Ở đây ta xây dựng một mô hình gồm 3 đế, trên mỗi đế gắn 1 cọc thẳng đứng,
và 3 đĩa ở cọc 1, mô phỏng bài toán tháp Hà Nội lever 3. Mục tiêu của bài toán là làm
sao di chuyển toàn bộ 3 tầng của tháp từ cọc 1 sang cọc 3 với 2 luật sau: chỉ được di
chuyển từng tầng một từ cọc nọ sang cọc kia, và đĩa to hơn không bao giờ được đặt
phía trên đĩa bé. Ta có mô hình như sau
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô phỏng robot khớp nối 6 bậc tự do sử dụng phần mềm Easy-Rob, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
MỤC LỤC
Phần 1. Tổng quan về bài tập lớn ...................................................................................................... 2
I. Đề bài.................................................................................................................................................. 2
II. Danh sách thành viên .............................................................................................................. 2
III. Danh sách các file đính kèm ................................................................................................. 2
Phần 2. Giới thiệu về phần mềm Easy-Rob .................................................................................... 3
I. Kỹ thuật mô phỏng robot .......................................................................................................... 3
II. Giới thiệu phần mềm Easy-Rob .......................................................................................... 3
III. Giao diện của phần mềm Easy-Rob .................................................................................. 6
1. Các menu chính: ..................................................................................................................... 6
2. Các thanh công cụ: ............................................................................................................... 7
IV. Lưu đồ giải thuật của 1 bài toán mô phỏng sử dụng Easy-Rob ........................... 8
V. ERPL – Ngôn ngữ lập trình của Easy-ROB ....................................................... 9
Phần 3. Tổng quan về robot khớp nối ........................................................................................... 11
Phần 4. Mô phỏng robot khớp nối sử dụng phần mềm Easy-ROB ................................... 14
I. Xây dựng hệ trục tọa độ .......................................................................................................... 14
II. Thiết kế hình dáng Robot .................................................................................................... 15
III. Thiết kế cơ cấu chấp hành gắn vào tay robot ............................................................ 17
IV. Thiết kế đối tượng làm việc cho robot ........................................................................... 19
V. Lập trình cho robot. ................................................................................................................ 20
Phần 5. Chạy thử mô phỏng. .............................................................................................................. 23
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 24
Trang 2
Phần 1. Tổng quan về bài tập lớn
I. Đề bài
Với đề bài yêu cầu, nhóm chúng em thực hiện mô phỏng robot khớp nối 6 bậc
tự do sử dụng phần mềm Easy-Rob
II. Danh sách thành viên
Nhóm bài tập lớn số 40 bao gồm 3 thành viên:
Sinh viên MSSV Nhiệm vụ chính
Lê Hải Đăng 20090710 Thiết kế cơ cấu chấp hành cho robot, viết
chương trình điều khiển robot.
Đặng Nam Thành 20093609 Trình bày tổng quan về mẫu robot, thiết kế đối
tượng làm việc cho robot
Chu Đức Anh 20090055 Thiết kế mô hình 3D cho robot
III. Danh sách các file đính kèm
Tên file Mô tả
haleda.cel File tổng hợp, mô tả kết cấu robot + công cụ chấp hành,
đối tượng làm việc, chương trình robot + các file hỗ trợ
khác. File .cel này bao gồm toàn bộ các file phía dưới
haleda.rob File mô tả kết cấu 3D, thông tin cấu trúc của robot
haleda_o.tol
haleda_b.tol
haleda_m.tol
haleda_s.tol
haleda_c.tol
Các file mô tả cơ cấu chấp hành gắn vào điểm cuối của tay
robot, ứng với các trạng thái Mở(O), gắp vật lớn(B), vật
trung bình(M), vật nhỏ(S) và đóng hoàn toàn(C)
haleda.bod File mô tả đối tượng làm việc của robot. Ở đây là hệ 3 cọc
+ 3 đĩa mô tả bài toán “tháp Hà Nội”
haleda_home_1.vie
haleda_home_2.vie
haleda_home_3.vie
Các file lưu trữ góc nhìn, phục vụ cho việc mô phỏng
haleda_hanoix3.prg File chứa code điều khiển robot khớp nối thực hiện giải bài
toán “tháp Hà Nội” với 3 đĩa.
