Một số biện pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện - Học sinh tích cực”

ĐẶT VẤN ĐỀ Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách : rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng, Tình hình trên đòi hỏi trường tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các hoàn cảnh, các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường tiểu học. Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đầu năm học 2008 – 2009, Ngành đã ban hành một số văn bản rất quan trọng : - Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. - Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. - Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013. - Kế hoạch số 42/KH-SGD&ĐT ngày 15.8.2008 của Sở GD-ĐT Ninh Bình. Kế hoạch số 297/KH-PGD&ĐT ngày 16.8.2008 của Phòng GD & ĐT huyện Nho Quan hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường tiểu học năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. Trường tiểu học S ơn Lai được tách ra vào tháng 9/1994, được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận là trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 11/2008. Cơ sở vật chất của Trường được xây dựng đúng qui cách và có khá đầy đủ các phòng chức năng. Cảnh quan sư phạm được tu bổ hàng năm. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của Trường được Ngành đánh giá cao.Từ ngày thành lập đến nay, Trường luôn đạt Trường tiên tiến, TT xuất sắc, được Công Đoàn giáo dục Việt Nam, Tỉnh, huyện tặng bằng khen, Tuy nhiên, đối chiếu với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD & ĐT, Trường tiểu học Sơn Lai thấy nhiều điểm còn bất cập. Do vậy, sau khi học tập quán triệt các văn bản nói trên của Ngành, tôi đã chọn đề tài : Một số biện pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học.

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHO QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN LAI MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC” TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. Họ và tên: Đinh Tiến Độ Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sơn Lai Tháng 4/2011 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ TT rường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn các trường tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách : rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng, … Tình hình trên đòi hỏi trường tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các hoàn cảnh, các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo các mục tiêu giáo dục của trường tiểu học. Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đầu năm học 2008 – 2009, Ngành đã ban hành một số văn bản rất quan trọng : - Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. - Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. - Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013. - Kế hoạch số 42/KH-SGD&ĐT ngày 15.8.2008 của Sở GD-ĐT Ninh Bình. Kế hoạch số 297/KH-PGD&ĐT ngày 16.8.2008 của Phòng GD & ĐT huyện Nho Quan hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường tiểu học năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. Trường tiểu học S ơn Lai được tách ra vào tháng 9/1994, được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận là trường tiểu học chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 11/2008. Cơ sở vật chất của Trường được xây dựng đúng qui cách và có khá đầy đủ các phòng chức năng. Cảnh quan sư phạm được tu bổ hàng năm. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của Trường được Ngành đánh giá cao.Từ ngày thành lập đến nay, Trường luôn đạt Trường tiên tiến, TT xuất sắc, được Công Đoàn giáo dục Việt Nam, Tỉnh, huyện tặng bằng khen, Tuy nhiên, đối chiếu với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD & ĐT, Trường tiểu học Sơn Lai thấy nhiều điểm còn bất cập. Do vậy, sau khi học tập quán triệt các văn bản nói trên của Ngành, tôi đã chọn đề tài : Một số biện pháp để từng bước xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học. PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Ngành : Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22.7.2008 của Bộ Giáo dục Đào tạo ; Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT giữa Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch - Bộ GD-ĐT – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 19/8/2008 về phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013, Trường Tiểu học Sơn Lai quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tham gia phong trào này ngay từ năm học 2008 – 2009. Dưới đây là các biện pháp được thực hiện: 1. Khảo sát thực trạng của Trường: Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc khảo sát này giúp cho Trường thấy rõ tình hình, điều kiện của mình khi tham gia phong trào. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp Trường đề ra kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (THTT-HSTC) ngay từ năm học 2008 – 2009 và đến nay. Trường cũng tổ chức phát phiếu khảo sát đến toàn bộ giáo viên và 80 học sinh các lớp 4, 5 để tìm hiểu thêm về mối quan hệ thầy – thầy, trò – trò và thầy – trò hiện nay, học tập tấm gương đạo đức Hồ chí Minh đối với học sinh lớp 4. Việc tổ chức khảo sát giáo viên và học sinh giúp Trường xây dựng các quy tắc ứng xử thân thiện đối với thầy và trò. 2.Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện: Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng THTT-HSTC, trường đã tổ chức 9 cuộc họp để tuyên truyền và đặt yêu cầu phối hợp thực hiện : a). Cuộc họp với lãnh đạo Đảng ủy, UBND, MTTQ và các đoàn thể trong xã như : Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học và Ban Đại diện cha mẹ học sinh Trường. Tại cuộc họp này, Trường đã giới thiệu 3 văn bản của TW (chỉ thị 40, kế hoạch 307 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Kế hoạch liên ngành giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), kế hoạch xây dựng THTT-HSTC của Trường hàng năm và đã tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương để tuyên truyền sâu rộng chủ trương này đến các lực lượng xã hội; Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường đã đề ra chủ trương vận động cha mẹ học sinh xây dựng gia đình thân thiện gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Cũng tại cuộc họp, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đề nghị UBND xã cho phép mở rộng khuôn viên trường, tu bổ tường bao và nâng cấp sân trường trong năm học này từ nguồn quỹ vận động trong cha mẹ học sinh để thực hiện nội dung thứ nhất “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. b). Cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong Trường để quán triệt kế hoạch xây dựng THTT-HSTC. Các đoàn thể, giáo viên đã thảo luận sâu kỹ kế hoạch của Trường và đưa 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào vào kế hoạch công tác năm, hàng tháng của mỗi đoàn thể và cá nhân. Cuộc họp còn tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện 3 nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”, “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương”. Trường còn thông báo kết quả khảo sát giáo viên và học sinh; và tổ chức cho giáo viên góp ý bảng dự thảo các qui tắc ứng xử thân thiện dành cho GV và HS trước khi triển khai thực hiện. Việc khen thưởng cuối năm đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng THTT-HSTC cũng được đặt ra nhằm tạo thêm động lực cho phong trào. c). Cuộc họp các tổ trưởng chuyên môn nhằm xây dựng chuyên đề “thân thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm ” để thực hiện tốt “dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập”. 3. Các công việc cụ thể đã thực hiện: a. Lần lượt giới thiệu và tập cho học sinh một số trò chơi dân gian trong trường và tại gia đình như : ô ăn quan, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, rồng rắn lên mây, Đi qua đường lội, … Các hoạt động này do giáo viên tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên thể dục thực hiện. b. Tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương, sưu tầm tranh ảnh phục vụ các ngày chủ điểm trong năm. Hoạt động này do Phó hiệu trưởng, tổng phụ trách đội, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm thực hiện. c. Tổ chức cho học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp và Trường đặt ra câu hỏi ứng xử tình huống trong giao tiếp, trong các mối quan hệ hàng ngày để học sinh trả lời d. Tổ chức lễ hội Văn hoá dân gian dành cho học sinh toàn trường nhân ngày nhà giáo việt nam, thành lập Đoàn 26/3... Lễ hội gồm các nội dung : “Em làm họa sĩ”, “Những khúc ca vui”, “Nhà sử học tí hon”,.... thi hò, vè, hát ru kết hợp với các trò chơi dân gian. e. Thành lập bảng tin với các chuyên mục dành cho học sinh như sau : Bác sĩ ơi – Địa chỉ đỏ - Ca dao tục ngữ VN – Đố bạn – Em yêu khoa học – Em làm cảnh sát giao thông – Bạn có biết – Em xử lí thế nào – Người tốt việc tốt – Ai tài thế... Thông qua bảng tin này, học sinh được giới thiệu gương người tốt-việc tốt, được xem những bài văn hay, chữ viết đẹp tiêu biểu của học sinh trong trường, được tham gia giải đáp tình huống ứng xử hàng ngày, được tuyên truyền kiến thức về lịch sử, về an toàn giao thông, về chăm sóc sức khỏe ban đầu… g. Sau một thời gian thực