Môn Luật hôn nhân - Gia đình: Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với những giao dịch do một bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
A. MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG .2
I. Phần lý luận chung .2
1. Trách nhiệm pháp lý 2
a. Định nghĩa 2
b. Đặc điểm 2
c. Các loại trách nhiệm pháp lý .3
2. Giao dịch dân sự 3
a. Định nghĩa .3
b. Hình thức 3
c. Các loại giao dịch dân sự 3
3. Tài sản chung của vợ chồng .4
II. Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với những giao dịch do một
bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng 4
1. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng nhằm đảm bảo lợi ích
chung của gia đình 5
1.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình 5
Tình huống liên quan 7
1.2 Những giao dịch đảm bảo lợi ích chung của gia đình nhưng có giá trị lớn
hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình .9
Tình huống liên quan .11
2. Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng vì lợi ích, nhu cầu riêng 12
C. KẾT THÚC .14
Danh mục tài liệu tham khảo .15
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3279 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn Luật hôn nhân - Gia đình: Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với những giao dịch do một bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..2
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………...2
I. Phần lý luận chung…………………………………………………………….2
1. Trách nhiệm pháp lý…………………………………………………………..2
a. Định nghĩa……………………………………………………………………..2
b. Đặc điểm………………………………………………………………………2
c. Các loại trách nhiệm pháp lý………………………………………………….3
2. Giao dịch dân sự………………………………………………………………3
a. Định nghĩa…………………………………………………………………….3
b. Hình thức……………………………………………………………………..3
c. Các loại giao dịch dân sự……………………………………………………..3
3. Tài sản chung của vợ chồng………………………………………………….4
II. Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với những giao dịch do một
bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng………4
1. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng nhằm đảm bảo lợi ích
chung của gia đình………………………………………………………………5
1.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình…………………5
Tình huống liên quan……………………………………………………………7
1.2 Những giao dịch đảm bảo lợi ích chung của gia đình nhưng có giá trị lớn
hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình……………………………………...9
Tình huống liên quan…………………………………………………………...11
2. Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng vì lợi ích, nhu cầu riêng…....12
C. KẾT THÚC………………………………………………………………….14
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………...15
Bài làm:
A. MỞ ĐẦU.
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững mà Luật hôn nhân và gia đình khi điều chỉnh các quan hệ giữa vợ chồng đã dựa trên các nguyên tắc tiến bộ - bình đẳng. Các nguyên tắc đó thể hiện rõ nét trong các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và về tài sản giữa vợ chồng. Trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 có quy định rõ về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Vậy nghĩa vụ và quyền của vợ chồng đối với tài sản chung ra sao? Đây chính là nội dung mà tôi nghiên cứu: “ Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với những giao dịch do một bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.”
B. NỘI DUNG.
I. Phần lý luận chung.
1. Trách nhiệm pháp lý.
a. Định nghĩa:
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải ghánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
b. Đặc điểm:
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý chứa đựng yếu tố sự lên án của Nhà nước và xã hội dối với chủ thể vi phạm pháp luật, là sự phản ứng của Nhà nước đối với vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế Nhà nước.
- Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c. Các loại trách nhiệm pháp lý:
- Căn cứ vào cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng :
Trách nhiệm do Tòa án áp dụng.
Trách nhiệm do cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng.
- Căn cứ vào mối quan hệ trách nhiệm pháp lý với các ngành luật:
Trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hành chính.
Trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm kỷ luật.
Trách nhiệm vật chất.
2. Giao dịch dân sự.
a. Định nghĩa:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
b. Hình thức:
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
- Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chưng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
c. Các loại giao dịch dân sự:
- Hợp đồng dân sự.
- Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Tài sản chung của vợ chồng.
Theo Điều 27, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản chhung của vợ chồng bao gồm những tài sản sau:
Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân.
Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là: tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định từ Điều 239 đến Điều 244 của Bộ luật dân sự năm 2005.
Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên.
