Một số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU6 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU8 1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. 8 1.1.1 Một số khái niệm8 1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu. 8 1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá. 8 1.3Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 10 1.3.1Các yếu tố cạnh tranh. 10 1.3.2Các yếu tố VH – XH10 1.3.3Các yếu tố kinh tế. 11 1.3.4Các yếu tố chính trị và pháp luật11 1.3.5Các yếu tố khoa học công nghệ. 12 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO, CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO UY TÍN VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM . 13 2.1 Mặt hàng Gạo và Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện nay. 13 2.1.1 Nhu cầu gạo của thị trường thế giới hiện nay. 13 2.1.2 Vai trò của gạo đối với hoạt động xuất khẩu nước ta. 15 2.1.3 Thực trạng xuất khẩu gạo ở nước ta hiện nay. 18 2.1.3.1 Sản lượng và giá cả. 18 2.1.3.2 Chất lượng gạo xuất khẩu. 21 2.2 Nhận xét, đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo hiện nay của Việt Nam . 23 2.2.1 Những thuận lợi có được trong hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta. 23 2.2.2 Thách thức và các vấn đề còn tồn tại25 2.3 Một số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới.27 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC31 3.1 Nhận xét. 31 3.2 Đánh giá. 31 3.3 Kiến nghị cho việc phát triển môn học. 32 KẾT LUẬN33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề Có lẽ, ít có quốc gia nào trên thế giới cây lúa, hạt gạo lại gắn bó thân thiết với người dân như ở nước ta. Song song với hình ảnh con trâu, cái cày, thì cây lúa trở thành biểu trưng cho hình ảnh những người lao động cần cù, chăm chỉ, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho đất nước, đưa nền kinh tế nước nhà nên địa vị thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Cũng từ lẽ đó, hạt gạo xuất khẩu đem lại biết bao niềm vui cho bà con nông dân. Đứng trong top đầu thể giới về xuất khẩu gạo là cả một thành quả nỗ lực không ngừng của người lao động cũng như sự cố gắng của Chính phủ trong quá trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, khi chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước có nhiều biến đổi, cạnh tranh toàn cầu hết sức gay gắt, thì vấn đề xuất khẩu một sản phẩm nào đó đòi hỏi một chiến lược khôn ngoan, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lược chung mới giành thắng lợi và đạt hiệu quả tối ưu. Gạo Việt Nam được thế giới biết đến, nhưng không hẳn đã được cộng đồng các nước đón nhận như một sản phẩm có chất lượng cao, bởi bản thân các nhà xuất khẩu cũng hiểu rằng, thị trường Gạo xuất khẩu vẫn tồn tại nhiều bất cập khó lòng chối cãi. Vấn đề giá cả, chất lượng, đầu ra cho mặt hàng này vẫn chưa được giải quyết hợp lý. Chính vì lẽ đó, với đề tài “Một số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới”, em xin được đánh giá về thực trạng xuất khẩu gạo hiện nay, đồng thời cũng hi vọng có thể đóng góp một vài ý kiến của mình nhằm thúc đẩy quá trình xuất xuất khẩu gạo của Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục tiêu hiểu rõ được những nội dung sau: - Những lý luận cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá - Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu và các hình thức xuất khẩu hàng hoá - Những thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng Gạo Việt Nam ra thị trường thế giới. 3. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu vai trò của gạo nước ta, thực tiễn quá trình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây đồng thời thể hiện rõ những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của việc xuất khẩu sản phẩm gạo ra các nước trong khu vực và trên thế giới. 4. Phạm vi nghiên cứu Thông tin trên sách, báo, thư viện điện tử, báo điện đử, 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, quy nạp, diễn dịch 6. Kết cấu chuyên đề 34

doc34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i môn học Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ, công nhân viên hiện đang làm việc tại thư viện trường ĐH Công Nghiệp Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên tìm kiếm tài liệu. Không gian yên tính tuyệt đối trong thư viện cũng góp phần làm tăng khả năng tập trung cũng như kỹ năng tư duy của sinh viên. Cảm ơn những người bạn cùng lớp DHQT4 đã sẵn sàng nêu ra quan điểm, nhận xét, đánh giá, góp ý nhiệt tình, luôn muốn em đạt được kết quả cao cho bài làm của mình. Tuy đã cố gắng hết sức song không tránh khỏi còn có những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý chân thành từ thầy để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Có lẽ, ít có quốc gia nào trên thế giới cây lúa, hạt gạo lại gắn bó thân thiết với người dân như ở nước ta. Song song với hình ảnh con trâu, cái cày, thì cây lúa trở thành biểu trưng cho hình ảnh những người lao động cần cù, chăm chỉ, góp phần tạo nên một diện mạo mới cho đất nước, đưa nền kinh tế nước nhà nên địa vị thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Cũng từ lẽ đó, hạt gạo xuất khẩu đem lại biết bao niềm vui cho bà con nông dân. Đứng trong top đầu thể giới về xuất khẩu gạo là cả một thành quả nỗ lực không ngừng của người lao động cũng như sự cố gắng của Chính phủ trong quá trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, khi chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước có nhiều biến đổi, cạnh tranh toàn cầu hết sức gay gắt, thì vấn đề xuất khẩu một sản phẩm nào đó đòi hỏi một chiến lược khôn ngoan, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lược chung mới giành thắng lợi và đạt hiệu quả tối ưu. Gạo Việt Nam được thế giới biết đến, nhưng không hẳn đã được cộng đồng các nước đón nhận như một sản phẩm có chất lượng cao, bởi bản thân các nhà xuất khẩu cũng hiểu rằng, thị trường Gạo xuất khẩu vẫn tồn tại nhiều bất cập khó lòng chối cãi. Vấn đề giá cả, chất lượng, đầu ra… cho mặt hàng này vẫn chưa được giải quyết hợp lý. Chính vì lẽ đó, với đề tài “Một số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới”, em xin được đánh giá về thực trạng xuất khẩu gạo hiện nay, đồng thời cũng hi vọng có thể đóng góp một vài ý kiến của mình nhằm thúc đẩy quá trình xuất xuất khẩu gạo của Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục tiêu hiểu rõ được những nội dung sau: Những lý luận cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu và các hình thức xuất khẩu hàng hoá Những thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng Gạo Việt Nam ra thị trường thế giới. 3. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu vai trò của gạo nước ta, thực tiễn quá trình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây đồng thời thể hiện rõ những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của việc xuất khẩu sản phẩm gạo ra các nước trong khu vực và trên thế giới. 4. Phạm vi nghiên cứu Thông tin trên sách, báo, thư viện điện tử, báo điện đử,… 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, quy nạp, diễn dịch… 6. Kết cấu chuyên đề Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về Quản trị xuất nhập khẩu Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo, các giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu Gạo Việt Nam. Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá 1.1.1 Một số khái niệm Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Nhập khẩu là việc mua vào các hàng hoá hoặc nhận các dịch vụ từ một quốc gia trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. 1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện vai trò nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Dựa trên cơ sở là sự phát triển hoạt động mua bán hàng hoá trong nước, hơn bao giờ hết xuất khẩu đang diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong tất cả các ngành các lĩnh vực, dưới mọi hình thức đa dạng phong phú và không chỉ với hàng hoá hữu hình mà còn cả hàng hoá vô hình. Nhưng cho dù thế nào thì mục tiêu của xuất khẩu vẫn nhằm đem lại lợí ích cho tất cả các bên tham gia. Trên phương diện một nước, ta có thể điểm qua vai trò của hoạt động xuất khẩu là : - Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu sẽ giúp tiêu thụ các sản phẩm dư thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. - Giải quyết công ăn việc làm và nhu cầu của người dân. - Mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh nhưng nó lại có ưu điểm giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Xuất khẩu uỷ thác: là hình thức mà trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò là người trung gian cho đơn vị sản xuất đứng ra ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất để qua đó hưởng "phí uỷ thác"(thường tính theo % giá trị lô hàng). Buôn bán đối lưu : Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương. Giao dịch qua trung gian: tức là sử dụng các nhà trung gian để tiến hành xuất khẩu Gia công quốc tế : là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên (bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu lại một khoản phí gọi là phí gia công. Tái xuất khẩu: là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất. Hình thức này được áp dụng rất phổ biến, nhất là với những nước, những doanh nghiệp chuyên kinh doanh buôn bán quốc tế. Trên đây là những hình thức xuất khẩu chủ yếu, ngoài ra còn nhiều hình thức khác như: xuất khẩu gia công uỷ thác, xuất khẩu theo nghị định thư, xuất khẩu tại chỗ... Việc phân định trên đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn phương thức phù hợp với khả năng của chính mình sao cho đạt hiêụ quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí, thu hồi vốn nhanh, doanh số bán hàng tăng, thị trường bán hàng được mở rộng thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu của mình. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Các yếu tố cạnh tranh Các yếu tố cạnh tranh mà một doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải bao gồm: Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, thị phần của các công ty khác. Khả năng mặc cả của các nhà cung cấp: là nhân tố phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với công ty ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, giảm chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ty. Khả năng mặc cả của khách hàng : khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá. Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế: do giá cả của sản phẩm hiện tại tăng lên nên khách hàng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị trường của công ty. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: trong điều kiện này, các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khách biệt hoá của sản phẩm hoặc việc đổi mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường. Các yếu tố VH – XH Các yếu tố văn hoá tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạ thị trường mới. Do có sự khác nhau về nền văn hoá đang tồn tại ở các quốc gia nên các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết định nên hay không nên tiến hành xuất khẩu sang thị trường đó. Điều này trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của doanh nghiệp đối với môi trường văn hoá nước ngoài. Trong môi trường văn hoá, những nhân tố nổi nên giữ vị trí cực kỳ quan trọng là nối sống, tập quan ngôn ngữ, tôn giáo. Đây có thể coi như là những hàng rào chắn các hoạt động giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Các yếu tố kinh tế Muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp buộc phải có những kiến thức nhật định về kinh tế. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được những ảnh hưởng của những doanh nghiệp đối với nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại, đồng thời doanh nghiệp cũng thấy được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế quốc gia đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Tính ổn định hay không ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng, các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường nước ngoài. Mà tính ổn định trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Có thể nói đây là những vấn đề mà doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu khi tham gia kinh doanh xuất khẩu. Các yếu tố chính trị và pháp luật Các yếu tố chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh xuất khẩu ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động. Hệ thống pháp luật là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy trong hoạt động xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm và nắm vững luật pháp luật quốc tế, luật quốc gia mà ở đó doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành xuất khẩu những sản phẩm của mình sang đó, cũng như các mối quan hệ luật pháp đang tồn tại giữa các nước này. Nói một cách khác khái quát, luật pháp cho phép doanh nghiệp được quyền kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề, và dưới hình thức nào. Ngược lại, những mặt hàng, lĩnh vực nào mà doanh nghiệp bị hạn chế hay không được quyền kinh doanh. Như vậy, luật pháp không chỉ chi phối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên chính quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đến cả các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Các yếu tố khoa học công nghệ Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ khá chặt chẽ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Ngày nay, nhờ có sự phát triển như hũ bão của khoa học, công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp chuyên môn hoá cao hơn, quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên, có khả năng đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Ttừ đó, doanh nghiệp có thể chống chọi được với sự cạnh tranh gắt trên thị trường quốc tế. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO, CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO UY TÍN VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 2.1 Mặt hàng Gạo và Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện nay 2.1.1 Nhu cầu gạo của thị trường thế giới hiện nay Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu từ năm 2008 tính đến thời điểm hiện tại (2011) vẫn chưa có vẻ kết thúc, Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), giá lương thực trên thế giới đã tăng lên mức báo động, có thể gây ra 'bất ổn vĩ mô' tại một số nước, trong khi có thêm khoảng 44 triệu người đang lâm vào cảnh bị đói. Dân số thế giới được dự báo là sẽ tăng lên 7 tỷ người trong năm 2011 - 2012. Giá lương thực hiện đang leo thang một lần nữa lại đẩy hàng triệu người phải đi ngủ với cái bụng lép kẹp hàng đêm. Thực tế này cho thấy thế giới đã không nuôi nổi số dân hiện tại, vậy 9,1 tỷ người như dự báo vào năm 2050 sẽ phải tính thế nào? Bên cạnh đó là nỗi lo về bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu...có thể làm cho lúa gạo trở thành một sức mạnh thực sự, một thứ “vũ khí” của thế kỷ. Nắm bắt được nhu cầu đó, việc đẩy mạnh sản xuất Gạo xuất khẩu đóng góp một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, giá lương thực trong tháng 2-2011 đã lên đến mức cao, hơn cả lúc xảy ra khủng hoảng hồi cuối năm 2008. Tổ chức này dự đoán, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới có thể xảy ra vào cuối năm 2011 và lo ngại tình trạng giá lương thực tăng sẽ tạo ra nguy cơ bạo loạn tái diễn tại các nước nghèo. Trong năm 2010, gần như chỉ có xuất khẩu gạo của Việt Nam là tăng cả sản lượng và giá trị, còn lại những nước có lượng xuất khẩu gạo lớn trước đây như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đều giảm. Trong khi đó, nhu cầu gạo thế giới lại tăng khá mạnh do thời tiết bất thường dẫn đến mất mùa tại nhiều nơi. Indonesia sau khi thông báo xuất khẩu gạo hồi đầu năm hiện phải quay sang nhập khẩu do mất mùa. ĐVT: Triệu tấn . Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Trung Quốc 131 134.5 133 134 134 Ấn Độ 93.2 90.5 93 95 97 Indonesia 37.4 37.8 38.3 38.8 39.3 Các nước Đông Nam Á khác 117.3 117.8 119.3 121 122.4 Châu Phi 21.6 22.3 23.3 24 24.5 Châu Mỹ Latin 18.3 18.2 18.7 19.1 19.4 Các nước khác 18.8 18.9 19.3 19.7 20 Tổng 437.5 440 444.9 451.6 456.6 % gia tăng 0.05 1.1 1.5 1.1 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA); Economist Intelligence Unit Hình 2.1: Mức tiêu thụ gạo ở một số thị trường trọng điểm trên thế giới và mức dự báo năm 2011, 2012 Tiêu thụ lúa gạo toàn cầu năm 2011 dự báo sẽ đạt mức 451,6 triệu tấn, tăng 1.5% so với năm 2010. Trung Quốc, với số dân hiện tại khoảng 1.3 tỷ người, lượng gạo tiêu thụ là rất lớn. Tuy nhiên đây không được coi là thị trường vàng để nước ta đẩy mạnh xuất khẩu, bới Trung Quốc có khả năng tự túc lương thực rất cao. Thị trường mà Việt Nam nhắm đến là các bạn hàng đến từ Indonesia, các nước Trung Đông, và các nước Mỹ Latin… Biểu đồ cũng cho thấy mức độ tiêu thụ gạo liên tục gia tăng bởi áp lực dân số. Theo số liệu của tổng cục thống kê, lượng gạo dùng cho lương thực tăng 7,8 triệu tấn ở mức 391,4 triệu tấn, chiếm 85% tổng tiêu thụ toàn thế giới. Trong khi đó, gạo dùng làm thức ăn cho động vật ước tính vào khoảng 12,2 triệu tấn. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người năm 2011 xấp xỉ khoảng 57kg/người, tăng 0,5kg so với năm 2010. Mặc dù giá gạo tại một số nước châu Á như Indonesia, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam tăng nhưng FAO vẫn dự báo tiêu thụ gạo theo đầu người tại châu Á sẽ tăng 1% so với năm 2010 ở mức 82kg/người. Do nguồn cung trong nước ổn định nên tiêu thụ gạo trung bình tại châu Phi dự báo sẽ tăng nhẹ ở mức 22,1 kg/người. Tại châu Mỹ La tinh và Ca-ri-bê, mức tiêu thụ gạo trung bình cũng dự báo tăng 1% ở mức 31,1 kg/người. Theo báo cáo mới nhất của Bolivia, Colombia, Cộng hòa Dominica, Haiti,  Haiti, Honduras, Mexico và Peru, giá gạo tại các nước này đã tăng so với 3 tháng trước. Trong khi đó, giá gạo lại có xu hướng đi xuống tại Brazil, El Salvador và Uruguay. Ấn Độ - nước xuất khẩu lớn ngang ngửa Việt Nam - sẽ giảm sản lượng khoảng 16-18 triệu tấn do hạn hán, mưa đến chậm. Pakistan (nước xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn năm nay) thì đang có dấu hiệu giảm xuất gạo cấp thấp, chuyển sang xuất khẩu gạo đồ và gạo cao cấp, hòng chiếm lĩnh thị trường Ấn Độ còn bỏ ngỏ (tất yếu sẽ tạo cơ hội cho gạo cấp thấp của Việt Nam). 2.1.2 Vai trò của gạo đối với hoạt động xuất khẩu nước ta Dân số thế giới được dự báo là sẽ tăng lên 7 tỷ người trong năm 2011 - 2012. Giá lương thực hiện đang leo thang một lần nữa lại đẩy hàng triệu người phải đi ngủ với cái bụng lép kẹp hàng đêm. Thực tế này cho thấy thế giới đã không nuôi nổi số dân hiện tại, vậy 9,1 tỷ người như dự báo vào năm 2050 sẽ phải tính thế nào? Bên cạnh đó là nỗi lo về bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu...có thể làm cho lúa gạo trở thành một sức mạnh thực sự, một thứ “vũ khí” của thế kỷ. Nắm bắt được nhu cầu đó, việc đẩy mạnh sản xuất Gạo xuất khẩu đóng góp một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Góp phần bình ổn thị trường lương thực thế giới Nếu cuốn sách nổi tiếng "The Omnivore's Dilemma" (tạm dịch: Thế lưỡng nan của loài ăn tạp) của Michael Pollan, bắt đầu bởi một câu hỏi: "Chúng ta nên ăn gì trong bữa tối?" thì ngược lại, những người lo lắng về nguồn cung thực phẩm lại hỏi: "Có gì để ăn cho bữa tối?". Theo tính toán của Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO), để đủ lương thực cho thế giới vào năm 2050 thì sản lượng lương thực thế giới sẽ phải tăng 70% so với hiện nay. Riêng tại các nước đang phát triển sản lượng lương thực phải tăng gấp đôi mới đủ đáp ứng nhu cầu. Giá lương thực thế giới tăng đỉnh điểm vào đầu năm 2008, điều này cũng làm hàng trăm người rơi vào nghèo đói. Nhu cầu về lương thực lại