CHƯƠNG TRANG
Trang tựa
Lời cảm ơn . iii
Tóm tắt . iv
Mục lục . vi
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình .x
1- MỞĐẦU
1.1- Đặt vấn đề .1
1.2- Mục tiêu 2
1.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4- Nội dung thực hiện .2
2- TỔNG QUAN
2.1- Phế liệu sản xuất bia .3
2.1.1- Bã malt .3
2.1.2- Mầm malt .4
2.1.3- Cặn protein .5
2.1.4- Các phế liệu hạt .6
2.1.5- CO2 của lên men bia 7
2.1.6- Nấm men bia 7
2.2- Các hướng tận dụng nấm men bia 9
2.2.1- Sản xuất men khô .10
2.2.1.1- Mục đích của việc sấy khô men tươi 10
2.2.1.2- Ứng dụng của men sấy khô 10
2.2.2- Sản xuất men chiết xuất .11
2.2.2.1- Phương pháp hóa giải .11
2.2.2.2- Phương pháp tự phân 12
2.3- Một số các sản phẩm tiêu biểu của men chiết xuất 14
2.3.1- Yeast extract 14
2.3.2- Yeast extract chứa nucleotide tự nhiên 18
2.3.3- Yeast autolysate .18
2.3.4- Vách tế bào nấm men 19
2.4- Giới thiệu sơ lược về sấy phun .20
2.4.1- Nguyên lý chung .20
2.4.2- Ưu nhược điểm của quá trình sấy phun 21
2.4.3- Ứng dụng của kỹ thuật sấy phun 22
2.4.4- Hệ thống sấy phun được sử dụng trong nghiên cứu .22
3- VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1- Địa điểm và vật liệu nghiên cứu .23
3.1.1- Địa điểm thực hiện .23
7
3.1.2- Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 23
3.1.3- Hóa chất và dụng cụ sử dụng .23
3.1.4- Nguyên vật liệu 23
3.2- Phương pháp thí nghiệm .24
3.2.1- Thí nghiệm 1: Xác định quy trình thử nghiệm sản xuất dịch
thủy phân nấm men 24
3.2.2- Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng acid lên
hiệu quả của quá trình thủy phân .26
3.2.3- Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời
gian thủy phân lên hiệu quả thủy phân 27
3.2.4- Thí nghiệm 4: Kiểm tra chất lượng của men chiết xuất 28
3.3- Các chỉ tiêu kiểm tra .28
3.3.1- Chỉ tiêu theo dõi chất lượng dịch thủy phân 28
3.3.2- Chỉ tiêu về hiệu quả của quá trình thủy phân 28
4- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1- Thí nghiệm 1: Xác định quy trình thử nghiệm sản xuất dịch
thủy phân nấm men 29
4.1.1- Hàm lượng đạm formol của 2 quy trình sản xuất 29
4.1.2- Hàm lượng đạm tổng số của 2 quy trình sản xuất .30
4.1.3- Tỷ lệđạm formol/đạm tổng số của 2 quy trình sản xuất .31
4.2- Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng acid lên
hiệu quả của quá trình thủy phân 31
4.2.1- Ảnh hưởng của hàm lượng acid lên đạm formol .32
4.2.2- Ảnh hưởng của hàm lượng acid lên đạm tổng số 33
4.2.1- Ảnh hưởng của hàm lượng acid lên tỷ lệđạm formol
trong sản phẩm thủy phân 34
4.3- Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời
gian thủy phân lên hiệu quả thủy phân 34
4.3.1- Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân
lên đạm formol 35
4.3.2- Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân
lên đạm tổng số 36
4.3.3- Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân
lên tỷ lệđạm formol/đạm tổng số 37
4.4- Quy trình sản xuất thử nghiệm men chiết xuất .38
4.5- Thí nghiệm 4: Kiểm tra chất lượng của men chiết xuất .40
5- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1- Kết luận .42
5.2- Đề nghị 42
6- TÀI LIỆU THAM KHẢO .43
7- PHỤ LỤC 45
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tận dụng bã men bia để chế biến men chiết xuất dùng làm thành phẩn bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TẬN DỤNG BÃ MEN BIA ĐỂ CHẾ BIẾN
MEN CHIẾT XUẤT DÙNG LÀM THÀNH PHẨN
BỔ SUNG VÀO MÔI TRƯỜNG
NUÔI CẤY VI SINH
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa : 2001 – 2005
Sinh viên thực hiện : ĐẶNG NGỌC THÙY DƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
09/2005
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TẬN DỤNG BÃ MEN BIA ĐỂ CHẾ BIẾN
MEN CHIẾT XUẤT DÙNG LÀM THÀNH PHẨN
BỔ SUNG VÀO MÔI TRƯỜNG
NUÔI CẤY VI SINH
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. VƯƠNG THỊ VIỆT HOA ĐẶNG NGỌC THÙY DƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
09/2005
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến
¾ Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
¾ Ban chủ nhiệm bộ môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý thầy cô đã
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
¾ Cô Ths.Vương Thị Việt Hoa và cô Phạm Lệ Hòa đã hướng dẫn tận tình cho
tôi trong suốt quá trình thực tập và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
¾ Ban giám đốc công ty cổ phần bia Vicco – Sài Gòn.
¾ Các thầy cô trong phòng thí nghiệm vi sinh thuộc khoa Công Nghệ Thực
Phẩm và phòng phân tích đất – bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng – khoa Nông
Học.