Tài sản mà vợ chồng được tặng, cho chung hoặc thừa kế chung.
Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hay được tặng, cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo pháp luật quy định là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
II. Trách nhiệm pháp lý của vợ chồng đối với những giao dịch do một bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.
Trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng không thể chỉ bó hẹp trong quan hệ gia đình mà cần thiết phải có sự trao đổi, quan hệ giao dịch với rất nhiều người khác trong xã hội. Để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, các hợp đồng do vợ, chồng ký kết với những người khác là rất nhiều, có thể nói là không một cặp vợ chồng nào trong quá trình chung sống ở thời kỳ hôn nhân, nhiều khi là suốt đời, lại biết rõ mình đã ký kêt bao nhiêu hợp đồng với người khác vì lợi ích của cá nhân và gia đình. Vì vậy, không thể tất cả các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng thì buộc cả hai bên phải có mặt để thực hiện. Nên luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đã quy định rất rõ những giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung vợ chồng và trách nhiệm pháp lý của họ.
1.Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình:
1.1 Những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình.
Nói đến nhu cầu của gia đình phải hiểu là ngoài những nhu cầu chung của cả gia đình như ăn, ở,…còn có những nhu cầu thiết yếu là những nhu cầu rất cần thiết không thể thiếu được. Người chồng, vợ, các con do khác nhau về giới tính, độ tuổi, sức khỏe, công việc,…mà có những nhu cầu thiết yếu riêng của mỗi người cần phải được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng.
Do tính chất cộng đồng của hôn nhân và xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, tài sản chung của vợ chồng được sử dụng nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình. Điều này được quy định rõ tại khoản 2, Điều 28, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “ Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung vủa vợ chồng.” Nếu tài sản chung của vợ chồng không đủ chi dùng thì vợ, chồng nếu có tài sản riêng phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng, bảo đảm cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Các hợp đồng do một bên vợ, chồng ký kết với người khác nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình được coi là có hiệu lực, bên kia (chồng hoặc vợ) phải chịu trách nhiệm liên đới. Theo Khoản 1 Điều 298 Bộ luật dân sự năm 2005: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Điều này có nghĩa khi vợ chồng thực hiện giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì đương nhiên được coi là có sự thỏa thuận của hai vợ chồng và vợ chồng cùng liên đới chịu trách nhiệm. Trong cuộc sống và sinh hoạt gia đình, để đáp ứng nhu cầu về mặt vất chất và tinh thần của các thành viên, vợ hoặc chồng phải tham gia giao kết nhiều loại hợp đồng dân sự với các chủ thể khác là phổ biến, pháp luật không thể kiểm soát mỗi khi giao kết hợp đồng phải có sự thỏa thuận của hai bên. Vì vậy, mặc dù giao dịch đó chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện với người thứ ba nhưng vẫn được thừa nhận là phù hợp với pháp luật, vợ hoặc chồng không thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng này bị vô hiệu với lý do chưa có sự đồng ý của mình . Việc thực hiện hợp đồng phải được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng, tức vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình.Có như vậy quyền lợi của người thứ ba tham gia xác lập hợp đồng liên quan đến tài sản chung vợ chồng mới được bảo đảm trước pháp luật.
Tại Điều 25, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: “ Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.” Đây là một trong những quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 của nước ta. Đây là một quy định rất quan trọng và cần thiết nhằm ràng buộc trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau và đối với cuộc sống gia đình. Điều này khắc phục một tình trạng vẫn xảy ra trên thực tế: đó là sự thờ ơ vô trách nhiệm của vợ chồng đối với công việc gia đình. Đôi khi vợ hoặc chồng tự mình thực hiện những giao dịch dân sự vì nhu cầu sinh hoạt chung thiết yếu của gia đình nhưng khi trách nhiệm phát sinh người chồng hoặc người vợ không chịu chia sẻ trách nhiệm, không có sự hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau trong cuộc sống gia đình. Chính vì thế quy định của luật hôn nhân và gia đình việt Nam năm 2000 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với truyền thống yêu thương, quý trọng và hỗ trợ nhau trong gia đình.
