Ứng dụng quyền chọn, cái này cực hiếm ( chỉ cần 1 sms)
GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN
I - GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN MUA
1 – Mua quyền chọn mua
2 - Bán quyền chọn mua
GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN BÁN
1 – Mua quyền chọn bán
2 – Bán quyền chọn bán
MỞ RỘNG QUYỀN CHỌN
1 - Options và Forward
2 - Sự kết hợp tối ưu giữa bán khống và quyền chọn.
PHÂN TÍCH 2 CHIẾN LƯỢC QUYỀN CHỌN MUA PHÒNG NGỪA VÀ BÁN BẢO VỆ
I - QUYỀN CHỌN MUA ĐƯỢC PHÒNG NGỪA.
II – QUYỀN CHỌN BÁN BẢO VỆ
ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN TRONG THỰC TIỄN
I. OPTION SPREAD STRATEGY
1.Bull spread strategy
2.Bear spread strategy
3.Butterfly spread strategy
4. Calender stragery
II. OPTION COMBINATION STRATEGY
1 .Iron condor strategy
2 . Straddle strategy
3. Strangle stragery
III. TỔNG KẾT
77 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9435 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu các chiến lược quyền chọn trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chênh lệch là lợi nhuận của nhà đầu tư (nếu chứng
khoán tăng giá thì sẽ bị lỗ).
Cả hai giao dịch bán khống này đều làm tăng tính thanh khoản của thị trường và
giúp thị trường lật mặt các gian dối về báo cáo tài chính cũng như để tìm ra các công
ty niêm yết có vấn đề. Một ví dụ điển hình là vụ Enron vào năm 2001. Trước khi
các nhà điều tra tìm ra gian dối tài chính của Enron, rất nhiều nhà đầu tư chứng
khoán đã phát hiện ra và do đó họ ào ạt bán khống cổ phiếu của công ty này, dẫn
đến sự suy giảm thị giá nghiêm trọng của cổ phiếu Enron. Nếu không có bán khống,
có lẽ gian dối của Enron còn có thể che đậy thêm một thời gian dài nữa, gây thiệt
hại thêm cho rất nhiều nhà đầu tư chân chính.
Một lợi ích khác của bán khống là giúp cho thị trường tránh hình thành các
"bong bóng chứng khoán" mà hậu quả của nó cũng nghiêm trọng không kém gì các
đợt suy giảm. Khi thị trường được đẩy lên cao quá mức, các nhà đầu tư bán khống
tham gia làm thị trường nguội bớt, làm cho "bong bóng" khó xảy ra hơn.
Như vậy bán khống bằng quyền chọn và bán khống thuần túy đều đầu cơ giá xuống,
song lợi nhuận và rủi ro thì có sự khác nhau rõ rệt.
Khi giá giảm, với cả hai giao dịch, nhà đầu tư sẽ thực hiện hợp đồng bằng cách
mua cổ phiếu tại thị trường theo giá thị trường và bán theo giá thực hiện. Khi đó, lợi
nhuận cho chiến lược bán quyền chọn mua của nhà đầu tư này sẽ là X – ST – C.
Khoản lợi nhuận này thấp hơn lợi nhuận khi thực hiện bán khống thuần túy, chính
bằng phí quyền chọn.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 30
Khi giá tăng, với giao dịch mua quyền chọn bán nhà đầu tư sẽ quyết định không
thực hiện quyền chọn, và mức lỗ tối đa là phí quyên chọn. Trong khi, mức lỗ của
giao dịch bán khống là không giới hạn.
Phí quyền chọn trả cho quyền chọn bán thấp hơn nhiều so với khoản tiền ký quỹ
bán khống.
Vậy, bán khống bằng quyền chọn là một lựa chọn tốt, sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà
đầu tư khi muốn thực hiện bán khống.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 31
B – PHÂN TÍCH 2 CHIẾN LƯỢC QUYỀN CHỌN MUA PHÒNG
NGỪA VÀ BÁN BẢO VỆ
I - QUYỀN CHỌN MUA ĐƯỢC PHÒNG NGỪA.
1 – Khái quát chung:
Phổ biến của những nhà kinh doanh quyền chọn chuyên nghiệp là bán một quyền
chọn mua được phòng ngừa. Cụ thể, mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua ứng với số cổ
phiếu đang sở hữu. Mặc dù chiến lược này không phải là phi rủi ro nhưng nó đã làm giảm
rủi ro của việc chỉ sở hữu cổ phiếu.
Đối với quyền chọn mua không được phòng ngừa, trong đó nhà đầu tư bán một quyền
chọn mua đối với cổ phiếu mà người đó không sở hữu, thì rủi ro là không có giới hạn.
Tuy nhiên, nếu người kinh doanh quyền chọn sở hữu cổ phiếu, sẽ không còn rủi ro phải
mua nó trên thị trường với một mức giá có thể khá cao.
2 – Xác định lợi nhuận:
Lợi nhuận của chiến lược quyền chọn mua được phòng ngừa:
π = ΝS(ST – S0) + NC[Max(0,ST – X) – C] Với ΝS > 0; Nc < 0 và NS = – Nc
Xét trường hợp của một cổ phiếu và một quyền chọn: ΝS = 1; Nc = – 1
Phương trình lợi nhuận:
π = ST – S0 – Max(0,ST – X) + C
Nếu quyền chọn kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM: khoản lỗ của cổ phiếu sẽ được
giảm đi nhờ chi phí quyền chọn. Nếu quyền chọn kết thúc ở trạng thái cao giá ITM; nó sẽ
được thực hiện và cổ phiếu sẽ được chuyền giao. Cụ thể:
π = ST – S0 + C nếu ST ≤ X
Khi đó lợi nhuận tăng theo mỗi đô la mà giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn giá mua cổ
phiếu ban đầu trong trường hợp quyền chọn mua kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM.
π = ST – S0 – ST + X + C = X – S0 + C nếu ST > X
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 32
Trong trường hợp quyền chọn kết thúc ở trạng thái cao giá ITM, lợi nhuận không bị
ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu khi đáo hạn.
Đối với quyền chọn mua tháng 6 có giá thực hiện $125 được bán với giá $13,50. Lợi
nhuận tối đa diễn ra khi giá cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện, π = X – S0 + C và bằng
100(125 – 125,9375 + 13,50) = 1.256,25. Khoản lỗ tối đa diễn ra khi giá cổ phiểu đáo
hạn là 0. Khi đó lợi nhuận là π = – S0 + C và bằng 100(–125.9375 + 13,50) = –
11.243,75.
Khi đạt được mức lợi nhuận tối đa trong ví dụ này là 1.256.25 thì tỷ suất sinh lợi đạt
hơn 11% ( so với giá trị ban đầu của vị thế bằng giá cổ phiếu $125.9375 trừ phí quyền
chọn $13,50). Và tỷ suất sinh lợi này diễn ra trong một tháng. Bất cứ mức sinh lời nào
trên mức giá $125 bị mất đi nhưng một tỷ suất sinh lợi tối đa 11%/1 tháng thường được
xem là rất tốt, đặc biệt với mức rủi ro của vị thế thấp hơi rủi ro của vị thế chỉ sở hữu cổ
phiếu.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 33
Giá cổ phiếu hòa vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0 và xảy ra khi quyền chọn mua kết
thúc ở trạng thái kiệt giá OTM.
Khi đó π = S*T – S0 + C = 0
Giá hòa vốn: S*T = S0 – C
Điểm hòa vốn ở ví dụ này là 125,9375 – 13,50 = 112,4375.
Với bất kỳ mức giá cổ phiếu nào cao hơn $112,4375, chiến lược quyền chọn mua này
sẽ mang lại lợi nhuận. Hay quyền chọn mua được phòng ngừa sẽ có lợi nhuận giảm dần
cho đến khi mức giá cổ phiếu nào khi đáo hạn giảm cho đến mức $112,4375. Vì vậy,
quyền chọn mua được phòng ngừa sẽ có lợi nhuận giảm dần cho đến khi mức giá cổ
phiếu giảm gần 11%. Sở hữu cổ phiếu mà không có sự bảo vệ của quyền chọn mua sẽ chỉ
mang lại lợi nhuận khi giá cổ phiếu ở trên mức $125,9375 – mức giá cổ phiếu ở hiện tại.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 34
Lựa chọn giá thực hiện
Người bán quyền chọn mua được phòng ngừa có thể lựa chọn các quyền chọn có giá
thực hiện khác nhau.
