I, Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta.
1: Khái niệm quản lý Nhà nước về Thương mại.
2: Chức năng và vai trò của quản lý Nhà nước về Thương mại.
3: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về Thương mại.
4: Nội dung của quản lý Nhà nước về Thương mại.
5: Phối hợp tổ chức và chính sách, pháp luật trong quản lý Nhà nước về Thương mại.
II, Thực trạng việc quản lý Nhà nước trên thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
1: Thực trạng thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Nguồn cung rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.Tình hình cung về rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.Tình hình cầu về rau an toàn trên thị trường Hà Nội hiện nay.Tình hình giá cả rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.Tình hình cạnh tranh trên thị trường ra an toàn tại Hà Nội.
2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường rau an toàn.Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn cung cấp trên thị trường Hà Nội.Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra.
III, Giải pháp quản lý Nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
1: Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn của ngành nông nghiệp;
2: Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội.Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất rau an toàn.Giải pháp đối với nhà khoa học.Giải pháp đối với người tiêu dùng.
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng rau an toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Nhà Nước về Thương mại
Đề tài thảo luận:Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà Nước về thương mại với mặt hàng rau an toàn
Giáo viên: Đặng Hoàng Anh
Nhóm thực hiện: 05
1: Hoàng Thị Thùy Linh
2: Hoàng Thị Lan
3: Dương Thị Lam
4: Ngô Thị Quỳnh Liên
5: Vũ Thị Liên
6: Mai Chí Linh
7: Trần Thị Luận
8: Mai Thị Luyến
9: Trương Thị Mận
10: Lê Hữu Mạnh
11: Tăng Quang Minh
12: Nguyễn Thanh Nam
Đề tài thảo luận: Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về thương mại với mặt hang rau an toàn.
Đề cương bài thảo luận:
I, Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta.
1: Khái niệm quản lý Nhà nước về Thương mại.
2: Chức năng và vai trò của quản lý Nhà nước về Thương mại.
3: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về Thương mại.
4: Nội dung của quản lý Nhà nước về Thương mại.
5: Phối hợp tổ chức và chính sách, pháp luật trong quản lý Nhà nước về Thương mại.
II, Thực trạng việc quản lý Nhà nước trên thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
1: Thực trạng thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Nguồn cung rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Tình hình cung về rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Tình hình cầu về rau an toàn trên thị trường Hà Nội hiện nay.
Tình hình giá cả rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường ra an toàn tại Hà Nội.
2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường rau an toàn.
Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn cung cấp trên thị trường Hà Nội.
Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra.
III, Giải pháp quản lý Nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
1: Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn của ngành nông nghiệp;
2: Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội.
Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất rau an toàn.
Giải pháp đối với nhà khoa học.
Giải pháp đối với người tiêu dùng.
Nội dung chi tiết:
I, Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta.
1: Khái niệm quản lý Nhà nước về Thương mại.
Quản lý Nhà nước về kinh tế là quá trình tác động có ý thức và liên tục, phù hợp với quy luật của các cơ quan quản lý Nhà nước trên tầm vĩ mô đến hoạt động kinh tế, các quá trình kinh tế nhằm tạo ra kết quả theo mục tiêu xác định trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Quản lý Nhà nước về Thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý Nhà nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến gệ thống bị quản lý thong qua việc sự dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định.
2: Chức năng và vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại.
a>Chức năng quản lý Nhà nước về thương mại.
Chức năng kế hoạch hóa thương mại
Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại.
Chức năng lãnh đạo, điều khiển các hoạt động thương mại.
Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại.
b>Vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại.
Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi.
Tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh.
Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thương mại.
Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại.
Giám sát, kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại.
3: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại.
+ Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, kinh doanh.
+ Tập trung và dân chủ.
+ Kết hợp quản lý thương mại theo ngành và lãnh thổ.
+ Kết hợp hợp lý bảo vệ, phát triển thị trường nội địa với mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế.
+ Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý.
4: Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại.
Quản lý, kiểm soát hàng hóa lưu thông và hoạt động cung cấp dịch vụ trên thị trường.
+ Khuyến khích lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, dịch vụ cung ứng trên thị trường.
+ Khuyến khích hàng hóa sản xuất trong nước, thay thế hàng hóa nhập khẩu.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành những mặt hàng chủ lực, mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh.
+ Cấm lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến quốc phòng,an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
+ Quản lý chặt lượng hàng hóa lưu thông và dịch vụ cung ứng trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu.
