Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng

Đây là một trong những đề tài khó và hay đòi hỏi các bạn cần có nắm rõ 6 bước và 18 nhiệm vụ trong sản xuất sạch hơn.bài viết này là một trong những bài nghiên cứu khoa học năm 2011 ,hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn đọc giả hiểu thêm về việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong thủy sản nói riêng và các ngành khác, thanks you CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về phương pháp luận sản xuất sạch hơn 1.1.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn 1.1.1.1. Khái niệm [5,6,16] 1.1.1.2. Sản xuất sạch hơn đối với các quá trình [5] 1.1.2. Các thuật ngữ liên quan đến sản xuất sạch hơn [6,16] 1.1.3. Lịch sử phát triển của sản xuất sạch hơn [5,12,15,16] 1.1.4. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn 1.1.4.1. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn [16] 1.1.4.2. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn [6,16] 1.1.5. Quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn [5,6,16] 1.1.5.1. Giai đoạn 1- Khởi động 1.1.5.2. Giai đoạn 2- Phân tích các công đoạn Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải 1.1.5.3. Giai đoạn 3 - Đề xuất các cơ hội (giải pháp) giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải (GTCT) Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được 1.1.5.4. Giai đoạn 4 - Lựa chọn giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện 1.1.5.5. Giai đoạn 5 - Thực thi giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả 1.1.5.6. Giai đoạn 6 - Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 18: Tiếp tục xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí 1.1.6. Lợi ích của sản xuất sạch hơn [5] 1.1.6.1. Lợi ích trực tiếp khi áp dụng sản xuất sạch hơn 1.1.6.2. Lợi ích gián tiếp khi áp dụng sản xuất sạch hơn 1.2. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam 1.2.1. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam 1.2.2. Ô nhiễm môi trường do chế biến thủy sản 1.3. Tổng quan về SXSH và thực tế về việc áp dụng SXSH tại các công ty chế biến thủy sản ở Việt Nam 1.3.1. Tổng quan về tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên Thế giới 1.3.2. Tổng quan về tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 1.3.2.1. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 1.3.2.2. Thực tế về việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các công ty chế biến thủy sản ở Việt Nam a. Quá trình triển khai SXSH tại các công ty thủy sản b. Các thuận lợi và khó khăn khi thực hiện SXSH CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THỌ QUANG TP ĐÀ NẴNG 3.1. Giới thiệu về Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang 3.1.1.Vị trí công ty 3.1.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng công ty 3.1.4. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của công ty [1] 3.1.5. Dây chuyền công nghệ của mỗi phân xưởng [1,8] Hình 3.2. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến tôm thịt 3.1.6. Tình hình sản xuất của công ty [1,5,8] 3.1.6.1. Sản xuất thực tế 3.1.6.2. Môi trường sản xuất 3.1.7. Hiện trạng môi trường công ty trước khi áp dụng SXSH [1,8] 3.1.7.1. Tình trạng tuân thủ pháp luật về môi trường của công ty 3.1.7.2. Dòng thải 3.1.8. Đánh giá chung 3.1.9. Các giải pháp thực hiện SXSH cho công ty 3.2. Lập kế hoạch và đánh giá SXSH 3.2.1. Thành lập đội SXSH 3.2.2. Những thông tin cơ bản về phân xưởng chế biến số 3 [1] 3.2.2.1. Mô tả chung thiết bị phụ trợ chính 3.2.2.2. Mô tả chung thiết bị kiểm soát ô nhiễm [1] 3.2.3. Liệt kê các bước công nghệ và xác định định mức 3.2.3.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng và sản phẩm [1,8] 3.2.3.2. Mức tiêu thụ riêng [8] 3.2.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất [1,8] 3.2.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất [1,8]  Sơ đồ qui trình công nghệ mặt hàng tôm (hình 3.7) 3.2.4. Xác định và lựa chọn công đoạn gây lãng phí nhất 3.3. Phân tích các bước công nghệ 3.3.1. Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình 3.3.2. Cân bằng vật chất và đánh giá năng lượng 3.3.2.1. Cân bằng vật chất 3.3.2.2. Đánh giá năng lượng 3.3.3. Tính toán chi phí cho các dòng thải 3.4. Phân loại, sàng lọc và thực hiện các giải pháp SXSH 3.4.1. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các cơ hội SXSH 3.4.2. Sàng lọc các giải pháp SXSH 3.4.3. Nghiên cứu tiền khả thi các giải pháp SXSH 3.5. Thực hiện các giải pháp SXSH 3.5.1. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH 3.6. Duy trì sản xuất sạch hơn 3.6.1. Tiếp tục giám sát 3.6.2. Các công việc tiếp theo CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15323 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, thế giới liên tiếp phải trải qua những thảm họa môi trường xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là việc phát triển dân số và công nghiệp quá nhanh kèm theo là sự phát thải ngày càng nhiều các chất ô nhiễm vào môi trường. Việc tìm cách giảm thiểu thải các chất thải ra vào môi trường từ các nhà máy, xí nghiệp,… đang là một vấn đề mang tính cấp bách với các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia môi trường trên thế giới đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này như: Công nghệ xử lý cuối đường ống, công nghệ sạch, công nghệ sản xuất sạch hơn,… Tuy nhiên, trong những năm gần đây một trong những hướng giải pháp hữu hiệu đang được ứng dụng ở một số nước phát triển đó là việc áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) vào trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên nhiều lĩnh vực. Một trong những nguyên tắc cơ bản của sản xuất sạch hơn là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Phương pháp tiếp cận này vừa mang tính tích cực, lại vừa chủ động. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với nền công nghiệp lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, dẫn đến lượng chất thải sinh ra nhiều. Kết quả là chi phí sản xuất lớn và làm giảm khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường đối với các doanh nghiệp. Mặt khác, việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đòi hỏi chi phí đầu tư lớn mà trong điều kiện kinh tế nước ta thì khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy việc áp dụng các nguyên lý của sản xuất sạch hơn một cách phù hợp vào các ngành sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Ở thành phố Đà Nẵng, ngành thuỷ sản được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất tại các công ty chế biến thủy sản nói chung, Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang Đà Nẵng nói riêng, hằng năm đã thải ra một lượng lớn các chất thải điều đó làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí xung quanh. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó chúng tôi tiến hành chọn đề tài “ Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng” nhằm hạn chế phát sinh chất thải tại nguồn, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về phương pháp luận sản xuất sạch hơn 1.1.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn 1.1.1.1. Khái niệm [5,6,16] Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP, 1994): “Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường”. Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là 1 chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. 1.1.1.2. Sản xuất sạch hơn đối với các quá trình [5] Đối với quá trình sản xuất: - Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. - Loại bỏ tối đa các vật liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. - Giảm lượng và độc tính của tất cả các dòng thải trước khi chúng ra khỏi quá trình sản xuất. Đối với sản phẩm: - SXSH làm giảm tác động tiêu cực trong chu trình sống (vòng đời) của sản phẩm, tính từ khi khai thác nguyên liệu đến khi thải bỏ cuối cùng. Đối với dịch vụ: - SXSH làm giảm các tác động tới môi trường của dịch vụ cung cấp trong suốt vòng đời của sản phẩm từ thiết kế và sử dụng hệ thống dịch vụ đến tiêu thụ toàn bộ nguồn hàng dịch vụ. 1.1.2. Các thuật ngữ liên quan đến sản xuất sạch hơn [6,16] SXSH đề cập tới thay đổi thái độ quan điểm, áp dụng các bí quyết và cải tiến quy trình sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm. Sau đây là một số khái niệm tương tự SXSH: Công nghệ sạch (Clean technology): Là biện pháp kỹ thuật được các ngành công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm được nguyên liệu, năng lượng. (Theo định nghĩa của OCED, 1987). Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology – BAT): Là công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất hiện có trong việc bảo vệ môi trường nói chung, có khả năng triển khai trong các điều kiện thực tiễn về kinh tế, kỹ thuật, có quan tâm đến chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai. (Theo định nghĩa của UNIDO, 1992). Hiệu quả sinh thái (Eco-efficiency): Là sự phân phối hàng hoá và dịch vụ có giá cả rẻ hơn trong khi giảm được nguyên liệu, năng lượng và các tác động đến môi trường trong suốt cả quá trình của sản phẩm và dịch vụ (Theo định nghĩa của WBCSD, 1992). Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution prevention) : Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm (PNÔN) thường được sử dụng thay thế nhau. Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý. Thuật ngữ PNÔN được sử dụng ở Bắc Mỹ trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới. Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation) : Là tập trung vào việc tái chế rác thải và các phương tiện khác để giảm thiểu lượng rác bằng việc áp dụng nguyên tắc 3P (Polluter Pay Principle) và 3R (Reduction, Reuse, Recycle). (Theo khái niệm của Cục Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ, 1988 (US. EPA). 1.1.3. Lịch sử phát triển của sản xuất sạch hơn [5,12,15,16] Con người đã bắt đầu nhận thức về vấn đề BVMT kể từ khi nền công nghiệp ra đời và những ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe mà nó mang lại. Do đó, song song với quá trình phát triển của nền công nghiệp thì nhận thức và hoạt động BVMT của con người diễn ra theo xu thế sau: Trước những năm 50, chất thải thải ra con người trông chờ vào khả năng tự làm sạch của thiên nhiên. Chính vì vậy, đối với hoạt động BVMT thì con người luôn phớt lờ đi tình trạng ô nhiễm do những hoạt động mà họ đã gây ra. Những năm 60, con người đã nhận thức được những ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất, khai thác tác động xấu đến môi trường sống của mình. Vì thế đã có một số biện pháp giảm thiểu tác hại của chất ô nhiễm đối với sức khỏe con người như: Nâng cao ống khói, pha loãng dòng thải,... Đến những năm 70, con người đã tiếp cận với những biện pháp xử lý chất thải như: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải, thiết bị lọc bụi, chôn lấp chất thải rắn,... Tuy nhiên, với những cách giải quyết như vậy chỉ thực hiện được sau khi chất thải đã sinh ra, có nghĩa là cho chất thải đi qua hệ thống xử lý trước khi thải ra bên ngoài môi trường. Từ những năm 80 đến nay con người đã nhận thức được một điều rằng những biện pháp của những năm 60,70 chỉ mang tính bị động mà lại giải quyết không triệt để và mất nhiều chi phí xử lý. Chính những lập luận như vậy mà con người có cách nhìn nhận mới đó là đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu mang tính chủ động. Vì vậy, mà xuất hiện các thuật ngữ như: Sản xuất sạch hơn (1985), phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải, hiệu suất sinh thái. Tóm lại, từ phớt lờ ô nhiễm rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích cực vừa góp phần tiết kiệm chi phí xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. 1.1.4. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn 1.1.4.1. Các giải pháp kỹ thuật để đạt được sản xuất sạch hơn [16] Các giải pháp (hay cơ hội) để đạt được SXSH bao gồm các nhóm sau: ( Quản lý nội vi tốt (Good housekeeping): Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm. ( Thay thế nguyên vật liệu (Raw material substitution): Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Ví dụ: Thay thế mực in dung môi hữu cơ bằng mực in dung môi nước, thay thế acid bằng peroxit (VD: H2O2, Na2O2) trong tẩy rỉ, ... ( Tối ưu hóa quá trình sản xuất (Process optimization): Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ,... cần được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất. Ví dụ: Tối ưu hóa tốc độ băng chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của máy. ( Bổ sung thiết bị (Equipment modification): Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Ví dụ: Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn, các thiết bị cảm biến (sensor) để tiết kiệm điện, nước,... ( Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (On-site recovery and reuse): Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ: Sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong nước thải, thu hồi nước ngưng để dùng lại cho nồi hơi, ... ( Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích (Production of useful by-products): Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ: Sản xuất cồn từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường. ( Thiết kế sản phẩm mới (New product design): Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại. Ví dụ: Sản xuất pin không chứa kim loại độc như Cd, Pb, Hg,... ( Thay đổi công nghệ (Technology change): Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh. Ví dụ: Rửa cơ học thay vì rửa bằng dung môi, thay công nghệ sơn ướt bằng sơn khô (sơn bột). 