Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của NHTMCP SGTT CN
Thanh Trì từng bước được mở rộng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình kinh
tế xã hội địa phương, môi trường kinh doanh gây nhiều khó khăn cho một NH
TMCP như NHTMCP SGTT CN Thanh Trì trong việc tăng trưởng nguồn vốn
và mở rộng tín dụng. Qua thời gian nghiên làm việc cứu lý luận, tìm hiểu thực
tiễn về tình hình huy động vốn tại NHTMCP SGTT CN Thanh Trì em nhận thấy
đơn vị là một trong những Ngân hàng hiện nay có hoạt động trên lĩnh vực huy
động vốn cao , tuân thủ tốt những nguyên tắc , quy chế theo quy định của ngành.
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5162 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã ban hành quyết định số 89/ QĐ- NH9
và quyết định số 76/ QĐ- NH vào ngày 18/03/1995 về việc thành lập thị trường
mua bán lại tín phiếu cùng với quy chế tổ chức hoạt động của thị trường này.
Tuy nhiên sự chấp nhận của khách hàng, dân cư còn thấp. Thị trường chứng
khoán ra đời phần nào đã thúc đẩy được việc mở rộng hình thức huy động vốn
của các NHTM qua việc phát hành các công cụ nợ.
1.4. Hiệu quả huy độngn vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động
vốn của NHTM.
1.4.1. Khái niệm: Hiệu quả huy động vốn là gì?
Để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn đòi hỏi công tác huy
động vốn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất: Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của
ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của
ngân hàng. Tức là vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có
thể thoả mãn các nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh
doanh khác của ngân hàng.
Thứ hai: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó chính là
tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn giữa huy động
ở dân cư, huy động ở tổ chức và…Một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn
đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và không có tình trạng bất họp lý, dư thừa hay
thiếu vốn.
Thứ ba: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí. Đây là
yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi
phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lượng vốn huy động
được, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi xuất mà ngân hàng
đưa ra, tất nhiên là lãi xuất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng.
Nhưng cả lãi xuất huy động và lãi xuất cho vay đều là công cụ cạnh tranh của
ngân hàng và hai loại này lại có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau và có khi
đối ngược nhau, nếu ngân hàng nâng lãi xuât huy động để tăng cường huy động
vốn thì cũng buộc phải nâng lãi xuất cho vay để đảm bảo bù đắp chi phí huy
động và kinh doanh có lãi. Như vậy, nâng lãi xuất huy động quá cao thì lại đãn
tới giảm khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư. Yêu cầu đặt ra cho ngân
hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi xuất hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh trong
huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi. Có thể thấy
rằng, việc tối thiểu hoá chi phí huy động theo tưng loại hình huy động là rất khó
do những đặc điểm riêng của từng loại hình vừa nêu trên. Cơ sở để ngân hàng
hàng tối thiều hoá chi phí huy động ở đây là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân
đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
1.4.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
Để việc đánh giá về hiệu quả về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng
được chính xác và đầy đủ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:
* Chỉ tiêu xác định chi phí huy động.
- Thông thương người ta thường sử dụng phương pháp tính chi phí trung
bình theo nguyên giá.
Phương pháp này có ưu điểm là đánh giá được tình hình nguồn vốn trong
quá khứ.
Công thức:
Chi phí trả lãi bình
quân gia quyền
=
Chi phí trả lãi
Tổng các khoản tiền gửi và vay
Chi phí đặt ra = Chi phí trả lãi
Tài sản có sinh lời
Để bù đắp được các khoản chi phi trả lãi
Chi phí đặt ra = Chi phí trả lãi + Các khoản CF khác
Tài sản có sinh lời
Để hoà vốn
- Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương
pháp tính phí huy động vốn biên, phương pháp tính phí dự kiến bình quân gia
quyền.
* Chỉ tiêu đánh giá quy mô chất lượng của hoạt động huy động vốn.
- Tỷ lệ vốn huy động vốn tự có:
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn tính trên một đồng vốn tự có
Tỷ lệ vốn huy động
trên vốn tự có
=
Vốn huy động
x 100% Vốn tự có
- Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này cho phép so sánh khả năng cho vay với khă năng huy động
vốn, cho biết khẳ năng đáp ững nhu cầu vốn, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn của ngân hàng.
Tỷ lệ huy động vốn
trên dư nợ
=
Vốn huy động
x 100% Tổng dư nợ
- Tỷ trọng từng loại hình huy động:
Chỉ tiêu này dùng để xác định kết cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng
theo từng thời kỳ, từ đó phát hiện những ưu và nhược điểm của ngân hàng trong
công tác huy động vốn.
Tỷ trọng từng
loại
=
Số dư từng loại tiền gửi
x 100% Tổng nguồn vốn huy động
- Lãi suất duy động bình quân:
Chỉ tiêu này xác định lãi xuất huy động bình quân của ngân hàng trong
từng thời kỳ nhất định. Qua đó, so sánh khả năng hấp dẫn khách hàng của
ngân hàng bằng lãi xuất đông thời cho phép so sánh chi phí huy động giữa
các ngân hàng.
Lãi suất đầu vào
bình quân
=
Chi phí lãi tiền gửi
x 100% Số vốn huy động
1.4.2.2. Các chỉ tiêu định tính.
1.4.2.2.1. Mức thuận lợi và lợi ích của khách hàng gửi tiền.
Đây là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách
hàng. Mặc dù các ngân hàng ngày nay cạnh tranh với nhau chủ yếu ở chất lượng
sản phẩm và dịch vụ nhưng giá cả mỗi ngân hàng vốn là một nhân tố hấp dẫn
khách hàng. Nghĩa là ngân hàng phải trả cho khách hàng thoả đáng nếu không
muốn nói là tốt hơn các ngân hàng khác. Một khách hàng không muốm mang
vốn nhàn rỗi của mình đầu tư váo sản xuất kinh doanh, họ có thể mang đến ngân
hàng để gửi tiền để thu lãi tiền gửi. Ngân hàng nào đem lại cho khách hàng mức
lợi nhuận tối đa và lợi ích tốt nhất ngân hàng đó sẽ huy động được vốn nhàn rỗi
từ khách hàng. Khi đánh giá chất lượng công tác huy động vốn, người ta thường
sử dụng chỉ tiêu trên để xem xét, đánh giá.
Hiện nay khi NHNN ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận, tức là giao
quyền tự quyết và lãi suất huy động và cho vay cho các ngân hàng. Ngân hàng
nào đưa ra mức lãi suất huy động vừa có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng
bạn, lại vừa hấp dẫn được khách hàng thì chứng tỏ công tác huy động vốn của
ngân hàng đó là rất tốt. Hơn nữa, nếu ngân hàng rút ngắn được quy trình huy
động vốn, hạ được chi phí huy động vốn đảm bảo thuận lợi cho người gửi tiền
về thời hạn, loại tiền, lãi suất huy động, đại điểm giao dịch thì khách hàng sẽ
đem vốn nhàn rỗi gửi tại ngân hàng đó và ngân hàng cùng hoạt động kinh doanh
có hiệu quả. Một số ngân hàng khi cần thiết một khối lượng vốn lớn đã áp dụng
tiền gửi tiết kiệm có thưởng. Hình thức đó phần nào hấp dẫn được khách hàng
bởi khách hàng là người luôn được lợi mà hoàn toàn không gặp rủi ro nào hết.
