Ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay tiêu dùng

Nếu trường hợp người vay tiêu dùng nghỉ việc tại doanh nghiệp đó và chuyển sang làm việc tại đơn vị mới thì doanh nghiệp đóphải có trách nhiệm thông báo với ngân hàng về danh sách số người này, đồng thời doanh nghiệp chỉ ký chấp nhận đơn xin chuyển công tác nếu người đó chứng minh được là đãhoàn thành xong việc trả nợ cho ngân hàng. Ta thấy rằng trong trường hợp này, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của đơn vị với ngân hàng. Hoạt động tín dụng này thực sự có hiệu quả xuất phát từ sự đóng góp không nhỏ của phía lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là điều mà ngân hàng cần chú trọng để có thể tiếp tục phát huy những mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp.

pdf67 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn thu nhập của họ ổn định hơn. Mặc khác hình thức bảo đảm bằng tín chấp thường được khách hàng chọn để vay hơn là phải thế chấp tài sản của mình do thủ tục đơn giản, gọn nhẹ và đặc biệt là không cần phải thế chấp tài sản của mình; đồng thời ngân hàng còn có quan hệ tốt với một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố nên doanh số cho vay bảo đảm bằng tín chấp luôn chiếm tỷ trọng cao (60%) trong 2 năm. Cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng theo với tỷ lệ tương ứng chiều hướng tốt. Năm 2002 doanh số thu nợ đối với khách hàng bảo đảm bằng tín chấp đạt 7414 triệu đồng chiếm 61,8% trong tổng doanh số thu nợ VTD, tăng 2097 triệu đồng tương đương 39,44%. Còn đối với khách hàng đảm bảo bằng tài sản đạt 4583 triệu đồng chiếm 38,2%, tăng 1880 triệu đồng tương đương với 69,55% so với năm 2001. Với doanh số phát vay cao trong năm cao nên việc thu nợ đối với bảo đảm bằng tín chấp có doanh số cao, đây là khách hàng có mức thu nhập ổn định nhất nên việc thu nợ cũng thuận lợi hơn cả. Và nhờ vào hiệu quả kinh doanh của cá khách hàng bảo đảm bằng tài sản tăng trưởng khi mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao mức thu nhập, từ đó góp phần tăng khả năng trả nợ ngân hàng . Với tốc độ tăng doanh số thu nợ trên đã biểu hiện sự lành mạnh của loại hình cho vay này. Song song với hai chỉ tiêu trên , dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân của ngân hàng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với việc mở rộng phát vay ở các đối tượng khách hàng, ngân hàng cũng luôn đề ra mục tiêu tăng trưởng dư nợ với phương châm lấy số đông làm lời, đồng thời xác định mục tiêu tăng cường thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn nên trong năm 2002, dư nợ bình quân của các hình thức bảo đảm đều tăng còn nợ quá hạn bình quân thì giảm. Trong đó, dư nợ bình quân theo hình thức bảo đảm bằng tín chấp tăng với tốc độ 53,7% đạt 6317 triệu đồng còn ở hình thức bảo đảm bằng tài sản chỉ tăng 4,97% so với năm 2001 đạt 2746 triệu đồng, nguyên nhân một số hợp đồng vay được tất toán trước hạn cũng như thị phần tín dụng tiêu dùng theo hình thức bảo đảm bằng tín chấp tăng cao. Bên cạnh đó, không những đã hạn chế được nợ quá hạn phát sinh trong năm 2002 mà ngân hàng còn thu hồi được nợ quá hạn cũ; nợ quá hạn theo hình thức bảo đảm bằng tín chấp giảm 64,81% (ứng với 35triệu đồng) và chỉ còn 24 triệu đồng trong năm 2002. Đặc biệt, nợ quá hạn theo hình thức bảo đảm bằng tài sản giảm đáng kể trong năm qua (70,59%). Đây là sự chuyển biến rất có lợi cho ngân hàng, là một dấu hiệu tốt để ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng. 4. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu Đà Nẵng rất đa dạng và phong phú về đối tượng tài trợ vốn như cho vay mua xe máy, nhà, sửa chữa nhà, mua nền nhà... Để tiện cho việc phân tích ta chia thành 2 nhóm là cho vay tiêu dùng mua nhà, sửa chữa nhà và cho vay tiêu dùng mua xe máy, điện máy. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu tiêu dùng của họ ngày một tăng. Qua bảng 6 dưới đây cho thấy doanh số vay ở các mục đích vay khác nhau trong năm qua đều tăng so với năm 2001. Trong đó nhu cầu đi lại của người dân là cấp thiết nên với doanh số cho vay ở mục đích mua xe máy, điện máy luôn chiếm tỷ trọng cao trong 2 năm. Năm 2001, chỉ tiêu này đạt 10198 triệu đồng chiếm 74,3% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, sang năm 2002 tăng lên 1167 triệu đồng với tốc độ 11,44% đạt 11365 triệu đồng (ứng với 71,4%). Nguyên nhân khác làm cho mục đích này chiếm tỷ trọng cao như vậy là do các mặt hàng về xe máy điện máy của các hãng Trung Quốc với giá rẻ tràn ngập thị trường phù hợp với túi tiền của những người có thu nhập vừa và thấp, đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của họ. Còn doanh số cho vay mua nhà, sửa chữa nhà năm 2001 đạt 3527 triệu đồng chiếm 25,7%, sang năm 2002 thì đạt 3527 triệu đồng chiếm 25,7%, tăng 1026 triệu đồng tương đương 29,09%. Ta thấy có xu hướng chuyển đổi nhu cầu vay ở từng mục đích vay từ năm 2001 sang 2002; số khách hàng có nhu cầu vay mua xe máy, điện máy càng giảm (từ 74,3%) và ngược lại nhu cầu vay mua nhà, sửa chữa nhà lại tăng dần từ 25,7 lên 28,6%. Có sự biến động trên là do trong năm 2002, thành phố Đà Nẵng đã giải toả, qui hoạch lại một số khu phố cũng như giải toả để làm đường, nên nhu cầu mua, sửa chữa nhà ở cũng tăng lên. Phần lớn những khách hàng vay vốn với mục đích này đều có thu nhập cao hoặc khi vay là thế chấp tài sản vì vay với vốn lớn. Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ với mục đích mua xe máy, điện máy luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) trong tổng doanh số thu nợ VTD. Năm 2001, doanh số thu nợ đạt 5044 triệu đồng, sang năm 2002 chỉ tiêu này đạt 7426 triệu đồng tăng 2422 triệu đồng với tốc độ tăng 48,4%. Tốc độ tăng doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay của mục đích này đã chứng tỏ dù vay tiêu dùng nhưng với mục đích này nó đã gián tiếp tạo ra tính ổn định trong thu nhập của khách hàng vay. Trong khi đó, việc thu nợ đối với khách hàng mua nhà, sửa chữa nhà cũng tăng cao 51,56% so với năm 2001, cao hơn tốc độ tăng doanh số cho vay ở mục đích này. Điều này đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Như đã phân tích ở trên, tỷ trọng doanh số cho vay đối với mục đích mua xe máy, điện máy ngày càng giảm nhưng lại tăng lên đối với mục đích mua nhà, sửa chữa nhà. Vì thế nên tỷ trọng dư nợ bình quân theo mục đích sử dụng vốn trong