¾ Đặc biệt, xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, dạy dỗ và
ủng hộ tinh thần cho con.
¾ Cảm ơn bạn Nguyễn Thị Hải Sự và các bạn lớp Công Nghệ Sinh Học 27 đã
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
4
TÓM TẮT
Đề tài “Bước đầu nghiên cứu tận dụng bã men bia để chế biến men chiết xuất
dùng làm thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi sinh” được thực hiện từ
02/2005 – 08/2005 tại phòng thí nghiệm vi sinh – khoa Công Nghệ Thực Phẩm và
phòng phân tích đất – khoa Nông Học.
Đề tài do sinh viên Đặng Ngọc Thùy Dương thực hiện với sự hướng dẫn của
Ths. Vương Thị Việt Hoa – giảng viên khoa Công Nghệ Thực Phẩm.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nấm men bia – phế liệu của ngành sản xuất
bia. Nấm men bia tuy là phế phẩm nhưng có giá trị dinh dưỡng cao và men chiết xuất
từ nấm men bia gồm nhiều sản phẩm rất có giá trị kinh tế như dịch chiết nấm men
(yeast extract), dịch tự phân nấm men (yeast autolysate), dịch vách tế bào nấm men
(Yeast cell wall), hay dịch chiết nấm men chứa nucleotide tự nhiên đã được sản xuất
rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay giá trị to lớn của bã men bia
vẫn chưa được khai thác một cách thỏa đáng.
Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích đưa ra hướng giải
quyết tận dụng bã men bia dư thừa như là nguồn nguyên liệu để sản xuất men chiết
xuất làm môi trường nuôi cấy vi sinh.
Đề tài gồm 4 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Xác định quy trình thử nghiệm sản xuất dịch thủy phân
nấm men
Để chọn được quy trình thủy phân nấm men đạt hiệu quả cao nhất, thí nghiệm
được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với hai quy trình thử nghiệm và 3 lần lặp
lại.
Quy trình sản xuất 1: sản xuất dung dịch acid amine theo phương pháp hóa
giải.
Quy trình sản xuất 2: sản xuất dung dịch acid amine theo phương pháp kết hợp
giữa tự phân và hóa giải.
Mỗi nghiệm thức được kiểm tra các chỉ tiêu: đạm tổng số, đạm formol, tỷ lệ
đạm formol/tổng số.
Kết quả thí nghiệm: chúng tôi đã xác định quy trình sản xuất 2 là quy trình sản
xuất dịch thủy phân cho hiệu quả cao.
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng acid HCl đđ lên hiệu
quả của quá trình thủy phân
Để nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng HCl đđ, chúng tôi tiến hành bố trí thí
nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức lặp lại 3 lần.
¾ Yếu tố cố định
- Nhiệt độ thủy phân, 1000C.
- Thời gian thủy phân 8 h.
¾ Yếu tố thay đổi
- Hàm lượng HCl đđ dùng để thủy phân nấm men: 4 %, 6 %, 8 %.
¾ Mỗi nghiệm thức được kiểm tra các chỉ tiêu: đạm tổng số, đạm formol, tỷ lệ
đạm formol/tổng số.
5
¾ Kết quả thí nghiệm: chúng tôi đã xác định được hàm lượng HCl đđ thủy
phân cho hiệu quả cao là 6 %.
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân lên
hiệu quả của quá trình thủy phân
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố, gồm 12
nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại.
¾ Yếu tố cố định
- Hàm lượng acid HCl đđ.
¾ Yếu tố thay đổi
- Thời gian thủy phân: 6 h, 8 h, 10 h, 12 h.
- Nhiệt độ thủy phân: 60oC, 100oC, 110oC.
¾ Mỗi nghiệm thức được kiểm tra các chỉ tiêu: đạm tổng số, đạm formol, tỷ lệ
đạm formol/tổng số.
¾ Kết quả thí nghiệm: chúng tôi đã xác định được: ở hàm lượng HCl đđ 6 %
thì nhiệt độ 1000C, thời gian 8 h cho ra dung dịch thủy phân tốt và hiệu quả của
quá trình thủy phân cao.
Thí nghiệm 4: Thử nghiệm ứng dụng men chiết xuất làm thành phần của
môi trường nuôi cấy vi sinh
Chúng tôi tiến hành bố trí thử nghiệm khả năng ứng dụng men chiết xuất dạng
bột làm thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi sinh. Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 3 nghiệm thức thử nghiệm trên chủng
vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus có trong sữa chua.
¾ Bố trí thí nghiệm
- Nghiệm thức 1: cấy phân lập vi khuẩn trong sữa chua lên môi trường MRS
không có men chiết xuất.
- Nghiệm thức 2: cấy phân lập vi khuẩn trong sữa chua lên môi trường MRS
có bổ sung 5 % men chiết xuất thương phẩm.
- Nghiệm thức 3: cấy phân lập vi khuẩn trong sữa chua lên môi trường MRS
có bổ sung 5 % men chiết xuất do chúng tôi sản xuất.
¾ Cách đánh giá: Xem có khuẩn lạc của vi khuẩn mọc hay không.
¾ Kết quả thu được cho thấy sản phẩm men chiết xuất do chúng tôi sản xuất
có thể dùng làm thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi sinh.
