Tóm lại, khi dạy câu hội thoại
trong phân môn Tập đọccho học sinh
lớp 2, lớp 3 cần tính đến đặc điểm nhận
thức của các em, đồng thời câu hội thoại
phải được đặt trong ngữ cảnh chung của
bài khi xét yếu tố ngữ nghĩa. Bên cạnh
đó nhân vật hội thoại cũng giữ một vai
trò quan trọng trong câu thoại vì qua
nhân vật ta biết được thái độ trao lời,
biết được mối quan hệ liên nhân giữa
các nhân vật, biết được mục đích trao
đáp của câu thoại.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3538 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nhận xét về nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 2, lớp 3 và phương pháp dạy học phù hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
77
Một số nhận xét về nội dung ch−ơng trình phân môn Tập
đọc lớp 2, lớp 3 và ph−ơng pháp dạy học phù hợp
Nguyễn Đình Tuấn (a)
Tóm tắt. Bài viết này đi sâu tìm hiểu nội dung ch−ơng trình phân môn Tập đọc
(ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và lớp 3), trong đó có văn bản hội thoại. Vận dụng
lý thuyết hội thoại, chúng tôi nêu lên cách dạy phù hợp: Dạy đọc cho học sinh luôn
gắn với ngữ cảnh; với nhân vật giao tiếp; với nội dung nghĩa của phát ngôn.
1. Đặt vấn đề
Tập đọc là một trong những phân
môn có vị trí quan trọng trong việc dạy
tiếng Việt ở tr−ờng tiểu học, nó thể hiện
tính tích hợp cao trong rèn luyện các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Tập đọc cùng với các phân môn nh−:
Học vần, Tập viết là nhóm phân môn
khởi đầu giúp học sinh biết đọc, biết
viết để học tập tiếng Việt cũng nh− các
môn học khác, nhằm chiếm lĩnh kho
tàng tri thức trong nhà tr−ờng và tri
thức của nhân loại nói chung. Chính vì
vậy, việc quan tâm đến nội dung
ch−ơng trình cũng nh− đề ra ph−ơng
pháp dạy học môn Tập đọc là một yêu
cầu đặt ra hết sức cấp bách.
2. Nhận xét chung về nội dung
ch−ơng trình
2.1. Nguyên tắc chỉ đạo
Các nguyên tắc chỉ đạo việc soạn
thảo ch−ơng trình và sách giáo khoa là
nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc tích
cực hoá hoạt động của học sinh, tận
dụng những kinh nghiệm sử dụng
tiếng Việt của học sinh, nguyên tắc
tích hợp, đặc biệt chú ý kết hợp dạy
tiếng Việt với dạy văn hoá và văn học.
Nội dung dạy Tập đọc theo quan điểm
giao tiếp trong SGK tiếng Việt lớp 2,
lớp 3 đ−ợc thể hiện ở sự đa dạng của
các loại hình văn bản: truyện kể, thơ,
văn bản miêu tả, văn bản khoa học,
văn bản báo chí, văn bản giao dịch
thông th−ờng. Sự đa dạng của các loại
văn bản tạo điều kiện cho học sinh
đ−ợc tiếp xúc với nhiều mảng hiện
thực, mở rộng hiểu biết về cuộc sống,
đồng thời cũng giúp các em làm quen
với nhiều phong cách tạo lập văn bản,
ứng dụng đ−ợc những kiểu văn bản
trong thực hành giao tiếp. Trong cuộc
sống hàng ngày, ng−ời ta không chỉ đọc
các tác phẩm văn học mà còn phải đọc
nhiều loại văn bản khác, vì vậy sự có
mặt của nhiều loại văn bản đọc trong
phân môn Tập đọc là một yêu cầu cần
thiết. Quan điểm giao tiếp trong dạy
học Tập đọc còn đ−ợc thể hiện ngay
trong từng bài đọc, đó là sự xuất hiện
khá nhiều văn bản đọc có lời thoại.
Trong giờ Tập đọc, học sinh chủ
yếu luyện đọc trơn, đọc hiểu và cả tập
nói, nghe. Việc thực hiện yêu cầu đọc
hiểu còn ở mức độ thấp. Học sinh học
xong bài cần nhớ nội dung vừa đọc và
kể lại, thuật lại nội dung đó. Với một số
bài có yêu cầu các em hiểu đựơc ý nghĩa
hiển ngôn của văn bản.
2.2. Nội dung ch−ơng trình
ở lớp 2, mỗi tuần có 4 tiết Tập đọc.
Sách giáo khoa chia làm 15 đơn vị học,
mỗi đơn vị đ−ợc thực hiện trong 2 tuần,
Nhận bài ngày 03/12/2006. Sửa chữa xong 01/2/2007.
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
78
đ−ợc sắp xếp nh− sau:
Tuần 1: Một truyện kể (2 tiết)
Một văn bản thông th−ờng (1
tiết)
Một văn bản thơ (1 tiết)
Tuần 2: Một truyện kể (2 tiết)
Một văn bản miêu tả (1 tiết)
Một truyện vui (1 tiết)
ở lớp 3, mỗi tuần có khoảng 3,5 tiết
Tập đọc (mỗi tuần có một bài 2 tiết
chung với kể chuyện). Phần Tập đọc
trong mỗi đơn vị học đ−ợc sắp xếp nh−
sau:
Tuần 1: Một truyện kể ≈ 1,5 tiết
Một văn bản thơ = 1 tiết
Một văn bản thông th−ơng = 1
tiết
Tuần 2: Một truyện kể ≈ 1,5 tiết
Một văn bản thơ = 1 tiết
Một văn bản miêu tả = 1 tiết
2.3. Nhận xét về các văn bản đọc có
lời thoại trong sách giáo khoa tiếng Việt
lớp 2, lớp 3
2.3.1. Nhận xét chung về thể loại
văn bản
Qua khảo sát, chúng tôi thấy thể
loại văn bản ở lớp 2, lớp 3 có những đặc
điểm sau:
a. Thời l−ợng dành cho việc học
đọc các văn bản là văn xuôi nhiều hơn
thơ. Trong văn bản văn xuôi bài đọc có
lời thoại chiếm tỉ lệ khá lớn, ở lớp 2 cao
hơn lớp 3: ở lớp 2 là 59,1% và ở lớp 3 là
41,38%. Văn bản đọc có lời thoại gồm các
thể loại: truyện, báo chí, tản văn.
