Một số vấn đề về tăng thẩm quyền xét xử hình sự cho tòa án cấp huyện

Thứ tư, việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện không giải quyết triệt để được tình trạng dồn án, đọng án ở toà án các cấp hiện nay. Theo tính toán cho thấy, quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003 sẽdẫn đến việc toà án cấp huyện xét xử khoảng 75% tổng số khung hình phạt của BLHS so với khoảng 51% theo BLTTHS năm 1988 tính cảnhững tội loại trừthuộc thẩm quyền cấp huyện, tăng 24% so với Bộ luật cũ hiện hành. Tuy nhiên, hiện nay, toà án cấp huyện thực tế xét x ử khoảng 60-65% tổng sốán thụlí xét xửsơ thẩm và theo một sốdự đoán, khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực, toà án cấp huyện sẽ xét xửvào khoảng 75-80% tổng sốán xét xửsơthẩm, (17) tức tỉlệán thực tếsẽtăng so với hiện nay khoảng 15%.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về tăng thẩm quyền xét xử hình sự cho tòa án cấp huyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 74 T¹p chÝ luËt häc ThS. TrÇn §¹i th¾ng* 1. Một số nhận định cho rằng tư tưởng về tăng thẩm quyền cho các cơ quan tư pháp cấp huyện đã được hình thành và phát triển từ cách đây gần nửa thế kỉ.(1) Điều đó có thể thấy rõ nếu xem xét cả quá trình hình thành và phát triển về thẩm quyền của các cơ quan tư pháp cấp huyện mà trực tiếp là của hệ thống toà án. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, hệ thống toà án nhân dân đã được hình thành với một loạt các văn bản liên quan, đặc biệt là Hiến pháp năm 1946, Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức toà án và ngạch thẩm phán, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền các toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong toà án. Hệ thống toà án khi đó gồm có: Toà án tối cao, các toà phúc thẩm, các toà đệ nhị cấp và toà sơ cấp. Toà sơ cấp là cơ chế xét xử thấp nhất trong hệ thống toà án có thẩm quyền xét xử chung thẩm những án hình sự vi cảnh nhỏ, chẳng hạn án phạt bạc dưới 9 đồng, xử sơ thẩm những án tiểu hình có phạt giam đến năm ngày (tù).(2) Toà án đệ nhị cấp xét xử phúc thẩm (chung thẩm) những án hình sự vi cảnh mà toà sơ cấp xử bị kháng cáo. Những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền xét xử của toà sơ cấp cũng thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án cấp này (Điều 10, Điều 11 Sắc lệnh 51). Với cách thức phân định thẩm quyền như trên, toà sơ cấp, cấp toà thấp nhất trong hệ thống toà án lúc đó chỉ có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự đơn giản, mang tính chất vi cảnh. Có hai loại thủ tục xét xử được áp dụng: Thủ tục xét xử chung thẩm đối với những án vi cảnh nhỏ và thủ tục xét xử sơ thẩm đối với những án tiểu hình có phạt tù dưới 5 ngày. Đáng chú ý là toà sơ cấp có một số thẩm quyền ngoài việc xét xử, mang tính chất tư pháp hành chính để phục vụ các hoạt động của toà án, công tố viên của cấp toà đệ nhị cấp như thi hành các mệnh lệnh của biện lí (chỉ có ở cấp toà đệ nhị cấp) hay phụ trách tư pháp cảnh sát trong địa hạt, điều tra đối với tội tiểu hình hay đại hình khi có vụ việc xảy ra.(3) Sau khi có Hiến pháp năm 1959, một loạt văn bản liên quan tới hệ thống tư pháp ra đời đã thay đổi cơ bản hệ thống tư pháp nước ta trong thời gian đó. Toà sơ cấp đã được đổi tên thành toà án huyện, quận, thị xã... và đã có thay đổi theo hướng tăng một bước về thẩm quyền. Theo điểm d Điều 12 của Pháp lệnh năm 1961 quy định cụ thể * Viện khoa học kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 T¹p chÝ luËt häc 75 về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức các tòa án nhân dân địa phương, tòa án nhân dân cấp huyện có quyền phân xử những vụ án hình sự nhỏ không phải mở phiên toà và xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt từ hai năm tù trở xuống. Cách thức