Độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được khách hàng
cũng như ngành điện quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối
điện năng, khi mà các Công ty điện lực có quan hệ trực tiếp với
khách hàng trong việc mua bán điện. Những thiệt hại do mất điện
không những là của khách hàng mà còn tác động trực tiếp vào quá
trình sản xuất kinh doanh của các Điện lực. Do vậy, cần thiết
phải nâng cao độ tin cậy cung cấp điện mà trước hết là độ tin cậy
của lưới điện phân phối.
Xuất phát từ mục tiêu tìm kiếm giải pháp nâng cao độ tin cậy
của LĐPP TPTH, đề tài đã tập trung nghiên cứu các lý thuyết cơ bản
về độ tin cậy cung cấp điện, các chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá
ĐTC LĐPP, viết chương trình tính toán, trên cơ sở đó đề tài đi đánh
giá và đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối
thành phốTuy Hòa.
13 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4786 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy của lưới điện phân phối thành phố Tuy Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HUỲNH NGỌC QUANG
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ TUY HỊA
Chuyên ngành : MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN
Mã số : 60.52.50
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Đà Nẵng – Năm 2010
2
Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN TẤN VINH
Phản biện 1 : TS. Trần Vinh Tịnh
Phản biện 2 : PGS.TS. Nguyễn Hồng Việt
Luận văn sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ chuyên ngành Mạng và Hệ thống điện họp tại Đại Học Đà Nẵng
vào ngày 27 tháng 7 năm 2010
Cĩ thể tìm hiểu luận văn tại :
- Trung tâm thơng tin học liệu – Đại Học Đà Nẵng
- Trung tâm học liệu – Đại Học Đà Nẵng
3
MỞ ĐẦU
Ngày nay việc sử dụng điện năng đã trở thành một nhu cầu thiết
yếu trong đời sống của con người. kinh tế - xã hội ngày càng phát triển dẫn
đến nhu cầu sử dụng điện ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Yêu cầu của khách
hàng là chất lượng điện năng ngày càng cao, độ tin cậy cung cấp điện ngày
càng được cải thiện. Yêu cầu về tính liên tục cung cấp điện ngày càng cao,
nhằm giảm thiệt hại do mất điện. Thị trường điện đang dần được hình
thành dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và phân phối điện trong
tương lai là điều khơng thể tránh khỏi, việc nâng cao độ tin cậy trong cung
cấp điện là tất yếu.
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của sản xuất , kinh tế và đời sống, thì
nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, với yêu cầu chất lượng điện,
độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao .
Thị trường điện đang dần được hình thành dẫn đến sự cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp và phân phối điện trong tương lai là điều khơng thể
tránh khỏi, quan hệ mua bán điện năng giữa ngành điện và khách
hàng ngày càng được xác lập theo quan hệ thị trường. Điều đĩ yêu
cầu ngành điện phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình khi
bán cho khách hàng, dẫn đến việc nâng cao độ tin cậy trong cung cấp
điện là tất yếu.
Đánh giá và nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối trong những
năm trước đây ít được quan tâm đặc biệt là nghiên cứu đề cập đến một khu
vực cụ thể thì hầu như rất ít được quan tâm. Trong những năm qua LĐPP
đã phát triển rất mạnh mẽ. Từ đĩ việc nâng cao ĐTC của lưới điện được
đặt ra rất bức thiết nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ cho việc
phát triển kinh tế - xã hội.
4
Thành phố Tuy hồ là một thành phố nằm ở vùng ven biển. Lưới
điện phân phối ở thành phố Tuy Hồ đã được đầu tư xây dựng từ rất lâu
với cấu trúc lưới và những cơng nghệ cịn hạn chế, ứng dụng tự động hố
trong lưới điện hầu như chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ, phụ tải lớn và tốc độ
tăng trưởng phụ tải ở mức cao … Đặc điểm khí hậu của một khu vực gần
biển, hiện tượng nhiểm mặn do nước biển cũng như do sương muối ở khu
vực này đã tác động rất lớn đến lưới điện. Hiện nay, độ tin cậy trong lưới
điện phân phối trung áp ở Thành Phố là vấn đề cần quan tâm để nghiên cứu
các giải pháp nâng cao độ tin cậy cho lưới điện này nhằm đảm bảo cung
cấp điện tốt hơn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội , từ đĩ cũng cĩ
thể ứng dụng cho những lưới điện phân phối tương tự.
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Đề tài tập trung nghiên cứu phương pháp tính tốn đánh giá độ tin
cậy của lưới điện phân phối theo các chỉ tiêu về độ tin cậy.
- Đánh giá và đề xuất các giải pháp để nâng cao ĐTC LĐPP của
một số xuất tuyến của thành phố Tuy Hịa.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài : lưới điện phân phối trung áp.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá độ tin
cậy của lưới điện phân phối ở thành phố Tuy Hồ theo một số chỉ tiêu, từ
đĩ đưa ra giải pháp nâng cao độ tin cậy nhằm nâng cao chất lượng cung
cấp điện, đem lại hiệu quả kinh tế .