Truyện bao gồm những câu
chuyện nguyên bản hoặc những trích
đoạn tác phẩm (có thể điều chỉnh chút
ít cho phù hợp với dung l−ợng của tiết
học và yêu cầu rèn luyện kỹ năng tiếng
Việt cho học sinh), truyện th−ờng có cốt
truyện, nhân vật. Truyện bao gồm
truyện cổ dân gian (trong và ngoài
n−ớc), truyện dân gian do các nhà văn
sáng tác dành riêng cho trẻ em sau này,
trong đó có cả truyện đồng thoại - một
thể loại mang những đặc điểm hình
thức khá giống truyện ngụ ngôn.
Báo chí (còn gọi là văn bản
truyền thông) đ−ợc dùng với mục đích
thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức. Tuy nhiên, ở lớp 2, lớp 3, văn bản
báo đ−ợc sử dụng chủ yếu với mục đích
phổ biến kiến thức. Văn bản báo chí có
lời thoại nh− Một tr−ờng Tiểu học vùng
cao; Ng−ời con của Tây Nguyên.
Tản văn (đ−ợc phân biệt với
truyện ở mức độ và dung l−ợng thể
hiện) là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm
súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận,
miêu tả, khắc hoạ nhân vật, không nhất
thiết có cốt truyện, nhân vật hoàn
chỉnh. Mục đích của tản văn là tái hiện
đựơc các nét chính của các hiện t−ợng
giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình
cảm, ý nghĩ của tác giả. Đây chính là cơ
sở để coi các bài văn miêu tả, văn xuôi
trữ tình,... đ−ợc sử dụng trong SGK là
tản văn. Khi dạy đọc các văn bản này,
giáo viên cần giúp học sinh cảm thụ
đ−ợc giá trị nội dung và nghệ thuật của
chúng.
b. Hầu hết các văn bản có lời
thoại là những văn bản có cốt truyện, có
nhân vật. Một số kiểu câu hội thoại
thông th−ờng đều đ−ợc các nhân vật
trong bài đọc dùng để giao tiếp. Đây
chính là một lợi thế để các em vận dụng
vào giao tiếp hàng ngày trong môi
tr−ờng hoạt động lứa tuổi.
c. Hầu hết các văn bản đều có
yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng rõ
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
79
ràng, rành mạch, thể hiện đúng tình
cảm, thái độ của nhân vật, các tình tiết,
hình ảnh trong tất cả bài đọc. Tất
nhiên, trong các bài đọc có lời thoại, yêu
cầu này đ−ợc thể hiện rõ nét hơn. Đồng
thời trong các bài đọc có lời thoại, tính
tích hợp liên phân môn trong rèn luyện
các kỹ năng cho học sinh cũng đ−ợc bộc
lộ nhiều hơn. Và cũng qua các bài đọc có
lời thoại, các em đ−ợc rèn luyện kỹ năng
đọc diễn cảm tốt hơn, đọc phân vai tốt
hơn.
d. Các câu hỏi tìm hiểu bài trong
SGK cũng đã định h−ớng và giúp các
em tìm hiểu nhân vật, cốt truyện của
bài. Đặc biệt, việc tìm hiểu các truyện
vui giúp các em rèn luyện óc t−ởng
t−ợng, khiếu hài h−ớc. ở lớp 2 hầu hết
các chủ điểm đều có truyện vui.
e. Các bài đọc có lời thoại trong
phân môn Tập đọc lớp 2, lớp 3 thể hiện
tính uyển chuyển, linh hoạt thích hợp
với nhu cầu và tâm lí lứa tuổi tiểu học.
Bên cạnh kênh chữ, SGK môn tiếng
Việt nói chung và phân môn Tập đọc
nói riêng rất quan tâm đến vai trò của
kênh hình. Để tăng tính hấp dẫn, kênh
hình đ−ợc lựa chọn vừa hàm chứa nội
dung bài, vừa mang dấu ấn ngộ nghĩnh
của tuổi thơ. Điều này tạo hứng thú
hơn khi các em học Tập đọc nói riêng
và tiếng Việt nói chung.
2.3.2. Nhận xét về kiểu câu
trong các bài đọc có lời thoại ở lớp 2, lớp
3
Trong các văn bản đọc có lời
thoại ở lớp 2 và lớp 3, các kiểu câu hội
thoại đ−ợc dùng khá đa dạng và phong
phú. Nhóm câu t−ờng thuật (trong đó
gồm cả câu khẳng định và câu phủ
định) chiếm tỉ lệ khoảng 49,81%; tiếp
theo là nhóm câu hỏi chiếm 16,24%;
nhóm câu cầu khiến khoảng 14,98%;
nhóm câu cảm thán khoảng 12,65%;
nhóm câu khác khoảng 4,86%. Vì vậy,
ở phần nội dung chính của bài viết này,
chúng tôi đi sâu phân tích hai nhóm
câu hỏi và câu cầu khiến (thể hiện rõ
nhất đặc điểm lời thoại nhân vật) và
đ−a ra ph−ơng pháp dạy phù hợp.
2.3.3. Nhận xét về nhân vật, ngữ
cảnh và nội dung trong các bài đọc có lời
thoại ở lớp 2, lớp 3
a. Về thế giới nhân vật
Trong văn bản có lời thoại ở lớp
2, lớp 3, ta bắt gặp thế giới nhân vật
khá đa dạng: nhân vật là những ng−ời
thật, hay đ−ợc h− cấu, hoặc là những
loài vật đ−ợc nhân hoá.
