MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ .
3
1.1. Tổng quan về cạnh tranh .
3
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .
3
1.1.2. Phân loại cạnh tranh
6
1.1.3. Vai trò của cạnh tranh
7
1.2. Sức cạnh tranh của hàng hoá .
9
1.2.1. Khái niệm .
9
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá .
9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá .
11
1.2.4. Các công cụ cạnh tranh .
14
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu
17
1.3.1. Đối với doanh nghiệp
17
1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân
18
1.3.3. Đối với xã hội
19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
20
2.1. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ
20
2.1.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ
20
2.1.2. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ
21
2.1.3. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ .
27
2.1.4. Thị trường giầy dép Hoa Kỳ
31
2.1.4.1. Tình hình sản xuất
31
2.1.4.2. Tình hình tiêu thụ
32
2.1.4.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu giày dép .
32
2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam .
35
2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam
35
2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam .
37
2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam
40
2.2.3.1. Thị trường EU .
40
2.2.3.2. Thị trường Hoa Kỳ
41
2.2.3.3. Thị trường Mêhicô .
42
2.2.3.4. Thị trường Nhật Bản .
42
2.2.3.5. Thị trường châu Phi
43
2.2.3.6. Các thị trường khác
44
2.3. Phân tích sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
45
2.3.1. Sản lượng và doanh thu xuất khẩu
45
2.3.2. Thị phần của hàng hoá
48
2.3.3. Giá bán hàng hoá
49
2.4. Đánh giá sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
51
2.4.1. Ưu điểm .
51
2.4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt
51
2.4.1.2. Các mặt hàng ngày càng đa dạng .
53
2.4.1.3. Chất lượng sản phẩm được nâng cao
54
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .
55
2.4.2.1. Hạn chế
55
2.4.2.2. Nguyên nhân
57
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO GIẦY DÉP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ .
60
3.1. Cơ hội và thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam
60
3.1.1. Cơ hội .
60
3.1.2. Thách thức
63
3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép
67
3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam
69
3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ .
69
3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư
69
3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu .
70
3.3.1.3. Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực .
71
3.3.1.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội Da giầy Việt Nam
72
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp .
73
3.3.2.1. Tăng lượng xuất khẩu trực tiếp .
73
3.3.2.2. Đa dạng hoá mẫu mã .
74
3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng .
75
3.2.3.4. Tăng cường xúc tiến thương mại .
76
3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu cho giầy dép Việt Nam .
76
KẾT LUẬN
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
81
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ổn định ở mức cao và được đánh giá là “ngôi sao đang lên ở Châu Á”. Nước ta đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”. Trong bối cảnh hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia thể hiện được những lợi thế so sánh của mình . Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO với nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức mới. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo cho Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giầy dép luôn là mặt hàng chủ chốt – không chỉ chiếm tỷ trọng cao mà còn liên tục tăng trưởng theo từng năm. Ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có thiên hướng xuất khẩu điển hình, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép với sản phẩm có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là EU và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thị trường thế giới nói chung là sức cạnh tranh chưa cao. Sản phẩm đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ như Trung Quốc, Braxin, Indonesia. Nhận thức được đây là một vấn đề cấp thiết nên em đã chọn đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ” là đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn đi sâu vào phân tích những thành công và hạn chế, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm giầy dép của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, không xem xét sự cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như trong nội bộ ngành.
Luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, em đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá, các bảng biểu và số liệu để minh hoạ.
5. Kết cấu luận văn
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hóa
Chương 2: Thực trạng sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3844 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưng nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư. Ba là, sản xuất theo doanh nghiệp gọi hiện nay là hàng FOB, có 2 phương thức khác nhau, thứ nhất là xuất hàng FOB, sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu và thứ hai là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp đó nhưng phương thức này hiện nay thực hiện được rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh.
Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp da giầy Việt Nam là phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công, nhà thầu phụ cho các hãng lớn. Tuy kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh, chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm trên 70% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25% - 30% tổng doanh thu xuất khẩu). Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ phí gia công sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không được và không có khả năng quyết định giá bán một đôi giầy trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3. Theo Hiệp hội Da giầy Việt Nam, hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn đáp ứng nhu cầu thị trường thì phải có nhà máy lớn từ 12.000 đến 15.000 lao động và chỉ với qui mô như thế mới có thể bù đắp được chi phí quản lý, cùng một số kinh phí khác đáp ứng nhu cầu các đơn hàng lớn từ các nước nhất là thị trường Hoa Kỳ.
Nguyên liệu và máy móc
Việt Nam còn thiếu hẳn sự kiểm soát về nguồn nguyên vật liệu, không tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước, phụ thuộc nhiều vào vật liệu đầu vào nhập khẩu, phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào này lại do phía đối tác liên doanh cung cấp. Có 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da, giầy, là chất liệu da và giả giầy dép, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, nút, nhãn hiệu, cót thì đến 70% đến 80% Việt Nam phải nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Tuy đế giầy, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động cấu kết, nhưng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung.
Nhiều nguyên liệu nhập khẩu được sản xuất từ Trung Quốc, song giá cả nhập khẩu chính ngạch vẫn rất cao, do đó, các doanh nghiệp phải nhập qua nước thứ 3 (Đài Loan, Hàn Quốc). Hệ thống cung ứng trong nước hiện còn đang rất yếu. Hầu hết nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đều qua con đường tiểu ngạch. Giá nguyên liệu trong nước còn rất cao. Nguyên liệu từ nguồn trong nước chất lượng lại kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nguyên liệu không có sẵn ở Việt Nam như thuộc da.
Theo Bộ Công Thương, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.
Năm 2006 nhập khẩu da thuộc đạt 545 triệu USD với sản lượng 377 triệu Sqft (Square foot ). Từ năm 2000 ngành công nghiệp sản xuất giầy dép phải nhập khẩu từ 80 -85% nguyên phụ liệu của thế giới, qua một quá trình phát triển đến 2006, riêng sản xuất giầy thể thao với sản lượng chiếm tới 70% sản xuất thì đã chủ động được 70% nguyên liệu tại chỗ. Các nhà máy sản xuất đế, thuộc da, nhựa…. trong nước đã có thể cung ứng đầy đủ. Các doanh nghiệp chỉ phải nhập khẩu những nguyên vật liệu có hàm lượng chất xám cao như Da cao cấp của Ý và một số loại nguyên phụ liệu đặc chủng của Hàn quốc, Đài Loan. Như vậy qua 5 năm ngành đã giảm việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ 80% xuống còn 60%.