Chúng ta thấy không chỉ có Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam với quy định về vấn đề này mà pháp luật về hôn nhân và gia đình nhiều nước cũng quy định về vấn đề này như:
Theo Điều 220 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965):
“ Mỗi bên vợ, chồng có thể một mình ký kết hợp đồng nhằm mục đích quy trì đời sống gia đình hoặc giáo dục con cái; bên kia có trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ do việc ký kết này…”.
Bộ luật dân sự Nhật Bản tại Điều 761 cũng quy định:
“ Đối với các vấn đề chi tiêu hàng ngày, nếu chồng hoặc vợ thực hiện giao kết pháp lý với người thứ ba, thì cả vợ lẫn chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới và theo phần đối với các nghĩa vụ phát sinh từ đó.”
Tuy nhiên trên thực tế cũng có một số trường hợp một trong hai bên đã lợi dụng quy định của pháp luật để trốn tránh trách nhiệm hoặc gây thiệt hại làm ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản của vợ hoặc chồng. Vì vậy, phải hiểu rõ thế nào là “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” là rất cần thiết. Về vấn đề này pháp luật dân sự của nước cộng hòa pháp có những quy định rất rõ ràng và hợp lý trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước pháp nhằm hạn chế sự lạm dụng của người vợ và chồng đối với chế độ liên đới trách nhiệm, theo đó: “không có trách nhiệm liên đới đối với những món chi tiêu quá đáng so với đời sống của gia đình”.
Tình huống liên quan:
Năm 1970, ông Bình và bà Hoa kết hôn hợp pháp, cho đến giờ họ vẫn đang tồn tại cuộc sống hôn nhân với nhau và có hai người con (một người con lớn đã đi học đại học). Gia đình ông Bình và ba Hoa cũng chẳng khá giả gì, tài sản duy nhất mà hai ông bà có là một căn nhà cấp bốn. Hàng ngày, hai ông bà đi làm công ăn lương nên cùng lắm cũng chỉ đủ ăn. Cứ hàng tháng là phải gửi tiền cho người con lớn đang học ở Thành phố. Tuy hoàn cảnh gia đình không có nhưng vẫn muốn cho con được ăn học đến nơi đến chốn vì vậy bà Hoa chạy vạy hết chỗ này đến chỗ khác vay tiền để gửi cho con ăn học, mỗi lần vay tiền thì đều do một mình bà Hoa đứng ra vay và viết giấy vay nợ. Cứ như vậy, hết tháng này qua tháng khác, số nợ cứ thế to dần lên đến tám triệu đồng. Đến hạn cũng không trả được nên mọi người đến nhà đòi nợ. Ông Bình đã đuổi những người đó ra khỏi nhà mình và tuyên bố rằng: “cho ai vay thì tìm người ấy mà đòi chứ đừng có đến nhà ông mà lằng nhằng. Ông không có trách nhiệm gì hết.” Việc tuyên bố của ông Bình là đúng hay sai? Khoản nợ tám triệu đồng đó trách nhiệm thuộc về ai?
Giải quyết tình huống:
Theo tình huống trên thì việc trả lời của ông Bình là sai. Bởi vì: Tuy chỉ có mình bà Hoa là người tham gia giao dịch nhưng giao dịch đó lại phục vụ nhu cầu là nuôi con ăn học và việc nuôi con cũng là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Nên trong tình huống này tuy ông Bình không đứng ra tham gia thực hiện giao dịch nhưng pháp luật cho rằng luôn có sự thỏa thuận “mặc nhiên” của cả hai vợ chồng dù giao dịch đó chỉ do một mình bà Hoa thực hiện.
Như vậy, trong tình huống này ông Bình phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với bà Hoa và khoản nợ tám triệu đồng đó phải được thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng ông Bình, bà Hoa theo Điều 25, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.”
