Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa (chukrasia tabularis a.juss) giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi tại vườn ươm cơ sở 3 trường đại học Hồng Đức

MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG Lời lời cảm ơn . 4 Mở đầu 5 Chương I Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 6 1.1 Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 6 1.2 Cơ sở khoa học của việc bón phân . 7 1.3 Những nghiên cứu trên thế giới 10 1.4 Những nghiên cứu ở Việt Nam 10 1.4.1 Những nghiên cứu về phân bón 11 1.4.2 Những nghiên cứu về cây Lát hoa 12 Chương II Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 14 2.1 Đối tượng nghiên cứu . 14 2.2 Mục tiêu nghiên cứu . 14 2.3 Nội dung nghiên cứu . 14 2.4 Phương pháp nghiên cứu 14 2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiêm . 14 2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi 16 2.4.3 Phương pháp theo dõi chỉ tiêu 16 2.4.4 Phương pháp sử lý số liệu . 18 Chương III Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu . 22 3.1 Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu . 22 3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 22 3.1.2 Đặc điểm về điều kiện sản xuất 23 3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm 23 3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đ ến chiều cao cây 25 3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đến đường kính cổ rễ . 28 3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) đến chiều dài lá . 30 3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây con 32 3.4 Xác định nồng độ phân bón thích hợp 34 3.5 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây gieo ươm . 41 Chương IV Kết luận, tồn tại và kiến nghị 43 4.1 Kết luận . 43 4.2 Tồn tại . 43 4.3 Kiến nghị . 44 Tài liệu tham khảo 46 MỞ ĐẦU Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) là cây gỗ lớn thuộc họ Xoan (Meliaceae Juss), là cây gỗ lớn mọc khá nhanh. Gỗ có màu hồng nhạt, có ánh vân đẹp, cứng và nặng trung bình, dễ làm, ít co giãn, không bị mối mọt, thường dung để đóng đồ đạc, làm gỗ dán lạng hoặc trang sức bề mặt. Dễ gây trồng và có thể phát triển trên diện rộng của các tỉnh Bắc Trung Bộ [2]. Chất lượng cây con đem trồng rừng đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Chất lượng cây con đem trồng rừng phụ thuộc vào chất lượng hạt giống và kỹ thuật chăm sóc cây con, trong đó bón phân và phân loại phân bón là một trong những nhân tố quyết định. Bón đủ phân và bón phân hợp lý sẽ phát huy hết tiềm năng của cây, cây con sẽ đủ tiêu chuẩn trồng rừng. Thực tế cho thấy bón phân có tác động rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng cây con. Một nguyên tắc quan trọng trong việc bón phân cho cây trồng là phải cân đối NPK. Đây là các nguyên tố đa lượng cây cần nhiều nhất, nếu thiếu một chất nào cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và năng suất của cây. Ngược lại nếu bị thừa cũng không có lợi cho cây, lại tốn thêm chi phí. Nhu cầu các chất NPK khác nhau tùy theo loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây. Phân bón NPK (3-6-1) là loại phân bón tổng hợp. Trong đó thành phần gồm các nguyên tố N, P, K, là 3 trong các nguyên tố có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực vật. Để nâng cao sự hiểu biết của mình về công tác vườn ươm và góp phần nâng cao chất lượng cây con đem trồng rừng tôi thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến sinh trưởng của Lát hoa ở giai đoạn 1- 3 tháng tuổi tại vườn ươm cơ sở 3 trường Đại học Hồng Đức". Kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cây con lát hoa.

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4440 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón npk (3-6-1) đến sinh trưởng của lát hoa (chukrasia tabularis a.juss) giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi tại vườn ươm cơ sở 3 trường đại học Hồng Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t là C. tabularis, bị khai thác kiệt quệ và hiện đã có tên trong Sách Đỏ, cần được bảo tồn. Cách đây 35 năm, cây lát hoa, với nguồn giống lấy tại chỗ đã được trồng ở vùng núi Mộc Châu (Sơn La), Lang Chánh (Thanh Hóa), Quỳ Hợp (Nghệ An). Đến năm 1999, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện khoa học Lâm nghiệp) thực hiện một đề tài thuần hóa lát hoa, hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học Ô-xtrây-li-a và các nước khác trong vùng, đã tập hợp được bộ giống 28 lô hạt của 28 xuất xứ (thuộc 9 nước trong khu vực) [15]. Đưa trồng khảo nghiệm ở Việt Nam và Thái Lan cho thấy, khi trồng tập trung trên đất trống và đồi trọc lát hoa bị loài sâu đục nõn (Hypsipyla) phá hại rất nặng nề. Chẳng hạn (theo tài liệu nghiên cứu Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Phan Thanh Hương, Mai Trung Kiên), lát hoa trồng tại Ba Vì (Hà Tây), tỷ lệ cây (ở giai đoạn hai tuổi) có giống xuất xứ ở Thanh Hóa bị sâu 77,3%; giống xuất xứ tại Hải Nam, Trung Quốc bị sâu 87,3%; giống xuất xứ tại Ma-lai-xi-a bị sâu tới 95,7%... Điều tra tỷ lệ cây bị sâu đục nõn ở các điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: Lát hoa (một năm tuổi) trồng trên đồi trọc (ở Ba Vì), nơi có độ cao 50 mét (so với mặt biển) bị sâu phá hại nhiều nhất (47%-88%); còn tại Tú Sơn (Hòa Bình) và Ya Jun (Gia Lai) trồng ở độ cao 100-400 mét, đất còn tính chất rừng thì ít bị sâu (chỉ 2%-59% và 1%-20%) [15]. Thực tế đó, chứng tỏ không thể trồng lát hoa lấy gỗ theo phương thức trồng tập trung trên đất trống đồi núi trọc (đặc biệt là vùng đồi thấp) mà không có cây che bóng. Vì thế, đã có một số lát hoa (kể trên) được thử nghiệm trồng xen đồng thời với Keo lá tràm tại khu vực Đá Chông (Hà Tây), nhằm hạn chế sự phá hại của sâu đục nõn. Với biện pháp lâm sinh này, tỷ lệ cây bị sâu có giảm (với trồng tập trung thuần loài) nhưng vẫn còn cao, khoảng 70-85% [15]. Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005. V/v: Ban hành Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp [18]. Lát hoa là 1 trong số cây được bổ sung vào Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất nhằm đáp ứng phát triển kinh tế lâm nghiệp và nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Và được trồng chủ yếu ở 3 vùng trong các tỉnh sau: Vùng Tây Bắc (TB): Gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 10 tỉnh: Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Vùng Bắc Trung bộ (BTB) gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hiện nay có nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm loài lát hoa như: Hướng dẫn kỹ thuật trồng Lát hoa của Dự án trồng rừng KFW4 tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An [1], hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm Lát hoa trong cuốn Sổ tay kỹ thuật gieo ươm một số giống cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 2007 của tác giả Phạm Văn Điển và Triệu Minh Đức [1]. Những tài liệu này đã cung cấp tương đối đầy đủ kỹ thuật cho công tác gieo ươm loài cây này nhưng trong chăm sóc việc bón thúc không xác định rõ hàm lượng. Vì vậy, để xác định một cách chính xác hàm lượng phân bón thúc ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi là cần thiết. CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Lát hoa giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi tại vườn ươm cơ sở 3, trường Đại học Hồng Đức. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) ở các nồng độ khác nhau đến sinh trưởng của cây Lát hoa ở độ tuổi 1 - 3 tháng, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp kĩ thuật chăm sóc hợp lý giai đoạn vườn ươm. 2.3. Nội dung nghiên cứu -Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây con. - Xác định nồng độ phân bón thích hợp. - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây Lát hoa gieo ươm . 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: - Loại thí nghiệm: ngoài thực địa. - Thành phần ruột bầu gồm: 88% đất mặt dưới tán rừng, 10% phân, 2% sufelân Lâm thao [1]. Đất được xử lý bằng thuốc Penaec P (Pflanzen) + Số cây TN: 30cây/công thức/1lần lặp. + Tổng số cây TN: 360 cây. Công thức gồm: 4 công thức với 3 lần lặp/1 công thức TN : Được tưới thúc phân với các nồng độ khác nhau. * CT I: Nồng độ 0,1% (cứ 0,1kg phân bón hoà tan trong 100 lít nước sạch) thì lượng phân sử dụng được tính cho 30 bầu (30 cây) cho 1 công thức/1 lần lặp là 2.04(g) hoà tan với 2,04 lít nước. * CT II: Nồng độ 0,3% (cứ 0,3kg phân bón hoà tan trong 100 lít nước sạch) thì lượng phân sử dụng được tính là 6.12(g) hoà tan với 2,04 lít nước. * CT III: Nồng độ 0,5% (cứ 0,5kg phân bón hoà tan trong 100 lít nước sạch) thì lượng phân sử dụng được tính là 10,2(g) hoà tan với 2,04 lít nước. * CT IV: Đối chứng (không tưới phân). - Phương pháp bố trí: Phương pháp ô thí nghiệm ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Các CT ( I, II, III, IV) được bốc thăm ngẫu nhiên trong mỗi lần lặp (1, 2, 3). Sơ đồ: Phương pháp bố trí thí nghiệm Số lần lặp Ô công thức TN Số cây thí nghiệm Tổng số cây TN Lần lặp 1 I1 30 120 III1 30 IV1 30 II1 30 Lần lặp 2 IV2 30 120 III2 30 II2 30 I2 30 Lần lặp 3 IV3 30 120 I3 30 II3 30 III3 30 360 Ảnh 01: Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi: + Chiều cao cây. + Chiều dài của lá. + Đường kính cổ rễ. + Chất lượng cây con. + Số lá của cây. 2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: Tiến hành thu thập số liệu đo đ ịnh k ỳ 20 ngày/1 lần. - Chất lượng được đánh giá qua các cấp chất lượng: tốt, trung bình, xấu dựa trên quan sát đặc điểm hình thái kích thước, mức độ sinh trưởng: + Cây tốt: là những cây có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt so với các chỉ tiêu trung bình, không bị sâu bệnh, lá xanh thẫm. + Cây trung bình: là những cây có chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình, không sâu bệnh, phát triển bình thường. + Cây xấu: là những cây sinh trưởng kém, cụt ngọn, 2 thân, bị sâu bệnh hại. - Đếm số lá: (Nl) đếm toàn bộ số lá trên cây. - Đo chiều Hvn là chiều dài từ gốc cây sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây. Dụng cụ đo: thước thẳng vạch đến mm. Cách đo: dựng thước thẳng đứng song song với thân cây và đọc số (ảnh 02). Ảnh 02: Phương pháp thu thập số liệu về chỉ tiêu chiều cao Hvn Ảnh 03: Phương pháp thu thập số liệu về chỉ tiêu chiều dài lá Ll - Đo kích thước lá kép (Ll): đo từ đầu cuống lá đến cuối lá (ảnh 03). + Dụng cụ đo: thước thẳng vạch đến mm. - Đo đường kính cổ rễ (D0): + Dụng cụ đo: thước Palmer đọc đến 0,1 mm. + Cách đo: đặt thước vuông góc với thân cây tại vị trí gốc cây sát mặt đất. Thân cây được kẹp giữa chân thước cố định và chân thước di động(ảnh 04). Ảnh 04: Phương pháp thu thập số liệu về chỉ tiêu đường kính cổ rễ - Chuẩn bị thí nghiệm : + Chuẩn bị giống cây con trong giai đoạn nghiên cứu. + Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để thực hiện TN từ khâu làm đất, đóng bầu, cấy cây, chăm sóc cây như bình tưới nước,bình tưới phân cho đến các dụng cụ đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng. + Cây thí nghiệm phải được chăm sóc đúng kỹ thuật của cây gieo ươm đối với cây con Lát hoa ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi như: * Kỹ thuật cấy cây vào bầu ( cây con nhổ đến đâu cấy đó, không để cây con đã nhổ sang ngày mai, cây con nhổ phải được nhúng rễ trong bát nước để tránh rễ bị khô, héo ảnh hưởng đến cây thí nghiệm và kết quả thí nghiệm). * Cây con sau khi cấy phải theo dõi chăm sóc như: tưới nước đủ ẩm, làm giàn che nếu trời nắng và dở bỏ khi hết nắng. Nếu trời nắng nên phá váng buổi chiều tránh ánh nắng làm khô rễ cây khi cây đang còn non yếu, đất quá khô thì phải tưới nước đủ ẩm để phá váng nếu không sẽ ảnh hưởng tới rễ cây con (không nên tưới quá ướt). Các chỉ tiêu trên đo đếm trong mỗi lần thu thập số liệu. Kết quả điều tra được ghi vào biểu số liệu gốc. Từ đó tổng hợp, lấy giá trị trung bình cho mỗi lần lặp và phân cấp chất lượng cây theo các cấp chất lượng cây. 