Nêu các loại tổ chức xã hội và đặc điểm cơ bản của mỗi loại tổ chức xã hội
Đề bài: Nêu các loại tổ chức xã hội và đặc điểm cơ bản của mỗi loại tổ chức xã hội
BÀI LÀM
Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức xã hội, các tổ chức đó đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước quản lí xã hội. Ở Việt Nam hiện nay các tổ chức có những hình thức cũng như phạm vi hoạt động khá đa dạng nhưng có thể phân vào 5 loại sau đây:
1. Tổ chức chính trị
2. Các tổ chức chính trị - xã hội
2.1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
2.2 Các tổ chức chính trị xã hội khác
3. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
4. Các tổ chức tự quản
5. Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Hành chính – Trường Đại học Luật Hà Nội - 2008
2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nắm 1992 sửa đổi năm 2001
3. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
4. Điều lệ Mặt trận tổ quốc Việt Nam
5. Quyết định 92/2003/QĐ-UB Về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của tổ dân phố
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 29810 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nêu các loại tổ chức xã hội và đặc điểm cơ bản của mỗi loại tổ chức xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Nêu các loại tổ chức xã hội và đặc điểm cơ bản của mỗi loại tổ chức xã hội
BÀI LÀM
Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức xã hội, các tổ chức đó đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước quản lí xã hội. Ở Việt Nam hiện nay các tổ chức có những hình thức cũng như phạm vi hoạt động khá đa dạng nhưng có thể phân vào 5 loại sau đây:
Tổ chức chính trị
Tổ chức chính trị là tổ chức mà thành viên gồm những người cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định. Đây là hình thức tổ chức xã hội đặc biệt nhất vì nó chỉ được công khai, thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng xã hội nhất định. Để trở thành thành viên của tổ chức cần phải là người đại diện cho một giai cấp hay một lực lượng xã hội, nên thành viên cần phải qua bầu cử để có thể gia nhập. Cũng chính vì vậy mà tổ chức thuộc loại này có nhiệm vụ chủ yếu là việc giành và giữ chính quyền. Ở nước ta đã từng tồn tại nhiều tổ chức chính trị nhưng cho đến nay chỉ còn một tổ chức chính trị được thừa nhận là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong điều lệ Đảng có ghi:
“Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
... Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy…”
Các tổ chức chính trị - xã hội
Đây là loại tổ chức có mang màu sắc chính trị với vai trò đại diện thể hiện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân. Các tổ chức này có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp hoạt động để có thể đi sâu vào các hoạt động xã hội. Có những tổ chức chính trị tiêu biểu sau:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Về cơ bản MTTQVN thực chất là tổ chức của các tổ chức, là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính tri, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu đại diện cho xã hội trên một số phương diện. Mục đích cao cả của tổ chức này là thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc để hiệp thương phối hợp cùng hành động. Nhằm hạn chế tối đa xung đột nội bộ không đáng có cũng như tập trung được lực lượng nhằm tạo sự đồng thuận trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Điều đó thể hiện qua điều lệ MTTQVN như Điều 4 về quan hệ giữa cá thành viên và Điều 5 về nguyên tắc tổ chức hoạt động.
Các tổ chức chính trị xã hội khác
Ngoài ra còn có một số những tổ chức xã hội tiêu biểu khác đại diện cho những tầng lớp xã hội khác như Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam. Những hội này có mục đích chủ yếu là nhằm bảo về quyền và lợi ích của các thành viên cũng như phát huy sức mạnh của các tầng lớp đó trong việc quản lí và xây dựng đất nước.
Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp là loại tổ chức thành lập theo sáng kiến của của Nhà nước, hình thành theo quy định của Nhà nước. Có nghĩa là trên một số lĩnh vực Nhà nước thấy cần phải có một tổ chức hỗ trợ mình trong quá trình giải quyết một số công việc của xã hội nên thành lập lên loại hình này, chính vì vậy để tham gia tổ chức cần đáp ứng đầy đủ những quy định của Nhà nước và tất nhiên tổ chức này sẽ được đặt dưới sự giám sát quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy vậy vẫn thể hiện được đây là một tổ chức xã hội như hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện. Tiêu biểu tại Việt Nam là Trung tâm trọng tài, Đoàn luật sư…
Các tổ chức tự quản
Giống như các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức tự quản cũng được hình thành theo sáng kiến nhà nước và hoạt động cũng theo quy định của nhà nước. Tuy vậy lại tổ chức này có chức năng riêng là thực hiện nhiệm vụ tự quản ở một phạm vi nhất định các công việc nhà nước không trực tiếp quản lí. Tổ chức ở dạng này khá đơn giản, thường hình thành theo chế độ bầu cử dân chủ, hơn nữa lại không có cơ cấu chặt chẽ, không có hệ thống, không có mối liên kết giữa các tổ chức. Các tổ chức này chịu sự quản lí trực tiếp của các cơ quan hữu quan. Ví dụ như với tổ dân phố những đặc điểm trên được thể hiện từ Điều 1 đến Điều 5 Quy chế tổ chức hoạt động tổ dân phố.
Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác
Đây là loại tổ chức có số lượng đông đảo, đa dạng và phong phú nhất vì đây là loại tổ chức khá khác so với các loại còn lại. Loại tổ chức này thường không can dự tới các hoạt động của nhà nước. Khác với các tổ chức mang màu sắc chính trị, các tổ chức thành lập theo sáng kiến nhà nước thì tổ chức ở loại này được thành lập trên cơ sở quyền tự do lập hội của công dân (Điều 69- Hiến Pháp 1992 SDBS 2001). Điều kiện thành lập cũng dễ dàng, chỉ cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động theo điều lệ không trái pháp luật và nhà nước cũng quản lí thông qua việc phê chuẩn điều lệ hoạt động của các tổ chức này. Điều kiện gia nhập cũng không yêu cầu khắt khe như các loại tổ chức khác. Chính vì vậy loại tổ chức này vô cùng phổ biến và đa dạng, chỉ cần có vài người chung một dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hay một số dấu hiệu khác là có thể thành lập. Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tư quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Một số hội tiêu biểu như: hội nuôi ong, hội người mù, câu lạc bộ tiếng Anh trường Đại học Luật …
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật Hành chính – Trường Đại học Luật Hà Nội - 2008
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nắm 1992 sửa đổi năm 2001
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Điều lệ Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Quyết định 92/2003/QĐ-UB Về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của tổ dân phố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nêu các loại tổ chức xã hội và đặc điểm cơ bản của mỗi loại tổ chức xã hội.docx