Máy móc thiết bị: Chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ các nước như Ý, Hàn quốc, Đài loan và Trung quốc. Năm 2006 tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị là 57 triệu USD.
Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành da giầy thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ...vv của Việt Nam.
Thương hiệu và hệ thống phân phối
Về hệ thống phân phối, có đến hơn 60% các sản phẩm giầy dép Việt Nam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây là điểm rất yếu của ngành Giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất. Do da giầy Việt Nam chủ yếu là hàng gia công lại cho các hãng khác của nước ngoài, nên phải lấy tên hiệu của các hãng này. Tiềm năng của ngành da giầy Việt Nam không kém các nước mạnh về ngành công nghiệp này, nhưng bài toán quan trọng về phân công, cơ cấu sản xuất và lao động lại chưa giải quyết được. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu giầy da Việt Nam vào thị trường thế giới trên 2 tỷ USD, nhưng lượng giầy của các chủ doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% đến 15%. Da giầy Việt Nam trên thế giới chưa có tên, thương hiệu cũng là một khó khăn lớn trong cạnh tranh..Trong những năm tới, cạnh tranh trên thị trường giầy dép quốc tế sẽ rất khốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập sân chơi thương mại lớn phải xây dựng được thương hiệu cho mình.
Đội ngũ thiết kế mẫu mã
Theo nhận xét của LEFASO, đội ngũ thiết kế tạo mẫu giầy hiện nay ở ta còn rất thiếu và yếu. Gọi là các “nhà tạo mẫu” cho sang trọng, nhưng phần lớn xuất thân từ công nhân, sau thời gian làm các dây chuyền sản xuất, được lựa chọn bồi dưỡng tại chỗ để làm ở bộ phận ra mẫu và phát triển sản phẩm. Những nhân viên này không được đào tạo có bài bản chuyên về thiết kế tạo mẫu giầy, một số khác chỉ được tiếp thu trực tiếp qua các chuyên gia, các khóa ngắn hạn do doanh nghiệp cử đi học.Hiện nay, Việt Nam có quá ít những cán bộ thiết kế lành nghề, hoặc nếu có thì họ cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản. Bên cạnh việc có một chiến lược đào tạo nguồn cán bộ thiết kế thời trang, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải củng cố các đơn vị xúc tiến hỗ trợ và kỹ năng bán hàng của các nhà sản xuất. Có như vậy, chúng ta mới đột phá được những thị trường mới giàu tiềm năng.
Hiện tại, nhu cầu về đội ngũ này ở các doanh nghiệp rất lớn. Chỉ riêng ở Công ty Biti’s Đồng Nai, đội ngũ cán bộ thiết kế, tạo mẫu, kỹ thuật viên tới trên 100 người. Các doanh nghiệp khác có quy mô lớn cần có số lượng tương tự.
Mặc dù thiếu thốn đội ngũ như vậy, nhưng đây cũng là ngành duy nhất không có trường lớp đào tạo kỹ thuật hay cử nhân thiết kế tạo mẫu. Hiện nay ngành giầy thiếu vắng hẳn một lực lượng là những kỹ sư phác họa, mỹ thuật công nghiệp. Thiếu đội ngũ này thì không thể nào nói đến có được các mẫu mã sáng tạo, thời trang, không thể cạnh tranh với hàng các nước, càng không thể nói đến các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidad... Hiện tại, chỉ có một số rất ít nhân viên học mỹ thuật công nghiệp ra và làm việc tại các phòng kỹ thuật của doanh nghiệp, như công ty giầy An Lạc, 32, Công ty Xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn…
Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình như Cty CP giầy An Lạc, Cty CP giầy Thái Bình và các Cty 100% vốn nước ngoài (Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giầy Thượng Đình...).
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
SỨC CẠNH TRANH CỦA GIẦY DÉP VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
3.1. Cơ hội và thách thức đối với giầy dép xuất khẩu Việt Nam
3.1.1. Cơ hội
Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ cho hàng hóa Việt Nam nói chung và giầy dép nói riêng với dân số hơn 300 triệu và mức tiêu thụ khổng lồ. Một người dân Hoa Kỳ trung bình một năm có nhu cầu sử dụng 7 - 8 đôi giầy dép các loại. Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm lên tới khoảng 1.750 tỷ USD, (trên 90% lượng giầy dép tiêu thụ ở Hoa Kỳ là hàng nhập khẩu), Hoa Kỳ là thị trường khổng lồ đối với hầu như tất cả các loại hàng hóa mà Việt Nam có thể xuất khẩu. Tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2007 mới chiếm khoảng 0,36 % tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của thị trường này.
Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng. Chủng tộc và văn hóa đa dạng dẫn đến nhu cầu và tập quán tiêu dùng cũng đa dạng. Thu nhập bình quân đầu người cao, song chênh lệch thu nhập rất lớn. Số dân nhập cư vào Hoa Kỳ hiện nay mỗi năm tới trên 1 triệu người và ngày ngày càng tăng, trong đó phần đông là những người lao động chân tay có thu nhập thấp. Yếu tố thu nhập và dân số này dẫn đến thị trường có nhu cầu cả về hàng cao cấp đắt tiền lẫn hàng bình dân rẻ tiền.
Tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được nâng cao một bước. Cơ cấu xuất khẩu cũng đang có những chuyển dịch tích cực theo hướng đa dạng hóa chủng loại mặt hàng và tăng tỷ trọng hàng chế biến và chế tạo. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với một số mặt hàng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện với kim ngạch tăng nhanh.
Hiệp định thương mại Việt - Hoa Kỳ (BTA) đã và đang phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu hơn thị trường Hoa Kỳ, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả hơn với thị trường này. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần hàng từ Việt Nam thay vì từ các thị trường khác trong khu vực.
Hơn một triệu người Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ là thị trường đáng kể và là cầu nối rất tốt để đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Người dân Hoa Kỳ đã bắt đầu biết đến hàng hoá Việt Nam.
Nhu cầu tiêu dùng giầy dép của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng cùng với sự cải thiện đời sống kinh tế xã hội. Giầy dép là một trong các sản phẩm tiêu dùng thời trang không thể thiếu được, đặc biệt tại các nước có khí hậu lạnh (Người dân không thể không đi giầy).
Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng lên do có nhiều doanh nghiệp được mở rộng sản xuất và xây dựng mới hướng về thị trường này, năm 2005 – 2007 tốc độ xuất khẩu các loại giầy dép sang Hoa Kỳ tăng cao, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO các cơ hội mới tiếp tục được mở ra .
Việt Nam gia nhập WTO, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp nhận những thành tựu và kinh nghiệm tiên tiến của các nước trong WTO về quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh, về điều hành các mặt của đời sống xã hội.
Các doanh nghiệp đã ý thức được sự cần thiết phải thực hiện, triển khai các yêu cầu về công nghệ, quản lý điều hành sản xuất, đạo đức kinh doanh, đảm bảo quyền lợi người lao động, đảm bảo duy trì mối quan hệ bạn hàng, đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội nhập.
Các cơ chế chính sách của Chính phủ về tháo gỡ thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong năm 2003 - 2005 và cơ chế 2006 - 2010 tiếp tục phát huy tác dụng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cơ sở hạ tầng của nhiều doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp và đầu tư mới đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, thông thoáng.
Hiện nay, các nhà nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ đã có những kế hoạch mở rộng thị trường nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là các có chi tiết sản xuất phức tạp, chất lượng từ trung bình khá trở lên, vì Việt Nam có đội ngũ lao động khéo tay sản xuất các sản phẩm phức tạp, đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm da giầy của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố để khẳng định ngành giầy dép của Việt Nam trong năm 2007 sẽ có cơ hội xuất khẩu mạnh vào thị trường này như: do việc thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc ngày càng lớn và thị phần giầy dép của Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ quá lớn, ngày càng tăng.
Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời chủ động đối phó với khả năng thiếu nguồn lao động đang xuất hiện, gia tăng trong ngành giầy dép của Trung Quốc, một số công ty của Hoa Kỳ đang có xu hướng tìm thêm nguồn hàng từ các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Các nước như Indonesia, Thái Lan cũng là nguồn cung cấp lớn về giầy dép cho thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do tình hình chính trị, xã hội tại các nước này không được ổn định, chính vì vậy các công ty Hoa Kỳ cũng có xu hướng giảm bớt nhập khẩu từ các thị trường này.
3.1.2. Thách thức
Việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, mở rộng thị trường sẽ làm cho các sản phẩm giầy dép ở nước ta ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt hơn. Theo cam kết, hàng giầy dép thuế suất chỉ còn 40% so với 50% theo thuế ưu đãi MFN. Ngành da giầy đang phải đối đầu với tình trạng thiếu lao động không chỉ vì chính sách tiền lương hay điều kiện làm việc mà là thách thức từ WTO.
Các nước sản xuất có chi phí thấp khác có thể vượt lên Việt Nam tại các thị trường mới nổi do có sự hỗ trợ mạnh của nhà nước và thành phần tư nhân mà lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm của Trung Quốc có nhiều lợi thế rất lớn về vốn, công nghệ, nguồn nguyên liệu, nhân công, ngành công nghiệp hỗ trợ… Bên cạnh đó, giầy dép Việt Nam còn phải cạnh tranh về nhiều phương diện với giầy dép của các nước Ấn Độ, Inđônêsia, Thái Lan…do họ có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt là chủ động về nguồn nguyên liệu.
Tuy BTA đã và đang phát huy hiệu quả, song Việt Nam vẫn đang đứng trước một số bất lợi về thâm nhập thị trường. Trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12 năm 2001, hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu mức thuế phân biệt đối xử (Non-MFN), cao hơn nhiều lần so với mức thuế tối huệ quốc (MFN). Đến nay, mặc dù Việt Nam đã được hưởng mức thuế MFN, song một số mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ vẫn phải chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ một số nước khác do những nguyên nhân sau:
- Việt Nam vẫn chưa được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của Hoa Kỳ dành cho các nước đang phát triển. Hiện nay, có khoảng 3.500 loại sản phẩm từ trên 140 nước và vùng lãnh thổ được hưởng GSP của Hoa Kỳ - tức là được nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ.
Đại đa số các mặt hàng được hưởng GSP là những mặt hàng thuộc nhóm nông hải sản, thực phẩm và đồ uống, nhựa và sản phẩm nhựa, cao su và sản phẩm cao su, đồ gỗ, đồ da, mây tre lá, đồ tiện nghi trong nhà, đồ chơi, dụng cụ thể thao, một số mặt hàng thuộc nhóm quần áo và giầy dép (trừ những mặt hàng chịu sự điều tiết của hiệp định dệt may); trong đó có không ít mặt hàng có thuế suất MFN ở mức từ 10% đến gần 35%.
Mặt khác, những nước được hưởng GSP là những nước đang phát triển. Phần lớn những nước này có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam, trong đó, có nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái lan, Malaixia, Philipin, Inđônêsia v.v..
- Hiện tại, có 24 nước trong khu vực Lòng chảo Caribê được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê; 4 nước thuộc khu vực Adean được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật ưu đãi thương mại Adean; gần 40 nước Châu Phi được hưởng ưu đãi thương mại theo Luật Cơ hội cho Phát triển Châu Phi. Đại đa số các mặt hàng nhập khẩu từ những nước này vào Hoa Kỳ được miễn thuế hoặc được hưởng mức thuế thấp hơn mức thuế MFN rất nhiều. Những nước nói trên cũng là những nước đang phát triển và kém phát triển có cơ cấu hàng xuất khẩu khá tương tự như Việt Nam.
- Cho đến nay, Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô) và hiệp định thương mại tự do song phương với các nước: Israel, Jordan, Singapore, Chi lê, Australia, .... Ngoài ra, Hoa Kỳ đang đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương khác, trong đó có hiệp định thương mại tự do toàn Châu Hoa Kỳ và với một số nước có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam.
Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thường cao hơn và lâu hơn so với từ các nước khác đến Hoa Kỳ (kể cả từ các nước xung quanh Việt Nam) do khoảng cách địa lý xa và chưa có tuyến vận tải biển hoặc hàng không trực tiếp giữa hai nước. Ví dụ, hiện nay, cước phí vận tải biển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ khoảng 15-20%. Thời gian vận tải từ Việt Nam sang bờ Tây Hoa Kỳ trung bình khoảng 30 - 45 ngày so với từ Trung Quốc khoảng 12 – 18 ngày. Cước phí cao và thời gian vận tải dài là bất lợi rất khó khắc phục đối với hàng cồng kềnh và/hoặc trị giá thấp (ví dụ như đồ gỗ đã lắp ráp thành thành phẩm, hàng làm từ mây, tre, lá) hoặc các hàng tươi sống (ví dụ như rau và hoa quả tươi) v.v.
