Việc cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần xây dựng lộ trình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, đồng thời tìm thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu mới. Hàng hóa nhập khẩu cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu thành phẩm, tăng tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu thô.
43 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm giảm nhập siêu cho 6 tháng cuối năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu là Mỹ bán cho Việt Nam hơn 170 triệu và mua hàng của có 50 triệu đô la mà thôi. Bước đột phá bắt đầu từ năm 2001, khi luồng giao dịch tăng vọt lên hơn một tỷ 400 triệu đô la với Việt Nam đạt xuất siêu hơn 600 triệu vì bán nhiều hơn mua với Hoa Kỳ.
Những tồn tại khó khăn
Mặc dù nhiều ngành hàng của Việt Nam đứng thứ hạng cao trong xuất khẩu như hồ tiêu, điều, gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may..., nhưng do chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao, nên buộc phải lệ thuộc vào các trung gian thương mại nước ngoài, vừa tăng chi phí trung gian, có trường hợp bị ép giá...
Các công cụ hỗ trợ tài chính cho tăng cường xuất khẩu dường như đã được Chính phủ rốt ráo thực thi từ hơn một thập kỷ trước, tuy nhiên, vẫn có những chính sách không đi cùng mục tiêu kể trên, chẳng hạn như vấn đề tỷ giá.
“Chính sách tỷ giá trong những năm qua đưa ra những thông điệp không rõ ràng cho các nhà xuất khẩu”, nhóm nghiên cứu từ Depocen nhận xét. “Cho tới nay, định giá cao đồng VND trong thực tế vẫn là một trong những rào cản đối với việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam.”
Mặc dù, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu đã khá phong phú, nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, quan điểm khuyến khích xuất khẩu thể hiện trong văn bản pháp luật vẫn chưa đồng bộ và không thực tế. Thậm chí, có những ý kiến gay gắt cho rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam dường như không dựa vào xuất khẩu, nếu nhìn trên cách thức điều hành và thực thi chính sách gần đây.
“Xuất khẩu chỉ là đầu ra, còn đầu vào sản xuất là đất, là lao động, là công nghệ… mới là những đại vấn đề của tăng trưởng dài hạn”, TS. Võ Trí Thành (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) nói. Việt Nam mới chỉ xuất khẩu những cái chúng ta có, mà chưa quan tâm đến một chiến lược phát triển xuất khẩu dài hạn và có tầm nhìn, có trọng tâm, làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu.
Ở một góc độ khác, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khá nhanh trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, vấn đề nhập siêu ngày càng lớn, tác động mạnh đến cán cân thanh toán tổng thể, tạo nên những bất ổn vĩ mô trong thời gian gần đây đang xóa nhòa những ảnh hưởng tích cực từ hoạt động này.
Tính toán dựa trên mô hình dự báo sự thay đổi trung bình (dựa vào các yếu tố tĩnh), nhóm tác giả từ Depocen cũng cho rằng, nếu theo đuổi chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, Việt Nam có thể sẽ sa vào tình trạng gia tăng thâm hụt thương mại, có thể xấp xỉ tới 60 tỷ USD vào năm 2015 và trên 85 tỷ USD vào năm 2020, cho dù nhận định này còn gây nhiều tranh cãi.
Nhìn lại đóng góp vào tăng trưởng GDP của hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều năm gần đây, có thể thấy nỗ lực thúc đẩy kim ngạch thương mại quốc tế lại “kéo tụt” tăng trưởng (trừ năm 2009). Nếu triển vọng xuất nhập khẩu phần nào đó như kịch bản của Depocen, nhập siêu sẽ tiếp tục kéo dài tác động tiêu cực lên tăng trưởng GDP những năm sắp tới.
Tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2010
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 71,23 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước (tương đương tăng 13,44 tỷ USD về số tuyệt đối). Trong đó, xuất khẩu đạt 32,47 tỷ USD, tăng 17% và nhập khẩu là 38,76 tỷ USD, tăng 29,1%. Thâm hụt thương mại hàng hoá trong hai quý đầu năm 2010 là 6,29 tỷ USD, bằng 19,4% kim ngạch xuất khẩu.
TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ẢNH HƯỞNG ĐẤN NHẬP SIÊU
Việt Nam
Tình hình chung
Gần 20 năm phát triển (1990-2009) tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2009 là 7,57%/năm. Tốc độ tăng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. Nếu năm 1990, GDP trên đầu người của VN chỉ khoảng trên 100 USD, thì đến năm 2007, GDP/người đã đạt 835 USD, tăng trên 8 lần. Năm 2008, GDP trên đầu người ước tính đạt khoảng 1.047 USD/người (xem Bảng 1). Với mức thu nhập này, VN lần đầu tiên thoát ra khỏi nhóm nước nghèo (nhóm nước có thu nhập thấp nhất).
Như vậy, năm 2008 đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế VN chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình dưới (nhóm 2).
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của VN giai đoạn 1990-2008
Năm
Qui mô dân số (nghìn người)
Qui mô GDP - Giá cố định(tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng
GDP/người(USD)
1990
66016,7
131,968.00
5.10
105.00
1995
71995,5
195,567.00
9.54
288.00
2000
77635,4
273,666.00
6.79
391.00
2001
78685,8
292,535.00
6.84
413.00
2002
79727,4
313,247.00
7.20
440.00
2003
80902,4
336,242.00
7.26
492.00
2004
82031,7
362,435.00
7.70
552.00
2005
8316,3
393,031.00
8.43
636.00
2006
84136,8
425,373.00
8.17
723.00
2007
85154,9
461,344.00
8.50
835.00
2008
86210,8
489,833.00
6.36
1,047.00
Bình quân (1990-2008)
1.53
7.56
13.60%
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê VN, WB và IMF
So với các nước trong khu vực, VN có mức tăng trưởng cao thứ ba, sau Trung quốc và Ấn độ. Dưới đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế các nước và nhóm nước.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và nhóm nước theo khu vực ĐVT:%
Nước/Nhóm nước
2006
2007
2008
Thế giới
5.1
5
3.7
Việt Nam
8.17
8.5
6.36
Trung Quốc
11.6
11.9
9.7
Ấn Độ
9.8
9.3
7.8
Mỹ
2.8
2
1.4
Nhóm nước đồng tiền chung EURO
2.8
2.6
1.2
Nhóm các nước NICS Châu Á
5.6
5.6
3.9
Nguồn: IMF (năm 2008, số ước tính của IMF)
Do tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nên xu hướng kinh tế VN là đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp (khu vực II), giảm tỷ trọng nông nghiệp (khu vực I), tỷ trọng khu vực dịch vụ (khu vực III) tương đối ổn định qua các năm gần đây. Kết quả này cũng cho thấy, nền kinh tế VN đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa.