6
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRANG
Trang tựa
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục....................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt........................................................................................ viii
Danh sách các bảng.................................................................................................... ix
Danh sách các hình.......................................................................................................x
1- MỞ ĐẦU
1.1- Đặt vấn đề .......................................................................................................1
1.2- Mục tiêu ..........................................................................................................2
1.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
1.4- Nội dung thực hiện .........................................................................................2
2- TỔNG QUAN
2.1- Phế liệu sản xuất bia .......................................................................................3
2.1.1- Bã malt ...................................................................................................3
2.1.2- Mầm malt ...............................................................................................4
2.1.3- Cặn protein.............................................................................................5
2.1.4- Các phế liệu hạt .....................................................................................6
2.1.5- CO2 của lên men bia ..............................................................................7
2.1.6- Nấm men bia..........................................................................................7
2.2- Các hướng tận dụng nấm men bia ..................................................................9
2.2.1- Sản xuất men khô.................................................................................10
2.2.1.1- Mục đích của việc sấy khô men tươi ......................................10
2.2.1.2- Ứng dụng của men sấy khô ....................................................10
2.2.2- Sản xuất men chiết xuất .......................................................................11
2.2.2.1- Phương pháp hóa giải .............................................................11
2.2.2.2- Phương pháp tự phân ..............................................................12
2.3- Một số các sản phẩm tiêu biểu của men chiết xuất ......................................14
2.3.1- Yeast extract ........................................................................................14
2.3.2- Yeast extract chứa nucleotide tự nhiên................................................18
2.3.3- Yeast autolysate ...................................................................................18
2.3.4- Vách tế bào nấm men ..........................................................................19
2.4- Giới thiệu sơ lược về sấy phun .....................................................................20
2.4.1- Nguyên lý chung.................................................................................20
2.4.2- Ưu nhược điểm của quá trình sấy phun..............................................21
2.4.3- Ứng dụng của kỹ thuật sấy phun ........................................................22
2.4.4- Hệ thống sấy phun được sử dụng trong nghiên cứu ...........................22
3- VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1- Địa điểm và vật liệu nghiên cứu ...................................................................23
3.1.1- Địa điểm thực hiện...............................................................................23
7
3.1.2- Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm............................................................23
3.1.3- Hóa chất và dụng cụ sử dụng...............................................................23
3.1.4- Nguyên vật liệu....................................................................................23
3.2- Phương pháp thí nghiệm...............................................................................24
3.2.1- Thí nghiệm 1: Xác định quy trình thử nghiệm sản xuất dịch
thủy phân nấm men ..............................................................................24
3.2.2- Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng acid lên
hiệu quả của quá trình thủy phân .........................................................26
3.2.3- Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời
gian thủy phân lên hiệu quả thủy phân ................................................27
3.2.4- Thí nghiệm 4: Kiểm tra chất lượng của men chiết xuất ......................28
3.3- Các chỉ tiêu kiểm tra .....................................................................................28
3.3.1- Chỉ tiêu theo dõi chất lượng dịch thủy phân........................................28
3.3.2- Chỉ tiêu về hiệu quả của quá trình thủy phân ......................................28
4- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1- Thí nghiệm 1: Xác định quy trình thử nghiệm sản xuất dịch
thủy phân nấm men ......................................................................................29
4.1.1- Hàm lượng đạm formol của 2 quy trình sản xuất ................................29
4.1.2- Hàm lượng đạm tổng số của 2 quy trình sản xuất ...............................30
4.1.3- Tỷ lệ đạm formol/đạm tổng số của 2 quy trình sản xuất .....................31
4.2- Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng acid lên
hiệu quả của quá trình thủy phân ..................................................................31
4.2.1- Ảnh hưởng của hàm lượng acid lên đạm formol .................................32
4.2.2- Ảnh hưởng của hàm lượng acid lên đạm tổng số ................................33
4.2.1- Ảnh hưởng của hàm lượng acid lên tỷ lệ đạm formol
trong sản phẩm thủy phân ..............................................................................34
4.3- Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời
gian thủy phân lên hiệu quả thủy phân ........................................................34
4.3.1- Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân
lên đạm formol ....................................................................................35
4.3.2- Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân
lên đạm tổng số ..................................................................................36
4.3.3- Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân
lên tỷ lệ đạm formol/đạm tổng số ........................................................37
4.4- Quy trình sản xuất thử nghiệm men chiết xuất.............................................38
4.5- Thí nghiệm 4: Kiểm tra chất lượng của men chiết xuất ...............................40
5- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1- Kết luận.........................................................................................................42
5.2- Đề nghị..........................................................................................................42
6- TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................43
7- PHỤ LỤC ..............................................................................................................45
8
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMP : Adenosine mono phosphate
CMP : Cytidine mono phosphate
Eurasyp : European Association for Specially Yeast Products
GMP : Guanosine mono phosphate
HCl đđ : HCl đậm đặc
H2SO4 đđ : H2SO4đậm đặc
IMP : Inosine mono phosphate
MOS : Mannan – Oligo – Saccharide
RNA : Ribonucleic acid
UMP : Uridile mono phosphate
9
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Thành phần bã malt .....................................................................................3
Bảng 2.2: Thành phần trung bình của tro.....................................................................4
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của mầm malt .............................................................4
Bảng 2.4: Hàm lượng vitamin của nấm men sấy khô .................................................8
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu quả tự phân của nấm men ...................13
Bảng 2.6: Thành phần amino acid trong yeast extract..............................................17
Bảng 2.7: Thành phần vitamin trong yeast extract ..................................................17
Bảng 4.1: Các hàm lượng đạm của 2 quy trình sản xuất ..........................................29
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của hàm lượng acid lên hiệu quả của quá trình thủy phân ....32
Bảng 4.3: Sự biến thiên của các chỉ tiêu khảo sát ở các nhiệt độ thủy phân dưới
tác dụng thủy phân của HCl (6 %) trong mối quan hệ với yếu tố thời gian .35
Bảng 4.4: Thành phần acid amine trong dịch thủy phân nấm men bia
và trong men chiết xuất thành phẩm ..........................................................40
Bảng 4.5: Kết quả cấy vi khuẩn cấy phân lập vi khuẩn sau 24 giờ ..........................41
10
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1: Sơ đồ sản xuất yeast extract ở Anh dùng cho men bánh mì .....................16
Hình 2.2: Cấu tạo vách tế bào nấm men ....................................................................19
Hình 2.3: Máy sấy phun SD-5 ...................................................................................22
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất 1 .........................................................................24
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất 2 .........................................................................25
Hình 4.1: Sản phẩm men chiết xuất dạng bột ...........................................................39
Hình 4.2: Kết quả cấy phân lập vi khuẩn trong sữa chua sau 24 h ...........................41
Biểu đồ 4.1: Sự biến thiên đạm formol trong 2 quy trình sản xuất ...........................29
Biểu đồ 4.2: Sự biến thiên đạm tổng số trong 2 quy trình sản xuất...........................30
Biểu đồ 4.3: Sự biến thiên tỷ lệ đạm formol/đạm tổng số trong 2
quy trình sản xuất ..................................................................................31
Biểu đồ 4.4: Hàm lượng đạm formol biến thiên theo hàm lượng acid ......................32
Biểu đồ 4.5: Hàm lượng đạm tổng số biến thiên theo hàm lượng acid .....................33
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ đạm fomone trong dịch thủy phân biến thiên
theo hàm lượng HCl.............................................................................34
Biểu đồ 4.7: Sự biến thiên của hàm lượng đạm formol ở các nhiệt độ
thủy phân trong mối quan hệ với yếu tố thời gian thủy phân ..............35
Biểu đồ 4.8: Sự biến thiên của hàm lượng đạm tổng số ở các nhiệt độ
thủy phân trong mối quan hệ với yếu tố thời gian thủy phân ...............36
Biểu đồ 4.9: Sự biến thiên của tỷ lệ đạm formol/đạm tổng số ở các nhiệt
độ thủy phân trong mối quan hệ với yếu tố thời gian thủy phân ..........37
11
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1- Đặt vấn đề
Ngày nay công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ bia ngày càng phát triển,
sản lượng bia được tạo ra với một số lượng lớn, kéo theo lượng bã men bia thải ra
cũng tăng.
Bã men bia chứa rất nhiều tế bào nấm men, và trong tế bào nấm men lại chứa
rất nhiều các chất dinh dưỡng có giá trị nổi bật như protein và vitamin, đặc biệt là các
vitamin nhóm B. Hàm lượng protein của nấm men dao động trong khoảng từ
40 – 60 % vật chất khô tế bào. Về tính chất thì protein nấm men gần giống protein có
nguồn gốc từ động vật, chứa khoảng 20 acid amine, trong đó có đủ các acid amine
thiết yếu. Vì vậy, đối với các nhà máy bia nước ngoài người ta thường sử dụng lại bã
men bia này để tạo ra men chiết xuất được sử dụng như là một chất điều vị trong chế
biến thực phẩm hay làm thành phần cung cấp nguồn nitrogen và các chất kích thích
sinh trưởng vào môi trường nuôi cấy vi sinh. Men chiết xuất gồm các sản phẩm có giá
trị dinh dưỡng và kinh tế cao như dịch chiết nấm men (yeast extract), dịch tự phân
nấm men (yeast autolysate), dịch vách tế bào nấm men (yeast cell wall), hay dịch chiết
nấm men chứa nucleotide tự nhiên.
Ở Việt Nam hiện nay các nhà máy sản xuất bia vẫn chưa ứng dụng bã men bia
thải ra một cách có hiệu quả mà chỉ thải ra môi trường bên ngoài, điều này sẽ gây ô
nhiễm môi trường vì chất thải men bia có hàm lượng COD rất cao. Nếu như chúng ta
cũng nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật xử lý bã men bia và kỹ thuật sản xuất các sản
phẩm từ bã men bia thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề như: giảm ô nhiễm môi
trường – chủ yếu là ô nhiễm nước thải, đem lại hiệu quả kinh tế – giảm giá thành bia
nhờ giảm chi phí đầu tư vào máy móc xử lý chất thải và tận dụng hiệu quả các sản
phẩm phụ để tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Vì những lý do trên nên chúng tôi thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của cô
Vương Thị Việt Hoa:
“Nghiên cứu tận dụng bã men bia để chế biến men chiết xuất dùng làm
thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi sinh”.
12
1.2- Mục tiêu
- Xây dựng được quy trình sản xuất men chiết xuất từ nấm men có trong bã
men bia.
1.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: nấm men có trong bã men bia.
- Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện nên
chúng tôi chỉ nghiên cứu sản xuất men chiết xuất trong phạm vi phòng thí nghiệm và
tất cả các thí nghiệm được thực hiện chung với bạn Nguyễn Thị Hải Sự thuộc khoa
Công Nghệ Thực Phẩm khóa 27.
