Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Về xã hội và môi trường, khuyến nông đã góp phần trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nông dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, khuyến nông đã chú trọng đến vấn đề môi trường, CBKN đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng hầm BIOGAS, làm cho môi trường được trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng.

doc96 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tác động của các hoạt động khuyến nông đối với sự phát triển kinh tế - Xã hội tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và không cần thiết một phần là nội dung không phù hợp với nhu cầu của họ. Sau khi tập huấn xong hầu như người dân đã áp dụng vào sản xuất của gia đình mình và nhiều hộ đã mang lại hiệu quả. Có 65,14% đã mang lại hiệu quả nhất định, 18,35% chưa mang lại hiệu quả, 16,51% là chưa áp dụng vào sản xuất. Qua điều tra hầu như người dân cho rằng phương pháp tập huấn kỹ thuật là phù hợp với điều kiện chỉ có bảng và chưa có tài liệu phát tay. 4.2.2.2. Đánh giá của người dân về hoạt động thông tin tuyên truyền Hình thức thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng là kênh chủ yếu của Trạm chuyển tải những thông tin nhanh nhất đến người nông dân. Ngoài ra, Trạm còn sử dụng các mô hình trình diễn để phổ biến các kiến thức tới nông dân. Từ kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền được người dân đánh giá thể hiện qua bảng 4.9: Bảng 4.9: Đánh giá của người dân vào hoạt động thông tin tuyên truyền STT Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ điều tra 150 100,00 2 Nguồn tiếp nhận thông tin SXNN - Từ cán bộ khuyến nông 103 68,67 - Từ phương tiện thông tin đại chúng 16 10,67 - Từ bạn bè, hàng xóm 27 18,00 - Từ nguồn khác 4 2,66 3 Mức độ theo dõi thông tin khuyến nông - Thường xuyên 77 51,33 - Không thường xuyên 52 34,67 - Không theo dõi 21 14,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra) Qua điều tra 150 hộ dân cho thấy có tới 68,67% người dân tiếp nhận thông tin nông nghiệp từ các cán bộ khuyến nông. Điều đó cho thấy các thông tin tuyên truyền khuyến nông của xã được thực hiện rộng rãi và được người dân tiếp nhận học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ khuyến nông. Ngoài ra người dân còn tiếp nhận các thông tin khuyến nông từ phương tiện thông tin đại chúng như qua đài ,báo, ti vi nói về các kiến thức nông nghiệp chiếm 10,67% và người dân tự học hỏi lẫn nhau chiếm 18,00%, từ các nguồn khác là 2,66%. Trong các hộ được hỏi thì có tới 51,33% thường xuyên theo dõi các hoạt động khuyến nông, 34,67% không theo dõi thường xuyên các hoạt động khuyến nông và 14,00% là không theo dõi các hoạt động khuyến nông là do họ không có thời gian hoặc thời gian phát sóng của đài chưa thật sự phù hợp với điều kiện theo dõi của họ. Tuy nhiên, để tiếp cận TBKT, các giống cây con mới người dân có thể tiếp nhận từ nhiều nguồn khác như: từ nông dân khác, bạn bè hàng xóm hoặc từc các tổ chức nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy hầu như người dân đều được nhận tài liệu kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp và có 65% hộ nông dân cho rằng các tài liệu kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp đọc thấy ngắn gọn và có thể áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, người dân cho rằng việc đọc tài liệu khó khăn hơn rất nhiều so với trực tiếp nghe người khác hoặc trực tiếp. Với lại người nông dân không có nhiều thời gian, công việc đồng áng bận rộn nên không có thời gian đọc. 4.2.2.3. Đánh giá của người dân về mô hình trình diễn Xây dựng mô hình trình diễn là công việc không thể thiếu và ngày cần mở rộng để người nông dân mắt thấy tai nghe và tự học hỏi. Sự đánh giá của các hộ nông dân về mô hình trình diễn được thể hiện qua bảng 4.10: Bảng 4.10: Đánh giá của người dân về các mô hình trình diễn thông qua phiếu điều tra STT Chỉ tiêu Số Lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ điều tra 150 100 - Biết về các MHTD 110 73,33 - Không biết về các MHTD 40 26,67 - Hộ tham gia/biết về các MHTD 78 70,91 - Hộ không tham gia/ biết về các MHTD 32 29,09 2 Hiệu quả mô hình - Rất tốt 30 38,46 - Tốt 31 39,74 - Bình thường 15 19,23 - Kém 2 2,57 3 Điều kiện áp dụng - Phù hợp với điều kiện của thôn xóm 20 25,64 - Phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số 30 38,46 - Phù hợp với trình độ người dân 20 25,64 - Chưa phù hợp 8 10,26 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra) Qua bảng điều tra ta thấy, hầu như người dân đều biết về mô hình trình diễn. Trong 150 hộ điều tra thì có 110 hộ biết về mô hình trình diễn và chiếm 73,33 %, còn 40 hộ chưa biết về mô hình trình diễn chiếm 26,67% là do người dân quá bận hoặc không quan tâm đến. Trong 3 năm gần đây, được sự quan tâm của trạm khuyến nông huyện tới xã Ngọc Khê nên nhiều mô hình đã được thực hiện tại xã và người dân tham gia nhiệt tình. Trong số 110 hộ biết về MHTD thì có 78 hộ được tham gia chiếm 70,91%, 32 hộ không tham gia chiếm 29,09 %. Qua đó ta thấy người dân rất quan tâm đến các MHTD bởi vì những mô hình này người dân được trực tiếp tham gia cùng làm với CBKN được chứng kiến tận mắt thành quả lao động của mình,không giống các hoạt động khác. Bên cạnh những mặt đã đạt được về hoạt động MHTD thì nó còn có nhược điểm là đòi hỏi nhiều chi phí, ít người được tham gia hơn. Vì vây vẫn có 32 hộ chiếm 29,09 % là người dân không tham gia, mà nguyên nhân chính của nó là thiếu vốn, rủi ro cao chiếm. Ngoài ra người dân không tham gia hoạt động này còn một số lý do khác nữa. Qua bảng 4.10 ta thấy những hộ tham gia về mô hình trình diễn đều đánh giá kết quả khác nhau. Có hộ cho rằng các mô hình đạt hiệu quả rất tốt, tôt, bình thường và kém. Nhưng nhìn chung các mô hình đều đạt hiệu quả cao, có 38,46% số hộ tham gia mô hình cho hiệu quả rất tốt, 39,91% cho là hiệu quả tốt, 19,23% cho là bình thường, 2,57% cho là kém. Lý do các hộ cho rằng mô hình trình diễn chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do còn thiếu vốn, hay người dân chưa áp dụng đúng kỹ thuật, ảnh hưởng của thời tiết. Còn về điều kiện áp dụng các mô hình trình diễn, qua điều tra có 25,64% hộ nông dân cho rằng phù hợp với điều kiện của thôn xóm, 38,46% phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số gia đình, 25,64% phù hợp với