Hình 1: Cơ cấu kinh tế VN theo khu vực ngành kinh tế
Những đóng góp về phát triển kinh tế nêu trên đã góp phần cải thiện mức sống dân cư và giảm tỷ lệ nghèo đói tại VN. Tỷ lệ nghèo chung và nghèo thực phẩm giai đoạn 1993-2006 có thể xem hình dưới đây. Chuẩn nghèo thay đổi theo các năm. Chuẩn nghèo của Chính phủ VN thời kỳ 2006-2010 là 200.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Chuẩn nghèo thực phẩm là 146.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 163.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Nhìn vào Hình 2, cho thấy, tỷ lệ nghèo chung và nghèo thực phẩm giảm đáng kể, từ 58,1% nghèo chung năm 1993, xuống còn 16% năm 2006. Tỷ lệ nghèo thực phẩm (đói) từ 24,9% năm 1993, xuống còn 4,9% năm 2006. Đây là một thành tích đáng khích lệ về giảm nghèo tại VN đã được các tổ chức quốc tế công nhận. VN là một trong số ít các nước đã và đang thực hiện tốt chiến lược thiên niên kỷ-tăng trưởng và giảm nghèo.
Hình 2: Tỷ lệ nghèo của VN giai đoạn (1993-2006)
Tác động
Đóng góp cho sự phát triển kinh tế VN trong hai thập niên qua, mà tác động chủ yếu của chính sách mở cửa và hội nhập thông qua hai yếu tố chính đó là tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển và tăng xuất khẩu, tăng thu nhập và ngoại tệ.
Nhờ có chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập, dòng vốn nước ngoài vào VN trong những năm qua không ngừng tăng. Tỷ trọng vốn nước ngoài chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Dòng vốn nước ngoài vào VN gồm có vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), kiều hối và vốn đầu tư gián tiếp (FPI) (xem Hình 3). Đây là yếu tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế VN.
Ngoài yếu tố vốn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế VN còn có yếu tố xuất khẩu (XK). Trên phương diện tổng cầu, XK đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế VN. Kim ngạch xuất khẩu của VN không ngừng tăng trong những năm qua cả về qui mô lẫn tốc độ (Hình 4). Từ công thức tính GDP, ta biết XK là một bộ phận quan trọng trong GDP, mỗi sự thay đổi của XK sẽ kéo theo sự thay đổi của GDP. Hình 4 cho thấy, tốc độ tăng trưởng XK và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Khi tốc độ tăng trưởng XK cao thì dẫn tới nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa xuất khẩu (XK) với tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế sử dụng công thức:
Đóng góp cho 1% tăng trưởng GDP của XK = Tỷ lệ tăng trưởng XK (%)Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%)×XKGDP
Từ số liệu thống kê, và áp dụng công thức trên cho kết quả: năm 2001 tốc độ tăng trưởng GDP là 6,89% thì XK đóng góp 0,97% (chiếm tỷ lệ 14%), năm 2007, GDP tăng 8,48%, đóng góp của XK là 2,62% (chiếm 24,43%).
Hình 3: Nguồn vốn FDI, ODA, kiều hối, FPI vào VN giai đoạn 1992-2007
Nguồn: Tổng cục Thống kê, IMF, WB
Hình 4 : Tốc độ tăng trưởng GDP, xuất khẩu và tỷ trọng XK/GDP- %
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê các năm và ADB
Điều này cho thấy XK là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế VN trong 20 năm kể từ khi đổi mới. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997, XK nổi lên là một động lực mới giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế VN luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực.
Cùng với tăng cường xuất khẩu, tăng đầu tư nước ngoài, lượng dự trữ ngoại tệ của VN cũng tăng cao trong các năm gần đây đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối, giữ tỷ giá ổn định trong thời gian dài, chính sách tỷ giá kích thích XK, đây cũng là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số liệu minh chứng cho nhận định này là dự trữ ngoại tệ của VN tăng từ gần 3,4 tỷ USD, chiếm 10,4% GDP năm 2001, lên gần 22 tỷ USD, chiếm 30,7% GDP năm 2007(Bảng 3).
Bảng 3: Dự trữ ngoại hối VN
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Dự trữ ngoại hối (Tr. USD)
3387
3692
5619
6314
8557
11483
21887
%GDP
10.4
10.5
14.1
13.9
16.1
18.8
30.7
Nguồn: IMF Staff Country Report No 03/382, December 2003 và No 07/338, December 2007
Những hạn chế của nền kinh tế VN và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến các mục tiêu phát triển
Mặc dù đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế nêu trên, nhưng nền kinh tế VN còn nhiều hạn chế, qui mô nền kinh tế nhỏ, dấu hiệu của phát triển thiếu bền vững và hiệu quả chưa cao. Mặc dù, năm 2008 là năm đánh dấu VN thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2008 thì VN đứng hạng 170 về thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 156 về thu nhập bình quân tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 207 nước, vùng lãnh thổ. Quy mô GDP, qui mô xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương ứng là 0,34% và 0,3% so với tổng giá trị nền kinh tế và xuất khẩu của toàn thế giới. Các chỉ số xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tham nhũng và chỉ số phát triển giáo dục của VN đều có vị trí xếp hạng thấp trong các nền kinh tế thế giới (xem Bảng 4).
Bảng 4 :Vị trí nền kinh tế VN trong nền kinh tế thế giới qua các chỉ số (2007)
Chỉ số
Hạng
% so với thế giới
Giá Trị
GDP/ người theo tỷ giá
170/207
829 USD
GDP/ người theo PPP
156/207
0.34
2589 USD
Xuất khẩu
54
0.3
48.4 tỷ USD
Nhập khẩu
41
0.3
60.8 tỷ USD
Môi trường kinh doanh
92/181
Năng lực cạnh tranh
70/125
Tham nhũng
111/163
Chỉ số phát triển giáo dục
79/129
Nguồn :WB, IMF và UNESCO
Kinh tế phát triển có biểu hiện thiếu bền vững đó là hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp qua các chỉ dưới đây.
Thứ nhất, hiệu quả đầu tư thấp qua chỉ số ICOR cao hơn các nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao theo các thời kỳ (Bảng 6).
Bảng 5: Chỉ số ICOR của VN so với các nước trong khu vực
Nước
Giai đoạn
Tăng trưởng bình quân (%/năm)
Tổng đầu tư/GDP (%)
ICOR
Hàn Quốc
1961-1980
7.9
23.3
3
Đài Loan
1961-1980
9.7
26.2
2.7
1981-1995
6.9
25.7
3.7
Thái Lan
1981-1995
8.1
33.3
4.1
Trung Quốc
2000-2008
9.7
38.8
4
Việt Nam
2000-2008
7.5
33.5
4.5
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của IMF và World Bank
Thứ hai, khoảng cách giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng GDP của VN cao hơn nhiều so với các nước Trung Quốc và Thái Lan (Hình 5). Điều này giải thích tại sao VN có tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ lệ lạm phát ở các nước này trong ba năm qua (2006-2008) (Hình 6).