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Exel để tính toán, cụ thể như sau: ♦ Dùng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố [19] để đánh giá ảnh hưởng của các công thức phân bón khác nhau ở mỗi lần lặp đến sinh trưởng của cây con Lát hoa ở giai đoạn từ 1 - 3 tháng tuổi. + Trong thí nghiệm: nhân tố thí nghiệm phân bón (nhân tố A) được lặp lại 3 lần 4 công thức. Nhân tố A là nhân tố thí nghiệm được chia làm các cấp một cách xác định. Các đại lượng quan sát Xij là tuân theo luật chuẩn và các phương pháp phương sai bằng nhau. Để phân tích phương sai của các thí nghiệm cần tính các biến động sau: - Biến động toàn bộ: VT =( - )2 (1) Công thức có thể viết: VT = - C Với C = /n - Biến động nhân tố A gây nên: VA = ni. 2i - C (2) i là trung bình của mỗi cấp nhân tố A Biến động này có thể ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên. Nó ngẫu nhiên nếu nhân tố A tác động một cách đồng đều lên kết quả thí nghiệm và nó không ngẫu nhiên nếu nó tác động một cách khác nhau lên kết quả thí nghiệm. Biến động thí nghiệm có thể tìm được bằng công thức sau: VN = VT – VA = - ni. 2i (3) Tính giá trị F theo công thức: FA = (4) So sánh F và F05, nếu F tính lớn hơn F05 thì phân bón có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây con. · Dùng Trình lệnh (T - D – A) để tính FA bằng Excel qua các bước sau: -B1: Click Tools trên thanh thực đơn. Trong hộp thoại Tools chọn Data Analysis. - B2: Trong hộp thoại Data Analysis chọn ANOVA: Single Factor. - B3: Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor kê khai vùng dữ liệu đầu vào (Input Range). Nếu số liệu các cấp của nhân tố A nạp vào bảng tính theo cột thì chọn COLUMNS, theo hang thì chọn ROW. - B4: kê khai vùng xuất kết quả (Output Range), chỉ cần 1 ô phía dưới vùng dữ liệu đầu vào. - B5: click OK ♦ Phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng (Dùng phương pháp so sánh các mẫu về chất) [19] cây ươm. Giả thuyết HA là nhân tố phân bón (nhân tố A) không ảnh hưởng đến chất lượng cây gieo ươm. Nếu giả sử HA đúng thì: fl= (5) Tính tiêu chuẩn c2n được theo công thức: c2n= (6) + Nếu c2n < c205 tra bảng với bậc tự do k = (a-1)(b-1) thì giả thuyết HA được chấp nhận, nghĩa là công thức khác nhau không ảnh hưởng đến số cây tốt, cây trung bình, cây xấu. + Nếu c2n > c205 tra bảng với bậc tự do k = (a-1)(b-1) thì giả thuyết HA bị bác bỏ, nghĩa là công thức khác nhau ảnh hưởng đến số cây tốt, cây trung bình, cây xấu. · Kiểm tra HA bằng chương trình Excel qua các bước sau: - B1: chọn bảng tính điện tử 1 cột bất kỳ và ghi lần lượt Ta1, Ta2, Tabl lặp lại đủ a lần với việc dùng lệnh copy. - B2: Chọn 1 cột tiếp theo (cột 2) ghi liiên tiếp a lần Tb1, a lần Tb2,…và a lần Tba cũng dùng trình lệnh copy. - B3: ( Cột 3) ghi lần lượt các số liệu quan sát ft của mỗi cấp chất lượng dung lệnh copy. - B4: (Cột 4) để tính fl bằng lập công thức (1.4) - B5: (Cột 5) tính bằng lập công thức và cột cuối là c2n bằng hàm tổng. ♦ Phương pháp xác định nồng độ thích hợp nhất: Dựa vào giá trị trung bình của các chi tiêu sinh trưởng trong 3 lần lặp giữa các công thức. · Được xác định bằng ứng dụng IRRISTAT [20] và ứng dụng được thực hiện qua các bước sau: B1: Mở cửa sổ IRRISTAT kích chuột vào window chọn Data Editor. B2: Vào file chọn new,cửa sổ mở được mở và ta nhập số liệu trực tiếp vào bảng(cột 1 LN gồm 3 lần nhắc lại, cột 2 CT$ gồm 4 công thức, cột 3 chiều cao cây hoặc đường kính cổ rễ hoặc chiều dài lá, khi nhập xong vào file chọn save as để lưu bảng số liệu đó, sau khi lưu xong ta tắt cửa sổ bảng số liệu đó. B3: Vào Analysis chọn ANOVA sau đó click vào Balanced Anysis, cửa sổ hiện thì ghi tên file name đã lưu sau đó click open,ghi tên file name 1 lần nữa và click open cửa sổ mới mở B4: Kích vào add dưới hộp Analysis variable. Chọn CT$ (công thức), LN (nhắc lại) và kích vào add ở dưới factor, xong lại chọn CT$ ở trong hộp factor và kích vào add ở dưới ANOVA Model Specìy ở dưới chuyển sang bước 5. B5: Chọn option để hộp thoại Heading mở, ghi dòng chữ “thiết kế thí nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn RCB” để sang bước 6. B6: Từ đấy kích chuột vào OK để chạy chương trình, và cho kết quả. So sánh các giá trị trung bình các chỉ tiêu sinh trưởng của 3 lần lặp của các công thức: công thức nào có của các chỉ tiêu sinh trưởng lớn nhất thì nồng độ bón phân của công thức đó là thích hợp nhất. CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu Bảng 3.1: Diễn biến của các yếu tố khí hậu qua các tháng trong 3 năm 2008-2010 Tháng Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1 8,4 8.6 73 15,9 16,2 18,3 86 78 87 2 15,1 3,9 7,5 13,5 22 20,7 78 88 88 3 26,1 45,6 6 20,1 20,8 21,4 88 88 85 4 16,7 85,9 44,7 24,3 24,1 23 90 87 91 5 97,2 34,5 31,7 26,7 26,7 28,2 83 87 85 6 188,4 109,7 79,8 28,1 30 30,6 84 74 74 7 111,6 272,7 248,3 28,9 29,1 29,9 80 83 80 8 145,2 157,6 688,7 28,4 27,6 27,4 85 85 89 9 349,6 502,8 347,6 27,2 27,8 27,9 87 83 86 10 348 232,9 471,9 25,7 25,7 24,6 86 84 79 11 106,6 16,6 10,6 2`1,7 21,3 22 77 76 78 12 18,6 8,9 53,1 18,6 19,8 19,9 78 82 82 Tổng 1431,5 1890,1 2062,9 257,4 291,1 293,9 1002 995 1004 TB 119,3 157,5 171,9 23,4 24,3 24,5 83,5 82,9 83.7 ( Nguồn Trạm khí tượng BắcTrung Bộ) - Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 23,4 đến 24,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 6 năm 2010 là 30,60C. - Lượng mưa hàng năm tương đối lớn từ 1431,5 đ ến 2060,9 (mm). Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 11, lượng mưa lớn thường tập trung vào tháng 8, 9, 10, đạt tới 688,7 (mm) tháng 8 năm 2011. - Độ ẩm hàng năm khoảng từ 81,9% đến 83,7% Nhìn chung khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu có nhiệt độ không quá cao, lượng mưa lớn vừa phải thuận lợi cho việc sản xuất Lâm nghiệp nói chung và chăm sóc cây giống nói riêng. Bảng 3.2: Bảng diễn biến của các yếu tố khí hậu 4 tháng đầu năm 2011 tại thành phố Thanh Hoá công thức chỉ tiêu 1 2 3 4 Nhiệt độ (t0C) 14 17,2 18,1 21,1 Độ ẩm 86 92 83 79 Lượng mưa 2 9 30 90,5 ( Nguồn Trạm khí tượng BắcTrung Bộ) Khu vực nghiên cứu thuộc khí hậu ôn hoà thuận lợi cho thưc vật sinh trưởng và phát triển, tuy vây trong thời gian thí nghiêm thời tiết diễn biến phức tạp: nhiệt độ thấp trong thời gian dài nên quá trình cây sinh trưởng chậm lại và ảnh hưởng đến chất lượng cây con vì thế sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả thí nghiệm. Trong 4 tháng đầu năm 2011 khí hậu diễn biến phức tạp, nhiệt độ thấp kéo dài trong 3 tháng 1, 2, 3 thấp nhất là tháng 1 ở 140C, tháng 2, 3 nhiệt độ có tăng lên nhưng vẫn thấp, cây con sinh trưởng và phát triển chậm, tháng 4 nhiệt độ tăng, thời tiết nắng ấm là điều kiện cho cây con sinh trưởng nhanh. 