Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn lai Pietrain X (Yorkshire X móng cái) được nuôi bằng nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ ở Quảng Trị

Tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) nuôi thịt trong nông hộ bằng khẩu phần tự phối trộn dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có ở tỉnh Quảng Trị không thua kém lợn lai P x (Y x MC) được nuôi bằng hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh về các chỉ tiêu sản xuất và chất lượng thịt xẻ. Lợn P x (Y x MC) nuôi trong nông hộ bằng các khẩu phần tự phối trộn vẫn cho tăng trọng nhanh, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ cao. Từ các kết quả nghiên cứu này, cho thấy lợn lai P x (Y x MC) thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở tỉnh Quảng Trị. Đề nghị phổ biến rộng rãi tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) này vào sản xuất ở các địa phương có điều kiện tương tự .

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn lai Pietrain X (Yorkshire X móng cái) được nuôi bằng nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ ở Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN LAI PIETRAIN X (YORKSHIRE X MÓNG CÁI) ĐƯỢC NUÔI BẰNG NGUỒN THỨC ĂN SẴN CÓ TRONG NÔNG HỘ Ở QUẢNG TRỊ Phùng Thăng Long Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Nguyễn Phú Quốc Sở NN&PTNT, tỉnh Quảng Trị TÓM TẮT Mục đích chính của nghiên cứu này là đánh giá khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) [P x (Y x MC)] được nuôi bằng nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ ở Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợn lai P x (Y x MC) được nuôi thịt trong nông hộ bằng các khẩu phần tự phối trộn dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương có hàm lượng protein thô 18%, 16%, 14% và mật độ năng lượng trao đổi thứ tự là 3.000, 2.950 và 2.975 Kcal/kg thức ăn, tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng của lợn 10 - 30 kg, 31 - 60 kg và 61 kg - xuất chuồng (85 - 90 kg) cho tăng trọng nhanh (636,39 g/ngày đêm), chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp (3,40 kg/kg tăng trọng) và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ cao (53,32%) không thua kém lợn lai P x (Y x MC) được nuôi bằng các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh về các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt xẻ. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng có thể phát triển lợn lai P x (Y x MC) trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Từ khóa: Lợn lai, P x (Y x MC), thức ăn và nuôi dưỡng, sinh trưởng, chất lượng thịt xẻ. 1. Đặt vấn đề Các nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian gần đây đã khẳng định tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái) [P x (Y x MC)] nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp bằng các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh có hàm lượng protein thô 18%, 16%, 14% và mật độ năng lượng trao đổi thứ tự là 3.100, 3.000 và 3.000 Kcal/kg thức ăn cho các giai đoạn sinh trưởng tương ứng 10 - 30 kg, 31 - 60 kg và 61 đến xuất chuồng (85 - 90 kg) ở miền Trung cho năng suất và tỷ lệ nạc cao vượt trội so với các tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại truyền thống khác (Phùng Thăng Long, 2005, 2007). Với mục đích giới thiệu và nhân rộng tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) vào sản xuất nông hộ nhằm đẩy mạnh chương trình nạc hoá đàn lợn thịt ở Quảng Trị nói riêng, các tỉnh miền Trung nói chung, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) trong điều kiện chăn nuôi nông hộ trên cơ sở sử dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương. 6 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu Tổng số 24 lợn lai 3/4 máu ngoại P x (Y x MC) 50 - 55 ngày tuổi có trọng lượng từ 13 đến 14 kg đã được sử dụng trong thí nghiệm này. Thức ăn cho lợn thí nghiệm là các hỗn hợp thức ăn tự phối trộn từ nguyên liệu: bột ngô, bột sắn, cám gạo, bột cá sẵn có của địa phương và các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Việt Mỹ có hàm lượng protein thô 18%, 16%, 14% và mật độ năng lượng trao đổi thứ tự là 3.000, 2.950 và 2.975 Kcal/kg thức ăn. Nước uống sạch được cung cấp cho lợn đầy đủ thông qua hệ thống cung cấp nước tự động và các núm uống lắp đặt trong chuồng nuôi. Bảng 1. Công thức phối trộn các hỗn hợp thức ăn Tỷ lệ các loại thức ăn phối trộn trong khẩu phần (%) Khối lượng lợn Nguyên liệu 10 - 30 kg 31 - 60 kg 61 - 100 kg Bột sắn khô 15 20 25 Bột ngô 30 25 30 Cám gạo 30 35 30 Bột cá nhạt + Vitamin 25 20 15 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3000 2950 2975 Hàm lượng Protein thô (%) 18 16 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để xác định khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại P x (Y x MC) nuôi trong nông hộ bằng các hỗn hợp thức ăn tự phối trộn từ nguyên liệu sẵn có của Quảng Trị, chúng tôi đã tiến hành phân ngẫu nhiên 24 lợn lai P x (Y x MC) thành 2 nhóm đảm bảo tính đồng đều về tuổi, giới tính và khối lượng. Mỗi một nhóm gồm 12 cá thể, nuôi trong 6 ô chuồng ở 3 hộ (2 con/ô chuồng), cho ăn tự do các hỗn hợp thức ăn tự phối trộn (Lô thí nghiệm) hoặc hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Việt Mỹ (Lô đối chứng) có hàm lượng protein thô 18%, 16%, 14% và mật độ năng lượng trao đổi thứ tự là 3.000, 2.950 và 2.975 Kcal/kg thức ăn tương ứng với 3 giai đoạn nuôi từ 10 - 30 kg, từ 31- 60 kg và 61 kg đến giết thịt (khoảng 85 - 90 kg). Thời gian nuôi lợn thí nghiệm kéo dài 120 ngày. Trong thời gian nuôi thí nghiệm, thức ăn cho lợn được cung cấp đầy đủ và lượng thức ăn thừa được xác định, khối lượng 7 lợn được cân hàng tháng để tính toán các chỉ tiêu: tăng trọng tuyệt đối (g/ngày đêm) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg thức ăn/kg tăng trọng). Sau thời gian nuôi thí nghiệm, ở mỗi nhóm 3 lợn có trọng lượng khoảng 86 - 89 kg được giết thịt để đánh giá chất lượng thịt xẻ. Các chỉ tiêu: tỷ lệ thịt móc hàm (%), tỷ lệ thịt xẻ (%), tỷ lệ nạc (%), tỷ lệ mỡ (%), tỷ lệ xương (%) và tỷ lệ da (%) được xác định theo phương pháp hiện hành trong nghiên cứu chăn nuôi. Chỉ tiêu diện tích mắt thịt (cm2) của cơ thăn (longissimus Dorsi) ở vị trí giữa xương sườn thứ 10 và 11 được xác định dùng tracing paper (40 g/m2). Độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 (cm) cũng được xác định. Các số liệu thu thập, được xử lý và phân tích thống kê sử dụng Model GLM của phần mền Minitab (phiên bản 13.2). Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Sự thay đổi khối lượng và tốc độ sinh trưởng của lợn thí nghiệm qua các tháng nuôi Kết quả được trình bày trên bảng 2. Bảng 2. Khối lượng (kg/con) và tốc độ tăng trọng (g/ngày đêm) của lợn thí nghiệm qua các tháng nuôi Lợn lai P x (Y x MC) Chỉ tiêu Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (ĐC) Thức ăn tự phối trộn (TN) Khối lượng khi đưa vào thí nghiệm (kg) 12,91 ± 0,25 13,60 ± 0,19 Khối lượng sau tháng nuôi thứ 1 (kg) 27,00 ± 0,38 27,88 ± 0,27 Khối lượng sau tháng nuôi thứ 2 (kg) 45,33 ± 0,85 46,41 ± 0,71 Khối lượng sau tháng nuôi thứ 3 (kg) 64,60 ± 0,74 66,72 ± 0,67 Khối lượng sau tháng nuôi thứ 4 (kg) 88,33 ± 0,80 89,96 ± 0,84 Tăng trọng tháng thứ 1 (g/ngày) 469,40 ± 10,50 476,11 ± 5,26 Tăng trọng tháng thứ 2 (g/ngày) 611,10 ± 29,40 617,80 ± 17,20 Tăng trọng tháng thứ 3 (g/ngày) 642,20 ± 14,90 676,70 ± 10,20 Tăng trọng tháng thứ 4 (g/ngày) 791,10 ± 10,10 775,00 ± 16,30 Tăng trọng trung bình (g/ngày) 628,47 ± 5,11 636,39 ± 6,02 Số liệu ở bảng 2 cho thấy khối lượng của lợn lai P x (Y x MC) ở lô thí nghiệm nuôi bằng hỗn hợp thức ăn tự phối trộn và ở lô đối chứng nuôi bằng hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh lúc bắt đầu thí nghiệm tương ứng là 13,60 kg và 12,91 kg; lúc kết thúc 8 nghiên cứu tương ứng là 89,96 kg và 88,33 kg là tương đương nhau và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Về tốc độ sinh trưởng của lợn ở cả 2 lô tăng dần qua thời gian nuôi phản ánh đúng qui luật sinh trưởng chung của lợn. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình của lợn P x (Y x MC) trong suốt thời gian nuôi thí nghiệm ở cả hai lô đều đạt cao: 628,47 g/ngày đêm ở lô đối chứng và 636,39 g/ngày đêm ở lô thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu này cao hơn đáng kể so với các kết quả nghiên cứu trước đây trên các tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại khác: Yorkshire x (Yorkshire x Móng Cái) và Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) nuôi tại miền Trung (Nguyễn Đức Hưng và cộng sự, 2000; Nguyễn Kim Đường và cộng sự, 2000; Phùng Thăng Long và cộng sự, 2003) và không thua kém các tổ hợp lợn lai 2 - 4 máu ngoại (Phùng Thị Vân và cộng sự, 2001; Phùng Thăng Long và Trần Văn Hạnh, 2005; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006). Kết quả nghiên cứu này cho thấy lợn lai P x (Y x MC) có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ và bằng các khẩu phần ăn tự phối trộn dựa trên nguyên liệu sẵn có của các địa phương, đồng thời kết quả này cũng góp phần tái khẳng định tính cạnh tranh của tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) về khả năng tăng trọng so với các tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại hiện có khác tại khu vực miền Trung. 3.2. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng cho lợn thí nghiệm qua các tháng nuôi Kết quả được trình bày trên bảng 3. Bảng 3. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng của lợn qua các tháng nuôi Lợn lai P x (Y x MC) Chỉ tiêu Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (ĐC) Thức ăn tự phối trộn (TN) Tiêu tốn thức ăn tháng thứ nhất (kg thức ăn/kg tăng trọng) 2,39 ± 0,02 2,40 ± 0,01 Tiêu tốn thức ăn tháng thứ hai (kg thức ăn/kg tăng trọng) 2,97 ± 0,01 2,99 ± 0,01 Tiêu tốn thức ăn tháng thứ ba (kg thức ăn/kg tăng trọng) 3,65 ± 0,02 3,66 ± 0,03 Tiêu tốn thức ăn tháng thứ tư (kg thức ăn/kg tăng trọng) 4,00 ± 0,02 4,12 ± 0,06 Tiêu tốn thức ăn qua 4 tháng nuôi (kg thức ăn/kg tăng trọng) 3,36 ± 0,01 3,40 ± 0,02 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở cả 2 nhóm lợn P x (Y x MC) được nuôi bằng các hỗn hợp thức ăn khác nhau tăng dần qua các tháng nuôi. Trong cả thời gian nuôi, 9 tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,36 kg ở lô đối chứng và 3,4 kg ở lô thí nghiệm và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05). So sánh kết quả này với các kết quả nghiên cứu trước đây (Nguyễn Đức Hưng và cộng sự, 2000; Nguyễn Kim Đường và cộng sự, 2000) thì chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng trong nghiên cứu này là thấp hơn. Điều này có thể do tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi trên cùng đối tượng lợn lai P x (Y x MC) sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nuôi tại miền Trung (Phùng Thăng Long, 2004). Kết quả này cho phép chúng ta đánh giá tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại P x (Y x MC) thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở Quảng Trị, có tốc độ sinh trưởng nhanh, do đó, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp hơn so với các tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại khác. 3.3. Phẩm chất thịt xẻ của lợn thí nghiệm Kết quả về một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phẩm chất thịt xẻ của lợn thí nghiệm được trình bày trên bảng 4. Bảng 4. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phẩm chất thịt xẻ của lợn thí nghiệm Lợn lai P x (Y x MC) Chỉ tiêu Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (ĐC) Thức ăn tự phối trộn (TN) Khối lượng lợn lúc giết mổ (kg) 86,67 ± 0,33 88,33 ± 0,88 Khối lượng móc hàm (kg) 69,33 ± 0,60 70,47 ± 0,78 Tỷ lệ móc hàm (%) 79,99 ± 0,52 79,77 ± 0,13 Khối lượng thịt xẻ (kg) 62,07 ± 0,24 62,92 ± 0,74 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 71,63 ± 0,20 71,23 ± 0,14 Tỷ lệ nạc (%) 53,42 ± 0,24 53,32 ± 0,22 Tỷ lệ mỡ (%) 19,44 ± 0,29 19,81 ± 0,17 Tỷ lệ xương (%) 7,85 ± 0,07 7,99 ± 0,11 Tỷ lệ da (%) 17,17 ± 0,47 16,76 ± 0,45 Dày mỡ lưng P2 (mm) 13,61 ± 0,09 13,71 ± 0,16 Diện tích cơ thăn (cm2) 48,55 ± 0,15 48,23 ± 0,06 Qua bảng 4 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trọng lượng móc hàm, tỷ lệ móc hàm, trọng lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, tỷ lệ mỡ, tỷ lệ xương, tỷ lệ da ở tổ hợp lai lợn P x (Y x MC) khi nuôi bằng hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh 10 và hỗn hợp thức ăn tự phối trộn (P>0.05). Chỉ tiêu tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ ở lợn lai P x (Y x MC) khi được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn tự phối trộn theo thứ tự là 53,42% và 53,32% đều cao hơn rõ rệt (3-7%) so với các kết quả nghiên cứu trước đây trên lợn lai 3/4 máu ngoại Y x (Y x MC) và các L x (Y x MC) (Nguyễn Đức Hưng và cộng sự, 2000; Nguyễn Kim Đường và cộng sự; Phùng Thăng Long và cộng sự, 2003). Các kết quả về tỷ lệ nạc trong nghiên cứu này tương đương với các kết quả nghiên cứu trên cùng đối tượng lợn lai P x (Y x MC) đã được công bố trước đây (Phùng Thăng Long, 2004; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2004). Các chỉ tiêu diện tích mắt thịt ở tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) trong thí nghiệm này cao hơn và tỷ lệ mỡ/thân thịt xẻ là thấp thua đáng kể so với các tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại Y x (Y x MC) và các L x (Y x MC) nuôi ở Thừa Thiên Huế (Nguyễn Đức Hưng và cộng sự, 2000; Nguyễn Kim Đường và cộng sự; Phùng Thăng Long và cộng sự, 2003). Kết quả về diện tích mắt thịt, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ ở tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) này tương đương với các tổ hợp lợn lai 2-4 máu ngoại đã được nghiên cứu trước đây (Phùng Thị Vân và cộng sự, 2001; Phùng Thăng Long, Trần Văn Hạnh, 2005; Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình, 2006). Theo chúng tôi những kết quả trên có thể do ưu thế lai của lợn P x (Y x MC) mang lại. 4. Kết luận Tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) nuôi thịt trong nông hộ bằng khẩu phần tự phối trộn dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có ở tỉnh Quảng Trị không thua kém lợn lai P x (Y x MC) được nuôi bằng hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh về các chỉ tiêu sản xuất và chất lượng thịt xẻ. Lợn P x (Y x MC) nuôi trong nông hộ bằng các khẩu phần tự phối trộn vẫn cho tăng trọng nhanh, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ cao. Từ các kết quả nghiên cứu này, cho thấy lợn lai P x (Y x MC) thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở tỉnh Quảng Trị. Đề nghị phổ biến rộng rãi tổ hợp lợn lai P x (Y x MC) này vào sản xuất ở các địa phương có điều kiện tương tự . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Kim Đường, Trần Văn Do, Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 và khả năng sản xuất của lợn lai 3/4 máu ngoại ở Quảng Trị, Kết quả nghiên cứu KHCN Nông Lâm nghiệp 1998-1999, Trường ĐH Nông Lâm Huế, NXB Nông nghiệp (2000), 265-273. 2. Nguyễn Đức Hưng, Phạm Khánh Từ, Nguyễn Minh Hoàn, Giang Thanh Nhã, Nguyễn Văn Phong, Hoàng Nghĩa Duyệt, Kết quả bước đầu nghiên cứu về lợn lai hướng nạc ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu KHCN Nông Lâm nghiệp 1998-1999, Trường ĐH Nông Lâm Huế, NXB Nông nghiệp, (2000), 303-308. 3. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình, Năng suất sinh sản, nuôi thịt và chất lượng thịt 11 của lợn nái Yorkshire phối giống với lợn đực Landrace và Pietrain, Tạp chí KHKT chăn nuôi, số 12 (94), (2006), 4-7. 4. Phùng Thăng Long và CS, Nghiên cứu ảnh hưởng các mức protein khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và phẩm chất thịt xẻ của lợn lai (Móng Cái x Yorkshire) x Yorkshire, Tạp chí NN&PTNT, số 6, (2003), 714-715. 5. Phùng Thăng Long, Trần Văn Hạnh, Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lợn lai ngoại x ngoại ở miền Trung, Tạp chí NN&PTNT, số 60, (2005), 29-30 và 36. 6. Phùng Thăng Long, Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lợn lai 3/4 máu ngoại ở miền Trung, Tạp chí NN&PTNT, số 59, (2005), 40-41. 7. Phùng Thăng Long, Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái), Tạp chí NN&PTNT, số 4, (2007), 23-25. 8. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng, Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống Landrace x Yorkshire, giữa ba giống Landrace, Yorkshire và Duroc và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỷ lệ nạc > 52%. Báo cáo KH chăn nuôi Thú y, 1999-2000, Phần chăn nuôi gia súc, NXB Nông nghiệp, (2001), 207- 219. STUDY ON GROWTH PERFOMANCE AND CARCASS CHARACTERISTICS OF PIETRAIN X (YORKSHIRE X MONG CAI) CROSSBRED PIGS RAISED UNDER HOUSEHOLD CONDITIONS BASED ON FEED RESOURCES AVAILABLE IN QUANGTRI PROVINCE Phung Thang Long College of Agriculture and Forestry, Hue University Nguyen Phu Quoc Department of Agriculture and Rural Development, Quang Tri Province SUMMARY The experiment was carried out to evaluate the growth performance and carcass characteristics of Pietrain x (Yorkshire x Mong Cai) crossbred pigs raised under household conditions based on feed resources available in Quang Tri province. The result have showed that the Pietrain x (Yorkshire x Mong Cai) crossbred pigs - raised under household conditions with diets formulated from feed resources available in Quang Tri province with the rude protein contents of 18%, 16%, 14% and the energy concentration of 3.000, 2.950 và 2.975 Kcal ME/kg feed for growing periods of 10 - 30 kg, 31-60 kg and 61 kg - slaughter weight, respectively - have high daily weight gain (636,39 g/day), low feed conversion ratio (3,40 kg feed/kg gain) 12 and high lean meat percentage (53,32%) in the carcasses. These figures are equivalent to those from the study on Pietrain x (Yorkshire x Mong Cai) crossbred pigs raised with complete feed. These resutls implies that we can develop Pietrain x (Yorkshire x Mong Cai) crossbred pigs under household production conditions. Keywords: crossbred pigs, Pietrain x (Yorkshire x Mong Cai), feed and feeding, growth, carcass chracteristics.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf561_6866.pdf
Luận văn liên quan