Mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC Lời Cảm Ơn Phần Một : Mở Đầu 1. Tính Cấp Thiết, Lý Do Chọn Đề Tài 2. Mục Đích và Nhiệm Vụ Nghiên Cứu 3. Đối Tượng Nghiên Cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Cấu Trúc của Đề Tài Phần Hai : Nội Dung Nghiên Cứu Ch*ương 1: Vài nét về mô hình Tập Đoàn Báo Chí Trên Thế Giới 1.1. Giới thiệu mô hình Tập Đoàn Báo Chí Trên Thế Giới 1.1.1. Khái Niệm a. Tập đoàn báo chí là gì? b. “Mô Hình” được hiểu như thế nào? c. Một số khái niệm liên quan: “Tập đoàn truyền thông”, “Tơ-rớt báo chí”, “Cơ quan báo chí” là gì? 1.1.2.Sự hình thành mô hình Tập đoàn báo chí 1.1.3.Mô hình và quá trình phát triển của tập đoàn báo chí 1.1.4.Một số đặc điểm nổi bật của tập đoàn báo chí trên thế giới 1.2.Giới thiệu khái quát một số Tập đoàn báo chí tiêu biểu trên thế giới 1.2.1.Tập đoàn Gannett (Mỹ) 1.2.2.Tập đoàn News Corporation(Mỹ) 1.2.3.Tập đoàn báo chí Singapore(SPH) 1.2.4.Tập đoàn báo chí Quảng Châu(Trung Quốc) 1.2.5.Tập đoàn báo chí Văn Hối Tân Dân báo (Trung Quốc) Tiểu kết chương 1 Chương II.Vấn đề xây dựng mô hình tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay 2.1.Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Tập đoàn báo chí ở Việt Nam 2.2.Tình hình phát triển của báo chí-truyền thông nói chung 2.3. Mô hình và phương thức nào cho " Tập đoàn báo chí " V.N 2.4.Thực trạng các cơ quan báo chí trong quá trình xây dựng tiến tới thành lập mô hình “Tập đoàn báo chí” 2.4.1.Vietnamnet 2.4.2.Tiền Phong 2.4.3.Tuổi trẻ 2.5.Thử đề xuất một số tiêu chí và giải pháp để xây dựng Tập đoàn báo chí ở nước ta. 2.5.1.Một số tiêu chí 2.5.2.Một số giải pháp Tiểu kết chương II. Kết Luận Tài Liệu Tham Khảo

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5654 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Quyến… với “thiên thời, địa lợi” ấy, Quảng Châu nhật báo đã kịp nắm bắt, chuyển động và phát triển trở thành người khổng lồ, dù “thành phần xuất thân” là tờ báo… tỉnh lẻ. Tầm nhìn doanh nghiệp. Nhìn về cơ ngơi thì Quảng Châu nhật báo kém vẻ đồ sộ, hoành tráng so với Bắc Kinh nhật báo ở Bắc Kinh và Văn Hối Tân Dân báo ở Thượng Hải. Tuy nhiên, đó là một tòa soạn chuyên biệt khép kín.Toàn bộ phần diện tích cao nhất của tòa nhà được dùng làm câu lạc bộ cho phóng viên, bao gồm phòng họp, phòng ăn, phòng giải trí, phòng tập thể dục thể hình, sân tennis và… vườn hoa, thảm cỏ… Tất cả được thiết kế theo lối kiến trúc Châu Âu, rất tiện nghi cho sinh hoạt và cũng là nơi rất lý tưởng để tổ chức những khóa đào tạo, nghỉ mát và thư giãn…Quảng Châu nhật báo là tập đoàn kinh tế đa ngành nghề nhưng các báo đều dành phần diện tích tốt nhất, ở vị trí cao nhất trong tòa cao ốc, làm nơi làm việc và sinh hoạt cho Tòa soạn và phóng viên: tất cả phóng viên, biên tập viên (PV, BTV) đều là “phóng viên số hóa” - được trang bị các thiết bị điện tử để làm việc như: máy chụp hình kỹ thuật số, lap tops (máy vi tính xách tay)…và những thiết bị truyền số liệu tốt nhất. Tòa soạn tờ Thể thao nhật là một tòa soạn không có giấy in, tất cả đều được thao tác trên máy, trên mạng, từ việc viết bài, duyệt bài, biên tập, dàn trang… Đội ngũ làm báo chuyên nghiệp của Quảng Châu nhật báo đều rất trẻ: hơn 300 phóng viên và biên tập viên có độ tuổi từ 27 –28, trình độ tối thiểu là cử nhân. Ngay như chủ biên một tờ như tờ Thể thao nhật báo cũng mới chỉ ngoài 30… Vấn đề đào tạo đội ngũ PV, BTV luôn được các nhà quản lý coi trọng. Hàng năm, thông qua các tổ chức hợp tác, trao đổi quốc tế, Tập đoàn đều đặn cho các cán bộ PV, BTV của mình đi học tập ở nước ngoài. Ngoài ra, Tập đoàn còn tổ chức các lớp học, mời các chuyên gia trong nước và quốc tế đến huấn luyện và trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ… Trong mục tiêu phát triển của Tập đoàn, các nhà lãnh đạo Quảng Châu nhật báo xác định: “ phải nâng cấp và cải tiến nhiều hơn nữa, mở rộng thị trường phát hành, nghiên cứu mô hình báo chí tiến bộ trên thế giới, nhất là về việc hoàn thiện những thiết bị kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý, hiệu quả công việc và lợi nhuận kinh tế…”. Đó là tư duy cần thiết của một doanh nghiệp hoạt động trong “cơ chế thị trường” nhưng lại rất xa lạ với những nhà quản lý báo chí bao cấp. Sự ưu tiên trong định hướng tồn tại và phát triển của Tập đoàn Quảng Châu nhật báo bắt đầu từ bạn đọc, từ thị trường. Từ khi Chính phủ Trung Quốc chủ trương không bao cấp cho báo chí nữa, đã có hàng ngàn tờ báo phải đóng cửa vì không tự nuôi nổi mình nhưng cũng có nhiều tờ báo đứng được và ngày càng phát triển lớn mạnh. Báo chí, cũng như mọi hoạt động xã hội khác, đều phải tuân thủ pháp luật. Trªn thị trường, báo chí cũng là một loại hàng hóa, cho dù là hàng hóa đặc biệt. Đã là “hàng hóa” thì phải có đối tượng sử dụng, có thị phần. Làm thế nào để có thêm bạn đọc, mở rộng thị phần, phát triển tờ báo là quyền tự chủ tuyệt đối của ban lãnh đạo Tập đoàn… Điều này cũng là mong muốn của cơ quan chủ quản. Quảng Châu nhật báo đã vận động và phát triển theo định hướng đó. 1.2.5.Tập đoàn báo chí Văn Hối Tân Dân báo(Trung Quốc) Được thành lập vào ngày 25-7-1998, Tập đoàn báo chí Văn Hối Tân Dân báo - cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ TP Thượng Hải - được coi như là một trong những tập đoàn báo chí lớn nhất ở Trung Quốc. Tập đoàn được hình thành từ sự kếp hợp, sáp nhập giữa hai tờ báo Văn Hối nhật báo (ra buổi sáng) và Tân Dân vãn báo (1,3 triệu bản, ra buổi chiều), có lịch sử phát hành từ 60 - 75 năm. Chính sự sáp nhập đó đã làm cho thực lực của cơ quan xuất bản báo chí này mạnh hơn. Theo số liệu báo cáo, “Năm 2004, Văn Hối Tân Dân báo là tập đoàn báo chí kinh doanh thành công nhất trong toàn quốc”. Theo số liệu thống kê của tập đoàn, doanh thu năm 2003 là 2,82 tỉ và lợi tức bình quân hàng năm khoảng hơn 400 triệu NDT (khoảng 50 triệu USD)… So với trung ương Nhân Dân nhật báo thì địa phương Thượng Hải Văn Hối Tân Dân báo quá là “bành trướng”: Chủ sở hữu 30 ấn phẩm, cả buổi sáng lẫn buổi chiều, cuối tuần, giữa tháng và hàng tháng, trong đó có 5 tờ báo ngày (Văn Hối báo, Tân Dân vãn báo, Shanghai daily, Oriental Morning Post và Oriental Sport Daily); 6 tờ báo tuần (Báo Văn học, Wenhui Book Review, Gia đình Thượng Hải; Auto; Thượng Hải thứ tư và The Bund) và 6 đặc san (Xinmin Weekly; Journalism Review; Xinduxie and Writing; Shanghai Scene; Thượng Hải ngày nay và Mengya). Bên cạnh đó, Tập đoàn còn điều hành một Nhà xuất bản Wenhui và nhà hát Shanghai Yueju… Shanghai daily (dịch theo âm Hán Việt là Thượng Hải nhật báo) là tờ tiếng Anh ra 6 ngày/tuần, phát hành vào lúc 2 - 3 giờ chiều với số lượng 60.000 ấn bản 60 trang khổ lớn như báo Sài Gòn Giải Phóng. Đó không phải là số lượng phát hành lớn nhưng “vấn đề là