Về nhân vật thật, nhân vật xuất
hiện nhiều nhất là các em thiếu nhi,
học sinh, ông, bà, bố, mẹ. Tiếp đó, ta bắt
gặp nhân vật là th−ờng dân, viên quan,
ông vua, ng−ời làm đồ chơi, bác bán
kính, nhà bác học, bác sĩ. Tiếp theo,
hình ảnh Bác Hồ, anh bộ đội cũng là các
nhân vật có trong các văn bản đọc.
Về thế giới nhân vật thần linh,
ta bắt gặp các vị thần: Thần Chết, Thần
Đêm tối, Thần Gió, Th−ợng đế…
Về thế giới các loài vật đ−ợc
nhân hoá, ta bắt gặp: Hoa Giấy, Mít,
Chồn, Gà Rừng, Cò, Cuốc, Sói, Ngựa,
Lừa, Khỉ, Tôm, Cá, Cây cối,…
Về nhân vật là các sự vật, hiện
t−ợng đ−ợc nhân hoá ta bắt gặp: Đất,
Hồ N−ớc, mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông,…
Sự đa dạng của thế giới nhân vật
đã đ−a các em vào một thế giới muôn
màu, muôn vẻ, sống động và lí thú.
Điều này tạo cho học sinh hứng thú học
tập cao.
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
80
b. Về ngữ cảnh
Ngữ cảnh là không gian-thời
gian trong đó lời thoại nhân vật đ−ợc
thể hiện. Ngữ cảnh mà các kiểu câu hội
thoại th−ờng xuất hiện trong văn bản ở
lớp 2, lớp 3 cũng hết sức phong phú. Sự
phong phù này là do: a/ sự xuất hiện
của khá nhiều thể loại văn bản, b/ sự đa
dạng về thế giới nhân vật. Chẳng hạn
nh− vua, quan thì thời gian để lời thoại
xuất hiện phải là ngày x−a, trong Triều
đình; Th−ợng đế thì gắn với Thiên đình;
Cá, Tôm phải d−ới n−ớc; ông bà, bố, mẹ
thì trong gia đình… Tuy vậy, ngữ cảnh
mà các kiểu câu hội thoại diễn ra nhiều
hơn cả là: Gia đình, nhà tr−ờng, thế giới
c− trú của loài vật.
d. Về nội dung
Nội dung mà các nhân vật
th−ờng đề cập đến là những vấn đề thật
đơn giản, có ý nghĩa giáo dục. Do đặc
điểm tâm sinh lí, nhận thức của học
sinh tiểu học mà các tác giả biên soạn
sách giáo khoa xây dựng theo hai trục
chủ điểm và kỹ năng. Trục kĩ năng
th−ờng gắn với yêu cầu cụ thể của mỗi
bài. Còn chủ điểm là những nội dung
xung quanh cuộc sống, hoạt động lứa
tuổi của các em. Thông qua các bài đọc,
các nhân vật trong sách giáo khoa tiếng
Việt lớp 2, lớp 3 nói chung và trong văn
bản đọc có lời thoại nói riêng nhằm giáo
dục tình cảm gia đình gắn bó, giáo dục
tình yêu quê h−ơng đất n−ớc, mở rộng
hiểu biết cho các em về thế giới xung
quanh…
Tóm lại, ch−ơng trình tiếng Việt
lớp 2, lớp 3 nhằm đáp ứng mục tiêu rèn
luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
cho học sinh tiểu học. Mục tiêu rèn
luyện kỹ năng đọc đã đ−ợc tập trung
dạy với nhiều loại văn bản đọc đa dạng,
phong phú về nội dung và thể loại, tạo
đ−ợc nhu cầu và hứng thú học tập cho
học sinh. Ch−ơng trình này cũng coi
trọng vai trò của viêc thực hành giao
tiếp trong dạy học Tập đọc. Đây chính
là cơ sở để phát triển năng lực sử dụng
tiếng Việt nói chung và phát triển kỹ
năng đọc cho học sinh tiểu học nói
riêng. Trên cơ sở thực tiễn đã khảo sát,
phân tích ch−ơng trình và yêu cầu dạy
học của phân môn Tập đọc, chúng tôi đề
xuất ph−ơng pháp dạy học đối với các
văn bản có lời thoại .
3. Vận dụng lý thuyết hội thoại
để dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2,
lớp 3 theo các nhân tố hữu quan
3.1. Dạy đọc câu hội thoại trong
văn bản phải tính đến đặc điểm nhận
thức của học sinh
a. Đặc điểm tâm sinh lí: Các nhà
tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra một
số đặc điểm tâm sinh lí ảnh h−ởng đến
việc học tiếng mẹ đẻ của trẻ nhỏ:
- Giai đoạn thứ nhất là trẻ ở độ tuổi
6 đến 9 hoặc 10 tuổi t−ơng ứng với trẻ ở
các lớp 1, 2, 3. Giai đoạn này tri giác
của các em còn đậm tính cảm xúc, số
l−ợng chi tiết và tri giác ít. Trẻ th−ờng
bị thu hút bởi các chi tiết ngẫu nhiên,
khả năng tổng hợp, quan sát kém. Hoạt
động phân tích, tổng hợp về hình thức
cũng nh− nội dung còn mang tính trực
quan rất rõ rệt. Trong hoạt động khái
quát hoá, các em th−ờng căn cứ vào các
dấu hiệu bề ngoài cụ thể, chứ ch−a l−u
ý tới dấu hiệu chung, bản chất,… các
em th−ờng phán đoán theo một chiều,
dựa vào dấu hiệu duy nhất. Tuy nhiên,
ở lứa tuổi này, các em đã có nhu cầu
khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
81
đ−ợc thể hiện mình. Để thoả mãn nhu
cầu ấy phải thông qua giao tiếp. Thông
qua các cuộc thoại với bạn bè, với thầy
cô, với ng−ời lớn mà dần các em khám
phá ra thế giới của mình. Bởi vậy, ngay
từ giai đoạn đầu các em phải đ−ợc cung
cấp các nghi thức lời nói để các em
tham gia vào môi tr−ờng giao tiếp theo
lứa tuổi. Câu là đơn vị tối thiểu để tham
gia giao tiếp. Do đặc điểm tâm sinh lí
mà việc dạy câu hội thoại chỉ nên dừng
ở những kiểu câu đơn giản (có trọng
điểm hỏi, yêu cầu, đề nghị rõ ràng,
ngắn gọn), gắn với những tình huống,
ngữ cảnh, nhân vật cụ thể. Đồng thời
các em phải đ−ợc thực hành nhiều.