1.4- Nội dung thực hiện
- Xác định quy trình sản xuất dịch thủy phân nấm men bia đạt hiệu quả cao.
- Khảo sát các thông số cho quá trình thủy phân đạt hiệu quả tốt như: hàm
lượng acid HCl đđ, nhiệt độ và thời gian thủy phân.
- Sấy phun dịch thủy phân tạo sản phẩm men chiết xuất dạng bột.
- Thử nghiệm men chiết xuất làm thành phần bổ sung vào môi trường nuôi
cấy vi sinh.
13
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1- Phế liệu sản xuất bia
Quá trình sản xuất bia thải ra rất nhiều loại phế liệu: phế liệu hạt, mầm malt, bã
malt, cặn protein, nấm men bia và CO2. Ngoài CO2 là nguồn phế liệu có thể tái sử
dụng để tăng chất lượng bia thì bã malt, mầm malt và nấm men bia là nguồn phế liệu
có ý nghĩa quan trọng trong thực phẩm và thức ăn gia súc cả về số lượng và giá trị
dinh dưỡng.
2.1.1- Bã malt
Bã malt được tạo ra trong quá trình dịch hóa và lọc dịch đường.
Trong quá trình dịch hóa, dưới tác dụng của các enzyme amylase, protease và
các men khác thì 65 – 70 % vật chất khô của malt sẽ chuyển vào dịch sau khi lọc,
phần còn lại nằm ở trong bã malt. Tùy thuộc vào phương pháp tách và vận chuyển mà
độ ẩm của bã dao động từ 75 – 85 %. Với độ ẩm này thì bã malt được dùng làm thức
ăn gia súc.
Bã malt tươi thường có dạng sền sệt, có màu nâu nhạt, vị ngọt và mùi mạch
nha.
Bảng 2.1: Thành phần bã malt (%)
Chỉ số Bã thô Bã sấy
Độ ẩm 76,3 9,0
Protein 6,63 25,5
Lipid 1,7 7,5
Chất hòa tan không có nitơ 9,72 37,3
Cenlulose 5,1 16,0
Tro 1,2 4,6
Nhiệt lượng bã tính bằng cal 115 440
(Densikow M.T., 1963)
14
Tro của bã malt giàu muối photpho, canxi, magiê, và hàm lượng của chúng phụ
thuộc vào thành phần của nước dùng để dịch hóa. Thành phần trung bình của tro như
bảng 2.2:
Bảng 2.2: Thành phần trung bình của tro (%)
Thành phần Hàm lượng (%)
K20 3,9
Na20 0,5
Ca0 11,9
Mg0 11,5
P205 40,5
Si02 25,3
(Densikow M.T., 1963)
Ứng dụng
Bã malt tươi và khô đối với gia súc có khả năng kích thích tạo sữa và thịt khá
tốt, do đó nó được dùng làm thức ăn vừa cho bò sữa vừa cho súc vật có sừng lớn (trâu,
bò) và lợn.
2.1.2 - Mầm malt
Mầm malt được tách ra khỏi malt trong thời gian sấy và khi xử lý malt trên
máy tách mầm. Trong công nghiệp bia, phế liệu mầm khô chiếm 3 – 5 % trọng lượng
malt thu được.
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của mầm malt (%)
Chỉ số Malt màu đậm Malt màu nhạt Malt nghiền sơ bộ
Nước 7,03 8,80 10,07
Protein 30,88 30,06 34,18
Lipid 1,63 1,95 2,23
Chất hòa tan không có nitơ 43,87 44,53 35,18
Cenlulose 9,64 8,64 11,42
Tro 6,95 6,02 7,05
(Densikow M.T., 1963)
15
Dưới đây là các số liệu về giá trị thức ăn gia súc của mầm malt (trong 100 kg
mầm malt)
Propit chuyển hóa được 13,2 (kg)
Photpho 0,675 (kg)
Canxi 0,250 (kg)
Carotin 0,025 (kg)
Đơn vị thức ăn gia súc 67,2 (kg)
Lượng mầm cần cho 1 đơn vị thức ăn gia súc 1,5 (kg)
(Densikow M.T., 1963)
Ứng dụng
Trong ngành chăn nuôi, mầm malt được sử dụng làm thức ăn gia súc vì hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong mầm malt rất cao. Người ta thường trộn 2 – 3 kg
mầm malt vào trong khẩu phần ăn của 1 con vật, thường là trâu bò (trừ bò cái còn
non). Nhưng do mầm có tính hút ẩm cao và tăng thể tích khá lớn nên phải bảo quản
mầm ở nơi khô ráo tránh để mầm lên mốc và mang tính độc.
Trong công nghiệp thực phẩm, mầm malt được dùng để sản xuất acid lactic và
làm nguồn cung cấp nitơ cho quá trình sản xuất nấm men từ rỉ đường.
Ngoài ra do trong mầm malt còn có các enzyme khác nhau nên mầm malt có
khả năng thúc đẩy sự lên men của dịch đường. Do đó, mầm malt là nguyên liệu rất tốt
để điều chế các chế phẩm enzyme như protease. Các sản phẩm phụ thu được trong quá
trình điều chế các chế phẩm enzyme là những chất dễ hấp thụ như: acid amine và các
dịch đặc lipid – vitamin.