Vì quyền chọn mua có giá thực hiện cao nhất là 130, có phí quyền chọn – được dùng
để bù đắp khi cổ phiếu giảm giá – là thấp nhất nên nó cung cấp khoản tiền ít nhất để bảo
vệ người bán quyền chọn mua được phòng ngừa. Tuy nhiên, nó cũng có tiềm năng thu lợi
lớn nhất, vì giá thực hiện cao cho phép người bán nhận được một khoản tiền lớn hơn cho
cổ phiếu nếu quyền chọn được thực hiện.
Trong ví dụ này, quyền chọn mua có giá thực hiện $130, có lợi nhuận cao nhất là
100(120 – 125,9375 + 11,375) = 1.543,75. Với giá hòa vốn là 125,9375 – 11,375 =
114,5625. Mức lợi nhuận thấp nhất, ứng với khi giá cổ phiếu đáo hạn là 0, là 100(–
125,9375 + 11,375) = – 11.456,25.
Ngược lại với quyền chọn có giá thực hiện thấp nhất $120, cung cấp mức bảo vệ cao
nhất, mức bù đắp khi giá giảm cũng cao hơn. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu tăng và quyền
chọn mua được thực hiện, người bán sẽ nhận được một mức giá thấp hơn cho cổ phiếu.
Mức lợi nhuận tối đa là 100(120 – 125,9375 + 15,375) = 943,75. Giá cổ phiếu hòa vốn
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 35
125,9375 – 15,375 = 110,5625. Mức lợi nhuận thấp nhất, xảy ra khi giá cổ phiếu đáo hạn
là 0 là 100(– 125,9375 + 15,375) = – 11.056,25.
Bán một quyền chọn mua được phòng ngừa với mức giá thực hiện thấp nhất là lựa
chọn mang tính bảo thủ nhất, vì mức lỗ khi cổ phiếu giảm giá là thấp nhất, tuy nhiên mức
tăng khi cổ phiếu tăng giá cũng thấp hơn. Bán một quyền chọn mua có phòng ngừa với
mức giá thực hiện cao nhất là chiến lược mạo hiểm hơn.
Lựa chọn thời gian sở hữu.
Với thời gian sở hữu ngắn nhất, T1, tương ứng với việc đóng vị thế vào ngày 4/6 có
lợi nhuận thấp nhất với mức giá cổ phiếu cho trước. Điều này xảy ra vì người bán đóng vị
thế bằng cách mua lại quyền chọn mua. Nếu quyền chọn vẫn còn thời hạn, người bán
phải mua lại một số giá trị thời gian. Nếu một thời gian sở hữu dài hơn được sử dụng, giá
trị thời gian còn lại, giá trị mà phải được mua lại, sẽ thấp hơn. Nếu quyền chọn được nắm
giữ cho đến khi đáo hạn, sẽ không còn giá trị thời gian phải mua lại.
Bán quyền chọn mua được phòng ngừa là một chiến lược rất quan trọng của các nhà
kinh doanh quyền chọn chuyên nghiệp. Vì đây là một chiến lược rủi ro thấp hơn nhiều so
với chỉ mua quyền chọn hoặc cổ phiếu. Người ta tin rằng bán quyền chọn mua được
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 36
phòng ngừa là một cách để kiếm thêm lợi nhuận phụ trội từ cổ phiếu . Tuy nhiên bán
quyền chọn mua đặt người sở hữu cổ phiếu trước khả năng phải bán cổ phiếu vào thời
điểm không thuận lợi hoặc không phù hợp.
Giả sử người bán quyền chọn mua phòng ngừa không muốn bán cổ phiếu do việc thực
hiện quyền chọn. Một cách để tối thiểu hóa khả năng thực hiện là bán một quyền chọn
mua ở một mức giá thực hiện cao để làm cho quyền chọn chìm sâu vào tình trạng kiệt giá
DOTM. Điều này làm giảm khả năng quyền chọn kết thúc ở trạng thái giá cao ITM. Giả
sử nếu giá tăng có vẻ như quyền chọn mua kiệt giá OTM sẽ trở thành cao giá ITM và vì
vậy làm tăng khả năng thực hiện quyền chọn . Khi đó người bán có thể mua lại quyền
chọn mua và bán quyền chọn mua mới vi giá thực hiện cao hơn, gọi là chiến lược xoay
vòng lên ( rolling up). Với hành vi này, người bán quyền chọn mua được phòng ngừa đã
thiết lập một vị thế mà giá thực hiện luôn đi trước giá cổ phiếu. Điểm bất lơi của chiến
lược này là phí quyền chọn thấp và ít bảo vệ khi giá giảm. Đồng thời chi phí giao dich
của các giao dịch xoay vòng thường xuyên cũng sẽ cao hơn. Các nhân tố này có thể được
dùng để so sánh sự bất lợi của việc thực hiện quyền chọn và mức độ sẵn sàng từ bỏ quyền
của chọn của nhà đầu tư.
Rất nhiều nhà đầu tư tổ chức cũng sử dụng chiến lược bán quyền chọn mua được
phòng ngừa. Nhưng bán quyền chọn mua được phòng ngừa –hay bất kì chiến lược nào
khác- không thể là cánh cổng dẫn đến sự giàu sang hay có giới hạn. Thật ra thường có
khả năng giảm tỷ suất sinh lợi danh mục vì nó làm giảm rủi ro. Vì vậy, nó nên được xem
là chiến lược làm giảm rủi ro hơn là nâng cao lợi nhuận.
II – QUYỀN CHỌN BÁN BẢO VỆ
1. Khát quát chung:
Quyền chọn bán bảo vệ (protective put): là chiến lược đầu tư liên quan đến việc sử
dụng một vị thế mua quyền chọn bán và tài sản cơ sở, hợp đồng giao sau hoặc tiền tệ để
đảm bảo tạo ra một mức giá thấp nhất cho tài sản, hợp đồng giao sau hoặc tiền tệ.
Ngược lại với quyền chọn mua phòng ngừa, quyền chọn bán bảo vệ trong kinh doanh
cổ phiếu là nhà đầu tư chỉ đơn giản mua cổ phiếu và mua một quyền chọn bán để nhận
được sự bảo vệ trước thị trường giá xuống.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 37
2 - Cách tính lợi nhuận
Phương trình lợi nhuận của quyền chọn bán bảo vệ được thiết lập bằng cách cộng 2
phương trình chiến lược mua cổ phiếu và chiến lược mua quyền chọn bán. Từ đó ta có:
=NS (ST - S0)+NP[ x (0, X - ST) - P]
Với Ns>0, NP>0, và Ns= NP
Giả đinh rằng có 1 cổ phiếu và 1 quyền chọn bán, Ns=1 và Np=1. Nếu giá cổ phiếu
cuối cùng cao hơn giá thực hiện, quyền chọn bán sẽ đáo hạn ở trạng thái kiệt giá OTM.
Nếu giá cổ phiếu cuối cùng thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán sẽ thực hiện. Ta có:
= ST - S0 - P nếu ST>= X
= ST - S0 + X - ST – P = X - S0 – P nếu ST <X
Quyền chọn bán bảo vệ hoạt động như một hợp đồng bảo hiểm. Quyền chọn bán bảo
vệ là bảo hiểm đối với cổ phiếu. Trong thị trường giá xuống, tổn thất cổ phiếu sẽ phần
nào được bù đắp bởi việc thực hiện quyền chọn. Trong thị trường giá lên, bảo hiểm là
không cần thiết và mức lợi nhuận do tăng giá bị giảm đi do phí quyền chọn trả trước.