Thứ ba, trong khi các nước Trung Quốc và Thái Lan có cán cân thanh toán dương với qui mô lớn, tăng dần qua các năm, thì VN có cán cân thanh toán là số âm lớn do nhập siêu cao và số nhập siêu cũng tăng dần qua các năm (Bảng 6).
Thứ tư, tỷ trọng hàng xuất khẩu của VN năm 2007 chủ yếu là dầu thô chiếm 17,5%, hàng nông sản, hải sản chiếm trên 15%, còn lại là các hàng gia công như hàng may mặc, giầy dép…. . Điều này thể hiện VN chưa có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động của VN thấp, lợi thế xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào tài nguyên và lao động rẻ.
Hình 5: So sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP của ba nước, lấy mốc năm 2004 bằng 100% (Cung tiền đo bằng M2)
Nguồn: Số liệu thống kê tài chính quốc tế của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế, riêng số liệu tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2007 của VN và Trung Quốc lấy từ nguồn Economist Intelligent Unit.
Hình 6: Tỷ lệ lạm phát củaVN và một số nước trong khu vực (2006-2008)
Bảng 6: Cán cân thanh toán của VN và các nước (2006-2008)
Nước
2006
2007
2008
Đơn vị tính Tỷ USD
Trung Quốc
249.866
371.833
399.325
Thái Lan
2.174
15.765
8.332
Việt Nam
-0.164
-6.992
-10.657
Nguồn: IMF,WB,2008
Về mặt xã hội, mặc dù đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm, nhưng chỉ số bất bình đẳng về thu nhập (Gini) ở VN còn cao, và tăng qua các năm (năm 2004 Gini là 0,423, năm 2006 hệ số này là 0,425). Hệ số Gini cao thể hiện phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo cao giữa các tầng lớp dân cư. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, thời kỳ trước năm 1990, các nước có thu nhập thấp có hệ số Gini từ 0,389 (Bangladesh) đến 0,550 Kenya, các nước thu nhập trung bình có hệ số Gini từ 0,378 (Nam Triều Tiên) đến 0,605 (Braxin), các nước kinh tế thị trường công nghiệp có tỷ số Gini từ 0,285 (Nhật ) đến 0,404 (Úc), các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa (trước năm 1990) có hệ số Gini từ 0,284 đến 0,317. Hệ số Gini của VN năm 2006 được thể hiện qua đường cong Lorenz
Hình 7: Đường cong Lorenz của VN năm 2006, với hệ số Gini=0,425
Cùng với những hạn chế trên, kinh tế VN cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đang gây khó khăn cho VN thực hiện mục tiêu chiến lược. Quá trình hội nhập của VN trên 10 năm qua kể từ khi VN gia nhập khối các nước Đông nam Á-ASEAN, và đặc biệt là sau khi VN trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại những tác động tích cực trong phát triển kinh tế nêu trên. Tuy nhiên, tham gia quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu VN cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực mà đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới mới đây. Nếu như quá trình hội nhập trong những năm qua đã có tác động tích cực vào phát triển kinh tế VN qua hai yếu tố trông thấy rõ rệt nêu trên là tăng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, thì khi kinh tế thế giới bị khủng hoảng, chúng ta lại chịu ảnh hưởng ngược lại của hai nhân tố này. Hai nhân tố này có đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế VN trong những năm qua, vì vậy khi khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hai nhân tố này sẽ gây thiệt hại đến tốc độ tăng trưởng.. Theo dự báo của IMF, do nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm, làm đầu tư giảm nên mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm từ 3,7% năm 2008 xuống còn 2,2% năm 2009. Khối lượng thương mại, dịch vụ của thế giới cũng giảm từ 4,6% năm 2008 xuống còn 2,1% năm 2009, trong đó nhập khẩu vào các nền kinh tế phát triển là số âm (1,8% năm 2008 và âm -0,1% năm 2009), và xuất khẩu của các nền kinh tế này giảm từ 4,1% năm 2008 xuống 1,2% năm 2009. Trong khi đó thị trường xuất khẩu của VN chủ yếu vào các nền kinh tế phát triển gồm thị trường Mỹ năm 2007 là 21%, Nhật là 12,5%, các nước EU khoảng trên 15 %, Úc (7,3%), Trung Quốc (6,9%), Singapore (4,6%), …. Như vậy, việc tiêu thụ hàng hóa của các nước này giảm mạnh trong các tháng cuối năm 2008 và kéo dài (nhập khẩu giảm mức âm) sang năm 2009 sẽ ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của VN. Dù là qui mô kinh tế nhỏ, nhưng đóng góp của xuất khẩu như đã nêu đóng góp gần 34% cho tăng trưởng GDP của VN, khi xuất khẩu giảm sẽ làm cho GDP giảm tương ứng. Tác động của yếu tố thứ hai là nguồn vốn nước ngoài vào VN qua các kênh đầu tư trực tiếp, gián tiếp sẽ không giải ngân theo số đăng ký hoặc thời gian cam kết. Tình hình giải ngân vốn FDI của VN đang gặp khó khăn, theo số liệu thống kê công bố vốn FDI đăng ký năm 2008 đạt khoảng 60 tỷ USD và vốn thực hiện vào tháng 11 mới là 9 tỷ USD,. Đây là số vốn FDI cao nhất từ trước đến nay, song đa số các dự án FDI lại đầu tư vào khu vực bất động sản, chứ không phải đầu tư cho sản xuất. Vì vậy về ngắn hạn tăng đầu tư này sẽ ít tác động đến tăng trưởng. Trong khi đó do khủng hoảng tài chính thế giới và lạm phát ở VN vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực, thị trường tín dụng hoạt động chựng lại, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất cao.
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới giới đầu tư quốc tế cũng như VN hiện nay đó là yếu tố tâm lý và lòng tin. Bản cập nhật của báo cáo viễn cảnh kinh tế thế giới được IMF đưa ra vào tháng 10 nhận định: “Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xấu đi nhanh chóng trong tháng rồi, khi lĩnh vực tài chính tiếp tục khủng hoảng trong lúc lòng tin của nhà sản xuất và người tiêu dùng sụt giảm”. Tình hình giải ngân các dự án Chính phủ vay vốn ODA và các dự án FDI chậm cùng với việc giảm lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng làm hạn chế khả năng tăng trưởng của kinh tế VN. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chúng ta đã được điều chỉnh từ 8,5% xuống còn 6,5% năm 2008. Con số dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tế VN năm 2008 là 6,3%, và năm 2009 sẽ còn giảm xuống khoảng 5,5%, theo xu hướng giảm chung của kinh tế thế giới.