Việc huy động vốn theo hình thức này có thể được tổ chức theo từng đợt huy
động vốn, giá trị của giải thưởng tuỳ thuộc vào lượng tiền dự định trong đợt huy
động. Phương pháp này xét kỹ còn có lợi hơn phương pháp lãi suất. Mặc dù bản
chất là giống nhau. Ngân hàng bị giảm mộ phần lợi nhuận nhưnh bù lại số lượng
khoản giao dịch tăng lên nên cuối cùng lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng lên. Bên
cạnh đó ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp khác: tặng quà nhân dịp
ngày lễ, tết hay những ngày trọng đại đối với khách hàng có số tiền gửi lớn và
thường xuyên.
Thông thường tại các ngân hàng hiện nay, mỗi khi ngân hàng có nhu cầu
gửi thêm tiền mặt hoặc rút ra thì họ phải trực tiếp mang sổ tiết kiệm tới tổ chức
tín dụng nơi họ gửi vào. Khi có sự thoả thuận giữa các ngân hàng với nhau thì
khách hàng có thể gửi tiền vào và rút tiền ra tại nơi thuận tiện nhất đối với họ.
Điều này cần có sự tăng cường quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng. Mỗi ngân
hàng không thể tự khép kín hoạt động của mình mà cần có sự liên kết với nhau
có như vậy khả năng cung cấp cho khách hàng của mình mới phát triển và hiệu quả.
1.4.2.2.2.Uy tín ngân hàng và số lượng vốn bị rút trước hạn.
Với phương châm “đi vay để cho vay” ngân hàng muốn hoạt động kinh
doanh có hiệu quả thì ngân hàng phải tạo được uy tín đối với khách hàng. Uy tín
của ngân hàng có sự tác động tới công tác huy động vốn và sử dụng vốn của
ngân hàng. Khi ngân hàng có uy tín, khách hàng sẽ tìm đến với ngân hàng đó để
giao dịch, ngân hàng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Ngược lại,
khi ngân hàng mất uy tín khách hàng sẽ không đến với ngân hàng bởi vì họ sợ
gặp rủi ro. Khi đó, những khách hàng đã gửi tiền tại ngân hàng sẽ tìm cách rút
tiền gửi ra khỏi ngân hàng mặc dù số tiền gửi đó chưa đến hạn và khách hàng
phải chịu thiệt vì số tiền lãi mà họ được hưởng được tính theo lãi suất thấp hơn
hoặc lãi suất bằng không. Nếu số lượng vốn bị rút trước hạn quá lớn, ngân hàng
đó sẽ rơi vào tình trạng mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Ngân
hàng sẽ không còn khả năng thanh toán và cuối cùng là phá sản.
Vì vậy, để đánh giá chất lượng công tác huy động vốn của một ngân hàng
người ta còn so sánh tỷ lệ rút vốn trước hạn của một ngân hàng với các ngân
hàng khác. Nếu tỷ lệ này cao thì chứng tỏ uy tín của ngân hàng không cao, công
tác huy động vốn chưa được phát huy tốt.
1.4.2.2.3. Mức độ đa dạng hoá của các hình thức huy động vốn.
Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều huy động vốn theo các hình thức
truyền thống: tiền gửi tiết kiệm, phát hành các công cụ nợ kỳ phiếu, trái phiếu,
tín phiếu…do vậy các ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của các khách
hàng. Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tích cực đa dạng hoá các
hình thức huy động vốn, đặc biệt là ngân hàng đầu tư và ngân hàng công thương
thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi bảo hiểm, phát hành các
loại thư điện tử, thẻ rút tiền tự động (ATM)…Cụ thể ngày 12/02/2003 ngân
hàng đầu tư đã phát hành chứng chỉ tiền gửi và đạt được thành công ngoài mong
đợi. Dự kiến trong hai tháng để huy động 3000 tỷ Việt Nam đồng nhưng chỉ trong
20 ngày ngân hàng đã huy động đủ số tiền trên và phải kết thúc đợt huy động.
Việc đa dạng hoá các hình thức huy động là chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá công tác huy động. Hiện nay các ngân hàng đều phấn đấu huy động vốn đảm
bảo tăng trưởng nhanh và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước
cả về số lượng và chất lượng. Thông thường tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động của
các NHTM ở Việt Nam khoảng 5- 9%.
Cơ cấu nguồn vốn huy động chuyển biến theo chiều hướng tích cực là:
Tăng cường nguốn vốn huy động dài hạn bởi hiện nay nguồn vốn huy động của
các ngân hàng thì có đến 80% là ngắn hạn (dưới 12 tháng) làm cho khả năng
cung ứng vốn vay trung - dài hạn bị hạn chế, đồng thời là nhân tố tiềm ẩn đe doạ
sự ổn định và an toàn của hoạt động ngân hàng. Tăng cường nguồn vốn huy
động bằng ngoại tệ, cố gắng giảm vốn huy động có lãi suất cao, tăng huy động
vốn có lãi suất thấp, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện tốt việc
lập và điều chỉnh kế hoạch về nguồn vốn tạo điều kiện tăng doanh thu và tăng
lợi nhuận.
Tuy nhiên công tác huy động vốn phải tuân thủ các chỉ tiêu mang tính bắt
buộc sau: Số lượng vốn huy động không được vượt quá 20 lần vốn tự có của bản
thân ngân hàng. Đồng thời tỷ lệ (VTC/VHĐ)*100% luôn phải lớn hơn hoặc
bằng 5%.
Việc tuân thủ các chỉ tiêu trên sẽ giúp cho ngân hàng tránh được các rủi
ro, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định và vững chắc.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của NHTM
1.5.1. Môi trường kinh doanh
Hoạt động kinh doanh nói chung và huy động vốn của Ngân hàng nói riêng
luôn gắn với môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh tế pháp lý.
Hệ thống Ngân hàng được coi là “Phong v ũ bi ểu” của một nền kinh tế,
việc huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của thực thế, tốc độ chu chuyển vốn, tình
trạng thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát ,v.v… tác động trực tiếp.
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởi nhiều
chính sách,câc quy định của Chính phủ và của Ngân hàng Trung ương. Thay
đổi chính sách của Nhà nước, của Ngân hàng Trung ương về tài chính, tiền tệ,
tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Sự ổn định
về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động đến quan hệ nguồn vốn của
một Ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn tiềm tàng có thể
khai thác nhẳm mở rộng quy mô huy động vốn c ủa NHTM.
Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền của dân
cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập về tiêu dùng
và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hay
quyết định chi số tiền nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản, động sản, chứng
khoán.
Khả năng ứng dụng công nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt
buộc để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ
của công nghệ thông tin, đã xuất hiện nhiều sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến
hoạt động huy động nguồn vốn của Ngân hàng như dịch vụ ngân hàng tại nhà
(Home banking), máy rút tiền tự động ATM, thư tín dụng, hệ thống thanh toán
điện tử v.v… Với những sản phẩm dịch vụ mới tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua
Ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ rẩt cao ở các nước có nền kinh tế phát
triển như Anh, Mỹ, Đức.
Hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiểu loại
hình Ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Cạnh tranh có xu
hướng gia tăng mạnh, càng giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM với các tổ chức
tài chính phi Ngân hàng. Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp vào
mua chứng khoán của Chính phủ và công ty. Xu hướng cạnh tranh trong ngành
Ngân hàng càng gia tăng do các yếu tố: Thay đổi chính sách về tài chính tiền tệ,
đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, chứng khoán hoá và toàn
cầu hoá. Cạnh tranh trong ngành Ngân hàng vể tiền gửi diễn ra dưới nhiều hình
thức. các tổ chức tài chính phi Ngân hàng ít bị giới hạn bởi các điều khoản liên
quan đến tiền gửi do vậy khách hàng có thể thoả thuận về quy mô tiền gửi, lãi
suất và thời hạn. Các Ngân hàng có thể áp dụng những điểu kiện giống nhau cho
tất cả các khách hàng gửi tiền. Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến
tiền gửi được mở rộng và phổ biến nhanh chóng. Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài
chính phi ngân hàng có thể huy động tiền gửi có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp
các tài khoản không kỳ hạn ( Tiết kiệm bưu điện). Do cạnh tranh, lãi suất tiền
gửi tăng lên trong khi giá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các Ngân hàng.
1.5.2. Chiến lược phát triển của NHTM về huy động vốn
Giờ đây, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn Ngân hàng mà theo họ là
thuận tiện chứ không đơn thuần chỉ là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời từ lãi suất.
Do đó, các Ngân hàng nhận thấy cần có chiến lược khách hàng đúng đắn trong
hoạt động nói chung và trong huy động vốn nói riêng.
Trước tiên, Ngân hàng cần hiểu được động cơ, thói quen và những mong
muốn của người gửi tiền, thấm chí từng đối tượng khách hàng gửi tiền thông qua
phân tích lợi ích của khách hàng. Mục đích gửi tiền của doanh nghiệp thường là
nhờ Ngân hàng quản lý, ký quỹ hoặc nhờ chi trả trong thanh toán trong khi các
cá nhân gửi tiết kiệm có mục đích là hưởng lãi. Mục đích của tiền gửi trên loại
tài sản khác nhau cũng rất khác nhau như tiền gửi giao dịch để phát hành séc
thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn để dành tiền cho tiêu dùng, đầu tư trong tương lai
đồng thời hưởng lãi.
Trên cơ sở những thông tin của khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra hệ
thống các chính sách và biện pháp phù hợp để có được quy mô và chất lượng
nguồn vốn mong muôn. Hệ thống các chính sách đáp ứng và gợi mở nhu cầu
liên quan đến huy động vốn bao gồm:
Các chính sách liên quan đến sản phẩm và sịch vụ tiền gửi của Ngân
hàng. Nhóm chính sách này nhẳm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ
cung cấo và chất lượng của chúng như: Chất lượng tài khoản, kỳ hạn và các dịch
vụ liên quan đến tiền gửi như rút tiền tự động, giao dịch tại nhà, rút ngắn thời
gian thanh toán. Những nảm gần đây các Ngân hàng đã đa dạng hoá sản phẩm
dịch vụ, hoàn thiện và đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp
với nhu cầu thị trường đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ mới.
Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch
vụ được coi là giá cả của sản phẩm dịch vụ tài chính. Ngân hàng sử dụng hệ
thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiên gửi
và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn Ngân hàng
cẩn ấn định mức lãi suất cạnh tranh thực hiện những ưu đãi về giá cho những
khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên. Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt,
phù hợp vớí quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị
chi phối bởi giá cả củ các dịch vụ khác như phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh
tóan, ngân quỹ.
Các chính sách về tổ chức- kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện pháp
nhằm làm thuận lợi, nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng. Bao
gồm việc bố trí mạng lới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ Ngân hàng, cơ chế
tài chính đồng thời tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao cho nhanh chóng,
an toàn, chính xác.
Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này được các
NHTM rất quan tâm nhằm tạo, củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó
với khách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mới.Trong điều kiện khó có
thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chất lượng dịch vụ
khách hàng trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để thu hút nguồn vốn.
Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những
điều hết sức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và thút thêm khách hàng.
1.5.3. Mạng lưới hoạt động và các hình thức thanh toán của NHTM
Mạng lưới hoạt động càng rộng, linh hoạt đến các tụ điểm sẽ tạo điều
kiện lớn ,chi phí rẻ, và các hình thức huy động vốn càng đa dạng phong phú thì
đáp ứng nhu cầu đa dạng người có tiền, do vậy tạo khả năng cho người có tiền,
kết quả huy động vốn càng nhiều về số lượng do việc thực hiện được dịch vụ
trọn gói và mở rộng dịch vụ Ngân hàng. Ngược lại nếu mạng lưới huy động vốn
đơn điệu, nghèo nàn thì chỉ huy động trong phạm vi hẹp với một số đơn vị,
khách hàng. . .
1.5.4. Cơ sở vật chất
Trụ sở ngân hàng khang trang, cơ sở vật chất tốt khiến cho khách hàng
thấy an tâm hơn khi đến gửi tiền hay giao dịch tại ngân hàng. Thiết bị kỹ thuật
hiện đại sẽ làm cho giao dịch của khách hàng được nhanh chóng thuận tiện hơn,
làm nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng
1.5.5. Các hình thức ảnh hưởng khác
Hiệu quả công tác huy động vốn còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác
thuộc vấn đề nội bộ Ngân hàng:
Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng: Ngân hàng cần xác định vị trí hiện
tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức. Song Ngân hàng cũng phải dự đoán thay đổi của môi trường để xây dựng
chiến lược kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến lược phát triển quy mô và
điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn là một bộ phận.
Quy mô vốn tự có: Vốn tự có là nguồn vốn có thể đóng vai trò cái đệm
chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, nó đảm bảo lòng tin của khách
hàng đối với Ngân hàng cũng là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của quy mô
nguồn vốn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là một trong các nguồn lực để Ngân hàng
hoạt động có hiệu quả. Đó là mạng lưới chi nhánh, các điểm giao dịch với đặc
thù vị trí, hệ thống thông tin và thiết bị khác.
Tài sản vô hình: Tài sản vô hình quan trọng nhất của Ngân hàng là uy tín
của nó trong hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc.
Sự nổi tiếng của Ngân hàng là tài sản quý giá trong huy động vốn. Thuộc nhóm
này phải kể đến các quan hệ mà Ngân hàng đã tạo lập được với các khách hàng
hiện có, khách hàng tiềm năng, các trung gian tài chính và các cơ quan nhà nước.
Tính chất sở hữu của Ngân hàng: Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp, sâu
sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính, chiến lược kinh doanh từ đó
ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn.
