Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên

1.Rau trồng trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có hiện tượng bị ô nhiễm NO3- và các kim loại nặng (Pb, Cd, As) do chưa thực hiện đúng và đầy đủ qui trình sản xuất rau an toàn (bón ít phân hữu cơ, bón phân tươi, bón đạm quá liều lượng, bón phân không cân đối, sử dụng nước tưới bị ô nhiễm .) 2. Đất trồng rau của Thành phố Thái Nguyên có hàm lượng NO3 -và các kim loại nặng (Pb, Cd, As) đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho đất nông nghiệp theo TCVN 7209 -2002. Nước tưới ở các khu vực trồng rau đã có hiện tượng ô nhiễm các kim loại nặng (Pb, Cd, As) theo TCVN 6773 –2000. 3. Sử dụng nước giếng khoan đảm bảo chất lượng rau, nước Sông Cầu cần có sự kiểm tra trước khi tưới, nước phân chuồng tưới cho rau cần đảm bảo thời gian cách ly như bón phân đạm hóa học, sử dụng thải bị ô nhiễm tưới cho rau làm ô nhiễm rau.

pdf147 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong rau tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi đó hàm lượng Pb trong rau giảm xuống 0,8782 mg/kg tươi và tiếp tục giảm đến công thức 4 (bón 7,5 gam CaO) nhưng phải đến công thức 5 (bón 10 gam CaO) thì hàm lượng Pb trong rau mới đạt tiêu chuẩn cho rau an toàn, khi đó pH đất là 7,4. Như vậy nếu sử dụng nước tưới chứa 2,0ppm Pb cần thiết phải bón vôi để pH đất ở môi trường trung tính thì Pb sẽ bị kết tủa trong đất và ít vận chuyển vào rau nên hàm lượng Pb trong rau đạt tiêu chuẩn an toàn. Kết quả này càng khẳng định thêm vai trò của pH đất đến sự linh động của Pb. 112 Tương quan giữa pH đất và hàm lượng Pb trong rau cải canh được biểu diễn trên hình 3.17: y = -0.0094x2 - 0.1828x + 2.3315 R2 = 0.7453 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 Pb trong rau (mg/kgt) pH đất Hình 3.17: Tương quan giữa pH đất và hàm lượng Pb trong rau khi sử dụng các mức vôi bón khác nhau Như vậy giữa pH đất và hàm lượng Pb trong rau có một sự tương quan nghịch (R2 =0,7543 ở mức ý nghĩa 99%), khi pH đất ở mức gần trung tính hoặc kiềm, sự hấp thu Pb từ môi trường vào rau giảm do Pb đã bị kết tủa thành PbCO3 hoặc Pb(OH)2 ít ảnh hưởng đến cây trồng. * Ảnh hưởng của các mức bón vôi đến sự hạn chế sự tích luỹ Cd từ nước vào rau cải canh Sử dụng nước tưới ô nhiễm Cd ở mức 0,1ppm tưới cho rau trên nền đất được bổ sung vôi theo các mức tăng dần: không bón vôi (ĐC), bón 2,5 - 5,0 - 7,5 - 10,0 gam CaO/vại, chúng tôi thấy hàm lượng Cd trong rau cải canh có quan hệ chặt chẽ với pH đất thông qua lượng vôi bón (hình 3.18 và hình 3.19): - Khi sử dụng vôi lót vào đất làm cho pH đất có sự biến động rõ rệt, từ 4,8 ở công thức ĐC, lên 6,5 ở công thức 3 (bón 5,0 gam CaO/vại) và pH đạt cao nhất là 7,5 ở công thức bón 10gam CaO/vại. 113 4.8e 5.3d 6.5c 6.9b 7.5a 0.3 97 2a 0.3 31 9b 0.0 73 2c 0.0 19 3d 0.0 13 2e 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0 ĐC 2,5 5,0 7,5 10,0 pH đất Cd trong rau (mg/kg tươi) Lượng CaO(g/vại) Hình 3.18: Ảnh hưởng của lượng vôi lót đến pH đất và sự tích luỹ Cd từ nước vào rau cải canh (Thí nghiệm chậu vại trong nhà che nilon - Năm 2004 và năm 2005) - Hàm lượng Cd trong rau giảm cùng với sự tăng pH đất khi sử dụng vôi bón ở các mức khác nhau, từ 0,3972 mg/kg rau tươi (công thức ĐC) đến 0,3391mg/kg rau tươi (công thức 2 - bón 2,5 gam CaO/vại) và đạt mức an toàn ở công thức 4 là 0,0193 mg/kg rau tươi, khi đó pH đất là 6,9. Nhưng khác với Pb, hàm lượng Cd có xu hướng giảm mạnh ở mức pH đất trong khoảng 6,5 – 6,9 cụ thể: - Công thức bón 2,5 gam CaO/vại, với pH đất là 5,3 hàm lượng Cd trong rau là 0,3319 mg/kg giảm 1,2 lần so với công thức ĐC (không bón vôi) - Công thức bón 5,0 gam CaO/vại, tương đương với pH đất là 6,5 thì hàm lượng Cd trong rau là 0,0732 mg/kg tươi, giảm 5,4 lần so với ĐC và giảm 4,5 lần so với công thức 2 (bón 5,0 gam CaO/vại). - Công thức bón 7,5 gam CaO/vại, pH đất là 6,9 và hàm lượng Cd trong rau là 0,0193 mg/kg tươi, giảm 17,2 lần so với công thức 2 (bón 2,5 gam 114 CaO/vại). Ở mức này hàm lượng trong rau đã đạt tiêu chuẩn an toàn (giới hạn hàm lượng Cd trong rau an toàn là ≤ 0,02 mg/kg rau tươi). - Công thức bón 10,0 gam CaO/vại, khi đó với pH đất là 7,5 thì hàm lượng Cd trong rau là 0,0132 mg/kg tươi, giảm 5,5 lần so với công thức 3 (bón 5,0 gam CaO/vại) và giảm 1,4 lần so với công thức 4. Như vậy trong điều kiện nước tưới bị ô nhiễm Cd đến mức 0,5ppm, để hàm lượng Cd trong rau đạt tiêu chuẩn an toàn có thể sử dụng vôi như một công cụ để tăng pH đất lên 6,6 - 7,0 đã hạn chế sự tích lũy Cd từ nước vào rau. Cũng giống như Pb, giữa pH đất và hàm lượng Cd trong rau có mối tương quan nghịch (R2= 0,883) nghĩa là khi pH đất tăng thì giảm sự hấp thu Cd vào cây trồng. y = 0.0508x2 - 0.7681x + 2.9144 R2 = 0.883 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 Cd trong rau (mg/kgt) pH đất Hình 3.19: Tương quan giữa pH đất và hàm lượng Cd trong rau khi sử dụng các mức vôi bón khác nhau. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của: Bride, Murray B.[64], nghiên cứu trên rau diếp: hàm lượng Cd hấp thu vào cây được hạn chế bởi pH đất cao, Han and Lee, 2004 [73] khi thực hiện trên cải củ, trên đậu; Wang và cs (2006) [114] thử nghiệm trên trên cải canh cũng cho kết quả tương tự, các 115 tác giả đều khẳng định pH đất là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ hấp thu Cd vào cây trồng. * Ảnh hưởng của các mức bón vôi đến hạn chế sự tích luỹ As từ nước vào rau cải canh Từ kết quả thí nghiệm 1 chúng tôi sử dụng nước tưới chứa 0,5 ppm As cho rau cải canh trên nền bón vôi theo mức tăng dần: 0 - 2,5 gam - 5,0 gam - 7,5 gam - 10 gam, kết quả được thể hiện ở hình 3.20 và hình 3.21: 4.8e 5.5d 6.4c 6.6b 7.3a 0. 22 05 b 0. 23 03 b 0. 19 92 c 0. 23 19 b 0. 24 55 a 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0 ĐC 2,5 5,0 7,5 10,0 pH đất As trong rau (mg/kg tươi) Lượng CaO(g/vại) Hình 3.20: Ảnh hưởng của lượng vôi lót đến pH đất và sự tích luỹ As từ nước vào rau cải canh (Thí nghiệm chậu vại trong nhà che nilon - Năm 2004 và năm 2005) Cũng giống như các thí nghiệm bón vôi khi sử dụng nước tưới ô nhiễm Pb và Cd, thí nghiệm sử dụng nước tưới ô nhiễm As khi bón vôi vào đất với mức tăng dần cũng làm cho pH đất tăng lên, mức ban đầu khi chưa bón vôi pH của đất là 4,8 sau đó tăng dần lên 5,5 ở công thức 2 (mức bón 2,5 gam CaO,vại), đạt 6,4 ở công thức III (bón 5,0 gam CaO/vại) và có giá trị cao nhất ở công thức 5 – bón 10 gam CaO/vại, pH đất là 7,3. 