Thế giới
Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, giao thương quốc tế là một khâu không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình mua bán quốc tế, cán cân thương mại có ba hình thái: xuất siêu (kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu), nhập siêu (kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu) và cán cân thương mại cân bằng tức xuất siêu bằng nhập siêu.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trước đây, Việt Nam là nước suất siêu, nhưng vài 20 năm trở lại đây, chúng ta đã nhập siêu và đang có chiều hướng tăng đều qua mỗi năm.
Năm 2009, nền kinh tế thế giới đã trải qua một năm vô cùng khó khăn. Trước việc toàn bộ hệ thống tài chính trên thế giới gần như suy sụp, các nhà phân tích nhận định năm 2009 là năm mà lần đầu tiên toàn cầu bị suy thoái trầm trọng kể từ sau cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ XX.
Tuy nhiên, thực tế thì hậu quả của nó cũng không quá nặng nề như người ta đã từng lo ngại, bởi Chính phủ các nước đã can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp như cắt giảm lãi suất cơ bản, rót thêm các gói cứu trợ vào nền kinh tế, triển khai nhiều chương trình kích thích tiêu dùng khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên khả quan hơn.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của hai năm 2006, 2007 và các mức 4,9% và 4,5% của năm 2004, 2005.Với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ sôi động hơn hơn. IMF dự báo thương mại thế giới sẽ tăng 2,5% so với năm 2009 (trong khi năm 2009 giảm 11,9% so với năm 2008). Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp cao. Những sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản phẩm cao cấp.Còn theo dự báo của Liên Hợp Quốc thì năm 2010 nền kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 2,4%, tuy nhiên sự phục hồi này còn rất mong manh. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu chủ yếu là do chính sách kích thích kinh tế được các nước tung ra trong năm 2009.
Trong khi đó, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới trong bản Dự báo và phân tích tình hình thế giới năm 2010 đã đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2%-3%, nhưng vẫn có khả năng bị suy thoái lần thứ hai.Báo cáo của Công ty Chứng khoán Merrill Lynch thuộc Bank of America thì tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 có thể đạt cao hơn, vào khoảng 4,4%.
Giá dầu thế giới tăng
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu mỏ nhưng lại nhập khẩu xăng dầu. Chính điều nghịch lý này đã làm cho nền kinh tế gặp khó khăn khi giá dầu thế giới biến động bất lợi. Cũng dễ hiểu khi giá dầu thế giới tăng cao thì kim ngạch xuất khẩu dầu thô sẽ tăng nhưng bù lại chúng ta sẽ nhập xăng với giá cao hơn nhiều. Nhập khẩu xăng dầu phục vụ nền kinht tế trong nước cũng góp một phần không nhỏ trong thâm hụt thương mại của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là trong cơn khủng hoảng giá dầu năm 2007. Hệ lụy của nó là tình hình lạm phát rất cao kéo dài trong thời gian qua, làm đau đầu các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô.
Xăng dầu được xem như chất bôi trơn cho cỗ máy kinh tế quốc gia. Nó không chỉ giúp nền kinh tế hoạt động một cách trơn tru mà còn cấu thành của chi phí sản phẩm. Vì thế, khi giá dầu tăng sẽ dẫn đến giá của hàng loạt mặt hàng sẽ tăng theo, đặc biệt là các sản phẩm mà chi phí vận tải chiếm tỷ trọng cao. Chính vì chi phí đầu vào cao, nên các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, góp phần làm cho cán cân xuất khẩu nhẹ đi so với cán cân nhập khẩu.
Xuất khẩu dầu mỏ chúng ta giảm trong thời gian qua, một là do sản lượng khai thác giảm( trữ lượng dần cạn kiệt), hai là một phần sản lượng dùng để phục vụ cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trong khi đó, dầu hỏa là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu.
Kinh tế Trung Quốc cất cánh
Có thể nói nền kinh tế thứ hai thế giới đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Giờ đây, không một hội nghị kinh tế tầm thế giới nào mà không có bong dáng của người khổng lồ châu Á này. Cán cân thương mại quốc tế của Trung Quốc luôn đạt con số dương lý tưởng mà các nước lớn trên thế giới đều mơ ước. Trung Quốc xuất siêu với hầu hết các nước khác, đặc biệt là Mỹ, và trong đó cũng có Việt Nam. Chúng ta không là một ngoại lệ. Với diện tích và quy mô dân số tương đương với tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, Việt Nam là một đối tác mang tầm vóc cửa ngõ vào thị trường ASEAN. Với một tầm quan trọng như thế đối với Trung Quốc, Việt Nam là tầm ngắm của các nhà xuất khẩu nước này. Nhập siêu từ Trung Quốc năm 2009 chiếm gần 90% nhập siêu của Việt Nam. Qua bảng thống kê sau, chúng ta có thể thấy được thâm hụt thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao như thế nào trong thâm hụt thương mại quốc tế của Việt Nam:
Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng cụng nghiệp trên quy mô lớn và triển khai hầu như toàn diện trong các lĩnh vực, từ sản phẩm có hàm lượng cụng nghệ thấp đến các sản phẩm có hàm lượng kỹ năng cao, công nghệ cao; đồng thời Trung Quốc triển khai phân công hàng ngang (horizontal trade), phân công nội ngành (intra-industry trade) với các nước khác trong các mặt hàng chế tạo các loại máy móc, là những lĩnh vực chủ đạo trong mậu dịch quốc tế hiện nay. Cho nên, thâu tóm thị trường thế giới ở mọi lĩnh vực nào là bước đi táo bạo nhưng khả thi của Trung Quốc.
WTO và các cam kết
Có thể nói sự kiện gia nhập WTO là một bước ngoặt của lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh. Nhưng bên cạnh những lợi ích mang lại từ tổ chức này thì Việt Nam còn phải chấp nhận đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt với các nước thành viên. Chúng ta không thể áp dụng chiêu bài không cạnh tranh nổi thì cấm nhập như trước mà còn phải thực thi cam kết gỡ bỏ hang rào thuế quan. Chính điều này đã góp phần hạ giá thành của sản phẩm ngoại nhập. Cộng với hàng hóa Việt Nam chưa thể cạnh tranh trên sân nhà nói chi là quốc tế, thì việc nhập siêu là điều không thể tránh khỏi.
Gần 3 năm là thành viên chính thức của WTO, không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của việc hội nhập toàn cầu, nhưng chúng ta lại thụ động trong việc ứng phó với những thách thức do khối này mang lại.
Ngay cả trong khối ASEAN, cụ thể trong khu vực AFTA, do tương đồng về mặt địa lý và tập quán canh tác nên các sản phẩm nông nghiệp của các nước không những không hỗ trợ nhau mà còn cạnh tranh nhau trong buôn bán quốc tế. Tương tự, các sản phẩm công nghiệp cũng na ná nhau về công nghệ cũng như mẫu mã khiến cho chúng ta gặp khó khăn trong trao đổi nội khối và tạo cơ hội cho các nước khác thâm nhập thị trường này dễ dàng hơn.
