LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiền tệ, giá cả, tiền lương là những chính sách quan trọng của một quốc gia,
chúng không chỉ là đòn bẩy kinh tế mà còn là tác động chính trị, xã hội nhạy cảm. Ở
nước ta, trong những năm đổi mới cơ cấu kinh tế, tuy còn nhiều vấn đề cần nghiên
cứu, bổ sung, hoàn thiện. Nhưng về cơ bản, chính sách tiền tệ giá cả được xử lí tương
đối phù hợp, đúng hướng, đi vào thực tế vận hành một cách có hiệu quả. Để làm được
điều này, nguồn nhân lực chuyên ngành đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhu cầu của
xã hội đòi hỏi ngày càng cao, vì thế các trường, cơ sở đào tạo phải đặc biệt chú trọng
đến tính hiệu quả về chất lượng nguồn nhân lực đào tạo ra.
Hiện nay, sinh viên ngành kế toán được học rất nhiều qui trình về chuyên ngành
như: Qui trình tính lương và thanh toán lương, qui trình lập phiếu thu chi tiền mặt, qui trình
quản lý công nợ, qui trình tạm ứng và quyết toán tạm ứng, qui trình lập báo cáo Thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ, qui trình nhập xuất nguyên vật liệu. Sinh viên được học
các bước thực hiện một qui trình kế toán nào đó hầu hết là trên lý thuyết, đặc biệt là kế
toán lương khá phức tạp. Mặc dù đã có nhiều phần mềm kế toán chuyên dụng giúp
sinh viên thực hành một phần các qui trình này nhưng chỉ dừng lại ở mức xử lí bên
trong hệ thống và xuất kết quả cuối cùng ra màn hình nên sinh viên rất khó hình dung
để hiểu một cách tường tận các bước trong một qui trình kế toán là như thế nào trong
lao động thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng khi bắt đầu lao động thực tế, mặc dù
người đã tốt nghiệp chuyên ngành kế toán vẫn luôn gặp bỡ ngỡ, chưa thể tiếp cận ngay
với công việc.
Chính vì xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cung cấp trực tiếp cho
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các khu vực lân cận, trường Đại
học Lạc Hồng đã đặc biệt xây dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao khả
năng tiếp cận thực tế cho sinh viên ở từng chuyên ngành, giúp sinh viên sau khi kết
thúc chương trình đại học tại trường có thể nhanh chóng hòa nhập với công việc của
mình.
Trước mắt, làm sao để sinh viên trường ta vừa ra trường vẫn có thể vững trãi tự
tin thâm nhập lao động thực tế và được nhà tuyển dụng đánh giá cao về năng lực kế
toán? Đây là một câu hỏi đáng được quan tâm.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, mô hình phòng thực hành kế toán đã được thực hiện tại nhiều trường
đại học và cao đẳng. Một số công trình nghiên cứu trước nay có liên quan đến đề tài
như sau:
AccNet - Công ty Cổ phần tin học Lạc Việt và Đại học Bình Dương
Ngày 10.12.2004, tại Hội Trường Đại Học Bình Dương, Thị xã Thủ Dầu Một,
Bình Dương, đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng hợp tác giữa Khoa Quản Trị Kinh Doanh,
Đại Học Bình Dương với Công ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt về việc ứng dụng phần
mềm kế toán tài chính AccNet vào công tác giảng dạy môn học Tin Học Kế Toán cho
sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh.
Trang 2
Với phần mềm này, sinh viên sẽ được bổ sung kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ
trong việc ứng dụng vào công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp và có thể tạo báo
cáo và sổ sách kế toán trên phần mềm này.
Theo đề án hợp tác, công ty Cổ Phần Tin Học Lạc Việt sẽ cung câp phần mềm kế
toán tài chính AccNet phiên bản đa ngôn ngữ (Việt - Anh - Hoa - Nhật) cho Khoa
Quản Trị Kinh Doanh sử dụng trong việc giảng dạy sinh viên năm cuối chuyên ngành
Kế Toán trong khuôn khổ môn học “Tin Học Kế Toán”. Công ty Cổ Phần Tin Học Lạc
Việt sẽ cài đặt phần mềm AccNet cho phòng máy tính của Khoa Quản Trị Kinh Doanh
và cung cấp các dịch vụ bảo trì, nâng cấp phần mềm với tổng trị giá 17.433,00 USD,
toàn bộ chi phí này được Lạc Việt tài trợ.
Theo đề cương môn học, phần lớn thời gian của môn học sẽ dành cho việc thực
hành tổ chức công tác kế toán trên phần mềm AccNet áp dụng cho một “doanh nghiệp
ảo”. Khóa học sẽ tổ chức thành các nhóm sinh viên “đóng vai” như một Phòng kế toán
“ảo”, nhập dữ liệu kinh tế phát sinh trong 01 tháng của một doanh nghiệp có thật trong
thực tế. Trước mắt, đề án nhắm đến đối tượng người học là sinh viên Khoa Quản trị
Kinh Doanh hệ Đại học chính quy với khoảng gần 1.500 sinh viên/năm.
Lạc Việt AccNet - Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian qua, trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết với
công ty cổ phần tin học Lạc Việt dùng phần mềm Lạc Việt AccNet vào giảng cho sinh
viên năm cuối với môn Hệ thống thông tin kế toán. Nhưng sớm hơn, từ năm 2000,
trường Đại học Tài Chính Kế Toán Hà Nội đã hợp tác với công ty phần mềm Effect
(lúc đó là công ty BSC) dùng phần mềm kế toán quản trị EFFECT vào dạy môn “Kế
toán máy” của khoa kế toán. Những việc làm này giúp sinh viên làm quen với việc xử
lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tạo báo cáo và sổ sách kế toán trên phần mềm.
Ngoài ra với học phần Hệ thống thông tin kế toán của Đại học Kinh Tế thành phố Hồ
Chí Minh, sinh viên còn được trang bị kỹ năng so sánh, đánh giá chất lượng các phần
mềm kế toán.
Sử dụng các phần mềm kế toán trong nước, các trường Đại học có thể hợp tác
chặt chẽ với nhà cung cấp trong việc nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm. Chính vì
vậy dù đã mua bản quyền phần mềm Solomon (của Microsoft) từ năm 1998, Đại học
Kinh Tế vẫn quyết định chọn Lạc Việt AccNet cho môn học Hệ thống thông tin kế
toán của mình.
Trường đã tạo ra những phòng kế toán ảo bằng các phần mềm kế toán thường
được sử dụng tại các doanh nghiệp cho sinh viên làm quen. Điều này giúp sinh viên
kết hợp lý thuyết với thực tiễn ngay trên giảng đường Đại học, đến khi ra trường có
khả năng thực hiện công tác của chuyên viên phân tích hệ thống, có thể tư vấn thiết kế
và tin học hoá công tác kế toán.
MISA Mimosa và MISA-SME - Công ty Cổ phần MISA và trường Cao
đẳng Công nghệ Viettronics
Ngày 23-1-2007, tại 118 Cát Bi, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Công ty Cổ
phần MISA và trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics đã tổ chức lễ ký kết hợp tác
đào tạo đưa phần mềm kế toán MISA Mimosa và MISA-SME vào công tác giảng dạy
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trang 3
Công ty Cổ phần MISA là đơn vị có thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất phần
mềm đã đoạt được nhiều giải thưởng lớn. Không chỉ thế MISA còn là đơn vị luôn
quan tâm và có nhiều chương trình tài trợ với các lễ ký kết hỗ trợ đưa các phần mềm
kế toán vào giảng dạy tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng. Tại lễ ký kết lần này Công
ty MISA đã tài trợ cho trường Cao đẳng Viettronics: 32 Giấy phép MISA Mimosa
2006, 32 Giấy phép MISA SME 7.5, tổng trị giá của tài trợ là: 619.200.000 vnđ, để cài
đặt cho 32 máy tính nhằm mục đích Giảng dạy môn học Kế toán máy trong khuôn khổ
chương trình đào tạo của trường Trung cấp trong cả nước. Lễ ký kết giữa Công ty
MISA và trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics một lần nữa khẳng định sự đóng
góp của MISA vào sự nghiệp giáo dục.
“Phòng thực hành kế toán ảo” - Khoa Kế toán - Học viện Tài chính
Chiến lược sản phẩm đào tạo của Học viện đươc xác định là đào tạo cán bộ Tài
chính kế toán có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm đào tạo của các
Trường đại học kinh tế lớn trong nước và một số Trường Đại học trong khu vực. Từ
chiến lược đào tạo của Học viện, Khoa Kế toán xác định chiến lược đào tạo của
chuyên ngành kế toán: Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm đào tạo: "Sản
phẩm Kế toán" của Học viện Tài chính đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại
trên thị trường, tạo nên màu sắc riêng về uy tín và chất lượng sản phẩm đào tạo của
khoa Kế toán cũng như của Học viện Tài chính. Để thực hiện được chiến lược đào tạo
của chuyên ngành kế toán - kiểm toán vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xác định rõ
mục tiêu đào tạo tương ứng với cấp đại học tương ứng những tiêu chí: Vững vàng về
phẩm chất chính trị, đảm bảo về đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,
thấu hiểu cơ sở đạo lý, thành thạo kỹ năng thực hành, nhạy bén và sáng tạo trong tổ
chức công tác chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ, tin học.
Nhà trường có bộ môn Kế toán máy với nội dung bao gồm : Tổ chức công tác
trong điều kiện kế toán máy. Mục đích của phần này nhằm trang bị cho sinh viên
những kiến thức lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trên máy. Hay nói cách
khác nội dung của phần học này có thể giúp người học có thể trả lời được câu hỏi: Khi
thực hiện tổ chức kế toán trên máy thì doanh nghiệp cần phải tổ chức như thế nào đối
với từng nội dung cụ thể về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp.
