Luận văn dài 135 trang:
Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của sự đổi mới.
Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, báo cáo chính trị của đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định:
“Phát triển giáo và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học ”
Sự đổi mới của giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có tri thức và năng động sáng tạo.
Từ thực tế dạy học Hoá học ở các trường trung học phổ thông(THPT) trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là các huyện vùng cao biên giới: Tỷ lệ học sinh yếu kém rất cao, thậm chí có những lớp số học sinh này tương đương với số học sinh đạt yêu cầu. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp giúp đỡ những đối tượng học sinh này để các em đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập là việc làm rất cần thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hoá học ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu : Dạy và học Hoá học đối với đối tượng học sinh yếu kém môn hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a/ Mục đích:
Việc thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp cơ bản giúp đỡ học sinh yếu kém để học sinh đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong học tập môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
b/ Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lí luận và tình hình thực tiễn về các biện pháp phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy, kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh nói chung và học sinh yếu kém môn hoá học nói riêng.
- Đề xuất một số biện pháp giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá, chú ý vào những vấn đề lý thuyết cơ sở hoá học chung (Hoá học đại cương) và Hoá học vô cơ.
- Kiểm tra khảo sát hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp được đề xuất.
4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học:
Trong dạy học Hoá học, với học sinh yếu kém nếu xác định được đúng nguyên nhân và áp dụng những biện pháp tích cực, chúng ta có thể giúp đỡ các em vươn lên đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập.
7. Những đóng góp mới của đề tài.
- Xác định những nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
- Sưu tầm và xây dựng :
+ Hệ thống các bài tập cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức Hoá học cho học sinh lớp 10, 11,12 THPT (có thể sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đặc biệt có ý nghĩa trong việc hỗ trợ các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Hoá học).
+ Các bài giảng theo hướng hoạt động hoá người học với lớp có nhiều đối tượng học sinh nhận thức khác nhau, việc kết hợp giữa bài học trên lớp với việc chia nhóm để giúp đỡ học sinh.
+ Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập và các bài giảng đó để góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh yếu kếm trong học tập môn hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Để góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém trong học tập môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
135 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập môn hóa học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, pirit sắt, khí cacbonic, hãy xây dựng sơ đồ sản xuất các loại phân đạm : canxi nitrat, amoni nitrat, amoni sunfat và urê.
Bài 24. Khi nào được trộn phân supephotphat đơn và supephotphat kép với vôi để bón cho cây trồng? Khi nào không được phép trộn, vì sao?
Bài 25. ở những thửa ruộng chua tại sao không nên bón phân đạm amoni và vôi cùng một lúc? Trường hợp này ta nên bón vôi hay phân đạm amoni trước một thời gian?
Bài 26. Theo sự điều tra của các nhà khoa học thì đa số đất Việt Nam là đất chua. Đất chua tập trung nhiều ở vùng đồi núi.
Vì sao đất ở vùng đồi núi lại hay bị chua?
Để làm giảm độ chua của đất, người ta phải làm gì? Hãy chọn những giải pháp mà em cho là đúng trong những giải pháp sau đây:
Trồng cây phủ kín các đồi núi.
Bón phân lân tự nhiên trước khi trồng cây.
Bón vôi trước khi trồng cây.
Bón tro bếp (có kali cacbonat) trước khi trồng cây.
Bài 27. Nguyên chính làm cho đất bị mặn là gì? Nên dùng loại phân đạm nào sau đây để bón cho cây trồng trên đất mặn : canxi nitrat, natri nitrat.
Đáp án : Sự xâm thực của nước biển.
Canxi nitrat (CaNO3).
Bài 28. Supephôtphat kép không làm cho đất bị chua thêm nhưng supephôtphat đơn lại làm cho đất bị chua thêm. Vì sao?
Bài 29. Vì sao tro bếp lại được sử dụng như một loại phân bón hoá học? Tro bếp thích hợp để bón cho vùng đất chua hay đất mặn? Vì sao?
Bài 30. Theo em, thời điểm nào là thích hợp nhất để bón phân đạm cho lúa? Vì sao?
Buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá lúa.
Buổi trưa nắng.
Buổi chiều tối mặt trời vừa lặn.
Bài 31. Ruộng lúa mới cấy được một tháng . Lúa đã cứng cây cần được bón thúc bằng phân đạm.Vậy mà rêu xanh đã phủ kín mặt đất cần phải bón vôi để diệt. Theo em nên lựa chọn phương án nào trong số các phương án dưới đây là tối ưu để diệt được rêu và lúa được tốt hơn?
Bón vôi toả trước một lát rồi bón đạm.
Bón đạm trước một lát rồi bón vôi toả.
Trộn đều vôi toả với đạm rồi bón cùng một lúc.
Bón vôi toả trước, vài ngày sau mới bón đạm.
Bài 32. Nghiên cứu một mẫu đất thấy pH của đất đó bằng 6,0. Theo em nên dùng các loại phân NPK nào sau đây cho hiệu quả và kinh tế.
a. Đạm amoni, supephotphat, kali clorua.
Đạm nitrat, supephotphat, kali clorua.
Đạm nitrat, phân lân nung chảy, kali clorua.
Đạm urê, phân lân nung chảy, kali clorua.
Đáp án d.
Bài 33. Bằng kiến thức hoá học hãy giải thích tính đúng đắn, khoa học của câu ca dao:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng sấm dậy mở cờ mà lên.
Bài 34. Bà con nông dân thường tận dụng nước tiểu đem pha loãng rồi tưới cho rau xanh. Sau hai ngày, rau trở nên xanh non mỡ màng.
.Vì sao tưới nước tiểu làm cho rau xanh non hơn?
Phần 3 : Nhóm Cacbon
Bài 1. Để phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là :
A. CuO và MnO2 B. CuO và MnO
C. CuO và than hoạt tính D. Than hoạt tính.
Bài 2. Khí than ướt và khí lò ga đều được làm nhiên liệu khí. Em hãy nêu phương pháp điều chế chúng trong công nghiệp.
Bài 3. Khí CO2 không cháy và không duy chì sự cháy của nhiều chất, nên nó được dùng để dập tắt các đám cháy, đặc biệt là cháy xăng, cháy dầu. Nhưng khí CO2 không thể dùng để dập tắt các đám cháy của một số kim loại có tính khử mạnh như : Mg, Al…Vì sao?
Bài 4. Dựa vào phản ứng hoá học nào để người ta khắc hình khắc chữ lên thuỷ tinh?
Bài 5. Gạch và ngói được sản suất từ đất sét và một ít cát: Phối liệu được nhào trộn với nước thành khối dẻo, sau đó tạo hình, sấy khô và nung ở 9000C – 10000C sẽ được gạch và ngói. Có phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình nung không? Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Bài 6. Khi xây dựng, xi măng được trộn với nước thành khối nhão, sau vài giờ sẽ bắt đầu đông cứng lại. Quá trình đông cứng của xi măng có xảy ra phản ứng hoá học không? Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Bài 7. Những công trình xây dựng sau một thời gian độ bền sẽ giảm dần. Đặc biệt là những công trình xây dựng bằng sữa vôi thể hiện càng rõ rệt. Dựa vào những kiến thức đã học em hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó và viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
Bài 8. Trong quá trình trộn cát với sữa vôi có xảy ra phản ứng hoá học không ? Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Bài 9. Sau khi đổ bê tông được khoảng 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tông. Em hãy giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 10. Tính lượng C cần thiết để sản xuất 1 tấn gang với hàm lượng C là 2% . Giả sử nguyên liệu dùng để sản xuất là Fe2O3 nguyên chất.
Lớp 12 thpt
Phần 1 : Đại cương về kim loại
Bài 1. Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài đó là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng đó chính là kim loại vàng được dát mỏng thành những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Nếu dát mỏng 1 chỉ vàng (có khối lượng là 3,75 g Au và có d = 19,32g/cm3) tới chiều dày 1.10-4 mm thì diện tích lá vàng thu được là bao nhiêu?
