Học viện Kỹ thuật Quân sự, 2010
Sơ lược:
Lời nói đầu
Chương 1: Tổng quan về thông tin di động
Chương 2: Mạng thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) W-CDMA
Chương 3: Khả năng ứng dụng mạng thông tin di động thế hệ ba (3G) W-CDMA từ mạng GSM ở Việt Nam trong tương lai
Kết luận chung
Giáo viên HD: PGS.TS. Trương Văn Cập
80 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) W-CDMA và khả năng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t) có độ rộng băng thông truyền dẫn tối thiểu là R/n, với R
là tốc độ bit của dữ liệu m(t), n là số bit thông tin trong một ký hiệu: Sm (t)
được trải phổ bởi mã trải phổ c(t) như hình 2.6, cho ra tín hiệu phát là:
S(t) = Sm (t).c(t) = cos[)(2 tcP ω0t + θm(t)] (2.5)
Máy thu sẽ nhận được tín hiệu này sau một thời gian trễ truyền dẫn Td
cùng với can nhiễu và tạp âm; và giải trải phổ qua việc nhân tín hiệu thu r(t)
với mã trải phổ c(t-T’d), trong đó T’d là thời gian trễ truyền dẫn do máy thu
đánh giá. Tín hiệu sau trải phổ sẽ là:
x(t) = cos[)'()(2 dd TtcTtcP −− ω0t + θm(t–T’d) + φ ] (2.6)
trong đó φ là pha ngẫu nhiên gây nên bởi tạp âm và nhiễu
Khi máy thu đồng bộ với máy phát hay Td = T’d và c(t) là các bit nhị
phân ±1, thì c(t - Td)c(t – T’d) = 1; biểu thức (2.6) trở thành:
x(t) = cos[2P ω0t + θm(t–T’d) + φ ] (2.7)
42
Do đó tại đầu ra bộ giải trải phổ, tín hiệu Sm (t) được phục hồi sai khác
tín hiệu phát một góc pha ngẫu nhiên φ và sau khi Sm (t) được giải điều chế
PSK kết hợp thông thường sẽ cho dữ liệu m(t) ban đầu.
Trong trường hợp điều chế sóng mang BPSK với m(t) là tín hiệu nhị
phân ±1 thì θm(t) sẽ nhận các giá trị 0 và π nên Sm (t) và St (t) sẽ trở thành:
Sm (t) = ttmP 0cos)(2 ω (2.8)
S(t) = ttctmP 0cos)()(2 ω (2.9)
Lúc này chỉ cần sử dụng bộ điều chế pha số còn dữ liệu sẽ được cộng
modun 2 với mã trải phổ trước khi đưa vào bộ điều chế pha. Khi này sơ đồ
của trải phổ DS-BPSK có dạng như hình 2.8
P2 0ω P2 0ω
Hình 2.8: Sơ đồ khối của DS-BPSK
Hình 2.9 minh họa các dạng sóng tín hiệu trong trường hợp điều chế
BPSK được sử dụng cho cả điều chế dữ liệu và điều chế trải phổ. Với hình a,
b, c, d, là các dạng sóng dữ liệu, mã trải phổ, Sm (t) và St (t); hình 2.9e và 2.9f
minh họa trường hợp thời gian trễ truyền dẫn Td = 0 nhưng mã trải phổ thu
(hình 2.9e) không đồng pha với mã trải phổ phát nên sau giải trải phổ (hình
2.9f) không phục hồi được tín hiệu; hình 2.9g minh họa trường hợp thời gian
43
truyền dẫn Td = 0 và mã trải phổ thu đồng bộ với mã trải phổ phát nên tín
hiệu sau trải phổ (hình 2.9g) phục hồi được là Sm (t).
Hình 2.9: Các dạng sóng trong trải phổ DS-QPSK
2.2.4.2 Trải phổ DS-QPSK
Để tận dụng hiệu quả băng tần truyền dẫn, các kỹ thuật điều chế nhiều
mức được sử dụng. Sơ đồ khối mạch trải phổ DS sử dụng điều chế QPSK cân
bằng như hình 2.10
Tại máy phát, sóng mang được điều chế pha bởi dữ liệu m(t):
Sm (t) = cos[2P ω0t + θm(t)] (2.10)
44
Điều chế
pha
Hybird cầu
phương
Bộ chia
công suất
Lọc
thông dải
Giải điều
chế pha
m(t) )(tSm )(1 tc
)(2 tc
)(1 tS
)](cos[ 0 ttP mθω +
)](sin[2 0 ttP mθω +
tP 0cos2 ω
Dao động
)'(2 dTtc −
)'(1 dTtc −
])sin[(2 0 φωω ++ tIF
])cos[(2 0 φωω ++ tIF
)'()( dTtstr −=
r(t)r’(t)
x(t)
y(t)
m(t)
(a)
(b)
Hình 2.10: Sơ đồ khối trải phổ DS sử dụng QPSK
(a) phần phát ; (b) phần thu
Công suất đầu ra sau mạch Hybird sẽ bằng nửa công suất vào Sm (t) và
tín hiệu phát S1 (t) sẽ là:
St (t) = )](sin[)()](cos[)( 0201 tttcPtttcP mm θωθω +++ (2.11)
Trong đó c1(t) và c2(t) là các mã trải phổ có giá trị ±1.
Với thời gian trễ truyền dẫn là Td thì tín hiệu thu r(t) sẽ là:
r(t) = )](sin[)()](cos[)( 0201 ttTtcPttTtcP mdmd θωθω +−++− (2.12)
45
Tín hiệu r(t) sẽ được giải trải phổ qua bộ điều chế QPSK với các thành
phần x(t) và y(t) là:
( ) 12cPtx = ( ) ( ) ( )[ ]ttTtcTt mIdd θω −−− F'1 cos
+ ( ) ( ) ( )[ ]ttTtcTtcp mIdd θω −−− F"22 sin2 (2.13)
( ) ( ) ( ) ( )[ ]ttTtcTtcPty mdd θω −−−−= IF'11 sin2/
+ ( ) ( ) ( )[ ]ttTtcTtcP mdd θω −−− IF'21 cos2/
Khi trải phổ máy thu đồng bộ với máy phát hay thời gian trễ truyền dẫn
do máy thu đánh giá
( ) ( ) ( ) ( ) 1'22'11 =−−=−− dddd TtcTtcTtcTtc (2.14)
Thì tín hiệu ra sẽ là:
( ) ( ) ( ) ( )[ ]ttPtytxtz mI θω −=+= Fcos2 (2.15)
Do đó tại đầu ra bộ giải trải phổ, tín hiệu )(tSm được phục hồi và sau
khi )(tSm được giải điều chế PSK kết hợp sẽ cho dữ liệu m(t) ban đầu.
2.2.5 Đồng bộ trong trải phổ DS
Sự đồng bộ của chuỗi giả ngẫu nhiên ở máy thu và chuỗi giả ngẫu
nhiên ở máy phát là yếu tố cơ bản để nhận đúng tín hiệu. Nó cho phép máy
thu nhận ra thông tin hữu ích m(t). Hiệu quả của một hệ thống trải phổ tuỳ
thuộc vào khả năng máy thu tạo ra một tín hiệu PN (hoặc chuỗi) như là một
bản sao của tín hiệu PN thu được và đồng bộ nó với tín hiệu PN thu được.
