Tại các điểm thu mẫu, pH ổn định ở các đợt thu mẫu từ tháng 1-3 và tháng 8-
12 đều giống nhau thuộc khoảng 6,75 - 6,8, khi bước sang mùa nắng (tháng 5-7) thì
pH ở đây đã tăng nhẹ (lên 6,91-6,98). Như vậy, có thể thấy ở các thủy vực thu mẫu
có sự biến động pH nhẹ theo mùa trong năm và tuân theo qui luật biến động ở khu
vực Bắc Trung Bộ.
Theo Swingle (1961) và Calabrese (1969) thì điểm chết axít và kiềm của cá là
pH = 4 và pH = 11, giá trị pH nước thích hợp nhất cho cá là 6,5-9 (trích dẫn Boyd,
1990). Theo Quy chuẩn VN 38: 2011/BTNMT ngày 12/12/2011 Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thuỷ sinh thì pH phải nằm trong giới
hạn 6,5 – 8,5. Vì vậy, có thể kết luận pH của các thủy vực khảo sát dao động từ 6,74 -
6,98 là phù hợp cho sự phát triển và sinh sản của cá (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
141 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá ngạnh - Cranoglanis bouderius (richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ila được phát hiện từ năm 1980 gây bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ, năm 1998
nó được xác định là tác nhân chính làm chết hàng loạt cá Tra khi ương cá Tra giống
ở Việt Nam. Ngoài ra A. hydrophila còn phân lập được trên rất nhiều đối tượng thủy
sản khác như cá chép, cá rô đồng, rô phi, cá lóc, lươn,... gây thiệt hại rất lớn đến sản
lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (Bùi Quang Tề và cs, 2006).
Cá bị nhiễm vi khuẩn A.hydrophila thường có một số biểu hiện bệnh lý điển
hình như da thường đổi màu tối, không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, xuất hiện
các đốm xuất huyết đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, xuất huyết hậu môn, mắt
lồi đục. Ở các đối tượng cá da trơn như cá tra, ba sa, xoang bụng xuất huyết, mô mỡ
103
xuất huyết nặng, gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột dạ dày bóng hơi đều xuất
huyết, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn, mùi hôi thối (Đỗ Thị Hòa và cs, 2004).
Như vậy, so sánh với các đặc điểm trên chúng tôi thấy có nhiếu đặc điểm tương đồng
về dấu hiệu bệnh lý.
Hiện tại, chưa có tài liệu nào công bố về vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây
bệnh trên cá Ngạnh, kết quả của nhóm nghiên cứu về sự hiện diện của loài vi khuẩn này
trên cá Ngạnh sẽ là cơ sở khoa học cho việc định hướng nghiên cứu xác định tác nhân
gây bệnh lở loét trên cá Ngạnh, từ đó đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
b. Vi khuẩn Streptococcus sp.
Từ các mẫu cá bị bệnh với các dấu hiệu trên, tiến hành cấy mẫu vi khuẩn trên
môi trường Nutrien Agar ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 30oC sau 24 giờ thấy xuất hiện
khuẩn lạc màu trắng có đường kính 1.5 - 2 mm. Khi nhuộm gram thấy vi khuẩn bắt
màu xanh tím, soi trên kính hiển vi với vật kính x100 thấy hình dạng vi khuẩn là hình
cầu, chúng liên kết với nhau tạo thành chuỗi. Như vậy, dựa vào mô tả của Austin
(1987) thì có thể khẳng định vi khuẩn đã phân lập trên cá Ngạnh bị bệnh lở loét là
Streptococcus sp.
Tuy nhiên, cần phân biệt Streptoccus sp. với Staphylococcus sp. vì chúng
cùng có hình dạng tế bào giống nhau, phát triển trên môi trường Nutrien Agar, là vi
khuẩn gram dương, bắt màu xanh tím với thuốc nhuộm, liên kết các tế bào với nhau
để thành chuỗi. Song điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là Staphylococcus spp. phản
ứng dương tính với Catalase, còn Streptococcus sp. phản ứng âm tính. Kết quả thử
cho thấy vi khuẩn thu được âm tính với Catalase. Điều này góp phần khẳng định vi
khuẩn mà chúng tôi phân lập được là Streptococcus sp.
Hình 3.80. Vi khuẩn trên
môi trường Nu
Hình 3.81. Hình thái
khuẩn lạc
Hình 3.82. Nhuộm Gram
104
Theo Shelby et al., (2002) Streptococcus sp. là nguyên nhân gây bệnh phổ
biến trên cá nước ngọt, đặc biệt là trên cá Rô phi, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế của ngành nuôi trồng thủy sản thế giới. Ước tính thiệt hại hằng năm khoảng 150
triệu USD. Theo Đỗ Thị Hòa và cs (2004) , vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh trên
các đối tượng cá nước ngọt với một số dấu hiệu như bơi lội không bình thường, mắt
cá lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Các vết xuất huyết lan rộng
thành lở loét. Vi khuẩn này có thể tấn công ở mọi giai đoạn phát triển của cá. Năm
2007, Đinh Thị Thủy và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các bệnh nguy hiểm
thường gặp ở cá Rô phi nuôi thâm canh tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm cao tại các
tỉnh Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh và Hà Nội. Dịch bệnh gây chết cá với số
lượng lớn, ở mọi cỡ cá đặc biệt nhiều ở cá giai đoạn thương phẩm.
3.2.3.2. Kết quả cảm nhiễm vi khuẩn trên cá Ngạnh
Bảng 3.23. Kết quả cảm nhiễm vi khuẩn trên cá Ngạnh
Vi khuẩn
Nồng độ
vi khuẩn
(cfu/ml)
Thời gian bắt
đầu phát bệnh
(giờ)
Dấu hiệu bệnh
Aeromonas
hydrophyla
2,4x104
2,4x105
2,4x106
2,4x107
2,4x108
37
30
28
24
22
Xung quanh vết tiêm phồng
Cá lờ đờ, xuất huyết quanh vết tiêm
Cá yếu, vết tiêm sưng đỏ
Vết tiêm sưng phồng
Da cá mất nhớt, vết tiêm sưng
Streptococcus sp.
2,4x104
2,4x105
2,4x106
2,4x107
2,4x108
40
35
30
26
23
Cá lờ đờ, da khô, sưng đỏ vết tiêm
Da mất nhớt, bơi mất thăng bằng
Cá lờ đờ, xuất hiện vết loét trên thân
Cá bơi mất thăng bằng, đuôi lở loét
Cá lờ đờ, xuất huyết trên than
Đối chứng
0,5 ml NaCl
0,85%
Cá hoạt động bình thường trong suốt quá trình thí nghiệm
Cá để thực hiện thí nghiệm cảm nhiễm là cá khỏe mạnh, chiều dài từ 10 - 15
cm, khối lượng 0,4 - 0,6 kg. Cá được nuôi thuần dưỡng trong các bể composit đảm
bảo các yếu tố môi trường thuận lợi, duy trì nhiệt độ 22 - 27oC, pH: 7,0 - 7,5, hàm
lượng oxy hòa tan 4 mg/l.
Qua bảng 3.23 cho thấy ở các bể thí nghiệm sau khi được cảm nhiễm cả hai
loài vi khuẩn thì cá đều xuất hiện các dấu hiệu điển hình như da mất nhớt, vết tiêm
sưng đỏ, thậm chí một số bể thí nghiệm còn thấy xuất hiện các vết lở loét trên thân.