Từ các phương trình trên, lợi nhuận trên một thị trường giá lên biến động cùng chiều
với giá cổ phiếu khi đáo hạn.
ST càng cao lợi nhuận càng cao. Trên thị trường giá xuống, lợi nhuận không bị ảnh
hưởng bởi giá cổ phiếu khi đaó hạn. Những tổn thất của cổ phiếu được bù đắp bởi lợi
nhuận của quyền chọn bán. Đồ thị của lợi nhuận trong quyền chọn bán được minh hoạ
trong hình 9.19 đối với quyền chọn bán AOL tháng 6 với giá thực hiện 125 với phí
quyền chọn là $11,5. Đường gạch đứt là lợi nhuận của chủ sở hữu khi chỉ sở hữu cổ
phiếu. Lưu ý, quyền chọn bán bảo vệ có mức lỗ khi giá giảm thấp hơn và lợi nhuận khi
giá tăng và giá hoà vốn thấp hơn. Mức lỗ vốn tối đa của quyền chọn bán bảo vệ được
thiết lập dưới dạng lợi nhuận khi giá cổ phiếu lúc đáo hạn thấp hơn giá thực hiện.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 38
Vì =X – S0 –P,
Vậy AOL có mức giá tối thiểu là:
100(125-125,9375-11.5)=-1234,75.
Đây là mức lỗ 9% so với giá trị ban đầu của danh mục (giá cổ phiếu 125,9375 + phí
quyền chọn 11,5) => không thấy mức lợi nhuận cao nhất, vì lợi nhuận của nhà đầu tư
tăng dần theo phần vượt trội của giá cổ phiếu so với giá thực hiện. Điều này là do mối
quan hệ ngang giá quyền chọn mua, quyền chọn bán.
Giá cổ phiếu hoà vốn vào thời điểm đáo hạn xảy ra khi giá cổ phiếu khi đáo hạn lớn
hơn giá thực hiện. Đặt mức lợi nhuận này bằng 0 và giai phương trình , ta có ST:
PSS T 0
*
PSS T 0
*
Vậy điểm hoà vốn diễn ra khi giá cổ phiếu vào lúc đáo hạn bằng với giá cổ phiếu ban
đầu cộng với phí quyền chọn. Điều này hiển nhiên vì giá cổ phiếu phải tăng so với giá cổ
phiếu ban đầu một mức để bù đắp phí quyền chọn của quyền chọn bán. Trong ví dụ nay,
giá của cổ phiếu hoà vốn khi đáo hạn là 11,5 + 125,9375=137,4375. Vì vậy, để đạt điểm
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 39
hoà vốn, giá cổ phiếu phải tăng 9,1%. Vì vậy chi phí bảo vệ đã đặt nhà đầu tư vào lỗ
hổng lớn khi bắt đầu, nhưng mức tăng lợi nhuận thì vô hạn
Chọn lựa giá thực hiện: quyết định khấu trừ.
Khoản tiền đền bù mà quyền chọn bán bảo vệ cung cấp bị ảnh hưởng bởi giá thực
hiện. Đối với quyền chọn bán bảo vệ: giá thực hiện cao hơn tương đương với mức khấu
trừ thấp hơn.
Quyền chọn bán bảo vệ với giá thực hiện cao hơn tạo ra mức bảo vệ lớn hơn nhưng
lợi nhuận do tăng giá thấp hơn.
Quyền chọn bán bảo vệ AOL ở các mức giá thực hiện khác nhau
Giá thực hiện là $130, phí quyền chọn là $14,25
Giá hòa vốn: 125,9375 + 14,25 = 140,1875
Mức lợi nhuận tối thiểu: 100(130 – 125,9375 – 14,25) = - 1018,75
Trong trưởng hợp này phí quyền chọn cao hơn nên nếu giá cổ phiếu tăng (quyền chọn
bán không còn cần thiết) thì mức lợi nhuận từ cổ phiếu sẽ thấp hơn.
Giá thực hiện là $120, phí quyền chọn là $9,25
Giá hòa vốn: 125,9375 + 9,25 = 135,1875
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 40
Mức lợi nhuận thấp nhất: 100(120 – 125,9375 – 9,25) = - 1518,75
Nếu thị trường giá tăng thì lợi nhuận sẽ giảm một mức thấp hơn do phí quyền chọn thấp
hơn.
Như vậy, nhà đầu tư phải cân bằng giữa mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro với khả
năng chi trả mức đền bù.
Chọn lựa thời gian sở hữu
Thời gian sở hữu ngắn hơn cung cấp mức đền bù lớn hơn với gián cổ phiếu cho trước.
Với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn bán bảo vệ được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian
mất đi càng lớn và lợi nhuận càng thấp. Đối với quyền chọn bán kiểu châu Âu, tác động
này là ngược lại khi giá cổ phiếu là thấp.
Vì với thời gian sở hữu ngắn hơn, nhà đầu tư có thể bán lại quyền chọn bán trước khi
đáo hạn và khôi phục một phần giá trị thời gian trước đây. Với thời gian sở hữu dài hơn,
sẽ có ít giá trị thời gian được khôi phục hơn. Tuy nhiên nếu giá cổ phiếu quá thấp, khi sở
hữu quyền chọn bán bảo vệ cho đến khi đáo hạn, sẽ không có phần giá trị thời gian nào
được khôi phục.
Thời gian sở hữu phụ thuộc vào quan điểm của nhà đầu tư
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 41
- Thời gian dài -> cổ phiếu có nhiều biến động để thu lợi nhuận
- Thời gian ngắn -> cổ phiếu không được mong đợi sẽ có biến động
- Giá cổ phiếu phải tăng ít nhất một mức bằng phí quyền chọn để nhà đầu tư hòa
vốn
Chiến lược quyền chọn bán bảo vệ cũng có thể được đảo ngược: vị thế bán khống cổ
phiếu sẽ được bảo vệ bằng cách bán một quyền chọn bán, hoặc ngược lại.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 42
C – NHỮNG CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN TRONG
THỰC TIỄN
Bên cạnh hai chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn quyền chọn mua được
phòng ngừa và quyền chọn bán bảo vệ chúng ta còn có nhiều chiến lược phòng ngừa rủi
ro bằng quyền chọn khác. Có thể tóm lược thành hai nhóm chính như sau:
Option Spread Strategies:
Nhà đầu tư thường sử dụng các chiến lược này vì hạn chế được rủi ro, chi phí thấp, và
xác xuất lợi nhuận cao. Bao gồm một số chiến lược như:
Bull spread
Bear spread
Iron Cordor
Butterfly spread
Calender spread
Option Combination Strategies:
Straddle stragery
Strangle Stragery
I. OPTION SPREAD STRATEGY
1. Chiến lược đầu cơ chênh lệch giá lên (Bull spread strategy):
a. Bull spread (đầu cơ chênh lệch giá lên): là một loại tản khai dọc mà ở đó lợi nhuận
kiếm được nhờ sự tăng giá một cách vừa phải của các loại chứng khoán cơ sở nếu nó liên
quan đến quyền chọn mua thì được gọi là bull call spread nếu liên quan đến quyền chọn
bán thì được gọi là bull put spread
Bull call spread (đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua) là việc mua quyền chọn mua với
giá thực hiện thấp và bán một một quyền chọn mua với cùng số lượng nhưng có giá thực
hiện cao hơn, với cùng th.ời gian đáo hạn.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 43
Phương trình lợi nhuân:
= Nc1 [max (0,ST – X1) – C1] + Nc2 [max (0,ST – X2) – C2]
Với giả định là Nc1 = - Nc2, X2 > X1
Hình : đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua
Bảng lợi nhuận
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 44
Ví dụ:
- Mua quyền chọn mua giá 3$ giá thực hiện là 100$
- Bán quyền chọn mua giá 1$ giá thực hiện là 115$
- Lúc này ta thấy lợi nhuận tối đa là 13$ số tiền bị mất tối đa chỉ là 2$
Giải: Ta có bảng lợi nhuận như sau:
Bảng lợi nhuận
Bull put spread (đầu cơ giá lên bằng quyền chọn bán): là việc mua một quyền chọn bán
với giá thực hiện thấp và bán một quyền chọn bán với cùng một số lượng nhưng có giá
thực hiện cao hơn:
Phương trình lợi nhuân:
= NP1[max(0, X1– ST ) – P1] + NP2[max(0, X2– ST) – P2]
Với giả định là NP1 = - NP2, X2 > X1
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 45
Bảng lợi nhuận
Ví dụ:
- Mua quyền chọn bán giá 8$ giá thực hiện là 105$
- Bán quyền chọn bán giá 27$ giá thực hiện là 125$
Lúc này ta thấy lợi nhuận tối đa là 19$ và lỗ tối đa chỉ là 1$
2. Chiến lược đầu cơ chênh lệch giá xuống (Bear spread stratgy) :
Bear spread (đầu cơ chênh lệch giá xuống): là một loại tản khai dọc mà ở đó lợi nhuận
kiếm được nhờ sự giảm giá một cách vừa phải của các loại chứng khoán cơ sở nếu nó
liên quan đến quyền chọn mua thì được gọi là bear call spread nếu liên quan đến quyền
chọn bán thì được gọi là bear put spread.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 46
Bear call spread (đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn mua) là việc mua số quyền chọn
mua với giá thực hiện X1, đồng thời bán một quyền chọn mua với cùng khối lượng và
ngày đáo hạn nhưng với giá thực hiện X2 thấp hơn X1.
