Nghệ thuật kinh doanh - Các mối quan hệ trong quá trình hội nhập và giải pháp

Môc lôc LỜI MỞ ĐẦU . 1 PHẦN NỘI DUNG . 2 I, Tổng quan về nghệ thuật kinh doanh2 1, Khái quát chung về quản trị kinh doanh 2 2, Một số nghệ thuât kinh doanh truyền thống trong quản trị . 2 2.1; Thân kế 2 2.2; Kinh tế kế . 2 2.3; Mỹ nhân kế . 2 2.4; Dương đông kích tây 3 2.5; Toạ sơn hổ đấu 3 2.6; Khổ nhục kế . 3 2.7; Bỏ con săn sắt bắt con cá rô . 3 2.8; Mượn sức người . 3 3, Một vài bí quyết kinh doanh có hiệu quả trong quá trình hội nhập . 3 3.1; Tìm hiểu đủ chính sách và luật 3 3.2; Đầu tư cân đối 4 3.3; Phải biết đối mặt với rủi ro 4 3.4; Lựa chọn con đường riêng 4 3.5; Chiến lược Marketing (Chiến lược kinh doanh mới) 5 4; Vai trò của nghệ thuật kinh doanh trong hội nhập . 5 4.1; Nghệ thuật kinh hoanh với khách hàng . 5 4.2; Nghệ thuật trong việc dùng người 7 4.3; Nghệ thuật đối với đối thủ cạnh tranh . 9 5; Cơ sở hình thành nghệ thuật kinh doanh . 10 5.1; Tiềm năng của doanh nghiệp . 10 5.2; Sự quyết đoán của người lãnh đạo . 11 5.3; Sử dụng mưu kế trong kinh doanh . 11 5.4; Giữ được các bí mật trong kinh doanh . 12 5.5; Tri thức và thông tin 12 II; Các mối quan hệ của nghệ thuật kinh doanh trong quá trình hội nhập12 1; Khoa học công nghệ phát triển 12 2; Sản phẩm cạnh tranh ngày càng lớn . 13 3; Những quy chế đối ngoại trong quá trình hội nhập 14 4; Hệ thống luật pháp càng ngày càng chặt chẽ . 20 III, Thực trạng và giải pháp áp dụng nghệ thuật kinh doanh21 1, Bí quyết định vị thương hiệu của các công ty sữa . 21 2, Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu sản phẩm . 21 3, Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm . 23 4, Lựa chọn định vị giá trị cho thương hiệu sản phẩm 24 PHẦN KẾT LUẬN . 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 27

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật kinh doanh - Các mối quan hệ trong quá trình hội nhập và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ai cũng muốn làm ăn phát tài, song phải suy nghĩ và hành động như thế nào? Thực tế muôn hình muôn vẻ, cơ hội mới rất khó tìm được. Nhưng nếu biết nắm lấy thời cơ có thể biến một công ty đang trên bờ vực phá sản được hồi sinh, có thể làm cho các xí nghiệp đang làm ăn trì trệ phất lên nhanh chóng. Ngày nay nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thì cuộc cạnh tranh trong thương trường cũng diễn ra ngày càng khốc liệt. Cuộc sống đòi hỏi con người ta phải không ngừng tìm tòi cách làm ăn và những phương thức kinh doanh mới, nếu không muốn bị đối thủ cạnh tranh đè bẹp. Hãy vươn lên để trở thành người kinh doanh thành đạt trên thương trường. Với những kiến thức cơ bản về nghệ thuật kinh doanh trong quá trình hội nhập sẽ giúp chúng ta nghĩ ra nhiều phương kế, nắm bắt mọi thời cơ, kiếm thật nhiều của cải một cách chính đáng, giành phần thắng trong cuộc chiến đầy sóng gió và kịch tính trên thương trường. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án do thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn. Đặc biệt em rất kính mong thầy Đỗ Hoàng Toàn tham gia đóng góp ý kiến giúp đỡ em hoàn chỉnh đề tài hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN NỘI DUNG I, Tổng quan về nghệ thuật kinh doanh 1, Khái quát chung về quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh vừa là khoa học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong đó tính nghệ thuật rất cao. Nghệ thuật kinh doanh chỉ có được khi các nhà quản trị có những phẩm chất, tố chất đặt biệt, khả năng đặt biệt khi vận dụng sử dụng các phương pháp quản trị. Khi sử dụng phương pháp quản trị khéo léo, thành thạo đến một mức độ siêu phàm sẽ đem lại một kết quả ưu việt, nó sẽ trở thành nghệ thuật quản trị. Hay nói cách khác nghệ thuật quản trị là việc sử dụng hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, cơ hội và các kinh nghiệm được tích luỹ trong kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Nghệ thuật quản trị là việc đối phó với vô vàn thách thức của môi trường kinh doanh luôn xảy đến với tổ chức doanh nghiệp. Nghệ thuật quản trị được hình thành trên cơ sở tiềm năng của tổ chức, trình độ. sự quyết đoán của nhà quản trị và việc sử dụng mưu kế trong quản trị. 2, Một số nghệ thuât kinh doanh truyền thống trong quản trị 2.1; Thân kế Là việc sử dụng các mối quan hệ thân tình để khai thác các lợi thế các thông tin từ đối thủ hoặc là đối tượng quản trị. 2.2; Kinh tế kế Là việc sử dụng các lợi ích kinh tế để mua chuộc các đối tượng, mua chuộc thông tin, thậm chi chia rẽ nội bộ đối phương. 2.3; Mỹ nhân kế Là việc sử dụng phụ nữ đẹp để mua chuộc, lấy thông tin hoặc thuyết phục đối thủ theo ý mình. 2.4; Dương đông kích tây Là việc tung tin theo nhiều hướng khác nhau để đối phương không biết được hướng di của doanh nghiệp. Sau đó bất ngờ đi theo hướng khác để đối phương không kịp trở tay 2.5; Toạ sơn hổ đấu Là việc khiêu kích các doanh nghiệp để đối phương đối đầu với nhau và mình ở giữa kiếm lợi. 2.6; Khổ nhục kế Là việc tạo những hoàn cảnh khó khăn để đố phương tưởng mình yếu kém, qua đó ngấm ngầm thực hiện những công việc của mình. 2.7; Bỏ con săn sắt bắt con cá rô Đó là mưu kế bỏ ra một khoản kinh phí nhỏ để nhử đối phương đổi lại sẽ có lợi lớn trog những lần sau. 2.8; Mượn sức người Là việc ùng thanh thế của người khác để làm được việc cho mình. 3, Một vài bí quyết kinh doanh có hiệu quả trong quá trình hội nhập. 3.1; Tìm hiểu đủ chính sách và luật Không ít các doanh nghiệp thành công đã vận dụng linh hoạt ý nghĩa của câu tục ngữ: “ Anh có chính sách, tôi có đối sách và kinh doanh”. Thường xuyên tìm hiểu những thiếu sót của chính sách để tiến hành kinh doanh. Làm theo cách này mặc dù khó và đôi khi mạo hiểm nhưng khi thực hiện được thì thành công chắc chắn sẽ tới. Giầy vải Trung Quốc đã từng trải qua một thời điểm khó khăn khi giầy vải đang phát triển, một công ty mỗi tháng có thể bán được hơn một tá giầy thì chính quyền ra pháp lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng dệt.Chính vì thế giầy vải tiêu thụ bị đóng cửa. Nhưng những nhà kinh doanh Trung Quốc đã nhận thấy rằng ở đây không cấm nhập khẩu các thiết bị sản xuất giầy dép và đế giầy, thế là họ bắt tay vào việc nhập khẩu thiết bị sản xuất giầy và đế giầy vào thị trường và tiến hành sản xuất ngay tại địa phương.Hoạt động này chính là sự nhậy cảm về sự khuyết thiếu của chính sách để tìm cơ hội kinh doanh và phát triển. 