MỤC LỤC
ã Lời cám ơn
ã Nhận xét của cơ quan thực tập
ã Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
ã Mục lục
Phần 1: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP 1
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP 1
1.Thời gian thực tập 1
2. Địa điểm thực tập 2
II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UBND HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN 3
1.Tổng quan Huyện Quỳnh Lưu 3
2. Vị trí Pháp lí 7
3. Cơ cấu tổ chức 8
III. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ - ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 11
1. Chức năng, Nhiệm vụ, Quyền hạn 11
2. Tổ chức và biên chế 16
Phần 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 17
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN 19
I. KHÁI NIỆM VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC 19
1. Cán bộ, công chức nói chung 19
2. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn 20
3. Công tác quản lý cán bộ, công chức 21
4. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã 22
5.Trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã 22
6.Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã 23
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN Bộ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 23
1. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã 23
2.Nội dung quản lý cán bộ công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân huyện .24
3.Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp xã 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN 26
I.THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN 26
1. Số lượng cán bộ, công chức xã, thị trấn 26
2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn ở huyện Quỳnh Lưu 27
3. Về phẩm chất đạo đức 28
4. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn 29
II.NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI 30
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA PHÒNG NỘI VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 32
1.Tiếp tục thực hiện tồt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ căn hoá, trình đô lý luận và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn. 32
2. Xây dựng quy chế làm việc, quy chế phân cấp quản lý cán bộ, quy chế nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm. Thực hiện nghiệm túc chế độ khen thưởng, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. 34
3. Cần có chính sách đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước để đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức. 35
4. Thực hiện trưng cầu dân ý, lấy ý kiến tín nhiệm của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn. 35
5. Đổi mới và nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở. 36
6. Nâng cao công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8758 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên UBDN huyện theo quy định của pháp luât;
c) Tham mưu, giúp UBDN huyện xây dựng đề án thành lập mới, sát nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
d) Tham mưu giúp UBDN huyện lập hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện;
e) Giúp UBDN huyện trong việc hướng dẫn lập hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, chia tách, giải thể, sát nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của xóm, khối, bản ( sau đây gọi là xóm) trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho Trưởng, Phó xóm;
g) Tham mưu giúp HĐND và UBDN huyện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã, thống kê, đánh giá chất lượng đại biểu HĐND, thành viên UBDN huyện, xã; thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã để tổng hợp báo cáo theo quy định.
7. Giúp UBDN huyện trong việc hướng dẩn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
8. Về cán bộ, công chức, viên chức:
a) Tham mưu giúp UBDN huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã theo phân cấp;
b) Thực hiện việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. viên chức và cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo các chương trình, kế hoạch về đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Về cải cách hành chính:
a) Giúp UBDN huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương;
b) Tham mưu, giúp UBDN huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;
c) Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBDN huyện và UBDN tỉnh.
10. Giúp UBDN huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên đại bàn.
11. Về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Hướng dẫn. kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
b) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu nhập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và Lưu trữ huyện.
12. Về công tác tôn giáo:
a) Giúp UBDN huyện chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ; kiển tra, giám sát và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
13. Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, đề xuất với UBDN huyện tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua – khen thưởng cấp huyện;
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức sơ kết, tổng kết, phát hiện điển hình, đút rút và phổ biến kinh nghiệm; nhân rộng phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến trong toàn huyện, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
d) Quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng của huyện theo phân cấp quản lý.
14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
15. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBDN huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn.
16. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn.
17. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
18. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
19. Giúp UBDN huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn sau:
a) Giao cho Chủ tịch UBDN cấp xã quản lý và điều hành chung trên tất cả các lĩnh vực về công tác nội vụ trên địa bàn;
b) Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã quy định, Chủ tịch UBDN cấp xã phân công cụ thể từng cán bộ, công chức đảm nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c) Giao cho công chức Văn phòng – Thống kê đảm nhận việc tổng hợp, thống kê, báo cáo… về công tác nội vụ trên địa bàn cấp xã. Quản lý, lưu dữ hồ sơ, cập nhật thông tin theo quy định cho từng cán bộ, công chức, công chức khi có thay đổi hoặc bổ sung.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBDN huyện.
2. Tổ chức và biên chế
2.1. Phòng Nội vụ có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng.
a) Trưởng phòng Nội vụ: phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước UBDN huyện, Chủ tịch UBDN huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng.
b) Các Phó Trưởng phòng: căn cứ nhiệm vụ được giao, Trưởng phòng Nội vụ phân công các Phó Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng đi vắng thì một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
c) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch UBDN huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
2.2. Biên chế: Biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBDN huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện.