Trên đây là hệ thống lý luận liên quan đến hoạt động của Ngân hàng và
nguồn vốn, chúng ta đã nghiên cứu các thành phần, cơ cấu nguồn vốn đối với
hoạt động kinh doanh của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu
nguồn vốn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH TMCP SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THANH TRÌ
2.1. Khái quát về NH TMCP Sài Gòn thương tín chi nhánh Thanh Trì
NH TMCP Sài Gòn thương tín đời cách đây 16 năm, được thành lập bởi
sự liên kết của ba hợp tác xã: Tân Bình, Lữ Gia và Gò Vấp . Hiện nay ngân hàng
có 237 điểm giao dịch gồm 63 chi nhánh và 171 phòng giao dịch trú đóng trên
hầu hết các tỉnh thành phía nam Việt Nam và nhiều tỉnh thành phía bắc. Là NH
TMCP đầu tiên được cấp giấy phép đặt trụ sở văn phòng đại diện ở nước ngoài,
Nam Ninh Trung Quốc. Hai chi nhánh tại Lào và Campuchia sắp đi vào hoạt
động trong năm 2009. Chi nhánh Thanh Trì được thành lập ngày 8 tháng 8 năm
2007, nằm trên địa bàn Huyện Thanh Trì. Ở NH TMCP Sài Gòn thương tín các
chi nhánh được xếp loại thành 5 cấp. Vì là chi nhánh mới thành lập lại nẳm trên
địa bàn có nền kinh tế kém phát triển hơn các quận huyện khác tại Hà Nội nên
chi nhánh xếp loại 5 có thứ hạng thấp nhất trong 5 cấp. Có 42 nhân viên trong
đó có một Giám Đốc và một Phó Giám đốc cùng 4 phòng ban: phòng Dịch vụ
khách hàng, phòng Hổ Trợ gồm 3 bộ phận: Xử lý giao dịch, Thanh toán quốc tế
và Quản lý tín dụng, phòng Kế toán và ngân quỹ và phòng hành chính.
* Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thanh Trì
Thanh Trì là cửa ngõ phía nam thủ đô, phía nam giáp huyện Thường Tín,
huyện Thanh Oai phía tây giáp với Thành Phố Hà Đông, và quận Thanh Xuân
phía bắc giáp quận Hoàng Mai, phía đông giáp tỉnh Hưng Yên cho nên phạm vi
hoạt động của chi nhánh rất rộng. Trên địa bàn có cụm công nghiệp Ngọc Hồi
và một số doanh nghiệp lớn như Công ty CP Thép Hàn Việt, Công ty Thép Việt,
Công ty Hải Hà Kotobuki, Công ty Cổ phần Điện cơ Hà Nội và một số công ty
khác…Các doanh nghiệp này đều mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh Thanh
Trì bởi lẽ hệ thống phần mềm điện tử ngân hàng của Sacombank rất tốt, tiện lợi
cho việc thanh toán trên thị trường liên ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng.
Sài Gòn thương tín là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có
uy tín hàng đầu hiện nay, các loại sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng, tiện lợi,
ngân hàng đang hướng đến dịch vụ bán lẻ và đã gặt hái được những thành công.
Ví dụ như Sacombank có đặt quan hệ đối tác với nhiều ngân hàng lớn nước
ngoài như HSBC, Citibank, ANZ nên có nhiều dịch vụ liên kết như thu chi hộ
khách hàng cảu các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như công ty Prudential Life,
Coco Cola Beverages, công ty Bảo hiểm AIA, Bảo hiểm Ace Life , v.v…sau đó
được hưởng khoản phi hoa hồng từ các ngân hàng liên kết này. Công ty kiếu hối
của Sacombank cũng rất mạnh, công ty đã có quan hệ từ nhiều năm nay với
công ty Eden với dịch vụ chi Western Union và gần đây là dịch vụ IFM của
Malaysia cho nên lượng ngoại tệ của Sacombank rất dồi dào. Là một chi nhánh
của hệ thống ngân hàng có uy tín chi nhánh Thanh Trì cũng thực hiện triển khai
hầu hết tất cả các sản phẩm dịch vụ của Sacombank cho nên số khách hàng giao
dịch khá đông và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Chi nhánh Thanh Trì có trụ sở tại 110 Khu chợ Văn Điển Huyện Thanh
Trì Hà Nội trên quốc lộ 1A cũ cho nên có vị trí giao thông rất thuận lợi. Trên địa
bàn có hai Ngân hàng thương mại nhà nước đó là Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Thanh trì và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam chi nhánh Nam Hà Nội, chưa có sự xuất hiện của ngân hàng TMCP nên sự
cạnh tranh chưa cao. Sacombank vẫn chiếm được thị phần lớn bởi cơ chế lãi
suất linh hoạt, sự phục vụ tận tình và các dịch sản phẩm đa dạng đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng.
* Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Huyện Thanh Trì là một huyện có nền kinh tế phát triển kém hơn các
quận huyện các trên địa bàn Hà Nội, các địa phương giáp ranh với Huyện nền
kinh tế cũng không phát triển mạnh mẽ. Thành phần kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp và tiểu thương, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ của các hộ dân cư. Một bộ
phận lớn dân cư giàu lên do việc đô thị hoá nông thôn do đó ở đây việc buôn
bán kinh doanh không tấp nập phát triển so với những nơi khác. Vùng chỉ có
một số doanh nghiệp lớn, nhà máy đóng trên địa bàn còn lài cũng chỉ là những
doanh nghiệp nhỏ, số vốn ít.
Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Huyện Thanh Trì năm 2003
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 44%
Nông nghiệp chiếm 39%
Thương mại dịch vụ chiếm 17%
Tổng Giá trị sản xuất năm 2003 là 304.722 triệu đồng
Sản xuất nông nghiệp là 118.283 triệu đồng
Sản xuất CN - TTCN – XDCB: 133.950 triệu đồng
Giá trị TMDV: 52.489 triệu đồng
Do vậy đây là một thách thức cho chi nhánh Thanh Trì trong việc chọn
nơi đây để kinh doanh. Làm thế nào để khai thác những lợi thế nơi đây, việc tiếp
thị thuyết phục người dân nơi đây lựa chọn những sản phẩm của Sacombank đặc
biệt là với một ngân hàng TMCP thì người dân còn chưa có niềm tin sâu sắc là
một vấn đề lớn cần đặt ra đối với chi nhánh. Bởi lẽ những năm 1990, trên địa
bàn cũng có một quỹ tín dụng nhân dân nhưng do làm ăn không có hiệu quả nên
quỹ này đã bị phá sản. Nhân dân nơi đ ây rất thận trọng trong việc gửi tiền và
phần đông họ chọn những ngân hàng nhà nước.
2.2. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Thanh Trì
2.2.1. Mạng lưới tổ chức hoạt động của chi nhánh Thanh Trì
Chi nhánh Thanh Trì bao gồm một phòng giao dịch đó là Phòng giao dịch
Thường Tín có trụ sở tại ph ố Ga thị trấn Thường Tín. Chi nh ánh có 43 cán bộ
nhân viên trong đó có 80% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, tuổi
đời trung bình 30.
Cán bộ thường xuyên được tham gia các khoá học bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chuyên môn, tiếp thu kiến thức thị trường và bồi dưỡng các lớp học
ngắn ngày để phổ biến các sản phẩm mới của ngân hàng
2.2.2. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Thanh Trì
Doanh số cho vay đến hết năm 2008: xấp xỉ 70 tỉ đồng xong con số này
sang 6 tháng đầu năm 2008 chỉ còn 60 tỉ đồng vì dư nợ tín dụng bị ép xuống do
sự chỉ đạo của ban Tổng Giám Đốc theo định hướng chung của Ngân hàng Nhà
nước. Đến hết năm 2007, chi nhánh Thanh Trì chưa phát sinh nợ quá hạn trên 1
tháng. Sang năm 2008, kết quả báo cáo 6 tháng đầu năm tỉ lệ nợ quá hạn lên đến
12%. Do mới thành lập và nẳm trên địa bàn có nền kinh tế phát triển chưa cao
Chi nhánh chỉ đưa vào triển khai được 50% sản phẩm của NHTM CP Sài Gòn
thương tín.
