A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế vô cùng quan trọng, đó là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy, học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy - học, và vấn đề lưu giữ học sinh là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là cha mẹ các em và đội ngũ nhà giáo.
Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ của ngành Giáo dục như Chỉ thị 61/CT-TW đã nêu: “Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục trung cơ sở giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhàm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ưng yêu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu phổ cập trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp Trung học cơ sở, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ”.
Thực hiện theo chương trình hành động của Ban thường vụ tỉnh Ủy Đắk Lắk về phổ cập trung học cơ sở 10 năm 2001-2010 .
Thực hiện nghị quyết của số 08 /2002/NQ-HD ngày 31tháng 01 năm 2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VI kỳ họp thứ V Nghị quyết về “chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001- 2010 “
Thực hiện chương trình số 04 CTr/H.U ngày 23 tháng 7 năm 2001 của huyện Ủy Krông Bông về chương trình hành động của ban thường vụ huyện Ủy về “ phổ cập giáo dục trung học cơ sở 10 năm ( 2001-2010 ).
Thực hiện theo kế hoạch phát triển giáo dục của huyện Krông Bông cũng như kế hoạch của phòng giáo dục –Đào tạo krông Bông .
Thực hiện chương trình hành động của Đảng Ủy , Ủy Ban nhân dân xã Khuê Ngọc Điền huyện Krông Bông và nhiệm vụ kế hoạch năm học 2008-2009 của nhà trường về công tác duy trì sĩ số học sinh và chống bỏ học .
Vấn đề tình hình học sinh bỏ học đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đặc biệt là ở huyện Krông Bông là một huyện vùng III của tỉnh Đắk Lắk .
Nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, yếu tố vô cùng quan trọng, then chốt là phải đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, chống bỏ học. Trong thực tế không ít trường học chỉ quan tâm, tập trung phấn đấu đạt tỉ lệ kết quả việc xét Tốt nghiệp Trung học cơ sở, kết quả lên lớp thẳng mà quên đi hiệu quả đào tạo. Mà hiệu quả này phải được xem xét cả một bậc học, phải căn cứ số học sinh tuyển vào và số học sinh tốt nghiệp cuối khóa, số học sinh lưu ban, số học sinh bỏ học giữa chừng và số học sinh theo học Trung học phổ thông và các trường nghề sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Trường THCS Phan Chu Trinh nơi mà bản thân tôi đang công tác là một trường thuộc một xã vùng II, số lượng học sinh người dân tộc thiểu số là chiếm tỷ lệ thấp so với các trường khác trong huyện, nhưng tình trạng vắng, bỏ học của học sinh diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và việc Phổ cấp giáo dục Trung học cơ sở của địa phương . Vì vậy qua quá trình làm công tác quản lý nói chung và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy , duy trì sĩ số chống học sinh bỏ học là một vấn đề cấp thiết của nhà trường đề ra . Với những lý do đó tôi xin phép đưa ra một số kinh nghiệm về “Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm duy trì sĩ số-chống bỏ học ở trường THCS Phan Chu Trinh - Krông Bông - Đắk Lắk trong những năm học qua ” với mục đích chia sẽ những những giải pháp, những kinh nghiệm, phù hợp với tình hình thực tế tại trường học nơi bản thân tôi đang công tác nhằm hạn chế tối đa tình trạng bỏ học để giữ sĩ số nhằm đạt chuẩn Phổ cập Trung học cơ sở của huyện vào tháng 12 năm 2008, nhằm từng bước nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương , góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện Krông Bông nói chung và trường THCS Phan Chu Trinh nói riêng
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12908 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm duy trì sĩ số - Chống bỏ học ở trường THCS Phan Chu Trinh - Krông Bông - Đắk Lắk trong những năm học qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế vô cùng quan trọng, đó là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy, học sinh được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy - học, và vấn đề lưu giữ học sinh là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là cha mẹ các em và đội ngũ nhà giáo.
Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ của ngành Giáo dục như Chỉ thị 61/CT-TW đã nêu: “Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục trung cơ sở giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhàm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ưng yêu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu phổ cập trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp Trung học cơ sở, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…”.
Thực hiện theo chương trình hành động của Ban thường vụ tỉnh Ủy Đắk Lắk về phổ cập trung học cơ sở 10 năm 2001-2010 .
Thực hiện nghị quyết của số 08 /2002/NQ-HD ngày 31tháng 01 năm 2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VI kỳ họp thứ V Nghị quyết về “chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001- 2010 “
Thực hiện chương trình số 04 CTr/H.U ngày 23 tháng 7 năm 2001 của huyện Ủy Krông Bông về chương trình hành động của ban thường vụ huyện Ủy về “ phổ cập giáo dục trung học cơ sở 10 năm ( 2001-2010 ).
Thực hiện theo kế hoạch phát triển giáo dục của huyện Krông Bông cũng như kế hoạch của phòng giáo dục –Đào tạo krông Bông .
Thực hiện chương trình hành động của Đảng Ủy , Ủy Ban nhân dân xã Khuê Ngọc Điền huyện Krông Bông và nhiệm vụ kế hoạch năm học 2008-2009 của nhà trường về công tác duy trì sĩ số học sinh và chống bỏ học .
Vấn đề tình hình học sinh bỏ học đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đặc biệt là ở huyện Krông Bông là một huyện vùng III của tỉnh Đắk Lắk .