1.1.4.2. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn [6,16] Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự vận hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá về SXSH (Cleaner Production Assessment: CPA). Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém, và các rủi ro về bệnh nghề nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các khía cạnh môi trường và các tác động của các quá trình sản xuất công nghiệp. Cũng đã có nhiều chương trình giảm thiểu chất thải được khởi xướng như ở Mỹ, Canada và Châu Âu vào những năm 1985. Năm 1993, Uỷ ban năng suất quốc gia Ấn Độ (PPC) thực hiện dự án DESIRE (trình diễn giảm năng lượng chất thải tại các ngành công nghiệp nhỏ) gồm các giai đoạn theo sơ đồ sau: 1.1.5. Quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn [5,6,16] 1.1.5.1. Giai đoạn 1- Khởi động Mục đích của giai đoạn này là lập kế hoạch và tổ chức kiểm toán SXSH. Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH Thành phần điển hình của một nhóm công tác SXSH nên bao gồm đại diện: - Cấp lãnh đạo doanh nghiệp (ban giám đốc công ty, nhà máy) - Các bộ phận sản xuất (xí nghiệp, phân xưởng) - Bộ phận tài chính, vật tư, bộ phận kỹ thuật - Các chuyên gia SXSH (có thể mời các chuyên gia SXSH bên ngoài). Quy mô và thành phần của nhóm công tác phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Cần phải có một nhóm trưởng để điều phối toàn bộ chương trình kiểm toán và các hoạt động cần thiết khác. Mỗi thành viên trong nhóm công tác sẽ được chỉ định một nhiệm vụ cụ thể, nhưng tổ chức của nhóm càng linh hoạt càng tốt để việc trao đổi thông tin được dễ dàng. Nhóm công tác phải đề ra được các mục tiêu định huớng lâu dài cho chương trình SXSH. Định ra tốt các mục tiêu sẽ giúp tập trung nỗ lực và xây dựng được sự đồng lòng. Các mục tiêu phải phù hợp với chính sách của doanh nghiệp, có tính hiện thực. Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm: Sản xuất, vận chuyển,... Thu thập số liệu để xác định định mức (tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng,...) Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí Ở nhiệm vụ này, nhóm công tác không cần đi vào chi tiết mà phải đánh giá diện rộng tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất về lượng chất thải, mức độ tác động đến môi trường, các cơ hội SXSH dự kiến, các lợi ích dự đoán,... Những đánh giá như vậy là hữu ích để đặt trọng tâm vào một hay một số công đoạn sản xuất sẽ phân tích chi tiết hơn. Ở bước này, việc tính toán các định mức là rất cần thiết như: Tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước; lượng nước thải, lượng phát thải khí. 1.1.5.2. Giai đoạn 2- Phân tích các công đoạn Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất Lập ra một sơ đồ dòng giới thiệu các công đoạn của quá trình đã lựa chọn (trọng tâm kiểm toán) nhằm xác định tất cả các công đoạn và nguồn gây ra chất thải. Sơ đồ này cần liệt kê và mô tả dòng vào - dòng ra đối với từng công đoạn. Việc thiết lập sơ đồ chính xác thường không dễ, nhưng lại là nhiệm vụ rất quan trọng quyết định đến sự thông suốt của quá trình. Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng Cân bằng vật chất và năng lượng là cần thiết để định lượng sơ đồ dòng và nhận ra các tổn thất cũng như chất thải trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, cân bằng vật chất còn sử dụng để giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH sau này. Cân bằng vật chất (CBVC) có thể là: cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân bằng cho từng công đoạn thậm chí từng thiết bị; cân bằng cho tất cả vật chất hay cân bằng cho từng thành phần nguyên liệu. Tuy nhiên, CBVC sẽ dễ dàng hơn, có ý nghĩa hơn và chính xác hơn khi nó được thực hiện cho từng khu vực, các hoạt động hay các quá trình sản xuất riêng biệt. Để thiết lập cân bằng vật chất và năng lượng, các nguồn số liệu sau là cần thiết: - Báo cáo sản xuất. - Các báo cáo mua vào và bán ra. - Báo cáo tác động môi trường. - Các đo đạc trực tiếp tại chỗ. Những điều cần lưu ý khi lập cân bằng vật chất và năng lượng: - Các số liệu đòi hỏi phải có độ tin cậy, độ chính xác và tính đại diện. - Không được bỏ sót bất kỳ dòng thải quan trọng nào như phát thải khí, sản phẩm phụ,... - Phải kiểm tra tính thống nhất của các đơn vị đo sử dụng. - Nguyên liệu càng đắt và độc hại, cân bằng càng phải chính xác. - Kiểm tra chéo có thể giúp tìm ra những điểm mâu thuẫn. - Trong trường hợp không thể đo được, hãy ước tính một cách chính xác nhất. Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải Có thể tiến hành bằng cách tính toán chi phí nguyên liệu và các sản phẩm trung gian mất theo dòng thải. Phân tích chi tiết hơn có thể tìm ra chi phí bổ sung của nguyên liệu tạo ra chất thải, chi phí của sản phẩm nằm trong chất thải, chi phí thải bỏ chất thải, thuế chất thải,... Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải Mục đích của nhiệm vụ này là qua phân tích tìm ra các nguyên nhân thực tế hay ẩn gây ra các tổn thất và từ đó có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho các vấn đề thực tế. Để tìm ra nguyên nhân, cần đặt ra các câu hỏi “Tại sao...?”, ví dụ: ( Tại sao tồn tại dòng chất thải này? ( Tại sao tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất và năng lượng cao như vậy? ( Tại sao chất thải được tạo ra nhiều ? 1.1.5.3. Giai đoạn 3 - Đề xuất các cơ hội (giải pháp) giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải (GTCT) Các cơ hội GTCT được đưa ra trên cơ sở phân loại như (1). Thay thế nguyên liệu (2). Quản lý nội vi tốt hơn (3). Kiểm soát quá trình tốt hơn (4). Cải tiến thiết bị  (5). Thay đổi công nghệ (6). Thu hồi và tuần hoàn tại chỗ (7). Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích (8). Cải tiến sản phẩm   Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được Các cơ hội SXSH đề ra ở trên được sàng lọc để loại đi các trường hợp không thực tế. Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần định tính. Các cơ hội sẽ được phân chia thành: - Cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện ngay. - Cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay. - Các cơ hội còn lại - sẽ được nghiên cứu tính khả thi chi tiết hơn. 1.1.5.4. Giai đoạn 4 - Lựa chọn giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải đánh giá tác động của cơ hội SXSH dự kiến đến quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ sản xuất, độ an toàn,... Ngoài ra, cũng cần phải liệt kê ra những thay đổi kỹ thuật để thực hiện cơ hội SXSH này. Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá: - Chất lượng sản phẩm, công suất, yêu cầu về diện tích. - Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt, các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng. - Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật. - Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế Tính khả thi về kinh tế là thông số quan trọng nhất để đánh giá các cơ hội SXSH. Cần ưu tiên trước hết các cơ hội có chi phí thấp. Các công việc cần làm: Thu thập số liệu, lựa chọn các tiêu chí đánh giá về kinh tế, tính toán kinh tế. Các tiêu chí đánh giá về kinh tế: Đây là tiêu chí phản ánh mức độ rủi ro và là quy tắc nhanh cho các dự án nhỏ. Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường Trong đa số trường hợp, nhất là với các cơ hội SXSH liên quan đến quản lý nội vi và cải tiến hiệu quả, các lợi ích về môi trường là khá rõ (giảm chất thải). Tuy nhiên, với những trường hợp phức tạp như: Thay đổi nguyên liệu, sản phẩm hay quá trình thì việc đánh giá các khía cạnh môi trường cần được quan tâm. Cần chú ý các khía cạnh môi trường: - Ảnh hưởng lên số lượng và độc tính của các dòng thải. - Nguy cơ chuyển sang môi trường khác. - Tác động môi trường của các nguyên liệu thay thế. - Tiêu thụ năng lượng. Những tiêu chí cải thiện môi trường thực sự là: - Giảm tổng lượng chất ô nhiễm. - Giảm độc tính của dòng thải hay phát thải còn lại. - Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay độc hại. - Giảm tiêu thụ năng lượng. Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để lựa chọn giải pháp SXSH cho việc thực hiện tiếp theo. 1.1.5.5. Giai đoạn 5 - Thực thi giải pháp giảm thiểu chất thải Một số các giải pháp có thể thực hiện ngay sau khi được xác lập (ví dụ: Sửa chữa các chỗ rò rỉ và buộc tuân thủ các quy trình công tác), trong khi một số khác đòi hỏi phải có một kế hoạch hệ thống để thực hiện. Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện Để bảo đảm thực hiện tốt các cơ hội SXSH, một kế hoạch hành động (action plan) phải được xây dựng. Một kế hoạch hành động phải gồm: - Các hoạt động gì sẽ được tiến hành? - Các hoạt động phải tiến hành như thế nào? - Các nguồn tài chính và các nhu cầu về nhân lực để tiến hành các hoạt động? -Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động? - Giám sát các cải tiến bằng cách nào? Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải Để đạt được kết quả tối ưu thì việc đào tạo nguồn nhân lực nội bộ (cán bộ, công nhân) không được phép bỏ qua mà phải xem là một công tác quan trọng. Nhu cầu đào tạo phải được xác định trong khi đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật. Để có thể áp dụng SXSH một cách hiệu quả và tự duy trì được thì cần phải thực hiện phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở, ngành đó. Thực hiện trên cơ sở từng phần một có thể đạt được ngay các kết quả ngắn hạn nhưng sẽ không duy trì được lâu. Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả Đây là công việc không thể bỏ sót vì quá trình giám sát và đánh giá kết quả nhằm tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết quả đạt được so với kết quả dự kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết của họ với SXSH. Việc giám sát và đánh giá đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp SXSH về tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sự phát sinh chất thải,... 1.1.5.6. Giai đoạn 6 - Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải Nhóm công tác SXSH vẫn còn trách nhiệm sau khi đã thực hiện các giải pháp SXSH nhằm duy trì giải pháp và tiếp tục làm giảm chất thải, tăng lợi nhuận trong tương lai. Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải Thông thường trong các lĩnh vực như quản lý nội vi hay tối ưu hóa quá trình, người lao động thường hay có xu hướng quay trở lại với các hoạt động và gây lãng phí nếu không thường xuyên tạo ra động cơ duy trì các hoạt động đã cải tiến. Một số biện pháp có thể bảo đảm cho người lao động tiếp tục tham gia và các thành tựu đã đạt được như tiền thưởng, bằng khen, ... Nhiệm vụ 18: Tiếp tục xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí Trong khi đang cải thiện hoạt động môi truờng của quá trình lãng phí đã lựa chọn, phải lựa chọn quá trình mới để làm trọng tâm cho quá trình kiểm toán SXSH tiếp theo. Trọng tâm kiểm toán mới lựa chọn sẽ lại là đối tượng của các nhiệm vụ bắt đầu từ giai đoạn 2. 1.1.6. Lợi ích của sản xuất sạch hơn [5] Việc áp dụng sản xuất sạch hơn có thể mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp cũng như môi trường. Sau đây là những lợi ích mà SXSH mang lại: Hai lợi ích chính: - Giảm chất thải đồng nghĩa với giảm ô nhiễm môi trường (có lợi về mặt môi trường). - Giảm chất thải đồng nghĩa với giảm nguyên liệu thô dầu vào hoặc tăng sản phẩm đầu ra (có lợi về mặt kinh tế). 1.1.6.1. Lợi ích trực tiếp khi áp dụng sản xuất sạch hơn Về kinh tế, nhờ nâng cao hiệu quả bảo toàn được nguyên liệu thô và năng lượng, giảm chi phí xử l‎ý cuối đường ống, cải thiện được môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Cụ thể là: Nâng cao hiệu quả do áp dụng SXSH dẫn đến hiệu quả sản xuất tốt hơn, nghĩa là có nhiều sản phẩm được sản xuất ra hơn trên một đơn vị đầu vào của nguyên liệu thô. Bảo toàn nguyên liệu thô và năng lượng: Do giảm tiêu thụ nguyên liệu thô và năng lượng nên giảm được chi phí đầu vào, đồng thời cũng giảm được chi phí xử lí. Đây là yếu tố các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, giá cả thì tăng cao. Cải thiện môi trường bên ngoài: Thực hiện SXSH sẽ giảm được lượng và mức độ độc hại của chất thải nên đảm bảo chất lượng môi trường, đồng thời giảm nhu cầu lắp đặt vận hành thiết bị xử lí cuối đường ống. Cải thiện môi trường bên trong (môi trường làm việc): Điều kiện môi trường làm việc của người lao động được cải thiện do công nghệ sản xuất ít bị rò rỉ chất thải hơn, quản lí nội vi tốt nên môi trường làm việc sạch sẽ và trong lành hơn, ít phát sinh ra tai nạn lao động, giảm đáng kể các bệnh nghề nghiệp,..... Thu hồi phế liệu và phế phẩm. Tuân thủ các quy định luật pháp tốt hơn. Các cơ hội thị trường mới và hấp dẫn. 1.1.6.2. Lợi ích gián tiếp khi áp dụng sản xuất sạch hơn Tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính: Do SXSH tạo ra hình ảnh môi trường có tính tích cực cho công ty đối với phía cho vay vốn, do đó sẽ tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính. Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường: Do SXSH giúp người xử lí các dòng thải dễ dàng, đơn giản và rẻ hơn nên tuân thủ được các tiêu chuẩn xả thải. Các cơ hội thị trường mới và tốt hơn: Do nhận thức của người tiêu dùng về môi trường ngày càng tăng nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thể hiện được sự thân thiện với môi trường trong các sản phẩm và quá trình sản xuất của họ. Các doanh nghiệp thực hiện SXSH sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường như ISO 14000, hoặc yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái. Hình ảnh tốt hơn cộng đồng: SXSH tạo ra hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp, sẽ được xã hội và cơ quan hữu quan chấp nhận. Tránh các báo cáo truyền thông bất lợi có thể hủy hoại danh tiếng được tạo dựng trong nhiều năm của công ty. 1.2. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam 1.2.1. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam Đất nước Việt Nam có lợi thế là có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, ao hồ nên việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đã mở ra triển vọng lớn về việc cung cấp thủy sản cho nhu cầu đời sống nhân dân, cho xuất khẩu và phực vụ cho việc phát triển ngành chăn nuôi gia súc. Theo thống kê nguồn động vật thủy sản đang cung cấp cho nhân lọai trên 20% tổng số protein của thực phẩm, đặc biệt ở nhiều nước có thể lên đến 50%. Giá trị và ý nghĩa dinh dưỡng của thịt cá cũng giống như thịt gia súc nghĩa là protein của thịt cá có đầy đủ các lọai axit amin, mà đặc biệt là có đủ các axit amin không thay thế. Thịt cá tươi có mùi vị thơm ngon, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Nhu cầu tiêu thụ của nhân dân ngày càng cao, vì vậy việc chế biến ra các sản phẩm mới, hoàn thiện các sản phẩm đang sản xuất để nâng cao chất lượng của sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng của các nhà sản xuất [7]. 1.2.2. Ô nhiễm môi trường do chế biến thủy sản Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao một phần là nhờ vào tiềm năng trong nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Tiềm năng kinh tế đã và đang đóng góp vào sự tăng trưởng chung của cả nước. Tuy nhiên, nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, bởi sự hình thành các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy chế biến thủy hải sản . Đây là thực trạng đáng báo động mà nhiều năm nay chính quyền địa phương, các ngành chức năng dù đã cố gắng, nhưng chưa tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Đà Nẵng được thiên nhiên ưu ái có nguồn thủy sản phong phú, tạo điều kiện cho nghành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển, đem lại nhiều lợi ích to lớn trong việc phát triển kinh tế của vùng, đóng góp một phần vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực do Sở TN-MT thành phố thực hiện cho thấy, các nhà máy thủy sản Danifood, Thuận Phước, Thọ Quang,… công nghệ xử lý nước thải cổ điển (Điều hòa – Aerotank – lắng – khử trùng) chất lượng nước đầu ra không ổn định và vượt tiêu chuẩn 5945-2005 cột B nhiều lần; nước thải bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng; nồng độ BOD5 vượt 12,6 lần; COD vượt 10,48 lần; tổng Nitơ vượt 2,17 lần,… [4]. Tại khu vực ĐBSCL hiện có 189 nhà máy chế biến thủy sản; tổng công suất chế biến 1,2 triệu tấn/ năm. Trong đó, số nhà máy tại Tp. Cần Thơ, tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang chiếm 53% tổng số nhà máy trong khu vực. So với năm 2003 số nhà máy tăng 2,3 lần; tổng công suất tăng tới 2,7 lần. Nhiều cơ sở sản xuất trong số này cộng với hàng chục cảng cá, bến cá và hàng trăm cơ sở chế biến nước mắm, hàng khô, bột cá, tái chế phế liệu, hàng năm thải ra môi trường khối lượng chất thải rất lớn gồm cả chất thải rắn (khoảng 1 triệu tấn), lỏng (khoảng 10 triệu m3) và khí đe doạ môi trường của vùng ĐBSCL đồng thời gây ra tình trạng mất cân bằng cung cầu nguyên liệu vì năng lực chế biến thực tế chỉ đạt 58% công suất thiết kế. Nhiều mẫu phân tích các chất thải rắn, lỏng, dầu mỡ, khí đã vượt quá giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần như: Màu, coliform, BOD5, COD, phốt pho tổng, nitơ tổng, mùi hôi,... đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người trực tiếp lao động và dân [11]. Ở Sóc Trăng trong một đợt tiến hành thanh tra đối với 11 đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có bảy cơ sở chế biến thủy sản. Kết quả cho thấy, các công ty này chưa có báo cáo kết quả giám sát cho cơ quan chuyên môn theo đúng nội dung đánh giá tác động môi trường. Qua kết quả phân tích mẫu nước thải tại các cơ sở chế biến thủy sản, hầu hết không đạt tiêu chuẩn, một số chỉ tiêu vượt đến hàng chục lần [13]. Do đó, hàng năm môi trường phải tiếp nhận một lượng rất lớn chất thải chưa qua xử lý từ các cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản. Chính vì vậy, để giải quyết bài toán môi trường ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền vận động, tạo điều kiện để mọi người tiếp cận kiến thức về pháp lý trong lĩnh vực môi trường, các vấn đề liên quan đến tác động môi trường, tạo chuyển biến trong nhận thức về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo môi trường ở những cơ sở sản xuất chề biến thủy sản. Chúng ta có thể áp dụng sản xuất sạch hơn vào trong nghành chế biến thủy sản, một mặt giải quyết được tình trạng phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường, mặt khác tiết kiệm được năng lượng và nguyên liệu đem lại lợi ích kinh tế cho các công ty. 1.3. Tổng quan về SXSH và thực tế về việc áp dụng SXSH tại các công ty chế biến thủy sản ở Việt Nam SXSH là một cách tiếp cận mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quy trình sản xuất do việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa ô nhiễm tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm rủi ro đến con người và môi trường. 1.3.1. Tổng quan về tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên Thế giới Trong những năm trở lại đây, ở các nước trên Thế Giới đã áp dụng rộng rãi SXSH trong quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và tiếp cận chủ động trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Với xu thế như vậy, ở các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Canada, Hà Lan,… đã áp dụng SXSH từ những năm 1985 còn các nước như: Ấn Độ, Singapore thì áp dụng từ năm 1993 đến nay [13]. Sau đây là một số doanh nghiệp của một vài nước áp dụng thành công SXSH như: công ty Chartered chế tạo kim loại (Singapore), công ty Germanakos SA thuộc da (Hy Lạp) [17]. 