Máy thu đã biết tín hiệu PN được dùng, song nó không biết pha của tín hiệu
khi tới máy thu. Đồng bộ PN thông thường cần có hai bước. Bước thứ nhất
được gọi là bám, là bước điều chỉnh thô độ lệch pha của tín hiệu PN tới với
tín hiệu PN nội vào trong một khoảng nào đó, cỡ một chíp hay nhỏ hơn. Bước
thứ hai được gọi là dò tìm, thực hiện việc điều chỉnh tinh để làm cho sai lệch
của hai pha tiến tới không. Nguyên lý thu mã DS-CDMA được trình bày trên
hình 2.10
46
Giả sử tín hiệu thu nhận được là:
( ) ( ) ( )mttcPtS θω += 01 cos2 (2.16)
Trước quá trình bám các chuỗi mã trải phổ ở đầu thu lệch pha so với ở
đầu phát một giá trị δ nào đó, nên tín hiệu đầu ra bộ nhân có dạng:
( ) ( ) ( )δ+= tctStS 12 (2.17)
Hình 2.11: Nguyên lý thu mã trong DS-CDMA
Tín hiệu này được đưa qua bộ lọc thông dải (BPF) có tần số trung tần
cω , dải thông đủ rộng tương ứng với phổ m(t) nhưng đủ hẹp so với phổ của
c(t). Tín hiệu sau bộ lọc dải thông đưa đến bộ tách sóng đường bao để phát
hiện giá trị đỉnh của tín hiệu này. Nếu biên độ sóng mang điều chế bởi m(t)
không đổi thì tín hiệu đầu ra bộ tách sóng đường bao có giá trị của hàm tự
tương quan như sau:
( ) ( ) ( ) ( )δδ cRtctctS =+=4 (2.18)
)(δcR nhận giá trị cực đại tại δ =0. Biên độ điện áp ra của bộ tách sóng
đường bao phụ thuộc vào δ . Nếu giá trị điện áp ra nhỏ hơn ngưỡng thì δ
được gia tăng trong thời gian chip T c . Quá trình được lặp lại cho đến khi biên
47
độ điện áp ra vượt quá ngưỡng (tương ứng với δ ≈0), thì nó sẽ chuyển sang
quá trình dò tìm. Sơ đồ mô tả quá trình dò tìm như sau:
( )2/cc TR +δ
( )2/cc TR −δ
Hình 2.12: Nguyên lý dò tìm trễ trong DS-CDMA
Sau quá trình bám thì chuỗi mã PN có được do bộ tạo chuỗi giả ngẫu
nhiên trong nhánh “sớm” là ( )2/cTtc + , còn trong nhánh “trễ” là ( )2/cTtc − .
Hai tín hiệu ở đầu ra bộ tách sóng đường bao sẽ trừ cho nhau tạo tín hiệu ( )δe :
( ) ( ) ( )2/2/ cccc TRTRe +−+= δδδ (2.19)
Tín hiệu này sau khi qua bộ lọc vòng sẽ điều khiển quá trình tạo chuỗi
c(t). Dấu của e(δ ) chỉ thị hướng điều chỉnh của việc tạo mã.
2.2.6 Ưu điểm của kỹ thuật trải phổ
2.2.6.1 Giảm nhiễu
Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin trải phổ đã và đang ngày càng
phát triển. Các hệ thống này đã chứng tỏ được tính ưu việt của kỹ thuật trải
phổ, đó là khả năng chống nhiễu cao.
48
Nếu chỉ xét đối với tạp âm trắng chuẩn cộng tính AWGN thì trải phổ
không có ưu điểm làm giảm tạp âm AWGN. Song điều này không ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng của hệ thống bởi vì tạp âm AWGN phân bố đồng đều và
rộng vô hạn trên cả dải tần với mức công suất tín hiệu nhiễu khá nhỏ. Tuy
nhiên đối với nhiễu cố ý thì trải phổ có hiệu quả tương đối cao. Điều này đã
thoả mãn được yêu cầu cần đạt được ban đầu khi đề xuất ra ý tưởng trải phố
tín hiệu.
Để hiểu rõ được hệ thống thông tin trải phổ có khả năng chống nhiễu cố
ý như thế nào, trước tiên ta cần hiểu rõ các phương thức gây nhiễu của đối
phương ra sao. Việc gây nhiễu này được thực hiện bằng hai cách đó là:
a) Gây nhiễu toàn bộ băng tần tín hiệu của hệ thống. Khi thực hiện
phương pháp này thì mỗi toạ độ tín hiệu chỉ bị gây nhiễu với một mức năng
lượng đồng đều và công suất tín hiệu nhiễu không cao.
b) Gây nhiễu một số toạ độ tín hiệu hoặc là gây nhiễu toàn bộ dải tần
tín hiệu nhưng công suất nhiễu ở các toạ độ khác nhau. Khi đó công suất tín
hiệu nhiễu tại một toạ độ có thể đạt được khá lớn.
Nhìn chung cả hai phương pháp trên đều khá hiệu quả đối với các hệ
thống thông tin thông thường.
Đối với hệ thống thông tin trải phổ, do phổ của tín hiệu được trải ra rất
rộng cho nên việc gây nhiễu theo phương pháp thứ nhất thì năng lượng tại
mỗi toạ độ tín hiệu rất nhỏ, khó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của hệ
thống. Một điều khác biệt nhất của hệ thống trải phổ với hệ thống thông tin
thông thường là: với cách gây nhiễu chọn lọc theo toạ độ tín hiệu thì tại máy
thu chỉ có tín hiệu trải phổ mới tương quan với mã trải phổ và được khôi phục
lại còn các tín hiệu nhiễu tuy có mức công suất khá lớn nhưng khi đó sẽ biến
thành dạng tương tự như tạp âm AWGN và công suất khá nhỏ.
Như vậy ta thấy rằng bằng việc trải phỏ tín hiệu thì tác động của nhiễu
cố ý bị giảm đi đáng kể.
49
2.2.6.2 Giảm mật độ năng lượng
Việc bảo đảm tính bảo mật của hệ thống phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố. Một trong những yếu tố phải kể đến đó là mật độ năng lượng của tín hiệu.
Để tăng tính bảo mật của hệ thống, khả năng chống bị phát hiện và thu trộm,
thì công suất tín hiệu phát đi phải rất thấp. Thế nhưng mật độ năng lượng của
tín hiệu thấp thì tỷ số tín hiệu trên tạp âm bE / 0N thấp theo, điều này đồng
nghĩa với việc chất lượng của hệ thống giảm. Để giải quyết vấn đề trên, hệ
thống thông tin trải phổ ra đời. Trong hệ thống trải phổ, phổ của tín hiệu được
trải ra trên một băng tần rất rộng. Do đó mật độ năng lượng của tín hiệu khá
thấp có thể thấp hơn tạp âm AWGN và như vậy tín hiệu bị chìm trong tạp âm
nên khó có thể phát hiện được. Tuy nhiên phổ của tín hiệu lại được khôi phục
nhờ việc giải trải phổ bằng mã trải phổ, do đó tỷ số tín hiệu trên tạp âm bE / 0N
vẫn được đảm bảo.
2.2.6.3 Đa truy nhập theo mã
Khi hình thành ý tưởng trải phổ tín hiệu, người ta chỉ mong muốn với
mục đích chống nhiễu và bảo mật cho hệ thống thông tin. Tuy nhiên sau này
người ta còn phát hiện ra một tác dụng to lớn của trải phổ là khả năng đa truy
nhập của hệ thống. Đây là một ưu điểm thực sự hấp dẫn không chỉ cho thông
tin quân sự mà đặc biệt là sử dụng trong thông tin thương mại. Trước đây với
một băng tần nhất định, thì ta chỉ có thể đáp ứng cho một số hạn chế người sử
dụng. Còn đối với kỹ thuật trải phổ, về mặt lý thuyết ta có thể đáp ứng cho
một số lượng người sử dụng rất lớn bằng cách phân phối cho mỗi đối tượng
một mã trải phổ riêng biệt.
2.3 Điều khiển công suất trong hệ thống thông tin di động IMT-2000 (3G)
Trước các yêu cầu về dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ truyền số liệu
đòi hỏi các nhà khai thác phải đưa ra các hệ thống thông tin di động mới.
Trong bối cảnh đó Liên minh Viễn thông Quốc tế - ITU đã đưa ra đề án tiêu
50
chuẩn hoá hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) với tên gọi IMT-
2000. Trong đó có hai hệ thống W-CDMA và cdma-2000 được đưa vào hoạt
động trong những năm đầu thập kỷ. Cũng như các hệ thống thông tin sử dụng
kỹ thuật CDMA khác, nét quan trọng nhất trong hệ thống này là điều khiển
công suất nhanh, nghiêm ngặt và nó cũng nó các phương pháp điều khiển sau
đây:
Điều khiển công suất vòng hở.
Điều khiển công suất vòng kín (gồm điều khiển công suất vòng trong
và điều khiển công suất vòng ngoài).
Điều khiển công suất vòng hở thực hiện đánh giá gần đúng công suất
đường xuống của tín hiệu kênh Pilot dựa trên tổn hao truyền sóng của tín hiệu
này. Hệ thống sử dụng kỹ thuật W-CDMA thì phương pháp này chỉ được sử
dụng để thiết lập công suất gần đúng khi truy nhập mạng lần đầu.