Doanh số huy động vốn của chi nhánh 4 tháng cuối năm 2007 là khoảng
110 tỉ đồng song sang năm 2008 cho đến hết tháng 6 số sư tiền gửi tại chi nhánh
lên đến hơn 320 tỉ đồng.
2.2.3. Thực trạng huy động vốn của chi nhánh
Chi nhánh Thanh Trì đi vào hoạt động được hơn một năm kể từ tháng 8
năm 2008. Đầu năm 2008 nền kinh tế Việt Nam cũng nhiều nước kinh tế trên
thế giới chịu tình trang lạm phát tăng cao,tỷ giá đồng Đôla Mỹ cũng như các
đồng ngoại tệ khác giảm mạnh, đồng thời giá vàng trong nước có lúc lên cao
đến hai triệu đồng một chỉ, lại thêm giá chứng khoán sụt giảm. Kinh tế trong
nước bị chao đảo như thế dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề và
NHTM cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Chính sách của Ngân hàng Trung
ương là thắt chặt tín dụng nhất là tín dụng cho vay mua chứng khoán, bất động
sản v.v... Chính sách thu bớt lượng tiền trong lưu thông khiến các ngân hàng
thương mại thi đua cạnh tranh lãi suất, người dân đổ xô đi gửi tiết kiệm như một
kênh đầu tư. Ngân hàng Trung ương đặt lãi suất trần 12% vào tháng 3 năm 2008
sau đó lại gỡ bỏ lãi suất trần huy động thay vào đó là lãi suất trần cho vay 21%.
Một số ngân hàng đã tăng lãi suất liên tục trong một thời gian ngắn như
Oceanbank, Seabank khiến cho nhiều ngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất
theo để giữ khách hàng. Sài Gòn thương tín cũng có những kế hoạch chiến lược
lãi suất riêng để thu hút khách hàng . Tuy lãi suất của ngân hàng không tăng cao
bằng một số ngân hàng thương mại khác nhưng vì là ngân hàng có uy tín, mạng
lưới hoạt động rộng khắp, thanh khoản tốt, cơ chế lãi suất linh hoạt. Có tài
khoản thanh toán hay gửi tiền tiết kiệm tại Sài Gòn thương tín khách hàng có thể
rút tiền tại bất cứ nơi nào tại điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc. Hơn
thế nữa khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại Ngân hàng, trong hợp đồng thẻ tiền
gửi khách hàng đăng ký gửi kỳ hạn dài nhưng trường hợp khách hàng cần thanh
toán số tiền đó trước hạn vẫn được hưởng lãi có kỳ hạn ở kỳ hạn gần nhất.
Khi số tiền càng nhiều thì lãi suất càng cao vì khách hàng sẽ được hưởng cơ chế
lãi suất thưởng với biên độ khoảng 0.3% so với lãi suất cơ bản.
2.2.3.1. Huy động vốn từ tiền gửi thanh toán
* Tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đến mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Sài Gòn thương
tín chi nhánh Thanh Trì gồm các loại hình sau: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty
cổ phần nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước,
Công ty trách nhiệm hữu hạn khác, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
Doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức kinh tế khác. Tổng số doanh nghiệp lên
đến gần 300 tuy nhiên các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có quy mô nhỏ cả về
vốn, lĩnh vực kinh doanh và phương thức kinh doanh cho nên số dư tiền gửi
doanh nghiệp chưa cao. Nghiệp vụ phát sinh của bộ phận doanh nghiệp rất đa
dạng: ví dụ như Chi nhánh bán séc trắng cho doanh nghiệp ký phát séc để thanh
toán hay thu hộ séc ngân hàng khác, chuyển tiền nhanh, nộp tiền liên chi nhánh,
sử dụng dịch vụ Mobile Sacombank thông báo và tra cứu số dư tiền gửi, tiền
gửi ký quỹ để ngân hàng phát hành thư bảo lãnh v,v... Vì thế có nhiều doanh
nghiệp lớn thường xuyên duy trì số dư lớn trong tài khoản để thuận lợi cho việc
các giao dịch. Tổng số dư tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp kể trên là
45.358.258.943 Đồng
60,563.17 Đôla Mỹ
51,256.95 Euro
4,095,000 Yên Nhật
* Tiền gửi thanh toán của cá nhân
Số lượng cá nhân mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh Thanh Trì là hơn
500 khách hàng, giao dịch với nhiều dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền, mở
thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa Sacombank credit và thẻ tín dụng quốc tế
Sacombank Visa credit và Sacombank Ladies first, v.v...
Số dư tiền gửi là:
22,523,225,713 Việt nam đồng
13,355 Đô la Mỹ
9,682 Euro
2.2.3.2. Huy động từ tiền gửi tiết kiệm
* Tiền gửi tiết kiệm của các nhân
Thông thường tiền gửi tiết kiệm của cá nhân chiếm tỷ lệ nhiều nhất và ổn
định nhất trong số tổng vốn huy động được của ngân hàng. Ở NHTM CP Sài
Gòn thương tín chi nhánh Thanh Trì cũng vậy. Trong thời qua, chi nhánh đã vận
dụng nhiều biện pháp khai thác vốn theo hướng ổn định và có lợi trong kinh
doanh. Huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn
huy động của ngân hàng. Vì thế số dư tiền không ngừng tăng lên, đặc biệt là
vào khoảng tháng hai tháng 3 và tháng từ tháng 5 trở lại đây do chính sách trần
lãi suất huy động 12% và sau đó là lãi suất trần cho vay của NH Nhà nước khiến
dân cư đổ dồn sang đầu tư sang hưởng lãi suất tiết kiệm khi đem tiền vào gửi
ngân hàng chờ thời cơ khác để đầu tư. Do đó lượng tiền mà chi nhánh huy động
được trong những lời gian này tăng 120% so với con số của cuối năm 2007 là
110 tỉ đồng. Bên cạnh việc thu hút lượng tiền đồng, chi nhánh còn huy động
được các loại ngoại tệ khác. Sau đây là cụ thể con số huy động vốn của chi
nhánh Thanh Trì đến hết tháng 6 năm 2008
326,090,115,398 tỉ đồng
1,603,419.66 Đô la Mỹ
82,759.38 Euro
20,733 chỉ vàng
* Tiền gửi tiết kiệm của doanh nghiệp
Bên cạnh việc luôn coi nguồn tiết kiệm là ổn định và chủ yếu song
NHTM CP Sài gòn thương tín chi nhánh Thanh Trì không ngừng nỗ lực khai
thác các nguồn vốn khác trong đó có nguồn vốn tiết kiệm của tổ chức, doanh
nghiệp. Xuất phát từ chiến kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cũng có một
khoản tiền để dự trữ nhất là đối với các doanh nghiệp lớn thì số lượng dự trữ này
càng cao. Chính vì thế Chi nhánh đã tận dụng được mối quan hệ của mình và
không ngừng mở rộng các mối quan hệ khác đồng tăng cao chất lượng phục vụ
và uy tín của mình để tiếp cận được các doanh nghiệp lớn và thuyết phục họ gửi
tiết kiệm tại chi nhánh.
Chính vì vậy trong thời gian qua chi nhánh đã có những hợp đồng tiền gửi
tiết kiệm của các doanh nghiệp lớn với số dư rất cao: Ví dụ hợp đồng của Công
ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu, Công ty Bảo hiểm Petrolimex Việt Nam, Công
ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh và một số công ty khác.