Quản lý hệ thống thương nhân và các giao dịch thương mại.
+ Quy định các thủ tục đăng ký, điều kiện kinh doanh và phạm vi hoạt động của thương nhân.
+ Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại.
+ Nhà nước đàu tu về tài chính, cơ sở vật chất – kĩ thuật, nhân lực để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh những mặt hàng và dịch vụ thiết yếu nhằm đảm bảo giũ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại.
+ Định hướng, tạo khuôn khổ và hành lang cho các hoạt động thương mại của các thương nhân.
+ Thực hiệ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và chấp hành luật về thương mại.
Quản lý cơ sơ hạ tầng và mạng lưới thương mại.
+ Nhà nước phải trực tiếp lập quy hoạch và kế hoạch, đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thương mại.
Quản lý chấp hành chế độ quy hoạch và pháp luật trong thương mại.
+ Kiểm tra đăng ký kinh doanh.
+ Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định và pháp luật về thương mại trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương maih quyền sở hữu trí tuệ.
+ Phát hiện và ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi vi phạm chế độ quy định và pháp luật về thương mại.
Các nội dung quản lý khác.
+ Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
+ Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại.
+ Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại.
+ Ký kết hoặc tahm gia các điều ước quốc tế về thương mại.
5: Phối hợp tổ chức và chính sách, pháp luật trong quản lý Nhà nước về Thương mại.
+ Phân công, phân cấp và phối hợp về tổ chức quản lý Nhà nước đối với thương mại.
+ Phối hợp về mặt chính sách quản lý giữa ngành thương mại với các ngành kinh tế và địa phương.
+ Hợp tác với các đối tác thương mại( quốc tế) trong quản lý Nhà nước về thương mại.
II, Thực trạng việc quản lý Nhà nước trên thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Liệu các sản phẩm rau trên thị trường có "an toàn"? Đây là câu hỏi của rất nhiều người tiêu dùng tại Hà Nội cũng như các địa phương khác vì đây là một mặt hàng được sử dụng hàng ngày và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đã đến lúc phải đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường rau an toàn trong thời gian tới một cách thực sự hiệu quả.
1: Thực trạng thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Nguồn cung rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Đến nay, đại bộ phận người tiêu dùng Thủ đô đã biết đến rau an toàn. Để có rau an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, thành phố Hà Nội đã quy hoạch các vùng trồng rau an toàn tập trung ở các huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm... với tổng diện tích gần 3.000 ha gieo trồng, đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn có chất lượng cao.
Tính đến ngày 25/3/2009, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 20 cơ sở, HTX được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn. 20 cơ sở này đều nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn của thành phố với đầy đủ các điều kiện về đất, nước tưới và vị trí. Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, các hộ sản xuất rau an toàn trong khu vực được cấp giấy chứng nhận bước đầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sản xuất rau theo quy trình đảm bảo vệ sin han toàn thực phẩm tương đối tốt. Các đợt lấy mẫu phân tích hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đều dưới ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, mỗi ngày có khoảng 400 tấn rau, củ, quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua các cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Hà Khẩu (Lào Cai)… Tuy nhiên, chất lượng các loại rau quả nhập khẩu, đặc biệt là về dư lượng các thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản lại chưa được các cơ quan chức năng kiểm định. Trên thực tế các cơ quan chức năng đang buông lỏng quản lý, “đá bóng” trách nhiệm cho nhau, tạo kẽ hở để rau củ không an toàn tràn vào nội địa. Hầu hết lượng rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc không phải là rau an toàn.
Tình hình cung về rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Hiện nay rau an toàn được cung cấp trên thị trường Hà Nội chủ yếu là do các HTX sản xuất rau an toàn ở các vùng ngoại thành như: HTX tổng hợp Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội; HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Dư; HTX dịch vụ Đồng Tâm, phường Giang Biên; HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai…còn lại được nhập từ các địa phương khác trong cả nước. Tính đến năm 2009 Hà Nội đã có khoảng 12.000 ha rau trong đó có khoảng 2.105 ha diện tích sản xuất rau an toàn, chiếm khoảng 18% trên tổng diện tích trồng rau của toàn thành phố. Sản lượng rau an toàn làm ra mỗi năm mới chỉ đáp ứng được 18% nhu cầu, nhưng việc tiêu thụ loại rau này lại rất chật vật. Tại nhiều vùng trồng rau an toàn, người trồng rau luôn khốn đốn tìm đầu ra.
