Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu nước cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu

MỞ ĐẦU A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị tác động nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu mà cụ thể là hiện tượng nước biển dâng cao, hậu quả tăng nhiệt độ làm bề mặt trái đất nóng lên do phát thải khí nhà kính (KNK). Trong khoảng thời gian 70 năm gần đây (1931-2000), nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng lên 0,7 0C, số đợt không khí lạnh giảm hẳn, trong khi đó số cơn bão mạnh đang có xu hướng gia tăng và diễn biến hết sức bất thường. Trong thập niên 1971-1980 trung bình mỗi năm nước ta đón nhận 29 đợt không khí lạnh thì đến giai đoạn 1994-2007 đã giảm xuống chỉ còn 16 đợt mỗi năm. Mùa bão kết thúc muộn dần, quỹ đạo của bão bất thường, khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ phải chịu ảnh hưởng nhiều cơn bão hình thành ngoài biển Đông. Ở miền Bắc, từ năm 1961 đến 1970 trung bình mỗi năm có 30 ngày mưa phùn, từ năm 1991 đến 2000 giảm xuống còn 15 ngày. Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu từ năm 1960 đến nay tổng nhiệt độ đã tăng lên 20 0C. Tại nhiều khu vực như ở tỉnh Bến Tre trước đây chưa bao giờ có bão, nhưng năm 2007 đã có bão lớn. Mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm so với cách đây 10 năm. Theo đánh giá của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, mỗi thập kỷ mực nước biển ở Việt Nam có thể dâng 5 cm, đến năm 2070 có thể dâng 69 cm, năm 2100 nước biển có thể sẽ dâng tới khoảng 1m. Nếu nước biển dâng cao theo dự báo như vậy thì đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ bị ngập khoảng 5.000 km2, đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 20.000 km2 dẫn đến mất đất và giảm sản lượng nông nghiệp. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là mối đe dọa hiện hữu và to lớn mà nhân loại sẽ phải đương đầu trong thế kỷ XXI. Trước nguy cơ đó Liên hợp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề nêu trên. Nghiên cứu đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của BĐKH và thích ứng với quá trình BĐKH toàn cầu là nhiệm vụ cấp bách của mọi quốc gia, của mọi ng¬ười trên trái đất. Cho đến nay các giải pháp đã được các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đ¬ưa ra đều hướng vào việc tìm các giải pháp hạn chế, cắt giảm nguồn phát thải khí nhà kính - tác nhân chủ yếu gây nên hiện tượng BĐKH toàn cầu và hướng tìm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. (Đề tài này dài 160 trang)

doc169 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3073 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu nước cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Ngã ba Lân 1 – Lân 2 1 Hiện nay 2.32 2.13 1.63 1.57 2 2020 2.19 2.04 1.65 1.60 3 2030 2.15 1.98 1.63 1.57 4 2040 1.98 1.92 1.49 1.49 5 2050 1.91 1.82 1.52 1.45 6 2060 1.90 1.82 1.57 1.49 7 2070 1.94 1.86 1.64 1.61 8 2080 1.96 1.88 1.69 1.69 9 2090 1.96 1.89 1.76 1.73 10 2100 2.01 1.95 1.85 1.79 Hình 4.17: Đường mực nước lớn nhất tại Phúc Khánh khi thực hiện giải pháp phân lại vùng tiêu theo thời gian tương ứng trong Kịch bản nước biển dâng Hình 4.18: Đường mực nước lớn nhất tại ngã ba Kiến Giang – Hoàng Giang khi thực hiện giải pháp phân lại vùng tiêu theo thời gian tương ứng trong Kịch bản nước biển dâng Hình 4.19: Đường mực nước lớn nhất tại ngã ba Kiến Giang – Cổ Rồng khi thực hiện giải pháp phân lại vùng tiêu theo thời gian tương ứng trong Kịch bản nước biển dâng Hình 4.20: Đường mực nước lớn nhất tại ngã ba Lân 1 – Lân 2 khi thực hiện giải pháp phân lại vùng tiêu theo thời gian tương ứng trong Kịch bản nước biển dâng Như vậy giải pháp giảm nhỏ vùng tiêu tự chảy qua mạng lưới sông Kiến Giang để ra biển qua cống Lân, mở rộng vùng tiêu động lực tiêu trực tiếp ra sông Hồng, sông Thái Bình phù hợp với mức độ dâng cao của mực nước biển và biến động của mô hình mưa tiêu thiết kế tương ứng với các mốc thời gian của Kịch bản BĐKH là giải pháp chủ động nhất và hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước, khả năng thích ứng với BĐKH từ nay đến năm 2100. 4.4.1.3. Xây dựng hồ điều hoà để giảm nhẹ hệ số tiêu và phù hợp với năng lực tiêu nước của các công trình thủy lợi đã và sẽ xây dựng Kết quả nghiên cứu ở mục 4.2.5 và bảng 4.19 cho thấy các hồ điều hoà bố trí hợp lý trong hệ thống thủy nông có tác dụng giảm nhỏ hệ số tiêu, giảm nhẹ yêu cầu tiêu nước của hệ thống. Với tỷ lệ diện tích mặt nước hồ điều hoà chiếm từ 3,5 % đến 4,0 % và tỷ lệ dung tích điều tiết nước từ 350 m3/ha đến 400 m3/ha diện tích lưu vực, hệ số tiêu trong giai đoạn hiện tại có thể giảm từ 30 % đến 33 % so với không có hồ điều hoà, đến năm 2100 giảm từ 29 % đến 30 % so với trường hợp chưa xét đến ảnh hưởng của biến động về cơ cấu sử dụng đất và giảm từ 29 % - 33 % so với trường hợp có xét đến ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá theo kịch bản đề xuất của luận án. Ngoài ý nghĩa về mặt giảm nhẹ hệ số tiêu, giúp công trình tiêu nước đã có và sẽ xây dựng trên hệ thống thủy nông hoạt động hiệu quả phù hợp với năng lực làm việc của nó, xây dựng hồ điều hoà gắn với quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp còn có ý nghĩa rất lớn về mặt cảnh quan và môi trường, góp phần tích cực giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu. 4.4.1.4. Củng cố và nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển Hệ thống đê vùng cửa sông và đê biển của nước ta nói chung và ở hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nói riêng mới chịu đựng được áp lực sóng biển dưới tác động của bão cấp IX, cấp X. Nâng cao cao trình đỉnh đê tương ứng với mức độ dâng cao của mực nước biển; củng cố và nâng cao khả năng chống chịu của đê sông, đê biển và công trình dưới đê dưới tác động của dòng chảy, sóng biển và gió bão là một trong các giải pháp công trình không thể thay thế. Theo phạm vi và mục tiêu nghiên cứu, Luận án chỉ đề xuất giải pháp tổng quát mà không đi sâu nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể nâng cấp đê sông, đê biển và công trình trong đê để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. 