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết về độ tin cậy, độ tin cậy trong hệ thống điện ,
các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá độ tin cậy trong cung cấp điện. Đánh
giá độ tin cậy lưới điện phân phối thành phố Tuy Hồ.
Sử dụng phần mềm matlab xây dựng chương trình tính tốn, đánh
giá độ tin cậy trong lưới điện phân phối trung áp.
5
Tính tốn, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao độ tin
cậy trong lưới điện trung áp ở thành phố Tuy Hồ
5. ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được đặt tên là:
“ Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin
cậy lưới điện phân phối thành phố Tuy Hồ”
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH
GIÁ ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI.
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TỐN ĐỘ TIN CẬY LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ TUY HỒ HIỆN TRẠNG.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Ở THÀNH PHỐ TUY HỒ.
6
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘ TIN CẬY [1], [3]
Độ tin cậy là xác suất để đối tượng (hệ thống hay phần tử)
hồn thành nhiệm vụ chức năng cho trước, duy trì được giá trị các
thơng số làm việc đã được thiết lập trong một giới hạn đã cho, ở
một thời điểm nhất định, trong những điều kiện làm việc nhất
định.
1.2. ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN [4]
Độ tin cậy cung cấp điện là một yếu tố cần thiết về chất
lượng cung cấp điện. Những yếu tố chính thường được dùng để
đánh giá độ tin cậy cung cấp điện tới khách hàng là tần suất mất
điện hay cường độ mất điện, thời gian của mỗi lần mất điện và giá
trị thiệt hại của khách hàng trong khoảng thời gian khơng được
cung cấp điện.
1.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA MẤT ĐIỆN VÀ THIỆT HẠI DO
MẤT ĐIỆN [1]
Mất điện nghĩa là một bộ phận hộ dùng điện nào đĩ cĩ bị
ngừng cung cấp điện trong một thời gian nhất định.
1.3.1. Nguyên nhân gây ra mất điện
Mất điện do hỏng hĩc tự nhiên các thiết bị trên lưới điện do
các nguyên nhân bên trong thiết bị điện (sự già hố tích luỹ) hoặc
bên ngồi (như quá điện áp khí quyển, ngắn mạch, đứt dây, thao tác
sai …). Các hỏng hĩc đĩ gọi chung là các sự cố.
Mất điện do ngừng điện chủ động theo kế hoạch của cơ quan
quản lý điện (sở điện) để hoặc bảo quản định kỳ hoặc khơng định kỳ
lưới điện hoặc thực hiện các thao tác cần thiết cho xây dựng, phát
triển lưới điện (thay máy biến áp mới, thay dây dẫn, đĩng phụ tải
mới …). Phụ tải sẽ mất điện được báo trước trong thời gian thực
7
hiện thao tác cơ lập phần tử được đưa ra sửa chữa hoặc trong thời
gian thao tác trên lưới.
1.3.2. Thiệt hại do mất điện [1], [4]
Thiệt hại do việc ngừng cung cấp điện cĩ thể xác định bao
gồm 2 phần: một đứng trên phương diện người cung cấp điện
và thứ hai là đứng trên phương diện khách hàng dùng điện.
1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY LƯỚI
ĐIỆN [1]
Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTC lưới điện bao gồm : Độ tin cậy
của các phần tử tạo nên lưới điện, Cấu trúc lưới điện, Hệ thống tổ
chức quản lý và vận hành, ảnh hưởng mơi trường, yếu tố con người..
1.5. ĐTC LĐPP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI [4]
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đánh giá độ tin cậy lưới
điện phân phối thơng qua các chỉ tiêu về số lần mất điện
(SAIFI) và thời gian mất điện (SAIDI) bình quân của khách hàng
trong năm, sản lượng điện bình quân bị mất, độ sẳn sàng v.v...
Chất lượng cung cấp điện cũng được đánh giá qua thời gian
mất điện bình quân cho một hộ phụ tải trong một năm, ở Pháp qui
định như sau:
Khu vực phụ tải Tốt trung bình Kém
Đơ thị 2 giờ
Nơng thơn 10 giờ
1.6. HIỆN TRẠNG LĐPP TP TH
1.6.1. Tổng quan về lưới điện phân phối thành phố Tuy Hồ
Nguồn cung cấp chính cho khu vực thành phố là từ trạm biến
áp 110kV E23 Tuy Hồ, bao gồm các máy biến áp 2*25MVA –
110/35/22kV. Tồn thành phố được cấp điện qua 4 xuất tuyến độc
8
lập 472, 473, 482, 486, lấy điện từ trạm biến áp E23 – Tuy Hồ ở cấp
điện áp 22kV.