Bài 2. Đuyra là một hợp kim có 94% Al, 4% Cu và 2% các kim loại khác như Mg, Mn, Si, Fe…về khối lượng . Hợp kim này có đặc tính nhẹ như nhôm , cứng và bền như thép mềm, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn nên được sử dụng trong công nghệ chế tạo máy bay. Một máy bay vận tải hành khách cỡ lớn, hiện đại có thể dùng tới 50 tấn hợp kim này. Tính khối lượng Al, Cu cần dùng để sản xuất 50 tấn hợp kim đó.
Bài 3.a) Một sợi dây đồng nối tiếp với một sợi dây nhôm để ở ngoài trời.
b.Một sợi dây thép được nối tiếp với một sợi dây đồng để ngoài trời .
Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của 2 kim loại? Giải thích và đưa ra lời khuyên.
Bài 4. Người ta dùng hợp kim của thiếc để hàn một vật bằng sắt với một vật bằng đồng. Hãy dự đoán những hiện tượng gì có thể xảy ra khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm? Giải thích hiện tượng.
Bài 5. Ngâm một lá sắt trong dung dịch axit clohiđric, sắt bị ăn mòn chậm. Nếu cho thêm vào dung dịch trên vài giọt đồng sunfat nhận thấy sắt bị ăn mòn nhanh hơn, bọt khí thoát ra nhiều hơn. Hãy giải thích hiện tượng quan sát được và viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion rút gọn.
Bài 6. Hãy giải thích vì sao người ta có thể bảo vệ vỏ tầu biển bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tầu ( phần ngâm dưới nước). Trình bày cơ chế của sự ăn mòn sẽ xảy ra.
Bài 7. Có những vật bằng sắt tráng thiếc ( sắt tây) và sắt tráng kẽm (tôn). Nếu trên bề mặt những vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, hãy cho biết:
Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đặt vật đó trong không khí ẩm?
Cơ chế của sự ăn mòn đối với mỗi vật trên.
Bài 8. Tôn là sắt tráng kẽm, sắt tây là sắt tráng thiếc. Vì sao người ta lại dùng tôn để lợp nhà mà không dùng sắt tây?
Bài 9. Nhiều loại pin nhỏ dùng cho đồng hồ đeo tay, trò chơi điện tử,….là pin bạc oxit- kẽm. Phản ứng xảy ra trong pin có thể thu gọn như sau:
Zn( rắn) + Ag2O(rắn) + H2O (lỏng) ® 2Ag(rắn) + Zn(OH)2(rắn).
Như vậy, trong pin bạc oxit-kẽm:
a. Kẽm bị oxi hoá và là anot.
b. Kẽm bị khử và là catôt
c. Bạc oxit bị khử và là anot.
d. Bạc oxit bị oxi hoá và là catot.
Hãy chọn đáp án đúng.
Bài 10. Các vật dụng làm bằng bạc bị mờ đi do sự hình thành một lớp mỏng bạc sunfua. Để loại bỏ lớp bạc sunfua, người ta cho vật đó vào một chảo nhôm chứa dung dịch muối và được đun đến gần sôi. Các bán phản ứng sau giải thích hiệu quả của phương pháp này:
2Al + 3H2O ®Al2O3 + 6H+ + 6e.
Ag2S + 2e ® 2Ag + S2-.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Bạc bị tách ra khỏi vật dụng.
Nhôm bị tách khỏi bề mặt chảo và tan vào dung dịch .
Phương pháp tốt hơn là dùng sự chà sát để làm sạch bề mặt vật bị mờ.
Có thể ngửi thấy mùi khí hiđro sunfua khi tiến hành công việc.
Đáp án d.
Bài 11. Tại sao khi điện phân dung dịch đồng (II) sunfat ta thấy có axit sunfuric ở vùng anot?
Bài 12. Để làm tinh khiết một loại bột đồng có lẫn bột các kim loại thiếc, kẽm, chì, người ta ngâm hỗn hợp trên trong dung dịch đồng (II) nitrat .
a.Hãy giải thích việc làm này và viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
b. Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên, bằng cách nào có thể loại được tạp chất? Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
Bài 13. Để làm huân chương người ta thường đúc chúng bằng sắt sau đó phủ lên chúng một lớp mạ bằng kim loại như đồng, bạc, vàng. Để mạ bạc người ta sử dụng phương pháp xianua tức là điện phân dung dịch phức xianua của bạc.
Phản ứng ở catot: Ag(CN)2- + 1e = Ag + 2CN-.
Phản ứng ở anot: 2H2O - 4e = 4H+ + O2.
Lớp mạ thu được bám chắc mịn và bóng .
Theo em :
Vật để mạ phải treo ở catot hay anot?
Viết phương trình phản ứng điện phân tổng quát.
Bài 14. Nước thải từ nhà máy mạ điện không được thải luôn ra môi trường mà phải qua xử lí vì trong đó nồng độ ion xianua ( CN- ) còn rất cao ( khoảng 58- 510 mg/lít) . Theo tiêu chuẩn Việt Nam nồng độ xianua cho phép trong nước thải là 0,05 - 0,2 mg/lít vì liều lượng gây chết người của chất này là 200- 300 mg/lít nước. Một trong những phương pháp khử xianua là dùng clo trong môi trường có pH = 8,7- 10.
1.Phân tích một mẫu nước thải từ nhà máy mạ điện người ta đo được nồng độ ion xianua là 0,015 mol/lít . Vậy cần phải cho bao nhiêu gam NaOH vào một mét khối nước thải đó để có môi trường pH = 9 ?
2.Sục khí clo vào một mét khối nước thải đã có môi trường pH = 9 nói trên thì có phản ứng:
CN- + OH- + Cl2 ® CO2 + Cl- +H2O + N2.
Chất độc xianua đã chuyển thành nitơ không độc.
Hãy cân bằng phương trình phản ứng trên.
Tính thể tích clo cần thiết để khử hết xianua.
Sau khi khử hết xianua nước thải đó có được chảy ra môi trường chưa vì theo quy định nước thải đổ ra môi trường phải có pH = 5,8 – 8,6.
Hướng dẫn giải
1) pH = 9 [H+] = 10-9 [OH-] = 10-3M
Vậy cần phải cho NaOH vào 1m3 một lượng là: 10-340103 = 40 g.
2) 2 CN- + 8OH- + 5Cl2 2CO2 +10Cl- + 4H2O + N2
0,015 0,0375
0,015103 0,0375103
V = 0,037510322,4 = 840 (lit).
Được phép thải ra môi trường.
Bài 15. Để thu hồi vàng từ quặng, một số cơ sở sản xuất đã làm như sau:
Nghiền nhỏ quặng , hoà vào nước rồi cho chảy qua các máng dốc được tráng thuỷ ngân để giữ các hạt vàng lại trong hỗn hống thuỷ ngân – vàng.
Lấy hỗn hống thuỷ ngân – vàng đun trực tiếp với dung dịch axit nitric loãng trong bình hở.
Hoặc đốt trực tiếp hỗn hống thuỷ ngân- vàng bằng ngọn lửa đèn cồn ( có nhiệt độ cao) để thuỷ ngân bay hơi còn lại vàng.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi đun hỗn hống thuỷ ngân – vàng với dung dịch axit nitric loãng trong bình hở. Phương pháp thu hồi vàng từ quặng như trên có làm ô nhiễm môi trường không? Vì sao?
Hãy đề nghị phương pháp làm giảm lượng khí thải ra môi trường từ cách thu hồi vàng nói trên.
Phần 2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
Bài 1. Muốn bảo quản các kim loại kiềm người ta ngâm kín chúng trong dầu hoả. Hãy giải thích việc làm này.