1.3.2. Tổng quan về tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 1.3.2.1. Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta chỉ là bước đầu. Khái niệm về SXSH đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1996, từ tháng 11/1998 đã có dự án trung tâm sản xuất sạch Việt Nam. Tính cho đến nay đã có một số cơ sở thuộc nhiều ngành khác nhau đã áp dụng thành công việc áp dụng SXSH vào trong quá trình sản xuất. Nhận thức được điều đó trong những năm 1996 nước ta đã có nhiều văn bản hướng dẫn và hơn 350 doanh nghiệp đã và đang áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất. Dưới đây là một số doanh nghiệp đã và đang áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất như: Dự án “Hỗ trợ công nghệ sản xuất sạch hơn và tiết kiệm nhiên liệu trong chế biến thủy sản” do Viện Công nghệ Hóa học chủ trì đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tại 3 nhà máy: Nhà máy chế biến thủy sản Faquimex - thuộc công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre, doanh nghiệp tư nhân chế biến thực phẩm Thiên Long, cơ sở Thạch dừa Minh Châu, Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập thuộc Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Hưng (Quảng Nam),... 1.3.2.2. Thực tế về việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các công ty chế biến thủy sản ở Việt Nam a. Quá trình triển khai SXSH tại các công ty thủy sản Hầu hết các DN chế biến thủy sản Việt Nam đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và năng lượng từ 10 - 50% nếu áp dụng SXSH. Các DN áp dụng SXSH có thể giảm các tổn thất, thất thoát nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt năng suất cao hơn với chất lượng sản phẩm ổn định hơn, lợi nhuận gia tăng, tính cạnh tranh được cải thiện [9]. Nhận thức được điều đó đã có một số công ty đã và đang triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn như: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Nghệ An II, Công ty TNHH Thái An, Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang,... [9]. b. Các thuận lợi và khó khăn khi thực hiện SXSH Các thuận lợi khi thực hiện SXSH [2,5] Đối với từng doanh nghiệp: Trong quá trình DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mỗi DN thường xây dựng một hệ thống QLMT và việc liên tục cải thiện MT. Bên cạnh đó thì nhận thức của lãnh đạo DN/công ty cũng ngày càng được nâng cao, họ thường đưa ra những cam kết ý tưởng áp dụng SXSH, báo cáo môi trường của doanh nghiệp hay là những bản hạch toán môi trường, cải thiện năng suất sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nhà nước lại đưa ra những đổi mới trong hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, các công cụ khuyến khích kinh tế: Thuế, trợ cấp, giấy phép phát thải, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, các khoan vay lãi suất thấp của các cơ quan tài chính cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Công nghiệp và Môi Trường LHQ (United Nations Environment Programme –Industry và Environment-UNEPIE): - Chất “xúc tác” cho thực hiện SXSH. - Xác định và khuyến khích áp dụng các tiêu chí môi trường vào phát triển công nghiệp. - Giúp đỡ và hỗ trợ các chính sách và chiến lược phát triển công nghiệp bền vững. Các khó khăn khi thực hiện SXSH [2,5,14] Mặc dù trong thập kỷ qua đã có nhiều nỗ lực nhằm giáo dục các cơ sở công nghiệp về lợi ích của SXSH, nhưng việc chấp nhận và thực hiện các nguyên lý vận hành nhằm đạt SXSH vẫn chậm hơn nhiều so với yêu cầu. Đã xuất hiện nhiều khó khăn đối với SXSH, ngay cả khi thông tin kỹ thuật và kinh phí tài chính đã sẵn sàng. Một số khó khăn mang tính thể chế, số khác lại là vấn đề văn hóa, còn các vấn đề cụ thể thì rất khác nhau giữa các nước. Tuy nhiên hầu hết các nước đều gặp những vấn đề sau: Trong nội bộ doanh nghiệp: Nhận thức về SXSH của doanh nghiệp còn hạn chế. Thiếu thông tin và kiến thức chuyên môn, nhận thức về môi trường thấp. Nguồn lực về áp dụng SXSH của các doanh nghiệp còn yếu. Các sức ép về cạnh tranh. Thiếu sự quan tâm và cam kết của các cơ sở sản xuất với chiến lược SXSH. Thiếu nguồn tài chính để đầu tư cho các công nghệ mới, sạch hơn. Thiếu cơ chế sáng kiến. Khả năng sử dụng hạn chế đối với các thiết bị hỗ trợ cho SXSH. Cản trở từ bên ngoài: Khó khăn trong tiếp cận các kỹ thuật SXSH. Khó khăn trong tiếp cận các nguồn tài chính bên ngoài. Hệ thống khung thể chế về SXSH chưa được xây dựng đồng bộ. Nguồn lực về áp dụng SXSH của nhà nước còn bị hạn chế. Tồn tại nhiều tiềm tàng cho việc thực hiện SXSH. c. Một số thành công khi áp dụng SXSH Như đã nêu ở trên có một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công SXSH vào dây chuyền công nghệ sản xuất. Sau đây là một vài ví dụ chi tiết về thành công sau khi công ty đã áp dụng SXSH [3]. Công ty CP Giấy XK Thái Nguyên - Sản phẩm: Giấy vàng mã XK Đài Loan. - Nguyên liệu: Tre, nứa, gỗ. - Công suất: 6.500 tấn/năm, tổng số cán bộ công nhân viên là 200 người. - Lợi ích kinh tế: Các giải pháp chi phí thấp: Vốn đầu tư 57 triệu VNĐ, lợi ích đem lại là 616 triệuVNĐ/năm. Các giải pháp đầu tư lớn: Vốn đầu tư: 2,5 tỷ VNĐ, lợi ích đem lại là 1,5 tỷ VNĐ/năm. - Lợi ích môi trường: Giảm phát thải: 125 tấn CO2/năm. Giảm nước thải: 114.400m3/năm. Giảm phát thải bụi: 5,19 tấn/năm. Công ty CP xi măng Phú Thọ - Các giải pháp (gđ 1): Thay đổi vị trí động cơ. Lắp thiết bị tiết kiệm điện có tải dao động. Thay đèn tín hiệu bằng đèn công suất thấp. Dùng đèn Compact 50W. Đầu tư: 970 triệu đồng. Tiết kiệm: 740.000kwh/năm ≈ 740 triệu đồng. Bảo ôn lò sấy, thay cửa lò đốt. Đầu tư: 100 triệu, tiết kiệm 140 tấn than/năm ≈ 76 triệu đồng. Thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc bụi, đệm,… Đầu tư: 250 triệu đồng, lãi 30 triệu đồng /năm, giảm 200 tấn bụi/năm. Các giải pháp (gđ 2): Thay van cấp liệu kiểu thanh ghi. Thay cấp liệu rung từ bằng hệ thống cân điện tử. Điều chỉnh cửa mở bằng van dạng tấm,… Đầu tư: 1,063 tỷ đồng, sau một năm: Tăng 10% năng suất nghiền, tiết kiệm 3% điện, tiền thu được là 466,4 triệu đồng, giảm 90% bụi phát tán ( 259 tấn CO2/năm). + Tổng đầu tư là 2,211 tỷ đồng, hàng năm giảm tiêu thụ than, tiết kiệm 1,3kwh/sấy tấn xi măng (≈800,1triệu đồng), giảm được 77 tấn bụi/năm, giảm phát thải 950 tấn CO2/năm. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào: Quy trình sản xuất tôm thịt của công ty, các chỉ tiêu nghiên cứu như đầu vào đầu ra về nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và chất thải,... 