Nhằm thực hiện có hiệu quả Luật Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, yếu tố vô cùng quan trọng, then chốt là phải đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, chống bỏ học. Trong thực tế không ít trường học chỉ quan tâm, tập trung phấn đấu đạt tỉ lệ kết quả việc xét Tốt nghiệp Trung học cơ sở, kết quả lên lớp thẳng mà quên đi hiệu quả đào tạo. Mà hiệu quả này phải được xem xét cả một bậc học, phải căn cứ số học sinh tuyển vào và số học sinh tốt nghiệp cuối khóa, số học sinh lưu ban, số học sinh bỏ học giữa chừng và số học sinh theo học Trung học phổ thông và các trường nghề sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Trường THCS Phan Chu Trinh nơi mà bản thân tôi đang công tác là một trường thuộc một xã vùng II, số lượng học sinh người dân tộc thiểu số là chiếm tỷ lệ thấp so với các trường khác trong huyện, nhưng tình trạng vắng, bỏ học của học sinh diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và việc Phổ cấp giáo dục Trung học cơ sở của địa phương . Vì vậy qua quá trình làm công tác quản lý nói chung và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy , duy trì sĩ số chống học sinh bỏ học là một vấn đề cấp thiết của nhà trường đề ra . Với những lý do đó tôi xin phép đưa ra một số kinh nghiệm về “Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm duy trì sĩ số-chống bỏ học ở trường THCS Phan Chu Trinh - Krông Bông - Đắk Lắk trong những năm học qua ” với mục đích chia sẽ những những giải pháp, những kinh nghiệm, phù hợp với tình hình thực tế tại trường học nơi bản thân tôi đang công tác nhằm hạn chế tối đa tình trạng bỏ học để giữ sĩ số nhằm đạt chuẩn Phổ cập Trung học cơ sở của huyện vào tháng 12 năm 2008, nhằm từng bước nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương , góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện Krông Bông nói chung và trường THCS Phan Chu Trinh nói riêng ..
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Căn cứ theo kết quả duy trì sĩ số - chống học sinh bỏ học của nhà trường trong những năm học 2005-2006; 2006-2007 chưa đạt hiệu quả so với kế hoạch đề ra vào đầu năm học , thực tế cho thấy tỷ lệ học bỏ học còn cao trên 4 %
Trong hững năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chỉ đạo phối hợp các giả cho trường THCS Phan Chu Trinh xã Khuê Ngọc Điền -Krông Bông - Đắk Lắk khắc phục tình trạng duy trì sĩ số - học sinh bỏ học .
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ:
1. Một số khái niệm:
* Biện pháp: là “Cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể”.
* Theo từ điển tiếng Việt – Ngôn ngữ học việt nam -Nguyễn Dương Chi-Nhà xuất bản Đồng Nai thì Duy trì là “Có giữ gìn tình trạng cũ”.
* Sĩ số học sinh: là “Số học sinh của trường hay của lớp”.
Vì vậy: Biện pháp duy trì sĩ số là “Cách thức quản lý của Hiệu trưởng nhằm giữ vững số học sinh đã có trong suốt một năm học, suốt một cấp học”.
* Xác định học sinh bỏ học: Một trẻ em được xác định bỏ học là khi trẻ em đó trong độ tuổi giáo dục học đường bắt buộc (phổ cập giáo dục) mà không thể đến trường: “..Học sinh rời trường sớm trước khi kết thúc năm cuối của giai đoạn giáo dục mà học sinh đó được tuyển vào”. (theo các nhà giáo dục Quốc tế và các chuyên gia UNESCO)
2. Cơ sở pháp lý:
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có ghi: “Chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất trí tuệ, tinh thần và đạo đức, trẻ em mồ côi bị khuyết tật sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi”.
Nhà trường, đặc biệt là trường có cấp học THCS là nơi tạo ra những nền tảng kiến thức cơ bản, là nơi trang bị kiến thức cho các em bước vào trường THPT, các trường dạy nghề, cho các em có những kiến thức cơ bản để các em vào đời. Đây cũng chính là nơi tạo ra nguồn lực để đáp ứng cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Điều này trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Theo Luật Giáo dục thì vai trò vô cùng quan trọng của Giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta xác định: “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đàu nhằm nầng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài “ ( Điều 9 - luật giáo dục năm 2005 )
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng giáo dục ở bậc học THCS trong nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đây là bậc học có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước, vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu đến năm 2010 nước ta đạt chuẩn Phổ cập THCS. Mọi người trong xã hội phải nhận thức rõ để thục hiện đúng: “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập (theo Điều 11 - Luật giáo dục 2005) .
Đảng ta đã có quan điểm chỉ đạo tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được họp tập thường xuyên, suốt đời”. Điều này nhằm ngăn chặn học sinh bỏ học, duy trì sĩ số học sinh ở suốt cấp học THCS.
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 329/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/3/1990 đã khẳng định điều quan trọng cần làm trong công tác duy trì sĩ số học sinh: “Duy trì sĩ số học sinh đang học, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ học sinh đang học tại lớp và bỏ học”.
Hiện nay đang bước vào giai đoạn gấp rút của kế hoạch 2000 – 2010 về việc đạt chuẩn quốc gia nên việc đảm bảo sĩ số và chất lượng học sinh là rất quan trọng: “Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 5%”. (điều 7 – chương II – quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia)
Vì vậy, công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết của mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt là của ngành giáo dục. Còn trong cơ sở giáo dục thì đây là một nhiệm vụ cần được đưa lên hàng đầu của người cán bộ quản lý nhằm góp phần làm tăng hiệu lực các văn bản đã được liệt kê ở trên và nhằm đưa hiệu quả đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
3. Cơ sở lý luận:
Công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong trường THCS có ý nghĩa quan trọng, đây là giải pháp tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực mới . Quan điểm của Đảng “ coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao dân trí , đẩy mạnh việc phổ cập giáo dục các cấp nhằm tạo nguồn phục vụ kịp thời việc đạo tạo nhan lực thuộc trình độ ở mọi vùng , mọi khu vực kinh tế “ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thắng lợi trong công tác phổ cập Giáo dục THCS theo kế hoạch đối với địa phương và cả nước.
- Hiệu trưởng phải nắm chắc các nghiệp vụ quản lý, các văn bản chỉ của Đảng và Nhà nước, của Bộ và ngành Giáo dục về công tác duy trì sĩ số học sinh. Hiệu trưởng cần tổ chức các chuyên đề về duy trì sĩ số ở; tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh, các đề nghị của đội ngũ CB – GV trong nhà trường, đặc biệt là các GVCN của các khối lớp về các vấn đề liên quan đến sĩ số của học sinh.