- Giai đoạn thứ hai là trẻ ở lứa tuổi
từ 10 đến 11 hoặc 12 tuổi, t−ơng ứng với
trẻ ở các lớp 4, 5. Trẻ ở giai đoạn này đã
biết tìm các dấu hiệu đặc tr−ng cho sự
vật, biết phân biệt các sắc thái của chi
tiết để đi đến so sánh, tổng hợp. Trẻ đã
có khả năng tri giác sự vật nh− một
chỉnh thể, có tính mục đích và ph−ơng
h−ớng rõ ràng. Khi khái quát các em đã
bắt đầu biết dựa vào dấu hiệu bản chất
bên trong, những dấu hiệu chung để
tìm ra khái niệm, qui luật. Các em đã
nhìn thấy một sự vật có thể diễn biến
theo nhiều hình thức, một hiện t−ợng co
thể có nhiều nguyên nhân. Các em có
khả năng lập luận phán đoán của mình.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ
tập trung chú ý vào đặc điểm tâm sinh
lí của trẻ ở giai đoạn thứ nhất, t−ơng
ứng với học sinh lớp 1, 2, 3.
b. Đặc điểm vốn ngôn ngữ của học
sinh lớp 2, lớp 3.
Nh− chúng ta đã biết tiếng Việt đối
với học sinh tiểu học không chỉ là môn
học cung cấp tri thức mà nó còn là
ph−ơng tiện để nhận thức. Từ khi lọt
lòng mẹ trẻ đã biết giao tiếp với mẹ của
chúng và những ng−ời xung quanh
bằng các cử chỉ, hành động. Dần dần trẻ
đ−ợc học nói cũng thông qua giao tiếp
với mẹ và những ng−ời xung quanh. Và
nh− vậy tiếng Việt đã đ−ợc trẻ lĩnh hội
từ tr−ớc tuổi đến tr−ờng. Trẻ đã biết nói
câu đầy đủ để mọi ng−ời hiểu, đã biết
cách hô gọi thông th−ờng. Song đó chỉ là
cách học tự phát. Tr−ớc khi trẻ đ−ợc vào
lớp 1 thì ở tr−ờng mầm non trẻ đ−ợc hoà
vào cuộc sống lứa tuổi và có sự chỉ bảo
của cô giáo. Vì vậy, vốn ngôn ngữ của
các em cũng đ−ợc rèn giũa trong sáng
hơn qua từng câu nói. Tuy nhiên, chỉ
khi đ−ợc vào học ở tr−ờng tiểu học trẻ
mới đ−ợc học tiếng Việt một cách chính
qui.
Nh− vậy, khi lên đến lớp 2, lớp 3
thì trẻ đã có một trình độ ngôn ngữ
nhất định, trình độ hiểu biết về câu của
học sinh đã phong phú hơn. Mặc dù
vậy, trẻ cũng mới chỉ biết dùng các câu
đơn giản nh− câu có trạng ngữ chỉ địa
điểm (trên, d−ới, trong, ngoài…) hay
câu có trạng ngữ chỉ thời gian (sáng,
tr−a, chiều, tối, hôm nay, ngày mai,
hôm qua…) mà ít dùng câu có trạng
ngữ chỉ mục đích (vì, để,…), chỉ điều
kiện (nếu, giá, giá mà,…), chỉ nguyên
nhân (do, vì, bởi…). Nh−ng một điều
khá thú vị là về mặt ngữ pháp, trẻ ở lứa
tuổi 7 - 8 tuổi có thể liên kết đ−ợc nhiều
câu và đã biết sử dụng cả câu tỉnh l−ợc.
Qua những phân tích trên, ta thấy
trình độ ngôn ngữ của học sinh lớp 2,
lớp 3 đã phát triển và các em có đủ khả
năng để lĩnh hội tri thức về tiếng Việt
mà nhà tr−ờng cung cấp, trong đó có cả
vấn đề về hội thoại. Điều đó cho phép
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
82
giáo viên có thể thiết kế, tổ chức giờ học
Tập đọc theo h−ớng hội thoại để dạy
câu hội thoại.
3.2. Dạy đọc câu hội thoại trong
văn bản phải gắn với ngữ cảnh
Có thể nói, ngữ cảnh là nhân tố
chung chi phối nội dung, thái độ, cảm
xúc của lời thoại nhân vật, vì vậy, có
thể xem đây là nhân tố cơ bản bao trùm
lên toàn bộ văn bản, đ−a đến cách đọc
khác nhau.
Không gian, thời gian chính là ngữ
cảnh của hoạt động giao tiếp khi có hai
(hoặc hơn hai) ng−ời giao tiếp với nhau.
Cuộc giao tiếp đó có thể chỉ có dạng một
cặp thoại, một tham thoại (tr−ờng hợp
lời đáp là một sự im lặng) hoặc lớn hơn
thì nó cũng phải diễn ra trong một
không gian, thời gian nhất định.
Không gian hội thoại th−ờng là
không gian sinh tồn gắn với mỗi thời
đại mà cá nhân đó sinh sống. Không
gian có thể là khoảng rộng lớn nh−:
rừng núi (Bác sĩ Sói, TV2, T2, tr.44;
Bảo vệ nh− thế là rất tốt, TV2, T2,
tr.113; Voi nhà, TV2, T2, tr.56;…),
thành thị (Ng−ời làm đồ chơi, TV2, T2,
tr.33; Nắng ph−ơng Nam, TV3, T1,
tr.94;…)… có thể là một khoảng nhỏ
hẹp nh−: bến xe (Nhà bác học và bà cụ,
TV3, T2, tr.31); tr−ờng, lớp học (Chiếc
bút mực, TV2, T1; Bím tóc đuôi Sam,
TV2, T1; Mẫu giấy vụn, TV2, T1…);
nhà riêng (Câu chuyện bó đũa, TV2, T1;
Bán chó, TV2, T1)… Chính cái không
gian này chi phối nhân vật sử dụng vốn
từ ngữ, cách vào đề, cách nói chuyện,
nội dung, cách giải quyết,…
(1) Trong bài “Ng−ời liên lạc nhỏ”
(TV3, T1)
Nghe đằng tr−ớc có tiếng hỏi:
- Bé con đi đâu thế?