2.2.3.2. Phát hành kỳ phiếu ghi danh
Kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ để ngân hàng huy
động những khoản vốn trung - dài hạn. Ký phiếu ghi danh là được coi như một
loại hợp đồng giữa khách hàng và ngân hàng khi chấp nhận mua kỳ phiếu ghi
danh. Trên tấm phiếu ghi danh có ghi tên khách hàng mua, phần trăm lãi suất
được hưởng và kỳ hạn gửi. Trong năm 2008 Ngân hàng TMCP Sài gòn thương
tín chi nhánh Thanh trì đã phát hành hai đợt kỳ phiếu bằng 3 loại tiền Việt nam
đồng, Đôla Mỹ và Euro. Kết quả của 2 đợt phát hành kỳ phiếu không cao vì tâm
lý người dân không muốn mua kỳ phiếu vì nó ràng buộc bởi cam kết giữa khách
hàng và ngân hàng là không được rút trước hạn.
2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của chi nhánh Thanh Trì
Trong thời gian qua, chi nhánh Thanh Trì đã khắc phục được tình trạng
thiếu nguồn vốn bằng ngoại tệ để phục vụ các hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh số huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đều tăng.
Doanh số huy động vốn ngắn hạn và trung-dài hạn đều tăng trưởng. Cụ thể:
Nguồn vốn huy động ngắn hạn năm 2007 là: khoảng 34 tỉ đồng, 6 tháng
đầu năm 2008 tăng lên khoảng 180 tỉ đồng.
Nguồn vốn huy động trung-dài hạn năm 2007 là 80 tỉ đồng, 6 tháng đầu
năm năm 2008 là 120 tỉ đồng.
Đánh gia con số trên ta có thể thấy rằng nguồn vốn của chi nhánh tăng
mạnh mẽ nhất là vốn ngắn hạn. Điều n ày có thể dễ hiểu do lãi suất của các
ngân h àng đều tăng vào giai đoạn n ăm 2008 cho nên dân cư tập trung tất cả các
nguồn vốn nhàn rỗi của mình đi gửi tiết kiệm đa số là kỳ hạn ngắn để chờ lãi
suất tăng cao hơn nữa rồi rút tiền ra gửi lại để hưởng lãi cao hơn. Hơn nữa trong
con s ố huy động ngắn hạn này, đa số số tiền của dân chúng dành để đầu tư và
dùng vào việc khác song do lãi suất tiết kiệm tăng cao nên họ tranh thủ đi gửi để
hưởng lợi.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NHTM CP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THANH TRÌ
GIAI ĐOẠN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2008.
3.1. Thực trạng huy động vốn ở các NHTM Việt Nam giai đoạn đầu năm
2008 và chiến lược huy động vốn của NHTM CP Sài Gòn thương tín
3.1.1. Thực trạng huy động vốn ở các NHTM Việt Nam giai đoạn đầu năm 2008
Năm 2008 là năm nền kinh tế Việt Nam và thế giới có những sự biến
động mạnh mẽ. Các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc huy kinh doanh,
thu hút được tiền gửi nhưng lại thắt chặt tín dụng không cho vay vì phải phối
hợp với Nhà nước để chống lạm phát. Nhiều ngân hàng tuy chưa có báo cáo kết
quả kinh doanh cụ thể nhưng theo nhận định là có thể phải bù lỗ để duy trì hoạt
động kinh doanh. Theo kết báo cáo kết quả kinh doanh Quý I năm 2008 NHTM
CP Sài gòn thương tín có con số lãi đứng thứ 2 trong số các ngân hàng thương
mại cổ phần cụ thể là 87 tỉ đồng chỉ đứng sau NHTM CP Á Châu. Có được kết
quả đó là cả một cố gắng rất lớn của ban Tổng Giám Đốc trong sự chỉ đạo định
hướng phát triển và hoạch địch kế hoạch kinh doanh thích ứng với từng giai
đoạn, của đội ngũ nhân viên làm việc nhiệt tình hăng say. NHTMCP Sài Gòn
thương tín được đánh giá là một trong 5 ngân hàng thương mại có khả năng
thanh khoản tốt nhất trong thời kỳ qua.
3.1.2. Chiến lược huy động vốn của NHTMCP Sài gòn thương tín
Theo nhận tình hình kinh tế gặp có khăn đến hết năm 2008 và sang năm
2009 cho nên định hướng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín là từng
bước khắc phục khó khăn, áp dụng những chiến lược nhanh chóng tức thời để
thích nghi với tình hình kinh tế chung. Không ngừng nâng cao bồi dưỡng
nghiệp vụ cho nhân viên và thường xuyên cho ra đ ời các sản phẩm mới của
ngân hàng trong hoạt động huy động vốn. Đó là liên tiếp có các đợt gửi tiền tiết
kiệm để trúng các giải thưởng có giá trị: Từ đầu năm 2008 đến nay có 3 chương
trình khuyến mại đã và đang thực hiện tại ngân hàng đó là chương trình: “Gửi
tiển nhận lộc đầu xuân”, “ Sacombank cơn lốc quà tặng”, Mừng lễ lớn, trùng
thưởng lớn”. Bên cạnh đó ngân hàng còn liên kết với một số doanh nghiệp bảo
hiểm lớn như công ty TNHH Prévoir Việt nam để ra mắt sản phẩm tiết kiệm
“Bảo An Phát lộc” có nghĩa là vừa gửi tiết kiệm tại Sacombank đồng thời mua
bảo hiểm của công ty Prévoir Việt nam. Và sắp tới đây là sản phẩm tiết kiệm
tích luỹ, tiết kiệm sinh viên sẽ được đưa vào thực hiện.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn
thương tín chi nhánh Thanh trì.
Mỗi một thời kỳ, mỗi giai đoạn các ngân hàng có những chiến lược kinh
doanh khác nhau. Ở NHTM CP Sài Gòn thương tín các chiến lược đưa ra cho
đến thời điểm hiện nay là rất phù hợp song chủ yếu vẫn là để đối chọi với tình
hình thực tế Việt nam giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Về lâu về dài kinh nền
kinh tế đi vào ổn định ngân hàng vẫn phải có những chiến lược lâu dài để huy
động vốn nhất là nguồn vốn trung dài hạn. Sau đây là một số giải pháp của cá
nhân tôi đưa ra để tham khảo.
3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng
Để không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao
uy tín trên thị trường, NHTMCP SGTT CN Thanh Trì cần đa dạng các nguồn
vốn ; bên cạnh nguồn vốn huy động cần sử dụng, quay vòng tốt các nguồn vốn
uỷ thác đầu tư (UTĐT) có lãi suât thấp. Hiện nay chiến lược huy động nguồn
vốn đa dạng bao gồm việc đa dạng hoá khách hàng gửi tiền và đa dạng hoá các
hình thức gửi tiền,các nguồn vốn trong thanh toán.
Đa dạng hoá đối tượng khách hàng gửi tiền.