Thủ tục điều khiển công suất trong lớp vật lý
a) Thủ tục điểu khiển công suất nhanh vòng kín
Thủ tục điều khiển cống suất nhanh vòng kín được ký hiệu trên các tiêu
chuẩn của hệ thống mạng truy cập vô tuyến cho hệ thống viễn thông di động
toàn cầu (UTRAN: Universal Mobile Telecommunication System Terrestrial
Radio Ascces Network) là điều khiển công suất vòng trong. Đây là một thủ
tục rất quan trọng trong hệ thống thông tin di động sử dụng kỹ thuật CDMA
để khắc phục hiệu ứng gần-xa ở đường lên. Thao tác điều khiển công suất
nhanh hoạt động trên nguyên tắc một lệnh trên một khe, dẫn đến tốc độ lệnh
là 1500Hz. Nấc điều chỉnh công suất là 1dB, ngoài ra nhiều nấc như vậy có
thể được sử dụng và kích cỡ nhỏ hơn cũng được mô phỏng. Kích thước nhỏ
hơn mô phỏng bằng cách nấc 1dB được sử dụng 2 khe một lần để mô phỏng
kích cỡ 0,5dB. Kích cỡ thực sự nhỏ hơn 0,5dB rất khó thực hiện với một độ
phức tạp cho phép, vì khó đảm bảo được độ chính xác trên một dải rộng lớn.
51
Tiêu chuẩn qui định độ chính xác cho nấc điều chỉnh công suất 1dB là
±0,5dB. Kích cỡ nấc “thực sự” khác được quy định là 2dB.
Thao tác điều khiển công suất nhanh có hai trường hợp: khai thác với
chuyển giao mềm và với chế độ nén kết hợp với đo chuyển giao. Chuyển giao
mềm liên quan đến vấn đề nhiều trạm BS phát lệnh điều khiển duy trì kết nối
đến một đầu cuối, trong khi đó với chế độ nén định kỳ các giai đoạn trong
dòng lệnh được cung cấp cho đầu cuối.
Trong chuyển giao mềm vấn đề chính với đầu cuối là phản ứng với
nhiều lệnh điểu khiển công suất từ nhiều nguồn. Điều này được giải quyết
bằng qui định khai thác sao cho đầu cuối không chỉ kết hợp các lệnh mà còn
xét đến cả tính tin cậy của từng quyết định lệnh để quyết định tăng hay giảm
công suất.
Trường hợp chế độ nén, điều khiển công suất sử dụng kích cỡ bước dài
hơn cho chu kỳ ngắn sau khâu nén. Điều này cho phép nhanh chóng hiệu
chỉnh giá trị sau gián đoạn trong dòng lệnh nhanh hơn. Sự cần thiết của
phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào môi trường và không liên quan đến
thiết bị của người sử dụng UE (User Equipment) tốc độ thấp hay độ dài
khoảng gián đoạn truyền dẫn ngắn. Tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR đích cho
điều khiển công suất vòng kín được thiết lập bởi điều khiển công suất vòng
ngoài.
Ở phía UE qui định việc thực hiện điều khiển công suất UE. Ở phía
mạng có thể tự do hơn trong việc quyết định BS hành động thế nào khi thu
được lệnh điều khiển công suất, cơ sở để BS thông báo cho đầu cuối tăng hay
giảm công suất.
b) Thủ tục điều khiển công suất vòng hở
Máy thu MS đo cường độ tín hiệu BS theo nguyên tắc nếu cường độ tín
hiệu thu càng mạnh thì công suất phát của MS càng yếu.
52
Phương pháp này có độ chính xác không cao vì chúng ta đo cường độ
tín hiệu ở tần số đường xuống nhưng lại điều khiển công suất phát ở tần số
đường lên. Tuy không chính xác nhưng vẫn được sử dụng ở giai đoạn đầu khi
chưa có kênh lưu lượng, chưa có bit điều khiển công suất.
Hình 2.13: Lưu đồ thuật toán điều khiển công suất vòng kín đường lên
53
Kết luận chương 2
Nội dung của chương 2 đề cập những vấn đề sau:
• Tìm hiểu hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) W-CDMA, về
mục tiêu xây dựng hệ thống, băng tần sử dụng, chuẩn hoá hệ thống
IMT-2000. Cấu trúc và các đặc tính cơ bản của hệ thống W-CDMA.
• Kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DS/SS) sử dụng trong W-CDMA và
các ưu nhược điểm của nó. Đây là kỹ thuật cơ bản để tăng dung lượng
và mở rộng hệ thống.
• Điều khiển công suất trong W-CDMA, đây cũng là một yêu cầu quan
trọng hàng đầu trong công nghệ W-CDMA
Qua việc tìm hiểu và thu thập các tài liệu kỹ thuật có liên quan, chương này
đã nêu lên một cách khái quát về tổng thể cấu trúc mạng thông tin di động
3G, các vấn đề kỹ thuật và công nghệ được sử dụng trong W-CDMA.
Trên cơ sở lý thuyết tìm hiểu ở chương 1 và 2, chương 3 của đồ án sẽ tìm hiểu
về thực tế quá trình tiến lên 3G ở Viêt Nam trong tương lai, nhất là đối với
mạng GSM tiến lên mạng W-CDMA.
54
CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MẠNG THÔNG TIN
DI ĐỘNG THẾ HỆ BA (3G) W-CDMA TỪ MẠNG GSM Ở
VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
Hiện nay, phần lớn các hệ thống thông tin di động sử dụng công nghệ
số thiết kế tối ưu cho dịch vụ thoại (2G), được phân loại theo kỹ thuật đa truy
nhập với 2 loại chính là TDMA (các hệ thống GSM, TDMA, PDC) và CDMA
(hệ thống IS-95 A/B). Tuy nhiên trong các công nghệ trên, GSM là phổ biến
nhất với khoảng 80% số lượng thuê bao, triển khai rộng rãi trên thế giới. Tại
Việt Nam các nhà khai thác GSM như Vinaphone, Mobiphone và Viettel
đang tiến tới công nghệ 3G. Nên việc cải tiến hệ thống 2G và phát triển lên
các công nghệ thế hệ mới xuất phát từ nhu cầu ngày càng gia tăng về sử dụng
các dịch vụ thông tin số liệu cá nhân là vấn đề thiết yếu cho các nhà khai thác
GSM. Chính vì vậy, chương này trình bày cấu trúc mạng GSM (2G) hiện tại
và các yêu cầu thiết kế đối với hệ thống vô tuyến W-CDMA (3G) đi lên từ
GSM (2G).
3.1 Cấu trúc mạng GSM (2G) hiện tại.
Hệ thống GSM có thể chia làm ba phần chính: hệ thống trạm gốc BSS,
hệ thống chuyển mạch NSS và hệ thống quản lý mạng NMS. Đa số các chức
năng đặc biệt của hệ thống GSM được thực hiện bởi hệ thống các trạm phát
BSS trong việc liên lạc với đầu cuối mobile. Hệ thống trạm gốc được chia
thành hai khối chức năng: trạm phát BTS và bộ điều khiển trạm phát BSC.
Một mạng GSM dung lượng cao thông thường có hàng ngàn trạm BTS.
BTS cung cấp chức năng thu phát sóng vô tuyến và báo hiệu cho sự tương tác
giữa các thành phần khác của mạng. Vùng phủ sóng của một trạm BTS gọi là
một Cell. BSC thực hiện các chức năng chuyển mạch và điều khiển các kênh
vô tuyến cho hệ thống BSS. BSC ấn định kênh vô tuyến trong toàn bộ thời
55
gian thiết lập cuộc gọi và giải phóng tài nguyên khi cuộc gọi kết thúc. Chức
năng di động chỉ trong nội vùng hệ thống BSS được thực hiện bởi BSC. Các
chức năng này làm cho cấu trúc của BSC cao hơn của BTS. Thông thường
mỗi BSC điều khiển hàng chục BTS. Việc chuyển mạch giữa các thuê bao
được thực hiện bởi trường chuyển mạch trong MSC. Một MSC kết nối với
các mạng khác như là mạng thoại cố định PSTN, mạng ISDN, mạng số liệu
gói PSPDN…
Hình 3.1: Cấu trúc tổng quát hệ thống GSM
Một bộ số liệu logic được gọi là bộ đăng ký dữ liệu chủ, chứa đựng các
thông tin liên quan đến việc đăng ký của mỗi thuê bao như các dịch vụ và vị
trí của thuê bao. Để có thể định tuyến các cuộc gọi tới, các thông tin địa chỉ
của vùng khách được chứa trong HLR. Một ngân hàng dữ liệu là bộ đăng ký
dữ liệu khách VLR phụ trách việc ghi chú các đăng ký yêu cầu và thông tn vị
trí của các thuê bao cư trú trong vùng phục vụ của nó. Thêm vào đó bộ nhận
thực thiết bị EIR được sử dụng để ngăn cản viêc sử dụng trộm hoặc các máy
cầm tay không được phép.
