Môn học sản xuất tinh gọn - Bài tập số 2: Không gian, mặt bằng thừa hoặc chưa phù hợp

Một khi các lo ại bố trí cơ bản đã được quy ết định, bước tiếp theo là quy ết định thiết kế chi tiết bố trí để xác định: • Các vị trí chính xác của tất cả cơ sở vật ch ất, thiết bị, nhà máy và nhân viên để tạo thành các trạm làm việc. • Không gian được dành cho mỗi trạm làm việc. • Các nhiệm vụ của mỗi trạm.

pdf11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn học sản xuất tinh gọn - Bài tập số 2: Không gian, mặt bằng thừa hoặc chưa phù hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 1 Môn học Sản xuất tinh gọn Bài tập số 2 Không gian, mặt bằng thừa hoặc chưa phù hợp. GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn HVTH: Nguyễn Khoa Triều, MSHV: 11040403 GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 2 Bài làm I. Mở đầu Với cách tính: Năng suất = Đầu ra / Đầu vào, thì việc nâng cao năng suất bằng cách giảm lãng phí ngày càng quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài 7 lãng phí truyền thống, Ohno 1985, các lãng phí mới, Bicheno 2000, ngày càng nhiều dạng lãng phí được nhận diện nhằm nâng cao năng suất để tăng sức cạnh tranh đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Một trong các dạng lãng phí ngày càng được quan tâm đó là lãng phí do không gian, mặt bằng thừa hoặc chưa phù hợp. Vậy lãng phí là gì: Lãng phí nhìn từ góc độ khách hàng: Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Định nghĩa trên được ứng dụng vào trường hợp lãng phí do không gian, mặt bằng thừa hoặc chưa phù hợp như thế nào? Trong phần tiếp theo của tiểu luận này, em xin cố gắng trả lời câu hỏi trên, nhưng ví dụ nhận diện cũng như checklist kiểm tra. II. Các trường hợp 1/ Mặt bằng thừa hoặc chưa phù hợp a/ Thừa chi phí thuê mặt bằng: GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 3 Ví dụ: Tại công ty Thermtrol (Vsip), do lượng nguyên vật liệu tồn kho và lượng thành phẩm tồn kho quá lớn nên công ty phải thuê thêm 1 nhà kho với diện tích 600 m2. Trong khi đó, 3 xưởng của công ty vẫn chưa bố trí máy hoặc chuyển sản xuất kín 100% diện tích. Chưa kể đến các kế hoạch phát triển dài hạn khác của Ban giám đốc, hiện nay, với giá thuê nhà xưởng trung bình tại Bình Dương là 1.7USD/m2/tháng, mỗi tháng công ty lãng phí: 1.7x600 = 1020 USD. Hình 1. Mặt bằng xưởng lầu 1, công ty Thermtrol. GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 4 Hình 2. Bản vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng lầu 1, công ty Thermtrol. Tổng diện tích nhà xưởng của công ty Thermtrol là 7200 m2. - Diện tích chưa sử dụng của tầng trệt: 11.85x36 = 426.6 m2 (phụ lục 1); - Diện tích chưa sử dụng của tầng 1: 17.7x36 = 637.2 m2 (phụ lục 2); - Diện tích chưa sử dụng của tầng 2: 19x21 = 399 m2 (phụ lục 3). Tổng diện tích chưa được sử dụng: 1462.8 m2, chiếm 20.3% diện tích nhà xưởng. Hay nói cách khác hiệu suất sử dụng diện tích nhà xưởng của công ty là 79.7%. b/ Mặt bằng không phù hợp, không thể mở rộng sản xuất. Ví dụ cụ thể: Công ty YUWA được xây dựng tại khu VSIP 2, Bình Dương vào năm 2007, đến đầu năm 2008 thì hoàn thành. Nhà máy gồm 1 trệt, 1 lửng và 1 lầu. Diện tích nhà xưởng 1200 m2, diện tích văn phòng