Sưu tầm và tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, nhiệm vụ của đất nước là đào tạo con người mới, con người của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là nền văn minh trí tuệ trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Vấn đề giáo dục con người là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và cũng là của mọi nhà, mọi người.Vì vậy, việc giáo dục con người ngay từ những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Trong thời đại ngày nay, trẻ em luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định vận mệnh đất nước. Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học ” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều trò chơi học tập và một bộ phận không thể không nhắc đến đó là các trò chơi dân gian – đây là một loai trò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích. Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho con em mình. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay.Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường mầm non. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo , nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ lí do trên, tôi chọn đề tài nghiêm cứu : “SƯU TẦM VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIA ĐÃ SƯU TẦM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.” Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài .1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ của đề tài 2 6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài .3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 8. Cấu trúc của khóa luận .4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 5 1.1. Cơ sở lý luận tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5– 6 tuổi ở trường mầm non .5 1.1.1. Trò chơi dân gian .5 1.1.2. Trò chơi dân gian trẻ em 7 1.1.3. Đặc điểm của trò chơi dân gian .8 1.1.4. Phân loại các trò chơi dân gian . 12 1.1.5. Một số đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi 13 1.1.6. Trò chơi dân gian của trẻ 5-6 tuổi 14 1.1.7. Ý nghĩa của trò chơi dân gian .15 1.2. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5– 6 tuổi ở trường mầm non 16 1.2.1. Vai trò của cô giáo trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian ở trường mầm non .16 1.2.2. Khái niệm biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 17 1.2.3. Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo . 18 1.3. Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5– 6 tuổi ở trường mầm non 19 1.3.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng 19 1.3.2. Vài nét về trường mầm non Họa Mi-Cầu Giấy-Hà Nội 19 1.3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .20 1.3.4. Kết quả nghiên cứu .20 1.3.4.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội 20 1.3.4.2. Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội .24 1.3.4.3. Thực trạng mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội trong trò chơi dân gian .27 1.3.4.4. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi– Cầu Giấy – Hà Nội trong trò chơi dân gian .29 CHƯƠNG II: SƯU TẦM TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .31 2.1. Sưu tầm trò chơi dân gian 31 2.1.1. Trò chơi phát triển trí tuệ .31 2.1.2. Trò chơi phát triển thẩm mỹ .42 2.1.3. Trò chơi phát triển thể lực .46 2.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian 53 2.3.Tồ chức hướng dẫn trò chơi dân gian . 58 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐÃ SƯU TẦM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 61 3.1. Thực nghiệm sư phạm .61 3.1.1. Xác định mục đích thực nghiệm 61 3.1.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm 61 3.1.3. Điều kiện tiến hành thực nghiệm . 61 3.1.4. Nội dung thực nghiệm .62 3.2. Tổ chức thực nghiệm 62 3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 63 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .79 1. Kết luận chung 79 2. Kiến nghị sư phạm 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHẦN PHỤ LỤC 83

doc93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 41895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sưu tầm và tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội có từ hai người trở lên, chỉ chơi với số chẵn. Cách chơi: Hai đội oẳn xem đội nào được chơi trước hoặc rút thăm bằng que tre… Đội nào chơi sau sẽ phải làm kiệu cho đội chơi trước. Làm kiệu bằng cách hai người ngồi đối diện với nhau, lồng tay của hai người vào nhau tạo thành hai chỗ hổng như hình 2: Hình 5 Thành viên của đội chơi trước sẽ dùng hai chân của mình lồng vào hai lỗ hổng rồi ngồi xuống. Lúc này hai người của đội chơi phải nhấc được người kia lên. Nếu không nhấc được đội chơi sau thua. Còn nếu nhấc được thì đội chơi trước phải làm kiệ cho đội chơi sau. 2.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian Biện pháp 1 : Sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non * Mục đích và ý nghĩa: Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Sưu tầm và lựa chọn được những trò chơi phù hợp sẽ cuốn hút trẻ tích cực, hứng thú tham gia chơi, kích thích trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi. * Nội dung: Những trò chơi được lựa chọn phải là những trò chơi phù hợp với hứng thú, đặc điểm nhận thức của trẻ. Chúng tôi chọn những trò chơi thuộc lĩnh vực tự nhiên và xã hội nhằm rèn luyện, phát triển trí tuệ, trí tưởng tượng, thẩm mỹ, thể lực ở trẻ. * Tiến hành: Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian có ở địa phương và các dân tộc trên mọi miền thông qua việc tham gia và quan sát, tìm hiểu các lễ hội đầu năm, hội làng, các ngày lễ truyền thống... Tham khảo sách báo có liên quan về trò chơi dân gian, văn hóa dân tộc để tìm hiểu thêm về không gian và phương thức chơi các trò chơi dân gian cổ truyền. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn không chính thống (học và tìm hiểu từ bạn bè, người thân hay những thông tin truyền miệng), internet và các diễn đàn, các mạng xã hội cũng là những nguồn không thể bỏ qua. Từ những nguồn thông tin đó, sau khi tham khảo và chọn lọc kỹ lưỡng về tính chính xác, tính phổ thông… cùng các tiêu chí nêu ở trên, chúng tôi đã thu hoạch được một số lượng không nhỏ các trò chơi dân gian có tính tích cực và phù hợp với đề tài nghiên cứu. Biện pháp 2 : Thiết kế không gian chơi và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian * Mục đích và ý nghĩa: Tạo không gian chơi thuận lợi sẽ cuốn hút trẻ tích cực tham gia vào trò chơi, tạo cơ hội cho trẻ có điều kiện thực hành, hoạt động với dụng cụ, vật liệu chơi. Bên cạnh đó, việc tạo không gian chơi thuận lợi cũng giúp cho giáo viên có cơ hội làm việc với từng nhóm, từng cá nhân, đặc biệt giáo viên sẽ có nhiều thời gian để quan sát, đánh giá những kỹ năng chơi của trẻ trong khi chơi. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Tạo không gian chơi và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian giúp giáo viên tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ. * Nội dung: Chuẩn bị không gian chơi dân gian, sân chơi mang đậm những nét đặc trưng dân gian. Cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, vật liệu tự nhiên dễ kiếm, dễ tìm để phục vụ trò chơi . * Tiến hành: Chuẩn bị không gian chơi dân gian, sân chơi, đài đĩa và những bài hát dân ca.Đây là điểm đáng chú ý trong phần thực nghiệm của chúng tôi. Chúng tôi đã cùng thống nhất với giáo viên chủ nhiệm và tìm địa điểm thích hợp nhất cho trẻ có thể chơi các trò chơi dân gian an toàn, bổ ích nhất. Địa điểm chơi dân gian gần với góc thiên nhiên, có mái che, nền được nát gạch men sạch . Trên tường có trang trí các chất liệu gần gũi như giấy màu, lá khô, hột hạt, mẹt… về hình ảnh các bạn nhỏ chơi trò chơi dân gian, những hình ảnh hướng dẫn cách thức chơi các trò chơi dân gian. Có tủ để đồ chơi và dụng cụ chơi phù hợp tầm với của trẻ. Trẻ cũng có thể thực hiện cất dọn đồ dùng đồ chơi một cách dễ dàng. Tại đây trẻ vừa được tiếp nhận không khí ngoài trời, cây xanh, chơi các trò chơi dân gian , được nghe các bài hát dân ca trong khi chơi. Ngoài việc cô giáo chuẩn bị đồ dùng phong phú, có tính thẩm mỹ, an toàn cho trẻ. Cô còn cùng trẻ thảo luận và tìm các đồ dùng phục vụ cho trò chơi. Ví dụ như trò: “ Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non…Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn – đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Cô cùng trẻ tìm vải vụn và khâu thành hình chữ nhật, nhồi vải vụn vào trong rồi khâu lại, đính 3 sợi dây đỏ vậy là trẻ đã quả có còn để chơi. Chính những bước chuẩn bị này thúc đẩy mong muốn chơi, hứng thú chơi của trẻ và đến khi chơi trẻ tham gia rất vui và hoàn thành tốt nhiệm vụ chơi. Trò chơi dân gian vốn dĩ không gò ép người chơi phải có dụng cụ, phương tiện chơi hiện đại, khó tìm. Mà chính trò chơi dân gian khiến cho người chơi năng động, linh hoạt hơn trong khi tìm kiếm dụng cụ chơi phù hợp, có thể tìm trong thiên nhiên như chiếc lá, hòn sỏi,… Biện pháp 3 : Tạo cơ hội cho trẻ thực hành, hoạt động nhóm * Mục đích và ý nghĩa: Tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được thực hành, trải nghiệm và hoạt động nhóm trong khi tham gia chơi các trò chơi dân gian. Nó cũng tạo điều kiện cho các giáo viên thấy được biểu hiện về hứng thú chơi của trẻ, các kỹ năng chơi, kết quả trẻ đạt được. * Nội dung: Khi tổ chức trò chơi dân gian giáo viên cần tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được thực hành, trải nghiệm và hoạt động nhóm trong khi tham gia chơi các trò chơi dân gian. Được trực tiếp tham gia trò chơi cùng cô và các bạn sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn khi thực hiện nhiệm vụ chơi đặt ra. * Tiến hành: Cô tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được thực hành, trải nghiệm và hoạt động nhóm trong khi tham gia chơi các trò chơi dân gian bằng nhiều cách. Luôn tạo mọi điều kiện về thời gian, trẻ được chơi mọi lúc mọi nơi, chơi ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi cô giáo có thể vừa quan sát, vừa cùng với trẻ chơi để giúp đỡ những trẻ có kỹ năng chơi yếu. Cô luôn là điểm tựa cho trẻ, kịp thời can thiệp khi trẻ cần, động viên những trẻ nhút nhát, thiếu kỹ năng chơi. Biện pháp 4 : Động viên, khuyến kích trẻ * Mục đích và ý nghĩa: Động viên, khuyến kích trẻ, giúp trẻ trong khi chơi là một biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo. Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục tình cảm đạo đức xã hội. Biện pháp này góp phần hình thành những xúc cảm, tình cảm cho trẻ đối với trò chơi dân gian. Khi tham gia chơi, nếu được cô giáo động viên, khen gợi kịp thời sẽ tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân, từ đó mạnh dạn tham gia vào trò chơi, tích cực hoàn thành nhiệm vụ chơi. * Nội dung: Trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian cô giáo có thể sử dụng các hình thức thi đua, khen ngợi, biểu dương… để động viên, khuyến kích trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào trò chơi và là động lực cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi, kết quả chơi. * Tiến hành: Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy các cô giáo cần khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. Cô giáo luôn tạo điều kiện cho trẻ tham gia chơi thoải mái nhất cả về mặt vật chất, lẫn tinh thần. Không ép buộc trẻ theo ý muốn của cô. Trò chuyện gây hứng thú chơi cho trẻ… Khen ngợi phải xác đáng, khi khen phải rõ lý do tại soa trẻ được khen. Cần chú ý động viên những trẻ có kỹ năng chưa tốt.Trong khi trẻ chơi, giáo viên cũng cần chú ý đến những mâu thuẫn nảy sinh, hoặc xung đột của trẻ để tìm cách giải quyết tạo tinh thần thoải mái cho trẻ chơi. Biện pháp 5 : Cho trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian quen thuộc * Mục đích và ý nghĩa: Cô giáo tạo cơ hội cho trẻ được tự tổ chức một số trò chơi dân gian gần gũi quen thuộc với trẻ sẽ thúc đẩy nền say mê, hứng thú chơi, bộc lộ và phát triển tính tự lập trong khi chơi trò chơi dân gian. Nó tạo điều kiện cho nhóm trẻ được sáng tạo trong quá trình chơi, tìm nhiều cách giải quyết những vấn đề mà nhiệm vụ chơi đặt ra. * Nội dung: Cô giáo là người khơi gợi hứng thú, cần thiết hãy để cho trẻ tự lựa chọn trò chơi, nhóm chơi, tìm bạn chơi. Cô quan sát và luôn tạo sự cân bằng giữa các nhóm chơi trên cơ sở tự nguyện của trẻ. Không nên ép buộc, gò bó trẻ vào nhóm chơi, không áp đặt trẻ theo suy nghĩ của cô. * Tiến hành: Cô là người tìm kiếm và tạo ra góc chơi thuận lợi cho trẻ ( như không gian, địa điểm, đồ dùng, vật liệu chơi mang tính chất thiên nhiên…) phù hợp với hứng thú của trẻ. Cô tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tích cực, chủ động tham gia chơi, không ngại khó khăn, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ. Để cho trẻ tự tổ chức các trò chơi dân gian đã chơi, cô theo dõi quan sát, theo dõi và kịp thời trợ giúp trẻ khi cần thiết. Luôn khích lệ, động viên khi trẻ tự tổ chức chơi. Cô cần đứng ở vị trí “trọng tài”, phân xử công bằng với mỗi trẻ, quan sát trẻ trong quá trình chơi. 2.3.Tồ chức hướng dẫn trò chơi dân gian Chuẩn bị : * Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. + Xác định mục đích : Phát triển khả năng suy đoán, suy luận. Rèn luyện ngôn ngữ. Phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng. Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tính kiên trì. Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho trẻ. * Lựa chọn các trò chơi dân gian: Chọn một số trò chơi đã sưu tầm để thực hiện thực nghiệm Những trò chơi này giúp trẻ phát triển: trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực ~ Trò chơi phát triển trí tuệ: Đố lá. Chơi chuyền. Lựa đậu. Cờ thổi. Ô ăn quan. Bắt dây chun. Oẳn tù tì. ~ Trò chơi phát triển thẩm mỹ Mũ lá mít. Châu chấu dừa,nhẫn dừa. Nặn đất sét( tò he). ~ Trò chơi phát triển thể lực Chơi còn. Gảy que. Gẩy vòng chun (Vòng nịt). Chơi kiệu. Xác định hình thức chơi: chơi theo nhóm nhỏ: 2 – 3 trẻ hoặc 5 – 6 trẻ Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động của cô và trẻ trong trò chơi: Tạo các góc chơi, đồ dùng, dụng cụ chơi. Tạo cơ hội cho trẻ thực hành, hoạt động nhóm. Động viên, khuyến kích trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được tự tổ chức các trò chơi dân gian quen thuộc. Chuẩn bị phương tiện chơi: Xây dựng môi trường chơi cho trẻ như chọn địa điểm chơi: sử dụng các góc chơi của trẻ, chơi ngoài sân và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi cho đủ các nhóm trẻ tham gia chơi. Sỏi, đậu xanh, đậu đen và một số loại hạt khác. Một số loại lá cây: lá dừa , lá mít, lá rau muống… Chun, đất nặn, phấn... Tổ chức thực hiện các hoạt động của cô và trẻ (quá trình chơi): Tạo cho trẻ hứng thú đến với trò chơi bằng nhiều cách khác nhau như: lời gợi ý, đề nghị trẻ chơi, những câu hỏi ngắn gọn, câu đố, bài đồng dao, các tình huống chơi, cùng trẻ đàm thoại, trao đổi làm cho trẻ nhớ lại các trò chơi đã từng chơi hoặc giới thiệu với trẻ về trò chơi sắp sửa chơi… dẫn dắt trẻ vào cuộc chơi. - Sau đó, cô cùng trẻ thảo luận, bàn bạc và triển khai các góc chơi của các nhóm và cho trẻ từng nhóm tự tìm kiếm đồ chơi, vật liệu chơi của mình trên các giá đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn. - Cô tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được thực hành, trải nghiệm và hoạt động nhóm trong khi tham gia chơi các trò chơi dân gian. Khuyến khích động viên trẻ tích cực chơi giúp trẻ cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ chơi, duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi. Quá trình chơi, cô theo dõi động viên trẻ chơi và cần thiết phải nhắc nhở trẻ chơi cho đúng luật. * Nhận xét đánh giá: - Cho trẻ tự đánh giá kết quả chơi của mình và của bạn. - Quan sát, theo dõi trẻ chơi để nắm được khả năng chơi của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp. Như vậy, tiến trình thực hiện một số biện pháp tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian bắt đầu từ những bước cơ bản như sưu tầm, lựa chọn trò chơi phù hợp, chuẩn bị môi trường chơi, tâm thế chơi cho trẻ, đến việc tổ chức quá trình chơi và kết thúc bằng việc đánh giá kết quả chơi của trẻ. Trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo những yêu cầu như : Không áp đặt, trẻ được chơi tự do, thiết lập mối quan hệ giữa cô với trẻ và trẻ với các bạn, trò chơi có lợi nhất đối với sự phát triển của trẻ, tạo tình huống chơi, trò chơi phong phú. Khi tổ chức cho trẻ chơi, cô có thể điều chỉnh hoạt động của trẻ cho phù hợp với mục đích giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ được chơi theo nhu cầu và ý thích của mình. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐÃ SƯU TẦM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM. 3.1. Thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Xác định mục đích thực nghiệm Xem xét tính khả thi khi sử dụng một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non. 3.1.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm * Phạm vi thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm tại trường mầm non Họa Mi – Cầu Giấy – Hà Nội. * Đối tượng: Mẫu thực nghiệm (TN) là 20 trẻ tại lớp mẫu giáo lớn A12, giáo viên chủ nhiệm Đào Thị Thi Hòa. Mẫu đối chứng (ĐC)là 20 trẻ tại lớp mẫu giáo lớn A11, giáo viên chủ nhiệm Trần Thị Thu. * Thời gian thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 6 tuần từ 07/03/2011 –17/04/2011 3.1.3. Điều kiện tiến hành thực nghiệm Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt. Giáo viên phụ trách 2 lớp là chị : Trần Thị Thu chủ nhiệm lớp A11, chị Đào Thị Thi Hòa chủ nhiệm lớp A12 cả hai chị đều có trình độ cao đẳng và đã công tác 16 năm trong ngành mầm non Các cháu đều khỏe mạnh tâm sinh lý phát triển bình thường. 3.1.4. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi thực nghiệm toàn bộ các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm thực nghiệm tính khả thi của một số trò chơi dân gian đã sưu tầm, thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất vào hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. 3.2. Tổ chức thực nghiệm  * Chuẩn bị Tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm. Trao đổi, thảo luận với các giáo viên để thống nhất cách tiến hành. * Đánh giá thực nghiệm Phân tích và đánh giá kết quả các tài liệu thu thập dựa vào phiếu quan sát trẻ, các biên bản ghi chép việc trò chuyện, trao đổi với giáo viên. Chúng tôi sử dụng một số công thức thống kê toán học nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp giáo dục đã đề xuất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Họa Mi – Cầu Giấy – Hà Nội. * Cách tiến hành thực nghiệm - Tiến hành đo đầu vào Chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm bằng việc quan sát các biểu hiện của trẻ trong trò chơi dân gian lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi. Đánh giá theo các mức độ ở mục 1.3.4.3 - Triển khai thực nghiệm Tại lớp thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm theo giáo án do chúng tôi xây dựng, có vận dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian do chúng tôi đề xuất. Tại lớp đối chứng vẫn tiến hành cho trẻ chơi theo các biện pháp mà giáo viên thường sử dụng. - Tiến hành đo đầu ra Sau khi kết thúc thực nghiệm chúng tôi tiến hành đo đầu ra mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhận xét về giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Phân tích kết quả thực nghiệm Kết quả đánh gia mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở nhóm TN và ĐC trước và sau TN Bảng 2: Mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở nhóm TN và ĐC trước TN Nhóm trẻ Mức độ X S Cao ( 3 điểm ) Trung bình ( 2 điểm ) Thấp ( 1 điểm ) TN 15% 35% 50% 1.65 0.34 ĐC 15% 30% 55% 1.6 0.35 Nhận xét: * Trước TN Kết quả biểu hiện của trẻ trước TN ở bảng 2 đã chỉ rõ mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở nhóm TN và nhóm ĐC sự chênh lệch không đáng kể XTN = 1.65, XĐC = 1.6, phần lớn việc hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC tập trung ở mức trung bình và thấp. Độ phân tán trong kết quả của hai nhóm có độ chênh lệch không nhiều: STN = 0.34, SĐC =0.35. Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ thể hiện ở biểu đồ 1: Thấp TB Cao Kết quả đo trước TN của hai nhóm TN và ĐC cho phép chúng tôi rút ra một vài nhận xét: Nhìn chung mức độ trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi các trò chơi dân gian còn thấp và không đều, trẻ thường xuyên có biểu hiện thiếu hứng thú, trẻ vi phạm luật chơi rất nhiều. Các kỹ năng cần thiết trong khi chơi như hợp tác, hoạt động nhóm… còn yếu. Trẻ ở nhóm TN và ĐC đều có biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi ở cả ba mức độ, tập trung chủ yếu ở nhóm thấp. Độ phân tán ở mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi giữa các trẻ không đồng đều. Mức độ biểu hiênh hoàn thành nhiệm vụ ở hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau. * Sau TN Sau một thời gian TN, đặc biệt ở giai đoạn cuối của quá trình TN biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của nhóm trẻ TN trong khi tham gia chơi trò chơi dân gian đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong khi nhóm ĐC không có nhiều sự thay đổi, trẻ vẫn hờ hững với quá trình chơi, kết quả chơi không cao, luôn xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa những nhóm trẻ với nhau. Ở nhóm TN các trẻ đã có nhiều cố gắng, đã biết tìm kiếm các cách giải quyết mới để hoàn thành nhiệm vụ chơi, đạt kết quả chơi tốt. Chẳng hạn như ở trò chơi “ Bắt dây chun” khi cô giáo hướng dẫn các trẻ đều tập trung chú ý, sau khi biết được cách tạo ra ngôi sao 5 cánh mà cô hướng dẫn nhiều trẻ đã tự tìm chỗ trong góc chơi cho mình để rèn luyện cách làm sao để làm ra ngôi sao nhanh nhất, chính trẻ tự tổ chức thi đua xem ai làm nhanh hơn, nhiều cách để ra hình ngôi sao 5 cánh hơn thì bạn đó thắng. Bé Trọng Nghĩa là một bé trai trước TN không hứng thú tham gia các trò chơi dân gian mà cô giáo tổ chức nhưng sau quá trình TN trẻ đã tự tin hơn, mạnh dạn, chủ động hơn khi tham gia chơi, không phạm luật chơi, có kỹ năng chơi tốt hơn. Bảng 3: Mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở nhóm TN và ĐC sau TN Nhóm trẻ Mức độ X S Cao ( 3 điểm ) Trung bình ( 2 điểm ) Thấp ( 1 điểm ) TN 20% 55% 25% 1.95 0.31 ĐC 15% 40% 45% 1.7 0.33 Số liệu ở bảng 3 cho thấy mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi ở hai nhóm trẻ TN và ĐC đều tăng lên so với kết quả khảo sát trước TN. Tuy nhiên điều đáng chú ý là trong khi kết quả đo trước TN của hai nhóm TN và ĐC là tương đương thì sau khi TN kết quả thu được giữa nhóm TN và ĐC có sự chênh lệch khá rõ rệt. Kết quả thể hiện ở bảng 3 cho thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm TN và ĐC sau TN được thể hiện rõ nét: XTN = 1.95, XĐC = 1.7, số trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi đạt mức cao ở nhóm ĐC vẫn chỉ là 15% còn nhóm TN 20%, số trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi ở mức độ trung bình của nhóm ĐC 40% còn nhóm TN 55%, số trẻ ở mức độ thấp của cả nhóm TN và ĐC đều có xu hướng giảm ( TN: 25%, ĐC: 45%) Như vậy có thể khẳng định rằng việc sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian đã đề xuất mang lại hiệu quả nhất định. Nó không chỉ giúp trẻ hứng thú chơi, tạo điều kiện cho các kỹ năng của trẻ cũng được củng cố nhiều hơn và trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi tốt hơn. Để thấy rõ hơn sự thay đổi này chúng tôi có biểu đồ 2: Thấp TB Cao Mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở nhóm TN trước và sau TN được thể hiện trong bảng 4 Bảng 4: Mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở nhóm TN trước và sau TN Nhóm trẻ Mức độ X S Cao ( 3 điểm ) Trung bình ( 2 điểm ) Thấp ( 1 điểm ) TTN 15% 35% 50% 1.65 0.34 STN 20% 55% 25% 1.95 0.31 Biểu hiện tăng lên cụ thể như sau: Cao Thấp TB XSTN – XTTN = 1.95 – 1.65 = 0.3. Trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi đạt ở mức độ cao tăng lên: 5%, mức độ trung bình tăng 20% , mức độ trung bình giảm 25%. Mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ đã đồng đều hơn, độ phân tán sau TN nhỏ hơn trước TN cụ thể: SSTN 0.31 < STTN 0.34. Để thấy rõ hơn kết quả biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ ở nhóm TN trước và sau TN theo dõi biểu đồ 3 : Kết quả thể hiện trên biểu đồ 3 cho thấy sau TN biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi tập trung vào mức độ cao và trung bình và mức độ thấp giảm đi rõ rệt. Không chỉ có sự thay đổi về mặt số lượng mà những biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi khi tham gia chơi các trò chơi dân gian đã sưu tầm của trẻ cũng cũng thay đổi: Trẻ hứng thú hơn, say sưa tìn hiểu và khám phá trò chơi dân gian. Những trẻ thờ ơ, thiếu hứng thú trước đây nay đã giảm, trẻ hăng hái hoạt động, tìm kiếm phương thức giải quyết. Số trẻ vi phạm luật chơi ngày càng giảm, chúng có ý thức kiểm tra và tự kiểm tra bạn khi tham gia chơi. Trẻ tự tổ chức chơi những trò chơi quen thuộc, tích cực hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, của cá nhân trẻ. Chẳng hạn như trẻ tự tổ chức chơi theo nhóm 3-4 người chơi “ném còn”, các bạn khác cũng thỏa thuận với nhau ra “chơi chuyền”, gần như không còn những mâu thuẫn trong nhóm trẻ. Các trò chơi đòi hỏi khả năng về vận động như “đánh đáo” thì nhóm trẻ TN cũng rất nghiêm túc, tích cực chơi không xem lấn, trêu đùa nhau như trước. Chúng tích cực tìm những hòn đáo phù hợp, chợi đáo thật trúng để trở thành người thắng cuộc. Sự phân chia lượt chơi cũng được tất cả nhóm trẻ tuân theo. * Kiểm định kết quả của nhóm TN trước và sau TN Với kết quả thu được của nhóm TN trước và sau TN, chúng tôi tiến tới kiểm định giả thuyết bằng phép thử T – Student để kiểm nghiệm độ tin cậy về sự khác biệt kết quả của nhóm TN trước và sau khi TN. Cụ thể: Bảng5 : Kiểm định kết quả của nhóm TN trước và sau TN NỘT DUNG XTTN STTN XSTN SSTN T Tα (n = 20) (α=0.05) Nhóm TN trước và sau TN 1.65 0.34 1.95 0.31 2.8 2.045 Phép thử cho thấy với độ chính xác 95 % (α=0.05), kết quả kiểm định cho thấy nhóm TN sau TN có kết quả cao hơn so với trước TN: T > Tα (2.8 > 2.045). Điều này chứng tỏ sự khác biệt về mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ nhóm TN trước và sau TN có ý nghĩa. Vì vậy có thể khẳng định các trò chơi dân gian đã sưu tầm và các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian đã đề