tổng dư nợ bình quân cũng thay đổi theo tỷ lệ tương ứng. Trong năm 2002 dư nợ bình quân ở mục đích mua xe máy đạt 6190 triệu đồng chiếm 68,3% tăng 25,92% ứng với 1274 triệu đồng so với năm 2001. Với mục đích mua nhà, sửa chữa nhà thì dư nợ bình quân trong năm 2002 tăng 58,82% ứng với 1064 triệu đồng đạt 2873 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2002, việc mở rộng thêm doanh số cho vay của ngân hàng ở các mục đích vay nên phát sinh dư nợ mới, đồng thời với những khách hàng vay với thời hạn dài nên vẫn chưa tất toán được hợp đồng vay nên dư nợ bình quân tăng hơn so với năm 2001. Bên cạnh đó tỷ trọng nợ quá hạn bình quân ở các mục đích vay trong tổng nợ quá hạn bình quân ở 2 năm cũng thay đổi theo xu hướng tương tự doanh số cho vay và dư nợ bình quân. Nhưng điều đáng mừng là nợ quá hạn bình quân trong năm 2002 ở các mục đích đều giảm cả về số tương đối lẫn tuyệt đối so với năm 2001; Ở mục đích mua xe máy, điện máy giảm 36 triệu đồng tương đương với 64,28%, còn với mục đích mua nhà, sửa chữa nhà giảm 23 triệu đồng tương đương với 62,16%. Nợ quá hạn giảm thấp như thế là nhờ các cán bộ tín dụng đã chủ động ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh, phát hiện dư nợ có tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp chủ động xử lý, tạo nguồn để xử lý rủi ro do nợ quá hạn cũ tồn đọng. 5. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mối quan hệ giữa Qui mô vốn vay và Mức thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng vay. Vay tiêu dùng thực chất là việc sử dụng trước các khoản thu nhập sẽ được hình thành trong tương lai của người lao động, hình thức cho vay này được đảm bảo bằng chính thu nhập hàng tháng của họ. Chính vì vậy giưã thu nhập, nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài trợ bằng nguồn vốn vay ngân hàng quan hệ với nhau khá mật thiết. Do hạn chế về thời gian và điều kiện thống kê số liệu nên phần phân tích VTD theo mối quan hệ giữa thu nhập và qui mô vốn vay chỉ dừng lại ở việc phân tích doanh số cho vay tiêu dùng trong năm 2002. Theo qui định của ngân hàng, thu nhập tối thiểu của người lao động bình quân trong một tháng ở mức 800000 đồng mới được xét duyệt cho vay tiêu dùng với giá trị món vay tối đa là 10 triệu đồng. Chính vì vậy, nên ở mức thu nhập từ 800000 đến 1 triệu đồng thì cột doanh số cho vay (DSCV) với qui mô vốn vay từ 10 đến 15 triệu ở bảng 7 dưới đây không có giá trị. Khi thu nhập ở trong một mức nào đó thì sự tỷ lệ giữa thu nhập, tiêu dùng và nhu cầu vay vốn ngân hàng. Tổng doanh số cho vay ở Mức thu nhập 1 là 2759 triệu đồng, chiếm 23% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, trong đó DSCV ở mức 5 triệu và trên 5 đến 15 triệu lần lượt là 1072 và 1687 triệu đồng. Ta nhận thấy khách hàng luôn có xu hướng muốn vay tối đa mình được vay nên ở mức thu nhập này DSCV ở mức từ 5 đến 15 triệu gấp 1,57 lần ở mức vay 5 triệu. Chiếm đến 42% trong tổng doanh số cho vay là của những khách hàng có thu nhập mức 2, đây là mức thu nhập mà số lượng khách hàng nhiều nhất và do đó DSCV cũng đạt mức cao nhất 5039 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là cho vay với mức vốn vay trên 15 đến 30 triệu đạt 2272 triệu đồng; ở mức từ trên 5 đến 15 triệu đồng có tổng DSCV là 2141 triệu, và mức vay từ 5 triệu trở xuống là 626 triệu đồng. Điều này cho thấy, khi thu nhập nằm trong một giới hạn nào đó thì nhu cầu vay vốn có xu hướng tỷ lệ với thu nhập người đi vay. Với một mức thu nhập cao thì nhu cầu vay vốn của họ cũng cao tương ứng, và DSCV ở những mức vay thấp giảm sút hẳn đối với đối tượng có thu nhập cao. Còn ở Mức thu nhập 3, thì DSCV đạt cao nhất 2407 triệu đồng ở mức vốn vay trên 15 đến 30 triệu; tiếp theo là qui mô vốn vay trên 5 - 15 triệu cũng đạt doanh số khá 1366 và 1666 triệu đồng; và thấp nhất hầu như rất ít khách hàng có thu nhập ở mức này vay vốn ở mức 5 triệu do đó doanh số cho vay ở đây chỉ có 126 triệu đồng. Khi con người có một mức thu nhập cao thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng được nâng lên, đồng thời họ cũng đòi hỏi sự thoả mãn cao hơn, vì thế mặc dù số lượng khách hàng có mức thu nhập cao đến vay vốn còn hạn chế nhưng do qui mô của món vay lớn nên cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay lên, chiếm đến hơn 35% trong tổng DSCV. Nếu ở mức thu nhập 1, DSCV đạt cao nhất là ở qui mô vốn vay từ trên 5- 10 triệu, thì thu nhập của người vay càng tăng, qui mô vốn vay cũng tăng dần lên tương ứng: ở khoản thu nhập từ trên 1 đến 1,8 triệu thì DSCV đạt cao nhất ở mức từ >5-15 triệu, và thu nhập trên 1,8 triệu là ở mức từ >15-30 triệu. Điều này cũng được giải thích bằng cách, trong khoản thu nhập từ 0,8 đến 1 triệu thì nhu cầu tiêu dùng của họ cũng có giới hạn, vì các khoản tiết kiệm hàng tháng của họ cũng tương đối nhỏ, hơn nữa họ lại không có sự tin tưởng về quỹ đầu tư cá nhân của chính mình trong tương lai, mặc khác còn do tâm lý lâu đời của người dân Việt Nam là thường bằng lòng với những gì mình có, không có nhu cầu chi tiêu gì ngay cả khi cuộc sống còn chưa đầy đủ, nhưng họ đã chấp nhận và bằng lòng với cuộc sống ấy. Và ngược lại, khi thu nhập tăng thì việc chi tiêu tăng lên tương ứng, từ đó làm tăng nhu cầu vay vốn ở mức cao. Việc phân tích các số liệu của bảng trên đã hình thành nên những tập khách hàng khác nhau đại diện của từng mức thu nhập. Tổng DSCV ứng với qui mô vốn vay từ 15 đến 30 triệu phần lớn thuộc tập khách hàng có mức thu nhập khá, đa phần là những khách hàng có sản xuất kinh doanh, có việc làm ổn định ở những doanh nghiệp lớn và có trình độ nhất định. Đây là tập khách hàng quan trọng có nhiều tiềm năng, ngân hàng cần đầu tư, chú trọng để mở rộng DSCV đối với tập khách hàng này. Một số đối tượng khách hàng thuộc tập khách hàng có mức vay vốn nằm trong khoản 5 đến 15 triệu, chủ yếu là những người có mức thu nhập trung bình, tập trung phần lớn ở tầng lớp công nhân, CBCNV trong các cơ quan hành chính. Với sự phát triển của nền kinh tế thì thu nhập của mọi người ngày càng nâng cao. Đây là thuận lợi cho ngân hàng để tăng qui mô vốn vay cho các đối tượng đảm bảo bằng tín chấp cũng như đối tượng đảm bảo bằng tài sản thế chấp vì khi đó thu nhập của họ đã tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng lớn hơn. Điều kiện vay vốn chỉ dừng lại ở qui mô vốn vay 10 triệu đồng khi mức thu nhập từ 0,8 đến 1 triệu sẽ không là điều ràng buộc nữa, từ đó qui mô vốn vay phải được điều chỉnh tăng lên cho thích hợp. Tuy nhiên những khái quát trên không phải luôn luôn đúng cho tất cả các đối tượng vay vốn, có nhiều trường hợp khách hàng có mức thu nhập cao, chính vì thế khả năng tích luỹ của họ tương đối lớn và nguồn vốn vay ngân hàng chỉ là nguồn phụ nhằm bổ sung một phần về tài chính để tài trợ cho việc mua sắm, tiêu dùng của họ mà thôi. Mức vốn vay thấp, không có nghĩa họ là những người có mức thu nhập trung bình. Nhưng để có được những giải pháp phù hợp riêng cho từng đối tượng khách hàng của mình thì việc phân loại các đối tượng khách hàng thành các nhóm theo một tiêu chí nào đấy là điều cần thiết, cho dù việc phân chia ở đây cũng chỉ là tương đối. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG. Cho vay tiêu dùng ngoài mục tiêu kích cầu mang ý nghĩa xã hội còn là hoạt động góp phần nâng cao doanh số cho vay và phân tán rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá một cách tương đối kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng, ta dùng phương pháp phân bổ chi phí và thu nhập dựa trên mối quan hệ giữa các khoản mục của nghiệp vụ này trong tổng qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cũng như lợi nhuận thu được từ bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh khác, lợi nhuận cho vay tiêu dùng của ngân hàng được tính từ công thức: Lợi nhuận cho vay tiêu dùng = Doanh thu từ cho vay tiêu dùng - Chi phí từ cho vay tiêu dùng . Phân bổ từng khoản mục trên từ hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng cho hoạt động VTD, ta có được một kết quả tương đối về hoạt đông cho vay tiêu dùng qua 2 năm thực hiện như sau: Trong năm 2002 vừa qua, do sự gia tăng về doanh số cho vay và dư nợ bình quân của hoạt động cho vay tiêu dùng nên đã làm cho cả doanh thu và chi phí của hoạt động này gia tăng khá (trên 30%) so với năm 2001. Từ đó dẫn đến lợi nhuận tăng 32,17% tương ứng với số tuyệt đối 185 triệu đồng. Đây là kết quả mà ngân hàng đã có sự đầu tư đáng kể cho mảng tín dụng này mặc dù cho vay tiêu dùng không phải là lĩnh vực chủ đạo của ngân hàng; điều này được thể hiện rõ hơn khi mà ngân hàng đã bỏ ra một khoản chi phí lớn hơn năm 2001 là 41 triệu đồng. Với sự đầu tư này thì trong năm 2002 doanh thu VTD của ngân hàng đạt 911 triệu đồng tăng 32,99% so với năm 2001. Vì vậy cho vay tiêu dùng đã góp phần vào việc làm tăng uy tín và mở rộng tên tuổi của ngân hàng trong dân chúng, điều này thực sự có ý nghĩa khi mà đa số người dân vẫn chưa quen giao dịch với ngân hàng và việc lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào hầu như là hoàn toàn ngẫu nhiên. Như vậy, nếu ngân hàng Á Châu mở rộng được VTD đến các doanh nghiệp, cá nhân trong thành phố, sẽ xây dựng được hình ảnh của ngân hàng mình trong dân chúng qua quá trình làm việc. Từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến sử dụng những dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này không những làm tăng lợi nhuận cho hoạt động của mảng Cho vay tiêu dùng mà còn góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của cả ngân hàng. PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. I. NHỮNG KẾT QUẢ VỀ KINH TẾ - Xà HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA. Trong năm 2002 vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, sự đầu tư đúng hướng trên địa bàn thành phố và sự nổ lực phấn đấu của các ngành, các cấp; tình hình sản xuất và an ninh xã hội ổn định, có chiều hướng chuyển biến tốt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 12,6%. Trong đó giá trị sản xuất Công nghiệp đạt 4814 tỷ đồng, tăng 44,1%; dịch vụ tăng 49,1%; ngành Nông nghiệp tăng 6,8%. Giá trị ngành Thuỷ sản và nông lâm đạt được trong năm 2002 là 573,6 tỷ đồng, đồng thời giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 282 triệu USD tăng 66,4%. Điều này đã góp phần làm bộ mặt của thành phố thay đổi đáng kể, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, góp phần làm cho thu nhập của người lao động tăng lên. Đồng thời với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao đã cải thiện hơn nhiều cuộc sống của người dân thành phố. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được quan tâm và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Việc đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố không ngừng được chú trọng, biểu hiện bằng nhiều con đường đã được đầu tư sửa sang, nâng cấp, mở mới làm diện mạo đô thị ngày càng lộ rõ, đây là yếu tố làm tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân vào mục đích sửa nhà hay xây mới trên những con đường này. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG. 1. Những thuận lợi. Năm 1998 Ngân hàng ACB được tạp chí Tài chính Global Finance (Hoa Kỳ) bình chọn là ngân hàng hoạt động tốt nhất tại Việt Nam. Trước đó năm 1997 tạp chí Euro Money (Anh quốc) cũng bình chọn ngân hàng ACB là ngân hàng nội địa tốt nhất và gần đây trong năm 1999- 2000 ngân hàng tiếp tục được bình chọn là ngân hàng xuất sắc ở Việt Nam. Vì vậy, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đã có một thuận lợi là “được thừa hưởng một thương hiệu tốt và có được sự tín nhiệm cao của khách hàng”. Nhờ đó mà Chi nhánh dễ dàng thu hút khách hàng về phía mình và mở rộng cho vay tiêu dùng. Ngân hàng có một đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao và rất năng động, có thể đảm nhận tốt các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó các cán bộ nhân viên ngân hàng luôn được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng kịp thời sự phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới. Đồng thời ngân hàng cũng thường xuyên mời các chuyên gia của The Fist East Bank qua giảng dạy và học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Đối tượng khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, đây là cơ sở để ngân hàng tạo ra món vay có chất lượng. Đồng thời hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, thể hiện qua dư nợ bình quân tăng trong khi nợ quá hạn giảm mạnh. Được đánh giá là một trong những ngân hàng áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động; tất cả các quá trình từ phát vay, quản lý và thu nợ đều xử lý bằng máy tính với phần mềm luôn được đổi mới cho phù hợp. Từ đó tăng khả năng quản lý của ngân hàng, rút ngắn được thời gian thu nợ gốc và lãi, nên giảm thời gian chờ đợi của khách hàng xuống mức thấp nhất. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Về số lượng thể hiện ở dư nợ bình quân của hoạt động cho vay tiêu dùng năm 2002 đã tăng 37,77%, trong khi về chất lượng thì nợ quá hạn bình quân giảm đến 63,44% so với năm 2001. Đây có thể nói là một lợi thế của ngân hàng, thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng rất có uy tín và đã tạo được niềm tin của khách hàng. 2. Những khó khăn, tồn tại. Việc cắt giảm lãi suất của NHNN và vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng quốc doanh trên địa bàn trong khi có ưu thế của mình là chủ động áp dụng lãi suất đối với từng chủ thể đi vay khác nhau, đã không ngừng điều chỉnh theo hướng giảm dần; thì ngân hàng Á Châu Đà Nẵng không có được điều đó. Mọi việc điều chỉnh lãi suất cho vay ở Chi nhánh ACB Đà Nẵng đều do ngân hàng TMCP Á Châu Hội sở quyết định. Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng là chi nhánh của ngân hàng Á Châu Hội sở, được thành lập sau so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Riêng đối với cho vay tiêu dùng là kết quả đi sau liền trong các quan hệ tài chính - tín dụng khác. Nghĩa là một khi mối quan hệ có tính chất lâu dài và bền chặt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thị cho vay tiêu dùng. Điều này lý giải tại sao các ngân hàng khác tiến hành hoạt động cho vay tiêu dùng sau ngân hàng Á Châu lại có thị phần tín dụng lớn. Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng còn hạn chế không phân bố trên các quận, huyện. Hiện nay, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng chỉ có trụ sở chính đặt tại 16 Thái Phiên, trong khi các ngân hàng khác trên địa bàn mởï nhiều Chi nhánh quận, huyện. Đây là tồn tại làm giảm khả năng hoạt động của ngân hàng, vì với xu thế hướng đến sự thuận tiện người dân không thể đi xa để gửi tiết kiệm hay sử dụng các dịch vụ khác, mà họ sẽ đến với những ngân hàng nào theo họ là thuận lợi nhất (gần nhất) để giao dịch mặc dù mức phí có thể “nhỉnh” hơn. Tâm lý vay ngân hàng là mắc nợ, là không tốt đang còn tồn tại rất nặng nề trong suy nghĩ người dân. Mặt khác, một bộ phận người lao động có thu nhập hàng tháng ở mức trung bình với điều kiện sống còn thiếu thốn, nhưng họ chấp nhận và bằng lòng với cuộc sống ấy, cộng thêm với tâm lý tiêu dùng còn tồn tại từ lâu trong dân ta: chưa đến thời điểm chưa chi- tích luỹ chưa đủ lượng thì cũng ít tiêu dùng. Hạn chế này đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho ngân hàng khi muốn mở rộng nghiệp vụ này. Đối với hình thức vay vốn bằng sự bảo lãnh của cơ quan, doanh nghiệp nơi người lao động làm việc, thì sự hợp tác nhiệt tình của thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp đó với ngân hàng là điều rất quan trọng. Người lãnh đạo vì lý do khách quan hay chủ quan của mình mà thường không “mặn mà” lắm trong quan hệ với ngân hàng nên dể dẫn đến xảy ra rủi ro. Nhất là trong trường hợp ban lãnh đạo không quản lý tốt lao động của mình nên dể xảy ra tình trạng ký nhận nhiều lần để họ có dư nợ tồn tại ở nhiều ngân hàng cùng một lúc. Hơn nữa khi có sự thay đổi về thu nhập, chỗ làm của người lao động đã được xác nhận để vay vốn thì Ban lãnh đạo đã không thông báo kịp thời cho ngân hàng biết để xử lý. Có nhiều trường hợp lãnh đạo ký xác nhận trên hợp đồng vay nhưng lại hoàn toàn không có trách nhiệm gì về sự xác nhận của mình cả, đây là rào cản đối với ngân hàng trong quá trình thực hiện cho vay tiêu dùng. 3. Những rủi ro tiềm ẩn. Từ quá trình phân tích thực trạng ở phần II, ta có thể kết luận rằng cho đến thời điểm này chưa có hợp đồng tín dụng nào xảy ra tình trạng Nợ khó đòi. Mặc dù trong năm qua ngân hàng vẫn còn nợ quá hạn, nhưng các khoản nợ này không đáng kể và đã được sự đồng ý của ngân hàng khi gia hạn nợ cho số khách hàng vay đang gặp khó khăn, nên đến thời điểm hiện tại chưa có rủi ro xảy ra là điều dể hiểu. Nhưng điều này không có nghĩa là xác suất xảy ra rủi ro hoàn toàn bằng không đối với nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu Đà Nẵng. Thời hạn vay càng dài thì xác suất rủi ro xảy ra càng cao, có những rủi ro khách quan hoàn toàn bất ngờ có thể xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì thế có thể dự đoán những rủi ro tiềm ẩn trong món vay tiêu dùng có khả năng xảy ra: + Rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng vay. Có thể vì lý do khách quan như giảm thu nhập, thất nghiệp do doanh nghiệp người đó làm việc gặp khó khăn trong kinh doanh nên đã không trả được lương cho người lao động hay doanh nghiệp đó đang trong tình trạng giảm biên chế. + Có thể có những rủi ro không dự đoán trước được như ốm đau, tai nạn...làm cho khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tình hình tài chính như sự sụt giảm hay mất hẳn thu nhập. + Những rủi ro xuất phát từ phía chủ quan của người vay, trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ, hay họ thay đổi chỗ làm việc...Đây là một trong những rủi ro tiềm ẩn gây thiệt hại nhiều nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu quả của món vay không thể hiện ở chổ có thu hồi được hay không mà là cách thức thu hồi như thế nào để ít phải tốn kém chi phí nhất, vì vậy tuỳ tính chất của những rủi ro mà ngân hàng có những cách thức thu hồi hợp lý. + Những rủi ro do việc biến động của các bất động sản mà khách hàng thế chấp. Tại thời điểm mà khách hàng thế chấp thì tài sản thế chấp có giá cao, nhưng đến khi ngân hàng phát mãi tài sản để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ thì lại giảm giá, điều này sẽ dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi đủ số nợ mà khách hàng đã vay. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG. 1. Giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những thuận lợi vốn có trong hoạt động Vay Tiêu Dùng của ngân hàng. a. Tiếp tục mở rộng Vay tiêu dùng đối với những doanh nghiệp, cơ quan mà ngân hàng đã thiết lập quan hệ, trong đó lựa chọn những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Như đề cập ở phần thuận lợi, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng có được những khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hoạt động trên địa bàn, điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc xúc tiến hình thức vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên làm việc tại đó. Do đặc điểm của hình thức cho vay tiêu dùng nên việc tăng dư nợ của loại hình này hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của lãnh đạo của các cơ quan, doanh nghiệp; vì chỉ sau khi có được sự đồng ý của Ban lãnh đạo, ngân hàng mới có thể xúc tiến cho vay từng CBCNV làm việc trong đơn vị đó. Trong khi các doanh nghiệp luôn bận bịu với công việc sản xuất kinh doanh của mình thì họ sẽ không nhiệt tình trong sự hợp tác này lắm nhưng mối quan hệ tốt đẹp đã có từ trước với ngân hàng thì sự hợp tác này sẽ được diễn ra suôn sẽ hơn. Bên cạnh các quan hệ kinh tế đã được thiết lập từ trước, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng phải tiếp tục tạo dựng mối quan hệ mới đối với những doanh nghiệp lớn khác trên địa bàn. Trên cơ sở cung cấp các nghiệp vụ mạnh của ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, thanh toán..., ngân hàng Á Châu thiết lập nên những quan hệ kinh tế tốt đẹp, qua đó có cơ hội hướng khách hàng sử dụng những dịch vụ phong phú khác của ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng. b. Tập trung vào đối tượng chủ yếu là nhóm khách hàng có thu nhập cao, ổn định để nâng cao doanh số cho vay. Dựa trên những đặc điểm chung của các đối tượng vay tiêu dùng hiện nay của ngân hàng, có thể chia làm 2 tập khách hàng lớn, đó là: - Nhóm những người lao động có thu nhập trung bình, mức vốn vay tương đối thấp và trình độ giới hạn. - Nhóm những người có thu nhập khá, ổn định, với một trình độ học vấn nhất định. Làm việc trong doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh, hoạt động hiệu quả. Họ thường rơi vào nhóm công nhân kỹ thuật, cán bộ văn phòng, các chủ hộ sản xuất kinh doanh..., rất ít trường hợp là những người lao động chân tay, công nhân không có chuyên môn. Những người này có nhu cầu tiêu dùng cho cuộc sống tương đối cao. Với những lý do trên, tập khách hàng này trở thành đối tượng chủ yếu ngân hàng nên hướng đến. Do quỹ tài chính của họ không hình thành cùng một lúc với nhu cầu mà thường là được hình dần sau đó, vì thế mà họ cần đến ngân hàng với vai trò là người cung ứng trước quỹ tài chính mà họ sẽ có trong tương lai. Đây là một tập khách hàng đầy tiềm năng, chính vì ở chỗ họ có thu nhập trung bình hàng tháng ở mức cao, điều này còn thể hiện được phần nào sự phát triển và kết quả kinh doanh của đơn vị họ đang làm việc. Một triển vọng tốt về việc làm ổn định cộng thêm với mức lương tương đối, sẽ làm người lao động không muốn thay đổi về chỗ làm, gắn bó hơn với công việc và nơi công tác. Đây là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay tiêu dùng. Hơn thế nữa, tập khách hàng này đạt trình độ nhất định nên họ sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với món nợ vay ngân hàng, từ đó dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng, nói rộng hơn là chất lượng của món vay sẽ đạt mức cao. Đứng về phía ngân hàng, nếu giao dịch với những khách hàng như thế thì công việc trôi chảy hơn rất nhiều, những vấn đề khách hàng thắc mắc được giải toả một cách nhanh chóng vì họ có khả năng nắm bắt vấn đề nhanh hơn. Trong khi những người có trình độ hạn chế thì càng gặp nhiều vướng mắc khi tiếp xúc với công nghệ ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để giải đáp với họ một cách cặn kẽ, nhiều lần cho một vấn đề, dẫn đến kém hiệu quả trong giao dịch của hoạt động Cho vay tiêu dùng. Ta có mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng của người dân; khi thu nhập tăng tiêu dùng cũng tăng với tỷ lệ tương ứng. Khi thu nhập càng tăng, tiêu dùng cũng sẽ tăng theo, nhưng khi thu nhập tăng vượt qua một ngưỡng nhất định thì tỷ lệ trên có sự thay đổi. Hay nói cách khác, bấy giờ mức tăng tiêu dùng giảm dần so với mức tăng thu nhập. Đặc điểm của nhóm khách hàng này là có thu nhập cao nhưng chưa vượt qua ngưỡng nói trên nên việc tăng chi tiêu tỷ lệ tương ứng với sự tăng lên của thu nhập. Chính vì thế mà với mức thu nhập cao hơn những tập khách hàng khác thì nhu cầu vốn vay của họ cũng cao hơn. Việc phát vay trên một hợp đồng lớn, sẽ giúp ngân hàng nâng được doanh số cho vay lên đáng kể. Cho dù theo cách này thì có thể dẫn đến tình trạng tốc độ tăng số lượng khách hàng thấp hơn so với việc cho vay với mức vay thấp và không tập trung vào một đối tượng khách hàng cụ thể nào, nhưng có thể có được tốc độ tăng doanh số, dư nợ cho vay tiêu dùng khá cao. Như thế sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý, nhân công, chi phí in ấn, giấy tờ... từ việc giảm số lượng khách hàng trong khi vẫn tăng thu nhập do việc tăng dư nợ. Đây là bằng chứng chứng tỏ tính hiệu quả của phương án mở rộng doanh số cho vay tập trung vào những đối tượng nhất định. Như vậy việc cho vay tập trung vào những khách hàng có mức thu nhập khá, cụ thể bằng việc tăng qui mô vốn vay đối với một khách hàng và mở rộng số lượng khách hàng vay sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động Tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Tăng được DSCV đối với tập khách hàng này đồng thời sẽ làm tăng về mặt chất lượng của món vay với xác suất rủi ro được đánh giá là thấp nhất, và ít tốn kém chi phí nhất. c. Mở rộng thời hạn vay vốn cho món vay có giá trị lớn. Đồng thời với việc mở rộng DSCV đối với những đối tượng có mức thu nhập cao, ngân hàng nên mở rộng thời hạn vay vốn cho các món vay có giá trị lớn nhằm làm giảm sức ép của việc trả nợ hàng tháng lên tình hình tài chính của khách hàng. Đa số khách hàng đều muốn vay với thời hạn dài, để cùng với một mức thu nhập nhất định họ vừa có thể thực hiện trả nợ cho ngân hàng, vừa đủ để chi phí cho cuộc sống hàng ngày. Mặc khác, cùng một thời hạn vay, nếu một món vay có qui mô vốn vay lớn hơn món vay có mức vốn vay thấp thì số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng cho ngân hàng cũng cao hơn theo tỷ lệ. Chính vì thế với món vay có giá trị lớn, khi thời hạn vay bị khống chế sẽ gây ra khó khăn cho người vay trong quá trình trả nợ. Thông thường thì những người cho vay mong muốn khách hàng của mình có tỷ lệ tiền thanh toán hàng tháng nằm trong giới hạn từ 25-30%¬¬¬ () so với thu nhập để có thể đảm bảo được cuộc sống và thực hiện tốt hợp đồng vay tiêu dùng. Vì vậy ngân hàng có thể mở rộng thời hạn vay cho các món vay từ 10 triệu trở lên, nhất là những món vay có giá trị lớn. Một khi thời hạn vay được mở rộng, ví dụ như thay đổi từ mức 36 tháng như hiện