Elbow_robot.mpg Video demo
Trang 3
Phần 2. Giới thiệu về phần mềm Easy-Rob
I. Kỹ thuật mô phỏng robot
Mô phỏng là một kỹ thuật hiện đại, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên
cứu và sản xuất.
Khi nghiên cứu về điều khiển robot, ta có thể thực hiện điều khiển trực tiếp
robot hoặc điều khiển mô phỏng. Điều khiển mô phỏng là dùng các mô hình tính
toán động học và động lực học của robot kết hợp với các phương pháp đồ họa trên
máy vi tính để mô tả về kết cấu và hoạt động của cánh tay robot
Nghiên cứu về mô phỏng hoạt động của robot trên máy tính giúp cho các nhà
thiết kế nhanh chóng lựa chọn được phương án hình- động học của robot, có thể
kiểm tra khả năng hoạt động của robot trên màn hình, kiểm tra sự phối hợp của robot
với các thiết bị khác trong dây chuyền. Điều này rất có ý nghĩa trong quá trình thiết
kế chế tạo robot mới hoặc bố trí dây chuyền sản xuất.
Qua mô phỏng người thiết kế có thể đánh giá tương đối đầy đủ khả năng làm
việc của phương án thiết kế mà không cần chế thử. Nó cũng được xem là phương
tiện đối thoại, hiệu chỉnh thiết kế theo yêu cầu đa dạng của người sử dụng.
Phương pháp lập trình mô phỏng cũng giúp người thiết kế chọn được quỹ đạo
công nghệ hợp lý của robot trong quá trình làm việc với một đối tượng cụ thể hay
phối hợp các thiết bị khác trong một công đoạn sản xuất được tự động hóa.
Hiện này có nhiều phần mềm công nghiệp và các phần mềm nghiên cứu khác
nhau để mô phỏng robot, phạm vi ứng dụng và giá thành của chúng cũng khác nhau.
Ở đây chúng ta nghiên cứu phương pháp mô phỏng robot dùng phần mềm Easy-
Rob.
II. Giới thiệu phần mềm Easy-Rob
Easy-Rob là công cụ mô phỏng robot sử dụng đồ họa trong không gian ba chiều
(3D) và các hình ảnh có thể hoạt động được. Một hệ thống 3D-CAD sử dụng đơn
giản cho phép tạo ra các khối hình học cơ bản như khối trụ, khối cầu, khối chữ nhật,
khối tam giác…. để vẽ kết cấu robot. Trong Easy-Rob có thể dùng chuột để quay hoặc
tịnh tiến robot đến một tọa độ tùy ý. Easy-Rob cũng có các chức năng phóng to, thu
nhỏ đối tượng vẽ như nhiều phần mềm khác… Chương trình cho phép thiết kế các
robot đến 12 bậc tự do. Chuyển động của robot có thể được điều khiển theo các biến
khớp hoặc các tọa độ Đề Các. Có thể mô tả động học của robot theo kiểu DH hoặc
trong hệ tọa độ toàn cục (Universal Coordinates). Easy-Rob đã có sẵn các trình điều
Trang 4
khiển động học thuận và ngược của các cấu hình robot thông dụng, khi thiết kế ta
chỉ cần khai báo kiểu động học thích hợp. Trong trường hợp robot có kết cấu đặc
biệt hoặc có các khâu bị động gắn với các chuyển động của các khớp thì cần phải
giải bài toán động học ngược hoặc xác định hàm toán học mô tả sự phụ thuộc đó
bằng ngôn ngữ C và sau đó dùng tập tin Make.exe trong C để dịch thành tập tin thư
viện liên kết động er_kin.dll (Easy-Rob kinematic Dynamic link library), khi chạy
chương trình, Easy-Rob sẽ liên kết với tập tin này và thực hiện kiểu động học đã được
khai báo trong chương trình điều khiển.