tiếp tục tăng ở các nền kinh tế mới nổi đang có tốc độ tăng trưởng nhanh như Trung Quốc cả về kinh tế lẫn dân cư (đạt 1.34 tỷ người-theo kết quả điều tra mới được công bố của cục thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 28-04-2011). Thêm nữa, nhiều người dự đoán các nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới sẽ thất bát trong thời gian tới do những biến đổi thảm khốc của điều kiện khí hậu. Thử hỏi, nếu một nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới đột nhiện không xuất khẩu nữa thì hậu quả sẽ nghiêm trọng thế nào. Giá lương thực không những leo thang mà vấn đề thiếu lương thực sẽ càng thêm trầm trọng. Tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống người nông dân. Trở lại thực tế ở các vùng nông thôn hiện nay. Xu hướng đô thị hóa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã phần nào ảnh hưởng tới quan niệm của người dân về nghề nông. Không ít nông dân đã bỏ hoang ruộng vườn, đoạn tuyệt với cày cuốc. Nhất là trong tình hình giá cả phân bón tăng cao như hiện nay thì việc bỏ hoang ruộng vườn ở nhiều vùng nông thôn xem ra càng phổ biến hơn. Một khi giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu tăng, các nông dân trồng lúa sẽ có thêm thu nhập, từ đó họ trở nên gắn bó và yêu công việc của mình hơn. Gia tăng giá trị xuất khẩu và kích thích nền kinh tế phát triển Lượng giá trị thu được từ hoạt động xuát khẩu là không hề nhỏ. Năm 2010, lượng gạo xuất khẩu là 6.7 triệu tấn, tăng 750 nghìn tấn so với năm 2009, xấp xỉ 3,25 tỷ USD đóng góp 4.50% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia (giá trị xuất khẩu 2010 của Việt Nam đạt 71.6 tỷ USD). 6,7 triệu tấn gạo này đã góp phần tích cực vào cán cân thương mại của cả nước. Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, dẫn đến kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Xuất khẩu có ích lợi kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất. Để có thể đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới về qui cách phẩm chất sản phẩm thì một sản phẩm sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong ngành Việt Nam có câu "Phi Nông bất ổn" trước khi nói đến "Phi Công bất phú". Lương thực đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn thế giới trong khi Việt Nam có thế mạnh thì không có lý do gì lại không nâng sức mạnh đó lên. Vậy một khi giá lương thực thế giới đột ngột lên cao, những nước có thế mạnh nông nghiệp, có nhiều gạo xuất khẩu như Việt Nam sẽ có được lợi thế cạnh tranh và nếu tận dụng tốt cơ hội, có thể sẽ biến cơ hội này thành sức mạnh và được hưởng lợi. Như vậy là rõ ràng nông nghiệp Việt Nam đã tỏ rõ thế mạnh và có đóng góp đáng kể giúp kinh tế nước nhà vượt qua giai đoạn khó khăn. Và trong thực tế, điều này đã được minh chứng trong thực tiễn phát triển đất nước những năm qua. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, xuất khẩu còn đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải luồng đổi mới công hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuốc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ câu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đâu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing…,cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấy phép. 2.1.3 Thực trạng xuất khẩu gạo ở nước ta hiện nay 2.1.3.1 Sản lượng và giá cả Đầu tháng 1/2009, giá gạo nước ta chỉ ở mức 380-405 USD/ tấn, cuối năm con số này đã đạt 490-505 USD/Tấn, tăng khoảng 77-80%. Năm 2010, sản xuất nông nghiệp tuy gặp khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh, các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại 300.000 tấn lúa, nhưng nhờ Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng diện tích, tăng sản lượng nên sản lượng lúa toàn quốc đạt 40 triệu tấn, vượt năm 2009 là 1 triệu tấn, giá trị xuất khẩu là 3.1 tỷ USD. Điểm nổi bật là hoạt động xuất khẩu gạo năm 2010 tổng sản lượng đạt được 7 triệu tấn. Trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu gạo trên toàn thế giới năm 2010 đạt 30 triệu tấn, thì của Việt Nam đạt 7 triệu tấn, Thái Lan đạt 8 triệu tấn, đóng góp 50% vào thị trường gạo của toàn cầu. Thật sự, đây là con số áp đảo trong cuộc chiến giành thị phần lúa gạo. Riêng Việt Nam, nếu tính về tốc độ tăng trưởng sản lượng 40 triệu tấn trên 4 triệu hécta gieo trồng, thì đã vượt xa Thái Lan (30 triệu tấn/10 triệu hécta gieo trồng). Chỉ có điều, giá trị thu về từ hạt gạo, ta còn thua xa Thái Lan và nhiều quốc gia khác trong vùng. Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), châu Phi và châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của gạo nước ta. Sản lượng gạo xuất sang châu Phi khoảng 117.19 tấn chiếm 37,15%, con số này ở châu Á là 156.757 tấn chiếm 32,86%. Gạo nước ta đã xâm nhập được vào thị trường các nước châu Âu, tuy nhiên con số này còn chưa nhiều chỉ đạt khoảng 26.32 tấn chiếm 5,52% (như Hình 2.2) Hình 2.2: Khối lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam tại một số thị trường tính đến tháng 9/2010 Còn sau đây là bảng số liệu thống kê kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta qua một số thị trường trọng điểm: Năm Năm 2010 Năm 2009 Lượng (Tấn) Trị giá (1000 USD) Lượng (Tấn) Trị giá (1000 USD) Philipin 1,475,821 947,379 1,707,994 917,130 Indonesia 687,213 346,017 17,786 7,214 Singapore 539,298 227,792 327,533 133,594 Cu Ba 472,270 209,217 449,950 191,036 Ma-lai-xi-a 398,012 177,689 613,213 272,193 Đài Loan 353,143 142,705 204,959 81,616 Hồng Công 131,123 65,176 44,599 20,215 Hình 2.3 : Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ở một số thị trường So với năm 2009, xuất khẩu gạo trong năm 2010 đã đẩy mạnh vào 2 thị trường là Singapore và Indonesia và giảm hẳn sang Philipines và Malaisia,con số này thay đổi bất ngờ với thị trường Hồng Công, sản lượng xuất khẩu sang Hồng Công của ta năm 2009 mới là 44, 599 tấn, nhưng hết năm 2010 con số sản lượng là 131,123 tấn (thay đổi 294%). Ngoài ra xuất khẩu tới các thị trường khác như Cu Ba, Đài Loan... vẫn giữ được tính ổn định. Dẫn đầu thị trường xuất khẩu gạo vẫn là Philipinse, với khối lượng hơn 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 917 triệu USD, đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á, chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009, điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, tới năm 2011 dường như quy luật này có sự thay đổi. Trái với các năm trước, xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm nay đã đẩy mạnh vào 2 thị trường Indonesia và Bangladet và giảm hẳn sang Philippine và Đài Loan. Cụ thể: Indonesia đứng đầu với 686,2 nghìn tấn gạo, đạt trị giá 343,9 triệu USD, tăng tới 5.177% về lượng và 4.331% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Tiếp đến là Bangladet vươn lên vị trí thứ 2 với lượng xuất 226,6 nghìn tấn, trị giá 121,9 triệu USD, tăng kỷ lục từ trước tới nay. Cuba đứng thứ 3 với mức tăng nhẹ hơn 60% về lượng và 102% về trị giá, tương đương 156,7 nghìn tấn, trị giá 85 triệu USD. Ở các năm trước, dẫn đầu trong khối các quốc gia nhập khẩu gạo từ Việt Nam phải kể đến Philipines, nhưng bước sang năm 2011, Philipines thay đổi cuộc chơi. Có lẽ mấu chốt ở chỗ Việt Nam đã quá kỳ vọng vào Philippines. Philippines là bạn hàng lớn của Việt Nam, hàng năm nước này nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn gạo của Việt Nam. Ngoài ra có sự đảm bảo ở cấp quốc gia giữa hai nước trong một biên bản ghi nhớ ký kết từ năm 2008 về việc cung ứng gạo của Việt Nam cho Philippines với con số lên đến 1,5 triệu tấn, và biên bản này mới được tiếp tục gia hạn đến năm 2013. Tuy nhiên, chính phủ mới của Philippines lại đang hành động không theo như nếp cũ. Kể từ cuối năm 2010, thay vì đưa ra kế hoạch nhập khẩu gạo 2011 như mọi năm, lãnh đạo Philippines đã nói bóng gió trên báo chí về sự điều chỉnh chính sách nhập khẩu gạo. Chính phủ nước này đang có xu hướng chỉ trích Cơ quan Lương thực Philippines (NFA) dưới thời chính phủ tiền nhiệm đã nhập khẩu quá lớn ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và với mức giá quá cao so với thị trường quốc tế. 2.1.3.2 Chất lượng gạo xuất khẩu Giống lúa: Trên thực tế, giống lúa được coi là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp đến chất lượng sản phẩm gạo. Với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất lượng gạo khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ thường, gạo thơm, gạo dẻo, gạo hạt dài, gạo hạt ngắn hạt....Nhu cầu của thị trường thế giới lại có những khác biệt rõ nét tuỳ theo từng quốc gia. Ví dụ, người Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản....ưa dùng loại gạo hạt dài, chất lượng cao; còn người Trung Quốc, Ôxtrâylia, Hàn Quốc....ưa dùng loại gạo hạt trong, dẻo; một số thị trường cấp cao thích gạo thơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao.... Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam Loại Thị phần (%) 25% tấm 37,90 5% tấm 26,56 15% tấm 15,50 10% tấm 13,11 Tấm 5,30 Nếp và gạo thơm 1,46 Các loại khác 1,17 Hình 2.3: Tỷ lệ một số loại gạo xuất khẩu chính của Việt Nam Đối chiếu với Việt Nam, chúng ta nhận thấy sự đa dạng về chủng loại gạo xuất khẩu của ta còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được thế mạnh vốn có của mình. Đó là chúng ta có những giống lúa thơm đặc sản truyền thống nổi tiếng như Tám thơm, Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng...., khiến ai đã dùng dù chỉ một lần sẽ nhớ mãi, nhưng tỷ trọng loại gạo này trong tổng số xuất khẩu của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, xuất khẩu loại này vừa thu được lợi nhuận lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao vì số lượng ít nhưng kim ngạch cao. Điều này đòi hỏi Việt Nam nỗ lực đa dạng hoá chủng loại và cơ cấu gạo xuất khẩu hơn nữa để có thể mở rộng thị trường có hiệu quả. Sau đây là phần mô tả một số đặc điểm về giống lúa Thái Lan – đặc điểm quan trọng khiến giá gạo Thái luôn cao hơn so với gạo Việt Nam: Thái Lan xuất khẩu gạo đi khắp thế giới chỉ bằng hai giống lúa là Khao- đắc- mali và Jasmin. Các nhà khoa học Thái Lan chỉ tập trung nghiên cứu, cải tiến hai giống này để có chất lượng gạo tốt nhất. Do vậy, gạo xuất khẩu của họ giá luôn ở mức cao. Gần đây, một giống lúa giàu chắt sắt đã được nghiên cứu thành công ở Thái Lan, có hàm lượng sắt cực cao so với các giống lúa thường. Các nhà khoa học hy vọng giống lúa mới này sẽ giúp chống lại những căn bệnh do thiếu sắt gây ra. Giống có tên gọi chưa chính thức là “Jao Hon Nin 3” được lai tạo giữa giống lúa Khao Dak Mali và giống lúa Hon Nin, một giống lúa có gạo màu tía đỏ. Trong khi đó, các nhà khoa học Việt Nam có rất nhiều đề tài, hàng chục bộ giống ra đời nhưng không giống nào đạt tầm quốc gia. Những năm gần đây, chúng ta chủ yếu đi khai thác công nghệ. Tiến hành nghiên cứu thì giống lúa của Việt Nam không ra được đồng ruộng trên diện rộng. Nguyên nhân do chúng ta sai ngay từ cách đặt đề tài, rồi đến cách tổ chức thực hiện. Phẩm chất Phẩm chất gạo bao gồm các tiêu thức cơ bản sau: mùi vị (mùi thơm), dẻo, dễ hấp thụ, giá trị dinh dưỡng cao, “sạch”...Các tiêu thức này trước hết phụ thuộc vào giống lúa vì với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho những phẩm chất gạo khác nhau. Chẳng hạn, giống lúa thơm đặc sản nổi tiếng của Việt Nam như Tám thơm, Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng....cho hạt cơm dẻo, mềm, vị đậm và ngon, giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ, mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cũng loại gạo đặc sản Mali của Thái Lan lại chỉ có mùi vị thơm thoảng nhẹ. Lúa nếp cho phẩm chất gạo khác với giống lúa tẻ, tương tự giống gạo tẻ thường cũng cho phẩm chất khác với phẩm chất của gạo dẻo.... Hơn nữa, phẩm chất của gạo cũng thường xuyên bị thay đổi theo thổ nhưỡng, khí hậu, độ thuần chủng...Thông thường những giống lúa tự nhiên cho phẩm chất cao hơn những giống lúa đã được lai tạo. Và giống lúa cho phẩm chất cao, mùi thơm ngon, bán giá cao hơn; và giống lúa được lai tạo cho phẩm chất gạo kém hơn, bán giá rẻ hơn. Những loại gạo có phẩm chất cao chủ yếu được tiêu thụ ở những nước phát triển có thu nhập cao như Mỹ, Tâu Âu, thứ đến những nước NICs ở châu Á như Hồng Kông, Singapore. Qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy có mối liên hệ mật thiết giữa giống lúa và phẩm chất gạo. Chúng ta quan tâm đầu tư đến giống lúa, cũng như quan tâm đến phẩm chất gạo. Do vậy, giống lúa hay phẩm chất là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Trong giai đoạn hiện nay, việc gây ấn tượng ban đầu về chất lượng gạo của Việt Nam đối với người tiêu dùng là rất cần thiết để tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp cận khách hàng nước ngoài vì hình ảnh và phẩm cấp gạo xuất khẩu của ta chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường gạo thế giới. 2.2 Nhận xét, đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo hiện nay của Việt Nam 2.2.1 Những thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta Thứ nhất, Việt Nam đã trở thành một thế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới. Việt Nam đã chứng minh được bằng việc có thật, từ chỗ là nước thiếu ăn phải nhập khẩu lương thực trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản. Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đứng thứ hai thế giới trong 22 năm liền, gạo Việt Nam hiện chiếm 1/5 tổng lượng gạo thương mại thế giới. Do đó, sản xuất và xuất khẩu gạo là một trong những hướng ưu tiên phát triển của Chính Phủ không chỉ xuất phát từ chính sách an ninh lương thực quốc gia mà còn là mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam hiện nay. Thứ hai, điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa, chi phí nguồn lực nội địa thấp. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu gạo chưa vượt quá ngưỡng an toàn lương thực quốc gia do mức tăng trưởng sản lượng cao. Mặt khác, Nhà nước lại có các chính sách cơ cấu lại giống lúa, điều này đang được quan tâm hơn và bước đầu đã đem lại hiệu qủa, nâng cao năng suất lúa. Vì thế, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng về phát triển gạo chất lượng cao. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào thị trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo và đã có ít nhiều kinh nghiệm xuất khẩu gạo. Thứ ba, Bộ Công thương đang tập trung tăng cường các cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Theo hướng này, Bộ Công Thương đang chủ trì tiến hành đàm phán về các khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ... nhằm dỡ bỏ các rào cản thuế, phi thuế quan giúp cho xuất khẩu “gạo” của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và khả năng thâm nhập vào các thị trường này là rất lớn do giá thành sản xuất gạo của chúng ta thấp có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh cũng như thu hút được sự quan tâm của thị trường các nước này. Thứ tư, theo dự báo về nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường thế giới, khả năng tăng trưởng gạo xuất khẩu trong tương lai còn rất lớn tại các khu vực thị trường thế giới. Một khi giá lương thực thế giới đột ngột lên cao, những nước có thế mạnh nông nghiệp, có nhiều gạo xuất khẩu như Việt Nam sẽ có được lợi thế cạnh tranh và nếu tận dụng tốt cơ hội, có thể sẽ biến cơ hội này thành sức mạnh và được hưởng lợi. Như vậy là rõ ràng nông nghiệp Việt Nam đã tỏ rõ thế mạnh và có đóng góp đáng kể giúp kinh tế nước nhà vượt qua giai đoạn khó khăn. Và trong thực tế, điều này đã được minh chứng trong thực tiễn phát triển đất nước những năm qua. Thứ năm, xu hướng tự do hóa thương mại và yêu cầu mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp sẽ tác động mạnh đến chính sách tự cung về lương thực và làm tăng nhập khẩu lương thực của các nước đang nhập khẩu dòng về lương thực, như: các nước thuộc Châu Á (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam). Đồng thời, chính sách cắt giảm viện trợ lương thực của các nước phát triển cho các nước kém phát triển cũng làm tăng lượng nhập khẩu lương thực theo điều kiện thương mại thông thường của các nước này, nhất là với các nước Châu Phi. Một luận điểm nữa là, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp đã và sẽ tiếp tục tăng nhanh ở cả những nước đông dân (như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc) và những nước khan hiếm tài nguyên đất và nước (như các quốc gia vùng vịnh). 2.2.2 Thách thức và các vấn đề còn tồn tại Thứ nhất, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp bị phá bỏ trừ trường hợp được hưởng ưu đãi dành cho nước đang phát triển: Là nước gia nhập sau, Việt Nam phải bãi bỏ tất cả các trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp nói chung và ngành xuất khẩu “gạo” nói riêng (trừ trường hợp được hưởng đối xử ưu đãi dành cho nước đang phát triển). Bởi vì đây là biện pháp bị cấm hoàn toàn đối với tất cả các quốc gia gia nhập WTO sau 1/1/1995. Như vậy, về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam không hy vọng được hưởng các hình thức trợ cấp xuất khẩu này. Đây chính là một điểm bất lợi hay là điểm yếu cho ngành xuất khẩu “gạo” ở Việt Nam bởi vì nó sẽ làm tăng thêm chi phí và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ hai, cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị đầu tư cho nông nghiệp cũng như hệ thống vận chuyển còn thấp: Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như hệ thống giao thông vận tải, máy móc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn thấp dẫn đến năng suất chưa cao, chất lượng chưa đảm bảo, và tất nhiên là nguồn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu “gạo” còn nhiều hạn chế. Diện tích sản xuất rộng lớn, nhưng qui mô sản xuất của các hộ nông dân thấp, chủ yếu sử dụng các lao động không chuyên nghiệp, mức đầu tư vào các thiết bị sản xuất trong phạm vi hộ thấp. Khâu chế biến gạo xuất khẩu còn nhiều khó khăn cả về mức công suất, trình độ công nghệ và mức độ lẫn loại của nguồn lúa nguyên liệu. Không chỉ dừng lại ở đó, do đầu tư cho nông nghiệp thấp nên hiện nay nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền nhiều tỉnh ven biển. Đây là khó khăn rất lớn đối với vụ đông xuân của bà con hơn thế nữa tình trạng hạn hán kéo dài cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, sản lượng lúa và khi đó giá thành sẽ tăng lên. Thêm nữa, bệnh dày nâu và bệnh đạo ôn đe doạ nguồn cung cho xuất khẩu gạo nước ta. Theo thống kê, hiện có khoảng 80.000 ha lúa bị bệnh đạo ôn. Điều đáng lo ngại là có tới 80% giống lúa mà nông dân dùng để gieo sạ đã nhiễm bệnh này. Do trình độ và sự hiểu biết của họ chưa cao nên trong quá trình sản xuất nông dân lại gieo sạ dày, bón phân đạm quá nhiều, gặp thời tiết bất lợi nên bệnh dễ bùng phát và rất khó phòng trị. Đây chính là điểm yếu mà chúng ta cần khắc phục để đẩy mạnh việc xuất khẩu “gạo” bằng hình thức tạo ra một nguồn cung ứng dồi dào. Một điểm yếu nữa từ bên trong, đó là những khó khăn trong việc dự báo cung-cầu thị trường do nguồn lực tài chính, con người còn yếu kém. Những người làm công tác dự báo hiện nay đang ở thế “bất lực tòng tâm”, đội ngũ hiện có không đủ cán bộ chuyên môn và nghiệp vụ để trải rộng, để dự báo thường xuyên các chỉ tiêu vi mô về cung - cầu, về thị trường, về giá cả… ở trong nước và nước ngoài. Trình độ ngoại ngữ của các cán bộ nghiên cứu cũng còn hạn chế nên khó khăn khi tiếp cận các nguồn thông tin nước ngoài. Bên cạnh đó, sự thành bại của các dự báo kinh tế phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống thông tin, số liệu. Nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống thông tin kinh tế hoàn chỉnh. Nguồn thông tin, tư liệu của nước ngoài đã rất thiếu lại còn bị phân tán, chia cắt, rời rạc, thiếu thống nhất giữa các nguồn và đơn vị quản lý. Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn gặp một số khó khăn khác như: Sự tham gia của các nước xuất khẩu tiềm năng như: Trung Quốc, Pakistan, Myanmar, Campuchia… làm việc cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo sẽ mạnh hơn. Theo đó, mặc dù Việt Nam được xem là một thế lực trên thị trường lúa gạo thế giới, như thường là gắn liền với loại gạo chất lượng trung bình, thấp và độ ổn định về chất lượng kém nên sự ưa chuộng của khách hàng không cao. Trong ngắn hạn, việc giảm giá của đồng USD hiện nay sẽ tác động mạnh đến các nước xuất khẩu nói chung và đối với xuất khẩu gạo nói riêng. 2.3 Một số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới Rõ ràng, xuất khẩu gạo đem lại lợi ích không hề nhỏ không nhũng ở bản thân doanh nghiệp mà còn có tác động tích cực tới nền kinh tế nước nhà. Tuy vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng gạo xuất khẩu không phải là vấn đề dễ dàng, có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Với nội dung của bài tiểu luận này, trong vốn kiến thức ít ỏi của cá nhân trong quá trình nghiên cứu, em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao uy tín và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam: Trước tiên, về phía cơ quan Nhà nước, cần có những chế tài cụ thể trong việc quy hoạch và quản lý đất lúa. Việc phần cấp, phần quyền phải có sự quản lý rõ ràng, và phải có chính sách ưu đãi về thuế quan, hỗ trợ giống, hỗ trợ phân bón, thuỷ lợi để năng suất lúa luôn ổn định, đảm bảo được nguồn cung cho thị trường. Đồng thời Chính phủ cũng cần phối hợp với các Doanh nghiệp xuất khẩu, xây dựng mối quan hệ lâu dài, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm của nước ta trong các năm qua như Philippines, Indonesia, các nước Châu Phi… Còn đây là một số giải pháp về phía doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nhà sản xuất: Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã ý thức được vấn đề nâng cao thương hiệu mặt hàng của mình song song với các giải pháp đổi mới sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng tạo nên tiếng vang trên các thị trường quốc tế, như Bánh đậu xanh Quê Hương, May 10, May Việt Tiến…Đối với gạo nước ta cũng vậy, trước kia gạo Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu riêng mà chỉ được biết đên với một cái tên chung “Gạo Việt Nam” dù rằng chủng loại xuất khẩu rất đa dạng. Như vậy, để nâng sức cạnh của mặt hàng gạo nói riêng và hàng hoá nói chung, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư thoả đáng vào việc xây dựng, duy trì, phát triển và tôn tạo thương hiệu, nâng cao uy tín cho sản phẩm. Đó là cách tốt nhất để giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu của mình. Thông qua đó đòi hỏi chúng ta có những bước đi, giải pháp thích hợp, cụ thể nhằm để thành lập được thương hiệu trong thời gian tới: 1/ Nghiên cứu tìm ra giống lúa chất lượng cao có giá trị thương phẩm tốt đối với thị trường nội địa và xuất khẩu, nhưng phải được xem xét trên cơ sở của một nền nông nghiệp bền vững. Đó chính là đòi hỏi áp dụng các qui trình thâm canh tổng hợp, 3 giảm 3 tăng; một phải năm giảm; chương trình IPM, ICM. Đồng thời, phải đào tạo nông dân về kỷ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice), từ đó mới chứng minh được mặt hàng gạo ta luôn đảm bảo được an toàn vệ sinh. 2/ Không sản xuất quá nhiều giống, nghĩa là chúng phải hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, xây dựng những cánh đồng một giống, đòi hỏi phải có một nhóm nông dân liên kết lại, chứ không phải sản xuất riêng rẻ, nhằm để tạo ra khối lượng lúa lớn, đồng bộ, như vậy sẽ thuận lợi cho việt thành lập thương hiệu. 3/ Phải có hệ thống thu mua có lợi cho nông dân, giảm trung gian, có như vậy lúa gạo sẽ không bị lẫn lộn nhiều giống. Muốn như vậy có sự bắt tay hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Thông qua đó những công ty kinh doanh lúa gạo chịu trách nhiệm về thương hiệu của công ty. 4/ Phải phát triển công nghệ sau thu hoạch, vì trong sản xuất lúa phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, nên khâu chế biến và bảo quản luôn được quan tâm, nghĩa là lúa phải được sấy khô đúng tiêu chuẩn, bảo quản tốt trong lúc tồn trử, xây dựng lại các nhà máy xay xát, lao bong gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, có như vậy chất lượng lúa mới ổn định, từ đó dể dàng cho việc thành lập thương hiệu. 5/ Thăm dò sở thích thói quen, nhu cầu sử dụng gạo trong nước và nước ngoài, thông qua đó thành lập nhiều thương hiệu đặc sản trong nước: Nàng Nhen, thơm Chợ Đào, Tám Xoan, Jasmine…tiếp theo đó trở thành thương hiệu quốc tế. Đồng thời phải có những chiến lược quảng bá sản phẩm thông qua các khâu đóng gói, mẩu mã của bao bì, khâu thu hoach. 6/ Kết hợp chặt chẻ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. Từ đó mới tạo ra được sản phẩm đồng nhất, chất lượng vì có hổ trợ về nguồn giống tốt, kỹ thuật từ các nhà khoa học, doanh nghiệp thu mua lúa từ nông dân. Đồng thời, có sự hổ trợ từ phía nhà nước từ đó nông dân yên tâm sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ cho việc thành lập thương hiệu. Bên cạnh giống lúa và công nghệ chế biến nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo, bao bì trong thương mại quốc tế góp phần rất lớn vào việc tiêu thụ, quảng cáo và hướng dẫn sử dụng hàng hoá. Do vậy, bao bì phải được thiết kế một cách hấp dẫn với giá trị nghệ thuật cao (đẹp, trang nhã, lịch sự), kích thích sự ham thích của người tiêu dùng. Trên bao bì cũng cần ghi đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm như tên nước sản xuất; địa chỉ; định lượng; thành phần cấu tạo; các chỉ tiêu chất lượng; hướng dẫn sử dụng, bảo quản; ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử dụng; xuất xứ. Kích thước và khối lượng bao bì phải hợp lý, tiện lợi, dễ vận chuyển. Bao bì đóng và vận chuyển là khâu quyết định để hàng hoá giữ vững chất lượng, là biện pháp cần thiết để duy trì tốt giá trị sử dụng của hàng hoá. Các hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như độ ẩm, nước mưa, nhiệt độ, vi sinh vật gây bệnh....Mặt khác, khâu vận chuyển gạo chủ yếu bằng đường biển đòi hỏi thời gian rất dài và trải qua nhiều phương tiện. Vì thế, các doanh nghiệp cần thiết kế bao bì, bao gói bằng những vật liệu chắc chắn sao cho có thể bảo vệ hàng hoá khỏi hư hỏng trong mọi trường hợp để giữ toàn vẹn chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cao. Nâng cao chất lượng bao đóng gói và nhãn hiệu sẽ làm tăng giá trị hàng hoá, thể hiện được chất lượng bên trong của hàng hoá, giảm tổn thất trong khâu vận chuyển, lưu kho và bán hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bao bì đóng gói phù hợp gọn nhẹ còn tiết kiệm thêm khoản tiền đáng kể. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong xu thế hiện nay, hội trợ triển lãm là cách giới thiệu sản phẩm tốt nhất trực tiếp đến người tiêu dùng, qua đó còn tạo lập những mối quan hệ lâu dài với bạn hàng để ký kết những hợp đồng lớn, thường xuyên ổn định. Ngành Nông nghiệp Việt Nam mới đây mới tổ chức một vài hội trợ về sản phẩm nông nghiệp và máy móc dùng trong nông nghiệp ở trong nước. Hoặc thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức riêng buổi hội trợ về giống cây trồng, trong đó giới thiệu các giống cây trồng mới, có năng suất cao, chất lượng tốt. Điều này giúp nông dân tiếp cận với các giống lúa mới và cách áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, tuy nhiên quy mô tổ chức còn trong phạm vi nhỏ. Cuối cùng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần phát huy thế mạnh, ngoài giữ vững các thị trường truyền thống như Philippines, Malayxia, châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông… đã mở rộng thêm thị trường mới Bangladesh và nối lại thị phần tại Indonesia.Nhưng cũng cần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế và cả thị trường quốc nội để tránh tình trạng như hiện nay ta xuất khẩu gạo đi các nước nhưng người Việt lại vẫn thích sử dụng Thái Lan, Ấn Độ.... CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 3.1 Nhận xét Môn học Quản trị xuất nhập khẩu cho ta biết những cái nhìn mới mẻ về hoạt động ngoại thương, đó không chỉ đơn thuần quản lý hoạt động mua và bán mà môn học còn đề cập tới những vấn đề mới như: cách thức đàm phán, cách thức thực hiện một hợp đồng mua bán quốc tế và những nguyên tắc chung về giao dịch hàng hoá ra qua biên giới các quốc gia... Hơn nữa, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập khá tốt (máy lạnh, quạt, đèn điện, máy chiếu… đầy đủ) góp phần tạo ra không khí thoải mái trong sinh viên, giúp đầu óc giảm được sự căng thẳng do năm tiết học kéo dài. Môn học có sự tương tác tích cực giữa thầy và trò. Nhờ đó sinh viên hoàn thiện hơn về kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, trả lời câu hỏi. Thầy Trần Hoàng Giang- Giảng viên phụ trách môn học là một người dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc những vấn đề xoay quanh môn học, với vốn kiến thức thực tế sau nhiều năm làm việc và hơn hết là niềm đam mê nghề nghiệp, thầy không nhồi nhét kiến thức mà là người khơi dậy, định hướng, đánh thức năng lực của sinh viên, giúp sinh viên có phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả. Kiến thức của môn học quá rộng khi sự tiếp thu của sinh viên còn nhiều hạn chế. Vì lẽ đó, việc sinh viên khó có thể tiếp thu, hiểu bài ngay trên lớp đồng thời gây ra những hạn chế trong quá trình vận dụng vào thực tế. 3.2 Đánh giá Quản trị xuất nhập khẩu mang lại những kiến thức tổng quát nhất về lĩnh vực ngoại thương, giúp sinh viên làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành, có thêm hiểu biết về một lĩnh vực mới. Giảng viên có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu, luôn đảm bảo kế hoạch giảng dạy và lên lớp là tiền để để sinh viên phát triển kiến thức và những kỹ năng cần thiết phục vụ trong quá trình học tập và sau khi ra trường. Tuy nhiên, thời lượng giảng dạy của môn học chỉ có 30 tiết ngắn ngủi, được chia làm 6 buổi học. Thầy và trò chỉ có vỏn vẹn 6 buổi để gặp nhau nên sự gần gũi, sự quan tâm là không nhiều, trong khi đó lại là những yếu tố quan trọng gắn kết giữa sinh viên và giảng viên. Đó là một thiệt thòi lớn trong quy chế đào tạo tín chỉ hiện nay. Ngoài ra, tài liệu tham khảo cho môn học quản trị Xuất nhập khẩu ở thư viện hiện quá ít ỏi, nên công tác tra cứu của sinh viên gặp nhiều hạn chế. 3.3 Kiến nghị cho việc phát triển môn học Về phía nhà trường, cần gia tăng nguồn tài liệu của thư viện, tránh để sinh viên ở trong tình trạng thiếu sách, thiếu tài liệu học tập… Bên khoa cũng cần sắp xếp lịch học các môn chuyên ngành chỉ khoảng 2-3 tiết/ buổi học. Như vậy sinh viên dễ tiếp thu bài hơn, đồng thời có những khoảng thời gian xen kẽ các buổi học để nghiên cứu, học tập. Đối với sinh viên, cần có thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn, tránh lơ là bởi đây là một môn học khá khó, lượng kiến thức rất lớn. Ngoài việc học ở trên lớp, việc tự học, học nhóm,… là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết, vừa rèn luyện tính độc lập, lại nâng cao khả năng làm việc nhóm. KẾT LUẬN Sẽ tới một ngày, thay vì đối đầu bằng vũ khí, các quốc gia sẽ đối đầu nhau bằng nước để uống, bằng lương thực để ăn, bằng những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Và rồi, kỷ nguyên của thực phẩm giá rẻ sẽ kết thúc, sau đó là sự lên ngôi của mặt hàng nông sản. Do đó, việc đẩy mạnh sản xuất cũng như xuất khẩu gạo đã và sẽ tiếp tục đem đến cho đất nước những nguồn thu không hề nhỏ. Gạo- chúng ta không phải chỉ sử dụng để ăn, để tồn tại, mà hạt gạo xuất khẩu sẽ thay đổi đời sống người nông dân, thay đổi bộ mặt của đất nước. Lúa gạo Việt Nam được sản xuất chủ yếu bằng biện pháp truyền thống nên chắc chắn sẽ sạch, an toàn cho sức khỏe. Có thể nói gạo Việt là cô gái trẻ đẹp, nhưng hãy đưa cô gái ra ngoài cho mọi người chiêm ngưỡng. Phải làm cho thế giới thấy được trên bao bì của gạo Việt Nam một niềm tin, sự lạc quan về sức khỏe và cuộc sống thì họ sẽ chọn mua ngay. Chính vì thế, tạo dựng được thương hiệu gạo, chúng ta sẽ quyết định được giá chứ không phải là kẻ ì ạch chạy theo giá như hiện nay. Với các nhóm giải pháp trên, em hi vọng một ngày không xa, khách hàng sẽ cảm nhận được giá trị lớn lao của hạt gạo Việt Nam, và sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua chứ không phải mua nhưng vẫn đánh giá thấp về chúng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản trị Xuất nhập khẩu – Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt – NXB Lao động Xã hội – 2009. Kỹ thuật Ngoại thương – Vũ Hữu Tửu – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – 2006. Niên giám thống kê 2009 – Tổng Cục Thống kê – NXB Thống kê – 2010 Niên giám thống kê 2010 (tóm tắt) – Tổng Cục Thống kê – NXB Thống kê – 2011. Bản tin xuất khẩu – Cục xúc tiến Thương mại Bộ Công thương – Số 195 - 15/11/2010 Bản tin xuất khẩu – Cục xúc tiến Thương mại Bộ Công thương – Số 201 - 06/01/2011 Website Tổng Cục Hải quan: www.customs.gov.vn Bách khoa toàn thư mở: wikipedia.org Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam: vneconomy.vn Trung tâm thông tin Nông nghiệp nông thôn : www.agro.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới (2009 toi nay).doc