hiệu quả” - Ông Tổng Biên tập (TBT) Zang Ciyun (Trương Từ Vân), cho biết. Trong tập đoàn, mỗi ấn phẩm là một sản phẩm độc lập về tổ chức xuất bản và kinh doanh. Mỗi ấn phẩm có một BBT riêng, TBT là thành viên trong HĐQT của tập đoàn, chịu trách nhiệm về quan điểm chính trị cũng như hiệu quả kinh doanh trước HĐQT tập đoàn. Do vậy, TBT chủ động về tổ chức biên chế, tuyển người cũng như phương án trả lương. Thượng Hải nhật báo chỉ có 58 biên tập viên (BTV), (trong đó có 12 người nước ngoài), nh ưng chịu trách nhiệm xuất bản thường xuyên hàng ngàn trang báo, là thực sự hiệu quả… Doanh thu của Thượng Hải nhật báo, cũng như các ấn phẩm khác trong tập đoàn, đều từ hai nguồn bán báo và quảng cáo, trong đó quảng cáo chiếm tới 70% - 75% doanh số. Như vậy, về phương thức hoạt động, mô hình tập đoàn báo chí của Văn Hối Tân Dân báo thực chất là mô hình tập đoàn kinh tế truyền thông – một loại hình kinh tế đặc biệt, có thể chưa có trong từ điển báo chí Xã hội chủ nghĩa song hoàn toàn không xa lạ với kinh tế thị trường. Theo cách nói hiện nay, đó là mô hình công ty “mẹ – con”… Một vấn đề được đặt ra ở đây là việc tự chủ về tài chính, kinh doanh có làm mất đi vai trò cơ quan ngôn luận của Đảng và chính quyền? Không hề – Ông TBT Trương Từ Vân khẳng định. Theo ông, báo chí hoạt động tự chủ như một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, từ định hướng phát triển, mở rộng thị trường đến cả những vấn đề cụ thểâ như tăng hay giảm trang từ nội dung đến quảng cáo, thay đổi khổ báo…, làm sao để bạn đọc chấp nhận, mua báo, báo có lãi để tiếp tục tồn tại và phát triển, là được. Những tờ báo hoạt động không hiệu quả thì phải đóng cửa, dẹp tiệm. Những bài báo viết không đúng đường lối, sai sự thực thì lãnh đạo phải chịu kỷ luật, nặng hơn thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mô hình tập đoàn của Văn Hối Tân Dân báo tồn tại đã hơn 6 năm, chưa tính cơ ngơi bề thế (hơn 3.000 CBPVNV trong đó có 32% là phóng viên (PV), BTV, hơn 300 người là nhân viên cao cấp; độ tuổi dưới 30 khoảng 29%; từ 31 - 40 chiếm 24%; từ 41 đến 50 chiếm 31% và từ 51 - 60 chiếm 16%), chỉ nhìn không khí làm việc của đội ngũ cán bộ PV Shanghai Daily cũng có thể phần nào biết được tập đoàn đã “ăn nên làm ra” như thế nào. Đội ngũ PV, BTV của Shanghai Daily “đều đều như vậy”, các trưởng phó phòng ban, tuổi cao nhất cũng chỉ ngoài 30. Sức mạnh của Văn Hối Tân Dân báo đã tràn cả ra ngoài qua những con số: Mở Văn phòng đại diện tại 20 tỉnh, thành trong toàn quốc, trong đó có các TP lớn như Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Châu, Vũ Hán, Tây An, Thẩm Quyến, Vân Nam; và mở rộng hoạt động ra 10 quốc gia khác. Riêng ở Mỹ và Úc, ấn phẩm Tân Dân vãn báo (tin buổi chiều) đã có mặt… Hầu hết các ấn phẩm báo in đều có trang web như là một kênh cung cấp thông tin miễn phí cho độc giả. Tập đoàn Văn Hối Tân Dân báo ngoài kinh doanh các ấn phẩm báo chí, xuất bản, còn kinh doanh cả cao ốc văn phòng, nhà hát, trung tâm mỹ thuật (phố Đông) và bán vé (các loại, kể cả vé máy bay) qua mạng. - Lĩnh vực kinh doanh nào có thể mang lại hiệu quả kinh tế và có điều kiện thì chúng tôi đều có thể đầu tư. – TBT Trương cho biết.Văn Hối Tân Dân báo chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy TP Thượng Hải. Quyết định đầu tư lĩnh vực nào là quyền chủ động tuyệt đối của HĐQT tập đoàn. Hoạt động và hiệu quả hoạt động như thế nào là tùy thuộc HĐQT tập đoàn và người đại diện tập đoàn điều hành công việc đó. Đứng trên lầu 34 của cao ốc văn phòng tập đoàn báo chí Văn Hối Tân Dân báo được xây dựng hoàn toàn bằng vốn tự lực, nhìn ra toàn cảnh Thượng Hải,có thể thấy rằng:Nếu được chủ động như một doanh nghiệp, báo chí cũng làm ra của cải vật chất hiệu quả không hề thua kém doanh nghiệp. Tiểu kết chương 1: Do điều kiện hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chúng tôi chỉ chọn và tìm hiểu năm tập đoàn tiêu biểu nằm ở các châu lục khác nhau, có phương thức hoạt động và điều kiện không giống nhau làm mô hình chung rút kinh nghiệm cho quá trình bước đầu xây dựng mô hình kinh tế báo chí ở Việt Nam. Có thể thấy, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong khuynh hướng làm báo lợi nhuận đó chính là sự kết hợp giữa hai yếu tố,hai mục tiêu là báo chí - thông tin và kinh tế. Mô hình kinh tế báo chí ở Mü tiêu biểu là News Corp cho ta thấy bản chất kinh tế, mua bán, thôn tính, sát nhập, lũng đoạn lẫn nhau của nền báo chí, chứng tỏ sự mất ổn định, nhiều biến cố trong đời sống báo chí - truyền thông Hoa Kỳ. Bản chất “giành giật”căng thẳng với những món lợi nhuận kếch xù, nhiều khi đã đưa đến những mặt trái, làm ảnh hướng đến vấn đề tự do báo chí do sự phát triển quá mạnh mẽ cả về thế và lực của các tập đoàn báo chí. Điều này cũng không tránh khỏi đối với nền báo chí Singapore, với sự phát triển hùng mạnh của SPH và các tập đoàn báo chí Trung Quốc trong quá trình phát triển của mình.Tuy nhiên, những thành tựu và kinh nghiệm về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, quan điểm và mục đích, phương châm kinh doanh của các tập đoàn báo chí có giá trị rất quan trọng và thiết thực đối với một nền báo chí đang “chớm nở” trên bước đường chuẩn bị xây dựng mô hình tâp đoàn báo chí như nước ta. Chương II:Vấn đề xây dựng mô hình Tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay 2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Tập đoàn báo chí ở Việt Nam. Vấn đề hình thành Tập đoàn báo chí ở Việt Nam đã được đưa ra bàn luận trên báo chí nước ta các đây hơn 2 năm. Tuy nhiên, cho đến nay nó vẫn chỉ là “chủ trương” đang chờ kiểm nghiệm trên thực tế và đòi hỏi một cơ quan báo chí đi tiên phong làm “thí nghiệm”. Ngày 30/9/2005, bằng sự kiện Chính Phủ ban hành quyết định 219 phê duyệt “Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến 2010”, trong đó, Chính Phủ đã đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam: “Thử nghiệm xây dựng tổ hợp xuất bản,tập đoàn báo chí, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu đầu tư cho hoạt động báo chí” chứng tỏ ở nước ta mô hình tập đoàn báo chí đã có điều kiện để tiến tới nghiên cứu xây dựng và hình thành, cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới trong sự khởi sắc của đời sống báo chí - truyền thông thế giới và trong nước. Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 quy định: mỗi tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trÞ - xã hội - nghề nghiệp ở mỗi Trung ương, mỗi tỉnh, thành phố (trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) thì cho phép xuất bản một tờ báo là cơ quan ngôn luận và một tạp chí là cơ quan thông tin lý luận. Trên trang web VnExpress,Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết, sau khi Chính Phủ đồng ý cho thí điểm mô hình tập đoàn báo chí ở Việt nam, hiện nay đã có một số tờ báo cũng bước đầu hưởng ứng và hoạt động theo mô hình tập đoàn ví dụ như Saigon Times Group ở Sài Gòn,Tiền Phong … Đồng thời theo ông: “Tập đoàn báo chí là một mô hình mới ở Việt Nam nên cần thời gian nghiên cứu kĩ , xây dựng đề án, tiêu chí cụ thể. Chắc chắn trước năm 2010,Việt Nam sẽ có vài tập đoàn báo chí lớn”. Bên cạnh đó, Bộ Văn Hoá - Thông Tin sẽ tiến hành rà soát, quy hoạch lại những tờ báo hoạt động trùng lặp về nội dung, đối tượng lãng phí trong khâu xuất bản, phát hành. Ví dụ như ở tại một số địa phương có tới gần chục tờ báo hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - giải trí…Mục tiêu đến năm 2010, tất cả các cơ quan báo chí Việt Nam đều thiết lập được Website riêng thông qua việc tạo điều kiện cho sự phát triển đối với báo điện tử và trang tin điện tử của Chính Phủ. Đại Hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển, nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hoá, vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất, kỹ thuật; đồng thời xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, chủ động, khoa học”. Đề cập đến vấn đề xây dựng mô hình tập đoàn báo chí, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn khẳng định: “Mỗi cơ quan báo chí sẽ có con đường và hướng phát triển thành các tập đoàn báo chí không giống nhau nên không thể rập khuôn hay cưỡng ép mà đòi hỏi phải có thời gian và sự phát huy nội lực của các cơ quan báo chí”. Luật báo chí điều 17b,17c quy định cho phép các cơ quan báo chí được tổ chức kinh doanh dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình, nhằm tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho hoạt động báo chí.Ví dụ như cơ quan báo chí có thể thành lập các công ty in ấn, nghe nhìn, phát hành, quảng cáo,t ruyền thông, tổ chức biểu diễn, sự kiện…Như vậy là, thực tế đã cho thấy “hiện nay một tờ báo không chỉ làm nhiệm vụ nội dung nữa mà còn làm nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ” (Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn). Theo PGS-TS Đào Duy Quát, tổng biên tập website Đảng Cộng Sản Việt Nam, Phó ban Tư Tưởng- Văn Hoá Trung ương:…“cần phải hình thành những tập đoàn báo chí tự sống, tự phát triển chứ không chờ bao cấp”. Ông ủng hộ và đưa ra quan điểm “gắn kinh tế với báo chí để báo chí phát triển”. Cũng theo đó, ông Nguyễn Khoa Điềm- nguyên Trưởng ban Tư Tưởng -Văn Hoá Trung ương nhấn mạnh: “Việc xây dựng các tập đoàn báo chí là cần thiết, bởi đó là yêu cầu khách quan của một nền báo chí phát triển dựa trên nền tảng của một nền kinh tế thị trường phát triển, công nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên, báo chí nước ta là báo chí của Đảng, là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là món ăn tinh thần của nhân dân, do vậy tập đoàn báo chí cũng phải hướng theo mục tiêu đó”. 2.2.Tình hình phát triển của báo chí-truyền thông nói chung “Năm 2006, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều đó đã tạo ra thế và lực mới để đất nước ta bước vào năm mới 2007. Trong những thành tích chung đó, báo chí thực sự là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nhân dân trong cả nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra”(Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thông Tin Đỗ Quý Doãn). Trong buổi nói chuyện với Tạp chí Người làm báo, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá - Thông Tin nhấn mạnh: “Năm 2006 là năm có nhiều sự kiện quốc tế và trong nước hết sức có ý nghĩa. Đó là điều kiện để báo chí nước ta thể hiện đầy đủ vai trò, vị trí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân(…). Báo chí ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng đối với sự phát triển của đất nước..” Sau 20 năm đổi mới, báo chí Việt Nam cũng tự đổi mới mình và phát triển lớn mạnh, đạt được những thành tựu quan trọng. Hiện nay, cả nước có 620 cơ quan báo chí với 700 ấn phẩm, mỗi năm in trên 700 triệu bản, bình quân gần 8 tờ/người/năm; có 68 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương;1 hãng thông tấn Nhà nước, báo mạng điện tử không ngừng phát triển nhanh và mạnh. Hiện nay, các loại hình truyền thông đan xen nhau trong các cơ quan báo chí (VTV,VOV,Vietnamnet..) Từ tháng 5/2004, đã có gần 4 triệu lượt người truy cập các trang báo điện tử như Tuoitre online,Vietnamnet,VnExpress…Hàng vạn người tham gia vào c¸c lĩnh vực báo chí - truyền thông trong đó có 15.000 nhà báo được cấp thẻ, công tác đào tạo nhà báo chuyên nghiệp đang phát triển ở các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước. Thế và lực về cơ sở vật chất - kỹ thuật và tài chính của báo chí ngày càng được nâng cao tiêu biểu là các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ, Hà Nội mới…Chính vì thế, những cơ quan báo chí này đang xây dựng đề án nâng lên thành Tập đoàn báo chí. Như vậy, báo chí nước ta trong những năm trở lại đây phát triển năng động không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Công chúng ngày càng có nhu cầu tìm kiếm và tiêu thụ thông tin trên các phương tiện báo chí - thông tin đại chúng. Mặc dù chưa khai thác và phát triển được tối đa những tiềm năng của thị trường truyền thông. Tuy nhiên, với những thành quả hiện tại là những tín hiệu và khẳng định đáng mừng cho sự phát triển nở rộ của báo chí nước ta. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức thành công năm APEC Việt Nam 2006,sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO).Thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền trên báo chí đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc, thời cơ và vận hội mới của đất nước để vượt qua những khó khăn thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Bên cạnh đó, báo chí còn tích cực tham gia chống tham nhũng, lãng phí, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực, tạo được lòng tin của nhân dân với báo chí cũng như với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Chính phủ. Có thể nói, trong những thành tựu quan trọng của đất nước “báo chí thực sự là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nhân dân trong cả nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra”(Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Văn Hoá-Thông Tin Đỗ Quý Doãn). Trong giai đoạn hiện tại, để thích ứng với tình hình và nhiệm vụ mới của bản thân sự phát triển của đời sống báo chí,Việt Nam cần sớm xây dựng những tập đoàn báo chí mạnh, đáp ứng được những yêu cầu nội tại. Bên cạnh đó,sự nghiệp đổi mới,công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước,hội nhập quốc tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” cũng đang đặt ra cho báo chí truyền thông nước ta những nhiệm vụ to lớn và nặng nề. Hơn thế nữa, trong bối cảnh chung của nền báo chí thế giới, báo chí nước ta vẫn chưa có những cơ quan truyền thông “xứng tầm” với khu vực và quốc tế. Chính những thành tựu đó mà đồng chí Thứ trưởng Bộ Văn Hoá -Thông Tin đã nhấn mạnh:...