Mối quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh và chất lượng sản phẩm
Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo:nghiên
cứu các chiến lược khác có ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm như thế nào, các
doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp lớn
có ảnh hưởng ra sao.
47 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4061 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ giữa chiến lược cạnh
tranh và chất lượng sản phẩm
Thực hiện: Nhóm 15
Lớp: CHKT K22 – Đêm 3
GVHD: ThS. Đinh Thái Hoàng
The relationship between competitive
strategies and product quality
2NỘI DUNG
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2
KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU4
3I. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3. Khe hổng nghiên cứu
4MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Muc tiêu nghiên cứu tổng quát:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chiến lược
cạnh tranh và chất lượng sản phẩm
5Có 2 mục tiêu cụ thể:
Kiểm tra sự ảnh hưởng của các chiến lược cạnh
tranh: chiến lược khác biệt (differentiation) và
chiến lược chi phí thấp (cost leadership) đến hiệu
suất chất lượng.
Kiểm tra sự tương tác đồng thời của 2 chiến lược
này đến hiệu suất chất lượng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
6ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Các nhà quản lý đang nắm giữ
các chức vụ quan trọng về lĩnh vực: tài
chính, nhân sự, quản trị, marketing
Phạm vi: Các công ty thuộc lĩnh vực sản
xuất ở nước Úc
7KHE HỔNG NGHIÊN CỨU
Một vài nghiên cứu kiểm tra hiệu suất chất lượng
được sử dụng hiệu quả như thế nào như là một cơ sở
cho việc thực hiện chiến lược cạnh tranh của các
doanh nghiệp
Các nghiên cứu khác cho thấy một số mâu thuẫn liên
quan đến việc định hướng chiến lược hướng đến hiệu
suất chất lượng, đặc biệt là giữa sự khác biệt và chi phí
thấp.
Nghiên cứu này kiểm tra mối liên kết giữa hiệu
suất chất lượng với 2 chiến lược cạnh tranh – chi phí
thấp và khác biệt hóa để cung cấp một sự am hiểu tốt
hơn về mức độ chất lượng đưa ra cho phù hợp với
từng chiến lược
81. 1. Những nghiên cứu trước đây
2. Giả thuyết nghiên cứu
3. Biến nghiên cứu
9Porter (1980) cho rằng chi phí thấp và sự
khác biệt biểu hiện hai cách tiếp cận khác
nhau về cơ bản để đạt được lợi thế cạnh
tranh.
Chi phí thấp và sự khác biệt
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
10
- Chiến lược chi phí thấp: đạt được lợi nhuận trên
mức trung bình so với các đối thủ cạnh tranh thông
qua giá thấp bằng cách hướng tất cả các thành phần
của các hoạt động theo hướng giảm chi phí.
- Chiến lược khác biệt: xây dựng lợi thế cạnh tranh
bằng cách cung cấp các sản phẩm độc đáo được đặc
trưng bởi các tính năng có giá trị, chẳng hạn như sự
đổi mới, chất lượng và dịch vụ khách hàng.
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
11
Porter (1985): về cơ bản 2 chiến lược này không phù
hợp với nhau, và do đó, các doanh nghiệp phải thực hiện
một sự lựa chọn giữa chúng.
Hill, 1988; Miller, 1992: 2 chiến lược này không chỉ có
thể thực hiện kết hợp được cho các công ty mà còn sẽ tạo
ra lợi thế cạnh tranh.
Porter (1991): lợi thế cạnh tranh có thể được chia thành
hai loại cơ bản: chi phí thấp hơn so với đối thủ, hay khả
năng để phân biệt và kiểm soát một mức giá cao vượt quá
mức chi phí phụ thêm. Bất kỳ công ty có cách thực hiện
tốt đã đạt được một loại lợi thế khác, hoặc cả hai.
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
12
Chất lượng là lợi thế cạnh tranh
Chất lượng được xem là nguồn gốc của lợi
thế cạnh tranh (Forker et al, 1996; Hans và
Will, năm 1993; Raghunathan et al, 1997
Hill, 1988; Miller.
Chất lượng phải được thông qua như là một
mục tiêu chiến lược trong các tổ chức
(Adam, 1992; Garvin, 1988; Schönberger,
năm 1992).
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
13
Mối liên hệ giữa chất lượng và chiến lược
cạnh tranh
- Các lập luận mâu thuẫn liên quan đến mối liên hệ
giữa chiến lược khác biệt hóa, chiến lược chi phí thấp
và chất lượng sản phẩm.
