Một số vấn đề lý luận (vai trò, mục đích, ý nghĩa) về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường (thuế tài nguyên, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, hệ thống kí quỹ, đặt cọc – hoàn trả, giấy phép xả thải được quyền chuyển nhượng

Giấy phép môi trường chuyển nhượng ( hay còn gọi là quota ô nhiễm) là loại giấy phép xả thải mà người sử dụng được cấp có quyền chuyển nhượng số lượng, chất lượng xả thải của cơ sở mình cho người khác(đơn vị cần giấy phép để xả thải ). Loại giấy này cho phép được đổ phế thải hay sử dụng một nguồn tài nguyên đến một mức định trước do pháp luật quy định và được chuyển nhượng bằng cách đấu thầu hoặc trên cơ sở quyền sử dụng đã có sẵn. Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu và vì thế thường bị sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương.

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6220 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận (vai trò, mục đích, ý nghĩa) về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường (thuế tài nguyên, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, hệ thống kí quỹ, đặt cọc – hoàn trả, giấy phép xả thải được quyền chuyển nhượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU: 1 B. NỘI DUNG: 1 I. Một số vấn đề lý luận về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: 1 1,1. Khái niệm: 1 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: 1 1.3. Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: 4 1.4. Một số công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý môi trường: 5 C. KẾT LUẬN 9 A. MỞ ĐẦU: Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường đã là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi chúng ta phải có những lỗi lực phát triển. Tuy nhiên cùng với những lỗi lực phát triển ấy là vấn đề môi trường đang bị đe doạ nghiêm trọng, tình hình này đã tạo lên những mâu thuẫn gay gắt trên con đường phát triển của đất nước, giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Đứng trước thách thức đó đòi hổi nhà nước phải có những biện pháp quản lý thích hợp để dung hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong đó công cụ kinh tế đã bắt đầu được quan tâm áp dụng trong quản lý môi trường bước đầu áp dụng đã mang lại những kết quả nhất định. Chính vì vậy, em xin tìm hiểu đề tài: “ Một số vấn đề lý luận (vai trò, mục đích, ý nghĩa) về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường (thuế tài nguyên, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, hệ thống kí quỹ, đặt cọc – hoàn trả, giấy phép xả thải được quyền chuyển nhượng…)” B. NỘI DUNG: I. Một số vấn đề lý luận về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: 1,1. Khái niệm: Công cụ quản lý về môi trường là các phương thức hay biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.   Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là việc dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cộng đồng Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật môi trường, Nxb. Cand, Hà Nội, 2011. . Hay nói cách khác, sử dụng biện pháp kinh tế là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế. Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong hoạt động quản lý vĩ mô và vi mô đối với nền kinh tế và môi trường. Có thể nói, trong quản lý và bảo vệ môi trường đã phát huy được những hiệu quả nhất định. 1.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ( polluter pays principle – PPP) Đây là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất để làm căn cứ khoa học cho việc thiết lập các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, được các nước thành viên của tổ chức các nước kinh tế phát triển OECD đưa ra và được chấp nhận từ những năm 1970. Theo nguyên tắc người gâp ra ô nhiễm phải trả tiền ( PPP) quy định rằng: Những người gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với hậu quả môi trường mà các hoạt động của mình gây ra ( kể cả các hoạt động đó là hợp pháp hay không hợp