Easy-Rob có một số các lệnh điều khiển riêng, chương trình được viết theo kiểu
xử lý tuần tự, tập tin dạng text, có thể soạn thảo chương trình trong bất kỳ trình soạn
thảo nào. Các công cụ gắn trên khâu chấp hành cuối có thể thay đổi được. Chúng ta
có thể viết một chương trình chuyển động cho một robot theo một quỹ đạo mong
muốn, có thể kiểm tra khả năng vươn tới của cánh tay, xác định vùng làm việc của
robot… Robot mô phỏng có thể cầm nắm hoặc thả các đối tượng làm việc. Các
chuyển động của robot có thể ghi vào một tập tin và có thể thực hiện lại.
Phần mềm cho phép ta xem được các hệ tọa độ gắn trên các khâu của robot,
xem được quỹ đạo chuyển động của điểm cuối công cụ gắn trên khâu chấp hành
cuối. Phần mềm còn có nhiều tiện ích khác như: cho phép ta lập trình điều khiển
robot bằng phương pháp dạy học, thiết kế các đối tượng làm việc của robot, có các
cửa sổ về tọa độ và giá trị góc quay của các khớp tại từng thời điểm khi robot hoạt
động ...
Việc sử dụng phần mềm Easy-Rob để mô phỏng robot giúp chúng ta hai khả
năng nghiên cứu:
- Mô phỏng lại một robot đã có và các đối tượng làm việc của nó. Đánh giá
khả năng làm việc và mức độ linh hoạt của robot, xác định các thông số điều khiển,
quỹ đạo chuyển động để dùng trong điều khiển thực.
- Nghiên cứu thiết kế động học, các kích thước và kết cấu của robot trên máy
tính để có thể chọn được phương án động học tốt nhất đảm bảo cho robot hoàn
thành các nhiệm vụ yêu cầu.
Trang 5
Tóm lại, có thể thấy việc sử dụng phần mềm Easy-ROB có một số ưu điểm như
sau:
dễ dàng thiết kế được robot, cơ cấu chấp hành, đối tượng làm việc dưới dạng
3D
xem được quỹ đạo chuyển động của điểm cuối tay robot, xem được các hệ tọa
độ gắn trên từng khâu của robot
có thể thực hiện mô phỏng chuyển động của robot bằng thao tác chuột, bằng
các câu lệnh thay đổi vị trí robot, thay đổi các giá trị biến khớp
có thể mô phỏng hoạt động gắp/thả vật của robot tương tự như trong thực tế
và những khuyết điểm so với các phương pháp mô phỏng khác:
chỉ giải được bài toán động học vị trí, quỹ đạo chuyển động, không mô tả được
robot về mặt động lực học
chưa cho phép xây dựng được các bộ điều khiển cụ thể, chưa thể tự thiết kế
quỹ đạo chuyển động cho robot, điều khiển chuyển động chỉ được coi là lý
tưởng …
Trang 6
III. Giao diện của phần mềm Easy-Rob
Giao diện chính của phần mềm có dạng cơ bản như sau:
1. Các menu chính:
File: quản lý các tác vụ trên đối tượng là các file: mở, lưu, xóa, sửa
Robotics: dùng để nhập các thông số động học, động lực học, xác định vị trí
của dụng cụ, xác định vị trí robot và các thông số khác. Với robotics menu có
thể dễ dàng tạo một chương trình điều khiển robot hoặc tạo một robot mới.
Simulate: cho phép điều khiển bằng tay việc di chuyển Robot đến các vị trí
khác nhau (Home, Joint, Cartesian position), chạy chương trình robot, ghi lại và
reset tất cả các vị trí của robot, cũng có thể làm tăng hoặc giảm tốc độ mô
phỏng robot…
3D-CAD: Menu 3D CAD cung cấp các công cụ để vẽ kết cấu robot trong không
gian ba chiều, cũng như để thiết kế các công cụ, các đối tượng làm việc. Để vẽ
được kết cấu của robot, dựa vào các khối hình học đơn giản có thể lắp ghép
chúng lại để tạo nên các hình dáng khác nhau của robot. Cũng có thể nhóm
nhiều đối tượng vẽ riêng lẻ thành một đối tượng có thể sử dụng nhiều lần và
có thể thay đổi kích thước của chúng. Các đối tượng có thể được vẽ ngay tại
menu này, hoặc import từ các phần mềm CAD khác nhau như AutoCad,
ProEngineer.. , lưu vào file định dạng đuôi *.STL, liên kết trực tiếp với Easy-Rob.