Tình hình cung một số loại rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Tên rau
Lượng rau ( tấn/ ngày)
Tôc độ tăng năm sau so với năm trước (%)
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Rau muống
18
20
21
11,1
5
Cải ngọt
16
18
20
12,5
11,1
Bắp cải
15
16
17
6,7
6.25
Súp lơ xanh
12
16
19
16,8
18,8
Cải thảo
17
21
22
23,4
4,8
Nguồn: rauhoaquavietnam.vn
Trong quá trình sản xuất, người nông dân tích cực áp dụng khoa học công nghệ và trồng nhiều giống mới cho năng suất cao hơn. Đó cũng là nguyên nhân mà lượng rau an toàn được cung cấp cho thị trường ngày càng tăng.
Tình hình cầu về rau an toàn trên thị trường Hà Nội hiện nay.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3324,92 km2, gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện ; dân số 6,233 triệu dân; thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 960 USD/người. Dân số của Hà Nội đã tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, Hà Nội còn thường xuyên tiếp nhận một lượng khách vãng lai lớn bao gồm cả khách du lịch trong và ngoài nước. Trên địa bàn Hà Nội cũng tập trung một lượng lớn các khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Vì vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nói chung, nông sản phẩm nói riêng của Hà Nội là rất lớn, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng cao. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, nền kinh tế ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội ngày càng được nâng cao, do vậy, một bộ phận người dân đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm rau an toàn thay vì các sản phẩm rau đại trà.
Lượng rau an toàn tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong bảng dưới đây:
Tình hình tiêu thụ một số loại rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Tên rau
Lượng rau tiêu thụ (tấn/ ngày)
Tốc độ tăng năm sau so với năm trước (%)
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Rau muống
22
25
27
13,6
8%
Cải ngọt
20
22
25
10
13,6
Bắp cải
17
18
20
5,9
11
Súp lơ xanh
15
17
21
13,3
3,5
Cải thảo
18
21
23
16,7
9,5
Rau ngót
14
17
20
21,4
17,6
…
…
…
…
…
…
Tổng lượng rau tiêu thụ/ ngày
214
245
295
14,5
20
Nguồn: rauhoaquavietnam.vn
Do trên thực tế chất lượng rau an toàn vẫn là ẩn số và người tiêu dùng khó có thể kiểm định được chất lượng rau. Thêm vào đó nhiều cửa hàng kinh doanh rau an toàn dù có giấy phép kinh doanh rau an toàn vẫn vi phạm, họ mua rau đại trà về bán lẫn đã làm cho lòng tin của người tiêu dùng bị giảm sút. Điều này khiến cho nhiều người tiêu dùng mặc dù có nhu cầu mua rau an toàn nhưng lại không mua rau an toàn. Đây là một số lý do khiến cho lượng rau an toàn tiêu thụ thực tế thấp hơn so với nhu cầu rau an toàn của người dân.
Tình hình giá cả rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Cũng như nhiều mặt hàng khác, rau an toàn cũng chịu sự ảnh hưởng của các quy luật trên thị trường, đặc biệt là quy luật cung- cầu. Khi cung lớn hơn cầu thì giá thấp, ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cao. Giá rau an toàn trên thị trường không ngừng biến động theo mùa vụ và theo từng năm. Hơn nữa, việc sản xuất các loại nông sản nói chung và sản xuất rau nói riêng đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Khi thời tiết thuận lợi rau sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, người nông dân được mùa. Lúc đó, cung lớn hơn cầu dẫn tới giá rau bị giảm xuống. Khi thời tiết khắc nghiệt rau sinh trưởng chậm và chất lượng rau cũng kém hơn. Bên cạnh đó, sâu bệnh, dịch hại phát sinh, cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của rau.
Theo đánh giá, giá của rau an toàn cao hơn giá rau đại trà vào khoảng từ 3% đến 12%. Sở dĩ như vậy do chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn chi phí sản xuất rau đại trà từ 30 đến 35%. Trung bình năm 2007 giá rau an toàn cao hơn rau đại trà khoảng 7,64%, năm 2008 khoảng 6,95%, và đến năm 2009 khoảng 5,47%. Giá rau an toàn cao hơn giá rau đại trà tuy nhiên mức độ chênh lệch giá giữa hai loại rau này dần giảm xuống qua các năm. Diện tích trồng rau an toàn tiếp tục tăng lên, năng suất tăng do áp dụng kỹ thuật và sử dụng giống mới nên nguồn cung tăng lên. Mặt khác, do người tiêu dùng còn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng rau an toàn trên thị trường đã làm cho cầu thực tế thấp hơn nhiều so với nhu cầu có thể có. Vì vậy, giá rau an toàn cũng không còn cao hơn nhiều so với giá rau đại trà. Trong tương lai, Hà Nội tiến tới xây dựng toàn bộ diện tích trồng rau đều trồng rau an toàn thì giá rau an toàn còn có thể tiếp tục giảm.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường ra an toàn tại Hà Nội.