Đối với vi khuẩn A. hydrophila thời gian biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý trên chỉ sau
105
22 giờ với mật độ vi khuẩn 2,4x108, chậm nhất là 37 giờ với mật độ vi khuẩn 2,4x104
(cfu/ml). Đối với vi khuẩn Streptococcus sp. thời gian để cá xuất hiện dấu hiệu bệnh
sau 23 giờ với mật độ vi khuẩn 2,4x108, chậm nhất là 40 giờ. Tuy nhiên, ở tất cả các
lô thí nghiệm thì cá đều chết 100% sau 6 ngày theo dõi kể từ khi xuất hiện các dấu
hiệu bệnh lý đầu tiên. Thu mẫu bệnh phẩm ở gan, thận và các vết loét của cá ở các lô
thí nghiệm, tái phân lập và định danh vi khuẩn thì đều xác định được vi khuẩn
A.hydrophila và Streptococcus sp. ở các bể thí nghiệm. Điều này là cơ sở khẳng định
A.hydrophila và Streptococcus sp. là vi khuẩn gây bệnh trên cá Ngạnh.
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam hầu như chưa có các nghiên
cứu về bệnh của cá Ngạnh mới chỉ có rất ít các nghiên cứu về bệnh của một số giống
cá da trơn thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes). Năm 2011, Phan Thị Thu Hiền và cộng
sự thực hiện nghiên cứu về bệnh vi khuẩn trên cá Lăng vàng (Mystus nemurus) nuôi
trong hồ chứa tại Yên Thành - Nghệ An, kết quả cho thấy phân lập được một loài A.
hydrophila. Năm 2011, Trần Ngọc Hùng và cộng sự đã phân lập được 5 loài vi
khuẩn là Aeromonas hydrophila (Chester, 1901), Aeromonas sobria, Shewanella
gelidimarina Bowman et al., 1997, Klebsiella pneumoniae (Schroeter 1886) và
chủng Streptococcus sp. trên cá Ghé (Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi trên cá Ngạnh cho thấy thành phần loài vi khuẩn đa dạng
hơn cá Lăng vàng nhưng ít hơn so với cá Ghé.
3.2.3.3. Tỷ lệ nhiễm các loài vi khuẩn trên cá Ngạnh
Với 120 mẫu cá Ngạnh thu từ các thủy vực tự nhiên và cá nuôi thuần dưỡng
tại Trại thực hành thủy sản nước ngọt cho thấy tỷ lệ nhiễm các loài vi khuẩn thay đổi
theo các tháng trong năm.
Hình 3.83. Tỷ lệ nhiễm của các loài vi khuẩn thu được ở trên cá Ngạnh
106
Đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila bắt gặp quanh năm, song đỉnh điểm
là giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, cao nhất là tháng 8 với tỷ lệ nhiễm 60%, còn lại
các tháng khác trong năm dao động từ 10% - 40%. Đối với vi khuẩn Streptococcus
sp. tỷ lệ nhiễm thấp hơn, một số tháng trong năm như tháng 2, tháng 11 không có sự
xuất hiện của vi khuẩn này trong các mẫu cá thu. Tuy nhiên, thời điểm tỷ lệ nhiễm vi
khuẩn này cao cũng vào giai đoạn tháng 5, 6, 8 với tỷ lệ nhiễm đều là 30%, cao nhất
là tháng 9 với tỷ lệ nhiễm 40%.
Hiện chưa có nghiên cứu nào về mùa vụ bệnh do các loài vi khuẩn này gây ra
trên cá Ngạnh. Song nghiên cứu này cũng cho thấy tần suất xuất hiện bệnh do vi
khuẩn liên quan khá nhiều đến mùa vụ. Thông thường tháng 8, tháng 9 là giai đoạn
mùa mưa, do ảnh hưởng của nước lũ từ thượng nguồn đổ về nên hàm lượng phù sa
nhiều và nước rất đục. Độ trong thấp, hàm lượng amonia trong nước thường cao hơn
so với các thời điểm khác trong năm. Do đó đây có thể chính là nguyên nhân làm gia
tăng tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn. Cũng đã có một số nghiên cứu về tần suất nhiễm
bệnh do vi khuẩn A. hydrophila và Streptococcus sp. gây ra trên cá rô phi, kết quả
cho thấy vào thời điểm mùa mưa (tháng 9) và thời điểm giao mùa (tháng 11) thì
chủng Aeromonas hydrophila có tần suất xuất hiện cao nhất, lên đến 100%. Còn đối
với chủng vi khuẩn Streptococcus sp. có tần suất cao nhất, chiếm 95-100% vào mùa
khô (tháng 1) và giai đoạn giao mùa (tháng 5 và tháng 11). Như vậy, so với nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho thấy các tháng mùa mưa trong năm như tháng 8, 9 thì tỷ
lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn trên cá Ngạnh gia tăng. Đây là cơ sở để chúng ta có các
biện pháp phòng bệnh phù hợp trước thời điểm bệnh dễ bùng phát.
3.2.3.4. Kết quả thử tính mẫn cảm kháng sinh của các loài vi khuẩn
Bảng 3.24. Kết quả thử tính mẫn cảm kháng sinh của các loài vi khuẩn
Vi khuẩn
Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)
Ampicillin
(10µg)
Erythromycin
(30µg)
Tetracycline
(30µg)
Dịch ép lá ổi
(150µl)
Dịch ép củ
tỏi (150µl)
A. hydrophila 22a ± 1,36 21,5a ± 0,82 22,8a ± 0,54 15,5c ± 1,12 18,7b ± 0,45
Streptococcus sp. 20,5a ± 1,43 21,0a ± 0,92 20,3a ± 0,6 15,5b ± 1,2 20,9a ± 1,01
(Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05)
107
Tiến hành thử kháng sinh đồ với 3 loại kháng sinh tổng hợp đang được dùng
phổ biến hiện nay và thử nghiệm khả năng mẫn cảm của chúng với 2 loại thảo dược
với mục đích chọn được loại kháng khuẩn tốt với vi khuẩn để dùng trong phòng và
trị bệnh. Thí nghiệm được tiến hành 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy: Đường kính
vòng kháng khuẩn với vi khuẩn A. hydrophila đối với cả 3 loại kháng sinh tổng hợp
là Ampicillin, Erythromycin và Tetracyclin đều đạt kháng khuẩn tốt, cao nhất là
Tetracyclin với đường kính vòng vô khuẩn đạt 22,8 mm. Phân tích Anova và kiểm
định LSD về sự sai khác có ý nghĩa giữa các nhóm kháng sinh cho thấy không có sự
sai khác có ý nghĩa (P > 0.05) giữa các loại kháng sinh Ampicillin, Erythromycin và
Tetracyclin. Đối với 2 loại dịch ép thảo dược là củ tỏi (Allium sativum L.) và lá ổi
(Psidium guajava L.) cho thấy khả năng kháng khuẩn của dịch ép củ tỏi lớn hơn so
với dịch ép từ lá ổi. Sai khác có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Tuy nhiên, khả năng
kháng khuẩn của cả 2 loại thảo dược này chỉ đạt mức trung bình. Do đó để trị bệnh
do vi khuẩn A. hydrophila gây ra trên cá Ngạnh thì nên dùng một trong 3 loại kháng
sinh tổng hợp là Ampicillin, Erythromycin, Tetracyclin.
Đối với vi khuẩn Streptococus sp. đường kính vòng vô khuẩn đối với
Ampicillin, Erythromycin và Tetracyclin đều đạt kháng khuẩn tốt, điều đáng chú ý là
đường kính vòng vô khuẩn của dịch ép củ tỏi cũng đạt tốt với 20,9 mm. Phân tích
Anova và kiểm định LSD về sự sai khác có ý nghĩa giữa các nhóm kháng sinh cho
thấy không có sự sai khác có ý nghĩa (P > 0.05) giữa các loại kháng sinh Ampicillin,
Erythromycin, Tetracyclin và dịch ép củ tỏi. Điều này chứng tỏ chúng ta có thể sử
dụng dịch ép tỏi thay thế kháng sinh tổng hợp trong trị bệnh do vi khuẩn Streptococus
sp. gây ra trên cá Ngạnh, đây là một tín hiệu đáng mừng bởi xu hướng hiện nay chúng
ta đang tích cực tìm kiếm, thử nghiệm các loại thảo dược để trị bệnh cho động vật thủy
sản nói chung. Nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng và Trương Thị Thành Vinh (2014)
cũng cho thấy dịch ép nguyên chất của củ tỏi (Allium sativum L.) có tính kháng khuẩn
tốt đối với vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon
idellus Valenciennes, 1844) với đường kính vòng vô khuẩn đạt 20,75 mm.