Trang 7
2. Các thanh công cụ:
Phục vụ việc render hình ảnh các khối
trong mô phỏng, bật tắt hiển thị sàn, reset
vị trí robot về điểm khởi động …..
Quản lý việc chạy chương trình mô phỏng:
run, stop, pause … tăng, giảm bước di
chuyển, đánh giá sai số và xem các giá trị
động học
Thực hiện các thoa tác bằng chuột:
bật/tắt việc thay đổi góc nhìn bằng
chuột, điều chỉnh hướng/vị trí cơ
cấu chấp hành, điều chỉnh các
khớp, di chuyển thân robot ……
Bật/Tắt các thành phần của hệ:
robot, công cụ, đối tượng. Bật/Tắt
hiển thị các trục tọa độ, cửa sổ
chương trình …..
Bật/Tắt việc hiển thị các trục tọa độ 3 chiều, xác định
vị trí của đối tượng hiện tại …..
Di chuyển robot đến một số vị trí đặc biệt:
Trang 8
IV. Lưu đồ giải thuật của 1 bài toán mô phỏng sử dụng Easy-Rob
Khởi động chương trình
Thiết kế hệ tọa độ
Thiết kế hình dáng robot
Xây dựng chương trình
điều khiển robot
Chạy mô phỏng
Trang 9
V. ERPL – Ngôn ngữ lập trình của Easy-ROB
Ghi chú:
- Đơn vị chiều dài: mét (m), góc : độ (0) hoặc phần trăm (%)
- Đơn vị của tốc độ : m/s
- Vị trí tương đối của hệ tọa độ gắn trên khâu chấp hành cuối được
xác định gồm :
X, Y, Z : chỉ tọa độ vị trí
A, B, C : chỉ góc
Hướng của khâu chấp hành cuối được xác định theo các góc A, B,
C là”
Rot (A,B,C) = Rot (X,A). Rot(Y,B). Rot(Z,C)
Một số lệnh hay dùng trong chương trình:
PROGRAMFILE: Bắt đầu chương trình
ENDPROGRAMFILE : Kết thúc chương trình
CALL fct_name: Gọi một hàm có tên fct_name đã được định nghĩa sẵn
hoặc có trong chương trình
CALL FILE filename : Gọi một file chương trình có tên là filename, file này
phải có cấu trúc giống như chương trình chính.
FCT fct_nane() : Bắt đầu định nghĩa một hàm có tên là fct_name()
ENDFCT : Kết thúc định nghĩa một hàm
! : Các ghi chú trong chương trình
TOOL X Y Z A B C [m, deg] : định tọa độ điểm cuối của dụng cụ so với
khâu chấp hành cuối
PTP X Y Z A B C [m, deg] : di chuyển robot đến điểm mới (tọa độ tuyệt
đối) theo kiểu điều khiển điểm
PTP_REL dX dY dZ dA dB dC [m, deg] : di chuyển robot đến điểm mới
(tọa độ tương đối) theo kiểu điều khiển điểm
LIN X Y Z A B C [m, deg] : di chuyển robot đến điểm mới (tọa độ tuyệt
đối) theo kiểu điều khiển đường thẳng
LIN_REL dX dY dZ dA dB dC [m, deg] : di chuyển robot đến điểm mới
(tọa độ tương đối) theo kiểu điều khiển đường thẳng
CIRC X Y Z A B C [X2 Y2 Z2] [m, deg] : di chuyển robot đến điểm mới
(tọa độ tuyệt đối) theo kiểu điều khiển đường cong, qua điểm trung gian
[X2 Y2 Z2] : Điểm trung gian
CIRC _REL dX dY dZ dA dB dC [dX2 dY2 dZ2] [m, deg] : di chuyển robot