Phương trình lợi nhuân:
= Nc1 [max (0,ST – X1) – C1] + Nc2 [max (0,ST – X2) – C2]
Với giả định là Nc1 = - Nc2, X2 < X1
Hình : Đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn mua
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 47
Ví dụ:
- Mua quyền chọn mua giá 2$ giá thực hiện là 102$
- Bán quyền chọn mua gia 7$ giá thực hiện là 95$
- Lợi nhuận tối đa là 5 và lỗ tối đa cũng chỉ là 5
Bear put spread (đầu cơ giá xuống bằng quyền chọn bán) là việc mua số quyền chọn
bán với giá thực hiện X1, đồng thời bán quyền chọn bán với cùng khối lượng và ngày đáo
hạn nhưng với giá thực hiện X2 thấp hơn X1.
Phương trình lợi nhuân:
= Np1[ max(0,X1 – ST) – P1] + Np2[ max(0,X2 – ST ) – P2]
Với giả định là Np1 = - Np2, X2 < X1
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 48
3. Chiến lược quyền chọn kiểu bướm (Butterfly spread strategy):
Chiến lược quyền chọn hình bướm là một chiến lược quyền chọn kết hợp của bull và bear
spread. Nó sử dụng ba mức giá thực hiện. Hai mức giá thực hiện thấp hơn được dùng
trong bull spread, và mức giá thực hiện cao hơn dùng trong bear spread. Có thể dùng
được cho cả quyền chọn bán và mua.
a. Long Butterfly
Trong chiến lược này nhà kinh doanh sẽ thực hiện mua quyền chọn mua với tỷ lệ 1-2-1.
Nhà đầu tư sẽ tiến hành mua một quyền chọn mua với giá thực hiện X1 thấp (tức là mua
một quyền chọn mua kiệt gia OTM); đồng thời mua một quyền chọn mua với giá thực
hiện X3 cao( tức là mua một quyền chọn mua cao giá ITM); và bán hai quyền chọn mua
với giá thực hiện X2 trong khoảng từ X1 đến X3 (tức là bán 2 quyền chọn mua ngang giá
ATM). Nhìn chung, có thể chọn X2 gần bằng hoặc bằng với giá cổ phiếu hiện tại, thường
thì X2 sẽ là trung bình cộng của X1 và X3. Tất cả các quyền chọn này đều có cùng ngày
đáo hạn.
Phương trình lợi nhuận:
Π = Max (0, ST – X1) – C1 + Max (0, ST – X3) – C3 - 2 Max (0, ST – X) + 2C2
Điểm hòa vốn:
ST
*
= X1 + C1 - 2C2 + C3 ( Điểm hòa vốn thấp )
ST* = 2X2 - X1 - C1 + 2C2 - C3 (Điểm hòa vốn cao)
Lợi nhuận có được từ chiến lược này được mô tả trong bảng sau:
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 49
Dạng lợi nhuận này có thể được biểu diễn trong hình sau:
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 50
Hình: Chiến lược mua bán quyền chọn kiểu bướm với quyền chọn mua
Ví dụ về chiến lược Long Butterfly:
Giả sử: Cổ phiếu XYZ đang giao dịch tại mức giá là $59,40 trên một cổ vào tháng 3
năm 2x01. Bạn mong đợi giá của cổ phần XYZ dao động lên xuống trong một phạm vi
sau bảng thông cáo thu nhập quý. Bạn muốn kiếm lợi nhuận từ tính biến động thấp của cổ
phiếu này nhưng với độ nhạy cảm rủi ro giới hạn.
Trong tình huống này, bạn xem xét mua 1 quyền chọn mua tháng 4 năm 20x1 ,giá
thực hiện là $55 với giá $5,60, bán 2 quyền chọn mua tháng 4 giá thực hiện 60$ với giá
$2,40 và mua 1 quyền chọn mua tháng 4, giá thực hiện là $65 với giá là $0,7.
Sau đây ta có bảng tính lợi nhuận ứng với các mức giá của cổ phiếu khác nhau vào
ngày đáo hạn:
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 51
Phân tích ví dụ :
Lỗ tối đa
= Khoảng phí quyền chọn ròng phải trả
= ($5.60 - $2.40 - $2.40 + $0.70) * 100 = $160
Lãi tối đa
= Chênh lệch giữa 2 mức giá thực hiện liền kề trừ cho phí quyền chọn ròng phải trả
= ($5.00 - $1.60) * 100 = $340
Điểm hòa vốn ở trên
= Giá thực hiện cao nhất trừ đi phí quyền chọn ròng phải trả
= $65 - $1.60 = $63.40
Điểm hòa vốn ở dưới
= Giá thực hiện thấp nhất cộng phí quyền chọn ròng phải trả
= $55 + $1.60 = $56.60
b. Short Butterfly
Nhà đầu tư sẽ tiến hành bán một quyền chọn mua với giá thực hiện X1 thấp; đồng thời
bán một quyền chọn mua với giá thực hiện X3 cao; và mua hai quyền chọn mua với giá
thực hiện X2 trong khoảng từ X1 đến X3 (tức là bán 2 quyền chọn mua ngang giá ATM).
Nhìn chung, có thể chọn X2 gần bằng hoặc bằng với giá cổ phiếu hiện tại, thường thì X2
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 52
sẽ là trung bình cộng của X1 và X3. Tất cả các quyền chọn này đều có cùng ngày đáo
hạn.