xuất hợp lý. * Kiểm định kết quả của nhóm ĐC trước và sau TN: Bảng6: Kiểm định kết quả của nhóm ĐC trước và sau TN: NỘT DUNG XTTN S XSTN S T Tα (n = 20) (α=0.05) Nhóm ĐC trước và sau TN 1.6 0.35 1.7 0.33 0.91 2.045 Phép thử cho thấy với độ chính xác 95 % (α=0.05), kết quả kiểm định cho thấy nhóm ĐC sau TN có kết quả thấp hơn so với trước TN: T 2.045). Điều này chứng tỏ sự khác biệt về mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ nhóm TN trước, giữa và sau TN không có ý nghĩa. * So sánh kết quả mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN Bảng 7: Kết quả mức độ biểu hiện hoàn thành nhiệm vụ chơi của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN NỘT DUNG XTN STN XĐC SĐC T Tα ( n =20) (α=0.05) Nhóm TN và ĐC sau TN 1.95 0.31 1.7 0.33 2.41 2.045 Phép thử cho thấy với độ chính xác 95 % (α=0.05), kết quả kiểm định cho thấy nhóm TN sau TN có kết quả cao hơn so với nhóm đối trứng sau TN: T > Tα (2.41 > 2.045). Điều này cho thấy nếu được sử dụng nhiều trò chơi dân gian có tính tích cực và được tác động bởi các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian một cách khoa học và phù hợp thì sẽ năng cao hiệu quả giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Như vậy, giả thuyết khoa học đặt ra trong đề tài là hoàn toàn đúng đắn. MỘT SỐ THỰC NGHIỆM MINH HỌA THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY ( TRONG THỜI GIAN CHƠI TỰ DO VÀ SINH HOẠT CHIỀU) Chuẩn bị (trước khi chơi) Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. Xác định mục đích yêu cầu. Phát triển khả năng suy đoán, suy luận. Rèn luyện ngôn ngữ. Rèn luyện kỹ năng lắp ghép, phát triển óc sáng tạo và trí tưởng tượng. Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, tính kiên trì. Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi cho trẻ. Dạy trẻ biết trao đổi, bàn bạc với nhau, lựa chon con đường, cách thức để thực hiện nhiệm vụ. Giáo dục tính nhanh nhạy, biết phối hợp cùng nhau hoạt động. Giáo dục trẻ có thái độ thân thiện với các bạn, biết thương lượng khi có mâu thuẫn xảy ra trong khi chơi. Lựa chọn các trò chơi dân gian: Đố lá, chơi chuyền… Xác định hình thức chơi: chơi theo nhóm nhỏ: 2 – 3 trẻ hoặc 5 – 6 trẻ Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động của cô và trẻ trong trò chơi Tạo các góc chơi và bầu không khí thuận lợi thúc đẩy trẻ tích cực chơi Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, nhận xét và bổ sung câu trả lời của trẻ trong khi chơi cùng nhau. Tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được thực hành, trải nghiệm cùng nhau trong khi chơi. Tạo cơ hội cho trẻ được tự tổ chức các trò chơi dân gian quen thuộc. Chuẩn bị phương tiện chơi: Xây dựng môi trường chơi cho trẻ như chọn địa điểm chơi: sử dụng các góc chơi của trẻ, chơi trong lớp học và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi cho đủ các nhóm trẻ tham gia chơi. Sỏi, hạt ng, đậu đen và một số loại hạt khác. Một số loại lá cây: lá rau muống, lá mít… Tổ chức thực hiện các hoạt động của cô và trẻ (quá trình chơi): Tạo cho trẻ hứng thú đến với trò chơi bằng nhiều cách khác nhau như: lời gợi ý, đề nghị trẻ chơi, những câu hỏi ngắn gọn, câu đố, bài đồng dao, các tình huống chơi, cùng trẻ đàm thoại, trao đổi làm cho trẻ nhớ lại các trò chơi đã từng chơi hoặc giới thiệu với trẻ về trò chơi sắp sửa chơi… dẫn dắt trẻ vào cuộc chơi. Sau đó, cô cùng trẻ thảo luận, bàn bạc và triển khai các góc chơi của các nhóm và cho trẻ từng nhóm tự tìm kiếm đồ chơi, vật liệu chơi của mình trên các giá đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn. ĐỐ LÁ Đàm thoại với trẻ về các các loại lá và giới thiệu tên của trò chơi và cách chơi. Cho trẻ tự chọn nhóm lấy các loại lá cô đã chuẩn bị và cùng nhau chơi. Trẻ oẳn tù tì để tìm nhóm chơi trước. Trẻ đố nhau và hỏi xem bạn của mình có biết đó là lá gì không. Có thể hỏi bạn về công dụng của lá. Sau nhiều 3 đến 4 lượt chơi sẽ tìm ra người thắng cuộc. Người thua cuộc sẽ phải nhảy lò cò vòng quanh cho chơi. CHƠI CHUYỀN Cô cho trẻ xem cách chơi của cô và sau đó đàm thoại với trẻ. Cho trẻ tìm nhóm chơi từ 3-5 người. Đồ chơi (cỗ chuyền ) của trẻ gồm 10 que nhỏ bằng tre, dài 20cm, vót tròn, nhẵn hoặc là các que tính có sẵn trong lớp. Đối với trẻ 5-6 tuổi không thể vừa nhặt que và đỡ bóng được nên trò chơi sẽ được linh hoạt để trẻ đỡ tay không, nhặt que, và đọc bài chuyền. Trẻ có thể oẳn tù tì để xác định trước, sau Cho trẻ ngồi duỗi một chân, rải cỗ chuyền dọc theo ống chân, vừa đọc một câu, vừa vờ như tung hòn cái, vừa nhặt số que theo lời bài, đồng thời phải đỡ bắt hòn cái không để rơi. Lời ca như sau: Bàn một : cái mốt, cái mai, con trai, con hến, con nhện, chăng rơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi. (lấy mỗi lần một que) Bàn đôi : Đôi tôi, đôi chị, đôi cành thị, đôi cành na, đôi lên ba. (lấy mỗi lần hai que) Bàn ba: Ba đi ra, ba đi vào, ba cành đào, một lên tư (3 lần nhặt mỗi lần 3 que, 1 lần nhặt 1 que) Bàn tư: Tư củ từ, tư củ tỏi, hai lên năm (2 lần nhặt mỗi lần 4 que, 1 lần nhặt 2 que) Bàn năm: Năm con tằm, năm lên sáu (2 lần nhặt mỗi lần 5que) Bàn sáu: Sáu củ ấu, bốn lên bảy (1 lần nhặt mỗi lần 6 que, 1 lần nhặt 4 que) Bàn bảy: Bảy quả cà, ba lên tám. (1 lần nhặt mỗi lần 7 que, 1 lần nhặt 3 que) Bàn tám: Tám quả trám, hai lên chín. (1 lần nhặt mỗi lần 8 que, 1 lần nhặt 2 que) Bàn chín : Chìn cái cột, một lên mười(1 lần nhặt mỗi lần 9 que, 1 lần nhặt 1 que) Bàn mười : Tung năm mươi, mười vơ cả, ngã xuống đất, cất tay chuyền. (đặt 10 que xuống, nhặt 10 que lên, làm 2 lần). Chơi như bàn chuyền một vòng, hai vòng, hoặc ba vòng, vừa chuyền vừa hát bài đồng dao, sau đó lại quay về bàn một, tính là hết ván. Phần thưởng của cuộc chơi là người thua làm kiệu cho người thắng đi 1 vòng quanh sân. LỰA ĐẬU. Cô chuẩn bị cho trẻ rá đậu đen, đậu đỏ và đậu xanh trộn với nhau. Chia trẻ thành nhiều đội, mỗi đội 3 người. Ba loại hạt sẽ được trộn chung vào cùng 1 cái rá, mỗi đội 1 rá. Sau khi nghe tiếng còi báo hiệu bắt đầu thì các đội sẽ phân loại hạt nào ra hạt đó bỏ vào chén. Các đội thực hiện trong vòng 3 phút, đội nào phân loại xong trước thì đội đó thắng. GẢY QUE Chuẩn bị cho trẻ các thích cách chơi. Hai hoặc ba trẻ ngồi thành từng nhóm. Cho nhóm trẻ tự tổ chức và cô đi quan sát, trợ giúp nhóm trẻ chưa hiểu luật chơi. Mỗi nhóm chơi có một nắm que tính. Trẻ nào chơi trước cầm nắm que tính xoay và rải ra sàn, sau đó khéo léo nhặt que tính sao cho các que ở dưới không động . Nếu làm các que ở dưới động thì bị mất lượt, bạn khác được cầm que tính và đổ để nhặt. Khi nhặt hết que tính dưới sàn thì từng trẻ đếm số lượng que tính mình