Một số giải pháp huy động và cho vay tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Yên Bái

Các Ngân hàng thương mại trong tỉnh đã tích cực mở rộng cho vay, bám sát vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế của Tỉnh, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn dưới nhiều phương thức cho vay. Bình quân tốc độ tăng dư nợ thời kỳ này đạt 7,94%. Cơ cấu dư nợ trung, dài hạn được nâng lên. Thực hiện cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, chủ yếu là cho các đối tượng phục vụ nông nghiệp và liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

pdf40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp huy động và cho vay tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng phát triển và mở rộng. Thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối,quan hệ tín dụng với các NH nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện được vai trò điều tiết nền tài chính trong nước, phù hợp với sự vận động của nền tài chính thế giới. I.3.1.4- Những đặc điểm riêng biệt của NH Nno&PTNT Việt Nam. Ngân hàng NNo&PTNT việt Nam có những đặc điểm riêng biệt sau: *> Đó là NHTM quốc doanh kinh doanh tiền tệ bình thường như bao NHTM khác trên thị trường nông thôn.Việc tạo vốn và cho vay theo cơ chế thị trường : cũng bị cạnh tranh, bảo toàn vốn, và sinh lời sau qúa trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở “ vay để cho vay”.Vì vậy trong quá trình hoạt động NH thực sự phải tôn trọng theo nguyên tắc của kinh tế thị trường. *> Ngân hàng NNo&PTNT đang thực hiện nhiều nhiệm vụ của một NH chính sách, nó có trách nhiệm thực hiện mục tiêu của nhà nước(chương trình lương thực, chương trình phát triển nhà ở của đồng bằng sông Cửu Long, chương trình khắc phục hậu quả thiên tai, xoá đói giảm nghèo, tài trợ vùng sâu vùng xa...). Trong việc thực hiện mục tiêu các chương trình có tính chất xã hội, ngân hàng NNo&PTNT phải dành ưu tiên về lãi suất, điều kiện và thời hạn cho vay các đối tượng vay-khách hàng cốt yếu của mình là nông dân. Chính vì thế mà không ít trường hợp ưu đãi đó cần được xử lý cho bản thân NH nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển( chẳng hạn lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động vốn bình thường). *> Với một vị trí là NHTM quốc doanh, NHNo đang và sẽ phải là một NH đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tiền tệ nông thôn. Nó có trách nhiệm hướng dẫn và chi phối thị trường này, đáp ứng vốn và dịch vụ ngân hàng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Bên cạnh nỗ lực của bản thân NH, Nhà nước cần có chính sách phát triển NHNNo cả về mặt chính sách và vốn... để nó có thể vươn lên tạo thành chỗ dựa chủ yếu trong việc lo vốn và phát triển dịch vụ NH cho nông nghiệp nông thôn-mặt trận hàng đầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. *>Xuất thân là một NHTM hoạt động ngắn hạn là chủ yếu,NHNO đã và đang vươn lên thành một NH đa năng và ngày càng mang tính chất của một NH phát triển. Điều này xuất phát từ đòi hỏi hết sức mạnh mẽ,và cấp bách của sự nghiệp phát trểin nông nghiệp nông thôn,không như vậy sẽ không đáp ứng được yêu cầu của vốn trung hạn và dài hạn cho quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, với qui mô ngày càng lớn giải toả khâu tiêu thụ đang có nhiều ách tắc, hướng về chế biến, hướng về xuất khẩu, và hướng về phát triển ngành nghề phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. *> Điều kiện hoạt động của NHNo có những đặc thù khác với các NHTM quốc doanh khác: địa bàn hoạt động rộng và phân tán, đội ngũ cán bộ nhân viên đông; chi phí cao; dễ gặp thiên tai và rủi ro tín rụng. I.3.2- Huy động vốn tại NHTM. I.3.2.1- Khái niệm huy động vốn: Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà NH huy động từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội, thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, NH chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu, và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn( tiền gửi có kỳ hạn )hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn ( tiền gửi không kỳ hạn). I.3.2.2- các loại hình huy động vốn: *> Tiền gửi : bao gồm 2 loại là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. + Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào, và NH phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, tiền gửi không kỳ hạn lãi suất thấp hoặc không đựoc trả lãi, bao gồm 2 loại tiển gửi sau: - Tiền gửi thanh toán: Đó là các loại tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chỉ trả cho các hoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ và các khoản phát sinh khác trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn thuận lợi. - Tiển gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền gửi với mục đích an toàn, không mang mục đích thanh toán, khi cần khách hàng có thể rút tiền ra chi tiêu. + Tiển gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn tương đối ổn định.khi đến hạn khách hàng mới đựơc rút ra *>-Tiền gửi tiết kiệm: xét về bản chất đây là một phần thu nhập của cá nhân chưa sử dụng cho tiêu đùng. Họ gửi vào NH với mục đích tích luỹ một cách an toàn và hưởng một phần lãi từ khoản tiền đó.Gồm có: + Tiển gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là những khoản tiền gửi có thể rút ra thanh toán bất cứ lúc nào, hoặc được sử dụng làm công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền có sự thoả thuận về thời gian gửi tiền và rút ra, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. *> Phát hành giấy tờ có giá: NH thực hiện phát hành giấy tờ có giá đó là chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu. Trong đó chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá qui định, còn trái phiếu là loại phiếu nợ trung hạn và dài hạn. Hai loại phiếu nợ trên được NH phát hành từng đợt, tuỳ theo mục và sự chấp thuận của NHTƯ và hội đồng chứng khoán quốc gia. *> Các hình thức huy động khác: + Nhận vốn từ Trung Ương để thực hiện các chương trình dự án của nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. + Nhận vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài( tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ..). + Vay từ NHNN để làm vốn kinh doanh, thực hiện kinh doanh có hiệu quả lại trả lãi cho NHNN. NHNNo&PTNT Việt Nam là một NHTM nên hoạt động chủ yếu vẫn là “ đi vay để cho vay” với số vốn tự có của toàn hệ thống chiếm một tỷ trọng thấp, do vậy huy động vốn là cần thiết cho hoạt động NH. Theo pháp lệnh của NH, qui định một NH có thể huy động một lượng vốn tốt đa là 20 số vốn tự có của mình. I.3.2.4- Các nhân tố phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn tại NH. *> Chỉ tiêu 1: Khối lượng vốn lớn, tăng trưởng ổn định: - Vốn huy động cho đầu tư có sự tăng trưởng và ổn định về mặt số lượng, nguồn vốn tăng đều qua các năm( vốn huy động năm sau cao hơn năm trước) thoả mãn nhu cầu tín dụng cho đầu tư. - Nguồn vốn này phải ổn định về mặt thời gian( tránh rủi ro về mặt thời gian). Nếu NH huy động được một lượng vốn lớn cho đầu tư, nhưng không ổn định thường xuyên- kéo theo đó là vốn cho vay không lớn, NH thường xuyên lo vấn đề thanh toán. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. *> Chỉ tiêu 2: Chi phí huy động: - Chi phí huy động được đánh giá cao qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân, lãi suất huy động từng nguồn, chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào, đồng thời cũng thông qua chi phí phát hành. Việu NH giảm chi phí huy động bằng việc giảm lãi suất huy động, thì việc huy động vốn sẽ rất khó khăn. Ngược lại khi lãi suất huy động càng cao thì lãi suất cho vay ra càng cao, gây khó khăn cho người vay tiền, gây ra hiện tượng ứ đọng vốn tại NH, khi đó NH phải trả lãi cho người gửi tiền trong khi khoản tiền này không sinh lãi. *> Chỉ tiêu 3: Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh. - Chỉ tiêu này được đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động và nhu cầu vay vốn. Từ đó có thể xác định được nguồn vốn có thể huy động là bao nhiêu và nhuồn vốn cần phải huy động thêm là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu đó. Để đạt được mục tiêu này, NH phải đạt ra cơ cấu huy động vốn trụng dài hạn một cách hợp lý. *> Chỉ tiêu khác: - Thời gian, mệnh gía huy động vốn hợp lý. - Mức độ thuận tiện cho khách hàng: đánh gía qua các thủ tục nhận tiền, làm các dịc vụ kèm theo. - Thời gian hoàn thành vốn so với qui định. I.3.2.5- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn. *> Nhân tố chủ quan: - Các hình thức huy động vốn: đây là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình vốn tại NH. Hình thức huy động vốn càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu tiền gửi của dân cư sẽ tăng lên và vốn huy động nhiều hơn. - Chính sách lãĩ suất: Lãi suất là nhân tố quan trọng khiến người gửi tiền vào NH hay không? - Chính sách khách hàng: NH có chính sách khách hàng tốt thì khách hàng sẽ gửi tiền vào NH ngày càng nhiều hơn. - Công tác cân đối giữa huy động và cho vay: Chiến lược huy động vốn tốt còn phụ thuộc vào vào khả năng có cho vay tốt được hay không, nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của NH. - Công nghệ NH: Trong cạnh tranh NH không ngừng cải tiến công nghệ của mình, vì công nghệ Nh càng tiên tiến thì khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng càng tốt thì hiệu quả kinh doanh của NH càng cao. *> Nhân tố khách quan: - Tiết kiệm của nền kinh tế: Nguồn vốn huy động của NH chủ yếu là nguồn vốn của dân cư, các tổ chức kinh tế... các đơn vị này tiết kiệm cao thì nguồn vốn huy động cao. - Tâm lý tiêu dùng: Tiết kiệm và tiêu dùng là 2 nhân tố đối lập nhau nên tiêu dùng tăng thì tiết kiệm giảm và ngược lại. -Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý ổn định, cụ thể là cơ sở pháp lý cho hoạt động NH được đảm bảo, thì người dân sẽ an tâm gửi tiền vào NH. I.3.3- Hoạt động cho vay tín dụng tại NH nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn I.3.3.1- Khái niệm cho vay tín dụng: Nhiều nhà kinh tế học hiện đại cho rằng cho vay là dựa vào lòng tin của người cho vay vào người đi vay, để thực hiện quan hệ vay mượn vốn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi. Nói một cách tổng quát thì hoạt động đầu tư vốn( tín dụng) là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của vốn cho vay. Nó phản ánh quan hệ kinh tế, giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là sự chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị hiện vật theo những điều kiện cho hai bên cho vay- đi vay thoả thuận trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Trong nền kinh tế hàng hoá cho vay là tất yếu khách quan, nó ra đời và bắt nguồn từ đặc điểm chu chuyển vốn tạo ra giữa nơi cần vốn và nơi tạm thời có vốn nhàn rỗi. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ cho vay cho thấy: lúc đầu là cho vay nặng lãi, gắn liền với sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ và lạc hậu; kế tiếp là cho vay thương mại rồi đến cho vay tại NH. Cho vay tại NH: Là quan hệ cho vay giữa NH với các doanh nghiệp, hộ gia đình.... thực hiện trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình NH đáp ứng phần lớn vốn cho nền kinh tế. I.3.3.2 - Các hình thức cho vay và các phương thức cho vay I.3.3.2.1 - Các hình thứccho vay. Theo các tiêu thức phân chia khác nhau có các hình thức cho vay( tín dụng) ngân hàng khác nhau: *> Căn cứ vào thời gian hình thành trong quan hệ với khách hàng: - Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay mà thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượt quá 12 tháng. Cho vay ngân hàng thực hiện bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân. -Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 1 năm đến 5 năm. - Cho vay dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm nhưng không quá 15 năm, dùng để đầu tư vào các chương trình, dự án có quy mô lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu. Việc phân chia mức cho vay ngân hàng theo tiêu thức thời gian như trên sẽ giúp cho các ngân hàng tính toán các luồng vốn đầu tư và mức vốn đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Thời hạn cho vay trung, dài hạn được xác định phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án đầu tư, phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn dùng để cho vay trung, dài hạn của tổ chức tín dụng. *> Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Là các khoản cho vay mà khách hàng vay được ngân hàng tín nhiệm nên không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba làm bảo đảm tiền vay. - Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Là các khoản ngân hàng cho vay ra đòi hỏi khách hàng vay phải có tài sản thế chấp, hoặc cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Theo đó giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh phải lớn hơn số tiền ngân hàng cho vay ra. * Căn cứ vào thao tác thừa hành cho vay: - Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cho vay vốn trực tiếp tới người có nhu cầu vay và khách hàng vay phải trực tiếp hoàn trả nợ gốc, lãi vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: Là các khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước nợ hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn thời hạn thanh toán. * Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay: - Tín dụng cho phát triển sản xuất kinh doanh: Là các khoản cho vay mà tiền vay được sử dụng vào phát triển sản xuất kinh doanh. - Tín dụng cho tiêu dùng: Là các khoản cho vay mà tiền vay được sử dụng vào mục đích tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống con người. * Xét trên góc độ pháp luật thì có: +Cho vay chính thức: Là hình thức tín dụng được pháp luật thừa nhận gồm các chủ thể tham gia là các Ngân hàng thương maị quốc doanh, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, các Quỹ tín dụng nhân dân, và các Tổ chức tài chính trung gian khác. +Cho vay không chính thức: Là các hình thức cho vay không được pháp luật thừa nhận. Hình thức cho vay này nó ra đời, tồn tại gắn liền với sự phân chia giai cấp trong xã hội loài người dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo mà nảy sinh quan hệ vay mượn lẫn nhau với lãi suất cao. Cho vay chính thức luôn là nguồn cung ứng vốn lớn nhất và ngày càng lấn át, chiếm lĩnh thị trường nông nghiệp, nông thôn. Trong các chủ thể tham gia thì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với màng lưới rộng khắp đất nước đã, đang và sẽ giữ vai trò nòng cốt trong việc cấp vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, thực sự mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế. I.3.3.2.2 - Các Phương thức cho vay: Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng mà ngân hàng nơi cho vay thoả thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn phương thức cho vay theo các phương thức cho vay sau: - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng nơi cho vay làm thủ tục vay vốn theo quy định của ngân hàng và ký hợp đồng tín dụng. Phương thức này áp dụng đối với những khách hàng vay vốn không thường xuyên, có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng vay xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thơì gian nhất định hoặc theo một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 12 tháng. - Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay vốn đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối dàn xếp. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng nơi cho vay và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chi ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay vốn. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Căn cứ vào nhu cầu vay của khách hàng, ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của tín dụng dự phòng. Nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng thì khách hàng vẫn phải bỏ phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là các đại lý của tổ chức tín dụng đó. I.3.4- Vai trò của cho vay tín dụng NH nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là vấn đề chiến lược hàng đầu được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan nhằm phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản phải là nước công nghiệp. Quá trình này đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn đưa vào nông thôn thông qua các kênh dẫn vốn khác nhau. Trong đó, cho vay tín dụng của ngân hàng thực sự là một luồng dẫn vốn quan trọng. Vai trò cho vay tín dụng của ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn như là một đòn bẩy, là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng CNH-HĐH, nâng cao đời sống dân sinh, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế và đổi mới. Vai trò cho vay tín dụng của ngân hàng đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện trên một số nội dung sau: Thứ nhất: cho vay tín dụng của ngân hàng góp phần hình thành và phát triển thị trường tài chính ở nông thôn. Thị trường tài chính ở nông thôn bao gồm thị trường vốn và hoạt động tín dụng. Cho vay tín dụng là cầu nối giữa tích luỹ, tiết kiệm và đầu tư, thực sự là trung gian giữa những người cần vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi nhằm phục vụ quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ngân hàng một mặt cấp vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân trong nông thôn còn có thể đầu tư tài chính thông qua các công cụ của thị trường vốn như cổ phiếu, trái phiếu ... Sự hình thành thị trường tài chính và tín dụng nông thôn đã là bước khởi đầu cho sự tạo ra thị trường vốn ở nông thôn được hoàn chỉnh và sớm đi vào hoạt động. Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn, lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 70% lao động xã hội, với trên 12 triệu hộ sản xuất nông, lâm, nghư nghiệp và tạo ra gần 50% tổng sản phẩm xã hội... vì thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là tất yếu. Để thực hiện đưa nền sản xuất nông nghiệp lên trình độ cao thì vấn đề đặt ra là phải tiếp tục tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong đó có thị trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường vốn trung và dài hạn ở nông thôn để tạo ra động lực cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong đó cho vay tín dụng của ngân hàng có phần đóng góp rất quan trọng. Thứ hai: cho vay tín dụng ngân hàng thúc đẩy nền nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá. Sản suất hàng hoá là tất yếu khách quan, là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở tất cả các nước, nhất là ở các nước có nền kinh tế lạc hậu, mang tính tự cấp, tự túc như nước ta, đồng thời nông nghiệp, nông thôn nước ta đang giữ vị trí là một khu vực sản xuất vật chất rất lớn. Nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn là rất lớn. Và điều đó, chỉ có khối lượng vốn ngân hàng mới có khả năng đáp ứng được. Cho vay tín dụng ngân hàng đáp ứng bổ xung phần vốn thiếu cho người sản xuất nông nghiệp để họ có điều kiện thâm canh tăng năng suất cây trồng, phát triển chăn nuôi và mở mang ngành nghề cũng như tăng cường mua sắm những trang thiết bị, máy móc, chi phí cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, được thị trường tiêu thụ. Vốn đầu tư của ngân hàng với mức lãi suất hợp lý được cung ứng thường xuyên cho nhu cầu của người sản xuất nông nghiệp, đã là điều kiện và động lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá như: Quy mô sản xuất ngày càng lớn, năng suất ngày càng tăng, tức là sản lượng tăng và tỷ trọng hàng hoá nhiều lên, sẽ làm nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn và để trở lại là điều kiện cho phát triển mở rộng quy mô sản xuất. Quá trình đó, đưa đến một kết quả tất yếu là sản lượng hàng hoá nông sản ngày càng tăng, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và những mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Thứ ba: Cho vay tín dụng của ngân hàng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới đưa vào sản xuất kinh doanh. Kết cấu hạ tầng bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội, luôn được xác định là một nhân tố hàng đầu - nền tảng của sự phát triển. Hệ thống kết cầu hạ tầng là bức tranh quy chiếu trình độ văn minh của một xã hội, một cộng đồng. Kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Giao thông và thông tin; thuỷ lợi và nước sạch; điện, trường học, y tế, nhà ở và các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng khác, những cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản, những cơ sở sản xuất ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu vào năm 1996 của một nhóm chuyên gia các bộ ngành thì kết cấu hạ tầng nông thôn nước ta hiện nay còn rất thấp kém xét trên phạm vi kết cấu hạ tầng cấp xã. Và hiện nay thực trạng kết cấu hạ tầng ở nông thôn là chưa đầy đủ, chưa đồng bộ về số lượng, lại kém về chất lượng theo yêu cầu sử dụng. Cơ sở hạ tầng trong nông thôn là yếu tố quan trọng tạo ra sự chuyển biến và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận nhanh với thị trường bên ngoài... đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn trước hết là từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn đóng góp của nông dân, từ các doanh nghiệp và từ người dân ở thành thị, từ kiều bào ở nước ngoài và từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, những nguồn vốn này không thể đáp ứng được đầy đủ và kịp thời. Chính vì thế, vốn tín dụng ngân hàng đã thực hiện tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, phát huy hiệu quả tích cực của cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Thứ tư: Cho vay tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống. Góp phần vào sự phân bố hợp lý hơn lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Vốn ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn đã thực sự tác động lớn đến việc hình thành và phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Việc hình thành và phát triển các sơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản đã thu hút được nhiều lao động trong nông nghiệp có việc làm ở các khâu sản xuất nguyên liệu, gia công, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động dịch vụ khác. Dưới tác động của tín dụng ngân hàng vào hoạt động của mọi thành phần kinh tế thì nền sản xuất hàng hoá ngày một phát triển. Và khi đó nảy sinh sự phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Một bộ phận các hộ nông dân tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để làm những ngành nghề mới, các ngành tiểu, thủ công nghiệp truyền thống. Từ đó các làng nghề cũng được phục hồi và phát triển. Quá trình này làm cho sự phân công lao động trong nông nghiệp được hợp lý hơn, hạn chế được nhiều tình trạng lao động trong nông nghiệp tràn về thành thị. Thứ năm: Cho vay tín dụng góp phần có hiệu quả vào việc tận dụng và khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng đất đai của nước ta có khoảng 11,157 triệu ha. Trong đó có 8 triệu ha trồng cây hàng năm và 2,3 triệu ha trông cây lâu năm. Hiện nay mới chỉ sử dụng khoảng 65% quỹ đất nêu trên. Diện tích đất còn khả năng khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp gần 4 triệu ha, trong đó khoảng 3 triệu ha đất trống, đồi núi trọc, 1 triệu ha diện tích đất bằng chủ yếu là đất hoang hoá ven sông, ven biển. Nước ta với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới có lượng ánh sáng và nguồn nước dồi dào cho phép gieo trồng nhiều vụ trong năm và sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhưng mặt khác, năng suất trong sản xuất nông nghiệp nước ta còn thấp, hệ số quay vòng ruộng đất thấp, trình độ sản xuất thấp, khả năng kinh doanh còn kém nhiều nước trong khu vực, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, nông thôn còn nhiều... Từ thực trạng đó, nếu được nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức, đặc biệt là chính sách tín dụng hợp lý chắc chắn sẽ tận dụng, khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có trên. Thông qua việc cho vay tín dụn NH cho nông nghiệp, nông thôn: Các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã thu hút được tiềm năng về lao động nhàn rỗi, tận dụng được những sản phẩm thiên nhiên tạo ra những mặt hàng có giá trị hàng hoá; Cơ sở hạ tầng phát triển góp phần khai thác mọi tiềm năng đất đai, nhiều diện tích đất trồng từ chỗ trồng một vụ đã chuyển sang trồng được 2 đến 3 vụ, hàng chục vạn ha đất bị nhiễm phèn nặng đã được