- Thông qua Hội Nghị Cán bộ Giáo Viên - Viên Chức , các cuộc họp của Hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, giao ban hàng tuần, hàng tháng, Hiệu trưởng cần quán triệt rõ về ý nghĩa - tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học trong đơn vị. trao đổi những kinh nghiệm hay, những giải pháp thích hợp nhằm duy trì sĩ số học sinh có hiệu quả cao.
- Thông qua các cuộc họp giao ban tại xã, đặc biệt qua các cuộc họp Hội cha mẹ học sinh trong năm học, Hiệu trường cần đề nghị, tuyên truyền và nêu rõ cho các cấp, các ban ngành đoàn thể biết và nắm rõ tầm quan trọng về vấn đề duy trì sĩ số hiện nay không chỉ là trách nhiệm của các thầy cô giáo trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của mọi người, mọi cấp, của toàn xã hội, từ đó mọi người, mọi ban ngành đoàn thể cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học giúp các em có điều kiện tiếp tục theo học, hoàn thành cấp học THCS và có được những kiến thức cơ sở, những kỹ năng cơ bản để bước vào cuộc sống sau này và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp.
II/KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Địa bàn, dân cư :
Trường THCS Phan Chu Trinh, xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk được thành lập vào tháng 8 năm 2004. Là một trường nằm trên một xã vùng II của huyện Krông Bông có đường tỉnh lộ 12 chạy qua, xã Khuê Ngọc Điền gồm có 10 thôn . Trước đây, xã Khuê Ngọc Điền chưa tách còn chúng với thị trấn Krông Kmar . Hiện nay địa bàn xã bị chia cắt bởi con sông Krông Kmar 5 thôn ở nữa bền này và 5 thôn ở nửa bên kia, giao thông đi lại đã xuống cấp luôn ách tắc giao thông cho nên các em đi học đã gặp không ít khó khăn . Tổng số dân toàn xã là 6578 nhân khẩu và có 1431 hộ, , trong đó dân tộc thiểu số là 353 hộ với 2685 khẩu , chiếm tỉ lệ 40.8 % ; có hộ nghèo 678 hộ, chiếm 47.3% . Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống còn nhiều khó khăn. Mặt bằng dân trí thấp, nhận thức của nhiều phụ huynh đối với việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, còn một số hủ tục lạc hậu, địa bàn dân cư trải rộng, đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Đây là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, phấn đấu của học sinh của nhà trường .
2. Tình hình đội ngũ:
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường: 27 người.
Trong đó:
Cán bộ quản lý: 02 gồm 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng.
Tổng phụ trách: 01.
Bán chuyên trách đội : 01.
Giáo viên đứng lớp: 21
Công nhân viên: 04 ( kế toán : 01, thư viện: 01. văn thư : 01 và 01 bảo vệ).
Cơ cấu các tổ: 05 tổ : Tổ Chuyên môn : 04 và tổ Văn phòng : 01
Đội ngũ còn thiếu 02 nhân viên :01 nhân viên y tế học đường, và 01 cán bộ phụ trách thiết bị.
Đội ngũ hiện có đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tương đối nhiệt tình trong hoạt động giảng dạy và các hoạt động, có ý thức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên toàn bộ CB-GV-CNV của trường đều là người khác xã, thậm chí huyện khác nên đôi khi chưa an tâm công tác, GV chỉ coi đây là chỗ trú chân, nếu có điều kiện sẽ thuyên chuyển đi nơi khác nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác.
3. Về cơ sở vật chất, trường lớp:
Diện tích khuôn viên trường 7600 m2,
- Phòng học : 11 phòng trong đó bán kiên cố : 07 phòng , phòng cấp 4 : 04 phòng .
Nhà trường sử dụng 07 phòng học văn hoá, 01 phòng làm Văn phòng và 01 phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cùng các đoàn thể, 01 phòng làm nơi để thiết bị dạy học, 01 phòng thí nghiệm Hoá học.
Trường có 01 phòng nội trú cho 05 giáo viên, nhân viên. Trường có 01 khu vệ sinh dùng chung cho giáo viên và học sinh.
Còn thiếu CSVC như : Công trình nước sạch , nhà xe giáo viên, cổng trường tường rào còn tạm bợ, phòng chức năng, phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng bộ môn, phòng thực hành , phòng truyền thống, phòng máy tính, phòng lab .
Hệ thống sân chơi, bãi tập chưa đạt yêu cầu, chưa đảm bảo, cây xanh bóng mát cho học sinh vui chơi, học tập chưa đạt yêu cầu .
Thiết bị dạy học còn thiếu như : Đèn chiếu, máy vi tính đầu đĩa phục vụ giảng dạy và sinh hoạt…
4. Tình hình học sinh đầu năm học 2008 – 2009:
Tổng số học sinh toàn trường: 376 Trong đó: học sinh dân tộc thiểu số : 06
Tổng số lớp: 11Chia ra :Lớp 6: 03 ;Lớp 7: 03;Lớp 8: 03;Lớp 9: 02
III. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ TẠI TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH
1. Số lượng học sinh Phan Chu Trinh ra lớp qua các năm (từ tháng 12/2004 đến năm học 2007 – 2008
Năm học
2005-2006
2006-2007
2007-2008
HK I
2008-2009
Ghi chú
Khối
6
109
114
107
93
7
139
95
105
106
8
133
113
87
92
9
86
112
103
85
Cộng
467
434
402
376
* Một số nhận xét công tác phát triển số lượng học sinh tại trường THCS Phan Chu Trinh trong thời gian qua
2. Số lượng học sinh lưu ban bỏ học qua các năm: :( Không tính học sinh chuyển đi và đến )
Năm học
2005-2006
2006-2007
2007-2008
H.K.I- 2008-2009
Ghi chú
Khối
T.số
%
T.số
%
T.số
%
T.số
%
6
14
6
1
1
7
6
5
1
8
15
12
8
1
9
3
4
4
1
Cộng
38
27
14
3
Nhận xét về tình hình bỏ học của học sinh:
Qua bảng phâm tích cho ta thấy tỷ lệ học bỏ học ở khối lơp6 chiểm nhiều nhất là 9.6 % lên đến lớp 9 tỷ lệ học sinh bỏ học thấp hơn, nhưng từ năm học 2007-2008 và năm học 2008- 2009 chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn đội, GV bọ môn và phói kết hợp với địa phương do đó kết quả duy trì sĩ số đã đạt được kết quả tương đối tốt .