Hiện nay trên thị trường, rau đại trà vẫn đang chiếm ưu thế. Các cửa hàng kinh doanh rau an toàn còn ít. Theo tính toán, cứ 33km2 mới có một cửa hàng bán rau an toàn. Trong khi đó rau đại trà được bán ở khắp mọi nơi từ chợ đến các ngõ gần nhà, chỉ cần ra khỏi cửa người tiêu dùng có thể mua được ngay. Một nguyên nhân khác là do vấn đề thu nhập. Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ rau an toàn vì giá bán của rau an toàn cao hơn giá bán của rau đại trà nên bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp rất hạn chế trong việc tiêu dùng rau an toàn.
Với thực tế như vậy, rau an toàn thực sự vẫn chưa đủ làm nên cuộc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Hà Nội. Hiện nay rau đại trà vẫn còn chiếm ưu thế nhiều hơn trên thị trường.
2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường rau an toàn.
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quy định, hướng dẫn và hỗ trợ, khuyến khích người người nông dân, người kinh doanh rau an toàn trong hoạt động sản xuất và cung ứng rau an toàn cho thị trường.
Từ năm 1996, đề án rau an toàn tại Hà Nội đã được thai nghén. Thế nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa có được một dự án khả thi nào. Mặc dù, nếu xét về lượng, Hà Nội đã nỗ lực phát triển các vùng sản xuất rau an toàn với diện tích trồng rau an toàn lên đến trên 5.600 ha với sản lượng 125.000 tấn/năm (tức có trên 70% sản lượng rau của Hà Nội sản xuất là rau an toàn). Tuy nhiên, hiện toàn thành phố mới chỉ có 42 ha nhà lưới trồng rau an toàn và chỉ có 3 cơ sở được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn có xử lý nước để tưới rau.
Hiện UBND TP Hà Nội đã ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND TP Hà Nội). Quy định này quy định về điều kiện và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn; thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh rau an toàn và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Hiện nay, việc quản lý các điểm sản xuất và kinh doanh rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc quản lý việc đăng ký kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh rau an toàn. Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã cấp giấy phép cho nhiều vùng sản xuất và địa điểm kinh doanh rau an toàn đủ điều kiện. Thống kê từ Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho thấy, hiện chi cục đã cấp 45 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho các hộ, HTX sản xuất rau an toàn với tổng diện tích hơn 260ha. Bên cạnh đó, cũng đã cấp 1 giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn theo VietGAP và 13 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau an toàn cho các cơ sở. Trong khi đó, theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, sở này đã cấp 137 giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Song, cũng theo danh sách, trong tổng số 137 cơ sở được cấp giấy phép, có đến hơn 100 cơ sở đã hết thời hạn, chỉ một số ít mới đăng ký vào năm 2009 còn thời hạn.
Như vậy, việc quản lý các cửa hàng kinh doanh rau an toàn có giấy phép kinh doanh hay không cũng đã gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý các cửa hàng hiện đang hoạt động cũng không mấy dễ dàng. Lợi dụng kẽ hở trong việc đăng ký, quản lý kinh doanh rau an toàn, khi mang hồ sơ đến đăng ký, các cơ sở chỉ trình một bộ hồ sơ cung cấp nơi sản xuất đủ điều kiện. Còn trên thực tế, lượng rau cung cấp cho cửa hàng từ nhiều nguồn khác nhau mà không được khai báo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn cung cấp trên thị trường Hà Nội.
Thời gian qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã chủ động phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tổ chức các đợt kiểm tra tại các cửa hàng, siêu thị, lấy mẫu rau, quả để kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng rau thực hiện còn sơ sài, chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu dựa vào cảm quan, tần suất kiểm tra còn ít. Một xã chỉ có khoảng 0,2 lượt đoàn đi thanh kiểm tra an toàn thực phẩm/năm (năm 2007, con số này tăng lên 0,73 lượt đoàn). Hệ thống phòng thí nghiệm kiểm nghiệm thực phẩm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý quá ít… Do vậy mà hiện tại, chất lượng rau an toàn tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được kiểm soát hoặc còn thả nổi.