rửa chua; Các thành phần kinh tế đều được vốn ngân hàng đầu tư đã ngày một lớn mạnh. Quá trình tích tụ ruộng đất trong nông dân để hình thành những nông trại có quy mô thích hợp đảm bảo cho việc sản xuất nông sản hàng hoá theo hướng chuyên môn hoá đang diễn ra mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh đã góp phần thúc đẩy khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Thứ sáu: Cho vay tín dụng ngân hàng làm động lực để nông dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, tăng cường hạch toán kinh tế, tiếp cận nhanh với cơ chế thị trường đưa đến một kết quả tất yếu là nâng cao thu nhập và sức mua, từ đó tác động mạnh đến tâm lý tiết kiệm tiêu dùng, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Với cơ chế cho vay ngân hàng theo nguyên tắc cho vay phải đảm bảo thu hồi được cả gốc và lãi, đúng hạn, đồng thời vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, đã buộc các hộ nông dân phải hạch toán kinh tế, tiết kiệm chi phí, thời gian lao động để sản xuất kinh doanh có lãi cũng từ đó đã góp phần đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn tiếp cận nhanh dần với sự vận hành của kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường. Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần thì hộ sản xuất đã là đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh doanh lời ăn, lỗ chịu. Điều đó buộc từng hộ sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì phải gạt bỏ đi những thói quen tư duy kinh tế cũ mang tính tự cấp, tự túc, mau chóng đáp ứng những yêu cầu mới của quá trình phát triển một nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường. Một mặt, vốn đầu tư ngân hàng buộc người nông dân vay vốn phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mặt khác với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, công nghệ đang là điều kiện tốt để người nông dân thực hiện được yêu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhưng rõ ràng muốn tiếp thu và duy trì những thành tựu của khoa học - kỹ thuật công nghệ vào sản xuất thì đòi hỏi ở người nông dân phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt của mình. I.3.5 - Một số vấn đề rút ra từ kinh nghiệm cho vay tín dụng của các nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư và phát triển kinh tế có mối quan hệ nhân quả với nhau, một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trung bình thì phải giữ được tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư thoả đáng. Trong nông nghiệp, nông thôn cũng như vậy. Thực tế của nhiều nước trên thế giới đã chứng minh được điều này và một trong những nguồn vốn quan trọng để thực hiện chiến lược đầu tư thích đáng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn là tín dụng ngân hàng. Qua khảo cứu tình hình đầu tư vốn tại NH cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số nước trong khu vực như: THAILAND, INDONSEA, PHILIPPINES, Ta rút ra được môt số kinh nghiệm có thể phù hợp với thực tiễn nông nghiệp, nông thôn nước ta. Một là: Tất cả các nước đều rất quan tâm đến vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn vì thế vấn đề đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn luôn được coi trọng. Sự coi trọng đó thể hiện ở việc thành lập các ngân hàng thương mại quốc doanh chuyên phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, được nhà nước cấp 100% vốn tự có, được hưởng những chế độ ưu đãi đặc biệt mang tính hỗ trợ tạo điều kiện về tài chính. Chính phủ các nước còn yêu cầu các ngân hàng thương mại khác phải có trách nhiệm với vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng cách bắt buộc phải gửi một tỷ lệ vốn huy động được vào ngân hàng để tạo nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn. Hai là: Trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, các ngân hàng sử dụng linh hoạt các hình thức chuyển tải vốn: Vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Ba là: Phong phú và đa dạng về đối tượng cho vay tạo điều kiện cho sự tập trung tối đa về thời gian, lao động để phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Bốn là: Thực hiện ưu đãi lãi suất trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, nhằm khắc phục và trợ giúp nông dân trong sản xuất kinh doanh phát triển nông nghiệp, nông thôn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY TÍN DỤNG TẠI NHNNO&PTNT NHẰM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN YÊN BÁI II..1- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH YÊN BÁI. II.1.1 - Đặc điểm tự nhiên - xã hội tỉnh Yên Bái. II.1.1.1 - Khái quát về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên của tỉnh: Yên Bái là một tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên là: 6.883km2. Dân số toàn tỉnh gần 70 vạn người. Về tổ chức hành chính bao gồm 9 huyện, thị xã, trong đó có 2 thị xã, 2 huyện vùng cao, 3 huyện có nhiều xã vùng cao và 2 huyện vùng thấp. Có 159 xã, 10 thị trấn và 11 phường. * Vị trí địa lý: Tỉnh Yên Bái nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền tây bắc và trung du bắc bộ. Có một địa hình được cấu tạo khá đa dạng và phức tạp: Đồng bằng phù sa ven sông hồng, đồng bằng phù sa cổ lượn sóng, đồi thấp đỉnh tròn, đồi bát úp dốc thoải, bồn địa, thung lũng, núi cao rãnh sâu, cao nguyên đá vôi dốc đứng. Độ dốc lớn, trung bình 40 - 50 độ, lại chia cắt mạnh, cao dần từ đông sang tây và từ nam lên bắc. Địa hình Yên Bái được chia ra thành 2 vùng rõ rệt: Vùng thấp và vùng cao. * Các nguồn lực chủ yếu. - Tài nguyên khí hậu: Là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình trong năm từ 18 đến 24 độ c, cao nhất 37 độ - 39 độ c, thấp nhất 2 - 4 độ c. Lượng mưa trung bình từ 1.800 - 2.000mm/ năm, tập trung mưa nhiều vào 4 tháng từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm đến 80% lượng mưa cả năm. Với lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt lượng cao là một thuận lợi cho việc tạo ra sinh khối lớn giúp cho cây trồng phát triển, cây ăn quả và cây lương thực ngắn ngày quay vòng nhanh; Khí hậu mát ở vùng cao cho phép trồng và phát triển các loại cây dược liệu quý, nhất là cây