Ngay cả khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực đầy đủ thì Việt Nam lại không tận dụng được cơ hội này. Chúng ta thường bỏ trứng vào một giỏ nên thường bị kiện bán phá giá, như trường hợp hàng may mặc và cá basa. Chính những chính sách hạn chế như trên là cho các nhà sản xuất trong nước khốn đốn, chỉ tiêu xuất khẩu không đạt được, nhập siêu.
Thị Trường EU
Cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu đã chia khối này thành hai phe: phe thắt lưng buộc bụng và phe kích thích tiêu dùng. Nhưng phe thắt lưng buộc bụng chiếm đa số và quan trọng hơn là Đức- anh cả EU dẫn đầu chính sách này. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ của Việt Nam. Chính vì chính sách này đang được đa số thành viên EU áp dụng nên khả năng tăng xuất khẩu vào thị trường này là rất khó. Đành rằng chính phủ thắt chặt chi tiêu công nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân. Việt nam xuất vào thị trường này chủ yếu là hàng may mặc, giày da và thủy sản. Hai mặt hàng đầu sẽ bị thất sủng trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
EU đang áp thuế bán phá giá 10% mặt hàng giày mũ da của Việt Nam và sẽ còn hiệu lực trong 15 tháng nữa. Ngoài ra, đạo luật IUU về xuất xứ nguồn gốc cũng một phần nào làm giảm giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào khối.
Tình hình bảo hộ mậu dịch toàn cầu
Sau khi phát sinh khủng hoảng tiền tệ quốc tế, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư co lại, thương mại quốc tế suy giảm nghiêm trọng, làm gia tăng cạnh tranh thương mại giữa các nước với nhau. Một số nước và khu vực muốn thông qua việc mở rộng xuất khẩu nhằm nhanh chóng hồi phục kinh tế, thậm chí thông qua sự mất giá mạnh của đồng bản tệ và các thủ đoạn khác để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình, trăm phương nghìn kế nhằm chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế bản địa hồi phục nhanh chóng, tính cố chấp của các nền kinh tế chủ yếu lại tăng thêm nhằm ưu tiên giải quyết vấn đề như việc làm, phát triển sản nghiệp trong nước, liên tiếp đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại và biện pháp bảo hộ. Hiện nay, do kinh tế thế giới còn chưa thoát ra khỏi bóng đen của cuộc khủng hoảng, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vẫn còn tồn tại trong một số lĩnh vực, thậm chí còn có khả năng lan sang một số lĩnh vực khác như tỷ giá hối đoái, bản quyền trí tuệ, kinh tế ít cacbon, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng…
Chính những yếu tố trên là những nhân tố kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Tình hình kinh tế một số thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam.
Kinh tế châu Mỹ sẽ sáng sủa hơn
Theo Ủy ban Kinh tế phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe của Liên Hợp Quốc (ECLAC), triển vọng kinh tế của các nước Mỹ Latinh sáng sủa hơn trong năm 2010 với mức tăng trưởng cao nhất là Brazil với 5,5%, tiếp đến là Uruguay 5%, Panama, Chile và Bolivia đều là 4,5%.
Tại Mỹ, tăng trưởng năm 2010 dự kiến chỉ là 2,5%. Động lực cơ bản cho nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn vẫn là chi tiêu tiêu dùng, chiếm gần 70% GDP, tuy nhiên động lực này tiếp tục yếu trong năm 2010.
Tiêu dùng giảm mạnh vào đầu năm 2010, kéo theo việc giảm tốc độ tăng GDP và sẽ tăng lại vào giữa năm 2010. Nguyên nhân khiến tiêu dùng giảm là do nợ và thất nghiệp vẫn còn cao. Tỉ lệ thất nghiệp có thể tăng tới khoảng 10,5% trong quý I-2010.
Nhận định về xu hướng triển vọng trước mắt, hãng sản xuất chip điện tử nổi tiếng thế giới Intel dự đoán sẽ có sự phục hồi mạnh về nhu cầu đối với các loại máy tính để bàn trong năm nay.
Các nhà sản xuất xe hơi cũng nâng dự báo bán hàng và tuyển dụng lại một số công nhân. Thậm chí một số công ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh nhỏ bị tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng vừa qua cũng bắt đầu thông báo doanh số bán hàng cao hơn. Tình hình của ngành ngân hàng Mỹ, nơi bắt nguồn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã được cải thiện trong năm 2009. Các định chế tài chính của Mỹ như Bank of America, JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Citigroup, Wells Fargo... đã bắt đầu làm ăn có lãi trở lại và đang thực hiện việc trả lại các khoản tiền cứu trợ của chính phủ nước này. Tình hình khả quan này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2010.Về đồng Đôla Mỹ (USD), nhờ triển vọng kinh tế Mỹ sáng sủa hơn đôi chút so với kinh tế Châu Âu và Nhật Bản, nhu cầu về đồng USD sẽ cải thiện. Tuy nhiên, sức ép giảm giá của đồng USD vẫn tiếp tục trong năm 2010 và đà giảm này chắc chắn sâu hơn so với các đồng tiền của những thị trường đang nổi. Các nhà phân tích cho rằng, đồng USD tiếp tục giảm giá trong những tháng đầu năm 2010, tác động xấu đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng về lâu dài, sẽ khôi phục lại vị trí của mình.Trong khi đó, dự báo kinh tế của Canada trong năm 2010 rất lạc quan sau giai đoạn suy thoái kéo dài trong năm qua. Dự đoán tăng trưởng GDP của nước này sẽ là 2,6-2,7% năm 2010, so với mức giảm 2,5% năm 2009.
Châu Âu: Khả năng phục hồi còn yếu
Nhìn chung, các nước phát triển ở Châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với việc các lĩnh vực kinh doanh, du lịch đã dần hồi phục.Trong báo cáo công bố ngày 25/2, Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra lời cảnh báo về khả năng phục hồi kinh tế của châu lục này trong năm nay vẫn còn mong manh.Theo báo cáo trên, cả Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng euro đều được dự báo chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 0,7% trong năm 2010 sau khi trải qua thời kỳ suy thoái với mức giảm từng khu vực là 4,1% và 4% trong năm ngoái.Là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, kinh tế EU về căn bản đã thoát ra "cơn nguy kịch" khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bắt đầu tăng trở lại vào quý III năm ngoái, sau thời kỳ suy thoái dài và trầm trọng nhất trong lịch sử EU.Báo cáo cho biết những biện pháp cứu vãn kinh tế đặc biệt được áp dụng thời gian qua đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi của nền kinh tế EU. Theo dự báo, tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm sẽ tương đối cao đối với cả EU và khu vực đồng euro, tuy nhiên con số này sẽ giảm vào 6 tháng cuối năm, do một số tác nhân tạm thời như chính phủ các nước bắt đầu ngừng các gói kích thích kinh tế, đặc biệt chương trình đổi "xe cũ lấy xe mới" của Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, cũng kết thúc. Chính vì vậy, viễn cảnh nền kinh tế EU sẽ không thay đổi nhiều trong năm nay với tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức 1,4% đối với EU và 1,1% đối với khu vực đồng euro.Châu Âu đã trải qua cơn suy thoái sâu nên khả năng phục hồi còn yếu. Anh dự kiến tăng trưởng 0,8% năm 2010. Một số nền kinh tế Tây Âu, như Iceland, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiếp tục giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Tổng thống Nga Medvedev dự đoán kinh tế Nga sẽ tăng trưởng từ 2,5-5% năm 2010.
