A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong nền giáo dục hiện tại thì giáo dục trung học phổ thông giữ một vai trò rất quan trọng. Vì đây là cấp học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai học sinh sau này. Chính bởi yếu tố quyết định như thế mà việc học tập ở cấp học này đã gây một áp lực không nhỏ đối với học sinh. Các em dành hầu hết thời gian trong ngày của mình cho việc học, nào là học ở trường, học thêm ở nhà thầy cô và tự học ở nhà. Thế nên việc tìm cho học sinh một thời gian thư giãn, giải trí và hoạt động tập thể cùng với bạn bè một cách lành mạnh và có ích là rất quan trọng. Giờ sinh hoạt lớp là một trong những cơ hội để chúng ta thực hiện điều đó.
Thế nhưng, một thực tế khá phổ biến đang diễn ra ở các trường trung học phổ thông hiện nay là giáo viên thường ít quan tâm đến nhu cầu hoạt động vui chơi giải trí của học sinh trong giờ sinh hoạt, làm cho giờ sinh hoạt trở nên nhàm chán và mất ý nghĩa.
Do đó, để cho giờ sinh hoạt trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn thì ngoài việc đánh giá nhận xét tình hình học tập và hoạt động của học sinh trong tuần thì giáo viên còn cần phải quan tâm đến việc tổ chức hoặc hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động vui chơi tập thể. Những trò chơi và những câu hỏi vui là thứ đơn giản nhất có thể giúp cho giáo viên làm sống lại không khí vui tươi cho giờ sinh hoạt và giúp cho học sinh có những giây phút thư giãn hữu ích. Bởi lẻ, những trò chơi và những câu hỏi vui khoa học không chỉ mang tính chất giải trí mà nó còn giúp cho học sinh phát triển tư duy; hình thành cho học sinh khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén; giúp cho học sinh có những hiểu biết thêm về văn hoá dân tộc và về thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, chúng còn có thể giúp cho tập thể lớp của học sinh trở nên đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau.
Trên thực tế những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho hoạt động tập thể đã xuất hiện từ rất lâu, thế nhưng chúng chưa được khai thác một cách triệt để và có hệ thống. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những trò chơi và những câu hỏi vui với nhiều lợi ích và ý nghĩa như thế lại ít có cơ hội tiếp cận với học sinh. Bởi lẻ, chúng bị những trò chơi hiện đại với những hình ảnh, âm thanh sinh động và phong cách sống hiện đại với chủ nghĩa cá nhân lấn áp. Do đó, với ý định giúp cho giáo viên có cơ sở để tổ chức được giờ sinh hoạt thú vị, ý nghĩa và giúp cho học sinh có được những hoạt động giải trí hữu ích và lành mạnh đề tài sẽ sưu tầm và hệ thống lại một số trò chơi và những câu hỏi vui phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.
II. Định hướng nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm làm cho giờ sinh hoạt trở nên thú vị và có ích.
- Giúp cho học sinh có được thời gian thư giãn hữu ích.
- Giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt; bồi dưỡng tình cảm, đoàn kết bạn bè trong một lớp.
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho sinh hoạt tập thể phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lựa chọn và hệ thống lại những trò chơi và những câu hỏi phù hợp với học sinh trung học phổ thông.
- Tiến hành cho học sinh tiếp cận với những trò chơi và những câu hỏi vui đã lựa chọn.
2.4 Giả thuyết khoa học:
Đối với học sinh trung học phổ thông thì học tập là hoạt động chủ đạo và quan trọng. Thế nhưng, người ta không thể học tập tốt được nếu như không có thời gian thư giãn hợp lý và đúng cách. Học sinh trung học phổ thông ngày nay thường ít có cơ hội tham gia vào những hoạt động vui chơi tập thể do thời gian học tập của các em quá nhiều hoặc do nhịp sống hiện đại đưa đẩy. Vì thế, nếu các trò chơi và những câu hỏi vui có thể đưa được vào giờ sinh hoạt thì đây chính là một cơ hội để các em có được những giây phút thư giãn thú vị.
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra – quan sát.
Phương pháp thực nghiệm giáo dục
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6603 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu Những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho sinh hoạt tập thể phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong nền giáo dục hiện tại thì giáo dục trung học phổ thông giữ một vai trò rất quan trọng. Vì đây là cấp học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai học sinh sau này. Chính bởi yếu tố quyết định như thế mà việc học tập ở cấp học này đã gây một áp lực không nhỏ đối với học sinh. Các em dành hầu hết thời gian trong ngày của mình cho việc học, nào là học ở trường, học thêm ở nhà thầy cô và tự học ở nhà. Thế nên việc tìm cho học sinh một thời gian thư giãn, giải trí và hoạt động tập thể cùng với bạn bè một cách lành mạnh và có ích là rất quan trọng. Giờ sinh hoạt lớp là một trong những cơ hội để chúng ta thực hiện điều đó.
Thế nhưng, một thực tế khá phổ biến đang diễn ra ở các trường trung học phổ thông hiện nay là giáo viên thường ít quan tâm đến nhu cầu hoạt động vui chơi giải trí của học sinh trong giờ sinh hoạt, làm cho giờ sinh hoạt trở nên nhàm chán và mất ý nghĩa.
Do đó, để cho giờ sinh hoạt trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn thì ngoài việc đánh giá nhận xét tình hình học tập và hoạt động của học sinh trong tuần thì giáo viên còn cần phải quan tâm đến việc tổ chức hoặc hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động vui chơi tập thể. Những trò chơi và những câu hỏi vui là thứ đơn giản nhất có thể giúp cho giáo viên làm sống lại không khí vui tươi cho giờ sinh hoạt và giúp cho học sinh có những giây phút thư giãn hữu ích. Bởi lẻ, những trò chơi và những câu hỏi vui khoa học không chỉ mang tính chất giải trí mà nó còn giúp cho học sinh phát triển tư duy; hình thành cho học sinh khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén; giúp cho học sinh có những hiểu biết thêm về văn hoá dân tộc và về thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, chúng còn có thể giúp cho tập thể lớp của học sinh trở nên đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau.