Hàng rào kỹ thuật và an toàn cao và không ít trường hợp cao quá mức cần thiết. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, mà thực chất cũng là các hàng rào bảo hộ mậu dịch. Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với xuất khẩu vào Hoa Kỳ nói chung, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Sáng kiến về an ninh container (Container Security Initiatives); qui định đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho chứa thực phẩm, và thông báo trước khi hàng đến với FDA làm phát sinh chi phí xuất khẩu vào nước này.
Hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau và cả luật liên bang lẫn luật bang. Trong khi đó sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại nói chung và nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói riêng còn rất hạn hẹp.
Quan hệ chính trị giữa hai nước, tuy đang được cải thiện, song vẫn còn nhiều nhạy cảm. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa thực sự quan tâm phát triển quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Do còn có sự chống đối quan hệ với Việt Nam của một bộ phận người Việt tại Hoa Kỳ, nên nhiều Việt kiều ở Hoa Kỳ muốn phát triển quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam còn e ngại và chưa mạnh dạn làm ăn với trong nước.
Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ coi là nước có nền kinh tế phi thị trường; do vậy, phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ tranh chấp thương mại tại thị trường này. Cái dễ thấy nhất là sự khó khăn của Việt Nam trong việc tự bảo vệ trước đe dọa bị kiện bán phá giá.Theo quy định của Mỹ, bán phá giá xảy ra khi một hãng xuất khẩu bán ra nước ngoài một sản phẩm thấp hơn giá trong nước, hoặc thấp hơn chi phí sản xuất. Đúng hơn là những thoả thuận mua bán tự do này bị các nước nhập khẩu coi là chào hàng gian lận và nâng mức thuế chống bán phá giá.
Thế nhưng điều đáng bàn là cái căn cứ để Bộ Thương mại Mỹ cho rằng một mặt hàng nhập khẩu là quá rẻ? Tạm bỏ qua các thủ thuật về số liệu, các cách tính “quy về không” đã làm tốn không biết bao nhiêu cuộc cãi vã, thì với một nền kinh tế phi thị trường, việc này trở nên quá dễ với Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Trong trường hợp này, DOC đơn giản kết luận không cần điều tra tính toán giá tại nước sở tại bởi, đã là phi thị trường, thì cung và cầu cũng là những con số phi thị trường, và đương nhiên không thể lấy giá do nước bị kiện phá giá cung cấp làm cơ sở để điều tra. Thay vì vậy, DOC sẽ chọn một nước thay thế khác có điều kiện tương tự Việt Nam – dĩ nhiên là do DOC chọn.
Khó khăn trong thanh toán. Do mới có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức L/C at sight không hủy ngang. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoặc do không quen với phương thức thanh toán này hoặc do muốn các phương thức thanh toán khác (D/A, D/P...) thuận tiện, đỡ tốn kém, và ít rủi ro hơn cho họ. Ví dụ, theo phương thức L/C at sight, người nhập khẩu thường phải thanh toán tiền hàng trước khi hàng đến, trong khi đó hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi cho phép nhập vào thị trường. Do vậy, người nhập hàng rất ngại thanh toán bằng L/C at sight vì sợ không đòi lại được tiền hàng trong trường hợp hàng không được FDA cho phép nhập khẩu.
3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép
Mục tiêu phát triển của ngành giầy dép là trở thành một ngành kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp giầy dép phát triển bền vững với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000, quản lý môi trường đáp ứng ISO 14000.
Cụ thể đến năm 2010, ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2 triệu USD, giải quyết việc làm cho 820.000 lao động, trong đó sản lượng giầy, dép các loại đạt 720 triệu đôi; cặp, túi 80,7 triệu cái và da thuộc là 80 triệu sqft. Mục tiêu của da, giầy Việt Nam vào năm 2010 là sản xuất 720 triệu đôi giầy, dép các loại khoảng 10,7 triệu chiếc cặp, túi xách... Để hoàn thành mục tiêu nói trên toàn ngành da, giầy sẽ phải tăng năng lực sản xuất lớn hơn rất nhiều.
Bảng 3.5. Mục tiêu sản lượng và giá trị xuất khẩu (2005-2010)
2005
2010
Giầy dép các loại
(Đơn vị: 1.000 đôi)
Tổng sản lượng
470.000
720.000
Xuất khẩu
427.700
655.200
Cặp, túi xách
(Đơn vị: 1.000 đôi)
Tổng sản lượng
51.700
80.700
Xuất khẩu
50.500
78.470
Da thành phẩm
(Đơn vị: 1.000 sqft)
Tổng sản lượng
40.000
80.000
Xuất khẩu
25.000
65.000
Tổng XK (Triệu USD)
3.100
6.200
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Tổng vốn cho đầu tư giai đoạn 2006 đến năm 2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó, tổng vốn đầu tư chiều sâu là 1.844,20 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da giai đoạn 2006 – 2010 là 604,0 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến thu hút 5.598,94 tỷ đồng vốn đầu tư nước ngoài (tương đương 347,76 triệu USD). Các doanh nghiệp trong ngành da - giầy huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán.
Quy hoạch ngành giầy dép khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy dép, kết hợp công nghiệp chế biến da với chăn nuôi công nghiệp-giết mổ tập trung; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy dép, đồ da để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đủ điều kiện về hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu giầy dép, da và đồ da đến năm 2010
Sản phẩm chủ yếu
Đơn vị
tính
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
1. Kim ngạch xuất khẩu
1.000 USD
1.468
3.039
6.200
2. Giải quyết lao động
1.000 người
400
540
820
3. Sản phẩm chủ yếu
- Giầy, dép các loại
1.000 đôi
302.800
499.000
720.000
- Cặp, túi các loại
1.000 cái
31.000
51.700
80.700
- Da thuộc các loại
1.000 sqft
15.100
47.000
80.000
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Sản xuất và đầu tư ngành giầy dép trên toàn quốc được bố trí thành 3 vùng, nhằm tạo sự phát triển cân đối theo vùng và lãnh thổ để tận dụng lợi thế về nhân công, nguồn nguyên liệu, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế theo từng giai đoạn. Cũng theo quy hoạch, tổng vốn đầu tư ngành giầy dép giai đoạn 2006-2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu 1.844,20 tỷ đồng, đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da 604,0 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến ngành còn thu hút 347,76 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán.