4.4.2. Giải pháp phi công trình 4.4.2.1. Giảm đến mức tối thiểu khả năng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế để hạn chế sự ấm lên của khí hậu toàn cầu Khí nhà kính (KNK) là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được mặt trời chiếu sáng, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các KNK chủ yếu gồm hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có nó thì nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 0C. Các nhà khoa học trên thế giới cho biết phát thải quá nhiều KNK là một trong những nguyên nhân chính làm khí hậu trái đất ấm lên, gây BĐKH toàn cầu. Giảm thiểu phát thải KNK là nhiệm vụ chung của toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều phải đồng lòng thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết theo công ước của Liên hợp quốc, Nghị định thư Kyoto và mới đây là các thoả thuận đã đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tổ chức tại Copenhagen tháng 12 năm 2009 vừa qua. Khí nhà kính là sản phẩm của quá trình sản xuất, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Trong điều kiện cụ thể của hệ thống Nam Thái Bình, những giải pháp sau đây cần được áp dụng để cùng với các khu vực khác trên thế giới góp phần thực hiện nghĩa vụ giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhưng vẫn đạt được mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn: 1) Áp dụng các giải pháp công nghệ ít phát thải KNK, công nghệ sử dụng năng lượng sạch, hạn chế sử dụng các loại năng lượng hoá thạch trong các hoạt động sản xuất. Các hệ thống thủy lợi vùng ven biển nước ta nói chung và Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nói riêng có nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều rất phong phú. Do vậy cần ưu tiên xây dựng các công trình năng lượng, công trình công nghiệp, giao thông, sinh hoạt… có khả năng khai thác và sử dụng đến mức cao nhất nguồn năng lượng này; 2) Nghiên cứu áp dụng quy trình tưới tiết kiệm nước cho lúa. Theo quy trình này, lượng nước tưới cho lúa có thể giảm từ 20 % đến trên 30 % so với tưới thông thường nhưng lại có tác dụng giảm đáng kể lượng khí mê tan (CH4) phát thải vào không khí (khí CH4 trong khí quyển chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 200 lần so với khí CO2 nhưng lại gây hiệu ứng nóng lên mạnh gấp 20 lần. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ, trong hai thập kỷ qua, do phần lớn người nông dân Trung Quốc và nhiều nước châu Á áp dụng phương thức canh tác lúa nước là rút bớt nước trên cánh đồng nhiều lần trong mùa vụ thay vì để ngập thường xuyên như trước đây đã làm giảm tới 12 % lượng khí mê tan phát thải vào khí quyển). 4.4.2.2. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng Tăng cường các biện pháp thông tin, truyền thông để tất cả mọi người dân hiểu rõ được nguy cơ to lớn của BĐKH và nước biển dâng, để họ thấy được trách nhiệm của mình phải góp phần giảm bớt hoặc hạn chế tác động của BĐKH bằng những công việc cụ thể hàng ngày. Hai công việc cụ thể dưới đây mà bất cứ người dân Việt Nam nào nói chung và người dân ở hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nói riêng đều có thể làm được nếu họ hiểu rõ những việc làm đó sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đối với môi trường và xã hội : 1) Không đốt rơm rạ và các loại sản phẩm nông nghiệp còn lại ngoài cánh đồng sau thu hoạch gây ra khói bụi nặng nề trong các khu vực dân cư và thải nhiều khí CO2 vào khí quyển. Các sản phẩm này cần được xử lý thành phân hữu cơ để cải tạo đất hoặc chế biến thành các loại sản phẩm có ích khác; 2) Sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Không sử dụng các loại phương tiện giao thông, các loại máy móc và công cụ sản xuất hoặc các loại sản phẩm hàng hoá tiêu hao nhiều nhiên liệu hoá thạch và thải nhiều khói bụi vào môi trường . 4.4.2.3. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp thích ứng với BĐKH và nước biển dâng cho các hệ thống thủy lợi vùng ven biển và hệ thống thủy nông Nam Thái Bình Các giải pháp sau đây có thể nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả cho các hệ thống thủy lợi vùng ven biển: 1) Nghiên cứu chuyển đổi tập quán sinh hoạt của các thành phần dân cư vùng ven biển để thích nghi với nước biển dâng; 2) Né tránh tác động tự nhiên của nước biển dâng bằng giải pháp quy hoạch xây dựng các khu vực tái định cư, di dời nhà cửa ra khỏi vùng có cơ nguy cơ bị ngập do nước biển dâng cao; 3) Nghiên cứu xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với xu hướng biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong đó đặc biệt chú ý phát triển các giống cây vừa cho năng suất sinh học và chất lượng sản phẩm cao, vừa có khả năng chịu ngập cao hơn các giống cây thông thường; 4) Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa sang luân canh nuôi cá và cấy lúa hoặc chuyển đổi thành các hồ điều hoà để giảm nhẹ yêu cầu tiêu nước và cải thiện điều kiện môi trường trong khu vực 4.4.2.4. Nâng cao năng lực quản lý, khai thác các hệ thống thủy lợi nói chung và Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình nói riêng. - Ngoài việc thường xuyên đào tạo, bổ túc nâng cao trình độ quản lý vận hành các hệ thống thủy nông cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề mau chóng tiếp cận được trình độ chung của thế giới còn phải tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, các phần mềm về dự báo và quản lý tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, khai thác; - Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý vận hành khai thác các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng, ven biển phù hợp với yêu cầu cấp nước và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, thích ứng với các kịch bản BĐKH và nước biển dâng. Trong quy trình nói trên phải có điều khoản quy định quy mô các trường hợp tiêu nước đệm, lợi dụng khả năng trữ nước của các trục tiêu, ao hồ tự nhiên hiện có trong hệ thống tiêu để trữ nước khi dự báo có mưa lớn và tiêu thoát nước nhanh khi thủy triều xuống. 4.