Song song đó thực hành kế toán với phần mềm kế toán EFFECT, FAST Trong
phần này, môn học giới thiệu những nguyên tắc thiết kế, xây dựng và nội dung cơ bản
của một số phần mềm kế toán đang được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp
hiện nay. Mục đích của phần học này nhằm giúp cho sinh viên có những hiểu biết cơ
bản về phần mềm kế toán đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Tiếp theo môn
học thực hiện hướng dẫn kỹ năng thực hành sử dụng một số phần mềm kế toán như
EFFECT, FAST . với mục đích giúp sinh viên làm quen và tạo lập kỹ năng thực hành
với phần mềm kế toán.
Cùng với môn học kế toán trên máy, để nâng cao khả năng thực hành kế toán,
ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên tự học, tự
nghiên cứu tốt hơn, năm học 2003 Học viện đã xây dựng và trang bị "Phòng thực hành
kế toán ảo". Phòng thực hành kế toán ảo được xây dựng với những tính năng như một
thư viện điện tử, một phòng kế toán ảo giúp cho sinh viên dễ dàng tra cứu thu thập
thông tin kế toán và tự thực hành các nghiệp vụ kế toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế
toán tới tổng hợp lập báo cáo kế toán, hơn thế nữa chương trình còn cho phép các giáo
Trang 4
viên soạn thảo bài tập với những kịch bản, tình huống khác nhau, sinh viên thực hành
sau đó có thể đối chiếu với đáp án khi cần thiết.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng chương trình mô phỏng Qui trình tính lương và các khoản trích
theo lương dành cho sinh viên chuyên ngành Tài chính kế toán.
Đáp ứng nhu cầu làm quen với công việc kế toán của sinh viên ngay từ khi vừa
tiếp cận với kiến thức kế toán về lương và các khoản trích liên quan.
Giúp sinh viên có cái nhìn tổng thể về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và cách
thức tổ chức bộ máy doanh nghiệp, thực hiện vai trò kế toán viên trong doanh nghiệp.
Ngoài những thao tác nghiệp vụ tính toán lương, chương trình mô phỏng này còn
giúp sinh viên học ngành Tài chính kế toán năm cuối có điều kiện tiếp cận môi trường
làm việc thực tế của một nhân viên kế toán tiền lương ngay từ trên ghế nhà trường: cần
gặp ai, làm gì và sử dụng các biểu mẫu liên quan ra sao trong công tác tính lương; bên
cạnh đó, phần mềm giúp các giáo viên có các bài giảng sinh động hơn, công việc ra đề
kiểm tra cũng như đánh giá kết quả thực hiện của sinh viên thuận lợi và trực quan hơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng về các phần mềm kế toán chuyên dụng để tính
lương hiện đang được sử dụng như EZ-Accounting, seeget, Metadata, Accom và
thấy rằng đa số chúng xử lí bên trong hệ thống và xuất ra kết quả trên màn hình, làm
cho những người đang học và vừa tốt nghiệp như sinh viên kế toán chúng ta khó am
hiểu rõ về các qui trình kế toán này.
Để trả lời câu hỏi trên và cũng hoàn toàn thuận với tiêu chí trường ta về nâng cao
chất lượng đào tạo không ngừng, khoa Công nghệ thông tin và khoa Tài chính kế toán
cùng hợp tác nghiên cứu để xây dựng mô hình “Mô phỏng qui trình kế toán”. Đây là
mô hình có qui mô lớn, đòi hỏi tính nghiêm túc trong hợp tác và đào sâu trong nghiên
cứu mới có thể bắt đầu hình thành và dần dần hoàn thiện. Với mục tiêu “triệt tiêu bỡ
ngỡ, giảm thiểu trở ngại” trong nghiệp vụ kế toán giúp các sinh viên có thể tiếp cận
với môi trường thực tế ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
Phần mềm cùng hợp tác nghiên cứu giữa hai khoa ở đây khác hẳn với các phần
mềm đã được nghiên cứu liên quan trước đó. Phần mềm mang tính mô phỏng lại công
việc kế toán của một kế toán viên đảm nhiệm theo từng vai trò của mình.
Ở đây, trong phần nghiên cứu này, chúng tôi mô phỏng lại một trong số các qui
trình của kế toán, đó là qui trình “Tính lương và thanh toán theo lương” trên máy
tính. Đây là một qui trình cần thiết và quan trọng trong toàn bộ mô hình kế toán mô
phỏng. Nó ảnh hưởng đến sự sống còn của toàn bộ nhân sự trong một cơ quan, một tổ
chức hay một doanh nghiệp nào đó đang hoạt động.
Để giải quyết vấn đề đã nêu, chúng tôi thực hiện các công việc sau:
Tìm hiểu cách thức hoạt động của qui trình, cũng như tìm hiểu các qui trình liên
quan trong thực tế.
Trang 5
Áp dụng những kĩ thuật đồ họa giản đơn để mô phỏng lại các đối tượng và nhân
vật tham gia trong từng bước của qui trình một cách đơn giản nhất nhưng mang tính
hiệu quả. Kiểm tra, đối chiếu và làm rõ những vấn đề liên quan.
Lập trình xử lí bên trong hệ thống.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong thời gian đảm trách đề tài chúng tôi cố gắng nghiên cứu tìm hiểu một số
nội dung sau:
Tìm hiểu qui trình tính lương và các khoản trích theo lương.
Tìm hiểu các kĩ thuật của VB.NET để phục vụ quá trình xây dựng và mô phỏng
đề tài. Đặc biệt là một chương trình mô phỏng nên chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng hình
ảnh đồ họa động mang đậm chất “mô phỏng”, thể hiện được hành động tương tác, cảm
xúc của nhân vật như là con người thật.
Qui trình tính lưong sẽ phức tạp và đồ sộ vì vậy chúng tôi dự định tách nhỏ ra
thành nhiều qui trình nhỏ, sau đó giải quyết từng qui trình nhỏ đó. Mục đích, bước đầu
mô phỏng trọn vẹn được qui trình tính lương thông qua các qui trình nhỏ ấy.
Cuối cùng chúng tôi luôn trăn trở làm sao đáp ứng được nhu cầu học tập, làm
quen công việc kế toán của sinh viên ngay từ khi vừa tiếp cận kiến thức kế toán, đáp
lại kỳ vọng của những cá nhân và tập thể đầy tâm huyết trong đề tài này.
TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Theo chúng tôi so với nhiều đề tài cùng chủ đề ở các đơn vị khác chúng ta đã
dùng “nội lực” của mình, đó là điều khác biệt đáng tự hào. Nếu như cùng một mục
đích là “môi trường thực tế” thì cái môi trường của chúng ta sẽ chi tiết hơn nhiều, chi
tiết đến mức độ mà ta gọi là vĩ mô, tức ta đánh đến từng chi tiết nhỏ nhất trong từng
vai trò của qui trình thay vì đánh theo qui trình tổng quan, qui trình lớn. Với hướng đi
hiện tại thiết nghĩ khi các module cấu thành hoàn thành, cộng việc tăng cường đồ họa
mô phỏng sinh động, chương trình chúng ta sẽ mang một tầm vóc mới.
SƠ LƯỢC CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
LỜI MỞ ĐẦU
Trình bày lý do chọn đề tài, tổng quan lịch sử nghiên cứu liên quan, mục tiêu,
phương pháp nghiên cứu, tính mới của đề tài, giới hạn và sơ lược cấu trúc của đề tài.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nêu lên những lựa chọn về tin học, các vấn đề về ngôn ngữ lập trình Visual
Basic .NET 2005, thiết kế cơ sở dữ liệu dựa trên ngôn ngữ SQL 2005 và xử lí các hình
ảnh động liên quan đến Flash 8.0. Đồng thời trình bày những khái niệm, nguyên tắc
hạch toán, tài khoản sử dụng, sơ đồ kế toán, cùng các mẫu biểu liên quan đến kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương 2: THỰC TRẠNG
Giữa tiêu chí luôn muốn ngày một càng nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo
trong đó có môi trường thực hành cho sinh viên tất cả các khoa của trường Đại học
Lạc Hồng nói chung và khoa tài chính kế toán nói riêng.
Trang 6
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN
Trình bày các kĩ thuật áp dụng để giải quyết bài toán đặt ra, từng bước thực hiện
chương trình như: phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu và viết chương trình. Đồng thời mô
phỏng lại từng vai trò mà sinh viên phải thao tác ứng với mỗi công việc đặc trưng
tương ứng đó là: Trưởng một bộ phận, nhân viên Nhân sự, nhân viên Kế toán tiền
lương, Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị .Giao diện phần mềm Mô phỏng qui trình,
báo cáo kết quả đạt được, trình bày một vài thử nghiệm trên chương trình đã xây dựng.
KẾT LUẬN
Nêu lên những nhận xét đánh giá, hướng phát triển của đề tài và kết luận.
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô phỏng Tính lương và thanh toán theo lương trên máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
be Flash hay còn một cách đơn giản là Flash là kỹ thuật đa
phương tiện lẫn phần mềm để hiển thị Macromedia Flash Player. Thực ra
Macromedia Flash được dùng để ám chỉ chương trình tạo ra các tập tin Flash. Còn
từ Flash Player ám chỉ các ứng dụng có nhiệm vụ thi hành hay hiển thị các tập tin
Flash đó. Tuy vậy, chữ Flash được dùng để chỉ cả hai chương trình nói trên. [5]
Xuất hiện từ những năm 1993, Flash đã trải qua nhiều cải tiến dưới thời
Macromedia, công ty này sau bị mua lại bởi Adobe. Ban đầu, Flash chỉ dựa trên
các hiệu ứng ảnh động, những phiên bản đầu tiên thiếu khả năng tương tác với
người sử dụng, khả năng tích hợp scripts rất là hạn chế.