3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của giầy dép xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
3.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ
3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư, chú trọng thu hút vốn vào ngành giầy dép, đặc biệt là FDI
Chính phủ nên xây dựng danh mục các dự án đầu tư với mục tiêu đón đầu để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành này, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nguyên liệu, phụ liệu cho ngành. Để ngành da giầy Việt Nam trong thời gian tới phát triển mạnh thì các cơ quan cấp trên cần có chính sách hỗ trợ ngành thu hút đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu, đặc biệt nguyên liệu mũ giầy (khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, có các ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu...). Do đó, muốn nâng chất lượng da thuộc thì đầu tiên cần phải quy hoạch vùng nuôi gia súc lấy da và có chiến lược phát triển, đầu tư vào công nghệ thuộc và xử lý da. Song, nhiều doanh nghiệp giầy dép cho rằng, muốn làm được việc này phải có sự phối hợp của nhiều ngành, đặc biệt là công-nông nghiệp.
Chúng ta cần phải đầu tư mới các nhà máy chế biến da với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đối với các nhà máy thuộc da hiện có, đầu tư chiều sâu để hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng da thuộc cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép; liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác để đầu tư sản xuất nguyên liệu giả da, phụ liệu cung cấp cho ngành, giảm dần phần nhập khẩu từ nước ngoài..
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành Giầy dép. Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập Công ty cổ phần, việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo. Đối với các dự án xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, các dự án xử lý môi trường được sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn tín dụng của nhà nước.
Đồng thời, chúng ta cần phải xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành giầy dép có đủ điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật và xử lý môi trường để kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào ngành giầy dép.
3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu
Thứ nhất, tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất, thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, tăng sự chủ động về nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Cùng với việc xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, cần xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu để tăng khả năng cung ứng về nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của việc sản xuất giầy dép xuất khẩu.
Một vấn đề không kém phần quan trọng liên quan trực tiếp đến sản xuất da giầy phục vụ xuất khẩu là lĩnh vực thuộc da. Hiệp hội kiến nghị cần có chính sách hợp lý sao cho vừa thu hút được đầu tư nước ngoài, vừa cảnh báo được các doanh nghiệp về trách nhiệm bảo vệ môi trường công nghiệp. Bởi 2 năm trở lại đây, có nhiều công ty nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thuộc da ở nước ta, song các nước ở châu Á, nhất là Trung Quốc rất nghiêm ngặt với điều kiện môi trường ở các cơ sở sản xuất. Xung quanh vấn đề nguyên phụ liệu cho da giầy, Lefaso cũng mong muốn Chính phủ xây dựng quy hoạch lâu dài cho các khu công nghiệp chuyên ngành, ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu hiện doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu như giả da, chế tạo khuôn mẫu. Bên cạnh đó, sản xuất trong nước mới đáp ứng được tỷ lệ rất nhỏ nguyên liệu da thuộc, mà da thuộc trong nước lại chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, nên các doanh nghiệp đã hướng đến nhập khẩu da sơ chế, song đang phải chịu mức thuế nhập khẩu 3%. Do đó, các doanh nghiệp da giầy mong được Chính phủ giảm thuế nhập khẩu này xuống 0% để tạo điều kiện chủ động nguồn nguyên liệu trong xuất khẩu. Mặc dù vậy, đại diện Bộ Công thương cho rằng, vấn đề mấu chốt của ngành da giầy Việt Nam hiện nay vẫn là làm sao phát triển được công nghiệp thuộc da để chủ động nguồn nguyên liệu, từng buớc hình thành quy trình khép kín từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu đến thiết kế, sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
3.3.1.3.Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường hoạt động phối hợp, phân công sản xuất trong toàn ngành theo hướng chuyên môn hoá, hiệp tác hoá. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại, tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cần có phương hướng đào tạo nhân lực theo xu thế hiện đại của thế giới. Phương thức đào tạo tiến hành đa dạng hoá: Đào tạo tại chỗ kết hợp kèm cặp ở doanh nghiệp, tại nơi sản xuất; Kết hợp đào tạo chính quy tại các trung tâm, các trường trong nước với đào tạo tại nước ngoài đối với những ngành nghề trong nước chưa có hoặc đã có nhưng còn yếu kém. Mở ra nhiều ngành chuyên sâu, có giá trị thực tiễn cao. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ; tuyển dụng cán bộ làm công tác pháp lý, am hiểu luật pháp Việt Nam và quốc tế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế giầy, đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về marketing và xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Đây là lực lượng chủ yếu giúp doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp, phát triển bền vững. Chú trọng tạo dựng một đội ngũ công nhân đủ về số lượng, thạo về tay nghề đảm bảo đủ điều kiện tiếp thu công nghệ mới, năng động sáng tạo.
Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng các lớp trung học kỹ thuật và cao đẳng về ngành Giầy dép. Có chế độ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của ngành. Đối với trình độ đại học trở lên, đào tạo chính quy tại các Trường đại học trong nước và nước ngoài.
3.3.1.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội giầy da Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam không còn hoặc giảm mạnh thì vai trò của các hiệp hội ngành nghề, nhất là Hiệp hội Giầy dép Việt Nam phải phát huy mạnh ưu thế của mình, là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ , giữa doanh nghiệp Việt Nam với các Hiệp hội của Hoa Kỳ, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra cách thức giải quyết khi vấp phải những rào cản thương mại và phi thương mại.
Hỗ trợ để Hiệp hội và các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia giai đoạn 2006 – 2008, với các nội dung thiết thực hơn, để hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Tạo điều kiện để Hiệp hội có độ ngũ cán bộ chuyên trách đảm bảo thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được tốt hơn và hiệu quả hơn..
Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, Hiệp hội Da Giầy Việt Nam (Lefaso) cần hỗ trợ, làm đầu mối để tổ chức cho các doanh nghiệp trong ngành thường xuyên được tham gia các kỳ hội chợ quốc tế giầy dép được tổ chức thường niên tại Las Vegas.