phân định thẩm quyền như trên tồn tại tận đến năm 1981, sau khi Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật tổ chức toà án nhân dân ngày 4/7/1981. Theo quy định tại Điều 36 của Luật này, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án hình sự, trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia, những tội phạm hình sự có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hay gây hậu quả lớn. Tiếp sau đó, khi BLTTHS đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện đã được thay đổi và quy định rõ ràng hơn so với Luật tổ chức toà án 1981. Theo khoản 1 Điều 145 BLTTHS năm 1988, tòa án nhân dân cấp huyện được xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định từ 7 năm tù trở xuống, trừ những tội đặc biệt xâm phạm an ninh quốc gia và một số tội khác của Bộ luật hình sự. Thẩm quyền này được giữ nguyên cho đến khi BLTTHS năm 2003 được ban hành. 2. Như vậy, việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện đã được thực hiện trong suốt nửa thế kỉ đi cùng với tiến trình xây dựng nền tư pháp hình sự riêng của một chính thể mới trong lịch sử phát triển của dân tộc. Hơn 10 năm trở lại đây, chủ trương này đã được đề cập nhiều tại các diễn đàn, hội nghị khác nhau và hàng loạt chủ trương, chính sách của Đảng đã nhấn mạnh về việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII nêu rõ: "Tăng thẩm quyền xét xử cho toà án nhân dân cấp huyện theo hướng việc xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở tòa án cấp này". Tiếp sau đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng chỉ rõ: "Phân định lại thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho tòa án nhân dân cấp huyện". Thể chế hoá đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng trong xây dựng pháp luật, BLTTHS được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 đã thể hiện đầy đủ những tư tưởng, quan điểm đó. Khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003 quy định tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia (14 tội), các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (4 tội) và 21 tội phạm khác mà BLHS quy định hình phạt đến 15 năm tù nhưng có tính chất phức tạp. Đồng thời vẫn giữ quy định toà án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu có thể lấy lên để xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện. Việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện cũng đồng thời dẫn đến yêu cầu phải tăng thẩm quyền điều tra, truy tố cho cơ ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 76 T¹p chÝ luËt häc quan điều tra và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động của các cơ quan tư pháp cấp huyện. Để đảm bảo tính khả thi của quy định tăng thẩm quyền cho các cơ quan tư pháp cấp huyện, Nghị quyết của Quốc hội quy định lộ trình thực hiện việc tăng thẩm quyền của các cơ quan tư pháp cấp huyện là 5 năm kể từ ngày Bộ luật có hiệu lực (1/7/2004) để các cơ quan tư pháp có thời gian sắp xếp, củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc. Ngoài ra, đối với một số địa phương có điều kiện cho phép tổ chức thực hiện kể từ ngày Bộ luật có hiệu lực, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ ra nghị quyết riêng. 3. So với BLTTHS năm 1988, việc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án cấp huyện từ 7 năm lên đến 15 năm tù là một bước thay đổi lớn có ý nghĩa đột phá trong tiến trình cải cách tư pháp. Có lẽ bức xúc về thực trạng dồn án, đọng án ở các toà án cấp tỉnh và Toà án nhân dân tối cao đã dẫn đến những đòi hỏi cần thiết phải tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện và hình thành ý tưởng thiết lập hệ thống toà án theo mô hình sơ thẩm - phúc thẩm - giám đốc thẩm tương ứng với toà án cấp huyện - toà án cấp tỉnh - Toà án nhân dân tối cao. Thực