Kim Đồng nói:
- Đón thầy mo về cúng cho mẹ
ốm.
Từ “thầy mo” cho ta thấy không
gian hội thoại ở đây là vùng miến núi
phía Bắc. Vì dân tộc Tày có thầy mo
chữa bệnh bằng cách cúng bái. Câu hỏi
với thái độ trịch th−ợng, nên ng−ời hỏi
nhận đ−ợc câu đáp trống không. Câu
trao đọc với giọng trịch th−ợng, hống
hách. Câu đáp lại đọc sẵng giọng, láu
lỉnh.
(2) Trong bài Cậu bé thông minh
(TV3, T1)
Vua cho gọi vào, hỏi:
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm
ầm ĩ?
- Muôn tâu Đức Vua - cậu bé đáp -
bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa
cho em. Con không xin đ−ợc, liền bị
đuổi đi.
Từ “Đức Vua” cho ta biết không
gian giao tiếp ở trong Triều đình ngày
x−a và rất nghiêm nghị. Câu trao đọc
giọng trách móc, lớn tiếng, oai nghiêm.
Câu đáp giọng kính trọng, khiêm
nh−ờng của bầy tôi. Về thời gian hội
thoại thì có thể là thời gian hồi t−ởng
hoặc thời gian đồng hiện. Thời gian hồi
t−ởng là thời gian là nhân vật tái hiện
qua hồi ức hay sự hồi t−ởng.
(3) Trong bài Ng−ời thầy cũ (TV3,
T1, tr.56)
Chú liền nói:
- Th−a thầy, em là Khánh, đứa học
trò năm nào trèo cửa sổ bị thầy phạt
đấy ạ!
Thầy giáo c−ời vui vẻ:
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
83
- à, Khánh. Thầy nhớ ra rồi.
Nh−ng… hình nh− hôm ấy thầy có phạt
em đâu!
Ng−ời học trò đã gợi cho thầy giáo
về một quãng thời gian trong quá khứ,
nó đ−ợc thể hiện qua từ “hôm ấy”.
Giọng câu trao kể lể, hồi t−ởng. Giọng
câu đáp ngập ngừng, thắc mắc.
Thời gian đồng hiện là thời gian mà
lời nhân vật đ−ợc hiện thực hoá trong
đó, hay nói cách khác, thời gian đồng
hiện là những khoảng thời gian cụ thể
để các hành động ngôn ngữ diễn ra
trong đó, cho phép câu nói đó có tính
hiện thực hay không hiện thực, đúng
hay sai. Nh− vậy bất kì câu thoại nào
cũng đều có thời gian đồng hiện của nó.
T−ơng ứng với mỗi không gian thì
có những cách đọc khác nhau: Không
gian là nhà riêng thì giọng đọc trầm
ấm, thân mật; không gian là lớp học, với
bạn bè thì giọng đọc suồng sã, thân
thiết, với thầy cô thì giọng đọc nghiêm
nghị, kính trọng; không gian là quán
ăn, bến xe thì giọng đọc bình dân, mộc
mạc.
Nh− vậy, khi dạy câu hội thoại cho
học sinh giáo viên cần tính đến ngữ
cảnh của câu thoại, từ đó mới xác định
đ−ợc ý đồ nghệ thuật của tác giả và làm
cho học sinh hiểu đúng nghĩa của từng
câu thoại mà nhân vật thể hiện trong
văn bản, đồng thời giúp học sinh vận
dụng chính xác vào các tính huống giao
tiếp th−ờng nhật của bản thân. Đặc biệt
chỉ khi dựa vào ngữ cảnh mới có thể
nhận diện đ−ợc nghĩa hàm ngôn của
câu. Và cũng chỉ có nh− vậy, giáo viên
mới có thể h−ớng dẫn học sinh đọc đúng
và diễn cảm đ−ợc.
3.3. Dạy đọc câu hội thoại trong
văn bản gắn với vai giao tiếp cụ thể.
3.3.1. Dạy đọc câu hội thoại trong
văn bản cần l−u ý đến giới tính, nghề
nghiệp, tuổi tác, vị thế phát ngôn của
các vai giao tiếp.
Nói đến hội thoại là nói đến vai
giao tiếp. Vai giao tiếp đ−ợc thể hiện
qua các nhân vật cụ thể. Mỗi một vai
giao tiếp th−ờng có vị thế xã hội khác
nhau, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác,
chức vị khác nhau. Vì thế cần có những
cách đọc khác nhau cho mỗi nhân vật
tuỳ theo các đặc điểm trên.
(4) Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối:
- Cái áo của Hoà đắt bằng tiền cả
hai cái áo của anh em con đấy.
Lan phụng phịu:
- Nh−ng con chỉ muốn một chiếc áo
nh− thế thôi.
Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng
anh Tuấn thì thào với mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua cái
áo ấy cho em Lan đi. Con không cần
thêm áo đâu.
Giọng mẹ trầm xuống:
- Năm nay trời lạnh lắm. Không có
áo ấm con sẽ ốm mất.
(Chiếc áo len, TV3, T1, tr. 20)
Trong các cặp thoại trên có ba vai
tham gia hội thoại: mẹ, con trai và con
gái. Khi tổ chức cho học sinh đọc giáo
viên phân vai nam thì bạn nam đọc, vai
nữ thì bạn nữ đọc. Còn nếu một em đọc
cho tất cả các vai thì giọng mẹ trầm, bối
rối, nghẹn ngào. Chuyển sang giọng con
gái thì nhõng nhẽo, vô t−. Giọng con
trai thì đọc với giọng thủ thỉ, thân mật.
(5) Một em giơ tay xin nói:
- Th−a Bác, ai ngoan thì đ−ợc ăn kẹo,
ai không ngoan thì không đ−ợc ạ!
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
84
- Các cháu có đồng ý không?
- Đồng ý ạ!
(Ai ngoan sẽ đ−ợc th−ởng, TV2, T2)
Các vai tham gia hội thoại trong ví
dụ này khác nhau về tuổi tác. Giọng
ng−ời già (Bác Hồ) đọc giọng trầm,
chậm rãi. Giọng đọc ng−ời nhỏ tuổi (các
cháu nhi đồng) nhanh nhảu, nhí nhảnh,
cao giọng.
Mỗi câu hội thoại trong hội thoại
thì luôn gắn với một nhân vật cụ thể.
Đó có thể là ng−ời lớn, trẻ em, cụ già,
ông vua, viên t−ớng, anh lính, bác sĩ,
nhà khoa học hoặc đồ vật, s− vật đ−ợc
nhân hoá,… Thông th−ờng nó tạo ra các
cặp từ x−ng hô gắn với nhân vật nh−:
anh/ em, ông/ cháu, bố/ con, vua/ tôi,
bạn/ tôi… Khi dạy câu hội thoại cho
học sinh tức là h−ớng học sinh tham gia
vào quá trình giao tiếp thì không thể bỏ
qua đ−ợc nhân vật hội thoại. Vì đây là
nhân vật có khả năng:
a. Đ−a ra nội dung lời thoại.
(6) - Bác đừng về. Bác ở đây làm đồ
chơi bán cho chúng cháu.
- Nh−ng độ này chả mấy ai mua
đồ chơi của bác nữa.
(Ng−ời làm đồ chơi, TV2, T2, tr.133)
Hai nhân vật bác/ cháu đã đ−a ra
nội dung câu thoại. Nhân vật cháu đ−a
ra nội dung đề nghị ở lời trao, nhân vật
bác đ−a ra nội dung phủ định lời đề
nghị ở lời đáp. Giọng của ng−ời trao là
của em thiếu nhi nên đọc cao giọng,
giọng thể hiện đ−ợc sự khẩn khoản bày
tỏ lời đề nghị. Giọng của ng−ời đáp là
một ng−ời đứng tuổi giọng trầm, hơi
thấp có thoáng chút buồn trong nội
dung phủ định của mình.
b. Chọn từ x−ng hô phù hợp, đặt
mình trong mối quan hệ trao đáp qua
lại, tự định vị vị thế phát ngôn của
mình với nhân vật hội thoại.
(7) Em nhấc ống nghe lên, áp một
đầu vào tai:
- Alô! Cháu là T−ờng, con mẹ Bình
nghe đây ạ.
Trong ống nghe vang lên một nụ
c−ời quen thuộc:
- Chào con. Bố đây mà. Hai mẹ con
có khoẻ không?
T−ờng mừng quýnh lên
- Con chào bố. Con khoẻ lắm. Mẹ…
cũng… Bố thế nào ạ? Bao giờ bố về?
(Điện thoại, TV2, T1, tr. 98)
Lúc đầu do ch−a biết đ−ợc vị thế
của mình nên nhân vật T−ờng đã x−ng
là cháu, còn nhân vật bố đã biết vị thế
của mình nên x−ng là bố ngay. Và khi
biết đ−ợc vị thế của mình nhân vật
T−ờng đã quy chiếu lại để x−ng hô là
con cho phù hợp. Giọng đọc lúc đầu của
ng−ời con thì trình trọng, nghiêm túc,
sau đó đọc giọng thân thiết, cởi mở, vui
mừng. Giọng đọc lời thoại của bố thì ân
cần, thân mật.
c. Xử lí các tình huống hội thoại,
lựa chọn chiến l−ợc giao tiếp, đánh giá,
tiếp nhận hiệu quả giao tiếp và đồng
thời nhân vật hội thoại cũng là chủ thể
nhận thức, chủ thể hành động nên có
những diễn biến tâm lí trong quá trình
hội thoại dẫn đến thay đổi từ x−ng hô,
thay đổi hành vi ngôn ngữ.
(8) Khỉ ngạc nhiên:
- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai
chơi với tôi.
Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo:
- Vua của chúng tôi ốm nặng, phải
ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần
quả tim của bạn.
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
85
Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ.
Nh−ng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo:
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn
chẳng bảo tr−ớc. Quả tim tôi để ở nhà.
Mau đ−a tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên
vua của bạn.
Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây,
mắng:
- Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng
ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối
nh− mi đâu.
(Quả tim khỉ, TV2, T2, tr.50)
Ban đầu vì muốn kết bạn (tạo lập
quan hệ) nên cả Khỉ và Cá Sấu đều
chọn từ x−ng hô là bạn/ tôi. Trong cặp
thoại này đọc giọng của Khỉ chân
thành, ôn tồn, đọc giọng của Cá Sấu
phụng phịu giả vờ. Sau đó Khỉ biết đ−ợc
âm m−u của Cá Sấu, nh−ng đang ở thế
nguy hiểm nên Khỉ phải chọn chiến l−ợc
giao tiếp mềm mỏng và giả vờ tin Cá Sấu
để nhằm thoát hiểm. Trong cặp thoại này
đọc giọng của Cá Sấu trơ tráo, cao giọng,
đọc giọng của Khỉ vẫn ân cần, thân thiết,
tự tin. Khi đã thoát hiểm, Khỉ không còn
x−ng hô bạn/ tôi nữa và lúc này Khỉ
đang ở trạng thái tâm lí tức giận nên đã
chửi mắng Cá Sấu và gọi nhân vật giao
tiếp với mình là “con vật” và “mi” để thể
hiện sự khinh bỉ, câu thoại này đọc với
giọng mắng mỏ, bực tức, cao giọng.
3.3.2. Dạy đọc câu hội thoại cần
tính đến yếu tố thái độ, tình cảm, cảm
xúc của ng−ời giao tiếp.