3. Tỉ lệ duy trì sĩ số của trường THCS Phan Chu Trinh qua các năm vừa qua:
Năm học
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
Lưu ban,
bỏ học
Ghi chú
Khối
6
109
7
95
8
87
9
85
24
Đánh giá về công tác duy trì sĩ số, chống lưu ban bỏ học tại trường THCS Phan Chu Trinh :
Qua phân tích số liệu chúng ta thấy công tác duy trì sĩ số chống bỏ học ở trường THCS Phan Chu Trinh trong khóa học tỷ lệ bỏ học chiếm 22.3% ; như vậy tỷ lệ học sinh lưa ban bỏ học còn cao do vậy công tác duy trì sĩ số - chống bỏ học là một vấn đề đặt ra rất cấp bách đối với nhà trường và các cấp các ban ngành của xã Khuê Ngọc Điền để duy trì tỷ lệ đạt phổ cập THCS và tầng bước phổ cập học sinh đúng độ tuổi .
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:
1. Tìm hiểu nguyên nhân:
Để tìm hiểu nguyên nhân bỏ học, tôi đã tiến hành trao đổi, khảo sát đối với các đối tượng sau:
Học sinh bỏ học và cha mẹ học sinh có con em bỏ học:
- Do bị hỏng kiến thức cơ bản . 27%
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn , bố mẹ ly dị sống với người thân 30%
- Không có phong trào học tập ,thường bị những bạn nghỉ học lôi kéo nghỉ học 15% .
- Nhà ở xa trường . 20%
- Lưu ban nhiều năm . 35%
Giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Gia đình không quan tâm đến học tập của con em . 75%
- Học sinh ham chơi, không tập trung học tập 80%
- Không làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài trước khi đi học
Ban giám hiệu:
-Đời sống, thu nhập kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn . 45%
Học sinh bị mất kiến thức căn bản từ những lớp dưới . 65%
Đua đòi đi làm ăn xa ở các khu công nghiệp . 60%
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh .30%
1.4 Chính quyền địa phương:
- Công tác phối hợp với các ban ngành của địa phương với nhà trường còn nhiều hạn chế . 65%
Ban chỉ đạo phổ cập hoạt động chưa có hiệu quả 35%
2. Phân tích nguyên nhân:
Ta nhận thấy vấn đề học sinh bỏ học ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nhà trường, của xã hội. Tình hình học sinh bỏ học của các năm qua chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân sau:
2.1 Nhà trường:
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đầu năm chưa khả thi về công tác duy trì sĩ số học sinh - chống học sinh bỏ học , kế hoạch còn mang tính chung chung .
Hiệu trưởng chưa chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp chưa sát sao và chưa đưa công tác duy trì sĩ số học sinh vào công tác thi đua .
Công tác phối hợp của BGH với công tác đội TNTP Hồ Chí Minh chưa tốt.
Đội thiếu niên chưa tổ chức tốt các phong trao vui chơi thiết thực, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp … để thu hút học sinh đến trường .
Cơ sở vật chất , thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học ; các phòng thiết bị, phòng bộ môn, thư viện, phòng truyền thống …sân chơi bãi tập, cây xanh bóng mát chưa đạt yêu cầu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh . Khuôn viên nhà trường chưa tách biệt khỏi dân cư, còn có đường người dân đi qua trong trường đã làm ảnh hưởng đến công tác an ninh trong nhà trường.
2.2Về công tác chủ nhiệm : Còn mang tính chất hành chính sự vụ, nội dung sinh hoạt lớp còn mang tính đối phó, tháo quát những học sinh vi phạm các lỗi thông thường. Giáo viên chủ nhiệm chưa phối kết hợp chặt chẽ với tổ chức đoàn TN, Đội thiếu niên, Giáo viên bộ môn và ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh kịp thời.
Chưa nắm bắt kịp thời tình hình học tập cũng như học sinh nghỉ học trong ngày, trong tuần của học sinh lớp mình phụ trách .
Hầu như giáo viên chủ nhiệm lớp được thay đổi hàng năm cho nên việc năm bắt tình hình điều kiện hoàn cảnh của học sinh không kịp thời .
Nguy cơ học sinh bỏ học nhiều là phần lớp giáo viên là không phải người ở địa phương cho nên gặp khó khăn trong khi vận động học sinh đi học cũng như động viên thăm hỏi gia đình học sinh, khi học sinh quyết định bỏ học mới đến vận động thì kết quả không cao .
2.3 Về giáo viên bộ môn : phân lớn chỉ chú ý đến chất lượng bộ môn nhưng ít hiểu được tâm lý, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh và một số giáo viên không có thiện cảm với những học sinh có học lực yếu, kém về học tập và những em có đạo đức chưa tốt, chưa ngoan cho nên đôi khi giáo viên cư xử còn thiếu tế nhị làm xúc phạm đến lòng tự ái của học sinh và cũng không ít giáo viên chưa tạo cơ hội cho học sinh làm lại những lỗi mà các em đã vấp phải trong học tập.
Cũng có trường hợp xử lý tình huống sư phạm không tốt đã vô tình làm cho học sinh dẫn đến chán học môn đó và có thái độ bất hợp tác với giáo viên trong học tập cúng như trong các hoạt động khác .