Khả năng lập trình sử dụng ActionScript, ngôn ngữ khá giống với JavaScript.
Ngôn ngữ này cho phép người sử dụng tương tác tốt hơn trong các (nút ấn, thanh
cuộn, mục lục, tiêu đề …) trong các hiệu ứng động Flash.
Định dạng đóng tệp tin Flash, với phần đuôi mở rộng .swf được mã hóa và
những tài nguyên ảnh, phim sẽ không thể trích ra được một cách trực tiếp. Tuy
nhiên có nhiều phần mềm cho phép trích nội dung. Tuy nhiên, mã .swf là một mã
đóng. Tuy nhiên tương lai Adobe có vẻ sẽ đi theo hướng mở cho cộng đồng.
Ứng dụng: Kỹ thuật Flash có thể được đính vào trang Web hoặc sử dụng như
một ứng dụng Internet độc lập (Thực thi tệp tin .swf độc lập không cần phần mềm,
ngay cả khi ngắt kết nối Internet). Flash được sử dụng đặc biệt cho các nội dung
“RichMedia” hoặc “Motion Design”. Chúng ta có thể trích dẫn ra vài ví dụ sau :
Trang 12
Tạo trang Web hoặc trò chơi, tạo ra các hướng dẫn, tạo các Video truyền hình hoặc
điện ảnh, các ứng dụng Multimedia, các diaporama tương tác, các banner quảng
cáo, truyền chiếu Video qua Internet. [7]
Ngoài ra, ứng dụng Flash còn dùng trong nhiểu các phần mềm và định dạng
khác, ví dụ : Flash Video với đuôi mở rộng .flv, FlashPaper, định dạng tương tự
Acrobat PDF, Flash Remoting Mx, Flash Communication Sever.
Trong quá trình thực hiện đề tài, vì tthời lượng ngắn ngủi nên chúng tôi đã
giới hạn nghiên cứu về kỹ thuật Frame – by – Frame, và những ActionScript đơn
giản để tạo hoạt cảnh.
b) Axialis CursorWorkshop
Với chương trình này, có thể làm con trỏ chuột từ các file hình ảnh bất kỳ để
tạo cho giao diện chương trình của mình thêm sinh động hơn và giảm bớt nhàm
chán với các con trỏ mặc định của Window. Chúng ta có thể làm cursor bình
thường từ các file jpg, bpm, png.... và làm các cursor động từ hình động “.gif”… để
thực hiện chúng ta chọn “Browse…” tìm đường dẫn tới file hình muốn tạo cursor.
Double click vào file đó và chọn “Create static Cursor from image” để tạo trỏ
chuột bình thường và chọn “Create Animated Cursor from image” để tạo con trỏ
chuột động.
I.2 KIẾN THỨC VỀ KẾ TOÁN
I.2.1 Kế toán tiền lương
a) Khái niệm và đặc điểm của tiền lương
Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất
hình thành nên giá thành sản phẩm, một mặt bù đắp lại hao phí sức lao động của
người lao động để tái tạo ra sức lao động mới nhằm tiếp tục quá trình sản xuất.
Tiền lương là khoản phải trả cho người lao động, cán bộ công nhân viên về
sức lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng trợ
cấp ốm đau, tai nạn lao động và những phúc lợi khác.
b) Các hình thức trả lương
Trang 13
Trả lương theo thời gian.
Trả lương theo sản phẩm.
Tiền lương khoán theo khối lượng công việc.
c) Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
d) Tài khoản sử dụng
e) Nguyên tắc hạch toán
Toàn bộ khoản thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp phải được
hạch toán qua tài khoản phải trả cho công nhân viên.
Thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các văn
bản hướng dẫn về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động.
f) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
f.1 Khi tạm ứng cho công nhân viên, căn cứ vào số tiền thực chi,
phản ánh số tiền tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt.
Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng.
Hình 1.1: Tài khoản kế toán tiền lương.
Trang 14
f.2 Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ kế toán có liên quan, lập bảng
phân bổ tiền lương và các đối tượng chịu chi phí có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 241 Đầu tư xây dựng cơ bản.
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641 Chi phí bán hàng.
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334 Phải trả công nhân viên.
f.3 Căn cứ vào số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên
thay lương kế toán ghi:
Nợ TK 3383 Bảo hiểm xã hội.
Có TK 334 Phải trả công nhân viên…
f.4 Căn cứ vào bảng thanh toán tiền thưởng cho công nhân viên từ
quỹ khen thưởng phúc lợi:
Nợ TK 4311 Quỹ khen thưởng.
Có TK 334 Phải trả công nhân viên.
f.5 Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả
cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 335 Chi phí phải trả ( Nếu doanh nghiệp đã trích trước
tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất).
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 241 Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang.
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 635 Chi phí tài chính.
Nợ TK 641 Chi phí bộ phân bán hàng.
Nợ TK 642 Chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334 Phải trả công nhân viên.
Trang 15
f.6 Căn cứ vào tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân viên, kế toán
ghi:
Nợ TK 241 Đầu tư xây dựng cơ bản.
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 635 Chi phí hoạt động tài chính.
Nợ TK 641 Chi phí bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642 Chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Có TK 334 Phải trả cho công nhân viên.
f.7 Khấu trừ vào lương của công nhân viên các khoản bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kế toán ghi:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội.
Có TK 3384 Bảo hiểm y tế.
f.8 Khấu trừ vào lương công nhân viên các khoản tạm ứng chưa
thanh toán; các khoản đầu tư bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác ( gọi chung là
các khoản nợ phải thu khác), kế toán ghi:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 141 Tạm ứng.
Có TK 1388 Các khoản phải thu khác.
f.9 Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 3335 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
f.10 Thanh toán các khoản phải trả thay cho công nhân viên:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt.
Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng.
f.11 Khi thanh toán tiền lương còn lại cho công nhân viên:
Trang 16
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt.
Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng.
f.12 Sau khi phát lương, các khoản lương mà công nhân viên chưa
lãnh:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 3388 Phải trả, phải nộp khác.
f.13 Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hóa công nhân viên
đối với sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên(Tổng giá trị thanh toán).
Có TK 512 Doanh thu nội bộ ( Giá bán chưa thuế GTGT.
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp.
f.14 Đối với sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên(Tổng giá trị thanh toán).
Có TK 512 Doanh thu nội bộ (Giá bán đã có thuế GTGT).
f.15 Hàng kỳ, căn cứ vào bảng lương theo quy định hiện hành , trích
các khảon bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đưa vào các đối
tượng chịu chi phí có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 241 Đầu tư xây dựng cơ bản.
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 635 Chi phí tài chính.
Nợ TK 641 Chi phí bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642 Chi phí bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Có TK 3382 Kinh phí công đoàn.
Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội.
Có TK 3384 Bảo hiểm y tế.
Trang 17
f.16 Hàng kỳ, theo quy định hiện hành , khấu trừ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế vào tiền lương phải trả cho gnười lao động, kế toán ghi:
g) Sơ đồ kế toán
I.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương
a) Khái niệm và đặc điểm
Đối với doanh nghiệp, ngoài tiền lương phải trả theo quy định, còn phải tính
tính theo tỷ lệ tiền lương các khoản an sinh xã hội và được hạch toán vào chi phí
như sau:
Bảo hiểm xã hội (BHXH): là một loại quỹ để trợ cấp cho người lao động như
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức.
Bảo hiểm y tế (BHYT): là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia
đóng BHYT trong các trường hợp khám chữa bệnh.
Kinh phí công đoàn (KPCĐ): là quỹ dùng để đài thọ cho hoạt động của công
đoàn.
Hình 1.2: Sơ đồ kế toán tiền lương.
Trang 18
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): là quỹ dùng để đài thọ cho người lao động
trong lúc nghỉ việc và chờ xin việc mới.
Khoản trích theo lương quy định hiện hành gồm ba khoản mục trên và hình
thành nên các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm
thất nghiệp.
b) Chứng từ sử dụng
Bảng thanh toán lương là cơ sở thanh toán lương và phụ cấp cho người lao
động.
Bảng thanh toán tiền lương là cơ sở xác định số tiền thưởng mà người lao
động được hưởng. Khoản tiền thưởng này có tính chất thường xuyên.
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội là cơ sở thanh toán trợ cấp xã hội trả thay lương
cho người lao động.
c) Tài khoản sử dụng
d) Nguyên tắc hạch toán
Phải đảm bảo các thủ tục, chứng từ, hồ sơ liên quan đến các khoản phải nộp,
phải trả theo quy định hiện hành như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn, phải theo dõi chi tiết cho từng nội dung, từng đối tượng.
Hình 1.3: Tài khoản kế toán các khoản trích theo tiền
Trang 19
Thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập
cao và các văn bản hướng dẫn theo chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối
với người lao động.
KHOẢN MỤC KPCĐ BHXH BHYT BHTN
Tổng các
khoản
trích theo
lương
27%
Tính
vào chi
phí sản
xuất
20%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
2%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
15%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
2%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
1%
Trừ vào thu nhập 7%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
5%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
1%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
1%
Doanh nghiệp phải nộp cấp trên và giữ lại doanh nhiệp theo tỷ lệ cụ thể như sau
KHOẢN MỤC KPCĐ BHXH BHYT BHTN
Nộp cấp trên
20%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
1%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
15%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
3%
Tổng
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
1%
Tổng Tổng Tổng Tổng
Bảng 1.1: Bảng các khoản trích chi tiết.
Trang 20
Giữ lại doanh nghiệp
7%
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
1%
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
5%
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
0%
quỹ tiền
LCB
thực tế
phải trả
1%
e) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
e.1 Căn cứ vào số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động
thay lương. Kế toán ghi:
Nợ TK 3383 Bảo hiểm xã hội.
