Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Mở đầu
Chương_1: Tổng quan
Chương_2: Thực nghiệm
Chương_3: kết quả và biện luận
Chương_4: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỤC LỤC . .ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 2
1.1 Các dạng thù hình và cấu trúc tinh thể của TiO2 .2
1.1.1 Các dạng thù hình của TiO2 .2
1.1.2 Cấu trúc tinh thể của TiO2 .2
1.2 Các tính chất đặc trưng của TiO2 .4
1.2.1 Tính chất Hóa học của TiO2 .4
1.2.2 Tính chất xúc tác quang hóa của TiO2 .5
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác của TiO2 .6
1.3.1 Hiệu ứng tái hợp electron – lỗ trống . 6
1.3.2 Hoạt tính xúc tác của TiO2 anatase và rutile .7
1.3.3 Nhiệt độ . 7
1.3.4 Khối lượng xúc tác .8
1.3.5 Ảnh hưởng của mức độ tinh thể hóa 8
1.3.6 Ảnh hưởng của pH của môi trường . .8
1.3.7 Hiệu ứng bề mặt . .9
iii
1.3.8 Ảnh hưởng của các chất “bẫy electron”, “bẫy gốc hydroxyl” 9
1.4 Ứng dụng của TiO2 .9
1.4.1 Xử lý chất ô nhiễm hữu cơ . 9
1.4.2 Xử lý các chất ô nhiễm vô cơ . .10
1.4.3 Sơn quang xúc tác 10
1.4.4 Diệt khuẩn và khử trùng 11
1.5 Một số phương pháp làm tăng hoạt tính xúc tác quang hóa của TiO2 .11
1.5.1 Tổng quát . 11
1.5.2 Biến tính TiO2 bằng các kim loại chuyển tiếp .12
1.5.3 Tạo màng mỏng TiO2 trên các tấm vật liệu 12
1.5.4 TiO2 với chất mang 12
1.5.5 Biến tính TiO2 bằng các halogen . 13
1.6 Các giai đoạn của phản ứng quang xúc tác 32
1.7 Giới thiệu về Degussa P25 TiO2 33
1.8 Giới thiệu sơ lược về chất màu metylen xanh 33
1.8.1 Tính chất vật lý . .34
1.8.2 Một số phản ứng hoá học của metylen xanh .34
1.8.3 Ứng dụng .3 4
1.9 Các loại nước thải 35
1.9.1 Định nghĩa nước thải 35
1.9.2 Phân loại nước thải 35
1.9.3 Nước thải sinh hoạt 35
1.9.4 Nước thải công nghiệp .36
1.10 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước . 36
1.10.1Các chỉ tiêu vật lý . 36
1.10.2Các chỉ tiêu hóa học . 36
1.10.3Nhu cầu oxy Hóa học COD (Chemical Oxigen Demand) 36
iv
1.10.4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 – 1995 về nước thải 37
Chương 2 THỰC NGHIỆM 41
2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu . 41
2.1.1 Đặt vấn đề . 41
2.1.2 Mục tiêu đề tài .41
2.1.3 Nội dung nghiên cứu . .42
2.2 Hoá chất, Thiết bị và dụng cụ 42
2.2.1 Danh sách hoá chất xử dụng 42
2.2.2 Danh sách thiết bị xử dụng 42
2.2.3 Danh sách dụng cụ xử dụng .43
2.3 Pha các dung dịch 43
2.3.1 Pha dung dịch MB (nồng độ 2.10-5 và 10-4M) .43
2.3.2 Pha dung dịch đệm borat pH = 8,60 43
2.3.3 Pha dung dịch chất màu để khảo sát hoạt tính xúc tác quang của các mẫu xúc tác .44
2.3.4 Pha dung dịch để đo COD . 44
2.4 Các phương pháp phân tích . .44
2.4.1 Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD) . 44
2.4.2 Phương pháp chụp ảnh kính hiển vi Điện tử quét (SEM) .45
2.5 Fluor hóa TiO2 rutile 45
2.5.1 Phương pháp fluor hóa TiO2 bằng KF .45
2.5.2 Kí hiệu mẫu . 45
2.6 Khảo sát sự chuyển hóa của metylen xanh (MB) 45
2.6.1 Phương pháp khảo sát sự phân hủy màu của MB khi không có xúc tác 45
2.6.2 Phương pháp khảo sát sự hấp phụ màu của MB lên các mẫu xúc tác.46
2.6.3 Xác định bước sóng cực đại của metylen xanh 47
2.6.4 Dựng đường chuẩn của dung dịch metylen xanh .48
v
2.7 Xử lý nước thải .49
2.7.1 Xử lý nước thải sơ bộ .49
2.7.2 Chuẩn độ xác định chính xác nồng độ dung dịch muối Mohr .49
2.7.3 Cách xác định COD của nước thải .50
2.7.4 Xử lý nước thải nhà máy Dệt nhuộm Quân đội .50
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 52