108
3.2.4. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây nuôi sinh sản cá Ngạnh
Từ những thí nghiệm nghiên cứu về nuôi thuần dưỡng, nuôi vỗ, kỹ thuật kích
thích sinh sản, ấp trứng và ương từ cá bột lên cá hương, cá hương lên cá giống có thể
đề xuất giải pháp kỹ thuật gây nuôi sinh sản cá Ngạnh như sau:
Tuyển chọn cá bố mẹ
cho sinh sản
Tuyển chọn cá bố mẹ đưa
vào nuôi vỗ
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Tiêm kích dục tố
Vuốt trứng Mổ lấy tuyến tinh
Thụ Tinh
Ấp trứng
Cá bột
Cá hương
Cá giống
109
3.2.4.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp
Dựa trên kết quả nghiên cứu về nuôi thuần dưỡng, nuôi vỗ, kỹ thuật kích thích
sinh sản, ấp trứng và ương giống cá Ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson,
1846) tại Nghệ An.
3.2.4.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a. Đối tượng
Giải pháp kỹ thuật này quy định trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật sản
xuất giống cá Ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) tại Nghệ An.
b. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống ở khu vực Nghệ An.
c. Mùa vụ sản xuất giống
- Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ: Nuôi vỗ cá bố mẹ bắt đầu từ tháng 9 năm trước
đến tháng 3 năm sau ở khu vực tỉnh Nghệ An.
- Thời gian cho cá đẻ và ấp trứng: Cho cá đẻ và ấp trứng cá Ngạnh từ tháng 4
đến tháng 6 hàng năm ở tỉnh Nghệ An.
3.2.4.3. Điều kiện áp dụng
a. Yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi vỗ cá bố mẹ:
- Ao nuôi vỗ có diện tích ≥ 500 m2; độ sâu nước khoảng 1,3 – 2,5 m; điều
kiện cấp thoát nước dễ dàng.
- Môi trường nước ao trong quá trình nuôi vỗ phải đảm bảo các chỉ tiêu như sau:
+ Nhiệt độ nước từ 25,0 đến 30,00C.
+ pH: 7,0 - 8,0
+ Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 3 mg/lít.
b. Yêu cầu kỹ thuật các công trình phục vụ cho sinh sản nhân tạo
- Thiết bị lưu cá bố mẹ sau khi tiêm kích dục tố: Cá sau khi tiêm kích dục tố
thường được lưu ở trong giai nhỏ (1x1,5x 1m) được căng vào trong ao nuôi vỗ có hệ
thống phun mưa.
Trong điều kiện cho sinh sản ở cơ sở không có giai có thể sử dụng bể lưu cá bố
mẹ sau khi tiêm kích dục tố. Bể làm bằng xi măng hình tròn có thể tích 20 - 30 m3 hoặc
bằng composite có thể tích 5 -10 m3. Bể được cấp nước chảy liên tục và sục khí.
110
- Dụng cụ ấp trứng: Dụng cụ ấp trứng là thùng xốp, trong quá trình ấp trứng,
cần được cấp nước và sục khí liên tục.
3.2.4.4. Nội dung của giải pháp kỹ thuật sinh sản cá Ngạnh
a. Nuôi vỗ cá bố mẹ
- Nguồn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được tuyển chọn từ đàn cá hậu bị nuôi thuần dưỡng.
- Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ thành thục: Chất lượng cá bố mẹ cho nuôi vỗ thành
thục phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật được qui định trong bảng 3.25.
Bảng 3.25. Yêu cầu kỹ thuật chọn cá đưa vào nuôi vỗ
TT Các chỉ tiêu
Yêu cầu tiêu chí kỹ thuật
Cá Ngạnh
1
Tuổi cá (năm)
- Cá đực ≥ 2+
- Cá cái ≥ 2+
2
Khối lượng (kg)
- Cá cái ≥ 1,0
- Cá đực ≥ 0,8
3 Màu sắc cơ thể Màu xám bạc, bụng màu trắng
4 Ngoại hình
Cân đối, không dị hình, không mất nhớt, không
bị tổn thương
5 Trạng thái hoạt động Hoạt động nhanh nhẹn
6 Tình trạng sức khỏe Cá khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý
* Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
Điều kiện ao nuôi:
Ao nuôi vỗ có diện tích khoảng ≥ 500 m2; độ sâu nước khoảng 1,3 – 2,5 m;
điều kiện cấp thoát nước dễ dàng.
Môi trường nước ao trong quá trình nuôi vỗ phải đảm bảo các chỉ tiêu như sau:
- Nhiệt độ nước từ 25,0 – 30,00C.
- pH: 6,5 - 8,5
- Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 3 mg/lít.
Chuẩn bị ao nuôi
111
Trước khi tiến hành nuôi vỗ cá bố mẹ ao phải được diệt tạp và các loại mầm
bệnh bằng cách tháo cạn hoặc tát cạn ao, vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ
ao với lượng 7 -10 kg/100 m2. Phơi đáy ao 1 - 2 ngày đối với những ao không nhiễm
phèn. Sau đó, lấy nước vào ao qua lưới lọc cho đến khi đạt độ sâu theo quy định.
Mật độ, tỷ lệ đực cái nuôi vỗ:
Mật độ nuôi vỗ trong ao là 1cặp/10m2.
Tỷ lệ đực/cái: ít nhất là 1/1, trong thực tế có thể cần tăng tỷ lệ cá đực lên; cá
đực và cá cái được nuôi chung trong ao.
Chăm sóc, quản lý ao nuôi vỗ
Trong quá trình nuôi vỗ, cần chú trọng việc quản lý ao và phòng trị bệnh cho
cá bố mẹ. Các nội dung về cho ăn, thay nước
cho ao và theo dõi kiểm tra cá bố mẹ phải theo
đúng những quy định sau đây:
- Cho ăn: Hiện nay thức ăn công nghiệp
dùng riêng cho cá Ngạnh chưa có trên thị
trường nên chúng ta phải dùng loại thức ăn
viên chìm, có độ đạm 40%. Cho cá 1 lần/ ngày
vào chiều mát, lượng thức ăn từ 3-5% khối
lượng cá trong ao.
Chú ý làm màng chắn để ngăn thức ăn trôi ra ngoài. Màng chắn thức ăn làm
bằng lưới nhỏ hơn kích thước viên thức ăn.
- Bơm nước tạo dòng chảy hoặc tạo dòng phun mưa trong ao nuôi: Đối với cá
nuôi vỗ trong ao phải thường xuyên bơm tạo dòng chảy hoặc tạo dòng phun mưa.
- Theo dõi kiểm tra: Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ phải tiến hành theo dõi,
kiểm tra cá như sau:
Cá bố mẹ phải được đánh dấu từng cá thể để thuận tiện khi theo dõi kiểm tra.
Không nên sử dụng các phương pháp truyền thống như dùng que nhọn đầu để đánh
dấu thứ tự cá bố mẹ, kẹp số vào vây... vì các vết thương nhỏ cũng có thể gây nhiễm
bệnh cho cá. Đối với cá Ngạnh thường sử dụng các dây mềm, buộc vòng qua phía
Hình 3.84. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
112
sau vây ngực và kẹp mảnh vải có đánh số cá bố mẹ vào dây. Số La mã dùng để ghi
đánh dấu cho cá cái, số Ả rập dùng để ghi đánh dấu cho cá đực. Mỗi lần kéo cá để
kiểm tra phải ghi lại số để tránh tình trạng số ghi bị mờ gây lẫn lộn.
Định kỳ kiểm tra cá bố mẹ, ghi chép đầy đủ số liệu của từng cá thể đã được
đánh dấu. Kiểm tra cá lần đầu sau khi nuôi vỗ được 2 tháng để theo dõi cá phát dục
và điều chỉnh chế độ nuôi vỗ thích hợp.