Trưởng phòng
Phó phòng 2
Nhân viên 1
Phó phòng 1
Nhân viên 3
Nhân viên 2
Trưởng Phòng Nội vụ có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBDN cấp huyện quyết định về cơ cấu tổ chức, biên chế của phòng. Sơ đồ tổ chức của Phòng Nội vụ - Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu:
Phòng Nội vụ UBDN huyện Quỳnh Lưu có 1 Trưởng phòng, 2 Phó phòng và 3 nhân viên.
Phần 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN CỦA HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
Đặt vấn đề: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng đội ngũ cán bộ có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của tiến trình cách mạng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ là nguồn gốc của mọi việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”.
Thực tiễn cách mạng Việt nam từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh thắng nhiều đế quốc hung bạo của thời đại, giành lại độc lập tự do, thống nhất tổ quốc đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiền thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tình hình chính trị ổn định, khinh tế, văn hóa xã hội không ngừng phát triển, quốc phòng an ninh được củng cố và tăng cường. Vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được mở sộng, khẳng định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chăm lo đến công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đội ngũ cán bộ đã đem mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu rõ và tổ chức cho quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi. Đồng thời, thông qua đội ngũ cán bộ mà mọi tâm tư nguyện vọng của nhân dân được phản ánh với Đảng, Nhà nước hiểu rõ để đề ra chính sách đúng.
Như vậy, đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ cơ sở nói riêng là vô cùng quan trọng. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn là người trực tiếp phổ biến tuyên truyền quần chúng nhân dân mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng các chủ trương chính sách đó cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở để tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, đem lại hiệu quả thiết thực trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi cả nước tiến hành thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn nói riêng phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, có ý thức tự rèn luyện đạo đức, phẩm chất cách mạng, có tác phong sâu sát, gần gũi nhân dân, có năng lực nắm bắt tình hình và khả năng giải quyết tốt mọi vấn đề về tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Bảo đảm ổn định chính trị, an ninh trật trự được giữ vững, kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Từ ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. Làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN
I. KHÁI NIỆM VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
1. Cán bộ, công chức nói chung
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương,cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc giao gữi một chức vụ thường xuyên trong đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
Thẩm phán toàn án nhân dân, kiểm sát viên kiểm sát nhân dân.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phòng; những người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan chuyên nghiệp.
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, cán bộ công chức đảm nhận các chức vụ Đảng, Chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và đảm nhiệm một số lĩnh vực chuyên môn phải đảm bảo tiêu chuẩn có năng lực lãnh đạo, quản lý, có trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức phẩm chất tốt được tổ chức và nhân dân tín nhiệm bầu cử, bổ nhiệm để thay mặt tổ chức và nhân dân xử lý, giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật, theo thẩm quyền được giao.
2. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của chính phủ quy định
Cán bộ chuyên trách cấp xã bao gồm:
Bí thư, Phó Bí thư Đảng Uỷ, thường trực Đảng ủy cấp xã (nơi chưa có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng); Bí thư, Phó Bí thư chi bộ xã (Nơi chưa thành lập Đảng bộ cấp xã)
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc
Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân và Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
Công chức cấp xã bao gồm:
Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)
Chỉ huy trưởng quân sự
Văn phòng – Thồng kê
Địa chính – xây dựng
Tài chính – Kế toán
Tư pháp – Hộ tịch
Văn hóa – Xã hội
Cán bộ không chuyên trách cấp xã bao gồm:
Trưởng ban tổ chức Đảng, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng, Trưởng ban tuyên giáo và 01 cán bộ văn phòng Đảng ủy.
Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)
Phó chỉ huy trưởng quân sự
Cán bộ kế hoạch – giao thông - thủy lợi – nông, lâm, ngư nghiệp
Cán bộ lao động – thương binh và xã hội.
Cán bộ dân số gia đình và trẻ em
Thủ quỹ - văn thư – lưu trữ
Cán bộ quản lý nhà văn hóa
Phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc , Phó các đoàn thể cấp xã, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội chữ Thập đỏ Việt Nam.
Cán bộ không chuyên trách ở thôn và Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố ở phường, thị trấn.
3. Công tác quản lý cán bộ, công chức
Tại điều 4, pháp lệnh Cán bộ công chức sửa đổi năm 2003 ghi rõ: “Công tác cán bộ công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Bởi lý luận và thực tiễn khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội Việt Nam. Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã giao phó. Quyền lực đó thể hiện ở chỗ: các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị theo chức năng của mình đều phải có trách nhiệm thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chính sách của Đảng, chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng các cấp trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các quan điểm, đường lối đó.
Mặt khác, Đảng thống nhất lãnh đạo vá quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở theo Quyết định số 49-QĐ/TW ngày 03-5-1999 của Bộ chính trị về việc ban hành quy chế phân cấp quản lý cán bộ công chức và tổ chức bộ máy.