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
3.3.2.1. Tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp
Các doanh nghiệp cần phải giảm bớt tình trạng sản xuất theo hợp đồng và tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp với khách hàng. Ông Vũ Văn Minh, Tổng giám đốc Vina Giầy đưa ra giải pháp là các doanh nghiệp nên tăng cường xuất khẩu trực tiếp,vì hiện trong gần 2,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành, chỉ có khoảng 10-15% là từ xuất khẩu trực tiếp. Để tăng kim ngạch tự xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các chuyên gia về thị trường Hoa Kỳ cho rằng, các doanh nghiệp da giầy nên liên kết lại với nhau để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn của Hoa Kỳ, cũng như hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm giá thành. Khi xuất khẩu trực tiếp giầy dép sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cho mình một phân khúc thị trường. Ông Diệp Thành Kiệt, Tổng giám đốc Công ty WEC Sài Gòn cho rằng, chọn phân khúc thị trường là để tránh đối đầu với hàng sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, phân khúc thị trường này là các sản phẩm chất lượng cao nhưng độc đáo. Hàng chất lượng cao, độc đáo có thể là các sản phẩm giầy dép có trình độ công nghệ cao hoặc có chi tiết phức tạp nhờ làm từ thủ công. “Việt Nam sẽ không đủ năng lực cạnh tranh về giá với các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, cần phải chú ý đến cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm”.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp da - giầy đã từng bước chuyển đổi từ gia công sang tự sản xuất. Nhiều doanh nghiệp có bộ phận thiết kế, phát triển sản phẩm và đầu tư dây chuyền sản xuất như Công ty TNHH Thái Bình, Công ty giầy An Lạc, Nhà máy giầy Phúc Yên, Công ty hữu Nghị, Thượng Đình, Thành Hưng... Mẫu mã của các doanh nghiệp này thiết kế đã được khách hàng lựa chọn. Một số doanh nghiệp đã tạo dựng nhãn hiệu riêng có uy tín trong nước như VINA Giầy, Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc…
3.3.2.2. Đa dạng hóa mẫu mã
Các doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới bán hàng ở nước ngoài, chú trọng vào thiết kế mẫu mã. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thành công trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế có khả năng luôn tạo ra các mẫu mã giầy dép hợp thời trang với khách hàng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có quá ít những cán bộ thiết kế lành nghề, hoặc nếu có thì họ cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp hóa, bài bản. Bên cạnh việc có một chiến lược đào tạo nguồn cán bộ thiết kế thời trang, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải củng cố các đơn vị xúc tiến hỗ trợ và kỹ năng bán hàng của các nhà sản xuất. Có như vậy, chúng ta mới đột phá được những thị trường mới giầu tiềm năng. Ngành da giầy Việt Nam sẽ xây dựng một Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Chính phủ Italia tài trợ 1 triệu USD cung cấp thiết bị, làm phòng thí nghiệm, huấn luyện kỹ thuật.
Trong 5 năm trở lại đây, trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 1 và và 2 được giao đào tạo các cử nhân công nghệ giầy, mỗi năm ra trường từ 70-100 học viên. Ngoài ra, được sự hỗ trợ của tổ chức ASSOMAC, Thương vụ Ý và Ủy ban EU, LEFASO đã tổ chức được 4 khóa thiết kế với trên 130 học viên từ các doanh nghiệp cử đi học. Số này đã có sự phát huy tương đối tốt trong việc thiết kế và phát triển sản phẩm ngành giầy.
3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng
Đồng thời, việc thực hiện tốt quan hệ công chúng đóng vai trò khá quan trọng. Đó là thiết lập những mối quan hệ với các hiệp hội, đại diện nhóm khách hàng, nhóm bảo vệ môi trường, hiệp hội công đoàn trên thị trường Hoa Kỳ … có liên quan tới hàng giầy da xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thương mại quốc tế, việc sử dụng biện pháp quan hệ công chúng rất phổ biến nhằm tạo ra những làn sóng phản đối từ phía người tiêu dùng Hoa Kỳ , hay những sức ép từ các hiệp hội, ngành nghề về những quyết định chưa đúng của chính phủ Hoa Kỳ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần tạo ra những mối quan hệ tốt, những điều thiện cảm đối với những nhóm công chúng này như tích cực bảo vệ môi trường, thực hiện tốt Luật Lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp. Đây cũng là biện pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác tốt bởi thiếu tính tập hợp, tập trung, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư thiết bị hiện đại, đưa ra các chính sách hợp lý đối với người lao động, nhằm giữ vững nguồn lao động có tay nghề, tránh tình trạng người lao động rời bỏ doanh nghiệp đi tìm việc khác, dẫn đến tạo ra sức ép lao động, khi có đơn hàng sản xuất doanh nghiệp lại phải tốn nhiều chi phí để thu hút, đào tạo nguồn lao động mới, đánh mất cơ hội tiếp nhận các đơn hàng.
3.3.2.4.Tăng cường xúc tiến thương mại
Việt Nam cần xây dựng các Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành, các trung tâm này sẽ là nền tảng chất lượng và dịch vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp da giầy của cả nước trong tương lai. Theo nhiều chuyên gia, cách tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ có kết quả nhất là tham dự các hội chợ giầy dép tại Hoa Kỳ. Vì thế, dù là doanh nghiệp nhỏ cũng nên cố gắng tham gia các hội chợ này để thị trường biết được sản phẩm của mình và mình nhận biết thị hiếu của từng thị trường nhằm cải tiến chất lượng, mẫu mã, cũng như nhập trang thiết bị mới sao cho phù hợp. Trong một hội chợ triển lãm có hàng trăm ngàn đôi giầy dép, chỉ cần vài đôi có kiểu dáng độc đáo là có thể thu hút sự chú ý của các tay thu mua hàng từ các nhà nhập khẩu lớn ở Hoa Kỳ. Bên cạnh khâu nghiên cứu thị trường, cách tiếp cận thị trường của chúng ta cũng rất yếu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn, chủ động trong việc tham gia vào các hội chợ lớn ở Hoa Kỳ, mà thường trông mong vào sự giúp đỡ từ phía Nhà nước để đưa hàng vào các hội chợ, cũng như không gửi hàng mẫu vào các siêu thị để giới thiệu với người tiêu dùng. Trong khi Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AMCham) là một đầu mối xúc tiến thương mại rất tốt, thì họ không chủ động tiếp cận. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn thâm nhập thị trường Việt Nam đều liên hệ với AMCham để cơ quan này giúp họ đưa hàng mẫu, đưa các thông tin về doanh nghiệp để giới thiệu họ với các đối tác khác, rồi xúc tiến thương mại cho họ. Hơn nữa, khi có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp nên lưu ý đến hệ thống phân phối và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ da của từng quốc gia trong khối này.
