Mua bán căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây – Một số vấn đề bàn luận

MỤC LỤC Trang A. LỜI MỞ ĐẦU: 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1 I. Lý luận chung về căn hộ chung cư và hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 1 1. Khái quát chung về nhà chung cư, căn hộ chung cư: 1 1.1. Khái niệm nhà chung cư, căn hộ chung cư: 1 1.2. Đặc điểm nhà chung cư, căn hộ chung cư: 1 1.3. Phân loại nhà chung cư, căn hộ chung cư: 2 2. Lý luận chung về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2 2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2 2.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2 2.3. Phân loại hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 3 II. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành: 4 1. Chủ thể của Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 4 1.1. Điều kiện chủ thể: 4 1.2. Các loại chủ thể: 5 2. Nội dung của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 11 2.1. Đối tượng của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 11 2.2. Giá cả và phương thức thanh toán: 13 2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 13 2.4. Giải quyết tranh chấp: 14 3. Hình thức của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 15 4. Hiệu lực của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 16 III. Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và một số khuyến nghị: 16 1. Nhận xét chung: 17 2. Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 17 2.1. Một số tranh chấp điển hình liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 17 2.2. Những nguyên nhân phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 19 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 20 3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 20 3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 22 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mua bán căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây – Một số vấn đề bàn luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo quy chuẩn xây dựng và có thể bố trí tại tầng hầm hoặc tại tầng một hoặc tại phần diện tích khác trong hoặc ngoài nhà chung cư. Đối với khu vực để xe ô tô thì phải xây dựng theo quy chuẩn xây dựng nhưng do chủ đầu tư quyết định thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư hoặc thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều này; d) Các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Nhà ở...” . Các quy định về sở hữu chung, riêng hiện nay trong các văn bản luật phần nào đã giúp người mua căn hộ chung cư định hướng được đối tượng của hợp đồng mà mình tham gia. 2.1.3. Diện tích căn hộ chung cư: Diện tích căn hộ chung cư là một nội dung quan trọng trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Hiện nay, theo Thông tư số 14/2008/TT-BXD quy định về diện tích của căn hộ chung cư cao cấp (chung cư hạng 1) không nhỏ hơn 70 m2 , căn hộ chung cư hạng 2 có diện tích không nhỏ hơn 60m 2 và hạng 3 không nhỏ hơn 50m2. Tuy nhiên ở mỗi khu vực chung cư và ngay tại nhà chung cư thì diện tích của những căn hộ có thể vẫn khác nhau phụ thuộc vào nội dung thiết kế. Theo quy định của Luật Nhà ở thì căn hộ chung cư phải được thiết kế khép kín và có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2. Đối với căn hộ chung cư là nhà ở xã hội thì mỗi căn hộ chung cư cũng được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nhưng diện tích sàn không dưới 30m2. Cách tính diện tích căn hộ chung cư được quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư số 16/2010/TT-BXD như sau: diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ). 2.1.4. Kinh phí bảo trì nhà chung cư: Bảo trì, cải tạo nhà chung cư được quy định tại Điều 81 Luật nhà ở 2005 và kinh phí để thực hiện việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được quy định cụ thể tại Điều 51 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ “1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau: a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây: - Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán; - Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó. b) Khoản kinh phí quy định tại điểm a khoản này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư; c) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư chưa thu 2% tiền bán thì các chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung. Kinh phí đóng góp chỉ được thu khi phát sinh công tác bảo trì và được xác định đối với từng công việc bảo trì cụ thể. 2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Trong trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều này chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư khi xây dựng lại nhà chung cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì nhà chung cư sau khi xây dựng lại.” . Pháp luật quy định trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư các bên phải ghi rõ mức phí cũng như các nguyên tắc điều chỉnh mức phí đóng góp này. Mức kinh phí đóng góp không được vượt quá mức giá (giá trần) do Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà chung cư đó ban hành. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 21 Thông tư số 16/2010/TT - BXD quy định: “Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ...còn phải ghi rõ thêm các nội dung sau đây:...khoản kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà ở; dự kiến về mức phí phải đóng góp để phục vụ công tác quản lý vận hành nhà chung cư; nguyên tắc điều chỉnh mức phí đóng góp trên cơ sở mức đóng góp kinh phí không vượt quá mức giá (giá trần) do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở ban hành, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác...” 2.2. Giá cả và phương thức thanh toán: Luật Nhà ở cho phép các chủ đầu tư được huy động vốn của khách hàng có nhu cầu mua bán căn hộ chung cư khi nhà chung cư đã được xây dựng xong phần móng. Các chủ đầu tư thường huy động nguồn vốn này thông qua hợp đồng góp vốn. Vốn góp mà chủ đầu tư được phép huy động không quá 70% giá trị của căn hộ chung cư ghi trong hợp đồng. Các bên trong hợp đồng mua bán cũng có thể thỏa thuận về việc thanh toán tiền mua căn hộ một lần hoặc nhiều lần theo phương thức trả chậm trả dần hoặc phương thức thuê mua căn hộ chung cư. Tiền mua có thể được trả nhiều hình thức như bằng tiền mặt, chuyển khoản,...Các bên cũng được quyền lựa chọn bên thứ ba để xác định giá mua bán. Đối với các căn hộ chung cư thuộc dự án được hưởng ưu đãi của Nhà nước để phục vụ cho các chính sách thì Nhà nước quy định khung giá hoặc nguyên tắc hình thành giá. 