3.2; Đầu tư cân đối Một doanh nghiệp kinh doanh phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: Chiến tranh, bạo loạn, khủng bố, kinh tế phát triển hoặc không phát triển, các vấn đề về chính sách đều ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp. Nó không mang tính chắc chắn và làm cho các đơn vị kinh doanh gặp nhiều xáo trộn. Chính vì vậy người tài giỏi trong kinh doanh không bao gầơ được phép giẫm chân nên bước đi thất bại của người đi trước và đặc biệt không nên thấy nhiều người làm thì mình cũng làm. Công việc kinh doanh có lúc thiếu cân bằng và chắc chắn nhưng không phải tất cả các ngành đều ở trong tình trạng khó khăn. Họ có thể thông qua phân tích tình hình nhà máy, dự đoán kinh tế, đưa vốn vào những ngành có khả năng cao. Nếu như ngành nghề nào đó trở nên yếu kém khó thu hồi có thể lấy lợi nhuận từ ngành khác để bù đắp. Điều này khiến cho tổn thất đầu tư giảm xuống một cách thấp nh 3.3; Phải biết đối mặt với rủi ro Trong kinh doanh rủi ro là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là các nhà quản lý phải biết biến rủi ro thành cái lợi cho mình. 3.4; Lựa chọn con đường riêng Những người làm kinh doanh luôn trăn trở tìm cho mình một cách kiếm tiền tốt nhất, có điều họ thường đi theo con đường mà nhiều người cùng nhẩy xô vào, điều đó làm họ ngộ nhận rằng nhiều người tham gia có lẽ mình làm cũng được và thế là họ đổ công sức và tiền bạc vào kinh doanh. Nhưng khi nhiều người cùng đi trên một con đường giống nhau thì kết quả thực sự làm cho họ thất vọng. người làm kinh doanh tài giỏi là người biết lựa chọn cho mình lối đi riêng, một cách làm đặc biệt, có thể như thế là mạo hiểm nhưng cái được coi là “ khác người” đó lại đem đến cho họ những thành công mĩ mãn. 3.5; Chiến lược Marketing (Chiến lược kinh doanh mới) Tự tìm cho mình một cách quảng cáo bất ngờ gây tiếng vang lớn bên cạnh một sự kiện nào đó. Đây được coi là cách làm thông minh, nó vừa không tốn kém hoặc tốn kém ít nhưng hiệu quả đem lại vô cùng lớn. cần chú ý đặt biệt đến các ngày lễ trong năm để đưa ra các chiến lược kinh doanh kịp thời. 4; Vai trò của nghệ thuật kinh doanh trong hội nhập 4.1; Nghệ thuật kinh hoanh với khách hàng Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc giao tiếp với khách hàng, nó đem lại rất nhiều thành công trong kinh doanh. Để làm tốt công việc này mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu khách hàng của mình là ai bằng việc giải đáp một loạt thông số định tính và định lượng về đối tượng khách hàng đó như: họ là ai, một tổ chức hay một cá nhân, sở thích, nghề nghiệp, lứa tuổi, khuynh hướng tiêu dùng, đặc điểm tâm lý, thu nhập bình quân, họ muốn gì ở chúng ta... Mỗi doanh nghiệp cần phải nắm rõ sản phẩm hiện hành đang nằm ở cung đoạn nào của thị trường sản phẩm đó. Có nghĩa là nó đang phục vụ ai, ở đâu và phục vụ như thế nào... Có thể nói rất nhiều nguyên nhân gây nên sự thất bại của các doanh nghiệp. Nhưng đa số các trường hợp thất bại là do ba nhân tố liên quan đến khách hàng sau đây: 1, Thiếu lượng khách hàng cần có 2, Thiếu khách hàng trung thành 3, Thiếu sản phẩm cần thiết cho khách hàng Trong trường hợp bị phá sản có liên quan đến khách hàng thì 80% là do thiếu lượng khách hàng cần thiết. Mà sở dĩ xảy ra tình trạng nay một là do doanh nghiệp không có khả năng thu hút đủ lượng khách hàng, hai là do doanh nghiệp để thất thoát một lượng khách hàng tiềm năng. Không nên để cho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp một hoặc hai lần. Nhất định phải biết nhìn xa trông rộng để giành lấy họ.Dưới đây là những đặc điểm cần có đối với tất cả những doanh nghiệp muốn thành công . Bắt đầu từ thái độ cảm kích Phải bầy tỏ sự cảm ơn tới khách hàng. Trên hành tinh này tuy có số dân vài chục tỷ nhưng người muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp chỉ là một giọt nước trong biển cả. Do vậy đối đãi với khách hàng phải giống như vàng bạc, không thể vứt bỏ tuỳ tiện. Cần chào hỏi khách hàng một cách lịch sự (cũng giống như việc đối đãi với một người khách vậyc) Kịp thời, nhanh chóng chào hỏi khách hàng thường làm giảm bớt áp lực của khách hàng. Bởi vì đối với khách hàng đây là một môi trường xa lạ, ở một nơi mà mình không quen thuộc, ai cũng cảm thấy không dễ chịu.vì vậy việc kịp thời chào hỏi sẽ làm cho khach hàng cảm thấy thoải mái và sẽ có lợi trong việc triển khai công việc. “Xin chào”, “Xin mời”, “Rất hoan nghênh” và “Cảm ơn” là những câu nói hết sức có hiệu lực trong việc thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa khách hàng với doanh nghiệp. Nói chuyện với khách hàng bằng ánh mắt Khi khách hàng đến gần mà nhân viên bán hàng không thể dừng lại để chào hỏi thì nên làm như thế nào? Hãy nói chuyện với khách hàng bằng ánh mắt, chỉ cần nhìn vào mắt khách hàng và tỏ ý rất vui lòng được phục vụ họ. - Mỉm cười là biểu hiện của sự thân thiện Khi mỉm cười có nghĩa là bạn muốn nói với khách hàng rằng: Chúng tôi rất vui lòng được đón tiếp và phục vụ ban.Trước khi mỉm cười bạn cần phải nhớ một sự thực là nụ cười phải bắt nguồn từ ánh mắt và miệng. Nếu chỉ dùng miệng để thể hiện nụ cười của mình thì nụ cười này sẽ có vẻ giả tạo, làm cho người khác cảm thấy bạn không chân thành. 