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 1) Hệ thống thủy nông Nam Thái Bình có những đặc điểm chung đại diện cho vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ nước ta như có đủ loại đối tượng sử dụng nước và tiêu thoát nước, có chế độ cấp nước và tiêu thoát nước phụ thuộc chủ yếu vào chế độ nước của hệ thống sông Hồng và của biển Đông v.v…. Trong quá trình xây dựng và phát triển, cũng như hầu hết các hệ thống thủy lợi khác ở nước ta, nội tại về cấu trúc của hệ thống thủy nông này đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn trong đó nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa yêu cầu tiêu nước ngày càng cao của các đối tượng sử dụng nước với khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu của các công trình thủy lợi đã xây dựng trong hệ thống chỉ có hạn. Có thể nói đây là mâu thuẫn lớn nhất và nghiêm trọng nhất bởi vì hậu quả do mâu thuẫn này mang lại cho hệ thống này là diện tích úng ngập ngày một lớn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Do nằm sát biển, có địa hình trũng thấp cùng với rất nhiều yếu tố tự nhiên khác mà hệ thống thủy nông Nam Thái Bình là một trong nhiều vùng của nước ta rất dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. 2) Hệ số tiêu mặt ruộng, lưu lượng tiêu thiết kế của các công trình đầu mối tiêu và tổng lượng nước cần tiêu của hệ thống thủy nông tăng theo tỷ lệ thuận với mức độ tăng về tổng lượng trận mưa tiêu thiết kế. 3) Tại thời điểm hiện nay, với hệ số tiêu thiết kế trên dưới 7,0 l/s ha, các công trình tiêu nước đã và đang xây dựng trên hệ thống thủy nông Nam Thái Bình mới chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 60 % nhu cầu tiêu nước. Nếu các yếu tố về thời tiết, khí hậu và cơ cấu sử dụng đất trong hệ thống này biến động như dự báo, với hệ số tiêu thiết kế công trình như hiện nay thì đến năm 2020 cũng chỉ đáp ứng được khoảng 58 %, năm 2050 đáp ứng được trên 52 % và năm 2100 đáp ứng được trên 45 % nhu cầu tiêu. 4) Để phù hợp với năng lực tiêu nước của các công trình đã và sẽ xây dựng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần thiết phải nghiên cứu quy hoạch một số ao hồ điều hoà trên hệ thống thủy nông. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ việc xây dựng hồ điều hoà cần gắn liền với quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng khu công nghiệp. Với trường hợp cụ thể của hệ thống thủy nông Nam Thái Bình thì tỷ lệ diện tích mặt nước các hồ điều hoà nên chiếm từ 3,5 % đến 4,0 % diện tích lưu vực và tỷ lệ dung tích điều tiết nước của các hồ điều hoà trên một đơn vị diện tích lưu vực cần từ 350 m3/ha đến 400 m3/ha. 5) Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới sông để xác định phạm vị ngập và biện pháp tiêu nước (tự chảy hay động lực) dưới tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cho thấy: - Quy mô vùng tiêu tự chảy hiện tại bao gồm toàn bộ lưu vực sông Kiến Giang và một số lực vực tiêu độc lập khác chiếm 82,54 % diện tích cần tiêu. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, từ năm 2020 trở đi vùng tiêu tự chảy chỉ còn giới hạn trong phạm vi lưu vực sông Kiến Giang nhưng quy mô bị thu hẹp chỉ còn khoảng 62,9 %, năm 2050 còn 39,90 % và năm 2100 còn 33,10 % diện tích cần tiêu. - Quy mô vùng tiêu bằng động lực tăng dần theo thời gian. Tại thời điểm hiện tại vùng tiêu bằng động lực trên hệ thống thủy nông Nam Thái bình chỉ có 10.435 ha, đến năm 2020 tăng lên 20.958 ha, năm 2050 là 34.670 ha và đến năm 2100 tăng lên 38.732 ha. 5) Kết quả nghiên cứu của chương này đã vẽ được bản đồ ngập lụt của hệ thống thủy nông Nam Thái Bình tương ứng với các mốc thời gian của Kịch bản biến đổi khí hậu. 6) Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, luận án đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chính có thể áp dụng cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình: Các giải pháp phi công trình bao gồm i) Giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế để hạn chế sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, ii) Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nguy cơ BĐKH toàn cầu, iii) Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho các hệ thống thủy lợi vùng ven biển, và iv) Nâng cao năng lực quản lý và khai thác các hệ thống thủy lợi. Về giải pháp công trình, luận án đã nghiên cứu, phân tích và tính toán các phương án sau: a) Mở rộng vùng tiêu động lực để tiêu trực tiếp ra sông ngoài và giảm nhỏ quy mô vùng tiêu tự chảy ra biển qua cống Lân; b) Xây dựng các hồ điều hoà để giảm nhẹ hệ số tiêu và phù hợp với năng lực tiêu nước của các công trình thủy lợi đã và sẽ xây dựng; c) Củng cố và nâng cấp đê sông, đê biển phù hợp với tốc độ dâng cao của mực nước biển và các biến động khác về tự nhiên dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu; d) Mở rộng mặt cắt sông trục Kiến Giang và mở thêm cống Lân mới để tăng cường khả năng tiêu tự chảy ra biển. Trong số 4 giải pháp nêu trên thì các giải pháp a, b, c được đặc biệt chú ý và đề nghị áp dụng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN Biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề rất lớn của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhân loại đã và đang phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng mang lại. Biến đổi khí hậu tác động tới tất cả các ngành, tất cả mọi người. Nghiên cứu các biện pháp để giảm thiểu các tác động xấu do biến đổi khí hậu mang lại hoặc các biện pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện đề tài NCS “Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu cho hệ thống thuỷ lợi Nam Thái Bình có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu”. Kể từ ngày Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam vào tháng 9 năm 2009, Luận án này là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu thành công về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho một đối tượng cụ thể là hệ số tiêu, nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu cho một vùng cụ thể của nước ta. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đã giải quyết được những vấn đề lớn sau đây: 1) Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu mang lại. Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm qua mới chỉ ở mức độ sơ khai, chủ yếu tập trung xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra được bức tranh tổng quan về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam và đồng bằng Bắc Bộ. Các số liệu tính toán cho thấy sự thay đổi về nhiệt độ, bốc hơi, lượng mưa, một số yếu tố khí hậu khác, mức độ dâng lên của nước biển ở Việt Nam và ở đồng bằng Bắc Bộ từ nửa cuối của thế kỷ XX đến nay là rất rõ. Biến đổi khí hậu đang gây nên các tác động tiêu cực đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Các hình thái thời tiết bất thường, khắc nghiệt đang diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt là trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI . Trên cơ sở các kịch bản về biến đổi khí hậu ở Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố ngày 9 tháng 9 năm 2009, đề tài đã nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới vận hành khai thác công trình thủy lợi ở đồng bằng Bắc Bộ. Vùng được chọn làm nghiên cứu điển hình là hệ thống thủy nông Nam Thái Bình. Đây là vùng ven biển vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn các sông lớn vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều. Mặc dù hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế, quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt là tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá trên hệ thống diễn ra nhanh chóng cùng với ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng nên tình trạng úng ngập trong những năm qua ở vùng nghiên cứu ngày càng trầm trọng. 2) Luận án đã chỉ ra được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ số tiêu, đã xác định được dạng mô hình mưa tiêu thiết kế áp dụng cho nông nghiệp và các đối tượng tiêu nước khác không phải là nông nghiệp để từ đó có cơ sở nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm nhẹ yêu cầu tiêu. Luận án đã đi sâu nghiên cứu hệ số tiêu, phương pháp tính toán xác định hệ số tiêu cho từng đối tượng tiêu nước khác nhau có mặt trong hệ thống thủy nông, phương pháp tính toán hệ số tiêu thiết kế, cơ sở khoa học của giải pháp lợi dụng khả năng trữ nước và điều tiết nước của ao hồ để hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu cho các hệ thống thủy lợi ở nước ta nói chung và cho riêng hệ thống thủy nông Nam Thái Bình. 3) Về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ số tiêu, yêu cầu tiêu và biện pháp tiêu cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình tương ứng với các mốc thời gian chính của Kịch bản biến đổi khí hậu, với các điều kiện biên đã được xác lập để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài, kết quả nghiên cứu cho thấy: - Về hệ số tiêu: Nếu chỉ xét riêng về ảnh hưởng của BĐKH đến yêu cầu tiêu thì hệ số tiêu mặt ruộng, lưu lượng tiêu thiết kế của các công trình đầu mối và tổng lượng nước cần tiêu của hệ thống thủy nông tăng theo tỷ lệ thuận với mức độ tăng của tổng lượng trận mưa tiêu thiết kế. Nếu xét thêm ảnh hưởng của biến động cơ cấu sử dụng đất do công nghiệp hoá và đô thị hoá mang lại thì so với thời điểm hiện tại khi lượng mưa tiêu tăng thêm 3,1 % thì hệ số tiêu thiết kế tăng 5,62 %, khi lượng mưa tăng thêm 7,9 % thì hệ số tiêu thiết kế tăng 17,12 % và khi lượng mưa tăng thêm 19,1 % thì hệ số tiêu tăng 35,65 %. - Về biện pháp tiêu: vùng tiêu tự chảy giảm từ 82,54 % diện tích cần tiêu tại thời điểm hiện nay xuống còn 62,9 % vào năm 2020, 39,90 % vào năm 2050 và 33,10 % vào năm 2100. Ngược lại quy mô vùng tiêu bằng động lực tăng lên tương ứng với mức độ giảm của vùng tiêu tự chảy: tăng từ 10.435 ha ở thời điểm hiện nay lên 20.958 ha vào năm 2020, 34.670 ha vào năm 2050 và 38.732 ha vào năm 2100. 4) Với hệ số tiêu thiết kế đang áp dụng trong hệ thống thủy nông Nam Thái Bình khoảng 7,0 l/s ha, ở thời điểm hiện tại các công trình tiêu nước đã có trên hệ thống này mới chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng 60 % nhu cầu tiêu, đến năm 2020 đáp ứng được 58 %, năm 2050 đáp ứng được trên 52 % và năm 2100 đáp ứng được trên 45 % nhu cầu tiêu. Để phù hợp với năng lực tiêu của các công trình đã có và sẽ xây dựng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong hệ thống, luận án đề nghị cần thiết phải nghiên cứu quy hoạch một số ao hồ điều hoà gắn với quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng khu công nghiệp và cho biết tỷ lệ diện tích mặt nước các hồ điều hoà trên hệ thống này nên chiếm từ 3,5 % đến 4,0 % diện tích lưu vực và tỷ lệ dung tích điều tiết nước của các hồ điều hoà trên một đơn vị diện tích lưu vực cần từ 350 m3/ha đến 400 m3/ha là phù hợp với yêu cầu tiêu cũng như quy mô công trình tiêu ở các thời điểm của hiện tại và tương lai. 5) Luận án đã nghiên cứu và xác định được phạm vi, mức độ ngập lụt do ảnh hưởng của mực nước biển dâng đến hệ thống thủy nông Nam Thái Bình tương ứng với các mốc thời gian chính của kịch bản biến đổi khí hậu đã công bố. 6) Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nói trên, luận án đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cho hệ thống thủy nông Nam Thái Bình bao gồm các giải pháp công trình và giải pháp phi công trình. Các giải pháp công trình được phân tích tương đối chi tiết bao gồm mở rộng vùng tiêu động lực để tiêu trực tiếp ra sông ngoài và giảm nhỏ quy mô vùng tiêu tự chảy ra biển qua cống Lân; xây dựng các hồ điều hoà để giảm nhẹ hệ số tiêu và phù hợp với năng lực tiêu nước của các công trình thủy lợi đã và sẽ xây dựng; mở rộng mặt cắt sông trục Kiến Giang và mở thêm cống Lân mới để tăng cường khả năng tiêu tự chảy ra biển; củng cố và nâng cao khả năng chống chịu của đê sông, đê biển và công trình dưới đê dưới tác động của dòng chảy, sóng biển và gió bão đã được đề cập. Các biện pháp phi công trình cũng đã được đề cập nhưng ở mức tổng quan để làm cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục nghiên cứu biện pháp phòng tránh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. B. KIẾN NGHỊ Luận án đã nghiên cứu, tính toán hệ số tiêu, yêu cầu tiêu và biện pháp tiêu cho một hệ thống thủy nông điển hình là hệ thống Nam Thái Bình dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng. Tuy nhiên khi nghiên cứu, tính toán luận án mới chỉ căn cứ vào mô hình mưa tiêu ở thời điểm hiện tại và cơ cấu sử dụng đất ở thời điểm hiện để dự báo khả năng thay đổi tổng lượng mưa của mô hình mưa, khả năng thay đổi cơ cấu sử dụng đất trên hệ thống tại các mốc thời gian của Kịch bản biến đổi khí hậu dựa theo các điều kiện ràng buộc đã được quy định trong luận án. Mức độ chính xác của dự báo này chưa có cơ sở để kiểm chứng. Do vậy cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau: 1) Nghiên cứu dự báo khả năng phát triển kinh tế - xã hội theo từng thập kỷ: như cơ cấu sử dụng đất đai, cơ cấu cây trồng vật nuôi, yêu cầu cấp nước và tiêu nước của các loại đối tượng sử dụng nước. 2) Nghiên cứu ảnh hưởng liên hoàn của các khu vực lân cận đến hệ thống Nam Thái Bình do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt vùng thượng nguồn sông Hồng vì hệ thống Nam Thái Bình là vùng hạ lưu sông Hồng và nằm sát