1.2 Những giao dịch đảm bảo lợi ích chung của gia đình nhưng có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Tại Khoản 3 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bac, thỏa thuận trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Luật này”.
Vậy thế nào là tài sản có giá trị lớn. Để xác định tài sản là tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng phải căn cứ vào giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, tùy tình hình cụ thể của mỗi gia đình, đối với gia đình có mức sống thấp, nếu tài sản có giá trị so với khối tài sản chung của vợ chồng thì được coi là tài sản có giá trị lớn. Tài sản là tài sản chung có giá trị lớn trong gia đình thường là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,…
Như vậy, mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thỏa thuận với nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý trừ trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau trong việc tham gia giao dịch theo ủy quyền hoặc theo pháp luật hay vợ chồng có thỏa thuận khác theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình: “ Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.”
Có sự thỏa thuận giữa vợ chồng được thể hiện ở việc giao dịch dân sự được xác lập bằng văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng. Nếu một bên vợ hoặc chồng vắng mặt thì có chứng cứ chứng tỏ đã có sự thỏa thuận của người vợ hoặc người chồng vắng mặt đối với giao dịch dân sự đó như: giấy ủy quyền có chữ ký của người vợ ủy quyền cho chồng đại diện cho vợ trong việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến một tài sản cụ thể là tài sản chung của vợ chồng. Đối với giao dịch dân sự mà pháp luật quy định phải tuân theo hình thức nhất định (hợp đồng viết có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,…) thì phải tuân theo hình thức đó.
Trong trường hợp một bên vợ chồng xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình mà không có sự thỏa thuận của một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch dân sự đó không có giá trị pháp lý, người vợ hoặc người chồng không thỏa thuận về giao dịch có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu, hai bên tham gia giao dịch dân sự vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật dân sự năm và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật dân sự.”
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt giao dịch vẫn có hiệu lực cho dù không có (hoặc không thể có) được sự thảo thuận của hai bên ( tức là một bên vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất):
- Bên vợ (hoặc chồng) ủy quyền hợp pháp cho họ và việc ủy quyền đó phải lập thành văn bản (Khoản 1 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
- Một bên mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Một bên có nhu cầu giao dịch chính đáng nhưng bên kia nhất quyết phản đối không có lý do chính đáng. Nếu xuất phát từ lợi ích cấp bách của gia đình thì cho phép bên kia tiến hành giao dịch (nếu vì lợi ích cá nhân thì giao dịch đó vô hiệu).
Tình huống liên quan:
Anh A và chị B kết hôn hợp pháp năm 1995. Năm 1997, bằng số tiền tích cóp của hai vợ chồng anh chị mua được một ngôi nhà ngoài phố để kinh doanh trị giá 150.000.000 đồng (ngôi nhà chỉ đứng tên anh A vì họ cho rằng vợ chồng chỉ cần một người đứng tên là được). Cả nhà đều sống nhờ thu nhập chính từ cửa hàng này. Tháng 6/2003, chị B được mấy người bạn rủ đi làm ăn xa và cũng được anh A đồng ý. Trong thời gian chị B vắng nhà, anh A đã tự ý bán ngôi nhà trên cho bà M. Được mọi người khuyên rằng nên hỏi ý kiến chị B đã rồi hãy quyết định thì anh A có trả lời với họ rằng ngôi nhà này đứng tên tôi nên tôi có toàn quyền định đoạt. Việc làm và lời giải thích của anh A như vậy có đúng không? Giải thích rõ tại sao?
Giải quyết tình huống:
Việc làm cộng với lời giải thích của anh A là sai. Bởi vì, Ngôi nhà trên tuy một mình anh A đứng tên nhưng đó là tài sản có được hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, ngôi nhà đó là tài sản chung của vợ chồng (Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000). Ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng hơn nữa nó còn là nguồn sống duy nhất của gia đình nên khi tham gia thực hiện giao dịch thì phải có sự thỏa thuận, bàn bạc của hai vợ chồng nhưng anh A lại tự ý bán mà không hỏi ý kiến vợ mình. Vì vậy, anh A đã vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001. Trong trường hợp này, chị B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch mà chồng chị xác lập là vô hiệu. Anh A là người có lỗi trong trong việc làm cho giao dịch bị vô hiệu nên anh A phải bồi thường thiệt hại cho bà M bằng tài sản riêng của anh A.
2. Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng khi thực hiện giao dịch một bên liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng vì lợi ích, nhu cầu riêng.
Theo Khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì “vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Nói như vậy không có nghĩa là tự do định đoạt, như trên đã phân tích tài sản chung của vợ chồng chỉ được chi dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. Như vậy, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thì khi xác lập giao dịch, người thứ ba tham gia giao dịch cần phải biết rằng trường hợp nào hợp đồng đó được bảo đảm thực hiện từ tài sản chung của vợ chồng hoặc bằng tài sản riêng của vợ chồng.
Vì vậy, khi một bên vợ hoặc chồng tham gia thực hiện giao dịch một bên liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà vì lợi ích, nhu cầu riêng của cá nhân thì một bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch không có trách nhiệm đối với giao dịch mà bên kia thực hiện, có nghĩa là một bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch dân sự không phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch mà bên kia xác lập. Bên xác lập giao dịch phải tự mình chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình chứ không được đụng đến tài sản chung của vợ chồng. Nếu bên phải chịu trách nhiệm không có tài sản riêng thì có thể thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để chịu trách nhiệm đối với giao dịch mà mình tham gia xác lập.
Tình huống liên quan:
Anh H và chị M kết hôn hợp pháp năm 2000, sống với nhau một thời gian hiện giờ anh chị có một người con năm nay 8 tuổi. Trước khi cưới, anh H được bố mẹ cho 50 triệu đồng, anh H không nhập số tiền đó vào khối tài sản chung mà mang đi gửi ngân hàng. Tài sản chung mà anh chị có là một ngôi nhà 3 tầng, và tiền mặt là 150 triệu đồng. Trong một lần thua bạc, anh H đã viết giấy vay nợ chủ sòng bạc 70 triệu đồng. Khi chủ nợ đến nhà đòi, anh H tự ý mở két lấy tiền trả nợ. Chị M không đồng ý, phản đối kịch liệt và nói đấy là khoản nợ mà anh vay thì anh phải trả bằng tiền của anh thì anh H ra tay tát chị M và nói: “tao đi đánh bạc cũng chỉ muốn kiếm tiền mang về cho cái gia đình này nên đấy là nợ chung của gia đình này ”. Anh H nói như vậy có đúng không? Khoản nợ 70 triệu đồng kia trách nhiệm thuộc về ai?
Giải quyết tình huống:
Anh H nói như vậy là sai.
Trong trường hợp này thì chị M không phải chịu trách nhiệm liên đới đối với khoản nợ đó. Bởi vì, đây là giao dịch do một mình anh H thực hiện, nó không phục vụ nhu cầu thiết yếu cho gia đình. Như anh H giải thích cũng chỉ muốn kiếm tiền mang về cho cái gia đình này không phải là lợi ích của gia đình mà hành vi đánh bạc của anh H nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của anh, hành vi này còn trái pháp luật. Còn đối với khoản nợ 70 triệu đồng kia thì anh H phải trả bằng tài sản riêng của mình. Trường hợp này, tài sản riêng mà anh H có là 50 triệu đồng đang gửi trong ngân hàng không đủ để thanh toán số nợ trên thì anh H có thể thỏa thuận với chị M chia một phần tài sản chung của vợ chồng ra để thanh toán nốt số nợ trên.
C. KẾT THÚC.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Môn Luật hôn nhân-gia đình- Trách nhiệm pháp lý của vợ, chồng đối với những giao dịch do một bên chồng hoặc vợ thực hiện liên quan đến tài sản chung c.doc