nay lên thành mức tối đa là 60 tháng, như vậy sẽ thuận lợi hơn cho khách hàng trong quá trình trả nợ. Trong từng trường hợp sẽ xác định thời hạn vay cụ thể, phụ thuộc vào qui mô của món vay, thu nhập trung bình mỗi tháng và sự lựa chọn thời hạn vay theo khách hàng là phù hợp với họ nhất để thực hiện việc trả góp hàng tháng. Nếu như có nhiều khách hàng vay vốn với thời hạn dài thì sẽ làm dư nợ của ngân hàng đạt mức cao hơn, và việc thu lãi từ số dư nợ này sẽ đem lại cho ngân hàng món lợi lớn. 2. Giải pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm tiếp tục phát triển loại hình này. a. Kiến nghị với Hội sở cho phép ngân hàng ACB Đà Nẵng được quyền linh động thay đổi lãi suất trong giới hạn có thể. Trong khi các ngân hàng khác trên địa bàn liên tục giảm lãi suất để chiếm lĩnh thị phần, thì ngân hàng Á Châu Đà Nẵng không thay đổi lãi suất mà phải chờ quyết định của ngân hàng Hội sở, điều này đã làm cho ngân hàng khó cạnh tranh được với các ngân hàng bạn, đồng thời làm cho các khách hàng đã và đang vay vốn của ngân hàng chuyển sang vay ở những ngân hàng khác có mức lãi suất thấp hơn. Vì vậy để giữ các khách hàng truyền thống và thu hút thêm các khách hàng mới thì ngân hàng phải được linh động thay đổi lãi suất trong giới hạn mà Hội Sở cho phép. Đồng thời ngân hàng có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau cho những khách hàng thường xuyên vay tại ngân hàng. b. Mở rộng mạng lưới chi nhánh ở một số quận huyện trên địa bàn. Vay tiêu dùng là hình thức cho vay trả góp hàng tháng nên việc trả nợ duy trì trong một thời gian dài, mang tính thường xuyên, liên tục. Mặc khác các doanh nghiệp hay những cá nhân vay vốn lại phân bố rải rác trên nhiều quận khác nhau. Chính vì thế mà hệ thống mạng lưới các chi nhánh càng rộng sẽ càng dễ tiếp cận để cho vay tiêu dùng đối với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình đi trả góp hàng tháng. Trên thực tế, ngân hàng đã ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng với một số trường học ở quận Thanh Khê nên việc đi lại của khách hàng để trả nợ rất mất thời gian, điều này gây tâm lý lười nhác đi trả nợ trong khách hàng, có trường hợp dồn 2 đến 3 tháng mới đi trả nợ một lần cho tiện. Bên cạnh đó, khi ngân hàng muốn tăng DSCV nói chung và DSCV tiêu dùng nói riêng thì thì việc phát triển dung lượng trên cùng một địa điểm sẽ là không có tác dụng vì thị trường trên địa phương đó không vì thế mà phát triển lên. Vậy muốn tăng được dư nợ của loại hình này, chúng ta phải phát triển thêm những chi nhánh mới, hướng đối tượng khách hàng của mình sang những doanh nghiệp cũng như những cá nhân chưa thực hiện vay tiêu dùng trên những địa bàn khác nhau. Muốn thế phải có mạng lưới chi nhánh phân bố đến từng địa bàn, nhất là những khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh lớn như ở quận Sơn Trà, Thanh Khê... Đây còn là cơ hội cho ngân hàng nâng cao được doanh số cho vay thông qua việc cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhu cầu, đồng thời thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác như chuyển tiền, thanh toán, mở tài khoản... c. Phát triển vay tín dụng qua người đại diện. Khi ngân hàng cho vay tiêu dùng trong một doanh nghiệp hay đơn vị nào đó, thay vì ngân hàng ký hợp đồng với từng CBCNV trong doanh nghiệp đó, đồng thời khi thu nợ hàng tháng cũng phải làm thủ tục cho từng cá nhân trong doanh nghiệp đó. Như vậy thì cả ngân hàng và người vay đều mất thời gian và chi phí giao dịch. Chính vì thế mà ngân hàng nên ký hợp đồng thông qua người đại diện là trưởng nhóm làm việc hoặc là tổ trưởng các tổ sản xuất, trưởng phòng, đại diện công đoàn... của doanh nghiệp đó. Do bắt nguồn từ tính chất công việc là quản lý trực tiếp đến từng lao động nên mỗi tổ trưởng sẽ có điều kiện theo dõi, tìm hiểu và là người có thông tin chính xác nhất về mọi thay đổi của tổ viên mình. Đồng thời, người này có trách nhiệm phát lương cho CBCNV, nên họ có thể trừ số tiền phải trả cho ngân hàng vào lương trước khi phát cho công nhân. Đây là điều thuận lợi góp phần giảm thiểu được rủi ro, làm tăng chất lượng món vay của ngân hàng. Và như là một cách để hỗ trợ, khuyến khích và bù đắp cho việc hợp tác với ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện trích tỷ lệ phần trăm hoa hồng trên số lãi thu được đó cho người đại diện. Có những điều kiện đặc biệt dành cho người đại diện như cho họ vay với mức lãi suất ưu đãi; nếu như cho vay tiêu dùng hiện nay với lãi suất là 0,85% một tháng thì trong trường hợp người đại diện có nhu cầu vay vốn thì có thể áp dụng mức lãi suất thấp hơn. Ngoài ra ngân hàng nên có những cách thuyết phục để người đại diện sẵn sàng hợp tác với ngân hàng bằng cách như: tạo và duy trì mối quan hệ tốt với lãnh đạo doanh nghiệp và người đại diện bằng cách thường xuyên tổ chức Hội nghị khách hàng để tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Qua đó còn có thêm cơ hội lắng nghe ý kiến từ phía khách hàng để có những thay đổi phù hợp hơn, hơn nữa làm cho người đại diện thấy được vai trò vô cùng quan trọng của mình trong hoạt động này, do đó sẽ có tác dụng tạo cho họ có cảm giác được tôn trọng, đây là động lực để họ có thể làm tốt hơn công việc của mình. d. Khắc phục hạn chế về mức độ phổ biến của ngân hàng và hoạt động cho vay tiêu dùng đến người dân, cũng như những hạn chế của VTD tại ngân hàng. Bằng cách xây dựng cho người vay tâm lý tốt, cụ thể khi tiếp xúc với khách hàng vay trong việc phổ biến về vay tiêu dùng, ngân hàng có thể giải thích rằng: “ngân hàng Á Châu Đà Nẵng đang hỗ trợ các bạn trong việc cải thiện các điều kiện sống của mình bằng cách ứng trước cho các bạn một số tiền mà bạn sẽ có trong tương lai. Thực ra việc chi tiêu bây giờ của các bạn chính là việc các bạn sử dụng trước số tiền của mình sau này mà thôi”. Khó khăn hơn để thay đổi cách nhìn nhận của người dân về mặc thủ tục, giấy tờ, vì đây là một loại hình dịch vụ nên chất lượng và những đặc tính của dịch vụ chỉ có thể được đánh giá trong và sau quá trình tiêu dùng. Để xoá đi những ấn tượng vô hình không tốt trong khách hàng phải có những bằng chứng hữu hình tích cực. Trong khi khách hàng có khuynh hướng tin vào sự giới thiệu của những người khác khi nhìn nhận một dịch vụ, thì sự truyền miệng sẽ là nhân tố quan trọng trong hoạt động truyền thông của ngân hàng. Ngân hàng sẽ kết hợp việc truyền thông từ Ban