trình độ người dân, 10,26% cho là chưa phù hợp. Tuy nhiên, qua thảo luận với người dân hiếm có mô hình nào phù hợp với tất cả các điều kiện của người dân. Vì vậy các cán bộ khuyến nông thực hiện những mô hình phù hợp với những điều kiện trên để mô hình đạt được hiệu quả cao hơn. 4.2.2.4 Các hoạt động khuyến nông khác Tham quan hội thảo: từ kết quả trên cho thấy qua 3 năm các cuộc tham quan hội thảo rất ít nên người dân rất ít được tham gia vào các cuộc tham quan hội thảo đó. Dịch vụ khuyến nông: ở đây về dịch vụ khuyến nông chỉ xét đến việc người dân tham gia vào việc mua giống mới của CBKN. Được thể hiện qua bảng 4.11: Bảng 4.11: Đánh giá của người dân về hoạt động dịch vụ khuyến nông STT Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ điều tra 150 100,00 2 Tham gia dịch vụ khuyến nông 124 82,67 3 Không tham gia dịch vụ khuyến nông 26 17,33 4 Đáp ứng nhu cầu/ Hộ tham gia - Đáp ứng 64 51,61 - Chưa đáp ứng 60 48,39 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra) Qua điều tra hầu như người dân đều tham gia vào việc mua giống mới của các cán bộ khuyến nông. Trong đó có tới 82,67% người dân tham gia mua giống và 26 hộ không mua giống mới do là người dân vẫn dùng giống địa phương, hoặc giá cao không đủ tiền để mua. Những hộ tham gia mua giống mới của các CBKN đưa xuống thì qua điều tra cho thấy chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân về dịch vụ khuyến nông là 51,61%, vẫn còn gần một nửa số hộ vẫn chưa thấy đáp ứng nhu cầu về dịch vụ khuyến nông này chiếm 48,39%. Chủ yếu là do dịch vụ khuyến nông còn quá ít, nội dung hoạt động chưa đa dạng, hình thức thanh toán các dịch vụ khuyến nông chưa được linh hoạt, mền dẻo và phù hợp với người dân nghèo. Trên thực tế dịch vụ khuyến nông phục vụ cho người dân của huyện nói chung và xã Ngọc khê nói riêng là rất ít, trong khi nhu cầu của người dân về các lĩnh vực này là rất lớn. Qua điều tra cho thấy hơn 70 % số hộ được hỏi có mong muốn có thêm nhiều các dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các loại giống chất lượng cao, đặc biệt là tư vấn về các thông tin thị trường nông sản. Vì vậy trong những năm tới Trạm khuyến nông cần kết hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài nghành nông nghiệp để phát triển các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân. 4.3. Những tác động của khuyến nông đến sự phát triển kinh tế, xã hội tại xã Ngọc Khê 4.3.1. Trên địa bàn xã Từ kết quả và đánh giá của người dân về các hoạt động khuyến nông ta thấy khuyến nông đã có tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu GTSX, cơ cấu mùa vụ, diện tích, năng suât cây trồng và số lượng, chất lượng đàn vật nuôi. 4.3.1.1. Tác động về mặt kinh tế * Biến đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Nhờ sự cần cù và ham học hỏi của người dân trong xã Ngọc Khê và sự chuyển giao TBKT của khuyến nông, cuộc sống người dân thay đổi một cách đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.12 Bảng 4.12: Biến đổi cơ cấu GTSX nông nghiệp tại Xã Ngọc Khê trong 3 năm (2009 – 2011) Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) Tổng GTSX nông nghiệp 12.624 100 14.427 100 15.586 100 - Trồng trọt 8.235 65,24 9.025 62,56 9.552 61,29 - Chăn nuôi – Thủy sản 3.120 24,71 4.000 27,72 4.324 28,38 - Lâm nghiệp 1.269 10,05 1.402 9,72 1.610 10,33 (Nguồn: UBND xã Ngọc Khê) Trạm khuyến nông Trùng Khánh được thành lập từ năm 2005, đến nay đã được 7 năm và đạt được một số kết quả đáng kể, trong đó tác động đến biến đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tại xã Ngọc Khê. Qua bảng 4.12 ta thấy tổng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm tăng nên giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi - thuỷ sản, lâm nghiệp. Năm 2009 cả xã có tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 14.624 triệu đồng, năm 2010 là 14.427 triệu đồng, năm 2011 là 15.586 triệu đồng. Cơ cấu các nghành có sự biến đổi năm 2009 trồng trọt chiếm 65,24%, năm 2010 chiếm 62,56% còn 2011 chiếm 61,29% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Qua đó ta thấy cơ cấu ngành trồng trọt giảm xuống, thì cơ cấu ngành chăn nuôi tăng lên qua các năm đây là một điều đáng mừng vì người dân chú trọng hơn trong việc chăn nuôi và thủy sản. Cụ thể năm 2009 chăn nuôi - thuỷ sản chiếm 24,71% năm 2010 chiếm 27,72% , năm 2011 là 28,38%. Lâm nghiệp cũng là một ngành chú trọng trong xã bởi vì xã có diện tích lâm nghiệp khá lớn là 1559 ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp qua các năm tăng, năm 2009 là 1.269 triệu đồng, năm 2010 là 1.402 triệu đồng, năm 2011 là 1.610 triệu đồng. Nhờ có sự tuyên truyền người dân đã biết cách trồng và khai thác rừng một cách hợp lý, đây cũng là một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Trồng trọt vẫn là nguồn thu nhập chính cho người dân, tuy nhiên mấy năm gần đây người dân đã chú trọng hơn về chăn nuôi và lâm nghiệp. * Biến đổi cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng vật nuôi Ngọc Khê là một xã miền núi, nông nghiệp là nghành chủ yếu đem lại thu nhập cho người dân, bởi vì CN – XDCB và thương mại, dịch vụ chưa phát triển. Nông nghiệp đem lại thu nhập chủ yếu cho người dân trong xã. Vì vậy, sự tác động của các CBKN có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, mấy năm gần người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng một số cây đã tăng lên đáp ứng được nhu cầu lương thực người dân. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.13. Bảng 4.13: KQSX một số sản phẩm nông nghiệp xã Ngọc Khê trong 3 năm (2009 – 2011) Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 I.Trồng trọt 1.Cây lúa + Diện tích Ha 226,18 252,4 253,49 111,59 100,43 + Năng suất Tạ/ha 39 42 43 107,69 102,38 +Sản lương Tấn 882,1 1060,08 1090 120,18 102,82 2.Cây ngô + Diện tích Ha 312,4 313,9 274,4 100,48 87,416 + Năng suất Tạ/ha 32,18 33,25 34,1 103,33 102,56 +Sản lương Tấn 1005,3 1043,7 936,475 103,82 89,73 3. Thuốc lá + Diện tích Ha 1,1 12,51 13,7 1137,3 109,51 + Năng suất Tạ/ha 15 16 16,5 106,67 103,13 +Sản lương Tấn 1,7 20,01 22,605 1177,1 112,97 II.Chăn nuôi 1.Tổng số trâu con 1329 1425 1527 107,22 107,16 2. Tổng số bò con 687 721 814 104,94 112,90 3. Tổng số lợn con 2171 2370 2455 109,17 103,59 4. Tổng số gia cầm con 9728 9936 11873 119,13 119,49 ( Nguồn: UBND xã Ngọc Khê) Qua bảng 4.13 ta thấy năm 2010 có diện tích, năng suất và sản lượng cây lúa cao hơn năm 2009. Cụ thể là diện tích tăng 11,59% đó là người dân khai thác các đất chưa sử dụng các năm trước, diện tích trồng lúa tăng được như vậy là do người dân đã dùng mày cày vào sản xuất nông nghiệp, máy cày đã thay cho sức kéo của trâu bò nên người dân đã mở rộng được diện tích cây trồng. Vì người dân ở đây lúa chỉ làm một được một mùa do thời tiết lạnh kéo dài. Làm một mùa lúa như vậy nên người dân rất chú trọng, chăm sóc cây lúa. Năng suất năm 2010 tăng 7,69% so với năm 2009, diện tích năng suất tăng dẫn đến sản lượng cũng tăng so với năm trước là 20,18%. Giờ đây người dân không những đủ lượng thực cho gia đình mình mà còn dưa thừa để chăn nuôi và bán lấy tiền mua các vận dụng trong gia đình, có thể dầu tư cho nông nghiệp tiến tới cơ khí hoá trong nông nghiệp. Cây ngô năm 2009 có diện tích tăng 0,48% so với năm 2010, đặc biệt là năng suất tăng so với năm trước là 3,33% nên sản lượng cũng tăng 3,82%. Đó là những năm gần đây người dân được CBKN đưa các gống ngô mới năng suất cao vào trồng, thay bằng việc dùng giống địa phương như trước kia. Điều đáng chú ý ở đây là có sự xuất hiện của cây trồng mới cây thuốc lá là cây đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Diện tích năm 2010 tăng 137% so với năm 2009, năg suất tăng 6,67%, sản lượng tăng 117,1%. Có được kết quả như vậy, là nhờ CBKN đã kết hợp với công ty thuốc lá, đem xuống cho người dân trồng để biến đối cơ cấu cây trồng. Sản lượng cây lượng thực tăng nên vật nuôi qua các năm cũng nuôi nhiều hơn, đối với trâu tăng 7,22%, bò tăng 4,94%, lợn tăng 9,17%, gia cầm 19,13%. Chăn nuôi đạt được kết quả như vậy là do sản lượng các cây lương thực tăng, người dân đã chú trọng chăn nuôi hơn bởi vì đem lại thu nhập cao cho người dân và có nhiều bãi cỏ rộng lớn thuận lợi cho việc chăn thả trâu bò. Bên cạnh các lý do đó còn có sự tác động rất lớn của CBKN, Trạm đã kết hợp với phòng nông nghiệp, Trạm thú y tuyên truyền người dân phòng bệnh như dịch lở mồn long móng, lợn tai xanh, cúm gia cầm và giúp người dân phòng chống rét cho trâu bò. CBKN đã kết hợp với dự án bảo tồn vượn Cao Vít tập huấn cho người dân về chế biến dự trữ thức ăn cho trầu bò. Năm 2011, đối với cây lúa diện tích tăng 0,43%, năng suất tăng 2,38% sản lượng tăng 2,82% so với năm 2010. Cây ngô có diện tích giảm, năng suất tăng 2,56 sản lượng giảm. Diện tich,sản lượng giảm như vậy là do một số người dân dẫ chuyển sang trồng cây thuốc lá có thu nhập cao hơn so với cây ngô. Thuốc lá có diện tích tăng 9,51% năng suất tăng 3,11% sản lượng tăng 12,97%. Chăn nuôi đều tăng, trâu tăng 7,16% bò tăng 12,9% lợn tăng 3,59% gia cầm tăng 19,49% Qua trên ta thấy, cả chăn nuôi lẫn trồng trọt đều tăng qua các năm, đạt được kết quả như vậy có tác động rất lớn của các CBKN. Khuyến nông đã đưa người dân tiếp cận với các TBKT, tuyên truyền và hỗ trợ người dân phòng chống các bệnh và phòng chống rét cho trâu bò. Tuy nhiên, CBKN cần tiếp cận người dân nhiều hơn để phát triển được kinh tế đúng với tiềm năng sẵn có của xã. Như giúp người dân chuyển từ kinh tế hộ sang kinh tế trang trại, bởi vì người dân ở đây chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ. Để làm rõ hơn những biến đổi trong hiệu quả SXNN nhờ tác động của khuyến nông chúng tôi tiến hành so sánh năng suất ngô và lúa giống mới so với các giống khác. Bảng 4.14 : So sánh tính hiệu quả của giống ngô B.21 với các giống ngô khác (đối chứng) tính cho năm 2009 TT Hạng mục Giống ngô B.21 Đối chứng Số lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đ) Số lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đ) 1 Giống 2 71.000 142.000 2 72.000 144.000 2 Phân bón NPK 5.10.3 50 4.450 222.500 50 4.450 225.500 Đạm urê 20 9.800 196.000 20 9.800 196.000 3 Công lao động (C) 30 40.000 1.200.000 30 40.000 1.200.000 Tổng cộng 1.760.500 1.760.500 Năng suất TT 730 7000 5.110.000 600 7.000 4.200.000 Lãi 3.349.500 2.437.500 (Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh) Qua bảng 4.14 ta thấy cứ sản xuất 1000m2 giống ngô lai B.21 được lãi 912.000 đồng so với các giống khác đang dùng trong địa phương. Cụ thể là giống ngô lai B.21 mua giống 2kg hết 142.000 đồng, phân bón trong đó đạm là 20 kg hết 196.000 đồng, NPK 50 kg hết 222.500 đồng, công lao động hết 1.200.000 đồng, tổng cộng chi hết 1.760.500 đồng, thì đạt được năng suất 730 kg bán được 5.110.000 đồng trừ đi chi phí thì người nông dân được lãi 3.349.500 đồng. Còn giống đối chứng với tiền giống cũng là 2 kg thì hết 144.000 đồng, còn phân bón và công lao động giống nhau, nhưng năng suất đạt được 600 kg tính thành tiền là 4.200.000 đồng trừ đi chi phí thì người nông dân được lãi 2.437.500 đồng. Đây là hiệu quả kinh tế của cây ngô. Còn cây lúa được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.15 : So sánh tính hiệu quả của giống lúa lai Tiên ưu 95 và giống lúa địa phương (tính cho năm 2010) Giống Nội dung Tiên ưu 95 Địa phương I. Chi phí 1.538.600 1.307.000 - Giống 3 x 59.000 = 177.000 10 x 4.000 = 40.000 - Đạm 28 x 6.900 = 193.200 20 x 6.900 = 138.000 - Lân 56 x 3.400 = 190.400 40 x 3.400 = 136.000 - Kaly 20 x 14.00 = 288.000 15 x 14.400 = 216.000 - Thuốc BVTV 40.000 27.000 - Làm đất 5 x 50.000 = 250.000 5 x 50.000 = 250.000 - Chăm sóc 2 x 50.000 = 100.000 4 x 50.000 = 200.000 - Gặt 6 x 50.000 = 300.000 6 x 50.000 = 300.000 II. Sản lượng 637 kg 420 kg III. Thu 637 x 4.000 = 2.692.000 420 x 4000 = 1.680.000 IV. Thu - Chi 1.153.400 373.000 (Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh) Qua bảng so sánh ta có thể thấy được từ 1000 m2 giống lúa Tiên ưu 95 cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với giống lúa địa phương, mặc dù hai giống lúa đầu tư phân bón khác nhau xong hiệu quả kinh tế từ giống lúa lai mang lại hiệu quả là rất lớn cụ thể như sau: với giống lúa Tiên ưu 95 đầu tư giống là 117.000 đồng, đạm là 193.000 đồng, lân là 190.400 đồng, kali là 288.000 đồng, thuốc BVTV là 40,000 đồng, làm đất là 250.000 đồng, chăm sóc 100.000 đồng, thuê gặt hết 300.000 đồng thì thu được 637 kg với giá 4.000 đồng thu được 2.692.000 đồng trừ đi các khoản đã chi trên tổng cộng là 1.538.600 đồng thì được 1.153.400 đồng. Còn giống địa phương đầu tư thấp hơn nhưng thu được hiệu quả thấp hơn. Giống địa phương thì đầu tư giống là 40.000 đồng, đạm 138.000 đồng, lân 136.000 đồng, kali 