Có TK 334 Phải trả công nhân viên.
e.2 Khấu trừ vào lương của người lao động các khoản bảo hiểm hội,
bảo hiểm y tế, kế toán ghi:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 338 Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN(7%).
e.3 Khấu trừ vào lương công nhân viên các khảon tạm ứng chưa
thanh toán; các khoản phải bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác ( gọi chung là các
khoản nợ phải thu khác), kế toán ghi:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên.
Có TK 141 Tạm ứng.
Có TK 1388 Các khoản phải thu khác.
e.4 Hàng kỳ, căn cứ vào bảng lương và theo quy định hiện hành,
trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đưa vào các đối
tượng chịu chi phí có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 241 Đầu tư xây dựng cơ bản.
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 635 Chi phí tài chính.
Nợ TK 641 Chi phí ở bộ phận bán hàng.
Trang 21
Nợ TK 642 Chi phí ở bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Có TK 338 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
e.5 Hàng kỳ, căn cứ theo quy định hiện hành, khấu trừ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế trừ vào tiền lương phải trả cho người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 334 Phải trả cho người lao động.
Có TK 338 Bảo hiểm xã hội, YT, TN.
e.6 Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các
cơ quan quản lý chức năng theo quy định hiện hành, ghi:
Nợ TK 3382 BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn.
Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt.
Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng.
e.7 Chi kinh phí công đoàn tại đơn vị cơ sở , ghi:
Nợ TK 3382 Kinh phí công đoàn.
Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt.
Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng.
e.8 Khoản bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn vượt chi được cấp
bù:
Nợ TK 111 Số tiền thực nhận bằng tiền mặt.
Nợ TK 112 Số tiền thực nhận bằng tiền gửi ngân hàng.
Có TK 3382 Kinh phí công đoàn.
Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội.
e.9 Tiền BHXH phải trả cho người lao động trong thời gian nghỉ làm
( nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản,…) theo quy định hiện hành, ghi:
Nợ TK 3383 Bảo hiểm xã hội.
Có TK 334 Phải trả cho người lao động.
e.10 Khi chi tiền BHXH cho người lao động , ghi:
Nợ TK 334 Phải trả cho người lao động.
Có TK 111 Số tiền thực chi bằng tiền mặt.
Trang 22
Có TK 112 Số tiền thực chi bằng tiền gửi ngân hàng.
e.11 Khi nhận tiền bảo hiểm xã hội từ cơ quan quản lý bảo hiểm xã
hội:
Nợ TK 111 Số tiền thực nhận bằng tiền mặt.
Nợ TK 112 Số tiền thực nhận bằng tiền gửi ngân hàng.
Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội.
f) Sơ đồ kế toán
153
111,112,152,15
334
111,112
335 241 ( 2413) 627, 641,642
622
635,241
641
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
ế ể
Xuất công cụ, dụng cụ, đồ
Chi phí ngừng sản xuất thực tế
Lương nghỉ phép thực tế phải
ấ
315, 341
Trả lãi vay
Trả gốc
Khi hết thời hạn
t ả lãi à ố
Trích trước chi phí sửa
chữa
lớn TSCĐ
Trích trước chi phí công
Trích trước tiền lương nghỉ
Lãi vay phải trả trong kỳ
(nếu trả lãi sau cùng với vay
Trích trước chi phí bảo hành
ẩ
Trang 23
I.2.3 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của
công nhân sản xuất trực tiếp
a) Khái niệm
Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép là khoản trích trước tiền lương của
công nhân sản xuất trong danh sách trả lương của doanh nghiệp nhằm bảo đảm thời
gian nghỉ phép được hưởng lương theo luật định.
b) Mục đích trích trước tiền lương nghỉ phép
Hàng năm, người lao động trong danh sách của lao động được nghỉ một số
ngày phép theo quy định mà vẫn được hưởng đủ lương.
Do đó, việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành sản phẩm
đột biến tăng lên, kế toán có thể tiến hành trích trước tiền lương gnhỉ phép và phân
bổ đều vào chi phí các kỳ hạch toán.
Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép bằng với tổng số tiền lương nghỉ phép
theo kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm chia cho tổng số tiền lương chính
theo kế hoạch của công nhân sản xuất trong năm.
c) Tài khoản sử dụng
Hình 1.4: Sơ đồ kế toán các khoản trích theo tiền lương.
Trang 24
d) Nguyên tắc hạch toán
Theo quy định hiện hành, hàng năm mỗi người trong danh sách của đơn vị
được nghỉ một số ngày phép tùy theo thâm niên ( từ 12 ngày trở lên) mà vẫn được
hưởng đủ lương. Trong thực tế việc nghỉ phép của người công nhân sản xuất không
đồng đều giữa các tháng trong năm.
Do đó, để việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm bị biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị, hàng tháng kế toán tiền hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ
vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Tỉ lệ trích trước được xác định như sau:
Tỷ lệ trích
Tổng tiền lương chính theo kế
hoạch trong năm của công nhân
=
Tổng tiền lương nghỉ phép
trong năm của công nhân sản * 1
Mức trích
tiền lương
=
Tiền lương chính phải trả cho
công nhân sản xuất trong
Tỷ lệ
trích
*
Hình 1.5: Tài khoản kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép.
Trang 25
e) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
e.1 Khi trích trước vào chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả cho
công nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622 Chi phí công nhân trực tiếp sản xuất.
Có TK 335 Chi phí phải trả.
e.2 Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công
nhân sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 335 Chi phí phải trả ( Số đã trích trước).
Có TK 334 Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép
thực tế phải trả).
e.3 Nếu số trả lớn hơn số trích trước:
Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp ( nếu số phải trả lớn
hơn số trích trước).
Nợ TK 335 Chi phí phải trả ( Số đã trích trước).
Có TK 334 Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ
phép thực tế phải trả).
e.4 Nếu số trả nhỏ hơn số trích trước:
Nợ TK 335 Chi phí phải trả ( Số đã trích trước)
Có TK 334 Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ
phép thực tế phải trả)
Có TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp ( nếu số phải trả nhỏ
hơn số trích trước)
f) Sơ đồ kế toán
Trang 26
I.2.4 CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN
335 627, 641,642
622
635,241
641
241 ( 2413)
153
111,112,152,15
3 334
334
111,112
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
hoàn thành được kết chuyển
Xuất công cụ, dụng cụ, đồ
dùng cho thuê bao bì luân
Chi phí ngừng sản xuất thực tế
Lương nghỉ phép thực tế phải
trả cho công nhân sản xuất
315, 341
Trả lãi vay
Trả gốc
Khi hết thời hạn
vay trả lãi và gốc
Trích trước chi phí sửa
chữa lớn TSCĐ
Trích trước chi phí công
cụ, dụng cụ bao bì luân chuyển
, đồ dùng cho thuê
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của CNSX
Lãi vay phải trả trong kỳ
(nếu trả lãi sau cùng với vay
Trích trước chi phí bảo hành
sản phẩm hàng hóa dịch vụ
Hình 1.6: Sơ đồ kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép.
Trang 27
a) Bảng chấm công.
b) Bảng thanh toán lương theo sản phẩm.
c) Bảng thanh toán lương theo thời gian.
d) Bảng công tổng hợp.
e) Thẻ Lương.
f) Bảng chuyển lương qua ATM.
Trang 28
Chương II: THỰC TRẠNG
II.1 TÌNH HÌNH CHUNG
Trường đại học Lạc Hồng là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực
cung cấp cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước
nói chung. Nâng cao chất lượng đào tạo luôn được lãnh đạo nhà trường đặt làm
tiêu chí hàng đầu. Thế nhưng ngày nay hầu hết các sinh viên sau khi ra trường
thường chỉ vững về lý thuyết, bỡ ngỡ và va vấp nhiều trong thực hành mà đó chính
là một trong những điều không một nhà tuyển dụng nào mong muốn cả. Đặc biệt là
ngay từ lần đầu khi sinh viên đi phỏng vấn trực tiếp thì những vấn đề thực tế quá
xa lạ làm cho các nhà tuyển dụng đánh giá vào khả năng tiếp cận công việc của
sinh viên là kém. Chính vì lý do này làm cho các sinh viên khó khăn trong việc tìm
kiếm việc làm.
Hơn ai hết những người làm công tác đào tạo của nhà trường hiểu rõ điều này
nhất, chính vì hiểu được tầm quan trọng của việc “học phải đi đôi với hành” nhà
trường đã có những quan tâm, đầu tư hết sức sâu sắc. Điều này đã được các cấp
ban ngành ghi nhận, được toàn thể sinh viên nhà trường đồng tình, ví như hệ thống
máy tính ở các phòng thực hành, các cơ sở đào tạo của trường… được nâng cấp
hoặc làm mới toàn bộ, vừa qua trường ta vinh dự được bộ cho phép đào tạo cao học
hai chuyên ngành là công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh đó là một minh
chứng.
II.2 TÌNH HÌNH KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
Khoa Tài Chính Kế Toán là đơn vị được trường Đại Học Lạc Hồng phân
công tổ chức đào tạo hai chuyên ngành Kế Toán và Tài Chính Ngân Hàng. Sinh
viên sau khi tốt nghiệp sẽ đảm trách nhiệm vụ tại các đơn vị sản xuất, thương mại
dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế như công ty tài chính, công ty bảo hiểm,
công ty kiểm toán, các cơ quan hành chính, ngân hàng trung ương và địa phương.