hiện bảng tin, từ yêu cầu của học sinh các lớp, Trường đã tiến hành thực hiện cho từng lớp. Nội dung gồm các chuyên mục như sau : Chúng mình cùng nhớ - Điều em muốn nói – Chúc mừng sinh nhật – Lớp chúng mình – Bạn nào giỏi thế - Danh nhân – Việt Nam đất nước con người - Ứng xử có văn hóa – Bạn có biết – Góc ôn luyện – Ai tài thế (trưng bày kết quả học tập của học sinh). Với các chuyên mục nói trên, học sinh được giới thiệu các sản phẩm của mình về thủ công, về vẽ, viết chữ đẹp, bài văn hay nhằm phát huy tính mạnh dạn, khả năng của mình. Chuyên mục “Việt Nam - đất nước, con người”, “danh nhân” giúp học sinh hiểu biết thêm về lịch sử và địa lý Việt Nam, các anh hùng liệt sĩ, những người có công lớn với đất nước. Chuyên mục “mừng sinh nhật”, “Ai tài thế” ,giới thiệu “người tốt- việc tốt” giúp học sinh hiểu biết và thân thiện nhau hơn. Chuyên mục “ôn luyện kiến thức” giúp học sinh chủ động trong học tập. Chuyên mục “điều em muốn nói” tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô, về bạn bè, về các mối quan hệ hàng ngày, góp phần thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. h. Xây dựng và thực hiện một số quy tắc ứng xử thân thiện dành cho giáo viên và học sinh: Các quy tắc này được xây dựng dựa theo kết quả khảo sát hành vi, thái độ của giáo viên, học sinh và từ tình hình thực tế của Trường, đã được hội đồng sư phạm Trường thông qua, BCH công đoàn và Đội TNTP vận động thực hiện. Kết quả thực hiện các quy tắc này được đánh giá lồng ghép vào các đợt thi đua, khen thưởng trong năm do Trường tổ chức. i. Xây dựng quy ước về gia đình thân thiện để triển khai thực hiện trong cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng dự thảo, có tham khảo ý kiến của Hội đồng sư phạm và Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường, sau đó tổ chức vận động cha mẹ học sinh thực hiện. Quy ước này cũng được gửi đến Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn TN xã để lồng ghép với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. k.Tổ chuyên môn triển khai thực hiện chuyên đề “thân thiện trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm ”. Kết quả thực hiện chuyên đề này được đánh giá qua việc dự giờ thăm lớp, trong các tiết hội giảng, trong các lần kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện. l. Tổ chức các hoạt động tự quản trong học sinh: - Xây dựng kế hoạch trực, làm vệ sinh khuôn viên trường và chăm sóc cây cảnh hàng ngày dành cho học sinh lớp 3, 4, 5 . - Nâng cao chất lượng hoạt động đội cờ đỏ của học sinh để giám sát, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, việc thực hiện nội quy học sinh. m. Tiếp tục hoàn thiện cảnh quan sư phạm, bổ sung cây cảnh, mở rộng diện tích khuôn viên trường, xây lại tường bao phía sau và mặt tiền. Ba câu khẩu hiệu : “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Non sông Việt Nam … là nhờ công học tập của các em” được treo phía trước 2 dãy phòng. Trường còn làm mới bảng tên trường và treo pa nô ảnh Bác Hồ với thiếu nhi kèm theo nội dung 5 điều Bác Hồ dạy. Đó là một số việc làm cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng THTT-HSTC năm học 2010 – 2011 của Trường tiểu học Sơn Lai từ năm đầu thực hiện phong trào đến nay. Sau đây là những kết quả đạt được : PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI 1. Một số kết quả đạt được : - Trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Ngành về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Trường, của địa phương. - Phong trào đã được tuyên truyền và triển khai sâu rộng từ trường học đến gia đình và toàn xã hội, tạo được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, nhân dân, cha mẹ học sinh, giáo viên và học sinh. - Thực hiện nội dung “rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”, Trường đã từng bước giáo dục cho học sinh kĩ năng ứng xử hợp lý, có văn hóa trước một số tình huống trong học tập, trong cuộc sống, thói quen làm việc và hoạt động theo nhóm, giáo dục việc rèn luyện sức khỏe, phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn khác. - Thực hiện nội dung “tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh”, Trường đã tổ chức tốt và thường xuyên các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hội thi thu hút đông đảo học sinh tham gia. Bước đầu đã đưa được một số trò chơi dân gian vào giờ chơi của học sinh ở trường, ở nhà, làm cho không khí giờ chơi mang tính tập thể hơn, vui hơn, thân thiện hơn. - Thực hiện nội dung “dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”, Trường đã tiếp tục thực hiện phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến, nêu thắc