giám đốc, Công đoàn, người đại diện để việc truyền miệng có được kết quả như mong muốn; với việc phân phát tờ rơi cho các khách hàng vay cũng được thực hiện cùng thời gian với đợt tuyên truyền trên, sẽ có tác dụng hỗ trợ to lớn. Tờ rơi gồm các nội dung về vay tiêu dùng và những ưu điểm của nó. Từ những tờ rơi được phân phát có thể làm thay đổi, xoá bỏ đi các suy nghĩ phiến diện, chủ quan trong người dân. Bên cạnh đó ngân hàng phải tạo cho khách hàng sự thuận tiện trong quá trình giao dịch, nhân viên ngân hàng luôn vui vẻ, nhiệt tình để khách hàng có được cảm giác thoải mái, không căng thẳng trong khi làm việc. Đồng thời với bầu không khí trong sạch, màu sắc dễ chịu, có những phương tiện giải trí để không có cảm giác phải chờ đợi, tất cả những điều này nhằm tạo cho khách hàng có thể hưởng được một dịch vụ tốt nhất đến mức có thể. 3. Giải pháp khai thác các tiềm năng của loại hình tín dụng tiêu dùng. a. Mở rộng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng với đối tượng là người lao động có tham gia mua cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá. Cho vay tiêu dùng với các đối tượng là CBCNV có tham gia mua cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá có thể mở rộng được hình thức cho vay tiêu dùng và vẫn đảm bảo được an toàn tín dụng. Đây là thị trường mới mẻ, vì các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá thường hoạt động có hiệu quả hơn rất nhiều, từ đó thu nhập của người lao động cũng có điều kiện được cải thiện, và với hình thức đảm bảo này thì xác suất xảy ra rủi ro đối với ngân hàng được giảm đi rất nhiều, tuy nhiên ngân hàng phải quyết định lựa chọn những DN CPH, hay những DN CP làm ăn có hiệu quả, có xu hướng phát triển để thực hiện loại hình này, loại trừ rủi ro khi doanh nghiệp đó làm ăn phá sản, không trả lương được cho người lao động làm việc tại đó, và nếu như vậy thì cổ phiếu được đảm bảo đó cũng giảm giá trị đi rất nhiều. b. Mở rộng nghiệp vụ Vay tiêu dùng dành cho đối tượng là người lao động trong các DN ngoài quốc doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quả, làm việc trong những ngành có tiềm năng phát triển, có qui mô lớn... và thu nhập bình quân của người lao động cao. Nhất thiết là những doanh nghiệp có ký kết hợp đồng lao động với người lao động, có tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp họ. Vì chính những khoản bảo hiểm này của người lao động mới thực sự là nguồn thu nợ của ngân hàng khi các cá nhânVTD không trả được nợ do bất kỳ nguyên nhân nào. Và thực sự món vay này có tỷ lệ an toàn tín dụng rất lớn, vì đây là DN với 100% vốn nước ngoài có qui mô lớn nên hoạt động rất có hiệu quả. Bên cạnh những điều kiện trên thì ngân hàng nên lựa chọn khách hàng của mình là những người có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp đó một thời gian dài đủ để quỹ bảo hiểm của họ đạt ở một mức tài chính nhất định. Ngoài ra độ dài thời gian làm việc, thời sống tại nơi cư trú cũng là những thông tin rất quan trọng đối với cán bộ ngân hàng khi xét vay tiêu dùng, vì các khoản thời gian trên càng dài thì chứng tỏ cuộc sống của người đó càng ổn định, ngược lại nếu xét duyệt cho một người thường xuyên thay đổi chổ làm và chổ ở sẽ là yếu tố bất lợi cho ngân hàng trong quá trình cho vay. Tiêu biểu cho mẫu doanh nghiệp này hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng như doanh nghiệp tư nhân Gạch Đồng Tâm. Đồng thời ngân hàng nên thực hiện một dịch vụ mới, đó là dịch vụ chi trả lương hàng tháng cho người lao động, thay vì họ nhận lương từ doanh nghiệp thì sẽ đến ngân hàng nhận lương. Kết hợp giữa hình thức này với việc vay tiêu dùng cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đó trong quá trình phát vay, thu nợ, sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Với sự kết hợp này, hàng tháng thay vì người lao động phải đến ngân hàng nộp gốc và lãi thì sẽ được bù trừ trực tiếp vào tài khoản tiền lương hàng tháng của họ, chính vì thế không tốn thời gian cho việc trả nợ, công việc thu nợ của nhân viên ngân hàng cũng đơn giản hơn, không mất thời gian cho việc kiểm đếm tiền. 4. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng. a. Trường hợp xảy ra những rủi ro dẫn đến giảm sút thu nhập hay mất việc làm của người vay vốn. Để phòng tránh rủi ro trên, trước khi thực hiện cho vay tiêu dùng ngân hàng phải có được những thông tin đầy đủ và đúng nhất về lợi nhuận của doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân của CBCNV, xu hướng phát triển trong tương lai, thị trường cạnh tranh và tiềm năng phát triển... Qua đó có thể lựa chọn những doanh nghiệp tốt nhất để tiến hành cho vay tiêu dùng. Đồng thời nhằm hạn chế tổn thất cho ngân hàng do rủi ro trên xảy đến với doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh trong khi đã tiến hành cho vay tiêu dùng, trong từng trường hợp cụ thể ngân hàng có những phương án xử lý như: - Khi thu nhập người lao động bị giảm sút làm khả năng trả nợ của người vay bị ảnh hưởng, cán bộ ngân hàng sẽ làm việc trực tiếp với từng cá nhân cụ thể. Dựa trên mức thu nhập đã điều chỉnh, kết hợp với các nguồn thu nhập khác nếu có, cán bộ tín dụng sẽ xây dựng phương án trả nợ mới phù hợp cho người đó. Tạo điều kiện để họ có thể tiếp tục trả nợ cho ngân hàng, nhưng vẫn đảm bảo cho cuộc sống. - Khi người lao động bị mất việc làm thì khả năng thu nợ của ngân hàng là rất thấp chính vì nguồn đảm bảo cho việc trả nợ đã mất. Trong trường hợp ngoài lương, người vay còn có những khoản thu nhập thường xuyên khác đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng thì cán bộ tín dụng làm việc với người đó để họ vẫn duy trì việc trả nợ cho ngân hàng, bên cạnh đó bắt buộc thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tài sản như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu người lao động không còn nguồn thu nhập nào khác ngoài lương thì do quá trình đóng BHXH trước đó nên khi người lao động nghỉ việc sẽ được hưởng một khoản trợ cấp từ quỹ BHXH, đây sẽ trở thành nguồn để ngân hàng có thể thu hồi được món nợ vay đó. Trong thời gian sắp đến, khi hoạt động của Quỹ trợ cấp thất nghiệp được triển khai thì đây sẽ là nguồn thu nợ chính của ngân hàng trong trường hợp này. Mặc dù vẫn có thể thu hồi được nợ, nhưng hiệu quả của việc thu nợ thể hiện ở cách thức thu như thế nào, nên tốt hơn hết ngân hàng phải phòng tránh những rủi