Thực tiễn cho thấy qua chặng đường hơn mười năm đào tạo khoa đã gặt hái
được nhiều thành công. Hiện nay khoa có hơn 8000 sinh viên đang theo học các
bậc Đại Học, Cao Đẳng và Trung Cấp, tỷ lệ sinh viên ra trường hàng năm chiếm
trên 80%. Chính điều đó luôn thôi thúc khoa cần phải có sự điều chỉnh sao cho tối
Trang 29
ưu nhất về chương trình đào tạo trên cơ sở kế thừa và vận dụng phù hợp điều kiện
thực tiễn đào tạo tại trường sao cho chất lượng đào tạo được tốt nhất. Thế nhưng
khoa cũng đang phải đang đối mặt với nhiều thách thức mà trong đó làm thế nào để
sinh viên đang học một mặt nắm vững lý thuyết một mặt có một môi trường thực
hành mang tính thực tế, đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể nhanh
chóng hòa nhập với công việc của mình mà không phải va vấp, bỡ ngỡ nhiều,
không phải qua đào tạo lại từ các doanh nghiệp.
Nhìn nhận được thực trạng như vậy, thiết nghĩ cần thiết hoàn thiện chương
trình đào tạo mà trọng tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy làm sao thích ứng
với mục tiêu đào tạo được những sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức vào
công tác thực tế, có năng lực thực hành tương đối thành thạo các nghiệp vụ chuyên
môn kế toán tài chính. Vì thế hơn lúc nào hết, hiện tại đang rất cần một phần mềm
“Kế Toán Mô Phỏng” ngay tại trường đại học Lạc Hồng để góp phần hoàn thành
nhiệm vụ của tập thể thầy cô khoa Tài Chính Kế Toán, hợp với phương châm nâng
cao chất lượng đào tạo của Đại học Lạc Hồng.
Xây dựng chương trình ”Mô Phỏng các qui trình kế toán ” lúc này không
những thỏa lòng mong mỏi của đông đảo sinh viên khoa tài chính kế toán mà còn
thể hiện được tính đồng bộ trong giảng dạy, tinh thần đoàn kết để cùng hợp tác
trong mục đích nâng cao, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đòi hỏi của
xã hội ngày nay. Mặt khác thể hiện sự đoàn kết, hợp tác, thống nhất giữa các khoa
trong trường. Mở ra giai đoạn “cùng hợp tác, cùng phát triển” giữa các khoa trong
trường Đại Học Lạc Hồng nói chung, khoa Công Nghệ Thông Tin – Tài Chính Kế
Toán nói riêng, từ đó phát huy được “nội lực” của tập thể giáo viên – sinh viên nhà
trường.
Trang 30
Chương III: GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN
III.1 QUI TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
III.1.1 Qui trình
Cùng với giáo viên khoa tài chính kế toán chúng tôi đã phối hợp làm rõ các
kiến thức về kế toán nói chung và qui trình “kế toán tiền lương” nói riêng. Cuối
cùng đi đến thống nhất và có sơ đồ biểu diễn qui trình như sau:
Bảng
lương
Các
Bảng
CC
Bắt
S
Vai trò Phòng
Kết
V
a
i
tr
Đ
S
Trang 31
III.1.2 Nguyên tắc chung
Định kỳ hàng tháng các bộ phận nộp bảng chấm công của bộ phận mình cho
phòng nhân sự biết rằng các bảng chấm công đó phải có chữ ký của trưởng bộ
phận, phòng nhân sự sẽ kiểm tra các bảng chấm công đó, nếu đúng phòng nhân sự
sẽ lập bảng công tổng hợp, ngược lại bảng chấm công bộ phận nào chưa đúng, sẽ
được phòng nhân sự yêu cầu làm lại.
Về phòng nhân sự sau khi lập xong bảng công tổng hợp sẽ chuyển nó cho kế
toán tiền lương, tương tự kế toán tiến lương cũng làm công việc kiểm tra bảng công
tổng hợp nếu thấy sai nó sẽ được trả về cho phòng nhân sự làm lại, ngược lại kế
toán tiền lương dựa vào đó để làm bảng lương. Bảng lương được chuyển đến cho
kế toán trưởng, kế toán trưởng kiểm tra và ký duyệt nếu nó đúng, ngược lại trả về
Trang 32
cho kế toán tiền lương để làm lại. Sau khi kế toán trưởng ký duyệt bảng lương
được chuyển đến cho thủ trưởng đơn vị ký trước khi nó được chuyển đến cho kế
toán thanh toán.
Hai khoa cũng đã thống nhất có năm nghiệp vụ của qui trình tính lương tương
đương năm vai trò của chương trình mà chúng tôi sẽ xây dựng bao gồm: Vai trò
trưởng một bộ phận, vai trò nhân viên nhân sự, vai trò kế toán tiền lương, vai trò kế
toán trưởng và vai trò thủ trưởng đơn vị.
Trong năm vai trò ấy, chủ yếu là vai trò nhân viên nhân sự - lập bảng công
tổng hợp và vai trò kế toán tiền lương – làm bảng lương, thẻ lương. Ngoài ra còn
có vai trò trưởng một bộ phận làm công việc chấm công, vai trò kế toán trưởng
kiểm tra và ký duyệt bảng lương và vai trò thủ trưởng đơn vị ký bảng lương. Do
đây là phiên bản đầu tiên cộng với việc các module xây dựng riêng lẻ chưa có sự
gắn kết nên chúng tôi sẽ triển khai cả năm vai trò để qui trình trọn vẹn ý nghĩa
nhất.
Với mong muốn làm sao cho sinh viên có thể học hỏi và làm quen công việc
một cách chủ động nhất, chương trình được thiết kế và xây dựng theo từng vai trò
như đã nêu trên theo hướng giản đơn nhất nhưng mô phỏng được công việc thực tế
và đặc biệt tránh được yếu tố chủ quan trong công việc của sinh viên.
III.2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
III.2.1 Cấu trúc các bảng dữ liệu
Hình 3.2: Cấu trúc cơ sở dữ liệu.
Trang 33
III.2.2 Ý nghĩa
Bảng TinhHuong: Quản lý các tình huống, chứa các thuộc tính.
MaTH: Mỗi tình huống có một mã duy nhất.
NoiDungTH: Nội dung của tình huống.
SoBP: Số bộ phận của doanh nghiệp trong mỗi tình huống.
TenDN: Tên doanh nghiệp ứng với mỗi tình huống.
DiaChi: Địa chỉ của doanh nghiệp ứng với mỗi tình huống.
Bảng NhanVien: Quản lý các nhân viên thuộc các bộ phận của doanh nghiệp,
bao gồm các thuộc tính.
MaNV: Mỗi nhân viên quản lý thông qua một mã duy nhất.
HoTenNV: Họ tên của nhân viên.
Trang 34
BoPhan: Tên bộ phận nhân viên trực thuộc.
ChucVu: Chức vụ của nhân viên.
Ngach: Là ngạch của nhân viên, thể hiện trình độ của nhân viên.
HeSo: Hệ số lương của nhân viên.
LuongCoBan: Lương cơ bản của nhân viên.
DonGiaCong: Đơn giá ngày công của nhân viên.
DonGiaSP: Đơn giá trên một đơn vị sản phẩm dành cho nhân viên sản xuất.
Bảng BangChamCong: Quản lý các bảng chấm công, gồm các thuộc tính.
MaBCC: Mã bảng chấm công.
MaNV: Nhân viên thuộc bảng chấm công.
[1],[2],[3],…[31]: Ngày trong tháng chấm công.
Bảng TongHop: Quản lý các bảng công tổng hợp, gồm các thuộc tính.
MaBTH: Mã bảng tổng hợp.
MaNV: Mã nhân viên thuộc bảng tổng hợp.
CongThoiGian: Số ngày công trong tháng của nhân viên.
SoSanPham: Số sản phẩm trong tháng của nhân viên sản xuất.
CongHuongCD: Số ngày công nghỉ được hưởng chế độ 100%.
Bảng BangLuong: Quản lý các bảng lương, bao gồm các thuộc tính.
MaBL: Mã của bảng lương, phân biệt giữa các bảng lương.
MaNV: Mã nhân viên thuộc bảng lương.
SoCong: Số ngày công trong tháng của nhân viên.
TienCong: Số tiền ứng với số công trong tháng của nhân viên.
SoNgayNghiCoPhep: Số ngày nhân viên nghỉ có lý do.
TienPhepTheoCheDo: Số tiền được hưởng theo qui định khi nghỉ có phép.
ThueTNCN: Tiền thuế thu nhập cá nhân.
Trang 35
CacKhoanTrichBH: Các khoản trích theo lương.
TongCong: Tiền thực lĩnh của nhân viên.
III.3 XÂY DỰNG CÁC VAI TRÒ
Việc xây dựng năm vai trò và để ứng với một tình huống bất kỳ thì mọi vai
trò đều có thể sử dụng chúng tôi xây dựng một menu có 5 lựa chọn, dù chọn lựa vai
trò nào cũng có những tình huống để chúng ta lựa chọn, các tình huống này hệ
thống sẽ lấy một cách ngẫu nhiên từ hệ thống, tiếp đến là một danh sách các công
việc của kế toán, từ danh sách này chúng ta phải chọn những công việc mà ứng với
vai trò mình phải làm ví dụ như vai trò trưởng một bộ phận là lập bảng chấm công,
vai trò nhân viên nhân sự là kiểm tra bảng chấm công các bộ phận và lập bảng
công tổng hợp, vai trò kế toán tiền lương thì kiểm tra bảng công tổng hợp, làm
bảng lương và các thẻ lương cho nhân viên, vai trò kế toán trưởng là kiểm tra và ký
duyệt bảng lương, cuối cùng thủ trưởng đơn vị sẽ ký duyệt bảng lương. Sau khi
chọn lựa đúng công việc ứng với vai trò tương ứng thì lần lượt các công việc được
thực hiện cụ thể chúng tôi trình bày trong phần kết quả đạt được.
Ngoài ra chúng tôi cũng xây dựng hệ thống trợ giúp phục vụ cho việc cập
nhật các văn bản, qui định của bộ tài chính, các biểu mẫu và các xử lý tình huống
mẫu.