3.1 Khảo sát cấu trúc và hình thái tinh thể của mẫu 52
3.1.1 Khảo sát cấu trúc tinh thể . .52
3.1.2 Khảo sát hình thái tinh thể . 57
3.2 Khảo sát hoạt tính xúc tác quang hóa bằng sự phân hủy màu MB 59
3.2.1 Khảo sát sự phân hủy màu của metylen xanh khi không có xúc tác .59
3.2.2 Khảo sát hoạt tính xúc tác quang hóa của các mẫu xúc tác 59
3.3 Khảo sát khả năng xử lý nước thải nhà máy Dệt nhuộm .71
Chương 4 KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .75
Tiếng Việt .75
Tiếng Anh . 76
PHỤ LỤC . 78
File đính kèm
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2984 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu fluor hóa tio2 - Rutile bằng kl - Khảo sát hoạt tính hóa trong vùng vis, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41
Chương 2
THỰC NGHIỆM
2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1.1 Đặt vấn đề
TiO2 được xử dụng rộng rãi trong xúc tác quang hóa nhờ tính hiệu quả, giá
thành thấp, trơ hóa học, bền quang hóa. Tuy đã được ứng dụng trong công nghiệp
nhưng vẫn còn một số tồn tại đòi hỏi không ngừng nghiên cứu, khắc phục:
• Hoạt tính xúc tác quang hóa còn chưa cao.
• Chỉ hoạt động dưới bức xạ UV, chỉ chiếm từ 3–5% năng lượng mặt trời.
• Hầu như hiệu năng xúc tác của quang hóa chỉ ứng dụng hiệu quả trên bề
mặt, khả năng hoạt động còn hạn chế.
Nói chung hoạt tính xúc tác của TiO2 anatase cao hơn rutile. Tuy nhiên một
số nghiên cứu đã chú trọng đến rutile và cho thấy nó có khả năng xúc tác quang
cao hơn anatase trong một số trường hợp. Cũng cần lưu ý là vùng cấm của rutile
gần với vùng Vis hơn anatase: 3,2 eV với anatase và 3,02 eV với rutile.
2.1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của chúng tôi là tìm kiếm phương pháp biến tính TiO2 để nâng cao
khả năng hoạt động quang hóa của nó trong vùng Vis. Chúng tôi chọn TiO2 rutile
làm đối tượng nghiên cứu và biến tính bằng sốc nhiệt với KF.
42
Hiệu năng hoạt động quang hóa trong vùng khả biến được đánh giá qua một
số phản ứng trong môi trường nước.
2.1.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn đề sau:
• Biến tính TiO2 bằng KF ở các t0 và tỉ lệ tác chất khác nhau.
• Khảo sát cấu trúc, hình thái tinh thể của các mẫu xúc tác.
• Khảo sát hoạt tính xúc tác quang hóa trên phản ứng oxi hóa metylen xanh
dưới ánh sáng Vis.
• Khảo sát khả năng xử lý quang hóa nước thải nhà máy dệt nhuôm.
2.2 Hoá chất, Thiết bị và dụng cụ
2.2.1 Danh sách hoá chất xử dụng
Stt Hóa chất Loại Stt Hóa chất Loại
1 TiO2 P 7 H2SO4 đặc P
2 KF P 8 Ag2SO4 P
3 Metylen xanh P 9 Fe(NH4)2(SO4)2 P
4 Na2BB4O7.10H2O P 10 C12H8N2.H2O P
5 K2Cr2O7 P 11 HCl P
6 HgSO4 P
2.2.2 Danh sách thiết bị xử dụng
Stt Thiết bị Stt Thiết bị
1 Tủ sấy Memmert 7 Máy trắc quang Spectronic 320
2 Lò nung Carbolite 8 Máy lọc áp suất kém
3 Cân kỹ thuật 2 số 9 Máy đo pH WTW 330
4 Cân phân tích Mettler Toledo AB204 10 Máy đo độ dẫn điện Crison S.A
5 Máy khuấy từ VELP-ARE 11 Đèn huỳnh quang Daylight 11W
6 Máy ly tâm Universal 16A
43
2.2.3 Danh sách dụng cụ xử dụng
Stt Dụng cụ Stt Dụng cụ
1 Becher 9 Erlen
2 Pipet 10 Chén sứ
3 Mặt kính đồng hồ 11 Ống nghiệm
4 Bình định mức 12 Phễu Bucner
5 Bình cầu 13 Giấy lọc
6 Ống hoàn lưu 14 Buret
7 Bếp điện 15 Ống đong
8 Cuvet
2.3 Pha các dung dịch
2.3.1 Pha dung dịch MB (nồng độ 2.10-5 và 10-4M)
Cân chính xác 0,1867g MB bằng cân phân tích pha trong bình định mức 500
mL, ta thu được dung dịch MB với [MB] = 10–3M.