Trên cơ sở quy định của Bộ chính trị, ban thường vụ cấp ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ban thường vụ các Huyện ủy, Thành Uỷ trực thuộc tỉnh và ban thường vụ các đảng ủy xã, thị trấn (hoặc đảng ủy – nơi không có ban thường vụ) đều xây dựng và ban hành quy chế phân cấp quản lý cán bộ công chức và tổ chức bộ máy của cấp mình.
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ. Cấp ủy Đảng mỗi cấp dân chủ bàn bạc, lựa chọn những cán bộ, đảng viên có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, năng lực công tác và đạo đức lối sống trong sạch lành mạnh giới thiệu để các tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, nhân dân lựa chọn bầu cử giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, trong các tổ chức chính trị xã hội theo luật định và quy chế bầu cử của các tổ chức đó. Phát huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan tổ chức thể hiện ở chỗ: khi dân chủ bàn bạc của tập thể chưa có sự thống nhất cao theo phương án nào thì ý kiến người đứng đầu có ý nghĩa quyết định trong các phương án đó.
Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo chính trị và tổ chức cán bộ được biểu hiện mỗi khi được tổ chức đảng giới thiệu để nhân dân lựa chọn bầu vào các cơ quan dân cử thì người được bầu cử giữ chức vụ trong các cơ quan đó phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và tổ chức vận động quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng đề ra.
4. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã
Công tác cán bộ, công chức cấp xã đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5.Trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định 114/NĐ-CP; các quy định cụ thể về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã; các quy định của pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành tiếp kiệm. chống lãng phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến cán bộ, công chức cáp xã.
6.Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thạo việc, tận tụy với dân, không tham nhũng, có ý thức kỷ luật trong công tác, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luậy của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra cán bộ, công chức xã, thị trấn phải đảm bảo tiêu chẩn cụ thể do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN Bộ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã
Nghị định 114/2003-NĐ/CP ngày 10-3-2003 quy định nội dung quản lý cán bộ cấp xã như sau:
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về quản lý cán bộ, công chức.
Lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.
Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ công chức.
Quy định số lượng cán bộ công chức cấp xã và hướng dẫn thực hiện.
Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức.
Chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Thực hiện công tác thống kê cán bộ, công chức, thực hiện công tác thanh tra kiển tra việc thi hành quuy định về cán bộ, công chức.
Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.
2.Nội dung quản lý cán bộ công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân huyện
Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau đây:
Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã.
Tổ chức việc thi tuyển hoặc xét tuyển, quyết định tuyển dụng, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc công chức cấp xã và quản lý hồ sơ công chức cấp xã theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức.
Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đại ngộ đối với cán bộ, công chức.
Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, thị trấn.
Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức cấp xã.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Thống kê số lượng, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trong phạm vi huyện quản lý.
3. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân cấp xã
Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo các nội dung sau đây:
Trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn.
Thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
Đề nghị tổ chức cấp có thẩm quyền khen thưởng cán bộ, công chức.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
Thống kê số lượng, đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, công chức.
Nội dung công tác quản lý cán bộ, công chức xã, phường thể hiện mối quan hệ bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác cán bộ và trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với đội ngũ cán bộ,công chức thể hiện sự phân cấp rõ ràng, cụ thể của cấp cơ sở và cấp trên cơ sở.
Để thực hiện tốt công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết cấp ủy Đảng các cấp phải cụ thể hóa bằng quy chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức trên cơ sở thống nhất sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và phát huy vai trò quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân các cấp. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ tập thể và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ, công chức.
Thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bố trí cán bộ, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức, lấy thước đo hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao làm yếu tố cơ bản trong đánh giá cán bộ, công chức tốt hay chưa tốt.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN
I.THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN:
1. Số lượng cán bộ, công chức xã, thị trấn
Trong những năm gần đây, thực hiện bước chuyển biến mới về cán bộ, công chức xã, thị trấn, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt trong năm 2004 và 2005, thực hiện Nghị định 114 và 121 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Quỳnh lưu nói riêng đã sắp xếp, bố trí cán bộ cấp xã cơ bản đủ tiêu chuẩn theo quy định. Đã chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện thông qua việc rà soát đối tượng, tiêu chuẩn, chức danh và trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ để bố trí, sử dụng. Những đối tượng là cán bộ cấp xã theo Nghị định số 09 của Chính Phủ đã có bằng cấp chuyên môn được tiếp tục bố trí và chuyển xếp vào nghạch công chức, những cán bộ chưa có bằng cấp chuyên môn thì tạm thời bố trí và cho nợ đến năm 2006 nếu không có bằng cấp chuyên môn thì tuyển dụng người khác đủ tiêu chuẩn để thay thế. Số lượng công chức còn thiếu tổ chức thi tuyển, xét tuyển để bố trí đủ số lượng theo quy định.