4.2; Nghệ thuật trong việc dùng người Cân nhắc đức tài Một trong những nguyên nhân góp phần vào sự ăn nên làm ra của một đơn vị sản xuất kinh doanh chính là người lãnh đạo của xí nghiệp đó phải biết chiêu hiền đãi sĩ, biết dùng những người tài giỏi ở những cương vị chủ chốt. Một đơn vị kinh doanh thành đạt cũng thường dựa vào một số người trung thành. Thực tiễn đã chứng minh người trung thành chỉ có thể giúp bạn giữ “két” chứ không thể làm cho cái két ấy đầy tiền. Vấn đề ở đây là làm sao tập hợp những người đó lại phát huy hết tài năng đức độ của họ. Đây là công việc quan trọng của một ông chủ, của một người lãnh đạo. Như vậy, việc chọn người, sử dụng người của một lãnh đạo là tìm những người vừa trung thành lại vừa có năng lực. Trong thực tế rất khó tìm được người đức tài song toàn như vậy một biện pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn là căn cứ vào mục đích sử dụng nhân viên khác nhau mà cân nhắc lựa chọn. Những vị trí cần người có năng lực trình độ phải đưa lên hàng đầu, những vị trí cần người trung thành đưa xuống hàng thứ hai. Thí dụ: Thủ kho, người xuất nhập hàng hoá, kế toán, nhân viên bảo vệ thì cần người trung thành. Người có năng lực thì đưa vào vị trí kinh doanh, tiếp thị, lập kế hoạch sản xuất, sáng tạo ra mẫu sản phẩm mới... Chọn người phù hợp với công việc Người lãnh đạo phải tìm hiểu phẩm hạnh, sở trường đặc biệt, ham thích và năng lực của cấp dưới. Khi sắp xếp công việc cần chú ý: vì công việc mà bố trí người chứ không phải vì người mà sinh công việc. Phải coi trọng xem họ có thể làm được việc gì, quyết sách dùng người là làm thế nào phát huy được sở trường của họ chứ không thể nhằm vào giảm thiểu sở đoản của họ.Mỗi người đều có sở trường sở đoản riêng vì vậy hãy để cho những người có năng lực thích hợp làm những công việc phù hợp, phát huy hết tài năng của họ “ hãy để con người thích hợp làm công việc phù hợp”. Khi đã chọn được người phù hợp với công việc thì phải hoàn toàn tin tưởngK, mạnh dạn sử dụng. hãy để họ thoải mái làm việc đừng gò bó trói buộc, họ sẽ cống hiến hết mình theo sự đãi ngộ dành cho họ. Sắp xếp và điều phối nhân sự Điều phối nhân sự là một việc rất quan trọng trong công tác tổ chức của một cơ quan, xí nghiệp. Điều phối nhân sự là làm cho mọi người làm việc nhịp nhàng, đồng tâm, hiệp lực, nhất trí. Người lãnh đạo khi dùng người cần đặc biệt chú ý đến vấn đề đoàn kết nhân viên. Việc sắp xếp điều phối các nhân viên không phải là việc dễ, bởi lẽ mỗi người mỗi tính, ý kiến quan điểm khác nhau, giải quyết vấn đề đó là biện pháp hữu hiệu làm cho đơn vị đó phát triển ngày một tốt đẹp hơn. - Chọn dùng người trợ thủ Tuyển chọn người sao cho có thể bù đắp vào những điểm yếu của mình. Chẳng hạn giám đốc là người xuất thân từ một cán bộ kỹ thuật nên rất thiếu kiến thức về tài vụ, vì vậy tìm một trợ thủ về tài vụ là cần thiết. Tóm lại, trợ thủ và người lãnh đạo phải có quan hệ bù đắp được cho nhau. Dùng người phải xem phẩm chất + Không thể trọng dụng kẻ đầu cơ + Không thể trọng dụng kẻ tự cho mình là người hơn. loại người này căn bản không chịu chấp nhận những hành động suy nghĩ của người khác. Một biện pháp giải quyết là tách riêng họ ra và đó cũng là cách giải quyết duy nhất. + Không thể trọng dụng kẻ cực độ ham muốn quyền lực. Người cực độ ham muốn quyền lực đều có một dã tâm không thể kìm chế được, trước mặt người khác luôn tỏ ra là người có năng lực. Trong công việc loại người này không từ một thủ đoạn nào vì lợi ích của bản thân, thường làm bạihoại công việc của cơ quan xí nghiệp. + Không thể trọng dụng kẻ hư vinh. Loại người này thích tự thổi kèn tự đánh trống, thiếu tinh thần làm thật, có cơ hội là ba hoa tuỳ tiện thể hiện cái nổi trội của họ. 4.3; Nghệ thuật đối với đối thủ cạnh tranh Nền kinh tế không ngừng thay đổi, con người cần phải cẩn thận. Nhu cầu thông tin giả, báo giá lừa gạt, quảng cáo thổi phồng lên là những cái bẫy khó tránh, lúc nào cũng có thể làm các doanh nghiệp điêu đứng. Biết mình biết taB, trăm trận trăm thắng. Thương nhân thành công không thể quên lời giáo huấn này, luôn cảnh giác phòng ngừa đối thủ, lúc nào cũng phải để ý dến tình hình của họ. Nếu không làm rõ vấn đề, vội vàng kí kết mua bán thì rất nguy hiểm. Theo các nhà đầu bếp có tiếng, đường vân của mỗi con cá không giống nhau, có thể nhận biết mùi vi cá qua bề ngoài của nó, còn chúng ta sau thời gian dài làm quen với đối thủ, vẫn hầu như không hay biết gì về họ. Hơn nữa chúng ta còn thiếu sự tò mò muốn tìm hiểu họ, đây chính là kiểu kinh doanh đại khái, khó có thể dẫn đến thành công toàn diện. Còn có người quá dựa dẫm vào danh dự, càng ngày càng nhiều thương nhân hiểu rằng xây dưng danh tiếng tốt có nghĩa là kinh doanh phát triển. Danh dự là việc của bản thân, càng vững chắc càng tốt, nhưng khi cụ thể vào từng đợt làm ăn thì không thể dựa vào danh dự được. Trên thương trường, dù có kinh doanh thành công với đối phương không có nghĩa là phần sau sẽ đảm bảo. Người ta không vì vậy mà tin tưởng bạn, bạn đừng hy vọng họ sẽ đem tới nhiều điều tốt cho mình. Đồng thời bạn cũng không vì vậy mà tin tưởng họ. Trong kinh doanh vừa không có bạn bè lâu dài, vừa khó có được đối tác hai lần. Lần nào cũng là lần “đầu tiên” nếu đơn thuần cho rằng đã thành công làm được một vụ buôn bán, do đó lần này chắc chắn sẽ thành công như lần trước, vì thế mà coi thường đối phuơng thì bạn sẽ không tránh khỏi bị lừa 5; Cơ sở hình thành nghệ thuật kinh doanh Nghệ thuật kinh doanh được tạo lập trên cơ sở của tiềm năng doanh nghiệp, tài thao lược kinh doanh (tri thức thông tin), sự quyết đoán của người lãnh đạo, khả nằng dữ bí mật và trình độ sử dụng mưu kế kinh doanh. Có nhiều giám đốc hy vọng tìm được toàn bộ nghệ thuật kinh doanh trong sách vở được công bố trên thị trường sách báo thông tin. Đây là một điều không tưởng