2.4 Học sinh:
Phần lớn học sinh đi học không đúng độ tuổi ( 13,14 tuổi vào học lớp 6 )
Một số học sinh mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới và không đủ khả năng tiếp thu kiến thức của lớp mới.
Phần lớn thái độ động cơ học tập của học sinh chưa đúng đắn, chưa hiểu hết học để làm gì
Một số học sinh nghĩ rằng học đến lớp 7,8 là đủ nên nghỉ để đi làm ăn xa ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp
Một số học sinh nghỉ học do thường xuyên bị điểm kém thường bị phê bình nhắc nhở trước lớp và trước giờ chào cờ đầu tuần .
Một số em bỏ học vì học lực kém thường vi phạm nội qui qui định của nhà trường ..
Nguyên nhân bỏ học nữa là do chất lượng tuyển sinh đầu cấp thấp công tác phổ cập tiểu học, xóa mù ở bậc tiểu học cho nên khi lên lớp 6 cấp trung học cơ sở học sinh không theo kịp chương trình hoc .
2.5 Gia đình, cha mẹ học sinh:
Không ít gia đình quan niệm chỉ học cho biết đọc, biết viết là đủ để làm công nhân lao động phổ thông , như trong gia đình có người anh chỉ học hết lớp 8 đi làm công nhân và hàng tháng hoặc tết gửi tiền về cho gia đình thế là họ thầy vậy là tốt cho nên chỉ học vậy là đủ.
Cũng không it gia đình phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mà khoán trắng cho nhà trường họ nghĩ rằng việc dạy học là nhiệm vụ của nhà trường và việc học là của con em không học được thì nghĩ, họ chỉ tập trung lo làm ăn kiếm tiền .
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện học tập cho con em về đồ dùng học tập cũng như quỹ thời gian dành cho học ở nhà ,môi trường học tập gốc học tập .
Một số gia đình cưng chiều con cái quá mức khi nào cũng cho con mình là ngoan, giỏi cho nên dẫn đến thiếu phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội .
Có gia đình đồng ý cho con mình nghỉ học để làm kinh tế phụ giúp gia đình . Có gia đình quan tâm đến học tập con cái mình nhưng do trình độ hiểu biết thấp cho nên hạn chế về phương pháp kèm cặp, hướng dẫn về việc học tập của con em cũng như đôn đốc kiểm tra việc họa tập của con em .
2.6 . Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương , các đoàn thể :
Về việc lãnh đạo của Đảng ủy đối với các ban ngành trong xã về công tác giáo dục có quan tâm nhưng về mảng công tác phổ cập cũng như duy trì sĩ số chống học học sinh bỏ học còn nhiều hạn chế ớCha đưa ra những chuyên đề phối kết hợp với các ban ngành trong xã .
Đối với Chính quyền địa phương xem như đây là việc của nhà trường còn họ chỉ biết chăm lo cơ sở vật chất nhà trường một phần nào đó .Chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ việc phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội.
Ban chỉ đạo phổ cập, hội khuyến học xã chưa cùng nhà trường để phát huy đúng vai trò chức nặng nhiệm vụ của tổ chức để khuyến khích động viên kịp thời con em đi học đồng thời khi có học sinh nghỉ học, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn .
Bên cạnh đó còn có những ảnh hưởng xấu tác động ngoài xã hội đến nhìn nhậnvà nhận thức của học sinh như : Ngay cạnh trường học có quán bida , quán Net, trò chơi điện tử và hàng quán còn bày bán trước cổng trường …cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh cũng như đạo đức của học sinh .
Phần lớn một số em học sinh học hết cấp trung học cơ sở thậm chí hết cấp trung học phổ thông cũng ở nhà làm ruộng, làm rẩy vì thi ngành nghề không đậu ở nhà địa phương cũng không sử dụng nguyên nhân đó cũng làm cho việc thúc đẩy động lực học sinh đi học cũng gặp khó khăn ở vùng sâu vùng xa như ở .
Về đầu tư xây dựng cở sở vật chất cho trường học trên địa bàn huyện nói chung và trường THCS Phan Chu Trinh nói riêng còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn .
V. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
Nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học để đảm duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường, đồng thời để thực hiện tốt công tác phổ cập trung học cơ sở và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2008 của huyện nói chung và xã khuê ngọc Điền giữ vững kết quả đạt chuẩn phổ cập THCS và về phổ cập học sinh đúng độ tuổi vào những năm tiếp theo nói riêng ngay vào năm học 2007-2008 bản thân tôi cũng như hội đồng sư phạm đã có những giải pháp về chống học sinh bỏ học và để đạt được mục đích giáo dục trong thời gian tới cũng như thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2008-2009 của trường THCS Phan Chu Trinh về công tác duy trì sĩ số chống học sinh bỏ học .Tôi xin chia sẽ một giải pháp như sau ;
1. Nhà trường ( cụ thể là hiệu trưởng )
Hiệu trưởng có kế hoạch tham mưu thật cụ thể với các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương cùng các ban ngành tổ chức đống trên địa bàn xã chăm lo cho giáo dục về vật chất, tình thần và đặc biệt là huy động học sinh ra lớp học
Khi tham mưa phải kiên trì , khéo lẻo và có tính thuyết phục những vấn đề thật cụ thể như : (nhà trường làm cái gì , cài địa phương phải hổ trợ )
Hiệu trưởng phải làm chuyển biến nhận thức của các cấp Ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành và của các lực lượng giáo dục xã hội ở trên địa bàn xã về vai trọ của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ cho địa phương cúng là đạo cán bộ nguồn cho địa phương . Làm cho cáp Ủy và chính quyền địa phương thấy rõ “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu …“ và “ phát triển giáo dục – đào tạo là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để pháy triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững “ ( trích báo cáo chính trị của ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đại hội IX của Đảng tháng 4 năm 2001 )
Hiệu trưởng mở một hội nghị về công tác duy trì sĩ số, chống lưa ban ,chống bỏ học vào đầu mỗi năm học và mời đại diện các cấp Ủy Đảng, Ủy bân nhân xã ,các ban ngành , trưởng các thôn buôn, các chi hội khuyến học về tham dự xây dựng biện pháp phối kết hợp thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh, vận động học sinh đến trường kịp thời .