Theo Nghị Định số 121/2003/NĐ-CP Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 của Nghị định này được quy định như sau:
1. Đối với xã đồng bằng, phường và thị trấn:
Dưới 10.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức;
Từ 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công chức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
2. Đối với xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo:
Dưới 1.000 dân được bố trí không quá 17 cán bộ, công chức;
Từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức;
Từ 5.000 dân trở lên, cứ thêm 1.500 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công chức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
3. Việc bố trí thêm cán bộ, công chức cấp xã ở mỗi xã tăng theo số dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn ở huyện Quỳnh Lưu
Về tuổi đời:
Dưới 35 tuổi: 169/860 chiếm 20%
Từ 35 – 45 tuổi: 478/860 chiếm 55,6%
Từ 46 - 55:198/860 chiếm 22%
Trên 55: 15/860 chiếm 1,74%
Trình độ văn hóa:
Tiểu học: 0/860 chiếm 0%
Trung học cơ sở: 55/860 chiếm 6,4%
Trung học phổ thông: 805/860 chiếm 93,6%
Trình độ lý luận chính trị:
Sơ cấp:
Trung cấp: 305 chiếm 35,5%
Trình độ chuyên môn:
Trung cấp, cao đẳng: 330/860 chiếm 38,4%
Đại học: 72/860 chiếm 8,4%
Qua bảng số liệu về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã chúng ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện Quỳnh Lưu là đang còn thấp. Chủ yếu là ở trình độ trung cấp, thậm chí một số cán bộ chưa qua một lớp bồi dưỡng nào về chuyên môn. Trong năm 2005 căn cứ vào đề án tuyển dụng công chức cấp xã đã được Sở Nội vụ phê duyệt, Phòng Nội vụ huyện đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện và là cơ quan chuyên môn trực tiếp tổ chức xét tuyển, thi tuyển công chức cấp xã và đã tuyển dụng được một số cán bộ có trình độ chuyên môn đại học. Hiện nay hầu hết ở các xã đều có công chức có trình độ đại học làm việc. Tuy nhiên. Do mới bưới đầu làm quen với công việc nên một số công chức đã chưa bắt nhịp được với công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa cao.
Thực tế đã cho thấy rằng, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, chuẩn hóa, trẻ hóa công chức cấp xã đã có nhiều cố gắng. Nhưng so với yêu cầu cán bộ vẫn chưa được đáp ứng.
Nhìn chung, trình độ mọi mặt: Văn hóa, về Lý luận, về chuyên môn nghiệp vụ còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và kết luận Trung ương 6 (khóa IX). Do đó, khả năng nắm bắt và vận dụng các quan điểm đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước vào lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở thiếu tính sáng tạo, còn có biểu hiện bảo thủ trì trệ, mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm “xưa bày, nay làm” do đó hiệu quả đem lại trong công tác lãnh đạo, quản lý chưa cao.
Một số bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức năng lực công tác hạn chế, né tránh, buông lỏng hoặc xuôi chiều trong thực hiện chức trách, trách nhiệm được giao, phong cách làm việc quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, một số cán bộ thiếu chịu khó học tập, nâng cao trình độ nhận thức dẫn đến mang nặng bảo thủ, trì trệ, làm việc thiếu kế hoạch, thiếu dân chủ, không đản bảo nguyên tắc, bị chi phối bởi quan hệ cá nhân, bà con dòng họ, cục bộ địa phương.
3. Về phẩm chất đạo đức
Thực hiện các Nghị định của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Từ năm 2004 đến nay, huyện nhà đã có những chuyển biến cơ bản về đội ngũ cán bộ, công chức xã. Tuy nhiên, đa số cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn là bộ đội xuất ngũ và cán bộ về hưu, đã được rèn luyện, thủ thách nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống trong sạch, giải dị, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung.
Phần đông đội ngũ cán bộ, công chức trưởng thành từ phong trào thực tiễn, do đó kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đại bộ phận có ý thức rèn luyện đạo đức,, phẩm chất, có phong cách, lối sống giải dị, trung thực, khiêm tốn, được quần chúng nhân dân tín nhiệm.
Song do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một số bộ phận nhỏ cán bộ cơ sở đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái quy định của nhà nước, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, gây bất bình trong xã hội.
Cán bộ là nhân tố quyết định, song ở cơ sở hiện nay, đội ngũ cán bộ còn yếu về năng lực, trình độ và cả phẩm chất đạo đức nên chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa lại chưa cao.
4. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn
Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn, Đảng và Nhà nuớc ta có những chế độ, chính sách khác nhau đối với cán bộ cơ sở. Nhìn chung, các chế độ, chính sách đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đến đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, tạo điều kiện để họ phát huy trí lực, hoàn thành nhiệm vụ. Từ khi thực hiện chế độ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định mới (Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn) chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã đã có những thay đổi khác biệt so với chế độ sinh hoạt phí trước đây theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP của chính phủ. Thực hiện theo chế độ, chính sách theo quy định mới đã tạo cho cán bộ cơ sở tâm lý ổn định, yên tâm công tác, tạo điều kiện cho họ ý thức được trách nhiệm của mình và hoàn thành tốt nhịêm vụ được giao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, quản lý hành chính nhà nước và bồi dưỡng theo các chức danh đồi với cán bộ, công chức cấp xã đang được các cấp Uỷ Đảng, chính quyền quan tâm đúng mức.
chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở được quy định cụ thể, rõ ràng nhằm khuyến khích, động viên cán bộ cơ sở nâng cao trình độ, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới hiện nay.
Chuyển xếp vào ngạch, bậc lương chuyên môn đối với công chức cấp xã.
Sau khi rà soát, bố trí công chức cấp xã, uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn lập danh sách đề nghị chuyển xếp ngạch, bậc lương chuyên môn đối với công chức cấp xã kèm hồ sơ công chức báo cáo uỷ ban nhân dân huyện qua phòng Nội vụ.
Phòng Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tổng hợp đề nghị chuyển xếp ngạch, bậc lương công chức xã kèm theo hồ sơ gửi về Sở Nội vụ thẩm định, xếp ngạch, bậc lương bằng văn bản trước khi Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định bổ nhiệm, xếp ngạch, bậc lương đối với công chức cấp xã.
Trong những năm qua Phòng Nội vụ huyện Quỳnh Lưu đã làm tốt công tác giải quyết chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã:
- Về chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí, đã giải quyết kịp thời, đối với cán bộ có trình độ chuyên môn đại học thời gian nâng lương là 3 năm, cán bộ có trình độ chuyên môn là trung cấp thời gian là 2 năm. Về chế độ hưu trí, một số cán bộ chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng do tinh giảm biên chế hay do sức khoẻ không thể tiếp tục làm việc đã giải quyết theo chế độ.
- Vấn đề khó khăn hiện nay, là việc giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng giáo dân. Vì đại bộ phận cán bộ làm việc ở đây là người dân tộc, trình độ chuyên môn thấp, hầu hết là không có bằng cấp. Hồ sơ về quá trình công tác của cán bộ không được lưu trữ, nên khó khăn về giải quyết chế độ hưu.
II.NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý cán bộ công chức cấp xã vẫn còn biểu hiện một số tồn tại, thiếu sót, hiệu quả hoạt động chưa cao, nguyên nhân của những tồn tại là:
- Việc phân cấp, quản lý cán bộ công chức thiếu cụ thể, rõ ràng nên trong công tác quản lý còn lúng túgn. Bản thân của hệ thống chính trị cơ sở còn mang nặng tư tưởng của cơ chế tập trung, quan niêu, chưa chủ động khắc phục những yếu kém của mình, chậm đổi mới, thường ỷ lại trông chờ vào cấp trên, buông lỏng việc quản lý và rèn luyện cán bộ, công chức; coi nhẹ công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ cơ sở, hành chính hoá các hoạt động của Đảng, đoàn thể, quan niêu, thiếu sâu sát. Vì vậy, chưa phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân để tạo thành sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội.
- Công tác tuyển dụng công chức cấp xã, còn tồn tại một số vấn đề đó là:
Thiếu cơ chế, chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực đã được đào tạo từ các trường Đại học, cao đẳng.
Chưa nghiên cứu kỹ đắc điểm văn hoá làng xã, do đó việc tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở xã, thị trấn sẽ gặp khó khăn.
Khi xây dựng đề án chưa xem xét kỹ vào nhu cầu thực tế của từng địa phương nên tuyển dụng công chức một số xã thừa chức danh này nhưng một số xã lại thiếu chức danh khác.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA PHÒNG NỘI VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
1.Tiếp tục thực hiện tồt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ căn hoá, trình đô lý luận và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn.
Thông qua phong trào hành động cách mạng của các đoàn thể chính trị - xã hội, phong trào sản xuất kinh doanh dịch vụ của quần chúng để giới thiệu, lựa chọn những thanh niên, đoàn viên tiên tiến, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, dám nghĩ, dám làm, có ý chí vươn lên làm giàu hợp pháp để đưa vào quy hoạch tạo nguồn cán bộ, công chức ở cơ sở xã, thị trấn.
Lựa chọn, quy hoạch, tạo nguổn cán bộ phải thực sự đảm bảo dân chủ, công tâm, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng về công tác cán bộ, chống tư tưởng chục bộ, bàn vị, cầu toàn trong thực hiện quy hoạch.
Mặt khác, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cơ sở xã, thị trấn cần có chính sách để thu hút đội ngũ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa tìm được việc làm bổ sung nguồn cán bộ, công chức.