Cho đến nay việc da dạng hoá khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Sài
gòn thương tín chi nhánh Thanh Trì thực hiện khá tố trên diện rộng: Hiện tại
trên ®Þa bµn có hai ngân hàng thương mại nhà nước đa số người dân vẫn
chưa quen với việc đi gửi tiền tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Để khai
thác tốt hơn tiền gửi các tầng lớp d ân cư, NH TMCP Sài Gòn thương tín chi
nhánh Thanh Trì cần làm tốt việc tuyên truyền, vận động bằng các phương pháp
tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hay m ở
hội nghị khách hàng và chăm sóc khách hàng thường xuyên hơn như các dịp lễ
tết, sinh nhật có quà tặng. Cần phân loại theo nhóm đối tượng để có cách thức
thu hút nguồn vốn phù hợp xuất phát từ sự khác nhau trong thói quen s ử dụng
tiền
Thông qua đa dạng hoá các đối tượng khách hàng một mặt tăng khả năng
huy động vốn đồng thời có thể nắm bắt được thêm các nhu cầu dịch vụ vốn đa
dạng của khách hàng mà có thể trước đó họ chưa biết tổ chức nào cung ứng.
Đa dạng hoá các h ình thức thanh toán
- Đối với những hộ kinh doanh có ít tiền nhàn rỗi dài ngày trong khi công
việc kinh doanh đòi hỏi họ thường xuyên bận rộn họ sẽ quan tâm đến sự tiện lợi
trong các dịch vụ hoặc việc gửi và lĩnh tiền từ Ngân hàng có dễ dàng hay không
hơn là lãi suất, NHTMCP SGTT CN Thanh Trì nên bố trí tổ nhóm công tác để
thu nhận và chi trả kịp thời tại quầy bán hàng của họ ngay khi nhận được thông
tin. Việc nhận tiền, trả tiền tại chỗ sẽ làm tăng chi phí ở mức độ nhất định nhưng
đổi lại NH TM CP SGTT sẽ thu hút được lượng vốn rẻ do đây là tiền gửi giao
dịch . Cùng với thời gian, khi công việc thu chi tại chỗ trở nên phổ biến ,số
lượng khách hàng tăng lên thì số dư tiền gửi không kỳ hạn sẽ tăng lên nhanh
chóng và với chi phí bình quân ngày càng giảm dần, đây là kết quả có thể dự
đoán được đồng thời giúp NHTMCP SGTT CN Thanh Trì tiếp cận với dịch vụ
Ngân hàng tại nhà.
-Đối với những người có thu nhập cao thường quan tâm đến lãi suất, độ an
toàn, tính bảo mật , gửi kỳ hạn dài; NHTMCP SGTT CN Thanh Trì nên chủ
động cung cấp thông tin về các phương tiện bảo quản và lãi suất các hình thức
huy động tại để khách hàng lựa chọn .(Trong thực tế những người có thu nhập
cao do dự khi trực tiếp tìm hiểu về các yếu tố : lãi suất, độ an toàn, tính bảo mật
, kỳ hạn... xuất phát từ những lý do tế nhị ).
-Đối với những khách hàng có thu nhập đều đặn và gửi tiền tích luỹ dần
cho một công việc tại thời điểm xác định trong tương lai Ngân hàng nên hướng
dẫn họ chuyển đổi kỳ hạn tại các thời điểm thích hợp đem lại lợi ích cao nhất
cho khách hàng. Việc làm này còn thể hiện được sự tận tình đối với người gửi
và là một trong những cách thức hấp dẫn khách hàng quan trọng vì đại bộ phận
cán bộ, công chức là những người có nhiều dự định nhưng thu nhập tức thời
không lớn.
Thông qua đa dạng hoá các đối tượng khách hàng một mặt tăng khả năng
huy động vốn đồng thời có thể nắm bắt được thêm các nhu cầu dịch vụ vốn đa
dạng của khách hàng mà có thể trước đó họ chưa biết tổ chức nào cung ứng.
3.2.2 Sử dụng chế độ lãi suất linh hoạt như một công cụ để mở rộng quy mô
và cơ cấu huy động vốn
Ngoại trừ tiền gửi giao dịch ít nhạy cảm với lãi suất, các nguồn vốn có kỳ
hạn đều có những phản ứng nhanh nhạy với lãi suất. Với biểu lãi suất thay đổi
từng thời kỳ chúng ta có thể vận dụng mức lãi suất tối đa cho loại tiền gửi có kỳ
hạn mà chúng ta cần tăng tỷ trọng, khi đó tiền gửi kỳ hạn khác không nhất thiết
áp dụng mức tối đa, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc: Kỳ hạn dài hơn có lãi
suất cao hơn. Thông qua việc áp dụng lãi suất huy động cho từng loại tiền gửi,
chúng ta có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài sản
nhằm tạo cơ hội tăng doanh lợi. Muốn tạo cơ hội tăng doanh lợi hoặc hạn chế rủi
ro lãi suất trước tiên NHTMCP SGTT CN Thanh Trì phải tiến hành phân tích
cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn, dự báo xu hướng biến động của lãi suất để chủ
động tạo ra khoảng cách giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm với lãi
suất một cách thích hợp. Trường hợp kết quả dự báo chỉ ra rằng lãi suất có xu
hướng giảm thì khoảng cách có lợi là nguồn vốn lớn hơn tài sản nhạy cảm với
lãi suất , lúc đó nguồn vốn có tính ngắn hạn hơn so với dư nợ cho vay, điều này
sẽ nới rộng khoảng cách chênh lệch lãi suất đầu ra so với đầu vào. Ngược lại,
khi kết quả dự báo chỉ ra khả năng lãi suất sẽ tăng thì khoảng cách (GAP) tích
cực là tài sản lớn hơn nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên, việc dự báo
xu hướng biến động của lãi suất là điều không hề dễ dàng nhưng chúng ta có thể
dựa vào một số động thái : như tỉ lệ lạm phát dự kiến, các chính sách của Chính
phủ về Tài chính tiền tệ nhằm mục tiêu nới lỏng hay thắt chặt quan hệ Tài chính
- tiền tệ, tốc độ tăng trưởng GDP v.v.. để đưa ra các quyết sách về huy động
vốn. Nếu có những diễn biến trái ngược dự đoán cần điều chỉnh kịp thời cơ cấu
nguồn vốn và dư nợ cho vay trong đó việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sẽ đem
lại kết quả lớn hơn so với việc theo đuổi điều chỉnh cơ cấu dư nợ
Lãi suất là công cụ quan trọng mà Ngân hàng có thể sử dụng để tăng cường
qui mô, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Những năm trước do qui mô kinh doanh
tăng chậm, kết quả và tình hình tài chính còn hạn chế nên sức ép về chênh lệch
lãi suất hai đầu quá lớn. Thực tế cho thấy, Ngân hàng NHTMCP SGTT CN
Thanh Trì luôn áp dụng lãi suất cho vay ở mức tối đa theo qui định để nâng lãi
suất đầu ra đồng thời cơ cấu nguồn vốn với nguồn vốn ngắn hạn để giảm thấp
lãi suất đầu vào. Vì vậy, vốn đã khó khăn trong mở rộng qui mô kinh doanh,
tăng thị phần, NHTMCP SGTT CN Thanh Trì càng gặp khó khăn hơn do lãi
suất được áp dụng thiếu sức cạnh tranh, bên cạnh đó tính ổn định và sự phù hợp
với sử dụng vốn ít được đảm bảo bởi nguồn vốn mang tính ngắn hạn.