Từ tháng 4 hàng năm, ở Nghệ An và các tỉnh lân cận có thể bắt đầu cho cá đẻ,
mỗi tháng kiểm tra 2 lần. Giai đoạn này, cá phải được đánh dấu và theo dõi cẩn thận
để xác định ngày cho đẻ. Khi kiểm tra phải ngừng cho cá ăn trước một ngày.
b. Tuyển chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Tuyển chọn cá bố mẹ cho sinh sản phải đạt các tiêu chí sau đây
Bảng 3.26. Yêu cầu kỹ thuật chọn cá bố mẹ tham gia sinh sản
TT Các chỉ tiêu
Yêu cầu tiêu chí kỹ thuật
Cá Ngạnh
1
Tuổi cá (năm)
- Cá đực ≥ 2+
- Cá cái ≥ 2+
2
Khối lượng (kg)
- Cá cái ≥ 1,0
- Cá đực ≥ 0,8
3 Màu sắc cơ thể Màu xám bạc, bụng màu trắng
4
Ngoại hình và cơ quan sinh
dục
Cân đối, không dị hình, không mất nhớt, không
bị tổn thương
- Cá đực: mặt bụng có màu phớt hồng, gai sinh
dục có màu đỏ. Vuốt nhẹ bụng có màu trắng sữa
chảy ra.
- Cá cái: mặt bụng có màu phớt hồng, mấu sinh
dục sưng tấy có màu đỏ;; thăm trứng cho kết quả
trứng đã tách rời, màu xanh ngọc, soi trứng trên
kính hiển vi có biểu hiện phân cực rõ.
5 Trạng thái hoạt động Hoạt động nhanh nhẹn
6 Tình trạng sức khỏe Cá khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý
- Tỷ lệ cá đực/cái cho đẻ là 1/1.
113
Hình 3.85. Kiểm tra cá Ngạnh cái Hình 3.86. Kiểm tra cá Ngạnh đực
c. Tiêm kích dục tố
* Các loại kích dục tố dùng để tiêm cho cá đẻ: Human Chorionic
Gonadotropin (ký hiệu HCG), LRH-A kết hợp với DOM.
* Liều lượng kích dục tố
Liều lượng đối với cá cái:
- Nếu sử dụng HCG:
Tổng liều: 2500 IU HCG/1 kg khối lượng cá cái.
Liều sơ bộ: bằng 1/3
Liều quyết định: bằng 2/3.
- Nếu sử dụng DOM kết hợp với LRHa
Tổng liều: 9mg DOM + 30µg LRHa /1kg khối lượng cá cái.
Liều sơ bộ: bằng 1/3
Liều quyết định: bằng 2/3.
Liều lượng đối với cá đực, liều tiêm bằng 1/3 liều tiêm của cá cái.
* Phương pháp tiêm
- Số lần tiêm:
Cá cái: tiêm 1 liều sơ bộ. Khoảng cách
giữa liều sơ bộ và liều quyết định là 24 giờ.
Cá đực: chỉ tiêm một lần, tiêm trước thời
điểm tiêm liều quyết định cho cá cái khoảng 1,5
giờ (90 phút).
- Vị trí tiêm ở gốc vây ngực hoặc cơ lưng.
Các lần tiêm khác nhau phải tiêm ở các vị trí khác nhau.
Hình 3.87. Tiêm kích dục tố
114
- Thời gian hiệu ứng: Ở nhiệt độ từ 28 đến 300 C, sau liều tiêm quyết định cá
cái sẽ rụng trứng trong thời gian từ 8 đến 10 giờ. Trong đó, sau 7 giờ đã phải theo dõi
sự rụng trứng của cá đề phòng cá có thể rụng trứng sớm.
d. Thụ tinh
Áp dụng phương pháp thụ tinh khô:
- Trước khi vuốt trứng cá cái, mổ cá đực và thu tuyến tinh đưa vào nghiền sẵn
trong cối sứ.
- Vuốt trứng cá cho vào tô nhựa khô và sạch.
- Đưa tuyến tinh đã được nghiền rải đều lên trứng của cá cái. Dùng lông gia
cầm khô khuấy đều trong khoảng 10 - 20 giây .
Cho nước sạch vào ngập trứng, tiếp tục khuấy đều trong 20 - 30 giây rồi đổ
nước cũ đi. Sau đó, từ từ cho thêm nước mới sạch vào vừa ngập, đổ sữa tươi không
đường hoặc dung dịch tanin vào trứng để khử dính rồi đưa vào bể ấp.
Hình 3.88. Mổ lấy tuyến tinh Hình 3.89. Vuốt trứng Hình 3.90. Thụ tinh
e. Ấp trứng
Trứng cá sau khi thụ tinh nhân tạo được khử dính bằng nước quả dứa, nồng độ
1-2 %; hoặc tanin nồng độ 1-1,5 %0. Sau khi cho chất khử dính vào trứng, dùng lông
gà khuấy đều trong khoảng 30 giây khi thấy trứng rời, thì chắt nước đó ra và dùng
nước sạch rửa trứng nhiều lần cho sạch sau đó cho vào bể vòng để ấp trứng (có thể
thay thế bằng khay ấp hoặc bình vây nhựa hoặc thuỷ tinh)
Điều kiện ấp trứng: Mật độ ấp trứng: 90-120 trứng/lít nước. Trong quá trình ấp
phải đảm bảo nước sạch; pH 6,8 – 7,5, hàm lượng oxy hòa tan >4 mg/lít, nhiệt độ 25 –
30oC. Lưu tốc nước được chỉnh bằng van sao cho trứng được đảo nhẹ nhàng khoảng 0,2
lít/giây. Sục khí thường xuyên đảm bảo oxy hòa tan đạt 6 mg/lít.
115
Quản lý chăm sóc: Trong quá trình ấp phải điều chỉnh lưu tốc dòng chảy cho
phù hợp để đảm bảo trứng được đảo đều và không bị lắng đọng dưới đáy.
Thời gian ấp nở cá bột: Trong điều kiện nhiệt độ 240C - 300C, sau 26 - 27 giờ
ấp cá bột sẽ nở. Sau khi cá nở khoảng 20 - 25 giờ phải đưa cá bột vào bể ương để
tránh hiện tượng cá ăn lẫn nhau khi đã tiêu hết noãn hoàng.
f. Ương cá bột
* Vận chuyển cá bột
Sau nở khoảng 20-25 giờ có thể thu cá bột để cung ứng cho các cơ sở giống
ương nuôi lên cá hương và cá giống. Trước khi tiến hành thu cá bột, cần sử dụng
xiphông (có gắn viên bọt ở đầu hút) để xả dần nước trong bể ấp, dùng vợt thu bột vớt
bột, kiểm đếm mẫu trong cốc đong và đong bột vào túi ni lông (2/3 nước, 1/3 khí),
bơm ô xi để vận chuyển đến cơ sở ương. Mật độ vận chuyển 50.000 con/túi. Túi nilon
được đặt trong các hộp xốp kín có nước, dùng đá để điều chỉnh nhiệt độ.
* Ương cá bột:
- Cá bột mới nở được đưa vào ương ở trong giai đặt trong ao nước tĩnh hoặc
ương trong bể composite. Mật độ ương 500 con/m3
Thức ăn cho cá ở tuần đầu tiên là Trứng nước (Moina), bổ sung lòng đỏ trứng
gà, lượng thức ăn phụ thuộc vào sức ăn của cá (200g Moina + 4 trứng/10.000con/
ngày). Từ ngày thứ 5 cho ăn kèm Giun quế (0,5 kg/10.000 con cá/ ngày), từ ngày
thứ 10 tập cho cá chuyển sang ăn cá tạp xay nhuyễn. Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng
cho cá ăn lúc 5-6 giờ và buổi chiều cho cá ăn lúc 17-18 giờ.