Công tác quy hoạch phải gắn với công tác đào tạo và sử dụng cán bộ. Qua thực trạng, đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay còn rất nhiều bất cập cả về tuổi đời, cả về trình độ và năng lực công tác. Vì vậy, công tác quy hoạch đào tạo phải gắn với việc tuyển dụng, sử dụng, thay thế, tạo nguồn kế cận. Tránh tình trạng đào tạo mà không sử dụng gây lãnh phí nguồn lực, gây tâm lý không yên tâm, không muốn gắn bó với địa phương.
Trước mắt, các cấp Uỷ Đảng, chính quyền xã, thị trấn trên xơ sở tiêu chuẩn cán bộ, công chức, quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16-01-2004 của Bộ nội vụ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức đương chức, đương nhiệm hiện nay.
Phòng Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện và trực tiếp xây dựng đề án về quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức cấp xã. Cán bộ xã được gửi đi học phải nằm trong quy hoạch và phải có quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải được các cấp Uỷ Đảng, chính quyền quan tâm đặc biệt, tích cực trẻ hoá và từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Phấn đấu đến hết năm 2010, 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt trình độ Trung cấp chính trị trở lên đối với đồng bằng và sơ cấp đối với miền núi, vùng cao. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, đảm bảo tính thiết thực.
Nâng cao mặt bằng dân trí, mở rộng mạng lưới giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là mở các trường, lớp dân tộc nội trú để thu hút con em đồng bào dân tộc nhằm tạo nguồn cán bộ cho những xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện chính sách thu hút những người được đào tạo chuyên môn, nhất là sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học và Cao đẳng về làm cán bộ, công chức cấp xã.
Thực hiện tăng cường, luân chuyển cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện về công tác tại cơ sở nhất là với những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn thiếu cán bộ tại chộ.
Các trường hợp cán bộ, công chức chưa đủ tiêu chuẩn nhưng còn trẻ và có triển vọng phát triển thì phải thực hiện đào tạo, bồi dưỡng để trong công tác phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định. Trường hợp cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn mà tuổi đã cao nhưng còn sức khoẻ và uy tín thì phải tiếp tục bố trí nhưng chuẩn bị thay thế ngay.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Thực hiện phân cấp quản lý nhân sự; xây dựng cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên cơ sở phân tích chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việt và cơ cấu tổ chức của từng địa phương.
Tiếp tục sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ công chức, phù hợp đủ số lượng, có phẩm chất năng lực thực thi công vụ, thạo việc, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Xiết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; xây dựng và áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công chức, công vụ ở các cấp kể cả trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho từng năm.
Nâng cao năng lực hệ thống các trường và các trung tâm đào tạo - bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, viên chức của tỉnh, huyện.
Trang bị đồng bộ các công cụ quản lý nguồn nhân lực bằng công nghệ thông tin.
2. Xây dựng quy chế làm việc, quy chế phân cấp quản lý cán bộ, quy chế nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm. Thực hiện nghiệm túc chế độ khen thưởng, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức cấp huyện có kế hoạch chỉ đạo các ban, phòng tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ hướng dẫn xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy, chính quyền, các mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội. Cấp ủy Đảng các xã, thị trấn căn cứ hướng dẫn xây dựng được quy chế làm việc của cấp ủy, của ủy ban nhân dân, của các đoàn thể,… một cách dân chủ, thiết thực để thực hiện, tránh sự chồng chéo, bao biện và né tránh nhiệm vụ trong các tổ chức ở cơ sở.
Cấp ủy các cơ sở Đảng xây dựng quy chế phân định trách nhiệm trong tổ chức quản lý cán bộ, công chức, giữa Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân. Trên cơ sở đó thực hiện đánh giá, nhận xét, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng những cán bộ, công chức có thành tích cao trong công tác. Thực hiện miễm nhiệm, bãi nhiệm những cán bộ, công chức làm việc cầm chừng, trách nhiệm và hiệu quả thấp, có thái độ làm việc quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong giải quyết công việc với nhân dân.
3. Cần có chính sách đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước để đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức.
Đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ là đầu tư có hiệu quả nhất. chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Mỗi khi mà đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, thị trấn được đào tạo, được nâng cao trình độ, kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho họ tiếp thu được những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, cơ sở, đề ra được chủ trương, giải pháp phù hợp, tuyên truyền, phổ biến, vận động, giải thích cho nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách đó một cách có hiệu quả cao. Trong thực tiễn, có tình trạng cán bộ, công chức quan liêu, xa rời thực tiễn, xa rời dân, hách dịch, cửa quyền đối với dân, vi phạm chế độ, chính sách, pháp luật một phần chính là do số cán bộ, công chức đó thiếu được đào tạo, do đó việc tiếp thu các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước còn hạn chế.