2.1.3- Cặn protein
Khi làm lạnh dịch bia, cặn protein sẽ được tạo ra ở các đáy đĩa làm lạnh hoặc ở
đáy thùng lắng. Trong thời gian làm lạnh dịch bia, các protein cao phân tử đã đông tụ
sẽ được kết lắng xuống.
Thành phần hóa học và tỷ lượng của cặn phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu
và điều kiện kỹ thuật pha chế dịch bia.
16
Thành phần hóa học trung bình của cặn protein như sau: (%)
Nước 79,6
Protein 7
Chất hòa tan không có nitơ 7,7
Cellulose 1,2
Tro 1,2
Nhựa hoa hublon 3,3
Ngoài ra, trong cặn còn chứa muối khoáng.
Ứng dụng
Do có chứa các chất đắng của hoa hublon nên cặn thường có vị đắng, vì vậy
cặn không được sử dụng làm thức ăn gia súc ở dạng nguyên chất mà chỉ được dùng ở
dạng trộn lẫn với các thức ăn gia súc khác.
Ngoài ra ở một số nước người ta còn sử dụng cặn protein làm thức ăn cho cá và
phân bón cho cây trồng.
2.1.4- Các phế liệu hạt
Trong sản xuất bia, các phế liệu hạt được tạo ra trong quá trình làm sạch, phân
loại, ngâm hạt đại mạch và nghiền malt.
Khi làm sạch và phân loại hạt, các phế liệu được thu lại ở máy ly tâm (vỏ trấu,
rơm rạ, hạt ngô, thân cây lúa), ở các máy phân loại (lúa mạch, vỏ, hạt đại mạch vỡ,
các hạt có đường kính 1 – 2 mm và đại mạch loại III).
Khi ngâm hạt đại mạch thu được phế liệu gồm các hạt đại mạch lép và vụn
rơm.
Phế liệu khi nghiền thóc malt là vỏ trấu và các đoạn mầm.
Tỷ lệ phế liệu hạt ở các giai đoạn:
¾ Khi làm sạch và khi chọn, trên máy phân loại 1,5 (%)
¾ Khi phân loại (đại mạch loại III) 10 – 20 (%)
¾ Khi ngâm hạt 0,2 – 0,3 (%)
¾ Khi giã malt 0,5 (%)
Ứng dụng
Phần phế liệu hạt sẽ được phân loại lại, phần đủ tiêu chuẩn được sử dụng làm
thức ăn gia súc khô. Các phế liệu hạt khác thường được các nhà máy bia bán đi.
17
2.1.5- CO2 của lên men bia
Trong thời kỳ lên men chính của sản xuất bia sẽ tạo ra khí CO2.
Ứng dụng
Quá trình sản xuất bia sẽ tạo ra một lượng CO2 phế liệu rất đáng kể, do đó
trong các nhà máy bia người ta thường sử dụng lại lượng CO2 này để làm tăng chất
lượng bia nhờ tăng độ bão hòa CO2 trong giai đoạn đóng chai hay dùng trong sản xuất
các loại nước giải khát không cồn. Tuy nhiên cần lưu ý, sản xuất công nghiệp CO2
thoát ra khi lên men chỉ thích hợp ở những nhà máy bia lớn có công suất trên 50 triệu
lit/năm, trong điều kiện các thùng lên men hoàn toàn kín và sản xuất bia theo quy trình
kỹ thuật thông thường.
Ở Mỹ, việc thu hồi CO2 của lên men đã được thực hiện ở hầu khắp các nhà
máy bia. Để làm điều đó, tất cả các thùng lên men đều phải được làm rất kín và được
trang bị các van an toàn và bộ phận thu hồi bọt. CO2 được làm sạch bằng cách rửa với
nước hoặc với KMnO4. Sau khi nén trong máy nén khí được đưa đi làm khô bằng
silicagen hoặc được làm lạnh hoặc làm sạch lại lần nữa. Đôi khi người ta còn cho
thêm một ít chất thơm. Khí CO2 thành phẩm sẽ được bảo quản ở 5 at, còn CO2 lỏng
thì ở 20 at.
2.1.6- Nấm men bia
Nấm men bia là một phế phẩm của sản xuất, được nằm lại trong các thùng lên
men và các hầm chứa sau khi lên men chính và lên men phụ. Men bia có giá trị dinh
dưỡng cao và chữa bệnh tốt.
Tổng hiệu suất của men bia ép chiếm từ 5 – 10 g/l bia
Trung bình trong men bia ép chứa (%):
Nước 75
Chất chứa nitơ 14
Lipid 0,75
Chất hòa tan không chứa nitơ 8,25
Tro 2
(Densikow M.T., 1963)
18
Theo Uxta (dẫn liệu từ Densikow M.T., 1963), chất khô của men bia có thành
phần như sau (%):
Protein (Nx6.25) 51 – 58
Lipid 2 – 3
Glucid 9 – 11,5
Tro 8,1 – 9,1
Chất hòa tan không chứa nitơ 30 – 25
Nhiệt lượng tính bằng cal/g 4560 – 4840
Men bia có chứa phức hợp vitamin nhóm B (B3, B5, B4, B7), vitamin E, vitamin
H, acid nicotinic (vitamin PP), acid panthonic, biotin, inozit, yếu tố Z và hàng loạt các
nhân tố hormone, tiền vitamin D (ecgosterin) và các chất sinh trưởng (biot I, biot II).