Trên thực tế những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho hoạt động tập thể đã xuất hiện từ rất lâu, thế nhưng chúng chưa được khai thác một cách triệt để và có hệ thống. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những trò chơi và những câu hỏi vui với nhiều lợi ích và ý nghĩa như thế lại ít có cơ hội tiếp cận với học sinh. Bởi lẻ, chúng bị những trò chơi hiện đại với những hình ảnh, âm thanh sinh động và phong cách sống hiện đại với chủ nghĩa cá nhân lấn áp. Do đó, với ý định giúp cho giáo viên có cơ sở để tổ chức được giờ sinh hoạt thú vị, ý nghĩa và giúp cho học sinh có được những hoạt động giải trí hữu ích và lành mạnh đề tài sẽ sưu tầm và hệ thống lại một số trò chơi và những câu hỏi vui phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.
Định hướng nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm làm cho giờ sinh hoạt trở nên thú vị và có ích.
Giúp cho học sinh có được thời gian thư giãn hữu ích.
Giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt; bồi dưỡng tình cảm, đoàn kết bạn bè trong một lớp.
Đối tượng nghiên cứu:
Những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho sinh hoạt tập thể phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Lựa chọn và hệ thống lại những trò chơi và những câu hỏi phù hợp với học sinh trung học phổ thông.
Tiến hành cho học sinh tiếp cận với những trò chơi và những câu hỏi vui đã lựa chọn.
Giả thuyết khoa học:
Đối với học sinh trung học phổ thông thì học tập là hoạt động chủ đạo và quan trọng. Thế nhưng, người ta không thể học tập tốt được nếu như không có thời gian thư giãn hợp lý và đúng cách. Học sinh trung học phổ thông ngày nay thường ít có cơ hội tham gia vào những hoạt động vui chơi tập thể do thời gian học tập của các em quá nhiều hoặc do nhịp sống hiện đại đưa đẩy. Vì thế, nếu các trò chơi và những câu hỏi vui có thể đưa được vào giờ sinh hoạt thì đây chính là một cơ hội để các em có được những giây phút thư giãn thú vị.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp điều tra – quan sát.
Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
1.1 Cơ sở lý luận:
Ngày nay, dưới tác động của quy luật kinh tế thị trường, đời sống của người dân có rất nhiều thay đổi. Sự thay đổi này tác động chủ yếu là vào thế hệ trẻ. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Đây là lứa tuổi mà học sinh phải nổ lực rất nhiều cho việc học để bước đến việc chọn nghề nghiệp phù hợp cho tương lai. Thế nên nhu cầu giải trí của học sinh cũng là rất lớn. Tuy nhiên, với sự phức tạp của cuộc sống hiện đại thì việc lựa chọn được một hình thức giải trí tích cực không phải là dễ dàng. Do đó, việc nghiên cứu, sưu tầm những trò chơi và những câu hỏi vui để phục vụ nhu cầu giải trí của học sinh, đồng thời cũng giúp cho giáo viên chủ nghiệm có được cơ sở để tổ chức một giờ sinh hoạt thú vị là điều cần thiết.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Một người không thể thành đạt trong xã hội nếu như họ không có trình độ học vấn, không trải qua một quá trình học tập. Thế nhưng người ta không thể học tốt, làm việc hiệu quả được nếu như không có thời gian giải trí hợp lý. Ngoài vai trò cung cấp kiến thức cần thiết cho học sinh bước chân vào xã hội, nhà trường còn cần phải tạo cho học sinh những cơ hội để học sinh giải trí, vui chơi cùng với tập thể bạn bè. Giáo viên chủ nhiệm là người dễ thực hiện vai trò đó nhất. Tuy nhiên, với một lịch công tác dày đặt, nào là tập trung với vấn đề chuyên môn, nào là quan tâm đến việc học tập, giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm thì giáo viên có rất ít thời gian để tìm tòi, chuẩn bị những trò chơi hay những câu hỏi vui cho học sinh tham gia. Chính vì thế mà giờ sinh hoạt thường thiếu những hoạt động giải trí vui nhộn hữu ích. Do đó, ta thấy rằng, việc sưu tầm, hệ thống lại một số trò chơi và những câu hỏi vui cho giờ sinh hoạt là thật sự cần thiết cho giáo viên chủ nhiệm và cho cả học sinh.
II. Một số trò chơi trong giờ sinh hoạt:
2.1 Một số trò chơi toán học:
2.1.1 Trò chơi toán học:
Trò chơi qua sông 1:
Yêu cầu của trò chơi:
Bạn hãy giúp một người đàn ông vận chuyển một thùng cỏ, một con cừu và một chú chó sói qua sông sao cho chúng vẫn còn nguyên vẹn.
Chú ý rằng: Sói sẽ ăn thịt cừu, cừu sẽ ăn cỏ nếu như không có người đàn ông trông coi.
Đáp án:
Bước 1: Chở cừu qua.
Bước 2: Chở cỏ qua, rồi chở cừu trở về.
Bước 3: Chở sói qua (còn cừu ở lại).
Bước 4: Quay lại chở cừu qua.
Trò chơi qua sông 2:
Yêu cầu của trò chơi:
Bạn hãy tìm cách để đưa 3 người và 3 con quỷ từ bờ sông 1 sang bờ sông 2 chỉ bằng một chiếc đò.
Chú ý rằng: đò chỉ chở được tối đa là 2 và trong đó phải có một bên chèo; nếu cùng một bờ mà số quỷ lớn hơn số người thì quỷ sẽ ăn thịt người và trò chơi sẽ kết thúc.
Đáp án:
Bước 1: Người và quỷ xuống đò đi từ 1 sang 2; quỷ lên bờ, người đem đò về bờ 1.
Bước 2: Người lên bờ, hai quỷ xuống đò đi từ 1 sang 2; một quỷ lên bờ, một quỷ đem đò về bờ 1.
Bước 3: Quỷ lên bờ, hai người xuống đò đi từ 1 sang 2; một người lên bờ, một quỷ xuống đò, người và quỷ đem đò về bờ 1.
Bước 4: Quỷ lên bờ, một người xuống đò thay chổ của quỷ, hai người đi từ 1 sang 2; hai người lên bờ, quỷ xuống đò đem đò về bờ 1.
Bước 5: Hai quỷ đi từ bờ 1 sang 2; một quỷ lên bờ, một quỷ đem đò về bờ 1.
Bước 6: Hai quỷ qua sông.
Ảo thuật toán học:
Đó là số bạn đã viết:
Để có sự công bằng, chúng ta sẽ chọn ra một người làm trọng tài, một người nào đó hãy viết vào mảnh giấy một số có 3 chữ số ( số có 3 chữ số bất kỳ ) sau đó cho trong tài biết đó là số mấy và tất nhiên là không cho tôi biết. Tôi sẽ đoán là bạn đã viết số mấy vào giấy. Nhưng để tạo thêm bầu không khí vui vẻ tôi sẽ đưa ra đáp án cùng với sự tham gia của một số bạn nữa ở đây và chắc chắn rằng các bạn ấy cũng không nói cho tôi biết những con số đã ghi trên giấy.