- Chất lượng phù hợp với chiến lược khác biệt:Chất
lượng là một cơ sở chính cho chiến lược khác biệt
hóa. (Porter 1980)
- Chất lượng thường đòi hỏi vật liệu đắt tiền hơn dẫn
đến chi phí cao hơn (Philips et al. 1983)
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
14
Chất lượng liên quan đến cắt giảm chi phí.
Kroll et al, 1999;. Philips et al, 1983.
Deming (1982)
Crosby (1979); Juran và Gyrna (1993)
Ardalan et al, 1992;. Millar, 1999
Beheshti, 2004; Hunt, 1993; Montes et al, 2003;.
Ross, 1995
Maani et al. (1994)
Raisinghani et al, 2005
Về bản chất, trường phái này cho rằng không có
xung đột giữa chất lượng và chi phí, trái ngược với
quan điểm truyền thống, cho rằng chất lượng cao hơn
có nghĩa là chi phí cao hơn
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
15
Chất lượng cao dẫn đến sự khác biệt và chi phí
thấp.
Belohlav (1993)
Corbett và van Wassenhove (1993); Flynn và
Flynn (2004); Flynn et al (1999); Noble (1995)
Reed et al. (1996)
Gale và Klavans (1985); Hồ et al (2005);.
Reitsperger et al (1993).
cạnh tranh về chất lượng sẽ cung cấp cho các
công ty có lợi thế kép bằng cách cung cấp cho
khách hàng sản phẩm với cả sự khác biệt và chi phí
thấp hơn
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
16
Các lập luận mâu thuẫn liên quan đến mối liên hệ
giữa chiến lược khác biệt hóa, chiến lược chi phí
thấp và chất lượng sản phẩm.
Chất lượng phù hợp với chiến lược khác biệt:
- Chất lượng là một cơ sở chính cho chiến
lược khác biệt hóa. (Porter 1980)
- Chất lượng thường đòi hỏi vật liệu đắt tiền
hơn dẫn đến chi phí cao hơn (Philips et al. 1983)
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
17
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa chiến lược
khác biệt và hiệu suất chất lượng.
H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa chiến lược
chi phí và hiệu suất chất lượng.
H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa sự tương
tác đồng thời giữa chiến lược khác biệt và chiến
lược chi phí thấp trong việc dự báo hiệu suất chất
lượng.
18
BIẾN NGHIÊN CỨU
Biến độc lập 1: Sự khác biệt hóa
Biến độc lập 2: Chi phí thấp
Biến phụ thuộc: Chất lượng sản phẩm (biến hiệu
suất chất lượng chỉ là 1 yếu tố để đo lường chất
lượng sản phẩm)
19
1. Dạng thiết kế nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Mẫu
4. Thang đo
5. Các chiến lược cạnh tranh
6. Hiệu suất chất lượng
7. Xử lý dữ liệu
20
DẠNG THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Sử dụng thiết kế nghiên cứu nhân quả để
kiểm định 3 giả thuyết đã nêu ở trên.
21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp thực nghiệm và phương
pháp định lượng:
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm để xét sự
ảnh hưởng của các biến độc lập: biến chi phí
thấp, biến khác biệt chất lượng đến biến phụ
thuộc: hiệu suất chất lượng.
- Sử dụng phương pháp định lượng để kiểm
định giả thuyết.
22
Phương pháp chọn mẫu phi xác suất: Chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
23
Gửi bảng câu hỏi đến 1000 nhà quản lý.
150
unmarked
656
without
answers
92 non-
manufact
uring
102
final
sample
QUY TRÌNH CHỌN MẪU
QUY TRÌNH CHỌN MẪU
25
- Người khảo sát đã không nghiên cứu kỹ đối tượng khi
gửi Bảng câu hỏi, không rõ ràng giữa lĩnh vực phi
sản xuất và sản xuấtdẫn đến việc mẫu hữu dụng
thu về là quá ít so với số lượng khảo sát.
- Không nói rõ đã sử dụng công cụ, phương pháp gì
để khảo sát, chỉ nói chung chung là gửi bảng câu
hỏi để khảo sát
- Kích thước mẫu nhỏ (Áp dụng công thức n≥50+8p)
- Quy mô công ty nhỏ
Tính đại diện của mẫu thấp
Giá trị ngoại thấp.
HẠN CHẾ TRONG CHỌN MẪU
26
Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm để
đánh giá mức độ các chiến lược và hoạt động của công
ty.
Về mặt lý thuyết, thang đo Likert là thang đo thứ tự và
đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Tuy
nhiên, nếu số đo từ 5 điểm trở lên thì kiểm định thực
tiễn cho thấy thang đo Likert có tính năng như thang đo
quãng.
ở đây chỉ sử dụng thang đo Likert 5 điểm, nên có thể
được xem là loại thang đo thứ tự
THANG ĐO
27
Các tiêu chí để đánh giá các chiến lược cạnh
tranh được xây dựng dựa trên thang đo của
Miller.