Bảng 2.4: Hàm lượng vitamin của nấm men bia sấy khô.
Thành phần Hàm lượng (µg/g)
Thiamine 50 - 360
Riboflavin 36 - 42
Niacin 320 - 1000
Pyridoxine 25 - 100
Folic acid 15 - 80
Pantothenate 100
Biotin 0,5 – 1,8
p-amino-benzoic acid 9 - 102
Choline -
Inositol 2700 - 5000
(Pyke, 1958)
Nấm men bia có nhiều vitamin và glutation hơn nấm men bánh mì. Glutation là
yếu tố điều chỉnh quá trình oxy hóa khử của hàng loạt các chất khác giúp cho việc
bình thường hóa sự trao đổi chất trong cơ thể sống. Do đó nấm men bia là chất bổ
sung dinh dưỡng có giá trị đặc biệt, thúc đẩy việc sử dụng các chất dinh dưỡng khác.
Dựa trên cơ sở đó khi cho nấm men bia vào khẩu phần thức ăn của gia cầm, lợn con
và trâu bò non sẽ có tác dụng rất tốt.
Bên cạnh đó, chính bản thân men bia còn là loại thực phẩm và thức ăn gia súc
rất tuyệt.
19
Protein cùng các chất chứa nitơ khác chiếm 50 – 70 % vật chất khô của nấm
men bia. 90 % tổng lượng nitơ nằm trong các protein thực sự. Khoảng 10 % tổng
lượng nitơ đó của men bia là các acid amine (leucine, tyrosine...). Trong tro của nấm
men bia chứa khoảng 50 % H3PO4, 30 % K, cũng như Ca, Mg, và các chất khác. Mặt
khác, trong các chất hữu cơ của tế bào nấm men thì protein là thành phần có giá trị
nhất. Tính chất protein của nấm men gần giống như protein nguồn gốc động vật.
Protein của nấm men bia chứa khoảng 20 acid amine, trong đó có đủ các acid amine
thiết yếu.
Trong nấm men bia cũng chứa lipid, trong đó có 23,1 % lipid rắn và 76,1 %
lipid lỏng. Lipid rắn gồm acid palmitic (61,3 %) và acid stearic (38,3 %). Trong thành
phần lipid lỏng của men bia có acid oleic , acid linolenic và acid linoleic. Trong lipid
của men bia còn chứa các photphatic – lecitin và cefatin.
Chất khoáng chiếm khoảng 5 – 11 %, có vai trò quan trọng trong hoạt động của
tế bào nấm men, đặc biệt là photpho có trong thành phần photphatide, nucleoprotein.
Ngoài ra, trong tế bào nấm men còn có chứa các ion kali, magie, sắt, lưu huỳnh và
acid silic.
Ứng dụng
Ngoài việc được sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng và thức ăn gia súc, nấm
men bia còn được dùng làm thuốc chữa bệnh và thuốc bồi dưỡng. Để làm thuốc chữa
bệnh, nấm men bia có thể dùng ở dạng lỏng, dạng ép hoặc sấy khô. Nấm men bia từ
lâu đã được sử dụng như là một sản phẩm để tăng cường sự trao đổi chất nói chung và
chữa các bệnh mụn nhọt. Nhưng nhược điểm của nấm men bia khi làm chất dinh
dưỡng và thuốc chữa bệnh chính là vị đắng của hoa hublon.
2.2- Các hướng tận dụng nấm men bia
Việc sử dụng men bia trong trị liệu y học đã có từ rất xa xưa, khoảng 400 năm
trước công nguyên tại Ai Cập cổ đại. Tuy đã được nhận thấy có tác dụng tốt đối với
sức khỏe con người, nhưng mãi đến thế kỷ 15, 16 men bia vẫn chưa được sử dụng
rộng rãi. Nguyên nhân chính có thể là men bia ở dạng lỏng, dễ hư hỏng, khó bảo quản
và sử dụng.
Đến 1930, tại Nhật Bản, nấm men bia được cô đặc xuất hiện trên thị trường
dưới dạng men khô. Khi đó men được cô đặc không quá 40oC, lúc đó men sẽ chuyển
20
hóa thành đường glucose. Tuy nhiên sau đó người ta lại thấy rằng, so với men bia tươi
hoặc men được sấy ở nhiệt độ thấp thì men bia được sấy ở nhiệt độ cao (trên 100oC)
cho hiệu quả cao hơn về vitamin cũng như acid amine. (Satake Kenji, 2002)
Ở Châu Âu, từ nửa đầu thế kỷ 20 người Đức đã bắt đầu sử dụng nấm men như
là một chất phụ gia thực phẩm. Vào những năm 1950, ngành công nghiệp sản xuất
men chiết xuất đã bắt đầu hình thành. Đến 1974, sản phẩm men chiết xuất thương mại
đầu tiên chứa 5’GMP – một nucleotide tự nhiên của RNA nấm men – đã được sản
xuất ở quy mô công nghiệp. (Eurasyp)
Hiện nay có hai phương pháp xử lý phế liệu nấm men bia là chế biến men khô
và men chiết xuất. Khi dùng để chế biến thức ăn gia súc hay thức ăn cho nông thủy
sản nấm men có thể không cần phải tinh chế mà chỉ cần để nguyên men tươi và sấy
khô. Nhưng khi dùng để chế biến ra những sản phẩm dành cho con người, nấm men
cần thường phải tinh chế trước để tăng thêm hương vị.