đến điểm mới (tọa độ tương đối) theo kiểu điều khiển đường cong
Trang 10
WAIT x [sec] : Robot dừng hoạt động trong x giây
ERC TRACK ON,OFF: thể hiện hoặc không thể hiện quỹ đạo chuyển động
ERC LOAD TOOL filename: gọi một tool file (*.tol)
ERC LOAD VIEW filename: gọi một view file (*. vie)
ERC LOAD ROBOT filename: gọi một robot file (*. rob)
ERC LOAD BODY filename: gọi một body file (*. bod)
ERC LOAD TAGS filename: gọi một tag file (*. tag)
ERC GRAB BODY bodyname : dụng cụ cầm lấy một vật thể có tên
bodyname
ERC GRAB BODY_GRP: dụng cụ cầm lấy một nhóm vật thể có tên
bodyname
ERC RELEASE BODY bodyname : dụng cụ thả một vật thể có tên
bodyname
ERC RELEASE BODY_GRP: dụng cụ thả một nhóm vật thể có tên
bodyname
ERC ROBOT_BASE XYZ ABC [m,deg] : di chuyển gốc tọa độ cơ bản của
robot đến vị trí mới
Trang 11
Phần 3. Tổng quan về robot khớp nối
Robot khớp nối (Elbow robot) có dạng điển hình như sau. Robot
có cả 6 khớp là khớp quay quanh trục Z.
Khâu Rot (z,θi) Tran(z, di) Tran (x,ai) Rot (x,αi)
1 θ1 d1 0 90
o
2 θ2 0 a2 0
3 θ3 0 a3 0
4 θ4 0 a4 -90
o
5 θ5 0 0 90
o
6 θ6 d6 0 0
Bảngthông số D-H của robot khớp nối
Trang 12
Trong ví dụ này, ta chọn cụ thể các thông số để tiến hành mô
phỏng:
d1 = 0.6m ; d6 = 0.15m ; a2 = 0.6m ; a3 = 0.3m; a4 = 0.25m
Ma trận biểu diễn quan hệ giữa 2 khung tọa độ i-1 và i như sau:
1
0
0 0 0 1
i i i i i i i
i i i i i i ii
i
i i i
c s c s s a c
s c c c s a s
A
s c d
Từ bảng D-H ta xác định được các ma trận biểu diễn mối quan hệ giữa
các khung tọa độ của 2 khớp i-1, i
0
1
1 0 1 0
1 0 1 0
0 1 0 0.6
0 0 0 1
c s
s c
A
1
2
2 2 0 0.6 2
2 2 0 0.6 2
0 0 0 0
0 0 0 1
c s c
s c s
A
s c
2
3
3 3 0 0.3 3
3 3 0 0.3 3
0 0 1 0
0 0 0 1
c s c
s c s
A
3
4
4 0 4 0.25 4
4 0 4 0.25 4
0 1 1 0
0 0 0 1
c s c
s c s
A
4
5
5 0 5 0
5 0 5 0
0 1 0 0
0 0 0 1
c s
s c
A
5
6
6 6 0 0
6 6 0 0
0 0 1 0.15
0 0 0 1
c s
s c
A
Trang 13
Phép biến đổi tay robot so với thân robot nhận được như sau:
0 1 2 3 4 5
1 2 3 4 5 6. . . . .
R
HT A A A A A A
là 1 ma trận 4x4 với các than số ci và si
cột thứ nhất
cột thứ hai
cột thứ ba
cột thứ tư
Trang 14
Phần 4. Mô phỏng robot khớp nối sử dụng phần mềm Easy-
ROB
I. Xây dựng hệ trục tọa độ
Trước hết cần tạo 1 file để lưu trữ các thông tin về cấu hình robot. Ta thực hiện
việc này thông qua menu File>Load>Robot File. Đặt tên cho robot (ở đây là
haleda.rob) và lưu lại file này bằng menu File>Save>Robot File
Để thiết kế hệ trục tọa độ cho robot, ta sử dụng menu Robotics > Robot
Motion+ Kinematics > Kinemanic Data.