Phương trình lợi nhuận:
Π = - Max (0, ST – X1) + C1 - Max (0, ST – X3) + C3 + 2 Max (0, ST – X) - 2C2
Điểm hòa vốn:
ST
*
= X1 + C1 - 2C2 + C3 ( Điểm hòa vốn bên trái )
ST* = 2X2 - X1 - C1 + 2C2 - C3 (Điểm hòa vốn bên phải)
Hình : Lợi nhuận từ việc thực hiện chiến lược Short Butterfly
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 53
Ví dụ của chiến lược Short Butterfly:
Giả định: XYZ đang giao dịch tại mức giá $40,50 một cổ phần. Sắp tới sẽ có một đạo
luật không thuận lợi cho công ty.Bạn mong đợi giá cổ phiếu sẽ tăng vụt hoặc hoặc giảm
mạnh một khi đạo luật có hiệu lực. Bạn mong muốn kiếm được một khoảng lợi nhuận từ
việc biến động giá của cổ phiếu mà không cần chi tiêu vốn. Trong tình huống này, bạn có
thể xem xét bán 1 quyền chọn mua tháng 6 năm 20x1, giá thực hiện là $35 với mức giá
$7,5; mua 2 quyền chọn mua tháng 6, giá thực hiện là $40 với giá là $4,5 và bán 1 quyền
chọn mua, giá thực hiện là $45 với giá là $2,4.Sau đây ta sẽ có bảng tính lợi nhuận ứng
với các mức giá của cổ phiếu khác nhau vào ngày đáo hạn:
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 54
Phân tích ví dụ;
Lỗ lớn nhất
= Chênh lệch giá thực hiện liền kề nhau – phí quyền chọn ròng nhận được
= ($5 - $0.90) * 100 = $410
Lãi lớn nhất
= Phí quyền chọn ròng = Phí quyền chọn nhận được – phí quyền chọn phải trả
= ($7.50 - $4.50 - $4.50 + $2.40) * 100 = $90
Điểm hòa vốn ở trên
= Giá thực hiện cao nhất – phí quyền chọn ròng nhận được
= $45 - $0.90 = $44.10
Điểm hòa vốn ở dưới
= Giá thực hiện thấp nhất + phí quyền chọn ròng nhận được
= $35 + $0.90 = $35.90
Lựa chọn thời gian thực hiện:
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 55
- Đối với trường hợp với giá chứng khoán gần với giá thực hiện ở giữa, thời gian
nắm giữ vị thế càng lâu, thì giá trị thời gian mất đi của việc bán quyền chọn mua
sẽ lớn hơn của việc mua quyền chọn mua.
- Đối với trường hợp giá chứng khoán ở mức cao và thấp, thời gian nắm giữ càng
lâu thì giá trị thời gian mất đi của việc mua quyền chọn mua sẽ lớn hơn của việc
bán quyền chọn mua.
Một số điểm cần xem xét khi sử dụng chiến lược kiểu bướm:
Chiến lược này cho phép nhà kinh doanh tham gia kinh doanh với xác suất lợi nhuận cao,
lợi nhuận mang lại cao và rủi ro giới hạn.
Thuận lợi :
Long butterfly :
- Có khả năng kiếm lợi nhuận từ phạm vi biến động của chứng khoán với chi phí
thấp
- Độ nhạy cảm rủi ro có giới hạn khi so sánh với chiến lược Short straddle khi
những chứng khoán cơ sở rời xa điểm hòa vốn vào ngày đáo hạn.
Short butterfly:
- Thu được phí từ việc kinh doanh dựa trên những biến động của thị trường mà
không phải chi tiêu vốn
- Thu được lợi nhuận từ những biến động cực kì lớn của thị trường mà không cần
quan tâm đến xu hướng
- Độ nhạy cảm rủi ro giới hạn khi giá tài sản cơ sở là ở bằng mức giá thực hiện ở
giữa vào ngày đáo hạn
Bất lợi:
Long butterfly :
- Lợi nhuận tiềm năng chỉ có thể đến từ một vùng hẹp giữa hai giá thực hiện cao
nhất và thấp nhất
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 56
- Chênh lệch giữa giá hỏi mua và giá chào bán của những quyền chọn khác nhau
trong chiến lược này có thể ảnh hưởng đến tiềm năng lợi nhuận của chiến lược
Short butterfly:
- Đưa ra rủi ro thấp nhưng đồng thời tỷ suất sinh lợi cũng thấp hơn nếu đem so sánh
với chiến lược strangle và traddle.
- Biến động trong giá chứng khoán và quyền chọn phải phù hợp để chiến lược này
có thể thu được lợi nhuận
4. Calender stragery
Calendar strategy là một chiến lược quyền chọn được thực hiện bằng cách đồng thời mua
quyền chọn mua (bán) và bán quyền chọn mua (bán) khác với cùng giá thực hiện, nhưng
khác nhau về thời gian đáo hạn.
Lợi nhuận của chiến lược này phụ thuộc vào hai yếu tố: độ biến động và giá trị thời gian
còn lại. Chúng ta sử dụng mô hình Black-Scholes để định giá quyền chọn tại thời điểm
kết thúc vị thế.
1. Calendar strategy (calls) được thực hiện bằng cách bán một quyền chọn mua với một
giá thực hiện nhất định và mua một quyền chọn mua khác với cùng giá thực hiện đó
nhưng có thời điểm đáo hạn lâu hơn. Thời điểm đáo hạn càng lâu thì giá của quyền chọn
càng cao. Do đó chiến lược này cần phải đầu tư ban đầu.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 57
Khi giá cổ phiếu càng gần giá thực hiện, thì việc nắm giữ vị thế càng lâu làm cho giá trị
thời gian mất đi càng nhiều đối với người bán quyền chọn mua hơn là đối với người mua
quyền chọn mua.
Khi giá cổ phiếu càng xa giá thực hiện, thì việc nắm giữ vị thế càng lâu làm cho giá trị
thời gian mất đi càng nhiều đối với người mua quyền chọn mua hơn là đối với người bán
quyền chọn mua.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 58
2. Calendar strategy (puts) được thực hiện bằng cách bán một quyền chọn bán với một
giá thực hiện nhất định và mua một quyền chọn bán khác với cùng giá thực hiện đó
nhưng có thời điểm đáo hạn lâu hơn.
Chiến lược này được thực hiện khi nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở ít biến động.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 59
II. OPTION COMBINATION STRATEGY
1 .Iron condor stragery
Chiến lược Iron Condor được coi như là một hình thái tiến bộ của chiến lược quyền chọn
trong đó tận dụng cả hai tản khai là đầu cơ giá lên nhờ chênh lệch quyền chọn bán(bull
put spread) và đầu cơ giá xuống nhờ chênh lệch quyền chọn mua (bear call spread) với
cùng một ngày đáo hạn và số lượng của quyền chọn mua và quyền chọn bán là tương tự
nhau. Trong mô hình này bao gồm:
a. Long Iron Condor
Chiến lược Long Iron Condor, cũng tương tự như chiến lược Short Iron Condor,
nhưng ở vị thế ngược lại.
Ví dụ: Giả sử cổ phiếu XYZ đang giao dịch ở mức giá $ 137,60 vào tháng 3 năm 20x1.
Bạn đang mong đợi giá cổ phiếu dao động lên xuống trong vòng mức giá hỗ trợ và kháng
cự mạnh.Bạn sẽ nhận được lợi nhuận từ tính biến động thấp của giá cổ phiếu này mà
không cần chi tiêu vốn với độ nhạy cảm rủi ro giới hạn.
Trong trường hợp này, bạn cân nhắc sẽ mua một quyền chọn bán giá thực hiện $130
với giá $1,1; bán một quyền chọn bán với giá thực hiện $135 với giá $2,4; bán một quyền
chọn mua với giá thực hiện 140$ với giá 2,5$; và mua một quyền chọn mua với giá thực
hiện 145$ với giá 1$. Sau đây ta sẽ có bảng thể hiện lợi nhuận ứng với các mức giá vào
ngày đáo hạn của cổ phiếu:
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 60
Phân tích ví dụ của chiến lược này:
Lỗ lớn nhất = ($5.00 - $2.80) * 100 = $220
Lãi lớn nhất = ($2.40 - $1.10 + $2.50 - $1.00) * 100 = $280
Điểm hoà vốn cao= $140 + $2.80 = $142.80
Điểm hoà vốn thấp= $135 - $2.80 = $132.20
a. Short Iron Condor
Giả định giá thị trường là p.
Nhà đầu tư sẽ tạo ra mô hình short iron condor như sau.