vì không ai lại tiết lộ nghệ thuật thành công của mình để đối thủ biết mà đối phó khi mà họ vẫn muốn doanh nghiệp của họ tồn tại và phát triển trên thị trường. Các kién thức một khi được công bố nó đã lạc hậu và đã không con yếu tố bí mật độc tôn nữa. hơn nữa công việc kinh doanh mỗi nơi mỗi khác, mỗi thời mỗi khác. Cách tốt nhất để lĩnh hội nghệ thuật kinh doanh là nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát kinh nghiệm của các giám đốc khác rồi vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp mới đem lại kết quả. 5.1; Tiềm năng của doanh nghiệp Là một thực lực cơ bản để tạo cơ sở cho nghệ thuật kinh kinh doanh. Đó là sự trường vốn, đó là sức mạnh của khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, đó là khả năng nắm bắt được thông tin nhanh hơn, sớm hơn và chính xác hơn các đối thủ khác, đó đồng thời cũng là sức hút các chất xám từ nơi khác về với doanh nghiệp. Đây là một yêu cầu cốt yếu của doanh nghiệp đòi hỏi qua năm tháng tiềm lực của doanhnghiệp phải lớn lên không ngừng để có thể giành được thế độc lập về kinh tế trong kinh doanh: có khả năng đưa vào sử dụng và chủ động và tạo ra các công nghệ vào loại hàng đầu trên thương trường tong và ngoài nước. 5.2; Sự quyết đoán của người lãnh đạo Đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nghệ thuật quản trị. Tất cả những người lãnh đạo non kém và sợ trách nhiệm, luôn đùn đẩy trách nhiệm thì không thể có nghệ thuật quản trị kinh doanh. Nghệ thuật quản trị đồng nghĩa với việc tiên quyết là mọi việc phải diễn ra theo dự kiến của mình, nếu người lãnh đạo nhu nhược và không dám quyết thì không thể có nghệ thuật quản trị được. Là một người muốn làm nên nghiệp lớn thì phải chắc chắn về mọi việc. Các trận sóng tình cảm không thể lay chuyển, ý kiến nhận xét của người khác và các xâm phạm bên ngoài không thể làm bạn chuyển đổi. Sức mạnh nhanh nhẹn, kiên nghị quyết đoán là sức mạnh trong tất cả sức mạnh. Nếu trước khi xảy ra sự việc mà cần phải quyết định thì cần phải quyết định ngay hôm nay, đừng để đến ngày mai. Phải thường xuyên luyện cho mình những quyết định nhạy bén mà kiên nghị. Sự quyết đoán được dựa trên việc phân tích tỉnh táo các hoàn cảnh để đưa ra quyết định. Nó là sản phẩm trí tuệ cao của người lãnh đạo và khác hẳn với sự quyết định của người lãnh đạo chỉ dựa trên căn cứ vu vơ, các suy luận chủ quan tuỳ tiện để đưa ra quyết định. 5.3; Sử dụng mưu kế trong kinh doanh Mưu kế là sản phẩm trí tuệ của chủ doanh nghiệp nhằm buộc đối thủ nhất định phải hành động theo đúng dự kiến của mình đặt ra. Mưu kế do chủ doanh nghiệp nghĩ và được tạo dựng trên các cơ sở sau: Do nắm chắc được thông tin nội tình của đối thủ, phát hiện đúng nhược điểm của họ. Doanh nghiệp đối thủ dù mạnh đến đâu cũng phải có điểm yếu, cần tập trung vào để mà tấn công. Ý trí và quyết tâm làm giàu của chủ doanh nghiệp, dám quyết, dám chấp nhận mạo hiểm rủi ro, có đạo lý, có tình người trong kinh doanh. Vận dụng thành thục các mưu kế truyền thống. 5.4; Giữ được các bí mật trong kinh doanh Từ ý đồ đến giá cả, phương hướng thị trường công việc của một người không tiết lộ hai người, việc làm ngày mai không thể tiết lộ hôm nay. Biết nguỵ trang mục tiêu, đánh lạc hướng đối phương, dồn đối phương vào thế bị động, bất ngờ, khiến họ bị tiêu hao và phân tán lực lượng... để từ đó buộc họ phải hành động theo dự kiến của mình, tận dụng thời cơ. 5.5; Tri thức và thông tin Đó là khả năng nhận biết các quy luật diễn ra trên mọi mặt của các hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là: Phải nắm chắc cong việc chuyện môn thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình, biết tiệp cận vời những công nghệ cao nhất thuộc chuyện ngành. Có thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn so với mọi đối thủ cạnh tranh. Biết thệm bạn bớt thù, biết làm ít lợi nhiều. Biết giải quyết vấn đề nhanh chóng, nắm chắc nguyện vọng va khả năng của thị trường, giảm rủi ro kinh doanh tới mưc tối đa, không đưa đến sự cạnh tranh của các đối thủ mới. Chuẩn bị chu đáo để chiến đấu với một phương pháp khoa học, để chiếm lĩnh thị trường. Phải hiểu kinh doanh là cạnh tranh là lao tam khổ tứ. II; Các mối quan hệ của nghệ thuật kinh doanh trong quá trình hội nhập 1; Khoa học công nghệ phát triển Việt nam là một trong những nước đang phát triển, mới bước đầu tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy về mặt khoa học kĩ thuật và công nghệ chúng ta đã tụt hậu so với các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới và còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực. Để tăng trưởng kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong những năm qua việc chuyển giao công nghệ tiên tiến đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Sự phát triển của các ngành công nghệ, dịch vụ trình độ cao như công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn. Điều này đã đặt các doanh nghiệp nước ta đứng trước những khó khăn lớn về mặt tài chính, quyết định đầu tư để đổi mới hội nhập hay chấp nhận thụt lùi. Toàn cầu hoá về kinh tế là xu hướng không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện đại. Toàn cầu hoá kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế một nước mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, trong đó có lĩnh vực đào tạo. Để hội nhập chung với nền kinh tế thế giới chúng ta phải bắt nhịp chung với các tri thức của nhân loại, sự hợp tác đào tạo đa phương và song phương ngày cáng phát triển. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư đổi mới hệ thống đào tạo. 2; Sản phẩm cạnh tranh ngày càng lớn Hội nhấp nền kinh tế đồng nghĩa với việc các sản phẩm cạnh tranh ngày càng lớn vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thị trường và đưa ra các sách lược để khai thác hoàn thiện sản phẩm: Sách lược dẫn đầu: sách lược này chính là nguyên lý mới, kỹ thuật mới mà doanh nghiệp nhanh chân dẫn trước khai thác sản phẩm mới trong cuộc chạy đua cạnh tranh sản phẩm khốc liệt. Sự khai thác sản phẩm này phần nhiều thuộc về phạm vi phát minh sáng tạo. Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi số ngạch đầu tư lớn, công việc nghiên cứu khoa học nhiều, thời gian thực nghiệm sản phẩm mới dài. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên nghiên cứu khoa học có tố chất cao, thực lực hùng hậu, có khả năng khai thác kĩ thuật mới, khả năng vận dụng kĩ thuật mới nhanh chóng và mạnh để khai thác sản phẩm mới. Sách lược bổ khuyết: Doanh nghiệp tiến hành phân tích tường tận sản phẩm hiện có trên thị trường và phân tích tường tận nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, từ đó phát hiện ra thị trường còn chư được chiếm lĩnh. Sách lược theo gót: áp dụng sách lược này cá nhà sản xuất thường nhằm vào sản phẩm đã có của thị trường để tiến hành mô phỏng và tiến hành cải tiến làmmới cục bộ. Nhưng nguyên lý và kết cấu cơ bản vẫn giữ nguyên. Các nhà sản xuất loại này luôn theo sát gót kẻ tiên phong đã định ra kĩ thuật, để đầu tư tương đối ít mà đạt được kỹ thuật định hình thành thạo, sau đó lợi dụng thị trường đặc hữu của nó hoặc ưu thế về phương diện giá cả để chiếm lĩnh thị trường 3; Những quy chế đối ngoại trong quá trình hội nhập Hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) luôn là một chủ đề nóng hổi bởi vì trước hết các doanh nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc gia và tiến trình HNKTQT trực tiếp tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nắm vững các cam kết hội nhập hiện nay của Việt Nam và triển vọng của tiến trình này trong tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình đan xen cơ hội và thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng tăng từ nhiều phía và ngay cả trên thị trường trong nước. Có thể nói, HNKTQT của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới, được đại hội Đảng bộ lần VI khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Điều này có nghĩa là chúng ta đang từng bước tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dưng cơ chế kinh tế mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng XHCN, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, giảm và đi đến xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan và các rào cản khác về việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động... giữa Việt nam và các nước được dễ dàng, phù hợp với những quy định của tổ chức, thể chế kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia. Đồng thời Việt Nam đã tiến hành đổi mới kinh tế trong nước, mở rộng và phát triển kinh tế thương mại trong nước, mở rộng và phát triển kinh tế thương mại với các nước. Đến nay Việt nam đã kí được trên 70 hiệp định thương mại song phương, trong đó đán chú ý và toàn diện nhất là hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký năm 2001, việt nam đã lần lượt tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế thương mại quốc tế. Bước phát triển đột phá của quá trình này là Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 25/7/1995 và tham gia vào các cơ chế liên kết ASEAN trong các lĩnh vực dich vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin... Tháng 11/1998, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC) – khối kinh tế khu vực lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% kim ngạch buôn bán, gần 2/3 đầu tư. - 7/11/06 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Hiện nay Việt nam đã là thanh viên của WTO do vậy Việt Nam được tham gia đàm phán, chủ động đề xuất và thảo thuận các kiến nghị, chính sách thương mại thế giới. Đây thực sự là cơ hội để Việt Nam khai thác lợi ích WTO. Thế giới tiếp tục có cách nhìn vào VN ngày càng tích cực hơn. Bạn bè tin cậy vào một VN như một điểm đến an toàn, tiếp tục đổi mới, ổn định về chính trị xã hội, kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất so với những năm trước, đời sống nhân dân càng được nâng cao. Sự ủng hộ hầu như đồng thuận VN làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện sự công nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vị thế mới của ta.Chúng ta đã tận dụng cơ hội mới để thu hút lượng đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục hơn 11 tỉ USD trong mười tháng qua, xuất khẩu cũng tăng đến mức cao nhất với 39 tỉ USD, lượng khách quốc tế vào du lịch và tìm hiểu cơ hội kinh doanh đầu tư ở VN tăng mạnh lên từng tuần, từng tháng.Đặc biệt về mặt tổ chức, chúng ta tiếp tục cải cách hành chính, quan trọng nhất là ta đã bỏ bớt đầu mối, sáp nhập một số bộ/ngành. Đầu năm 2002, Việt Nam cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán với Trung Quốc về thành lập khu vưc mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Tháng 9/2002 tại Brunei, các nước ASEAN va CER (úc và niudilânó) đã kí tuyên bố chung thiết lập đối tác kinh tế gần gũi (CEP) giữa hai bên. Các nhà đàm phán của hai bên sẽ tiếp tục đàm phán cụ thể hoá các cam kết của đối tác kinh tế gàn gũi này trong thời gian Với Nhật Bản, tại hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản ở Campuchia đầu tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo đã nhất tríthiết lập đối tác kinh tế toàn diện, trong đó bao gồm cả khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản, dự kiến sẽ thành lập sớm, có thể là trước cả khu vực mậu dịch tự do ASEAN – TRung Quốc Với Mỹ, vừa qua tại hội nghị cấp cao APEC ở Mehico tháng 10/2002 Tổng thống Mỹ đã đưa ra “sáng kiến vì sự năng động ASEAN” nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN thông qua việc từng bước kí hiệp địh thương mại tự do saong phương với từng nước ASEAN. Bên cạnh việc tham gia