- Lượng thức ăn cần phải căn cứ vào sức ăn của cá để điều chỉnh cho phù hợp,
không để dư thừa thức ăn sẽ làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Thường xuyên
thay nước, vớt thức ăn dư thừa và những con cá bị chết, loại bỏ những con cá yếu và
bị nhiễm bệnh.
Trong suốt quá trình ương phải thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để
kịp thời phát hiện bệnh và xử lý. Giai đoạn này cá thường mắc bệnh xuất huyết và ký
sinh trùng do nước bị ô nhiễm. Hàng ngày phải thay nước 80 – 100% lượng nước
trong bể, khi cấp nước mới bổ sung 1 lượng muối ăn để xử lý mầm bệnh và tăng sức
116
đề kháng cho cá (liều lượng 5‰). Khi phát hiện cá bị bệnh thì kịp thời chẩn đoán,
xác định bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Để tăng sức đề kháng cho cá trong giai đoạn chuyển thức ăn, chúng tôi cho
cá tập ăn thức ăn mới đồng thời giảm dần lượng thức ăn cũ để cá quen với thức ăn
mới, khi chuyển thức ăn sang cá xay nhuyển có trộn thêm Vitamin C vào thức ăn
(30g BiO VitaminC/1kg thức ăn) cho cá ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.
- Thời gian ương nuôi: từ 25 - 30 ngày.
g. Ương cá giống
- Sau thời gian ương cá bột từ 25 – 30 ngày thì tiến hành quá trình ương cá
hương lên cá giống. Sử dụng hình thức ương trong giai và ương ở mật độ 50 con/m2,
thức ăn sử dụng là Giun quế. Việc quản lý các yếu tố môi trường nước trong ao đặt
giai để ương cá hương lên cá giống tương tự như giai đoạn ương cá bột lên cá hương.
- Thời gian ương nuôi: từ 28 - 30 ngày.
Từ những kết quả nghiên cứu thử nghiệm về sinh sản cá Ngạnh trong điều
kiện nhân tạo tại tỉnh Nghệ An, có thể để xuất các thông số kỹ thuật chủ yếu để sản
xuất giống cá Ngạnh như sau (Bảng 3.27):
Bảng 3.27. Các thông số kỹ thuật chủ yếu sản xuất giống cá Ngạnh
TT Chỉ tiêu Đơn vị Thông số
1 Tỷ lệ cá thành thục của cá cái % > 95
2 Tỷ lệ cá thành thục của cá đực % > 90
3 Tỷ lệ đẻ cá cái (so với cá thành thục) % > 80
4 Tỷ lệ nở của trứng được thụ tinh % > 20
5 Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương % > 60
6 Tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống % > 70
117
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Ngạnh tại Nghệ An
1.1. Về định loại và đặc điểm phân bố:
Bằng phương pháp sinh học phân tử đã xác định được 26/26 mẫu nghiên cứu
tại tỉnh Nghệ An thuộc loài Cranoglanis bouderius, mặc dù định loại truyền thống và
chạy Renghen lại tách ra 4/26 mẫu thuộc loài Cranoglanis henrici. Cá Ngạnh con
xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 tại các điểm khảo sát và xuất hiện nhiều hơn tại các
điểm thuộc huyện Nam Đàn, Thanh Chương.
1.2. Về đặc điểm dinh dưỡng:
Cá Ngạnh là loài cá ăn tạp, thành phần thức ăn trong dạ dày gồm: cá con, tôm,
hến, ốc, giun, cơm nguội, mùn bã hữu cơ và các loại thức ăn khác. Bắt gặp tất cả các
thang bậc độ no (từ bậc 0 đến bậc 4) ở các mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều
dài thân Lr/Lt = 1,23 ± 0,01 cho thấy cá Ngạnh là loài ăn tạp thiên về động vật.
1.3. Về đặc điểm sinh trưởng:
Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối cá Ngạnh có quan hệ hồi quy
rất chặt chẽ theo phương trình W = 0.00492L
2.90718
, với hệ số tương quan R2 =
0,9483. Đây là mối tương quan thuận giữa chiều dài và khối lượng với hệ tăng
trưởng b = 2,90718 ± 0,01 và hệ số điều kiện 0,0049±0,0003.
1.4. Về đặc điểm sinh học sinh sản:
Hệ số thành thục (GSI) và tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục của cả cá cái và cá đực
của cá Ngạnh tăng cao từ tháng 4 ÷ 6, độ béo của cá Ngạnh cao nhất ở tháng 1 và thấp
nhất vào tháng 6, mùa vụ sinh sản của cá Ngạnh ở vùng Nghệ An tập trung chính vào
tháng 4 ÷ tháng 6 hàng năm. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Ngạnh dao động từ 5348 ÷
14867 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối dao động khoảng 25 ÷ 32 trứng/g cá cái.
2. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Ngạnh tại Nghệ An
2.1. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thuần dưỡng:
- Nuôi thuần dưỡng cá Ngạnh trong giai và trong ao có tỉ lệ sống 100% và tốc
độ tăng trưởng (trong giai 0,83± 0,03 g/ ngày và trong ao 0,77± 0,05g/ ngày) cao hơn
cá được nuôi thuần dưỡng trong bể (tỉ lệ sống đạt 90% và tốc độ tăng trưởng đạt
0,50±0,04 g/ ngày).
- Thức ăn công nghiệp có hàm lượng 40% protein có tốc độ tăng trưởng cao
nhất sau đó đến thức ăn 95% cá tạp + 5% thức ăn giun quế và thấp nhất là thức ăn
118
100% cá tạp. Tỷ lệ sống trong quá trình nuôi thuần dưỡng cá Ngạnh tương đối cao,
đạt từ 90 – 100%.
2.2. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống:
- Nuôi vỗ thành thục cá Ngạnh bố mẹ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có hàm
lượng protein 40% cho hiệu quả cao nhất.
- Sử dụng LRHa kết hợp với DOM với liều lượng (30µg LRHa + 9mg
DOM)/kg cá cái hoặc sử dụng HCG với liều lượng 2500 IU HCG/kg cá cái để kích
thích sinh sản cá Ngạnh đạt kết quả tốt nhất. Trứng cá Ngạnh được thụ tinh bằng
phương pháp thu tinh khô đạt tỷ lệ thụ tinh cao nhất.
- Cá Ngạnh giai đoạn từ cá bột lên cá hương nên ương ở trong giai để đạt hiệu
quả tốt nhất. Giai đoạn ương cá hương đến cá giống ương ở mật độ 50 con/m2 cho
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (0,11 ± 0,01 g/ngày và 0,24 ± 0,01 cm/ngày) và tỷ lệ
sống cao nhất (68,67 ± 2,67 %). Vì vậy, có thể được sử dụng mật độ này để bổ sung
vào quy trình sản xuất giống, ương cá Ngạnh giai đoạn từ hương đến giống. Thức ăn
là giun quế cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (0,096 ± 0,005 g/ngày và 0,24 ± 0,01
cm/ngày) và tỷ lệ sống cao nhất (70,67 ± 2,67%).
- Đã phân lập được 02 loài vi khuẩn gây bệnh trên cá Ngạnh Cranoglanis
bouderius (Richardson, 1846) giai đoạn thương phẩm là: Aeromonas hydrophila và
Streptococcus sp. Kết quả theo dõi trong 1 năm cho thấy tỷ lệ cá nhiễm bệnh cao là
từ tháng 7 đến tháng 9, đỉnh điểm là tháng 8 với tỷ lệ nhiễm vi khuẩn A. hydrophila
và tháng 9 vi khuẩn Streptococcus sp.
- Vi khuẩn A. hydrophila có tính mẫn cảm tốt đối với kháng sinh Ampicillin,
Erythromycin và Tetracyclin, trung bình đối với dịch ép củ tỏi và dịch ép lá ổi. Vi
khuẩn Streptococcus sp. có tính mẫn cảm tốt đối với Ampicillin,
Erythromycin,Tetracyclin và dịch ép củ tỏi, trung bình đối với dịch ép lá ổi.