2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán: Theo quy định tại Điều 452 Bộ luật dân sự 2005 và các quy định của pháp luật nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản bên bán có các quyền và nghĩa vụ cơ bản dưới đây. - Quyền của bên bán: Yêu cầu bên mua thanh toán đủ tiền theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại do lỗi của bên mua gây ra; đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng khi bên mua vi phạm điều kiện để đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. - Nghĩa vụ của bên bán: Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về căn hộ chung cư và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp như: bên bán có nhĩa vụ thông báo nhưng hạn chế về quyền sở hữu đối với căn hộ (đang cho thuê hoặc đang là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,...). Nếu không được thông báo mà sau đó bên mua mới phát hiện ra thì có quyền hủy hợp đồng. Giao căn hộ chung cư cho bên mua theo đúng tiến độ, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng kèm theo hồ sơ, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao quyền sở hữu đối với căn hộ cho bên mua. Bảo hành căn hộ chung cư đã bán. Nội dung và phương thức bảo hành do các bên thỏa thuận. Thời hạn bảo hành căn hộ chung cư được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu nhà chung cư để đưa vào sử dụng và: không ít hơn 60 tháng đối với nhà chung cư 9 tầng trở lên, không ít hơn 36 tháng đối với nhà chung cư từ 4 đến 8 tầng và không ít hơn 24 tháng đối với các loại chung cư còn lại. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Thực hiện nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật nhà ở bên bán là chủ đầu thì sau khi bàn giao căn hộ chung cư còn có các trách nhiệm duy trì sự hoạt động bình thường của nhà chung cư, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả nhất đối với các dịch vụ nhà chung cư. Trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao và đưa vào sử dụng với ít nhất 50% số căn hộ được bán (kể cả số căn hộ được chủ đầu tư giữ lại) thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để Bầu ra ban quản trị và phải chuẩn bị các nội dung liên quan để thông qua hội nghị. Chủ đầu tư còn có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với doanh nghiệp có chức năng và chuyên môn để quản lý và vận hành nhà chung cư, thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, bàn giao hệ thống kết cấu hạ tầng bên ngoài nhà chung cư, hướng dẫn sử dụng hạ tầng và trang thiết bị bên trong nhà chung cư. 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua: - Quyền của bên mua: Được nhận căn hộ chung cư kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ có liên quan; yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán căn hộ chung cư, chuyển giao quyền sở hữu căn hộ chung cư; yêu cầu bên bán có trách nhiệm bảo hành đối với căn hộ chung cư; yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do việc bàn giao căn hộ chung cư không đúng thời hạn, chất lượng hoặc không đúng các cam kết trong hợp đồng; đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng khi bên bán căn hộ chung cư vi phạm các điều kiện để đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. - Nghĩa vụ của bên mua: Thanh toán tiền mua căn hộ chung cư đúng thời hạn theo phương thức thỏa thuân trong hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận về thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải trả một lần vào thời điểm bên bán giao căn hộ chung cư và tại địa điểm có căn hộ chung cư. Nếu chậm thanh toán thì phải trả lãi suất cơ bản tương ứng với thời gian chậm trả nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nhận căn hộ chung cư kèm theo hồ sơ theo đúng chất lượng, thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng. Sử dụng căn hộ chung cư đúng với công năng thiết kế. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Trong trường hợp mua căn hộ chung cư cho thuê thì phải đảm bảo quyền, lợi ích của người thuê như thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực. 2.4. Giải quyết tranh chấp: Theo quy định tại Điều 147 Luật Nhà ở năm 2005 về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến nhà ở thì: Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hoà giải. Tranh chấp về nhà ở do Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhà chung cư thì cụ thể hóa quy định của Luật Nhà ở, tại Điều 25 Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD hướng dẫn: các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trong nhà chung cư do Tòa án giải quyết. Các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng trong nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở hòa giải những phải đảm bảo các nguyên tắc của quy chế này. Nếu không hòa giải được thì do Tòa án giải quyết. Tranh chấp về hợp đồng dân sự trong quá trình thực hiện quản lý nhà chung cư theo quy định của quy chế này thì xử lý theo các quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự. Ở chung cư hiện nay do tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau và sự không rõ ràng giữa các hình thức sở hữu này thường phát sinh nhiều các tranh chấp. Để giải quyết trước tiên đối với những vấn đề mà pháp luật cho phép các bên có thể tự do thỏa thuận (giá cả, phương thức thành toán, quyền và nghĩa vụ,...), Tòa án sẽ phải căn cứ vào hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa các bên. Trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở hay Luật kinh doanh bất động sản để giải quyết,... Khi tiến hành giải quyết tranh chấp Tòa án phải thực hiện hòa giải giữa các bên. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án mới xem xét để đưa vụ án ra xét xử nhằm bảo vệ người có quyền và lợi ích chính đáng bị xâm phạm, đồng thời buộc bên vi phạm phải gánh chịu những nghĩa vụ nhất định. Trên đây là những nội dung cơ bản nhất của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Khi giao kết hợp đồng ngoài những nội dung trên các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác phù hợp với nhu cầu của các bên như: chất lượng, kiểu dáng,thời gian bảo hành, thời gian thực hiện hợp đồng...Bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi cho người mua, pháp luật quy định khi ký kết hợp đồng các bên còn phải đính kèm bản nội quy sử dụng nhà chung cư. Nội dung chính của bản nội quy, quy định về các vấn đề như: trách nhiệm của các tổ chức trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ chung cư, các hành vi bị nghiêm cấm, mức phí cho công tác quản lý, vận hành nhà chung cư...bản nội quy được xem như một phần không thể tách rời hợp đồng. Điều 11 Quy chế khu đô thị mới, Ban hành kèm theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ 3. Hình thức của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: Theo quy định tại Điều 450 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở thì: “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Vì căn hộ chung cư là loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu nên hợp đồng mua bán phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực, các bên buộc phải tiến hành thủ tục này khi giao kết. Trường hợp các bên vi phạm quy định này thì hợp đồng sẽ có thể bị tuyên vô hiệu. Hiện nay có rất nhiều các hợp đồng mua bán mà đối tượng là các căn hộ chung cư dự án. Các hợp đồng này thường được ký kết dưới dạng hợp đồng góp vốn hay hợp đồng hứa mua, hứa bán. Tuy nhiên, pháp luật chưa hề có quy định cụ thể về hình thức loại hợp đồng này. Theo tinh thần của Luật Nhà ở 2005 tại Điều 38 thì vẫn coi hợp đồng này là một dạng của hợp đồng mua bán nhà ở. Tuy nhiên theo các quy định của Bộ luật dân sự 2005 và quan điểm chung của các nhà làm luật Việt Nam hiện nay thì vẫn coi hợp đồng mua bán căn hộ chung cư dự án là tài sàn hình thành trong tương lai. Và vì vậy, không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng là phải giao kết bằng văn bản và được công chứng, chứng thực. Vì vậy pháp luật cần phải có những quy định cụ thể và thống nhất về vấn đề này. 4. Hiệu lực của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: Theo quy định tại Điều 450 BLDS năm 2005, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ, Luật công chứng năm 2006 đối với hình thức của hợp đồng mua bán nhà thì để hợp đồng mua bán nhà có hiệu lực hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản, có công chứng chứng thực và thẩm quyền công chứng chứng thực thuộc về phòng công chứng hoặc UBND cấp huyện. Từ thời điểm này các bên tham gia giao kết hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Bên canh đó, theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 thì các giao dịch dân sự phải có đủ 4 điều kiệnĐiều 122 BLDS năm 2005 - Các bên tham gia giao kết phải có năng lực hành vi dân sự. - Các bên tham gia giao kết phải hoàn toàn tự nguyện. - Hình thức tham gia giao kết phải hoàn toàn tự nguyện. - Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. . Đây là bốn điều kiện cần và đủ để một hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có hiệu lực pháp luật. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà các bên không tuân theo các điều kiện trên thì hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu. Tùy theo mức độ và tính chất của các vi phạm thì hợp đồng mua bán căn hộ chung cư vô hiệu được chia thành các loại khác nhau và hiệu quả khác nhau. Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mà vi phạm những quy định của pháp luật có mục đích bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước của xã hội thì được coi là vô hiệu tuyệt đối. Đối với loại hợp đồng này thì các bên tham gia hợp đồng đều có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không có hạn chế về thời gian yêu cầu. Những hơp đồng mà khi giao kết các bên vi phạm những quy định của pháp luật có mục đích là bảo vệ quyền lợi của cá nhân thì được coi là vô hiệu tương đối. Thông thường đây là trường hợp các bên khi giao kết hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung hợp đồng, bị đe dọa hoặc lừa dối,...nên giao kết không tự nguyện. Trong trường hợp này Tòa án thường cho các bên một khoảng thời gian để thỏa thuận lại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cũng như tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không sửa đổi lại thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng đã giao kết là vô hiệu. Ngoài ra hợp đồng mua bán căn hộ chung cư vô hiệu cũng có thể được phân chia thành hợp đồng mua bán vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị tuyên là vô hiệu là các bên phải hoàn trả lại cho nhau tất cả những gì đã nhận. Bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. III. Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và một số khuyến nghị: 1. Nhận xét chung: Trong hệ thống quy phạm pháp luật thực định, chế định về nhà ở luôn chiếm một vị trí quan trọng và đang ngày càng được hoàn thiện với sự ra đời của một loạt các văn bản luật và dưới luật. Hiện nay các giao dịch về nhà ở chủ yếu được điều chỉnh bởi: Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Nhà ở năm 2005, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006... Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là một loại giao dịch về nhà ở cũng được điều chỉnh bởi các văn bản trên. Tuy nhiên căn hộ chung cư là một đối tượng mang nhiều đặc điểm riêng biệt của hợp đồng mua bán, nên hiện nay đã có rất nhiều các văn bản cá biệt được ban hành để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến loại hợp đồng này. Cụ thể là: - Quy chế sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-BXD/2008 ngày 28/05/2008 của Bộ Xây dựng; - Thông tư số 14/2008/TT-BXD ngày 02/06/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về phân hạng nhà chung cư; - Thông tư số 37/2009/TT-BXD ngày 01/12/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá và quản lý giá dịch vụ nhà chung cư. Các văn bản trên cụ thể hóa các quy định liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trong Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở và đã điều chỉnh một cách có hiệu quả những vấn đề phát sinh đối với loai hợp đồng này. Tuy nhiên chung cư vốn dĩ là một kiểu tổ chức cuộc sống tiềm ẩn nhiều khả năng tranh chấp. Đó có thể là các tranh chấp phát sinh từ lúc thỏa thuận hợp đồng như: thỏa thuận về việc hứa mua, hứa bán, giá cả của căn hộ chung cư,...các tranh chấp tại thời điểm bàn giao căn hộ như: chất lượng, kết cấu căn hộ, thời gian bàn giao,...hay tranh chấp phát sinh sau khi căn hộ chung cư đã được bàn giao từ bên bán sang cho bên mua như tranh chấp về quyền sở hữu chung riêng, mức phí quản lý và bảo trì;....Các tranh chấp này diễn ra một cách khá phổ biến và dưới nhiều hình thức. Điều này đã phần nào làm ảnh hưởng tới thị trường bất động sản và việc thực thi các chính sách về nhà ở của Nhà nước. 2. Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2.1. Một số tranh chấp điển hình liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2.1.1. Tranh chấp liên quan đến đối tượng hợp đồng: - Tranh chấp quyền sở hữu chung, sở hữu riêng trong nhà chung cư: Trong không gian nhà chung cư pháp luật thừa nhận hai hình thức sở hữu đó là sở hữu chung công cộng và phần sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ chung cư. Hiện nay rất nhiều các tranh chấp phát sinh liên quan đến hai hình thức sở hữu này, và nó thường diễn ra giữa chủ đầu tư và các chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư. Điển hình nhất trong những phức tạp này là vụ tranh chấp tầng hầm để xe tại The Manor – một trong những khu đô thị được coi là cao cấp nhất Hà Nội. Cư dân thì cho rằng nhà xe thuộc sở hữu chung nhưng chủ đầu tư lại khẳng định nó thuộc quyền sở hữu riêng của mình. Ở khu đô thị 54 Hạ Đình, quận Thanh Xuân, dân dứt khoát khẳng định lối đi trong khu nhà thuộc sở hữu chung, trong khi chủ đầu tư khăng khăng họ được phép quản lý và khai thác vì điều này đã ghi trong quy chế. Còn ở chung cư 17 tầng Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, tầng hầm chẳng ai tranh chấp, nhưng chủ đầu tư và người dân lại mâu thuẫn về diện tích sân thượng...Bài viết: “Tranh chấp sở hữu chung cư sẽ còn tái diễn” Tại chung cư cao cấp Botanic ở phường 5, quận Phú Nhuận, khách mua căn hộ chung cư sau khi dọn về ở đã bức xúc về việc chủ đầu tư là Cty CP đầu tư xây dựng Phú Hưng Gia (Cty Phú Hưng Gia) dùng thủ thuật biến phần sở hữu chung làm tài sản riêng. Bài viết “Lại tranh chấp quyền sở hữu chung, riêng nhà chung cư”. Qua những vụ việc nêu trên có thể thấy phần lớn những tranh chấp về sở hữu chung và riêng giữa chủ đầu tư và người dân trong khu chung cư đều phát sinh từ sự thiếu rõ ràng trong hợp đồng mua bán. Các hợp đồng này thường là mẫu do chủ đầu tư đưa ra với mục đích xây dựng những điều khoản có lợi nhất cho mình. Còn người mua phần nhiều là không tìm hiểu kỹ và không thể có nhiều kiến thức về pháp luật nêm không có những điều khoản cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho mình. Các quy định của pháp luật về vấn đề này chỉ mang tính chất là hướng dẫn và các chủ đầu tư cũng rất biết nhằm vào những kẽ hở của pháp luật để bảo đảm tối đa lợi ích. Chính vì vậy, dễ nhận thấy rằng nếu các bên trong tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ mà khởi kiện ra Tòa thì phần ưu thế đương nhiễn sẽ luôn thuộc về phía chủ đầu tư. Theo nhận xét của các nhà chuyên môn, chỉ ở Việt Nam mới có tranh chấp về quyền sở hữu chung, riêng trong nhà chung cư. Ở các nước Châu Âu diện tích này được phân định một cách cụ thể, công khai tại các sàn giao dịch và trong hợp đồng mua bán. Tại đây, chủ đầu tư khi bán căn hộ thì hợp đồng mua bán phải có văn bản đính kèm.Văn bản này mô tả các đơn vị trong chung cư như: không gian chung, địa giới quanh chung cư và các quy định cần thiết về sử dụng chung cư gọi là Bản tuyên bố các điều kiện, hay dưới các tên gọi khác như Khế ước chủ đạo, Văn kiện chung cư sở hữu chung,...Văn bản này phải được cơ quan quản lý nhà nước về bất động sản duyêt. Sự rõ ràng của hợp đồng và các văn bản liên quan sẽ tranh được các tranh chấp phát sinh về sau. - Tranh chấp về nội dung thiết kế, chất lượng nhà chung cư, căn hộ chung cư: Các tranh chấp này phát sinh thường là do đối tượng của hợp đồng là căn hộ chung cư dự án được các chủ đầu tư mô tả trên bản vẽ khác xa so với thực tế và khách hàng thường lại không hình dung được một cách chính xác căn hộ trong tương lai của mình. Gần đây chung cư The Manor TP. Hồ Chí Minh nhiều hộ dân đã khiếu nại nhà chủ đầu tư là Công ty Bitexco về việc bàn giao căn hộ không đúng như diện tích đã cam kết, chất lượng công trình không đảm bảo, các căn hộ được bàn giao nhưng chưa được chuyển giao quyền sở hữu. Tại chung cư 17 tầng thị trấn Cầu Diễn, huyện từ Liêm, Hà Nội các hộ dân khiếu nại chủ đầu tư về việc thiết kế được duyệt chung cư chỉ có 17 tầng nhưng chủ đầu tư là Công ty Ba Đình đã tự ý cơi nới thêm tầng 18 để cho thuê. Việc giải quyết các tranh chấp này hiện nay cũng khá phức tạp vì phần lớn các chủ đầu tư đều không thừa nhận lỗi về phía mình. Họ cho rằng những thiết kế trên đã được lập trong dự án, đã được cơ quan hoặc đổ trách nhiệm cho ban quản trị nhà chung cư,...Các hộ dân dù bị thiệt hại nhưng cũng khó có thể chứng minh và tính toán thiệt hại thực tế để yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường và Tòa án giải quyết. 2.1.2.Tranh chấp về giá cả và phương thức thanh toán: Đối với các căn hộ chung cư dự án được mua bán dưới hình thức hợp đồng hứa mua hứa bán hoặc góp vốn là một vấn đề gây nhiều mâu thuẫn. Thông thường tại thời điểm góp vốn giá cả là do chủ đầu tư dự kiến dựa trên những tính toán chi phí hợp lý. Tuy nhiên, các dự án này không thể hoàn thành chỉ trong vài ngày mà có thể kéo dài hàng năm trời nên thường xảy ra trường hợp chủ đầu tư yêu cầu tăng giá và dẫn đến tranh chấp. Giữa năm 2008, nhiều khách hàng mua căn hộ chung cư thuộc dự án Horizon Quận 1 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức góp vốn bất ngờ nhận được thông báo từ chủ đầu tư là công ty Fico nâng giá bán căn hộ lên 6 triệu đồng/m2 trong khi đó giá gốc vào thời điểm ban đầu mà công ty Fico đưa ra là 13 triệu đồng/m2, có nghĩa giá đã tăng gần 50% so với giá ban đầu. Lý do tăng giá được công ty giải thích do: biến động phức tạp về tiền tệ, nhân công, vật liệu xây dựng nên dự án không thể tránh khỏi việc tăng giá. Các khách hàng phản ứng gay gắt với yêu cầu tăng giá vì cho rằng chủ đầu tư cố tình trì hoãn việc thi công nhằm chờ vật liệu giảm trong khi vẫn yêu cầu đòi người mua nộp thêm tiền. Không chỉ ở riêng dự án Horizon mà nhiều dự án khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự... Việc tăng giá của các chủ đầu tư một phần do những biến động về giá cả của vật liệu xây dựng, tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá,..nhưng cũng không thể loại trừ việc chủ đầu tư cố tình ép khách hàng tăng giá để trục lợi. Theo quy định của pháp luật thì giá của hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Trường hợp khi có biến động về giá thì các bên có thể thỏa thuận áp dụng hệ số trượt giá hoặc một phương thức xác định giá. Như vậy, nếu trong hợp đồng trước đó mà các bên không có thỏa thuận về việc tăn giá bán à chủ đầu tư tự ý tăng giá là vi phạm hợp đồng. Khách hàng khi đó có quyền yêu cầu hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Thực tế, khi trường hợp này xảy ra không ít chủ đầu tư chấp nhận thanh lý hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Ngoài các tranh chấp về đối tượng và giá cả, liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư còn rất nhiều các tranh chấp khác như: tranh chấp về việc vi phạm thời hạn bàn giao căn hộ của chủ đầu tư, tranh chấp liên quan đến các khoản phí dịch vụ, vận hành nhà chung cư,.. 