ro trên ngay từ đầu bằng việc xem xét về tiềm năng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp đó trong tương lai để có được các món vay tiêu dùng thật sự có chất lượng. b.Trường hợp xảy ra các rủi ro khách quan dẫn đến ốm đau, tai nạn, hay thiệt hại đến tính mạng của người vay vốn. Trong trường hợp này tầm quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất, vì chính họ là những người nắm thông tin đầy đủ nhất về lao động làm việc cho mình. chính vì vậy trong biên bản thoả thuận giữa ngân hàng và người đại diện doanh nghiệp phải có điều khoản về trách nhiệm doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến tình hình vay tiêu dùng một cách kịp thời cho ngân hàng biết để xử lý nếu có rủi ro xảy ra. - Nếu người vay bị ốm đau, tai nạn ở mức nhẹ thì cán bộ tín dụng không cần điều chỉnh lại phương án trả nợ vì sự mất cân bằng về tài chính này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, và họ đã có 75% lương làm nguồn trả nợ nên không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng . Trong trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, thu nhập của người vay trong thời gian dài thì ngân hàng phải có phương án điều chỉnh kỳ hạn cũng như số tiền trả nợ cho phù hợp dựa trên thu nhập thực tế tại doanh nghiệp và cụ thể số tiền trợ cấp từ Quỹ bảo hiểm. Người bị rủi ro sẽ được hưởng từ Quỹ bảo hiểm số tiền trợ cấp 1 lần từ 4-12 tháng lương nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 5-30% và được hưởng mức trợ cấp hàng tháng từ 0,4-1,6 tháng lương tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động là từ 31-100%. - Trường hợp thiệt hại tính mạng người lao động do rủi ro khách quan đem lại, thì nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là từ Quỹ BH của người đó, ngoài ra ở một số doanh nghiệp còn có các quỹ tại doanh nghiệp khác hình thành từ thâm niên, tiền thưởng của người lao động, đây là nguồn thu nợ của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Lãnh đạo doanh nghiệp phải có trách nhiệm khi xác nhận cho người lao động vay vốn ngân hàng bằng việc thông tin nhanh nhát cho ngân hàng về rủi ro xảy ra và cùng phối hợp với ngân hàng để giải quyết tronh trường hợp này. Ngoài số tiền tuất của người đó, Quỹ BHXH sẽ trợ cấp thêm số tiền bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu. Số tiền này và số tiền trích từ các quỹ của người lao động tại doanh nghiệp được dùng để thanh toán hết các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Và lãnh đạo doanh nghiệp là người có nghĩa vụ trích tất cả các khoản thu mà người đó được để thanh toán trong trường hợp này. Tuỳ vào thương lượng của doanh nghiệp và ngân hàng mà ngân hàng chỉ thu số tiền gốc còn lại thôi, không thu tiền lãi đối với khoản vay đó. Xem như đây là sự chia sẻ từ phía ngân hàng trong rủi ro không may này. c. Trường hợp xảy ra rủi ro từ phía chủ quan của người đi vay. - Trường hợp người vay cố tình không trả nợ: đi kèm với hồ sơ vay vốn có sự xác nhận của doanh nghiệp, nên có thêm phần cam kết bắt buộc người đi vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, nếu không sẽ chịu các hình thức xử phạt về lợi ích vật chất tại doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp với tư cách là người đại diện chấp nhận cho CBCNV của mình vay vốn phải có những qui định cụ thể về việc xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng tiêu dùng giữa người vay với ngân hàng và đã có sự chấp nhận từ phía người vay, ví dụ: + Qui định các CBCNV nào có tên trong danh sách không trả nợ nữa và ngân hàng được báo về đơn vị sẽ bị cắt thưởng của tháng đó. Thông thường đây là những người không trả nợ vay từ 3 tháng trở lên. + Trường hợp nặng hơn, nếu người đó tiếp tục không trả nợ và ngân hàng đã gởi giấy báo về nhiều lần thì người đó sẽ bị cắt thi đua của quí hay của năm đó. + Ở một số doanh nghiệp, đơn vị khi mà giá trị tiền thưởng không lớn hay yếu tố thi đua không được coi trọng, thì doanh nghiệp nên áp dụng phương thức “giam lương” của người đó cho đến khi họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Đây là hình thức có thể nói phù hợp nhất trong việc xử lý các loại rủi ro như thế này. - Nếu trường hợp người vay tiêu dùng nghỉ việc tại doanh nghiệp đó và chuyển sang làm việc tại đơn vị mới thì doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm thông báo với ngân hàng về danh sách số người này, đồng thời doanh nghiệp chỉ ký chấp nhận đơn xin chuyển công tác nếu người đó chứng minh được là đã hoàn thành xong việc trả nợ cho ngân hàng. Ta thấy rằng trong trường hợp này, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của đơn vị với ngân hàng. Hoạt động tín dụng này thực sự có hiệu quả xuất phát từ sự đóng góp không nhỏ của phía lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là điều mà ngân hàng cần chú trọng để có thể tiếp tục phát huy những mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp. - Trong trường hợp người vay nghỉ hay bỏ việc bất thường, không có sự đồng ý của lãnh đạo doanh nghiệp thì người đại diện doanh nghiệp phải có trách nhiệm với món vay đó. Người đại diện cho đơn vị hoàn toàn có quyền ký chấp nhận để trích quỹ bảo hiểm của người mang nợ đó trả nợ cho ngân hàng. Vì theo điều 4 Điều lệ BHXH thì quyền hưởng BHXH của người lao động có thể bị đình chỉ hoặc cắt giảm hoặc huỷ bỏ khi người lao động vi phạm pháp luật. d. Trường hợp xảy ra rủi ro do tình hình biến động kinh tế. Khi những nguyên nhân khách quan như biến động về bất động sản, làm cho giá của các tài sản mà người vay thế chấp cho ngân hàng khi vay giảm thấp so với tại thời điểm ngân hàng định giá tài sản. Và vào lúc này người vay không trả nợ thì dẫu cho ngân hàng phát mại tài sản cũng không thu hồi đủ nợ của người đó. Đây là rủi ro rất hiếm xảy ra, nhưng để tránh trường hợp này xảy ra thì ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay như: xem xét giấy tờ sở hữu tài sản của người vay, tình hình tài chính của người bảo lãnh, định giá tài sản đó. Nhưng nếu trường hợp này đã xảy ra rồi thì tiền thu được do phát mại tài sản thế chấp thanh toán theo thứ tự sau: Trả nợ gốc và lãi vay, trả các chi phí bảo quản, phát mại, tố tụng; phần còn thiếu mà ngân hàng chưa thu đủ thì tiếp tục tìm các nguồn khác để trả nợ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnh_tmai_voi_hd_cho_vay_tieu_dung_61.pdf
Luận văn liên quan