mắc, chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thái độ của giáo viên trong giờ lên lớp, trong công tác chủ nhiệm đã có sự gần gũi, thân thiện, thương yêu và tôn trọng học sinh hơn trước. Các hiện tượng dùng nhục hình, la mắng học sinh, trách phạt khi học sinh phạm lỗi, đã được hạn chế ở mức thấp nhất. - Thực hiện nội dung “xây dựng trường lớp, xanh, sạch, đẹp và an toàn”, Trường đã vận động kinh phí để mở rộng khuôn viên thêm 500m, xây lại 300m tường bao, sửa lại cổng trường, làm mới bảng tên trường, bổ sung cây xanh, trang trí pa nô, khẩu hiệu trong trường và làm bảng tin cho tất cả các lớp học. - Thực hiện nội dung “học sinh tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương”, Trường đã tổ chức giới thiệu cho học sinh tìm các địa chỉ đỏ, giới thiệu một số di tích lịch sử-văn hoá như Đình Làng Chàng, Khu Trũng, Đồng Báng, anh hùng liệt sĩ tại địa phương… - Khi được hỏi bằng phiếu về những việc làm có hiệu quả để xây dựng THTT-HSTC của Trường trong năm học này, 92,3% cha mẹ học sinh và 95,3% giáo viên Trường đồng tình. - Khi hỏi về việc thực hiện các bảng tin trong lớp, 87,5% học sinh khối 4, 5 được hỏi ý kiến đã cho biết là rất thích tham gia bảng tin. Trong đó có 5 chuyên mục học sinh rất thích là : “Điều em muốn nói”, “Ai tài thế’, “Ứng xử văn hóa”, “Chúc mừng sinh nhật”, “Lớp chúng mình”. - 80% học sinh lớp 1, 2 và 3 được hỏi đã trả lời là thích các trò chơi dân gian, thích đến trường vì trường rất vui. Đối chiếu với các mục tiêu của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, qua những năm học qua, trường đã có những việc làm tích cực nhằm từng bước huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để góp phần xây dựng môi trường giáo dục ngày càng an toàn, thân thiện, phù hợp với điều kiện của địa phương, bước đầu hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội. Với những gì đã làm được, Trường tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực hiện “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường tiểu học trong Huyện. Năm học 2009-2010 Trường tiểu học Sơn Lai đã được Sở GD-ĐT Ninh Bình kiểm tra và công nhận là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3. Một số kinh nghiệm bước đầu : - “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm rất đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, nhưng đây là việc làm rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì của lãnh đạo ngành giáo dục và hiệu trưởng các trường. Phong trào này vì có tính xã hội rộng rãi nên phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, các đoàn thể, và phải thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham gia. - Phong trào có 5 yêu cầu và 5 nội dung liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục trong trường nên phải căn cứ điều kiện của từng trường để xác định nội dung nào tham gia trước, nội dung nào sau ; mức độ yêu cầu trong từng năm như thế nào, … để tránh quá tải, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác của Trường. Trường đạt chuẩn quốc gia, các trường tiên tiến có thuận lợi hơn nên tiến độ xây dựng nhanh hơn, nhưng các trường còn gặp khó khăn cũng có thể tham gia phong trào này với những nội dung và mức độ phù hợp. Dù khó khăn đến đâu, trường nào cũng có thể tổ chức các hoạt động xây dựng kĩ năng sống cho học sinh; xây dựng quan hệ thầy trò trở nên thân thiện, tốt đẹp hơn. - Làm việc gì phải chắc việc đó, không ôm đồm để xảy ra tình trạng đầu voi đuôi chuột. Hết sức tránh những việc làm hình thức, ít tác dụng. - Phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên về phong trào này để giáo viên có sự tự giác trong thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. Một số giáo viên có tác phong sinh hoạt chưa chuẩn, ít chịu khó khi quan hệ giao tiếp với học sinh, ít thân thiện nên rất dễ tạo ra khoảng cách giữa thầy và trò. Đồng thời với việc giải quyết nhận thức, phải tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm thực hiện và phải có sự đôn đốc, kiểm tra của Trường, của tổ chuyên môn, của các đoàn thể. * * * Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm rất mới, rất khó khăn và lâu dài ; đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để huy động tốt nhất các lực lượng xã hội cùng tham gia. Những việc mà Trường làm được, đã nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm này là một đóng góp công sức nhỏ, có thể chưa đạt được kết quả như mong muốn. Rất mong được các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp tận tình góp ý xây dựng. Sơn Lai, ngày 10 tháng 4 năm 2011 Người viết Đinh Tiến Độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.doc