Tiếp theo, thực hiện nhập các thông số cần thiết cho khớp 1. Do khớp 1 là
khớp chủ động, quay quanh trục Z nên ta chọn như hình và nhập các thông số của
khớp 1:
Tiếp tục cho các khớp còn lại từ 2-6, cuối cùng ta thu được bảng D-H hoàn
chỉnh bằng cách vào menu Robotics > Robot Motion+ Kinematics > Kinemanic Data
> 5. Kinematic Information
Trang 15
kết thúc bước này ta sẽ thu được hệ 6 trục tọa độ của robot, mỗi hệ ứng với
một khớp chuyển động
II. Thiết kế hình dáng Robot
Ta thực hiện vào menu 3D-CAD > select Group > 1. Robot Group để thiết kế hình
dáng robot trước.
Thực hiện tiếp 3D-CAD > Creat/Import new 3D body. Ở đây thanh nối 1 ta coi là
1 trụ tròn, nên chọn tiếp Cylinder
Chọn vị trí tuyệt đối của khâu
Trang 16
Nhập thông số của khâu, và gắn bộ phận vào khớp 1
làm tương tự như vậy cho các khớp còn lại, cơ bản ta đã thực hiện xong việc
dựng hình 3D cho robot
Trang 17
III. Thiết kế cơ cấu chấp hành gắn vào tay robot
Tương tự như thiết kế thân robot, nhưng ta cần chọn Group làm việc là Tool Group
Ở đây ta thiết kế 5 công cụ, tương ứng với 5 file .tol để phục vụ mô phỏng:
haleda_o.tol
mô tả trạng thái bàn kẹp
đang mở hoàn toàn, không
gắp vật nào
haleda_b.tol
mô tả trạng thái bàn kẹp
đang gắp đĩa to nhất
Trang 18
haleda_m.tol
mô tả trạng thái bàn kẹp đang
gắp đĩa trung bình
haleda_s.tol
mô tả trạng thái bàn kẹp đang
gắp đĩa bé nhất trong 3 đĩa.
haleda_c.tol
mô tả bàn kẹp ở trạng thái
đóng, không gắp vật nào.
Trang 19
IV. Thiết kế đối tượng làm việc cho robot
Tương tự như thiết kế thân robot, nhưng ta cần chọn Group làm việc là Body
Group
Ở đây ta xây dựng một mô hình gồm 3 đế, trên mỗi đế gắn 1 cọc thẳng đứng,
và 3 đĩa ở cọc 1, mô phỏng bài toán tháp Hà Nội lever 3. Mục tiêu của bài toán là làm
sao di chuyển toàn bộ 3 tầng của tháp từ cọc 1 sang cọc 3 với 2 luật sau: chỉ được di
chuyển từng tầng một từ cọc nọ sang cọc kia, và đĩa to hơn không bao giờ được đặt
phía trên đĩa bé. Ta có mô hình như sau
Trang 20
V. Lập trình cho robot.
Việc lập trình cho sử dụng ngôn ngữ ERPL được thực hiện bằng cách dạy cho
robot cần phải thực hiện những chuyển động nào, những thao tác gì. Sau đó chương
trình sẽ tự sinh ra code lệnh để lần sau, robot có thể dựa vào đó mà thực hiện chính
xác các hành động đã từng được lập trình sẵn.