pháp ). Cũng theo nguyên tắc PPP thì chính phủ sẽ không được tài trợ cho các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, vì nếu Chính phủ trợ cấp sẽ làm tăng việc gây ô nhiễm của các chủ thể hoạt động, mà người gây ô nhiễm phải đóng góp tài chính ( có thể là tiền phí hoặc tiền thuế ) cho chính quyền, số tiền đó sẽ được đưa vào quỹ bảo vệ môi trường và nó sẽ được tái đầu tư cho các công trình môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Một khi các chủ thể hoạt động phải đóng gáp tài chính như vậy họ sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí để tứ đó điều chỉnh hành vi hoạt động của mình là có tiếp tục xả thải ra môi trường không qua xử lý và chụi đóng góp tài chính hay là đầu tư một công nghệ xử lý trước khi xả thải và không phài đóng góp tài chính. Chính vì vậy mà mức đóng góp ( trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm ) ở đây phải được xác định đúng với giá trị lợi ích thu lại của môi trường hay nói cách khác các chi phí mà họ bỏ ra phải bằng hoặc cao hơn chi phí xử lý hâu quả môi trường do họ gây ra, có như vậy mới khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế xả thải và tự nguyện lắp đặt công nghệ xử lý trước khi xả thải. Tuy nhiên nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cũng không cần thiết phải tạo ra sự công bằng mặc dù nguyên tắc này quy định rằng người gây ra ô nhiễm phải trả tiền, khi đó các chủ thể gây ra ô nhiễm (doanh nghiệp) sẽ đối phó bằng cách nâng giá sản phẩm lên và họ đẩy chi phí phải trả cho vấn đề môi trường sang người tiêu dùng gánh chịu. Mặt khác nguyên tắc này cũng không cần thiết quy định nghĩa vụ pháp lý về tài chính và nó cũng không phải là thuế môi trường - đó là một số mặt hạn chế của nguyên tắc này. Tuy nhiên nó vẫn được các nước chập nhận rộng rãi là xuất phát từ một lý do kinh tế, các doanh nghiệp áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường thường có chi phí cao hơn vì gánh chịu chi phí phòng ngừa hoặc chi phí xử lý ô nhiễm dẫn tới giá cả cao hơn đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm của họ và như vậy so với các đổi thủ kông áp dụng các biện pháp môi trường hó đã mất đi lợi thế. Để đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp này trong hoạt động thương mại khối các nước kinh tế phát triển OECD đã thống nhất áp dụng nguyên tắc này. Và từ đó nguyên tắc PPP đã lan truyền và được chập nhận rộng rãi trên toàn cầu. Cho tới nay nó vẫn là một trong những nguyên tắc chủ yếu cho việc thiết lập các chính sách môi trường của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong khối các nước OECD, thậm chí nguyên tắc này đã được đưa vào văn bản pháp quy để thực hiện. Ví dụ tại Thuỵ Điển chính phủ thu tiền từ các cơ sở công nghiệp không những để trả cho xử lý ô nhiễm mà còn trợ cấp cho công tác quan trắc môi trường. Đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng nguyên tăc PPP gây ra một số bất lợi về mặt kinh tế. Khi các nước này thực hiện đúng thưo nguyên tắc PPP sẽ rất khó có thể cạnh tranh với các nước phát triển giàu có và vấn đề bất công sẽ xảy ra. Tại các nước nghèo họ phải đối mặt với nền kinh tế chậm phát triển và đi cùng với nó là vấn nạn môi trường, một mặt cũng do các nước phát triển đã gây ra qúa nhiều ô nhiễm cho họ thông qua chuyển giao công nghệ cũ lạc hậu và khai thác tối đa tài nguyên của họ. Đối với các nước giàu có họ có thừa khả năng chi trả cho môi trường còn đối với các nước nghèo thì hoàn toàn không có khả nằng chi trả, trong khi đó họ phải chịu chi phí cho việc gây ra ô nhiễm từ các nước giàu. Chính vì thế khi áp dụng nguyên tắc này cũng có những điều không hợp lý.Một là khi người giàu gây ra ô nhiễm nhưng lại ép người nghèo phải chịu chi phí. Hai là có những yếu tố môi trường chúng ta không thể mua được bằng tiền hoặc việc định giá nó là rất khó khăn, khi đó việc áp dụng nguyên tắc này sẽ không chính xác trong việc xác định mức phải trả cho chủ thể gây ra hậu quả môi trường. Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền ( Principle beneficiaries to pay) Nếu như nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền đòi hỏi các chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu chi phí cho hậu quả môi trường mình gây ra thì ngược lại nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền lại cho rằng những người được hưởng lợi từ môi trường phải trả một khoản tiền cho sự hưởng lợi đó. Ta thấy rằng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mang tính chất khắc phục, xử lý cuối đường ống hậu quả của chủ thể hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường thì với nguyên tắc BPP lại mang tính chất phòng ngừa là chính. Thực hiện nguyên tắc BPP trong việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trướng sẽ tạo ra môt khoản thu đáng kể cho quỹ ảo vệ môi trường. Với ý thức môi trường ngày càng cao và tốc độ ô nhiễm môi trường nhanh chóng hiện nay thì ngày càng có nhiều người muốn hưởng thụ môi trường trong lành từ đó họ sẽ sẵn sàng chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí cho việc hưởng thụ đó. Tuy nhiên khi thực hiện nguyên tắc này lại không khuyến khích được chủ thể hành động có trách nhiệm bảo vệ môi trường trước hành động của mình, và việc sử dụng nguyên tắc này cũng không được công bằng trong khi có nhiều người không mong muốn trả tiền cho cải thiện môi trường hoặc họ không có khả năng chi trả. Nhưng họ lại vẫn được hưởng ngoại ứng tử việc chi trả của những người sẵn lọng chi trả cho việc hưởng thụ môi trường của họ.. ở đây người được hưởng thụ môi trường cũng phải trả tiền. 1.3. Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường: Trong lịch sử phát triển kinh tế của toàn cầu đã cho thấy rằng, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có mối quan hệ khăng khít gắn bó không thể tách rời. Hay nói cách khác hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế là hai bộ phận của một thực thể không thể tách rời. Nền kinh tế không thể hoạt động nếu tách khỏi hệ thống môi trường, hệ thống môi trường đóng vai trò là đầu vào quan trọng cho quá trình hoạt động sản xuất và nó là nơi tiếp nhận mọi đầu ra của hệ kinh tế. Trước đây trong quản lý môi trường các nước trên thế giới chỉ sử dụng những quy định pháp lý để điều chỉnh hành vi liên quan tới môi trường hầu như đã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác các tổ chức môi trường thường xuyên thiếu nguồn ngân sách để hoạt động, cũng như các vấn đề môi trường đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn đôi khi năng lực tài chính của một quốc gia cũng không thể đáp ứng được. Mặt khác khi áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý đơn thuần đôi khi qua cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt trong quản lý môi trường. Để giải quyết vấn đề này các công cụ kinh tế đã ra đời và được sử dụng trong quản lý môi trường, và có những vai trò sau: Thứ nhất, tăng hiệu quả chi phí: từ thực tiễn của việc áp dụng các công cụ kinh tế cho quản lý môi trường, người ta đã rút ra kết luận rằng nếu cùng một mục tiêu môi trường cần đạt được như nhau khi sử dụng công cụ kinh tế (EIs) so với công cụ điều hành và kiểm soát (CAC) thì công cụ kinh tế có chi phí thấp hơn. Sử dụng công cụ kinh tế là liên quan đến giá cả, vì vậy việc sử dụng giá cả và cung cấp tính linh hoạt trong việc ứng phó với những tín hiệu giá cả, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp tìm kiếm đến chi phí có tính hiệu quả hơn trong khả năng lựa chọn của họ. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, Thứ hai, Tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường: do chi phí thấp khi sử dụng chúng, mặt khác chúng tác động đến quyền lợi kinh tế của các cá nhân hay doanh nghiệp, do vậy người ta phải tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận. Thứ ba, khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới: công cụ kinh tế không ra lệnh cho chiến lược kiểm soát mà những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nó có tác động đến hoạt động kinh tế một cách tích cực để phát triển và lựa chọn chi phí kiểm soát hiệu quả mà không theo quy ước nào. Thứ tư, hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn: công cụ kinh tế cho phép thực hiện một cách nhanh chóng, linh hoạt và mềm dẻo so với việc sử dụng công cụ kinh tế, bởi lẽ nó có thể được điều chỉnh kịp thời thông qua cơ chế giá cả thị trường, sử dụng tín hiệu thị trường thường cho phép nhận được những thông tin phản hồi nhanh hơn và nắm bắt được tính hiệu quả của việc thực hiện quản lý sử dụng quản lý điều hành. Tóm lại, việc kết hợp giữa các yếu tố pháp lý vào trong các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã và đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn trên con đường phát triển bền vững của nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. 1.4. Một số công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý môi trường: Thuế tài nguyên:   "Là loại thuế gián thu, thu từ các hoạt động khai thác tài nguyên, do người sử dụng tài nguyên đóng góp". Từ trước đến nay tình trạng khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta cũng như ở các nước khác rất phổ biến dẫn đến các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường. Trước thực tế đó, việc phát triển và cải tiến các loại thuế sử dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ có vai trò cốt yếu.  Mục đích của thuế tài nguyên là : hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên, hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng, tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên. Thuế tài nguyên phải được sử dụng từng bước đế tránh làm mất cân bằng kinh tế, phải hợp lý điều chỉnh có lợi cho kinh tế xã hội. Nếu muốn giảm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, Chính phủ cần tăng thuế. Ngước lại nếu muốn tăng việc làm, giảm thất nghiệp cần giảm thuế. Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng công nghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiện địa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để bảo đảm có sự phân biệt đối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra các tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường ở các mức độ khác nhau; nguyên tắc chung là: hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịu thuế cao hơn. Việc xác định đúng đắn phương pháp tính thuế tài nguyên là rất quan trọng , sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ , kỹ thuật và năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên , đặc biệt là các tài nguyên không tái tạo. Thuế môi trường: Tại khoản 1, điều 112, luật bảo vệ môi trường 2005 quy định: " Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu, lâu dài tới môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường". Theo quy định này thì thuế môi trường là khoản đóng góp của thể nhân và pháp nhân khi sử dụng thành phần môi trường. Như vậy, trong trường hợp này, thuế sử dụng vào các thành phần môi trường sẽ có xu hướng phát triển thêm thu nhập cho ngân sách nhà nước. Thuế môi trường dùng để khuyến khích, bảo vệ và nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố môi trường, hạn chế các tác nhân gây ra ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn quy định. Nguyên tắc đánh thuế: thuế phải lớn hơn chi phí để giải quyết phế thải và khắc phục ô nhiễm. Biện pháp đánh thuế sẽ gây sức ép, buộc nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu hoặc thay thế nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn, áp dụng kỹ thuật chống ô nhiễm. Chính phủ các nước còn áp dụng các biện pháp giảm thuế nhằm khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường như giảm thuế cho các ngành sản xuất phân bón vi sinh thay cho phân bón hóa học, các ngành công nghiệp xử lý rác thải, nước thải, sản xuất " sản phẩm xanh". Do sử dụng thành phần môi trường nên các tổ chức, cá nhân bắt buộc phải nộp thuế và nó không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người sử dụng các thành phần môi trường bởi mục đích của việc đánh thuế môi trường là nhằm bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường trong lành phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước.   