2.2. Những nguyên nhân phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 2.2.1. Do thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư dự án: Các quy định của pháp luật về loại hợp đồng này chỉ mang tính chung chung thiếu cụ thể. Trên thực tế, những quy định của Luật Nhà ở có hiệu lực ngày 1/7/2006 cũng là căn cứ. Trong điều 70, phần diện tích chung được quy định trong chung cư sẽ gồm nhiều khu vực, trong đó có nơi để xe (hầm và các bãi đỗ ngoài trời khác). Điều này cũng tương tự những diện tích khác không thuộc sở hữu riêng theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu hợp đồng được ký trước thời điểm 1/7/2006, phần sở hữu chung sẽ thuộc điều khoản hợp đồng. Việc xác định đúng, sai còn phải căn cứ hoàn toàn vào hợp đồng, không thể áp dụng theo những quy định mới ban hành thời gian gần đây; Về sở hữu chung, sở hữu riêng, nếu áp dụng theo nghị định mới thì hiện nay những tranh chấp đều bỏ hết. Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định khá tỉ mỉ các loại hình sở hữu và hạng mục nào là tài sản chung - riêng trong toà nhà nhưng không nhắc đến việc hồi tố Ví dụ: chưa có quy định chặt chẽ về hình thức của loại hợp đồng, chưa có chế tài xử lý trong việc đầu tư vi phạm quy định của pháp luật như huy động số vốn quá 70% giá trị căn hộ hay trang thiết bị đi kèm nhà chung cư chưa đảm bào chất lượng,...Đó còn chưa kể các quy định của pháp luật chỉ mang tính “chữa cháy”, “chế tài luôn chạy sau” có nghĩa là chỉ khi có mâu thuẫn xảy ra gay gắt, các nhà làm luật mới bắt tay vào việc soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật để giải quyết. Các quy định này cũng không thể có hiệu lực hồi tố để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước khi có văn bản luật ban hành và vẫn kéo dài dai dẳng. . 2.2.2. Do xuất phát từ những thỏa thuận không rõ ràng của các bên trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: Việc mua bán các căn hộ chung cư giữa khách hàng và chủ đầu tư được căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà và các quy định của Nhà nước về mua bán chung cư, như vậy có nghĩa đã có khung pháp lý rõ ràng để không xảy ra tranh chấp. Về bản chất đây là một loại giao dịch dân sự dựa trến tự thỏa thuận mua bán của các bên. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên đều được đề cập trong hợp đồng mua căn hộ, vậy nhưng tại sao thời gian vừa qua vẫn xảy ra liên tiếp các vụ việc người mua nhà bức xúc kiện chủ đầu tư. Điểm qua nhiều hợp đồng mua bán căn hộ thì các điều khoản về phí dịch vụ rất mập mờ, thậm chí có những hợp đồng chủ đầu tư còn không đưa vào hợp đồng mà chỉ có một dòng được ghi trong trách nhiệm của mình là cung cấp các dịch vụ trong nhà chung cư kể từ ngày bàn giao căn hộ cho khách hàng Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán căn hộ dự án nhà ở Xa La của Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1, hợp đồng chỉ ghi trách nhiệm của chủ đầu tư là cung cấp các dịch vụ chung cư kể từ ngày bàn giao căn hộ cho khách hàng; trong hợp đồng mua bán căn hộ dự án Khu nhà ở và dịch vụ thương mại Nàng Hương (Văn Quán, Hà Đông) chỉ ghi quyền lợi của khách hàng là được hưởng các dịch vụ khi dự án đưa vào sử dụng, và phải nộp các khoản phí dịch vụ quản lý kể từ ngày nhận bàn giao căn hộ… . Tuyệt nhiên trong các hợp đồng này các khoản phí dịch vụ không được ghi rõ. Điều này dẫn đến việc sau đó, chủ đầu tư tự đưa ra các loại phí cao thấp bất hợp lý. Đó cũng là nguyên nhân thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra việc cư dân ở nhiều toà nhà chung cư phản đối, kiện chủ đầu tư, như: Keangnam, The Manor…Bài viết: “Mập mờ như mua bán căn hộ trong nhà chung cư”. Nguồn: Vẫn biết những hợp đồng này thường là những mẫu mà chủ đầu tư đưa ra với những tình tiết bất lợi về phía người mua, nhưng về nguyên tắc người mua vẫn chấp nhận nên không thể bắt bẻ được chủ đầu tư nếu họ không hề vi phạm hợp đồng. Vì vậy, kể cả khi những quyền lợi của chủ khách hàng bị thiệt thòi và cần được bảo vệ chính đáng thì cũng khó có thể giải quyết được do những thỏa thuận của họ còn đang rành rành giấy trắng mực đen trong hợp đồng. 2.2.3. Do việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động mua bán căn hộ qua sàn giao dịch bất động sản chưa thật sự hiệu quả: Theo Luật kinh doanh bất động sản thì từ ngày 1/1/2009 bắt buộc các công ty kinh doanh bất động sản phải giao dịch qua sàn. Theo thống kê đến hết tháng 6 năm 2009, trong cả nước có 126 sàn giao dịch bất động sản đi vào hoạt động Theo Báo cáo tổng kết về tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2011 được Bộ Xây dựng công bố sáng 19/7/2011 thì cả nước hiện có 913 sàn giao dịch bất động sản đăng ký hoạt động. Tuy nhiên lượng các giao dịch qua sàn lại chưa nhiều, mới chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng số các giao dịch bất động sản. Con số trên còn khá khiêm tốn do nhiều khách hàng vẫn có thói quen tìm đến các trung tâm môi giới hoặc dùng phương thức đăng báo, việc giao dịch qua sàn mất nhiều thời gian hơn,..Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa là hiện nay không ít các sàn giao dịch vì chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng đầu cơ các căn hộ rồi tung ra thị trường khi nhu cầu về căn hộ tăng cao để kiếm lời, điều này tạo sự bất an cho người mua. Theo số liệu của Cục quản lý Nhà - Bộ Xây dựng thì thời gian qua diện tích nhà ở trong cả nước đã tăng thêm 700m2. Tuy nhiên theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì hiện nay trên địa bàn Hà Nội đang thiếu nhà ở nghiêm trọng. Trước mắt cần tới ít nhất 7 triệu m2 nhà ở tương đương với 120.000 căn hộ cho các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà ở. Theo số liệu của Sở Quy hoạch – kiến trúc thành phố Hà Nội thì hiện nay trên địa bàn, bình quân nhà ở theo đầu người chỉ đạt khoảng 7m2/người, trong đó có tới 30% dân số nội thành ở dưới mức 4m2/người. Về chất lượng nhà ở thì có tới hơn 60% là nhà xuống cấp và cần cải tạo, nâng cấp cả ngôi nhà và tiện nghi. Do nhu cầu về nhà ở là rất lớn, nên để tạo ra một cuộc sống ổn định trong căn hộ chung cư, để phát triển thị trường bất động sản và phát huy có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về nhà ở, trước mắt cần phải có những giải pháp để giải quyết một cách triệt để những tranh chấp trong nhà chung cư. 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: 3.1.1. Quy định chặt chẽ về diện tích sở hữu chung riêng trong nhà chung cư: Theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT - BXD thì trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư phải liệt kê đầy đủ diện tích sở hữu chung riêng. Tuy nhiên, Thông tư này lại không quy định các chế tài xử phạt đối với chủ đầu tư khi vi phạm vấn đề này dẫn đến tính phiến diện của các quy định. Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định khá tỉ mỉ các loại hình sở hữu và hạng mục nào là tài sản chung - riêng trong toà nhà nhưng không nhắc đến việc hồi tố. Tại các đô thị, trong nhà chung cư có niều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại, sự đối lập nhau giữa các nhóm lợi ích của các hộ dân và chủ đầu tư trong khi các hộ dân, khách hàng có nhiều hạn chế như sự thiếu hiểu biết pháp luật, nhóm người đơn lẻ, tính cạnh tranh yếu so với chủ đầu tư là những người kinh doanh doanh nghiệp. Cũng xuất phát từ vấn đề sở hữu chung riêng trong nhà chung cư nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác như việc thu phí các phần sở hữu chung, việc bảo trì sửa chữa các phần diện tích này. Nếu một phần diện tích nào đó trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả các hộ dân thì mọi chi phí quản lý, vận hành, bảo trì phần diện tích đó sẽ do các hộ dân cùng đóng góp. Nhưng nếu nó là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, Ở nhiều khu chung cư hiện nay ranh giới giữa các phần sở hữu không rõ ràng nên khi xảy ra các tình huống bất khả kháng, rủi ro rất khó quy trách nhiệm cho bên nào. Các tranh chấp liên quan đến sở hữu riêng trong nhà chung cư không chỉ mới tồn tại gần đây mà nó đã kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa thể giải quyết tận gốc bởi sự thiếu nhạy bén của công cụ pháp lý. Phải thừa nhận một thực tế rằng tính dự liệu của các quy phạm pháp luật rất hạn chế. Khi các tranh chấp xảy ra cứ phải chờ quy định ban hành, pháp luật luôn chạy theo các quan hệ xã hội dẫn đến hệ quả là các mâu thuẫn tranh chấp chỉ giải quyết được phần ngọn mà không thể giải quyết dứt điểm phần gốc. Các tranh chấp sở hữu chung riêng này gần như chỉ có ở Việt nam mới có, bởi trình độ lập pháp của nước ta còn hạn chế cộng với sự thiếu hiểu biết pháp luật cũng như sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư nên ác tranh chấp rất phổ biến. Việc sửa đổi, bổ sung phải mang tính hệ thống và đầy đủ đối với tất cả các quy định liên quan tranh tình trạng sửa đổi, bổ sung không đồng bộ dẫn đến sự mâu thuẫn lẫn nhau giữa các quy định. 3.1.2. Cụ thể hóa phạm vi trách nhiệm của chủ đầu tư trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: Theo quy định của Luật Nhà ở 2005 thì một trong những nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại là vốn từ tiền ứng trước của khách hàng có nhu cầu mua nhà. Như vậy, pháp luật đã thừa nhận việc huy động vốn, tuy vậy việc huy đồng vốn này có những hạn chế nhất định, khi quy định công trình phải hoàn thành xong phần móng và tỷ lệ vốn góp không quá 70% giá trị hợp đồng. Về nguyên tắc pháp luật cho phép các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản và khách hàng được thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước, những phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Việc ứng tiền trước phải được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản theo nội dung, tiến độ của dự án đã được phê duyệt; chủ đầu tư phải sử dụng nguồn vốn đúng mục đích nhằm tao lập bất động sản, khách hàng ứng tiền trước được hưởng giá mua, giá chuyển nhượng bất động sản tại thời điểm ký hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ đầu tư giao bất động sản chậm tiến độ ghi trong hợp đồng, thì phải chịu trách nhiệm với khách hàng theo hợp đồng và phải trả cho khách hàng một khoản tiền lãi của phần tiền ứng trước, tính theo vay lãi suất ngân hàng thương mại tại thời điểm giao bất động sản tương ứng với thời gian chậm tiến độ. Trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết về việc tiền ứng trước trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư theo hợp đồng và phải trả cho chủ đầu tư một khoản tiền lãi của số tiền trả chậm trả tính theo lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm trả tiền ứng trước với thời gian trả chậm. Hiện nay vấn đề này chưa được quy định cụ thể nên các tranh chấp liên quan xảy ra khá nhiều và khó giải quyết ngay cả khi vụ việc được đưa ra Tòa án vì pháp luật chưa có quy định cụ thể nên Tòa án không có căn cứ trực tiếp để giải quyết. Với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trách nhiệm của bên bán (chủ đầu tư) không đương nhiên chấm dứt khi bên bán bàn giao nhà và bên mua trả đủ tiền. Trong quá trình sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư phải có trách nhiệm quản lý nhà chung cư khi nhà chung cư chưa có Ban quản trị và trách nhiệm bảo trì nhà chung cư theo quy định của pháp luật. Đơn cử như việc trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc triệu tập Hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ra Ban quản trị, nhiều nhà chung cư cố tình chậm trễ trong việc thành lập Ban quản trị đây là một thực tế không hiếm gặp trong các nhà chung cư hiện nay. Trong nội dung của Quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư có đề cập đến trách nhiệm của chủ đầu tư nhưng lại không đề cập đến các chế tài xử lý khi các chủ đầu tư có hành vi vi phạm. 3.1.3. “Cần luật riêng về sở hữu chung cư”: Qua các nghiên cứu ở trên cho chúng ta thấy rằng nhà chung cư tồn tại nhiều vấn đề pháp lý phức tạp mà trong phạm vi của Luật nhà ở; Quy chế quản lý sử dụng nhà chung không thể giải quyết hết được. Khi nghiên cứu các vấn đề pháp lý về nhà chung cư ta thấy rằng các quy định nằm rải rác ở các văn bản khác nhau cụ thể như: Luật dân sự quy định về sở hữu chung của nhà chung cư, Luật Nhà ở liệt kê các diện tích chung riêng, Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư quy định trách nhiệm của các bên;…ngoài ra còn có Quy chế phân hạng nhà chung cư và Luật kinh doanh bất động sản. Việc có quá nhiều văn bản quy định một vấn đề pháp lý theo quan điểm của cá nhân em là không cần thiết nó dễ dẫn đến việc áp dụng không thống nhất và mâu thuẫn với nhau.Trong nhà chung cư tại Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau không thống nhất như nhà ở thông thường. Các giao dịch mua bán căn hộ chung cư hiện nay còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, tranh chấp và rất khó giải quyết bởi thiếu các văn bản điều chỉnh trực tiếp vấn đề này. Nhà chung cư có những đặc trưng pháp lý riêng nên không thể áp dụng các quy định về nhà ở để giải quyết. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tập hợp các quy định tản mạn về nhà chung cư thành một văn bản thống nhất, đó là Luật chung cư. Luật chung cư phải đảm bảo các vấn đề pháp lý sau: - Phạm vi, đối tượng áo dụng của luật chung cư; - Các hình thức, nội dung của quyền sở hữu trong nhà chung cư, - Các iao dịch ( nội dung, trình tự, hiệu lực,…) mua bán , trao đổi, tặng cho…nhà chung cư, - Cu thể háo các nội dung của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý sử dụng nhà chung cư, - Quản lý Nhà nước về nhà chung cư, - Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp liên quan đến nhà chung cư,… Trong quá trình xây dựng Luật chung cư chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm của một số nước như Singapore, Thái Lan,..để đảm bảo các nội dung phù hợp với tình hình thực tế. - Cần quy định cụ thể hơn nữa diện người nước ngoài (người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài không phải là người Việt Nam), được phép mua căn hộ chung cư theo hướng mở rộng diện được mua, thủ tục, số lượng, giá trị căn hộ được mua,… 3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư 3.2.1. Các dự án xây dựng cần được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng: Trên địa bàn Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có hàng nghìn dự án xây dựng căn hộ trong tương lai sẽ tạo ra hàng triệu m2 nhà ở cho những người có nhu cầu, giải quyết những bức xúc về nhà ở cho cư dân đô thị. Tuy nhiên hiện nay các khách hàng có rất ít cơ hội tìm hiểu các thông tin về dự án, bởi hầu như việc phê duyệt dự án, thời điểm khởi công, tiến độ, quy hoạch, thiết kế chưa được công khai để khách hàng có thể tiếp cận nguồn thông tin này. Yêu cầu đặt ra hiên nay là phải công khai hóa các dự án trên thực tế. Đây là nhiệm vụ thuộc về các phòng ban thuộc Sở xây dựng các tỉnh, thành phố. Theo đó các dự án xây dựng đã được phê duyệt phải được thông tin trên các trang web của sở xây dựng với các nội dung cụ thể như thiết kế, quy hoạch, tiến độ thi công, ngày dự kiến bàn giao, tên chủ đầu tư, số vốn góp;…trong quá trình thi công dự án mọi sự thay đổi liên quan đến dự án phải được cập nhật thường xuyên. Thông qua các trang web này khách hàng có nhu cầu cần tìm hiểu về các dự án ở các tỉnh, thành phố có thể tiếp xúc với những thông tin một cách chính xác nhất. Đây có thể coi là giải pháp tiên phong cho việc hạn chế những rủi ro cho nhà đầu tư khi góp vốn vào dự án. 3.2.2. Quản lý chặt chẽ các giao dịch mua bán căn hộ chung cư qua sàn giao dịch và trung tâm môi giới bất động sản. Tại Việt Nam hiện nay có hàng trăm sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động với phạm vi, quy mô khác nhau tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các sàn giao dịch bất động sản ra đời giúp các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát được các giao dịch mua bán bất động sản nói chung và căn hộ chung cư nói riêng. Để các sàn phát huy hiệu quả thật sự, Nhà nước cần thắt chặt các quy định về cấp phép hoạt động cho sàn, theo đó khi đủ điều kiện thành lập sàn buộc các sàn phải hoạt động hiệu quả sau một thời gian mới được xem xét cấp phép chính thức. Các tiêu chí về sàn giao dịch chuẩn cũng là vấn đề nên áp dụng, thông qua việc đánh giá một cách công khai khả năng của từng sàn giao dịch các khách hàng có thể lựa chọn một sàn giao dịch chất lượng và uy tín để giao dịch. Bên cạnh đó chúng ta nên hạn chế tối đa việc lợi thức hóa các sản phẩm đã bán thông quan sàn cũng như kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp lý đối với sàn giao dịch. Các sàn giao dịch đáp ứng được yêu cầu sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét mở rộng chức năng, quyền hạn cho sàn đó. Đây là biện pháp khuyến khích cũng như nâng cao trách nhiệm của các sàn giao dịch. Các chế tài xử phạt với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật cần phải được áp dụng triệt để nhằm phát huy hiệu quả hoạt động cho các sàn. 3.2.3. Thành lập cơ quan chuyên trách nhằm giám sát hoạt động của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án: Một thực trạng phổ biến hiện nay là các dự án nhà chung cư luôn bị chậm so với tiến độ, dẫn đế việc khách hàng không nhận được nhà đúng thời hạn thỏa thuận đó là chưa kể đến chất lượng, kết cấu, thiết kế của nhà chung cư không đúng với yêu cầu của khách hàng, nhiều nhà chung cư mới đưa vào sử dụng đã có biểu hiện xuống cấp;...Yêu cầu đặt ra đối với các dự án nhà ở hiện nay là phải có một cơ quan chuyên môn làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các dự án từ khi triển khai xây dựng đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Để đảm nhận được hết chức năng này, lực lượng này phải tập hợp những người có chuyên môn cao, làm việc chuyên trách, khách quan. Cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập, nguyên tắc hoạt động do Bộ Xây dựng quyết định. Đối với các thành phố lớn nơi có nhều dự án nhà ở thì có thể thành lập cơ quan này với quy mô lớn hơn đáp ứng yêu cầu của dự án. Chức năng của cơ quan này là kiểm tra, giám sát các dự án xây dựng nhà ở trên phạm vi địa bàn mình phụ trách, công khai các dự án đã được cấp phép. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để giám sát tiến độ thi công, khi dự án hoàn thành xong phần móng chủ đầu tư phải lấy xác nhận của cơ quan này về tiến độ thi công mới được phép huy động vốn của khách hàng, Đây là biện pháp nhiều quốc gia áp dụng để quản lý và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Bên cạnh đó việc giám sát chất lượng thi công căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật và hô sơ thiết kế đã được phê duyệt sẽ đảm bảo việc phân hạng nhà chung cư được chính xác. 3.2.4. Phát huy vai trò của Ban quản trị nhà chung cư: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản trị được quy định tương đối cụ thể trong Quyết định 08/2008 và Luật Nhà ở 2005. Các quy định hiện hành tạo cho Ban quản trị vai trò tương đối lớn trong quản lý vận hành nhà chung cư, tuy nhiên trên thực tế vai trò của Ban quản trị vẫn chưa thực sự phát huy như mong đợi. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản trị ngoài việc cơ cấu lại tổ chức và nguyên tắc hoạt động, pháp luật cần mở rộng chức năng của ban quản trị trong việc giải quyết tranh chấp bởi hiện nay trong nhà chung cư xuất hiện nhiều tranh chấp giữa chủ đầu tư và các hộ dân. Pháp luật khuyến khích các bên hòa giải nhưng không đề cập đến vai trò trung gian của Ban quản trị. Việc tham gia giải quyết tranh chấp của Ban quản trị sẽ nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp, dung hòa lợi ích của các bên. Chúng ta nên bầu thêm một số tổ chức khác trong nhà chung cư song song với Ban quản trị đó là “Ban thanh tra chung cư”, đây là cách mà nhiều quốc gia áp dụng nhằm giám sát hoạt động của tòa nhà trong đó có hoạt động của Ban quản trị, phát hiện các sai phạm, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Nếu các chung cư ở nước ta thành lập được “Ban thanh tra” thì có thể coi là một giải pháp hay, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà chung cư, phát huy hơn nữa vai trò của Ban quản trị và góp phần không nhỏ vào việc hạn chế các tranh chấp giữa chủ đầu tư và các hộ dân. 3.2.5. Xây dựng và đăng ký Điều lệ của nhà chung cư tại cơ quan quản lý nhà ở: Hầu hết các chung cư ở nước ta mới chỉ có Bản nội qua quản lý sử dụng nhà chung cư, theo quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, nội dung của bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư gồm các nội dung cụ thể như: trách nhiệm của các tổ chức trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư, quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp nhà chung cư, các hành vi bị nghiêm cấm trong nhà chung cư, xác định danh mục, vị trí, quy mô các phần sở hữu chung, sở hữu riêng trong và ngoài nhà chung cư,...Việc soạn thảo Bản nội quy là trách nhiệm của chủ đầu tư hay Ban quản trị (nếu đã thành lập). Trong các văn bản pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực nhà ở chưa có quy định nào liên quan đến Điều lệ của nhà chung cư. Việc xây dựng Điều lệ của nhà chung cư là một giải pháp bổ trộ cho những khiếm khuyết, hạn chế của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Chủ đầu tư khi được phê duyệt dự án phải công bố kèm theo Bản điều lệ, nội dung của điều lệ đề cập tới các vấn đề liên quan đến mặt pháp lý của Tòa nhà, việc thống nhất các phần sở hữu chung riêng trong nhà chung cư và không thể thiếu là các cam kết của chủ đầu tư không được vi phạm các quyền của chủ sở hữu khác. Bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến mặt pháp lý của Tòa nhà cũng dẫn tới việc sửa đổi Điều lệ, việc sửa đổi Điều lệ được thông qua trong Hội nghị nhà chung cư. Việc vi phạm Điều lệ của nhà chung cư sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều lệ của nhà chung cư được Cơ quan quản lý Nhà nước về nhà ở thông qua là một biện pháp nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và bảo vệ quyền của người sử dụng nhà chung cư 3.2.6. Áp dụng thủ tục đăng ký bất động sản: Dự thảo Luật đăng ký bất động sản được đưa ra xem xét và lấy ý kiến đóng góp, theo đó đăng ký bất động sản gồm hai nội dung cơ bản: Một là: Đăng ký về thủ tục và lý lích pháp lý đối với bất động sản Hai là: Đăng ký về quyền đối với bất động sản... Việc đăng ký bất động sản trên bao gồm các căn hộ chung cư, hiện nay đang diễn ra quá trình nhất thể hóa giữa Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và các công trình xây dựng trên đất với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - cơ sở pháp lý công nhận quyền đối với bất động sản là nhà và đất thành một giấy chứng nhận. Đối với người mua căn hộ chung cư hiện nay mới chỉ có một loại giấy tờ đó là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, thông qua việc đăng ký bất động sản sẽ góp phần thống nhất các giấy tờ liên quan đến sở hữu nhà và đất, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện khuyến khích mọi đăng ký quyền đối với bất động sản. Việc đăng ký quyền sở hữu nhà và công trình xây dựng trên đất do sở Xây dựng hoặc Phòng Xây dựng (Phòng quản lý đô thị -xây dựng) cấp huyện thực hiện. Hoạt động đăng ký bất động sản được thực hiện rộng rãi sẽ giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ bất động sản và đảm bảo an toàn về pháp lý với các giao dịch bất động sản, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản. Ngoài nhóm giải pháp liên quan đến mặt pháp lý của vấn đề tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, một nhóm giải pháp khác tương đối chủ động và hiệu quả thuộc về những người góp vốn, người mua căn hộ, người sử dụng căn hộ sau đây gọi chung là người mua nhà. Đối với các tranh chấp liên quan đến việc mua bán và sử dụng nhà chung cư trong những năm vừa qua, ngoài các yếu tố khách quan về phía thị trường và các quy định của pháp luật thì một yếu tố chủ quan khác đó là lỗi của người mua nhà. Xét một cách toàn diện khi tham gia quan hệ mua bán giữa một bên là công ty kinh doanh nhà ở, họ là những người làm ăn chuyên nghiệp và bên kia là những khách hàng chủ quan và thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật. Việc quản lý các giao dịch về nhà ở hiện nay của Nhà nước được xem là giải pháp nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh giữa chủ đầu tư và người mua nhà. Tuy vậy sự can thiệp của Nhà nước gặp nhiều những rào cản pháp lý bởi việc mua bán căn hộ chung cư là quan hệ dân sự dựa trên thỏa thuận của các bên sự can thiệp của các quy định chỉ mang tính định hướng chung cho các giao dịch này. Tại Việt Nam thị trường bất động sản mới chỉ phát triển nên bản thân chúng tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định. Việc tham gia của Nhà nước với tư cách là người quản lý thật sự là điều cần thiết trong tình thế hiện nay. Tuy nhiên trước khi chờ đợi sự can thiệp bản thân khách hàng phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách trang bị kỹ năng tìm hiểu dự án, hợp đồng trước khi quyết định. Mua bán là sự thống nhất của hai bên địa vị của các bên hoàn toàn bình đẳng trong việc thỏa thuận, khách hàng phải lưu ý đến các điều khoản bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp, phạt vi phạm. Đó sẽ là các giải pháp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi có tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng nhà chung cư, các chủ sở hữu phải tích cực xây dựng Điều lệ nhà chung cư một cách công bằng thông qua Hội nghị nhà chung cư. Điều này sẽ lấp những khoảng trống, sơ hở của pháp luật hiện hành. Người sử dụng nhà chung cư cũng nên tìm cách tiếp cận nhà làm luật để tác động, góp thêm tiếng nói để bảo vệ mình. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Bên cạnh những con số tăng trưởng ấn tượng về mặt kinh tế, trong những năm vừa qua thị trường nhà ở là một trong những thị trường hết sức sôi động, nóng bỏng mà đối tượng chính của thị trường này chủ yếu là những căn hộ trong nhà chung cư và tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về hợp đồng mua bán nhà ở nói chung và hợp đồng mua bán căn hộ chung cư nói riêng, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giao dịch mua bán nhà ở và căn hộ chung cư chính là góp phần vào việc tạo ra khung pháp lý thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với mua bán căn hộ trong nhà chung cư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMua bán căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây – Một số vấn đề bàn luận (Có Footnotes).doc