và nhà ăn 300 m2. Đến năm 2010, do lũ lụt tại Thái Lan, phần lớn máy móc (máy ép nhựa) từ Thái chuyển về nhà máy tại Bình Dương. Kết quả là nhà xưởng đầy máy móc, sản phẩm sản xuất ra không có chỗ chứa. Công ty phải tạm thời thuê 3 container có máy lạnh để làm kho chứa sản phẩm. Mỗi tháng tiêu tốn trung bình 1000USD. Hiện nay, công ty đang tiến hành xây thêm 1 xưởng có diện tích khoảng 1000 m2, ngay sát nhà máy cũ. GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 5 Lời bình: Công ty chỉ dự kiến xây nhà xưởng cho khoảng 100 máy ép nhựa, và đến đầu năm 2010 thì nhà máy đã đạt con số này. Hậu quả là nhà xưởng không còn phù hợp để tiếp nhận hơn 150 máy từ Thái Lan. Trong khi chờ xây nhà máy mới, sản xuất tại Thái đã hồi phục. Công ty đã bỏ qua một cơ hội mở rộng sản xuất do nhà xưởng không phù hợp. Thay vì 150, con số máy sẽ về Việt Nam sẽ chỉ khoảng 50. 2/ Sắp xếp: a/ Ứng dụng hạng mục 1 của 5S: Sàng lọc (Sort) Phân loại những gì cần thiết và những gì không cần thiết để những thứ thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy. Những món ít khi hay không cần dùng đến nên được chuyển đến nơi khác hay bỏ đi. Hình 3. Sơ đồ phương pháp ABC. GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 6 Hình 4. Phương pháp phân loại vật dụng theo phương pháp ABC. b/ Ứng dụng hạng mục 2 của 5S: Sắp xếp (Straighten/Set in order) – Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự để dễ lấy. Mục tiêu của yêu cầu này là giảm đến mức tối thiểu số thao tác mà công nhân thực hiện cho một công việc. Ví dụ, hộp công cụ cho công nhân hay nhân viên bảo trì có nhu cầu cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Trong hộp công cụ, từng dụng cụ được xếp ở một nơi cố định để người sử dụng có thể nhanh chóng lấy được công cụ mình cần mà không mất thời gian tìm kiếm. Cách sắp xếp này cũng có thể giúp người sử dụng ngay lập tức biết được dụng cụ nào đã bị thất lạc. Hình 5. Tận dụng không gian trong bố trí sắp xếp dụng cụ. Hộp đồ nghề Tủ đồ nghề Bảng đồ nghề GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 7 3/ Bố trí mặt bằng a/ Bố trí máy móc không phù hợp dẫn đến thời gian di chuyển bán thành phẩm kéo dài, làm tăng thời gian sản xuất. Hình 6. Layout của 1 chuyền sản xuất công ty Thermtrol. Trước khi cải tiến: 5 công nhân cùng nhau làm việc trên 1 bàn vuông; bán thành phẩm để lộn xộn. Thời gian cần để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm là 10 phút. Sau khi set up, line sản xuất được bố trí như lưu đồ trên, tổng thời gian cần để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm chỉ còn 3.8 phút. b/ Bố trí máy không tốt dẫn đến lãng phí đường dây điện nước, khó điều khiển cụm máy. c/ Bố trí máy không phù hợp dẫn đến máy hoạt động không tốt. Ví dụ: Máy gia công chính xác lại bị đặt trên lầu dẫn đến bị rung, giảm độ chính xác. d/ Bố trí máy không phù hợp dẫn đến khó xử lý khi có tình huống khẩn cấp, không có lối thoát hiểm. GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 8 Hình 7. Bố trí thùng carton, hộp đồ nghề che chắn lối thoát hiểm. III. Những điểm lưu ý trong thiết kế nhà xưởng: 1/ Các loại sơ đồ bố trí nhà xưởng: Việc thiết kế nhà xưởng tùy thuộc vào loại hình sản xuất. Một