1.6.2. Các xuất tuyến điện áp 22kV cấp điện cho thành phố Tuy Hồ
1.6.3. Bảng vẽ lưới điện phân phối thành phố Tuy Hồ
1.7. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY LƯỚI
ĐIỆN [1], [4]
Một số biện pháp để nâng cao ĐTC như : Nâng cao ĐTC của
từng phần tử lưới điện, hồn thiện bảo vệ rơle, đầu tư cải tạo, nâng
cấp lưới điện, tổ chức tốt cấu trúc lưới điện, hạn chế các sai sĩt
trong thao tác, …
Cho đến nay vẫn chưa cĩ phương pháp nào xét đến mọi
yếu tố ảnh hưởng trong bài tốn ĐTC, để từ đĩ xác định phương
án tối ưu trong việc nâng ĐTC lưới điện. Tuỳ từng trường hợp cụ
thể bài tốn nâng cao ĐTC sẽ giải quyết vấn đề ở những gĩc độ
khác nhau, ở đây đề tài tập trung nghiên cứu tính tốn các chỉ tiêu
để đánh giá ĐTC của LĐPP, từ đĩ đề xuất giải pháp để nâng cao
ĐTC LĐPP TPTH.
9
Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH
GIÁ ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY [1], [3]
2.1.1. Phương pháp đồ thị giải tích:
Phương pháp này bao gồm việc lập sơ đồ độ tin cậy và áp dụng
phương pháp giải tích bằng đại số Boole, lý thuyết xác suất thống
kê, tập hợp để tính tốn độ tin cậy.
2.1.2. Phương pháp khơng gian trạng thái:
Trong phương pháp này hệ thống được diễn tả bởi các trạng
hoạt động và các khả năng chuyển giữa các trạng thái đĩ.
Phương pháp khơng gian trạng thái cĩ thể sử dụng quá trình
ngẫu nhiên Markov để tính xác suất trạng thái và tần suất trạng thái,
từ đĩ tính được các chỉ tiêu độ tin cậy của hệ thống.
2.1.3. Phương pháp cây hỏng hĩc:
Phương pháp cây hỏng hĩc được mơ tả bằng đồ thị quan hệ
nhân quả giữa các dạng hỏng hĩc trong hệ thống, giữa hỏng hĩc hệ
thống và các hỏng hĩc thành phần trên cơ sở hàm đại số Boole.
2.1.4. Phương pháp đường tối thiểu:
Từ nút nguồn đến nút phụ tải cĩ thể cĩ rất nhiều đường, mỗi
đường bao gồm một số phần tử nối tiếp nối liền nút nguồn với nút
phụ tải. Đường tối thiểu là đường trong đĩ khơng cĩ nút nào xuất
hiện 2 lần.
2.1.5. Phương pháp lát cắt tối thiểu:
Lát cắt bao gồm các phần tử mà khi các phần tử này đồng
thời hỏng thì hệ thống sẽ hỏng. với giả thiết rằng mỗi phần tử đều cĩ
khả năng tải đáp ứng nhu cầu của phụ tải. Lát cắt tối thiểu là lát cắt
bao gồm số lượng tối thiểu các phần tử. Khi hệ thống hỏng do tất cả
các phần tử của một lát cắt tối thiểu bị hỏng.
10
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI THEO TIÊU CHUẨN IEEE 1366 [5], [7]
2.2.1. Tần suất mất điện trung bình của hệ thống, SAIFI
(System average interruption frequency index):
.Ni iSAIFI =
Ni
λ∑
[2.1]
Ở đây λi là cường độ mất điện và Ni là số khách hàng của
nút phụ tải thứ i. Chỉ tiêu này xác định số lần mất điện trung bình
của 1 khách hàng trong 1 năm.
.Ni iλ∑ : Tổng số lần mất điện của khách hàng.
Ni : Tổng số khách hàng được phục vụ.
2.2.2. Thời gian mất điện trung bình của hệ thống, SAIDI
(System average interruption duration index) :
T .Ni iSAIDI =
Ni
∑
[2.2]
T .Ni i∑ : Thời gian mất điện của khách hàng.
Ni : Tổng số khách hàng.
Ở đây Ti là thời gian mất điện trung bình hàng năm và Ni
là số khách hàng của nút phụ tải thứ i .
Chỉ tiêu này xác định thời gian mất điện trung bình của 1
khách hàng trong 1 năm.
2.2.3. Thời gian mất điện trung bình của khách hàng, CAIDI
(Customer average interruption duration index):
T N SAIDIi iCAIDI =
N SAIFIi i
.
.λ
∑
=
∑
[2.3]
T Ni i.∑ : Tổng số thời gian mất điện của khách hàng.
11
Ni i.λ∑ : Tổng số lần mất điện của khách hàng.
Chỉ tiêu này xác định thời gian mất điện trung bình của 1
khách hàng trong 1 năm cho 1 lần mất điện.
2.2.4. Độ sẳn sàng phục vụ trung bình, ASAI (Average service
availability index):
8760.N - T .Ni i iASAI =
8760.Ni
∑ ∑
[2.4]
8760.N - T .Ni i i∑ ∑ : Số giờ khách hàng được cung cấp điện.
8760.Ni : Số giờ khách hàng cần cung cấp điện.
Chỉ tiêu này xác định mức độ sẳn sàng hay ĐTC hệ thống.
2.2.5. Năng lượng khơng được cung cấp ,ENS (Energy not
supplied index):
ENS = P .Ti i∑ [2.5]
Ở đây Pi là tải trung bình được nối vào nút tải thứ i .