3.1.2. Đặc điểm về điều kiện sản xuất Khu vườn ươm đang được xây dựng với quy mô nhỏ, nên bước đầu chỉ đưa một số loài cây lâm nghiệp phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên của trường được thực hiện nhưng trang thiết bị phục vụ cho quá trình nghiên cứu đang còn thiếu, điều kiện nghiên cứu tại vườn trường còn phụ thuộc vào thời tiết và các yếu tố bên ngoài khác. 3.2. Kết quả ảnh hưởng của phân bón NPK (3:6:1) ở các nồng độ khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây gieo ươm. Sinh trưởng là quá trình tăng lên về kích thước của các bộ phận cấu thành cơ thể thực vật. Quá trình sinh trưởng diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: loài cây, cấp đất, khí hậu, các giai đoạn phát triển và loại phân bón… Qua quá trình bố trí và theo dõi thí nghiệm cũng như thu thập tổng hợp và kiểm tra số liệu về ảnh hưởng của phân bón NPK đối với một số chỉ tiêu sinh trưởng ( chiều cao Hvn, đường kính cổ rễ D0, số lá Nl, chiều dài lá Ll, chiều dài rễ cọc ) và chất lượng (các cấp chất lượng được đánh giá dự vào các chỉ tiêu sinh trưởng kết hợp với quan sát hính thái, màu sắc, tình hình sâu bệnh…) của Lát hoa ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi, thu được kết quả như sau: Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả các lần thu thập số liệu Định kỳ Chỉ tiêu Công thức 27-28/03/2011 CTI CTII CTIII CTIV vn(cm) 2,1 2,131 2,198 1,98 0 (mm) 1,16 1,18 1,19 1,15 (cm) 1,191 1,195 1.31 1,019 Cây tốt(cây) 24 29 36 18 Cây TB (cây) 49 49 46 52 Cây xấu(cây) 17 12 8 20 16-17/04/2011 vn(cm) 3,662 3,583 3,76 3,049 0 (mm) 1,27 1,326 1,37 1,512 (cm) 2,459 2,793 3,106 1,863 Cây tốt(cây) 31 45 60 11 Cây TB (cây) 51 41 25 53 Cây xấu(cây) 8 4 5 26 06-07/05/2011 vn(cm) 7,45 8,74 9,72 6,11 0 (mm) 1,78 2,02 2,23 1,59 (cm) 7,08 8,45 9,86 5,96 Cây tốt(cây) 29 45 60 17 Cây TB (cây) 40 39 26 48 Cây xấu(cây) 11 6 4 25 Qua kết quả bảng 3.1 ta thấy : Ở tất cả các công thức có sử dụng NPK (3-6-1), các chỉ tiêu về sinh trưởng Hvn, D0, Ll ở các lần thu thập số liệu của cây con Lát hoa đều sinh trưởng theo thời gian và ở các công thức bón phân cao hơn công thức đối chứng. Tuy nhiên không thể kết luận ngay rằng sự sai khác đó là do ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) vì ngay cả khi không bón phân thì các chỉ tiêu sinh trưởng nêu trên vẫn có thể tăng lên và sự khác nhau sau thời gian thí nghiệm. Để phân tích kết quả sự ảnh hưởng của phân NPK đến sinh trưởng, chất lượng và xác định nồng độ thích hợp trong các công thức đã thí nghiệm để bón thúc cho cây Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi tôi dựa vào kết quả thu thập số liệu lần cuối. Kết quả được tổng hợp vào bảng 3.4: Bảng 3.4: Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Lát hoa Thời gian Chỉ tiêu Công thức CT I CT II CT III CT IV 06-07/05/2011 Lần lặp 1 Hvn(cm) 7,29 8,35 9,69 6,2 D0(mm) 1,69 1,99 2,12 1,54 Ll(cm) 7,15 8,3 9,74 5,9 Lần lặp 2 Hvn(cm) 7,3 8,7 9,73 6,08 D0(mm) 1,84 2,08 2,31 1,56 Ll(cm) 7,12 8,58 9,88 5,61 Lần lặp 3 Hvn(cm) 7,77 9,17 9,75 6,05 D0(mm) 1,8 1,99 2,27 1,68 Ll(cm) 6,97 8,48 9,95 6,37 Trung bình vn (cm) 7,45 8,74 9,72 6,11 0 (mm) 1,78 2,02 2,23 1,59 (cm) 7,08 8,45 9,86 5,96 Cây tốt(cây) 29 45 60 17 Cây trung bình (cây) 40 39 26 48 Cây xấu(cây) 11 6 4 25 3.2.1: Ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến chiều cao cây con Sinh trưởng về chiều cao là sự lớn lên của cây do đỉnh sinh trưởng. Đỉnh sinh trưởng là nơi tập trung mô sơ cấp và tập trung nhiều tế bào phân sinh. Tế bào này phân chia nhanh chóng làm ngọn cây lớn lên. Lát hoa là loại cây ưa sáng, đỉnh sinh trưởng phát triển rõ rệt có thể nhận thấy bằng mắt thường. Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ tiêu chiều cao cây ở các công thức có sự sai khác nhau, kết quả tổng hợp thể hiện ở bảng 3.5. Bảng3.5: Giá trị trung bình chiều cao cây của các lần lặp   Công thức Lần lặp NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% ĐC 1 7.29 8.35 9.69 6.2 2 7.3 8.7 9.73 6.08 3 7.77 9.17 9.75 6.05 Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa thu được kết quả sau: Bảng 3.6: Kết quả xử lý phân tích ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance NPK 0,1% 3 22.36 7.45333 0.07523 NPK 0,3% 3 26.22 8.74 0.1693 NPK 0,5% 3 29.17 9.72333 0.00093 ĐC 3 18.33 6.11 0.0063 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 22.16473 3 7.38824 117.38240 5.938E-07 4.06618 Within Groups 0.50353 8 0.06294 Total 22.66827 11 Kết quả bảng 3.6 cho thấy FH = 117,3824 >F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về chiều cao của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi. Sự chênh lệch về Hvn giữa các CT sử dụng phân và CT ĐC được thống kê qua bảng sau: Bảng 3.7: Hiệu số của chỉ tiêu Hvn của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng Chỉ tiêu Công thức NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% Đối chứng Hvn(cm)  7,45 8,74 9,72 6,11 Hiệu số so với công thức ĐC (cm) 1,34 2,63 3,61 0 Qua bảng 3.7 ta thấy, ở công thức đối chứng Hvn = 6,11 (cm), trong khi đó ở các công thức sử dụng phân bón NPK (3-6-1) thì chỉ tiêu này lần lượt là 7,45 (cm) (ở nồng độ 0,1%) tăng lên so với công thức ĐC là 1,34 (cm), ở nồng độ 0,3% là 8,74 (cm) so vơí công thức ĐC tăng lên 2.57 (cm), và ở nồng độ 0,5% là 9,72 (cm) tăng lên 3,61 (cm) so với CT ĐC. Kết quả này chứng tỏ việc bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về chiều cao và công thức TN với nồng độ 0,5% có chỉ số về chiều cao Hvn là lớn nhất và tăng 3,61 (cm) so với CT ĐC của cây Lát hoa trong giai đoạn 1-3 tháng tuổi. Sự thay đổi về chỉ tiêu chiều cao Hvn của cây con ở các công thức được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của phân bón đên chiều cao cây Qua biểu đồ 3.1 một lần nữa cho ta thấy rõ về sự khác nhau về sinh trưởng chiều cao giữa các công thức sử dụng phân ở các nồng độ khác nhau và công thức không tưới phân, công thức III tưới với nồng độ 0,5% cho giá trị cao nhất và giá trị này giảm dần khi giảm nồng độ phân xuống 0,1% và thấp nhất là CT IV không tưới phân. 3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến đường kính cổ rễ Đường kính cổ rễ (D0) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ sinh trưởng của cây. Kết quả theo dõi và thu thập về D0 được tổng hợp qua bảng 3.8: Bảng 3.8: Giá trị trung bình đường kính cổ rễ của các lần lặp   Công thức Lần lặp NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% ĐC 1 1.69 1.99 2.12 1.54 2 1.84 2.08 2.31 1.56 3 1.8 1.99 2.27 1.68 Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa. Sau khi xử lý thống kê ta thu được kết quả sau: Bảng 3.9: Kết quả phân tích ảnh hưởng của phân bón đến D0 của cây Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance NPK 0,1% 3 5.33 1.77667 0.00603 NPK 0,3% 3 6.06 2.02 0.0027 NPK 0,5% 3 6.7 