Khi có học sinh nghỉ học nhà trường lập danh sách báo cao ngay cho Đảng Ủy và Ủy ban nhân xã để chỉ đạo các cấp , thôn buôn phối kết hợp với nhà trường để có biện pháp vận động học sinh đi học kịp thời .
Đề nghị với với Đảng Ủy và Ủy Ban cùng các ban ngành tổ chức trong xã xây dựng thôn văn hóa , gia đình văn hóa đưa tiêu chí không có học sinh bỏ học và học sinh trong độ tuổi không đến trường thì mới công nhận và chi bộ có con em trong thôn bỏ học cũng không công nhận chi bộ vững mạnh .
Tham mưu tích cực cho hội khuyến học xã và các thôn buôn để phát huy vai trò của hội khuyến học để chăm lo cho giáo dục của xã nhà nói chung và của trường THCS Phan Chu Trinh nói riêng . Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục , tranh thủ huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhằm tạo một xã hội học tập đồng thời khen thưởng những giáo viên giỏi các câp, học sinh giỏi các cấp và hộ trợ động viện những học sinh nghèo vượt khó trong học tập.
Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp.
phải xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chủ nhiệm ngay đầu năm học và hàng tháng, tuần phải xây dựng kế hoạch cụ thể thường xuyên kiểm tra đôn đốc kịp thời các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm.
Họp giáo viên chủ nhịêm với hiệu trưởng 1 lần / tháng ( theo điệu lệ trường trung học năm 2007 ) .
Hiệu trưởng nên dành thời gian đi dự giờ sinh hoạt lớp cuối tuần để nắm bắt tình của học sinh .
Đưa chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh vào công tác thi đua khen thưởng của năm học đối với công tác chủ nhiệm.
Hàng năm thay đổi giáo viên chủ nhiệm hiệu trưởng chỉ đạo công tác bàn giao giữa giáo viên chủ nhiệm cũ và chủ nhiệm mới để năm bắt tình học tập của lớp kịp thời .
Hiệu trưởng mở các chuyên đề bồi dưỡng những kinh nghiệm nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp .
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, lịch đến thăm tia đình phụ huynh học sinh (khi đến gia đình phụ huynh học sinh phải có sổ chủ nhiệm mang theo để thông báo tình hình của học sinh đồng thời phụ huynh ký xác nhận vào sổ )
Nhà trường nên thành lợp ban duy trì nề nếp và ban duy trì sĩ số học sinh hiệu trưởng làm trưởng ban, TPTĐội làm phó ban, giáo viên chủ nhiệm lamg ủy viên để giúp cho nhà trường về việc vận động khi có học sinh nghỉ học kịp thời cũng như phối kết hợp với thôn buôn, phụ huynh học sinh được tốt hơn.
2.Giáo viên chủ nhiệm : Giáo viên chủ nhiệm dựa trên kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường để lên kế hoạch chủ nhiệm lớp theo năm, tháng và tuần .
Trong 1 học kỳ giáo viên phải đến thăm phụ huynh học sinh ít nhất ½ lượt họ sinh của lớp mình phụ trách .
Giáo viên chủ nhiệm tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ và nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt cuối tuần nên đánh giá nhận xét lớp khoảng 10- 15 phút thời gian còn lại tổ chức các hoạt động văn nghệ, thơ, ca… ( trách tình trạng biến tiết sinh hoạt cuối tuần thành những hình phạt , phê bình kiểm điểm học sinh làm cho học sinh chán nản và tiêu cực )
Giáo viên chủ nhiệm thay hiệu trưởng tổ chức cho học sinh học nội qui qui định của nhà trường, điều lệ trường trung học ký cam kết an toàn giao thông đường bộ, ký cam kết phòng chống tệ nạn xã hội…
Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm phải thông báo kết quả học tập cho học sinh qua sổ liên lạc hoặc điện thoại,qua mạng vào cuối tháng.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức mọi hoạt động, kế hoạch chương trình phải có mục tiêu, phải được đánh giá chính xác, kịp thời . hoạt động giáo dục đòi hỏi việc đánh giá thận trọng khách quan, công bằng trung thực, tế nhị đúng lúc, đúng nơi . Mục đích đánh giá là giúp học sinh tự điều chỉnh, tự khẳng định mình , lạc quan, tự tin hơn trong học tập và rèn luyện .
3.Đối với giáo viên bộ môn : Hiệu trưởng thường xuyên nhắc nhở giáo viên lên lớp phải gương mẫu, chuẩn bị tốt bài giảng và sử dụng khai thác thiết bị có hiệu quả , phối kết hợp tốt các phương pháp để truyền đạt hướng dẫn học sinh học tập một cáhc có hiệu quả nhất . Thường xuyên xây dựng hcọ hỏi kỷ năng ứng xử sư phạm tế nhị, tránh tình trạng xúc phạm đến nhân cách của học sinh Giáo viên bộ môn cũng có những phản hồi tình hình học tập của lớp mà môn dạy mình phụ trách cho giáo viên chủ nhiệm kịp thời nắm để khắc phục điều chỉnh học tập của lớp .
4. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt công tác, chương trình giáo dục phối hợp với gia đinh học sinh, với Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Vào đầu năm học hiệu trưởng phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh năm học cũ để tổ chức tốt hội nghị phụ huynh học sinh nhằm bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và lớp ( thực hiện theo Điều lệ hoạt động của ban đại diện cha mẹ họ sinh được bộ trưởng bộ giáo dục ban hành theo quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2008.