- Trên cơ sở các thực nghiệm về sinh sản đã đề xuất được các giải pháp kỹ
thuật sản xuất giống cá Ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều
kiện nhân tạo với các thông số kỹ thuật: Tỷ lệ thành thục cá cái > 95%; tỷ lệ thành
thục cá đực > 90%; tỷ lệ cá đẻ > 80%; tỷ lệ nở > 20%; tỷ lệ sống từ cá bộ lên cá
hương > 60%; tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống >70%.
119
ĐỀ XUẤT
- Trên cơ sở các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, nuôi thuần dưỡng và thử
nghiệm sinh sản cá Ngạnh trong điều kiện nhân tạo tại Nghệ An có thể ứng dụng để
nhân rộng mô hình sản xuất giống đối tượng này.
- Có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật trên để sản xuất giống cá Ngạnh tại
Nghệ An nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.
- Cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu dinh dưỡng, phòng trị
bệnh, các giải pháp kỹ thuật và thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá
Ngạnh trong điều kiện nhân tạo.
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Tường Anh, Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, 1999.
2. Nguyễn Tường Anh, Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản
Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2005, 102 trang.
3. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng, Điều tra nghiên
cứu mốt số loài cá quý hiếm trên hệ thống sông hồng - Các biện pháp bảo vệ và phục
hồi. Báo cáo chương trình bảo tồn nguồn gen cá nước ngọt. Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I - Bắc Ninh, 2006.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Danh mục các loài thủy sinh quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Quyết
định số 82/QĐ/BNN ngày 17 tháng 07 năm 2008.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Tuyển tập báo cáo Hội nghị đánh giá kết quả hoạt
động Khoa học công nghệ về quỹ gen giai đoạn 2001 – 2013. NXB Khoa học
và kỹ thuật, 2013, 298tr.
6. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tuyển tập công trình khoa học Bảo
tồn nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật giai đoạn 1996-2000. NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, 2002.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sách Đỏ Việt Nam (Phần động vật).
NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2000, 408tr.
8. Bộ Thủy sản, Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB Nông nghiêp, 1996.
9. Bộ Thủy sản, Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Tra, 28TCN 212:2004, Ban
hành theo quyết định số 22/2004/QĐ-BTS ngày 14/9/2004.
10. Nguyễn Văn Bình, Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chiên (Bagarius
rutilus Ng&Kottelat, 2000). Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước; Mã số:
NVQG: 2011/19, 2014.
11. Bùi Huy Cộng, Ngô Thị Dịu và Nguyễn Thị Diệu Phương, Nghiên cứu thăm dò
sinh sản cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842). Tạp chí
Khoa học và Phát triển, 2011, Tập 9, số 5: 787 - 794
12. Lê Văn Dân, Nghiên cứu sản xuất giống cá Trê lai (Clarias gariepinus). Tạp
chí Khoa học Đại học Huế, 2012, Tập 71 - số 2, năm 2012.
13. Từ Thanh Dung, Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về đặc điểm huyết học trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) bệnh trắng gan trắng mang. Tạp chí Khoa
học, Đại học Cần Thơ, 2010, Số 15b: 81-90
14. Lưu Thị Dung, Phạm Quốc Hùng, Mô phôi học thủy sản. NXB Nông nghiêp, 2005.
15. Cao Xuân Dũng, Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Ngạnh (Cranoglanis
henrici), Tạp chí Khoa học và công nghệ thủy sản, số 1/2010.
121
16. Nguyễn Hữu Dực, Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam Trung bộ,
Việt Nam, 1995, Luận án tiến sỹ sinh học.
17. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư, Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học loài cá Lăng nha (Mytus nemurus, Cuvier and Valencienes,
1983). Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật, 2003, Hà Nội, trang 79 - 81.
18. Nguyễn Kim Đường, Di truyền động vật thủy sản. NXB Đại học Vinh, 2014.
19. Lê Minh Hải, Trần Đình Luân, Ảnh hưởng của các mức Protein trong thức ăn
đến tăng trưởng của cá Ghé (Bagarius rutilus Ng & Kottelat 2000) giai đoạn
nuôi thương phẩm, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 2012, số 5/2012: 28-31.
20. Trương Tiến Hải, Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
của cá Chiên (Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2001) giai đoạn từ cá hương lên
cá giống. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản,
2011, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Hảo, Ngư loại học tập II. NXB Nông nghiêp, 1993.
22. Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam, Tập II, NXB Nông nghiệp, 2005.
23. Trần Thị Thanh Hiền, Nghiên cứu nhằm xác định như cầu Lysine của cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa học, 2009, Đại học Cần Thơ,
số 11: 398-405.
24. Trần Thị Thanh Hiền, Thái Thị Thanh Thúy, Nguyễn Hoàng Đức Trung, Trần
Lê Cẩm Tú, Nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu methionine của cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học kỹ thuật
nông nghiệp, 2010, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
25. Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Quang Huy, Xác định một số tác nhân gây bệnh trên cá
Lăng vàng (Mystus nemurus) nuôi lồng trên hồ chứa Yên Thành, Nghệ An. Tạp chí
Nông nghiệp và PTNT, 2012, số 5/2012: 61-65.
26. Nguyễn Anh Hiếu, Nghiên cứu khả năng phát triển và nuôi cá nheo Mỹ
Ictalurus punctatus (Ra Finesque, 1818) ở miền Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết
đề tài cấp Bộ. Lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, 2014.
27. Nguyễn Anh Hiếu, Trần Ngọc Thư, Nguyễn Hữu Ninh, Nghiên cứu nuôi vỗ
thành thục và sản xuất giống nhân tạo cá Chiên (Bagarius rutilus Ng &
Kotelat, 2000). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008, số 8/2008:
48 -51.
28. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, Giáo trình
Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp, 2004, Tp. Hồ Chí Minh.
29. Lê Thanh Hùng, Một số nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn trên cá Cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti). Trường Đại
học Nông Lâm, 2008, Tp. Hồ Chí Minh.
122
30. Lại Văn Hùng, Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông
nghiệp, 2004, Tp. Hồ Chí Minh.
31. Trần Ngọc Hùng, Trương Thị Thành Vinh, Bước đầu xác định thành phần loài
vi khuẩn xuất hiện trên cá Ghé (Bagarius rutilus NG & Kottelat, 2000) tại Nghệ
An. Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học và cao đẳng khối
Nông Lâm Ngư toàn quốc, Lần thứ 5, Cần Thơ ngày tháng 5/2011. NXB Đại
học Cần Thơ.
32. Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Kim Chung, Ảnh hưởng của hình thức nuôi vỗ và
công thức sử dụng kích dục tố khác nhau tới sự sinh sản của cá Ghé (Bagarius
rutilus Ng & Kottelat 2000). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
2012, số 5/2012: 32 -36.
33. Trần Ngọc Hùng, Trương Thị Thành Vinh, Vi khuẩn Shewanella
gelidimarina gây bệnh lở loét trên cá Ghé (Bagarius rutilus NG & Kottelat,
2000) và tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh và thảo dược. Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 2014, số 18/2014: 95-99.
34. Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Tường Anh, Nguyễn Đình Mão, Hormon và sự điều
khiển sinh sản ở ca. NXB Nông nghiêp, 2014.
35. Đố Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, Một số vấn đề về sinh lý cá và giáp
xác. Nhà xuất bản Nông nghiệp, (2010), Trang 381-384.
36. Lý Văn Khánh, Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất
giống cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766). Nhà xuất bản Nông nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh, 2010, 116 trang.
37. Lý Văn Khánh, Lê Quốc Việt, Cao Mỹ Án, Võ Nam Sơn và Trần Ngọc Hải,
Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá chốt trắng (Mystus plamiceps,
Cuvier and Valenciennes). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2013, Số 25:
125-131.
38. Nguyễn Văn Kiểm, Tổng quan những nghiên cứu về cá trơn ở Việt Nam và một
số quốc gia lân cân. Hội thảo về nghiên cứu cá trơn châu Á, Đại học Cần Thơ,
1997.