liên kết kinh tế đa phương song phương như đã nêu trên, trong những năm qua, Việt Nam cũng đồng thời tham gia vào các liên minh kinh tế tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toan cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... a) Tiếp cận Thị trường Việt Nam đồng ý tiến hành những bước sau nhằm mở cửa thị trường: Dành quy chế đối xử tối huệ quốc cho các hàng hoá của Mỹ; Ðối xử với các hàng hoá nhập khẩu giống như hàng hoá sản xuất trong nước (còn được gọi là “đối xử quốc gia”); Loại bỏ hạn ngạch đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn từ 3 đến 7 năm; Minh bạch hơn quy trình mua sắm của chính phủ; Lần đầu tiên cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu mọi hàng hoá; Lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (với lộ trình từ 3-6 năm). (Hiện tại, các công ty nước ngoài phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Việt Nam được cấp giấy phép, hầu hết là doanh nghiệp nhà nước.) Ðảm bảo doanh nghiệp nhà nước sẽ tuân thủ các quy định của WTO b) Quyền Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ Liên quan đến Thương mại (TRIPs) của Tổ chức Thương mại Thế giới sau 18 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định song phương về TRIPs này còn có những quy định cao hơn so với hiệp định TRIPs của WTO do còn có những cam kết của Việt Nam về bảo hộ tín hiệu vệ tinh trong vòng 30 tháng. c) Thương mại Dịch vụ Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO về Tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc trong pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam đồng ý cho phép các công ty và các cá nhân Mỹ đầu tư vào các thị trường của một loạt các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm kế toán, quảng cáo, ngân hàng, máy tính, phân phối, giáo dục, bảo hiểm, luật và viễn thông. Hầu hết các cam kết về các lĩnh vực đó có lộ trình thực hiện sau 3 đến 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cam kết của Việt Nam trong 3 lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Mỹ – ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông d) Ðầu tư Liên quan đến đầu tư,Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ - Việt Namcó các bảo đảm về đối xử Tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch và bảo vệ trong trường hợp tước quyền sở hữu. Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết tiến hành những thay đổi sau trong cơ chế đầu tư của mình:thẩm định đầu tư,chuyển đổi lời nhuận ra ngoại tệ,ngưỡng vốn góp,các yêu cầu về nhân sự đối với liên doanh,các biện pháp liên quan đến thwong mại e, Về sở hữu trí tuệ Những cam kết của Việt Nam dựa căn bản trên các nguyên tắc của hiệp định TRIPS và các công ước của WIPO. Theo đó, Việt Nam sẽ phải tôn trọng và thực hiện bảo hộ các quyền và bản quyền tác giả, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, thiết kế, kiểu dán công nghiệp, giống vật nuôi cây trồng... f, Về công khai hoá Việt Nam phải công khai hoá chính sách, luật lệ, quy định về chế độ thương mại, thủ tục hành chính có liên quan và bảo đảm cho mọi người có thể tiếp cận một cách có thuận lợi và dễ dàng các thông tin đó. Những gì Việt Nam đã cam kết và thực hiện trong những năm qua được kiểm nghiệm là đúng, cơ bản phù hợp với cơ chế và thực tế Việt Nam, do vậy đã đóng góp quan trọng vào nhữn thành tự kinh tế quan trọng của đất nước. Tiến trình hội nhập kinh tế đa diện, đa lộ trình như vậy sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội, thuận lợi đan xen những thách thức, rủi ro cấn được nhận dạng rõ để chủ động tận dụng và đối phó. Các cơ hội thuận lợi chủ yếu là Thứ nhất, có thể tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thuếg) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyện liệu nhiên liệu, thiết bị với giá cạnh tranh. Thứ hai, Cơ hội tiếp thu công nghệ mới phương thức quản lí tiên tiến để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Thứ ba, cơ hội phát triẻn quan hệ đối tác với nước ngoài. Thứ tư, khả năng tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả trong lẫn ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thứ năm, thông qua cọ xát, cạnh tranh, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm, tri thức, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực. Thứ sáu, nhìn chung, các doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích quan trọng từ quá trình tự do hoá và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng hơn. Các thách thức, rủi ro chính bao gồm Thứ nhất, nguy cơ phá sản hoặc chuyển đổi sản xuất kinh doanh do năng lực cạnh tranh kém. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng này, bởi vì phải cạnh tranh trong điều kiện hết sức khó khăn, cả từ phía bản thân các doanh nghiệp (quy mô nhỏq, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, quản lý kém, hàng hoá sản phẩm thiếu sức cạnh tranh...) lẫn từ phía nhà nước (môi trường chính sách vĩ môm, hệ thống luật pháp, việc thực thi và năng lực của đội ngũ cán bộ có nhiều bất cập) Thứ hai, phải chịu nhiều phí tổn hơn về giao dịch, tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo... Thứ ba, có nhièu rủi ro khi hoạt đông trên thị trường nước ngoài, nhất là trong điều kiện không hiểu rõ chính sách, luật lệ, thủ tục và cách thức làm ăn tại thị trường đó và các đối tác nước ngoài (khả năng bị lừa đảok, xử bất lợi trong các vụ tranh chấp...) Vì vậy các doanh nghiệp muốn thanh công cần nắm vững các quy chế về đối ngoại để tận dụng những cơ hội và tránh được những rủi ro đáng tiếc. 4; Hệ thống luật pháp càng ngày càng chặt chẽ Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại những tác động mạnh tới sự phát triển của pháp luật và tư pháp Việt Nam. Để phục vụ tốt hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống luật pháp tư pháp phải được phát triển để phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực và yêu cầu của luật pháp thương mại quốc tế, các cam kết quốc tế giữa Việt Nam và các nước thích ứng với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì vậy các văn bản pháp luật đã được xây dựng và hoàn thiện. Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị đã đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế, các yêu cầu của các tổ chức kinh tế quốc tế trong đó có các quy định của WTO để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp thêo đó, quy định số 35/2002/QĐ- TTg ngày 12/3/2002 về chương trình hành động của chính phủ thực hiện hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của thủ tướng chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế có giao cho bộ tư pháp phối hợp các bộ ngành liên quan nghiên cứu thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các hiệp định của WTO nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Hoa Kỳ và phục vụ cho quá trình đàm phán ra nhập WTO. Hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện bổ sung để phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế các doanh nghiệp vì thế cũng đứng trước những khó khăn khi các chính sách ngày càng chặt chẽ. Mục tiêu đặt ra là các doanh nghiệp cần có những biện pháp kinh doanh mới không vi phạm luật pháp mà vẫn có được hiệu quả cao. III, Thực trạng và giải pháp áp dụng nghệ thuật kinh doanh 1, Bí quyết định vị thương hiệu của các công ty sữa Hiện nay, trên thị trường tràn ngập các thương hiệu sữa nội lẫn ngoại với vô số thông điệp tiếp thị. Hằng ngày, nó tác động đến người tiêu dùng dưới nhiều hình thức từ outdoor đến TVC, từ tờ rơi, poster đến quảng cáo báo in, báo điện tử… Vậy có một câu hỏi đặt ra là, tại sao một người mẹ lại chọn mua sữa thương hiệu A mà không phải là sữa B, khi chất lượng và giá cả không "chênh" đáng kể? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nói đến việc định vị thương hiệu của các công ty. Việc giúp cho người tiêu dùng ghi nhớ được thương hiệu cũng như thông điệp sản phẩm là một điều không đơn giản. Giải pháp của các công ty sữa là họ sẽ định vị thương hiệu (Brand Positioning) và xây dựng tính cách riêng của thương hiệu (Brand Personality) một cách nhất quán. Định vị thương hiệu là một khái niệm mới ra đời vào khoảng đầu thập niên 1970. Các công ty sữa định vị thương hiệu của mình qua 4 chiến lược chính như lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu, lựa chọn định vị đặc thù, lựa chọn định vị giá trị và tổng giá trị đối với thương hiệu sản phẩm. Mỗi một sản phẩm, một nhãn hiệu hay ngành hàng (sữa bột, sữa đặc, sữa nước, và sữa chua) đều được áp dụng một cách riêng biệt, nhưng cũng đi theo một chiến lược định vị chung của cả công ty. 2, Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu sản phẩm Thông thường, các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để dẫn đầu trong toàn bộ các lĩnh vực, vì vậy họ cần phải tập trung nguồn lực của mình vào một số lĩnh vực để dẫn đầu trong lĩnh vực đó. Có 3 cách lựa chọn định vị thương hiệu rộng mà người ta phải chú ý, bao gồm: Một là, trở thành nhà sản xuất sản phẩm độc đáo phân biệt với các sản phẩm khác. Điển hình của phương pháp lựa chọn này là Dutch Lady. Năm 2006, nhãn hàng Friso Gold của công ty sữa Dutch Lady tăng cường miễn dịch cho trẻ em, tạo đột biến về sản phẩm sữa, làm cho những nhãn hàng theo sau như Dumex Gold và sữa mới Arla của Đan Mạch không thể địch nổi. Cũng lựa chọn phương pháp định vị này, LachiFood đã sản xuất ra những sản phẩm sữa bột cũng dành cho trẻ em, nhưng có sự phân biệt sữa của bé trai và sữa của bé gái, với nhãn hiệu LachiEQ của mình. Công ty Vinamilk thì chọn sữa đậu nành Soya độc đáo. Hai là, dẫn đầu về giá thành thấp nhất. Công ty sữa NutiFood đã chọn cách thức này cho sản phẩm sữa bột Nuti của mình. Nuti vừa có thêm loại 20g với giá cực rẻ (với dung lượng nhỏ) cũng kiếm được rất nhiều thị phần ở khu vực vùng nông thôn và bên cạnh những khu công nghiệp. Ba là, khai thác thị trường chuyên biệt hay trở thành người phục vụ các thị trường chuyên biệt. Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý như (suy dinh dưỡng, bệnh lý…). Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành hàng chuyên biệt này. Cũng như nhãn hàng Fristi của Dutch Lady chuyên về sữa tươi dành cho trẻ em hiếu động và mê truyện tranh ra đời tạo đột biến về một phân khúc thị trường mới lạ. Công ty Nestlé thì chọn phân khúc sản phẩm ăn dặm cho trẻ nhỏ làm một đối trọng để kích sản phẩm sữa bột của mình. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại trường hợp một số doanh nghiệp có thể dẫn đầu trên cả hai lĩnh vực. Trong ngành sữa - một ngành dinh dưỡng - thì hai lĩnh vực sản phẩm độc đáo và sản phẩm chuyên biệt là hai lĩnh vực mà một công ty kinh doanh lưu tâm. Muốn có được điều này thì bộ phận R&D (nghiên cứu và phát triển) của công ty đó phải mạnh, cũng như bộ phận marketing hoạt động nổi trội trong ngành hàng của mình. 3, Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm Nhiều công ty tìm cách định vị lợi ích chính đáng duy nhất trong số các khả năng: chất lượng tốt nhất; kết quả tốt nhất; uy tín nhất; sử dụng bền nhất; an toàn nhất; nhanh nhất; dễ sử dụng nhất; thuận tiện nhất; kiểu dáng đẹp nhất; hoặc phong cách nhất. Trong ngành sữa của Việt Nam hiện nay, Abbott định vị như là “sữa bột tăng cường IQ cho trẻ”, tuy nhiên do sự tấn công khá quyết liệt của đối thủ cạnh tranh mà định vị đó trở nên lỗi thời, vì vậy năm vừa rồi Abbott chuyển sang định vị “sữa bột số 1 Việt Nam”. Vinamilk định vị “chất lượng quốc tế” để nhắc nhở cho người tiêu dùng Việt Nam thấy Vinamilk là công ty duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa sang hơn 10 nước trên thế