56
Cuộc gọi tới máy di động MS được định tuyến tới tổng đài MSC cổng
trong mạng di động công cộng mặt đất PLMN của thuê bao. Bằng cách sử
dụng các thông tin chưa trong HLR và VLR, cuộc gọi được định tuyến tới
tổng đài MSC mà thuê bao đang ở đó. Trong khi thuê bao đang ở trong mạng
chủ thì tổng đài MSC chủ và MSC cổng là giống nhau.
Bộ ghi định vị thường trú HLR (Home Location Resister) là nơi mà
thông tin về các thuê bao được lưu trữ cố định. Chức năng chính của HLR là
cơ sở dữ liệu về thuê bao.
Bộ ghi định vị tạm trú VLR (Visistor Location Resister) với chức năng
chính là duy trì bảo mật thông tin. AuC duy trì bảo mật thông tin và nhận
dạng thuê bao cùng với VLR. EIR duy trì nhận dạng thiết bị di động liên kết
với thông tin bảo mật cùng VLR.
Tên chung cho trung tâm dịch vụ gọi node mạng tương ứng là phần
dịch vụ giá trị gia tăng (VAS – Value Added Service) như hình 3.2
Hình 3.2: Phần cứng dịch vụ giá trị gia tăng
57
VAS đơn giản nhất cũng gồm hai loại thiết bị: trung tâm dịch vụ tin
ngắn (SMSC) và hệ thống thư thoại (VMS). Về mặt kỹ thuật, VAS đảm bảo
cung cấp một số loại dịch vụ nhất định bằng cách sử dụng các giao diện chuẩn
với mạng GSM và nó có thể có hoặc không có các giao diện riêng ra các
mạng khác. Trên quan điểm phát triển dịch vụ, VAS là bước đầu tiên để tạo
danh thu với các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng GSM
Hình 3.3:Mạng thông minh
Khái niệm mạng thông minh IN (Intelligent Network) được tích hợp
cùng với mạng GSM. Về mặt kỹ thuật, nó làm thay đổi cơ bản các phần tử
của mạng chuyển mạch nhằm thêm vào chức năng IN, ngoài ra bản thân
mạng IN là một bộ phận tương đối phức tạp. IN có khả năng phát triển dịch
vụ hướng tới tính cá nhân và nhà khai thác mạng có thể nhờ IN để đảm bảo an
toàn kinh doanh. Ví dụ các thuê bao trả trước hầu hết được triển khai nhờ
công nghệ IN. [5]
58
Tóm lại: So với những khả năng vượt trội như truyền dữ liệu tố độ cao , dung
lượng hệ thống lớn và chống lại ảnh hưởng của can nhiễu mà mạng thông tin
di động thế hệ ba mang lại thì mạng 2G hiện tại sẽ không đáp ứng được.
Chính vì vậy đi lên 3G là tất yếu mà con đường tiến lên 3G từ mạng GSM là
CDMA băng thông rộng W-CDMA.
3.2 Khả năng tiến lên 3G ở Việt Nam
Lịch sử phát triển của thông tin di động đã trải qua hai thế hệ và đang
dần tiến sang thế hệ thứ ba 3G. Ở Việt Nam hệ thống thông tin di động đã
phát triển được gần 10 năm nay, lúc đầu chỉ có 2 nhà cung cấp dịch vụ của
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT là Vinaphone và Mobiphone
đến nay thì đã có tới 6 nhà cung cấp thông tin di động là Viettel Mobile (Tổng
công ty Viễn thông Quân đội), EVN Mobile (Điện lực), S-Fone, HT Mobile
(Hà Nội Telecom). Sự ra đời của Viettel Mobile đã đánh dấu một bước ngoặt
lớn trong sự phát triển các thuê bao di động ở Việt Nam. Với sự cạnh tranh
nhau về giá thành và các giá trị gia tăng đã thu hút một số lượng khách hàng
sử dụng điện thoại lớn. Tính đến nay ở nước ta có khoảng 23 triệu thuê bao
điện thoại di động (tính cho cả 6 nhà cung cấp). Tuy đã có sự phát triển mạnh
mẽ song về giá thành sử dụng dịch vụ thông tin di động ở nước ta vẫn còn cao
so với thu nhập trung bình của người dân. Do vậy các nhà cung cấp cần phải
có chiến lược giảm giá thành và nâng cao chất lượng phục vụ của mình để thu
hút khách hàng nhiều hơn nữa.
Các mạng di động hiện nay (GSM&CDMA) được thiết kế nhằm mục
đích truyền thoại và các dịch vụ hướng tiếng nói (Voice – Oriented Service)
cũng đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Sau khi các mạng này đưa
ra thì chính những dịch vụ phụ (ví dụ SMS, MMS, EMS, định vị) chứ không
phải là các dịch vụ hướng tiếng nói trở nên phổ biến qua các mạng di động.
Đây không phải là điều được trông đợi từ trước.
59
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng và phổ biến của Internet,
nhu cầu truyền dữ liệu tốc độ cao qua mạng di động tăng rất nhanh. Điều này
thì mạng di động 2G hiện tại chưa đáp ứng đủ. Do vậy cần phải đưa vào các
mạng di động hiện có các biện pháp nâng cấp chẳng hạn như: Dữ liệu chuyển
mạch gói tốc độ cao HSCSD, Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS. Việc nâng
cấp này thì các nhà cung cấp dịch vụ mạng GSM là Vinaphone, Mobiphone,
Viettel cũng đã thử nghiệm đưa vào khai thác. Tuy nhiên các nâng cấp này
chỉ có khả năng giới hạn (ví dụ GPRS chỉ đạt tốc độ dữ liệu thực tế 50 Kbps
hoặc HSCSD chỉ đạt tới 57,6 kbps). Ngoài ra, chúng không tạo ra các dịch vụ
trong đó tốc độ dữ liệu có thể thay đổi được một cách mềm dẻo để hỗ trợ các
giải pháp về chất lượng dịch vụ (QoS).
Vấn đề lớn nữa là việc thiếu tài nguyên vô tuyến cho các dịch vụ, cùng
với nhu cầu về các mạng di động hiệu quả hướng dữ liệu (data – Oriented),
các tài nguyên vô tuyến trong các vùng mật độ dân cư cao đã bắt đầu có xu
hướng cạn dần. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở những thị trường di động đã
trưởng thành như vùng thành phố đông dân (ví dụ tỉ lệ sử dung tài nguyên vô
tuyến ở các nước Bắc Âu là 50% đến 80%). Do vậy cần tới công nghệ truy
nhập vô tuyến mới có thể giải quyết vấn đề trên. Mạng thông tin di động thế
hệ ba 3G ra đời sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu đó
Mạng 3G hứa hẹn có triển vọng rất lớn vói nhiều ưu điểm nổi trội như:
• Hỗ trợ chuyển vùng toàn cầu (Global Roaming)
• Hỗ trợ đa phương tiện (Voice, data và video)
• Hỗ trợ tăng dung lượng kênh và hiệu quả phổ
• Hỗ trợ mạng có cấu trúc IP (ví dụ: Mobile IP)
• Hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao
- 384 Kbps khi thiết bị di chuyển,
- 2Mbps khi không di chuyển
60
Hình 3.4: Viễn cảnh 3G
Những triển vọng của 3G:
• Giải trí bằng thông tin (Infotainment)
• Dich vụ bản tin da phương tiện (Multimedia Message Service)
• Truy cập qua thiết bị di động vào Intranet/Extranet
• Truy cập qua thiết bị di động vào Internet
• Các dịch vụ dựa trên cơ sở vị trí
• Các dịch vụ thoại có kèm thông tin như hình ảnh hay video (gọi
chung là “Rich Voice” )
61
3.3 Các yêu cầu và mục tiêu thiết kế đối với hệ thống W-CDMA.
3.3.1 Mục tiêu thiết kế đối với hệ thống vô tuyến W-CDMA trên cơ sở
GSM.
Có rất nhiều lựa chọn cho phép nhà khai thác phát triển mạng GSM
hiện có của mình (hình 3.5). Mỗi lựa chọn đều có đặc điểm riêng mà các nhà
khai thác mạng cần quan tâm để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Hình 3.5: Tùy chọn các phương án chuyển đổi từ GSM
Dịch vụ vô tuyến gói chung (GPRS)
GPRS là bước triển khai làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc mạng thông tin
với phần chuyển mạch gói trong mạng lõi IP phục vụ hiệu quả các dịch vụ dữ
liệu đến tốc độ trung bình. Để có thể cung cấp dịch vụ 3G một cách đầy đủ
(tốc độ dữ liệu tới 2Mbps) thì việc triển khai hệ thống W-CDMA mới là điều
tất yếu.