Bài 2. Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát trong không khí thì bề mặt đó không còn sáng nữa mà bị xám lại. Hãy giải thích nguyên nhân và viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Bài 3. Vì sao nói muối ăn là nguồn thiên nhiên để điều chế hầu hết các hợp chất của natri và clo? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
Bài 4. Vì sao dung dịch natri hiđrocacbonat trong nước có tính kiềm và khi đun nóng dung dịch này thì tính kiềm lại mạnh hơn. Viết phương trình phản ứng để minh hoạ.
Bài 5. Khoảng 18% khối lượng vỏ Trái Đất là chất khoáng có tên là fenspat ( hay octocla ) có thành phần là xK2O. yAl2O3. zSiO2. Biết tỉ lệ của các oxit có trong hợp chất này là K2O : Al2O3 : SiO2 = 0,169 : 0,183 : 0,647. Hãy tìm công thức của hợp chất fenspat.
Bài 6. Để có được những tấm đệm cao su êm ái, người ta phải trộn chất tạo xốp vào cao su trong quá trình sản xuất. Chất tạo xốp là những chất do sự nhiệt phân có khả năng phóng thích và chính chất khí đó tạo ra những khoảng trống như những tổ ong nhỏ hoặc cực nhỏ làm cho cao su trở nên xốp. Trong công nghiệp, natri hiđrocacbonat là chất hay được dùng.
a. Viết phương trình nhiệt phân natri hiđrocacbonat.
b. Hãy so sánh hiệu quả tạo khí cacbon đioxit trong hai trường hợp sau:
1. Chỉ dùng natri hiđrocacbonat.
2. Dùng natri hiđrocacbonat phối hợp với axit HA( A là gốc axit)
Bài 7. Trong công nghệ tạo xốp cho cao su, người ta thường dùng phối hợp natri hiđrocacbonat với axit stearic( C17H35COOH) vì axit stearic ngoài tác dụng tăng trợ phóng thích khí cacbon đioxit còn có tác dụng hoá dẻo và tăng trợ lưu hoá hỗn hợp cao su.
a. Tính lượng natri hiđrocacbonat cần dùng để tạo xốp cho 1 tấn cao su. Biết rằng natri hiđrocacbonat được dùng bằng 1,26% khối lượng cao su cần làm xốp.
b. Tính lượng axit stearic cần dùng để giải phóng hoàn toàn lượng cacbon đioxit trong natri hiđrocacbonat.
Bài 8. Để dập tắt những đám cháy do dầu hoặc khí đốt gây nên mà bình dập lửa phun bọt không giải quyết tốt, hiện nay người ta sử dụng một loại bột dập lửa khô có thành phần chính là bột natri hiđrocacbonat đem lại hiệu quả cao. Em hãy giải thích vì sao dùng bột dập lửa khô lại có hiệu quả cao hơn so với việc dùng bình dập lửa phun bọt?
Bài 9. Nguyên liệu sản xuất xút – clo là muối ăn. Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như magiê clorua, canxi clorua, canxi sunfat….Các tạp chất này làm ảnh hưởng đến quá trình điện phân nên cần loại bỏ. Em hãy nêu hai phương pháp để loại bỏ các tạp chất nói trên.
Bài 10. Tại nhà máy giấy Bãi Bằng có xưởng sản xuất xút – clo với công suất lớn nhất trong cả nước. Xút được dùng cho việc nấu bột giấy, clo dùng cho việc tẩy trắng bột giấy. Trong mỗi thùng điện phân, nước muối đi vào có hàm lượng khoảng 316g/lít. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa natri hiđroxit với hàm lượng 108g/lít.
Tính hàm lượng muối ăn còn lại trong dung dịch sau điện phân?
Tính hiệu suất chuyển hoá muối trong thùng điện phân?
Giả sử muối ăn là tinh khiết, thể tích dung dịch điện phân không thay đổi.
Bài 11. Natri peoxit (Na2O2 ), kali supeoxit (KO2 ) là những chất oxi hoỏ - khử rất dễ dàng hấp thụ khớ cacbonic và giải phúng khớ oxi. Do đú chỳng được sử dụng trong bỡnh lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khớ cacbonic và cung cấp khớ oxi cho con người trong hụ hấp.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Hãy so sánh thể tích khí cacbonic được hấp thu và thể tích khí oxi sinh ra nếu ta trộn hỗn hợp gồm Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ 1 : 2 về số mol (hỗn hợp A).
c. Du khách đến với Nha Trang, Phú Quốc rất thích được lặn xuống biển để ngắm rừng san hô . Vậy với một giờ lặn dưới biển thì trong bình lặn của mỗi du khách cần có khối lượng hỗn hợp A tối thiểu là bao nhiêu? Biết rằng trong một phút , trung bình mỗi người cần 250 ml khí oxi và cũng thải ra từng đó khí cacbonic. Giả thiết thể tích các khí được đo ở đktc.
Bài 12. Để có đủ ánh sáng chụp ảnh khi trời râm hay tối, trước kia người ta đốt hỗn hợp gồm bột magie và một trong số các chất oxi hoá như KClO3 , KMnO4 , KNO3 vì khi magie cháy phát ra ánh sáng chói và giàu tia tử ngoại. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra khi đốt hỗn hợp bột magie và các chất oxi hoá nói trên.
Bài 13. Trong quá trình sản xuất vôi xảy ra phản ứng sau :
CaCO3 Û CaO + CO2 – Q.
Làm cách nào để thu được nhiều vôi. Trong sản xuất ta giải quyết như thế nào?
Nung 1 tấn đá vôi chứa 8% chất bẩn. Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất phản ứng là 95%.
Bài 14. Vì sao trong các lò nung vôi để tăng năng suất người ta không tăng nhiệt độ lên quá cao mà lại chú ý quạt cho thông gió?
Bài 15. Khi tôi vôi người ta đổ vôi sống vào thùng nước rồi khuấy đều và giữ nước sao cho khi vôi đẫ nở hết cỡ rồi mà vẫn có nước nổi trên mặt. Phần nước trong ở trên thùng vôi đó được gọi là nước vôi trong. Vài ngày sau, trên bề mặt nước vôi trong đó xuất hiện một lớp màng cứng mà ta có thể cầm lên thành từng miếng như miếng kính. Hãy giải thích hiện tượng này.
Bài 16. Nếu bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để sơ cứu ? Giải thích lí do chọn.
Rửa sạch vôi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoni clorua 10%.
Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%.
Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô.
Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
Đáp án a.
Bài 17. Trộn đều một phần vôi với bốn phần cát và lượng nước vừa đủ ta thu được một khối nhão gọi là vữa vôi. Vữa vôi được dùng để kết dính các viên gạch, đá với nhau trong các công trình xây dựng. Sau một thời gian, vữa vôi đông cứng dần và gắn chặt với gạch , đá.
Có phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình trộn vữa vôi không ? Viết các phương trình phản ứng nếu có.
Vì sao vữa vôi lại đông cứng dần và gắn chặt vào gạch, đá?
Bài 18. Quá trình nước mưa xâm thực đá vôi (do chuyển canxi cacbonat thành canxi hiđrocacbonat tan được chút ít trong nước ) là quá trình nào sau đây?
Oxi hoá - khử .
Trung hoà axit-bazơ.
Trao đổi ion
Phân huỷ muối cacbonat.
Bài 19. Một loại đá chứa 80% canxi cacbonat; 10,2% nhôm oxit; 9,8% sắt (III) oxit. Nung đá ở nhiệt độ cao (12000C ) ta thu được chất rắn có khối lượng bằng 78% khối lượng đá trước khi nung.
Tính hiệu suất phân huỷ canxi cacbonat.
Tính phần trăm canxi oxit có trong chất rắn.
Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch axit clohiđric 0,5M để hoà tan 10 g đá sau khi nung, giả sử các phản ứng hoà tan xảy ra dễ dàng.