Module quản lý tình huống giúp giáo viên có thể cập nhật nhật danh sách
tình huống, làm phong phú hơn sự lựa chọn tình huống thực tập cho sinh viên.
III.4 TRÌNH BÀY TÌNH HUỐNG MẪU
III.4.1 Nội dung tình huống
Chẳng hạn có 1 tình huống cần tính lương như sau:
Vào 8/2009 cần tính lương cho hai bộ phận Kế Toán(KT) có 7 nhân viên và
Nhân Sự(NS) có 8 nhân viên. Biết rằng:
Trong tháng bộ phận kế toán có Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Quốc Huy đi
học bồi dưỡng nghiệp vụ nên nghỉ từ ngày 1 đến ngày 5, Lý Thị Thu Hiền nghỉ 3
ngày vì bị bệnh nhưng không xin phép(ngày 15, 16 và 17).
Trang 36
Bộ phận nhân sự thì có nhân viên Trần Đại phải nghỉ 6 ngày vì tai nạn giao
thông (từ ngày 15 đến ngày 20).
Lương tối thiểu được áp dụng để tính lương tháng này là 750000vnđ.
Chúng tôi thể hiện một số cột cần thiết để tính được lương trong bảng công
tổng hợp được lập dựa vào tình huống trên như sau:
Mã
NV
Họ Tên NV
H
ệ
số
ĐGC
S
C
CH
CĐ
KT0
1
Nguyễn Thị Bạch
Tuyết
2.
34
250.0
00
26 0
KT0
2
Nguyễn Quốc Huy
2.
1
130.0
00
21 5
KT0
3
Lý Thị Thu Hiền
2.
1
130.0
00
23 0
KT0
4
Trần Phương Thảo
2.
1
130.0
00
26 0
KT0
5
Lý Bích
2.
1
130.0
00
26 0
KT0 Nguyễn Văn Hải 2. 130.0 21 5
Bảng 3.1: Bảng Công Tổng hợp (Rút trích các cột liên quan tính lương)
Trang 37
6 1 00
KT0
7
Phan Thị Hằng
2.
1
130.0
00
26 0
N001 Võ Tuấn Anh
2.
34
200.0
00
26 0
N002 Trương Định
2.
34
180.0
00
26 0
N003 Lý Thị Mai
2.
1
130.0
00
26 0
N004 Trần Đại
2.
1
130.0
00
20 6
N005 Lê Phú
2.
1
130.0
00
26 0
N006 Nguyễn Văn Phúc
2.
1
130.0
00
26 0
N007 Đào Anh Tú
2.
1
130.0
00
26 0
N008 Nguyễn Trân
2.
1
130.0
00
26 0
Trang 38
III.4.2 Tính lương và các khoản trích theo lương
a) Thông tin chung
Lương được tính theo 2 hình thức lương theo sản phẩm và lương theo thời
gian tùy vào từng công ty, đơn vị áp dụng cho các bộ phận.
Nếu tính lương theo lương sản phẩm thì Lương= Số lượng * Đơn giá
Nếu lương được tính theo thời gian thì Lương= Số ngày công * Đơn giá ngày
công
Ở đây tính lương phải dựa vào mức lương tối thiểu do nhà nước qui định, tùy
vào mỗi thời điểm sẽ có những mức lương tối thiểu khác nhau.
Các trường hợp nghỉ phép như: Ốm, đi học, thai sản, dưỡng sức, việc
riêng…đều phải có đơn xin phép và phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị (đơn
này do người lao động tự viết không có biểu mẫuu thống nhất).
Trong đó nghỉ thai sản các chứng từ gồm: Giấy hưởng chế độ BHXH, giấy ra
viện, giấy chứng sinh và giấy khai sinh, đơn nghỉ thai sản, Số tiền được hưởng = 4
tháng * lương cơ bản của sáu tháng trước + 2 tháng lương tối thiểu ( tả lót)
Nghỉ dưỡng sức:
Sinh thường ( nghỉ được 5 ngày).
Số tiền được hưởng = 5 ngày * 25% * lương tối thiểu.
Sinh mổ ( nghỉ được 7 ngày).
Số tiền được hưởng = 7 ngày * 25% * lương tối thiểu.
Lương cơ bản = Hệ số lương * mức lương tối thiểu.
Đi học ( nếu có đơn): Số tiền được hưởng= 70% lương.
Nghỉ việc riêng được hưởng chế độ bảo hiểm:
Số tiền được hưởng = Số ngày nghỉ * (75% * Lương cơ bản : 26).
Đóng thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) được tính như sau:
TTNCN = (Tiền lương + Lương hưởng BHXH – 4.000.00 )*5%
Trang 39
Nếu: Tiền lương + Lương hưởng BHXH < 4.000.000 thì không phải đóng
TTNCN.
Đối với việc tính lương theo sản phẩm:
Tiền lương = số lượng sản phẩm * đơn giá.
Các khoản trích theo lương sẽ căn cứ vào mức lương cơ bản.
Mức trích đưa vào chi phí = Mức lương tối thiểu * Hệ số lương * 20%
Mức trích trừ vào lương = Mức lương tối thiểu * Hệ số lương * 7%
Tiền lương thực lãnh = Lương + Phụ cấp + Trách nhiệm – Các khoản trích
theo lương.
Đối với việc tính lương theo thời gian:
Tiền lương = Số ngày công * đơn giá ngày công
Mức trích đưa vào chi phí = Mức lương tối thiểu * Hệ số lương * 20%
Mức trích trừ vào lương = Mức lương tối thiểu * Hệ số lương * 7%
Tiền lương thực lãnh = Lương + Phụ cấp + Trách nhiệm – Các khoản trích
theo lương.
b) Áp dụng cụ thể
Dựa vào các thông tin trong bảng công tổng hợp nêu trên ta sẽ tính
lương cho từng nhân viên như sau:
Nhân viên: Nguyễn Thị Bạch Tuyết
Tiền lương theo thời gian = 26 * 250.000 = 6.500.000
Lương được hưởng BHXH = 0
Trừ vào lương đóng BHXH = 750.000 * 2.34 * 7% = 122.850
Thuế thu nhập cá nhân = (6.500.000 + 0 – 4.000.000 )*5% = 125.000
Thực lãnh = 6.500.000 + 0 – 122.850 – 125.000= 6.252.150 VN
Trang 40
Nhân viên: Nguyễn Quốc Huy
Tiền lương theo thời gian = 21 * 130.000 = 2.730.000
Lương được hưởng BHXH = 5 * 750.000 * 2.1 * 75% : 26
=227.163,4615
Trừ vào lương đóng BHXH = 750.000 * 2.1 * 7% = 110.250
Thuế thu nhập cá nhân = 0
Thực lãnh = 2.730.000 + 227.163,4615 – 110.250= 2.846.913,462
VNĐ
Nhân viên: Nguyễn Văn Hải (giống trường hợp Nguyễn Quốc Huy)
Nhân viên: Lý Thị Thu Hiền
Tiền lương theo thời gian = 23 * 130.000 = 2.990.000
Lương được hưởng BHXH = 0
Trừ vào lương đóng BHXH = 750.000 * 2.1 * 7% = 110.250
Thuế thu nhập cá nhân = 0
Thực lãnh = 2.990.000 – 110.250= 2.879.750 VNĐ
Nhân viên: Võ Tuấn Anh
Tiền lương theo thời gian = 26 * 200.000 = 5.200.000
Lương được hưởng BHXH = 0
Trừ vào lương đóng BHXH = 750.000 * 2.34 * 7% = 122.850
Thuế thu nhập cá nhân = (5.200.000 + 0 – 4.000.000)*5% = 60.000
Thực lãnh = 5.200.000 – 122.850 – 60.000 = 5.017.150 VNĐ
Nhân viên: Trương Định
Tiền lương theo thời gian = 26 * 180.000 = 4.680.000
Lương được hưởng BHXH = 0
Trang 41
Trừ vào lương đóng BHXH = 750.000 * 2.34 * 7% = 122.850
Thuế thu nhập cá nhân = (4.680.000 + 0 – 4.000.000)*5% = 34.000
Thực lãnh = 4.680.000 – 122.850 – 34.000 = 4.523.150 VNĐ
Nhân viên: Trần Đại
Tiền lương theo thời gian = 20 * 130.000 = 2.600.000
Lương được hưởng BHXH = 6 * 750.000 * 2.1 * 75% : 26
=272.596,1538
Trừ vào lương đóng BHXH = 750.000 * 2.1 * 7% = 110.250
Thuế thu nhập cá nhân = 0
Thực lãnh = 2.600.000 + 272.596.1538 – 110.250= 2.762.346,154
VNĐ
Nhân viên: Trần Phương Thảo
Tiền lương theo thời gian = 26 * 130.000 = 3.380.000
Lương được hưởng BHXH = 0
Trừ vào lương đóng BHXH = 750.000 * 2.1 * 7% = 110.250
Thuế thu nhập cá nhân = 0
Thực lãnh = 3.380.000 – 110.250 = 3.269.750 VNĐ
Nhân viên: Lý Bích, Phan Thị Hằng, Lý Thị Mai, Lê Phú, Nguyễn Văn
Phúc, Đào Anh Tú, Nguyễn Trân lương được tính giống trường hợp cảu
nhân viên Trần Phương Thảo.
III.5 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ đề
ra, đó là: xây dựng chương trình mô phỏng qui trình kế toán tiền lương để giúp
người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công tác, đã tạo ra một môi
trường thực hành để họ thành thạo về nghiệp vụ, vững vàng về tay nghề để biết
Trang 42
phối hợp, hòa nhập vào công tác thực tế - công tác với đồng nghiệp trong mối quan
hệ chuyên môn nghề nghiệp.