Điều kiện đặt ra là nhà khai thác đã phải có một mạng GSM rộng khắp.
Chẳng hạn như Viettel Mobile ngay từ đầu đã phủ sóng 64 tỉnh thành trên
toàn quốc, đây là một điều kiện thuận lợi chính cho Viettel khi triển khai
GPRS. Nhu cầu dịch vụ dữ liệu chủ yếu là các dịch vụ dữ liệu tốc độ trung
bình (tới 115kbps). Hạ tầng mạng đã triển khai là rất lớn, nhà khai thác muốn
tận dụng tối đa hạ tầng hiện có cho dịch vụ dữ liệu
62
Về kỹ thuật, hệ thống mạng truy nhập GSM được giữ nguyên và chỉ
cần nâng cấp phần mềm. Cụ thể BTS, BSC phải được nâng cấp phần mềm,
MS phải có chức năng GPRS, phân hệ mạng lõi được bổ sung thêm phần
chuyển mạch gói với hai nút chính: nút hỗ trợ dịch vụ GPRS (SGSN) và nút
hỗ trợ cổng GPRS (GGSN). Bằng cách này, với nâng cấp không đáng kể, hệ
thống có thể cung cấp dịch vụ dữ liệu gói cho thuê bao di động rất thích hợp
với các dịch vụ dữ liệu không đối xứng.
Nâng cao tốc độ dữ liệu cho sự phát triển GSM (EDGE)
Bên cạnh đó, có một lựa chọn cho phép nhà khai thác GSM có thể tối
ưu hoá việc phát triển của mình, đó là công nghệ EDGE với những cải tiến về
máy thu phát vô tuyến (tập trung vào mạng ruy nhập vô tuyến) cho phép cung
cấp dịch vụ dữ liệu cao hơn và tăng dung lương hệ thống mà không làm thay
đổi lớn đến cấu trúc mạng di động. Để tiếp tục tối ưu hoá hệ thống GSM của
mình, nhà khai thác có thể sử dụng công nghệ EDGE. Việc quy hoạch mạng
vô tuyến sẽ ít bị ảnh hưởng khi triển khai công nghệ EDGE. Cụ thể, các BTS
tiếp tục được sử dụng, các nút chuyển mạch gói cũng không bị ảnh hưởng do
chức năng độc lập với tốc độ bit của thuê bao. Toàn bộ thay đổi đối với các
nút chuyển mạch của mạng chỉ là việc nâng cấp phần mềm. Thiết kế cũng cho
phép đầu cuối EDGE nhỏ gọn và giá cạnh tranh được. Các kênh truyền dẫn
trong EDGE cũng thích hợp cho các dịch vụ GSM và không có sự phân biệt
giữa dịch vụ EDGE, GPRS hay GSM. Xét trên quan điểm nhà khai thác thì
các dịch vụ EDGE nên triển khai trước tiên cho các khu vực nóng sau đó mở
rộng dần theo nhu cầu cụ thể. Việc nâng cấp phần cứng BSS theo công nghệ
EDGE có thể quan niệm như nâng cấp và mở rộng để đáp ứng phát triển thuê
bao thông thường. Khả năng 3G băng rộng có thể thực hiện từng bước bằng
cách triển khai dần giao diện vô tuyến mới 3G trên mạng lõi GSM hiện tại.
Đối với các nhà khai thác có giấy phép cho băng tần mới 2GHz thì có thể
triển khai IMT-2000 cho các khu vực phủ sóng sớm do có nhu cầu lớn nhất về
63
các dịch vụ 3G. Đầu cuối hai chế độ EDGE/IMT-2000 sẽ cho phép thuê bao
thực hiện chuyển vùng và chuyển giao giữa các hệ thống. So với phương án
xây dựng mạng 3G hoàn toàn mới thì việc phát triển dần trên mạng GSM sẽ
nhanh chóng và rẻ tiền hơn. Các bước trung gian GPRS và EDGE cũng có
thuận lợi là phát triển tiếp lên 3G dễ dàng.
Thực tế, việc tăng tốc độ dữ liệu trên giao diện vô tuyến đòi hỏi thiết kế
lại phương thức truyền dẫn vật lý, khuôn dạng khung, giao thức báo hiệu tại
các giao diện mạng khác nhau. Nên tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể về tốc độ dữ liệu
mà lựa chọn phướng án nâng cấp hệ thống nhằm tăng tốc độ dữ liệu trên giao
diện A-bis.
Đa truy nhập theo mã băng rộng (W-CDMA)
Điều kiện triển khai là nhu cầu dịch vụ dữ liệu chiếm phần lớn trong
lưu lượng. Để triển khai mạng một cách nhanh chóng và hiệu quả, hệ thống
phải tương thích ngược với mạng lõi GSM-MAP của GSM. Hệ thống báo
hiệu, đầu cuối di động có thể chuyển vùng với hệ thống GSM hiện có, tuy
nhiên đòi hỏi máy cầm tay phải có hai chế độ GSM/GPRS hay
GSM/GPRS/W-CDMA. Có rất nhiều vấn đề kỹ thuật trong việc chuyền đổi
cần được quan tâm. Để đáp ứng chuyển đổi đã có 3 bản chuẩn hoá mạng lõi
của 3GPP:
• 3GPP R99
Phương án chuyển đổi nhằm tận dụng tối đa hạ tầng mạng GSM và
GPRS hiện có. Mạng lõi của 3G có cả phần chuyển mạch gói và chuyển mạch
kênh. Mạng truy nhập vô tuyến của 3G có thể nối cả phần chuyển mạch kênh
của GSM sau khi đã có phần bổ sung cho 3G. Phần mạng lõi với hai nút mạng
SGSN và GGSN của GPRS trước đây được sử dụng lại hoàn toàn. Như vậy
phương án này là phù hợp cho thị trường có cả dịch vụ yêu cầu chuyển mạch
kênh (thoại, hình) và dịch vụ chuyển mạch gói.
64
• 3GPP R4
Phần gói với GGSN và SGSN vẫn được giữ nguyên. Trung tâm chuyển
mạch di động MSC của hệ thống được tách thành hai phần: phần điều khiển
chuyển mạch và cổng đa phương tiện (thực hiện chức năng chuyển mạch).
Một bộ điều khiển có thể quản lý được rất nhiều cổng chuyển mạch đa
phương tiện.
• 3GPP R5
Đây là biện pháp sử dụng mạng lõi toàn IP, có thể được truyền dẫn trên
ATM. Như vậy vai trò của mạng truy nhập vô tuyến chỉ là thành giao diện vô
tuyến của 3G. Mạng lõi IP có thể tương thích với bất kì công nghệ truy nhập
vô tuyến nào: W-CDMA, cdma2000, EDGE…hệ thống hoàn toàn không còn
phần chuyển mạch kênh. Thoại cũng sẽ được truyền trên IP. Như vậy công
nghệ này sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của VoIP.
• 3GPP R6
Đang được tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những nhược điểm của
3GPP R5.
3.3.2 Các yêu cầu kỹ thuật thực hiện chuyển đổi trên cơ sở hệ thống GSM
Điều kiện cho chuyển đổi và các vấn đề về kỹ thuật đặt ra cho mỗi
bước chuyển đổi theo giai đoạn trên cơ sở hệ thống GSM lên 3G sẽ phải kể
đến ba khía cạnh chính được thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 3.6: Chuyển đổi chung từ 2G lên 3G
65
3.3.2.1 Sự chuyền đổi về kỹ thuật.
Sự chuyển đổi về kỹ thuật là con đường phát triển chỉ rõ phương thức
để triển khai các phần tử mạng và loại công nghệ để thực thi kỹ thuật đó. Đây
chính là bước phát triển trực tiếp theo các xu hướng chung về công nghệ. Do
các phần tử mạng là yếu tố tạo lập nên mạng, nên về mặt lý thuyết sự chuyền
đổi về mặt kỹ thuật sẽ tương ứng với sự phát triển mạng. Trong giai đoạn
một, do tính chất mở của các giao diện được định nghĩa trong chỉ tiêu kỹ thuật
hệ thống, mạng 3G có thể được kết hợp từ nhiều chủng loại thiết bị của nhiều
hãng khác nhau. Sự chuyển đổi về kỹ thuật có thể xử lý được điều này. Tuy
nhiên, với sự khác nhau về tốc độ và bước triển khai cụ thể trong mối kết hợp
của các thiết bị giữa các hãng khác nhau và yêu cầu thích ứng với các thay đổi
của chỉ tiêu kỹ thuật 3G nên trong nhiều trường hợp nếu không xem xét thấu
đáo thì kết quả có thể không như mong muốn.