Bán một quyền chọn bán với giá thực hiện p1 + Mua một quyền chọn bán với giá
p2 + Mua quyền chọn mua với giá p3 + Bán quyền chọn mua với giá p4
Với điều kiện p1 < p2 < p < p3 < p4
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 61
Hoặc
- 1 chiến lược tản khai quyền chọn bán đầu cơ giá lên (bull put spread) + 1 chiến
lược tản khai quyền chọn mua đầu cơ giá xuống (bear call spread)
Hoặc
- Bán 1 strangle (short slightly OTM puts and calls) + 1 long strangle(long OTM
puts and calls)
Lưu ý: với chiến lược quyền chọn này, viễn cảnh lúc này có xu hướng trung lập. và bạn
đang mong chờ sự giảm trong biến động hoặc là không có sự biến động nào của các loại
chứng khoán cơ sở
Ví dụ: Giả định công ty XYZ đang được bán với giá 37,1$ trên mỗi cổ phiếu vào tháng 3
năm 2001. sắp tới sẽ có một đạo luật không thuận lợi cho công ty. Bạn dự đoán giá cổ
phiếu sẽ biến động ngay khi đạo luật này được ban hành và mong muốn kiếm lợi nhuận
từ sự biến động này với một mức rủi ro giới hạn ít tốn chi phí hơn so với short iron
butterfly
Trong trường hợp này bạn có thể cân nhắc để bán một quyền chọn bán tháng 6 với giá
0,3$ giá thực hiện là 30$, mua quyền chọn bán với giá 1,4$ giá thực hiện là 35$, mua
quyền chọn mua giá 1$ với giá thực hiện là 40$, bán quyền chọn mua với giá 0,4$.
Ta có bảng liệt kê lợi nhuân của nhà đầu tư như sau:
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 62
Phân tích ví dụ Short Iron Condor
Lỗ lớn nhất: ($1.40 - $0.30 + $1.00 - $0.40) * 100 = $170
Lợi nhuận lớn nhất đạt được là ($5.00 - $1.70) * 100 = $330
Điểm hòa vốn trên: $40 + $1.70 = $41.70
Điểm hòa vốn dưới: $35 - $1.70 = $33.30
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 63
Một số điểm cần xem xét khi sử dụng chiến lược Iron Condor:
Thuận lợi:
Long Iron Condor:
- Thuận lợi lớn nhất của chiến lược Long Iron Condor là bạn sẽ thu được gấp đôi
hoặc gần gấp đôi phí quyền chọn từ cổ phiếu ít biến động.
- So với chiến lược Long Iron Butterfly thì sẽ có xác suất cao hơn để có được lợi
nhuận cao nhất
- Độ nhạy cảm rủi ro giới hạn khi giá cổ phiếu cơ sở di chuyển xa điểm hoà vốn vào
ngày đáo hạn.
Short Iron Condor:
- Có thể kiếm được lợi nhuận dựa trên biến động lớn của thị trường khi không xác
định được phương hướng chính xác của thị trường
- Có một rủi ro giới hạn khi mà những chứng khoán cơ sở nằm giữa hai mức giá p2
và p3
- Phí phải trả thấp hơn so với chiến lược kiểu bướm.
Bất lợi:
Long Iron Condor:
- Lợi nhuận tiềm ẩn chỉ xảy ra khi phạm vi giao dịch là giữa hai giá thực hiện ở
biên.
- Sự chênh lệch giá các quyền chọn sẽ ảnh hưởng lên lợi nhuận tiềm ẩn của chiến
lược.
- Rủi ro xảy ra ở cả hai chiều hướng thay đổi của giá. Sự tăng giảm giá nhanh chóng
của tài sản cơ sớ sẽ gây ra sự tăng giá trị của quyền chọn mua hoặc bán. Điều này
chỉ là bù một phần cho mặt khác của giao dịch.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 64
Short Iron Condor:
- Những động thái của giá chứng khoán và giá quyền chọn phải phù hợp với chiến
lược này để kiếm được lợi nhuận.
- Sự chênh lệch giá của các giá thực hiện có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận tiềm năng
của chiến lược này.
2 .Chiến lược straddle
Chiến lược Straddle là một trong những chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền
chọn phổ biến, được thực hiện bằng cách kết hợp cùng một số lượng quyền chọn mua và
quyền chọn bán với cùng một mức giá thực hiện và cùng ngày đáo hạn.
a. Long Straddle:
Là một chiến lược kinh doanh quyền chọn mà nhà kinh doanh mua quyền chọn mua
và quyền chọn bán với cùng một tài sản cơ sở, mức giá thực hiện và thời gian đáo hạn.
Giá thực hiện thường ở mức bằng hoặc gần với giá thị trường hiện tại của chứng khoán
cơ sở.
Long straddle được sử dụng khi nhà đầu tư kì vọng giá chứng khoán sẽ có biến động
mạnh trong thời gian tới, bất kể biến động sẽ xảy ra theo hướng nào.
Phương trình lợi nhuận:
Π = NC [Max (0, ST – X) – C] + NP [Max (0, X - ST) – P]
với NC > 0, NP > 0 và NC = NP
Xét trường hợp NC = NP = 1. Phương trình lợi nhuận là:
Nếu ST > X thì thực hiện quyền chọn mua và không thực hiện quyền chọn bán.
Lợi nhuận lúc này là: Π = ST – X – C – P
Nếu ST < X thì thực hiện quyền chọn bán và không thực hiện quyền chọn mua.
Lợi nhuận lúc này là: Π = X – ST – C – P
Nếu ST = X thì không thực hiện quyền nào và chấp nhận mức lỗ cao nhất là:
Π = – C – P
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 65
Điểm hòa vốn: b1 = S
*
T = X – C – P và b2 = S
*
T = X + C + P
Theo hình 1, nếu ST vượt qua điểm hòa vốn b2 thì nhà đầu tư sẽ lời vô hạn, còn nếu ST
thấp hơn điểm hòa vốn b1 thì nhà đầu tư sẽ lời có giới hạn là (X- C - P). Nếu ST nằm giữa
b1 và b2 thì sẽ lỗ có giới hạn bằng C+P.
Hình 1: Long Straddle
b. Short Straddle:
Là một chiến lược kinh doanh quyền chọn mà nhà kinh doanh bán quyền chọn mua và
quyền chọn bán với cùng một tài sản cơ sở, mức giá thực hiện và thời gian đáo hạn. Lợi
nhuận lớn nhất là khoản phí thu được từ việc bán các quyền chọn này.
Short straddle được sử dụng khi nhà đầu tư kì vọng giá chứng sẽ không biến động
đáng kể trong thời gian tới.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 66
Hình 2: Short Straddle
Phương trình lợi nhuận:
Π = NC [Max (0, ST – X) – C] + NP [Max (0, X - ST) – P]
với NC < 0, NP < 0 và NC = NP
Xét trường hợp NC = NP = - 1. Phương trình lợi nhuận là:
Nếu ST > X thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện quyền chọn mua và không
thực hiện quyền chọn bán. Lợi nhuận lúc này là: Π = X – ST + C + P
Nếu ST < X thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện quyền chọn bán và không
thực hiện quyền chọn mua. Lợi nhuận lúc này là: Π = ST – X + C + P
Nếu ST = X thì người mua sẽ không thực hiện quyền nào và ta có mức lời cao
nhất là: Π = C + P
Điểm hòa vốn: b1 = S
*
T = X – C – P và b2 = S
*
T = X + C + P
Theo hình 2, nếu ST vượt qua điểm hòa vốn b2 thì nhà đầu tư sẽ lỗ vô hạn, còn nếu ST
thấp hơn điểm hòa vốn b1 thì nhà đầu tư sẽ lỗ có giới hạn là (X – C – P). Nếu ST nằm
giữa b1 và b2 thì nhà đầu tư sẽ lời.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 67
Lựa chọn thời gian sở hữu:
Thời gian nắm giữ quyền chọn là một nhân tố khác ảnh hưởng đến giá của quyền
chọn. Thời gian nắm giữ vị thế càng lâu thì giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi
nhuận càng thấp.