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Thọ Quang: Địa chỉ  : Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ Sản Đà Nẵng, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng, Việt Nam. Điện thoại       : (84.511) 3921963 - 3921959 Fax                : (84.511) 3921958 Email             : f190danang@dng.vnn.vn 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 15/02/2011 đến 28/04/2011 2.2. Nội dung nghiên cứu Tổng quan về phương pháp luận SXSH (DESIRE) gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ. Tổng quan về tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới và ở Việt Nam. Giới thiệu về công ty (lịch sử hình thành, quá trình sản xuất, nguyên nhiên liệu sử dụng, sản phẩm hình thành,…). Lập dây chuyền công nghệ sản xuất. Mô tả quy trình sản xuất tại công ty (các công đoạn đầu vào, đầu ra). Tìm hiểu kỹ từng công đoạn sản xuất cụ thể nhằm xác định những công đoạn gây thất thoát lãng phí nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; xác định nguyên nhân gây tổn thất nguyên vật liệu và năng lượng. Định giá dòng thải. Đề xuất giải pháp cho quy trình áp dụng SXSH đối với Công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang. Kết luận và kiến nghị. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa. Theo dõi, quan sát và ghi chép số liệu tình hình sản xuất của công ty. Trao đổi, phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong công ty. Khảo sát và tìm hiểu thực tế về từng công đoạn sản xuất trong công ty. Thu thập và đo đạc số liệu. Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng. 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THỌ QUANG TP ĐÀ NẴNG 3.1. Giới thiệu về Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang 3.1.1.Vị trí công ty Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, thuộc khu công nghiệp và dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung. Ranh giới tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp : Các khu đất chia lô của Khu công nghiệp Thủy sản. Phía Tây giáp : Đường quy hoạch. Phía Nam giáp : Đường quy hoạch. Phía Bắc giáp : Công ty TNHH Phước Tiến. Với vị trí nằm trong quy hoạch của khu công nghiệp dịch vụ thủy sản, đặc biệt đây là khu quy hoạch dành riêng cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, điện, nước đã được đầu tư hoàn chỉnh [1]. 3.1.2. Lịch sử phát triển [8] Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Thọ Quang là đơn vị trực thuộc Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung, thành lập năm 2002. Lĩnh vực hoạt động của công ty: chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Số nhân viên: (bao gồm cả công nhân): 756 Số công nhân trực tiếp sản xuất: 658 Số nhân viên nữ: 500 Số giờ làm việc/ngày: 8h Số ngày làm việc/năm: 297 Hình thực hoạt động: (theo mùa vụ hay theo thời gian sản xuất bình thường) bình thường. 3.1.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng công ty (Có kèm theo sau phần phụ lục) 3.1.4. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của công ty [1] 3.1.5. Dây chuyền công nghệ của mỗi phân xưởng [1,8] Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang có 3 phân xưởng: Phân xưởng số 1, số 2 và số 3 nhưng ở đây chúng tôi chỉ tập trung mô tả dây chuyền công nghệ của phân xưởng số 3. Tại phân xưởng số 3 thì bao gồm các dây chuyền sản xuất các mặt hàng như: Tôm, mực ống Sushi, cá Sushi,... Tuy nhiên, sau khi khởi động chương trình đánh giá SXSH tại công ty, đội SXSH đã đánh giá hiện trạng các quá trình sản xuất của công ty và thống nhất lựa chọn dây chuyền sản xuất tôm thịt, một trong số những mặt hàng sản xuất chính của công ty, làm trọng tâm đánh giá SXSH. Vì vậy, phần mô tả dây chuyền sản xuất sẽ tập trung vào quá trình sản xuất loại này. Dưới đây là sơ đồ sản xuất tôm thịt: Sơ đồ qui trình công nghệ (hình 3.2) Thuyết minh chi tiết sơ đồ quy trình công nghệ - Tôm nguyên liệu được thu mua từ các vùng nuôi hoặc đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các khay nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển bằng xe đến công ty. - Tiếp nhận nguyên liệu: Tại khu vực tiếp nhận, có nhân viên kiểm soát chất lượng kết hợp cùng với nhân viên thu mua kiểm tra tình trạng vệ sinh dụng cụ, kiểm tra hồ sơ đại lý, tờ khai xuất xứ thủy sản, giấy cam kết không sử dụng hóa chất để bảo đảm nguồn nguyên liệu, nhiệt độ bảo quản, đánh giá độ tươi và chất lượng của từng lô nguyên liệu nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào để sản xuất, nếu không đạt thì trả lại cho đại lý. Nhiệt độ bảo quản phải đảm bảo ( 40C. Tuy nhiên, tại công đoạn này tôm sau khi đã kiểm tra thì được phun qua nước chứa hóa chất khử trùng sau đó được đưa vào công đoạn rửa 1. - Rửa 1: Nguyên liệu được rửa theo từng mẻ, mỗi mẻ từ 15-20kg và rửa sạch ở nhiệt độ 60C. Nước rửa ở đây là nước lạnh, quá trình rửa thì được rửa qua hai lần. Lần một là nước rửa có chứa hóa chất khử trùng (hóa chất và nồng độ ở đây thì tùy vào yêu cầu của khách hàng, nhưng loại hóa chất thường dùng là chlorine). Lần hai thì rửa qua bằng nước sạch. Mục đích rửa là loại bỏ tạp chất, rong rêu và một phần vi sinh vật bám trên nguyên liệu. - Bảo quản: Sau khi tôm được rửa xong nếu chưa kịp sơ chế thì chúng ta đem đi bảo quản. - Sơ chế: Tôm được tách đầu, bóc vỏ dưới vòi nước chảy, bóc vỏ chừa đốt đuôi, rút tim bán thành phẩm sau khi sơ chế xong phải được bảo quản với tỷ lệ đá/bán thành phẩm 1:1 nhiệt độ bảo quản phải ( 50C. Đây là công đoạn sinh nhiều chất thải rắn nhất. - Rửa 2: Tôm được rửa lần 2 cũng theo mẻ và nhiệt độ nước rửa 60C. - Phân cỡ: Sau khi rửa lần 2 sẽ qua công đoạn phân cỡ. Phân cỡ theo dây chuyền mỗi công nhân thường bắt từ 2 – 3 size. Tay thuận nhặt các size khác nhau cho vào các rổ trên bàn, tay còn lại dàn tôm. Quá trình phân cỡ được thực hiện trên bàn inox và tôm được phủ bởi lớp đá vẩy. Theo yêu cầu của khách hàng cần phân cỡ chính xác. Mục đích: + Tạo sự đồng đều trong sản phẩm. + Tạo sự công bằng trong phân phối và tiêu thụ. + Nếu phân loại, cỡ thấp hơn các chỉ tiêu quy định thì sẽ làm giảm uy tín của nhà máy. Nếu phân cỡ loại cao hơn mức quy định sẽ gây thiệt hại cho nhà máy. - Rửa 3: Phân cỡ xong tôm tiếp tục được rửa thêm một lần nữa theo mẻ từ 3-5kg rồi Tôm được đựng trong các rổ nhựa và được rửa qua 2 lần. Ở lần thứ nhất có chứa hóa chất khử trùng, lần thứ 2 là nước sạch. Nhiệt độ nước rửa 60C. Sau đó chuyển qua công đoạn cân và xếp khuôn. - Sau khi đã xếp vào khuôn, tôm sẽ qua công đoạn chờ đông ở nhiệt độ từ -100C đến -400C. - Cấp đông: Sản phẩm được cấp đông bằng hệ thống cấp đông IQF 250kg/h băng tải tự động, tùy theo từng loại kích cỡ (size) mà điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp (trong trường hợp này thì cấp đông trong khoảng 2h), khi nhiệt độ tủ xuống -400C(-450C thì mới bắt đầu cho sản phẩm đi vào. Sản phẩm sau khi cấp đông xong thì nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt -180C. - Sau quá trình rã đông, tôm sẽ được phun nước cho quá trình mạ băng. Mục đích của mạ băng là: + Làm đẹp sản phẩm. + Hạn chế sự xâm nhập của oxi không khí, hạn chế sự oxi hóa sản phẩm. - Tiếp theo, tôm được chuyển qua công đoạn bao gói sản phẩm bằng bao PE hàn kiếm. Mục đích là: + Sản phẩm được bao gói để cách ẩm, cách khí để hạn chế sự oxi hóa, sự thăng hoa nước đá. + Hạn chế sự dao động nhiệt khi bảo quản. - Sau đó, sẽ là công đoạn dò kim loại nhằm phát hiện các mảnh Fe có kích thước ≥1,5mm, hoặc Sus ≥ 2,5mm. Cuối cùng, tôm sẽ được đóng thùng với số lượng 6 túi PE/thùng carton và chuyển vào bảo quản ở kho lạnh -180C chờ xuất. Trên thùng và hộp có đánh dấu size, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên địa chỉ công ty, khối lượng tịnh, nhiệt độ bảo quản và các kí mã hiệu cần thiết khác. Ngoài sản phẩm tôm bỏ đầu, công ty cũng sản xuất mực đông lạnh và cá đông lạnh. Tuy nhiên, do lượng sản phẩm không nhiều và theo mùa vụ nên quá trình sản xuất không mô tả ở đây. 3.1.6. Tình hình sản xuất của công ty [1,5,8] Quá trình sản xuất được thể hiện theo sơ đồ sau 3.1.6.1. Sản xuất thực tế Công ty Chế biến thủy sản Thọ Quang nằm trong KCN thủy sản Thọ Quang thành phố Đà Nẵng chuyên chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu như: Tôm, cá, mực và một số loại hải sản khác, trong đó, tôm và cá là mặt hàng chủ lực của công ty. Công ty đã trang bị các hệ thống thiết bị và dây chuyền sản xuất khá hoàn chỉnh. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty có thể đạt hơn 2.465 tấn cá thành phẩm. Bảng 3.1. Sản lượng sản xuất thực tế TT  Sản phẩm  Đơn vị  Năm  11 tháng đầu năm      2007  2008  2009  2010   1  Tôm  kg  1.189.121  1.459.311  2.111.450  1.923.085,81   2  Cá  kg  277.409  193.267  225.042  94.039,60   3  Mực  kg  175.234  258.802  69.570  12.194   Tổng  1.641.764  1.911.380  2.406.062  2.029.319,41         Sản lượng sản xuất mỗi năm của công ty có sự tăng giảm rõ rệt. Đây là đặc thù của ngành chế biến hải sản vốn phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản trên biển. 3.1.6.2. Môi trường sản xuất Trong điều kiện làm việc bình thường, các sản phẩm thực phẩm đòi hỏi sự đảm bảo về điều kiện chất lượng vệ sinh. Do đó, công ty đã thực hiện tốt các vấn đề bố trí sản xuất và môi trường làm việc. Hiện nay, các nguồn chất thải chủ yếu của công ty như sau: - Chất thải rắn: Bao gồm các phế phẩm và phụ phẩm trong quá trình gia công, các chất thải này được thu gom và bán ra bên ngoài làm thức ăn cho gia súc và thuỷ sinh. - Chất thải lỏng: Chủ yếu là nước thải từ quá trình vệ sinh sản phẩm và vệ sinh nhà xưởng. Chất thải lỏng được thu gom và chuyển đến hệ thống xử lý nước thải trước khi được thải ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. 3.1.7. Hiện trạng môi trường công ty trước khi áp dụng SXSH [1,8] 3.1.7.1. Tình trạng tuân thủ pháp luật về môi trường của công ty Nhằm tuân thủ việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, ngay từ khi chuyển về hoạt động tại khu công nghiệp Thọ Quang công ty đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đã được Sở Tài Nguyên và Môi Trường Đà Nẵng tham mưu cho thành phố cấp quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM. Tiếp đó, Công ty đã xây dựng hệ thống XLNT với công suất 300m3/ngày đêm phục vụ xử lý lượng nước thải của công ty nhằm bảo vệ môi trường khu vực Âu Thuyền Thọ Quang. Đến năm 2008, Công ty đã thực hiện lập báo cáo ĐTM bổ sung cho phân xưởng chế biến số 3 và kho bảo quản lạnh 800 tấn, đồng thời hệ thống XLNT thứ hai với công suất 400m3/ngày đêm cũng được xây dựng năm 2009 để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ năm 2000 đến nay, Công ty luôn thực hiện công tác giám sát môi trường định kỳ và lập báo cáo giám sát gửi về Sở Tài Nguyên và Môi Trường Đà Nẵng. 3.1.7.2. Dòng thải Môi trường không khí Nguồn gốc phát sinh: - Mùi hôi tanh của nguyên liệu tươi, sân tập kết nguyên liệu. - Mùi hôi do quá trình phân hủy chất thải rắn, nước thải sinh ra các loại khí như: Chlorine khử trùng, NH3, H2S, mercaptan, axit hữu cơ,... - Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ tạo ra bụi và khí thải có chứa NOx, CO, SO2, THC. - Tiếng ồn sinh ra từ máy nén của hệ thống lạnh và nhiệt thải từ hệ thống lạnh (nhiệt lạnh). - Khí thải từ lò hơi ở công đoạn luộc (hấp). Nhiên liệu dùng cho lò hơi là dầu DO. Bảng 3.2. Chất lượng môi trường không khí tại công ty TT  Tên chỉ tiêu  ĐV tính  Kết quả  TCVN      K1  K2    1  Nhiệt độ  0C  18  18,5  -   2  Độ ẩm  %  91  87  -   3  Tốc độ gió  m/s  1-3  1-2  -   4  Độ ồn  dBA  52-60  48-55  60(2)   5  Bụi tổng  mg/m3  0,5  0,2  0,3(1)   6  NOx  mg/m3  0,04  0,02  0,2(1)   7  SOx  mg/m3  0,005  0,003  0,35(1)   8  CO  mg/m3  8  3  30(1)   9  H2S  mg/m3  0,004  0,002  0,042(3)   10  NH3  mg/m3  0,003  0,002  0,2(3)   Ghi chú: K1: Mẫu lấy tại khu vực công ty. K2: Mẫu lấy cuối hướng gió, cách khu vực công ty khoảng 500m. Đặc điểm thời tiết: Trời mát, nhiều mây. Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đà Nẵng. (1): QCVN 05-2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh (tính trung bình 1 giờ). (2): TCVN 5949-1998: Âm học-Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư-Mức ồn tối đa cho phép. (3): QCVN 06-2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất độc hại trong không khí xung quanh. Nhận xét: Qua kết quả phân tích ở bảng 3.2 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đo đạc, phân tích đều thoả mãn các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Môi trường nước Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm môi trường nước: - Nước thải sản xuất sinh ra từ quá trình chế biến các loại cá, tôm, mực với hàm lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật và các chất màu cao. - Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng N, P và các vi sinh vật. - Nước mưa chảy tràn qua khu vực sân phơi của công ty sẽ cuốn theo các chất bẩn gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. - Nước từ quá trình làm mát giàn ngưng của các thiết bị làm lạnh, cấp đông (nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng). Nguồn tiếp nhận nước thải của công ty là khu vực Âu Thuyền Thọ Quang (Sông Hàn). Bảng 3.3. Chất lượng môi trường nước tại công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng.doc