Dưới đây là toàn bộ nội dung file chương trình robot khớp nối thực hiện việc giải
bài toán tháp Hà Nội lever 3, gồm các công đoạn như sau, tương ứng với từng đoạn
code:
bắt đầu
đưa robot đến vị trí cọc 1, gắp đĩa nhỏ
đưa robot đến vị trí cọc 3, thả đĩa nhỏ
đưa robot đến vị trí cọc 1, gắp đĩa trung bình
đưa robot đến vị trí cọc 2, thả đĩa trung bình
đưa robot đến vị trí cọc 3, gắp đĩa nhỏ
đưa robot đến vị trí cọc 2, thả đĩa nhỏ lên trên đĩa trung bình
đưa robot đến vị trí cọc 1, gắp đĩa lớn
đưa robot đến vị trí cọc 3, thả đĩa lớn
đưa robot đến vị trí cọc 2, gắp đĩa nhỏ
đưa robot đến vị trí cọc 1, thả đĩa nhỏ
đưa robot đến vị trí cọc 2, gắp đĩa trung bình
đưa robot đến vị trí cọc 3, thả đĩa trung bình lên trên đĩa lớn
đưa robot đến vị trí cọc 1, gắp đĩa nhỏ
đưa robot đến vị trí cọc 3, thả đĩa nhỏ lên trên 2 đĩa trung bình và đĩa lớn
kết thúc
PROGRAMFILE
! prgfln D:\setup\EASY_ROB\proj\haleda_hanoix3.prg
ERC LOAD VIEW haleda_home_1
ERC LOAD TOOL haleda_o
PTP_AX 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000
ERC LOAD VIEW haleda_home_2
PTP_AX 46.0000 6.5000 -45.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC LOAD TOOL haleda_s
ERC GRAB BODY dianho
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 2.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC RELEASE BODY dianho
ERC LOAD TOOL haleda_o
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
Trang 21
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 46.0000 5.5000 -43.5000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC LOAD TOOL haleda_m
ERC GRAB BODY diatb
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 0.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 0.0000 2.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC RELEASE BODY diatb
ERC LOAD TOOL haleda_o
PTP_AX 0.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 2.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC LOAD TOOL haleda_s
ERC GRAB BODY dianho
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 0.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 0.0000 3.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC RELEASE BODY dianho
ERC LOAD TOOL haleda_o
PTP_AX 0.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 46.0000 2.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC LOAD TOOL haleda_b
ERC GRAB BODY diato
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 2.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC RELEASE BODY diato
ERC LOAD TOOL haleda_o
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 0.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 0.0000 3.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC LOAD TOOL haleda_s
ERC GRAB BODY dianho
PTP_AX 0.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 46.0000 2.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC RELEASE BODY dianho
ERC LOAD TOOL haleda_o
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 0.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 0.0000 2.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC LOAD TOOL haleda_m
ERC GRAB BODY diatb
PTP_AX 0.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 5.5000 -43.5000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC RELEASE BODY diatb
ERC LOAD TOOL haleda_o
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
Trang 22
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX 46.0000 2.5000 -39.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC LOAD TOOL haleda_s
ERC GRAB BODY dianho
PTP_AX 46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -46.0000 6.5000 -45.0000 -33.0000 90.0000 90.0000
ERC RELEASE BODY dianho
ERC LOAD TOOL haleda_o
PTP_AX -46.0000 16.9000 -61.3800 -17.0000 90.0000 90.0000
PTP_AX -29.0000 31.4000 -55.3800 4.5000 152.4999 143.0000
PTP_AX -12.5000 4.9000 -60.3800 2.0000 129.5000 99.0000
PTP_AX 63.0000 73.4000 -59.8800 -73.5000 72.0001 241.000
PTP_AX 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000
ERC LOAD VIEW haleda_home_3
ENDPROGRAMFILE
Trang 23
Phần 5. Chạy thử mô phỏng.
Trang 24
KẾT LUẬN
Việc mô phỏng robot khớp nối sử dụng Easy-ROB đã đạt được một số yêu cầu
của đề bài như:
xây dựng được mô hình robot trong không gian ba chiều
có thể điều khiển được tay robot di chuyển theo các quỹ đạo thẳng dọc theo
trục của hệ tọa độ 3 chiều, có thể di chuyển từng khớp, có thể phối hợp di
chuyển của các khớp để đưa robot đến 1 vị trí nào đó
robot có thể được điều khiển di chuyển theo một quỹ đạo bất kì bằng cách
cho robot đi qua lần lượt các điểm định trước theo đường thẳng hoặc đường
cong. Việc này được thực hiện bằng một chương trình viết sẵn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaobtl_8573.pdf