Một số điểm chung cần xem xét khi sử dụng chiến lược Straddle:
Giả sử rằng bạn biết công ty ABC sẽ công bố bảng báo cáo tài chính hàng năm trong
tháng này, bạn cho rằng giá chứng khoán sẽ biến động mạnh nhưng không biết sẽ vượt
hơn mong đợi hay thấp hơn. Trong trường hợp này thì chiến lược quyền chọn Long
Straddle là lựa chọn khả thi. Chiến lược Straddle là một chiến lược trung lập, mức rủi ro
trung bình và lợi nhuận là không giới hạn. Vào ngày đáo hạn, nếu giá chứng khoán tăng
vọt thì quyền chọn mua sẽ có lãi và quyền chọn bán sẽ bị lỗ mức phí. Nếu giá chứng
khoán tụt xuống thì quyền chọn bán sẽ có lợi và quyền chọn mua sẽ bị lỗ. Nhưng đó sẽ là
một chiến lược thất bại nếu giá chứng khoán không biến động nhiều, mà chỉ xoay quanh
giá thực hiện.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 68
Ví dụ 1: AOL tháng 6 giá thực hiện $125, C = $13,5, P = $11,5
Cổ phiếu của AOL đang ở mức giá $123, có một tin tức cho rằng công ty AOL có
một vụ kiện và sẽ có kết quả cuối cùng vào nửa tháng sau. Chúng ta không biết kết quả
vụ kiện như thế nào nhưng ta kỳ vọng giá cổ phiếu AOL sẽ biến động mạnh. Nếu công ty
thắng kiện thì giá cổ phiếu sẽ tăng, ngược lại nếu công ty thua kiện thì giá cổ phiếu sẽ
giảm. Ta đề xuất sử dụng chiến lược Straddle đối với giá cổ phiếu này. Chúng ta quyết
định mua một quyền chọn mua và một quyền chọn bán với giá thực hiện là $125. Phí
quyền chọn mua là C = $13,5, phí quyền chọn bán là P = $11,5.
Điểm hòa vốn:
b1 = S
*
T = X – C – P = 125 – 13,5 – 11,5 = 100
b2 = S
*
T = X + C + P = 125 + 13,5 + 11,5 = 150
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 69
Bảng 1: Lợi nhuận trên một cổ phiếu với các mức giá thực hiện khác nhau
Giá cổ
phiếu ngày đáo
hạn
Lợi nhuận trên 1 cổ
phiếu của quyền chọn mua
Lợi nhuận trên 1 cổ
phiếu của quyền chọn bán
Tổng
lợi nhuận
ST = 160 160 - 125 – 13,5= 21,5 0 – 11,5 = -11,5 10
ST = 130 130 – 125 – 13,5 = - 8,5 0– 11,5 = -11,5 -20
ST = 110 0 – 13,5 = -13,5 125 – 110 – 11,5 = 3,5 -10
ST = 90 0 – 13,5 = - 13,5 125 – 90 – 11,5 = 23,5 10
Rủi ro lớn nhất của nhà đầu tư khi thực hiện chiến lược này là $25. Vì vậy giá cổ
phiếu của AOL cần phải giảm xuống $100 hoặc tăng lên $150 để đạt được mức hòa vốn.
Điều này có nghĩa là nếu giá cổ phiếu của AOL giảm xuống dưới $100 thì nhà đầu tư có
lời và lợi nhuận tối đa có thể đạt được là: 125 – 13,5 – 11,5 = 100. Nếu giá cổ phiếu tăng
lên trên $150 thì nhà đầu tư có lời và lợi nhuận tối đa có thể đạt được là vô hạn.
Ví dụ 2: Cổ phiếu AOL ngày hôm nay có mức giá là $124,5. Kỳ vọng là giá cổ phiếu này
sẽ không biến động mạnh trong nửa tháng tới. Chúng ta sẽ sử dụng chiến lược short
Straddle, bán quyền chọn mua và quyền chọn bán với mức giá thực hiện là $125, phí
quyền chọn mua là C = $13,5, phí quyền chọn bán là P = $11,5.
Điểm hòa vốn của chúng ta là:
b1 = S
*
T = X – C – P = 125 – 13,5 – 11,5 = 100
b2 = S
*
T = X + C + P = 125 + 13,5 + 11,5 = 150
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 70
Bảng 2: Lợi nhuận trên một cổ phiếu với các mức giá thực hiện khác nhau
Giá cổ phiếu
ngày đáo hạn
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu
của quyền chọn mua
Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu
của quyền chọn bán
Tổng lợi
nhuận
ST = 160 13,5 + 125 – 160 = -21,5 11,5 -10
ST = 130 13,5 + 125 – 130 = 8,5 11,5 20
ST = 110 13,5 11,5 + 110 – 125 = -3,5 10
ST = 90 13,5 11,5 – 125 + 90 = -23,5 -10
Lợi nhuận lớn nhất của nhà đầu tư khi thực hiện chiến lược này là $25. Vì vậy giá cổ
phiếu của AOL cần phải giảm xuống $100 hoặc tăng lên $150 để đạt được mức hòa vốn.
Nếu giá cổ phiếu của AOL nằm trong khoản từ $100 đến $150 thì nhà đầu tư có lời. Nếu
giá cổ phiếu tăng lên trên $150 thì nhà đầu tư bị lỗ và mức lỗ tối đa là vô hạn. Nếu giá cổ
phiếu thấp hơn $100 thì nhà đầu tư bị lỗ và mức lỗ tối đa là $100.
3. Chiến lược đinh ghim (Strangle stragery):
Chiến lược Strangle là một chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn mà nhà
đầu tư nắm giữ cả hai loại : quyền chọn mua và quyền chọn bán . Cả hai quyền chọn này
đều có cùng số lượng, thời gian đáo hạn nhưng giá thực hiện khác nhau.
a. Long strangle:
Nhà đầu tư thực hiện bằng cách mua cùng một số lượng quyền chọn mua và quyền
chọn bán với cùng một ngày đáo hạn nhưng giá thực hiện khác nhau. Giá thực hiện quyền
chọn mua X2 cao hơn giá thực hiện quyền chọn bán X1.
Long strangle được sử dụng khi thị trường biến động lớn và nhà đầu tư mong đợi tăng
giá đáng kể nhưng không chắc chắn tài sản cơ sở tăng hay giảm giá. Nếu có sự biến động
lớn trong giá tài sản đi lên hay đi xuống, thì sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 71
Chiến lược strangle tạo ra hai điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn bên trái bằng giá thực hiện
X2 cộng với giá mua quyền chọn mua và giá mua quyền chọn bán; (X2 + C + P). Điểm
hòa vốn bên phải b ằng giá thực hiện X1 trừ đi giá mua quyền chọn mua và giá mua
quyền chọn bán; (X1 – C – P).
Nhà đầu tư khi sử dụng chiến lược Long strangle sẽ nhận được khoản lợi nhuận khi
giá biến đổi đủ lớn so với giá hiện tại vượt qua một trong hai điểm hòa vốn . Lợi nhuận
cao nhất nhà đầu tư nhận được là không xác định . Ngược lại, khi giá cổ phiếu ít biến
động, nhà đầu tư chỉ gánh chịu một khoản lỗ có giới hạn chính bằng giá của quyền chọn
mua và giá của quyền chọn bán.
Phương trình lợi nhuận:
π = NC [Max(0,ST – X2) – C] + NP [Max(0, X1 – ST) – P]
Với NC > 0; NP > 0. Giả sử NC = 1; NP =1
π = Max(0,ST – X2) – C + Max(0, X1 – ST) – P
Bảng lợi nhuận
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 72
Ví dụ: Một cổ phiếu đang có giá hiện tại là $50. Để sử dụng chiến lược Strangle , nhà đầu
tư phải có hai quyền chọn , một quyền chọn mua và một quyền chọn bán với số l ượng là
100 quyền. Giả sử giá thực hiện của quyền chọn mua là $55, với giá của quyền chọn mua
là $300 ($3.00 x 100). Giá thực hiện quyền chọn bán là $45, với giá của quyền chọn bán
là $285 ($2.85 x 100). Nếu giá của cổ phiếu nằm giữa $45 và $55 trong suốt thời gian của
quyền chọn thì nhà đầu tư sẽ lỗ một khoản bằng $585 ($300 + $285). Nhà đầu tư sẽ nhận
được lợi nhuận nếu giá cổ phiếu vượt quá hai điểm hòa vốn . Giả sử giá đáo hạn của cổ
phiếu đó là $35, lợi nhuận lúc này sẽ bằng $415 (100 x ($45 – $35 – $3.00 – $2.85)). Khi
giá đáo hạn của cổ phiếu là $68, nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản lợi nhuận bằng $715
(100 x ($68 – $55 – $3.00 – $2.85)).