Ở trong nghiên cứu này, thang đo Miller đã
được thay đổi một chút cho mục đích của
nghiên cứu: tất cả các tiêu chí không được đo
lường ở thang đo Likert đều bị loại bỏ.
Thêm vào đó, các yếu tố thuần túy về số
lượng cũng bị loại trừ do khó khăn trong việc
lấy câu trả lời.
CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
28
Major and frequent product innovations
Product novelty or speed of innovation
Growth-, innovation-, and development-
oriented
DIFFERENTATION
Ba biến quan sát được sử dụng để đánh giá mức
độ của chiến lược khác biệt hóa:
MÔ HÌNH CÁC BIẾN QUAN SÁT
29
Price cutting and minimization of
expenditures
costs are used
Cost centres and fixing standard
COST
LEADERSHIP
Hai biến quan sát được sử dụng để đánh giá
mức độ của chiến lược chi phí thấp:
MÔ HÌNH CÁC BIẾN QUAN SÁT
30
Bốn biến nghiên cứu để đánh giá hiệu suất chất lượng
được xây dựng dựa trên thang đo của Ahire et al :
Product performance
Conformance to specifications
Reliability
Durability
PRODUCT QUALITY
MÔ HÌNH CÁC BIẾN QUAN SÁT
31
Hạn chế:
- Trong việc thu thập dữ liệu, có câu hỏi là thiên về cảm
nhận là đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty mình so
với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực công nghiệp,
điều này không tốt vì nó thiên về nhận thức chủ quan, có
thể người trả lời sẽ lấy một số tiêu chí khác để so sánh với
đối thủ thay vì lấy chất lượng sản phẩm để so sánh.
HIỆU SUẤT CHẤT LƯỢNG
32
Nhận xét: Cả ba biến đo lường trên đều có hệ số
Cronbach’s α> 0.60, điều này cho thang đo này
là phù hợp
ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
33
Nhận xét: Xem xét hệ số tương quan Pearson trong bài, ta
nhận thấy:
Sự khác biệt không có mối quan hệ thống kê với biến chi phí
thấp với hệ số tương quan Pearson là (-0.04) gần như bằng 0.
Biến chi phí thấp cũng không có mối quan hệ thống kê với
biến chất lượng sản phẩm với hệ số tương quan Pearson là 0.
Ngược lại, sự khác biệt lại có mối quan hệ thống kê với chất
lượng sản phẩm với hệ số tương quan Pearson là 0.44.
PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG QUAN
34
Xem xét hai hệ số p-value và hệ số R2.
Hệ số p-value phải nhỏ hơn p= 0.01 là phù hợp với mô
hình.
Hệ số R2 là hệ số đo lường mức độ phù hợp của mô hình
nghiên cứu. Khi đưa thêm biến sẽ làm tăng hệ số R2. Hệ
số R2 càng cao mức độ phù hợp của mô hình càng cao.
PHÂN TÍCH HỒI QUY
35
Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng trong bài là phương
pháp phương pháp thứ bậc ( Hierachical MRA). Trong phương pháp
này, nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn biến nào đưa vào mô hình trước,
biến nào đưa vào mô hình sau. Mô hình hồi quy:
Quality=β1Size + β2Differentation+ β3Cost Leadership+
β4(Differentation x Cost Leadership)+ ε
SIZE QUALITY
DIFFERENTATION x
COST LEADERSHIP
DIFFERENTATION
COST LEADERSHIP
PHÂN TÍCH HỒI QUY
Biến đưa vào thứ 3
Biến đưa vào thứ 2
Biến đưa vào thứ 1
36
MÔ HÌNH 1: Một biến độc lập “ Quy mô công ty”
Nhận xét:
Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nhà nghiên cứu
khẳng định quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên
cứu, biến quy mô công ty không có ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm với hệ số p-value= 0.23 > p=
0.01.
- Hê số R2 = 10%
SIZE QUALITY
PHÂN TÍCH HỒI QUY
MÔ HÌNH 2: Ba biến độc lập “, Quy mô công ty”, “ Sự
khác biệt” và “Chi phí thấp ”
SIZE
DIFFERENTATION
COST LEADERSHIP
QUALITY
PHÂN TÍCH HỒI QUY
Nhận xét:
Cũng như mô hình đầu tiên, biến quy mô công ty vẫn
không có tác động đến chất lượng sản phẩm với hệ số
p-value= 0.24 > p= 0.01
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ba biến độc lập, biến
sự khác biệt có tác động tích cực đến chất lượng sản
phẩm với hệ số p-value= 0 < p= 0.01.