116 Tuy vậy, khác với Pb và Cd, sự hấp thu As của cây trồng ít phụ thuộc vào sự thay đổi của pH đất, việc tăng mức bón vôi làm cho pH đất tăng lên nhưng hàm lượng As trong rau không có sự biến động (R2 = 1,1173): Ở công thức ĐC (không bón vôi, sử dụng nước tưới ô nhiễm As) hàm lượng As trong rau là 0,2205 mg/kg rau tươi, sau đó giảm xuống là 0,1992 mg/kg rau tươi (công thức 3: bón 5,0gam CaO/vại + sử dụng nước tưới ô nhiễm As) nhưng ở công thức 5 (với pH đất là 7,3) thì hàm lượng As lại có xu hướng tăng lên so với công thức ĐC (2,455 mg As/kg tươi). Điều này có thể được giải thích khác với Pb và Cd, khi trong môi trường kiềm As có xu hướng linh động hơn do sự có mặt Ca+2 nên As tạo thành Ca3(AsO4)2, làm cho khả năng vận chuyển vào cây trồng nhiều hơn. y = 0.0095x + 0.1697 R2 = 0.1173 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 4 5 6 7 8 As trong rau (mg/kgt) pH đất Hình 3.21: Tương quan giữa pH đất và hàm lượng As trong rau khi sử dụng các mức vôi bón khác nhau. Như vậy để hạn chế sự tích luỹ As từ môi trường nước vào cây trồng không thể dùng biện pháp bón vôi thông thường mà phải có các biện pháp khác, như biện pháp hoá học dùng ôxit, hyđrôxyt Fe…, biện pháp sinh học lựa chọn loại thực vật như dương xỉ…. 117 * Ảnh hưởng của các mức bón vôi đến sự hạn chế sự tích luỹ Pb, Cd, As từ nước vào rau cải canh Kết quả sử dụng vôi với lượng tăng dần vào đất để hạn chế sự tích luỹ các kim loại trong rau khi tưới nước chứa hỗn hợp các kim loại nặng (Pb, Cd, As) cho kết quả tương tự như với các thí nghiệm sử dụng vôi bón trong trường hợp nước tưới ô nhiễm đơn nguyên tố (hình 3.22): a b c dd a b b b c d d a b c0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0 ĐC 2,5 5,0 7,5 10,0 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 pH đất Cd As Pb Lượng CaO(g/vại) pH đất Hàm lượng trong rau(mg/kg tươi) Hình 3.22: Ảnh hưởng của lượng vôi lót đến pH đất và sự tích luỹ Pb, Cd, As từ nước vào rau cải canh (Thí nghiệm chậu vại trong nhà che nilon - Năm 2004 và năm 2005) Ở mức bón 10 gam CaO/vại bón vào đất (công thức 5), khi sử dụng nước ô nhiễm các kim loại nặng (Pb, Cd, As) đã làm giảm hàm lượng Pb trong rau cải canh xuống dưới ngưỡng an toàn (0,4143 mg/kg rau tươi) với pH đất là 7,6; trong đó khi không sử dụng vôi bón vào đất (công thức ĐC) hàm lượng Pb trong rau là 1,2 mg/kg rau tươi, tương ứng với giá trị pH đất là 4,8. Với Cd: Ở công thức ĐC (không bón vôi) với pH đất là 4,8 thì hàm lượng Cd trong rau là 0,3293 mg/kg rau tươi, công thức bón 2,5 gam CaO/vại 118 hàm lượng Cd trong rau giảm xuống không đáng kể 0,3031 mg/kg rau tươi tương ứng với pH đất 5,7. Nhưng ở công thức bón 5,0 gam CaO/vại tương ứng với pH đất là 6,5 thì hàm lượng Cd trong rau giảm mạnh xuống còn 0,0758 mg/kg rau tươi, giảm 4,3 lần so với đối chứng (không bón vôi) và giảm 3,9 lần so với công thức bón 2,5 gam CaO/vại. Kết quả này cũng giống như kết quả ở thí nghiệm bón vôi khi tưới nước ô nhiễm Cd, hàm lượng Cd trong rau giảm mạnh nhất ở khoảng pH từ 5,7 - 6,4. Nhưng khác với thí nghiệm đơn nguyên tố, hàm lượng Cd trong rau đạt TCCP khi pH đất là 6,9 (mức bón 7,5 gam CaO) trong thí nghiệm tưới hỗn hợp Pb, Cd, As hàm lượng Cd trong rau đạt ngưỡng an toàn tại pH bằng 7,6 (mức bón 10 gam CaO). Với As: Giống như thí nghiệm đơn nguyên tố, sự hấp thu As từ nước tưới vào trong rau không bị ảnh hưởng bởi sự tăng pH đất khi bón vôi. *Thí nghiệm bón vôi ngoài đồng Dựa trên kết quả thí nghiệm trong chậu chúng tôi lựa chọn mức vôi bón thích hợp nhất để hạn chế sự tích luỹ Cd, Pb từ nước tưới bị ô nhiễm vào rau cải canh, thí nghiệm tiến hành tại 02 khu vực với nguồn gây ô nhiễm khác nhau: Cam giá và Túc Duyên. Thí nghiệm được triển khai vào vụ Đông năm 2006, kết quả thu được như sau (bảng 3.15): Khi không bón vôi pH đất ở cả hai địa điểm đều thấp là 5,3 và 5,9 (công thức tưới nước sạch), 5,3 - 5,5 (công thức tưới nước ô nhiễm). Ở các công thức bón vôi pH đất tăng lên, đạt 6,2 và 6,7(công thức 3) và 7,4 - 7,8 (công thức 4) Sử dụng vôi bón lót vào đất có tác dụng giảm rõ rệt sự tích luỹ các kim loại Cd, Pb từ nước bị ô nhiễm vào rau cải canh: 119 Tại Túc Duyên: Với công thức tưới nước sạch, hàm lượng Pb, Cd, As trong rau đều đạt tiêu chuẩn cho rau an toàn, Công thức tưới nước đã bị ô nhiễm Pb, Cd, As, nếu không bón vôi vào đất (công thức 2) đã làm rau bị ô nhiễm, hàm lượng trong rau khi thu hoạch là 0,7123 mg Pb/kg tươi; 0,2700 mg Cd/kg tươi và 0,3973 mg As/kg tươi. Bảng 3.15: Ảnh hưởng của sử dụng vôi lót đến hạn chế sự tích luỹ Pb, Cd, As trong rau cải canh từ nước tưới bị ô nhiễm (Thí nghiệm đồng ruộng - Năm 2006) Hàm lượng trong rau (mg/kg tươi) Công thức pH đất Pb Cd As TCCP ≤ 0,5 - 1,0 ≤ 0,02 ≤ 0,2 Túc Duyên 1.Nước sạch 5,9c ± 0,13 0,0600d± 0,008 0,0002d ± 2.10-4 0,0873a ± 0,014 2.Nước ô nhiễm (*) 5,3c± 0,21 0,7213a± 0,047 0,2700a ± 0,003 0,3973b± 0,016 3. 3 tấn CaO/ha +(*) 6,7b± 0,20 0,6003b± 0,013 0,0260b ± 0,004 0,3857b± 0,018 4. 4 tấn CaO/ha +(*) 7,8a± 0,13 0,4093c± 0,066 0,0183c ± 0,003 0,4403a± 0,048 Cam Giá 1.Nước sạch 5,3c± 0,38 0,1473d ± 0,018 0,0050b ± 0,001 0,0347c ± 0,010 2.Nước ô nhiễm 5,5c± 0,49 1,0787a ± 0,126 0,2230a ± 0,002 0,3840a ± 0,030 3.3 tấn CaO/ha + (*) 6,2b± 0,17 0,8643b ± 0,072 0,0400b ± 0,003 0,1723b ± 0,016 4. 