tiễn xét xử những năm qua cho thấy hàng năm tòa án cấp tỉnh thụ lí và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khoảng 32 đến 35% tổng số vụ án thực tế xảy ra. Trong khi đó toà án cấp tỉnh còn phải thụ lí và xét xử một số lượng lớn vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm, chiếm khoảng 46% số vụ án thụ lí và 60% vụ án đã xét xử sơ thẩm ở cấp huyện. Do vậy, toà án cấp tỉnh không có điều kiện để tập trung làm tốt công tác xét xử phúc thẩm và hướng dẫn tòa án cấp huyện áp dụng thống nhất pháp luật. Tương tự như vậy, số vụ án hình sự xét xử theo thủ tục phúc thẩm ở các toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao còn chiếm tỉ lệ rất lớn, bằng số vụ án phải xét xử phúc thẩm ở tòa án cấp tỉnh (khoảng 7000 đến 8000 vụ/năm) do vậy, việc xét xử bị kéo dài, quá hạn luật định, tồn đọng…(4) Một yêu cầu nữa đặt ra là việc toà án cấp tỉnh hiện nay vẫn phải xét xử phần lớn những vụ án hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm) và các toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao vẫn phải xét xử quá nhiều các vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm đã gây khó khăn nhất định đến việc tham gia phiên toà của những người tham gia tố tụng (nhân chứng, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn và bị đơn dân sự…). Nếu những người này vắng mặt tại phiên toà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ án nhanh chóng và kịp thời, khách quan. Vì vậy, có nhiều hi vọng đối với việc tăng thẩm quyền xét xử cho toà án cấp huyện sẽ đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn mới, đảm bảo quyền dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự, tạo điều kiện cho các toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động. 4. Tuy nhiên, qua nghiên cứu xem xét các mô hình tố tụng hình sự của hầu hết ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 T¹p chÝ luËt häc 77 các nước trên thế giới thì thấy rằng không có nước nào có hệ thống toà án theo cơ cấu 3 cấp: Sơ thẩm - phúc thẩm - giám đốc thẩm và rất ít nước cho phép toà án cấp thấp nhất được xử những tội phạm nghiêm trọng có hình phạt đến 15 năm tù. Ba mô hình tố tụng hình sự phân tích dưới đây, điển hình cho 3 loại tố tụng đặc thù hiện nay: Án lệ hay tranh tụng (adversarial system) - Bang Victoria của Australia; dân sự hay thẩm cứu (Inquisitorial system) - Pháp và một mô hình có thể nói là hỗn hợp ở một nước đông dân gần với nước ta - Nhật Bản. - Bang Victoria(5) Hệ thống tư pháp hình sự của Bang Victoria, nếu không nói đến hệ thống tư pháp hình sự của Liên bang có thẩm quyền đối với những tội phạm liên bang, hệ thống toà án của Bang gồm ba cấp: Toà án tối cao; toà án cấp quận (District court) - toà án trung cấp và toà án địa phương - cấp thấp nhất (Magistrate court). Toà án cấp quận và các toà án địa phương không tổ chức song song với hệ thống hành chính mà theo khu vực, căn cứ vào số dân cư ở các vùng, các địa phương. Toà án tối cao của Bang có thẩm quyền giám đốc thẩm những bản án của toà án cấp dưới nhưng cũng được quyền xử sơ thẩm những vụ phạm tội nghiêm trọng như giết người và phản bội tổ quốc. Toà án cấp quận được quyền xét xử phúc thẩm những bản án của toà án địa phương, xử những tội nghiêm trọng có mức hình phạt trên 3 hoặc 5 năm tù.(6) Riêng toà án địa phương, cấp toà thấp nhất trong hệ thống toà án chỉ được quyền xét xử những tội vi cảnh, tội ít nghiêm trọng dưới 3 hoặc 5 năm tù và cả những tội nghiêm trọng nếu bị cáo đồng ý bị xét xử theo thủ tục rút gọn.