2.23333 0.01003 ĐC 3 4.78 1.59333 0.00573 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.70389 3 0.23463 38.30703 4.299E-05 4.06618 Within Groups 0.049 8 0.006125 Total 0.75289 11 Qua bảng 3.9 cho thấy FH = 38,30703 > F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về đường kính cổ rễ D0 của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi. Số liệu về chỉ tiêu đường kính cổ rễ được tổng hợp qua bảng : Bảng 3.10: Hiệu số của chỉ tiêu D0 của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng Chỉ tiêu Công thức NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% Đối chứng D0(mm) 1,78 2,02 2,23 1,59 Hiệu số so với công thức ĐC (mm) 0,19 0,43 0,64 0 Qua bảng 3.10 cho thấy, trong công thức đối chứng chỉ số về đường kính cổ rễ đạt 1.59 (mm), chỉ số này lần lượt tăng lên theo các công thức có nông độ tăng dần từ 0,1%; 0,3%; 0,5% . Như vậy, chỉ tiêu về đường kính cổ rễ cũng giống chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, sự chênh lệch lớn nhất giữa các công thức I, II, III so với công thức đối chứng là công thức III (nồng độ 0,5%) và tăng lên 0,64 (mm) so với công thức đối chứng. Sự sinh trưởng khác nhau về D0 giữa các công thức được thể hiện trong biểu đồ Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính cổ rễ cây con Qua biểu đồ 3.2 một lần nữa cho ta thấy rõ về sự khác nhau về sinh trưởng về đường kính cổ rễ giữa các công thức sử dụng phân ở các nồng độ khác nhau và công thức không tưới phân, CT III tưới với nồng độ 0,5% cho giá trị cao nhất và giá trị này giảm dần khi giảm nồng độ phân xuống 0,1% và thấp nhất là CT IV (không tưới phân). 3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón NPK (3-6-1) đến chiều dài lá Lá là một bộ phận sinh trưởng là nơi chứa chất diệp lục thực hiện chức năng quang hợp của cây, vì vậy kích thước lá cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ sinh trưởng và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Đánh giá mức độ sinh trưởng qua kích thước (chiều dài lá Ll). Kết quả theo dõi và thu thập về chiều dài lá được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 3.11: Giá trị trung bình chiều dài lá của các lần lặp   Công thức Lần lặp NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% ĐC 1 7.15 8.3 9.74 5.9 2 7.12 8.58 9.88 5.61 3 6.97 8.48 9.95 6.37 Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố (bảng Anova) để xác định ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con Lát hoa. Sau khi xử lý thống kê ta thu được kết quả sau: Bảng 3.12: Kết quả phân tích ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài lá Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance NPK 0,1% 3 21.24 7.08 0.0093 NPK 0,3% 3 25.36 8.45333 0.02013 NPK 0,5% 3 29.57 9.85667 0.01143 ĐC 3 17.88 5.96 0.1471 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 25.66529 3 8.5551 182.05562 1.063E-07 4.06618 Within Groups 0.37593 8 0.04699 Total 26.04123 11 Qua bảng 3.12 cho thấy FL = 182,05562 > F05 = 4,06618 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng về chiều dài lá Ll của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi. So sánh giá trị trung bình của các công thức có sử dụng phân với công thức ĐC qua bảng sau: Bảng 3.13: Hiệu số của chỉ tiêu Ll của các công thức sử dụng NPK so với công thức đối chứng Chỉ tiêu Công thức NPK 0,1% NPK 0,3% NPK 0,5% Đối chứng Ll (cm) 7.08 8.45 9.86 5.96 Hiệu số so với công thức ĐC (cm) 1.12 2.49 3.9 0 Qua bảng 3.13 cho thấy, trong công thức ĐC chỉ số về chiều dài lá Ll đạt 5,96 (cm), chỉ số này lần lượt tăng lên theo các công thức có nông độ tăng dần từ 0,1%; 0,3%; 0,5%. Chỉ tiêu về chiều dài lá Ll cũng giống chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao và đường kính cổ rễ, sự chênh lệch lớn nhất giữa các công thức ở các nồng độ so với công thức đối chứng là CT III (nồng độ 0,5%) và tăng lên 3,9 (cm) so với CT ĐC. Sự sinh trưởng có sự khác nhau về chiều dài lá được thể hiện qua biểu đồ Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài lá cây Qua biểu đồ 3.3 một lần nữa cho ta thấy rõ về sự khác nhau về sinh trưởng về chiều dài lá giữa các công thức sử dụng phân ở các nồng độ khác nhau và CT ĐC, CT III tưới với nồng độ 0,5% cho giá trị cao nhất và giá trị này giảm dần khi giảm nồng độ phân xuống 0,1% và thấp nhất là CT IV. 3.3. Ảnh hưởng của phân bón ở các nồng độ đến chất lượng cây con. Ngoài các chỉ tiêu về sinh trưởng thì chỉ tiêu về chất lượng cũng là một cơ sỏ quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của các CT bón phân đến Lát hoa ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi. Các chỉ tiêu về chất lượng bao gồm các cấp chất lượng( tốt, trung bình, xấu) được đánh giá tổng hợp thong qua các chỉ tiêu sinh trưởng và quan sát hình thái(màu sắc và tình hình sâu bệnh...). Qua quá trình thí nghiệm, thu thập, kết quả tổng hợp được bảng 3.14: Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các cấp chất lượng Các cấp nhân tố A Chất lượng Tổng số(Tbj) Xấu Trung bình Tốt I 11 50 29 90 II 6 39 45 90 III 4 26 60 90 IV 25 48 17 90 Tổng số(Tai) 46 163 151 360 Qua bảng (3.14) cho thấy ở các công thức có sử dụng phân NPK đều có tỷ lệ cây tốt nhiều hơn CT ĐC. Khi đó tỷ lệ cây xấu và cây trung bình ở CT ĐC sẽ nhiều hơn so với các CT có sử dụng phân bón NPK (3-6-1) Trong CT ĐC có tỷ lệ cây tốt là 17/90 chiếm 18,9% thì ở các công thức sử dụng phân bón lần lượt là 29/90 chiếm 32% ở nồng độ 0,1%, 45/90 chiếm 50% ở nồng độ 0,3%, và tỷ lệ này cao nhất ở nồng độ 0,5%, 60/90 chiếm 75%. Để kiểm tra ảnh hưởng của phân bón NPK(3-6-1) đến tỷ lệ cây tốt, cây trung bình, cây xấu của Lát hoa, chuyên đề sử dụng tiêu chuẩn c2n với bậc tự do k = (a-1) (b-1), trong đó a là số hàng (số lần lặp các công thức), b là số cột (số các công thức thí nghiệm). Sau khi xử lý thống kê ta có: Bảng 3.15: Kết quả kiểm tra tính độc lập các công thức thí nghiệm Tai Tbj ft fl = 90 46 11 11.5 0.021739 90 46 6 11.5 2.630435 90 46 4 11.5 4.891304 90 46 25 11.5 15.84783 90 163 50 40.75 2.099693 90 163 39 40.75 0.075153 90 163 26 40.75 5.338957 90 163 48 40.75 1.289877 90 151 29 37.75 2.028146 90 151 45 37.75 1.392384 90 151 60 37.75 13.11424 90 151 17 37.75 11.40563 c2n tính toán 60.13538 c2n tra bảng 12.6 Qua bảng (3.15) cho thấy c2n tính toán = 60.13538 > c2n tra bảng = 12.6 kết quả này chứng tỏ việc bón phân NPK (3-6-1) ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng của cây con Lát hoa từ 1-3 tháng tuổi. Sự chênh lệch về số cây tốt, cây trung bình, cây xấu giữa các công thức bón phân được thể hiện qua biểu đồ 4.4 và ảnh 04 sau: Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cây con Ảnh 04: ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cây con Qua biểu đồ 3.4 và ảnh 04 một lần nữa cho ta thấy rõ về sự khác nhau về sinh trưởng về đường kính cổ rễ giữa các công thức sử dụng phân ở các nồng độ khác nhau và CT IV, CT III tưới với nồng độ 0,5% cho giá trị cao nhất và giá trị này giảm dần khi giảm nồng độ phân xuống 0,1% và thấp nhất là CT IV (không tưới phân). Như vậy sự ảnh hưởng khác nhau với các nồng độ khác nhau của phân bón đến chất lượng cây con. Và cũng giống ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng là ở công thức sử dụng phân với nồng độ 0,5% có tỷ lệ cây tốt lớn nhất và cây xấu ít nhất so với công thức đối chứng. 