4 tấn CaO/ha +(*) 7,4a± 0,10 0,4747c ± 0,050 0,0177b ± 0,003 0,2100b ± 0,030 Nhưng ở công thức tưới nước ô nhiễm đã được bón lót 3 tấn Cao/ha vào đất (công thức 3) thì sự tích lũy Pb, Cd vào rau khi thu hoạch giảm rõ rệt so với công thức 2, hàm lượng trong rau khi thu hoạch với Pb là 0,6003 mg/kg tươi và Cd là 0,026 mg/kg tươi nhưng chưa đạt TCCP, tương ứng với pH đất là 6,7. Và phải đến công thức 4 (lót 4 tấn vôi/ha) thì hàm lượng này trong rau mới đạt được độ an toàn theo qui định, khi đó pH đất là 7,8. Kết quả này hoàn 120 toàn phù hợp với kết quả thí nghiệm bón vôi trong chậu khi tưới nước bị ô nhiễm 2ppm Pb + 0,1 ppm Cd + 0,5 ppm As. Kết quả thí nghiệm ở Cam Giá cũng tương tự như Túc Duyên: với công thức tưới nước ô nhiễm và lót 4 tấn Cao/ha vào đất thì hàm lượng trong rau mới đạt TCCP: 0,4747 mg Pb /kg tươi; 0,0177 mg Cd/kg tươi tương ứng với giá trị pH đất là 7,4. Kết quả thí nghiệm ở cả 2 địa điểm cũng cho thấy: vôi bón không có tác dụng hạn chế sự tích lũy As trong rau, hàm lượng As trong rau khi tưới nước ô nhiễm không có sự khác nhau trong trường hợp bón vôi và không bón vôi. Như vậy: Trên nền đất phù sa Sông Cầu, nếu sử dụng nước tưới bị ô nhiễm Pb ≤ 2 ppm và Cd ≤ 0,1 ppm cần phải bón vôi với mức 4 tấn/ha để pH đất đạt ở mức 7,4 – 7,8 thì hàm lưọng Cd, Pb trong rau mới đảm bảo an toàn. Tác giả Hong CO và cs (2007) [86] khi sử dụng vôi để hạn chế sự hấp thụ Cd trên đất khai thác khoáng sản cũng đã đề xuất với mức vôi bón 5 tấn/ha có thể làm giảm 50% lượng Cd hấp thụ vào rau cải củ. Như vậy trong trường hợp không có nguồn nước sạch, có thể sử dụng vôi như một công cụ để hạn chế sự hấp thu các kim loại Pb, Cd từ nước tưới vào cây trồng. Tuy vậy, biện pháp bón vôi chỉ là biện pháp giải quyết trước mắt bởi vì chỉ khống chế được sự hấp thụ các kim loại nặng vào cây trồng nhưng chúng vẫn bị giữa lại trong đất và khi có điều kiện thì nó lại trở lên linh động. 3.4.2.2.2. Sử dụng bèo tây để làm sạch nước tưới bị ô nhiễm Hiện nay, các nhà khoa học đang hướng tới các phương pháp tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường để giảm thiểu ô nhiễm kim loại nặng. Phương pháp xử lý ô nhiễm bằng thực vật (Phytoremediation) là một trong những giải pháp quan trọng, có tính khả thi cao để xử lý các vùng đất, nước bị ô nhiễm kim loại nặng. 121 Ở Việt Nam một loại thực vật rất phổ biến là bèo tây. Sử dụng bèo tây trong việc xử lý ô nhiễm đã được rất nhiều các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, tuy vậy mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Bèo tây là cây sống ở nước, có tốc độ sinh trưởng rất nhanh và không cần phải chăm sóc nên sử dụng bèo tây để xử lý ô nhiễm nước có thể thực hiện được dễ dàng trong điều kiện nông hộ. Để khẳng định điều đó, chúng tôi tiến hành sử dụng bèo tây trong việc giảm thiểu ô nhiễm kim loại nặng (Pb, Cd, As) trong môi trường nước tưới khi bổ sung kim loại nặng vào nước theo các mức: 2,0 ppm Pb, 0,1ppm Cd và 0,5 ppm As trong chậu thí nghiệm với 6 lít nước, và 5 cây bèo tây ban đầu. Kiểm tra hàm lượng các kim loại trong nước sau 5 - 10 - 20- 30 ngày thí nghiệm trồng bèo tây, kết quả cho thấy bèo tây có khả năng tích lũy kim loại nặng rất tốt. * Khả năng làm sạch nước ô nhiễm Pb của bèo tây Tiến hành sử dụng nước chứa 2,0 Pb mg/l để thả bèo tây cho thấy: Bảng 3.16: Hàm lượng Pb trong nước theo thời gian xử lý bằng bèo tây (Thí nghiệm trong chậu - năm 2007) Ngày thí nghiệm Hàm lượng Pb trong nước (mg/l) Tỷ lệ còn lại trong dung dịch (%) 0 2,004a 100 5 1,280b 63,9 10 0,006c 0,30 20 0,002c 0,10 30 KXĐ - TCVN 6773 - 2000 ≤ 0,1 Theo bảng 3.16: Trong điều kiện thí nghiệm chậu vại, hàm lượng Pb trong nước giảm dần theo thời gian xử lý bằng bèo tây, cụ thể: Khi chưa có bèo tây, hàm lượng Pb trong nước là 2,004 mg/l. 122 Sau 5 ngày thả bèo tây, hàm lượng Pb trong nước là 1,280 mg/l, giảm được 36%. Và đến ngày thứ 10 của thí nghiệm, hàm lượng Pb trong nước giảm mạnh là 0,006 mg/l, đạt tỷ lệ làm sạch gần 100% so ban đầu. Hình 3.23: Thí nghiệm làm sạch nước ô nhiễm Pb, Cd bằng bèo tây * Khả năng làm sạch nước ô nhiễm Cd của bèo tây Tiến hành thí nghiệm thả bèo tây trong dung dịch chứa 0,1 mg/l Cd, theo dõi hàm lượng Cd trong nước vào ngày thứ 5 – 10 – 20 – 30 sau khi thả bèo, kết quả cho thấy (bảng 3.17): Bảng 3.17: Hàm lượng Cd trong nước theo thời gian xử lý bằng bèo tây (Thí nghiệm trong chậu - năm 2007) Ngày thí nghiệm Hàm lượng Cd trong nước (mg/l) Tỷ lệ còn lại trong dung dịch (%) 0 0,1104a 100 5 0,0530b 48,0 10 0,0002c 0,18 20 KXĐ - 30 - - TCVN 6773-2000 0,005 - 0,01 123 Bèo tây có khả năng hút Cd từ nước rất mạnh, Hàm lượng Cd trong nước trước thí nghiệm là 1,1104 mg/l. Ở ngày thứ 5 sau khi thả bèo, hàm lượng Cd trong nước là 0,053 mg/l, đạt tỷ lệ làm sạch là 52% và sau 10 ngày thí nghiệm thì hàm lượng Cd trong nước giảm hẳn xuống dưới ngưỡng an toàn theo TCVN 6773 - 2000, đạt 0,0002 mg/l, tỷ lệ còn lại trong dung dịch là 0,18% so với trước thí nghiệm. * Khả năng làm sạch nước ô nhiễm As của bèo tây Thực hiện thí nghiệm tương tự như với Pb và Cd, tiến hành trồng bèo tây trong dung dịch chứa 0,5mg As/l, và theo dõi hàm lượng As trong dung dịch dùng thả bèo qua 5, 10, 20, 30 ngày thí nghiệm (bảng 3.18): Bảng 3.18: Hàm lượng As trong nước theo thời gian xử lý bằng bèo tây (thí nghiệm trong chậu – Năm 2007) Ngày thí nghiệm Hàm lượng As trong nước (mg/l) Tỷ lệ còn lại trong dung dịch (%) 0 0,5326a 100 5 0,3340b 62,7 10 0,1204c 22,6 20 0,0928d 17,4 30 0,0630e 11,8 TCVN 6773 - 2000 ≤ 0,1 Hàm lượng As trong nước lúc ban đầu khi chưa thả bèo là 0,5326 mg/l, sau 5 ngày thí nghiệm hàm lượng As là 0,3340 mg/l (còn 62,7% so với ban đầu), đến ngày thứ 10 hàm lượng As trong nước là 0,1204 mg/l (còn 22,6% so với ban đầu), đến ngày thứ 20 của thí nghiệm, hàm lượng As trong nước đạt ngưỡng an toàn theo TCVN 6773 - 2000, là 0,0928 mg/l (còn 22% so với ban đầu) và đến ngày thứ 30 của thí nghiệm thì hàm lượng As trong nước đạt 0,0630 mg/l, còn 11,8% so với khi trước thí nghiệm. 124 So sánh khả năng làm sạch của bèo tây với Pb, Cd và As: Kết quả của thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, so với Pb và Cd, sự hấp thu As của bèo tây trong nước chậm hơn (hình 3.24), với Pb, Cd chỉ sau 10 ngày thả bèo hàm lượng Pb, Cd trong nước đã đạt ngưỡng an toàn, trong khi đó với As, hàm lượng As đạt ngưỡng an toàn sau 20 ngày của thí nghiệm. 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 0 5 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày Pb Cd As Hàm lượng trong nước (ppm) Ngày thí nghiệm Sự biến thiên hàm lượng Pb, Cd, As trong nước theo thời gian sử lý bằng bèo tây Hình 3.24: Biến thiên hàm lượng Pb, Cd, As trong nước theo thời gian xử lý bằng bèo tây (thí nghiệm trong chậu – Năm 2007) Một sự khác biệt nữa, trong khi bèo tây sinh trưởng rất tốt trong dung dịch ô nhiễm Pb và Cd nhưng lại có biểu hiện bị chết khi trồng trong dung dịch bị ô nhiễm As, kể cả trong dung dịch chứa As cùng với Pb, Cd. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy bắt đầu từ ngày thứ 8 khi trồng, bèo tây có biểu hiện rõ rệt hiện tượng lá bị úa vàng và dần khô lại từ mép lá đến cuống và đến ngày 20 - 30 của thí nghiệm tỷ lệ bị bệnh đến 70%, bèo tây có biểu hiện bị chết, rễ bèo có mầu đen xám ở những ngày thứ 35 – 40 của thí nghiệm (hình 3.25) 125 Bèo tây trong dung dịch 0,5ppm As Bèo tây trong dung dịch 0,5ppm As (ngày thứ 10 của thí nghiệm) (ngày thứ 20 của thí nghiệm) Bèo tây trong dung dịch 2,0ppm Pb + 0,1ppm Cd + 0,5ppm As Hình 3.25: Biểu hiện bị bệnh của bèo tây trong các dung dịch chứa As và dung dịch chứa As cùng với Pb, Cd Từ đây chúng ta có thể sử dụng bèo tây như là chỉ thị để nhận biết sự ô nhiễm As trong nước. * Khả năng hút Pb, Cd, As của bèo tây từ nước chứa hỗn hợp Pb, Cd, As Thí nghiệm trồng bèo tây trong dung dịch chứa 2,0ppm Pb + 0,1ppm Cd + 0,5ppm As cũng cho kết quả giống như các thí nghiệm trồng bèo trong dung dịch bị ô nhiễm riêng lẻ các nguyên tố (bảng 3.19): 126 Bảng 3.19: Hàm lượng Pb, Cd, As trong nước theo thời gian khi xử lý bằng bèo tây (thí nghiệm trong chậu) Hàm lượng trong nước (mg/l) Ngày thí nghiệm Pb Cd As 0 2,005a 0,1050a 0,5290a 5 1,347b 0,0483b 0,3820b 10 0,004c 0,0082c 0,1206c 20 0,004c 0,0043d 0,0820d 30 - 0,0030d 0,0360e TCVN 6773 - 2000 ≤ 0,1 ≤ 0,005 - 0,01 ≤ 0,1 Theo bảng 3.19: Khi chưa thí nghiệm (ban đầu): hàm lượng các kim loại nặng trong nước là 2,005 mg Pb/l; 0,1050 mg Cd/l và 0,529 mg As/l. Sau 5 ngày thả bèo tây: Hàm lượng các kim loại nặng trong nước đều giảm xuống khoảng 30% với Pb, 54% với Cd, và 28% với As nhưng vẫn chưa đạt an toàn theo TCVN 6773 - 2000 với các kim loại này. Chỉ sau 10 ngày thả bèo thì hàm lượng Pb, Cd trong dung dịch trồng bèo tây đã đạt TCVN 6773 - 2000 (Pb = 0,004 mg/l; Cd = 0,0082 mg/l), còn hàm lượng As trong nước là 0,182 mg/l, đạt tiêu chuẩn cho phép sau 20 ngày thí nghiệm. Và sau 30 ngày, tỷ lệ làm sạch của bèo tây với các kim loại nặng (Pb, Cd, As) hầu hết đều đạt 90 - 95%. *Thử nghiệm ngoài đồng: Tiến hành sử dụng bèo tây xử lý nước tưới bị ô nhiễm tại hai địa điểm: Với cùng một nguồn nước thải được đưa vào bể chứa có thả bèo tây, và bể không thả bèo. Tiến hành theo dõi hàm lượng các kim loại nặng (Pb, Cd, As) trong nước sau 10, 20, 30 ngày thả bèo, kết quả thu được ở bảng 3.20: 127 Thử nghiệm trên tại đồng ruộng cũng cho kết quả tốt, bể có bèo Tây, hàm lượng các kim loại nặng (Pb, Cd, As) sau 10 ngày đã giảm rõ rệt so với bể không thả bèo. Tuy vậy mức độ làm sạch của bèo tây ở ngoài thực tế chậm hơn so với thí nghiệm trong chậu. Bảng 3.20: Hàm lượng Pb, Cd, As trong nước ở bể trồng bèo tây và bể không trồng bèo tây (Thử nghiệm tại Túc Duyên và Cam Giá- Năm 2007) Hàm lượng trong nước (mg/l) Pb Cd As Địa điểm và thời gian xử lý (ngày) Bể có Bèo Tây Bể không có bèo Tây Bể có Bèo Tây Bể không có bèo Tây Bể có Bèo Tây Bể không có bèo Tây Túc Duyên 0 0,602 0,602 0,128 0,128 0,217 0,217 10 0,325 0,588 0,068 0,127 0,118 0,207 20 0,078 0,509 0,015 0,115 0,096 0,193 30 0,054 0,554 0,006 0,106 0,043 0,143 Cam Giá 0 0,206 0,206 0,332 0,332 0,421 0,421 10 0,157 0,207 0,158 0,328 0,304 0,422 20 0,035 0,135 0,025 0,255 0,153 0,384 30 0,013 0,213 0,003 0,234 0,024 0,388 TCVN 6773-2000 ≤ 0,1 ≤ 0,005 - 0,01 ≤ 0,1 - Tại Túc Duyên: Sau 20 ngày thả bèo tây hàm lượng Pb trong nước tưới là 0,078 mg/l (đạt TCVN 6773 - 2000) thấp hơn 6,5 lần so với bể không thả bèo (0,509 mgPb/l) và giảm 7,7 lần so với hàm lượng lúc ban đầu (0,602 mg/l). Hàm lượng As 0,093mg/l (đạt TCVN 6773 - 2000) giảm 2,2 lần so với ban đầu (0,217 mg As/l) và giảm 2 lần so với bể không thả bèo. Riêng Cd, sau 30 128 ngày thả bèo hàm lượng Cd trong nước mới đạt TCVN 6773 - 2000 (0,006 mg/l), trong khi đó bể không thả bèo là 0,106 mg Cd/l. - Tại Cam Giá: Kết quả cũng tương tự như ở Túc Duyên, hàm lượng Pb trong nước giảm dưới ngưỡng cho phép theo TCVN 6773 - 2000 sau 20 ngày thả bèo (0,035 mg Pb/l), khi đó ở bể không có bèo hàm lượng Pb trong nước là 0,135 mg/l. Với Cd và As, ở bể có bèo hàm lượng trong nước đạt ngưỡng an toàn sau 30 ngày thả bèo là 0,003 mg Cd/l và 0,024 mg As/l tương ứng khi đó ở bể không có bèo là 0,234 mg Cd/l và 0,338 mg As/l. 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 Pb Cd As Pb Cd As Pb Cd As Pb Cd As Có bèo Không bèo Có bèo Không bèo TÚC DUYÊN CAM GIÁ 0 ngày 10 ngày 20 ngày 30 ngày H àm lư ợn g tr on g nư ớc ( m g/ l) ) Hình 3.26: Hàm lượng Pb, Cd, As trong nước ở bể trồng bèo tây và bể thường (Thử nghiệm năm 2007) Như vậy, trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm Pb, Cd, As thì có thể dùng bèo tây để xử lý bằng cách dẫn nước vào bể cách ly và thả bèo tây, sau 30 ngày mới được đưa nước vào hệ thống tưới. Biện pháp xử lý ô nhiễm bằng bèo tây có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường, đây là một giải pháp hữu hiệu góp phần xử lý ô nhiễm kim loại nặng với chi phí thấp và có thể áp dụng rất dễ dàng trong điều kiện sản xuất của nông hộ. 129 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: 1. Rau trồng trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có hiện tượng bị ô nhiễm NO3- và các kim loại nặng (Pb, Cd, As) do chưa thực hiện đúng và đầy đủ qui trình sản xuất rau an toàn (bón ít phân hữu cơ, bón phân tươi, bón đạm quá liều lượng, bón phân không cân đối, sử dụng nước tưới bị ô nhiễm ….) 2. Đất trồng rau của Thành phố Thái Nguyên có hàm lượng NO3- và các kim loại nặng (Pb, Cd, As) đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho đất nông nghiệp theo TCVN 7209 - 2002. Nước tưới ở các khu vực trồng rau đã có hiện tượng ô nhiễm các kim loại nặng (Pb, Cd, As) theo TCVN 6773 – 2000. 3. Sử dụng nước giếng khoan đảm bảo chất lượng rau, nước Sông Cầu cần có sự kiểm tra trước khi tưới, nước phân chuồng tưới cho rau cần đảm bảo thời gian cách ly như bón phân đạm hóa học, sử dụng thải bị ô nhiễm tưới cho rau làm ô nhiễm rau. 4. Hàm lượng Pb, Cd, As trong nước tưới có quan hệ chặt chẽ với sự tích lũy của chúng trong rau: + Nước tưới chứa Pb > 0,1 ppm, Cd > 0,01 ppm, As > 0,1 ppm làm ô nhiễm cải canh và lá cải củ. + Quả đậu cô ve leo bị ô nhiễm khi tưới nước chứa As > 0,1 ppm. + Nước tưới chứa 2ppm Pb, 0,5 ppm Cd, 1,0 ppm As chưa làm ô nhiễm các yếu tố này trong củ cải củ. 5. Rau cải canh có khả năng hấp thu Cd từ môi trường rất lớn vì vậy có thể đưa cải canh (Brassica juncea L.) vào danh mục các cây trồng loại bỏ ô nhiễm Cd dùng trong phytoremediation. 