Việc quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn ngay tại nơi sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng và tiêu thụ rau an toàn trên thị trường. Năm 2009 trên cả nước có 22.000ha rau an toàn trên tổng số 450.000ha trồng rau. Ngoài 5% diện tích trồng rau được áp dụng theo quy trình sản xuất rau an toàn, 80% nước tưới cho rau là nước mặt chưa qua kiểm nghiệm, 60% diện tích trồng rau vẫn sử dụng phân hữu cơ, điều này làm cho rau nhiễm hóa chất và kim loại nặng vượt mức cho phép, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng rau được sản xuất ra.
Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và về rau an toàn trên địa bàn Hà Nội nói riêng còn chồng chéo, dẫn đến có những “vùng trắng” không có cơ quan quản lý.
Trên thực tế 2.100 ha diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội mới chỉ có 5 cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát sản xuất. Do vậy, việc kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, không thể đảm rằng các sản phẩm rau an toàn sản xuất ra là được sản xuất đúng kỹ thuật.
Trong khi thuốc bảo vệ thực vật đang được nhập lậu và sử dụng một cách khó kiểm soát thì hiện này, nhân lực kiểm tra của chi cục bảo vệ thực vật cũng như trang thiết bị phân tích chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất hạn chế. Toàn thành phố Hà Nội năm 2009 có 875 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật với 74 công ty và 801 cửa hàng nhưng chỉ có 7 cán bộ làm công tác thanh kiểm tra. Trong số 801 cửa hàng trên, mới có 496 cửa hàng được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Hơn 300 cửa hàng còn lại chưa được cấp chứng chỉ nhưng vẫn hành nghề. Đó là chưa kể đến việc mỗi lần cần xét nghiệm phân tích chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chi cục đều phải đi thuê bên ngoài.
Theo Sở NN và PTNN, một năm Sở chỉ có 140 triệu đồng cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chốt kiểm định chất lượng an toàn rau quả vì thế không đủ số người đảm nhiệm, thậm chí những địa bàn trọng điểm cũng chưa tổ chức được ban thanh tra, kiểm tra đủ mạnh. Theo Sở Công thương, cơ quan này có 2 phòng chuyên môn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng chưa có tổ chuyên trách. Không những thế, việc kiểm tra chủ yếu dựa vào cảm quan, vì kinh phí cho mảng an toàn vệ sinh thực phẩm còn ít mà chi phí để tiến hành kiểm tra chất lượng lại lớn.
III, Giải pháp quản lý Nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Quá trình nghiên cứu cho thấy rằng, tình hình cung- cầu rau an toàn là bài toán khá nan giải và việc QLNN về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại những “khoảng trắng”, nhà nước cần phải đề ra các mục tiêu, chiến lược, phương hướng và giải pháp để mở rộng thị trường rau an toàn, khắc phục những hạn chế trong quản lý trong thời gian tới để rau an toàn có thể chiếm lĩnh được thị trường, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân thủ đô, và nâng cao niềm tin của người dân vào sức mạnh quản lý của nhà nước.
1: Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn của ngành nông nghiệp;
a> Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển thị trường rau an toàn.
Kinh doanh rau an toàn phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường.
Thúc đẩy phát triển rau an toàn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Thúc đẩy phát triển rau an toàn trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Thúc đẩy phát triển rau an toàn trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến và kinh doanh rau an toàn.
Thúc đẩy phát triển rau an toàn cần có sự hỗ trợ của Nhà Nước và các ngành có liên quan.
Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội của ngành nông nghiệp.
+ Thành phố Hà Nội đã đề ra một số mục tiêu cụ thể phát triển thị trường rau an toàn trên toàn thành phố. Cụ thể như sau:
+ Hoàn thiện nghiên cứu xác định vùng và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, đề xuất quy hoạch và đầu tư vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên các vùng nông nghiệp ổn định của thành phố.
+ Xây dựng và triển khai các dự án kết cấu hạ tầng vùng, khu sản xuất rau an toàn tập trung.
+ Xây dựng và triển khai mô hình của thành phố về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tập trung (hệ thống tưới phun, nhà lưới, đường bê tông…).
+ Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đảm bảo sản xuất rau an toàn có hiệu quả.
+ Hoàn thiện trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng rau quả Hà Nội.