Xu hướng ở Hoa Kỳ đang phát triển ngày càng nhiều các cửa hàng bán lẻ giầy dép kèm thêm dịch vụ ăn uống, là nơi đọc báo, tạp chí, hoặc bán giầy dép kèm quà tặng như bán giầy trẻ em tặng thêm búp bê... Các doanh nghiệp cũng nên tranh thủ lượng người Việt đang sinh sống ở Hoa Kỳ, vì họ sẽ vừa là khách hàng tiêu thụ, vừa là đối tác phân phối sản phẩm cho hàng Việt Nam.
3.3.2.5. Xây dựng thương hiệu cho giầy dép Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu. Các cơ quan quản lý nhà nước của Hoa Kỳ như Hải quan, FDA ... không kiểm soát chất lượng hàng cao hay thấp, tất cả là do thị trường đánh giá. Các cơ quan này chỉ quan tâm đến việc hàng hóa phải thực hiện đúng các quy định về an toàn tiêu dùng, vệ sinh, môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch số lượng và các biện pháp chống khủng bố.
Nếu bán hàng ở Hoa Kỳ, phải có nhãn mác ghi tên thương hiệu. Vấn đề là thương hiệu có nổi tiếng hay không nổi tiếng. Cùng loại hàng giống hệt nhau sản xuất tại Việt Nam , nếu gắn nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bán được ở Hoa Kỳ với giá cao hơn rất nhiều so với giá thành nhập khẩu.
Điều đó có nghĩa là hàng chất lượng tốt mang nhãn của nước ngoài nhưng không nổi tiếng ở Hoa Kỳ, vẫn bán được với giá thấp hơn và tất nhiên vẫn có lãi. Trung Quốc chiếm 80% thị trường giầy dép nhập khẩu của Hoa Kỳ (trong tổng nhập khẩu 15 tỷ USD/năm), trong đó phần nhiều là nhãn mác không nổi tiếng và bán với giá rẻ. Nếu đi thăm các siêu thị bách hoá ở Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều các cửa hàng bán quần áo, giầy dép và hàng tiêu dùng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng. Trong khi đó các tập đoàn siêu thị lớn nhất của Hoa Kỳ như Wal-mart, Target, K-mart, J.C. Penny, Sears, Payless Shoes...lại bán hầu hết hàng hoá có nhãn mác không nổi tiếng. Tại New York rất nhiều khách hàng mua các loại hàng có nhãn mác không nổi tiếng, nhưng tất nhiên là giá rất rẻ, và chỉ có Trung Quốc mới làm được và đây chính là thành công lớn của họ.
Thực tế, không phải Trung Quốc không làm được hàng cao cấp, mà đó là chiến lược của họ. Bằng giá rẻ, hàng Trung Quốc đã tràn ngập và thống lĩnh thị trường hàng cấp trung bình trở xuống Vì thế ngay từ đầu, hàng hoá Trung Quốc đã thâm nhập thị trường Hoa Kỳ bằng cả thương hiệu của Trung Quốc không nổi tiếng ở Hoa Kỳ và cả thương hiệu nổi tiếng của Hoa Kỳ, nêu cần họ có thể mua đứt thương hiệu nổi tiếng để phát triển sản xuất và xuất khẩu. Có thể nói, đối với thị trường Hoa Kỳ, giá cả, chất lượng và thương hiệu đều quan trọng như nhau. Vấn đề nước sản xuất (xuất xứ) không quan trọng, miễn là giá rẻ, chất lượng tốt và người mua có thể trả lại hàng nếu thấy không thoả mãn, riêng máy và thiết bị kỹ thuật phải có bảo hành và hậu mãi.
Khi xúc tiến thương mại ở Hoa Kỳ, bước đầu doanh nghiệp nên tập trung vào khuếch trương thương hiệu chung là hàng Việt Nam, sau đó mới xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. 200 doanh nghiệp trong lĩnh vực da giầy trong nước nếu tập hợp lại sẽ là một đối thủ mạnh khi xây dựng được thương hiệu chung trên thị trường Hoa Kỳ. Ông Trần Đình Kim, Giám đốc Công ty Giầy Á Châu cho rằng, trước khi nghĩ đến xây dựng thương hiệu riêng để hội nhập toàn cầu thì ngành da giầy Việt Nam cần phấn đấu để có được một vài công ty lớn, trở thành nhà thầu phụ cho các nhãn hiệu như Nike, Adidas, Reebook... Nhà thầu phụ ở đây chính là người thực hiện, biến các ý tưởng của nhãn hiệu toàn cầu thành sản phẩm có chất lượng, màu sắc, đường nét cụ thể. Các công ty nhỏ còn lại sẽ trở thành đơn vị gia công cho công ty lớn. Khi các công ty sản xuất da giầy trong nước vẫn còn ở vị trí sản xuất gia công cấp 2, cấp 3 cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài thì rất khó xây dựng, quảng bá thương hiệu riêng.
Mặt khác, phải xác định rằng, xây dựng thương hiệu không chỉ ngày một ngày hai, mà đó là một quá trình bài bản, lâu dài, tốn nhiều công sức và chi phí. Thậm chí, các doanh nghiệp có thể thuê tư vấn nước ngoài để cùng chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm của họ... Ngoài ra, với những doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được thương hiệu tại thị trường nội địa như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc... và đã có được những danh tiếng từ thương hiệu của mình, cũng nên tiếp tục có kế hoạch mở rộng uy tín thương hiệu tại thị trường nước ngoài, bởi trong những năm tới, các quốc gia thuộc khu vực châu Á sẽ là điểm ngắm của các nhà nhập khẩu thế giới. Nếu các doanh nghiệp không nắm được thông tin và tận dụng mọi cơ hội để phát triển về mọi mặt, thì một ngày nào đó, nhắc đến các nhà xuất khẩu giầy dép với thương hiệu uy tín sẽ không thể thiếu vắng Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện mô hình nhượng quyền kinh doanh. Đây là mô hình rất phổ biến trên thế giới nhưng lại chưa quen thuộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy da xuất khẩu của Việt Nam. Mô hình nhượng quyền kinh doanh có hai loại điển hình là nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh. Với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam có thể mua giấy phép (licensing) sử dụng thương hiệu của một hàng giầy của ý hay Pháp đã nổi tiếng trên thị trường Hoa Kỳ, tự điều hành hoạt động kinh doanh một cách độc lập trong một khoảng thời gian nhất định mà ít bị ràng buộc bởi những quy định từ các doanh nghiệp nhượng quyền. Điều này giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những vụ kiện bán phá giá, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam tăng lên và khả năng cạnh tranh sẽ được nâng lên. Biện pháp này còn là một yếu tố giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai.