Bạn đã viết xong chưa, cứ viết một số có 3 chữ số bất kỳ.
Xong rồi, đoán đi.
À, cứ từ từ thôi mà, bạn hãy viết lại số đó thêm một lần nữa ngay bên phải số đã viết, vậy là bạn có được một số có 6 chữ số.
Đúng vậy, một số có 6 chữ số.
Hãy chuyển tờ giấy đó cho một người nào đó, cách xa tôi nhé! Và bạn đó hãy chia số có 6 chữ số cho 7.
Chia cho 7 à ! Có thể chia hết không?
Cứ chia đi, chia hết đấy.
Thì tôi chia đây, hy vọng là chia hết.
Thì cứ chia đi để ra kết quả mà tôi còn biết làm thế nào nữa chứ.
Thật là may mắn vì đã chia hết.
Tôi đã nói rồi mà. Để tôi suy nghĩ một tí, à bạn hãy chuyển tờ giấy có kết quả của phép chia mà bạn mới thực hiện cho một người khác, và người này hãy chia kết quả đó cho 11, chia hết đấy.
Anh có nghĩ là mình sẽ gặp may nữa hay không khi mà đem một số chưa chắc là bao nhiêu mà lại chia cho một số nguyên tố?
Hãy chia đi, không dư đâu.
Đúng là không dư thật! bây giờ làm gì?
Bây giờ hãy chuyển tờ giấy cho người khác và tiếp tục chia kết quả mới tìm được cho...ờ, số 13 đi.
Anh thật là may mắn vì nó đã chia hết cho 13, bây giờ làm gì nữa?
Việc cuối cùng là chuyển giúp tôi kết quả anh tìm được cho trọng tài, và đó chính là đáp án của tôi.
Quả thật đây là kết quả cần tìm.
Giải thích tính đúng đắn của trò ảo thuật :
Chúng ta sẽ nhận thấy việc tính toán đã tiến hành theo những con số đã được định trước. Trước hết, ta viết ta viết số có 3 chữ số một lần nữa. Thực chất của việc đó là ta thêm vào 3 con số 0 vào phía sau con số đã chọn và cộng thêm số ban đầu.
Thí dụ : = +
Rõ ràng con số ban đầu đã tăng lên 1001 lần:
= a.100000 + b.10000 + c.1000 + a.100 + b.10 + c
= 1001( a.100 + b.10 + c )
= 1001.
Lúc này bạn không còn gì phải ngạc nhiên khi 7.11.13 = 1001.
Con số bị xóa:
Một người nào đó nghĩ ra một số bất kỳ, ví dụ 847. Hãy yêu cầu anh ta tìm tổng các chữ số đó ( 8 + 4 + 7 ) = 19 và đem số đã nghĩ ra trừ cho tổng đó. Như vậy còn lại: 847 – 19 = 828.
Trên số thu được đó, bảo anh ta hãy xóa đi một chữ số bất kỳ và báo cho bạn những chữ số còn lại. Bạn sẽ trả lời ngay là anh ta đã xóa đi chữ số nào mặc dù không biết anh ta đã nghĩ ra số mấy.
Làm sao mà bạn làm được việc đó và bí mật của nó là như thế nào ?
Điều này được thực hiện một cách dễ dàng: tìm một số nào đó để cộng với tổng của những số mà người ta báo cho bạn thành một số gần nhất có thể chia hết cho 9. Thí dụ, nếu như 828 xóa đi chữ số 8 và người ta báo cho bạn hai số là 2 và 8 thì sau khi cộng 2 với 8 là 10, chúng ta biết muốn có con số gần nhất chia hết cho 9, tức là số 18 thì số còn thiếu sẽ là số 8. Đó là con số đã bị xóa.
Tại sao như thế ? Bởi vì, nếu lấy một số bất kỳ trừ đi tổng các chữ số của nó thì ta luôn được một số chia hết cho 9. Thực vậy, lấy ví dụ cụ thể như sau:
= a.100 + b.10 + c
– ( a + b + c ) = 99a + 9b = 9( 11a + b ) chia hết cho 9.
Trong khi tiến hành ảo thuật, có trường hợp mà tổng của các chữ số người ta báo cho bạn đã chia hết cho 9. Điều đó chứng tỏ con số bị xóa là 0 hoặc 9 khi đó bạn trả lời là 0 hoặc 9.
Còn đây là dạng biến đổi của trò ảo thuật này : thay vì trừ số nghĩ ra cho tổng các chữ số của nó thì tìm hiệu của số đó với một số có cùng những chữ số với số đã cho đã được sắp xếp khác đi ( tất nhiên là số lớn trừ số bé ). Thí dụ : tứ số 8247 có thể trừ đi 2748, tiếp theo làm giống như trên.
8247 – 2748 = 5499
Nếu báo các chữ số còn lại là 5, 9, 9 thì 5 + 9 + 9 = 23.
Số lớn hơn gần 23 nhất chia hết cho 9 là 27 vậy số bị xóa là 27 – 23 = 4.
Đoán một số mà không hỏi gì
Bạn bảo một người nào đó nghĩ ra một số bất kỳ có 3 chữ số nhưng không được kết thúc bằng chữ số 0 ( đồng thời sự cách biệt của chữ số đầu và chữ số cuối không được ít hơn 2 ). Bảo người đó xếp số ấy theo một trật tự ngược lại rồi trừ hai số đó cho nhau ( lấy số lớn trừ cho số bé ). Đem hiệu hai số đó cộng với chính nó nhưng các chữ số được sắp xếp theo trật tự ngược lại. Không cần hỏi gì, bạn có thể nói được số mà người đó thu được sau khi thực hiện các công việc trên.
Thí dụ : nếu con số nghĩ ra là 467 thì người đó phải thực hiện công việc sau :
764 – 467 = 297
297 + 792 = 1089
Đó chính là kết quả cuối cùng mà bạn sẽ tuyên bố với người đó : 1089.
Làm thế nào mà bạn có được con số đó ?