“Báo chí nước ta phải không ngừng đổi mới phương thức thông tin, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, chú trọng vấn đề kinh tế báo chí, có kế hoạch để xây dựng những tổ hợp, tập đoàn báo chí mạnh của Đảng làm động lực thúc đẩy sự phát triển của hệ thống báo chí cả nước..” Sự phát triển năng động và mạnh mẽ của báo chí nói chung đặt ra yêu cầu tất yếu, cần thiết phải thành lập mô hình tập đoàn báo chí với một nền báo chí thoát khỏi “bầu vú sữa” bao cấp, tự sống, sống khoẻ và không ngừng phát triển. 2.3.Mô hình và phương thức nào cho“Tập đoàn báo chí”Việt Nam Mô hình tập đoàn báo chí là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam, còn quá sớm và nhiều câu hỏi khó để nói mô hình cụ thể cho việc xây dựng mô hình kinh tế báo chí này. Trên cở sở nghiên cứu nhiều mô hình tập đoàn báo chí của nhiều nước như Nhật Bản,Trung Quốc,Thụy Điển..Trong đó mỗi mô hình đều có những ưu điểm chung song không thể áp dụng rập khuôn bởi mỗi nước có những thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, dân trí khác nhau. Do đó Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn xác định: “Tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí, có thể là báo in, truyền hình, phát thanh, Internet. Những hoạt động bổ trợ của tập đoàn cũng phải phục vụ phát triển báo in...Tập đoàn không chỉ thuần tuý làm một ấn phẩm mà phải có nhiều ấn phẩm báo chí”. Đồng thời cũng theo ông: “Một tập đoàn báo chí không phải là phép cộng cơ học các nhà báo..” Căn cứ vào thực tiễn thị trường báo chí Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển trong những năm tới, có ba phương án được chỉ ra và đề xuất nghiên cứu, lựa chọn cho phù hợp, đó là: phát triển từ một cơ quan báo chí hiện có đang mạnh, hoặc liên doanh một số tờ báo, hoặc lập tập đoàn mới từ đầu. Theo phương án phát triển từ một cơ quan báo chí mạnh thành tập đoàn, báo mẹ (tập đoàn) vẫn có cơ quan chủ quản, có các bộ phận chức năng và thực hiện vai trò điều hành chung trong đó chỉ đạo các chi nhánh trong và ngoài nước. Một số cơ quan có khả năng phát triển thành tập đoàn theo phương án này là:Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân. Các báo con (báo cuối tháng,báo ngày,báo điện tử,chuyên đề định kì..) hoạt động theo sự quản lí, định hướng của báo mẹ và được đầu tư vốn. Ngoài ra,còn bao gồm các thành viên khác như: trung tâm quảng cáo, công ty phát hành, có hệ thống cửa hàng và quản lý các đại lý, công ty in và chế bản, nhà xuất bản. Có thể bao gồm các trường đào tạo báo chí, viện nghiên cứu thị trường báo chí và công ty tư vấn & đầu tư (thực hiện tư vấn kinh doanh, đầu tư phát triển báo mới và mạng lưới kinh doanh ở trong và ngoài nước, liên doanh hoặc góp cổ phần vào các báo khác, trong đó có kênh phát thanh - truyền hình). Các báo con và các đơn vị thành viên hoạt động như một doanh nghiệp theo loại hình công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần (có thể lấy thêm vốn từ các nhà đầu tư khác). Phương án lập một tập đoàn mới theo hướng liên kết các loại hình báo chí thì mô hình này vẫn sẽ có nhiều đơn vị như mô hình trên nhưng cơ cấu có điểm khác - đó là nòng cốt của tập đoàn sẽ gồm các cơ quan báo hiện có liên kết lại (theo nhà nghiên cứu kinh tế báo chí Hải Hưng).Ví dụ như dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam có thể lập tập đoàn báo chí kinh tế với nồng cốt là báo Diễn đàn Doanh nghiệp, thu hút cổ phần của Thời báo Kinh tế Việt nam, Báo Đầu tư, Thời báo Tài chính, Báo Du lịch…Trong tập đoàn này có thể hình thành thị trường báo chí kinh tế. Ở các địa phương cũng có thể thành lập Tập đoàn báo chí như ở Hà Nội có Tập đoàn báo chí Hà Nội, bao gồm báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh -Truyền hình, báo Kinh tế-Đô thị, báo Tuổi trẻ Thủ đô..).Tương tự như vậy ở Thành phố Hồ Chí Minh có Tập đoàn báo chí Sài Gòn ( Báo Sài Gòn giải phóng, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo kinh tế Sài Gòn..)...Trên cơ sở đó, sẽ có thể hình thành các Tập đoàn báo chí Đà Nẵng, Tập đoàn báo chí Hải Phòng, Vũng Tàu… “Tập đoàn báo chí không phải là phép cộng đơn thuần”(Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn ). Tập đoàn báo chí phải ra đời trên cơ sở thực chất, thực lực của từng cơ quan báo chí. Thành lập tập đoàn báo chí chỉ là sự thay đổi về mô hình tổ chức, quản lý, còn tính chất, vai trò, chức năng của báo chí vẫn phải đảm bảo theo các quy định của Luật báo chí: Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và là diễn đàn nhân dân và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước. Đây là vấn đề xuyên suốt có tính nguyên tắc trong hoạt động báo chí kể cả thành lập tập đoàn báo chí. Phương thức nào để thành lập tập đoàn báo chí?Theo Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho rằng tập đoàn báo chí sẽ hoạt động giống như một doanh nghiệp. Doanh nghiệp đó có thể là Doanh nghiệp Nhà nước, có thể là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH Nhà nước một thành viên…song phải là mô hình phù hợp với Luật Doanh nghiệp. Như vậy là Tập đoàn báo chí bên cạnh việc quản lý về nội dung còn phải làm nhiệm vụ của một doanh nghiệp. 2.4.Thực trạng các cơ quan báo chí trong quá trình xây dựng tiến tới thành lập mô hình “Tập đoàn báo chí”. 2.4.1.VietNamnet Báo điện tử VietNamnet được cấp giấy phép ngày 23/1/2003 với tên là www.vietnamnet.vn.Ban đầu là một website cung cấp tin tức tiếng việt (12/1997 với địa chỉ là www.Việt Namn.vn.VietNamNet). Cơ quan chủ quản là một tập đoàn mạnh, có khả năng gắn kết, bổ trợ giữa hoạt động truyền thông và viễn thông là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam-Bộ Bưu Chính Viễn Thông (Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC). Các ấn phẩm của Vietnamnet đó là báo điện tử Vietnamnet tiếng việt, Vietnamnet tiếng anh ( Vietnamnet T.V, Netmode, Tintuconline, Giai điệu xanh, chuyên san Người viễn xứ, E-chip, đặc biệt là có một công ty mạnh về tài chính là VASC - Công ty về lĩnh vực phần mềm và truyền thông. Báo điện tử Vietnamnet đã tham gia tổ chức nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa đặc biệt là hoạt động “Vinh danh đất Việt” và website liên kết báo chí khu vực ASEAN. Trên tạp chí Nghề báo 37, ông Nguyễn Anh Tuấn-Tổng biên tập Báo điện tử Vietnamnet xác định: “Xây dựng Vietnamnet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí”. Đồng thời theo ông nên hiểu tập đoàn báo chí là “ doanh nghiệp truyền