Với hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da của Việt Nam còn được chuyển giao thêm các kỹ thuật kinh doanh và cách thức điều hành quản lý. Đây là hình thức kinh doanh hiệu quả nhất bởi doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải thực hiện những quy định, quy trình nghiêm ngặt trong kinh doanh theo tiêu chí đặt ra của các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc với khách hàng Hoa Kỳ. Trong hình thức này, mối liên hệ giữa bên cho thuê thương hiệu và bên sử dụng thương hiệu rất chặt chẽ để bảo đảm uy tín và giá trị thương hiệu luôn được giữ vững, không kể ai hay doanh nghiệp nào đang sử dụng thương hiệu đó để kinh doanh. Với hình thức này, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, cách thức điều hành sản xuất kinh doanh phù hợp với những nhóm khách hàng có thu nhập cao và yêu cầu khắt khe về sản phẩm, những nhóm khách hàng quen sử dụng hàng giầy da có thương hiệu nổi tiếng. Như vậy, biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản chống bán phá giá và nâng cao được uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu là cả một quá trình. Xây dựng thương hiệu từ đầu ở nước ngoài khi chưa tồn tại thương hiệu trong nước là chuyện không tưởng. Thương hiệu là tài sản riêng của doanh nghiệp. Xét điều kiện hiện nay, có thể nói chưa có công ty giầy dép 100% vốn Việt Nam nào đủ nguồn lực tài chính để làm việc này ở nước ngoài, nhất là tại Hoa Kỳ - nơi mà chi phí đắt ngoài sức tưởng tượng của doanh nghiệp Việt Nam.
Một khi chưa có khả năng thiết kế mẫu mã riêng của mình và chưa tiếp cận được với hệ thống bán lẻ tại thị trường này thì không thể nói đến xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, các công ty nước ngoài đặt mua hoặc gia công giầy dép ở Việt Nam hiện nay đều có thương hiệu riêng của mình, hoặc chắc chắn sẽ không mua sản phẩm mang thương hiệu của người khác. Ngay như Trung Quốc - cường quốc xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ mỗi năm 10 tỷ USD - cũng không xuất khẩu được các sản phẩm mang thương hiệu của họ, mà phải dựa vào thương hiệu của nhà nhập khẩu, phân phối bản địa.
Các nhà phân tích cho rằng, thay vì đổ tiền vào xây dựng thương hiệu một cách vội vàng và lãng phí, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên tập trung tất cả các nguồn lực để nâng cao năng lực sản xuất, uy tín, ổn định chất lượng sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Thương hiệu phản ánh uy tín, chất lượng của sản phẩm. Thực tế đã chứng minh, thương hiệu sản phẩm dù nổi tiếng đến mấy nhưng chỉ 1 lần bị phát hiện không đảm bảo chất lượng, bị cấm nhập khẩu hoặc bị đưa ra công luận thì tất cả các cố gắng chi phí xây dựng thương hiệu có thể trở thành vô nghĩa.
KẾT LUẬN
Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai phía. Triển vọng của mối quan hệ này phụ thuộc đường lối, chính sách và những định hướng dài hạn trong chính sách thị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ cũng như tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng tối đa những cơ hội đó và hạn chế những tác dụng tiêu cực mang lại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, thực hiện các cam kết WTO sẽ đặt các nhà sản xuất Việt Nam trước những đòi hỏi phải có những điều chỉnh, thích nghi nếu muốn thành công.
Trước những thách thức và cơ hội đó, việc nâng cao sức cạnh tranh giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của hai bên. Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành một đối tác tin cậy của Việt Nam. Sự phát triển của ngành giầy dép nói chung sẽ góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới.
Dựa trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ vào phương hướng và mục tiêu phát triển ngành da giầy trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra các quan điểm và một hệ thống các giải pháp từ nhiều phía. Em hy vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ bé vào đề ra những giải pháp thiết thực cho việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam lên một tầm cao mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2002) , Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Tô Xuân Dân (1998), Chính sách kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2004) , Pháp luật về chống bán phá giá - Những điều cần biết.
Chu Văn Cấp (2003) , Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Ngân hàng thế giới (2004), Sổ tay về Phát triển, Thương mại và WTO, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Kế Tuấn (2005), Kinh tế Việt Nam năm 2006: Chất lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Phạm Duy Liên (2003), Một số điều doanh nghiệp cần biết khi buôn bán với thị trường Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Thị Mơ (2002), Tìm hiểu về Chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực, Hà Nội.
Võ Thanh Thu (2001), Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, , Nhà xuất bản Thống kê
Tạp chí Cộng sản, số 16 tháng 7 năm 2006
Thời báo kinh tế Việt Nam số 20 xuất bản tháng 8 năm 2006
TIẾNG ANH
Affordable Footwear Initiative (AFI) ( 2006) , Just the Facts.
U.S. Apparel and Footwear Industries, ShoeStats 2006.
Footwear Distributors and Retailers of America (2006), China Shoes / China Shoetech.
Websites
www.vcci.com.vn : Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam
www.customs.gov.vn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam
www.mot.gov.vn: Bộ Công Thương Việt Nam
www.vnn.vn: Báo điện tử Vietnamnet
www.sbv.gov.vn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
www.vneconomy.com.vn : Thời báo kinh tế Việt Nam điện tử
www.saigontimes.com.vn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
www.mpi.gov.vn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
www.lefaso.org.vn: Hiệp hội giầy da Việt Nam
www.americanapparel.org: Hiệp hội dệt may và giầy dép Hoa Kỳ
www.wsashow.com: Hội chợ giầy dép quốc tế tại Las Vegas
www.fdra.org: Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giầy dép của Hoa Kỳ
www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn: Thông tin thương mại Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.DOC