Chúng ta cần xét câu đố trong dạng tổng quát. Lấy một số có 3 chữ số với a, b, c trong đó a lớn hơn c ít nhất 2 đơn vị, c khác 0. Nó được biểu diễn như sau : = a.100 + b.10 + c
Con số được sắp với trật tự ngược lại là : = c.100 + b.10 + a
Hiệu của hai số: – = 99a – 99c
Chúng ta thực hiện sắp xếp như sau :
99a – 99c = 99( a – c) = 100( a – c) – ( a – c)
= 100( a – c) – 100 + 100 – 10 + 10 – a + c
= 100( a – c – 1 ) + 90 + ( 10 – a + c )
Vậy hiệu của số gồm 3 chữ số sau :
Chữ số hàng trăm : a – c – 1
Chữ số hàng chục : 9
Chữ số hàng đơn vị : 10 – a + c
Số có trật tự sắp ngược lại là : 100(10 – a + c ) + 90 + ( a – c – 1)
Cộng hai biểu thức lại:
+
Ta có:
100.9 + 180 + 9 = 1089.
Như vậy, là chúng ta luôn thu được một số duy nhất là 1089 mà không phụ thuộc vào các chữ số a, b, c ( thỏa yêu cầu đề bài ). Do đó không khó khăn gì trong việc đoán ra kết quả của chuổi tính toán vì ta đã biết trước kết quả của nó rồi.
Tất nhiên là không nên biểu diễn trò ảo thuât này 2 lần cho một người vì bí mật sẽ bị lộ.
Ai đã lấy cái gì?
Để thực hiện trò ảo thuật này, cần chuẩn bị 3 vật nhỏ bỏ trong túi dễ dàng, thí dụ như bút chì, thước kẻ và bút bi. Ngoài ra, hãy đặt lên bàn một cái dĩa có 24 viên kẹo hay viên sỏi,…
Bạn bảo 3 người, mỗi người giấu một vật tùy ý vào túi trong lúc bạn không có mặt ở đó. Bạn sẽ đoán vật nào trong túi của ai.
Việc đoán được tiến hành như sau. Sau khi các vật được giấu vào túi, bạn quay trở lại phòng và đưa cho những người kia các viên kẹo trên dĩa. Đưa cho người thứ nhất 1 viên, người thứ hai 2 viên, người thứ ba 3 viên. Sau đó bạn rời khỏi phòng và yêu cầu những người kia làm như sau: Mỗi người lấy ra từ dĩa một số viên kẹo, cụ thể là: người lấy cây bút chì thì lấy ra số viên kẹo bằng số viên kẹo đã đưa, người lấy thước kẻ thì lấy ra số viên kẹo gấp đôi số viên kẹo bạn đã đưa, người lấy bút bi thì lấy ra số viên kẹo gấp ba lần số viên kẹo bạn đã đưa.
Những viên kẹo khác sẽ còn lại trên dĩa.
Khi mọi việc đã xong thì người ta sẽ gọi bạn trở vào. Khi vào phòng, nhìn lên dĩa, bạn sẽ tuyên bố được ai đã giấu cái gì ?
Ảo thuật càng thêm ly kỳ vì nó được thực hiện mà không cần sự tham gia của một nội ứng để bí mật ra dấu cho bạn. Ở đây hoàn toàn không có một sự ma giáo nào mà hoàn toàn dựa trên tính toán số học. Bạn phát hiện ra ai giấu cái gì chỉ dựa vào số viên kẹo còn lại trên dĩa mà thôi. Số viên kẹo còn lại trên dĩa không nhiều: từ 1 đến 7 và bằng cái liếc nhìn, có thể đếm được hết. Thế nhưng làm thế nào mà chỉ qua số lượng viên kẹo còn lại mà biết được ai đã lấy cái gì ?
Rất đơn giản mỗi kiểu phân bố các vật trong túi của những người ứng với một số lượng viên kẹo còn lại trong dĩa. Bây giờ chúng ta sẽ chứng tỏ điều đó.
Giả sử tên của ba người nhận 1, 2, 3 viên kẹo tương ứng là Phúc, Ngọc, Vi, và viết tắt là: P, N, V. Các vật cũng được biểu thị là : a – bút chì, b – thước kẻ, c – bút bi. Ba vật này có bao nhiêu cách phân bố ở ba người kia ? có 6 cách và số viên kẹo còn lại tương ứng như sau:
P N V
Số viên kẹo lấy đi
Tổng cộng
Còn lại
a b c
1 + 1 = 2 2 + 4 = 6 3 + 12 = 15
23
1
a c b
1 + 1 = 2 2 + 8 = 10 3 + 6 = 9
21
3
b a c
1 + 2 = 3 2 + 2 = 4 3 + 12 = 15
22
2
b c a
1 + 2 = 3 2 + 8 = 10 3 + 3 = 6
19
5
c a b
1 + 4 = 5 2 + 2 = 4 3 + 6 = 9
18
6
c b a
1 + 4 = 5 2 + 4 = 6 3 + 3 = 6
17
7
Bạn thấy đó, số viên kẹo còn lại trong mỗi trường hợp đều khác nhau. Do đó, khi biết được số viên kẹo còn lại, bạn dễ dàng biết được các vật đã được phân bố như thế nào trong những người kia. Bạn lại ra khỏi phòng ( lần thứ 3 ) và nhìn vào quyển sổ của mình trong đó có ghi bảng đối chiếu ( đối với bạn chỉ cần có cột đầu và cột cuối). Học thuộc lòng nó thì khó và cũng không cần thiết. Bảng sẽ giúp bạn biết trong túi ai dấu vật gì.
Một số trò chơi khác:
Tìm nghề nghiệp:
Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh.
Số lượng: Chia lớp thành 3 đến 4 đội.
Ban tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
Vật dụng: Viết, giấy trắng.
Cách chơi:
Chia lớp thành 3 đến 4 đội, trọng tài ghi tên nghề vào những miếng giấy trắng. Mỗi đội cử một người lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (Vận động viên chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không có câu trả lời thì các đội khác có quyền trả lời.
Địa danh Việt Nam
Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước.
Thời gian: 5 đến 10 phút
Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển.
Cách chơi:
Các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau.
Ví dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Giang,…
Không được lặp lại tên của bất kỳ địa danh nào, nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng các địa danh tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian quy định đội nào có nhiều địa danh thì đội đó thắng.
Phản xạ nhanh
Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ tốt.
Ban tổ chức: 1 quản trò.
Số lượng: cả tập thể.
Cách chơi:
Người quản trò phổ biến trò chơi gồm ba động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vỗ tay thì tất cả cùng hô vỗ tay và làm theo vỗ tay một cái, với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy. Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả nói tay nhưng động tác thì đứng lên, khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống, người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả nói ngồi xuống nhưng động tác thì là đứng lên. Cứ thế trò chới tiếp tục, ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò đưa ra.