biển. 3) Nghiên cứu nhu cầu tiêu nước trong điều kiện biến đổi khí hậu với nhiều kịch bản phát triển kinh tế - xã hội, nhiều tình huống biến đổi khí hậu hơn nữa theo từng thập kỷ đến năm 2100. Cần cập nhập các giải pháp cụ thể nhằm làm giảm lượng khí thải nhà kính của thế giới để có những kịch bản dự báo sát với tình hình thực tế hơn, từ đó có những hiệu chỉnh các giải pháp tiêu cho phù hợp. 4) Nghiên cứu chi tiết hơn nữa các giải pháp công trình và phi công trình đáp ứng yêu cầu biến đổi nhu cầu tiêu trong điều kiện biến đổi khí hậu theo các giai đoạn đến năm 2100. Để thấy được tác dụng của các biện pháp phi công trình đối với việc ứng phó với biển đổi khí hậu thì cần có những nghiên cứu sâu hơn, ở các ngành khác ngoài lĩnh vực khoa học thủy lợi. 5) Đề nghị áp dụng phương pháp nghiên cứu về nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu nước cho Hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đã trình bày trong luận án này cho các hệ thống thủy lợi ven biển khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ./. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Lê Quang Vinh, Bùi Nam Sách, Một số vấn đề tiêu úng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nội san khoa học Trường Đại học Thủy lợi, tháng 11 năm 2000, tr. 60-64. Lê Quang Vinh, Bùi Nam Sách, Nghiên cứu, tổng kết và đánh giá thực trạng phân vùng tiêu nước mặt ở một số hệ thống thủy nông vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ, Hà Nội 11-2001. Bùi Nam Sách, Quy hoạch thủy lợi phục vụ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tạp chí Tài nguyên nước - Hội Thủy lợi, số 1 – 2006, tr 19- 22. Bùi Nam Sách, Lê Quang Vinh, Biến đổi hệ số tiêu ở đồng bằng Bắc Bộ và các yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 11/2009. tr. 71-77. Lê Quang Vinh, Bùi Nam Sách, Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến phương pháp tính toán hệ số tiêu và hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 1/2010, tr. 50-55 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Phạm Quang Hạnh (1984), Cân bằng nước lãnh thổ Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội . Nguyễn Khắc Hiếu (2008), Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và kết quả Hội nghị Liên Hợp Quốc về BĐKH ở Bali. Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và ứng phó của Việt Nam, Hà Nội 26-29/2/2008. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh (2008), Biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia. Báo cáo tại Hội thảo “Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam”, Hà Nội 26-29/2/2008. Đỗ Như Hồng (2005), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống thủy nông Nam Thái Bình, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. Nguyễn Như Khuê và nnk (2001), Chương trình VRSAP và mô hình toán lũ Đồng bằng sông Cửu Long, Tuyển tập báo cáo khoa học chào mừng 25 năm thành lập các đoàn ĐH - Trường Đại học Thủy lợi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Đức Lương (2008), Hiểm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Việt Nam và nhìn từ Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội, 26-29/2/2008. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1988), Tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội . Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hóa, Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội, 26-29/2/2008. Nguyễn Đức Nhật, Trần Tuất, Trần Thanh Xuân (1987), Địa lý thủy văn sông ngòi Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội . Huỳnh Niêm (1987), Vài nét về lũ lụt ở nước ta, Tuyển tập công trình khoa học Hội nghị Khí tượng thủy văn toàn quốc lần 1, Hà Nội. Nguyễn Viết Phổ (1983), Sông ngòi Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Nguyễn Thái Quyết, Nguyễn Trung Thành (2001), Ứng dụng mô hình toán trong việc tính toán tiêu nước cho vùng ảnh hưởng thủy triều, Tuyển tập báo cáo khoa học chào mừng 25 năm thành lập các đoàn ĐH, Trường Đại học Thủy lợi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội . Bùi Nam Sách (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong phân vùng tiêu nước mặt ở Đồng bằng Bắc Bộ, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. Bùi Nam Sách (2005), Báo cáo chuyên đề tiêu dự án quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hà Nội . Bùi Nam Sách (2002), Báo cáo chuyên đề tưới tiêu cho Hội đồng nước Quốc gia, Hà Nội . Trịnh Kim Sinh (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng mô hình phân phối mưa đến chế độ tiêu nước mặt ruộng lúa, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi, số 24/2009. Nguyễn Trọng Sinh (1996), Báo cáo tổng kết chương trình cân bằng nước Quốc gia, Đề tài khoa học KC-12. Hà Nội . Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Đức Ngữ, Trần Thục (2008), Biến đổi khí hậu Việt Nam và giải pháp ứng phó, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội. Lê Thị Thanh Thủy (2009), Hiện trạng và nguyên nhân úng ngập ở Đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 5-2009. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội . Nguyễn Xuân Tuân (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn một số biện pháp thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất Hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội . Đặng Anh Tuấn (2001), Nghiên cứu một số biện pháp giảm nhẹ hệ số tiêu nước mặt ở hệ thống thủy nông Sông Nhuệ, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội. Ngô Đình Tuấn (1998), Tài nguyên nước Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội. Lê Quang Vinh, Bùi Nam Sách (2001), Nghiên cứu, tổng kết và đánh giá thực trạng phân vùng tiêu nước mặt ở một số hệ thống thủy nông vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ, Hà Nội. Lê Quang Vinh (2005), Nghiên cứu giải pháp giảm bồi lắng và tăng tuổi thọ dung tích hồ chứa vừa và nhỏ ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. Lê Quang Vinh, Lê Thị Thanh Thủy (2009), Một số kết quả nghiên cứu về phân vùng tiêu và biện pháp tiêu nước mặt ở Đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 7-2009. Lê Quang Vinh, Phí Quốc Hào (2000), Một số suy nghĩ về phương pháp tính hệ số tiêu nước mặt ở Đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Thủy lợi số 335, Hà Nội. Lê Quang Vinh (2009), Nghiên cứu chỉnh sửa tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc dự án Thủy lợi sông Hồng giai đoạn 2 (ADB3), Hà Nội . P.X. Zakharop (1981), Xói mòn đất và biện pháp chống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội . ADB (1994), Báo cáo biến đổi khí hậu ở Châu Á, Vietnam Country Report . Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo tình hình khô hạn trình Chính phủ, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Bản dự thảo chương trình Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2008), Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội 26-29/2/2008. JICA (2002), Nghiên cứu phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. IPCC (2007), Báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu. Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi (2007), Bổ sung quy hoạch tiêu hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ, Hà Nội . Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến hệ số tiêu vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Đề tài khoa học cấp bộ 2008-2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT. UNDP(2007), Báo cáo phát triển con người 2007-2008. Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (1995), Báo cáo tổng kết đề tài KC-12-01 “Nghiên cứu cân bằng, bảo vệ và phát triển nguồn nước lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình”, Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (1994), Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Châu Á: Báo cáo của Việt Nam, ADB. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2000), Báo cáo quy hoạch phòng chống lũ lưu vực sông Hồng, Hà Nội . Viện Quy hoạch Thủy lợi (2005), Báo cáo chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2020, Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2006), Báo cáo đánh giá tình hình hạn và xâm nhập mặn những năm gần đây trên lưu vực sông Hồng, Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2008), Báo cáo sơ bộ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vùng hạ du và ven biển lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2007), Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2007), Báo cáo Quy hoạch Thủy lợi vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ, Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2007), Rà soát quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Nhuệ. Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2007), Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang phục vụ cấp nước trong mùa cạn cho hạ du lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, Hà Nội. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2008), Rà soát quy hoạch thủy lợi hệ thống Bắc Hưng Hải, Hà Nội . Viện Quy hoạch Thủy lợi (2008), Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng, Hà Nội . Viện Quy hoạch Thủy lợi (2010), Nghiên cứu đề xuất quy hoạch và giải pháp nâng cấp các hệ thống thủy lợi vùng ven biển đồng bằng sông Hồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, Đề tài khoa học cấp bộ 2009-2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1985), Bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội của nó, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội . Website: Khu công nghiệp Việt Nam - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Website của UBND các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ. TIẾNG ANH Andy D. Ward, William J.Elliot (1994), Environmental Hydrology, lewis, New York . Annhiskina N.A. (1970), Relation of runoff of SSSU for air-cyclone, Journal GGI No- 179/1970 Buduco M.I. (1966), Impact of Economic Active to Environmental Change, in The book “ problems moderning climate”, Leningrad . DasGupta S. (2007), The Impact of the Sea Level rise on Developing Countries. Fashchevsky, B. (1992), Ecological approach to management of international river basins, European Water Pollution Control, Vol.2, N 3, pp. 28-31. Frank G.W. Jaspers (2003), Institutional arrangements for Intergrated river basin management., IWA printing . Geoff Leonad Wright (2005), Intergrated Water Resources Management. Presentation on IWRM tranning. Hudson N. (1981), Soil Consevation (2d. edition), Cornell University Press. New York . Rattan Lal (2000), Integrated Watershed Management in the Global Ecosystem, CRC Press LLC . Robert J. Reimold (1998), Watershed Management, McGraw-Hill. DHI (2002), Mike Basin- a modelling system for River system, DHI software. HEC 1987a: "Statistical Analysis of Time Series data". HEC 1992c "Flood Flow Frequency Analysis. Soil Erosion and Soil Conservation (2001), Dieter Prinz – Hanoi. The Study Nationwide Water Resources development and Management in Socialist Republic of Viet Nam (2003), Main Report, Nippon Koei Co.Ltd. PHỤ LỤC THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH TÀI LIỆU MƯA NGÀY TẠI 7 TRẠM ĐO MƯA ĐIỂN HÌNH Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TRÍCH LIỆT TÀI LIỆU TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 2008) Bảng PL.1: Thống kê các trận mưa lớn nhất thời đoạn ngắn trạm Hải Dương Năm Xmax (mm) Thời điểm xuất hiện Xnăm (mm) 1 3 5 7 1 3 5 7 1976 78 129 153 186 8/8 8-10/8 8-12/8 7-13/8 1.270 1977 131 199 292 292 13/7 13-15/7 13-17/7 11-17/7 1.516 1978 191 204 204 216 21/9 2-4/10 2-6/10 3-9/10 1.879 1979 202 207 254 268 15/5 3-5/8 11-15/5 9-15/5 1.707 1980 288 382 500 559 24/7 22-24/7 20-24/7 18-24/7 2.067 1981 138 177 195 213 5/6 4-6/6 4-8/6 5-11/6 1.365 1982 59 89 132 149 3/4 18-20/7 17-21/8 15-21/8 1.265 1983 143 143 149 162 7/5 6-8/5 31/7-4/8 31/7-6/8 1.369 1984 91 169 169 244 21/6 20-22/6 18-22/6 20-26/6 1.331 1985 121 198 219 259 26/4 11-13/9 9-13/9 7-13/9 1.322 1986 192 202 249 249 18/6 17-19/6 19-23/7 17-23/7 1.829 1987 127 162 213 213 19/10 17-19/10 18-22/10 16-22/10 1.335 1988 69 69 87 103 23/10 22-24/10 3-7/8 23-29/10 960 1989 78 136 164 164 14/10 23-25/9 22-26/9 22-26/9 1.285 1990 158 160 192 192 15/3 15-17/3 20-24/10 18-24/10 1.748 1991 120 139 146 154 14/7 15-17/10 13-17/10 26/7-1/8 1.147 1992 102 181 209 209 29/6 28-30/6 26-30/6 26-30/6 1.323 1993 102 111 130 148 10/9 8-10/9 18-22/8 30/8-5/9 1.322 1994 192 320 326 326 29/8 29-31/8 28/8-1/9 28/8-1/9 1.829 1995 82 116 139 157 30/8 6-8/8 30/8-3/9 28/8-3/9 1.335 1996 99 105 127 160 24/7 22-24/7 12-16/8 24-30/7 960 1997 114 158 205 217 3/9 2-4/9 31/8-/4/9 31/8-6/9 1.285 1998 79 158 194 243 10/6 26-28/6 25-29/6 26/6-2/7 1.748 1999 