3.4. Xác định nồng độ bón phân thích hợp nhất trong các công thức đã thí nghiệm đến Lát hoa giai đoạn 1-3 tháng tuổi. Phương pháp xác định nồng độ phân bón thích hợp dựa vào giá trị trung bình của các chỉ tiêu sinh trưởng và qua tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu của các công thức. Qua quá trình phân tích sự ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng cây con cho thấy ở công thức có sử dụng phân bón với nồng độ 0,5% thì sự tăng lên ở các chỉ tiêu sinh trưởng và số cây tốt là lớn nhất so với công thức đối chứng và được thống kê lại qua 2 bảng sau: Bảng 3.16: Bảng tổng hợp số liệu về Hvn, D0, Ll Lần lặp CT I CT II Hvn D0 Ll Hvn D0 Ll 1 7.29 1.69 7.15 8.35 1.99 8.3 2 7.3 1.84 7.12 8.7 2.08 8.58 3 7.77 1.8 6.97 9.17 1.99 8.48 Si 22.36 5.33 21.24 26.22 6.06 25.36 7.45 1.78 7.08 8.74 2.02 8.45 Lần lặp CT III CT IV Hvn D0, Ll Hvn D0 Ll 1 9.69 2.12 9.74 6.2 1.54 5.9 2 9.73 2.31 9.88 6.08 1.56 5.61 3 9.75 2.27 9.95 6.05 1.68 6.37 Si 29.17 6.7 29.57 18.33 4.78 17.88 9.72 2.23 9.86 6.11 1.59 5.96 Để biết trong thí nghiệm khi xử lý các công thức bón phân NPK (3-6-1) với nồng độ khác nhau có cho kết quả khác nhau và sai số thí nghiệm có được chấp nhận không ta có bảng 3.17 sau: Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả tính toán chỉ tiêu LSD, CV%, PROB Chỉ tiêu Hvn D0 Ll LSD0.05 0,448741 0,111147 0,452882 CV% 2.8 2.9 2.9 PROB .000 .000 .000 Qua bảng 3.17 cho thấy xác xuất bằng .000 (xác xuất này <0,05 được coi là bé) điều này có nghĩa là trong thí nghiệm này khi xử lý các công thức khác nhau đã cho kết quả khác nhau cũng có nghĩa là các nồng độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con. · Về chỉ tiêu chiều cao cây Sử dụng phương pháp xử lý bố trí thí nghiệm đồng ruộng bằng ứng dụng IRRISTAT để xác định được chỉ tiêu về chiều cao trong thí nghiệm khi xử lý các công thức bón phân NPK (3-6-1) với nồng độ khác nhau có cho kết quả khác nhau và sai số thí nghiệm có được chấp nhận không. Sau khi xử lý kết quả thu được bảng sau: Bảng 3.18: Phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu chiều cao BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCC FILE CCC 16/ 5/** 21:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB VARIATE V003 CCC Chieu cao cay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LN 2 .200617 .100308 1.99 0.217 3 2 CT$ 3 22.1647 7.38824 146.34 0.000 3 * RESIDUAL 6 .302917 .504861E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 22.6683 2.06075 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCC 16/ 5/** 21:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS CCC 1 4 7.88250 2 4 7.95250 3 4 8.18500 SE(N= 4) 0.112346 5%LSD 6DF 0.388621 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CCC 1 3 7.45333 2 3 8.74000 3 3 9.72333 4 3 6.11000 SE(N= 3) 0.129726 5%LSD 6DF 0.448741 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCC 16/ 5/** 21:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LN |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCC 12 8.0067 1.4355 0.22469 2.8 0.2174 0.0000 Qua bảng 3.18 cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,448741, PROB = .000< 0.05 và CV% = 2.8% ( là sai số thí nghiệm) chấp nhận thí nghiệm là chính xác (thường trong Lâm nghiệp có thể chấp nhận CV% đến 5%) và việc bón phân với các công thức ở các nồng độ khác nhau đưa đến kết quả sinh trưởng về chiều cao cây ở các công thức đó là khác nhau. Để so sánh sai dị từng cặp ta tính sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất theo công thức cho từng chỉ tiêu sinh trưởng và những cặp nào lớn hơn được xem là rõ. Bảng 3.19: Bảng tính |i - j| CT II CT I CT IV CT I 1,34 CT II 1,29 2,63 CT III 0,98 2,27 3,61 Qua bảng 3.19 cho thấy công thức III khác nhau rõ về chỉ tiêu chiều cao so với các công thức I, II, IV, các công thức còn lại chưa khác nhau rõ rệt. Như vậy có thể xem công thức III là công thức tốt nhất của thí nghiêm hay bón phân NPK với nồng độ 0,5% là thích hợp hơn các nồng độ các nồng độ 0,3%, 0,1% và không bón phân đã thí nghiệm. · Về đường kính cổ rễ Sử dụng phương pháp xử lý bố trí thí nghiệm đồng ruộng bằng ứng dụng IRRISTAT để xác định được chỉ tiêu về đường kính cổ rễ trong thí nghiệm khi xử lý các công thức bón phân NPK (3-6-1) với nồng độ khác nhau có cho kết quả khác nhau và sai số thí nghiệm có được chấp nhận không. Sau khi xử lý kết quả thu được bảng sau: Bảng 3.20. phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu đường kính cổ rễ BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKCR FILE DKCR 17/ 5/** 8: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB VARIATE V003 DKCR duong kinh co re LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LN 2 .304167E-01 .152083E-01 4.91 0.055 3 2 CT$ 3 .703892 .234631 75.76 0.000 3 * RESIDUAL 6 .185834E-01 .309723E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .752892 .684447E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKCR 17/ 5/** 8: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS DKCR 1 4 1.83500 2 4 1.94750 3 4 1.93500 SE(N= 4) 0.278264E-01 5%LSD 6DF 0.962558E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DKCR 1 3 1.77667 2 3 2.02000 3 3 2.23333 4 3 1.59333 SE(N= 3) 0.321311E-01 5%LSD 6DF 0.111147 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DKCR 17/ 5/** 8: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LN |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DKCR 