39. Nguyễn Văn Kiểm, Huỳnh Kim Hường, Nghiên cứu sự thành thục sinh dục và
thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Trê trắng (Clarias batrachus). Tạp chí Nghiên
cứu Khoa học - Đại học Cần Thơ, 2006.
40. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, Giáo trình phương pháp nghiên cứu sinh
học cá. NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2004, 80 trang.
41. Nguyễn Bạch Loan, Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học cá Ngát (Plotosus
canius). Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, chuyên ngành thủy sản, 2010, 25-30.
42. Nguyễn Bạch Loan, Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Ngát (Plotosus canius)
phân bố trên tuyến sông Hậu, Việt Nam. Luận án tiến sỹ ngành Nuôi trồng thủy
123
sản, Đại học Cần Thơ, 2012.
43. Nguyễn Bạch Loan, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Hữu Lộc và Đặng Thị Thắm,
Đặc điểm hình thái và sinh học sinh sản cá Leo (Wallago attu). Tạp chí Khoa
học, Đại học Cần Thơ, số 3/2006.
44. Lý Thị Thanh Loan, Một số bệnh thường gặp trên cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi ở đồng bằng sông Cửa Long. Kỷ yếu Hội thảo về quản lý
sức khỏe động vật thủy sản nước ngọt miền Bắc. Ngày 19 - 20/12/2006 Lạng
Sơn, trang 45 - 50. NXB Nông Nghiệp
45. Nguyễn Nhứt Long, Nguyễn Hoàng Thanh, Kết quả bước đầu về sinh sản nhân
tạo cá Leo (Wallago attu). Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 3/2008.
46. Tiền Hải Lý, Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản cá Dày
(Channa lucius Cuvier 1831). Luận án tiến sỹ ngành Nuôi trồng thủy sản, Đại
học Cần Thơ, 2016.
47. Nikolsky G.V., Sinh thái học cá (Phạm Thị Minh Giang dịch). NXB Đại học,
1963, 156tr.
48. Pravdin I.F, Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Minh Giang dịch). NXB Khoa
học và kỹ thuật, 1973, 278tr.
49. Vũ Đặng Hạ Quyên, Đặng Thúy Bình, Đào Thị Hàn Ly, Phạm Thị Diệu Anh,
Nghiên cứu này tập trung vào thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá tra
(Pangasianodon hypophthamus) bằng phương pháp hình thái và di truyền. Tạp
chí sinh học, 2014, 36(1se): 138-144.
50. Nguyễn Hữu Quyết, Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất
giải pháp phát triển loài cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) ở
Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sỹ ngành sinh hoc, Trường Đại học Huế, 2014.
51. Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão, Giáo trình ngư loại hoc. NXB Nông
nghiệp, 2005, 221tr.
52. Bùi Quang Tề, Lê Xuân Thành, Nguyễn Thị Biên Thùy, Cù Hữu Phú và
Nguyễn Thị Hảo, Kết quả nghiên cứu vacxin phòng bệnh xuất huyết nội tạng
(đốm trắng) cho cá Tra. Tạp chí thủy sản, số 11/2006, trang 20 - 24.
53. Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá
giống. NXB Nông nghiệp, 2009, 215tr.
54. Phạm Trần Nguyên Thảo, Lê Quốc Việt, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Hương
Thùy, Lý văn Khánh, Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá đối (Liza
subviridis), Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ, 2006: 215-22.
55. Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nguyễn Quang Huy, Trần Minh Hiếu, Nguyễn Dương
Đức, Phạm Gia Thanh, Tống Hoài Nam, Thử nghiệm một số loại thức ăn viên
dùng nuôi thương phẩm cá Lăng vàng (Mystus nemurus) trong lồng trên hồ
chứa tại Yên Thành-Nghệ An. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số
124
2/2012: 411 -417.
56. Nguyễn Công Thắng, Phạm Xuân Am, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Bàng,
Nguyễn Xuân Dị,. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Nheo (Parasilurus
asotus Linnaeneus, 1758) bằng phương pháp nhân tạo, Báo cáo tổng kết đề tài
cấp bộ, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, 2004, 55 trang.
57. Lê Thông, Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (Tập 3 – Các tỉnh vùng Tây
bắc và Bắc Trung Bộ). Nhà xuất bản Giáo dục, 2003, 399tr.
58. Đỗ Thanh Thủy, Hà Phước Hùng, Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Úc trắng
(Arius sciurus Smith, 1931). Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ
24a/2012: 29-38.
59. Trần Ngọc Thư, Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống
của cá Chiên (Bagarius rutilus Ng & Kottelat 2000) giai đoạn từ cá hương lên cá
giống, Luận Văn Thạc sĩ Nông nghiệp, 2009, 60 trang.
60. Nguyễn Văn Triều, Dương Nhứt Long, Bùi Châu Trúc Đan, Nguyên cứu đặc điểm
sinh học cá Kết (Kryptoperus bleekeri). Tạp chí Khoa hoc – Trường Đại học Cần
Thơ 2006: 223-234.
61. Nguyễn Đình Trung, Quản lý chất lượng nước trong Nuôi trồng Thuỷ sản. NXB
Nông nghiệp, 2004.
62. Nguyễn Đức Tuân, Nghiên cứu sản xuất giống cá Lăng Chấm (Hemibagrus
guttatus). Tuyển tập báo cáo khoa học về thủy sản, Hội nghị khoa học toàn
quốc lần thứ 2, 2006, 140-149.
63. Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Quang Huy, Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) nuôi thương
phẩm. Tạp chí Khoa học và công nghệ thủy sản, số 2/2016:146-152.
64. Nguyễn Văn Tư và cs, Nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh học của cá Trê
Phú Quốc (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011). Tạp chí Khoa học
kỹ thuật nông nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm, 2012, TP.Hồ Chí Minh.
65. Nguyễn Thái Tự, Thành phần loài và đặc tính phân bố khu hệ cá lưu vực sông
Lam. Tạp chí sinh học, 1983, Tập 7/số 2:18-19.
66. Nguyễn Đình Vinh, Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Ghé (Bagarius
rutilus Ng&Kottelat, 2000) tại Bắc Trung Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ
2013-2015, 2015.
67. Nguyễn Đình Vinh, Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chuối hoa (Channa
maculate Lacepede), cá Lóc đen (Channa striata Bloch), cá Ngạnh
(Cranoglanis sinensis Peters) ở Bắc Trung Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà
nước, Mã số: NVQG-2013/16, 2017.
68. Nguyễn Đình Vinh, Tạ Thị Bình, Bùi Hào Quang, Thử nghiệm sinh sản cá Leo
(Wallago attu) tại Nghệ An. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, 2016, Tập
125
45, số 1A, 2016.
69. Nguyễn Đình Vinh, Trần Ngọc Hùng, Tạ Thị Bình, Nghiên cứu sản xuất giống
cá Ghé (Bagarius rutilus Ng&Kottelat, 2000) giống trong điều kiện nhân tạo
tại Nghệ An. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, 2013, Tập 42, số 2A.
70. Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Thị Diệu Thuý, Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông,
Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản Việt Nam. Kỷ yếu
Hội thảo Quốc gia Phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam: Các vấn đề
và cách tiếp cận. 11-13/5/2006. Thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng.
71. Trần Văn Võ, Nguyễn Thị Thanh, Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc
độ tăng trưởng của cá Leo (Wallago attu) giai đoạn nuôi thương phẩm tại Nghệ
An. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, 2016, Tập 45, số 1A.
72. Xakun, O.F và N.Ạ Bustakia, Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu
chu kỳ sinh dục cá (Lê Thanh Lựu, Trần Mai Thiên dịch). NXB Nông nghiệp,
1967, Hà Nội.
73. Mai Đình Yên, Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. NXB Khoa
học và kỹ thuật, 1978, Hà Nội, 340tr.
74. Mai Đình Yên, Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 1983, Hà Nội.
75. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên, Ngư loại hoc. NXB
Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1982, Hà Nội, 392tr.