Phí bảo vệ môi trường: Phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” .Việc áp dụng phí môi trường đã có hậu quả rõ nét nhằm thay đổi hành vi của các đối tượng gây ô nhiễm, khuyến khích họ giảm lượng chất gây ô nhiễm thải ra ngoài môi trường. Ngoài ra phí bảo vệ môi trường còn có mục đích khác là tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư, khắc phục cải thiện môi trường(thu gom xử lý phế thải, nước thải , hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm ) . Hiện nay nước thải, khí thải và các loại chất thải rắn của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng... đang là nguồn gây ô nhiễm chính môi trường đất, nước, không khí. Để có vốn đầu tư, khắc phục và cải thiện môi trường cũng như khuyến khích các đối tượng gây ô nhiễm có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm, Nhà nước ta đã xây dựng chương trình thu phí bảo vệ môi trường như một giải pháp sử dụng các công cụ kinh tế bảo vệ môi trường... Hệ thống đặt cọc hoạn trả: Hệ thống đặt cọc hoàn trả là việc ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, hoặc là đặt cọc cho một hoạt động kinh tế có khả năng ảnh hưởng lớn tới môi trường. Nếu các sản phẩm được đưa trả các điểm thu hồi qui định theo pháp luật hoặc hoàn trả lại các nhà cung cấp thì tiền ky thác sẽ được hoàn trả lại. Cũng tương tự như vậy các chủ thể hành động khi thực hiện đúng cam kết hoàn nguyên lại môi trường ban đầu thì khi đó ssố tiền ký thac sẽ được hoàn trả lại. Và nếu như các xí nghiệp hoặc các chủ thể hành động không thực hiện đúng cam kết thì số tiền đặt cọc đó sẽ bị giữ lại. Hình thức này được áp dụng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đâyđặc biệt là ở một số các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống đóng chai như nước giải khát, ..Họ có chính sách thu hồi lại các vỏ chai cũ này để tái sử dụng bằng hình thức đặt cọc hoàn trả. Khi chúng ta đi mua một chai nước khoáng chảng hạn thì chúng ta sẽ phải mất một khoản tiền đặt cọc cho chiếc vỏ chai, sau khi dùng ta đem trả lại vỏ chai cho cửa hàng thi sẽ được nhận lại số tiền đặt cho vỏ chai ấy. Tuy nhiên đối với hình thức đặt cọc hoàn trả này trong thực tế áp dụng, tính hiệu quả của nó không cao như mong đợi. Bởi vì với đời sống ngày càng cao như hiện nay thì số tiền đặt cọc ít ỏi cho việc trả lại vỏ chai sau khi dùng không khuyến khich được khách hàng đem trả lại. Mặt khác chi phí để hoàn nguyên lại môi trường như trước khi khai khoáng là rất lớn, do đó các doanh nghiệp sau khi thực hiện xong hoạt động khai thác họ thường chụi mất đi khoản đặt cọc ký thác mà không chụi chi cho vấn đè hoàn nguyên môi trường. Trườn hợp này có thể viện dẫn ví dụ ở các công ty khai thá than ở Việt Nam, đối với các công ty này thì việc hoàn nguyên cho môi trường là vô cùng tốn kém và mất rất nhiều thời gian cho nên họ thường chụi mất khoản chi phí đặt cọc cho nhà quản lý môi trường chứ không thể thực hiện theo đúng cam kết như ban đầu hoàn nguyên lại môi trường cho các mỏ khai thác đã hết hạn sử dụng. Ví dụ về việc sử dụng tiền đặt cọc khi mua hàng: Chúng ta thấy rằng ở Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.. họ đã triển khai áp dụng cho các mặt hàng như các sản phẩm dùng bao bì, đồ uống hay săm lốp, điện tử dân dụng…còn ở Canada khi mua một lon nước giải khát phải trả them 10 cent, khi trả lại vỏ lon khách hang sẽ được tả lại số tiền này. Công cụ này cũng được áp dụng ngày càng rộng rãi ở Mỹ tuy là nước không phải đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhưng đã có tỷ trọng 51% nhu cầu đồ dùng bằng nhôm tái chế chính vì vậy mà công cụ kinh tế này tỏ ra rất hiệu quả trong việc thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng. Tuy nhiên các tiền đặt cọc cho các vỏ đồ uống thương