thông, có nhiều loại hình báo chí, hoạt động trên cơ sở tự hạch toán, không sống dựa vào bao cấp của Nhà nước” thì sẽ hợp lí hơn. Như vậy, mục tiêu của Vietnamnet là trở thành một công ty truyền thông đa phương tiện, cùng với sự phát triển và gắn kết ứng dụng các hoạt động công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông thế hệ mới,không ngừng đổi mới, cập nhật để đem đến cho bạn đọc những thông tin đa dạng, bổ ích.Theo Tổng biên tập Báo điện tử Vietnamnet, hiện nay Vietnamnet đang “chuẩn bị con người,cập nhật thông tin về thị trường truyền thông,nghiên cứu tìm hiểu mô hình của các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới, đặc biệt là chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình để không bỏ lỡ cơ hội phát triển”(Tạp chí Nghề báo 37). Đề cập những giải pháp trong quá trình xây dựng mô hình tập đoàn báo chí, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng,về phía Nhà nước: Ban tư tưởng văn hoá TW,Bộ Văn Hoá Thông Tin, Bộ Bưu chính -Viễn thông và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông cần tạo điều kiện về các thủ tục pháp lí đồng thời Nhà nước nên có quan niệm mới: xem truyền thông là một ngành kinh tế, cơ quan báo chí là một doanh nghiệp, phát triển đa loại hình báo chí, miễn là tự chủ về tài chính và hoạt động hiệu quả, nên bỏ cơ chế xin - cho…Về phía toà báo, không kể hai yếu tố quan trọng nhầt là “ thế ”và “ lực”, toà báo phải thực sự có khát vọng tiến tới thành lập Tập đoàn, người lãnh đạo toà báo “phải có tầm nhìn, phải có sự hiểu biết về thị trường truyền thông quốc tế, có mối liên hệ với các tập đoàn báo chí trên thế giới, có chiến lược đúng, độc đáo, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế”. Báo điện tử Vietnamnet mặc dù hiện nay chưa phát huy được hết những lợi thế của mình, hàng năm công ty VASC vẫn phải bù lỗ tài chính nhưng báo điện tử với tính năng ưu việt của mình sẽ phát triển khởi sắc trong tương lai không xa. 2.4.2.Tiền Phong …“Hiện nay, Báo Tiền Phong đang hoạt động theo mô hình của một Tập đoàn báo chí” (Ông Dương Xuân Nam-Tổng biên tập Báo Tiền Phong nhấn mạnh).Thực tế cho thấy là hiện nay Tiền Phong là một trong những tờ báo có số lượng ấn phẩm nhiều nhất với các ấn phẩm hàng ngày, hàng giờ, cuối tuần,giữa tháng, cuối tháng.. đó là Tiền Phong hàng ngày, Tiền Phong chủ nhật, Tiền Phong giữa tháng, Tiền Phong cuối tháng, Mỹ phẩm, Tri thức trẻ, Người đẹp Việt Nam và website www.tienphongonline.com..Ngoài ra còn có Công ty Cổ phần Tiền Phong phụ trách kinh doanh và phát hành với hệ thống siêu thị sách báo từ Hà Nội, Hải Phòng đến An Giang, Cần Thơ..Hiện công ty này đang mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực:buôn bán văn phòng phẩm, sách báo, cho thuê văn phòng.Bên cạnh đó còn có một loạt các trung tâm dạy nghề, trung tâm đưa học sinh đi du học…Tờ báo còn tổ chức định kỳ các cuộc thi Hoa Hậu, Siêu cúp bóng đá quốc gia nhằm quảng bá thương hiệu cho báo mình. Trong tương lai, BáoTiền phong sẽ lên sàn chứng khoán, tiếp tục kinh doanh những hoạt động truyền thông khác...Với những hoạt động phong phú, đa dạng đó, doanh thu hàng năm của Báo Tiền Phong đạt “ từ15 -20 triệu USD”(Theo Ông Dương Xuân Nam - Tổng biên tập Báo Tiền Phong).Về định hướng phát triển, ông xác định:… “ Phải trở thành một tập đoàn báo chí thực sự chứ không chỉ đơn thuần làm báo,sống bằng viết báo, tái đầu tư bằng tiền bán báo”. Có thể nói, Báo Tiền phong đang có những bước đi phù hợp cho con đường tiến tới xây dựng theo mô hình Tập đoàn báo chí của mình. Người đứng đầu của tờ báo -ông Dương Xuân Nam tự tin khẳng định:.. “ Với thực lực và tiềm lực đó, chúng tôi hội đủ những yếu tố để thành lập một Tập đoàn báo chí”. Theo ông,việc thành lập Tập đoàn báo chí là một yêu cầu tất yếu của nước ta và cần chuẩn bị những yếu tố thiết thực như Nhà nước cần có cơ chế,chính sách hỗ trợ phù hợp để tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Trước hết là hỗ trợ giá cho giấy in báo, lý do là vì hiện nay giấy rất đắt, hầu như càng tăng số lượng phát hành thì cơ quan báo càng lỗ, nếu không có quảng cáo thì các tờ báo sẽ đóng cửa. Đồng thời, Nhà nước cần giảm thuế cho báo chí vì đây là một loại hàng hoá đặc biệt, nếu tính thuế như những doanh nghiệp khác thì không hợp lý. Đặc biệt Nhà nước phải tiến tới không bao cấp báo chí, cho ra đời quy chế sát nhập các tờ báo. Ví như những tờ làm ăn thua lỗ, không phát triển, không tự quy hoạch được về tài chính.. để sát nhập vào những tờ báo mạnh cùng phát triển mạnh lên. Trong buổi nói chuyện với Tạp chí Nghề Báo, ngoài những sự chuẩn bị cần thiết từ phía Nhà nước, ông Dương Xuân Nam - Tổng biên tập Báo Tiền phong đồng thời nhấn mạnh đến việc các cơ quan báo chí nói chung và Tiền phong nói riêng muốn xây dựng theo mô hình tập đoàn báo chí cần phải có uy tín chính trị và xã hội, đáp ứng đầy đủ, kịp thời thông tin và biết đặt ra những vấn đề lớn của xã hội và thời đại, tạo được niềm tin trong công chúng truyền thông. Đồng thời theo ông, để có được “danh phận” là Tập đoàn báo chí, tờ báo phải hội đủ hai yếu tố “thế” và “lực”, trong đó đặc biệt tránh tình trạng chạy theo thông tin giật gân, câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường của số ít công chúng. Tờ báo phải có số lượng phát hành lớn, có nhiều ấn phẩm, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, sáng tạo, có trụ sở, nhà in riêng… Nói chung, cho đến nay Báo Tiền phong đã có những bước đi mạnh mẽ và phù hợp trên con đường đi tới xây dựng toà soạn theo mô hình Tập đoàn báo chí.Tuy nhiên, khuôn khổ của tờ báo này vẫn còn nhỏ và cần thời gian để hoàn chỉnh thêm, đi tới đủ “tầm” thành lập Tập đoàn báo chí. Trong quá trình đó, không thể thiếu sự ủng hộ, cho phép của Nhà nước với các cơ chế, chính sách phù hợp cũng như sự quyết tâm của bản thân lãnh đạo và phóng viên của tờ báo để đưa tờ báo vừa hấp dẫn về hình thức vừa mới mẻ, đầy đủ,chất lượng về nội dung thông tin. 2.4.3.Tuổi trẻ Có thể nói, Tuổi trẻ là cơ quan báo chí hiện nay có thế và lực cũng như uy tín với bạn đọc cỡ tầm mạnh nhất nước. Báo Tuổi trẻ trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh,Tổng biên tập Lê Hoàng, được cấp giấy phép số 495/GP-BVHTT,ngày 11-11-2002. Hiện nay,Tuổi trẻ bao gồm bốn ấn phẩm đó là nhật báo Tuổi trẻ, Tuổi trẻ cười, Tuổi trẻ cuối tuần, Tuổi trẻ online. Tuổi trẻ là cơ quan tự hạch toán kinh tế từ 26 năm nay (từ năm 1980). Hoạt động quảng cáo phát triển mạnh đem về doanh thu khoảng 270 tỉ đồng mỗi năm. Họ có công ty Thế kỷ 21 chuyên kinh doanh địa ốc, đang bắt đầu kinh doanh xuất bản sách và du lịch. Có thể thấy điều đó qua hiệu ứng của “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”, “Mãi mãi tuổi hai mươi”, “Cánh đồng bất tận”, “Lê