Ngược lại, biến chi phí thấp lại không có sự tác động
đến chất lượng sản phẩm với hệ số p-value= 0.57 > p=
0.01.
Hê số R2 = 20% tăng gấp đôi so với mô hình 1. Điều này
cho thấy biến sự khác biệt là phù hợp.
PHÂN TÍCH HỒI QUY
MÔ HÌNH 3: Bốn biến “ Quy mô công ty”, “ Sự khác
biệt” , “ Chi phí thấp”, “Sự tương tác giữa sự khác
biệt và chi phí thấp”
SIZE
DIFFERENTATION
COST LEADERSHIP
QUALITY
DIFFERENTATION x
COST LEADERSHIP
PHÂN TÍCH HỒI QUY
Biến quy mô công ty vẫn không có tác động đến chất lượng
sản phẩm với hệ số p-value= 0.24 > p= 0.01
Biến sự khác biệt có tác động tích cực đến chất lượng sản
phẩm với hệ số p-value= 0 < p= 0.01.
Ngược lại, biến chi phí thấp lại không có sự tác động đến chất
lượng sản phẩm với hệ số p-value= 0.55 > p= 0.01
Trong mô hình 3, tác giả cho thêm vào biến tương tác giữa sự
khác biệt và chi phí thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến
tương tác này có tác động hỗ trợ tích cực đến hiệu suất chất
lượng. Điều này cho ra rằng, khi các doanh nghiệp lãnh đạo chí
phí càng tốt thì sự khác biệt càng có tác động tích cực đến hiệu
suất chất lượng hơn.
Hê số R2 = 24% tăng 4% so với mô hình 2.
PHÂN TÍCH HỒI QUY
1/ Không có sự tác động của chiến lược chi phí thấp
vào chất lượng. Điều này xét về bản chất không có gì
đáng ngạc nhiên do trên thực tế nếu quá chú trọng
vào việc cắt giảm cho phí sẽ làm giảm chất lượng của
sản phẩm.
2/ Chiến lược khác biệt hóa có tác động tích cực và
cùng chiều với chất lượng sản phẩm. Chiến lược chi
phí thấp có sự tương tác với chiến lược khác biệt từ
đó gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến chất lượng.
KẾT LUẬN CỦA MÔ HÌNH
Nghiên cứu chỉ ra chiến lược khác biệt hóa sẽ giúp dự
báo khá chuẩn xác tới chất lượng sản phẩm. Mối quan hệ đó
được điều chỉnh bởi chiến lược quản lý chi phí.
Tách riêng các khía cạnh khác nhau của chất lượng và
kiểm tra mối tương quan giữa các khía cạnh này với các
chiến lược khác nhau.
Kiểm tra các yếu tố ngẫu nhiên có thể điều khiển sự chọn
lựa mục đích và hình thức thực hiện chiến lược, xét theo từng
môi trường kinh doanh khác nhau.
Thực hiện các phân tích để kiểm tra ảnh hưởng của ba
yếu tố: môi trường, chiến lược cạnh tranh, chất lượng tới
hoạt động kinh doanh
GIÁ TRỊ NỘI CỦA MÔ HÌNH
So sánh mối liên hệ giữa chiến lược và chất
lượng trong từng ngành hoặc từng nhóm sản phẩm
khác nhau.
Có thể áp dụng ở cấp độ tổ chức thông qua việc
kiểm tra ảnh hưởng của tuổi đời doanh nghiệp với
chiến lược và chất lượng.
Không phải chỉ quy mô mới ảnh hưởng tới hoạt
động của doanh nghiệp, mà hoạt động còn bị chi
phối bởi sự lựa chọn chiến lược hợp lý.
GIÁ TRỊ NỘI CỦA MÔ HÌNH
Việc tiến hành nghiên cứu được thống kê
từ câu trả lời của 102 nhà quản lý tại Úc,
tại các công ty của Úc, nên độ ứng dụng tại
nước ta không cao
GIÁ TRỊ NGOẠI CỦA MÔ HÌNH
Tổng cộng có 1000 bản câu hỏi, nhưng chỉ có
102 câu trả lời, chiếm tỷ lệ khá nhỏ
Phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ thống kê chủ yếu
dựa trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó
tới 60% công ty có ít hơn 100 nhân viên, không
đại diện cho các doanh nghiệp cho toàn bộ nền
kinh tế.
Chỉ nghiên cứu trên hai chiến lược là tối thiểu
hóa chi phí và chiến lược khác biệt hóa.
HẠN CHẾ
Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên
cứu các chiến lược khác có ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm như thế nào, các
doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp lớn
có ảnh hưởng ra sao.
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_hoan_thanh_899.pdf