Cử đại diện
Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, suy luận tốt.
Ban tổ chức: 1 quản trò.
Số lượng: Chia lớp thành hai đội (đội A và đội B).
Cách chơi:
Đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói).
Ví dụ: Đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần một chiếc nón”. Sau đó người đại diện của đội A sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội mình đoán nội dung; sau hai lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói hai lần), nếu không nói được là thua.
III Hệ thống câu hỏi vui trong giờ sinh hoạt:
Một số câu hỏi vui toán học:
Câu 1: Hãy biểu thị số 10 bằng năm con số 9.
Đáp án: 9 + = 10
hoặc
Câu 2: Với bốn cách khác nhau, bạn hãy biểu thị số 100 bằng năm chữ số giống nhau.
Đáp án: 111 – 11 =100
(33 x 3) + = 100
(5 x 5 x 5) – (5 x 5) = 100
(5 + 5 + 5 + 5) x 5 = 100
Câu 3: Con số lớn nhất mà bạn có thể viết bằng bốn số 1 là bao nhiêu?
Đáp án:
Câu 4: Bạn hãy chia mặt đồng hồ thành 6 phần bất kỳ sao cho tổng các số của nó trong mỗi phần đều bằng nhau.
Đáp án:
Câu 5: Hãy dùng 4 đoạn thẳng để nối 9 dấu chấm được xếp thành 3 hàng và 3 cột đều nhau ( mỗi hàng và mỗi cột đều có 3 dấu chấm) với điều kiện là không được rời bút khỏi giấy khi vẽ các đoạn thẳng.
Đáp án:
Câu 6: Bạn hãy chia hình trăng lưỡi liềm thành 6 phần mà chỉ dùng hai đường thẳng.
Đáp án:
Câu 7: Bạn hãy hình dung xem nếu ta đặt nối tiếp tất cả các milimét vuông của một mét vuông thì nó sẽ kéo dài được bao nhiêu?
Đáp án:
Trong 1 mét vuông có 1 triệu milimét vuông. Mỗi một ngàn milimét vuông nói tiếp nhau ta sẽ được 1 mét. Một triệu milimét vuông tạo thành 1000 mét, tức 1 km. Vậy ta sẽ được một dãy kéo dài 1km.
Câu 8: Một lão nông có ba người con trai, trước khi chết ông để lại một gia tài chỉ vỏn vẹn 17 con bò dùng để cày ruộng cùng một di chúc chia tài sản, lời di chúc như sau:Dành 1/2 số bò cho người con trưởng.Dành 1/3 số bò cho người con thứ.Dành 1/9 số bò cho người con út.Câu hỏi đưa ra là: mỗi người con được bao nhiêu con bò, và hãy giải thích cách chia của bạn?Lưu ý: chia thế nào tuỳ bạn miễn sao bò vẫn sống
Đáp án :
Để làm bài toán này cần dùng phương pháp làm .....Già (hay còn gọi là làm trội) nghĩa là không có đủ thì vay mượn ở đâu đó cho thêm vào để làm, sau đó lại lấy lại.Theo phương pháp này, và áp dụng vào bài toán này thì làm như sau:Cho thêm vào một con bò nữa, tức là có 18 con bò.- Con cả có 1/2 số bò, tức là 18 : 2 = 9 con- Con thứ có 1/3 số bò, tức là 18 : 3= 6 con- Con út có 1/9 số bò, tức là 18 : 9 = 2 conCòn 1 con cho vay bây giờ lấy lại.
Câu 9: Có ý kiến cho rằng bàn ba chân không bao giờ bị khập khểnh, lúc lắc thậm chí khi các chân của nó không bằng nhau. Điều ấy có đúng không?
Đáp án:
Ý kiến đó là hoàn toàn đúng vì bàn ba chân luôn luôn có thể đặt cho các chân tiếp xúc với sàn nhà; và qua ba điểm trong không gian ta có một mặt phẳng và chỉ một mà thôi.
Câu 10: Bạn hãy chia 24 người thành 6 hàng sao cho mỗi hàng có 5 người.
Đáp án: Đòi hỏi của câu đố sẽ dễ dàng thoả mãn nếu như ta xếp 24 người theo hình lục giác như bên dưới.
Một số câu hỏi vui thuộc các lĩnh vực khác:
Câu đố Việt Nam:
Câu 1: Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Dấn đầu đè xuống
—» Là cái gì?
Đáp án: Cây bút chì
Câu 2: Năm thằng cầm hai cái sào
Đuổi đàn trâu trắng chui vào trong hang
—» Là việc gì?
Đáp án: Ăn cơm
Câu 3: Không đôi mà tên lại đôi
Đến đêm vô tủ mồ côi một mình
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái cặp
Câu 4: Ngoài da cóc trong bọc vàng
Đi ngoài đàng, thơm lừng lựng
—» Là quả gì?
Đáp án: Quả mít
Câu 5: Quả gì không ở cây nào
Không chân, không cánh, bay cao, chạy dài
—» Là cái gì?
Đáp án: Quả bóng
Câu 6: Thân em phỏng độ mười tám đôi mươi
Nực thì dùng đến, rét thời bỏ đi
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái quạt
Câu 7: Thân em vừa trắng vừa tròn
Viết bao nhiêu chữ em mòn bấy nhiêu
—» Là cái gì?
Đáp án: Viên phấn
Câu 8: Vì mày, tao phải đánh tao
Vì tao, tao phải đánh mày
Vì mày, tao phải đánh tao lẫn mày
—» Là việc gì?
Đáp án: Đập muỗi
Câu 9: Con gì càng to càng nhỏ?
Đáp án: Con cua
Câu 10: Cây gì có quả không hoa
Vì chưng không lá chê già, chê non
—» Là cái gì?
Đáp án: Cây cân
Câu 11: Thân ta không mẹ không cha
Vốn không họ hàng, ở nhà người dưng
—» Là cây gì?
Đáp án: Cây chùm gửi
Câu 12: Ông già ngồi cạnh bờ sông
Có trăm con mắt mà không thấy đường
—» Là quả gì?
Đáp án: Quả khóm
Câu 13: Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng
Bắc cầu hoa lý, nằm ngang giữa trời
—» Là gì?
Đáp án: Cầu vồng
Câu 14: Của mình mình chẳng hay dùng
Người ta cẩn trọng, nằm lòng nhớ kêu
—» Là gì?