12 1.9058 0.26162 0.55653E-01 2.9 0.0547 0.0001 Qua kết quả xử lý bảng 3.20 cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,111147, PROB = .000 < 0.05 và CV% = 2.9% sai số thí nghiệm được chấp nhận ( chấp nhận thí nghiệm là chính xác) và việc bón phân với các công thức ở các nồng độ khác nhau đưa đến kết quả sinh trưởng về đường kính cổ rễ ở các công thức đó là khác nhau. Lập bảng so sánh từng cặp sai dị để tìm ra công thức ảnh hưởng tốt nhất của phân bón đến đường kính cổ rễ: Bảng 3.21: Bảng tính |i - j| CT II CT I CT IV CT I 0,19 CT II 0,24 0,43 CT III 0,21 0,45 0,64 Qua bảng 3.21 cho thấy công thức III khác nhau rõ về chỉ tiêu đ ường kính cổ rễ so với các công thức I, II, IV, các công thức còn lại chưa khác nhau rõ rệt. Như vậy có thể xem công thức III là công thức tốt nhất của thí nghiêm hay bón phân NPK với nồng độ 0,5% là thích hợp hơn so với các nồng độ 0,3%, 0,1% và không bón phân đã thí nghiệm. · Về chỉ tiêu chiều dài lá Sử dụng phương pháp xử lý bố trí thí nghiệm đồng ruộng bằng ứng dụng IRRISTAT để xác định được chỉ tiêu về chỉ tiêu chiều dài lá trong thí nghiệm khi xử lý các công thức bón phân NPK (3-6-1) với nồng độ khác nhau có cho kết quả khác nhau và sai số thí nghiệm có được chấp nhận không. Sau khi xử lý kết quả thu được bảng sau: Bảng 3.22: Phân tích ANOVA trong IRRISTAT cho chỉ tiêu chiều dài lá BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDL FILE CDL 17/ 5/** 8:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB VARIATE V003 CDL CHIEU DAI LA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LN 2 .673998E-01 .336999E-01 0.66 0.556 3 2 CT$ 3 25.6653 8.55510 166.37 0.000 3 * RESIDUAL 6 .308533 .514222E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 26.0412 2.36738 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDL 17/ 5/** 8:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS CDL 1 4 7.77250 2 4 7.79750 3 4 7.94250 SE(N= 4) 0.113382 5%LSD 6DF 0.392208 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CDL 1 3 7.08000 2 3 8.45333 3 3 9.85667 4 3 5.96000 SE(N= 3) 0.130923 5%LSD 6DF 0.452882 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDL 17/ 5/** 8:26 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet ke thi nghiem theo kieu ngau nhien hoan toan RCB F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LN |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CDL 12 7.8375 1.5386 0.22676 2.9 0.5559 0.0000 Qua kết quả xử lý bảng (3.22) cho thấy ngưỡng so sánh là giá trị 5% LSD = 0,452882; PROB = .000 < 0,05 và CV% = 2.9% sai số thí nghiệm được chấp nhận ( chấp nhận thí nghiệm là chính xác) ) và việc bón phân với các công thức ở các nồng độ khác nhau đưa đến kết quả sinh trưởng về chỉ tiêu chiều dài lá ở các công thức đó là khác nhau. Lập bảng so sánh từng cặp sai dị để tìm ra công thức ảnh hưởng tốt nhất của phân bón đến chiều dài lá: Bảng 3.23: Bảng tính |i - j| CT II CT I CT IV CT I 1,12 CT II 1,37 2,49 CT III 1,41 2,78 3,9 Qua bảng 3.23 cho thấy cũng giống chỉ tiêu về chiều cao và đường kính cổ rễ thì chỉ tiêu về chiều dài lá của CT III khác nhau rõ so với các CT I, II, IV, các công thức còn lại chưa khác nhau rõ rệt. Như vậy có thể xem CT III là công thức tốt nhất của thí nghiêm hay bón phân NPK với nồng độ 0,5% là thích hợp hơn so với các nồng độ 0,3%, 0,1% và không bón phân đã thí nghiệm. Qua phân tích và xác định nồng độ bón phân thích hợp cho từng chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng đã được phân tích mục [3.3] ta thấy CT III (bón phân với nồng độ 0,5%) là thích hợp nhất cho các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng trong số các công thức I với nồng độ 0,1%, II với nồng độ 0,3%, IV không tưới phân đã tiến hành thí nghiệm của cây lát hoa ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi. 3.5. Đề xuất các biện pháp kỹ thụât chăm và bón phân cho cây Lát hoa giai đoạn 1-3 tháng tuổi. Trong kỹ thuật chăm sóc vườn ươm, bón thúc là một trong những công việc không thể thiếu đối với thực vật nói chung và đối với Lát hoa nói riêng nhằm mục đích nâng cao chất lượng và số lượng cây con xuất vườn. Ở giai đoạn v ườn ươm cây con phải luôn được chăm sóc, đặc biệt là phải được tưới nước thường xuyên, liên tục, làm cỏ phá váng định kỳ. theo dõi tình hình sâu bệnh hại để phòng, trừ sâu bệnh cho cây con. Phân bón không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của thực vật vì vậy việc bón phân cho cây là rất cần thiết. Trong đó bón thúc có tác dụng bổ trợ để thức đẩy sinh trưởng của cây con, nâng cao chất lượng cây con đem trồng. Cây lấy chất dinh dưỡng chủ yếu là qua rễ và lá, vì vậy để cây hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng mà ta cung cấp và có trong đất thì: mặt đất phải tơi, xốp để bộ rễ có thể dễ dàng hút chất dinh dưỡng, Phân bón nên được hoà tan để tạo điều kiện cho cây hấp thụ nhanh qua lá, tuy vậy phân bón cũng có thể gây cháy lá nếu nồng độ phân cao, sẽ ảnh hưởng tưới quá trình sinh trưởng, do vậy việc xác định liều lượng bón thích hợp là rất cần thiết và sau khi tưới phân phải tưới rửa lá bằng nước lã. Qua kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hương của phân bón NPK đến sinh trưởng của Lát hoa ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi” công thức III với nồng độ cao nhất trong thí nghiệm cac chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng cây con đat giá trị cao nhất mà chưa ảnh hưởng đến chất lương về tỷ lê cây chết, do vậy, nên bố trí thí nghiệm ở các nồng độ NPK cao hơn khoảng nồng độ 0.1%-0,5%. CHƯƠNG IV KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Sau thời gian thực tập chuyên đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón NPK 3-6-1 đến sinh trưởng của Lát hoa trong giai đoạn 1-3 tháng tuổi tại vườn trường cơ sở 3 trường Đại Học Hồng Đức, rút ra một số kết luận sau: - Phân bón NPK có tác dụng làm tăng các chỉ số về chiều cao, đường kính, số lá, chiều dài lá, chất lượng (tốt, trung bình, xấu) của Lát hoa trong giai đoạn 1-3 tháng tuổi hơn hẳn so với công thức đối chứng (không tưới phân). - Nồng độ của phân NPK tăng dần từ 0,1% đến 0,5% thì các chỉ số về sinh trưởng và chất lượng của cây con tăng dần theo nồng độ. - Trong số các nồng độ NPK đã thí nghiệm, NPK 0,5% là nồng độ thích hợp nhất đối với sinh trưởng và phát triển của Lát hoa. - Trong