C =
V
n =
VM
m
× = 5.091,373
1867,0
× = 10
–3 M
Lấy 5,00mL dung dịch MB nồng độ 10–3M định mức thành 50mL, thu được
dung dịch MB với [MB] = 10–4. Đây là dung dịch MB để dựng đường chuẩn.
Phải dùng nồng độ MB 10–4M mà không dùng nồng độ 10–3M vì nồng độ
10–3M là nồng độ cao, máy đo quang không còn phân biệt được, dẫn đến đường
chuẩn không còn tuyến tính theo nồng độ.
2.3.2 Pha dung dịch đệm borat pH = 8,60
Dung dịch borat Na2B4O7 0,05M: Hòa tan 19,069g borat Na2B4O7.10H2O và
định mức thành 1 lít bằng nước cất.
Dung dịch HCl 0,1M: Lấy 8,4mL HCl đặc (11N, d = 1,17) và định mức
thành 1 lít bằng nước cất.
44
Lấy 622,5mL dung dịch borat Na2B4O7 0,05M rồi nhỏ từ từ dung dịch HCl
0,1M vào cho đến khi pH = 8,6, dùng pH kế để kiểm tra pH.
2.3.3 Pha dung dịch chất màu để khảo sát hoạt tính xúc tác quang của các
mẫu xúc tác
Dùng pipet rút 10,00mL dung dịch MB với nồng độ 10–3M định mức thành
500mL, thu được dung dịch MB với [MB] = 2.10–5M, là dung dịch MB để tiến
hành khảo sát hoạt tính quang hoá của các mẫu F-TiO2.
2.3.4 Pha dung dịch để đo COD
Dung dịch K2Cr2O7 0,25N: Hòa tan 12,2590g K2Cr2O7 (loại tinh khiết đã sấy
khô trong 2 giờ ở 1030C) bằng nước cất và định mức thành 1000mL.
Dung dich Ag2SO4: Hòa tan 5,7320g Ag2SO4 trong 550mL H2SO4 đậm đặc,
để yên khoảng một ngày cho Ag2SO4 tan hết.
Dung dịch chỉ thị Feroin: Hòa tan 0,695g FeSO4.7H2O và 1,485g 1,10-
phenantrolin ngậm 1 phân tử nước (C12H8N2.H2O) bằng nước cất và định mức
thành 100 mL.
Dung dịch Fe(NH4)2(SO4)2 0,25N: Cân 98,00g Fe(NH4)2SO4.6H2O, thêm
20mL H2SO4 đậm đặc và một ít nước cất. Sau đó định mức thành 1000mL.
Dung dịch Fe(NH4)2(SO4)2 0,0125N: Lấy 50mL dung dịch Fe(NH4)2(SO4)2
0,25N, định mức thành 1000mL bằng nước cất, phải xác định lại nồng độ của
dung dịch này bằng dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,0125N trước khi xử dụng.
2.4 Các phương pháp phân tích
2.4.1 Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD)
Xử dụng phương pháp nhiễu xạ tia X với đối âm cực là đồng kim loại và
màng lọc niken cho Kα có bước sóng λ = 1,5418Å. Giản đồ nhiễu xạ được ghi trên
máy nhiễu xạ tia X SIMENS D5000.
45
Giản đồ nhiễu xạ tia X cho biết về cấu trúc tinh thể, thành phần các pha tinh
thể. Phương pháp nhiễu xạ tia X được xử dụng để định tính pha của mẫu.
2.4.2 Phương pháp chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Phương pháp quan sát và chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét được xử dụng
để xác định hình thái tinh thể của mẫu như kích thước hạt, hình dạng hạt, độ đa
phân tán, độ xốp, trạng thái bề mặt,….
Mẫu được quan sát và chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét trên máy JMS-
5500 theo phương pháp phản xạ.