Ban đại diện cha mẹ học sinh 3 tháng họp với ban giám hiệu nhà trường nhằm có những ý kiển đề nghị về công tác giảng dạy, giáo dục cho học sinh và họp định kỳ phụ huynh học sinh vào đầu năm học, hết kỳ I và cuối năm học .Qua các kỳ họp Hiệu trưởng cũng cần lưu ý đến các bậc phụ huynh thường xuyên quan tấm đến quản lý về ngày giờ đến trường của con em mình ; theo giỏi thời khóa biểu, lịch học ngoại khóa, lịch phụ đạo học sinh yếu kém. Quan tâm xem con em mình thường tiếp xúc với bạn bè như thế nào để nắm bắt điều chỉnh kịp thời . Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh nắm các biện pháp kiểm tra theo giỏi học tập và rèn luyện của học sinh và tạo điều kiện đẻm bảo đồ dùng học tập cho học sinh
hệu trưởng phải phối hợp tốt với ban đại diện cha mẹ họpc sinh và phụ huynh học sinh để làm tốt các nhiệm vụ cơ bản sau đây :
Thực hiện trách nhiệm phối hợp giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa, hỗ trợ nhà trường trong công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Vận động cha mẹ học sinh các lực lượng xã hội hổ trợ nhà trường trong công tác giáo dục như quản lý con em khi ở nhà, tác động đến gia đình hạn chế học sinh lưa ban bỏ học và chăm lo giáo dục đạo đức nề nếp …khi sống và sinh hoạt tại địa phương, góp phần tạo môi trường lành mạnh ở địa bàn và phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường ( HIV/AISD, ma túy , uống riệu , hút thuốc… ).
Vận động cha mẹ học sinh và các lược lượng xã hội ủng hộ hỗ trợ tu bổ mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị cho nhà trường ; góp phần cải thiện đời sống tinh thần vật chất cho giáo viên ; khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh nghèo .
5. Hiệu trưởng phối kết hợp với Công đoàn, Đoàn, Đội :
Đối với công đoàn : Phối kết hợp với nhà trường để tuyên truyền các cuội vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh “ cuộc vận đônh hai không với 4 nội dung, cuộc vận động “ mỗi thầy giáo, mỗi cô giáo là là tấm gương đạo đức, tự học và tự rèn và hưởng ừng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực “ .
Đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt học tốt làm tốt công tác vận động động viên cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ; cùng nhà trường xây dựng cơ quan văn hóa và xây dựng đoàn kết nội bộ .
Đối với Đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh : Hiệu trường cần phải nắm vững đặc điểm lao động và yuê cầu về phương pháp công tác của tổng phụ trách đội để định hướng cho họ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình và qui định nhiệm vụ rõ ràng lề lối làm việc trong quan hệ của tổng phụ trách đội với hiệu trưởng .
Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực và động viên khen thưởng kịp thời những đội viên có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện . Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt với nhiều hình thức đa dạng phong phú nhằm thu hút sự tham gia họat động của học sinh . Tổ chức tốt phong trào văn hóa văn nghệ thẻ dục thể thao để học sinh có cơ hội thể hiện năng khiếu, tài năng của mình nhằm phục vụ cho công tác dạy và học.
Tổng phụ trách đội thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp ( anh chị phụ trách đội ) để giáo dục đạo đức nề nếp đội viên kịp thời
Tổ chức phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường và các lực lượng ngoại nhà trường để tổ chức các hoạt động phong trào và hoạt động công ích như : phong trào nuôi heo đất, áo lụa tặng bà, áo trắng tặng bạn và xây dựng qũy tình thương .
C. PHẦN KẾT LUẬN
I/ NHẬN ĐỊNH CHUNG:
Qua những biện pháp của hiệu trưởng chỉ đạo công tác duy trì sĩ số học sinh trong năm học 2007-2008 của nhà trường ; nhìn chung hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh và chống bỏ học ngay đầu năm học tương đối cụ thể cũng như thực hiện công tác phổ cập THCS của ngành cũng như của địa phương đề ra .
Trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn , nhưng hiệu trưởng đã thực hiện đúng chức năng quản lý, hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ dược giao và đã linh hoạt vận dung phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia duy trì sĩ số học sinh và chống học sinh bỏ học . Hiệu trưởng đã đè ra các biện pháp tương đối phù hợp với tình hình của nhà trường và tình hình của điạ phương .
Tuy nhiên một số biện pháp đưa ra còn mang tính hình thức chỉ năm trên giấy tờ, chưa đưa ra áp dụng một cách có hiệu quả, sự phối kết hợp chưa đồng và chưa có thống nhất cao ( giữa nhà trường và chính quyền đị phương và các ban ngành ) . Hầu như hiêụ trưởng còn khoán trắng việc nay cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc vận động thuyết phục học sinh bỏ học đi học lại . Hiệu trưởng giành nhiều thời gian cho việc chỉ đạo sát sao vận động thường xuyên liên tục .
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Công tác duy trì sĩ số học sinh chống học sinh bỏ học lưa ban hiện nay là một vấn đề khó khăn đối với trường ở vùng kinh tế khó khăn , vùng đồng bào dân tộc thiểu số . Để thực hiện hoàn thành công tác phổ cập THCS năm 2010 và làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh , chống học sinh bỏ học có hiệu quả , qua nghiên cứu tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây :
1. Tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường có đạt kết quả cao hay thấp đều phụ thuộc vào người hiệu trưởng và hiệu trưởng là người chỉ đạo đồng thời cũng là người gương mẫu thực hiện các phong trào đó đồng thời hướng dẫn cập dưới thực hiện tốt kế hoạch đề ra Vậy trong công tác duy trì sĩ số chống học sinh bỏ học là công tác chủ nhiệm hết sức quan trọng , Hiệu trưởng ngay đàu năm học chnj giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn vững vàng, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh, có uy tín với phụ huynh học sinh , có lòng nhân ái , có tâm huyết với học sinh , có năng lực lãnh đạo , tổ chức điều khiển lớp .