216.00 đồng, thuốc BVTV 27.000 đồng, công làm đất và gặt giống nhau, còn công chăm sóc 200.000 đồng thì đạt được năng suất là 420 kg với giá 4.000 đồng/kg thì thu được 1.680.000 đồng trừ đi các khoản đã chi 1.307.000 đồng thì thu được lãi 373.000 đồng. 4.3.1.2. Tác động về mặt xã hội và môi trường Khuyến nông đã chuyển giao TBKT đến với người dân làm cho cuộc sống cua họ được nnang cao hơn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Các CBKN đã liên kết 4 nhà với nhau để tác động trong việc xoá đói giảm nghèo của xã. Qua thảo luận với các cán bộ xã Ngọc Khê thì từ khi người dân được tiếp cận với TBKT thì trong xã đã có nhiều hộ thoát được nghèo. Trong năm 2009 ở xã có 195 hộ nghèo và cận nghèo thì đến năm 2010 giảm xuống còn 180 hộ và năm 2011 là 168 hộ. Hộ nghèo qua các năm tuy giảm nhưng không đáng kể. Lý do là người dân vẫn chưa tiếp cận với các kỹ thuật mới, trong khi đó đất nông nghiệp trên đầu người càng giảm, đòi hỏi năng suất phải cao mới đáp ứng được nhu cầu của người dân. Để có được năng suất cao người dân cần tiếp cận với các TBKT. Vì vậy, CBKN ở trạm có vai trò rất quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo tại xã. Bên cạnh việc thực hiện chuyển giao TBKT về nông nghiệp tới cho người dân thì khuyến nông còn thực hiện việc truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đề cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân. Khuyến nông đảm nhận việc khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân xanh để bón cho cây trồng, tuyên truyền làm chuồng trại xa nhà, khuyến cáo khai thác và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt. Trong vài năm trở lại đây trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin tuyên truyền, các mô hình trình diễn đã hướng dẫn bà con nông dân biết cách pha chế và sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y đúng liều lượng và đúng cách. Đặc biệt Trạm khuyến nông đã phối hợp dự án bảo tồn Vượn Cao vít (FFI) thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật xây dựng hầm BIOGAS tại xã nên các hộ chăn nuôi lớn đều đã có hầm BIOGAS đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Hiện nay ở xã 90% người dân được sử dụng nước sạch, các đường giao thông trong các xóm đều được bê tông hoá. Để đạt được thành quả như vậy có sự góp sức rất lớn của CBKN. 4.3.2 Tại các hộ điều tra 4.3.2.1. Tác động về mặt kinh tế Qua điều tra 120 hộ tham gia khuyến nông và 30 hộ không tham gia khuyến nông ta thấy số hộ tham gia khuyến nông hầu như là có thu nhập cao hơn số hộ không tham gia khuyến nông. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.16: Thu nhập của các hộ tham gia khuyến nông và không tham gia khuyến nông trên một năm qua phiếu điều tra Hộ Thu nhập/năm Hộ tham gia KN Hộ không tham gia KN Số Lượng (hộ) Cơ Cấu (%) Số Lượng (hộ) Cơ Cấu (%) Thu nhập từ 5 đến 15 triệu 5 4,17 23 76,67 Thu nhập từ 15 đến 35 triệu 83 69,16 5 16,67 Thu nhập trên 35 triệu 32 26,67 2 6,66 Tổng 120 100 30 100 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra) Qua bảng các hộ tham gia khuyến nông gồm 120 hộ trong đó số hộ có thu nhập ở mức trên 35 triệu là 32 hộ chiếm 26,67%, ở mức 15 đến 35 triệu là 83 hộ chiếm 69,16%, ở mức 5 đến 15 triệu là 5 hộ chiếm 4,17% hộ. Còn 30 hộ không tham gia khuyến nông thì thu nhập ở mức lần lượt là 2 hộ chiếm 6,66%,5 hộ chiếm 16,67%,23 hộ chiếm 76,67%. Nhìn qua thu nhập giữa các hộ tham gia khuyến nông và các hộ không tham gia khuyến nông ta thấy thu nhập các hộ tham gia cao hơn các hộ không tham gia vì khuyến nông đã chuyển giao khoa học kỹ thuật các loại giống mới cho người dân để có năng suất cao trong sản xuất nên dẫn đến thu nhập cao. Các hộ tham gia khuyến nông vẫn thu nhập thấp là do chưa áp dụng đũng kỹ thuật và thiếu vốn trong sản xuất. Vậy nên khuyến nông có tác động rất lớn đối với thu nhập của các hộ nông dân. 4.3.1.2. Tác động về xã hội Khi mà thu nhập người dân cao hơn, cuộc sống được cải thiện đáng kể thì sẽ không có tình trạng trộm cắp, di cư đi nơi khác sống làm cho an ninh ở xã được trật tự và đảm bảo. Thu nhập giữa hộ tham gia khuyến nông cao hơn hộ không tham gia khuyến nông điều đó tác động đến xóa đói giảm nghèo của các hộ. Như chúng ta đều biết, mặc dù xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân càng được nâng cao. Tuy vậy, vấn đề về bình đẳng giới vẫn còn có sự phân biệt giữa giới nam và giới nữ. Tuy nhiên, trong các hoạt động khuyến nông luôn coi trọng vấn đề bình đẳng giới. Kết quả được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.17: Giới trong các hoạt động khuyến nông thu thập từ phiếu điều tra Chỉ tiêu SL (hộ) CC (%) I. Tổng số hộ điều tra tham gia KN 120 100,00 Chỉ có người đàn ông tiếp nhận tham gia KN 35 29,17 Chỉ có người phụ nữ tiếp nhận tham gia KN 20 16,67 Cả hai 65 54,16 ( Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra) Khi tập huấn hoặc thực hiện các mô hình đều có sự tham gia của cả hai giới với số lượng gần bằng nhau. Qua điều tra 120 hộ tham gia khuyến nông được hỏi thì có 65hộ chiếm 54,16% cho rằng cả vợ và chồng đều tham gia các hoạt động khuyến nông, có 29,17% cho rằng chỉ có chồng tham gia hoạt động khuyến nông, 16,67% chỉ có vợ là tham gia hoạt động khuyến nông. Đa phần các hộ này lại có vợ hoặc chồng tham gia công tác xã hội, công tác chính quyền nên công việc đồng áng chỉ do người còn lại thực hiện nên chỉ có vợ hoặc chồng tham gia khuyến nông. Vấn đề giới trong các hoạt động khuyến nông luôn luôn được các CBKN coi trọng, cả vợ và chồng cùng nhau tham gia, cùng nhau sản xuất làm cho cuộc sống được nâng cao hơn. 4.