Trên giao diện chính này có năm nút tương ứng với năm vai trò của chương
trình mô phỏng:
Hình 3.3: Giao diện chính phần mềm mô phỏng qui trình kế toán tiền lương.
Trang 43
Hình 3.4: Vai trò trưởng các bộ phận.
Hình 3.5: Vai trò nhân viên Nhân sự.
Trang 44
Dưới đây là một thử nghiệm trên chương trình vừa xây dựng xong:
Hình 3.7: Vai trò Kế toán tính lương.
Hình 3.6: Vai trò Kế toán trưởng.
Hình 3.8: Vai trò Thủ trưởng đơn vị.
Trang 45
Ví dụ 3.1: Giả sử có một tình huống cần tính lương với nội dung như sau:
Yêu cầu tính lương tháng 8/2009 cho hai bộ phận Kinh Doanh (KD) và Hành
Chính (HC). Biết lương tối thiểu được áp dụng trong trường hợp này là
650.000vnđ. Trong đó:
Bộ phận kinh doanh có 5 nhân viên, trong tháng có Nguyễn Văn Điệp nghỉ
vào ngày 3, 4 và Trương Tuệ nghỉ ngày vào 16,17 hai người này nghỉ do bị bệnh
và đều có xác nhận của bác sĩ.
Bộ phận Hành Chính có 6 nhân viên, trong tháng có Nguyễn Dũng, Nguyễn
Thị Bé nghỉ một ngày không lý do(20/8) và Võ Hồng Gấm nghỉ từ ngày1/8 đến
10/8 để lập gia đình.
Lưu ý: Thực hiện chương trình như sau:
Đây là một tình huống yêu cầu tính lương theo thời gian. Tình huống yêu cầu
tính lương tháng 8/2009 cho 2 bộ phận Kinh doanh và Hành chính.
Chạy phần mềm mô phỏng qui trình tính lương, chọn nội dung tình huống
như hình 5.3. Trên màn hình này có thể đổi tình huống mới, và chọn tình huống có
nội dung như trên. Trong tình huống này, tôi chọn vai trò là trưởng bộ phận thì sẽ
thực hiện những bước sau:
Đầu tiên sẽ yêu cầu chọn tình huống để thao tác. Chương trình cho phép đổi
bất kì tình huống nào trong các tình huống đã được thiết lập sẵn.
Trang 46
Sau khi nhấn nút “Chọn” thì vai trò này phải chọn công việc liên quan đến
trưởng bộ phận. Màn hình dưới cho thấy ô bên trái là danh sách công việc kế toán.
Trưởng bô phận làm những công việc gì thì chuyển công việc đó qua ô bên phải.
Hình 3.9: Giao diện chọn tình huống.
Trang 47
Hình 3.10: Giao diện trưởng bộ phận chọn công việc.
Hình 3.11: Giao diện trưởng bộ phận đã chọn công việc.
Trang 48
Sau khi trưởng bộ phận đã chọn công việc thì nhấn nút “Bắt Đầu” để thực
hiện công việc đã chọn.
Lúc này, phải nhập số bảng công cần lập là 2 theo nội dung tình huống đã nêu
ở trên. Một màn hình khác hiện ra như sau:
Hình 3.12: Giao diện mô tả viêc chấm công thực hiện bằng
Trang 49
Lúc đó, những bộ phận chấm công được chọn sẽ được chuyển sang ô bên
phải.
Hình 3.13: Giao diện chọn bộ phận cần lập bảng chấm
Hình 3.14: Giao diện các bộ phận chấm công đã được
Trang 50
Lập bảng chấm công cho bộ phận Kế toán thì nhấp chuột vào KT, và nếu là
bộ phận Nhân sự thì là NS.
Khi nhấp vào KD hoặc HC hệ thống sẽ phát sinh ra bảng chấm công ngẫu
nhiên, bảng này có thể đúng, có thể sai.
Nhiệm vụ của vai trò Trưởng bộ phận là phải kiểm tra bằng mắt xem bảng
chấm công đó là đúng hay là sai so với nội dung tình huống đã chọn.
Nếu đã đúng với nội dung tình huống thì vai trò phải thực hiện kí tên vào
bảng mình lập rồi nhấn nút “Đồng Ý”. Ngược lại, nếu chưa đúng thì sẽ nhấn nút
“Làm Lại” để hệ thống phát sinh bảng chấm công khác.
Đồng thời, vai trò có thể xem lại nội dung bất cứ khi nào muốn bằng cách
nhấn nút “Nội dung tình huống >>”. Tương tự, sau đây là bảng chấm công của bộ
phận Hành Chính.
Hình 3 15: Bảng chấm công bộ phận Kinh doanh
Trang 51
Sau khi đã lập xong bảng chấm công của hai bộ phận Kinh doanh và Hành
chính thì hai mục KD và HC ở ô bên trái màn hình sẽ chuyển sang bên phải. Hình
ảnh sau cho thấy việc lập bảng chấm công đã hoàn thành.
Hình 3 16: Bảng chấm công bộ phận Hành chính
Hình 3 17: Đã hoàn thành việc chấm công
Trang 52
Nhấn nút “OK” sẽ có thông báo chuyển các bảng chấm công này đi đến bộ
phận hay phòng ban nào trong cơ quan. Tiếp theo là giao diện chuyển tiếp.
Nếu chuyển bảng chấm công đến đúng bộ phận, phòng ban thì sẽ xuất hiện
giao diện chúc mừng đã hoàn thành vai trò thể hiện. Ngược lại nếu chuyển tiếp 3
lần liên tục không đúng phòng ban thì sẽ phải chọn lại vai trò để thực hiện lại công
việc kế toán trong qui trình.
Hình 3 18: Giao diện chuyển tiếp
Trang 53
Như vậy là đã hoàn thành vai trò trưởng các bộ phận. Nếu muốn thực hiện
tiếp chương trình ở những vai trò khác thì chọn menu “Tiếp Tục”. Ngược lại, muốn
thoát qui trình thì chọn “Thoát”.
Nếu chọn vai trò nhân sự thì phần mền sẽ có giao diện về công việc của vai
trò này và bảng chấm công tổng hợp ứng với tình huống nêu trên là:
Hình 3 19: Giao diện chúc mừng hoàn thành vai trò
Hình 3 20: Công việc của nhân viên nhân sự phải thực
Trang 54
Nếu chọn vai trò Kế toán tiền lương thì chương trình sẽ có giao diện để nhân
viên tính lương lựa chọn công việc phù hợp với vai trò mình đang đóng. Ngoài ra
còn có màn hình mô phỏng bảng lương ứng với tình huống đã chọn.
Hình 3 21: Kết quả bảng chấm công tổng hợp
Trang 55
Sau khi có lập được bảng lương hoàn chỉnh, thì thông tin về lương tháng của
mỗi nhân viên sẽ được rút trích ra và tạo nên thẻ lương. Vai trò này phải nhấp
chuột vào từng dòng tương ứng với từng nhân viên trong bảng lương đã được ký
duyệt để tạo ra hình ảnh thẻ lương của từng nhân viên.
Hình 3 22: Công việc kế toán lương phải thực hiện
Hình 3 23: Bảng lương ứng với tình huống trong ví dụ
Trang 56
Nếu chọn vai trò Kế toán trưởng, thì phần mềm sẽ có màn hình mô tả lại công
việc của vai trò này, màn hình thể hiện việc kiểm tra và ký duyệt bảng lương trong
trường hợp bảng lương này đã đúng với yêu cầu của tình huống nêu trên.
Hình 3 24: Hình ảnh thẻ lương
Trang 57
Bảng lương sau khi Kế toán trưởng ký duyệt sẽ được chuyển tiếp đến Thủ
trưởng đơn vị để được vai trò này kiểm tra và ký duyệt.
Lúc này, nếu vai trò đang chọn là Thủ trưởng đơn vị thì có thể ký duyệt lên
bảng lương đã được Kế toán trưởng kiểm tra và ký tên, hay vai trò này hiện tại
Hình 3 25: Hình ảnh chọn công việc của vai trò Kế toán trưởng
Hình 3 26: Hình ảnh Kế toán trưởng đã ký duyệt bảng
Trang 58
đang bận việc gì đó hoặc đang đi công tác thì bảng lương này sẽ bị từ chối hoặc ký
vào lúc khác. Chúng tôi xây dựng như vậy là nhằm sát với thực tế cũng có trường
hợp đó xảy ra.
Bảng lương sau khi đã có đầy đủ chữ ký của 3 vai trò: Kế toán tiền lương, Kế
toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị thì sẽ được chuyển cho Kế toán thanh toán. Như
vậy là qui trình đã kết thúc.
Trong suốt quá trình thao tác ở bất kì vai trò nào luôn có mục trợ giúp “?”
nằm ở dưới góc phải màn hình phần mềm. Trong mục này có phần lý thuyết tổng
quan, các loại biểu mẫu, các qui định và các ví dụ mẫu.
Hình 3 27: Thủ trưởng đơn vị đã ký duyệt bảng lương
Trang 59
Trong màn hình này, có hoạt cảnh được thiết kế bằng flash để tăng thêm sự
sinh động, có menu trợ giúp gồm: thông tin chung, các loại mẫu biểu liên quan, các
qui định, cùng các ví dụ mẫu để hỗ trợ sinh viên trong việc vận dụng lí thuyết vào
thực hành.
Hình 3 28: Màn hình trợ giúp
Trang 60
Chẳng hạn, chọn mục ví dụ mẫu thì sẽ có giao diện như sau:
Hình 3 29: Hinh ảnh ví dụ mẫu
Trang 61
Trên đây là một số giao diện đặc trưng khi chạy thử nghiệm chương trình,
và đó cũng là kết quả đạt được của trong công trình nghiên cứu của chúng tôi thời
gian qua.