khi các loại hình nguyên công đã được lựa chọn (đơn chiếc, hàng loạt hoặc liên tục) loại sơ đồ bố trí cần phải được lựa chọn. Có ba loại cơ bản: a/ Bố trí theo quy trình: Trong sơ đồ bố trí theo quy trình, các quy trình sản xuất tương tự (cắt, khoan, kéo, vv) được đặt lại với nhau để cải thiện việc sử dụng. Các sản phẩm khác nhau có thể yêu cầu các quá trình khác nhau do đó các dòng vật liệu có thể rất phức tạp. Một ví dụ là các bộ phận gia công cho động cơ máy bay. Một số quy trình (chẳng hạn như xử lý nhiệt) cần hỗ trợ đặc biệt (ví dụ như hút khói), trong khi các quá trình khác (ví dụ như các trung tâm gia công) cần hỗ trợ kỹ thuật từ người thiết định máy / người vận hành. Vì vậy, nhà máy sẽ bố trí các khâu xử lý nhiệt với nhau trong một cùng mốt vị trí và các trung tâm gia công ở vị trí khác. Sản phẩm khác nhau sẽ theo các lột trình khác nhau trong nhà máy. b/ Bố trí theo tế bào: Trong sơ đồ bố trí theo kiểu tế bào, các vật liệu và thông tin trước khi vào trong nguyên công được chọn lọc trước để di chuyển tới nơi (cell) đã định để xử lý chúng. Sau khi được xử lý trong tế bào, các sản phẩm, bán thành phẩm có thể đi vào tế bào khác. Do đó, sơ đồ bố trí tế bào có thể làm cho một số đơn hàng có sơ đồ bố trí rất phức tạp. GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 9 Một ví dụ là quy trình sản xuất một số linh kiện đặc biệt của máy tính.Việc sản xuất và lắp ráp của một số loại linh kiện máy tính cần những tế bào chuyên dụng nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng của một khách hàng cụ thể nào đó. c/ Bố trí theo sản phẩm: Sơ đồ bố trí theo sản phẩm liên quan đến việc định vị các máy và thiết bị để mỗi sản phẩm theo một lộ trình sắp xếp trước khi đi qua một loạt các quá trình. Mỗi dòng sản phẩm theo một dòng các quá trình, rất rõ ràng, dễ dự đoán và tương đối dễ dàng để kiểm soát. Một ví dụ là lắp ráp ô tô, nơi mà hầu như tất cả các biến thể của sản phẩm đòi cùng một trình tự trong các quá trình. 2/ Lựa chọn dạng sơ đồ bố trí: Bảng 1 cho thấy một trong những lợi thế và nhược điểm của từng loại sơ đồ bố trí. Một khác biệt đáng kể là chi phí cố định và chi phí biến thiên. Bố trí quá trình có xu hướng để có chi phí cố định tương đối thấp nhưng chi phí biến thiên cao, nếu có nhiều sản phẩm khác nhau. Ngược lại, bố trí sản phẩm có chi phí cố định cao để thiết lập các dây chuyền sản xuất, sau đó chi phí biến thiên thấp vì sản xuất khối lượng lớn của cùng một sản phẩm. Do đó, nếu số lượng là lớn và biến động thấp, sơ đồ bố trí sản phẩm có thể sẽ là lựa chọn tốt nhất. Sơ đồ Ưu điểm Nhược điểm Chu trình Có tính linh hoạt sản phẩm. Kiểm soát được sự gián đoạn. Dễ giám sát thiết bị. Hiệu suất sử dụng máy thấp. Với lưu đồ phức tạp có thể khó khăn để kiểm soát Tế bào Có sự hài hòa giữa chi phí và tính đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm ra khỏi chu trình nhanh. Cần thêm nhiều máy móc. Có thể làm cho hiệu suất nhà máy thấp Sản phẩm Chi phí đơn vị thấp cho số lượng lớn. Thiết bị có thể được chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả. Vật liệu di chuyển được tối ưu hóa Sự linh hoạt thấp. GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 10 3/ Thiết kế sơ đồ chi tiết: Một khi các loại bố trí cơ bản đã được quyết định, bước tiếp theo là quyết định thiết kế chi tiết bố trí để xác định: • Các vị trí chính xác của tất cả cơ sở vật chất, thiết bị, nhà máy và nhân viên để tạo thành các trạm làm việc. • Không gian được dành cho mỗi trạm làm việc. • Các nhiệm vụ của mỗi trạm. 4/ Mục tiêu chung của thiết kế chi tiết bố trí nhà máy: • Đảm bảo an toàn: Các quy trình nguy hiểm không được vào mà không có phép. Lối thoát hiểm nên được đánh dấu rõ ràng, không bị che chắn. Các lối đi cần được xác định rõ ràng và không lộn xộn. • Chiều dài của lưu đồ: Các lưu trình của vật liệu và thông tin được lên sơ đồ bố trí để phù hợp với các nguyên công. Điều này thường có nghĩa là giảm thiểu khoảng cách di chuyển của các vật liệu. • Lưu đồ rõ ràng: Tất cả các lưu trình của vật liệu nên được biển hiệu rõ ràng, ví dụ bằng cách sử dụng các tuyến đường được đánh dấu rõ ràng. • Thuận tiện cho nhân viên: Việc bố trí nên cung cấp một thông gió tốt, đủ ánh sáng, và nếu có thể, môi trường làm việc dễ chịu. • Quản lý phối hợp: Việc giám sát và thông tin liên lạc cần được hỗ trợ bởi việc xác định rõ vị trí của đội ngũ cán bộ nhân viên và thiết bị truyền thông. • Khả năng tiếp cận: Tất cả các máy móc, nhà máy và thiết bị có thể dễ dàng vào để làm sạch và bảo trì. • Sử dụng không gian: Tất cả các sơ đồ bố trí nên sử dụng tốt nhất tổng số không gian có sẵn (bao gồm cả chiều cao cũng như không gian sàn). Điều này thường có nghĩa là giảm thiểu không gian cho một quy trình cụ thể nào đó (tối ưu hóa không gian). • Linh hoạt cho các mục tiêu dài hạn: Bố trí cần phải được xem xét, thay đổi định kỳ. Nhu cầu trong tương lai (chẳng hạn như mở rộng sản xuất) cần được xem xét khi thiết kế bố trí. Phần chi tiết hơn xin tam khảo phụ lục 4. GVHD: PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn SVTH: Nguyễn Khoa Triều - 11040403 11 IV. Các phương pháp phát hiện Bảng checklist: No. Nội dung Trả lời Có Không Mặt bằng thừa hoặc chưa phù hợp 1 Trong các xưởng của công ty còn diện tích chưa sử dụng không? Nếu có thì trả lời câu số 2. 2 Hiệu suất sử dụng diện tích nhà xưởng của công ty? (Hiệu suất=Diện tích đã được sử dụng / Tổng diện tích) 3 Công ty có kế hoạch mở rộng sản xuất không? Nếu có thì trả lời câu số 4. 4 Nhà xưởng hiện tại có thể đáp ứng kế hoạch mở rộng sản xuất trên không? Hoặc có dễ dàng cho chỉnh sửa để mở rộng sản xuất không? Sắp xếp 5 Nhà xưởng có được vệ sinh sạch sẽ không? 6 Các dụng cụ, thiết bị có được qui định vị trí và có bảng/thẻ nhận diện không? 7 Các vật dụng, thiết bị có được sàng lọc trước khi sắp xếp không? Ví dụ: Những vật sử dụng hàng ngày thì được bố trí gần nơi làm việc, những vật sử dụng hàng tuần thì được bố trí xa nơi làm việc hơn, … 8 Các dụng cụ có được treo / sắp xếp để tận dụng không gian xưởng không? 9 Các dây chuyền sản xuất trong nhà máy có được kiểm soát theo layout hay không? 10 Các layout này có được định kỳ cập nhật hoặc cập nhật theo tình hình sản xuất hay không? 11 Các lối thoát hiểm trong nhà máy có sẳn sàng cho trường hợp khẩn cấp hay không?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_tap_so_2_san_xuat_tinh_gon_nguyen_khoa_trieu_4143.pdf
Luận văn liên quan