LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển ngày càng tăng của các thiết bị cá nhân di động và nhu cầu truy cập internet ở mọi nơi, mọi lúc đang được đặt ra. Để quản lý và hỗ trợ các thiết bị di động này cần có một giải pháp kỹ thuật chung cho nó và Mobile IP ra đời. Mobile IP góp phần giải quyết việc quản l tính di động của các thiết bị cũng như cá nhân.
Trong đề tài này có đề cập đến nguyên ly làm việc của Mobile Ipv6, giao thức Mobile Ipv6 và khái quát đến thủ tục ICMPv6 với cái nhìn tổng quan , một số nhiệm vụ của nó.
Do khuôn khổ thời gian có hạn trong khi đó khối lượng kiến thức rất lớn nên trong khuôn khổ tiểu luận này chỉ nghiên cứu khái quát một số khái niệm về Mobile IPv6 và ICMPv6.
Cụ thể trong đề tài chia thành các chương sau:
Chương I – Tổng quan về Mobile IPv6
Chương II- Giao thức Mobile IPv6
Chương III- ICMPv6
Chương IV- Truyền thông trong Mobile IPv6
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Việt Hùng đã tận tình hướng dẫn cho nhóm em thực hiện đề tài này.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦUi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTii
DANH MỤC HÌNH VẼiii
MỤC LỤCiv
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ MOBILE IPv6. 1
1.2 Nguyên lý làm việc của Mobile IPv6. 3
CHƯƠNG II – GIAO THỨC MOBILE IPv6. 4
2.1. Cấu trúc Mobility Header và Mobility Messages. 4
2.1.2. Kiểu gói tin lưu động được cho bởi bảng sau. 4
2.2 Biểu diễn địa chỉ IPv6. 6
2.3 Một số hoạt động của IPv6. 7
2.3.1 Cấu hình tự động địa chỉ cho IPv6 node. 7
2.3.2. Phân giải địa chỉ (Address Resolution). 10
CHƯƠNG III - ICMPv6. 12
3.1 Tổng quan về thủ tục ICMP. 12
3.2 Nhiệm vụ của ICMPv6. 13
3.2.1 Tìm Path MTU (Path MTU Discovery). 13
3.2.2 Thông báo lỗi (Error Notification). 13
3.2.3 Thông báo thông tin. 13
3.2.4 Tìm kiếm router và prefix địa chỉ13
3.2.5 Tự động cấu hình địa chỉ (Address auto configuration). 13
3.2.6 Kiểm tra trùng lặp địa chỉ (Duplicate Address Detection). 14
3.2.7 Phân giải địa chỉ (Address Resolution). 14
3.2.8 Kiểm tra tính kết nối được của node lân cận (Neighbor Reachability Detection)14
3.2.9 Redirect14
CHƯƠNG IV15
TRUYỀN THÔNG TRONG MOBILE IPv6. 15
4.1 Kiểm tra sự trùng lặp địa chỉ (Duplicate Address Detection). 15
4.2 Tìm kiếm Router Router Discovery). 16
4.3 Giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP. 18
4.3.1 Mở rộng không gian địa chỉ18
4.3.2 Hiệu quả hơn trong việc định tuyến. 18
4.3.3. Mào đầu nhỏ hơn với các mở rộng tùy chọn. 18
4.4 Quá trình phân bổ địa chỉ stateful18
KẾT LUẬNv
TÀI LIỆU THAM KHẢOv
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3377 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khái quát một số khái niệm về Mobile IPv6 và ICMPv6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển ngày càng tăng của các thiết bị cá nhân di động và nhu cầu truy cập internet ở mọi nơi, mọi lúc đang được đặt ra. Để quản lý và hỗ trợ các thiết bị di động này cần có một giải pháp kỹ thuật chung cho nó và Mobile IP ra đời. Mobile IP góp phần giải quyết việc quản l tính di động của các thiết bị cũng như cá nhân.
Trong đề tài này có đề cập đến nguyên ly làm việc của Mobile Ipv6, giao thức Mobile Ipv6 và khái quát đến thủ tục ICMPv6 với cái nhìn tổng quan , một số nhiệm vụ của nó.
Do khuôn khổ thời gian có hạn trong khi đó khối lượng kiến thức rất lớn nên trong khuôn khổ tiểu luận này chỉ nghiên cứu khái quát một số khái niệm về Mobile IPv6 và ICMPv6.
Cụ thể trong đề tài chia thành các chương sau:
Chương I – Tổng quan về Mobile IPv6
Chương II- Giao thức Mobile IPv6
Chương III- ICMPv6
Chương IV- Truyền thông trong Mobile IPv6
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Việt Hùng đã tận tình hướng dẫn cho nhóm em thực hiện đề tài này.
Nhóm 10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa Tiếng Anh
Nghĩa Tiếng Việt
IETF
Internet Engineering Task Force
Nhóm đặc trách kỹ thuật Internet
HA
Home Agent
Trạm gốc
CoA
Care-of address
Địa chỉ quản lý của Mobile Node
MN
Mobile Node
Một nút Ipv6
CN
Correspondent Node
MH
Mobility Header
DHCP
Dynamic Host Configuration Protocol
ICMPv6
Internet Control Message Protocol version 6
MTU
Micro Technology Unlimited
RA
Router Advertisement
DHCPv6
Dynamic Host Configuration Protocol for IPv6
IP
Internet Protocol (được định nghĩa trong RFC 792)
MIPv6
Mobile IP for IPv6
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Các thành phần của Mobile Ipv6 2
Hình 2: Mô hình làm việc của Mobile IPv6 3
Hình 3 Khuôn dạng của Mobility Header (MH) 4
Hình 4 : Biểu diễn địa chỉ IP 6
Hình 5: Tự động cấu hình địa chỉ Ipv6 host 10
Hình 6 : Sơ đồ phân giải địa chỉ 11
MỤC LỤC
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ MOBILE IPv6
IP (Internet Protocol) là giao thức thuộc tầng mạng, nó có trách nhiệm vận chuyển các Datagram qua mạng Internet. Mục đích chính của giao thức IP là cung cấp các khả năng kết nối các mạng con thành liên kết mạng để truyền dữ liệu. Giao thức IP là 1 giao thức kiểu không liên kết (Conectionlees) có nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu.
Năm 1998, Nhóm đặc trách kỹ thuật Internet (IETF) đã ban hành tài liệu giao thức Internet phiên bản 6 (gọi tắt là IPv6). Một trong các lý do chính cho sự phát triển của IPv6 là sự bùng nổ số lượng các thiết bị sử dụng địa chỉ IP. Không gian địa chỉ 32bit của IPv4 cho phép tối đa khoảng 4 tỷ địa chỉ. Nhưng bởi vì có quá nhiều tổ chức đã đăng ký các vùng địa chỉ IP lớn hơn mức họ cần, thậm chí nhiều địa chỉ không dùng đến. Năm 1990, khi IETF bắt đầu làm việc với giao thức Internet thế hệ mới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng IPv4 có thể sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên địa chỉ vào năm 2010. Nhưng với IPv6 điều đó sẽ không xảy ra - nó sử dụng không gian địa chỉ 128 bit, gấp bốn tỷ lần không gian địa chỉ mà IPv4 hiện có thể cung cấp.
Giao thức Mobile IP được nghiên cứu dựa trên nền tảng của giao thức TCP/ IP kế thừa các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm cho phù hợp với tình hình phát triển hiện tại. Là giao thức cho phép các máy tính (Node) di chuyển trên mạng mà không phải thay đổi địa chỉ IP của máy (Node). Nói cách khác là các máy tính (Node) nay có khả năng kết nối vào Internet tại bất cứ địa điểm nào trên thế giới.
MIPv6 nhằm giải quyết đồng thời hai vấn đề. Thứ nhất, nó cho phép chuyển giao liên tục mặc dù máy chủ (MN) chuyển động và thay đổi địa chỉ IP. Thứ hai, nó cho phép gói tin tìm đến một nút thông qua địa chỉ IP tĩnh tại địa chỉ thường trú gốc (HA). Nói một cách khác, MIPv6 chú trọng tới bản chất nhận dạng của các địa chỉ IP.
1.1 Các thành phần của MIPv6
Home
Link
Foreign
Link
Home
Agent
IPv6 Network
Correspondent Node
Care – of
Address
Mobile
Node
Home
Address
Hình 1: Các thành phần của Mobile Ipv6
Trong đó
*Home Link: Home Link thực hiện gán vào home subnet prefix, để từ mỗi nút thu được Home Address (địa chỉ gốc) của nó. Home Subnet Prefix là địa chỉ IP tương ứng corresponding) với một nút di động trong mạng gốc.
*Home Address: Địa chỉ gốc được gắn cho Mobile Node và luôn kiểm soát được Mobile Node khi nó thay đổi vị trí.
*Home Agent (HA - Trạm gốc): Mỗi Mobile Node được gán một địa chỉ IP từ HA trên mạng gốc, đó là địa chỉ Care – Of. Trong khi Mobile Node rời khỏi gốc, HA sẽ chặn các phần trên Home link đích đến địa chỉ gốc của nút di động, đóng gói chúng và chuyển tiếp (tunnel) đến Mobile Node đăng ký địa chỉ Care – Of.
*Care-of address (CoA): Là địa chỉ quản lý của Mobile Node. Một Mobile Node có thể gán nhiều địa chỉ Care – Of. Tuy nhiên chỉ một địa chỉ Care – Of được đăng ký là địa chỉ Care – Of chính với trạm gốc của Mobile Node. Sự liên hệ giữa Home Address và Care Of Address được gọi là Binding (nối kết).
*Mobile Node: Một nút Ipv6 có thể di động, nhưng vẫn được nhận biết nhờ gắn kết với địa chỉ Care – Of của nó, từ đó giúp cho quá trình chuyển nhận gói tin giữa các nút được thực hiện dễ dàng thông qua việc nối kết và xử lý giữa HA, CN và MN
*Correspondent Node: Một nút tương đương với Mobile Node và có thể truyền tin tới Mobile Node một cách trực tiếp.
R2
R1
R3
Internet
Mạng A
Mạng B
Mạng C
HA
MN
CN
Hình 2: Mô hình làm việc của Mobile IPv6
1.2 Nguyên lý làm việc của Mobile IPv6
Khi MN đang trong mạng thường trú, nó sẽ hoạt động mà không sử dụng chức năng di động, nó nhận các gói tin và trả lời các gói tin như một máy chủ thông thường.
Nếu MN đi khỏi mạng thường trú thì MN cần có một đại diện thay mặt nó. Đó là đại diện HA – có thể thông tin với MN không phụ thuộc vào vị trí của MN. Do đó có thể coi HA là vị trí vật lý của MN.
Khi MN phát hiện nó đang ở mạng khác, MN đăng ký địa chỉ Care - Of của nó với bộ định tuyến trên Home link, Home Agent. Để đăng ký địa chỉ Care – Of, Mobile Node sẽ gửi yêu cầu cập nhật kết nối đến Home Agent. HA đáp ứng bằng cách ghi nhận kết nối. MN sử dụng địa chỉ Case – of làm địa chỉ nguồn trong phần tiêu đề của gói tin gửi đi.Các gói tin gửi đến MN bằng cách sử dụng tiêu đề định tuyến .
Gói tin gửi cho MN được truyền tới Home Agent của nó, HA nhận được gói tin, thực hiện đóng gói và chuyển tới CoA của MN. Việc truyền tin giữa MN và CN được thực hiện bằng chuyển trực tiếp.
Sự liên hệ giữa HA và CoA gọi là Binding. Mỗi nút truyền tin trực tiếp với Mobile Node thì được gọi là correspondent node. Một correspondent node cũng có thể trở thành Mobile Node.
CHƯƠNG II – GIAO THỨC MOBILE IPv6
2.1. Cấu trúc Mobility Header và Mobility Messages
2.1.1. Cấu trúc Mobility Header (MH)
Cấu trúc MH được định nghĩa cho Mobile Ipv6, đó là một sự mở rộng Header dùng cho Mobile Node, Correspondent node và Home Agent. Được sử dụng để thiết lập và giữ các liên kết. Định dạng của cấu trúc MH được cho bởi hình sau:
Payload Proto
(1byte)
Header Length
(1byte)
MH Type
(1 byte)
Reserved
(1byte)
Checksum
(2 byte)
Data
(Variable)
59
0
Hình 3 Khuôn dạng của Mobility Header (MH)
Trường Payload Proto: Tương ứng với trường Header kế tiếp trong Ipv6 Header, giá trị của nó là 59 đồng nghĩa với việc nó là Header cuối cùng trong gói.
Trường Header Length: độ dài của MH, sử dụng 8 bytes unit để biểu diễn, độ dài của MH luôn là tổ hợp của 8 bytes.
Trường MH type: nhận biết những định kiểu đặc trưng trong một gói tin lưu động, nó được minh họa, cụ thể hóa ở bảng 1 bên dưới.
Trường Checksum: dùng để kiểm tra MH, nó thực hiện tính toán trong pseudoheader và tuân theo những quy tắc được định nghĩa ở chuẩn RFC 2460
Trường Data: biến đổi phụ thuộc vào kiểu gói tin lưu động
2.1.2. Kiểu gói tin lưu động được cho bởi bảng sau
GGiá trị
Kiểu thông điệp
Mô tả
0
Binding Refresh Request
Gửi bởi CN, yêu cầu MN cập nhật liên kết
1
Home Test Init
Gửi bởi MN để khởi tạo một quá trình chuyển nhận và yêu cầu 1 mã khóa gốc từ CN. Gửi tới CN thông qua đường tunnel từ HA
2
Care-of Test Init
Gửi bởi MN để khởi tạo một quá trình chuyển nhận và yêu cầu mã khóa từ CN. Gửi tới CN một cách trực tiếp
3
Home Test Message
Đáp ứng lại gói tin Home Test Init (kiểu 1). Gửi từ CN tới MN, chứa cookie và mã khóa xác nhận quá trình chuyển nhận, gửi thông qua đường tunnel từ HA
4
Care-of Test Message
Đáp ứng lại gói tin Care – of Test Init (kiểu 2) . Gửi từ CN tới MN, chứa cookie và mã khóa quản lý (care – of) để xác nhận quá trình chuyển nhận. Gửi đến MN một cách trực tiếp
5
Binding Update
Gửi bởi MN để thông báo thay đổi care-of address của nó, gói tin này được giải thích và cụ thể hóa ở phần sau
6
Binding Ack
Gửi xác nhận cho gói tin Binding Update, nó cũng được giải thích cụ thể ở phần sau
7
Binding Error
Gửi bởi CN để báo hiệu lỗi liên quan đến gói tin lưu động, nó loại bỏ những liên kết không thích hợp trong địa chỉ đích, có thể có những giá trị sau:
1 = Không xác định liên kết
2 = Không chấp nhận kiểu giá trị MH
8
Fast Binding Update
Gần giống như Binding Update, chỉ có 1 số sai khác không đáng kể
9
Fast Binding Ack
Ghi nhận gói tin Fast Binding Update
10
Fast Neighbor Advertisement
Gửi bởi Mobile Node để thông báo sự thay đổi thành phần của nó cho sự truy cập định tuyến mới
2.2 Biểu diễn địa chỉ IPv6
Địa chỉ IPv6 được viết dưới dạng hexa decimal. Địa chỉ IPV6 có độ dài 128 bít nhị phân. 128 bít nhị phân này được chia thành các nhóm 4 bít, chuyển đổi viết theo dạng số hexa decimal và nhóm 4 số hexa thành một nhóm phân cách bởi dấu “:” như trên. Kết quả, địa chỉ ipv6 được biểu diễn thành một dãy số gồm 8 nhóm số hexa cách nhau bằng dấu “:”, mỗi nhóm gồm 4 chữ số hexa (Hình 4)
Rút gọn cách viết địa chỉ IPv6:
Không như địa chỉ IPv4, địa chỉ ipv6 có rất nhiều dạng. Trong đó có những dạng chứa nhiều chữ số 0 đi liền nhau. Nếu viết toàn bộ và đầy đủ những con số này thì dãy số biểu diễn địa chỉ IPv6 thường rất dài. Do vậy, có thể rút gọn cách viết địa chỉ ipv6 theo hai quy tắc sau đây:
Quy tắc 1: Trong một nhóm 4 số hexa, có thể bỏ bớt những số 0 bên trái. Ví dụ cụm số “0000” có thể viết thành “0”, cụm số “09C0” có thể viết thành “9C0”
Quy tắc 2: Trong cả địa chỉ ipv6, một số nhóm liền nhau chứa toàn số 0 có thể không viết và chỉ viết thành “::”. Tuy nhiên, chỉ được thay thế một lần như vậy trong toàn bộ một địa chỉ ipv6. Điều này rất dễ hiểu. Nếu chúng ta thực hiện thay thế hai hay nhiều lần các nhóm số 0 bằng “::”, chúng ta sẽ không thể biết được số các số 0 trong một cụm thay thể bởi “::” để từ đó khôi phục lại chính xác địa chỉ IPv6 ban đầu.
Ví dụ về rút gọn địa chỉ IPv6 (Hình 3)
Địa chỉ ipv6 còn được biểu diễn theo cách thức liên hệ với địa chỉ ipv4. 32 bít cuối của địa chỉ ipv6 tương ứng địa chỉ ipv4 được biết theo cách viết thông thường của địa chỉ ipv4, như trong ví dụ trên.
Địa chỉ IPV6: 128 bit
0010 0000…00… 1100 1011 1010 0010 0011 1001 1011 0111
2000:0000:0000:0000:0000:0000:CBA2:39B7
32 cụm 4 bit = 32 chữ số hexa = 8 cụm 4 chữ số hexa
Hình 4 : Biểu diễn địa chỉ IP
2.3 Một số hoạt động của IPv6
2.3.1 Cấu hình tự động địa chỉ cho IPv6 node
Khi nối một máy tính vào mạng IPv4, chúng ta đã rất quen thuộc với các thao tác cấu hình địa chỉ, subnet mask, default gateway, máy chủ tên miền cho máy tính để kết nối mạng.
Địa chỉ IPv6 được cải tiến để có thể giảm thiểu những cấu hình nhân công. 64 bít cuối của địa chỉ IPv6 luôn dành để định danh giao diện. 64 bít định danh này có thể tự động cấu hình từ địa chỉ card mạng hoặc gán một cách tự động. Nhờ quy trình giao tiếp trên đường link của thủ tục Neighbor Discovery, IPv6 host có thể liên lạc với router trên đường kết nối để nhận các thông tin về prefix trên link và những tham số hoạt động khác. Do vậy, các node trong IPv6 có hai cách thức cấu hình địa chỉ: cấu hình địa chỉ bằng tay (quá trình cấu hình địa chỉ cho giao diện, tạo route… được thực hiện qua các lệnh cấu hình bằng tay), hoặc cấu hình địa chỉ tự động.
IPv6 node có hai cách thức cấu hình tự động địa chỉ cho giao diện. Một đường kết nối IPv6 có thể sử dụng một trong hai cách thức. Router trên đường link, qua quảng bá thông điệp Router Advertisement, sẽ hướng dẫn cho các host biết hiện tại đường kết nối đang sử dụng cách thức cấu hình địa chỉ nào.
+ Tự động cấu hình có trạng thái (stateful): Đây là cách thức cấu hình địa chỉ cho host dựa vào sự trợ giúp của DHCPv6 server. Cách thức cấu hình này tương tự như việc sử dụng DHCP của IPv4. Hiện nay, các rfc dành cho DHCPv6 đã được IETF hoàn thiện đầy đủ. Máy chủ DHCPv6 sẽ cung cấp cho host địa chỉ và các thông tin để host cấu hình, nên được gọi là cấu hình có trạng thái (stateful)
+ Tự động cấu hình không trạng thái (stateless): Đây là cách thức tự động trong đó, một host sẽ tự thực hiện cấu hình địa chỉ cho giao diện không cần sự hỗ trợ của bất kỳ một máy chủ DHCP nào. Host thực hiện cấu hình địa chỉ từ khi chưa có một thông tin nào hỗ trợ cấu hình (stateless) và qua trao đổi với router IPv6 trên đường kết nối.
Tự động cấu hình địa chỉ không trạng thái
(Stateless Autoconfiguration):
Node có khả năng tự động cấu hình, không cần sự hỗ trợ của máy chủ DHCP là một trong những đặc điểm hoàn toàn mới và rất hữu ích trong thế hệ địa chỉ IPv6, góp phần tăng tính hiệu quả, linh động. Thời gian đầu của địa chỉ IPv4, host luôn được cấu hình khởi tạo bằng tay bởi người quản trị. Sau đó, máy chủ DHCP được sử dụng để có thể cấp phát địa chỉ IP và thông số cho host khi nó kết nối vào mạng. Địa chỉ IPv6 tiến thêm một bước xa hơn, đó là cho phép một IPv6 node có thể tự mình cấu hình địa chỉ và các tham số hoạt động mà không cần sự hỗ trợ của một máy chủ DHCP nào.
Host cấu hình địa chỉ tự động dựa trên một số đặt tính mới của địa chỉ IPv6, bao gồm: địa chỉ link-local, multicast, thủ tục Neighbor Discovery, khả năng tự tạo 64 bít định danh giao diện từ địa chỉ lớp link-layer.
Các bước để host tự cấu hình nên địa chỉ và các thông số hoạt động của mình như sau:
1. Tạo địa chỉ link-local
Địa chỉ link-local bắt đầu bởi 10 bít prefix FE80::/10, theo sau bởi 54 bit 0. 64 bít còn lại là định danh giao diện (interface ID)
Khi khởi động, 64 bít định danh giao diện sẽ được host tự động tạo từ địa chỉ lớp link-layer. Bạn có thể tham khảo lại chi tiết quy trình tạo Interface ID trong các mục trước.
Trong hình vẽ trên, từ địa chỉ MAC 00-90-27-17-FC-0F, host sẽ tạo được interface ID 0290:27FF:FE17:FC0F
Từ đó tạo được địa chỉ link-local FE80::0290:27FF:FE17:FC0F
Ngoài việc tạo từ địa chỉ vật lý, 64 bít định danh giao diện còn có thể được gắn một cách ngẫu nhiên.
2. Thực hiện thuật toán kiểm tra trùng lặp địa chỉ (Duplicate Address Detection)
Dãy số định danh giao diện có thể được gắn một cách ngẫu nhiên, khiến cho có khả năng trùng hợp. Host cần kiểm tra chắc chắn địa chỉ link-local mình dự định sử dụng là duy nhất trong phạm vi đường kết nối link-local, trước khi sử dụng để tránh xung đột.
Do vậy nó thực hiện thuật toán DAD, như đã đề cập trong mục trước, dựa trên hai dạng thông diệp Neighbor Solicitation và Neighbor Advertisement.
3.Gắn địa chỉ link-local
Sau khi gửi thông điệp Neighbor Solicitation, nếu host không nhận được thông điệp Neighbor Advertisement phúc đáp, có nghĩa chưa có node nào trên đường link sử dụng địa chỉ này. Khi đó nó sẽ gắn địa chỉ link-local cho mình và lấy địa chỉ này để thực hiện giao tiếp với các node khác trên mạng LAN.
4. Liên hệ với router
Trong gói tin Router Advertisement do router quảng bá sẽ có các thông tin hướng dẫn host về cách thức cấu hình địa chỉ, về prefix địa chỉ của đường link, và các tham số khác. Do vậy, host sẽ đợi gói tin này trong thông điệp được router gửi một cách định kỳ, hoặc sẽ có gắng liên hệ với một router trên đường kết nối.
Để liên hệ với router
+ Host gửi gói tin RS
* Địa chỉ nguồn = ::
* Địa chỉ đích = FF02::2 (địa chỉ multicast mọi router phạm vi link)
+ Router phúc đáp:
* Router sẽ gửi RA phúc đáp:
* Địa chỉ nguồn = Địa chỉ link-local của router
* Địa chỉ đích = FF02::1 (Địa chỉ multicast mọi node phạm vi link)
* Dữ liệu = Prefix (2001:410:213:1::/64 trong hình vẽ), và một số thông số khác.
* Trong trường hợp đường kết nối đang sử dụng phương thức cấu hình stateful, trong quảng bá của router sẽ không có prefix và có cờ để hướng dẫn host sử dụng phương thức này.
5. Cấu hình địa chỉ và xác lập các giá trị thông số hoạt động
Từ thông tin nhận được trong quảng bá RA của router, host sẽ cấu hình địa chỉ và xác lập các thông số hoạt động
+ Từ thông tin về prefix:
* Host tạo địa chỉ IPv6 toàn cầu bằng cách gắn prefix này với 64 bít định danh giao diện. Để có thể tự động cấu hình địa chỉ, prefix địa chỉ do router quảng bá phải có độ dài /64.
* Đồng thời host cũng thiết lập giá trị thời gian Valid Lifetime, Preferred Lifetime cho địa chỉ theo giá trị có trong option Prefix Information của gói tin RA.
* Host đăng ký địa chỉ Multicast Solicited Node tương ứng địa chỉ unicast vừa tạo với card mạng để nhận lưu lượng của địa chỉ này.
* Host xác lập các giá trị thông số hoạt động: Hop Limit, Reachable Time (thời gian mặc định host thực hiện kiểm tra tính có thể đạt được của các node lân cận), MTU..
Trong trường hợp cụ thể, như hình 1, host sẽ cấu hình được địa chỉ toàn cầu IPv6:
Địa chỉ IPv6 = Network prefix+Interface ID
= 2001:410:213:1::90:27FF:FE17:FC0F
Hình 5
2.3.2. Phân giải địa chỉ (Address Resolution)
Trong địa chỉ IPv4, quy trình này được đảm nhiệm bởi thủ tục ARP. Node cần phân giải địa chỉ sẽ gửi gói tin truy vấn tới địa chỉ đích là địa chỉ broadcast, tác động đến mọi node khác trên đường link.
Trong địa chỉ của IPv6, đây là một trong số những quy trình thủ tục Neighbor Discovery đảm nhiệm. Để phục vụ cho việc phân giải tương ứng địa chỉ lớp mạng và địa chỉ vật lý, các node IPv6 đều duy trì một bảng cache thông tin về các node lân cận gọi là "neighbor cache". Trong HĐH window, chúng ta có thể xem thông tin trong bảng này với lệnh netsh>interface ipv6>show neighbors.
Khi một IPv6 node cần tìm địa chỉ lớp link-layer (ví dụ địa chỉ MAC trên đường link Ethernet) tương ứng với một địa chỉ unicast IPv6 nào đó, thay vì gửi gói tin truy vấn tới địa chỉ multicast mọi node phạm vi link (FF02::1) để tác động tới mọi node trên đường link tương đương địa chỉ broadcast trong IPv4, node đó chỉ gửi tới địa chỉ Multicast Solicited Node tương ứng địa chỉ unicast cần phân giải.
Như chúng ta cũng biết, một node IPv6, khi được gắn một địa chỉ unicast, ngoài việc lắng nghe lưu lượng tại địa chỉ unicast đó, node IPv6 sẽ lập tức nghe và nhận lưu lượng của một dạng địa chỉ multicast tương ứng là Multicast Solicited Node tương ứng địa chỉ unicast này.
Như vậy, trong quá trình phân giải địa chỉ của IPv6, chỉ những node đang nghe lưu lượng tại địa chỉ Multicast Solicited Node phù hợp mới nhận và xử lý gói tin. Điều này giảm thiểu việc tác động đến mọi node trên đường link, tăng hiệu quả hoạt động.
Để thực hiện quy trình phân giải địa chỉ, hai node IPv6 trong một đường link trao đổi thông điệp Neighbor Solicitation và Neighbor Advertisement.
Khi một node cần phân giải địa chỉ, nó gửi đi trên đường link thông điệp Neighbor Solicitation:
* Địa chỉ nguồn: Địa chỉ IPv6 của giao diện gửi gói tin.
* Địa chỉ đích: địa chỉ IPv6 Multicast Solicited Node tương ứng địa chỉ unicast cần phân giải địa chỉ
* Thông tin chứa trong phần dữ liệu có chứa địa chỉ lớp link-layer của nơi gửi (trong Option Source Link-Layer Address).
Trên đường link, node đang nghe lưu lượng tại địa chỉ Multicast Solicited Node trùng với địa chỉ đích của gói tin sẽ nhận được thông tin. Nó thực hiện những hành động sau:
* Cập nhật địa chỉ lớp link-layer (địa chỉ MAC trong trường hợp kết nối Ethernet) của nơi gửi vào bảng neighbor cache.
* Gửi thông điệp Neighbor Advertisement đáp trả tới địa chỉ đích là địa chỉ nguồn đã gửi gói tin, thông tin trong phần dữ liệu có địa chỉ lớp link-layer của nó (chứa trong Option Target Link-Layer Address).
* Khi nhận được thông điệp Neighbor Advertisement, node cần phân giải địa chỉ sẽ sử dụng thông tin trong đó để thực hiện liên lạc đồng thời cập nhật thông tin vào bảng neighbor cache của mình.
Hình 6 : Sơ đồ phân giải địa chỉ
CHƯƠNG III - ICMPv6
3.1 Tổng quan về thủ tục ICMP
Như chúng ta đã biết, Internet Control Message Protocol (ICMP), là một thủ tục bắt buộc tổ hợp cùng với giao thức IP. Các thông điệp ICMP, truyền tải bằng những gói tin, được sử dụng cho mục đích thông báo liên quan đến hoạt động và những vận hành không trôi chảy của mạng. ICMP được sử dụng rộng rãi trong IPv4 với mục đích báo lỗi và điều khiển truyền tải IP. Khi có lỗi xảy ra trong quá trình truyền tải gói tin IP, router đang xử lý hoặc node nhận gói tin sẽ thông báo vấn đề cho node gửi để node gửi có thể truyền lại gói tin hoặc tiếp tục thực hiện những chu trình xử lý lỗi khác. ICMP bao gồm những thông điệp phản hồi (echo message) phục vụ cho những chương trình chẩn đoán mạng như ping, traceroute, và những thông điệp báo lỗi.
Một số chức năng của ICMP như sau:
* Thông báo lỗi mạng.
* Thông báo tắc nghẽn mạng.
* Hỗ trợ xử lý sự cố.
* Thông báo thời gian timeout.
ICMPv6 (Internet Control Message Protocol version 6) là một phần tổ hợp của cấu trúc IPv6 và phải được hỗ trợ bởi mọi thực thi ipv6. Cũng như ICMPv4, ICMPv6 thực hiện chức năng báo lỗi, hỗ trợ xử lý sự cố ... Không chỉ vậy, những thông điệp ICMPv6 cong đóng một vai trò thiết yếu đối với hoạt động của địa chỉ IPv6. Hoạt động của thế hệ địa chỉ IPv6 phụ thuộc rất nhiều vào những thông điệp ICMPv6. Ngoài những chức năng thông thường của ICMPv4, ICMPv6 còn cung cấp nhiều chức năng không tồn tại trong ipv4 hoặc được cung cấp bởi các lớp thấp hơn ví dụ thực thi quá trình phân giải địa chỉ. So với IPCMv4, ICMPv6 được đơn giản hoá bằng cách bỏ bớt đi những dạng thông điệp không còn hoặc rất hiếm khi sử dụng.
RFC2463 mô tả thủ tục ICMPv6. ICMPv6 cung cấp cơ cấu hoạt động cho hai thủ tục sau đây trong IPv6 :
+ Multicast Listener Discovery (MLD) - Thủ tục quản lý quan hệ thành viên multicast, phục vụ cho định tuyến multicast
+ Neighbor Discovery (ND) - Đảm nhiệm thực thi giao tiếp giữa các node trong một đường link.
RFC 2463 Internet Control Message Protocol (ICMPv6) for the Internet Protocol Version 6 (IPv6) Specification
3.2 Nhiệm vụ của ICMPv6
ICMPv6 cung cấp cơ cấu làm việc cho hai thủ tục MLD, ND. Thông điệp ICMPv6 thực hiện những nhiệm vụ sau trong hoạt động của địa chỉ IPv6:
3.2.1 Tìm Path MTU (Path MTU Discovery)
Router ipv6 không tiến hành phân mảnh gói tin. Do vậy, ipv6 node cần phải biết giá trị MTU nhỏ nhất (được gọi là Path MTU) trên toàn bộ đường truyền dẫn) để quyết định kích thước gói tin được gửi tới một đích cụ thể. Thông điệp ICMPv6 Packet Too Big được sử dụng trong thủ tục tìm path MTU.
3.2.2 Thông báo lỗi (Error Notification)
ICMPv6 cũng đảm nhiệm những thông báo tình trạng lỗi trong hoạt động liên quan đến lớp IP, như khám phá đích hiện không sẵn sàng. Những thông điệp Destination Unreachable, Packet Too Big, Parameter Problem, và Time Exceeded là một phần của quá trình xử lý lỗi. Thông điệp Packet Too Big còn có vai trò trong quá trình tìm Path MTU.
3.2.3 Thông báo thông tin
Nhằm mục đích dò lỗi và phân tích mạng, ICMPv6 bao gồm những thông điệp thông tin. Thông điệp Echo Request và Echo Reply được sử dụng cho mục đích này.
3.2.4 Tìm kiếm router và prefix địa chỉ
Việc tìm kiếm router và thông tin về prefix địa chỉ (Router & prefix discovery) là một phần trong thủ tục Neighbor Discovery. Mục tiêu của quá trình tìm kiếm router là để tìm ra được router lân cận trong đường kết nối (neighbor router) sẵn sàng chuyển tiếp gói tin cho host. Những thông tin này được sử dụng trong quá trình tự động cấu hình địa chỉ (auto configuration) và định tuyến. Thông điệp Router Solicitation và Router Advertisement được sử dụng cho mục đích này.
3.2.5 Tự động cấu hình địa chỉ (Address auto configuration)
Tự động cấu hình địa chỉ là một phần của thủ tục Neighbor Discovery. Mục đích của nó là tự động gán địa chỉ cho giao diện. Quá trình này có hai dạng thức: không trạng thái (stateless) và có trạng thái (stateful).
Stateful là hình thức tự động cấu hình địa chỉ có sự hỗ trợ của server DHCPv6. Để cấu hình được địa chỉ, host cần sự hỗ trợ và trạng thái cung cấp bởi DHCPv6. Do vậy, dạng thức cấu hình này được gọi là stateful.
Tự động cấu hình địa chỉ dạng stateless là một đặc tính quan trọng và rất điển hình của thế hệ địa chỉ IPv6, vốn không tồn tại trong địa chỉ ip phiên bản 4. Trong đó host có khả năng tự tìm kiếm thông tin và cấu hình địa chỉ cho giao diện của mình không cần sự hỗ trợ của bất cứ server nào, và bắt đầu từ không có thông tin trạng thái. Do vậy dạng thức cấu hình này được gọi là stateless. Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn đến quy trình này trong mục sau.
Thông điệp Neighbor Solicitation và Advertisement, cùng một số thông điệp khác được sử dụng cho mục đích này. Các quy trình tìm kiếm router, prefix (Router and Prefix Discovery), quy trình kiểm tra trùng lặp địa chỉ (Duplicate Address Detection) cũng tham dự vào quá trình tự động cấu hình địa chỉ.
3.2.6 Kiểm tra trung lặp địa chỉ (Duplicate Address Detection) Là một phần trong quá trình tự động cấu hình địa chỉ. Node chuẩn bị được gắn địa chỉ kiểm tra xem có sự trùng lặp của địa chỉ được gắn cho giao diện hay không.Thông điệp Neighbor Solicitation và Advertisement được sử dụng cho mục đích này.
3.2.7 Phân giải địa chỉ (Address Resolution)
Trong quá trình phân giải địa chỉ, node tìm kiếm thông tin quyết định địa chỉ lớp link-layer của một đích dựa trên địa chỉ IP tương ứng. Không thể có lưu lượng lớp cao được truyền tải cho tới khi nơi gửi biết được địa chỉ vật lý của đích hoặc của next hop router. Thông điệp Neighbor Solicitation và Advertisement được sử dụng cho mục đích này.
3.2.8 Kiểm tra tính kết nối được của node lân cận (Neighbor Reachability Detection)
Host kiểm tra tính kết nối tới được của đích và router local bằng quy trình Neighbor Unreachability, vốn là một phần của thủ tục Neighbor Discovery.
Thông điệp Neighbor Solicitation và Advertisement được sử dụng cho mục đích này.
3.2.9 Redirect
Trong quy trình Redirect, một router sẽ thông báo cho host biết hop tốt hơn để có thể đi tới một đích nhất định. Đây là một phần của thủ tục Neighbor Discovery.
Thông điệp Redirect được sử dụng cho quá trình Redirect.
CHƯƠNG IV
TRUYỀN THÔNG TRONG MOBILE IPv6
4.1 Kiểm tra sự trùng lặp địa chỉ (Duplicate Address Detection)
Tự động cấu hình địa chỉ là một trong những đặc tính nổi bật của thế hệ địa chỉ IPv6. Đặc tính này có được nhờ việc node IPv6 có khả năng tự cấu hình 64 bít định danh giao diện (Interface ID) từ địa chỉ của card mạng, hoặc nhận ID là một con số ngẫu nhiên. Do 64 bít định danh giao diện có thể là con số ngẫu nhiên, hoàn toàn có khả năng trên đường kết nối, địa chỉ IPv6 node dự định sử dụng đã được một node khác sử dụng rồi. Do vậy chúng cần một quy trình để kiểm tra sự trùng lặp địa chỉ trong đường link. Đó là quy trình DAD.
DAD cũng sử dụng hai thông điệp ICMPv6 Neighbor Solicitation và Neighbor Advertisement. Tuy nhiên một số thông tin của gói tin này khác với gói tin sử dụng trong quá trình phân giải địa chỉ.
Khi một node cần kiểm tra trùng lặp địa chỉ, nó gửi gói tin Neighbor Solicitation
* Địa chỉ IPv6 nguồn: Là địa chỉ unspecified "::". Điều này dễ hiểu, địa chỉ dự định được gắn cho giao diện sẽ chưa thể được sử dụng chừng nào chưa kiểm tra là không có sự trùng lặp.
* Gói tin Neighbor Solicitation sẽ chứa địa chỉ IPv6 đang được kiểm tra trùng lặp.
Sau khi gửi NS, node sẽ đợi. Nếu không có phản hồi, có nghĩa địa chỉ này chưa được sử dụng. Nếu địa chỉ này đã được một node nào đó sử dụng rồi, node này sẽ gửi thông điệp Neighbor Advertisement đáp trả:
* Địa chỉ nguồn: Địa chỉ IPv6 node giao diện gửi gói tin
* Địa chỉ đích: Địa chỉ IPv6 multicast mọi node phạm vi link (FF02::1)
* Gói tin sẽ chứa địa chỉ bị trùng lặp
Nếu node đang kiểm tra địa chỉ trùng lặp nhận được thông điệp RA phản hồi lại RS mình đã gửi, nó sẽ hủy bỏ việc sử dụng địa chỉ này.
4.2 Tìm kiếm Router Router Discovery)
Đối với hoạt động của địa chỉ IPv6, sự trao đổi giữa các host với nhau, giữa host với router là rất quan trọng. Trong mạng, router là thiết bị đảm nhiệm việc chuyển tiếp lưu lượng của các host từ mạng này sang mạng khác. Một host phải nhờ vào router để có thể gửi thông tin tới những node nằm ngoài đường kết nối của mình. Do vậy, trước khi một host có thể thực hiện các hoạt động giao tiếp với mạng bên ngoài, nó cần tìm một router và học được những thông tin quan trọng về router, cũng như về mạng. Trong thế hệ địa chỉ IPv6, để có thể cấu hình địa chỉ, cũng như có những thông số cho hoạt động, IPv6 host cần tìm thấy router và nhận được những thông tin từ router trên đường kết nối. Router IPv6 ngoài việc đảm trách chuyển tiếp gói tin cho host còn đảm nhiệm một hoạt động không thể thiếu là quảng bá sự hiện diện của mình và cung cấp các tham số trợ giúp host trên đường kết nối cấu hình địa chỉ và các tham số hoạt động. Thực hiện những hoạt động trao đổi thông tin giữa host và router là một nhiệm vụ rất quan trọng của thủ tục Neighbor Discovery.
Quá trình tìm kiếm, trao đổi giữa host và router thực hiện dựa trên hai dạng thông điệp sau:
+ Router Solicitation được gửi bởi host tới các router trên đường link. Do vậy, gói tin được gửi tới địa chỉ đích multicast mọi router phạm vi link (FF02::2). Host gửi thông điệp này để yêu cầu router quảng bá ngay các thông tin nó cần cho hoạt động ví dụ khi host chưa được gắn địa chỉ, chưa có các tham số mặc định cần thiết để xử lý gói tin…
+ Router Advertisement chỉ được gửi bởi các router để quảng bá sự hiện diện của router và các tham số cần thiết khác cho hoạt động của các host. Router gửi định kỳ thông điệp này trên đường kết nối và gửi thông điệp này bất cứ khi nào nhận được Router Solicitation từ các host trong đường kết nối.
+ Router Discovery là quá trình trao đổi giữa router và host trên một đường link, trong đó:
Router :
+ Quảng bá gói tin Router Advertisement: Nhiệm vụ cơ bản một IPv6 router thực hiện trong ND là gửi định kỳ gói tin Router Advertisement quảng bá sự hiện diện của nó trên đường kết nối và các thông số khác. Khoảng thời gian cách giữa hai thông điệp được cấu hình trên router. RA cũng được gửi khi có bất cứ tình huống đặc biệt nào xảy ra, ví dụ khi thông tin quan trọng nào đó của router thay đổi như địa chỉ của nó.
+ Duy trì những thông số cơ bản cho mạng: Router cũng đảm nhiệm việc duy trì những thông số cơ bản phục vụ cho hoạt động mạng. Những thông số này sẽ được thông báo nhờ các trường trong RA.
+ Nhận và xử lý thông điệp Router Solicitation. Router sẽ lắng nghe thông điệp này của các host và nếu nhận được gói tin này, nó sẽ lập tức gửi RA phúc đáp.
Host:
+ Nhận và xử lý gói tin Router Advertisement: Host sẽ lắng nghe nhận các thông điệp RA, khi nhận được thông điệp này, nó sẽ:
+ Xác lập những giá trị thông số hoạt động theo những giá trị được gửi trong các trường của RA. Bao gồm cả việc duy trì và cập nhật một số dữ liệu như danh sách prefix địa chỉ, router mặc định.
* Nếu host mới khởi động và chưa được gắn địa chỉ, nó sẽ theo những thông tin hướng dẫn trong RA để tự động cấu hình thông tin cho chính nó: địa chỉ IP, các tham số khác.
* Tạo gói tin Router Solicitation: Trong những trường hợp nhất định, host sẽ tạo gói tin RS và gửi đi trên đường link để có thể nhận ngay RA phúc đáp mà không đợi theo định kỳ.
Nhờ quá trình trao đổi như trên, những thông tin sau liên quan đến đường kết nối được thiết lập:
+ Router mặc định cho các host trên đường link. Trong thông điệp RA có trường Router Lifetime, giá trị của nó xác định thời gian router gửi RA có thể được coi là router mặc định. Tuy nhiên, nếu còn thời gian hợp lệ mà host nhận thấy router không liên lạc được (qua quy trình Neighbor Unreachability Detection), nó sẽ không sử dụng router làm router mặc định nữa.
+ Host có thông tin để quyết định mình cần sử dụng cách thức cấu hình có trạng thái (stateful) hay không trạng thái (stateless) khi tự động cấu hình địa chỉ. Trong RA của router có thông tin chỉ dẫn cho host phương thức nhận thông tin cấu hình địa chỉ.
+ Một số tham số mặc định trên đường link, cho hoạt động của host:
* Giá trị mặc định của Hop Limit trong các gói tin IPv6 header
* Thời gian host thực hiện lại kiểm tra tính có thể kết nối được của các node lân cận và gửi lại thông điệp Neighbor Solicitation
* Giá trị MTU mặc định của đường kết nối
* Danh sách các prefix của đường link. Mỗi prefix sẽ gồm có cả thông tin thời gian hợp lệ và thời gian ưu tiên của prefix (valid lifetime, prefer lifetime). Prefix này khi host nhận được sẽ sử dụng, gắn với định danh giao diện đã tự động tạo ra để tạo nên địa chỉ toàn cầu của host.
4.3 Giao thức phân giải địa chỉ ngược RARP
4.3.1 Mở rộng không gian địa chỉ
Để cải tiến không gian địa chỉ, IPv6 mở rộng không gian địa chỉ từ 32 bit lên 128 bit. Do đó, nó cung cấp không gian địa chỉ lớn gấp 4 lần không gian địa chỉ mà IPv4 hiện đang cung cấp. Trong khi IPv4 giới hạn số lượng địa chỉ là khoảng 4 tỷ, IPv6 cung cấp lượng địa chỉ lên đến hàng tỷ tỷ hay cụ thể là 340, 282, 366, 920, 938, 463, 463, 374, 607, 431, 768, 211, 456 địa chỉ IP thỏa mãn tất cả các yêu cầu IP được dự báo trong tương lai.
4.3.2 Hiệu quả hơn trong việc định tuyến
Việc đăng ký địa chỉ IPv6 cũng được thiết kế để kích cỡ bảng định tuyến đường trục không vượt qua giá trị 10000, trong khi kích cỡ của bảng định tuyến hiện tại thường lớn hơn 100 nghìn bản ghi.
4.3.3. Mào đầu nhỏ hơn với các mở rộng tùy chọn
Trong mào đầu gói tin IPv6, một số trường có trong mào đầu IPv4 bị loại bỏ hoặc trở thành tùy chọn, điều này làm giảm bớt gánh nặng cho quá trình xử lý gói tin và làm cho chi phí băng thông giảm mức thấp nhất có thể nếu không kể đến sự tăng lên kích cỡ của địa chỉ IPv6.
4.4 Quá trình phân bổ địa chỉ stateful
Sự khác biệt giữa cấu hình stateful và stateless là ai là người quản lý địa chỉ. Trong ví dụ về phân bổ stateful là DHCP.
Trong thủ tục DHCP, máy chủ DHCP được đặt trong mạng để phân bổ địa chỉ theo quy trình sau đây:
(1) Node gửi DHCPDISCOVER và tìm thấy máy chủ DHCP
(2) Máy chủ DHCP nhận DHCPDISCOVER và gửi trả lại DHCPOFFER.
(3) Node nhận DHCPOFFER và gửi DHCPREQUEST
(4) Máy chủ DHCP nhận DHCPREQUEST và gửi trả lại DHCPACK.
(5) Node nhận DHCPACK và cấu hình giao diện của nó.
Điểm quan trọng ở đây là máy chủ DHCP quản lý thông tin địa chỉ và duy trì là địa chỉ nào sẽ được phân bổ cho ai. Trong phân bổ địa chỉ bằng DHCP, một node chỉ có thể sử dụng duy nhất một DHCP server (mặc dù có thể có nhiều máy chủ DHCP trong một mạng. Như vậy chỉ có một địa chỉ IP được phân bổ cho giao diện của một node.
+ Quá trình tự động cấu hình không trạng thái (stateless)
Vậy địa chỉ IPV6 được tự động cấu hình như thế nào ?
Trong IPV6, 128 bít địa chỉ được phân làm hai phần: tiền tố mạng, để xác định mạng và định danh giao diện (interface ID) để xác định giao diện. Phần định danh giao diện sẽ được tự node cấu hình lên, còn prefix được thông báo bởi mạng (thường là do router). Hai phần đó sẽ kết hợp lại để cấu thành lên địa chỉ IPV6
Quy trình sau đây là quy trình thực sự của cấu hình tự động địa chỉ IPV6 không trạng thái
(1) Node mới trong mạng tạo địa chỉ link-local và gắn nó cho giao diện. Địa chỉ link-local có dạng như sau: fe80:0000:0000:0000:0000:
(2) Node thực hiện kiểm tra để chắc chắn rằng địa chỉ link-local không có sử dụng rồi trong cùng mạng bằng DAD- Duplicate Address Detection. Trước tiên, node truyền thông điệp Neighbor Solicitation (NS) trong mạng. Nếu một node nào đó đã sử dụng cùng địa chỉ rồi, node này sẽ gửi thông điệp Neighbor Advertisement (NA). Node mới sẽ sử dụng địa chỉ link-local nó vừa tạo nếu sau một khoảng thời gian nó không nhận được thông điệp NA nào. Nếu trong khoảng thời gian đó nó nhận được thông báo về tình trạng trùng lặp địa chỉ link-local, nó sẽ không sử dụng địa chỉ link-local đó và ngắt giao diện.
(3) Node mới gửi thông điệp Router Solicitation (RS) trong mạng để yêu cầu thông tin, sử dụng địa chỉ link-local vừa tạo. Việc node truyền đi thông điệp RS không phải là bắt buộc, node có thể thụ động đợi thông điệp RA vốn được gửi theo thời đoạn từ router.
(4) Router nhận thông điệp RS sẽ gửi lại thông điệp RA (Router Advertisement). Thông điệp RA được truyền theo thời hạn thời gian nhất định, do vậy node cũng không bắt buộc phải gửi thông điệp RS.
(5) Node nhận RA và thu được tiền tố địa chỉ IPV6 của nó.
(6) Khi đó node cấu thành địa chỉ IPV6 bằng cách kết hợp tiền tố mạng (prefix) và định danh giao diện (interface ID), như là nó đã thực hiện với địa chỉ link-local.
The node forms the global IPv6 address by combining prefix and interface ID, just as it did for link-local address.
Chú ý rằng những thiết bị gửi RA, như router, chỉ gửi tiền tố cố định được gắn của mạng. Nói cách khác, nó không quan tên đến sẽ gửi RA cho ai. Bởi vậy, nếu cho hai router thuộc cùng mạng đó và quảng bá các prefix khác nhau bằng RA, node nhận thông điệp sẽ tự động lấy cả hai RA và tạo nên những địa chỉ khác nhau cho cùng một giao diện.
Cấu hình định danh giao diện (Interface ID) từ địa chỉ MAC
Định danh giao diện (Interface ID) trong địa chỉ IPV6 là 64 bít cuối trong 128 bít địa chỉ IPV6. Định danh này có thể được tự động cấu hình lên từ địa chỉ card mạng MAC theo quy trình như sau:
KẾT LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu, tìm tòi cùng với sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Việt Hùng , nhóm tác giả đã hoàn thành được một số nội dung sau:
+ Nắm bắt được các vấn đề tổng quan về Mobile IPv6
+ Hiểu cơ bản về giao thức Mobile IPv6 như: gói tin lưu động, biểu diễn địa chỉ, cấu hình địa chỉ, phân giải địa chỉ…
+ Hiểu biết tổng quan và các nhiệm vụ của ICMPv6
Do thời gian có hạn nên nhóm tác giả chỉ nghiên cứu được một phần rất nhỏ, mong được sự giúp đỡ của thầy Hùng để nhóm có thể nghiên cứu về vấn đề này một cách tốt hơn, sâu hơn. Để đề tài này có một chất lượng tốt hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - OReilly.IPv6.Essentials.2nd.Edition.May.2006
2- Mobile Networking Through Mobile IP -CHARLES E. PERKINS
Sun Microsystems
3 -CISCO CCNA Certification knowledge to pass the exam
(Taken from the CISCO WEB site)
4 - Introduction to IP Version 6 (Microsoft Corporation)
(Microsoft Corporation, Published: September 2003,
Updated: March 2004)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhom - 10 - Mobile IPv6.doc
- Nhom10 -MoblieIPv6.ppt