+ Phối hợp với các tỉnh bạn nhằm sản xuất, cung ứng và quản lý chất lượng rau an toàn từ các tỉnh cung cấp cho Hà Nội.
2: Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội.
Hiện nay, cơ chế chính sách của Nhà Nước cho sản xuất rau an toàn chưa hoàn thiện, chưa khuyến khích được nông dân, và người kinh doanh rau an toàn. Do đó, UBND TP cần đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể tới các địa phương, cơ sở sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Thành phố Hà Nội nên xây dựng, ban hành, quản lý quy trình sản xuất rau an toàn cho từng loại cụ thể bằng những văn bản pháp lý cụ thể, phù hợp với điều kiện từng vùng, hướng dẫn nông dân thực hiện chặt chẽ các quy trình, tăng cường kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón, thuốc kích thích để kịp thời ngăn chặn các hành vi gian dối làm “bẩn” rau an toàn…Phải gắn tên các hộ sản xuất chịu trách nhiệm với từng luống rau cụ thể. Kiểm tra đột xuất và ngẫu nhiên nhiều diện tích trồng rau và cửa hàng kinh doanh.
Nhà nước cần thành lập ban chỉ đạo sản xuất rau an toàn các cấp từ thành phố đến cấp xã, phường; đồng thời giám sát sản xuất rau an toàn cũng như kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn. Chi cục BVTV cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát nông dân sản xuất rau an toàn ở tất cả các vùng sản xuất rau. Siết chặt hơn nữa công tác giám sát sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, giám sát chặt chẽ các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận (áp dụng quy trình sản xuất, nguồn gốc, sản lượng, địa chỉ cung ứng rau…), phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm, tuyên truyền và khen thưởng những cơ sở làm tốt.
Có sự phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý theo các cấp tránh tình trạng trùng lặp. Tránh tình trạng bỏ ngỏ thị trường do trông chờ, ỷ lại, không có trách nhiệm.
Hội khuyến nông thành phố Hà Nội nên phối hợp với đài phát thanh- truyền hình Hà Nội, mỗi ngày có một chương trình chuyên nói về rau an toàn (cung cấp địa chỉ sản xuất và cung ứng rau an toàn tin cậy, uy tín, tư vấn cách chọn mua rau an toàn…). Thời gian của mỗi ngày phát sóng chỉ cần 5 - 10 phút là đủ. Nội dung của mỗi chương trình được nói đến dưới dạng một tiểu phẩm gần gũi như trong cuộc sống thực hàng ngày của chúng ta. Như vậy, người tiêu dùng sẽ nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Trước khi mở cửa hàng kinh doanh phải đăng ký kinh doanh rau an toàn theo các quy định của Nhà Nước. Đảm bảo việc kinh doanh là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Có giấy phép kinh doanh do Cục quản lý thị trường cấp để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và của hàng.
Kiên quyết chỉ kinh doanh các loại rau an toàn đảm bảo chất lượng, không bán rau đại trà lẫn rau an toàn. Chỉ nhập rau an toàn của các HTX đã đạt tiêu chuẩn về sản xuất rau an toàn, không nhập rau không rõ nguồn gốc. Chọn lựa các cơ sở cung cấp rau uy tín, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, đúng chủng loại đảm bảo chất lượng. Từ đó xây dựng lên một thương hiệu uy tín của cửa hàng được nhiều người biết đến.
Một điều rất quan trọng là các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh rau an toàn phải nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Việc đảm bảo chất lượng rau là quan trọng hàng đầu. Nhưng chỉ có rau chất lượng tốt thì chưa đủ mà cần có nhiều yếu tố khác.
Đầu tiên là đội ngũ nhân viên kinh doanh phải có kiến thức về rau an toàn để có thể giải thích cho người tiêu dùng biết về sự khác nhau năng suất, đặc điểm, tính chất của rau an toàn so với các sản phẩm rau khác. Nhân viên bán hàng có thái độ phục vụ thân thiện, nhiệt tình với phương châm “khách hàng là thượng đế”. Ngoài ra, mỗi cơ sở kinh doanh nên có đồng phục riêng cho nhân viên của mình nhằm tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng và đặc biệt đối với rau thì thay đổi theo từng bữa ăn. Do vậy, các cơ sở kinh doanh rau an toàn phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu đó. Cần kinh doanh nhiều loại rau khác nhau đa dạng và phong phú về chủng loại làm tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Các loại rau được đóng gói với khối lượng khác nhau phù hợp với quy mô của từng gia đình và nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ ba là dịch vụ trước, trong và sau bán hàng cần được tăng cường hơn nữa. Nếu các dịch vụ này làm tốt sẽ tăng tỷ lệ quay trở lại của khách hàng. Hơn nữa còn có thể có mở rộng uy tín và tên tuổi của cửa hàng thông qua kênh truyền tin từ phía khách hàng. Họ không chỉ trở thành khách hàng quen thuộc mà còn giới thiệu cho bạn bè của họ. Khách hàng đến mua rau tại cửa hàng có chỗ để xe và trông xe miễn phí. Đối với những khách hàng ở cùng một khu phố mua với khối lượng lớn cửa hàng có thể giao hàng đến từng nhà theo yêu cầu của khách hàng...