(7) Đặc biệt, cấp toà này còn có một số thẩm quyền mang tính chất tư pháp hành chính (Qua si - judicial) như phê chuẩn giam giữ hay cho tại ngoại, lấy lời khai của nhân chứng, bị hại và nhận hồ sơ từ công tố viên, điều tra viên về vụ án, quyết định chuyển vụ án cho toà cấp quận. Những hoạt động này chiếm một khối lượng lớn công việc của cấp toà địa phương và nếu vụ án thuộc thẩm quyền toà án cấp quận, toà án cấp quận hầu như chỉ cần đưa vụ án ra xét xử. Tuy rằng không có thẩm quyền xét xử những vụ án nghiêm trọng, phức tạp, hầu như tất cả các hoạt động điều tra, truy tố... trong tố tụng đều diễn ra xoay quanh toà án cấp này. - Pháp Có 3 loại thủ tục chính trong tố tụng hình sự Pháp và tương ứng là 3 cấp toà án.(8) Đối với các tội đại hình như giết người, hiếp dâm, hay cướp có vũ khí mà hình phạt áp dụng là từ 5 năm tới chung thân, vụ án sẽ được xét xử ở một trong 33 toà đại hình trên toàn nước Pháp, án xử có hiệu lực ngay và không có thủ tục phúc thẩm, trừ khi xin được xem xét lại ở Toà tối cao - Toà phá án. Đối với các tội có mức hình phạt có thể áp dụng từ 2 tháng đến 5 năm tù hoặc phạt tiền tới và trên 25.000 france, vụ án sẽ được xét xử ở toà tiểu hình (Tribunal correctionnel). Cấp toà thấp nhất là toà vi cảnh xét xử những án phạt tù từ một ngày đến dưới hai tháng tù hoặc phạt tiền tối đa dưới 25.000 france. ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 78 T¹p chÝ luËt häc Tất cả các kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đối với những bản án, quyết định đã tuyên ở toà vi cảnh hay toà tiểu hình đều được xử ở cấp toà phúc thẩm - cấp toà độc lập không trực thuộc Toà án tối cao.(9) Mô hình tố tụng Pháp cho thấy thẩm quyền xét xử ở cấp toà thấp nhất chỉ hạn chế đối với những vụ án không nghiêm trọng, đơn giản và có sự phân định rõ thẩm quyền giữa các toà để xét xử các loại tội: Vi cảnh, tiểu hình, đại hình; giữa toà xét xử sơ thẩm và toà phúc thẩm chuyên trách. Bên cạnh đó sự phân loại tội phạm (tội đại hình, tiểu hình và vi cảnh) có ý nghĩa cơ bản để xác định thủ tục tố tụng và thẩm quyền tố tụng tương ứng. Đây là điểm then chốt cần phải tham khảo trong quá trình xây dựng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của nước ta. - Nhật Bản Trong tố tụng hình sự, hệ thống toà án được chia thành 4 cấp:(10) Toà án tối cao, toà án cấp cao, toà án quận và toà án giản lược (Supreme court, Hight court, District court and Summary court). Toà án tối cao có vai trò là toà phá án, toà án cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của toà án quận và toà án giản lược. Ngoài ra, toà án này cũng có quyền xét xử những vụ án liên quan đến bị cáo phản bội tổ quốc. Toà án quận xét xử mọi tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của toà án cấp cao và toà án giản lược. Toà án giản lược chỉ xử những vụ án có bị cáo phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt dưới 3 năm tù. Như vậy, cấp toà thấp nhất - toà án giản lược chỉ được xử những vụ án đơn giản, ít nghiêm trọng và trung tâm xét xử của hệ thống tố tụng hình sự Nhật Bản là toà án cấp quận - cấp trung gian của hệ thống toà án.(11) 5. Những phân tích trên cho thấy có những bất cập trong hệ thống tư pháp hình sự nước ta. Tất cả các toà án ở cấp thấp nhất trong các hệ thống tố tụng nêu trên đều không có thẩm quyền xử những vụ án lớn, phức tạp mà chỉ xử những vụ án vi cảnh, đơn giản, nhỏ mà hình phạt tù áp dụng thường không quá 5 năm. Việc tăng thẩm quyền cấp huyện và biến toà án cấp huyện trở thành những pháo đài trong tố tụng hình sự để hình thành mô hình xét xử sơ thẩm - phúc thẩm - giám đốc thẩm trong hệ thống tư pháp sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề khó có thể dự đoán hết, đó là: Thứ nhất, điều đó sẽ đòi hỏi một số lượng lớn thẩm phán cho cấp toà này. Một thực tế là ở các toà án nhân dân cấp huyện đang có tình trạng thiếu thẩm phán, chưa tìm được người đủ tiêu chuẩn để bổ sung cho một vài năm tới. Hiện nay, gần 100 toà án huyện - chiếm khoảng gần 1/6 tổng số toà án cấp huyện, chỉ có 1 hoặc 2 thẩm phán (trong khi còn phải xử lí những loại việc dân sự, kinh tế... khác).