Vân yêu và sống”, “Những người làm thuê số một Việt Nam”..Tiếp đó là kênh TV, radio với một tập khách hàng tin tưởng khổng lồ. Mỗi năm tờ nhật báo Tuổi trẻ phát hành với con số 400.000 ấn bản/kỳ (con số thống kê năm 2005) với một lực lượng phóng viên, thông tin viên, cộng tác viên mạnh, năng động, đầy sáng tạo.Tuổi trẻ cũng tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội như chương trình học bổng “Vì ngày mai phát triển”… Như vậy, Tuổi trẻ là cơ quan báo chí đã hội tụ được những yếu tố cần và đủ để tiến tới xây dựng thành lập Tập đoàn báo chí. Vấn đề đặt ra là sự ủng hộ của các cơ chế, chính sách từ phía Nhà nước.Với thực lực như hiện nay, có lẽ đã đến lúc cần nghĩ tới khả năng xây dựng một “tổ hợp truyền thông” (hay tập đoàn truyền thông) mang tên Tuổi Trẻ. Bởi trong khuôn khổ đó, Tuổi trẻ có thể lập những đơn vị kinh doanh mới như công ty quảng cáo, công ty phát hành, nhà in, nhà xuất bản...bên cạnh việc mở rộng, phát triển những hoạt động đã có. Trong tương lai, Tuổi trẻ sẽ tiếp tục không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, hấp dẫn về hình thức, ra thêm nhiều ấn phẩm mới, nhắm đến nhiều đối tượng bạn đọc cụ thể, góp phần thúc đẩy hơn nữa đời sống truyền thông, đời sống văn hoá của đất nước, góp phần mở mang kiến thức và nâng cao dân trí. 2.5.Thử đề xuất một số tiêu chí và giải pháp tiến tới xây dựng Tập đoàn báo chí ở nước ta. 2.5.1.Một số tiêu chí: Tiêu chí để thành lập Tập đoàn báo chí? Trước tiên các cơ quan báo chí phải tự chủ, tự hạch toán, cân đối được thu –chi và phải có lãi. Bởi lẽ hình thành tập đoàn báo chí để cơ quan báo chí tự chủ hơn, mạnh hơn về mặt tài chính chứ không thể “ăn bám”, dựa dẫm vào Ngân sách Nhà nước nữa. Đồng thời, báo chí là công cụ chính trị - tư tưởng, cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng và Nhà nước vì thế cần giải quyết phù hợp mối quan hệ giữa nhiệm vụ tuyên truyền và vấn đề lợi nhuận trong kinh doanh báo chí. Để có được điều đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp, tài năng với những nhà quản lí khoa học, nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ thông tin của công chúng . Trên cơ sở căn cứ vào văn bản của Chính phủ Trung Quốc về những điều kiện để thành lập tập đoàn báo chí, báo chí Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu về đường lối xây dựng trên bước đường ban đầu đi tới sự hình thành những tập đoàn báo chí. Năm điều kiện, tiêu chí của Chính phủ Trung Quốc xây dựng tập đoàn báo chí đó là: Thứ nhất, căn cứ vào thực lực của Tòa soạn. Cụ thể là ngoài tờ báo chủ phải có ít nhất bốn tờ báo con (chuyên san) khác. Thứ hai, toà soạn phải có khả năng, thực lực kinh tế: Thuế và lợi nhuận hàng năm phải đạt trên 50 triệu nhân dân tệ (khoảng 100 tỷ VNĐ), ở những nơi khó khăn ít phát triển hơn cũng phải đạt trên 30 triệu NDT tương đương với 60 tỷ VNĐ. Thứ ba, phải có đội ngũ phóng viên, biên tập viên cao cấp phải chiếm 20% và đội ngũ cán bộ kinh doanh chiếm 15% tổng số cán bộ trong toà soạn. Thứ tư, toà soạn phải có nhà in với các trang thiết bị hiện đại riêng biệt, đủ để mỗi ngày có thể in được 2 triệu trang báo. Điều kiện cuối cùng, mỗi ngày toà soạn phải phát hành ít nhất 600 ngàn bản; hoặc phải đáp ứng đủ - cứ 150 người dân địa phương có một tờ báo và toà soạn phải chủ động được trong công tác phát hành. Báo chí nước ta và Trung Quốc do có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên - văn hoá - chính trị...Hơn thế, theo dự báo của Hiệp hội báo chí thế giới (WAN), Trung Quốc là đất nước có thị trường phát hành báo chí lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, mặc dù Chính phủ đóng cửa hàng ngàn tờ báo sống bằng bao cấp, thị trường ấn phẩm không những không bị giảm thiểu mà còn phát triển mạnh. Tương lai trong một số năm tới, báo chí Trung Quốc, nhất là báo in, sẽ còn tiếp tục phát triển “qua mặt” một số thị trường báo chí lớn trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc…Vì thế, đây là mô hình tập đoàn mà báo chí Việt Nam cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm thực tế cho mình trong quá trình xây dựng các tiêu chí để thành lập tập đoàn báo chí. 2.5.2.Một số giải pháp: Để hoạt động kinh doanh của báo chí ngày càng có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn nữa đồng thời thúc đẩy sự hình thành của các tập đoàn báo chí trong tương lai, nhiều giải pháp đã được đề xuất và xem xét khả năng hiện thực của nó. Theo nhà nghiên cứu kinh tÕ - báo chí Hải Hưng một trong những giải pháp cơ bản đó là: Trước tiên, điều chỉnh Luật báo chí và hoàn thiện văn bản pháp lí liên quan đến kinh doanh báo chí phù hợp với nền kinh tế hội nhập quốc tế. Trong đó, luật pháp về kinh tế báo chí phải rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhà báo kinh tế, đề cao và ràng buộc trách nhiệm xã hội của nhà báo và các cơ quan chủ quản báo chí. Nói chung, phải xây dựng hành lang pháp lý rộng rãi và phù hợp. Hiện tại mới chỉ có Luật Báo chí sửa đổi và bổ sung năm 1999 và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật báo chí sửa đổi, bổ sung. Mặc dù vậy, trong các văn bản này vẫn chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề mô hình Tập đoàn báo chí. Thứ hai, cần xây dựng đề án quy hoạch báo chí nói chung và báo chí kinh doanh nói riêng cho từng giai đoạn,vừa tạo điều kiện thuận lợi xuất bản các ấn phẩm báo chí và đa dạng hoá loại hình kinh doanh báo chí, vừa hạn chế sự quản lý cồng kềnh, tránh phát triển tự phát có hại cho nền kinh tế đất nước. Điều này thuộc về trách nhiệm quản lý của Nhà nước. Đăc biệt, một vấn đề hết sức quan trọng đó là cần nâng cao trình độ của tất cả các cán bộ quản lý nhà nước về báo chí và lãnh đạo cơ quan báo chí phải được bồi dưỡng kiến thức kinh tế báo chí. Trình độ này được nâng cao thông qua các hình thức đào tạo dài hạn, ngắn hạn và có các tổ chức xã hội rộng rãi (như câu lạc bộ, hội, hiệp hội) cho các nhà báo kinh tế tham gia sinh hoạt nghiệp vụ, trao đổi thông tin, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.Nói chung, bên cạnh cơ chế quản lý, chính sách phải phù hợp, đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp cũng phải được đào tạo bài bản, tính thích ứng nhanh, thực hành thành thạo, năng lực cạnh tranh cao. Đẩy nhanh hội nhập quốc tế và kinh doanh báo chí, có cơ chế cạnh tranh báo chí lành mạnh và chú ý phát triển thương hiệu báo chí, đa dạng hoá nguồn vốn, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và kinh doanh báo chí trong đó một nguồn vốn có thể khai thác tốt là bưu điện, các trung tâm thông tin thuộc các ngành. Đồng thời quy định rõ nội dung hoạt động, xu hướng phát triển của các Tập đoàn báo chí phù hợp với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, Chính phủ phải kiểm soát báo chí và xác định rõ Tập đoàn báo chí khác với tập đoàn đơn thuần làm kinh tế của các doanh nghiệp.Vì thế, giữa chính trị và kinh tế có sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong nội bộ của Tập đoàn báo chí. Theo TS.Lê Xuân Đình - Trưởng ban Kinh tế, Tạp chí Cộng sản:..