các chỉ tiêu về sinh trưởng và chất lượng đã nghiên cứu thì chỉ tiêu số cây sống, số cây chết không chịu ảnh hưởng của các nồng độ phân bón. 4.2 Tồn tại Đề tài mới chỉ dừng lại ở 3 công thức thí nghiệm loại phân bón NPK(3-6-1)với các nồng độ 0,1%; 0,3%; 0,5% mà chưa thực hiện ở nhiều loại phân khác với nhiều công thức hơn để tìm ra được một loại phân và công thức sử dụng loại phân đó tốt nhất cho chăm sóc Lát hoa trong giai đoạn vườn ươm. Thời gian nghiên cứu còn ngắn nên chuyên đề chưa đánh giá hết được ảnh hưởng của NPK đến Lát hoa ở các giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian nghiên cứu thời tiết khắc nghiệt rét đậm rét hại liên tiếp và kéo dài, ngoài ra con có nhiều ngày sương mù đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây và khả năng hấp thụ phân bón của cây con, do vậy mà chưa đánh giá được hết tác dụng của phân bón NPK đến sinh trưởng và chất lương cây con trong giai đoạn này. 4.3 Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu và theo dõi thí nghiêm, cây con lát hoa sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt cây con vẫn sinh trưởng và phát triển mà không có cây chết trong điều kiên thời tiêt khắc nhiệt rét đậm, rét hại kéo dài vào thời kỳ đầu và han nắng vào thời kỳ cuối của kỳ thí nghiệm. Để cây con có khả nặng chịu rét, chịu hạn thì cây phải khoẻ (cây phải sinh trưởng phát triển tốt). Muốn cho cây sinh trưởng phát triển tốt thì các khâu ban đầu ( như: đất đóng bầu là tầng đất mặt dưới tán rừng và được khử độc; bầu đất đóng phải được ủ ít nhất 1 tuần mới được cấy cây vào bầu; cây con đem cấy phải khoẻ không bị sâu bệnh, cây con nhổ đến đâu cấy hết đến đó không được để sang ngày mai, rễ cây con phải được ngâm cào bát nước lã để tánh rễ cây con bị khô héo và ảnh hưởng đến sức sống của cây con khi cấy vào bầu; cấy cây phải đúng kỹ thuật) và không thể thiếu các biện phát chăm sóc. Tôi có đề xuất một số biện pháp chăm sóc cây con Lát hoa trong giai đoạn vườn ươm từ 1- 3 tháng tuổi như sau: - Một là tưới nước đủ ẩm để giữ ẩm cho đất sau khi cấy, tưới thường xuyên và liên tục 2lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát trong 20 ngày đầu sau khi cấy, sau đó có thể giảm xuống 1lần/ngày hoặc chỉ tưới khi đất khô. - Hai là che bóng cho cây sau khi cấy, Lát hoa là loài cây ưa sáng nên chỉ che bóng khi trưa nắng lúc còn nhỏ khi mới cấy và dỡ bỏ giàn che khi trời hết nắng (vào buổi chiều mát) - Ba là nhổ cỏ phá váng định kỳ 10-15 ngày 1 lần và trước những ngày bón phân để tạo mặt xốp để tạo điều kiện cho cây con hấp thụ phân nhiều nhất, cỏ trên mặt luống phải luôn sạch, kết hợp với dung que vót nhọn xới nhẹ lớp váng tạo trên mặt bầu. Tránh không làm hư tổn đến bộ rễ. - Bốn là bón thúc định kỳ ở nồng độ thích hợp để thúc đẩy sinh trưởng của cây con. Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã. Không được tưới nước vào những ngày rét đậm, hoặc nắng gắt, vào lúc buổi trưa. tốt nhất là nên bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn. Qua kết quả thu thập, xử lý và phân tích kết quả thí nghiệm đề tài cho thấy: ở các nồng độ đã thí nghiệm chưa ảnh hưởng đến chất lương ở tỷ lê cây chết, mà CT III với nồng độ cao nhất trong thí nghiệm cac chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng cây con đat giá trị cao nhất. do vậy, nên bố trí thí nghiệm ở các nồng độ NPK cao hơn khoảng nồng độ 0.1%-0,5% cũng như thí nghiệm với nhiều loại phân bón khác nhau để đánh giá và tìm ra nồng độ và loại phân bón tốt nhất để sử dụng chăm sóc cho Lát hoa trong giai đoạn vườn ươm để chất lượng cây con tốt nhất. Cần nghiên trong thơi gian dài hơn nữa để đánh giá chính xác ảnh hưởng của phân bón NPK đến sinh trưởng và chất lượng của Lát hoa cho giai đoạn vườn ươm. Nên làm thí nghiệm ở các điều kiện khí hậu khác nhau để xác định đúng ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến kết quả thí nghiệm. Nên thí nghiệm với nhiều loại phân bón khác với nhiều công thức nồng độ, từ đó xác định được loại phân thích hợp để đảm bảo bón phân đúng nguyên tắc (đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách cho Lát hoa ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi TÀI LIÊU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Điển và Triệu Minh Đức…(2007). Hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm Lát hoa trong cuốn Sổ tay kỹ thuật gieo ươm một số giống cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội. 2. Lê Mộng Chân - Lê Thị Huyên (2000) Giáo trình Thực vật rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp. 3. 4. Hoàng Công Đãng, 2000. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 5. Lê Mộng Chân, 2000. Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Xuân Quát, 1985. Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 7. Thomas D. Landis, 1985. Mineral nutrition as an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and predictive abilities of major tests. Workshop held October 16-18, 1984. Forest Research Laboratory, Oregon State University. 8. Nguyễn Văn Thêm, 2002. Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Văn Thêm, 2003. Phân tích các thí nghiệm gieo ươm cây gỗ dựa trên nhiều biến phản hồi. Tạp chí KHKT. Nông lâm nghiệp. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. 10. Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác, 1975. Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 1998. Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Ekta Khurana and J.S. Singh, 2000. Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India. 13. Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải, 2004. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) 6 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm. Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. 14. 15. http ://www.vietlinh.vn/dbase/LVTLNDShowContent.asp?ID=192. 16. 17. 18. 19. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn văn Tuấn (2001). Giáo trình Tin Học ứng dụng trong Lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp. 20. Phạm Văn Ngọc, Dịch và biên soạn (2007). Hướng dẫn xử lý kết quả thí nghiệm đồng ruộng, Ứng dụng IRRISTAT 4.0 for Window.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN NPK (3-6-1) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LÁT HOA (Chukrasia tabularis AJuss) GIAI ĐOẠN 1 - 3 THÁNG TUỔI TẠI VƯỜN ƯƠM CƠ SỞ 3 .doc