sánh và rút ra được những điểm giống và khác nhau giữa quy trình tại địa phương và quy trình chuẩn. Tìm ra những sai khác để có thể hướng dẫn áp dụng cho người dân một cách thật sự hiểu quả.
- Khuyến khich bà con nên kết hợp cả 2 quy trình để mang lại hiểu quả tốt nhất.
V. Tài liệu tham khảo.
Chi cục nuôi thủy sản.Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Thái Bình.KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ THƯƠNG PHẨM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bc_thay_1513.doc