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác khuyến nông tại địa bàn nghiên cứu 4.3.3.1. Đánh giá của CBKN Để thấy rõ được thực trạng công tác khuyến nông tại huyện nói chung và ở xã Ngọc Khê nói riêng Tôi đã thảo luận với cán bộ khuyến nông đang làm việc tại trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh. Qua thảo luận với 4 CBKN ở trạm cho thấy họ đều có trình độ chuyên môn khá với trình độ đại học, tuy nhiên vẫn chưa có CBKN được đào tạo đúng chuyên ngành khuyến nông. Khi được hỏi về công việc thì đều cho rằng công việc rất thú vị vì được trực tiếp tiếp xúc với nông dân và được nông dân hưởng ứng rất nhiệt tình nên tất cả các CBKN đều có ý định gắn bó công việc lâu dài. Vì là trình độ dân trí người dân trong Xã đều còn thấp và chưa đồng đều nhau nên tất cả CBKN đều phải kết hợp 3 phương pháp khuyến nông với nhau để truyền đạt kiến thức tốt nhất đến người dân. Tuy nhiên, trong trạm chỉ có 4 CBKN nên công việc rất nhiều điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của trạm. 4.3.3.2. Thuận lợi, khó khăn trong công tác khuyến nông tại xã Ngọc Khê * Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Uỷ, HĐND, UBND, phòng Nông nghiệp huyện Trùng Khánh và trung tâm KNKN tỉnh Cao Bằng chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. - Có sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo và sự cố gắng nhiệt tình tập thể cán bộ của trạm khuyến nông huyện, UBND xã Ngọc Khê và các khuyến nông viên cơ sở. -Sự quan tâm của các cấp, các ngành, các toàn thể của UBND xã Ngọc Khê và sự tham gia nhiệt của của các hộ nông dân trong xã. - Được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ như: Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo tỉnh Cao Bằng, Dự án khu bảo tồn vượn cao vít huyện Trùng Khánh. - Các CBKN đang làm việc ở trạm có trình độ chuyên môn khá, đa phần trong số họ là kỹ sư được đào tạo tại các trường nông lâm nghiệp với một chuyên ngành đào tạo nhất định là trồng trọt, chăn nuôi - thú y - Cán bộ khuyến nông nhiệt tình, sáng tạo, hăng xay công việc là một ưu thế lớn cho hoạt động khuyến nông tại điạ phương. * Khó khăn - Ở trạm chỉ có 4 CBKN và 1 kế toán, chưa có CBKN đào tạo đúng chuyên ngành KN&PTNT và CBKN phụ trách phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản. - CBKN ở xã và KNV ở các xóm năng lực còn hạn chế nên việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao còn gặp không ít khó khăn. - CBKN ở xã chỉ nhận lương phụ cấp là 720.000đồng/tháng, làm hợp đồng chưa được vào cán bộ chính thức của nhà nước. Khuyến nông viên ở xóm hàng tháng được hỗ trợ công tác rất ít, điều đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông. - Hiện nay ở Xã vẫn chưa có câu lạc bộ khuyến nông và nhóm nông dân cùng sở thích. - Vì vẫn là một huyện nghèo nên kinh phí hoạt động các hoạt động khuyến nông chủ yếu là từ Trung tâm khuyến nông quốc gia và trung tâm khuyến nông tỉnh. Kinh phí của huyện cho hoạt động khuyến nông là rất ít chỉ đủ trả lương cho CBKN. - Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thời tiết lạnh kéo dài, điều đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, các mô hình thực hiện tại xã. - Vì đất của người dân ở đây là manh mún nhỏ lẻ, nên các mô hình không tập trung. Nên rất khó khăn trong việc quản lý các mô hình. - Là một xã vùng 3 điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp không đồng dều nhau nên rất khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp chuyển giao kỹ thuật cho người dân. 4.4. Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông 4.4.1. Định hướng cho hoạt động khuyến nông Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển nền KTXH của xã nói chung thì công tác khuyến nông ở xã Ngọc Khê phải được triển khai dựa trên những định hướng chung sau: - Phát huy những thắng lợi đã có trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thời gian qua, trong những năm tới Trạm khuyến nông huyện cần bám sát hơn nữa vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế của UBND huyên và nhiệm vụ mà TTKNKL tỉnh giao cho. - Nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ và có chọn lọc các TBKT để chuyển giao tới nông dân, giúp nông dân triển khai ra diện rộng. - Ngoài ra còn đẩy mạnh các hoạt động khác như xóa đói giảm nghèo, tương trợ giúp nông dân gặp khó khăn. Bên cạnh đó cần tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường, chuyển giao kỹ thuật chế biến, tìm kiếm đầu ra cho nông sản hàng hoá. 4.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông 4.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực - Đối với các CBKN ở trạm: cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệp vụ khuyến nông cho CBKN trạm. - Đối với CBKN xã: vì năng lực còn hạn chế, chưa có kỹ năng khuyến nông nên cân cung cấp cho họ thông tin kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật mới, công nghệ mới, trang bị phương pháp chuyển giao, phương pháp đào tạo nhân dân, phương pháp tiếp cận cộng đồng. Cần tăng lương cho CBKN ở xã vì hiện nay chỉ nhận mức lương là 720.000đ/tháng và cho vào biên chế của nhà nước để có thể yên tâm công tác. - Đối với khuyến nông viên ở các xóm: cần tạo điều kiện để các khuyến nông viên các xóm có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau, cùng rút kinh nghiệm trong quá trình công tác của mình. Cần có chế độ lương phụ cấp cao hơn hiện nay, có chế độ đãi ngộ thích đáng những khuyến nông viên có thành tích tốt. 4.4.2.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông - Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... Để tổ chức tốt các đợt tập huấn, xây dựng các mô hình trình diễn thành công. - Xây dưng các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm nông dân cùng sở thích. 4.4.2.3. Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông * Tập huấn kỹ thuật - Về nội dung tập huấn: cần chuyển giao nhiều hơn cho người dân về KTTB mới, giống cây trồng vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người sản xuất. - Về phương pháp: cần tăng nội dung thực hành nhiều hơn lý thuyết, đồng thời lồng ghép nội dung tập huấn với các mô hình, các cuộc tham quan và các phương pháp giảng dạy phù hợp với người dân. * Xây dựng mô hình trình diễn - MHTD phải là mô hình thực tiễn phù hợp với điều kiện của đại đa số gia đình, điều kiện của các xóm và dễ làm và dễ tiếp thu. - Quy mô diện tích mô hình phải đảm bảo ở phạm vi nhất định và mang tính đại diện cao. - Mối quan hệ giữa CBKN và người dân tham gia mô hình phải khăng khít, bình đẳng, tự nguyện và không áp đặt. Đồng thời áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt thông qua: tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền để lôi cuốn người dân tham gia đầu tư khinh phí thực hiện mô hình. * Hoạt động, tham quan hội thảo - Nên tăng cường các cuộc tham quan hội thảo và dành nhiều chi phí hơn cho hoạt động này. - Các hoạt động tham quan nên thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và tham gia. * Công tác thông tin tuyên truyền - Thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền để tăng sức hấp dẫn. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin ở đài phát thanh ở huyện và ở xã. - Tăng cường thông tin thị trường, tạo điều kiện và cơ hội để nông dân tiếp cận thị trường, chủ động bố trí sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. - Đầu tư trang thiết bị để hiện đại hóa công tác thông tin tuyên truyền như: máy ảnh kỹ thuật số, máy tính sách tay và nay chiếu... 4.4.2.4. Tài chính – kinh phí cho khuyến nông - Đầu tư kinh phí vào xây dựng mô hình trình diễn không nên dàn trải, lựa chọn mô hình thực sự có hiệu quả. - Phân bổ nhiều hơn cho các hoạt động tham quan, hội thảo - Cần tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp cùng nhau xây dựng các hoạt động khuyến nông tạo thêm kinh phí cho khuyến nông. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong những năm qua, Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh đã thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sự phát tiển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện nói chung và xã Ngọc Khê nói riêng. Với đội ngũ cán bộ chỉ gồm có 4 người CBKN đều có trình độ đại học và 1 kế toán, mạng lưới khuyến nông chưa hoàn thiện và hầu như làm khuyến nông chưa lâu. Song Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao cho, triển khai các công tác khuyến nông rộng khắp trên địa bàn xã đạt được những kết quả đáng nghi nhận. Khuyến nông đã nắm vững cơ bản tình hình sản xuất nông nghiệp, từ đó cố gắng thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới về nông, lâm, ngư nghiệp đến nông dân, trên cơ sở thực hiện các hoạt động chính là: Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên tuyền và tham quan hội thảo. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trạm đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ chức trong và ngoài ngành như: Trung tâm khuyến nông tỉnh, phòng nông nghiệp, trạm BVTV, trạm thú y... các cơ quan thông tin đại chúng, các hội đoàn thể, chính quyền địa phương. Các hoạt động của trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh đã thiết thực mang lại hiệu quả trong các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp nông thôn. Về kinh tế, hoạt động khuyến nông đã tác động tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng TBKT vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, sản lượng nông sản của xã. Cơ cấu GTSXNN của xã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Những hộ nông dân tham gia vào các chương trình, các hoạt động của khuyến nông, tích cực đầu tư áp dụng TBKT thì có kết quả sản xuất và cho thu nhập cao hơn so với các hộ không áp dụng các TBKT. Về xã hội và môi trường, khuyến nông đã góp phần trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nông dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, khuyến nông đã chú trọng đến vấn đề môi trường, CBKN đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng hầm BIOGAS, làm cho môi trường được trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, còn một số công việc kết quả chưa cao như nhân rộng các mô hình thành công còn hạn chế. Nguyên nhân, công tác tuyên truyền, vận động chưa tốt, hơn nữa người dân còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Mạng lưới CBKN của huyện còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Trình độ CBKN còn thiếu đồng bộ, tất cả chỉ mới được đào tạo 1 chuyên ngành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Nội dung và các thông tin được truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các nội dung mang tính chất kỹ thuật. Chưa có khuyến nông thị trường, khuyến nông chế biến nông sản, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế. 5.2. Kiến nghị Đối với TTKNKL tỉnh Cao Bằng: sớm triển khai kế hoạch khuyến nông để trạm có kế hoạch phân bổ xuống xã. Tăng cường phối hợp, theo dõi giám sát các mô hình. Đối với UBND huyện Trùng Khánh: huyện cần sớm duyệt và cấp kinh phí kịp thời để trạm triển khai các chương trình đúng kế hoạch và sớm hoàn thiện mạng lưới khuyến nông cơ sở để công tác khuyến nông hoạt động thường xuyên và hiệu quả hơn. Đối với trạm cần lựa chọn và xây dựng các chương trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của mỗi xã, thị trấn. Đổi mới phương thức truyền đạt của CBKN cho phù hợp với trình độ của người nông dân. Xây dựng mạng lưới khuyến nông xuống tận thôn, xóm. Đối với UBND xã Ngọc Khê đề nghị các cấp lãnh đạo ở xã phải quan tâm hơn nữa tới việc đưa TBKT về cho bà con nông dân. Xã cần phải hỗ trợ thêm kinh phí để khuyến nông tổ chức hội họp, in ấn tài liệu, tham quan xây dựng mô hình trình diễn phục vụ cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở mình. Ở xã, khuyến nông xã phải tổ chức được ít nhất 1 mô hình khuyến nông tiêu biểu trong năm. Muốn vậy xã phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác khuyến nông, lắng nghe ý kiến của người dân và của CBKN để có định hướng đúng cho công tác khuyến nông tại địa phương mình. Đối với nông dân: Nông dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất, cùng theo dõi và giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ rủi ro khi triển khai các mô hình trình diễn, đóng góp ý kiến của mình để công tác khuyến nông được thực hiện có hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO I, TIẾNG VIỆT Bộ NN & PTNN (2012), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông toàn quốc năm 2011 Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng – Bắc Cạn (2004), Tài liệu hướng dẫn phương pháp khuyến nông Lành Ngọc Tú (2010), Nguyên lý và phương pháp khuyến nông. Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng (2005), Giáo trình khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Nghị định của chính phủ số 02/2010/NĐ – CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 về khuyến nông. Nguyễn Thị Hà (2008), Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh năm 2007, luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Nguyễn Thị Hoạt (2008), Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm khuyến nông huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang, luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. UBND xã Ngọc Khê (2009) Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010. UBND xã Ngọc Khê (2009) Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010. UBND xã Ngọc Khê (2011) Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2012. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2009), Báo cáo kết quả công tác khuyến nông trong năm 2009, phương hướng nhiệm vụ cho năm 2010. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2010), Báo cáo kết quả công tác khuyến nông trong năm 2010, phương hướng nhiệm vụ cho năm 2011. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2011), Báo cáo kết quả công tác khuyến nông trong năm 2011, phương hướng nhiệm vụ cho năm 2012. Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2009), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình sản xuất ngô B.21 Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh (2010), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình lúa lai Tiên Ưu 95 II, TIẾNG ANH A.W.Van den Ban & H. S. Hawkins (1998), Khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Chanoch Jacobsen (1996), Nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. III. INTERNET SOURSE http:// www. Khuyennongvn. gov.Vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.s Nguyễn Hữu Giang – giảng viên khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ, nhân viên Trạm khuyến nông Trùng Khánh, UBND xã Ngọc Khê cùng các hộ nông dân xã Ngọc Khê đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương. Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cho nên Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 1 tháng 6 năm 2012 Sinh viên Nông Thị Vinh DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT KN : Khuyến nông KNCS : Khuyến nông cơ sở CBKN : Cán bộ khuyến nông NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TBKT : Tiến bộ kỹ thuật MHTD : Mô hình trình diễn PTBQ : Phát triển bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật KHKT : Khoa học kỹ thuật CN – XDCB : Công nghiệp – xây dựng cơ bản TM – DV : Thương mại – dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân TTKNKL : Trung tâm khuyến nông khuyến lâm KTXH : Kinh tế xã hội CLBKN : Câu lạc bộ khuyến nông SXNN : Sản xuất nông nghiệp HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp ND : Nông dân PN : Phụ nữ TN : Thanh niên PTBQ : Phát triển bình quân GTSX : Giá trị sản xuất NSBQ : Năng suất bình quân DT : Diện tích CC : Cơ Cấu DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của trạm 47 Hình 4.2 : Hệ thống chuyển giao TBKT nông nghiệp ở Trùng Khánh 48 Hình 4.3: Hệ thống chuyển giao TBKT nông nghiệp của Trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh 49 MỤC LỤC Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Khái niệm về khuyến nông 5 2.1.2 Nội dung hoạt động của khuyến nông 7 2.1.3. Chức năng và yêu cầu của khuyến nông 10 2.1.4. Các nguyên tắc hoạt động của khuyến nông 11 2.1.5. Mục tiêu của tổ chức khuyến nông 11 2.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông 12 2.1.7. Các phương pháp khuyến nông 13 2.2 Cơ sở thực tiễn 14 2.2.1 Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới 14 2.2.2. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam 17 2.2.3. Kết quả hoạt động công tác khuyến nông ở Việt nam 23 2.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 27 2.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 28 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 41 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 41 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 41 3.2 Nội dung nghiên cứu 41 3.3 Phương pháp nghiên cứu 41 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu. 41 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu. 42 3.3.3. Phương pháp phân tích 43 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 4.1. Thực trạng hoạt động khuyến nông của trạm 44 4.1.1. Căn cứ thành lập và cơ sở hạ tầng của Trạm 44 4.1.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Trạm 45 4.1.3. Hệ thống chuyển giao và nguồn kinh phí cho hoạt động của Trạm 47 4.2. Đánh giá kết quả hoạt động của trạm khuyến nông huyện Trùng Khánh 50 4.2.1. Kết quả hoạt động khuyến nông của Trạm 50 4.2.2 Đánh giá của người dân về các hoạt động khuyến nông của trạm 59 4.3. Những tác động của khuyến nông đến sự phát triển kinh tế, xã hội tại xã Ngọc Khê 66 4.3.1. Trên địa bàn xã 66 4.3.2 Tại các hộ điều tra 73 4.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác khuyến nông tại địa bàn nghiên cứu 75 4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông 77 4.4.1. Phát triển nguồn nhân lực 78 4.4.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông 78 4.4.3. Giải pháp cho các hoạt động khuyến nông 78 4.4.4. Tài chính – kinh phí cho khuyến nông 79 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 5.1 Kết luận 80 5.2 Kiến nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 Phục lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho cán bộ khuyến nông) I.Thông tin chung Họ và tên Nam/Nữ Tuổi Dân tộc Đơn vị công tác Chức vụ Anh (chị) đã được đào tạo về chuyên ngành gì? £ Chăn nuôi £ Trồng trọt £ Lâm nghiệp £ Kinh tế £ Khuyến nông £ Khác Trình độ đào tạo: £ Trên đại học £ Đại học £ Cao đẳng £ Trung cấp chuyên nghiệp 3. Anh (chị) làm việc ở Trạm được bao nhiêu năm? 4. Thu nhập hiện tại của Anh ( chị) là bao nhêu? Thông tin liên quan đến hoạt động khuyến nông của Địa phương Anh (chị) có thường xuyên được đi tập huấn, bồi dưỡng không? £ Có £ Không Nội dung các buổi tập huấn là gì? Anh ( chị) có thường xuyên tiếp xúc với người dân ở địa bàn công tác không? £ Có £ Không Nếu không thì lý do tại sao? Các hoạt động khuyến nông đã triển khai có được người dân quan tâm hưởng ứng không? £ Nhiệt tình £ Ít quan tâm £ Không quan tâm Anh (chị) đã tổ chức được bao nhiêu lớp tập huấn trong 3 năm qua từ 2009 – 2011 qua? Các lớp tập huấn có hỗ trợ kinh phí cho người dân không? £ Có £ Không Nếu có thì nguồn kinh phí là bao nhiêu/Người tham gia Kinh phí lấy từ đâu £ Ủy ban nhân dân huyện £ Trung tâm khuyến nông tỉnh £ Trung ương Nguồn khác: Các lớp tập huấn có đáp ứng được nhu cầu của người dân không? £ Đáp ứng tốt £ Đáp ứng một phần £ Chưa đáp ứng 6.Anh ( chị) đã thực hiện bao nhiêu mô hình trong 3 năm qua từ 2009 – 2011 7. Các mô hình có mang lại hiệu quả cho nông dân không? £ Có £ Không 8. Các mô hình sau khi được triển khai có được nhân rộng không? £ Có £ Không Nếu không thì tại sao? Nếu có thì bao nhiêu phần trăm được nhân rộng? 9. Anh ( chị) có