Bài 20. Trong các hang động của núi đá vôi nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm đá lộng lẫy nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây cột đá vĩ đại (do nhũ đá và măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giải thích sự tạo thành nhũ đá, măng đá. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Bài 21. Để khử chua cho đất , người nông dân thường dùng vôi toả để bón ruộng. Cách làm vôi toả như sau: Để những cục vôi sống vào chỗ râm mát trong vài ngày, vôi sống sẽ dần bở tơi ra thành bột mịn.
a. Hãy cho biết vôi toả gồm có những chất gì? Giải thích và viết các phương trình phản ứng tạo ra những chất đó.
b.Vì sao người ta không dùng vôi sống bón trực tiếp cho đất, cho cây trồng mà lại dùng vôi toả?
Bài 22. Trên bề mặt vỏ trứng gia cầm có những lỗ khí nhỏ nên không khí và vi sinh vật có thể xâm nhập, hơi nước trong trứng thoát ra làm trứng nhanh bị hỏng. Để bảo quản trứng được tươi lâu, người ta đã nhúng trứng vào dung dịch nước vôi rồi vớt ra để ráo để các lỗ khí được bịt lại.
1. Theo em các lỗ khí đó được bịt bởi chất gì trong các chất cho dưới đây?
CaO B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. Ca(HCO3)2
2. Khi chọn trứng người ta thường soi trứng trước ánh sáng để xem buồng khí trong trứng lớn hay nhỏ từ đó biết được trứng đó có tươi mới hay không. Theo em, ta nên chọn quả có buồng khí lớn hay nhỏ? Vì sao?
Bài 23. Một số loại vỏ đồ hộp có cấu tạo như sau:
Trước khi ăn, người ta dùng que nhọn đâm thủng vách ngăn B cho nước tràn vào vôi sống. Người ta làm như vậy để làm gì?
Bài 24. Có 3 cốc mất nhãn đựng riêng biệt các chất sau: nước nguyên chất, nước cứng tạm thời ( có chứa canxi hiđrocacbonat ), nước cứng vĩnh cửu ( có chứa canxi sunfat ). Hãy xác định chất đựng trong mỗi cốc bằng phương pháp hoá học, viết các phương trình phản ứng đã dùng.
Bài 25. Trong một bình nước có muối magie hiđrocacbonat. Có thể dùng chất nào sau đây làm cho nước trên mất cứng: dung dịch axit clohiđric, dung dịch magiê clorua, dung dịch natri cacbonat, nước vôi trong. Viết các phương trình hoá học để giải thích.
Bài 26. Trong một cốc nước chứa 0,05 mol Na+ ; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-.
Hỏi nước trong cốc thuộc loại nước cứng tạm thời hay vĩnh cửu? Giải thích.
Đun sôi nước hồi lâu, số mol các ion sẽ bằng bao nhiêu? Nước có còn cứng không?
Có thể dùng các hoá chất nào trong số cấc hoá chất cho sau đây : axit clohiđric, canxi hiđroxit , natri cacbonat để làm mềm nước ban đầu trong cốc không? Viết các phương trình phản ứng.
Bài 27. Hãy tính tổng nồng độ ( theo mg/l ) của các ion canxi và magie có trong nước tự nhiên. Biết rằng trong nước này có chứa canxi hiđrocacbonat, magie hiđrocacbonat và canxi sunfat với khối lượng tương ứng là 121,5; 11,9; 54,4 mg/l.
Bài 28. Trong công nghệ sản xuất bia, nước là một nguyên liệu quan trọng. Chất lượng của nguồn nước ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bia nên nước được xử lí rất kĩ. Để khử độ cứng của nước và đồng thời làm giảm pH của nước để tăng cường hoạt lực của hệ enzim thuỷ phân trong nước người ta thường sử dụng axit lactic. Em hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra .Biết rằng muối lactat của canxi, magie không tan trong nước.
Bài 29. Trong dãy điện hoá, nhôm đứng trước sắt có nghĩa là nhôm dễ phản ứng với oxi hơn sắt. Nhưng sao trong thực tế sắt lại bị gỉ còn nhôm không bị gỉ?
Bài 30. Tại sao một vật bằng nhôm không tác dụng với nước nhưng lại dễ dàng tác dụng với nước trong dung dịch kiềm? Giải thích và viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Bài 31. Khi đồ vật bằng nhôm bị bẩn ta nên dùng:
Miếng cọ mềm.
Miếng cọ bằng kim loại.
Cát.
Tro bếp (có chứa kali hiđrocacbonat) để cọ cho sạch.
Lựa chọn phương án đúng và giải thích.
Bài 32. Trong cuốn sách “ 800 mẹo vặt trong đời sống” có viết rằng: Nồi nhôm chỉ nên dùng để nấu cơm, nấu nước ; không nên dùng để nấu canh chua. Em hãy giải thích vì sao?
Bài 33. Để điều chế một mẫu criolit nhân tạo, người ta trộn một mol nhôm hiđroxit với 3 mol natri hiđroxit. Sau đó xử lí hỗn hợp này bằng axit flohiđric. Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng mẫu criolit nhân tạo điều chế được.
Bài 34. Từ đất sét và axit sunfuric có thể điều chế được phèn nhôm có công thức Al2(SO4)3.18H2O. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra biết đất sét có công thức Al2O3.2SiO2.2H2O
Bài 35. Có một mẫu boxit dùng để sản xuất nhôm có lẫn tạp chất là sắt (III) oxit, silic đioxit . Làm thế nào để từ mẫu này có thể điều chế được nhôm tinh khiết? Viết các phương trình phản ứng đã dùng.
Bài 36. Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy nhôm oxit người ta thường cho thêm criolit.
Viết công thức hoá học của criolit.
b.Nêu tác dụng của criolit trong quá trình điện phân.
Bài 38. Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy. Hãy cho biết lượng nhôm oxit và cacbon (cực dương) cần dùng để có thể sản xuất được 0,54 tấn nhôm. Cho rằng toàn lượng oxi sinh ra đã đốt cháy cực dương thành khí cacbon đioxit.
Bài 39. Một loại quặng chứa 61,2% nhôm oxit, 32% magiê oxit còn lại là silic đioxit và tạp chất trơ.
Viết sơ đồ phản ứng tách lấy từng oxit nhôm oxit, magiê oxit riêng biệt.
Muốn sản xuất được 1,8 tấn nhôm thì cần bao nhiêu tấn quặng? Biết rằng hiệu suất tinh chế nhôm oxit từ quặng là 80%, hiệu suất điện phân là 95%.
Điện phân nhôm oxit nóng chảy với điện cực graphit bằng dòng điện 50.000 A, hiệu suất điện phân 95%. Tính khối lượng graphit làm điện cực tiêu thụ trong 24 giờ? Biết rằng ở anot thu được V m3 hỗn hợp khí B ở đktc gồm oxi, cacbon oxit, cacbon đioxit có dB/H2 = 16,1 và lượng oxi chỉ đủ để đốt cháy 90,91% lượng cacbon oxit có trong B. Tính V?
Bài 40.
Tính lượng quặng boxit chứa 60% nhôm oxit để sản xuất 1 tấn nhôm kim loại , giả sử hiệu suất chế biến quặng và điện phân là 100%.
Tính lượng cực than làm anot bị tiêu hao khi điện phân nóng chảy để sản xuất 27 tấn nhôm trong 3 trường hợp sau:
Tất cả khí thoát ra ở anot là cacbon đioxit.
Khí thoát ra ở anot chứa 10% cacbon oxit và 90% cacbon đioxit (về thể tích).
Khí thoát ra ở anot có 10% oxi, 10% cacbon oxit và 80% cacbon đioxit (về thể tích ).
Hướng dẫn giải
1. PTHH : 2Al2O3 4Al + 3O2
204g 108g 3 mol
x 1tấn ymol
Lượng quặng cần lấy là: =3,15 (tấn).