“cần tiếp tục nghiên cứu kỹ đặc tính của Tập đoàn báo chí, hệ thống luật pháp hiện hành của Việt Nam và nhất là chế độ chính trị có liên quan trực tiếp đến hoạt động của báo chí để có câu trả lời thoả đáng, phù hợp với yêu cầu cuộc sống thực tiễn”… Đồng thời, theo Ông Dương Xuân Nam - Tổng biên tập Báo Tiền phong: “Việc xây dựng các tập đoàn báo chí là một nhu cầu tất yếu của nước ta nhưng phải dựa trên cơ sở tự vận động phát triển chứ không thể hình thành từ những quyết định hành chính. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho báo chí phát triển, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, như hỗ trợ giá cho giấy in báo, vì giấy hiện rất đắt…nếu không có quảng cáo thì các tờ báo sẽ đóng cửa...cần giảm thuế cho báo chí, vì đây là một loại hàng hoá đặc biệt, nếu tính thuế như những doanh nghiệp khác thì không hợp lý”. Có thể thấy rằng một tập đoàn dù muốn hình thành hay phát triển mạnh đều cần thiết phải có những phóng viên chuyên nghiệp, tài năng. Một loạt ví dụ được nêu ra, tại Phân xã của Reuters ở Việt Nam:..“dù chỉ có một trưởng đại diện, ba trợ lý tin tức người Việt Nam và một cộng tác viên ảnh nhưng tính chuyên nghiệp đã giúp cho Reuters đáp ứng một khối lượng công việc lớn, có thể cung cấp cho khách hàng tất cả sản phẩm của mọi loại hình truyền thông” (Theo Ông Grant McCool-Trưởng phân xã Hãng tin Reuters tại Việt Nam)…Theo ông, những tố chất cần thiết phải có của các phóng viên trong những tập đoàn lớn, đó là sự chính xác của thông tin và tự phát triển các mối quan hệ để có thông tin, đặc biệt phải có phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiêp. Có thể khẳng định rằng những Tập đoàn báo chí mạnh trên thế giới đều cần thiết phải có những phóng viên chuyên nghiệp. Theo Chiến lược phát triển thông tin Việt Nam đến 2010 xác định:.. “Từng bước thực hiện xã hội hoá một số khâu và công đoạn thuộc các linh vực và hình thức thông tin, trước mắt là các khâu chế bản, in ấn, phát hành của báo in, quảng cáo thương mại của phát thanh, truyền hình, báo in, điện ảnh, internet và sản xuất các chương trình nghe - nhìn thời sự của truyền hình, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách để cơ quan thông tin có điều kiện tự chủ về tài chính…Nghiên cứu để sớm có các chính sách cụ thể về hợp tác, liên doanh, liên kết với nước ngoài trên lĩnh vực thông tin nhằm thu hút vốn đầu tư,kinh nghiệm quản lý, kỹ năng, kỹ xảo và công nghệ hiện đại của nước ngoài nhất là trong các khâu quảng bá,phát hành ra nước ngoài và thông tin đối ngoại”. Tiểu kết chương 2 Có thể thấy, mục tiêu, định hướng cũng như sự chuẩn bị của các cơ quan báo chí trong việc xây dựng tờ báo thành Tập đoàn báo chí là đã rõ ràng và không ngừng hoàn thiện.Vấn đề đặt ra là sự ủng hộ, tạo điều kiện thuân lợi từ phía Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách.Trong khi đó, Nhà nước đòi hỏi một cơ quan báo chí đi tiên phong xây dựng theo mô hình tập đoàn làm thực nghiệm cho các cơ quan báo chí khác. Các toà báo đang đi đúng định hướng phát triển của mình và có thể nói họ đã có một tầm “thế” và “ lực” đủ để hi vọng ở một sự thay đổi mới: phát triển theo mô hình Tập đoàn, kết hợp hai yếu tố báo chí và kinh tế theo xu hướng lợi nhuận, tự hạch toán tài chính. KẾT LUẬN Với chủ trương xây dựng một nền kinh tế báo chí thoát khỏi “bầu vú sữa” bao cấp của Nhà nước, tự chủ - tự sống và sống khoẻ, cùng với các yếu tố khách quan và chủ quan đòi hỏi, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quyết sách có tính định hướng, gợi mở cho các cơ quan báo chí, được cụ thể hoá trong “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” ban hành kèm theo quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết trong hoàn cảnh nền báo chí nước ta lúc bấy giờ - với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông đại chúng và điều kiện mở cửa,hội nhập của đất nước. Có thể nói, khuynh hướng gắn báo chí - thông tin với lợi nhuận - kinh tế là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển, là đòi hỏi khách quan của thời đại. Trong khi trên thế giới mô hình Tập đoàn báo chí đã phát triển từ lâu và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt thì ở nước ta mô hình này mới bắt đầu được triển khai và đang từng bước xây dựng các yếu tố để hình thành. Điều này cho phép nước ta tìm hiểu, rút kinh nghiệm, tham khảo mô hình tập đoàn báo chí của các nước để có cái nhìn hợp lí và cách làm hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào một nước đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta làm báo chí vừa giữ vững mục đích thông tin - tuyên truyền, là cơ quan ngôn luận của Đảng - Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân vừa thực hiện được mục đích kinh tế, đáp ứng nhu cầu tài chính? Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi cần phải có thời gian nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng khả năng thực hiện trong thực tế. Một trong những hướng để trả lời câu hỏi đó là nghiên cứu các tập đoàn báo chí trên thế giới làm định hướng cho sự phát triển của báo chí nước nhà. Năm tập đoàn được lựa chọn nghiên cứu, tìm hiểu nằm ở các châu lục khác nhau, có điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá không giống nhau. Do đó, báo chí Việt Nam sẽ có cơ hội rút tỉa, phân loại những ưu, nhược điểm cho phù hợp với điều kiện của đất nước và sự phát triển của bản thân nền báo chí. Báo chí Mỹ là một ví dụ điển hình và cần cân nhắc hơn cả. Là “cái nôi” sinh ra mô hình tập đoàn báo chí, nền báo chí Mỹ với các tập đoàn báo chí “khổng lồ” có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Mô hình tổ chức, kinh nghiệm quản lý, làm báo kinh tế - lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng với nước ta trong quá trình từng bước xây dựng các yếu tố thành lập mô hình tập đoàn báo chí. Tuy nhiên, một vấn đề cần được xem xét và cân nhắc hơn cả đó là bên cạnh việc nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ nền báo chí Mỹ cần thận trọng trong quá trình áp dụng những kinh nghiệm đó vì nền văn hoá - chính trị - kinh tế khác biệt giữa hai quốc gia.Thị trường báo chí - truyền thông Mỹ là nơi thường xuyên diễn ra các vụ mua bán, sát nhập, lũng đoạn và thôn tính nhau nên về bản chất là không ổn định. Hơn nữa, các ông trùm truyền thông Mỹ luôn hướng đến mục tiêu tự do sở hữu các phương tiện truyền thông, khai thác tối đa lợi nhuận trong