Khi nhân vật đ−a ra lời hội thoại,
họ không chỉ sử dụng các từ mang
nghĩa từ vựng (nghĩa miêu tả) mà còn
cả những từ mang nghĩa tình thái thể
hiện cảm xúc, thái độ đối với hiện thực.
Thái độ, tình cảm, cảm xúc của nhân
vật tham gia hội thoại là rất khác nhau:
bực tức, vui vẻ, ngọt nhạt, lấp lửng, dịu
dàng, ân cần, cởi mở, hách dịch, trịch
th−ợng, kẻ cả bề trên,... Lớp từ tình thái
trong lời nhân vật ta bắt gặp khá nhiều
chẳng hạn: ơi, à, −, nhỉ, hả, hở, nhỉ,
nhé, nhá...
Thái độ, tình cảm, cảm xúc của các
nhân vật tham gia hội thoại là khác
nhau nên cách đọc lời nhân vật cũng
khác nhau. Nếu thái độ, tình cảm của
nhân vật có biểu hiện dịu dàng thì
giọng đọc phải nhẹ nhàng. Nếu nhân
vật có tình cảm sâu sắc thì không thể
đọc với giọng mạnh mẽ, dồn dập. Nếu
nhân vật có thái độ bực tức thì cần phải
đọc cao giọng, gay gắt mà không đọc hạ
giọng, đều đều và nhẹ nhàng; nếu nhân
vật có thái độ thái độ lấp lửng thì cần
phải đọc giọng ngập ngừng; nếu nhân
vật có thái độ đay nghiến thì phải đọc
kéo dài, đay đả. Nếu nhân vật có thái
độ chê bài thì cần phải đọc kéo dài
giọng, nhấn giọng. Nếu nhân vật có thái
độ buồn rầu thì cần phải đọc kéo dài
giọng, hơ chậm với vẻ mặt buồn phù
hợp với giọng nói.
(9) Sói đến gần Ngựa, giả giọng
hiền lành, bảo:
- Bên xóm mời ta sang khám bệnh.
Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh,
ta chữa giúp cho.
Ngựa lễ phép:
- Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân
quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao
nhiêu tiền, cháu xin chịu.
(Bác sĩ Sói, TV2, T2, tr.41)
Đọc giọng của Sói hơi thấp, hơi kéo
dài và nhấn ở đại từ “ta” để thể hiện
đ−ợc sự giả nhân, giả nghĩa. Giọng của
Ngựa thấp và chậm rãi thể hiện sự lễ
phép giả vờ, sự bình tĩnh.
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
86
(10) Gà Rừng thấy nguy quá, bảo
Chồn:
- Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì
đi!
Chồn buồn bã:
- Lúc này trong đầu mình chẳng
còn một trí khôn nào cả.
(Một trí khôn hơn trăm trí khôn, TV2, T2,
tr.31)
Gà Rừng đang trong trạng thái lo
lắng, bối rối nên ng−ời đọc phải đọc
giọng lúng túng, chậm, còn Chồn đang ở
tâm trạng buồn thì cần đọc trầm, chậm
rãi và rầu rỉ.
(11) Nha ch−a kịp hỏi, ông cụ đã
cất tiếng chào:
- Chú gác ở đây à?
Nha vội nói:
- Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ!
Ông cụ vui vẻ bảo:
- Bác đây mà.
(Bảo vệ nh− thế là rất tốt, TV2, T2,
tr.113)
Đối với lời ông cụ (Bác Hồ), thì đọc
giọng vui vẻ, ân cần, vì đây là trạng
thái tình cảm của Bác vào thời điểm
gặp anh lính gác. Còn lời Nha (anh lính
gác) thì cần đọc giọng nghiêm nghị,
dứat khoát.
Nh− vậy, yếu tố tình cảm, cảm xúc,
thái độ của lời thoại nhân vật ảnh
h−ởng lớn đến việc thể hiện giọng đọc.
Bởi vậy khi dạy các lời thoại nhân vật
giáo viên cần l−u ý khai thác.
3.3.3. Dạy câu hội thoại trong văn
bản đọc cần l−u ý đến biểu hiện dáng vẻ
bên ngoài của nhân vật.
Dáng vẻ bề ngoài của nhân vật
nh−: khoan thai, ung dung, từ tốn, hấp
tấp, vội vàng...có ảnh h−ởng đến câu
thoại nên cách đọc cũng khác nhau.
(12) Biết Tuốt la lên:
- Tớ nhảy qua con cá chuối bao giờ?
- Nói cho vần thôi! - Mít giải thích.
(Mít làm thơ, TV2, T1, tr.36)
Lời của Biết Tuốt phải đọc to,
mạnh mẽ vì đây là câu “la”. Lời của Mít
thì phải đọc thấp và chậm rãi vì đây là
lời giải thích.
(13) Dọc đ−ờng, Lừa mang nặng,
mệt quá, liền khẩn khoản xin với Ngựa:
- Chị Ngựa ơi! Chúng ta là bạn
đ−ờng. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút
ít thôi cũng đ−ợc. Tôi kiệt sức rồi.
Ngựa đáp:
- Thôi, việc ai ng−ời nấy lo. Tôi
không giúp chị đ−ợc đâu.
(Lừa và Ngựa, TV3, T1 tr.57)
Dáng vẻ của Lừa là mệt mỏi, bởi
vậy không thể đọc với giọng cao và vang
đ−ợc mà phải đọc giọng nặng nhọc, yếu
giọng, phều phào. Ngựa thì đang khoẻ
mạnh nên đọc từ tốn, to, rõ, hơi mạnh.
Nh− vậy dáng vẻ bên ngoài thể
hiện trạng thái tâm lí, tình cảm của
nhân vật vì vậy nó ảnh h−ởng không
nhỏ đến việc đọc thể hiện câu thoại. Do
đó khi đọc cũng nh− h−ớng dẫn học sinh
đọc giáo viên cần l−u ý yếu tố này.