2. Lượng Oxi tạo ra là: n = 0,75106 mol
a. C + O2 CO2
mC = 0,7510612 = 9 (tấn).
b. 2C + O2 2CO
2x x
C + O2 CO2
y y
Ta có HPT:
mC = (2x + y)12 = = 9,5 (tấn).
c. 2C + O2 2CO
2a x
x- a 2a
C + O2 CO2
b x-a
x-a-b b
Tương tự ta được mC = 8,5 (tấn).
Phần 3 : Sắt và một số kim loại quan trọng
Bài 1. ở nhiệt độ thường , sắt không tác dụng với oxi, nước. Giải thích thế nào trường hợp sắt bị oxi hoá ( bị ăn mòn ) trong không khí ẩm?
Bài 2. Tại sao vật bằng sắt bị ăn mòn nhanh trong khí quyển có chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit , mặc dầu những chất này không trực tiếp tác dụng với sắt?
Bài 3. Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit) . Hãy cho biết tên thành phần chính của quặng sắt và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 4. Sắt tồn tại trong tự nhiên (ở pH = 6-7) dưới dạng Fe(HCO3)2 . Người ta thường loại Fe2+ khỏi nước dưới dạng kết tủa hiđroxit bằng cách sục oxi (không khí ) theo 3 cách:
Sục oxi một mình.
Sục oxi cùng với canxi hiđroxit.
Sục oxi cùng với natri cacbonat.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 5. Để xác định thành phần của một muối kép A có công thức: p(NH4)2SO4.qFeX(SO4)Y.tH2O người ta tiến hành làm những thí nghiệm sau:
- Lấy 9,64 gam muối A hoà tan vào trong nước sau đó cho tác dụng với dung dịch bari clorua dư thì thu được 9,32 gam kết tủa.
- Lấy 9,64 gam muối A hoà tan vào nước sau đó cho tác dụng với lượng dư dung dịch bari hiđroxit đun nóng được kết tủa B và khí C. Lấy kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 10,92 gam chất rắn. Mặt khác cho tất cả chất khí C hấp thụ vào 200ml dung dịch axit sunfuric 0,1M và để trung hoà lượng axit dư cần dùng 200ml dung dịch natri hiđroxit 0,1M.
1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2.Tìm các giá trị p, q, t ,x, y.
3. Hoà tan 96,4 gam muối A vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch chứa 105,5 gam hỗn hợp bari hiđroxit và natri hiđroxit , đun nóng, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X, khí Y và kết tủa Z. Biết trong dung dịch X không còn ion SO42- .
a.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
b.Tính thể tích khí Y ở đktc?
c.Nung kết tủa Z ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Bài 6. Chất lỏng Boocđo ( là hỗn hợp thu được khi cho đồng (II) sunfat và vôi tôi vào trong nước theo một tỉ lệ nhất định. Điều quan trọng là hỗn hợp thu được phải hơi có tính kiềm vì nếu đồng (II) sunfat dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây. ) là một chất diệt nấm cho cây rất có hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Dũng, một học sinh lớp 12 muốn giúp ông pha chế chất lỏng này để phun nho đã làm như sau:
* Hoà tan 100 g đồng (II) sunfat vào 5 lít nước.
*Hoà tan 150 g vôi tôi vào 5 lít nước khác . Sau đó từ từ đổ thùng sữa vôi vào thùng hoà tan đồng (II) sunfat và khuấy đều . Chất lỏng trong thùng trở nên xanh thẫm.
Ông ơi! Cháu đem chất lỏng này đi phun nho nhé! Dũng hỏi ông.
Cháu phải kiểm tra xem chất lỏng đó đã hơi kiềm chưa đã chứ.
Nhưng cháu không có chất chỉ thị là giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein thì kiểm tra bằng cách nào hả ông?
Chất chỉ thị của ông đây. Ông giơ cho Dũng xem một cái đinh sắt lớn . Dùng cái đinh sắt này ta có thể kiểm tra được chất lỏng đó đã hơi kiềm chưa , điều này ông áp dụng từ kiến thức hoá học phổ thông đấy cháu ạ.
Dũng nhăn trán suy nghĩ.
a. Em hãy viết các phương trình phản ứng đã xảy ra trong quá trình pha chất lỏng Boocđo.
b. Theo em ông của bạn Dũng đã kiểm tra tính hơi kiềm của chất lỏng Boocđo bằng cái đinh sắt như thế nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Bài 7. Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat còn trong nước mặt ( hồ, ao, sông, suối ) sắt thường tồn tại ở dạng sắt (III) hiđroxit. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, có màu vàng hoặc khi đổ chậu đựng nước đi thì dưới đấy chậu có một lớp cặn vàng. Hàm lượng sắt trong nước cao gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng một số các phương pháp loại bỏ sắt đơn giản như sau:
1.Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc.
2. Sục clo vào bể nước mới hút từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp.
Hãy giải thích các phương pháp loại bớt sắt trong nước ở trên và viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra
Bài 8. Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 g trong luồng khí oxi dư người ta thu được 0,196 lít khí cacbonic ( 00C và 0,8 atm). Hãy xác định thành phần phần trăm của cacbon trong mẫu thép.
Bài 9. Cần bao nhiêu tấn quặng pirit chứa 90% FeS2 để sản xuất 20 tấn axit sunfuric 98%? Lượng quặng đó có thể sản xuất được bao nhiêu tấn gang chứa 5% cacbon (các tạp chất khác không đáng kể).
Bài 10.Trình bày những phản ứng hoá học khử sắt trong sắt (III) oxit thành sắt trong lò cao. Những phản ứng này xảy ra trong bộ phận nào của lò cao? Tại sao những phản ứng này lại xảy ra theo từng giai đoạn?
Bài 11. Có thể dùng dung dịch axit clohiđric để hoà tan hoàn toàn một mẩu gang hoặc thép được không? Vì sao?
Bài 12. Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% sắt từ oxit để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất lượng sắt bị hao hụt là 1%.
Đáp án:
Bài 13. Tính lượng gang được tạo nên ở lò cao khi dùng 928 tấn sắt từ oxit biết rằng gang chứa 4% C (bỏ qua các tạp chất khác ở trong gang và trong quặng).
Bài 14. Tính khối lượng gang chứa 94% sắt sản xuất được từ 1 tấn quặng hêmatit nâu Fe2O3.H2O . Biết rằng trong quặng này có 20% tạp chất không chứa sắt.
Bài 15. Một loại quặng dùng để luyện gang có chứa 80% sắt từ oxit và 10% silic đioxit, còn lại là những tạp chất khác. Hãy xác định thành phần phần trăm của sắt và silic trong loại quặng này.
Bài 16. Có một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử a gam oxit sắt này bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,448 lít khí cacbonic(đktc).
Xác định công thức hoá học của loại oxit sắt nói trên?
Tính thể tích dung dịch axit clohiđric 2M cần dùng để hoà tan hết a gam oxit sắt?
Bài 17. Xử lí 2,581 g một mẫu gang người ta thu được 0,0824g silic đioxit . Hãy xác định hàm lượng silic trong mẫu gang?
Bài 18. Để khử 2 tấn sắt từ oxit chứa 7,2% tạp chất không bị khử, cần dùng 1,6 tấn than cốc chứa 4% tro và 7840m3 không khí ( đktc). Xác định thành phần của khí lò cao?
Bài 19. Hỏi có bao nhiêu gam xementit (Fe3C )được tạo nên khi khử 160g sắt (III) oxit bằng cacbon oxit. Giả thiết 90% oxit được khử thành kim loại và 1% kim loại được xementit hoá . Tính lượng khí cacbon oxit đã phản ứng?
Bài 20. Đốt cháy 5 g một mẫu thép trong dòng khí oxi người ta thu được 0,2 g cacbon đioxit. Hãy xác định hàm lượng cacbon trong mẫu thép.