KẾT LUẬN
ĐÁNH GIÁ
Với kết quả phần mềm đạt được đã phần lớn giải quyết được những vấn
đề đặt ra. Một qui trình tính lương và các khoản trích theo lương rất phức tạp gồm
nhiều công đoạn làm cho người học khó vận dụng vào thực tế. Thế nhưng, đó cũng
là điều tâm đắc của chúng tôi đã làm được, đó là chúng tôi đã chia nhỏ được qui
trình này dựa trên việc mô phỏng lại các công đoạn đó thành các vai trò trong
chương trình. Với mỗi vai trò sẽ có nhiệm vụ thực thi tương ứng với từng công
việc ở mỗi công đoạn. Chương trình chúng tôi xây dựng gồm 5 vai trò đó là:
Trưởng các bộ phận, nhân viên Nhân sự, nhân viên Kế toán tính lương, Kế toán
trưởng, Thủ trưởng đơn vị. Những vai trò này đã thể hiện gần như là đầy đủ các
công việc liên quan đến kế toán tiền lương trong môi trường lao động thực tế. Đây
là cái hay của chương trình mà chúng tôi đã xây dựng được. Điều đó đã làm cho
qui trình từ phức tạp trở nên giản đơn, giúp người học dễ hiểu, dễ vận dụng lý
thuyết vào thực hành tạo nên cái thực tế mang lại hiệu quả cho công tác đào tạo.
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ đề
ra, đó là: xây dựng chương trình mô phỏng qui trình tính lương và thanh toán
Trang 62
lương chạy trên máy tính để giúp người học có thể dễ dàng nắm bắt các công việc
kế toán. Sau đây là một vài kết quả đạt được:
Đề tài đã mô phỏng được quy trình tổng quát cũng như các bước thực
hiện trong quy trình Kế tóan tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh
nghiệp.
Giao diện đơn giản và các bước thực hiện được cụ thể hóa tương đối gần
với thực tế giúp sinh viên có thể dễ dàng hình dung và thực hiện phần hành hiệu
quả.
Đề tài giúp cho sinh viên có thể hệ thống lại các kiến thức cơ bản nhất về
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đồng thời còn giúp sinh viên có
cơ hội trải nghiệm những kiến thức về lý thuyết đã được học ở trường trong thực
tế của doanh nghiệp.
Bộ số liệu chính xác đã nêu và xử lý một số tình huống thường xảy ra
trong thực tế.
Sinh viên có thể đứng ở tất cả các vai trò liên quan đến quy trình trong
doanh nghiệp.
Chúng tôi đã xây dựng được vai trò của từng nhân vật có liên quan trong
quá trình tính lương trong công ty.
Sau khi hoàn tất, dung lượng chương trình đã đóng gói là 6.18MB và cần
11.5MB bộ nhớ để cài đặt và lưu trữ dữ liệu. Với mục tiêu mô phỏng trực quan qui
trình kế toán thực tế, vì vậy vấn đề hình ảnh đồ họa được đưa vào sử dụng trong
chương trình là khá phổ biến dễ dẫn đến việc tăng dung lượng chương trình, xong,
chúng tôi đã giảm thiểu được mối lo ngại này với sản phẩm hình tĩnh từ photoshop
(for web) và hình động từ flash hoặc Axialis CursorWorkshop.
Chương trình đã được chạy thử nghiệm trên nhiều loại máy tính đơn có phạm
vi cấu hình của chúng khá rộng từ Centrino 1,73GB và 1GB RAM cho đến Core 2
Duo 2,4GHz và 2,7GB RAM hoặc đã từng cài đặt và chạy thử trên hệ thống 30
máy tính chia xẻ dữ liệu trong một mạng nội bộ có cấu hình chung là Core 2 Duo,
2.2GHz và 1GB RAM. Hiện nay, chương trình sử dụng các tình huống minh họa
Trang 63
một cơ quan tối đa có 7 bộ phận (phòng ban), mỗi bộ phận khoảng 10 nhân viên,
như vậy với khoảng dưới 100 dòng dữ liệu hiện có và với phương pháp truy xuất
dữ liệu đang được sử dụng trong chương trình chủ yếu là random thì chỉ mất
khoảng 1/1000 của phút để xuất kết quả. Ước tính, trên thực tế, nếu cơ quan có 100
bộ phận, mỗi bộ phận có 100 nhân viên thì số dòng dữ liệu cũng chỉ tăng đến
10000 dòng thì chi phí thời gian duyệt dữ liệu vẫn nằm trong khoảng chấp nhận
được. Điều này cho thấy, phần mềm không đòi hỏi quá cao về cấu hình máy tính.
Dự đoán, măc dù các hãng sản xuất máy tính liên tục tung ra thị trường những sản
phẩm có cấu hình phần cứng ngày càng được nâng cao nhưng chương trình vẫn có
thể sử dụng cho nhiều cấu hình máy cao hơn trong thời gian dài về sau mà vẫn
chưa lạc hậu.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian ngắn ngủi để tiếp cận với những vấn
đề chuyên ngành kế toán rất phức tạp nên không trách khỏi sự bỡ ngỡ, khó khăn.
Vì vậy bước đầu chúng tôi mới xây dựng hoàn thiện được việc mô phỏng cho công
việc tính lương đối với công nhân viên làm việc tính theo thời gian, còn đối với
công nhân viên làm việc tính theo đơn vị sản phẩm thì chưa kịp hoàn thiện. Mặt
khác chương trình mô phỏng qui trình chưa phân cấp được mức độ để áp dụng cho
từng khóa sinh viên theo hệ đào tạo, mà chương trình xây dựng hiện thời này chủ
yếu phục vụ cho việc vận dụng lý thuyết vào thực hành của sinh viên chuyên ngành
kế toán – tài chính năm cuối. Vì đây là một qui trình riêng lẻ nên dữ liệu đầu vào ở
mỗi vai trò không phải là dữ liệu thật nên chúng tôi phải giả lập chúng, nên hướng
giải quyết ở đây là mỗi khi bắt đầu một vai trò thì sẽ hiển thì ngẫu nhiên (Random)
các dữ liệu đầu vào để người học chọn, thao tác và xử lí đúng sai bằng mắt, nếu dữ
liệu đầu vào sai thì được phép trả lại. Điều này tương ứng với Random và cũng
phù hợp với thực tế. Khi có dữ liệu đầu vào là thật thì đề tài chuyển sang hướng xử
lí dữ liệu thật thay cho việc random hiện tại.
Để thao tác được tốt trên chương trình mô phỏng này đòi hỏi sinh viên
chuyên ngành phải được trang bị đầy đủ lượng kiến thức của phần lý thuyết cơ bản
của môn kế toán tài chính có liên quan đến phần kỹ năng thực hành. Đây là yêu cầu
đầu vào, là yếu tố cần và đủ để đảm bảo chất lượng thực hành của đầu ra là người
học tiếp cận được với cái mô phỏng gần như thực tế ở cơ quan, đơn vị trong
Trang 64
chương trình để rồi rút ra được những bài học thực tiễn bổ ích những thao tác cần
thiết để sau khi ra trường có khả năng đáp ứng được các đòi hỏi cần thiết của các
đơn vị về cung cách làm việc và kỹ năng tiến hành công việc… từ đó sẽ phát huy
được năng lực của mình một cách có hiệu quả nhất. Đây cũng là điều mong muốn
của cơ sở đào tạo, đồng thời là mục tiêu để hoàn thiện chương trình mô phỏng này.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Thời gian làm đề tài chúng tôi đã tìm tòi nghiên cứu những kiến thức chuyên
ngành kế toán tài chính cũng như các kiến thức chuyên môn, cuối cùng kết quả đạt
được phần nào đã làm chúng tôi hài lòng. Do một số nguyên nhân khách quan nên
chương trình cần phải hoàn thiện hơn nữa trong thời gian tiếp theo để có được kết
quả mỹ mãn nhất, một số hướng phát triển theo chúng tôi gồm có:
Tiếp tục xây dựng phần tính lương theo sản phẩm bổ sung cho qui trình.
Tăng cường hình ảnh động, tăng tính tương tác, toát lên được trạng thái cám xúc
nhân vật để việc mô phỏng gần với thực tế hơn, giữa các nhân vật cần có thêm “ngôn
ngữ giao tiếp” theo qui trình.
Phân cấp mức độ khó, dễ khác nhau để dùng cho nhiều trình độ khác nhau như
sinh viên hệ Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp. Trong từng hệ lại có từng mức độ khác
nhau như sinh viên năm nhất, năm hai,.. .
Hoàn thiện hơn nữa phần trợ giúp để có thể giúp cho những người mới bắt đầu
học, tự học mà không qua trường lớp cũng có thể thao tác được như những hộ kinh
doanh nhỏ…
Xây dựng và hoàn thiện module riêng quản lí tình huống nhằm phục vụ cho việc
tạo tình huống mới của giáo viên.
KẾT LUẬN
Mô hình sau khi hoàn thành sẽ giúp các sinh viên chuyên ngành kế toán có
một môi trường thực tập có khả năng thay thế môi trường thực tế. Từ đó giúp
Trang 65
người học có sự hình dung rõ ràng hơn về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ mà
họ phải giải quyết khi tham gia lao động trong môi trường thực tế.
Với thực trạng hiện tại, phần mềm hoàn thành tốt sẽ mang lại lợi ích không nhỏ
cho các sinh viên trong việc học tập, trao dồi kĩ năng. Đồng thời giải quyết được vấn
đề nan giải khi tìm môi trường thực tập thực tế cho các sinh viên cuối khóa tại các cơ
quan, xí nghiệp trong địa bàn tỉnh nhà và các vùng lân cận. Tạo điều kiện thuận lợi để
các cơ sở đào tạo có thể đào tạo ra những nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp
ứng cho nhu cầu xã hội ngày nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao_cao_NCKH.pdf
- Bai_bao_NCKH.pdf