Đáp án: Cái tên
Câu 15: Một đôi mà ở hai nhà
Ngó nhau lưng lẻo như tòa cấm cung
Đêm thì sập cửa, gài chông
Ngày thì vén cửa coi trong ngó ngoài
—» Là gì?
Đáp án: Đôi mắt
Câu 16: Một cây mà có năm cành
Rấp nước thì héo, để dành thì tươi
—» Là gì?
Đáp án: Bàn tay
Câu 17: Mình bằng gỗ, cổ bằng da
Khi bước chân ra thì kêu loẹp quẹp
—» Là cái gì?
Đáp án: Đôi guốc
Câu 18: Đi bằng bánh
Tránh bằng tay
Đi vững chãi đêm ngày
Đứng mà không dựa đỗ ngay tức thì
—» Là cái gì?
Đáp án: Xe đạp
Câu 19: Trơ trơ cái mặt phẳng lì
Ai muốn hỏi gì cũng nói ra ngay
Muốn cho đẹp mặt đẹp mày
Phải lau thật sạch mặt này hãy xem
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái gương
Câu 20: Cây cao quả trắng dây dài
Trồng hoài trồng mãi mà nào được ăn
—» Là cái gì?
Đáp án: Cây cột điện
Câu 21: Nóng nực thì ghét đuổi tui
Hễ mà lạnh lạnh thì tôi đến gần
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái chăn
Câu 22: Trăm năm tạc một chữ đồng
Ngày mười hai khắc trong lòng nào quên
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái đồng hồ
Câu 23: Em từ rơm cỏ sinh ra
Còn duyên anh đón về nhà anh chơi
Cửa nhà sạch sẽ mọi nơi
Hết duyên tàn ta anh mời em ra
—» Là cái gì?
Đáp án: Cây chổi
Câu 24: Mình tròn lưng lại cong cong
Tơ vương quấn quít con sông giữa trời
Ngày ngày dạo gót đi chơi
Bắt con cá đốp, ghẹo người thuỷ cung
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái cần câu
Câu 25: Anh đi thì tôi cũng đi
Băng đèo lội suối chẳng khi nào rời
Anh ngủ tôi mới được chơi
Anh đứng, anh ngồi tôi nép dưới anh
—» Là cái gì?
Đáp án: Đôi dép
Câu 26: Chỉ vì yêu sạch, ghét dơ
Xả thân với nước nào mơ mộng gì
Và rồi thành bọt tan đi
Tiếng thơm để lại suy bì cùng ai
—» Là gì?
Đáp án: Xà phòng
Câu 27: Một chân đứng chẳng vững vàng
Thêm chân mà vẫn phải ràng vào nhau
Bé đầu lại muốn leo cao
Nên khi đứng phải dựa vào người ta
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái thang
Câu 28: Chồng cao thì vợ cũng cao
Vợ chồng nhà nào cũng rất đẹp đôi
Ở một nhà ăn một nồi
Chồng chồng vợ vợ một đời ấm êm
—» Là cái gì?
Đáp án: Đôi đũa
Câu 29: Một chân sắt một chân chì
Đi đứng kiểu ấy trách gì loanh quanh
Xoạc ra tưởng để đi nhanh
Ai ngờ luẩn quẩn trong vành ngược xuôi
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái com-pa
Câu 30: Hai đầu được buộc hai dây
Hai dây lại buộc hai cây cột nhà
Nâng tròn giấc ngủ đời ta
Nghe thân thương tiếng kẽo cà ngày đêm
—» Là cái gì?
Đáp án: Cái võng
3.2.2 Câu hỏi rèn trí thông minh:
Câu 1: Ai thắng cuộc?
Hùng và Dũng đều là cao thủ cờ vây. Nhưng hôm nay, họ lại đấu trí với nhau theo yêu cầu của Thành như sau:
- Có 25 quân cờ vây. Hùng và Dũng lần lượt lấy một số quân, với điều kiện, mỗi lần tối thiểu lấy 1 quân, tối đa 3 quân. Người nào chỉ để lại cho đối phương 1 quân cuối cùng, người đó sẽ thắng cuộc.
Nếu Hùng là người bắt đầu trước, thì ai sẽ là người chiến thắng?
Đáp án:
Nếu Hùng bắt đầu thì cậu có thể lấy 1, 2 hay 3 quân cờ. Dũng lấy sau, muốn thắng cuộc chỉ cần tuân thủ quy tắc: số quân cờ mà cậu lấy đi cộng với số quân cờ mà Hùng vừa lấy có tổng là 4. Do 25 : 4 = 6 còn dư 1 nên sau 6 lần thì Hùng sẽ chỉ còn lại 1 quân cờ. Như vậy ai lấy trước thì người đó sẽ thua cuộc.
Câu 2: Anh lính thông minh
Viên tướng nọ muốn chọn một người lính thông minh nhất để đề bạt làm sĩ quan chỉ huy. Ông tập trung mọi người trong sân tập rồi nói:
- Ai có cách gì để lính gác cho ra khỏi sân đường hoàng, vui vẻ, sẽ được thăng chức.
Mọi người đang vắt óc ra suy nghĩ mà vẫn chưa tìm ra cách nào. Lúc này, một anh lính đến gần lính gác nói duy nhất một câu. Thế là lính gác liền cho anh ta ra ngoài.
Bạn thử đoán xem anh lính đã nói gì với người lính gác để được ra ngoài?
Đáp án:
Đó là câu: “Thôi, mình chả tham gia nữa”. Thế là hiển nhiên anh ta được ra ngoài
Câu 3: Chỉ một câu trả lời
Sói và Cừu cùng uống nước ở một khúc sông. Sói rất muốn ăn thịt Cừu, nên cố nặn ra một cái cớ. Nó lại gần Cừu, cao giọng nói:
- Nghe rõ đây, ta sẽ đặt cho ngươi 50 câu hỏi. Ngươi chỉ được trả lời tất cả bằng một câu, nếu không ta sẽ ăn thịt ngươi.
Cừu sợ run cầm cập, đành đồng ý.
Sói nói liền một mạch 50 câu hỏi về mọi vấn đề. Nó chắc mẩm phen này sẽ ăn thịt được Cừu. Ai dè, Cừu chỉ nói một câu là đã trả lời được cả 50 câu hỏi của Sói.
Bạn thử đoán xem đó là câu gì vậy?
Đáp án:
Trong lúc lo sợ tột cùng. Cừu chợt nghĩ ra cách đối phó thông minh để thoát khỏi nanh vuốt Sói. Cừu đáp rằng:
- Tôi không biết!