130 6. Bón vôi cho đất chua (pH< 5,3) có thể hạn chế tích luỹ Pb và Cd trong rau, As trong rau không bị ảnh hưởng bởi việc bón vôi. 7. Sử dụng bèo tây có thể làm sạch nước bị ô nhiễm kim loại nặng (Pb, Cd, As) sau khi trồng 20 - 30 ngày. Vì vậy trong trường hợp phải dùng nước tưới bị ô nhiễm thì cần phải đưa qua hồ cách ly có thả bèo tây để làm sạch các kim loại này trước khi đưa vào hệ thống tưới. 2. Đề nghị - Để rau sạch có thể phát triển rộng rãi trên địa bàn thành phố và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Thái Nguyên, cần có các biện pháp kiểm soát và thông báo thường xuyên tình trạng ô nhiễm môi trường nước tưới đang có xu hướng ngày càng tăng trên các địa bàn sản xuất nông nghiệp. Vấn đề này hiện nay chưa được chú trọng. Chúng tôi thiết nghĩ nên giao trách nhiệm cho Phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố đảm nhiệm. - Thành phố cần kiểm định hệ thống xử lý chất thải của tất cả các nhà máy xí nghiệp, bệnh viện, trước khi thải ra môi trường, quản lý tốt chất thải đô thị. 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hiện trạng sản xuất rau tại Thành phố Thái Nguyên, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tập 3 số 1/2005. 2. Phan Thị Thu Hằng (2005), "Ảnh hưởng của phân bón lá và hàm lượng Cd, Pb trong nước tưới đến sự tích lũy NO3 - và kim loại nặng trong rau, Báo cáo Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học và Cao đẳng khối Nông - Lâm - Ngư toàn quốc lần thứ 2, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20, 21/05/2005. 3. Hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd, As) trong nước tưới khu vực chuyên canh rau của Thành phố Thái Nguyên, Tạp chí khoa học đất, số 28/2007. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu Tiếng Việt 1. Đỗ Mai Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh, Một số đặc điểm phân bố arsen trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm arsen trong môi trường ở Việt Nam, Hiện trạng ô nhiễm As ở Việt nam, Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, trang 5 - 20. 2. Báo công nghiệp Việt Nam số 12/2003, Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: Chuyện vẫn mới, trang 51+ 53 3. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (2002), Tuyển tập 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Theo Quyết định số 35/2002/QĐ – BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội năm 2002. 4. Đặng Văn Can, Đào Ngọc Phong (2000), "Đánh giá tác động của Arsen tới môi sinh và sức khỏe con người ở các vùng mỏ nhiệt dịch có hàm lượng As cao", Tạp chí Địa chất và Khoáng sản, tập 7, Hà Nội. 5. Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Thái Nguyên (2005), Báo cáo tổng kết Chương trình sản xuất rau sạch tại Thành phố Thái Nguyên năm 2003 - 2004. 6. Cục thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006 7. Tạ Thu Cúc (1996), Ảnh hưởng của liều lượng N đến hàm lượng nitrat và năng suất một số cây rau ở ngoại thành Hà Nội, Hội nghị khoa học 133 bước 1 đề tài rau sạch thành phố Hà Nội, Sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Dũng (2006), "Trồng rau sạch tại Củ Chi", Báo Nhân dân số ngày 25/07/2006. 9. Vũ Thị Đào (1999), Đánh giá tồn dư Nitrat và một số kim loại nặng trong rau vùng Hà Nội và bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của bùn thải đến sự tích luỹ của chúng, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 10. Nguyễn Đăng Đức (2006), Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định hàm lượng các nguyên tố crom, mangan, đồng, chì, cadmium trong nước ở thành phố Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ B2006 - 43. 11. Lê Đức và Trần Thị Tuyết Thu (2000), "Bước đầu nghiên cứu khả năng hút thu và tích luỹ Pb trong bèo tây và rau muống trên nền đất bị ô nhiễm", Thông báo khoa học của các trường đại học, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2000. 12. Phạm Quang Hà ( 2002), Nghiên cứu hàm lượng Cadmium và cảnh báo ô nhiễm trong một số loại đất của Việt Nam, Tạp chí Khoa học đất số 16/2002, trang 32 - 38. 13. Trần Vũ Hải (1998), Xác định liều lượng đạm và các thời kỳ bón đạm trên cây cải ngọt (Brassica chinensis) cây cải canh (Brassica juncea) theo hướng sạch ở xã Tân Hạnh, thành phố Biên hoà, Tỉnh Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp đại học, Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Văn Hải, Phạm Hồng Anh, Trần Thị Nữ (2000), "Xác định hàm lượng kim loại nặng trong một số nông sản và môi trường bằng phương pháp phân tách phổ hấp thụ nguyên tử", Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội nghị phân tích Hóa lý và Sinh học Việt Nam lần thứ nhất, Hà Nội 26/09/2000, trang 234 - 239. 134 15. Lưu Đức Hải, Đỗ Văn Ái, Võ Công Nghiệp, Trần Mạnh Liếu, "Chiến lược quản lý và giảm thiểu sự tác động ô nhiễm arsen tới môi trường và sức khỏe con người", Hiện trạng ô nhiễm As ở Việt Nam, Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, trang 95 - 103. 16. Nguyễn Thị Hiền và Bùi Huy Hiền (2004), "Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải thành phố Hà Nội đến năng suất và chất lượng cây lúa và cây rau", Tạp chí Khoa học đất số 20 năm 2004, trang 132 - 136. 17. Nguyễn Văn Hiền, Phan Thúc Đường, Tô Thu Hà (1994), "Nghiên cứu sự tích luỹ nitrat trong rau cải bắp và biện pháp khắc phục", Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả giai đoạn 1990 - 1994, Viện nghiên cứu rau - quả, Hà Nội. 18. Đặng Thu Hòa (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, độ ô nhiễm của đất trồng và nước tưới tới mức độ tích luỹ nitrat và kim loại nặng trong một số loại rau, Luận văn thạc sỹ khoa học KTNN, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 19. Trần Đình Hoan (1999), Vấn đề Arsen trong nước uống khai thác từ nguồn nước ngầm ở Quỳnh Lôi và giải pháp khắc phục, Báo cáo Hội thảo về ô nhiễm As tại Hà Nội 9/1999. 20. Chiêng Hông (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới phân bón đến tồn dư Nitrat và một số kim loại nặng trong rau trồng tại Hà Nội, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội 21. Dương Thế Hùng, "Rau an toàn đi về đâu", Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 48/2007, tháng 11/2007 22. Đinh Văn Hùng và cs (2005), Đánh giá các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm rau sản xuất trên khu vực ngoại thành Hà Nội, Đề tài nhánh, Đề tài độc lập cấp nhà nước, 2000 - 2004. 