giới, tuy nhiên thời gian gần đây Vinamilk cũng dần chuyển sang định vị đơn giản “mẹ yêu bé”. NutiFood thì định vị là “vì tương lai Việt” để khẳng định mình là sản phẩm sữa thuần Việt nhất. Mead Johnson thì định vị “gia đình Enfa A+” để khẳng định họ chỉ tập trung vào phân khúc trẻ em với những vi chất cần thiết cho trẻ. Nestlé đơn giản là “cùng mẹ yêu bé” để định vị chung cho sữa và thực phẩm của công ty. Các công ty thường có xu hướng muốn ghép các phân khúc thị trường lại với nhau thay vì chỉ tập trung vào một phân khúc. Ví dụ, Dutch Lady do có nhiều phân khúc nên họ định vị “sẵn sàng một sức sống” cho dòng sữa nước và “cùng bé yêu khôn lớn” khẳng định sự đa dạng sản phẩm của mình cho mọi lứa tuổi và nhằm tách khỏi thông điệp IQ được rất nhiều nhãn hiệu sữa lựa chọn. 4, Lựa chọn định vị giá trị cho thương hiệu sản phẩm Người tiêu dùng thường cho rằng đồng tiền họ bỏ ra để sở hữu một hàng hóa phải xứng đáng với giá trị của nó. Vì vậy, trong định vị thương hiệu, các công ty thường định vị một cách an toàn để người mua lượng hóa được chi phí họ bỏ ra để có được một giá trị hữu dụng thỏa đáng. Trong ngành sữa, giá trị hữu dụng đó chính là dinh dưỡng cho người tiêu dùng và người thân của họ. Đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn: Những công ty thường xuyên nâng cấp sản phẩm sữa của mình có giá trị dinh dưỡng cao hơn sản phẩm hiện tại. Khi sản phẩm hiện tại có giá trị được định vị trong tâm trí người tiêu dùng cao thì việc định vị sản phẩm mới hoàn toàn thuận lợi. Một loạt nhãn hiệu được nâng cấp như Friso lên Friso Gold, 123 456 nâng cấp với TT ratio của Dutch Lady, Dumex nâng cấp thành Dumex Gold của Dumex, Dielac lên Dielac Alpha có sữa non colostrum của Vinamilk. Những sản phẩm này tượng trưng cho phong cách sống cao hơn, riêng biệt hơn. Giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn: Nếu như các sản phẩm hiện tại có giá trị định vị thấp thì thường các công ty sử dụng hình thức định vị giá trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá. Rõ nét nhất là Vinamilk khi họ định vị dòng sữa tiệt trùng và sữa chua của họ. Nhãn hiệu YoMilk được làm mới nhưng giá vẫn không đổi trong một thời gian dài. Giữ nguyên chất lượng nhưng giá rẻ hơn: Có nhiều công ty giữ nguyên chất lượng nhưng nâng cao số lượng, để giá đơn vị rẻ hơn, hoặc bao bì nhỏ hơn. Nhãn hiệu Enfa của Mead Johnson tăng gấp đôi dung lượng từ 900g lên 1,8kg giá đơn vị rẻ hơn, hoặc Nuti có bao bì 20g giá chấp nhận được cho giới bình dân. Việc nâng cao số lượng phổ biến nhất là từ bao bì sữa 450g hoặc 400g lên 900g vì dễ bảo quản cũng như không vượt ngưỡng giá dành cho khách hàng mục tiêu. Do đặc thù của ngành mà không một công ty sữa nào dám giảm chất lượng sữa của mình, đổi lại là giá rẻ đi rất nhiều, hoặc chất lượng cao hơn song giá thành rẻ hơn. Vì trong ngành sữa, người tiêu dùng luôn suy nghĩ theo một hướng giá càng cao, chất lượng càng cao. Không ai bỏ tiền ra để hưởng chất lượng dinh dưỡng thấp hơn. Triển khai các chủ trương tổng giá trị cho thương hiệu sản phẩm Không những bán sản phẩm, các công ty sữa đều tập trung định vị dịch vụ hậu mãi của mình, làm cho giá trị hữu dụng của sản phẩm sữa tăng cao thêm. Phổ biến nhất là lập các câu lạc bộ, cũng như trại tư vấn sức khoẻ miễn phí như Enfa A+ của Mead Johnson, Anlene của Fonterra, Calcimex của Dutch Lady, Gain Advance IQ của Abbott… Cũng có một số công ty thành lập hẳn một trung tâm dinh dưỡng như Vinamilk, Dutch Lady, cá biệt có Dutch Lady lập hẳn một đường dây nóng chuyên tư vấn dinh dưỡng thường xuyên cho khách hàng của mình. Chính những chiến lược trên đã giúp cho các nhãn hiệu sữa có bước đi mạnh bạo hơn, nhưng có về đích hay không lại là một chuyện khác. Muốn có những bước đi mạnh bạo và có con đường riêng, doanh nghiệp cũng cần phải có tầm nhìn thương hiệu (Brand Vision) rõ ràng để toàn công ty cùng theo đó mà đi theo. PHẦN KẾT LUẬN Trong qu¸ tr×nh héi nhËp nÒn kinh tÕ thÕ giíi c¸c doanh nghiÖp muèn tån t¹i vµ ph¸t triÓn cÇn dùa vµo rÊt nhiÒu nh©n tè nh­ m«i tr­êng kinh doanh, thÞ tr­êng vèn, tr×nh ®é qu¶n lý doanh nghiÖp... ®Æc biÖt lµ tµi l·nh ®¹o khÐo lÐo thµnh th¹o cña nh÷ng ng­êi ®øng ®Çu ng­êi chñ doanh nghiÖp. Bëi v× khi nÒn kinh tÕ më cöa víi nhiÒu c¬ héi kinh doanh míi th× nh÷ng th¸ch thøc hiÓm ho¹ nguy c¬ ®èi víi mçi doanh nghiÖp cµng trë nªn khã kh¨n phøc t¹p. ChØ cÇn mét chót sai lÇm cã thÓ bÞ c¸c doanh nghiÖp kh¸c ®Ì bÑp. Trªn ®©y lµ mét sè kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ nghÖ thuËt kinh doanh trong qu¸ tr×nh héi nhËp gióp c¸c nhµ qu¶n lý cã ®­îc nh÷ng kiÕn thøc chung nhÊt ®Ò tõ ®ã t¹o dùng mét ph­¬ng ph¸p l·nh ®¹o hiÖu qu¶ riªng cho m×nh. Cuèi cïng em xin ch©n thµnh c¶m ¬n thÇy §ç Hoµng Toµn ®· gióp ®ì em hoµn thµnh tèt ®Ò tµi nµy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, TiÕn TuÊn-NghÖ thuËt kinh doanh- Nhµ xuÊt b¶n thanh niªn – n¨m 1998 2, Bïi TiÕn Quý-Giao tiÕp øng xö trong ho¹t ®éng kinh doanh- Nhµ xuÊt b¶n khoa häc vµ kü thuËt- n¨m 1996 3, L­u Quan S­- NghÖ thuËt qu¶n lý kinh doanh- Nhµ xuÊt b¶n v¨n ho¸ th«ng tin- n¨m 2000 4, Lý HiÓu_ BÝ quyÕt ®Ó cã kh¸ch hµng trung thµnh- Nhµ xuÊt b¶n v¨n ho¸ th«ng tin- n¨m 2002 5,NguyÔn Lª- CÈm nang qu¶n lý con ng­êi- Nhµ xuÊt b¶n thanh niªn- n¨m 2005 6, ROBERTT.KIYOSAKI, SHARONL.LECHTER- d¹y lµm giµu 7,Bé t­ ph¸p- Héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ- Nhµ xuÊt b¶n t­ ph¸p- n¨m 2006 8, TrÇn V¨n Qu©n-Häc lµm gi¸m ®èc- Nhµ xuÊt b¶n thanh niªn-n¨m 2003 9, ViÖt Nam vµ c¸c tæ chøc kinh tÕ quèc tÕ- Uû ban quèc gia vÒ hîp t¸c kinh tÕ quèc tÕ- Nhµ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia-n¨m 2005 Môc lôc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghệ thuật kinh doanh - các mối quan hệ trong quá trình hội nhập và giải pháp.DOC
Luận văn liên quan