Châu Á - động lực đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng
Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về tình hình kinh tế-xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh Châu Á-Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế với dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình 6,3% trong năm 2010.Việc các nước Châu Á tích cực chuyển hướng, chú trọng hơn đến thị trường nội địa, nhằm giảm phụ thuộc xuất khẩu là hướng đi hiệu quả, giúp lấy lại ổn định và tăng trưởng sau khủng hoảng.Trung Quốc là quốc gia có nhiều triển vọng nhất trong năm 2010. Tất cả các dự báo của các định chế quốc tế từ Ngân Hàng Phát Triển Á Châu đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Thế Giới đều cho rằng triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay tươi sáng hơn so với 2009. Các dự báo giao động từ 9 đến 9,5%. Với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 1.201,7 tỷ USD, nước này đã vượt Đức, trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới và sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.
Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến các chuyên gia dự báo kinh tế, công bố ngày 5/8, kinh tế Ấn Độ có thể đạt tăng trưởng 8,4% trong tài khóa hiện nay (đến tháng 3/2011), thấp hơn mức dự báo hồi tháng 7 của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) là 8,5%. Theo đó, các chuyên gia dự báo GDP tăng 8,4% là nhờ tăng tiêu dùng cá nhân, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng tăng, trong khi lạm phát có thể giảm từ 10,55% trong tháng Sáu vừa qua xuống còn 6-6,9 % vào tháng 3/2011. Tuy nhiên, giá tiêu dùng hiện vẫn ở mức rất cao, chủ yếu do giá lương thực cao, chính sách tăng lương và mở rộng quy mô kinh tế.Năm nay ASEAN dự kiến hoàn tất 5 hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Nhật Bản. Các hiệp định này sẽ dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại và đẩy nhanh tiến trình đi tới một thị trường hợp nhất với dân số tổng cộng lên tới 3,2 tỷ người. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tăng trưởng kinh tế chung của cả nhóm có thể đạt 5,5%, trong đó Việt Nam dễ dàng đạt mức tăng trưởng 6,5%, Myanmar và Indonesia đạt mức hơn 4%.
Những quốc gia còn lại, tăng trưởng từ 3,5% trở xuống, thấp nhất là Nhật Bản với 1,5% và Brunei với 0,5%. Cũng giống như các nước Châu Âu, Nhật Bản đã trải qua suy thoái sâu trong năm 2009 nên khả năng phục hồi trong năm 2010 còn yếu.Chính phủ Hàn Quốc đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2010 của nước này là 5%, cao hơn so với mức 4% của dự báo trước đó, do nước này cho rằng nền kinh tế thế giới đang phục hồi trong điều kiện tốt hơn và nhu cầu trong nước cũng phục hồi nhanh. Trong khi đó IMF dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc là 4,5%.
Kinh tế châu Phi: Yếu kém và bất ổn
Báo cáo của IMF đã nêu ra sự yếu kém và bất ổn của nền kinh tế Châu Phi với nguy cơ phải đối mặt với việc giảm viện trợ từ những nước phát triển, bởi chính các quốc gia này cũng là nạn nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính. Do vậy, nghèo đói và thất nghiệp sẽ đe dọa một số nước khu vực Nam Phi, làm cho tình hình xã hội trong vùng càng thêm bất ổn.Song song với đó, thiên tai trong đó có hạn hán và lũ lụt tại Đông Phi gây ra hệ quả là cuộc khủng hoảng lương thực thường xảy ra sau đó cũng gây nhiều trở ngại cho con đường phục hồi của châu lục này.Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, nhiều người vẫn rất lạc quan về khả năng cải thiện của nền kinh tế Châu Phi trong năm 2010. IMF đã dự báo mức tăng trưởng của châu lục này sẽ đạt 4% vào năm 2010.Bộ trưởng kinh tế Angola Manuel Nunes Fils tuyên bố, lĩnh vực dầu lửa sẽ là thế mạnh của nước này vào năm 2010, và dự báo nền kinh tế của Angola có thể tăng trưởng đến 8,2%.Báo cáo kinh tế của Kenya công bố tháng 10-2009, sau khi trải qua các cuộc bạo động hậu bầu cử năm 2008, hạn hán và cuộc suy thoái toàn cầu, nền kinh tế nước này đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi, có thể bảo đảm mức tăng trưởng 3,9% năm 2010.Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất Châu Phi có thể tăng trưởng 1,5%. Khu vực Trung Đông được dự đoán tăng trưởng ở mức 3-4% trong năm 2010.
GIẢI PHÁP
Phân tích tình hình nhập siêu
Kể từ năm 1995 đến nay, nhập siêu của Việt Nam luôn ở mức dưới 5 tỷ USD song đã tăng vọt lên trên 12 tỷ USD vào năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006) và đến hết tháng 9/2008, tổng mức nhập siêu đã lên tới con số 15,8 tỷ USD.
Xét theo quy mô GDP, nhập siêu tương đối cao (trên 10% GDP) những năm 1995 - 1996, 2003 - 2004 và đặc biệt cao từ năm 2007 (trên 20% GDP), nhưng xét theo tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu thì nhập siêu năm 2007 (gần 30% kim ngạch xuất khẩu) lại không đáng lo ngại bằng giai đoạn 1995 - 1996 (trên dưới 50% kim ngạch xuất khẩu).
Do tâm lý chuộng hàng ngoại vẫn phổ biến trong dân cư nên nhập siêu tăng có tác động của tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng. Mặt khác, tổng cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán trong nước tăng cao kích thích tăng quy mô thị trường tiêu dùng hàng ngoại nhập, dẫn đến mở rộng quy mô nhập siêu.
Mặt khác nhiều năm trở lại đây, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI thường chiếm trên 30% so với kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của khối này khoảng 6 năm gần đây trung bình trên 25%/năm (ngoại trừ năm 2009 giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới).
Trong ngắn hạn, tuy Việt Nam vẫn còn những nguồn ngoại tệ khác để bù đắp thiết hụt trong cán cân xuất nhập khẩu, nhưng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định vĩ mô và cán cân thanh toán.