quế. Cũng như phát triển ngành chăn nuôi gia súc có sừng như bò, dê, hươu... - Tài nguyên sông ngòi: Với 2 con sống lớn chảy qua Yên Bái là sông Hồng và sông Chảy và khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ cùng với một hệ thống hồ, đầm đã tạo cho Yên Bái có một chế độ thuỷ văn phong phú. Các loại nước: Sông ngòi, suối hồ, nước mưa của Yên Bái thuộc loại nước sạch đáp ứng chỉ tiêu đối với nước sinh hoạt tự nhiên. - Tài nguyên rừng: Đến năm 2000 rừng Yên Bái có 274.418 ha. Trong đó có 180.430 ha rừng tự nhiên chiếm 65,7% tổng diện tích đất có rừng, cho trữ lượng 10 triệu m3; 93.988 ha rừng trồng cho trữ lượng 1,8 triệu m3 và 61 triệu cây tre, nứa, vầu. Yên Bái có các loại rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao. Với nhiều chủng loại cây cho gỗ quý, nhiều loại cây thuốc quý, nhiều loại động vật hiếm và nhiều loại lâm đặc sản khác. Xen kẽ các khu rừng lớn là các mặt bằng với nhiều bãi cỏ rộng có khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc hoặc mở mang du lịch sinh thái, dịch vụ. - Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản ở Yên Bái rất phong phú đa dạng: Kim loại quý hiếm có mỏ vàng, mỏ bạc, các mỏ đá quý. Kim loại màu có đồng, chì, kẽm, mỏ sắt với trữ lượng hàng triệu tấn. Về nhiên liệu có mỏ than đá, than mỡ và nhiều mỏ than bùn. Khoáng sản phi kim loại có Pirit, cao lanh, Graphít, đá phen gát, đá thạch anh. Vật liệu xây dựng có thể khai thác với sản lượng lớn đá vôi, cát sỏi. Có thể nói tài nguyên khoáng sản với sự phong phú đa dạng của nó được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh là một thế mạnh của Yên Bái. - Tài nguyên đất: Toàn tỉnh có 67.278 ha đất nông nghiệp, chiếm 9,77% diện tích đất tự nhiên; Đất lâm nghiệp 274.418 ha, đất chưa sử dụng là 324.488 ha; 18.804 ha mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. - Nguồn nhân lực: Với dân số trên 70 vạn người, trong đó hơn 330 ngàn người ở độ tuổi lao động, lại tập trung phần lớn ở nông thôn (hơn 75%) là nguồn lực lớn đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế của tỉnh. II.1.1.2 - Khái quát tình hình phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái. * Tăng trưởng kinh tế: Yên Bái là miền núi, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù là tỉnh cửa ngõ phía tây của miền tây bắc.Nhưng cùng với sự phấn đấu chung cảu toàn tỉnh Yên Bái cũng có những khởi sắc trong những năm qua đặc biệt là việc thị xã của tỉnh được nhà nước công nhận lên thành phố vào đầu năm 2002 Từ năm 1996-2000 nền kinh tế trong tỉnh tăng trưởng khá, đúng định hướng và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,3%/năm. Trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,35%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,8%; dịch vụ tăng 12,93%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2,42 triệu đồng/ năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt mục tiêu của tỉnh đề ra là 10% năm, nhưng cao hơn 5 năm trước 0,87% và cao hơn mức bình quân chung của cả nước 1,67%. Cơ cấu kinh tế về nông nghiệp năm 2000 đạt 42,8% trong tổng GDP toàn tỉnh so với hơn 50% trong những năm qua, thể hiên sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. BIỂU 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI. CHỈ TIÊU ĐƠN THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM So sánh% VỊ 1996 1997 1998 1999 2000 20/ 96 20/99 1- Dân số trung bình Người 638.87 9 648.79 2 658.548 670.256 682.17 1 106,7 7 101,77 2 - Tổng SP trong tỉnh Tr.Đ 895.11 6 991.16 5 1.092.2 83 1.161.82 8 1.235.3 91 138 106,33 (GDP theo giá CĐ 1994 ) - Nông, Lâm, thuỷ sản - 463.15 9 488.19 0 515.498 545.176 572.32 5 123,5 6 104,97 - Công nghiệp xây dựng - 235.89 7 259.10 7 295.739 306.201 327.27 4 138,3 106,88 - Dịch vụ - 196.06 0 243.86 8 281.046 310.451 335.79 2 171,2 7 108,16 3 - GDP. BQ đầu người 1.401 1.527 1.659 1.739 1.811 129,2 6 104,5 ( giá 1994) 1,000 đ 4 - Tổng sản lượng Tấn 171.00 0 170.52 6 174.002 181.398 190.05 9,6 111,1 4 104,77 lương thực quy thóc LT.B.Q/người/năm Kg/N g 222 268 263 270 279 125,6 7 103,33 5 - Tổng kim ngạch XK 1.000 USD 7.293 8.944 12.002 11.496 13.757 188,6 3 119,66 Trong đó: X.K trực tiếp 3.078 2.182 4.431 5.143 4.475 145,3 8 87 6 - Tổng thu ngân sách Tr.Đ 81.666 95.317 120.788 103.428 105.96 129,7 4 102,44 trên địa bàn 7 - Tổng chi ngân sách Tr.Đ 235.28 9 289.89 3 354.901 371.326 429.91 5 182,7 1 115,77 8 - Tăng trưởng kinh tế % 10,73 10,2 6,37 6,33 - 99,37 ( Nguồn: Niên giám thống kê - Cục thống kê tỉnh Yên Bái ) Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng lên hàng năm. Bình quân thời kỳ 1996 - 2000 là 7,06%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng bình quân tăng 9,9%. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân là 9,94%. Thu ngân sách tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, Yên Bái vẫn là tỉnh phải dùng ngân sách trung ương để bù đắp chi. Năm 1999 tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn là 27,46% so với tổng thu. Năm 2000 là 24,27%. Sản lượng lương thực quy thóc hàng năm tăng bình quân 19.833 tấn., bình quân đầu người là 279 kg. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. BIỂU SỐ 2 : CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA YÊN BÁI ( Theo GDP ) Đơn vị: % Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 1 - Nông, lâm, thuỷ sản 52,4 51,34 50,05 48,72 48,00 2 - Công nghiệp - xây dựng 15,5 17,99 18,85 19,42 19,0 3 - Dịch vụ 32,1 30,67 31,1 31,86 33,00 ( Nguồn: Niên giám thống kê - Cục thống kê tỉnh Yên Bái ) II.1.1.3 - Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái. * Những thuận lợi: - Yên Bái có một vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ để tiến sâu vào miền Tây Bắc với một mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ thuận tiện, có khả năng phát triển đường hàng không trong tương lai. Tạo nên những tiềm năng cho việc phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu, thông thương kinh tế với bên ngoài. - Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng cho phép mở rộng sản xuất phát triển ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và tích luỹ. - Có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm gần đây là 7,8% năm cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tạo tiền đề để Yên Bái thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. * Những hạn chế và thách thức: - Tài nguyên đa dạng và phong phú nhưng tận dụng và khai thác chúng còn ở mức thấp. - Điểm xuất phát của nền kinh tế trong tỉnh thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp. - Trình độ dân trí chưa theo kịp với yêu cầu của phát triển kinh tế hàng hoá. Tư tưởng bao cấp, trông chờ ỷ lại vẫn còn nặng nề trong một bộ phận dân cư và cán bộ. - Cơ sở hạ tầng thấp kém, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường không mạnh, chưa hấp dẫn đối với sự đầu tư vốn của nước ngoài. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua chưa đạt được so với mục tiêu của tỉnh đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. GDP bình quân đầu người hàng năm còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của cả nước. - Cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực sản xuất còn thấp kém do tổng mức đầu tư mới đạt khoảng 60% yêu cầu, đầu tư còn dàn trải, thời gian đầu tư kéo dài, chất lượng một số công trình thấp, trang thiết bị công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp vẫn mang tính độc canh, thuần nông. Công nghiệp phát triển chậm nhất là ở khu vực nông thôn. Thương nghiệp nhà nước còn nhiều lúng túng, chậm thích ứng với cơ chế thị trường. Xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh, du lịch kém phát triển và chưa được đầu tư đúng mức. II.1.3 - Tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái: II.1.3.1 - Những nét đặc trưng cơ bản của nông nghiệp, nông thôn Yên Bái. - Điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai cho phép Yên Bái phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, hình thành được các tập đoàn cây, con với quy mô lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu lớn. - Trình độ sản xuất nông nghiệp còn non kém, nhiều tập tục sản xuất lạc hậu của đồng bào các dân tộc chưa được xoá bỏ, trình độ dân trí thấp, hạn chế đến khả năng tự tiếp cận với cơ chế thị trường. - Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội nông nghiệp,nông thôn chưa phát triển tương xứng với yêu cầu của sự phát triển. - Thu nhập của nông dân thấp. II.1.3.2 Tình hình phát triển NN-NT tỉnh Yên Bái giai doạn trước năm 1995. Từ năm 1995 trở về trước kinh tế của tỉnh thuần nông nghiệp do đa số người dân thu nhập từ nông nghiệp, GDP của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất ,lớn trên 60% tổng GDP toàn tỉnh, người dân chưa tìm được hướng đi lên cuộc sống rất khó khăn, cùng với đó các chính sách kinh tế phát triển miền núi của chính phủ chưa đạt hiệu quả cao, diện tích đồi rừng còn bị bỏ hoang phí nhiều gây lãng phí tài nguyên của tỉnh, ngoài ra còn xảy ra tình trạng chặt phá đồi rừng do sự buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền trong thời gian này, nên thu nhập bình quân của toàn tỉnh chỉ đạt dưới 1 triệu đồng một năm, tỉnh trong giai đoạn này thu ngân sách không những không đủ bù chi mà yên bái vẫn là một tỉnh phải nhận ngân sách của nhà nước trong chi tiêu và xây dựng cơ bản của địa phương.Được thể hiện: +Ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp: -tỷ lệ của nông nghiệp trung bình là 79,64%./ Tổng giá trị ngành nông nghiệp. - tỷ lệ của lâm nghiệp trung bình là 20,02%/Tổng giá trị ngành nông nghiệp. -tỷ lệ của thuỷ sản trung bình là 0,34%/ Tổng giá ngành nông nghiệp. + Sản xuất lúa nông nghiệp trong tỉnh trước năm 1995 chỉ là sản xuất một vụ ở khu vực vùng núi cao. + Cơ cấu kinh tế theo ngành thì nông nghiệp chiếm trung bình trên 60%/ Tổng giá trị theo GDP. II.1.3.3 - Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển NN_NT Yên Bái Nông nghiệp - nông thôn Yên Bái vẫn chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và con người của tỉnh nên nông nghiệp - nông thôn Yên Bái còn có những hạn chế sau: - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh nhất là về đất đai, lao động. Năm 1995 diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn 299 ngàn ha, đất bằng chưa sử dụng là 1.600 ha. Lao động nông thôn dư thừa vào những thời điểm không phải là mùa vụ. Thuỷ sản chỉ mới dừng ở mức đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, còn nhiều hạn chế chưa có giải pháp khắc phục để phát triển hơn. - Các DNNN sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp trong tỉnh vừa ít về số lượng, nhỏ về quy mô vừa lạc hậu về máy móc thiết bị; Loại hình hợp tác xã nông nghiệp hoạt động chỉ cầm chừng, ngoài ra một số còn kém hiệu quả trong tổng số 52 hợp tác xã nông nghiệp hiện có; Kinh tế hộ không đủ sức vươn ra tự tìm kiếm thị trường cho nên các loại sản phẩm từ nông nghiệp sản xuất ra không được tiêu thụ kịp thời, sản phẩm xuất thẳng không qua chế biến nên giá trị kinh tế thấp. Mặt khác, trình độ sản xuất trong nông nghiệp chủ yếu là thủ công, công nghệ sinh học và kỹ thuật tiên tiến ứng dụng vào sản xuất, chế biến còn chậm, chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp chưa cao, khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trên thị trường còn thấp, thị trường đầu vào có nhiều biến động nên chi phí cao, hiệu quả thấp... dẫn đến lợi nhuận trong nông nghiệp thấp. Điều đó làm cho người nông dân chưa yên tâm, không muốn đầu tư vào để tăng quy mô sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm. - Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp chưa mạnh, chưa toàn diện, một phần do vốn đầu tư thiếu và vì thế mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp. - Các ngành phi nông nghiệp hiện nay ở Yên Bái còn hạn chế về số lượng và quy mô, thị trường tiêu thụ không ổn định, khả năng cạnh tranh kém - Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá. Thu nhập của nông dân còn thấp, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân còn khó khăn, tỷ lệ đói nghèo đang là 17%. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao vẫn chưa từ bỏ hẳn việc du canh, du cư, nạn đói “giáp hạt” vẫn còn xẩy ra. - Với 34 dân tộc anh em sinh sống, trình độ dân trí chưa cao ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy bên cạnh những chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn của nhà nước Yên Bái cần phải một lượng vốn rất lớn cho phát triển kinh tế mà vốn ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được. Do vậy kênh rót vốn qua ngân hàng đang thực sự cần thiết cho phát triển nông nghiệp nông thôn Yên Bái. II.2- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NNO&PTNT YÊN BÁI. Ngân hàng NNO&PTNT Yên Bái được thành lập theo Quyết Định số133/ QĐ -NH ngày 30 tháng 8 năm 1991 của Thống Đốc NHNN Việt Nam về việc:” Giải thể NHNNO&PTNT Hoàng Liên Sơn và thành lập NHPTNT Tỉnh Yên Bái, nay là NHNNO&PTNT Tỉnh Yên Bái”. Là một NHTM quốc doanh của nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái, với nghiệp vụ kinh doanh như bao NH khác trong hệ thống NH, NH còn thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước giao cho là phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái. Kinh tế tỉnh Yên Bái có điểm xuất phát thấp, chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, nhiệm vụ của NH là phải kích thích sự phát triển ngành này trên cơ sở đó là” đòn bẩy” để thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH không chỉ là chỉ tiêu lợi nhuận, mà còn là chỉ tiêu” hiệu quả đồng vốn kinh doanh của NH với kinh tế của địa phương”. II.2.1- Mô hình tổ chức của NH NNO&PTNT Tỉnh Yên Bái. NH NNO&PTNT Yên Bái là một chi nhánh của NHNNO &PTNT việt Nam, có địa bàn trải rộng với 180 xã phường, thị trấn, với chiều dài trên 260 km, chiều rộng 120 km. NH có hội sở chính đặt tại trung tâm của tỉnh, có 9 chi nhánh NH huyện, thị xã, có 8 NH cấp 4 trực thuộc hội sở và huyện thị, 1 trường nghiệp vụ NH khu vực phía bắc đặt tại Hội sở chính của NH. Tổng số cán bộ hiện nay của NH là 420 người. *> Cơ cấu tổ chức của NH: NH NNO&PTNT Yên Bái có một số chức năng, nhiệm vụ chính như sau: “ Trích QĐ của HĐQT về qui chế tổ chức hoạt động số 169/ QĐ ngày 7/9/2000 đối với chi nhánh loại I”. + Trực tiếp hoạt động kinh doanh tiền tệ- tín dụng và các dịch vụ trên địa bàn theo phân cấp của NHNNO&PTNT Việt Nam. + Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của tổng giám đốc NHNNO&PTNT Việt Nam. +Thực hiện các chức năng khác được giao của lệnh của Tổng giám đốc NHNNO&PTNT Việt Nam. *> Những hoạt động chủ yếu của các chi nhánh NH trên địa bàn tỉnh. Yên Bái có 2 Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh là Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 1995, Chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động. Nguồn vốn chủ yếu của các Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh tỉnh Yên Bái là huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế - xã hội dưới tác động thực hiện của nhiều biện pháp có tính truyền thống và tích cực, phù hợp với yêu cầu của người có tiền tạm thời nhàn rỗi, thông qua các hình thức huy động khác nhau, như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu... cho nên nguồn vốn huy động tại chỗ đã không ngừng tăng lên.Hiện nay tại địa bàn còn có tiét kiệm bưu điện BAN GIÁM ĐỐC Phòng TCCB Đào tạo Phòng Hành chính Pháp chế Phòng kế toán ngân quĩ Phòng kinh doanh Phòng kinh tế kế hoạch Phòng điện toán Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm đã giúp các Ngân hàng có được thế chủ động hơn trong thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình, đồng thời qua đó giải quyết được một phần nào khó khăn về vốn của Tỉnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. Các Ngân hàng thương mại trong tỉnh đã tích cực mở rộng cho vay, bám sát vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế của Tỉnh, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn dưới nhiều phương thức cho vay. Bình quân tốc độ tăng dư nợ thời kỳ này đạt 7,94%. Cơ cấu dư nợ trung, dài hạn được nâng lên. Thực hiện cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, chủ yếu là cho các đối tượng phục vụ nông nghiệp và liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Trong dư nợ ngoài quốc doanh thì dư nợ hộ nông dân có tỷ trọng cao nhất. Với kinh tế nhà nước, các Ngân hàng chủ yếu cấp vốn đối với các doanh nghiệp được củng cố, xắp xếp lại, làm ăn có hiệu quả, là những doanh nghiệp thể hiện vai trò mũi nhọn của tỉnh. Thực hiện yêu cầu đổi mới trong hoạt động ngân hàng, công tác huy động & đầu tư vốn đã đạt được những kết quả : Huy động vốn tăng, mở rộng đầu tư có hiệu quả (tỷ lệ nợ quá hạn được giảm thấp), nền kinh tế của tỉnh mà đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều khởi sắc. II.2.2- Thực trạng hoạt động huy động và cho vay tín dụng của NHNo Yên Bái đối với quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Là chi nhánh duy nhất trên địa bàn có tổ chức rộng khắp tới các vùng nông thôn rộng lớn, NHNo tỉnh Yên Bái đã không ngừng đổi mới hoạt động huy động và cho vay theo hướng thị trường, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ngày càng phù hợp hơn với sự chuyển đổi của nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trên cơ sở thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đặc biệt là sự tác động tích cực đến phát triển nông thôn, nơi đang có hơn 110 ngàn hộ nông dân với trên 80% dân số của tỉnh đang sinh sống. Thực trạng hoạt động huy động và cho vay tín dụng của NHNo tỉnh Yên Bái đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh được thể hiện cụ thể trên các mặt sau: II.2.2.1 - Hoạt động huy động nguồn vốn: Một tất yếu của bất cứ một loại hình kinh doanh nào muốn đứng vững và phát triển được, đều cần phải có vốn. Vốn có tính quyết định trước hết cho mọi hoạt động kinh doanh- nhất là kinh doanh tiền tệ. Như các ngân hàng khác, NHNo Yên Bái luôn chủ động, tích cực thực hiện hoạt động huy động vốn để có được khối lượng vốn lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh Yên Bái.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Một số giải pháp huy động và cho vay tín dụng của Ngân hàng NNo & PTNT nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn Yên Bái.pdf
Luận văn liên quan