95 118 124 132 8/6 7-9/6 7-11/6 2-8/6 1.147 2000 90 134 166 170 9/7 15-17/10 4-8/8 14-20/10 1.559 2001 140 216 240 243 2/8 2-4/8 2-6/8 2-8/8 1.880 2002 144 144 144 146 21/10 19-21/10 17-21/10 21-27/10 1.442 2003 145 155 223 271 11/8 23-25/7 21-25/7 19-25/7 1.635 2004 223 375 445 445 22/7 21-23/7 20-24/7 20-24/7 1.454 2005 80 165 170 170 24/6 27-29/9 25-29/9 23-29/9 1.424 2006 138 187 213 257 18/8 16-18/8 15-19/8 12-18/8 1.463 2007 74 105 117 189 19/5 3-5/9 11-15/6 10-16/6 1.207 2008 175 373 389 397 2/11 1-3/11 31/10-4/11 31/10-6/11 1.908 TB 129 178 208 227 1.464 Bảng PL.2: Thống kê các trận mưa lớn nhất thời đoạn ngắn trạm Hưng Yên Năm Xmax (mm) Thời điểm xuất hiện X năm (mm) 1 3 5 7 1 3 5 7 1976 166 197 206 216 13/10 12-14/10 10-14/10 18-24/7 1.141 1977 172 262 285 285 21/7 20-22/7 20-24/10 18-24/7 1.518 1978 304 350 350 355 4/10 2-4/10 2-6/10 2-8/10 2.239 1979 203 234 251 278 11/8 3-5/8 8-12/8 5-11/8 1.490 1980 186 231 294 335 16/9 23-25/7 20-24/7 19-25/7 1.989 1981 88 118 154 184 20/8 15-17/10 7-11/6 5-11/6 1.594 1982 133 164 183 300 28/9 27-29/9 5-9/9 3-9/9 1.809 1983 200 267 356 368 4/10 2-4/10 1-5/10 30/9-6/10 1.557 1984 240 261 293 309 10/11 8-10/11 9-13/11 9-15/11 1.868 1985 167 347 441 453 11/9 10-12/9 9-13/9 7-13/9 1.821 1986 100 118 186 190 6/5 6-8/9 6-10/5 5-11/5 1.553 1987 88 103 162 168 25/9 26-28/5 5-9/7 4-10/7 1.436 1988 136 146 147 149 12/5 12-14/5 10-14/5 12-18/5 1.078 1989 217 290 302 302 14/10 11-13/6 9-13/6 7-13/6 1.774 1990 111 200 200 200 15/3 19-21/9 17-21/9 15-21/9 1.686 1991 109 113 145 165 14/7 14-16/7 23-27/7 26/7-1/8 1.179 1992 167 182 216 220 7/6 28-30/6 25-29/7 24-30/7 1.584 1993 103 144 152 172 10/9 8-10/9 6-10/9 13-19/8 1.821 1994 173 335 343 354 20/5 28-30/8 27-31/8 15-21/5 1.553 1995 90 120 134 136 30/8 29-31/8 29/8-2/9 27/8-2/9 1.436 1996 322 375 395 408 5/11 4-6/11 2-6/11 31/10-6/11 1.078 1997 103 159 171 221 24/4 14-16/8 13-17/8 20-26/7 1.774 1998 102 130 149 156 14/9 14-16/9 14-18/9 13-19/9 1.686 1999 118 137 149 218 26/5 25-17/5 24-28/5 20-26/5 1.179 2000 92 112 134 150 17/5 15-17/10 14-18/8 14-20/10 1.257 2001 100 167 229 239 24/10 24-26/10 24-28/10 22-28/10 2.029 2002 89 123 143 153 30/10 9-11/5 9-13/5 8-14/5 1.145 2003 114 185 217 273 29/5 9-11/9 8-12/9 5-11/9 1.314 2004 109 113 145 165 14/7 14-16/7 23-27/7 26/7-1/8 1.179 2005 103 152 161 161 3/11 27-19/9 26-30/9 24-30/9 1.334 2006 78 124 151 158 1/6 16-18/8 28/5-1/6 26/5-1/6 1.077 2007 122 123 133 134 18/9 3-5/10 1-5/10 12-18/9 1.184 2008 127 235 256 281 31/10 31/10-2/11 30/10-3/11 26/10-1/11 1.729 TB 143 191 219 238 1.518 Bảng PL.3: Thống kê các trận mưa lớn nhất thời đoạn ngắn trạm Hà Đông Năm Xmax (mm) Thời điểm xuất hiện Xnăm (mm) 1 3 5 7 1 3 5 7 1976 118 150 150 152 21/5 19-21/5 17-21/5 15-21/5 1.188 1977 91 159 193 193 5/8 4-6/8 20-24/7 18-24/7 1.303 1978 319 376 395 395 22/9 20-22/9 18-22/9 16-22/9 2.093 1979 101 197 221 246 7/7 6-8/7 3-7/7 1-7/7 1.498 1980 56 84 130 158 27/6 27-29/6 23-27/6 23-29/6 825 1981 87 137 197 209 20/8 9-11/6 7-11/6 5-11/6 1.371 1982 104 129 148 176 3/9 2-4/9 2-6/9 2-8/9 1.438 1983 175 257 388 394 4/10 2-4/10 1-5/10 1-7/10 1.721 1984 282 518 528 582 10/11 8-10/11 9-13/11 9-15/11 1.989 1985 110 260 328 413 8/9 11-13/9 8-12/9 7-13/9 1.627 1986 164 239 265 311 19/6 18-20/6 18-22/6 18-24/6 2.034 1987 89 115 120 156 7/6 30/8-1/9 30/8-3/9 17-23/8 1.388 1988 84 109 109 119 4/10 2-4/10 1-5/10 1-7/8 968 1989 84 109 109 119 4/10 2-4/10 1-5/10 1-7/8 966 1990 182 196 199 200 20/9 20-22/9 20-24/9 18-24/9 1.379 1991 131 178 222 259 14/8 10-12/6 9-13/6 6-12/6 1.586 1992 98 177 197 208 30/6 28-30/6 25-29/7 24-30/7 1.234 1993 132 132 137 162 23/6 21-23/6 22-26/6 23-29/6 1.627 1994 193 377 403 403 30/8 29-31/8 28/8-1/9 26/8-1/9 2.034 1995 167 231 232 236 30/8 29-31/8 29/8-2/9 28/8-3/9 1.388 1996 98 164 165 196 24/7 22-24/7 20/7-24/7 18/7-24/7 968 1997 107 245 296 385 15/8 15-17/8 13/8-17/8 16-22/7 966 1998 77 119 177 179 14/9 5-7/6 3-7/6 1-7/6 1.379 1999 78 118 124 154 27/8 14-16/7 20-24/5 18-24/5 1.586 2000 70 135 159 178 15/10 14-16/10 13-17/10 13-19/10 1.356 2001 144 211 240 279 5/7 3-5/7 1-5/7 3-9/7 2.427 2002 104 144 148 153 1/8 30/7-1/8 28/7-1/8 26/7-1/8 1.195 2003 104 148 183 258 26/8 9-11/11 8-12/9 5-11/9 1.381 2004 90 199 227 227 27/6 21-23/7 20-24/7 18-24/7 1.337 2005 149 202 203 274 17/8 16-18/8 16-20/8 16-22/8 1.695 2006 123 234 260 270 29/7 18-20/8 16-20/8 15-21/8 1.314 2007 95 146 151 151 5/10 3-5/10 1-5/10 29/9-5/10 1.183 2008 514 813 841 865 31/10 31/10-2-11 31/10-4/11 29/10-4/11 2.978 TB 137 212 238 262 1.498 Bảng PL.4: Thống kê các trận mưa lớn nhất thời đoạn ngắn trạm Phủ Lý Năm Xmax (mm) Thời điểm xuất hiện Xnăm (mm) 1 3 5 7 1 3 5 7 1976 109 143 157 174 10/6 28-30/10 27-31/10 27/7-2/8 1.396 1977 112 218 227 268 21/7 20-22/7 20-24/7 16-22/7 1.639 1978 333 455 486 492 22/9 20-22/9 18-22/9 16-22/9 2.544 1979 130 256 268 311 3/8 3-5/8 31/7-4/8 3-9/8 1.752 1980 268 400 418 463 16/9 5-7/9 3-7/9 1-7/9 2.689 1981 212 216 234 282 19/8 17-19/8 5-9/10 3-9/10 1.869 1982 137 210 277 303 16/11 14-16/11 24-28/9 22-28/9 2.376 1983 154 283 392 396 4/10 2-4/10 1-5/10 30/9-6/10 1.604 1984 86 149 199 208 26/6 29/9-1/10 26-30/6 25/6-1/7 1.794 1985 151 371 475 512 12/9 11-13/9 9-13/9 9-15/9 2.162 1986 256 313 317 326 24/10 23-25/10 21-25/10 19-25/10 1.724 1987 112 135 173 197 15/6 30/8-1/9 21-25/9 26/6-2/7 1.830 1988 90 108 112 132 12/5 12-14/8 12-16/8 8/8-14/8 1.284 1989 130 222 243 250 11/6 10-12/6 8-12/6 8/6-14/6 1.733 1990 201 252 255 258 20/9 4-6/10 2-6/10 30/9-6/10 2.027 1991 92 119 139 178 14/7 1-3/9 27-31/7 26/7-1/8 1.456 1992 127 231 286 286 29/6 28-30/6 26-30/6 24-30/6 1.724 1993 183 303 307 307 9/9 8-10/9 6-10/9 4-10/9 2.162 1994 218 407 413 433 28/8 28-30/8 26-30/8 24-30/8 1.724 1995 168 186 203 221 28/7 26-28/7 28/7-1/8 26/7-1/8 1.830 1996 331 428 449 475 5/11 4-6/11 2-6/11 31/10-6/11 1.284 1997 178 239 255 366 24/8 23-25/8 25-29/7 23-29/7 1.733 1998 102 131 140 176 14/9 14-16/9 14-18/9 27/6-3/7 2.027 1999 114 136 141 194 14/6 19-21/5 18-22/5 8/6-14/6 1.456 2000 167 182 216 228 11/9 10-12/9 7-11/9 5/9-11/9 1.504 2001 138 193 341 350 27/10 25-27/10 23-27/10 22-28/10 2.247 2002 113 297 321 330 9/5 9-11/5 8-12/5 8-14/5 1.826 2003 147 234 248 307 9/9 9-11/9 9-13/9 5-11/9 1.631 2004 115 178 213 213 7/6 21-23/7 20-24/7 18-24/7 1.431 2005 142 180 206 285 27/9 27-29/9 14-18/9 