ít và không lớn lên đối với người dân các nước có nền kinh tế phát triển có rất it người quan tâm tới việc trả lại vỏ chai để lấy lái số tiền đặt cọc. Mà ở các nước này thường có những tổ chức từ thiện đứng ra thu thập các bao bì để bán lấy tiền làm từ thiện. Giấy phép xả thải được quyền chuyển nhượng: Giấy phép môi trường chuyển nhượng ( hay còn gọi là quota ô nhiễm) là loại giấy phép xả thải mà người sử dụng được cấp có quyền chuyển nhượng số lượng, chất lượng xả thải của cơ sở mình cho người khác(đơn vị cần giấy phép để xả thải ). Loại giấy này cho phép được đổ phế thải hay sử dụng một nguồn tài nguyên đến một mức định trước do pháp luật quy định và được chuyển nhượng bằng cách đấu thầu hoặc trên cơ sở quyền sử dụng đã có sẵn. Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu và vì thế thường bị sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương. Công cụ này được áp dụng ở một số nước, ví dụ giấy phép (quota) khai thác cá ngừ và sử dụng nước ở Australia, giấy phép ô nhiễm không khí ở Mỹ, Anh và một số nước thành viên của OECD như Canađa, Đức, Thuỵ Điển.Thị trường giấy phép xả thải vận hành theo quy luật cung cầu như các thị trường thông thường nhưng lại có đặc điểm gần giống thị trường chứng khoán ở chỗ giao dịch các chứng chỉ, các giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch. Nguyên lý cơ bản của thị trường giấy phép thải (hay thị trường môi trường) là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng khí thải hoặc nước thải nào đó ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu vực cụ thể. Một khi tổng lượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn vị hoạt động trong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làm cho nó có giá ở thị trường. Để thực hiện công cụ này, trước hết Nhà nước phải xác định mức sử dụng môi trường chấp nhận được để trên cơ sở đó phát hành giấy phép. Những giấy phép chuyển nhượng này ưu việt hơn thuế trong trường hợp cần xác lập một mức độ tối đa số rác thải hoặc định mức sử dụng tài nguyên. Giấy phép chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực khi những phế thải bị hạn chế đến một tỉ lệ rất nhỏ so với toàn bộ chi phí sản phẩm, lúc đó sẽ không còn tác dụng khuyến khích sự tham gia nữa. Nói chung, nó được coi là một biện pháp tạm thời trong khi chờ đợi đạt được tiêu chuẩn chính xác hơn. Những chính sách khuyến khích về tài chính: Các chính sách khuyến khích tài chính liên quan đến môi trường, thường được các nhà nước đề như: tiền trợ cấp tiêu thụ sản phẩm, trợ cấp trong vốn vay.. đối với các dự án thân thiện với môi trường hay các dự án cải tạo môi trường, thực hiện giảm thuế cho các cơ sở thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường…. Đối với công cụ kinh tế này đã khuyến khích được các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề môi trường do các chương chình này có liên quan trực tiếp tới chi phí và lợi ích kinh tế của các chủ thể hành động. nó khuyến khích khen thưởng kịp thời các hành vi bảo vệ môi trường. Một trong các chính sách khuyến khích về tài chính là chính phủ sẽ giảm thuế quan và cho vay vốn với lãi suất bằng không đối với các dự án môi trường. C. KẾT LUẬN: Trong lịch sử chống ô nhiễm môi trường của các nước đi trước đã chứng minh rằng các công cụ kinh tế đã rất có hiệu lực trong quản lý môi trường. Tuy nhiên, để việc quản lý và bảo vệ môi trường chúng ta cần kết hợp hài hòa tất cả các công cụ một cách mềm dẻo và linh hoạt để có kết quả cao hơn nữa. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật môi trường, Nxb. Cand, Hà Nội, 2011. 2. Nguyến Thế Chinh, Ứng dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2020. 3. Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, 4. 5. Luật bảo vệ môi trường 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề lý luận (vai trò, mục đích, ý nghĩa) về công cụ kinh tế trong quản lý môi trường (thuế tài nguyên, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trườn.doc
Luận văn liên quan