Chỉ tiêu này xác định sản lượng điện bị mất đối với hệ
thống trong 1 năm.
2.2.6. Điện năng trung bình khơng được cung cấp , AENS hay
mất điện hệ thống trung bình (Average Energy not supplied
index):
P .Ti iAENS =
Ni
∑
[2.6]
P .Ti i∑ : Tổng điện năng khơng cung cấp được.
Ni : Tổng số khách hàng được phục vụ.
Chỉ tiêu này xác định sản lượng điện bị mất trung bình đối
với 1 khách hàng trong 1 năm.
12
2.3. CÁC VÍ DỤ SƠ ĐỒ LĐPP DÙNG ĐỂ TÍNH TỐN ĐỘ TIN
CẬY THEO TIÊU CHUẨN IEEE – 1366 [5]
2.3.1. Lưới điện hình tia khơng phân đoạn
Xét sơ đồ lưới điện như hình 2.6. Các sự cố xảy ra trên mỗi
đoạn 1,2,3,4 hoặc trên các nhánh rẽ a, b, c, d đều làm máy cắt đầu
nguồn tác động và tồn hệ thống sẽ bị mất điện.
Sau khi sự cố được khắc phục máy cắt sẽ được đĩng lại để
phục hồi việc cấp điện. các chỉ tiêu về độ tin cậy cho các nút tải A,
B, C, D là như nhau.
2.3.2. Lưới điện hình tia rẽ nhánh cĩ bảo vệ bằng cầu chì :
Thực tế đối với LĐPP hiện nay tại đầu mỗi nhánh rẽ thường
được lắp đặt các cầu chì tự rơi như trong hình 2.7.
Khi ngắn mạch xảy ra trên các nhánh rẽ thì cầu chì sẽ tác
động, nhánh rẽ bị sự cố được tách ra, khơng làm ảnh hưởng đến các
tải khác. Do đĩ các chỉ tiêu về ĐTC của hệ thống sẽ được thay đổi.
Trong trường hợp này các chỉ tiêu về ĐTC sẽ được cải thiện cho
tất cả các nút tải.
13
2.3.3. Lưới điện hình tia phân đoạn bằng các dao cách ly và rẽ
nhánh cĩ bảo vệ bằng cầu chì
Biện pháp tăng cường độ tin cậy khác là lắp đặt dao cách
ly tại các điểm hợp lý trên trục chính.
Khi cĩ sự cố trên các đoạn trục chính máy cắt đầu nguồn sẽ
được cắt ra. Sau đĩ đoạn bị sự cố sẽ được xác định và dao cánh ly sẽ
cách ly đoạn sự cố ra để sửa chữa, máy cắt được đĩng lại để cấp
điện cho các phụ tải trước đoạn bị sự cố. Trong trường hợp này
những chỉ tiêu độ tin cậy của các nút tải A, B, C được cải thiện. Mức
độ cải thiện sẽ lớn hơn đối với những điểm gần nguồn và ít hơn nếu
xa nguồn, chỉ tiêu tại nút D khơng thay đổi vì khơng thể cách ly
được nữa nếu sự cố xảy ra trên đoạn này. Với những điểm cách ly
như trên hình 2.8.
2.3.4 - Lưới điện hình tia phân đoạn bằng máy cắt :
Trong thực tế để tăng cường độ tin cậy lưới điện phân phối
người ta cũng sử dụng máy cắt để phân đoạn. Với sơ đồ hình 2.9.
Trong trường hợp này khi cĩ sự cố trên các đoạn, máy cắt phân
14
đoạn sẽ tác động cắt đoạn bị sự cố ra và các đoạn trước máy cắt
phân đoạn vẫn được liên tục cấp điện. Các chỉ tiêu độ tin cậy cho
các nút tải sẽ được cải thiện hơn trường hợp phân đoạn bằng dao
cách ly, do máy cắt cĩ thể tự động cắt đoạn sự cố ra khỏi lưới, nên
số lần mất điện và thời gian mất điện sẽ thấp hơn.
2.3.5. Lưới điện kín vận hành hở :
Nhiều hệ thống lưới phân phối kín cĩ các điểm mở để hệ
thống hoạt động hiệu quả như là một mạng hình tia, nhưng khi cĩ
một sự cố trong hệ thống các điểm mở cĩ thể được đĩng, mở hợp
lý để phục hồi việc cung cấp điện cho các tải khơng được liên kết
với nguồn. Qui trình hoạt động này cĩ ảnh hưởng rõ rệt đối với các
chỉ tiêu độ tin cậy của nút tải, bởi vì các nút tải bị tách khỏi nguồn
cho đến khi hồn thành việc sửa chữa cĩ thể chuyển sang một nguồn
khác của hệ thống .
Theo kết quả trên chúng ta thấy rằng, lưới điện được phân
đoạn sẽ cĩ các chỉ tiêu về độ tin cậy tốt hơn khơng phân đoạn,
phân đoạn bằng máy cắt tốt hơn dao cách ly, hệ thống mạch vịng cĩ
nhiều nguồn sẽ tốt hơn một nguồn và cĩ thời gian mất điện ít nhất.