14-20/9 1.656 2006 145 184 266 268 29/5 29-31/5 28/5-1/6 27/5-2/6 1.522 2007 128 238 249 252 5/10 3-5/10 1-5/10 2-8/10 1.587 2008 182 353 388 402 31/10 31/10-2/11 29/10-2/11 29/10-4/11 2.166 TB 160 241 273 298 1.800 Bảng PL.5: Thống kê các trận mưa lớn nhất thời đoạn ngắn trạm Nam Định Năm Xmax (mm) Thời điểm xuất hiện Xnăm (mm) 1 3 5 7 1 3 5 7 1976 175 240 266 287 13/10 11-13/10 10-14/10 27/7-2/8 1.417 1977 254 269 269 269 29/10 27-29/10 25-29/10 23/10-29/10 1.614 1978 382 450 477 486 22/9 20-22/9 18-22/9 16/9-22/9 2.167 1979 167 210 254 282 11/8 3-5/8 31/7-4/8 3-9/8 1.493 1980 230 385 440 457 16/9 23-25/7 20-24/7 19-25/7 2.330 1981 176 179 194 244 8/6 6-8/6 5-9/6 3-9/10 1.755 1982 172 262 366 366 8/10 18-20/10 17-21/10 18-24/10 1.917 1983 155 273 380 389 18/7 2-4/10 1-5/10 30/9-6/10 1.749 1984 210 312 348 352 30/9 29/9-1/10 27/9-1/10 27/9-3/10 1.775 1985 198 384 435 472 12/9 11-13/9 11-15/9 9-15/9 1.813 1986 146 199 210 211 12/6 23-25/10 21-25/10 19-25/10 1.464 1987 84 151 158 158 19/10 17-19/10 18-22/10 16-22/10 1.101 1988 167 174 174 177 12/5 12-14/5 10-14/5 8-14/5 976 1989 130 205 214 214 11/6 3-5/10 3-7/10 1-7/10 1.861 1990 141 274 296 302 20/9 4-6/10 2-6/10 30/9-6/10 2.055 1991 179 197 197 197 14/7 14-16/7 12-16/7 10-16/7 1.171 1992 148 228 271 271 29/6 28-30/6 26-30/6 24-30/6 1.474 1993 242 325 342 374 9/9 8-10/9 6-10/9 4-10/9 1.813 1994 265 413 440 443 20/5 18-20/5 13-17/9 12-18/9 1.464 1995 99 134 141 160 29/7 28-30/7 26-30/7 29/7-4/8 1.101 1996 178 187 188 254 24/7 22-24/7 10-14/9 10-16/9 976 1997 107 140 208 221 24/4 23-25/8 23-27/8 23-29/8 1.861 1998 86 113 118 151 14/9 14-16/9 19-23/8 13-19/9 2.055 1999 123 185 201 233 26/10 24-26/10 25-29/10 25-31/10 1.171 2000 188 203 206 238 22/7 22-24/7 20-24/7 17-23/7 1.478 2001 126 216 268 270 24/10 24-26/10 23-27/10 22-28/10 2.013 2002 95 181 222 227 9/5 9-11/5 9-13/5 8-14/5 1.310 2003 215 346 399 418 9/9 9-11/9 9-13/9 7-13/9 1.413 2004 127 207 229 239 7/6 21-23/7 20-24/7 19-25/7 1.616 2005 126 178 244 262 27/9 27-29/9 14-18/9 13-19/9 1.594 2006 75 118 167 216 13/8 29-31/7 13-17/8 13-19/8 1.287 2007 73 111 150 153 19/5 3-5/7 2-6/7 30/6-6/7 1.086 2008 133 261 310 329 31/10 31/10-2/11 30/10-3/11 29/10-4/11 1.800 TB 163 234 266 283 1.581 Bảng PL.6: Thống kê các trận mưa lớn nhất thời đoạn ngắn trạm Ninh Bình Năm Xmax (mm) Thời điểm xuất hiện Xnăm (mm) 1 3 5 7 1 3 5 7 1976 152 153 199 246 20/5 20-22/5 9-13/10 27/7-2/8 1.459 1977 91 135 184 212 29/10 5-7/9 5-9/9 5-11/9 1.465 1978 451 582 630 650 22/9 20-22/9 18-22/9 16-22/9 2.351 1979 123 229 279 327 4/8 3-5/8 31/7-4/8 3-9/8 1.440 1980 274 285 285 348 16/9 15-17/9 13-17/9 31/8-6/9 2.329 1981 283 317 317 368 20/8 18-20/8 16-20/8 3-9/10 1.901 1982 152 206 213 268 18/10 18-20/10 3-7/9 5-11/6 2.023 1983 221 363 550 571 1/10 1-3/10 1-5/10 1-7/10 1.731 1984 199 266 292 324 29/9 29/9-1/10 28/9-2/10 28/9-4/10 1.855 1985 262 503 569 592 12/9 10-12/9 9-13/9 9-15/9 2.509 1986 431 528 536 536 24/10 23-25/10 21-25/10 19-25/10 1.824 1987 83 102 127 186 16/7 16-18/8 21-25/9 16-22/8 1.306 1988 58 145 166 170 3/10 3-5/10 1-5/10 2-8/10 1.086 1989 185 257 260 261 11/6 10-12/6 10-14/6 9-15/6 2.098 1990 135 164 166 176 30/8 28-30/8 26-30/8 24-30/8 1.664 1991 110 125 187 223 14/7 13-15/8 15-19/8 13-19/8 1.160 1992 154 192 276 276 29/6 28-30/6 26-30/6 24-30/6 1.556 1993 200 279 302 327 9/9 8-10/9 6-10/9 4-10/9 2.509 1994 386 502 558 579 15/9 14-16/9 13-17/9 12-18/9 1.824 1995 116 130 167 197 13/9 12-14/9 13-17/9 12-18/9 1.306 1996 165 360 375 406 15/8 13-15/8 2-6/11 31/10-6/11 1.086 1997 249 310 310 311 24/8 23-25/8 21-25/8 23/8-29/8 2.098 1998 158 172 192 200 12/10 11-13/10 9-13/10 6-12/10 1.664 1999 146 251 252 282 26/10 24-26/10 22-26/10 25-31/10 1.160 2000 293 407 410 423 11/9 10-12/9 8-12/9 6-12/9 1.916 2001 185 307 329 340 24/10 24-26/10 23-27/10 22-28/10 1.907 2002 151 225 233 256 10/5 10-12/5 9-13/5 10-16/5 1.406 2003 188 279 377 469 9/9 8-10/9 9-13/9 8-14/9 1.633 2004 96 158 184 189 7/6 21-23/7 20-24/7 20-26/7 1.229 2005 180 271 274 304 27/9 27-29/9 26-30/9 14-20/9 1.909 2006 110 177 178 258 24/5 25-27/9 23-27/9 23-29/5 1.532 2007 96 124 132 135 19/5 3-5/10 2-6/10 2-8/8 1.396 2008 136 248 306 327 31/10 31/10-2/11 29/10-2/11 29/10-4/11 1.823 TB 188 265 297 325 1.702 Bảng PL.7: Thống kê các trận mưa lớn nhất thời đoạn ngắn trạm Thái Bình Năm Xmax (mm) Thời điểm xuất hiện ngày/tháng Xnăm (mm) 1 3 5 7 1 3 5 7 1976 123 222 241 275 29/7 28-30/7 26-30/7 27/7-2/8 1.617 1977 183 313 324 326 21/7 5-7/9 4-8/9 4-10/9 1.772 1978 188 234 296 300 22/9 20-22/9 18-22/9 16-22/9 1.828 1979 206 238 293 321 11/8 9-11/8 7-11/8 6-12/8 1.753 1980 210 258 327 350 16/9 21-23/7 21-25/7 19-25/7 2.137 1981 100 135 169 171 9/10 19-21/5 19-23/5 18-24/5 1.296 1982 216 329 342 365 18/10 27-29/9 27/9-1/10 24-30/9 2.053 1983 168 313 408 422 2/10 2-4/10 1-5/10 30/9-6/10 1.638 1984 136 197 260 271 24/5 29/9-1/10 27/9-1/10 26/9-2/10 1.774 1985 189 248 305 341 25/8 23-25/8 9-13/9 9-15/9 1.932 1986 70 131 165 166 25/5 23-25/10 21-25/10 21-27/10 1.143 1987 65 98 120 126 14/5 27-29/5 30/8-3/9 20-26/9 1.038 1988 124 204 206 207 3/10 2-4/10 2-6/10 1-7/10 1.202 1989 172 216 217 217 14/10 13-15/10 11-15/10 9-15/10 1.706 1990 300 454 463 478 6/10 4-6/10 2-6/10 30/9-6/10 2.115 1991 144 148 148 149 14/7 14-16/7 12-16/7 13-19/7 915 1992 114 161 173 177 20/9 19-21/9 25-29/7 23-29/7 1.185 1993 81 117 127 159 12/7 8-10/9 6-10/9 4-10/9 1.932 1994 169 339 357 359 29/8 28-30/8 28/8-1/9 24-30/8 1.143 1995 101 133 137 156 29/7 7-9/8 5-9/8 3-9/8 1.038 1996 146 160 222 274 24/7 22-24/7 11-15/9 10-16/9 1.202 1997 62 103 105 113 24/4 5-7/10 5-9/10 18-24/7 1.706 1998 192 218 218 287 30/5 29-31/5 27-31/5 24-30/5 2.115 1999 86 172 180 215 31/8 19-21/5 18-22/5 27/8-2/9 915 2000 91 130 150 157 18/5 17-19/5 3-7/9 3-9/9 1.111 2001 115 188 196 249 24/10 24-26/10 23-27/10 31/8-6/9 2.145 2002 122 192 202 226 10/5 9-11/5 8-12/5 26/7-1/8 1.448 2003 512 758 821 868 9/9 9-11/9 9-13/9 7-13/9 1.906 2004 104 267 291 292 21/7 21-23/7 20-24/7 19-25/7 1.306 2005 290 334 334 334 3/11 2-4/11 31/10-4/11 1-7/11 2.033 2006 126 181 202 245 16/8 16-18/8 16-20/8 13-19/8 1.496 2007 73 92 113 131 19/5 25-27/9 7-11/8 7-13/9 1.206 2008 98 177 248 266 3/11 25-27/9 24-28/9 24-30/9 1.342 TB 154 226 253 273 1.550

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan thsy thaibinh.DOC
Luận văn liên quan