Ngoài ra, các doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh rau an toàn có thể cho thông tin về cửa hàng của mình lên các trang Web. Hiện nay, việc mua bán qua mạng đã trở nên khá phổ biến nên đây cũng là hướng kinh doanh mới mà các doanh nghiệp nên hướng tới trong tương lai. Khách hàng không cần phải đến tận cửa hàng để mua mà có thể tiến hành mua bán, thanh toán qua mạng, sau đó sẽ giao hàng đến nhà cho khách hàng. Giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất rau an toàn.
Tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật của các nhà khoa học để hiểu rõ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách tốt nhất. Không ngừng nâng cao trình độ, hiểu biết nhằm sản xuất ra những sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn về dư lượng Tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật của các nhà khoa học để hiểu rõ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách tốt nhất. Không ngừng nâng cao trình độ, hiểu biết nhằm sản xuất ra những sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn vềthuốc hóa học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ), số lượng vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, dư lượng đạm nitrat, dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, kẽm, đông, asenic..) theo mức cho phép.
Trong quá trình sản xuất rau an toàn, người nông dân cần tuân thủ các nguyên tắc sản xuất của GAP. Rau an toàn phải được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy định. Phải có hệ thống kiểm dịch chặt chẽ, công khai, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Việc sơ chế, đóng gói, dán tem, nhãn sẽ phải thực hiện trên từng sản phẩm và tuân theo các quy định hiện hành của nhà nước.
Người sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm rau an toàn, củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn. Muốn vậy trong sản xuất, người sản xuất rau an toàn phải sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn trong kỹ thuật sản xuất. Không vì lợi nhuận mà sử dụng các loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục đã bị Nhà Nước cấm.
Các HTX chịu trách nhiệm tìm đầu ra cho sản phẩm của các hội viên hạn chế tối đa việc các xã viên phải mang rau an toàn ra chợ bán như rau đại trà. Liên hệ với các cơ sở kinh doanh rau an toàn có ký hợp đồng cụ thể về việc cung cấp rau an toàn đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng đúng hạn với khối lượng như yêu cầu. Bên cạnh đó xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn gần các cơ sở, các nhà máy chế biến rau quả tại, gần đường giao thông, thuận tiện cho khâu vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm tới nơi phân phối và tiêu thụ. Ngoài ra còn giúp cho mặt hàng rau có thể bảo quản được lâu hơn, có thể vận chuyển đến những địa bàn xa hơn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe con người.
Đối với rau an toàn, trong tương lai nhu cầu còn tăng mạnh do vậy cần đầu tư tốt cho công nghệ bảo quản và chế biến. Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng quy mô tương xứng với nhu cầu chế biến. Xây dựng một số nhà máy chế biến tại vùng nguyên liệu đã được quy hoạch tùy quy mô chế biến lớn hay nhỏ mà ứng dụng công nghệ chế biến từ thủ công tới hiện đại. Hơn nữa, làm tốt công tác bảo quản rau sau thu hoạch là điều rất cần thiết. Giúp cho đảm bảo chất lượng rau, giảm tỷ lệ hư hao, hạ giá thành sản phẩm. Cần áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm cổ truyền về bảo quản rau quả, kết hợp với từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại (xử lý hóa học, lý sinh hóc…) trong bảo quản rau để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong khi thời gian cung cấp rau cho thị trường đòi hỏi kéo dài.
Mỗi huyện nên tập trung các HTX lại và thành lập được website riêng của huyện mình. Trên website công bố cụ thể các loại rau cung cấp cho thị trường, giá bán của từng loại, các địa chỉ phân phối rau của các HTX… Từ đó giúp cho người tiêu dùng có thể tìm hiểu thông tin nhanh chóng về nguồn gốc của rau an toàn và các địa chỉ mua rau an toàn đáng tin cậy phù hợp với mình hơn. Bên cạnh đó, trong website của mỗi huyện có liên kết với website của các địa phương khác nhằm giúp cho xã viên của mình có cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ các hội viên khác cùng huyện và các địa phương khác trên cả nước và trên thế giới.