Tuy nhiên, việc phân đoạn bằng loại thiết bị gì, số lượng bao nhiêu,
đặt ở vị trí nào là bài tốn tối ưu về kinh tế- kỹ thuật mà chúng ta sẽ
nghiên cứu ở phần sau.
15
Chương 3. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TỐN ĐỘ TIN CẬY
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
3.1. TÍNH TỐN ĐÁNH GIÁ ĐTC LĐPP
3.1.1. Xây dựng bài tốn tính tốn đánh giá độ tin cậy
3.1.2. Phương pháp tính tốn đánh giá độ tin cậy
Đặc điểm của lưới điện phân phối thành phố Tuy Hịa là lưới
điện cĩ cấu trúc hình tia. Nên để phục vụ tính tốn cho đề tài, chương
trình chỉ giới hạn trong tính tốn lưới điện phân phối hình tia.
3.2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TỐN ĐTC LĐPP
3.2.1. Cơ sở lý thuyết [1]
3.2.1.1. Cấu trúc lưới phân phối và hoạt động của các thiết bị phân đoạn
Cấu trúc lưới phân phối được mơ tả bằng các nhánh và nút.
Nút cĩ thể là : điểm đấu phụ tải bao gồm cả máy biến áp phân phối,
điểm nối các nhánh rẽ , …
Nút được đánh số từ 1 đến n. nút nguồn đánh số 0, số nhỏ gần
nguồn hơn số lớn.
Nhánh là đoạn lưới hay phần tử lưới nối giữa 2 nút liền kề. nhánh cĩ
thể là: đường dây điện trên khơng hoặc cáp, máy biến áp lực, thiết bị đĩng
cắt ,…
Nhánh được đánh số trùng với nút cuối của nĩ.
Cấu trúc của lưới phân phối được nhận dạng đầy đủ nếu cho biết
nhánh và nút đầu, nút cuối của mỗi nhánh.
Thiết bị phân đoạn được đặt ở đầu các đoạn lưới. máy cắt cĩ thể cắt
tự động, khi xảy ra sự cố các đoạn lưới ở phía sau nĩ. DCL khơng bảo vệ
hồn tồn các đoạn lưới phía trước khi xảy ra sự cố ở phía sau nĩ
Đối với mọi đoạn lưới, dù đặt DCL hay máy cắt thì ảnh hưởng của
đoạn lưới phía trước đến các đoạn lưới phía sau là tồn phần, nghĩa là đoạn
16
lưới phía sau chịu số lần mất điện và thời gian mất điệnnhư đoạn lưới phía
trước khi trên đoạn lưới phía trước xảy ra sự cố.
3.2.1.2. Đẳng trị các đoạn lưới liền nhau mà giữa chúng khơng cĩ thiết
bị phân đoạn thành một đoạn lưới cĩ thiết bị phân đoạn
3.2.1.3. Ma trận đường nối
Đường nối từ nguồn đến từng nút phụ tải rất cần thiết để tính ĐTC
LĐPP. Đường nối bao gồm tất cả các đoạn lưới nối từ nguồn đến nút tải.
tất cả các đường nối nằm trong ma trận đường nối của lưới phân phối B(i,
j), trong đĩ j là nút đích, i là đoạn lưới của lưới phân phối. nếu B(i, j) = 1,
cĩ nghĩa là đoạn lưới i nằm trên đường nối đến nút j, nếu B(i, j) = 0, cĩ
nghĩa là đoạn lưới i khơng nằm trên đường nối đến nút j.
3.2.1.4. Ma trận ảnh hưởng
Cho lưới phân phối cĩ n đoạn lưới, ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng
được mơ tả bằng 2 ma trận ảnh hưởng AS(i,j) và AH(i,j). ma trận AS(i,j)
cho ảnh hưởng về số lần cắt điện của đoạn lưới i đến đoạn lưới j, cịn ma
trận AH(i,j) cho ảnh hưởng về thời gian mất điện của đoạn lưới i đến đoạn
lưới j.
3.2.1.5. Tính các chỉ tiêu ĐTC theo tiêu chuẩn IEEE 1366
3.2.1.6. Xác định vị trí tối ưu lắp đặt thiết bị phân đoạn
Trên cơ sở tiến hành cho lắp đặt thiết bị phân đoạn trên tất cả
các nhánh chính, những nhánh chưa cĩ thiết bị phân đoạn. ta tiến
hành tính tốn các chỉ tiêu ĐTC và so sánh kết quả, nhánh nào lắp đặt
thiết bị phân đoạn dẫn đến các chỉ tiêu ĐTC của hệ thống tốt nhất thì
đĩ là nơi lắp đặt thiết bị phân đoạn tối ưu.