(12) Số thẩm phán huyện còn thiếu khoảng 1.067 người, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán huyện còn rất hạn chế và không đồng đều ở các khu vực.(13) Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp cấp huyện nhiều nơi còn thiếu thốn và lạc hậu, chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ mới. Tất nhiên những cản trở trên có thể được giải quyết trong khoảng ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 T¹p chÝ luËt häc 79 thời gian nhất định nhưng còn rất nhiều những vấn đề tồn tại khác. Thứ hai, việc tăng thẩm quyền dẫn đến việc cấp toà này sẽ xét xử những vụ án lớn, phức tạp trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm phán cấp huyện hiện nay có nhiều bất cập, chênh lệch giữa khả năng trình độ và nhiệm vụ được giao. Hiện nay, trong số thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện còn một số lượng khá lớn chưa có trình độ cử nhân luật, đội ngũ hội thẩm nhân dân ở tòa án cấp huyện có trình độ pháp lí còn hạn chế (chỉ có khoảng 14% có trình độ cử nhân luật).(14) Tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện đòi hỏi sự đồng bộ với các cơ quan tư pháp khác nhưng thực tế chỉ có khoảng 48% kiểm sát viên có trình độ cử nhân luật và còn khoảng 50% điều tra viên chưa có trình độ đại học.(15) Đất nước ta đã thống nhất gần 30 năm, các trường đại học có đào tạo trình độ đại học luật đã mở từ cách đây hơn 20 năm nhưng chúng ta vẫn chưa có đủ đội ngũ cán bộ tư pháp cấp huyện để đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ theo thẩm quyền hiện nay (theo BLTTHS năm 1988). Tuy có Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường đội ngũ cán bộ tư pháp cho cấp huyện trong thời gian tới nhưng điều đó khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn nếu so sánh với công tác tăng cường đội ngũ cán bộ trong những năm qua. Thứ ba, hiệu quả vận hành của hệ thống tố tụng và hiệu quả kinh tế nói chung cũng đặt ra yêu cầu cần cân nhắc. Sự phân bố không đồng đều các cấp toà do gắn với hệ thống hành chính dẫn đến tình trạng là án của một tỉnh nhỏ chưa bằng số án phải giải quyết của một quận ở nội thành Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi rất nhiều thẩm phán ở toà án huyện, tỉnh không có việc hay đủ việc để làm thì ở nơi khác số án quá nhiều gây tình trạng tồn đọng... và đi theo đó là những vi phạm trong tố tụng. Tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện dẫn đến phải đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ nhưng quy mô của một toà án cấp huyện không thể xây dựng như một toà án cấp tỉnh. Tình trạng tương tự như vậy cũng diễn ra ở cơ quan tư pháp cấp huyện khác như viện kiểm sát, cơ quan điều tra. Xét đến hiệu quả vận hành của hệ thống tố tụng trong tổng thể và hiệu quả kinh tế có thể thấy rõ có những vấn đề cần phải nghiên cứu, cân nhắc.(16) Thứ tư, việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện không giải quyết triệt để được tình trạng dồn án, đọng án ở toà án các cấp hiện nay. Theo tính toán cho thấy, quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003 sẽ dẫn đến việc toà án cấp huyện xét xử khoảng 75% tổng số khung hình phạt của BLHS so với khoảng 51% theo BLTTHS năm 1988 tính cả những tội loại trừ thuộc thẩm quyền cấp huyện, tăng 24% so với Bộ luật cũ hiện hành. Tuy nhiên, hiện nay, toà án cấp huyện thực tế xét xử khoảng 60-65% tổng số án thụ lí xét xử sơ thẩm và theo một số dự đoán, khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực, toà án cấp huyện sẽ xét xử vào khoảng 75-80% tổng số án xét xử sơ thẩm,(17) tức tỉ lệ án thực tế sẽ tăng so với hiện nay khoảng 15%. Đó là một tỉ lệ tăng đáng kể và nếu không giải quyết thoả đáng những vấn đề liên quan như cơ ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 80 T¹p chÝ luËt häc sở vật chất, cán bộ sẽ tạo ra sức ép về số lượng án phải giải quyết cùng với hàng loạt các vấn đề phát sinh ở toà án cấp huyện, nhất là ở những địa bàn trọng điểm ở thành phố lớn. Hơn nữa, toà án cấp tỉnh tuy giảm được một số lượng án xử sơ thẩm nhưng lại phải xử nhiều án phúc thẩm hơn. Toà án tối cao có thể giảm số án xét xử phúc thẩm nhưng thực tế đây không phải là vấn đề tồn tại chính của Toà án tối cao mà ở số đơn kiến nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.