thường xuyên cung cấp thông tin và tài liệu khuyến nông cho nông dân không? £ Thường xuyên £ Không thường xuyên £ Không cung cấp Nếu không thì lý do tại sao? 10.Anh (chị) thường cung cấp những tài liệu gì cho nông dân £ Tài liệu kỹ thuật £ Tờ rơi £ Tờ gấp £ Ấn phẩm Khác: 11. Trong 3 năm qua Anh ( chị) hay Trạm đã tổ chức được những dịch vụ gì?........................................................... Những dịch vụ đó có đáp ứng được nhu cầu của người dân không? £ Đáp ứng tốt £ Đáp ứng một phần £ Chưa đáp ứng 12. Phương thức chuyển giao tiến bộ KHKT cho người dân được thực hiện như thế nào? 13. Anh ( chị) thường tiến hành công việc theo hình thức nào? £ Sử dụng phương pháp nhóm là chủ yếu £ Sử dụng phương pháp cá nhân là chủ yếu £ Sử dụng phương pháp truyền thông đại chúng £ Kết hợp các phương pháp 14. Hiện tại ở xã đã có câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông, nhóm sở thích nào không? £ Có £ Không Nếu có thì đó là Nếu không thì tại sao 15. Những thuận lợi và khó khăn của trạm hiện nay là gì ? Thuận lợi: Khó khăn: 16. Anh ( chị) có đề xuất gì để cải thiện công tác khuyến nông hiện nay không? 17. Anh ( chị) thấy công việc mình đang làm như thế nào? £ Hăng say, yêu nghề £ Bình thường £ Nhàm chán 18. Khả năng gắn bó với công việc của Anh ( chị) như thế nào? £ Lâu dài £ Chuyển sang nghề khác £ Sắp chuyển công tác Phục lục 2 PHIẾU ĐIỀU TRA ( Dành cho nông dân) Phiếu điều tra số: Địa bàn điều tra: Thời gian điều tra: A.Thông tin chung của hộ 1. Họ và tên Nam/Nữ 2. Tuổi Dân tộc 3. Trình độ học vấn 4. Phân loại hộ theo thu nhập £ Giàu £ Khá £ Trung bình £ Nghèo 5. Tổng thu nhập/năm Tổng chi phí Tích lũy Thông tin về các hoạt động khuyến nông 1 Gia đình bác có tham gia các hoạt động khuyến nông không? £ Có £ Không Nếu có thì ai tham gia: £ Đàn ông tham gia £ Phụ nữ tham gia £ cả hai 2. Nguồn KTTB, kiến thức SXNN mà hộ ưa thích nhất là gì? £ Tài liệu khuyến nông £ Tập huấn kỹ thuật £ Trình diễn, hội nghị - hội thảo £ Thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng I. Thông tin về hoạt động đào tạo tập huấn 1. Bác có biết các lớp tập huấn do CBKN tổ chức tại địa phương trong 3 năm (2009 – 2011) qua không? £ Có £ Không 2. Gia đình bác có tham gia các lớp tập huấn đó không? £ Có £ Không Nếu không? Tại sao? £ Nội dung không phù hợp. £ Học từ người người thân, hàng xóm. £ Không có thời gian tham gia. £ Không được mời tham gia. £ Lý do khác Nếu có? Tại sao? £ Nhận được sự hỗ trợ về kinh phí £ Nâng cao sự hiểu biết về KHKT £ Được tuyên truyền vận động £ Nội dung phù hợp với nhu cầu £ Lý do khác 3, Nội dung các buổi tập huấn có cần thiết với nhu cầu của gia đình bác không? £ Rất cần thiết £ Cần thiết £ Bình thường £ Không cần thiết 4. Bác tham gia các lớp tập huấn về? £ Trồng trọt £ Chăn nuôi Bác áp dụng các kiến thức cán bộ khuyến nông truyền đạt như thế nào? Mang lại hiệu quả như thế nào? 5. Trong thời gian tới gia đình bác có muốn tham gia vào các lớp tập huấn không? £ Có £ Không II. Thông tin về hoạt động xây dựng mô hình trình diễn Bác có biết về các mô hình trình diễn đã thực hiện tại địa phương trong 3 năm (2009 – 2011) qua không? £ Có £ Không 2. Gia đình bác có tham gia các mô hình trình diễn đó không? £ Có £ Không Nếu không thì tại sao? £ Thiếu vốn £ Thiếu lao động £ Mô hình khó áp dụng £ Không phù hợp với nhu cầu của người dân £ Rủi do cao £ Ảnh hưởng bởi một số mô hình khác Nếu có thì đó là mô hình gì? Tại sao gia đình bác lại tham gia thực hiện mô hình đó Các mô hình gia đình bác tham gia thực hiện đã đạt được kết quả như thế nào? £ Rất tốt £ Tốt £ Bình thường £ Kém Sau khi thực hiện xong các mô hình thì gia đình bác có tiếp tục áp dụng không? £ Có £ Không Nếu có thì hiệu quả như thế nào? 5. Theo bác thì việc áp dụng các mô hình có phù hợp với các điều kiện của xóm, điều kiện kinh tế của đại đa số gia đình, trình độ của người dân hay không phù hợp với điều kiện nào? 6. Thời gian tới bác có muốn được tham gia các mô hình không? £ Có £ Không Nếu không thì tại sao? III. Hoạt động thông tin tuyên truyền Gia đình bác tiếp nhận các thông tin về sản xuất nông nghiệp từ những nguồn nào? £ Từ cán bộ khuyến nông £ Từ phương tiện thông tin đại chúng ( ti vi, đài, sách báo) £ Từ bạn bè, hàng xóm £ Từ nguồn khác 2. Bác có thường xuyên theo dõi thông tin khuyến nông không? £ Thường xuyên £ Không thường xuyên £ Không theo dõi 3. Cán bộ khuyến nông có thường xuyên gặp gỡ nông dân không? £ Có £ Không - Nếu có thì gặp lúc nào? £ Trước thời vụ £ Trong thời vụ £ Sau thời vụ 4. Nếu cán bộ khuyến nông sử dụng tài liệu phát tay, gia đình bác có thực hiện theo hướng dẫn của tài liệu không? £ Có £ Không Nếu có? Tại sao Nếu không? Tại sao Cán bộ khuyến nông có thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu về tiến bộ kỹ thuật mới cho gia đình bác không? £ Có £ Không VI. Hoạt động tư vấn dịch vụ Gia đình bác có hay mua giống mới không? £ Có £ Không Nếu có? Bác có mua của cán bộ khuyến nông không? £ Có £ Không Nếu không? Tạo sao Các giống mà cán bộ khuyến nông cung cấp có đáp ứng được nhu cầu của gia đình bác không? £ Có £ Không 3. Gia đình có mong muốn được khuyến nông cung cấp thêm dịch vụ gì không? V. Đánh giá và kiến nghị của người dân về các hoạt động khuyến nông 1. Đánh giá của người dân về công tác khuyến nông trong thời gian qua: £ Tốt £ Khá £ Trung bình £ Không có ý kiến 2. Bác thấy các hoạt động KN của trạm như thế nào? £ Đủ về nội dung và rất bổ ích £ Đủ về nội dung những chưa bổ ích £ KN chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất £ Chưa đủ về nội dung và không bổ ích 3. Việc áp dụng các kiến thức khuyến nông của gia đình bác như thế nào? £ Đã mang lại hiệu quả £ Chưa mang lại hiệu quả £ Chưa áp dụng Nhận xét của bác về kinh nghiệm và năng lực của cán bộ khuyến nông? £ Năng lực chuyên môn tốt £ Năng lực chuyên môn khá nhưng thiếu kinh nghiệm £ Có kinh nghiệm nhưng thiếu năng lực chuyên môn 5. Kiến nghị của hộ đối với các hoạt động khuyến nông £ Tăng hoạt động tập huấn £ Tăng thời gian phát thanh về khuyến nông £ Tăng hoạt động tham quan hội thảo £ Tăng cường xây dựng MHTD £ Cung cấp thêm nhiều tài liệu phát tay £ Tăng cường dịch vụ khuyến nông Chữ kí của người dân Người điều tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghien_cuu_tac_dong_cua_cac_hoat_dong_khuyen_nong_doi_voi_su_phat_tri_.doc
Luận văn liên quan