2. Trong hội đồng sư phạm phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận ,đoàn thể ( Giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, đoàn, đội, công đoàn ,các tổ chuyên môn ) ; mọi thành viên trong nhà trường đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác .
3.Phải xây dựng nhà trường là ngôi nhà thứ hai của toàn thể cán bộ giáo viên công viên và học sinh, vậy nhà trưởng phải có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học ; đảm bảo an ninh trật tự cho nhà trường ; giáo viên phải thương yêu học sinh, quý trọng học sinh, động viên khuyến khích khen ngợi những thành tích nhỏ nhất của học sinh để cho học sinh thầy được thầy cô như là người bố, người bố thứ hai của mình và làm cho học sinh khi đến trường cảm thấy vui, không pháịơ vì cô thầy la mắng .
4. thường xuyên đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp như đủ các phòng học, phòng truyền thống phòng, phòng bộ môn , sân chơi bãi tập, vệ sinh nước sạch .
5. Hiệu trưởng là người nhận thức đúng dắn về công tác duy trì sĩ số, hiệu trưởng phải có những tác động mạnh nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức của cấp Ủy, chính quyền địa phương , các ban ngành đoàn thể, các thôn buôn , cha mẹ học sinh thấy đựoc tầm quan trọng của việc học tập của con em mình để phối kết hợp làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh .
6. Làm cho cha mẹ học sinh thấy được tầm quan trọng của nhà trường của thầy cô giáo đối với việc học tập của học sinh cũng như biện pháp chống học sinh bỏ học đạt kết quả tốt . Vậy giáo viên đến thăm hỏi, động viên tuyên truyền cho cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con em học tập, động viên các em bỏ học trở lại lớp . Giáo viên chủ nhiệm đặt ra kế hoạch đến thăm gia đình phụ huynh học sinh trên 50% gia đình học sinh trong lớp trên / học kỳ .Đưa tiêu chí đến thăm gia đình học sinh vào tiêu chí thi đua cuối kỳ và cuối năm .
7. để làm tốt công tác vận động phối hợp hiệu trưởng phải có uy tín trong nhân dân, trong sinh và đồng nghiệp, phải xây dựng kế hoạch hoạt động củan hà trường phải cu jthể hóa công việc cho phù hợp với thực tế của nhà trường , có mối quan hệ tốt với các cấp Ủy Đảng, chính quỳên địa phường và các lực lượng khác ngoài nhà trường.
8. Công tác duy trì sĩ số học sinh là thường xuyên liên tục có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm lớp phải năm bắt hàng ngày, phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc đồng thời có những biện pháp kịp thời để có hiệu quả cao .
III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :
1. Với nhà trường:
Vào đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch, biện duy trì sĩ số học sinh cho năm học và cụ thể từng tháng, tuần, học kỳ . Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch biện pháp cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường theo tuần, tháng, học kỳ . Đưa tiêu chí duy trì sĩ số học sinh vào thi đua cuối kỳ và cuôi năm .
Cuối năm nên khen thưởng những giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh .
Tổ chức tốt công tác phụ đạo học sinh có học lực yếu, kém theo trong he và suốt năm học .
Tham mưa chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm đáp ứng đủ cho công tác dạy và học .
Phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh kịp thời .
Thành lập ban duy trì sĩ số học sinh ở cấp trường và tham mưu với chính quyền địa phương để thành lập ở câp xã .
Đối với hiệu trưởng không nên khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm mà phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên . Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nắm kỷ từng đối tượng học sinh để giáo dục học sinh có hiệu quả .
2. Với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương:
Đề nghị Đảng Ủy chỉ đạo kiện toàn lại hội khuyến học cấp xã để hoạt động có hiệu quả và củng cố lại ban chỉ đạo phổ cập THCS để phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong ban .
Qui định những đối tượng học sinh nằm trong độ tuổi phổ cập phải ra lớp học hết chương trình cấp THCS nếu không học hết khi chứng giấy tờ thủ tục đi làm ăn xa là không chứng.
Có văn bản chỉ đạo các quán Bida, quán Net và các hàng quán xung quanh trường, can thiệp cấm các hộ dân đi băng qua trường học, Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cấp thiết như : (Cổng trường , tường rào )
Chỉ đạo các thôn buôn, ban ngành cùng chăm lo cho giáo dục của xã nhà để hướng tới đạt chuẩn phổ cập THCS vào tháng 11 năm 2008 .
3. Với ngành giáo dục:
Phònh Giáo dục – Đào tạo huyện Krông Bông cần có văn bản liên tịch với các ban ngành trong huyện để thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh .
Hàng năm nên tổ chức khen thưởng cho những giáo viên, trường làm tốt công tác duy trì sĩ sỗ học sinh và nên tổ chức các cuộc thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp phòng .
Nên có những văn bản chỉ đạo xuống các cấp xã , thị trấn để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh , chống học bỏ học .
Qua quá trình công tác tại đơn vị cũng như qua tham khảo tài liệu đặc biệt là tình hình duy trì sĩ số -chống bỏ học của trường, bản thân tôi thấy rằng đây là một vấn đề cấp thiết toàn xã hội đang quan tâm đặc biệt là chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “hai không‘ và phong trào xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực .”của Bộ giáo dục phát động . Vậy đòi hỏi những người quản lý giáo dục phải có tâm huyết với học sinh, xây dựng mối đoàn kết trong hội đồng sư phạm đoàn kết, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể nơi địa bàn trường đóng
Trên đây là một kinh nghiệm và giải pháp tôi xin được chia sẽ với các đồng nghiệp cũng như các đơn vị bạn mà trường chúng tôi đã và đang thực hiện cũng đã đạt được những kết quả khả quan nhằm hạ tỷ lệ học sinh bỏ học lưu ban của toàn ngành nói chung trong những năm tới .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm duy trì sĩ số-chống bỏ học ở trường THCS Phan Chu Trinh - Krông Bông - Đắk Lắk trong những năm học qua.doc