2.5 Fluor hóa TiO2 rutile
2.5.1 Phương pháp fluor hóa TiO2 bằng KF
Hòa tan KF vào nước với một lượng vừa đủ, sau đó trộn đều với TiO2 theo
đúng các tỉ lệ cần khảo sát, rồi tiến hành phản ứng sốc nhiệt hỗn hợp KF và TiO2
trong khoảng thời gian 5 phút, ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của KF
(nhiệt độ nóng chảy của KF là 8570C). Tiếp đó sản phẩm được rửa nhiều lần
bằng nước cất đun nóng cho đến khi đo độ dẫn điện gần bằng độ dẫn điện của
nước cất, sau đó sấy khô mẫu ở 1100C trong 2 giờ.
Quy trình biến tính TiO2 rutile bằng KF được trình bày trong Hình 2.1.
2.5.2 Kí hiệu mẫu
Kí hiệu của các mẫu được trình bày trong Bảng 2.1
2.6 Khảo sát sự chuyển hóa của metylen xanh (MB)
2.6.1 Phương pháp khảo sát sự phân hủy màu của MB khi không có xúc tác
Lấy 250mL MB cho vào becher và đặt dưới bức xạ khả kiến (đèn huỳnh
quang). Sau từng 30 phút rút 5mL mẫu đem đo quang. Khảo sát sự thay đổi mật
độ quang theo thời gian trong khoảng 180 phút.
46
KF hòa tan với nước TiO2
Sấy trong 24 giờ, nhiệt độ 1100C
Nung sốc nhiệt trong 5 phút, ở các
nhiệt độ khác nhau (từ 900-10500C)
Rửa mẫu bằng nước cất đun nóng,
trong khoảng 8 giờ
Sấy mẫu ở 1100C trong vòng 3 giờ
Nghiền mịn, thu được
sản phẩm dạng bột
Hình 2.1 Quy trình biến tính TiO2 rutile với KF bằng phương pháp sốc nhiệt
2.6.2 Phương pháp khảo sát sự hấp phụ màu của MB lên các mẫu xúc tác
Cân 0,25g xúc tác cho vào 250mL dung dịch MB với nồng độ 2×10–5M đựng
trong becher, đậy kín nắp, đặt trên máy khuấy từ, sau đó tiến hành khuấy từ mà
không chiếu sáng và để trong bóng tối, sau khoảng thời gian 30 phút, rút mẫu
đem đo quang.
47
Bảng 2.1 Kí hiệu các mẫu
Mẫu được nung trong
thời gian 5 phút
Tỉ lệ mKF:mTiO2 Kí hiệu mẫu
0,5 FTOR-0,5-900
1,0 FTOR-1-900 Nung ở 9000C
1,5 FTOR-1,5-900
0,5 FTOR-0,5-950
1,0 FTOR-1-950 Nung ở 9500C
1,5 FTOR-1,5-950
0,5 FTOR-0,5-1000
1,0 FTOR-1-1000 Nung ở 10000C
1,5 FTOR-1,5-1000
1,5 FTOR-1,5-1050
Nung ở 10500C
2,0 FTOR-2-1050
Mẫu TiO2 rutile ban đầu chưa biến tính TOR
Mẫu TiO2 rutile ban đầu chưa biến tính,
nung ở nhiệt độ 9000C TOR-900
2.6.3 Xác định bước sóng cực đại của metylen xanh
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
580 600 620 640 660 680 700 720
A
λ, nm
Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn độ hấp thu của MB theo bước sóng
48
Bảng 2.2 Độ hấp thu A của dung dịch metylen xanh ở các bước sóng
khác nhau
λ, nm A λ, nm A
600 0,712 660 1,323
610 0,818 670 1,217
620 0,898 680 0,844
630 1,000 690 0,621
640 1,104 700 0,423
650 1,226
Xác định bước sóng hấp thu cưc đại λmax của dung dịch metylen xanh bằng
máy trắc quang Spectronic 320. Từ đồ thị chúng tôi nhận thấy dung dịch MB hấp
thu quang học cực đại ở bước sóng λmax = 660nm, bước sóng này được xử dụng
trong suốt quá trình nghiên cứu.