Sói đành cứng họng bỏ đi dù thèm rõ dãi, song vẫn không đụng được đến Cừu.
Câu 4: Chuyến du ngoạn của Ốc Sên
Nhà Sên sống trong một cái giếng sâu. Một hôm, Sên con nũng nịu vòi vĩnh bố xin ra ngoài đi chơi, nhưng bố không đồng ý.
- Bố ơi, con sẽ tự đi một mình được. Chả phải bây giờ con cũng đã lớn bằng mẹ rồi sao?
- Con à, dù có lớn mấy con cũng không thể một mình đi chơi được. Chẳng lẽ con không biết cái giếng này sâu đến mức nào sao?
- Con nghe nói muốn ra ngoài giếng phải bò 30m.
- Vậy con có biết phải mất bao lâu mới bò được từ dưới đáy lên tới miệng giếng không?
Nghe bố nói thế, Sên con cúi đầu:
- Con không biết ạ, nhưng nếu chăm chỉ một ngày cũng bò được 3m.
- Nhưng buổi tối, lúc ngủ con sẽ lại trượt xuống 2m. Tính ra mỗi ngày con chỉ bò được 1m thôi.
Sên con bắt đầu nhẩm tính:
- Nếu con trả lời đúng, bố sẽ cho con đi chơi một chuyến nhé.
Theo bạn, để bò ra khỏi giếng, Sên con phải mất bao nhiêu ngày?
Đáp án:
Một ngày Sên bò được 1m. Vậy đến ngày 27 nó bò được 27m rồi. Ngày thứ 28 Sên con sẽ bò thêm 3m nữa là tới miệng giếng và ra ngoài du ngoạn được rồi nên không bị trượt xuống nữa. Vậy đáp án là 28 ngày.
Câu 5: Đầu tư sinh lãi
Nước Mỹ là thiên đường của những người dám mơ ước. Bao nhiêu triệu phú đã đi lên từ hai bàn tay trắng. Chỉ cần bạn chịu khó tìm tòi suy nghĩ, dám làm dám chịu thì không có gì là không thể làm được.
Nhà tư bản nọ rất giàu và cũng rất giỏi làm ăn. Ông ta đầu tư một phần vào địa ốc, và cứ mỗi tháng số tiền ấy lại sinh lãi gấp đôi. Sau một năm – 12 tháng, số tiền đã lên tới 100 triệu đôla. Vậy bạn xem vào lúc nào thì ông ta có số tiền là 50 triệu?
Đáp án:
Tới tháng 12 thì ông ta có 100 triệu đôla. Cứ sau mỗi tháng số tiền lại sinh lãi gấp đôi, nên tới tháng 11 ông ta có số tiền vừa bằng một nửa số tiền thu được vào tháng thứ 12, tức là 50 triệu đôla.
Câu 6: Lời tiên đoán của bà phù thủy
Thời Trung cổ, ở Châu Âu đã từng có phong trào “Tiêu diệt phù thủy”. Bất cứ ai theo tín ngưỡng khác, hoặc phủ nhận Thiên Chúa giáo đều bị quy là phù thủy và xử tử hình. Có một bà phù thủy năng lực siêu phàm có thể đoán tương lai bằng quả cầu thủy tinh.
- Vì sao mãi mà vẫn chưa có mưa? – Dân làng lo gia súc chết nên đến tìm bà phù thủy Juliet. Bà liền an ủi họ:
- Đừng lo lắng quá, bốn hôm nữa sẽ có mưa!
Quả nhiên, y như lời bà tiên đoán. Tin lành đồn xa, chẳng bao lâu sau đến tai nhà vua. Vua thấy dân làng chỉ nghe Juliet, không theo Chúa, bèn bắt bà:
- Mi là đồ phù thủy xấu xa, dám lừa gạt những thần dân chất phác của ta rời xa Thượng đế! – Rồi vua nói tiếp – Ngươi thử đoán xem ta sẽ giết ngươi như thế nào. Nếu đúng, ta sẽ quẳng mi lên giàn thiêu, sai ta sẽ xử chém!
Bà chỉ cười và trả lời ngay. Nhà vua bất ngờ vì không thể xử tử bà được. Vậy bà đã nói gì?
Đáp án:
Phù thủy Juliet sẽ đoán rằng: “Ta bị xử chém”. Nếu bà nói đúng, vua sẽ thiêu sống bà nhưng nếu thế thì lời dự đoán của Juliet lại sai. Còn nếu bà dự đoán sai, vua sẽ đưa Juliet đi chém đầu nghĩa là hóa ra bà lại đoán đúng. Như vậy, nhà vua đành phải bó tay!
Câu 7: Nỗi lo lắng của Lọ Lem
Tuy đã nhận được giấy mời dự dạ hội, nhưng cô bé Lọ Lem vẫn lo không thể làm xong việc trước buổi chiều. Hai cô chị đã trang điểm từ sáng, đang chọn quần áo. Lọ Lem vừa quét dọn vừa ngắm nhìn các chị đầy ngưỡng mộ. Nhưng mẹ kế đã gọi cô bé lại giao việc:
- Hãy để riêng từng loại một, hôm nay phải làm cho xong, biết chưa?
Trước mặt cô bé là một lu to đựng đầy đậu ván, cát, muối, mạt sắt và gỗ. Lọ Lem chỉ còn biết thở than khóc lóc.
- Cô bé à, sao lại khóc thế? Có chuyện gì ư?
Một bà tiên hiện ra, hỏi han ân cần. Nghe xong chuyện Lọ Lem kể, bà tiên tươi cười đáp:
- Có gì khó đâu, để bà giúp cho!
Cô bé Lọ Lem làm theo đúng lời bà tiên bảo, quả nhiên là tách được các thứ ra rất nhanh. Thế là cô bé đã ung dung đi dự hội được rồi. Vậy bà tiên đã chỉ cô bé làm như thế nào?
Đáp án:
Đầu tiên: Sàng để lọc đậu ra.
Bước 2: Dùng nam châm hút mạt sắt.
Bước 3: Đổ hỗn hợp còn lại vào chậu nước, vớt gỗ nổi trên mặt nước ra.
Bước 4: Đổ nước trong chậu vào thùng to khác, chắt cát ở dưới đáy ra.
Cuối cùng đặt thùng nước ra ngoài trời nắng cho nước bay hơi hết, ta thu được muối.
Câu 8: Tôn Tẫn nói gì?