23. Thu Hương (2005), "Rau sạch - Điều mơ ước của người tiêu dùng" Báo Quân đội nhân dân ngày 17/07/2005. 135 24. Hoàng Lê (2004), "Rau Hà Nội đang bị nhiễm độc bởi nước sông Tô Lịch", Báo Phụ nữ Việt Nam, số 59 ra ngày 14/05/2004, trang 4 + 10. 25. Hà Linh (2006), 10% rau an toàn còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, Diễn đàn dân trí 06/09/2006 26. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hoá chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, Giáo trình cao học, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 27. N.M.Maqsud (1998), "Ô nhiễm môi trường vùng nội ô và ngoại ô Thành phố HCM nhận biết qua lượng KLN tích tụ trong nước và bùn các kênh rạch", Tạp chí Khoa học Đất số 10/1998 , trang 162-169. 28. Mai Trọng Nhuận (2001), Địa hoá môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. 29. Đặng Xuyến Như và nnk (2004), Nghiên cứu xác định một số giải pháp sinh học (thực vật và vi sinh vật) để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải ở Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ năm 2003 - 2004 30. Nguyễn Hữu On và Ngô Ngọc Hưng (2004), "Cadmium trong đất lúa đồng bằng sông Cửu long và sự cảnh báo ô nhiễm", Tạp chí Khoa học đất số 20 năm 2004, trang 137 - 140. 31. Phạm Tố Oanh, "Ảnh hưởng của một số chất ô nhiễm trong nước sông Tô Lịch tới chất lượng rau ở một số địa điểm thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội", Tạp chí Hoá học và Ứng dụng, số 3/2004, trang 39 - 34. 32. Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Quỳnh Anh (2000), "Đánh giá sơ bộ về độ chứa As và khoanh vùng dự báo dị thường As liên quan đến các thành tạo địa chất ở Việt Nam", Tuyển tập Hội thảo quốc tế “Ô nhiễm Arsen: Hiện trạng tác động đến sức khỏe và giải pháp phòng ngừa”, Hà Nội 12/2000. 33.Quyết định số 04/2007/QĐ - BNN ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT, về việc ban hành "Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn" kèm theo Quyết định Quyết định 03/2006/QĐ -BKH ngày 136 10/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. 34 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo giám sát môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2005 - 2006. 35. Hồ Thanh Sơn, Đào Thế Anh (2005), Sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả tại Việt Nam, Cash and Carry VietNam Ltd, 9/2005 36. Đỗ Trọng Sự (1999), Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước bởi Arsen ở Hà Nội và một số vùng phụ cận, Hiện trạng ô nhiễm As ở Việt nam, Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, trang 53 - 55. 37. Lê Văn Tán, Lê Khắc Huy, Lê Văn Luận và nnk (1998), Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến lượng nitrat trong một số loại rau, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B 96 - 08 - 10. 38. Phạm Minh Tâm (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân có đạm đến năng suất và sự biến động hàm lượng nitrat trong cải bẹ xanh và trong đất, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 39. Hà Tâm (2006), "Rau an toàn mà chẳng thể an tâm", Báo Bưu điện Việt Nam ngày 23/08/2006. 40. Trần Kông Tấu, Trần Kông Khánh (1998), "Hiện trạng môi trường đất Việt Nam thông qua việc nghiên cứu các kim loại nặng", Tạp chí Khoa học đất, 10/1998, trang 152 - 16. 41. Trần Công Tấu, Trần Kim Loan và Chu Thị Thu Hiền (2000), "Kim loại nặng trong môi trường nước, một số kết quả phân tích kim loại nặng trong ao hồ khu vực Hà Nội", Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội nghị phân tích Hoá lý và Sinh học Việt Nam lần thứ nhất - Hà Nội 26/09/2000, trang 219 - 223. 42. Trần Kông Tấu, Nguyễn Thế Đồng, Phan Đỗ Hùng, Nguyễn Hứu Trang (2004), "Nghiên cứu hiện tượng nước bị ô nhiễm tại Huyện Đông Anh - 137 Hà Nội và tìm kếm biện pháp xử lý nước bị ô nhiễm", Tạp chí Khoa học Đất số 20/2004, trang 124 - 131. 43. Trần Kông Tấu, Đặng Thị An, Đào Thị Khánh Hương (2005), "Một số kết quả bước đầu trong việc tìm kiếm biện pháp xử lý đất bị ô nhiễm bằng thực vật", Tạp chí khoa học đất số 23/2005, trang 156 - 158. 44. Trịnh Thị Thanh (2002), Độc học môi trường và sức khoẻ con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. 45. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2003), Kỹ thuật trồng rau sạch (Rau an toàn), Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 46. Nguyễn Quốc Thông, Đặng Đình Kim, Trần Văn Tựa, Lê Lan Anh (1999), Khả năng tích tụ kim loại nặng Cr, Ni và Zn của bèo tây trong xử lý nước thải công nghiệp, Báo cáo khoa học Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội 9,10/12/1999, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật , page 983- 988 . 47. Trần Quang Thương (2000), Quỳnh Lôi với nhiễm độc Arsen, Báo Hà Nội mới ngày 14/05/2000. 48.Võ Thuận, Ô nhiễm môi trường và đô thị công nghiệp Việt Nam:Hiện trạng đáng lo ngại, Diễn đàn doanh nghiệp số 50 ngày 20/06/2003, tr11. 49. Bùi Cách Tuyến và cs (1995), "Hàm lượng kim loại nặng trong nông sản, đất, nước ở một số địa phương ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh", Tập san KHKT Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, số 2/1995, trang 30 - 32. 50. Vũ Đình Tuấn, Phạm Quang Hà (2003), "Kim loại nặng trong đất và cây rau ở một số vùng ngoại thành Hà Nội", Tạp chí khoa học đất số 20 - năm 2004, trang 141 - 147. 51. Bùi Cách Tuyến (1998), "Nghiên cứu hàm lượng nitrat trên một số loại rau phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh", Tập san KHKT Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, số 3/1998. 138 52.UBND tỉnh Thái Nguyên, 2004, Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2010. 53. Website Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Hà Nội: Lập bản đồ rau an toàn 54. Đặng Thị Vân, Vũ Thị Hiển và nnk (2003), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, Đề tài NCKH năm 2003, Viện nghiên cứu Rau - Quả, Hà Nội. 55. VietNam Net (04/2004), “Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu trong đất, nước và một số nông sản ở Việt Nam”, Nguồn Báo Hà Nội mới ngày 27/05/1997. 56. Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa (1998), Sổ tay phân tích đất – nước – phân bón – cây trồng, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 1998. 57. Bùi Quang Xuân, Bùi Đình Dinh, Mai Phương Anh (1996), Quản lý hàm lượng Nitrat trong rau bằng con đường bón phân cân đối, Báo cáo tại Hội thảo “Rau sạch”, Hà Nội 17 - 18/06/1996 58. Bùi Quang Xuân (1998), Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và hàm lượng Nitrat trong một số loại rau trên đất phù sa Sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học KTNN Việt Nam, Hà Nội. 59. Vũ Hữu Yêm (1997), Sản xuất sạch hơn, Bài giảng lớp tập huấn cho cán bộ quản lý môi trường, Hà Nội 10/2005. 2. Tài liệu tiếng nước ngoài. 60. Angle et al (2005), “Using hyperaccumulator plants to phytoextract soil Ni and Cd”, Z Naturforsh [C].2005 Mar-Apr; 60 (3 – 4):190 – 8. 61. Antiochia R, Campanella L, Ghezzi P, Movassaghi K (2007), "The use of vetiver for remediation of heavy metal soil contamination" Anal Bioanal Chem. 388(4):947-56. Epub 2007 Apr 28. 139 62. A.K.Singh and S.B. Pandeya (1998), Modelling uptake of Cadmium by plants in sludge-treated soils, Science Ltd.All rights reserved Printed in Great Britain 0960 - 8524/98. 63. Ashley Senn, Paul Milham (2007), "Managing cadmium in vegetables", NSW Department of Primary Industries' Plant Health Doagnostic and Analytical Services, 04/2007 64. Bride, Murray B, "Cadmium uptake by crops estimated from soil total Cd and pH", Soil Science. 167(1):62 - 67, January 2002 65. Cantlife D.J (1972), Nitrate accummlation in spinach under different light intensities, J.Am.Soc. Hortic. Sci. 97: pp 152 - 154. 66. Channey R. et al.1995, "Phytoremediation of soil metals", Current Opinion in Biotechnology 1997, pp 279 - 284. 67. Cieslinski G, Neilsen G.H, Hogue E.J (1996), "Effect of soil cadmium application and pH on growth and cadmium accumulation in roots, leaves and fruit of strawberry plants", Plant and soil ISSN 0032- 079X CODEN PLSOA2, 1996, vol. 180, no2, pp. 267-276. 68. Cordes K.B.; Mehra A.; Farago M.E.; Banerjee D.K., "Uptake of Cd, Cu, Ni and Zn by the Water Hyacinth, Eichhornia Crassipes (Mart.) Solms from Pulverised Fuel Ash (PFA)Leachates and Slurries", Environmental Geochemistry and Health, Volume 22, Number 4, December 2000 , pp. 297-316(20) 69. C.Ramos, "Effect of agricultural practices on the nitrogen losses to the environmet", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, Septembar, 1994, page 355 - 361. 70. Chuphan, Bengtsson, Bosun, Hymo (1967), Nitrat accummulation in vegetable crops as influenced by soil fertility practies, Missouri Agr. Exp. Sta. Res.Bull, 920, 43p. 140 71. David Tin Win , Myint Myint Than and Sein Tun (2003), Lead Removal from Industrial Waters by Water Hyacinth, Assumption University, Bangkok, Thailand, 6(4): 187-192, Apr. 2003. 72. Danielle Oliver and Ravi Naidu, Uptake of Copper (Cu), Lead (Pb), Arsenic (As) and DDT by vegetables grown in urban enviromnets, CSIRO Land and Water, report at the Fifth National Workshop on the Assessment of site contamination, 2003, pp 151 - 161. 73. D.H Han and J. H. Lee, "Effects of liming on uptake of lead and cadmium by Raphanus sativa", Archives of Environmental contamination and Toxicology, Springer New York, 11/2004, pp 488 - 493. 74.LeDuc DL, Terry N (2005), "Phytoremediation of toxic trace elements in soil and water" J Ind Microbiol Biotechnol. 2005 Dec;32(11-12):514-20. Epub 2005 May 10. 75. E K Unnikrishnan, A K Basu, N Chattopadhyay & B Maiti (2003), "Removal of arsenic from water by ferrous sulphide", Indian Journal of Chemical Technology , Vol. 10, May 2003, pp. 281-286 76. El-Gendy AS, Biswas N, Bewtra JK (2006), Municipal landfill leachate treatment for metal removal using water hyacinth in a floating aquatic system, Water Environ Res. 2006 Sep;78(9):951-64. 77. E.Witter, Towards zero accumulation of heavy metals in soil", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, September, 1994, pp 413 - 421. 78. Eustix, Mirjana (1991) "Nitrate accumulation in lettuce as related to nitrogen fertilization levels", Poljoprivredna znanstvena smotra 0370- 0291, 1991, pp 49 - 56 79. Ejaz ul Islam, Xiao-e Yang, Zhen-li He, and Qaisar Mahmood (2007), "Assessing potential dietary toxicity of heavy metals in selected 141 vegetables and food crops", Journal of Zhejiang University Science, 2007 January; 8(1): 1–13. 80. FAO start database - 2006. 81. Fang - Jie Zhao, Rebecca E. Hamon, Enzo Lombi, Mike J. McLaughlin and Steve P. McGrath (2002), "Characteristics of cadmium uptake in two contrasting ecotypes of the hyperaccumulator Thlaspi caerulescens" Journal of Experimental Botany, Vol. 53, No. 368, pp. 535-543, March 1, 2002. 82. Folkes D.J.(2001), Impacts of historic arsenical pesticide use on residential soil in Denver, Colora do In: Arsenic Exposure and Health effects, Proceedings of the 2000 conference, eds. W.R.Chappell, C.O Abernathy and R.L.Calderon, Elsevier, Amsterdam.Tobe published. 83.G.P.Warren, B.J.Alloway, N.W.Lepp, B.Singh, F.J.M.Bochereau, C.Penny( 2003), "Field trials to assess the uptake of Arsenic by vegetables from contaminated soils and soil remediation with iron oxides", The science of the total Environment 311, pp 19 - 33. 84. G. M. Alam, E. T. Snow and A. Tanaka,"Arsenic and heavy metal contamination of vegetables grown in Samta village, Bangladesh",The Science of the total Eniviroment, Volume 308, Issues 1 - 3, 1 June 2003, pp 83 - 96 85. Phạm Quang Hà, Hà Mạnh Thắng và nnk (2004), Impact of Heavy Metals on Suistainablity of Fertilization and Waste Recycling in peri - Urban and Intensive Agriculture in South - East Asia. Đề tài hợp tác quốc tế HTQT/AIAR/LWR 119/1998. 142 86. Hong CO, Lee do K, Chung DY, Kim PJ (2007), Liming effects on cadmium stabilization in upland soil affected by gold mining activity, Arch Environ Contam Toxicol. 2007 May;52(4):496-502. 87 .J.A.Diez, R.Caballero, A.Bustos, R.Roman, M.C.Cartagena and A.Vallejo, "Control of nitrate pollution by application of controlled release fertilizer (CRF), compost and an optimized irrigation system", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, Septembar, 1994, pp 363 - 367. 