đã nhặt được. BẮT DÂY CHUN Cô cùng chuẩn bị dây chun nối . Trẻ ngồi và cầm một sợ dây. Dạy cách chơi cho trẻ và có thể thao tác trên chính tay một bạn nhỏ trong nhóm chơi. Cho trẻ giơ bàn tay ra trước, ngón cái và ngón trỏ choãi ra, các ngón khác nắm lại. Trẻ móc sợi dây vào ngón ú, rồi lại móc dây chun ở ngón trỏ và luồn xuống dưới bắt chun ở ngón cái. Lấy ngón giữa của bàn tay kia móc sợi dây từ ngón giữa và ngón cái của bàn tay đang cầm chun và kéo ra để tạo thành ngôi sao 5 cánh. Cô có thể để các trẻ biết cách chơi hướng dẫn cho các trẻ chưa biết. Sau khi các trẻ biết cách chơi cô có thể gợi ý cho trẻ về việc thi đua xem ai làm ngôi sao 5 cánh bằng dây chun nhanh hơn và có nhiều cách hơn. OẲN TÙ TÌ Cô giáo đàm thoại với trẻ về cách chơi và các vật dụng thể hiện qua bàn tay là: Cái búa: Các ngón tay nắm lại như quả đấm. Cái kéo: Nắm 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón áp út và ngón út lại, xòe 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa). Cái bao (có nơi gọi là tờ giấy): xòe cả 5 ngón tay ra. Cho trẻ tụ kết nhóm chơi. Có thể là hai bạn một nhóm hoặc nhiều hơn. Cô nhắc nhở trẻ về luật chơi và nhắc trẻ đọc “Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này”, thì mới ra dụng cụ, không được ra trước hoặc ra sau vì như vậy coi như phạm luật. GẨY VÒNG CHUN (Vòng nịt). Cô cùng trẻ chuẩn bị chun, không nên quy định số trẻ chơi nhưng cần gợi ý cho trẻ biết ban đầu khi chưa biết chơi thì hãy kết 2 bạn một nhóm sẽ dễ chơi hơn. Vòng nịt có thể có hình trong nhỏ, có nhiều màu sắc, thường là màu vàng, màu gạch, màu xanh… Địa điểm là nơi bằng phẳng để bắn vòng cho dễ dàng. Cô hướng dẫn cách cách chơi: Hai người chơi không cần phải bắt thăm như các trò chơi khác. Hai người cùng ngồi xổm xuống nền đất hoặc nền gạch (tùy chọn) và lấy vòng của mình ra để chuẩn bị chơi. Hai cái vòng được đặt trước mặt hai người, với một khoảng cách không xa lắm, tùy vào chỗ ngồi của hai người chơi. Khi gẩy cần phải nhằm trúng vào chiếc vòng của đối phương. THỰC NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHƠI CÒN Giới thiệu các cách chơi còn cho trẻ. Cô và trẻ cùng chuẩn bị còn từ những miếng vải vụn. Chuẩn bị cột vòng, với trẻ ở độ tuổi này thì cô nên chuẩn bị cột vòng bằng tre hoặc inoc có sẵn trong giờ thể dục. Cột vòng chỉ cách mặt đất 1.5m, có đường kính 30-40 cm. Cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Sau khi trẻ hiểu các cách chơi còn như còn vòng, còn xổm, còn xai thì cho trẻ tự tổ chức Còn Xổm: Người chơi đứng thành vòng tròn, xen kẽ một nam một nữ, có thể đông tới vài trăm người . Người chơi bắt buộc phải tung theo thứ tự vòng tròn, ai cũng được chơi bình đẳng. ĐÁNH ĐÁO Cô kẻ hai đường thẳng song song cách nhau khoảng 2m Cho trẻ tự chọn cho mình những hòn đáo thật vừa ý. ( cách chọn hòn đáo: hòn đáo thường là những hòn đá lớn nhỏ tuỳ ý, dẹp, hình tam giác. Hòn đáo được mài nhọn một góc, mài tròn hai góc còn lại giống như miếng gẩy đàn.) Giới thiệu cách chơi và cho trẻ chơi thử theo lời hướng dẫn của cô Trẻ đứng ở vạch thứ hai, thảy những đồng tiền vào phía trên vạch thứ nhất, hòn đáo nào rơi vào giữa hai vạch coi như loại, được thu lại cho trẻ đi sau. Sau đó, trẻ nhắm vào những hòn đáo trên mức thứ nhất, dùng đáo chọi vào những hòn đáo đó. Nhắc nhở trẻ: nếu trẻ chơi chọi trúng thì được “ăn” những hòn đáo đó và có quyền chọi tiếp. Nếu chọi không trúng thì phải nhường quyền chọi đáo cho bạn kế tiếp. Lưu ý khi chơi là không nén vào bạn, chọi nhẹ nhàng và nhằm vào hòn đáo, chỉ cần chọi đúng là ăn, nếu ai nén mạnh tay, không trúng hòn đáo sẽ bị thua cuộc. CỜ THỔI Dạy cho trẻ cách vẽ một bàn cờ trên mặt đất. Ô cờ là một hình chữ nhật, kẻ hai đường chéo. Một cạnh của hình chữ nhật để trống, vẽ một vòng tròn nhỏ Có bốn quân cờ, chia làm hai loại khác nhau để phân biệt, một hạt sạn bằng đầu que diêm, hoặc mảnh lá nhỏ để thổi được trên mặt đất, vì thế cờ này có tên là cờ thổi. Số trẻ chơi : 2 người một nhóm. Cho trẻ oẳn tù tì xem ai được đi nước đầu tiên, mỗi lần chỉ được đi một nước. Phải đi làm sao đó để dồn quân của đối phương vào điểm chết để bên đó không còn đường đi tiếp, như vậy là mình thắng cuộc. Ô ĂN QUAN Cho trẻ tìm 10 hòn sỏi nhỏ và 2 hòn sỏi to. Cho trẻ tự vẽ xuống đất hình ô quan, mỗi bên 1 ô ( đầu quan) và 5 ô nhỏ. Đặt mỗi đẫu quan 1 quân to, mỗi ô nhỏ 2 quân. Mỗi bên một trẻ chơi. Bắt đầu chơi “ oẳn tù tì ”. Ai thắng được đi trước, bốc quân bất kì ô nào rồi rải mỗi ô 1 quân ( chỉ được bốc quân ở bên phía mình). Rải hết quân bốc quân ô bên cạnh đi tiếp, nếu hết quân mà cách 1 ô không có quân thì được ăn quân ô tiếp theo, nhưng nếu 2 ô liền nhau không có quân hoặc hoặc sát ô quan thì mất lượt đi, bạn khác đi tiếp. Chơi đến khi 2 ô đầu quan hết quân, quân còn lại bên nào thì bên ấy thu về. Nếu 1 trong 2 ô đầu quan còn quân mà quân ở phía nào hết thì phía ấy phải rải mỗi ô 1 quân để tiếp tục chơi. Ai “ ăn ” được nhiều quân là thắng. Nhắc nhở trẻ đi đúng vòng, nếu đến điểm “chững” thì phải nhường bạn quyền đi tiếp MŨ LÁ MÍT. Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ 8 – 9 ngọn lá mít, một nắm tăm tre ( không sử dụng tăm nhọn). Sân chơi: rộng rãi. Số người chơi: một nhóm 2 – 3 người. Cô cùng trẻ làm mũ lá mít, những ngọn lá mít kết dính lại với nhau theo hình vòng cung bằng những que tăm, tùy theo kích cỡ vòng đầu của mỗi người, tùy vào độ lớn bé của những ngọn lá mít mà tính toán số lượng lá làm mũ. Trẻ có thể tự trang trí thành nhiều kiểu mũ khác nhau. Có thể gợi ý cho trẻ thi đua xem ai là người làm được nhiều mũ hơn, đẹp hơn. CHÂU CHẤU DỪA, NHẪN DỪA. Cô chuẩn bị lá dừa sạch, tươi, đẹp và một góc nhỏ là sân chơi. Cho trẻ chơi theo nhóm. Cô hướng dẫn cách làm, cách uốn lá để thành hình con châu chấu, làm những chiếc nhẫn đeo, vòng đeo tay… Có thể tổ chức thi đua giữa các trẻ, bạn nào có số lượng con châu chấu hay nhẫn làm được, ai nhiều hơn là thắng. NẶN (BỘt, ĐẤT SÉT) Cô có thể cho trẻ nặn bằng đất sét. Có một ít vật dụng: que tăm, hạt dưa, hạt đậu … tùy vào nhu cầu hình dáng mà trẻ muốn làm. Chuẩn bị sân chơi: rộng rãi. Dạy trẻ cách nhào đất sét với nước lã sao cho thật nhuyễn và từ nắm đất sét ấy sẽ nặn ra đủ thứ hình dáng: con chim, cành cây, bông hoa, hình con cá… mà trẻ thích. Bạn nào làm được nhiều con vật đẹp là người thắng. CHƠI KIỆU Hỏi, đàm thoại với trẻ là ngày xưa mọi người thường đi lại bằng phương tiện gì, ai là người hay được ngồi kiệu . Cho trẻ tự kết nhóm, phân rõ thành hai đội, mỗi đội có từ hai người trở lên. Giải thích cách làm kiệu cho trẻ. Hai đội oẳn xem đội nào được chơi trước hoặc rút thăm bằng que tre… Đội nào chơi sau sẽ phải làm kiệu cho đội chơi trước. Làm kiệu bằng cách hai người ngồi đối diện với nhau, lồng tay của hai người vào nhau tạo thành hai chỗ hổng .Thành viên của đội chơi trước sẽ dùng hai chân của mình lồng vào hai lỗ hổng rồi ngồi xuống. Lúc này hai người của đội chơi phải nhấc được người kia lên. Nếu không nhấc được đội chơi sau thua. Còn nếu nhấc được thì đội chơi trước phải làm kiệ cho đội chơi sau. Nhắc nhở trẻ chỉ nhắc bổng bạn lên chứ không được chạy, bạn được ngồi kiệu phải bán hai tay vào hai vai bạn để tránh bị nguy hiểm. * Nhận xét đánh giá - Cho trẻ đánh giá kết quả chơi của bạn, của mình. - Tạo điều kiện cho trẻ chơi theo nhóm hoặc chơi cá nhân. Tạo cơ hội, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. - Co trẻ tự tổ chức chơi những trò chơi dân gian quen thuộc vào các thời điểm khác nhau. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1. Kết luận chung Trò chơi dân gian chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc của một nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Những trò chơi dân gian có tác dụng rất bổ ích đối với mỗi đứa trẻ, không chỉ rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự  phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình. Trò chơi dân gian làm phong phú tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Qua nghiên cứu thực trạng chúng tôi thấy giáo viên đã triển khai một số biện pháp khác nhau để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. Tuy nhiên, các biện pháp tổ chức trò chơi vẫn theo lối cũ, còn dựa nhiều vào tài liệu hướng dẫn. Thiếu quan tâm đến nhu cầu hứng thú, đặc điểm nhận thức của trẻ. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã sưu tầm được một số trò chơi, đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. - Sưu tầm những trò chơi dân gian có nội dung tác động đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tạo góc chơi và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian. Tạo cơ hội cho trẻ thực hành, hoạt động nhóm. Động viên, khuyến kích trẻ. Cho trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian quen thuộc. Các biện pháp của chúng tôi đề xuât đã được chứng minh bằng thực tiễn. Kết quả TN cũng đã chứng minh tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 2/ Kiến nghị sư phạm Sau khi điều tra thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.Sưu tầm một số trò chơi dân gian và tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau: Giáo viên mầm non cần quan tâm nhiều hơn đến việc sưu tầm và sử dụng trò chơi dân gian một cách hợp lý, cần nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ nhằm phát triển hứng thú, tò mò, ham muốm khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ, rèn luyện các kỹ năng cho trẻ. Cần phải tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, phế liệu để tổ chức cho trẻ chơi dưới nhiều hình thức. Hãy cho trẻ có điều kiện cùng cô chuẩn bị đồ chơi, vật liệu chơi. Cần tạo điều kiện cho trẻ có thời gian chơi, tự tổ chức chơi để rèn tính độc lập tích cực cho trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (1997), Giáo dục học mầm non, tập 1,2,3 NXB Đại học Sư phạm quốc gia Hà Nội. Nguyễn Ngọc Chúc (1981), Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi, NXB Giáo dục. Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo trình giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang(1996), Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. KAK – HAI – NƠ – DICH (1997), Trẻ em và thế giới của chúng, NXB Giáo dục. Trần Hòa Bình, Bùi Lương Việt (5 – 2009), Trò chơi dân gian trẻ em, NXB Giáo dục Việt Nam. Tiểu Kiều ( 5 – 2000), Trò chơi dân gian của thiếu nhi, NXB trẻ. TS. Hồ Lam Hồng ( 08 – 2006), 101 Trò chơi khám phá, NXB Giáo dục. Nguyễn Thị Hồng (2008), 150 trò chơi dân gian Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội. Mai Văn Muôn (1993), Trò chơi xưa và nay, NXB Giáo dục. Lê Thị Huệ, Trần Thị Hương, Phạm Thị Tâm ( Đồng chủ biên) (09–2010), Thiết kế các hoạt động học có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trong trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam. Nguyễn Thị Hòa (2003), Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), Luận án tiến sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Hương Giang (2010), Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dân tộc H’Mông, luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trần Thị Hải Yến(2001), Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn, luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Thanh Nguyệt ( 2009), Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên về tổ chức Trò chơi Dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Họ và tên: …….………………………… Tuổi:………................. Đơn vị công tác: ………………………………………………………….. Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………. Số năm công tác: ……… Số năm dạy trẻ 5 – 6 tuổi: ……….. Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, xin chị vui lòng cho biết những vấn đề sau ( nếu đồng ý với ý kiến nào xin đánh dấu tương ứng hoặc trả lời ngắn gọn ) : Hoạt động vui chơi nói chung và Trò chơi Dân gian nói riêng giữ vị trí như thế nào trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi? Rất quan trọng. Quan trọng. Không quan trọng. Trò chơi Dân gian dùng để: Giải trí. Rèn thể lực. Dạy trẻ học đếm. Phát triển ngôn ngữ. Mở rộng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh. Mục đích khác ( nêu rõ ): ……………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. Trò chơi Dân gian thường được tổ chức vào thời điểm nào trong ngày: Giờ đón trẻ, trả trẻ. Trẻ chơi tự do. Chơi trong giờ thể dục sáng. Chơi trong giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Giữa hai tiết học. Lồng trong các tiết học. Trong thời điểm khác ( nêu rõ ):……………………………………... ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. Chị thường sử dụng những biện pháp nào sau đây khi tổ chức Trò chơi Dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi: Lập kế hoạch Lựa chọn trò chơi Cho trẻ chơi tự do Phương pháp trực quan ( cô làm mẫu ). Phương pháp dùng lời ( phân tích, giảng giải ). Xây dựng môi trường chơi: + Chuẩn bị đồ chơi, chỗ chơi + Tạo tình huống chơi. Biện pháp khác ( nêu rõ ): …………………………………………… ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. Những khó khăn gặp phải khi tổ chưc Trò chơi Dân gian ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: Thiếu nguồn Trò chơi Dân gian. Số lượng trẻ đông. Thời gian chơi còn thiếu. Cơ sở vật chất không đầy đủ. Giáo viên không biết cách hướng dẫn. Khó khăn khác ( nêu rõ ):……………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………. Chị có hay sưu tầm các Trò chơi Dân gian không? - Có. - Không. Nếu có thì theo nguồn nào ( nêu rõ ):………………………………. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Chị hay sử dụng những Trò chơi Dân gian nào? Xin vui lòng liệt kê cụ thể. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của chị !!! * * * PHỤ LỤC 2 CÔNG THỨC TÍNH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1 * Tính trung bình cộng: Trung bình cộng là một tham số đặc trưng cho sự tập trung của các số liệu được ký hiệu là X. Công thức tính có dạng: n X = ∑ Xi X : trung bình cộng. n : số trẻ tham gia TN. Xi : giá trị x tại điểm i. * Độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn phản ánh sự sai lệch hay giao động, phân tán của các số liệu xung quanh giá trị trung bình cộng giữa hai nhóm TN và ĐC, nhóm nào có độ lệnh chuẩn nhỏ hơn thì nhóm đó có kết quả cao hơn.Độ lệch chuẩn được ký hiệu là S và công thức có dạng: ∑ (Xi – X )2 ri n S = - Xi : là giá trị x tại điểm i X : trung bình cộng. n : số trẻ tham gia TN. * So sánh sự khác biệt giữa kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC: X1 - X2 Chúng tôi sử dụng phép thử T- Student để kiểm nghiệm hiệu quả của biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi. Côn g thức có dạng + n2 n1 S2 2 S1 2 T = X1 , X2 Trong đó, T :là giá trị phép thử T- Student : là điểm trung bình của nhóm TN và nhóm ĐC. S1 , S2 : là độ lệch chuẩn cuả nhóm TN và nhóm ĐC. n1 , n2 : tổng số trẻ của nhóm TN và nhóm ĐC. PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH HỌC SINH LỚP MẪU GIÁO LỚN A12. STT Họ và tên Lớp Ngày sinh 1 Đỗ Quỳnh Hương A12 31/12/2005 2 Nguyễn Lê Hoàng A12 1/10/2005 3 Trần Diệu Linh A12 22/12/2005 4 Nguyễn Hoàng Thái Hà A12 23/07/2005 5 Nguyễn Đình Hùng A12 27/3/2005 6 Bùi Phạm Ngọc Nhi A12 21/07/2005 7 Hoàng Phương Linh A12 5/4/2005 8 Phạm Minh Đức A12 12/11/2005 9 Đặng Đức Anh A12 8/1/22005 10 Bùi Vũ Quỳnh Trang A12 19/11/2005 11 Trịnh Ngọc Mai A12 28/06/2005 12 Bùi Hoàng Khánh Linh A12 20/10/2005 13 Đoàn Hồng Trang A12 24/1/2005 14 Nguyễn Trọng Nghĩa A12 8/5/2005 15 Đặng Quang Trung A12 24/12/2005 16 Nguyễn Phùng Duy Anh A12 26/12/2005 17 Nguyễn Công Thịnh A12 24/02/2005 18 Trịnh Văn Huy A12 28/12/2005 19 Nguyễn Bảo Trung A12 9/5/2005 20 Đỗ Quang Hưng A12 21/07/2005 PHỤ LỤC 4 DANH SÁCH HỌC SINH LỚP MẪU GIÁO LỚN A11. STT Họ và tên Lớp Ngày sinh 1 Lê Vũ An A11 5/1/2005 2 Bùi Tú Anh A11 4/3/2005 3 Bùi Phương Anh A11 30/7/2005 4 Nguyễn Tuấn Anh A11 24/9/2005 5 Nguyễn Ngọc Anh A11 7/12/2005 6 Nguyễn Minh Anh A11 17/12/2005 7 Phạm Nguyên Anh A11 9/12/2005 8 Tạ Duy Anh A11 12/4/2005 9 Phạm Gia Bách A11 28/7/2005 10 Hoàng Gia Bảo A11 9/11/2005 11 Dương Quốc Bình A11 18/11/2005 12 Nguyễn Phương Chi A11 25/12/2005 13 Nguyễn Đức Dũng A11 10/11/2005 14 Phạm Tuấn Dũng A11 4/11/2005 15 Nguyễn Ngọc Duy A11 15/6/2005 16 Trần Văn Đạt A11 13/5/2005 17 Đỗ Hồng Đức A11 21/3/2005 18 Hoàng Thanh Vân A11 1/4/2005 19 Phạm Hương Giang A11 17/7/2005 20 Bạch Lan Hương A11 1/8/2005 PHỤ LỤC 5 Bảng 2.1 : Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ 5-6 tuổi của nhóm TN trước TN STT Họ và tên Lớp Ngày sinh Mức độ CAO TB THẤP 1 Đỗ Quỳnh Hương A12 31/12/2005 2 2 Nguyễn Lê Hoàng A12 1/10/2005 3 3 Trần Diệu Linh A12 22/12/2005 1 4 Nguyễn Hoàng Thái Hà A12 23/07/2005 3 5 Nguyễn Đình Hùng A12 27/3/2005 1 6 Bùi Phạm Ngọc Nhi A12 21/07/2005 2 7 Hoàng Phương Linh A12 5/4/2005 1 8 Phạm Minh Đức A12 12/11/2005 1 9 Đặng Đức Anh A12 8/1/22005 1 10 Bùi Vũ Quỳnh Trang A12 19/11/2005 1 11 Trịnh Ngọc Mai A12 28/06/2005 2 12 Bùi Hoàng Khánh Linh A12 20/10/2005 2 13 Đoàn Hồng Trang A12 24/1/2005 1 14 Nguyễn Trọng Nghĩa A12 8/5/2005 1 15 Đặng Quang Trung A12 24/12/2005 1 16 Nguyễn Phùng Duy Anh A12 26/12/2005 2 17 Nguyễn Công Thịnh A12 24/02/2005 1 18 Trịnh Văn Huy A12 28/12/2005 3 19 Nguyễn Bảo Trung A12 09/05/2005 2 PHỤ LỤC 6 Bảng 2.2 : Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ 5-6 tuổi của nhóm ĐC trước TN STT Họ và tên Lớp Ngày sinh Mức độ CAO TB THẤP 1 Lê Vũ An A11 5/1/2005 1 2 Bùi Tú Anh A11 4/3/2005 1 3 Bùi Phương Anh A11 30/7/2005 1 4 Nguyễn Tuấn Anh A11 24/9/2005 3 5 Nguyễn Ngọc Anh A11 7/12/2005 1 6 Nguyễn Minh Anh A11 17/12/2005 1 7 Phạm Nguyên Anh A11 9/12/2005 2 8 Tạ Duy Anh A11 12/4/2005 2 9 Phạm Gia Bách A11 28/7/2005 1 10 Hoàng Gia Bảo A11 9/11/2005 1 11 Dương Quốc Bình A11 18/11/2005 2 12 Nguyễn Phương Chi A11 25/12/2005 3 13 Nguyễn Đức Dũng A11 10/11/2005 2 14 Phạm Tuấn Dũng A11 4/11/2005 1 15 Nguyễn Ngọc Duy A11 15/6/2005 1 16 Trần Văn Đạt A11 13/5/2005 1 17 Đỗ Hồng Đức A11 21/3/2005 2 18 Hoàng Thanh Vân A11 1/4/2005 2 19 Phạm Hương Giang A11 17/7/2005 3 20 Bạch Lan Hương A11 1/8/2005 1 PHỤ LỤC 7 Bảng 3.1 : Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ 5-6 tuổi của nhóm TN sau TN STT Họ và tên Lớp Ngày sinh Mức độ CAO TB THẤP 1 Đỗ Quỳnh Hương A12 31/12/2005 2 2 Nguyễn Lê Hoàng A12 1/10/2005 2 3 Trần Diệu Linh A12 22/12/2005 2 4 Nguyễn Hoàng Thái Hà A12 23/07/2005 3 5 Nguyễn Đình Hùng A12 27/3/2005 2 6 Bùi Phạm Ngọc Nhi A12 21/07/2005 1 7 Hoàng Phương Linh A12 5/4/2005 3 8 Phạm Minh Đức A12 12/11/2005 2 9 Đặng Đức Anh A12 8/1/22005 1 10 Bùi Vũ Quỳnh Trang A12 19/11/2005 2 11 Trịnh Ngọc Mai A12 28/06/2005 2 12 Bùi Hoàng Khánh Linh A12 20/10/2005 2 13 Đoàn Hồng Trang A12 24/1/2005 3 14 Nguyễn Trọng Nghĩa A12 8/5/2005 2 15 Đặng Quang Trung A12 24/12/2005 1 16 Nguyễn Phùng Duy Anh A12 26/12/2005 1 17 Nguyễn Công Thịnh A12 24/02/2005 2 18 Trịnh Văn Huy A12 28/12/2005 3 19 Nguyễn Bảo Trung A12 9/5/2005 1 20 Đỗ Quang Hưng A12 21/07/2005 2 PHỤ LỤC 8 Bảng 3.2 : Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ 5-6 tuổi của nhóm ĐC sau TN STT Họ và tên Lớp Ngày sinh Mức độ CAO TB THẤP 1 Lê Vũ An A11 5/1/2005 1 2 Bùi Tú Anh A11 4/3/2005 1 3 Bùi Phương Anh A11 30/7/2005 1 4 Nguyễn Tuấn Anh A11 24/9/2005 3 5 Nguyễn Ngọc Anh A11 7/12/2005 2 6 Nguyễn Minh Anh A11 17/12/2005 2 7 Phạm Nguyên Anh A11 9/12/2005 2 8 Tạ Duy Anh A11 12/4/2005 2 9 Phạm Gia Bách A11 28/7/2005 1 10 Hoàng Gia Bảo A11 9/11/2005 1 11 Dương Quốc Bình A11 18/11/2005 2 12 Nguyễn Phương Chi A11 25/12/2005 3 13 Nguyễn Đức Dũng A11 10/11/2005 2 14 Phạm Tuấn Dũng A11 4/11/2005 1 15 Nguyễn Ngọc Duy A11 15/6/2005 1 16 Trần Văn Đạt A11 13/5/2005 1 17 Đỗ Hồng Đức A11 21/3/2005 2 18 Hoàng Thanh Vân A11 1/4/2005 2 19 Phạm Hương Giang A11 17/7/2005 3 20 Bạch Lan Hương A11 1/8/2005 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSưu tầm và tổ chức hướng dẫn một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.doc
Luận văn liên quan