2.6.4 Dựng đường chuẩn của dung dịch metylen xanh
Chuẩn bị dung dịch chuẩn MB trong bình định mức 50mL theo bảng sau:
Bình dung dịch 1 2 3 4 5 6
Dung dịch metylen xanh
10-4 M (ml)
10 8 6 4 2 0
Dung dịch đệm borat
pH = 8,6 (ml)
10 10 10 10 10 10
Nước cất (ml) 30 32 34 36 38 40
Nồng độ metylen xanh
[MB]×104 0,2 0,16 0,12 0,08 0,04 0
A lần 1 0 0,272 0,556 0,821 1,025 1,242
A lần 2 0 0,264 0,545 0,801 1,041 1,242
A lần 3 0 0,267 0,546 0,802 1,041 1,238
Giá trị độ
hấp thu
A trung bình 0 0,268 0,549 0,808 1,036 1,238
49
Đường chuẩn y = 6.2521x + 0.0245
R2 = 0.9965
0.000
0.200
0.400
0.600
0.800
1.000
1.200
1.400
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25
[MB]x10-4
A Series1
Linear (Series1)
Hình 2.3 Đường chuẩn biểu diễn độ hấp thu A theo nồng độ metylen xanh
2.7 Xử lý nước thải
2.7.1 Xử lý nước thải sơ bộ
Nước thải được đem lắng, đo pH và điều chỉnh pH bằng cách nhỏ từng giọt
H2SO4 đậm đặc vào nước thải sau đó đo pH nằm trong khoảng 5–7, đem lọc áp
suất thấp, sau đó đem xử lý bằng chế phẩm sinh học Gobi Fresh với tỉ lệ 1 gam
trong 1 lít nước thải, sục không khí liên tục suốt thời gian khảo sát.
2.7.2 Chuẩn độ xác định chính xác nồng độ dung dịch muối Mohr
Lần lượt hút chính xác vào erlen 250mL: 5mL K2Cr2O7 0,050000 N, 5mL
nước cất, 1,5mL H2SO4 đặc và thêm 2–3 giọt chỉ thị ferroin. Nhỏ từ từ muối Mohr
từ buret vào erlen, lắc đều erlen cho đến khi màu của dung dịch trong erlen
chuyển từ xanh chàm sang đỏ cam. Ghi thể tích tiêu hao trên buret, lặp lại 3 lần,
lấy giá trị V trung bình. Từ giá trị V trung bình suy ra nồng độ N của muối Mohr
theo công thức:
Mohr
OCrKOCrK
Mohr V
VN
N 722722 ×=
50
trong đó: VMohr Thể tích trung bình, lặp lại 3 lần khi chuẩn độ xác định
chính xác nồng độ dung dịch muối Mohr.
2.7.3 Cách xác định COD của nước thải
Cho vào erlen 250mL theo thứ tự gồm 0,5g HgSO4 + 10,00mL nước cất +
10,00mL Ag2SO4/H2SO4đđ + 5,00mL nước thải đã xử lý + 10,00mL K2Cr2O7
0,25N. Lắc đều rồi lắp erlen vào hệ thống hoàn lưu, đun trực tiếp bằng bếp điện
trong vòng 2 giờ.
Đun xong, để nguội rồi định mức dung dịch trong erlen thành 100,00mL.
Dùng pipet hút 10,00mL dd cho vào erlen 250mL, cho thêm 5,00mL nước cất +
1,00mL H2SO4đđ, nhỏ vào 2–3 giọt chỉ thị ferroin. Chuẩn độ bằng Fe(NH4)2SO4
0,0125N. Dừng chuẩn độ khi dung dịch chuyển sang màu đỏ sáng.
Tiến hành phân tích mẫu trắng bằng cách tương tự nhưng thay 5,00mL nước
thải bằng 5,00mL nước cất.
Công thức tính COD áp dụng cho nước thải như sau:
/l)(mgO
V
10008NV)(VCOD 2
m
Mohr0 ×××−=
trong đó: V0 Thể tích dung dịch muối Mohr dùng để chuẩn độ
5,00mL mẫu trắng, mL
V Thể tích dung dịch muối Mohr dùng để chuẩn độ
5,00 mL mẫu nước thải, mL
NMohr Nồng độ đương lượng của muối Mohr, N
Vm Thể tích mẫu nước thải đem xác định COD, mL
2.7.4 Xử lý nước thải nhà máy Dệt nhuộm Quân đội
Nước thải của nhà máy được xử lý sơ bộ và bằng chế phẩm sinh học Gobi
Fresh, đến khi giá trị COD không giảm nữa thì chuyển qua xử lý bằng xúc tác.
51
Cho 0,2g xúc tác trong 200mL nước thải, chiếu sáng liên tục để oxy hóa hết
các chất hữu cơ có trong nước thải.
Tiến hành đo COD như đã trình bày trong Mục 2.7.3 và đo pH trong các
khoảng thời gian khác nhau và xem xét thời gian COD đạt đến giá trị giới hạn
các thông số và nồng độ chất ô nhiễm của nước thải công nghiệp theo tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 5945–1995 (Bảng 1.4).
Bảng 2.3 Trính giá trị giới hạn của một số thông số và nồng độ chất ô
nhiễm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN (5945−1995)
Giá trị tới hạn
Thông số Đơn vị
A B C
pH 6–9 5,5–9 5–9
COD mg/L 50 100 400