3.4. Dạy đọc câu hội thoại trong
văn bản đọc phải chú ý đến nội dung
ngữ nghĩa
Nội dung ngữ nghĩa của câu thoại,
chính là các hành vi ngôn ngữ mà nhân
vật giao tiếp sử dụng. Nó có thể có
nhiều hành vi nh−ng có thể qui về các
nhóm sau:
Đ−a ra chất vấn đòi làm sáng tỏ
thông tin, cũng nh− các vấn đề bức xúc
của cuộc sống th−ờng nhật (tồn tại ở
dạng câu hỏi).
(14) Trung băn khoăn:
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
87
- Sao chữ bố đẹp thế này mà thầy
còn chê?
Bố bảo:
- Đấy là do sau này bố tập viết rất
nhiều, chữ mới đ−ợc nh− vậy.
(Quyển sổ liên lạc, TV2, T2, tr.119)
Bày tỏ sự hiểu biết của nhân vật
hội thoại về các vấn đề văn hoá xã hội,
loại nội dung này th−ờng tồn tại ở kiểu
câu giải thích, câu t−ờng thuật, câu
thông báo, câu kể.
(15) Thấy con gái nói vậy, mẹ bối
rối:
- Cái áo của Hoà đắt bằng tiền cả
hai cái áo của anh em con đấy.
Lan phụng phịu:
- Nh−ng con chỉ muốn một chiếc áo
nh− thế thôi.
(Chiếc áo len, TV3, T1, tr. 20)
Đ−a ra những hành vi nhằm xác
lập quan hệ xã hội có tính nghi thức lẫn
không nghi thức nh−ng đ−ợc các thành
viên trong xã hội mặc nhiên thừa nhận,
loại nội dung này th−ờng tồn tại ở dạng
câu chào, câu cảm ơn, xin lỗi, chúc tụng,
mời mọc, xin phép, đ−a đẩy…
(16) Thấy Tôm Càng ngó mình trân
trân, con vật nói:
- Chào bạn. Tôi là Cá Con.
- Chào Cá Con. Bạn cũng ở sông
này sao?
(Tôm Càng và Cá Con, TV2, T2, tr. 68)
Thực hiện hành vi tác động đến
nhận thức của ng−ời nghe để đạt đến
một đích cụ thể, loại nội dung này
th−ờng tồn tại ở các dạng câu thuyết
phục, răn đe, khen ngợi, trách cứ, giải
thích…
(17) Núp nói với anh Thế:
- Nên để Bokpa đi. Bok kể đ−ợc
nhiều hơn tôi.
Anh Thế c−ời:
- Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để
mà học.
(Ng−ời con của Tây Nguyên, TV3, T1,
tr.103)
Thực hiện hành vi đề nghị, yêu cầu
hay bắt buộc ng−ời nghe thực hiện
(hoặc cho phép mình thực hiện) một
hành vi cụ thể, loại nội dung này
th−ờng tồn tại ở dạng câu đề nghị, câu
cầu khiến, câu mệnh lệnh.
(18) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập
cửa, thét:
- Mở cửa ra!
- Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa
mời ông vào.
(Ông Mạnh thắng Thần Gió, TV2, T2)
Nắm đ−ợc nội dung ngữ nghĩa
của câu hội thoại giúp cho giáo viên và
học sinh cảm nhận nội dung cũng nh−
đọc bài đ−ợc tốt hơn. Với hành vi chất
vấn thì cần đọc nhấn ở nội dung chất
vấn và lên giọng cuối câu; hành vi giải
thích thì đọc hạ giọng cuối câu; hành vi
đề nghị, yêu cầu thì đọc lên giọng cuối
câu.
4. Kết luận
Tóm lại, khi dạy câu hội thoại
trong phân môn Tập đọc cho học sinh
lớp 2, lớp 3 cần tính đến đặc điểm nhận
thức của các em, đồng thời câu hội thoại
phải đ−ợc đặt trong ngữ cảnh chung của
bài khi xét yếu tố ngữ nghĩa. Bên cạnh
đó nhân vật hội thoại cũng giữ một vai
trò quan trọng trong câu thoại vì qua
nhân vật ta biết đ−ợc thái độ trao lời,
biết đ−ợc mối quan hệ liên nhân giữa
các nhân vật, biết đ−ợc mục đích trao
đáp của câu thoại.
Qua khảo sát 63 bài đọc có lời
thoại trong tiếng Việt lớp 2, lớp 3,
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007
88
chúng tôi thấy có khoảng hơn 500 câu
thoại. Tuy nhiên, do giới hạn của bài
viết này mà chúng tôi chỉ nghiên cứu
những câu hội thoại trong sự t−ơng tác
với lời đáp - những câu thoại xuất hiện
theo cặp - để dạy cho học sinh. Để dạy
tốt một văn bản đọc tr−ớc hết phải dạy
cho học sinh đọc tốt từ cấp độ từ, câu,
đoạn.
Để vận dụng lí thuyết hội thoại vào
việc dạy tập đọc, bên cạnh những yêu
cầu trên thì ng−ời giáo viên cần sử
dụng thành thạo, cũng nh− phối kết
hợp tốt các ph−ơng pháp, biện pháp dạy
học tích cực.
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Hữu Châu, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, 2001.
[2] Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục, 1999.
[3] Đỗ Thị Kim Liên, Giáo trình ngữ dụng học, NXB Giáo dục, 2005.
[4] Lê Ph−ơng Nga, Nguyễn Trí, Ph−ơng pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
[5] Lê Ph−ơng Nga, Dạy học Tập đọc ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.
Summary
some comments on the content of readings in vietnamese
books for class 2, class 3 and some suggested suitable
teaching methods
The article goes into a deep study on the program content of readings in
Vietnamese books for Class 2 and Class 3, in which there are discourse-
conversations among people. Applying the theory of conversation, we propose some
suitable teaching methods in teaching readings for pupils: teaching reading should
be put in specific circumstances, in close connection with its interactants and
semantic meanings of the utterances.
(a) Cao học 13 Giáo dục Tiểu học, tr−ờng đại học vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9nguyendinhtuan12tr77_88_091905171257_7354.pdf