Các HTX chịu trách nhiệm tìm đầu ra cho sản phẩm của các hội viên, hạn chế tối đa việc các xã viên phải mang rau an toàn ra chợ bán như rau đại trà. Bên cạnh đó, cần xây dựng các cơ sở, các nhà máy chế biến rau quả tại các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn. Bởi các mặt hàng rau có thể bảo quản được lâu hơn, có thể vận chuyển đến những địa bàn xa hơn, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe con người.
Giải pháp đối với nhà khoa học.
Các nhà khoa học cần tích cực nghiên cứu ra các loại giống rau mới cho năng suất cao, chi phí thấp, quản lý và ứng dụng giống mới, nâng cao chất lượng giống; có văn bản hướng dẫn cụ thể việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đối với các loại giống mới; tham gia các buổi tập huấn phổ biến kỹ thuật, hướng dẫn người nông dân sản xuất theo đúng quy trình, đúng nguyên tắc của sản xuất RAT; đưa ra các cách để người tiêu dùng phân biệt rau an toàn hay rau không an toàn để người tiêu dùng biết để mua.
Bên cạnh việc nghiên cứu giống mới thì nhiệm vụ của các nhà khoa học còn phải nghiên cứu và cho ra các loại thuốc BVTV tốt cho sinh trưởng của rau và đảm bảo không độc hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời có các loại thuốc bảo quản rau tươi hơn trong thời gian lâu hơn để có thể vận chuyển đi các vùng xa hơn.
Giúp nông dân nâng cao kiến thức về quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất như việc sử dụng thuốc BVTV, các biện pháp canh tác cây trồng một cách hợp lý, chăm bón tưới tiêu, chủ động điều khiển thời gian thu hoạch... Phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chu trình sản xuất tươi, bảo quản lâu, vận chuyển xa và tuổi thọ tiêu thụ kéo dài (vải, thanh long đường biển, nhãn…). Từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sức khoẻ người sản xuất cũng như người tiêu dùng, tăng lượng rau an toàn cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Giải pháp đối với người tiêu dùng.
Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra. Để quản lý tốt thị trường cũng cần phải có cách tác động đến người tiêu dùng. Do đặc điểm thị trường Hà Nội hiện nay còn tồn tại rất nhiều chợ cóc, chợ tạm ở khắp nơi, nó len lỏi trong từng hẻm, từng góc phố. Do thói quen mua sắm hàng ngày của người dân là tiện đâu mua đó, lại chưa yêu cầu cao về chất lượng. Thói quen này gây không ít khó khăn cho hoạt động quản lý thị trường. Bên cạnh đó hiện nay các cửa hàng kinh doanh rau an toàn còn ít nên hầu hết người dân phải đi rất xa mới có thể mua được rau an toàn. Do vậy, dù biết rau mình mua là không phải là rau an toàn nhưng họ vẫn mua. Một cách truyền thống mà các bà nội trợ vẫn thường làm là mua rau ở chợ về ngâm nước muối khoảng 10 - 15 phút là sử dụng để chế biến thành món ăn cho gia đình. Cách này chỉ giúp loại bỏ được những chất hại bên ngoài còn không thể loại bỏ dư lượng thuốc BVTV còn trong rau. Rõ ràng đây không phải là giải pháp an toàn đối với người tiêu dùng. Họ cần sử dụng những sản phẩm thực sự an toàn đảm bảo chất lượng. Bản thân mỗi người tiêu dùng cần ý thức được tác hại của việc sử dụng các sản phẩm không an toàn. Sự mở rộng của hệ thống thống cung cấp rau an toàn trên toàn thành phố có thể thực hiện được thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào người tiêu dùng. Chỉ khi nào người tiêu dùng thực sự tin tưởng và hình thành được thói quen chỉ tiêu dùng những sản phẩm rau an toàn thì việc cung cấp rau an toàn đến từng khu phố mới có thể thực hiện được. Do vậy, vì sức khỏe của bản thân và gia đình mình, mỗi người tiêu dùng hãy trở thành người tiêu dùng thông minh, không chấp nhận những sản phẩm không đạt chất lượng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng rau an toàn.doc