Tôn Tẫn và Bàng Quyên là những đệ tử nổi tiếng của Quỷ Cốc tiên sinh. Cả hai đều đã từng cùng hầu hạ Ngụy Vương. Ngụy Vương muốn thử tài hai người xem ai cao thủ hơn, liền nói:
- Ta ngồi trên đại điện đây, hai khanh có cách gì buộc ta đi xuống không?
Bàng Quyên nói:
- Không khó, chỉ cần đốt lửa phía sau là Đại Vương sẽ xuống ngay thôi.
Không phục, Ngụy Vương quay sang hỏi Tôn Tẫn. Tôn Tẫn chỉ nói hai câu, quả nhiên Ngụy Vương đi xuống thật.
Vậy Tôn Tẫn đã nói hai câu gì, bạn có đoán ra được không?
Đáp án:
Tôn Tẫn đáp:
Tâu Bệ hạ, thần quả thật không biết làm cách nào cho Người tự đi xuống. Nhưng nếu Bệ hạ xuống đây, thần sẽ có cách khiến Người đi lên.
Câu 9: Bát nào đựng gì?
Lan đến nhà Thanh chơi gặp lúc mẹ Thanh đang chuẩn bị làm cỗ cúng rằm. Biết mẹ Thanh nấu ăn rất giỏi, nên Lan tò mò xuống bếp xem.
Lan thấy bác bày biện bao nhiêu là rau quả, thịt cá… trên bàn, để chuẩn bị nấu nướng.
Lan chợt chú ý tới 5 chiếc bát thủy tinh đựng nước để trên cái bàn nhỏ.
Thấy Lan tỏ rõ sự tò mò, mẹ Thanh mỉm cười:
- Đây là 5 bát gia vị: rượu trắng, nước muối, dấm, nước đường, nước sôi. Chúng đều trong suốt, không màu và có thể uống được. Cháu chỉ được thử một lần duy nhất, thì liệu cháu có phân biệt được bát nào đựng gì được không?
Lan lúng túng quá, vì cô bé đã bao giờ phải vào bếp đâu. Bạn hãy giúp Lan với nhé!
Đáp án:
- Đầu tiên, sờ tay tìm ra ngay bát nước sôi.
- Mũi ngửi sẽ giúp phát hiện ra dấm và rượu.
- Còn lại hai bát, thì… nếm nước trong một bát là biết ngay bát nào đựng nước muối, bát nào đựng nước đường.
Câu 10: Để bác thợ nào cắt tóc?
Một lữ khách đến ngôi làng hẻo lánh trên một hoang đảo. “Du lịch ba lô” dài ngày, nên đầu tóc và quần áo người lữ hành đã bẩn thỉu, nhem nhuốc quá thể.
“Trời ơi, đầu bẩn quá! Quần áo dơ dáy còn có thể chịu được, chứ tóc tai đã mấy tháng không cắt, vừa dài vừa bẩn, phải cắt ngay thôi.” – Người thanh niên nghĩ bụng. Anh ta đi khắp nơi tìm hiệu cắt tóc, tìm mãi mới thấy một cửa hiệu duy nhất.
Tuy cửa hiệu bài trí có phần đơn sơ, song người thanh niên vẫn thử vào xem. Hai bác thợ ra sức mời chào. Một bác đầu tóc bù xù, một bác áo quần bảnh bao, lịch sự. Cửa hiệu vắng tanh. Anh thanh niên nghĩ, có lẽ họ cắt tồi nên thấy lo lo. Song cả làng chỉ có một hiệu cắt tóc này, muốn đi cũng chẳng được. Sau khi chăm chú quan sát hai bác thợ, anh ta cũng chọn được một người cắt tóc cho mình.
Theo bạn người thanh niên đã chọn bác thợ nào?
Đáp án:
Nên chọn bác thợ đầu tóc bù xù. Nếu chỉ có 2 thợ cắt tóc trong tiệm, họ sẽ giúp nhau cắt tóc. Vì thế chính bác thợ đầu tóc gọn gàng đã cắt tóc cho bác kia xấu xí đến thế. Do vậy, không thể chọn người thợ tóc gọn gàng!
IV Kết quả thực nghiệm:
Các trò chơi và một số câu hỏi đã cho học sinh tham gia:
Trò ảo thuật con số bị xoá.
Trò ảo thuật đó là con số bạn đã viết.
Một số câu đố Việt Nam.
Một số câu hỏi vui toán học.
Phản ứng của học sinh: Học sinh tỏ ra rất hứng thú, tham gia tích cực, nhiệt tình. Đặc biệt, đối với các trò ảo thuật, học sinh tỏ ra rất tò mò và tham gia sôi nổi nhất. Các em học sinh tham gia các trò chơi với một tâm trạng rất thoải mái, vui tươi, có sự đoàn kết với đồng đội trong nhóm của mình.
Những điều đó chứng tỏ các trò chơi thật sự là hữu ích cho việc giải trí và kết nối thêm tình cảm bạn bè trong lớp. Chúng còn giúp cho không khí của giờ sinh hoạt lớp trở nên sôi động và vui tươi.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua những điều quan sát được từ học sinh, cũng như những trãi nghiệm đã qua khi còn ngồi ở ghế nhà trường trung học phổ thông, tôi nhận thấy rằng, học sinh trung học phổ thông thật sự rất cần những thời gian giải trí cùng với bạn bè. Mà một trong những cơ hội để có được phút thư giản ấy chính là giờ sinh hoạt lớp. Bởi lẻ, vì nhiều lý do mà không phải lúc nào học sinh cũng có thể tập hợp lại được để cùng tham gia những hoạt động vui chơi hữu ích. Do đó, những trò chơi hay những câu hỏi vui trong giờ sinh hoạt thật sự rất có ý nghĩa đối với học sinh. Chính vì thế mà giáo viên chủ nhiệm cần nên quan tâm nhiều đến việc đưa những trò chơi hay những câu hỏi vui vào giờ sinh hoạt lớp của mình. Những trò chơi, những câu hỏi vui không chỉ đơn giản là mang lại niềm vui cho học sinh mà nó còn có tác dụng giáo dục đạo đức, cung cấp kiến thức, đoàn kết tập thể lớp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
IA.I.PERELMAM (1986), Toán ứng dụng trong đời sống, Nxb Đồng Nai.
Châu Nhiên Khanh (2001), Đố vui về đồ vật, Nxb Tổng Hợp Đồng Nai.
Toán Học trong thế giới ngày nay, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật.
Tài liệu trên mạng tìm qua trang web: google.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu Những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho sinh hoạt tập thể phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.doc