Bởi vậy, hàng năm các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở phải trích, đầu tư một khoản ngân sách thỏa đáng để đầu tư đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thỏa đáng.
4. Thực hiện trưng cầu dân ý, lấy ý kiến tín nhiệm của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn.
Xuất phát từ luận điểm: “Cán bộ là công bộc của dân” vì vậy cần phải có quy chế để hàng năm tổ chức cho cán bộ, công chức báo cáo trước dân về kết quả công tác hàng năm, thông qua đó thực hiện chấp vấn của dân đối với cán bộ và lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cán bộ, công chức xem xét, tham khảo để có nhận xét, đánh giá đúng cán bộ, công chức.
Việc tổ chức báo cáo kết quả công tác trong năm và trả lời chấp vấn của nhân dân sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tự trau dồi, nâng cao kiến thức, phát huy trách nhiệm thự hiện nhiệm vụ, chức trách được cao hơn, có tư duy sáng tạo hơn. Mặt khác, sẽ khắc phục được tình trạng quan liêu, xa rời dân, thái độ làm việc thời ơ, cầm chừng của một bộ phận cán bộ, công chức không nhỏ ở xã, thị trấn khi đã được bầu cử, khi đã được tuyển dụng như hiện nay.
Tuy nhiện, đây là một việc làm mới, cần phải có quy chế cụ thể, chặt chẽ nhằm tránh tình trạng hình thức, gây lãng phí thời gian, gây mất đoàn kết nội bộ.
Nhân dân ta cơ bản là tốt, nhân dân sẽ có trách nhiệm và khả năng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, thị trấn ngày càng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
5. Đổi mới và nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở.
5.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Chính quyền cơ sở là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn; hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản của dân, tạo điều kiện cho nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phát huy quyền làm chủ của mình và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. Chính quyền cơ sở không làm thay những công việc thuộc chức năng của cơ quan cấp trên và của cấp ủy cùng cấp.
Tập trung giải quyết đồng bộ, có hiệu quả các vấn đề bức xúc hiện nay như: Xác định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế vận hành, mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thực sự có trình độ, năng lực, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, không tham nhũng, ức hiếp dân.
Chính quyền cơ sở phải từng bước rà soát, đánh giá đúng thực trạng về tổ chức và hoạt động của cấp mình để có chương trình hành động cụ thể, tổ chức thực hiện có hiệu quả, có bước chuyển biến mạnh mẽ tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.
Chính quyền cơ sở quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống dân cư trên địa bàn; thực hiện tốt quy hoạch quản lý đất đai, nhà ở, hộ tịch, vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội.
5.2. Nâng cao hiệu lực hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Nâng cao hiệu lực của Uỷ ban nhân dân cấp xã, tăng cường chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính; quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong bộ máy, chú trọng hơn đến chất lượng cán bộ, đề cao trách nhiệm và thẩm quyền trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể Uỷ ban nhân dân theo hướng tăng trách nhiệm cá nhân, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị; cơ chế chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Uỷ ban nhân dân hoạt động điều hành đúng quy chế và bám sát các văn bản của chính quyền cấp trên và cấp ủy địa phương để xác định rõ các công việc trọng tâm, trọng điểm tập trung chỉ đạo thực hiện tốt và luôn chú trọng nâng cao chất lượng, đảo bảo thời gian và hiệu quả hoạt động. Ngoài việc ban hành kịp thời các văn bản để tổ chức thực hiện các bản của cấp trên, Uỷ ban nhân dân phải đôn đốc, kiểm tra, uốn nắn những sai phạm trong quá trình thực hiện, giúp địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ đảm bảo chất lượng đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân đạt hiệu quả cao. Bố trí công chức chuyên môn đủ tiêu chuẩn giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và xác định công chức cấp xã là người trực tiếp giúp việc Uỷ ban nhân dân.
Bố trí đủ và đúng cơ cấu Uỷ ban nhân dân để đảm bảo tất cả các lĩnh vực đều có thành viên phụ trách.
Chú trọng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thực hiện quy định Uỷ ban nhân dân lảm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số; đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu và phân công công tác cho từng thành viên phụ trách, chỉ đạo trực tiếp ở từng nghành, từng lĩnh vực.
Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy định về dân biết, dân tham gia ý kiến, dân kiểm tra giám sát, dân quyết định phải được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, tạo ra không khí dân chủ trong sinh hoạt đặc biệt Là ở nông thôn, huy động được tiềm lực vật chất, trí tuệ của nhân dân vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, hạn chế những biểu hiện về hách dịch, sách nhiễu gây phiền hà cho nhân dân của cán bộ chính quyền cơ sở. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung giải quyết kịp thời ở cơ sở, tránh tình trạng nhiều người đi khiếu kiện và đơn thư vượt cấp.
Đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của chính quyền cơ sở theo hướng từng bước hiện đại hóa theo yêu cầu tin học hóa hệ thống quản lý hành chính Nhà nước.
5.3. Tăng cường, phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Các cơ quan cấp trên cần phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp xác định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, chức năng nhiệm vụ của từng chức danh.
Cần tăng cường phân cấp cho Uỷ ban nhân dân huyện trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn. Trên cơ sở hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước.
6. Nâng cao công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã
Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí làm việc và tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức cấp xã được quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Không chỉ dựa trên các văn bản hướng dẫn của cấp trên, cần nắm bắt được tình hình chung để xây dựng đề án.
Tham mưu cho các cơ quan cấp trên để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra ngoài ý muốn.
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Quỳnh Lưu đòi hỏi các cơ quan Nhà nước cấp trên khi xây dựng các văn bản nói chung và quy chế tuyển dụng cán bộ công chức nói riêng phải chặt chẽ, chính xác nhằm tạo điều kiện, cơ sở để cơ quan cấp dưới thi hành đúng với chức năng nhiệm vụ của mình.
Sau khi thực hiện việc rà soát, bố trí cán bộ cấp xã hiện có vào chức danh công chức cấp xã. Các chức danh còn thiếu, phòng Nội vụ xã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức việc tuyển dụng mới (thi tuyển hoặc xét tuyển) theo quy chế tuyển dụng công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Trong khi chờ Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế tuyển dụng công chức cấp xã. Phòng Nội vụ phải tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tạm thời thực hiện việc tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng có bằng chuyên môn phù hợp với chức danh cần tuyển.
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân huyện phải thành lập Hội đồng tuyển dụng và xây dựng phương án xét tuyển, thi tuyển trong đó công khai điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng trong chức danh cần tuyển.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cán bộ công chức xã, phường, thị trấn có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng làm cầu nối giữa quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đưa mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, biến chủ trương chính sách đó thành phong trào hành động cách mạng tạo thành sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức cơ sở xã, phường, thị trấn là phải đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, khả năng vận dụng sáng tạo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, khả năng tổ chức và vận động quần chúng hành động cách mạng.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là sơ sở là xây dựng được phong cách làm việc gần dân, trọng dân, xây dựng mối quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tương xứng với vai trò, vị trí của cấp cơ sở là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, bức thiết của các cấp, các nghành từ Trung ương đến cơ sở nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện Quỳnh Lưu, Báo cáo xin nêu các kiến nghị sau:
- Tiến hành thống kê, rà soát, sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn chức danh; công khai danh sách cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn và không đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo. UBND cấp huyện xem xét việc giải quyết chế độ theo quy định.
- Kiên quyết thực hiện chế độ, chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ, của tỉnh đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã không đạt chuẩn, sức khoẻ hạn chế, năng lực, trình độ yếu kém, dôi dư do sắp xếp…
- Công tác quy hoạch cán bộ hàng năm phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã; có điều chỉnh, bổ sung kịp thời cán bộ trong diện quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn cán bộ chủ chốt kế cận và thay thế số cán bộ, công chức không đạt chuẩn.
- Thông báo công khai, rộng rãi việc tuyển dụng sinh viên tình nguyện, tạo nguồn, con cán bộ, diện chính sách được đào tạo trình độ từ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên… để bổ sung các chức danh còn thiếu và thay thế số cán bộ, công chức không đạt tiêu chuẩn. Ưu tiên tuyển chọn con cán bộ, diện chính sách, công nhân, nông dân tốt tại địa phương đã tốt nghiệp trung học phổ thông có nguyện vọng vào làm việc tại xã để đào tạo xong bố trí ngay, phục vụ công tác lâu dài ở địa phương.
- Tăng cường điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, thị xã có năng lực, trình độ chuyên môn đến công tác có thời hạn hoặc lâu dài tại cấp xã.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch của Nhà nước đối với hoạt động quản lý hành chính của cấp xã và các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức cấp xã, nhất là những lĩnh vực về quản lý hành chính có liên quan trực tiếp tới người dân.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức trong đơn vị và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu của đơn vị, trách nhiệm công vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của từng cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý hành chính ở địa phương.
- Đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc của UBND cấp xã, các cơ sở đào tạo trong tỉnh, bảo đảm đáp ứng đủ nơi làm việc, đủ nơi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện cung cấp đồng bộ các phương tiện, thiết bị cơ bản phục vụ công việc như: máy vi tính, máy photocopy, máy in… từng bước đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở cơ sở.
- Tổ chức triển khai và thực hiện đồng bộ, triệt để các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết Tỉnh uỷ đề ra.
- Áp dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, định kỳ cho cán bộ chủ chốt, công chức chuyên môn để cập nhật những chính sách mới, kiến thức, kinh nghiệm công tác, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ./.