17
3.2.2. Thuật tốn của chương trình
3.2.3. Chương trình tính tốn
3.3. TÍNH TỐN VỚI CÁC VÍ DỤ SƠ ĐỒ LƯỚI ĐIỆN ĐỂ
TÍNH TỐN ĐTC THEO TIÊU CHUẨN IEEE 1366
3.3.1. Sơ đồ lưới điện hình tia khơng phân đoạn
Xét ví dụ tính tốn cho sơ đồ lưới điện hình tia khơng
Bắt đầu
Nhập dữ liệu LĐPP
(linedata và busdata)
Đẳng trị LĐPP
đã cĩ
Tính ma trận
đường nối B
Tính ma trận ảnh
hưởng AS và AH
Tính các chỉ tiêu
ĐTC LĐPP
Kết thúc
Hình 3.4. Thuật tốn chương trình
1
3
4
18
phân đoạn như hình 2.4. đã được mơ tả trong phần 2.3.1. ở trên.
Ta cĩ kết quả tính tốn các chỉ tiêu ĐTC của hệ thống trên:
SAIFI = 2,2 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 6,0 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 2,73 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,999315
ENS = 84,0 MWh/năm
AENS = 28,0 kWh/khách hàng.năm
Áp dụng chương trình tính tốn ĐTC vừa được viết tính tốn,
Sau khi chương trình tính tốn xong ta được kết quả sau :
SAIFI = 2,2 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 6,0 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 2,7273 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99932
ENS = 84,0 MWh/năm
AENS = 28,0 kWh/khách hàng.năm
2.4.2. Lưới điện hình tia rẽ nhánh cĩ bảo vệ bằng cầu chì
2.4.3. Lưới điện hình tia phân đoạn bằng các dao cách ly và rẽ
nhánh cĩ bảo vệ bằng cầu chì
Như vậy sau khi sử dụng chương trình để tính tốn các ví dụ mẫu,
nhận thấy rằng kết quả tính tốn của chương trình trùng khớp với kết quả
của các ví dụ mẫu. Cĩ thể kết luận rằng mức độ chính xác của chương trình
tính tốn đã viết là chấp nhận được. Đề tài sẽ sử dụng chương trình tính
tốn đã viết này để tính tốn cho các phần tiếp theo của đề tài.
19
Chương 4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ TUY HỒ HIỆN TRẠNG
4.1. THU THẬP SỐ LIỆU
4.1.1. Tổng quan về lưới điện phân phối thành phố Tuy Hồ
Tồn thành phố được cấp điện qua 4 xuất tuyến 472, 473, 482,
486, lấy điện từ trạm biến áp E23 – Tuy Hồ ở cấp điện áp 22kV.
4.1.2. Các xuất tuyến điện áp 22kV cấp điện cho thành phố Tuy Hồ
4.1.3. Bảng vẽ lưới điện phân phối thành phố Tuy Hồ: Phụ lục
4.1.4. Các dữ liệu về độ tin cậy
Các dữ liệu về độ tin cậy được căn cứ trên suất sự cố, ngừng
điện kế hoạch và thời gian mất điện của ĐLPY, Trong phạm vi giới
hạn đề tài cĩ thể lấy giá trị λ0, t0 ... theo tài liệu tham khảo.
4.2. TÍNH TỐN, PHÂN TÍCH ĐTC LĐPP TPTH
4.2.1. Xuất tuyến 472 – E23
4.2.1.1. Sơ đồ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 472 – E23
4.2.1.2. Bảng dữ liệu phục vụ tính tốn độ tin cậy
4.2.1.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy XT 472 – E23
Sau khi tính tốn ta cĩ kết quả tính tốn các chỉ tiêu về độ tin
cậy của hệ thống xuất tuyến 472 – E23 như sau :
SAIFI = 6,3817 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 14,7338 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 2,3088 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99832
ENS = 235611,7875 kWh/năm
AENS = 3059,8933 kWh/khách hàng.năm
4.2.1.4. Đánh giá độ tin cậy của xuất tuyến 472 –E23 trong lưới điện
phân phối ở thành phố Tuy Hịa
Qua kết quả tính tốn của xuất tuyến 472 –E23 trên cho thấy
20
các chỉ tiêu về ĐTC thấp so với nhiều nước trên thế giới. Chẳng
hạn ở Pháp qui định thời gian mất điện trung bình trong 1 năm
đối với 1 khách hàng (SAIDI) thuộc khu vực đơ thị với mức trung
bình là khơng quá 30 phút và kém là trên 2 giờ. Trong khi đĩ xuất
tuyến 472 –E23 trên của thành phố Tuy Hồ đã lên đến 14.7338 giờ.
4.2.2. Xuất tuyến 473 – E23
4.2.2.1. Sơ đồ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 473 – E23
4.2.2.2. Bảng dữ liệu phục vụ tính tốn độ tin cậy
4.2.2.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy XT 473 – E23
SAIFI = 4,9097 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 15,7519 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 2,801 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99843
ENS = 226953,1251 kWh/năm
AENS = 3196,5229 kWh/khách hàng.năm
4.2.2.4. Đánh giá độ tin cậy của xuất tuyến 473 –E23 trong lưới điện
phân phối ở thành phố Tuy Hịa
Qua kết quả tính tốn của xuất tuyến 473 –E23, tương tự như
trên cho thấy các chỉ tiêu về ĐTC r ấ t thấp so với nhiều nước trên
thế giới.