Đối với giá trị thời gian trong chiến lược này, nếu nhà đầu tư giữ vị thế càng lâu, giá trị
thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 73
Chiến lược Long strangle gần tương tự như chiến lược Long straddle. Có thể thấy, để
cho nhà đầu tư có lợi nhuận thì giá cổ phiếu trong chiến lược Long strangle phải tăng
mạnh hơn trong chiến lược Long straddle. Tuy nhiên trong trường hợp giá cổ phiếu
không tăng đáng kể thì với cùng một giá cổ phiếu, nhà đầu tư thực hiện chiến lược Long
strangle sẽ chịu lỗ ít hơn chiến lược Long straddle. Mô hình lợi nhuận của chiến lược
Long strangle phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai giá thực hiện. Khoảng cách này càng
lớn thì rủi ro càng ít và để có lợi nhuận thì giá cổ phiếu cũng phải tăng nhiều hơn.
b. Short strangle
Short strangle đơn giản là ngược lại của Long strangle. Nhà đầu tư thực hiện chiến
lược này bằng cách bán cùng một số lượng quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng
một ngày đáo hạn nhưng giá thực hiện khác nhau. Trong đó giá thực hiện của quyền chọn
bán X1 thấp hơn so với giá thực hiện của quyền chọn mua X2. Chiến lược Short strangle
đem lại lợi nhuận giới hạn cho nhà đầu tư khi giá cổ phiếu cơ sở ít biến động, nhưng rủi
ro thì không giới hạn.
Lợi nhuận tối đa khi thực hiện Short strangle là khi giá cổ phiếu vào ngày đáo hạn
biến động nằm trong khoảng giữa giá thực hiện của quyền chọn mua và giá thực hiện của
quyền chọn bán. Khi đó, lợi nhuận tối đa bằng giá của quyền chọn mua cộng với giá của
quyền chọn bán.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 74
Giống như chiến lược Long strangle, đồ thị của Short strangle cũng có hai điểm hòa
vốn. Hai điểm gãy đó được tính toán như sau : Điểm hòa vốn bên trái bằng giá thực hiện
quyền chọn bán X1 cộng với giá của quyền chọn mua và giá của quyền chọn bán . ( X1 +
C + P). Điểm hòa vốn bên phải bằng giá thực hiện quyền chọn mua X2 trừ đi giá của
quyền chọn mua và giá của quyền chọn bán. (X2 − C − P).
Phương trình lợi nhuận:
π = NC [Max(0,ST – X2) – C] + NP [Max(0, X1 – ST) – P]
với NC < 0; NP < 0. Giả sử NC = - 1; NP = -1
π = – Max(0,ST – X2) + C – Max(0, X1 – ST) + P
Bảng lợi nhuận:
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 75
Ví dụ : Cổ phiếu XYZ đang được giao dịch với giá $75.75 một cổ phần . Giá của quyền
chọn mua là $2.90 và giá của quyền chọn bán là $2.80. Giả sử nhà đầu tư mua 100
quyền. Lợi nhuận tối đa nhà đầu tư nhận được bằng $570 (100 x ( $2.90 + $2.80)).
Nhà đầu tư giữ vị thế càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng cao.
Short strangle cũng tương tự Short straddle . Đây là chiến lược mạo hiểm vì khi giá
biến động mạnh thì bị lỗ không có giới hạn, nhưng nếu giá ít biến động thì Short strangle
mang lại lợi nhuận dễ dàng hơn Short straddle nhờ chênh lệch hai giá thực hiện.
III. TỔNG KẾT
Có rất nhiều chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn. Lựa chọn một chiến lược
thích hợp là điều không dễ dàng và tùy thuộc vào kỳ vọng thị trường của nhà đầu tư và
linh cảm mạnh mẽ của nhà đầu tư. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một bảng tổng họp kỳ
vọng của nhà đầu tư và các chiến lược có thể lựa chọn ứng với kỳ vọng đó.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 76
Nếu nhà đầu tư kỳ vọng giá chứng
khoáng cơ sở sẽ biến động mạnh, nhưng
chưa xác định được xu hướng tăng,
giảm. Nhà đầu tư có thể xem xét sử dụng
một trong những chiến lược dưới đây:
Nếu nhà đầu tư kỳ vọng giá chứng
khoán cơ sở sẽ ít thay đổi trong một
khoảng thời gian xác định nào đó. Nhà
đầu tư có thể xem xét sử dụng các chiến
lược sau đây:
Short Iron Cordor : Chiến lược này có mức
sinh lợi lớn nếu mức biến động của giá
chứng khoáng cơ sở lớn, rủi ro của chiến
lược thấp.
Long Iron Cordor: Chiến lược này sẽ thu
được gấp đôi hoặc gần gấp đôi phí quyền
chọn nếu giá chứng khoán ít biến động,
mức lỗ giới hạn.
Long Strangle : thực ra chiến lược này
giống như vị thế bán của chiến lược chuồn
chuồn, nhưng khác là không có đôi cánh.
Chiến lược này không hạn chế về lợi nhuận
do đó rủi ro của nó cao hơn chiến lược
chuồn chuồn.
Short Strangle: thực ra chiến lược này
giống như vị thế mua trong chiến lược
chuồn chuồn, chỉ khác không có đôi cánh.
Điều này có nghĩa là rủi ro của chiến lược
này là không hạn chế.
Short Iron Butterfly: Chiến lược này gần
giống như chiến lược Short Iron Cordor,
tuy nhiên chiến lược này có giá trị đắt hơn
Short Iron Cordor vì nhà đầu tư phải chịu
một khoảng lỗ ròng lớn hơn.
Long Butterfly Spread: chiến lược này cũng
gần giống với vị thế mua trong chiến lược
chuồn chuồn. Nếu giá chứng khoáng không
thay đổi trong thời hạn của quyền chọn thì
chiến lưuọc này sẽ thu được lợi nhuận lớn
nhất và mức lợi nhuận này cao hơn lợi
nhuận đạt được trong chiến lược chuồn
chuồn.
Long Straddle: hiệu quả của chiến lược
giống như vị thế bán trong chiến lược tản
khai kiểu bướm, nhưng khác là không có
đôi cánh. Điều này có nghĩa là mức sinh lợi
và mức phí mất đi của chiến lược này lớn
Short Straddle: Chiến lược này thực ra
giống như chiến lược tản khai của bướm
nhưng khác là không có cánh, giống như
chiến lược Strangle mức lỗ là không giới
hạn.
GVHD: Nguyễn Khắc Quốc Bảo Đề tài: Ứng dụng quyền chọn
Nhóm SV: TC III – K33 77
hơn chiến lược tản khai kiểu bướm. Chiến
lược này được thực hiện bằng cách mua
một quyền chọn mua và một quyền chọn
bán tại cũng mức giá thực hiện và cùng
thời gian đáo hạn.
Bear Put Spread: chiến lược này được thực
hiện bằng cách bán một quyền chọn bán ở
mức giá X1 và mua một quyền chọn bán ở
mức giá X2, X2 > X1.
Bull Put Spread: chiến lược này được thực
hiện bằng cách mua một quyền chọn bán ở
mức giá X1 và bán một quyền chọn bán ở
mức giá X2, X2 > X1.
Bull Call Spread: Chiến lược này được
thực hiện bằng cách mua một quyền chọn
mua ở mức giá X1 và bán một quyền chọn
mua ở mức giá X2, X2 > X1.
Bear Call Spread: Chiến lược này được
thực hiện bằng cách bán một quyền chọn
mua ở mức giá X1 và mua một quyền chọn
mua ở mức giá X2, X2 > X1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các chiến lược quyền chọn trên thế giới.pdf