V. Phương pháp sử dụng các bài tập cơ bản, bài tập thực tiễn để giúp đỡ học sinh yếu kém.
1. Phương pháp sử dụng các bài tập cơ bản nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém.
Bài tập hoá học cơ bản là những bài tập hoá học có nội dung tái hiện, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học hoặc xây dựng kiến thức mới.
Bài tập hoá học cơ bản có tác dụng củng cố lý thuyết hoặc có tác dụng hình thành kiến thức mới.
Vì vậy, để phát huy vai trò, tác dụng của bài tập hoá học cơ bản cần phải có phương pháp sử dụng đa dạng và hợp lý : Bài tập hoá học cơ bản không những thường được sử dụng sau khi học xong một bài, một chương hoặc một phần mà bài tập hoá học cơ bản cần phải được sử dụng trước khi nghiên cứu bài mới và trong các nội dung của bài mới nhằm mục đích bổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kiến thức mới.
2. Phương pháp sử dụng các bài tập thực tiễn nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém
Bài tập hoá học thực tiễn là những bài tập hoá học có nội dung phản ánh những hiện tượng, những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học.
Bài tập hoá học thực tiễn có vai trò giúp học sinh nhận thức được những tác động của hoá học đối với đời sống và sản xuất, từ đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
Vì vậy, bài tập hoá học thực tiễn cần dược sử dụng trong quá trình nghiên cứu bài mới là chủ yếu: Bài tập hoá học thực tiễn được sử dụng dưới dạng những câu hỏi nhỏ hoặc dưới dạng các phiếu học tập nhằm cung cấp những kiến thức hoá học có liên quan đến thực tiễn cho học sinh, hoặc những bài tập hoá học thực tiễn có tính chất vận dụng có thể được sử dụng ngay sau khi học xong kiến thức lý thuyết có liên quan.
3. Thiết kế một số bài giảng hoá học theo hướng hoạt động hoá nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém.
Xem phụ lục I
Kết luận chương II.
Đây là nội dung chính của đề tài. Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra 6 biểu hiện thường gặp, 4 nguyên nhân chính dẫn đến yếu kém của học sinh trong học tập môn hoá học, từ đó đưa ra một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém để học sinh vươn lên có thể đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập hoá học, đó là :
1. Tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn cho học sinh.
2. Thường xuyên gần gũi, chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm cặp học sinh trong quá trình thực hiện.
3. Bù lấp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém để các em kịp thời hoà nhập với lớp.
4. Đổi mới phương pháp dạy học
5. Dạy học sinh cách học trong đó có tự học:
6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên, chúng tôi lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học cơ bản gồm bài ở chương Hoá học 10,11,12 nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng và hệ thống bài tập thực tiễn nhằm gồm bài ở chương Hoá học 10,11,12 làm tăng hứng thú học tập hoá học cho học sinh THPT.
Cùng với hệ bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế minh hoạ 6 bài giảng hoá học theo hướng hoạt động hoá nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém.
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Mục đích và nhiệm vụ của thực ngiệm sư phạm
Xác định tính thực tiễn của đề tài, mức độ đúng đắn và sự phù hợp của việc áp dụng một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
II. Kế hoạch và phạm vi thực nghiệm.
1. Kế hoạch thực nghiệm
Tháng 4 và 5 năm 2006 thực nghiệm đợt một.
Tháng 8 và 9 năm 2006 thực nghiệm đợt hai.
Phạm vi thực nghiệm:
Các trường THPT thuộc các huyện : Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh và Ngọc Lặc.
Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 10 năm học 2005 – 2006.
Chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Nhóm lớp thực nghiệm: 135 học sinh của 3 lớp có sự đầu tư của giáo viên trong việc xác định nguyên nhân, phân loại đối tượng, áp dụng thử nghiệm các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong học tập hoá học.
- Nhóm lớp đối chứng: 137 học sinh của 3 lớp dạy bình thường.
III. Hình thức và nội dung thực nghiệm.
III.1. Tiến hành điều tra
1. Điều tra kết quả học tâp bộ môn, tỉ lệ học sinh yếu kém.
Điều tra kết quả ở 15 trường thuộc 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá năm học 2005 – 2006.
2. Tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân, một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn hoá học.
- Đối tượng điều tra: Giáo viên trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý các trường, học sinh yếu kém và phụ huynh của học sinh yếu kém môn hoá học.
- Số lượng điều tra: 56 giáo viên và 2 hiệu trưởng nguyên là giáo viên hoá học. 457 học sinh (197 học sinh lớp 10, 167 học sinh lớp 11, 93 học sinh lớp 12) thuộc đối tượng học sinh yếu kém. 84 phụ huynh của đối tượng học sinh yếu kém.
3. Khảo sát học sinh:
- Khảo sát học sinh để phân loại đối tượng dạy học: 135 học sinh của 3 lớp thực nghiệm và137 học sinh của 3 lớp đối chứng. Riêng lớp thực nghiệm, để đánh giá sát học sinh, ngoài kiểm tra trên giấy còn thực hiện vấn đáp.
- Khảo sát học sinh để so sánh, đánh giá tính sát thực, khả thi của đề tài. Khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 135 học sinh của 3 lớp thực nghiệm và 137 học sinh của 3 lớp đối chứng.
Hình thức khảo sát: Trắc nghiệm khách quan.
III.2. Dự giờ
Dự giờ 18 tiết của 7 giáo viên các trường THPT.
III.3. Lên lớp giờ chính khoá
- Trực tiếp lên lớp 10 giờ chính khoá (4 giờ lớp 10, 4 giờ lớp 11, 2 giờ lớp 12).
- Trao đổi, góp ý giáo viên làm với sự theo rõ, kiểm tra của người nghiên cứu.
III.4. Giúp đỡ ngoài giờ: Phụ đạo, bổ túc cho 17 học sinh (rỗng kiến thức) ở lớp 10A1 và 10A2 ở trường THPT Quan Hoá 6 buổi.
Nội dung: Phụ đạo, bổ túc kiến thức Hoá học THCS cho học sinh.
III.5. Trao đổi với giáo viên bộ môn, cán bộ quản lý các trường
- Trao đổi với cán bộ quản lý nhà trường về việc thực hiện dạy và học bộ môn, những việc đã làm được, những việc chưa làm được trong dạy và học bộ môn Hoá học, nguyên nhân.
- Trao đổi với giáo viên về thực trạng dạy và học môn hoá học ở các huyện miền núi hiện nay, những ý kiến xung quanh vấn đề tìm nguyên nhân và biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn hoá học để học sinh vươn lên đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập. Những kiến nghị, đề xuất của giáo viên.
Kết hợp giữa trao đổi cá nhân với việc tổ chức thảo luận chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn tại trường, sinh hoạt chuyên môn tập trung.
IV. Phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm.
IV.1. Kết quả thực nghiệm
IV.1.1. Kết quả điều tra
1. Kết quả điều tra chất lượng học tập môn Hoá học
( trang 22 – Thực trạng dạy và học môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá).
2. Kết quả điều tra lấy ý kiến thăm dò
- Về biểu hiện của học sinh yếu kém: Tất cả các ý kiến của giáo viên và phụ huynh học sinh đều cho thấy học sinh yếu kém đều có biểu hiện như đã nêu.
- Về nguyên nhân của sự yếu kém: Các ý kiến cua học sinh đều xác định các nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của các em như đã nêu. Tuy nhiên tỉ lệ ở mỗi lớp, mỗi trường có khác nhau. Nhưng nói chung là thống nhất. Cụ thể là:
+ Trường THPT Quan Hoá: Rỗng kiến thức từ cấp dưới là 85%, không hứng thú học tập bộ môn là 73%.
+ Trường THPT Lang Chánh: Rỗng kiến thức từ cấp dưới là 78%, không hứng thú học tập bộ môn là 70%.