Tài liệu nước ngoài
76. Angka S.L., The pathology of the walking catfish, Clarias batrachus (L.),
infected intraperitoneally with Aeromonas hydrophila. Asian Fisheries Science
3, 1990, 343-351.
77. Al-Hussainy, A.H., On the functional morphology of the alimentary tract of
some fishes in relation to differences in their feeding habits. Quart. J. Micr. Sci,
9 (2), 1949, 190-240.
78. Austin, B and D.Austin, Gram-positive cocci, Bacterial fish pathogens: Disease
in Farmed and Wild Fish, Ellis horwood limited, New York, 1987, pp. 99-107.
79. Bauer, O.N., Musselius, V.A. and Strelkov, Y.A., Diseases of pond fishes.
Jerusalem, Keter Press, 1973, pp 39 - 40.
80. Chu X.-L & Kuang P.-R., Siluriformes: Cranoglanididae in The Fishes of
Yunnan, China. Part II. Science Press, 2010, Beijing, 313p.
81. Eschmeyer W. N., Catalog of Fishes. California Academy of Sciences. San
Francisco, 1998, 2905p.
82. Frerichs, G.N & Millar, Manual for the isolation and identification of fish
bacterial pathogens. Pisces Press. Stirling, 1993, pp58.
83. Herre A. W. C. T., Notes on the habitat of some Chinese freshwater fishes.
126
Lingnan Science Journal 13, 1934, 327-328.
84. Jayaram K. C. & Boeseman M., The systematic position of the Chinese fish
Macrones sinensisBleeker (Siluroidea). Zoologische Mededelingen 50, 1976, 117-
119.
85. Koller O., Fische von der Insel Hai-nan. Annalen des Naturhistorisches Museums in
Wien 41, 1927, 25-49.
86. Mo T. P., Anatomy, relationships and systematics of the Bagridae (Teleostei:
Siluroidei) with a hypothesis of siluroid phylogeny. Theses Zoologicae 17,
1991, 1-216.
87. Nichky.B.Buller, Bacteria from fish and other aquatic animals. Senior
Microbiologist Department of Agriculture South Perth Western Australia, 2004,
394p. (63).
88. Myers G. S., On the fishesdescribed by Koller from Hainan in 1926 and 1927.
Lingnan Science Journal10, 1931, 255-262.
89. Ng H. H. & Kottelat M., Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893), a valid species
of cranoglanidid catfish from Indochina (Teleostei, Cranoglanididae).
Zoosystema 22 (4), 2000, 847-852.
90. Peters W., Über eine Sammlung von Fischen. Welche Hr. Dr. Gerlach in
Hongkong gesandt hat. Monatsbericht der Königliche Akademie der
Wissenschaften zu Berlin 1880, 1029 -1037.
91. Richardson J., Report on the ichthyology of the seas of China and Japan. Report of
the British Association for the Advancement of Science 1845: 187-320.
92. Shelby R.A., Klesius P.H., Shoemaker C.A. and Evans J.J., Passive immunisation
of tilapia, Oreochromis niloticus with anti-Streptococcus iniae whole sera. Journal
of Fish Diseases 25, 2002, 1-6.
93. Tanasomwang V. and Saitanu K., Ulcer disease in catfish (Pangasius
pangasius). Journal of Aquatic Animal Health 2, 1979, 131-133.
94. Vaillant L., Sur les poisons provenant du voyage de M. Bonvalot et du Prince Henri
d’Orléans. Bulletin de la Société philomatique de Paris, 1893, 197-204.
95. Ventura M.T. and Grizzle J.M., Lesions associated with natural and
experimental infections of Aeromonas hydrophila in channel catfish, Ictalurus
punctatus (Rafinesque). Journal of Fish Diseases 11, 1988, 357-407.
96. Ward, R.D., Zemlak, T.S., Innes, B.H., Last, P.R., and Hebert, B.D.N., DNA
barcoding Australia’s fish species. Philosophical Transactions of The Royal Society
B: Biological Scienses. 360, 2005, 1847-1857.
97. Whitehead P. J. P., The Reeves collection of Chinese fish drawings. Bulletin of
the British Museum (Natural History), Historical Series 3, 1969, 193-233.
98. Zhang ZhuQing; Zhou Lu; Yang Xing; Yang Kai; Hu ShiRan; Li DaoYou;
127
Zhang LongTao, Determine of muscle content and its nutrients composition of
Cranoglanis bouderius. Journal Guizhou Agricultural Sciences 2009 No. 6 pp.
126-129.
99. Zhou Li-bin, Ye Wei, Artifical Breeding and Embryonic Development of
Helmet Catfish (Cranoglanis bouderius), Guizhou Agricultural Sciences; 2012.
Nguồn tài liệu Internet
100. Bộ cá da trơn (26/05/2010), ngày truy cập: 03/03/2017.
(
101. Cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis) (02/02/2008), Ngày truy cập: 3/03/2017.
(
i d=47:ca-ngnh-cranoglanis-sinensis&catid=35:canuocngot&Itemid=81)
102. Cá Ngạnh (04/08/2007), ngày truy cập: 3/03/2017.
(
103. Cranoglanis (07/03/2010), ngày truy cập: 16/04/2017.
(
104. Cranoglanis henrici (Vailant, 1893) (11/02/2010), ngày truy cập: 15/03/2017.
(
105. SGGP - 05/12/2002. Cho cá Lăng vàng sinh sản nhân tạo thành công, ngày truy
cập 4/10/2015. (
106. Nhật Minh, 10/06/2015, Tiềm năng phát triển nuôi cá Ngạnh, ngày truy cập
6/10/2015. (
article-12127.tsvn).
128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Bình, Nguyễn Kiêm Sơn
(2015), Đặc điểm sinh học sinh sản của cá Ngạnh – Cranoglanis bouderius
(Richardson, 1846) tại Nghệ An. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh
vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6. NXB Tự nhiên và Công nghệ. ISBN:
978-604-913-408-1.
2. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Hữu Dực, Trương Thị Thành Vinh, Nguyễn
Kiêm Sơn (2015), Nghiên cứu thành phần loài vi khuẩn gây bệnh trên cá Ngạnh -
Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) giai đoàn cá giống. Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Vinh, Tập 44 - Số1A/2015. ISSN: 1859 – 2228.
3. Nguyễn Đình Vinh, Ngô Thị Hồng Giang, Nguyễn Hữu Dực, Chu Chí
Thiết (2015), Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh
trưởng của cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) giai đoạn cá
hương đến cá giống. Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản, Số 3/2015. ISSN:
1859 – 2252.
4. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Hữu Dực, Tạ Thị Bình, Nguyễn Kiêm Sơn
(2016), Thử nghiệm sinh sản cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846)
trong điều kiện nhân tạo tại Nghệ An. Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy sản, số
1/2016. ISSN: 1859 – 2252.
5. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn, Tạ Thị Bình,
Trần Thị Kim Ngân (2017), Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
của cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) nuôi thuần dưỡng tại
Nghệ An. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, Số 1A/2017. ISSN: 1859 – 2228.
6. Nguyễn Đình Vinh, Trương Thị Thành Vinh, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn
Kiêm Sơn (2016), Nghiên cứu một số loài vi khuẩn gây bệnh trên cá Ngạnh
Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) giai đoạn cá thương phẩm tại Nghệ An.
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 24 - kỳ 2/12/2016. ISSN:
1859 – 4581.
7. Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2017), Đặc
điểm dinh dưỡng của cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846). Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 8B/2017. ISSN: 1859 – 4794.
8. Nguyen Dinh Vinh, Tran Thi Thuy Ha, Tran Duc Hau and Nguyen Huu
Duc (2017), Morphological and Molecular Identification of species of Catfish Genus
Cranoglanis from Lam River, Nghe an, Vietnam. Biological Forum – An
International Journal, India. No.9(2): 37- 43(2017). ISSN: 0975 – 1130.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_sinh_hoc_va_ky_thuat_san_xuat_giong_ca_n.pdf