(18) Hơn nữa, tỉ lệ án phải xử phúc thẩm quá lớn (60% số án cấp huyện đã xử sơ thẩm) và số lượng lớn đơn kiến nghị xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đặt ra những câu hỏi, suy nghĩ về chất lượng xét xử và thủ tục phúc thẩm, cơ chế giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố xét xử hiện nay./. (1).Xem: Khuất Văn Nga, "Những tư tưởng mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003", Tạp chí kiểm sát 4/2004, tr.13-18. (2).Xem: Điều 5, 6 và 7 Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền các toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong toà án. (3).Xem: Điều 15 Sắc lệnh số 51. (4), (12), (14).Xem: Ngô Quang Liễn, "Vấn đề tăng thẩm quyền cho cơ quan tư pháp cấp huyện trong Bộ luật tố tụng hình sự", tài liệu Hội thảo về phổ biến Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 22-23/3/2004. (5). Theo R G Fox, Victorian Criminal Procedure, state and federal law, 10th ed. Monash Law book co- operative limited, 2000, page. 77-88. (6).Xem: Điều 36A Đạo luật Courty court act 1958. Nguyên nghĩa: Indictable offences. Không có quy định cứng quy định từ bao nhiêu năm tù là tội nghiêm trọng mà mỗi đạo luật khác nhau khi quy định một hành vi nào đó là tội phạm thì sẽ định nghĩa đó là tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng - Summary offences. Ở Úc, các bang đều có đạo luật hình sự riêng nhưng Quốc hội khi ban hành luật đều có thể quy định một hành vi nào đó là tội phạm. (7).Xem: Điều 25 Đạo luật Magistrate’s Court Act 1989. (8). Theo Comparative criminal procedure, page. 21-23. Và Bộ luật tố tụng hình sự Pháp 1958 (bản tiếng Việt), Nhà pháp luật Việt Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1998. Quyển thứ hai: Các cơ quan xét xử. (9).Xem: Điều 496, Điều 547 Bộ luật tố tụng hình sự Pháp. (10). Theo Luật tổ chức toà án Nhật Bản. In trong tập Law Bulletin series, Japan,Volume II. Điều 16 - 33. (11). Cần phân biệt, cấp quận đây không phải như một địa bàn hành chính cấp quận huyện như ở Việt Nam, việc phân bổ toà án của Nhật Bản cũng như hầu hết các nước không gắn với hệ thống cơ quan quản lí hành chính. (13), (15). Uỷ ban pháp luật Quốc hội khoá XI, Báo cáo thẩm tra Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) ngày 8/5/2003, tr. 16-17. (16). Chính vì những lí do trên trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, có những ý kiến đưa ra là vẫn giữ thẩm quyền cho toà án cấp huyện và toà án cấp tỉnh như hiện nay và thành lập các toà phúc thẩm riêng, không trực thuộc toà án tối cao. (17). Giải trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 26/4/2003 về Dự án Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tr.16. (18). Tính trung bình một năm từ 1998 đến 2002, chỉ riêng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận được khiếu nại đối với khoảng trên dưới 4000 vụ kiện dân sự, chiếm khoảng gần 40% số vụ án đã xét xử phúc thẩm. - Đề tài khoa học cấp cơ sở, "Một số giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao", Vụ KSXX dân sự, 2002, tr.16-17. Số liệu án hình sự tương đương là gần 2000 vụ việc trong tổng số 7-8000 vụ toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfths_tran_dai_thang_tths_tang_tham_quyen_xet_xu_5847.pdf
Luận văn liên quan