Nguyên nhân của tình trạng này do Việt Nam là nước có trình độ kỹ thuật kém phát triển, sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị nên việc nhập khẩu hàng năm của doanh nghiệp, nhất là ở khu vực FDI đều tăng mạnh. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam thường lấy mục tiêu tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, sau đó mới tính đến xuất khẩu, do đó hiệu quả kinh tế đem lại cho Việt Nam từ hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI là không cao.
Số liệu nhập siêu các năm gần đây:
Năm
Tỉ trọng nhập siêu(%)
Nhập siêu( tỷ USD)
2007
25,6
13,3
2008
27
17,5
2009
21,1
12,2
6 tháng đầu 2010
20,9
6,7
Tình hình nhập siêu nửa năm đầu 2010
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê công bố ngày 22-6, giá trị nhập khẩu tháng 6-2010 ước khoảng 7,2 tỷ USD (so với tháng 5 là 7,18 tỷ USD). Trong khi đó xuất khẩu giảm, chỉ đạt 6 tỷ USD (so với 6,3 tỷ USD của tháng 5), đẩy giá trị nhập siêu tháng 6-2010 lên 1,2 tỷ USD (tháng trước là 871 triệu USD).
Các nhóm hàng nhập khẩu mạnh nhất tháng này gồm vải (520 triệu USD), sắt thép (503 triệu USD), xăng dầu (476 triệu USD), chất dẻo (342 triệu USD). Xuất khẩu nhiều nhất có dệt may (950 triệu USD), giày dép (480 triệu USD), dầu thô (416 triệu USD), thủy sản (390 triệu USD)...
Tính chung nửa đầu năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu của VN khoảng 38,8 tỷ USD và xuất khẩu hơn 32,1 tỷ USD. Như vậy giá trị nhập siêu từ đầu năm đến nay là 6,7 tỷ USD, chiếm 20,9% kim ngạch xuất khẩu.
Trước đó, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 15 ngày đầu (từ 01/06 đến 15/06) tháng 6/2010 đạt 6,44 tỷ USD (xuất khẩu 2,95 tỷ USD và nhập khẩu 3,49 tỷ). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 06/2010 vẫn tiếp tục ở trạng thái nhập siêu với mức thâm hụt là 536 triệu USD, tăng 26,8% so với kỳ 2 tháng trước.
Số liệu nhập siêu 4 tháng đầu năm 2010
Chỉ số nhập siêu tăng cao trong khi kim ngạch xuất khẩu còn thấp
Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu - thâm hụt cán cân thương mại:
- Nhìn vào cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng như quy mô xuất khẩu ta nhận ra một điều: năng lực xuất khẩu của VN đang vướng phải một số bất lợi, đó là: Chưa thực sự hội nhập vào chuỗi cung ứng của khu vực; Giá trị gia tăng thấp; Tính dễ bị tổn thương và tập trung cao của các mặt hàng xuất khẩu chính; Quy mô xuất khẩu thấp...
- Sản xuất để xuất khẩu vẫn đòi hỏi nguồn nhập khẩu lớn: phần lớn nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, máy móc thiết bị (thường chiếm trên 80%) đều phải nhập khẩu. Ngay đến mặt hàng thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam là dệt may, để xuất khẩu được khoảng 4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2010, cũng phải nhập nguyên phụ liệu (bông, sợi dệt, vải, nguyên phụ liệu) khoảng 2,6 tỷ USD
- Thêm vào đó tính bất ổn của giá cả hàng hóa trên thế giới đã làm cho tình trạng nhập siêu của việt nam càng tồi tệ, giá nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng trong khi đó giá mặt hàng xuất khẩu lại có xu hướng giảm dần khiến cán cân thanh toán của ta ngày càng thâm hụt nặng.
- Mặc dù chính phủ cũng đã có một số biện pháp hạn chế nhập siêu nhằm giảm bớt gánh nặng trên cán cân thương mại nhưng nhìn theo hướng khả quan nhất thì việc hạn chế nhập khẩu khá hiệu quả chỉ tập trung vào các nhóm các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm và một số máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được. Tuy nhiên, nhóm hàng hóa này chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu (nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu thường chỉ chiếm khoảng 17%). Các biện pháp đang áp dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng trong khi tỷ trọng của nhóm này rất thấp, chỉ chiếm 8,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
- Thuế suất thấp và hệ quả của việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại song phương cũng góp phần gia tăng tình trạng nhập siêu. Theo các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO, các nước thành viên có quyền áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu theo những điều kiện nhất định. WTO có ngoại lệ cho phép áp dụng hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ cán cân thương mại và cán cân thanh toán (BOP), và trong trường hợp các nước đang phát triển, nhằm bảo đảm mức dự trữ đủ để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế.
- Thị trường xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu vào một số thị trường lớn như: Mỹ, EU, Canada,….. mà các quốc gia này đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn khũng hoảng tài chính toàn cầu, do vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh là điều không thể tránh khỏi.
- Bên cạnh đó mức chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam giữa người nghèo và người giàu, giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng làm cho việc tiêu thụ cá mặt hàng xa xỉ và cao cấp không ngừng tăng. Đây cũng chính là nguyên nhân góp phần không ít tới việc nước ta thâm hụt cán cân thương mại.
Trên thực tế, hàng loạt giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong ngắn hạn đã được ban hành như hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu... nhưng kết quả không có nhiều chuyển biến.Việc tăng thuế kiềm chế nhập siêu chỉ là giải pháp ngắn hạn và cũng cần hết sức cân nhắc khi áp dụng đối với các mặt hàng. Bởi nếu tăng thuế, với nhiều mặt hàng dù thuế cao doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu thì sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra và đây không thể là giải pháp lâu dài cho việc hạn chế nhập khẩu. Những giải pháp mang tính chất tình huống như thuế, rõ ràng không thể là giải pháp lâu dài cho việc kiềm chế nhập siêu. Phát triển công nghiệp phụ trợ là giải pháp đã được nhắc đến từ nhiều năm để giải quyết căn cơ bài toán nhập siêu nhưng đến nay, văn bản về quy hoạch, phát triển công nghiệp phụ trợ vẫn chỉ là... dự thảo. Đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao, hàng năm tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu của Việt Nam đều rất lớn.
Một số giải pháp để hạn chế tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam
Giải pháp ngắn hạn
Chính sách tỷ giá: Trong thời gian tới, Chính phủ cần điều chỉnh phá giá dần dần tiền đồng, tránh gây sốc, nhưng bảo đảm theo khuynh hướng tăng/giảm giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá cần cân nhắc theo một giỏ tiền tệ các ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi (USD, EUR, JPY, GBP) theo tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước/khối nước liên quan.
Chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu chiết khấu các loại hối phiếu thanh toán trả chậm, hoặc cấp tín dụng ngay cho các doanh nghiệp có thể chứng minh đã hoàn thành việc giao hàng và đang làm thủ tục thanh toán trên cơ sở bảo đảm thanh toán bằng chuyển giao chứng từ sở hữu hàng hóa cho ngân hàng. Chính phủ có thể bảo lãnh các khoản thanh toán này.
Chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để giảm các loại chi phí liên quan tới xuất khẩu như chi phí tại cảng biển, sân bay và chi phí vận tải; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu (có thể tài trợ chi phí cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu để thực hiện các thủ tục này được thuận tiện, thông qua bộ máy hành chính nhà nước phục vụ xuất khẩu như thuế, hải quan).
Chính sách hạn chế nhập khẩu: Theo các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO, các nước thành viên có quyền áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu với những điều kiện nhất định nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán (BOP). Trong trường hợp các nước đang phát triển, biện pháp này còn để bảo đảm mức dự trữ đủ để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế. Việc mở cửa nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là gia nhập WTO và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đã làm gia tăng nhập khẩu. Nếu nhập khẩu tăng làm nảy sinh những vấn đề mới cho nền kinh tế trong nước thì Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, miễn là phù hợp với luật pháp trong nước và các cam kết quốc tế (WTO, FTA và hiệp định song phương), bao gồm: tăng thuế suất lên mức thuế cam kết, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống đối kháng, xem xét áp dụng Điều XXVIII của GATT năm 1994 (sửa đổi biểu cam kết thuế) để đàm phán lại các nhượng bộ về thuế quan khi gia nhập WTO. Nên hạn chế nhập khẩu tập trung vào các nhóm các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm và một số máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được.
Tăng thuế quan đối với các mặt hàng nhập khấu không phải là mặt hàng thiết yếu: Theo dõi kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2010, Bộ Tài chính nên tăng thuế nhập khẩu ưu đãi các nhóm mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu.
Giải pháp dài hạn
Đa dạng hóa cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu: Cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta cho thấy, thị trường xuất - nhập khẩu của Việt Nam tập trung cao độ vào một số thị trường trọng điểm đang chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới. Do vậy, cần huy động các cơ quan ngoại giao và mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới để phát triển, mở rộng thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương và Mỹ La-tinh, đồng thời khôi phục lại những thị trường cũ như Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập...
Cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu: Việc cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần xây dựng lộ trình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, đồng thời tìm thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu mới. Hàng hóa nhập khẩu cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu thành phẩm, tăng tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu thô.
Khai thác thị trường trong nước: Cần khai thác tối đa thị trường trong nước để giảm quy mô nhập khẩu, nhằm giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào các thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đối với các nước trong khu vực. Nghiên cứu, điều chỉnh công nghệ, nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất trong nước thông qua việc khai thác các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là dệt may, giày dép, thiết bị điện tử đã đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, cần nỗ lực khai thác thị trường nội địa để duy trì quy mô hoạt động trong thời kỳ khó khăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, giảm áp lực nhập khẩu hàng tiêu dùng, góp phần cân bằng cán cân thương mại, nhất là hỗ trợ cho các nhà sản xuất lúc thị trường xuất khẩu có biến động xấu.
Phát triển công nghiệp phụ trợ là giải pháp để giải quyết căn cơ bài toán nhập siêu. Để phát triển công nghiệp phụ trợ, Chính phủ phải có những chính sách ưu đãi các doanh nghiệp trong nước, phân biệt với hàng nhập khẩu để hàng sản xuất trong nước có sức cạnh tranh hơn về giá cả. Môi trường đầu tư, giá nhân công, mặt bằng rẻ giờ đã không còn là lợi thế của riêng Việt Nam trong thu hút đầu tư. Và đó cũng không còn là những điều kiện được ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư. Giờ đây, các nhà đầu tư đã chuyển hướng nhắm đến những thị trường có thể đáp ứng tốt nhất cho việc sản xuất các sản phẩm của họ, trong đó sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những tiêu chí rất quan trọng. Đó là những điểm mà các cơ quan hoạch định chính sách của ta cần lưu tâm và có hành động cụ thể.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thăng trầm trong suố quãng thời gian sau sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sách kinh tế ngày càng được mở rộng, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, cũng như xuất khẩu ngày càng tăng đến thị trường các nước trên thế giới. Chúng ta không tểh phủ nhận những thành tựu mà riêng nghành xuất nhập khẩu đóng góp cho GDP nói riêng và sự phát triển đất nước nói chung. Tuy nhiên chúng ta cũng đang đối mặt để tìm ra những giải pháp cho việc kìm hãm tốc độ tăng kim ngạch nhập siêu những năm gần đây.
Bài viết có phân tích tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và tình hình nhập siêu hàng hóa, cũng như tốc độ tăng tỉ lệ nhập siêu những năm gần đây. Vấn đề vĩ mô khá nan giải, và đang làm cán cân thanh toán thâm hụt, đưa Việt Nam lên hạng vị trí các nước trong ASEAN có tốc độ nhập siêu tăng cao. Cũng như đã phân tích, trong vòng 6 tháng đầu năm 2010 Việt Nam đã nhập siêu khoảng 6,7 tỷ USD chiếm 20,9% kim ngạch xuất khẩu, trong khi chỉ tiêu nhập siêu năm 2010 là dưới 12 tỷ USD chiếm dưới 20% kim ngạch xuất khẩu. Các giải pháp ngắn hạn bài viết kiến nghị nhằm giải quyết một số vấn đề tác động đến việc nhập hàng hóa từ các nước bạn, kìm hãm bớt lượng nhập cũng như gái trị nhập. Tuy nhiên đây chỉ là những kiến nghị trong ngắn hạn, chỉ nên áp dụng trong thới gian ngắn 6 tháng cuối năm 2010 sẽ tốt hơn và tránh có những tác động xấu đến nền kinh tế. Bên cạnh đó bài viết có đưa ra thêm một số giải pháp dài hạn cho nghành nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hy vọng những giải pháp trên sẽ có ích cho nền kinh tế vĩ mô.
Chân thành cám ơn cô đã có các hướng dẫn cụ thể để nhóm có thể hoàn thành tốt bài viết này. Hy vọng cô sẽ có những góp ý cho bài được hoàn thiện tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quản Trị Ngoại Thương, Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, NXB Lao động Xã hội
Nghiệp Vụ Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu , Nguyễn Việt Tuấn, Lý Văn Diệu, NXB Thanh Niên 2008
Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu, Võ Thanh Thu, NXB Thống Kê 2007
Danh sách nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Thu Thủy NT3
Vũ Thanh Thủy NT3
Nguyễn Thị Thanh Hằng NT3
Nguyễn Quang Vinh NT3
Nguyễn Hoàng Tiến Quang NT3
Nguyễn Ngọc Anh Khoa NT4
Nguyễn Thị Thùy Dung NT3
Võ Thị Yến Nhi NT3
Huỳnh Ngụy Đại Quyền NT2
Huỳnh Vân Tiên NT2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo- một số giải pháp nhằm giảm nhập siêu cho 6 tháng cuối năm 2010.docx