Để mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng tài sản về lâu dài lãi suất
phải được sử dụng linh hoạt để điều chỉnh cơ cấu, tăng cường qui mô huy động
vốn. Tuỳ theo mức độ cạnh tranh trên từng địa bàn, NHTMCP SGTT CN Thanh
Trì qui định lãi suất áp dụng cho phù hợp. Qua thực tế cho thấy về mặt lãi suất
hiện nay, lãi suất của NHTM CP Sài Gòn thương tín chi nhánh Thanh Trì có thể
cạnh tranh được với các ng ân hàng nhà nước trên địa bàn nhưng trong tương lai
khi có sự xuất hiện của các ngân hàng TMCP kh ác thì cần áp dụng lãi suất linh
hoạt hơn cũng như phương thức thanh toán nhanh và tiện hơn để thu hút được
khách nhiều hơn
3.2.3. Phát triển đa dạng các hoạt động liên quan đến huy động vốn
Hiện nay NHTM cổ ph ần Sài Gòn thương tín liên kết với rất nhiều ngân hàng
lớn, nhiều doanh nghiệp lớn với dịch vụ thu chi hộ tại quầy của Ngân hàng hay
thu phí dịch vụ ít hơn thông thường vừa để hưởng khoản hoa hồng cho chi
nhánh vừa nâng cao tầm uy tín của ngân hàng làm cho tên tuổi của ngân hàng
được biết đến rộng rãi, mọi nơi với các loại dịch vụ rất đa dạng. Tăng cường
quan hệ hơn nữa với các công ty bảo hiểm để thực hiện dịch vụ tiết kiệm bảo hiểm,
vừa có lợi cho khách hàng vừa tăng được nguồn vốn đầu vào cho ngân hàng.
Dịch vụ thu hộ hối phiếu ngân hàng nước ngoài trong nghiệp vụ thanh toán
quốc tế rồi khuyến khích khách hàng gưỉ tiết kiệm tại ng ân hàng ở một kỳ hạn
nhất định để hưởng khoản phí thu hộ thấp hơn vừa có lợi cho khách hàng cũng
là một trong những dịch vụ thu hút nguồn vốn
3.2.4. Những giải pháp khác
Bên cạnh những giải pháp nêu trên, một ngân hàng có thu hút được nguồn
vốn đầu vào tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là : nghiệp vụ c ủa
nhân viên tốt hay không, phần mềm điện tử ngân hàng có hiện đại không, thái
độ phục vụ khách hàng tốt hay không, chế độ khuyến mại có thường xuyên
không, cơ sở vật chất khang trang đón tiếp được nhiều khách hàng cùng một lúc,
ngân hàng có được nhiều mối quan hệ với những khách hàng lớn cũng là những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn. Với một chi nh ánh mới thành
lập, hoạt động vào thời gian đầu đã gặp khó khăn bởi xu thế kinh tế Việt Nam
cũng như thế giới cho nên vấn đề đặt ra với chi nhánh là một sự thách thức lớn
3.3. Một số kiến nghị
KiÕn nghÞ ®èi víi Ng©n hµng Nhµ níc
Tăng cường mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt .
Trong thời gian qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt đó
được đưa vào thực hiện nhưng chưa nhiều. Việc thanh toán này một mặt giảm
lượng tiền cung ứng trong lưu thông thực thi chính sách tiền tệ quốc gia mặt
khác có thể làm tăng khả năng tạo tiền của toàn hệ thống các NHTM tăng tốc độ
tăng trưởng vốn. Đồng thời đối với khách hàng họ cũng nhận được nhiều tiện lợi
thông qua hoạt động này so với thanh toán bằng tiền mặt: nhanh chóng, an toàn
và tiết kiệm chi phí bảo quản, kiểm đếm và vận chuyển. . . Vì thế cần triển khai
chính sách này hơn nữa nhất là với các địa bàn có nền kinh tế phát triển thấp
chưa quen với việc thanh toán qua tài khoản như Huyện Thanh Trì.
KẾT LUẬN
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động vốn phải được xem xét dưới nhiều góc
độ và luôn gắn liền với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Theo đó tăng
cường huy động vốn không phải lúc nào cũng là huy động được càng nhiều vốn
càng tốt mà phải được hoạch định các chiến lược phù hợp với qui mô, cơ cấu,
chất lượng của tài sản, mục tiêu an toàn và sinh lợi của bản thân Ngân hàng. Do
đó, trong từng giai đoạn nhất định có thể tăng cường huy động nguồn vốn này
nhưng lại hạn chế nguồn vốn khác điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải chủ
động sử dụng có hiệu quả chiến lược, chính sách áp dụng cho huy động vốn.
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của NHTMCP SGTT CN
Thanh Trì từng bước được mở rộng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình kinh
tế xã hội địa phương, môi trường kinh doanh gây nhiều khó khăn cho một NH
TMCP như NHTMCP SGTT CN Thanh Trì trong việc tăng trưởng nguồn vốn
và mở rộng tín dụng. Qua thời gian nghiên làm việc cứu lý luận, tìm hiểu thực
tiễn về tình hình huy động vốn tại NHTMCP SGTT CN Thanh Trì em nhận thấy
đơn vị là một trong những Ngân hàng hiện nay có hoạt động trên lĩnh vực huy
động vốn cao , tuân thủ tốt những nguyên tắc , quy chế theo quy định của ngành.
Đồng thời qua nghiên cứu thực trạng về hoạt động huy động vốn của NHTMCP
SGTT CN Thanh Trì cũng nhận thấy có những dấu hiệu ẩn có khả năng phát
sinh trong tương lai làm giảm sút chất lượng hoạt động huy động vốn so với
hiện nay , em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản cả ở tầm vĩ mô và vi
mô nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của
NHTMCP SGTT CN Thanh Trì
Việc nghiên cứu giải pháp tăng cường huy động vốn của một Ngân hàng
thương mại sẽ không thể đạt hiệu quả nếu xem xét một cách cô lập, cần xem xét
vốn huy động vào Ngân hàng là một bộ phận vốn nhàn rỗi, vốn tích luỹ trong và
ngoài nước đã và sẽ trong quá trình chu chuyển vốn. Nếu coi nguồn vốn là
nguyên liệu đầu vào thì sản phẩm của quá trình hoạt động lại là tài sản dưới các
hình thức dư nợ cho vay các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế và các tài sản tồn tại dưới dạng các khoản đầu tư vào chứng khoán, tài sản cố
định cho thuê tài chính v.v..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
2. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng.
3. Luật Ngân hàng nhà nước- NXB chính trị quốc gia 1996.
4. Luật các tổ chức tín dụng – NXB chính trị quốc gia 1996.
5. Sách: Giáo trình Ngân hàng thương mại_ quản trị và nghiệp vụ- NXB
thống kê 2002.
6. Sách: tiền tệ ngân hàng- thị trường trường tài chính- NXB tài chính
2001.
7. Sách: Giáo trình Khoa học quản lý, tập 1, 2- NXB khoa học kỹ thuật
2002.
8. Sách: Lý thuyết tài chính tiền tệ- NXB thống kê 1997.
9. Sách: Giáo trình quản lý kinh doanh tiền tệ- NXB tài chính 1998.
10. Sách: Kinh tế vĩ mô - Mankiw- NXB thống kê 2001.
11. Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của Sài Gòn Thương tín Chi
nhánh Thanh Trì.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thanh Trì.pdf