+ Trường THPT Ngọc Lặc: Rỗng kiến thức từ cấp dưới là 72%, không hứng thú học tập bộ môn là 67%.
Ngoài ra còn có nguyên nhân từ giáo viên, nhà trường, gia đình…
- Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém: Các ý kiến của giáo viên và quản lý nhà trường đều nhất trí hoàn toàn với các biện pháp đưa ra, đặc biệt chú trọng việc bù lấp kiến thức rỗng và tạo hứng thú trong học tập bộ môn cho học sinh.
IV.1.2. Kết quả áp dụng các biện pháp giúp đỡ
1. Bảng 1: Số lượng học sinh đạt từng loại điểm
1.1. Trường THPT Quan Hoá (Lớp TN là 10A1 , lớp ĐC là 10A2 ).
Lớp
Sĩ số
Số học sinh đạt từng loại điểm xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
2
4
4
9
13
11
2
ĐCđ
46
0
2
5
6
11
12
7
3
TNs
45
0
0
1
3
5
16
13
5
2
ĐCs
46
0
1
4
5
12
12
8
3
1
Ghi chú: TNđ, TNs là lớp thực nghiệm đợt 1 và đợt 2,
ĐC1, ĐC2 là lớp đối chứng đợt 1 và đợt 2.
1.2. Trường THPT Lang chánh (Lớp TN là 10A3, lớp ĐC là 10A6 ).
Lớp
Sĩ số
Số học sinh đạt từng loại điểm xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
0
2
5
7
15
11
3
2
ĐCđ
45
0
0
2
5
6
13
14
3
2
TNs
45
0
0
0
2
5
17
13
4
3
1
ĐCs
45
0
0
1
5
5
13
13
4
2
2
1.3. Trường THPT Ngọc Lặc (Lớp TN là 10A5 , lớp ĐC là 10A4 ).
Lớp
Sĩ số
Số học sinh đạt từng loại điểm xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
0
1
2
6
13
14
4
3
2
ĐCđ
46
0
0
0
3
5
12
15
4
4
3
TNs
45
0
0
0
1
3
15
15
6
2
2
1
ĐCs
46
0
0
0
3
4
12
14
6
4
2
1
2. Bảng 2: Tần suất(%) học sinh đạt điểm từng loại
2.1. Trường THPT Quan Hoá (Lớp TN là 10A1 , lớp ĐC là 10A2 ).
Lớp
Sĩ số
% học sinh đạt từng loại điểm xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
4,4
8,9
8,9
20
28,9
24,4
4,4
ĐCđ
46
0
4,3
10,9
13,0
23,9
26,1
15,2
6,5
TNs
45
0
0
2,2
6,7
11,1
35,6
28,9
11,1
4,4
ĐCs
46
0
2,2
8,7
10,9
26,1
26,1
17,4
6,5
2,2
2.2. Trường THPT Lang chánh (Lớp TN là 10A3, lớp ĐC là 10A6 ).
Lớp
Sĩ số
% học sinh đạt từng loại điểm xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
0
4,4
11,1
15,6
33,3
24,4
6,7
4,4
ĐCđ
45
0
0
4,4
11,1
13,3
28,9
31,1
6,7
4,4
TNs
45
0
0
0
4,4
11,1
37,8
28,9
8,9
6,7
2,2
ĐCs
45
0
0
2,2
11,1
11,1
28,9
28,9
8,9
4,4
4,4
2.3. Trường THPT Ngọc Lặc (Lớp TN là 10A5 , lớp ĐC là 10A4 ).
Lớp
Sĩ số
% học sinh đạt từng loại điểm xi
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
0
2,2
4,4
13,3
28,9
31,1
8,9
6,7
4,4
ĐCđ
46
0
0
0
6,5
10,9
26,1
32,6
8,7
8,7
6,5
TNs
45
0
0
0
2,2
6,7
33,3
33,3
13,3
4,4
4,4
2,2
ĐCs
46
0
0
0
6,5
8,7
26,1
30,4
13,0
8,7
4,3
2,2
3. Bảng 3: Tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm xi trở xuống
3.1. Trường THPT Quan Hoá (Lớp TN là 10A1 , lớp ĐC là 10A2 ).
Lớp
Sĩ số
Phần trăm học sinh đạt điểm xi trở xuống
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
4,4
13,2
22,2
42,2
71,1
95,5
100
ĐCđ
46
0
4,3
15,2
28,2
52,1
72,8
93,4
100
TNs
45
0
0
2,2
8,9
20
55,6
84,5
95,6
100
ĐCs
46
0
2,2
10,9
21,8
47,9
74
91,4
97,4
100
3.2. Trường THPT Lang chánh (Lớp TN là 10A3, lớp ĐC là 10A6 ).
Lớp
Sĩ số
Phần trăm học sinh đạt điểm xi trở xuống
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
0
4,4
15,5
31,1
64,4
88,8
95,5
100
ĐCđ
45
0
0
4,4
15,5
28,8
57,7
88,8
95,5
100
TNs
45
0
0
0
4,4
15,5
53,3
82,2
91,1
97,8
100
ĐCs
45
0
0
2,2
13,5
24,4
53,3
82,2
91,1
95,6
100
3.3. Trường THPT Ngọc Lặc (Lớp TN là 10A5 , lớp ĐC là 10A4 ).
Lớp
Sĩ số
Phần trăm học sinh đạt điểm xi trở xuống
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNđ
45
0
0
2,2
6,6
19,9
48,8
79,9
88,8
95,6
100
ĐCđ
46
0
0
0
6,5
17,4
43,5
76,1
84,8
93,5
100
TNs
45
0
0
0
2,2
8,9
42,2
75,5
88,8
93,2
96,7
100
ĐCs
46
0
0
0
6,5
15,2
41,3
71,7
84,7
93,4
97,7
100
IV.2. Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm
IV.2.1. Các tham số đặc trưng
1. Điểm trung bình cộng
a) Trường THPT Quan Hoá
TNđ m = 4,51 0,03 ; TNs m = 5,33 0,02
ĐCđ m = 4,28 0,03 ; ĐCs m = 4,54 0,03.
b) Trường THPT Lang chánh
TNđ m = 5,00 0,03 ; TNs m = 5,55 0,02
ĐCđ m = 4,98 0,03 ; ĐCs m = 5,37 0,03.
c) Trường THPT Ngọc Lặc
TNđ m = 5,57 0,03 ; TNs m = 5,91 0,03
ĐCđ m = 5,78 0,03 ; ĐCs m = 5,89 0,03.
Nhận xét: Trường THPT Quan Hoá, sự chênh lệch giữa : TNs m với ĐCs m ;TNs m với TNđ m lớn nhất, rõ nết nhất so với các trường khác. Vì các đối tượng học sinh rỗng kiến thức lớn nhất chiếm tỉ lệ cao nhất, các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém được triển khai triệt để hơn: Học sinh được tìm hiểu kỹ, được chọn để phụ đạo, bổ túc kiến thức, được chỉ dẫn, kèm cặp thường xuyên.
2. Phương sai, độ lệch chuẩn
Xác định mức độ phân tán xung quanh giá trị TB kết quả khảo sát giai đoạn sau của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
a) Trường THPT Quan Hoá
S2TNs = 1,64 ® STNs = 1,29.
S2ĐCs = 2,30 ® SĐCs = 1,52.
b) Trường THPT Lang chánh
S2TNs = 1,62 ® STNs = 1,27.
S2ĐCs = 2,29 ® SĐCs = 1,51.
c) Trường THPT Ngọc Lặc.
S2TNs = 1,94 ® STNs = 1,39.
S2ĐCs = 2,45 ® SĐCs = 1,57.
3. Hệ số biến thiên V (tính với giai đoạn sau của 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng).
a) Trường THPT Quan Hoá
VTNs = 24,3 ; VĐCs = 33,7.
b) Trường THPT Lang chánh
VTNs = 22,7 ; VĐCs = 29,0.
c) Trường THPT Ngọc Lặc.