3.3.2.2 Sự chuyển đổi về dịch vụ.
Khác với chuyển đổi về mặt kỹ thuật, sự chuyển đổi dịch vụ dựa trên
nhu cầu của người sử dụng và nhu cầu này có thể là thực tế hoặc chỉ là tưởng
tượng. Đôi khi các nhà khai thác mạng và chế tạo thiết bị cung cấp các dịch
vụ vượt qua sự kỳ vọng của các thuê bao. Rõ ràng nếu hai yếu tố này không
tương đồng thì việc kinh doanh các dịch vụ thông tin di động sẽ khó khăn.
3.3.3.3 Sự chuyển đổi về mạng.
Chỉ tiêu kỹ thuật của GSM đảm bảo tính mở của các giao diện quyết
định nên thành phần chuẩn của hệ thống GSM. Với giao diện mở này, nhà
khai thác có thể sử dụng các thiết bị mạng khác nhau từ các nhà cung cấp thiết
bị mạng GSM khác nhau. Tính mở của giao diện được thể hiện là nó xác định
một cách nghiêm ngặt các chức năng hệ thống thực hiện tại giao diện, đồng
thời xác định rõ các chức năng nào cho phép nhà khai thác có thể sử dụng
trong nội bộ mạng tại hai phía của giao diện.
66
3.4 Cấu trúc hệ thống theo các phương pháp chuyển đổi từ GSM.
3.4.1 Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD)
Trong giai đoạn đầu, thuê bao GSM sử dụng đường truyền dữ liệu
chuyển mạch gói, đối xứng với tốc độ 9,6kbps. Do sức ép của Internet và thư
điện tử nên đường truyền dữ liệu di động tăng nhanh, hơn nữa thực tế cho
thấy sự phát triển này đã bị đánh giá quá thấp tại thời điểm thiết kế mạng
GSM.
Hiện nay về mặy kỹ thuật có hai giải pháp sau:
• Tốc độ tối ưu mã hoá kênh. Thực hiện được việc này đã làm tăng tốc
độ từ 9,6kbps lên 14,4 kbps.
• Làm cho dữ liệu đi qua giao diện Um nhiều hơn bằng cách sử dụng
một vài kênh lưu lương thay cho một kênh. Giải pháp này được gọi là
chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD
Hình 3.7: Tác động của mã hoá kênh và HSCSD
Trong môi trường tối ưu, thuê bao HSCSD có thể đạt đến tốc độ truyền
dữ liệu 40-50 kbps. Giải pháp kỹ thuật này có hạn chế là lãng phí tài nguyên
67
và giá cước sẽ cao hơn. Việc sử dụng giải pháp HSCSD phụ thuộc rất nhiều
vào chính sách giá của nhà khai thác mạng. Một vấn đề khác là phần lớn lưu
lượng dữ liệu về bản chất là không đối xứng, điển hình là dùng đường truyền
tốc độ thấp từ thiết bị đầu cuối đến mạng (đường lên) và dùng tốc độ cao cho
đường ngược lại (đường xuống). Về mặt kỹ thuật, giao diện chuyển mạch
kênh không đối xứng Um không phải là môi trường truy nhập tốt nhất cho kết
nối dữ liệu. Điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cấp mạng GSM nhằm thích
hợp hơn cho việc truyền dữ liệu một cách hiệu quả.
3.4.2 Dịch vụ vô tuyến gói chung ( GPRS)
Giải pháp GPRS yêu cầu thêm hai nút dịch vụ vào mạng di động là
SNSG (Serving GPRS Support Node) và GGSN (Getway GPRS Support
Node). Bằng việc sử dụng hai nút này MS có thể tạo lập nên một kết nối
chuyển mạch gói qua mạng GSM tới một mạng dữ liệu gói bên ngoài, ví dụ
mạng Internet.
Hình 3.8: Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS
68
GPRS có khả năng sử dụng kết nối không đối xứng khi có yêu cầu và
do vậy tài nguyên mạng có thể được sử dụng tốt hơn. Giải pháp GPRS là
bước kỹ thuật nhằm cung cấp khả năng IP di động và khả năng Internet cho
các thuê bao di động Cellular. Theo quan điểm dịch vụ GPRS mở đầu cho
bước phát triển để nhiều loại dịch vụ chuyển mạch gói truyền thống có thể
được chuyển đổi và sử dụng qua công nghệ GPRS thích hợp hơn cho các kết
nối chuyển mạch gói. Một ví dụ điển hình là WAP(Wireless Access Point
) mà tiềm năng của nó sẽ được khai thác mạnh khi sử dụng GPRS.
Khi kết nối, chuyển mạch gói được sử dụng, chất lượng dịch vụ QoS là
vấn đề có tính quan trọng hàng đầu. Về nguyên lý GPRS hỗ trợ QoS nhưng
trong thực tế thì không như vậy. Lý do ở đây là lưu lượng GPRS luôn ở mức
ưu tiên thứ hai trong GSM, nói cách khác chỉ có các tài nguyên chưa sử dụng
ở giao diện Um mới được dành lưu lượng GPRS. Rõ ràng không ai có thể
đảm bảo luôn dành một độ rộng băng nhất định cho lưu lượng GPRS vì không
thể biết trước lượng tài nguyên chưa sử dụng tại giao diện Um.
3.4.3 Công nghệ EDGE
Hình 3.9: Tác động của EDGE lên hệ thống
69
Một kỹ thuật điều chế mới có thể được áp dụng tại giao diện vô tuyến
là 8-PSK sao cho một ký tự có thể mang 3 bit thông tin và do vậy tốc độ sẽ
được cải thiện đáng kể. Khi kỹ thuật này được kết hợp với các kỹ thuật mã
hóa kênh phức tạp, người ta có thể đạt được tốc độ dữ liệu 48kb/s so với
9,6kb/s cho một kênh ở GSM truyền thống và trong trường hợp này một bit
thông tin chính làm một ký tự tại giao diện vô tuyến. Kỹ thuật làm tăng tốc độ
dữ liệu trên được gọi là EDGE như hình 3.9.
Sự phát triển của EDGE được chia làm hai giai đoạn:
EDGE giai đoạn một được biết như là E-GPRS (Enhanced GPRS).
Cũng như vậy BSS biến đổi thành E-RAN (Mạng truy nhập vô tuyến EDGE).
Giai đoạn 1, EDGE xác định các phương pháp điều chế và mã hóa kênh nhằm
đạt được tốc độ dữ liệu lên đến 384kb/s cho lưu lượng chuyển mạch gói dưới
các điều kiện xác định. Giả thiết ở đây là các thiết bị đầu cuối sẽ có 8 khe thời
gian của giao diện Um sẽ cho một đường kết nối, do đó 8 x 48 kb/s=384kb/s.
Ngoài ra, thiết bị đầu cuối EDGE phải ở gần BTS để sử dụng tốc độ mã hóa
kênh cao hơn.
EDGE giai đoạn 2 có tên thương mại là E-HSCSD và nhằm đạt được
tốc độ truyền dữ liệu trên các dịch vụ chuyển mạch kênh.
Đứng trên quan điểm phát riển mạng thì nói chung EDGE có cả ưu
điểm và nhược điểm. Ưu điểm chính của công nghệ này là có thể đạt được tốc
độ truyền dữ liệu gần như tương đương với yêu cầu phủ sóng ở vùng đô thị
của công nghệ UMTS. Nhược điểm là tốc độ dữ liệu này khó đạt được cho
toàn bộ các thuê bao trên toàn Cell phủ sóng. Nếu yêu cầu cho toàn bộ một
vùng với công nghệ EDGE thì chắc chắn số lượng Cell phủ sóng trong vùng
này sẽ phải tăng lên đáng kể. Nói cách khác, EDGE là giải pháp đắt giá về
công nghệ sử dụng cho một trường hợp. Tương lai của công nghệ EDGE theo
khía cạnh này còn phải được kiểm chứng khi nó phải cạnh tranh với các giải
pháp công nghệ thực sự 3G.
70
3.4.4 Mạng thông tin di động W-CDMA (UTRAN – 3G)
3GPP R99
Hình 3.10: Phương án mạng 3G (3GPP R99)
Hình 3.10 mô tả mạng 3G triển khai theo chỉ tiêu kỹ thuật của 3GPP
R99. 3G đưa ra phương pháp truy nhập vô tuyến mới W-CDMA và những
biến thể của nó mang tính toàn cầu, do đó tất cả mạng 3G có thể chấp nhận
việc truy nhập bởi thuê bao ở mạng 3G bất kỳ. Ngoài tính toàn cầu, W-
CDMA đã được nghiên cứu rất dễ trong phòng thí nghiệm và đã chứng tỏ
được hiệu quả sử dụng phổ tốt hơn (trong các điều kiện xác định) và phù hợp
hơn cho việc truyền dữ liệu gói so với các truy nhập vô tuyến trên cơ sở
TDMA. Công nghệ W-CDMA và các thiết bị truy nhập vô tuyến của nó
không tương thích với mạng GSM, điều đó giải thích tại sao khi thêm W-
CDMA vào mạng lại cần thêm một số thành phần mới như RNC và BS. Mặt
71
khác, trong các yêu cầu cơ bản của UMTS là khả năng hoạt động đồng thời
GSM/UMTS, ví dụ như việc chuyển giao giữa hai hệ thống khi truy nhập vô
tuyến thay đổi từ GSM sang W-CDMA và ngược lại trong một cuộc gọi. Khả
năng này đòi hỏi hai yêu cầu cụ thể:
• Thứ nhất, giao diện vô tuyến GSM phải thay đổi sao cho có thể phát
quảng bá các thông tin hệ thống về mạng vô tuyến W-CDMA tại
đường xuống. Đương nhiên mạng truy nhập vô tuyến W-CDMA cũng
có thể phát quảng bá thông tin hệ thống về mạng GSM tại đường
xuống.
• Thứ hai, nhằm giảm thiểu chi phí khai thác, các chỉ tiêu kỹ thuật quy
định trong 3GPP cho khả năng đảm bảo các chức năng liên mạng của
hệ thống để các MSC/VLR 2G nâng cấp có thể xử lý được truy nhập vô
tuyến băng rộng UTRAN.
Mạng 3G triển khai theo 3GPP R99 cung cấp các loại dịch vụ giống với
mạng 2,5G. Trong giai đoạn này hầu hết các dịch vụ được chuyển đổi sang
dạng gói khi ứng dụng có yêu cầu. WAP là một trong những ứng cử viên
thuộc loại này, bởi vì về bản chất thông tin truyền đi thì WAP là loại chuyển
mạch gói. Các dịch vụ chuyển mạch gói chia làm các nhánh dịch vụ khác
nhau.
Bước phát triển cụ thể sau 3GPP R99 hiện nay còn chưa đạt mức cụ thể
mà chỉ được xác định các xu hướng chung. Các xu hướng chính đó là việc
tách biệt phần kết nối cuộc gọi, phần điều khiển và phần dịch vụ, đồng thời
yêu cầu chuyển đổi mạng theo hướng hoàn toàn trên cơ sở IP. Trên quan điểm
phát triển dịch vụ, các bước phát triển này phải làm cho mạng 3G có thể cung
cấp tốt các dịch vụ đa phương tiện, ví dụ các dịch vụ kết hợp đồng thời thoại
và hình ảnh.
72
3GPP R4
Hình 3.11: Phương án thực hiện 3GPP R4
Trong giai đoạn 3GPP R4 mới chỉ triển khai việc tách biệt phần kết nối
cuộc gọi, phần điều khiển và phần dịch vụ cho phần mạng lõi chuyển mạch
kênh.
Trong mạng lõi này, lưu lượng dữ liệu thuê bao sẽ đi qua cổng đa
phương tiện MGW (Media Getaways) là phần đảm bảo kết nối và các chức
năng chuyển mạch khi có yêu cầu. Toàn bộ quá trình này được quản lý bởi
một MSC Server được nâng cấp từ MSC/VLR. Một MSC Server có thể điều
khiển nhiều MGW và do vậy mạng lõi chuyển mạch kênh có thể mở rộng dễ
dàng. Khi nhà khai thác muốn tăng thêm phần dung lượng cho điều khiển thì
có thể thiết lập thêm một MSC Server, ngược lại khi muốn tăng dung lượng
chuyển mạch thì thiết lập thêm các MGW.
Khi đã thiết lập một mạng như trên thì các bước phát triển về công
nghệ và chỉ tiêu kỹ thuật sẽ xác định giới hạn tiếp theo của mạng này. Khi
IPv6 càng được phát triển nhiều trên mạng 3G thì số kết nối của mạng 3G có
73
thể chuyển sang IPv6 ngày càng tăng và do vậy sẽ làm giảm yêu cầu chuyển
đổi giữa IPv4 và IPv6. Trong giai đoạn này, tỉ trọng lưu lượng giữa dữ liệu
chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói sẽ thay đổi đáng kể. Hầu hết lưu
lượng sẽ là chuyển mạch gói và một số dịch vụ chuyển mạch kênh truyền
thống ví dụ như thoại ít nhất sẽ một phần trở thành gói VoIP. Ví dụ một cuộc
gọi GSM truyền thống được thay bằng một cuộc gọi VoIP qua MGW mà BSS
kết nối tới. Trên thực tế có nhiều cách để triển khai các cuộc gọi VoIP song
người ta sẽ thêm các phương pháp thống nhất để xử lý cuộc gọi VoIP. Ngoài
ra IMS còn đồng thời được sử dụng cho các dịch vụ đa phương tiện trên cơ sở
IP. Đương nhiên phân hệ BSS cũng phải được triển khai nâng cấp để sử dụng
IP song thời điểm còn chưa xác định.
3GPP R5
Hình 3.12: Phương án 3GPP R5 (toàn IP)
Trong 3GPP R5 công nghệ sẽ tiếp tục phát triển và toàn bộ các lưu
lượng trong mạng 3G sẽ là lưu lượng IP. Lấy ví dụ một cuộc gọi từ thiết bị
đầu cuối của mạng tới mạng PSTN thì nó phải chuyển qua mạng 3G theo
74
dạng gói và từ GGSN, cuộc gọi VoIP sẽ được định tuyến qua IMS có các
chức năng chuyển đổi để tới PSTN.
Trên quan điểm của đầu cuối di động thì mạng luôn luôn giống nhau
trong các giai đoạn phát triển theo các hình 3.10, 12, 13. Tuy nhiên, trong nội
bộ mạng thì hầu như mọi thứ thay đổi. Thay đổi chính trước hết là công nghệ
truyền tải mà trong triển khai 3GPP R99 là ATM và sau này 3GPP R4 và R5
chuyển sang IP. Do hệ thống cần phải tương thích ngược nên nhà khai thác
luôn có lựa chọn là sử dụng công nghệ truyền tải ATM hoặc IP, hoặc là có
giải pháp cho cả hai công nghệ này. ATM có thế mạnh là hỗ trợ QoS ngay từ
đầu, sau đó công nghệ IP sẽ có cơ chế bảo đảm QoS triển khai cho không chỉ
cho ATM mà còn cho nhiều loại phân hệ khác nhau.
Sang giai đoạn này, dịch vụ và mạng trở nên quan trọng hơn là bản
thân công nghệ, và do vậy loại công nghệ truy nhập vô tuyến sử dụng sẽ giảm
ý nghĩa quan trọng của mình. Tiêu chuẩn để lựa chọn loại công nghệ truy
nhập vô tuyến sử dụng là khả năng cung cấp đủ băng thông cho các dịch vụ
yêu cầu. Trong tương lai, các mạng lõi 3G sẽ có giao diện cho một vài công
nghệ truy nhập vô tuyến, ví dụ như GSM, EDGE, cdma2000, W-CDMA và
WLAN. Đương nhiên nó sẽ đặt ra nhiều yêu cầu cho các nhà chế tạo thiết bị
đầu cuối và yêu cầu thị trường sẽ phải có các đầu cuối xử lý được nhiều loại
công nghệ truy nhập vô tuyến. Đầu cuối 3G dần dần sẽ trở thành vật bất ly
thân với nhiều chức năng như một điện thoại, ví, card ID, …
3.5 NGN- Mobile và định hướng phát triển của Viettel Mobile.
Trên mạng cố định (fixed Network) đang diễn ra một quá trình hội tụ
về công nghệ và dịch vụ giữa mạng viễn thông và Internet dựa trên kỹ thuật
chuyển mạch gói IP, thuật ngữ NGN (Next General Network)- mạng thế hệ
sau được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Mặt khác, mạng
Internet cũng đang phát triển từng ngày, từ các modem tốc độ thấp, đến nay
đã phát triển nhiều phương thức truy nhập tốc độ cao và linh hoạt hơn trong
75
đó Wireless-LAN thực sự là một thách thức với mạng di động tuy khả năng di
động còn hạn chế và trong tương lai gần là công nghệ WIMAX.
Đứng trước sự phát triển của Internet cùng với các dịch vụ phong phú
mới của mạng cố định, các nhà cung cấp dịch vụ di động không thể thoả mãn
với mạng di động 2G hiện chỉ có ứng dụng thoại, nhắn tin ngắn SMS và một
vài dịch vụ dữ liệu tốc độ thấp. Nhiều tổ chức viễn thông lớn và các tổ chức
chuẩn hoá quốc tế cố gắng đưa ra một kiến trúc mạng di động mới nhằm thích
ứng linh hoạt với sự phát triển của công nghệ IP, có thể đáp ứng tốt nhu cầu
của khách hàng về các dịch vụ mới. 3GPP là tổ chức mở về chuẩn hoá mạng
di động trong thế hệ mới với việc nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị cho
mạng di động trên con đường tiến tới sự hội tụ.
3GPP đã tiến hành các nghiên cứu cho các mạng di động khác nhau
nhưng đều hướng tới một cái đích chung, đó là mạng di động thế hệ thứ ba
(3G). Một loạt các khuyến nghị, đề xuất cũng được ITU chấp nhận trong bộ
tiêu chuẩn về 3G (IMT-2000).
Hình 3.13: Tiến trình phát triển của công nghệ thông tin di động và xu thế hội
tụ trong tương lai
76
Theo 3GPP, xu hướng phát triển lên NGN-Mobile của mạng lõi mạng
di động bắt đầu từ R97/98 GPRS; R99 GPRS/UMTS; và hiện nay là phiên
bản cuối cùng là phiên bản R00 (R4/R5).
Với phiên bản R00, sự xuất hiện của phân hệ IMS các nhà cung cấp
dịch vụ thông tin di động hướng tới mạng NGN-mobile bằng một mô hình
chuẩn cho các dịch vụ hội tụ dữ liệu và thoại trên IP trong mạng di động. Vì
vậy, mô hình này còn được gọi là mô hình All-IP Mobile System.
Hình 3.14: Mô hình mạng thông tin di động R00 (R5) có bao gồm phân hệ
IMS
Hình 3.14 ở trên là một cách nhìn đơn giản hóa về mạng NGN-Mobile
R00 với IMS. Mạng truy nhập vô tuyến RNC đảm bảo kết nối vô tuyến từ
thiết bị người sử dụng đến mạng lõi, nó cũng cung cấp dịch vụ quản l ý di
động ở mức thấp. Mạng lõi chuyển mạch gói PCN (Packet Core Network)
cung cấp phương tiện truyền tải báo hiệu và dịch vụ và quản lý di động ở mức
cao. Còn phân hệ IMS đảm trách việc điều khiển báo hiệu các ứng dụng, các
77
phiên và việc chuyển đổi các dạng phương tiện. Ngay tại bên trong IMS, các
chức năng trên cũng được thực thi trong những phần riêng biệt.
Mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 với sự xuất hiện của phân hệ IMS
chính là mạng thông tin di động thế hệ R00 (R5) hay còn gọi là mạng UMTS
PS và HSDPA (High-Speed Data Packet Access). Thế hệ mạng này chính là
định hướng về mặt công nghệ của Viettel mobile trong mảng thông tin di
động.
Hình 3.15: Định hướng công nghệ của Viettel Mobile
Với định hướng như trên, mạng UMTS và HSPDA của Viettel mang lại
các lợi ích rõ ràng là khả năng cung cấp mềm dẻo và đa dạng nhiều loại hình
dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thông tin đa phương tiện thời gian thực, các dịch
vụ dữ liệu yêu cầu tốc độ từ thấp đến cao. Sau đây là các lợi ích cơ bản của
mạng UMTS và HSPDA:
• Một mạng lõi duy nhất: Mạng UMTS và HSPDA có một mạng lõi
dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, tăng cường khả năng sử dụng tối
ưu tài nguyên. Đặc biệt, với đặc điểm là mạng lõi sử dụng công nghệ
chuyển mạch gói, mạng UMTS và HSPDA có thể sử dụng chung toàn
bộ hoặc 1 phần với mạng IP NGN của Tổng công ty Viettel dựa trên
công nghệ MPLS.
78
• Tính hội tụ truy nhập: Cho phép nhiều loại hình đa truy nhập mạng
bao gồm cả di động và cố định. Đồng thời vẫn kế thừa mạng
GSM/GPRS2,5 vốn có.
• Dịch vụ đa dạng: Ngoài các dịch vụ truyền thống, với sự xuất hiện của
phân hệ IMS, mạng UMTS và HSPDA cho phép phát triển các loại
hình dịch vụ gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ truyền đa phương tiện trên
IP vì với HSDPA, băng thông đường xuống có thể đạt tới 14,4Mb/s
trên lý thuyết.
• Kiến trúc mở: Các nhà phát triển dịch vụ hay ứng dụng 3G có thể dễ
dàng tích hợp và tham gia vào việc cung cấp dịch vụ mới bằng cách sử
dụng các hàm API do mạng cung cấp.
79
Kết luận chương 3
Trong phạm vi của chương 3 đề cập đến những vấn đề sau:
• Tìm hiểu về cấu trúc mạng GSM (2G) hiện tại đang khai thác và phục
vụ ở Việt Nam.
• Với những nhu cầu sử dụng các dịch vụ đa phương tiện thì đi lên 3G là
điều tất yếu.
• Các yêu cầu và mục tiêu thiết kế đối với hệ thống thông tin di động W-
CDMA. Trong đó đặt ra các yêu cầu chuyển đổi chuyển đổi giữa hai hệ
thống mạng GSM và W-CDMA.
• Đưa ra các mô hình, cấu trúc hệ thống theo các phương pháp chuyển
đổi từ mạng GSM sang W-CDMA theo các chuẩn của tổ chức 3GPP.
• Mô hình định hướng phát triển lên 3G của Viettel Mobile
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu tài liệu trong, chương 3 của đồ án cũng đã đưa
ra con đường phát triển cho hệ thống thông tin di động từ 2G lên 3G. Và khả
năng áp dụng vào mạng thông tin di động ở Việt Nam là rất có triển vọng.
80
KẾT LUẬN CHUNG
Sau thời gian tiến hành học tập, nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu
chuyên môn có liên quan cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy
giáo hướng dẫn, em đã hoàn thành đồ án theo đúng mục tiêu đề ra. Các kết
quả đạt được của đồ án bao gồm các nội dung sau:
1. Tìm hiểu về cấu trúc mạng thông tin di động thế hệ ba W-CDMA
theo chuẩn IMT-2000 đã được thử nghiệm triển khai trên thế giới và Việt
Nam. Nó đã cho thấy được ưu điểm nổi trội hơn hẳn so với hệ thống 2G như:
tốc độ truyền số liệu cao hơn hẳn, dung lượng cao hơn, ít bị ảnh hưởng của
nhiễu...
2. Tìm hiểu về kỹ thuật trải phổ trong W-CDMA, các công nghệ W-
CDMA, điều khiển công suất, để thoả mãn các yêu về chất lượng của hệ
thống 3G.
3. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các mô hình của 3GPP đó đã đưa ra định
hướng phát triển cho hệ thống thông tin di động ở Việt Nam đi lên 3G cụ thể
đối với mạng 2G GSM lên 3G W-CDMA. Tuy đó chỉ là những vấn đề mang
tính lý thuyết nhưng hi vọng đó sẽ là một ý kiến của em góp phần vào sự phát
triển chung của hệ thống thông tin di động ở Việt Nam.
Qua đây, một lần nữa em xin được cảm ơn thầy giáo Đại tá, PGS,TS
Trương Văn Cập và các thầy cô giáo trong Khoa Vô tuyến điiện tử -
HVKTQS đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Vì thời gian có hạn,
phương tiện tìm hiểu còn thiếu thốn, cộng với kinh nghiệm và kiến thức bản
thân còn nhiều hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy cô giáo và
các bạn cùng quan tâm tới vấn đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) W-CDMA và khả năng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai.pdf