4.2.3. Xuất tuyến 482 – E23
4.2.3.1. Sơ đồ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 482 – E23
4.2.3.2. Bảng dữ liệu phục vụ tính tốn độ tin cậy
4.2.3.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy XT 482 – E23
SAIFI = 4,5429 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 15,0043 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 3,3028 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99829
21
ENS = 44953,7817 kWh/năm
AENS = 2497,4323 kWh/khách hàng.năm
4.2.3.4. Đánh giá độ tin cậy của xuất tuyến 482 –E23 trong lưới điện
phân phối ở thành phố Tuy Hịa
4.2.4. Xuất tuyến 486 – E23
4.2.4.1. Sơ đồ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 486 – E23
4.2.4.2. Bảng dữ liệu phục vụ tính tốn độ tin cậy
4.2.4.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy XT 486 – E23
SAIFI = 5,8412 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 15,711 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 2,6897 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99821
ENS = 187550,0079 kWh/năm
AENS = 2569,1782 kWh/khách hàng.năm
4.2.4.4. Đánh giá độ tin cậy của xuất tuyến 486 –E23 trong lưới điện
phân phối ở thành phố Tuy Hịa
4.3. ĐÁNH GIÁ ĐTC LĐPP TPTH
Qua kết quả tính tốn của các xuất tuyến trên của LĐPP
thành phố Tuy Hồ cho thấy các chỉ tiêu về độ tin cậy là r ấ t thấp.
22
Chương 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ TUY HỒ
5.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐTC LDDPP TPTH
Với phân tích và các giải pháp đề xuất ở trên, trong phạm vi đề
tài lựa chọn đề xuất giải pháp là cải tạo cấu trúc lưới, tăng cường
phân đoạn cho các xuất tuyến, trên cơ sở lưới điện hiện trạng xác
định vị trí tối lắp đặt thêm thiết bị phân đoạn.
Đề xuất các giải pháp cụ thể như sau :
Trên xuất tuyến 472 – E23 đề xuất đặt thêm một thiết bị phân
đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì tự rơi tại 4 – 5 trên trục chính, đoạn
trước trạm biến áp T210 Trần Phú – Nguyễn Thái Học; hoặc đặt
thêm một thiết bị phân đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì tự rơi ở
nhánh 12 thuộc trục chính, đoạn sau trạm biến áp T256 Trần Phú –
Trường Chinh.
Trên xuất tuyến 473 – E23 đề xuất đặt thêm một thiết bị phân
đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì tự rơi tại 6 – 32 trên trục chính, đoạn
trước nhánh rẽ cấp điện cho trạm biến áp T306 khách sạn Hương
Sen; hoặc đặt thêm một thiết bị phân đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì
tự rơi ở nhánh 35 thuộc trục chính, đoạn sau nhánh rẽ trạm biến áp
T310 Tái định cư núi nhạn.
Trên xuất tuyến 482 – E23 đề xuất đặt thêm một thiết bị phân
đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì tự rơi tại 5 – 6 trên trục chính, đoạn
trước trạm biến áp T206 cơng ty Cây Xanh; hoặc đặt thêm một thiết
bị phân đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì tự rơi ở nhánh 5 thuộc trục
chính, đoạn sau trạm biến áp T202 Trạm BTS viễn thơng điện lực.
Trên xuất tuyến 486 – E23 đề xuất đặt thêm một thiết bị phân
đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì tự rơi tại 22 – 23 trên trục chính,
đoạn trước trạm biến áp T643 đèn đường RHINO; hoặc đặt thêm một
23
thiết bị phân đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì tự rơi ở nhánh 18 thuộc
trục chính, đoạn trước trạm biến áp T624 điện đường km3 quốc lộ 1.
5.2. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP
5.2.1. Thực hiện giải pháp trên xuất tuyến 472 – E23
5.2.1.1. Sơ đồ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 472 – E23 sau khi
thực hiện giải pháp
5.2.1.2. Bảng dữ liệu phục vụ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 472 –
E23 sau khi thực hiện giải pháp
5.2.1.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 472 – E23 sau khi
thực hiện giải pháp
SAIFI = 4,2067 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 12,1179 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 2,8807 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99862
ENS = 200818,824 kWh/năm
AENS = 2608,0367 kWh/khách hàng.năm
So sánh kết quả các chỉ tiêu độ tin cậy trước và sau khi cải tạo
ta thấy SAIFI giảm 34,1%, SAIDI giảm 17,8%, ENS giảm 14,8% …
Sự thay đổi này là rất đáng kể.
5.2.2. Thực hiện giải pháp trên xuất tuyến 473 – E23
5.2.2.1. Sơ đồ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 473 – E23 sau khi
thực hiện giải pháp
5.2.2.2. Bảng dữ liệu phục vụ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 473 –
E23 sau khi thực hiện giải pháp
5.2.2.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy XT 473 – E23 sau khi thực
hiện giải pháp
SAIFI = 3,8534 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 11,0059 giờ /khách hàng.năm
24
CAIDI = 2,8561 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99874
ENS = 181449,3258 kWh/năm
AENS = 2555,6243 kWh/khách hàng.năm
So sánh kết quả các chỉ tiêu độ tin cậy trước và sau khi cải tạo
ta thấy SAIFI giảm 21,52%, SAIDI giảm 30,13%, ENS giảm 20,1%
… Sự thay đổi này là rất lớn.
5.2.3. Thực hiện giải pháp trên xuất tuyến 482 – E23
5.2.3.1. Sơ đồ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 482 – E23 sau khi
thực hiện giải pháp
5.2.3.2. Bảng dữ liệu phục vụ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 482 –
E23 sau khi thực hiện giải pháp
5.2.3.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy XT 482 – E23 sau khi thực
hiện giải pháp
SAIFI = 4,24 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 14,5364 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 3,4284 giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99834
ENS = 44294,6225 kWh/năm
AENS = 2460,8124 kWh/khách hàng.năm
So sánh kết quả các chỉ tiêu độ tin cậy trước và sau khi cải tạo
ta thấy SAIFI giảm 6,67%, SAIDI giảm 3,1%, ENS giảm 1,47% …
Sự thay đổi này là khơng đáng kể.
5.2.4. Thực hiện giải pháp trên xuất tuyến 486 – E23
5.2.4.1. Sơ đồ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 486 – E23 sau khi
thực hiện giải pháp
5.2.4.2. Bảng dữ liệu phục vụ tính tốn độ tin cậy xuất tuyến 486 –
E23 sau khi thực hiện giải pháp
25
5.2.4.3. Kết quả tính tốn độ tin cậy XT 486 – E23 sau khi thực
hiện giải pháp
SAIFI = 4,5071 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 13,9005 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 3,0841giờ /lần mất điện
ASAI = 0,99841
ENS = 155561,8187 kWh/năm
AENS = 2130,9838 kWh/khách hàng.năm
So sánh kết quả các chỉ tiêu độ tin cậy trước và sau khi cải tạo
ta thấy SAIFI giảm 22,84%, SAIDI giảm 11,5%, ENS giảm 17,1%,
ASAI tăng 0,02%, … Sự thay đổi này là đáng kể.
5.3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
Căn cứ vào các tính tốn và phân tích trên đề tài đưa ra lựa
chọn các giải pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối thành phố
Tuy Hồ là lắp đặt thiết bị phân đoạn tại các vị trí hợp lý trên các
xuất tuyến 472 – E23, 473 – E23, 486 – E23, cụ thể là đặt thêm một
thiết bị phân đoạn bằng máy cắt hoặc cầu chì tự rơi:
Trên xuất tuyến 472 – E23 đặt tại nhánh 12 thuộc trục chính,
đoạn sau trạm biến áp T256 Trần Phú – Trường Chinh.
Trên xuất tuyến 473 – E23 đặt tại nhánh 35 thuộc trục chính,
đoạn sau nhánh rẽ trạm biến áp T310 Tái định cư núi nhạn.
Trên xuất tuyến 486 – E23 tại nhánh 18 thuộc trục chính, đoạn
trước trạm biến áp T624 điện đường km3 quốc lộ 1.
26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được khách hàng
cũng như ngành điện quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối
điện năng, khi mà các Cơng ty điện lực cĩ quan hệ trực tiếp với
khách hàng trong việc mua bán điện. Những thiệt hại do mất điện
khơng những là của khách hàng mà cịn tác động trực tiếp vào quá
trình sản xuất kinh doanh của các Điện lực. Do vậy, cần thiết
phải nâng cao độ tin cậy cung cấp điện mà trước hết là độ tin cậy
của lưới điện phân phối.
Xuất phát từ mục tiêu tìm kiếm giải pháp nâng cao độ tin cậy
của LĐPP TPTH, đề tài đã tập trung nghiên cứu các lý thuyết cơ bản
về độ tin cậy cung cấp điện, các chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá
ĐTC LĐPP, viết chương trình tính tốn, trên cơ sở đĩ đề tài đi đánh
giá và đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối
thành phố Tuy Hịa.
Trong quá trình tính tốn đánh giá và đề xuất các giải pháp
nâng cao ĐTC LĐPP thành phố Tuy Hịa, đề tài chỉ giới hạn ở mức
độ tính tốn các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật mà chưa đề cập đến chỉ tiêu
về kinh tế, hướng giải quyết của đề tài đề cập đến cả chỉ tiêu và tính
kinh tế thì sẽ được kết quả tồn diện hơn.
Do giới hạn phạm vi đề tài giải quyết cho LĐPP TPTH, nên
các số liệu cũng như phương pháp tính, phần chương trình tính tốn
viết để phục vụ tính tốn, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao
ĐTC cho LĐPP TPTH. Tuy nhiên, những vấn đề này vẫn cĩ giá trị
thực tiễn để áp dụng khi tính tốn, đánh giá và đề xuất các giải pháp
nâng cao ĐTC LĐPP cho các lưới điện cụ thể tương tự như LĐPP
TPTH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtat_21_233.pdf