VTNs = 22,8 ; VĐCs = 26,6.
IV.2.2. Đồ thị biểu diễn
1. Đồ thị đường phân phối tần suất (biểu diễn theo bảng 2 so sánh kết quả giai đoạn sau của lớp TN và lớp ĐC).
a) Trường THPT Quan Hoá
35
30
: Lớp ĐC 25
20 : Lớp TN
15
10
5
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
b) Trường THPT Lang chánh
35
30
: Lớp ĐC 25
20 : Lớp TN
15
10
5
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
c) Trường THPT Ngọc Lặc.
35
`
30
` : Lớp ĐC 25
20 : Lớp TN
15
10
5
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2. Đồ thị đường luỹ tích (biểu diẽn theo bảng 3 so sánh kết quả giai đoạn sau của lớp TN và lớp ĐC).
a. Trường THPT Quan Hoá (Lớp TN là 10A1 , lớp ĐC là 10A2 ).
: Lớp ĐC 100
80 : Lớp TN
60
40
20
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
b. Trường THPT Lang chánh (Lớp TN là 10A3 , lớp ĐC là 10A6 ).
: Lớp ĐC 100
80 : Lớp TN
60
40
20
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
c. Trường THPT Ngọc Lặc (Lớp TN là 10A5 , lớp ĐC là 10A4 ).
: Lớp ĐC 100
80 : Lớp TN
60
40
20
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
IV.3. Phân tích két quả về mặt định tính:
Một số học sinh có tiến bộ rõ rệt khi áp dụng một số biện pháp giúp đỡ trên, đặc biệt với đối tượng học sinh rỗng kiến thức, học sinh chưa có hứng thú học tập do chưa thấy được vai trò của Hoá học trong thực tiễn.
Lớp thực nghiệm trường THPT Quan Hoá là 1 trong 3 lớp thực nghiệm có số lượng học sinh rỗng kiến thức, học sinh không có hứng thú học bộ môn nhiều nhất. Kết quả thực nghiệm có sự chuyển biến rõ rệt nhất.
Qua kết quả phân tích trên cho thấy:
- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ban đầu có đặc điểm về học tập bộ môn tương tự nhau
- Kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng giai đoạn sau có sự khác nhau rõ rệt, tuy ở giai đoạn đầu kết quả chưa được rõ rệt do chưa áp dụng đày đủ các biện pháp giúp đỡ học sinh.
- Kết quả thực nghiệm có tính chất ngẫu nhiên và khách quan.
- Măc dù chưa áp dụng được triệt để các biện pháp, nhưng kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả tốt của các biện pháp đả áp dụng.
Kết luận chương III.
Chương III đã trình bày mục đích và nhiệm vụ, kế hoạch và phạm vi, hình thức và nội dung, phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm. Chúng tôi đã tiến hành các nội dung thực nghiệm:
1. Điều tra, tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá. Đi thực tế 6 trường THPT: Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước , Lang Chánh và Ngọc Lặc, điều tra phỏng vấn (dùng phiếu) 457 học sinh (197 học sinh lớp 10, 167 học sinh lớp 11, 93 học sinh lớp 12) thuộc đối tượng học sinh yếu kém. 84 phụ huynh của đối tượng học sinh yếu kém học sinh yếu kém, 56 giáo viên và 2 hiệu trưởng nguyên là giáo viên hoá học.
2. Khảo sát học sinh để phân loại đối tượng dạy học: 135 học sinh của 3 lớp thực nghiệm và137 học sinh của 3 lớp đối chứng.
3. Dự giờ 18 tiết của 7 giáo viên các trường THPT.
4. Trực tiếp lên lớp 10 giờ chính khoá (4 giờ lớp 10, 4 giờ lớp 11, 2 giờ lớp 12).
5. Giúp đỡ ngoài giờ: Phụ đạo, bổ túc cho 17 học sinh lớp 10 (rỗng kiến thức) 6 buổi.
6. Trao đổi với giáo viên bộ môn, cán bộ quản lý các trường
- Trao đổi với cán bộ quản lý của 5 trường và với giáo viên của các trường miền núi.
Chúng tôi đã chọn mẫu thực nghiệm là 6 lớp 10 năm học 2005 –2006: 2 lớp ở trường THPT Quan Hoá , 2 lớp ở trường THPT Lang Chánh và 2 lớp ở trường THPT Ngọc Lặc. Qua phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm cho thấy, cùng xuất phát điểm tương đối giống nhau, việc áp dụng các biện pháp giúp đỡ, có sự chuyển biến về chất lượng, cho thấy hiệu quả và tính khả thi của đề tài luận văn.
kết luận chung
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, chúng tôi luôn bám sát mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, cụ thể:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề gồm 4 nội dung chính:
- Bản chất của quá trình dạy học.
- Phương pháp dạy học, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
- Dạy cho học sinh cách học vừa là nhiệm vụ vừa là yêu cầu quan trọng trong dạy học Hoá học.
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng dạy học Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
2. Chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra 6 biểu hiện thường gặp, 4 nguyên nhân chính dẫn đến yếu kém của học sinh trong học tập môn hoá học, từ đó đưa ra 6 số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém để học sinh vươn lên có thể đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập hoá học, đó là :
1- Tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn cho học sinh.
2 - Bù lấp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém để các em kịp thời hoà nhập với lớp.
3 - Thường xuyên gần gũi, chăm lo, động viên học sinh, kèm cặp, uốn nắn học sinh trong quá trình thực hiện.
4 - Đổi mới phương pháp dạy học
5- Dạy học sinh cách học trong đó có tự học
6 - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh.
3. Để thực hiện tốt các biện pháp trên, chúng tôi sưu tầm và xây dựng 208 bài tập hoá học cơ bản thuộc hầu hết các chương Hoá học các lớp 10,11, 12, nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng và 194 bài tập thực tiễn của tất cả các chương của Hoá học lớp 10 và các chương Hoá học vô cơ của lớp 11 và 12, nhằm làm tăng hứng thú học tập hoá học cho học sinh lớp 10, 11, 12 THPT.
Cùng với hệ bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế minh hoạ 5 bài giảng hoá học theo hướng hoạt động hoá nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém.
4. Để kiểm định tính khả thi của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng chất lượng dạy học bộ môn ở 11 huyện miền núi, thực nghiệm sư phạm 6 trường thuộc các huyện: Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh và Ngọc Lặc. Tiến hành chọn và tổ chức 3 lớp đối chứng và 3 lớp thực nghiệm cho việc áp dụng đề tài, chúng tôi đã tiến hành xử lý kết quả thực nghiệm. Thực nghiệm đã cho kết quả khá, cho thấy hiệu quả và tính khả thi của đề tài này.
Những kiến nghị.
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề có liên quan đến việc giúp đỡ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá học ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá:
1. Sở GD-ĐT Thanh Hoá cần quan tâm tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về vấn đề "Tìm biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém" và chuyên đề "Dạy học sinh cách học, đổi mới phương pháp dạy học....".
2. Hiệu quả của việc áp dụng một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém tuỳ thuộc vào sự kiên trì, nỗ lực và mức độ áp dụng của mỗi giáo viên. Muốn áp dụng đúng biện pháp giúp đỡ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự yếu kém đó. Vì vậy, để cho các biện pháp giúp đỡ đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu nhận lớp giáo viên phải khảo sát, phân loại và có sự đầu tư cho việc tìm hiểu, nắm vững đối tượng học sinh.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường THPH thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá, trong dạy học hoá học việc xác định nguyên nhân, tìm ra được biện pháp giúp đỡ để học sinh yếu kém có thể vươn lên đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn là một công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết.
3. Sở GD-ĐT Thanh Hoá cần quan đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học môn Hoá học.
Trong quá trình làm luận văn, mặc dù rất cố gắng, song chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều điểm khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!