88. Jansson, Gunilla (2002) Cadmium in arable crops: the influence of soil factors and liming Doctoral diss. Dept. of Soil Sciences, SLU. Acta Universitatis agriculturae Sueciae. Agraria vol. 341. 89. J.M.Estavillo, m.Rodriguez and C.Gonzalez - Murua (1994), "Nitrogen losses by denitrification and leaching in grassland", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, Septembar, , pp 369 - 373. 90. N. K. Moustakas; K. A. Akoumianakis; H. C. Passam, "Cadmium accumulation and its effect on yield of lettuce, radish, and cucumber", Communications in Soil Science and Plant Analysis, Volume 32, Issue 11 & 12 September 2001 , pages 1793 - 1802 91. Kathryn Vander Weele Snyder (2006), Removal of Arsenic from Drinking Water by Water Hyacinths (Eichhornia crassipes), Water Environment Federation, 2006. 92. Long Xin - Xian, Yang Xiao - e, NI Wu - zhong, Differences of cadmium absorption and accumulation in selected vegetable crops, Journal of Environmental Sciences 2002 - 2003. 143 93. Ma, J. F., Ueno, D., Zhao, F. J., and McGrath, S. P. (2005), "Subcellular localisation of Cd and Zn in the leaves of a Cd-hyperaccumulating ecotype of Thlaspi caerulescens". Planta 220: 731–736. 94. Muhammad Idrees, Umar Farooq, Hamdard, M. S., Aamer Sattar, "Effect of sewage effluent irrigation on lead and cadmium accumulation in vegetables", Indus Journal of Biological Sciences, 2005 (Vol. 2) (No. 1) 74-80 95. M.E.Garcia Lopez De Sa (1994), "Effect of Cadmium concentration in the nutrient solution on lettuce growth", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, Septembar, pp 481 - 483. 96. M.N.V. Prasad (1974), Heavy Metal Streess in Plants from Biomolecules to Ecosystems - Second Edition - Springer. 97. Misbahuddin, M.; Fariduddin, A. (2002) Water Hyacinth Removes Arsenic from Arsenic- Contaminated Drinking Water [electronic version]. Arch. Environ. Health, 57 (6), 516– 519. 98. Michael J.Blaylock and Jianwei W. Huang, "Phytoextraction of Metals, Phytoremediation of toxic Metals". Using Plants to clean up the Environment, page 53 - 70. 99. M.O.Torres, M.M.P.M.Neto, C.Marques Dos Santos and A.De Varennes (1994), "Lead uptake and distribution in legume species grown on lead - enriched soils", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, Septembar, 1994, pp 547 - 550. 100. M.Zupan, V. Hudnik, F. Lobnik, Kadunc (1997), Accmulation of Pb, Cd and Zn from contaminated soil to various plant and evaluation of soil 144 remediation with indicator plant (Plantago lanceolata L.). INRA, Paris, Les Colloques, No85. 101. M.Ubavie, D. Bogdanovie and m.Cuvardie (1994), "Effect of different fertilization systems on soil contamination with heavy metals in long- term trials", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, Septembar, 1994, pp 551 - 553. 102. Oliveira, Juraci Alves de, Cambraia, Jose, Cano, Marco Antonio Oliva (2001), "Cadmium absorption and accumulation and its effects on the relative growth of water hyacinths and salvinia", Revista Brasileira de Fisiologia Vegetal, 2001, vol.13, no.3, p.329-341. ISSN 0103-3131. 103. P.Tlustos, J. Szakova, D.Pavlikova, J. Balik, A. Hanc, The accumulation of arsenic and cadmium by different species of vegetables, Workshop Towards and Ecologically Sound Fertilisation in Field Vegetable Production. 104. Purnendu Bose, Archana Sharma (2002), "Role of iron in controlling speciation and mobilization of arsenic in subsurface environment", Water Research 3, pp 4916 - 4926. 105. P.Van Lune and K.B.Z.Wart (1997), "Cadmium uptake by crops from the subsoil", Plant and soil 189, 1997, pp 231 - 237. 106. Robert T.M, Giziyl W and Huchinson T.C (1974), Lead contamination of air, soil, vegetation and people in the vicinty of secondary lead smelters, in trace subst, Enviro, health. Vol.8. Hemphill. D. d, Ed, University of Missour, Columbia, 155 pp. 107. Radov A.S., I.V. Pustovoi, A.V. Korolwkov, Pratikum po agrokhimia, Izdatelbstvo “Kolos”, Moksva 1971, pp 288 - 319 145 108. S.H.Chien and R.G.Menon (1994) "Dilution effect of biomass on plant cadmium concentration as inducsd by application of phosphate fertilizers", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, Septembar, 1994, pp 437 - 442. 109. Shaban W. Al Rmalli, Chris F. Harrington, Mohammed Ayub and Parvez I. Haris (2005), "A biomaterial based approach for arsenic removal from water", J. Environ. Monit., 2005, 7, pp 279 - 282 110. Slavik Dushenkov and Yoram Kapulnik, "Phytofiltration of Metals", Phytoremediation of toxic Metals sing Plants to clean up the Environment, pp 89 - 106. 111. S.Tu, Lena Ma, Abioye Fayiga, Edward Zillioux, Phytoremediation of Arsenic-Contaminated Groundwater by the Arsenic Hyperaccumulating Fern Pteris vittata L, International Journal of Phytoremediation, Volume 6, Number 1, January-March 2004, pp 35 - 47 112. Venter F. and P. D. Fritz (2007),"Nitrate contents of kohlrabi (Brassica oleracea L. var. Gongylodes Lam.) as influenced by fertilization", Plant Food for Human Nutrition (Formerly Qualitas Plantarum), Springer Netherlands, pp 179 - 186. 113. Vaast P., Zasoski R.J., Bledsoe C.S. (1998), "Effects of solution pH, temperature, nitrate/ammonium ratios, and inhibitors on ammonium and nitrate uptake by Arabica coffee in short-term solution culture", Journal of plant nutrition, 21 (7) : 1551-1564 114. Wang, A., Angle, J.S., Chaney, R.L., Mcintosh, M.S. (2006), "Soil pH effects on uptake of Cd and Zn by Thlaspi caerulescens", Plant and Soil. 281(1-2), pp 325-337 146 115. Willam Hartley, Robert, Edwards, Nicholas W.Lepp, "Arsenic and heavy metal mobility in iron oxide - amended contaminated soils as evaluated by short-and long-term leaching tests", Environmental pollution 131(2004), page 495 - 504. 116. Wite J.W, Jt (1975), "Relative significane of dietary sources of nitrate and nitrite", J. Agric, food chem 23, pp 886 - 891. 117. Velitchka Georgieva, Christo Tasev,Georgi Sengalevitch (1997), "Growth, yield, lead, zinc and cadmium content of radish, pea and pepper plants as influenced by level of single and multiple contamination of soil", Bulg.J.Plant Physiol, 1997, 23 (1-2), 12 - 23. 118.V.Paul Lecomte, Treatment of soil and water souterrenes, Technique and Document Paris 1998, pp 164 -165.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc_183_4163.pdf