mọi lĩnh vực truyền thông và các lĩnh vực khác liên quan đến truyền thông. Có thể nói, sức mạnh cả về thế và lực của các tập đoàn báo chí làm ảnh hưởng đến vấn đề tự do báo chí ở Mỹ. Từ đó, làm hạn chế tính dân chủ báo chí ở nước này.Tuy nhiên, với bề dày hình thành và phát triển mô hình tập đoàn báo chí hơn 100 năm, thị trường báo chí - truyền thông Mỹ thực sự là mô hình cho một nền báo chí đang trong quá trình xây dựng như nước ta nhiều kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và tư duy làm báo kinh tế hướng đến lợi nhuận. Nền báo chí Singapore với thị trường truyền thông trong nước nhỏ hẹp lại được sự ủng hộ, hậu thuẫn đặc biệt từ các cơ chế, chính sách của Nhà nước nên không ngừng lớn mạnh và ngày càng có xu hướng vươn ra thị trường truyền thông khu vực và thế giới. Có thể thấy, phong cách làm việc của các tập đoàn báo chí Singapore rất năng động, chủ động và linh hoạt, đáng để chúng ta tham khảo và học tập. Có thể nói, Singapore là nền báo chí mạnh nhất khu vực Đông Nam Á với tư duy làm báo hiện đại và bài bản - một tiêu chí rất quan trọng, cần có trong một tập đoàn báo chí mà báo chí nước ta đang mong muốn hướng đến.Tuy nhiên, không riêng gì ở Mỹ,nền báo chí Singapore với sự phát triển không ngừng của các tập đoàn báo chí đang ngày càng khống chế thị trường truyền thông, làm ảnh hưởng đến tính dân chủ trong vấn đề tự do báo chí ở Singapore. Đây là một vấn đề mà trong quá trình học tập nền báo chí nước ta cần rút kinh nghiệm và cân nhắc thận trọng. Báo chí Trung Quốc với những đặc điểm tương đồng về chính trị -văn hoá, có thể nói là nền báo chí mà nước ta nhất thiết phải xem xét và học tập nhất. Mặc dù chỉ mới hình thành 10 năm, quá ngắn so với các tập đoàn “cha đẻ” như Mỹ song các tập đoàn Trung Quốc đã để lại cho báo chí nước ta nhiều kinh nghiệm thiết thực và quý báu. Trong đó, ba kinh nghiệm về định hướng, tổ chức, quản lý của các tập đoàn báo chí Trung Quốc trên bước đường đi rất thận trọng là có ý nghĩa quan trọng nhất. Đó là một nền báo chí gắn liền hai mục tiêu báo chí với kinh tế, chủ trương xí nghiệp hoá các cơ quan báo chí, các cơ quan báo chí tự hạch toán, tự chủ trong vấn đề tài chính với sự l·nh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò định hướng cho sự phát triển. Có thể thấy, mô hình của các tập đoàn báo chí ở các nước cho phép nước ta học tập kĩ năng quản lý, tổ chức, kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp và điều hành mô hình báo chí làm kinh tế. Bên cạnh việc không ngừng xây dựng các yếu tố về thế và lực của các cơ quan báo chí thì vấn đề đặt ra ở nước ta hiện nay là sự hậu thuẫn, ủng hộ từ phía các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với việc tiến tới thành lập mô hình tập đoàn báo chí - đáp ứng yêu cầu tất yếu của thời đại và bản thân sự phát triển của báo chí. Tuy nhiên, quá trình đi tới thành lập mô hình này không thể nôn nóng, ngày một ngày hai càng không thể giữ cách làm chủ quan, duy ý chí, rập khuôn cũ mµ tr¸i lại cần thời gian nghiên cứu, tính toàn lỹ lưỡng khả năng xây dựng và thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, những yếu tố ban đầu cho phép chúng ta hi vọng vào sự ra đời của những tổ hợp báo chí truyền thông - tập đoàn báo chí trong tương lai mà mốc định hướng là năm 2010. Tµi liÖu tham kh¶o Tiếng Việt 1.Nguyễn Thành Lợi: “Quản lý hoạt động kinh doanh tập đoàn báo chí:Kinh nghiệm từ Trung Quốc”,Tạp chí Nghề báo số 38,tháng 12/2005,tr 50-51 2.Nguyên Phạm: “Ông Nguyễn Anh Tuấn-Tổng Biên Tập Báo điện tử Vietnamnet: “Xây dựng Vietnamnet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo in””,Tạp chí Nghề báo số 37,tr 10-11 3.H.Trung-T.Trúc: “Các tập đoàn Mĩ đổ bộ vào Việt Nam” 4. “Trung Quốc xây dựng các thương hiệu báo chí tầm cỡ thế giới” ArticleID=45402&ChannelID=10 5. “Báo chí năm 2006:Nhiều khởi sắc,một số sai phạm”(25/12/2006) http:// www.hoinhabaovietnam.org.vn 6.Tài chính ngày nay số 6,tháng 6/2006: “Thành lập Tập đoàn báo chí: Đã hội tụ được khả năng & điều kiện” PGS-TS Đinh Hường-Trưởng khoa Báo chí, Đại học KHXH&NV Hà Nội,tr 8-9. 7. “Khuyến khích phát triển tập đoàn báo chí” ,http:// www.sggp. Org.vn/vanhoavannghe/nam2005/thang10/70212,ngày1/10/2005 8. 9. “Bao giờ Việt Nam sẽ có tập đoàn truyền thông?” http:// www.ttvnol.com/baochi/586907/trang-1.ttvn: “ 10. “Những ông trùm công nghiệp truyền thông thế giới”http:// irv.moi.gov.vn/News/PrintView. Aspx?ID=13341,ngày 25/5/2004 11.“Rupert Murdoch-“vua”của thế giới truyền thông”, ngày 20/09/2003 12.“Rupert Murdoch-người Australia ảnh hưởng nhất mọi thời đại”: ày 27/06/2006 13. Trần Hữu Quang: “Lập tổ hợp truyền thông Tuổi Trẻ,tại sao không?”, ày 2/9/2006 14“Việt Nam sắp có tập đoàn báo chí”:ày 1/10/2005 15.Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 9.9.2005 phê duyệt:“Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” 16.Việt Anh: “Các tờ báo mạnh có thể phát triển thành tập đoàn”,ày 04/10/2005 17.Triêu Dương “Bao giờ có tập đoàn báo chí?” http:// www.baobariavungtau.com.vn/viet/vtcn-nhintuvt/10327 18.Linh Hà: “Tập đoàn báo chí ở Trung Quốc”,Thời báo kinh tế Sài Gòn,số 51,tr 41 19.Lương Bích Ngọc: “Đại hội Hội Nhà báo lần này_chúng ta chờ gì?” http:// www.vnn.vn/chinhtri/2004/02/52549/ 20.Nhị Hà: “Để nên danh phận phải hội đủ thế và lực!”,Tạp chí Nghề Báo,số 38,tr 10-11 21.Xuân Trung: “Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin Phạm Quang Nghị: Độc giả cần,mới thành nhật báo”. http:// www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index. aspx? Article ID=93077&ChannelID=11 22.Phong Hải: “Kỷ niệm 80 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam(21/6/1925-21/6/2005):80 năm báo chí cách mạng phát triển -một thành tựu quan trọng của cách mạng Việt Nam”,Tạp chí Người làm báo số tháng 6/2005 23.Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII, IX,X.Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,Hà Nội,1996,2001,2006 24.Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường,Trần Quang:Cơ sở lý luận báo chí truyền thông.NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2004 25. Đinh Văn Hường:Tổ chức và hoạt động của Toà soạn.NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2004 Tiếng Anh 26.http:// www.gannet.com/ ( Trang web của tập đoàn Gannett) 27.http:// www. Usatoday.com 28.http:// www.usaweekend.com 29.http:// www.myspace.com 30.Robert W.McChesney, “The New Global Media:It’s a small world of big conglomerates”. http:// www,thenation.com/doc/19991129/mechesney 31.http:// www.newcorp.com (Trang web của tập đoàn News Corporation) 32.Trang web wikipedia 33.http:// www.smeg.com.cn ( Trang web của tập đoàn SPH Singapore)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan