-Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cơ giới khâu làm đất trồng rừng thâm canh Bạch đàn urôphylla dòng U6
và PN2 đã làm tăng trữ lượng rừng ở tuổi 8 từ 138,9% -142,2% so với làm đất thủ công. Trong đó công
thức kỹ thuật làm đất: Xử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch thực bì, rễ cây.), sau đó cày ngầm theo
đường đồng mức, sâu 50cm, khoảng cách giữa các rạch cày là 1m. Cuốc hố 30 x 30 x 30cm, cự ly 3m x
2mtrên các rãnh cày là tốt nhất, tăng trưởng bình quân năm đạt từ 23 –24m3/ha/năm, hiệu quả kinh
doanh là cao nhất tăng 84,9% so với làm đất thủ công.
-Biện pháp kỹ thuật làm đất bằng cơ giới kết hợp bón phân làm tăng rất lớn năng suất rừng trồng
bạch đàn U6 và PN2. Công thức: làm đất bằng cơ giới (cày 2m x 2m, sâu 50cm, cuốc hố thủ công 30 x 30
x30cm trên rãnh cày) kết hợp bón 200g NPK + 1kg phân chuồng hoai là tốt nhất: Tăng trưởng bình quân
chungđạt 28 – 30m3/ha/năm, trữ lượng rừng sau 1 chu kỳ kinh doanh đạt 220-235m3/ha. Hiệu quả kinh
tế rất là cao nhất, sau 8 năm có lãi gần 25 triệu đồng/ha.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2780 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học một số kết quả nghiên cứu trồng rừng thâm canh bạch đàn tại trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp đông bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học
MỘT SỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU TRỒNG
RỪNG THÂM CANH
BẠCH ĐÀN TẠI TRUNG
TÂM KHOA HỌC SẢN
XUẤT LÂM NGHIỆP
ĐÔNG BẮC BỘ
1
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG RỪNG THÂM CANH
BẠCH ĐÀN TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
ĐÔNG BẮC BỘ
Lê Minh Cường
Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trồng rừng thâm canh bạch đàn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng
rừng quảng canh. Nghiên cứu trồng rừng thâm canh được tiến hành tại Trung tâm Khoa học Sản xuất
Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ từ năm 2000 với 3 công thức làm đất, 5 công thức làm đất kết hợp bón phân
cho 2 loài bạch đàn cao sản U6 và PN2. Kết quả nghiên cứu sau 8 năm cho thấy: Làm đất bằng cơ giới
tăng năng suất rừng trồng từ 122,6% - 142,2% so với làm đất thủ công, tăng trưởng của rừng đạt từ 22 –
24m3/ha/năm. Làm đất bằng cơ giới chi phí cao hơn làm đất thủ công 4.206.000đ/ha nhưng hiệu quả kinh
tế sau 1 chu kỳ kinh doanh 8 năm cao hơn 8.264.000 đồng/ha so với thủ công. Biện pháp kỹ thuật làm
đất bằng cơ giới kết hợp bón phân làm tăng rất lớn năng suất rừng trồng bạch đàn U6 và PN2. Công thức:
làm đất bằng cơ giới (cày 2m x 2m, sâu 50cm, cuốc hố thủ công 30 x 30 x 30cm trên rãnh cày) kết hợp
bón 200g NPK + 1kg phân chuồng hoai là tốt nhất: Tăng trưởng bình quân chung đạt 28 – 30m3/ha/năm,
trữ lượng rừng sau 1 chu kỳ kinh doanh đạt 220- 235m3/ha. Hiệu quả kinh tế rất là cao nhất, sau 8 năm
có lãi gần 25 triệu đồng/ha.
Từ khóa: Bạch đàn urophylla dòng U6 và PN2, Trồng rừng thâm canh, Làm đất, Bón phân.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trồng rừng thâm canh mà đặc biệt là thâm canh bạch đàn cao sản để cung cấp nguyên liệu cho
chế biến, xây dựng và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình đã dành được sự quan tâm rất lớn của các
nhà sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực này còn chưa nhiều. Cho tới nay mới
chỉ có nghiên cứu về bón phân cho Bạch đàn trắng theo hướng thâm canh (Phạm Tiến Dũng 1993),
nghiên cứu về làm đất, bón phân lân và vôi cho rừng Bạch đàn liễu (Phạm Quang Minh 1997), nghiên
cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cơ giới làm đất đến sinh trưởng và phát triển rừng trồng Bạch đàn urophylla
(Đoàn Văn Thu 2006) và một số nghiên cứu khác giải quyết từng phần hoặc có liên quan đến trồng rừng
bạch đàn cao sản. Do vậy, nghiên cứu tổng hợp về ảnh hưởng của các biện pháp làm đất kết hợp bón
phân tới sinh trưởng bạch đàn cao sản và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình là cần thiết.
Ở nước ta, bạch đàn được trồng khá phổ biến ở hầu hết các vùng sinh thái lâm nghiệp. Tuy
nhiên, năng suất rừng còn rất hạn chế, rừng trồng Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) năng
suất trung bình đạt từ 12m3/ha/năm đến 15m3/ha/năm, nếu trồng quảng canh năng suất chỉ đạt từ 7,8 -
8,5m3/ha/năm (Đỗ Đình Sâm, 2000). Những năm gần đây, rừng trồng thâm canh một số dòng Bạch đàn
urôphylla có năng suất tăng đáng kể, song kỹ thuật thâm canh ở từng nơi áp dụng cũng rất khác nhau,
dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh doanh còn nhiều hạn chế. Để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả
trồng rừng cần nghiên cứu áp dụng những tiến bộ kỹ thuật thâm canh phù hợp.
Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu trồng rừng thâm canh Bạch đàn urophylla (U6
và PN2) và hiệu quả kinh tế của chúng tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ.
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí tại khu nghiên cứu thực nghiệm của Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông
Bắc Bộ xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, có một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và đất
đai như sau:
- Điều kiện tự nhiên: Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,50, tháng cao nhất là 350C,
tháng thấp nhất từ 9 – 100C; Nhiệt độ đất trung bình hàng năm là 26,10. Độ ẩm không khí trung bình 80%.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.525mm; Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 927,4mm. Mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4.
- Đất đai: Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và sa thạch, độ dốc từ 100 - 250, độ
dày của tầng đất 30 - 70cm, rất ít nơi có độ dầy trên 1m. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, tỷ lệ
kết von từ 50 đến 70%, tầng dưới bị đá ong hoá. Hàm lượng sét không lớn (30%) sét vật lý 50-60%, độ
chua pHKCl từ 3,9 - 4.5. Thảm thực bì tự nhiên là tế guột xen lẫn cây bụi, Sim, Mua, cỏ lông lợn, cỏ may
sinh trưởng kém.
2
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 công thức làm đất đến sinh trưởng Bạch đàn urophylla (2 dòng U6
và PN2):
+ Công thức 1: Xử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch thực bì, rễ cây...) của máy ủi KOMASU,
sau đó cày ngầm theo đường đồng mức, sâu 50cm, khoảng cách giữa các rạch cày là 1m; Cuốc hố 30 x
30 x 30cm trên các rãnh cày với cự ly hố 3m x 2 m.
+ Công thức 2: Xử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch thực bì, rễ cây...) của máy ủi KOMASU,
sau đó cày ngầm theo đường đồng mức, sâu 50cm, khoảng cách giữa các rạch cày là 2m; Cuốc hố 30 x
30 x 30cm trên các rãnh cày với cự ly hố 3m x 2m.
+ Công thức 3 (đối chứng): Phát dọn thực bì toàn diện, cuốc hố 40 x 40 x 40cm với cự ly 3m x
2m.
Ở cả 3 công thức đều trồng với mật độ 1660cây/ha (cự ly 3m x 2m); Bón lót 200gNPK/cây; kỹ
thuật trồng, chăm sóc như nhau
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 5 công thức làm đất bằng cơ giới kết hợp phân bón đến sinh trưởng
bạch đàn urophylla (2 dòng U6 và PN2):
+ Công thức 1: Bón 200g NPK + 200g phân vi sinh/cây.
+ Công thức 2: Bón 200g NPK + 400g phân vi sinh/cây.
+ Công thức 3: Bón 200g NPK + 600g phân vi sinh/cây.
+ Công thức 4: Bón 200g NPK + 1kg phân chuồng hoai/cây.
+ Công thức 5: Bón 200g NPK/cây.
Các yếu tố kỹ thuật khác như: Xử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch thực bì, rễ cây...) của
máy ủi KOMASU, sau đó cày ngầm theo đường đồng mức, sâu 50cm, khoảng cách giữa các rạch cày là
2m; Mật độ trồng 1660cây/ha với cự ly 3m x 2m; kỹ thuật trồng, chăm sóc đồng nhất ở các công thức thí
nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng thâm canh bạch đàn qua 1 luân kỳ kinh doanh là 8
năm: giữa làm đất thủ công với cơ giới, giữa bón phân với đối chứng.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan
- Phương pháp bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm
là 300m2, 50 cây/ô thí nghiệm.
- Thu thập và sử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng phần mềm tính toán
Excell,...
+ M (trữ lượng 1ha) = Vcây.Ncây/ha;
+ fHDV vncây **4
2
3.1 ;
+
a
M a
M
)(
Trong đó: - M: trữ lượng 1ha (m3/ha)
- Vcây: thể tích cây trung bình (m3)
- D1.3: đường kính ngang ngực trung bình
- HVN: Chiều cao vút ngọn trung bình
- f: hình số thường = 0,5
- ∆M: tăng trưởng trữ lượng bình quân chung
- M(a): trữ lượng lâm phần tại tuổi a
- Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit Analysis) để đánh giá hiệu
quả kinh tế cho các mô hình trồng rừng. Các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng để đánh giá gồm: lãi ròng
(NPV) và tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR). (Giáo trình Kinh tế lâm nghiệp). Một số thông số dùng để tính toán
hiệu quả kinh tế:
+ Tỷ lệ gỗ thương phẩm: 70%, củi 30% (1m3 củi tương đương 0,75 tấn củi).
+ Gỗ nhỏ của bạch đàn bán tại địa phương là 400.000đ/m3.
+ Củi bán tại địa phương là: 150.000đ/tấn.
3
+ Tỷ lệ lãi suất vốn vay đầu tư trồng rừng thâm canh là 7% năm.
+ Thuế sử dụng đất lâm nghiệp là 2% giá trị gỗ thương phẩm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của các công thức làm đất đến sinh trưởng Bạch đàn urophylla.
Kết quả nghiên cứu áp dụng các công thức kỹ thuật làm đất trong trồng rừng thâm canh bạch đàn trong
bảng 1
Bảng 1. Sinh trưởng của Bạch đàn urôphylla ở các công thức thí nghiệm.
Công thức
thí nghiệm
Sinh trưởng của bạch đàn U6 sau 8 năm tuổi (trồng 7/2000 đo tháng 7/2008)
TLS
(%)
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
∆M
(m3/ha/năm)
M
(m3/ha)
Tỷ lệ % của trữ lượng so với
đối chứng
CT1 94 14,1 15,5 23,5 187,7 138,9
CT2 94 13,8 15,0 21,7 174,0 128,7
CT3 (đối
chứng)
92 12,5 14,2 16,9 135,1 100,0
Sinh trưởng của bạch đàn PN2 sau 8 năm tuổi (trồng 7/2000 đo tháng 7/2008)
CT1 94 14,3 15,5 24,1 193,1 142,2
CT2 94 13,5 15,0 20,8 166,5 122,6
CT3 (đối
chứng)
92 12,4 14,5 17,0 135,8 100,0
* TLS: Tỷ lệ sống
Từ bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của bạch đàn: đường kính ngang ngực trung bình D1.3 (cm);
chiều cao vút ngọn trung bình Hvn (m); Tăng trưởng bình quân chung (∆M) (m3/ha/năm) và trữ lượng M
(m3/ha) giữa các công thức thí nghiệm làm đất có sự chênh lệch khá lớn. Đối với dòng bạch đàn U6, năng
suất rừng 8 tuổi ở công thức 1 khá cao, M = 187,7m3/ha bằng 138,9% so với đối chứng (làm đất thủ
công), ∆M = 23,5m3/ha/năm. Ở công thức 2 trữ lượng rừng trồng cũng rất lớn, M = 174,0m3/ha bằng
128,7% so với đối chứng (làm đất thủ công), tăng trưởng bình quân chung ∆M = 21,7m3/ha/năm. Đối với
dòng PN2 năng suất rừng trồng ở CT1 và CT 2 cũng rất cao, có trữ lượng lần lượt là 193,1m3/ha và
166,5m3/ha, bằng 142,2% và 122,6% so với đối chứng. Chứng tỏ công thức kỹ thuật cày ngầm trong
khâu làm đất có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của bạch đàn. Làm đất bằng CT1 là tốt nhất, tăng
trưởng bình quân chung (∆M) của dòng U6, PN2 lần lượt là 23,5m3/ha/năm và 24,1m3/ha/năm. Trữ lượng
rừng (M) ở tuổi 8 đạt 187,7m3/ha và 193,1m3/ha bằng 138,9% và 142,2% so làm đất thủ công.
4
Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của Bạch đàn urophylla.
Kết quả nghiên cúu áp dụng các công thức bón lót trong trồng rừng thâm canh bạch đàn trong
bảng 2
Bảng 2. Sinh trưởng của Bạch đàn urôphylla ở các công thức bón phân.
Công thức
thí nghiệm
Sinh trưởng của bạch đàn U6 sau 8 năm (trồng 4/2001 đo tháng 4/2009)
TLS
(%)
D1.3
(cm)
Hvn (m) ∆M (m3/ha/năm) M (m3/ha) Tỷ lệ % của trữ lượng so
với đối chứng
CT1 94 14.3 14.5 22.6 180.6 110.5
CT2 94 14.3 15 23.4 186.8 114.3
CT3 92 14.5 15 24.0 192.1 117.5
CT4 94 15.5 15.5 28.4 226.8 138.7
CT5 92 14.1 13.5 20.4 163.5 100.0
Sinh trưởng của bạch đàn PN2 sau 8 năm (trồng 4/2001 đo tháng 4/2009)
CT1 94 14.5 14.3 22.9 183.1 110.4
CT2 94 14.6 14.5 23.5 188.3 113.5
CT3 92 14.5 15 24.0 192.1 115.9
CT4 94 15.7 15.5 29.1 232.7 140.4
CT5 92 14.2 13.5 20.7 165.8 100.0
* TLS: Tỷ lệ sống
Từ bảng 2 cho thấy, sau 8 năm trồng tỷ lệ sống của các công thức tương tốt > 90%, biện pháp kỹ
thuật làm đất bằng cơ giới kết hợp bón phân có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của Bạch đàn urophylla.
Đối với dòng U6 sinh trưởng của rừng đều tăng so với đối chứng ở tất cả các công thức bón phân, đặc
biệt ở công thức 4 (bón 200 g NPK + 1kg phân chuồng hoai) có lượng tăng trưởng lớn nhất, trữ lượng
rừng (M) ở tuổi 8 đạt 226,8m3/ha bằng 138,7% so với công thức 5 (bón 200g NPK). Tăng trưởng bình
quân chung (∆M) = 28,4m3/ha/năm. Đối với dòng PN2 tăng trưởng của rừng cũng lớn nhất ở công thức 4
với trữ lượng M = 232,7m3/ha bằng 140,4% so công thức 5. Tăng trưởng bình quân chung (∆M) =
29,1m3/ha/năm. Như vậy, làm đất bằng cơ giới kết hợp bón phân cho bạch đàn đều làm sinh trưởng của
rừng tăng lên, trong đó công thức bón 200g NPK + 1kg phân chuồng hoai/cây là tốt nhất, tăng trưởng
bình quân chung đạt từ 28 - 29m3/ha/năm. Trữ lượng rừng ở tuổi 8 đạt từ 220- 235m3/ha, bằng 138,7% -
140,4% so bón 200g NPK.
5
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng bạch đàn
Hiệu quả đầu tư với các công thức kỹ thuật thâm canh được đánh giá sau 1 chu kỳ trồng rừng là
8 năm qua các chỉ tiêu lãi ròng (NPV) và tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR). Kết quả tính toán xác định được ghi
trong bảng 3 và 4
Bảng 3. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong một chu kỳ kinh doanh Bạch đàn urophylla
của các công thức làm đất khác nhau
Công thức TT
Chỉ tiêu
CT 1 CT 2 CT 3
1 Giá trị thu nhập 1ha (1.000đ) 61,880 55,640 41,522
1.1 Gỗ thương phẩm 53,312 47,936 35,773
1.2 Củi 8,568 7,704 5,749
2 Chi phí 1ha (1.000đ) 23,137 22,526 18,931
2.1 Chi phí khâu tạo rừng 12,997 12,494 11,444
2.2 Khai thác, vận xuất ra bãi 1 9,074 9,074 6,771
2.3 Thuế sử dụng đất 1,066 959 715
3 Lãi ròng tại 7% (NPV) (1.000đ) 17,991 15,481 9,727
4 Tỷ suất thu hồi nội bộ (%) 24% 23% 19%
Kết quả trong bảng 3 cho thấy, mặc dù chi phí làm đất bằng cơ giới cao hơn so với làm đất thủ công, ở
công thức 1 chênh lệch là 4.206.000 đồng nhưng lãi ròng của công thức này sau 8 năm là 17.991.000
đồng tăng 8.264.000 đồng so với làm đất thủ công chỉ đạt 9.727.000 đồng. Như vậy, kết quả tăng trưởng
của rừng tại các thí nghiệm làm đất có thể khẳng định được việc sử dụng cơ giới để làm đất trồng rừng
Bạch đàn Urophylla đạt hiệu quả hơn nhiều so với làm đất thủ công. Ở công thức 1 (Xử lý thực bì bằng
khung rà rễ, cày ngầm theo đường đồng mức, sâu 50cm, khoảng cách giữa các rạch cày là 1m) năng
suất và hiệu quả đầu tư đạt được là cao nhất. Tuy nhiên, trang thiết bị hiện đại cần có đầu tư ban đầu
lớn, do vậy chỉ có thể áp dụng cho các vùng trồng rừng tập trung với quy mô lớn và khả năng đầu tư cao.
Bảng 4. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong một chu kỳ kinh doanh Bạch đàn urophylla
của các công thức bón phân khác nhau
Công thức
TT Chỉ tiêu
CT 1 CT 2 CT 3 CT4 CT5 (ĐC)
1 Giá trị thu nhập 1ha (1.000đ) 58,760 60,840 62,400 73,840 53,040
1.1 Gỗ thương phẩm 50,624 52,416 53,760 3,616 45,696
1.2 Củi 8,136 8,424 8,640 0,224 7,344
2 Chi phí 1ha (1.000đ) 22,037 22,911 23,690 25,089 20,508
2.1 Chi phí khâu tạo rừng 11,443 11,941 12,439 1,775 10,945
2.2 Khai thác, vận xuất ra bãi 1 9,582 9,922 10,176 2,042 8,650
2.3 Thuế sử dụng đất 1,012 1,048 1,075 1,272 914
3 Lãi ròng tại 7% (NPV) (1.000đ) 17,711 18,238 18,517 24,595 15,448
4 Tỷ suất thu hồi nội bộ (%) 25% 24% 24% 28% 24%
6
Hiệu quả đầu tư theo các công thức làm đất kết hợp bón phân (bảng 4) cho thấy, lãi ròng của cả chu kỳ 8
năm đều >15 triệu đồng. Trong 5 công thức làm đất kết hợp bón phân thì công thức 4 (làm đất bằng cơ
giới kết hợp bón 200g NPK + 1kg phân chuồng hoai) có hiệu quả kinh tế nhất, NPV = 24.595.000
đồng/ha/chu kỳ với tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) của phương án này bằng 28%. Như vậy, làm đất bằng cơ
giới kết hợp bón phân trong trồng rừng thâm canh bạch đàn cao sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc
biệt là bón phân hữu cơ. Tuy nhiên nên áp dụng trong ở những nơi có nguồn phân hữu cơ dồi dào và dễ
dàng trong công tác vận chuyển.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cơ giới khâu làm đất trồng rừng thâm canh Bạch đàn urôphylla dòng U6
và PN2 đã làm tăng trữ lượng rừng ở tuổi 8 từ 138,9% - 142,2% so với làm đất thủ công. Trong đó công
thức kỹ thuật làm đất: Xử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch thực bì, rễ cây...), sau đó cày ngầm theo
đường đồng mức, sâu 50cm, khoảng cách giữa các rạch cày là 1m. Cuốc hố 30 x 30 x 30cm, cự ly 3m x
2m trên các rãnh cày là tốt nhất, tăng trưởng bình quân năm đạt từ 23 – 24m3/ha/năm, hiệu quả kinh
doanh là cao nhất tăng 84,9% so với làm đất thủ công.
- Biện pháp kỹ thuật làm đất bằng cơ giới kết hợp bón phân làm tăng rất lớn năng suất rừng trồng
bạch đàn U6 và PN2. Công thức: làm đất bằng cơ giới (cày 2m x 2m, sâu 50cm, cuốc hố thủ công 30 x 30
x 30cm trên rãnh cày) kết hợp bón 200g NPK + 1kg phân chuồng hoai là tốt nhất: Tăng trưởng bình quân
chung đạt 28 – 30m3/ha/năm, trữ lượng rừng sau 1 chu kỳ kinh doanh đạt 220- 235m3/ha. Hiệu quả kinh
tế rất là cao nhất, sau 8 năm có lãi gần 25 triệu đồng/ha.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Tiến Dũng, 1990 – 1993. Đề tài Nghiên cứu bón phân cho rừng Bạch đàn trắng trồng ở Đồng Nai
theo hướng thâm canh, Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Phạm Quang Minh, 1972 – 1977. Báo cáo kết quả nghiên cứu về kỹ thuật làm đất, bón phân lân và vôi
cho rừng Bạch đàn liễu trồng ở Trung tâm Đại Lải, Viện Khoa học Lâm nghiệp
Phạm Xuân Phương, 1997. Kinh tế lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Đình Sâm, Phạm Văn Tuấn, 2000. Đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu bổ sung những vấn đề lâm sinh
nhằm thực hiện có hiệu quả đề án phát triển mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc tiến tới
đóng cửa rừng tự nhiên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Đoàn Văn Thu, 2006. Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cơ giới làm đất đến sinh
trưởng và phát triển rừng trồng Bạch đàn Urophylla. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
7/2006.
Research results FROM intensive planting of Eucalyptus at the North-eastern Vietnam Forest
Science and Production Centre
Le Minh Cuong
North Eastern Vietnam Forest Scientific and Production Center
Forest Science Institute of Vietnam
SUMMARY
For plantation forests to attain high productivity and economic effectiveness, they require not only good
varieties, but also appropriate intensive planting methods. Models of intensive planting of clones U6 and
PN2 were established at the North-eastern Vietnam Forest Science and Production Centre in 2000, which
included three site preparation treatments, and five fertilizer treatments. After 8 years, the results show
that the plantation productivity of mechanical site preparation is 122.6-144.2% higher than that of site
preparation by hand, and the annual growth rate is 22-24m3/ha/year. The cost for mechanical site
preparation is more expensive (4,206,000 VND) than site preparation by hand, but the interest on this at
the end of the rotation is 8,264,000 VND, higher than that of site preparation by hand. The combination of
mechanical site preparation and fertilizing greatly increases the productivity of planting. The treatment of
mechanical site preparation (ripping 50 cm in depth, spacing of lines is 2 m, digging holes of 30 x 30 x 30
cm a long the line), and fertilizing with 200 g of NPK, and 1 kg of muck is the best: the annual growth rate
is 28-30 m3/ha/year, and the volume of the plantation at the end of the cycle is 220-235 m3/ha. The
economic productivity is also highest, as the interest could reach 25,000,000 VND after a rotation of 8
years.
7
Keywords: Eucalyptus clone U6 and PN2, Intensive planting, Site preparation, Fertilizing
Mô hình rừng trồng 8 – 2000, ảnh chụp 5/2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_nghiep_179__206.pdf