2.2.1- Sản xuất men khô
2.2.1.1- Mục đích của việc sấy khô men tươi
- Để men không bị biến dạng hoặc dễ hỏng.
- Duy trì và bảo quản các thành phần của tế bào nấm men.
- Giúp bảo quản lâu dài các đặc tính của men.
- Giúp men trở nên dễ sử dụng.
- Tăng cường tính hấp thụ tiêu hóa của men.
- Tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
2.2.1.2- Ứng dụng của men sấy khô
Men sấy khô có thể được sấy bằng nhiều loại máy khác nhau như máy sấy dạng
trống, máy sấy dạng trống kép, hay máy sấy phun...
Men khô được sử dụng làm thuốc dạng viên hay dạng bột mang lại hiệu quả
kinh tế cao, như ở Nhật khoảng 1000 tấn men khô được sử dụng làm thuốc hằng năm
và giá trị thu được lên đến 3 – 4 tỷ yên. (Satake Kenji, 2002)
Men khô cũng được sử dụng làm nguyên liệu nuôi trồng và chế biến thực
phẩm bổ dưỡng hay làm nguyên liệu để chế biến thức ăn cho động vật như chó, mèo,
bò, ngựa, chồn, chim bồ câu, cá chép...
21
Ngoài hai hướng ứng dụng trên, men khô còn có thể có khả năng ngăn cản ung
thư nhờ khả năng tăng cường tính miễn dịch do glucan và mannan – là thành phần cấu
tạo vách tế bào nấm men bia.
Theo Eurasyp, các thành phần chính của men khô gồm: (tính theo vật chất khô)
¾ Protein: 40 – 55 %
¾ Carbohydrate: 27 – 39 %
¾ Chất khoáng: 5 – 10 %
¾ Lipid: 2 – 9 %
¾ Các vitamin nhóm B (B1,B2, PP, B5, B6), sắt, kẽm và selenium.
2.2.2- Sản xuất men chiết xuất
Men chiết xuất được biết đến nhiều là nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt khi
được dùng trong một số thực phẩm như: súp, các loại nước chấm, các sản phẩm cá,
thịt... Bản chất của quá trình sản xuất ra men chiết xuất chính là quá trình thủy phân
nấm men bánh mì hay phế liệu nấm men bia thành một hỗn hợp các chất như amino
acid, nucleotide, chuỗi peptide, protein, đường, vitamin, và những hợp chất có hương
vị thơm ngon. Ngoài ra, người ta cũng có thể thủy phân các loại nấm men khác thuộc
loại Saccharomyces. (Satake Kenji, 2002)
Giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất men chiết xuất chính là giai
đoạn phá vỡ vách tế bào nấm men. Ngày nay tế bào nấm men có thể được phá vỡ
bằng phương pháp hóa học, phương pháp sử dụng enzyme hay cho nấm men tự phân
trong môi trường nước. Tuy nhiên người ta nhận thấy khi kết hợp nhiều phương pháp
với nhau sẽ đạt được hiệu quả thủy phân cao hơn.
2.2.2.1- Phương pháp hóa giải
Acid HCl đậm đặc thường được sử dụng trong phương pháp này để thủy phân
các protein trong nấm men thành các amino acid. Sau đó hỗn hợp sẽ được trung hòa
lại bằng NaOH. Men chiết xuất được sản xuất bằng phương pháp này thường ở dạng
paste hay dạng bột, có nồng độ muối cao và được sử dụng làm chất phụ gia trong thực
phẩm để tạo hương vị thịt
22
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân.
¾ Tác nhân thủy phân
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy dùng HCl có nhiều ưu điểm hơn so với
các acid khác hay bazơ khác vì khi thủy phân bằng HCl sẽ cho ra sản phẩm có màu
sắc tươi đẹp, đạm thối ít và ít tổn thất acid amine.
Nếu dùng H2SO4 để thủy phân thì sẽ nhanh hơn HCl, giá thành cũng không đắt
hơn nhưng màu sắc của sản phẩm sẽ đen hơn, nhiều đạm thối và mất đi một số acid
amine như trytophan (vì H2SO4 có tính chất oxy hóa mạnh).
Nếu dùng NaOH cũng nhanh hơn nhưng nó khử đi một số acid amine.
¾ Lượng acid
Lượng acid ít, tác nhân xúc tác trong quá trình thủy phân sẽ yếu, thời gian thủy
phân dài, thủy phân không triệt để, tốn nước và nhiệt.
Lượng acid nhiều sẽ gây lãng phí hóa chất (HCl, NaOH trung hòa), lượng muối
sinh ra trong dịch thủy phân nhiều, đồng thời dưới tác dụng của nhiệt độ và nồng độ
acid cao, amino acid sẽ bị phân hủy mạnh.
¾ Thời gian thủy phân
Khi thời gian thủy phân ngắn, các mạch protid chưa phân giải hết làm cho hiệu
suất thu hồi thấp.
Nếu thời gian quá dài: đạm amine sẽ bị phân hủy, nhiều hợp chất màu nâu sẫm
được hình thành, ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị của sản phẩm.
¾ Nhiệt độ thủy phân
Nếu nhiệt độ cao quá sẽ làm protid trong nguyên liệu phân giải mạnh dẫn đến
amino acid bị giảm và tạo thành nhiều sản phẩm phụ.
Nếu nhiệt độ thấp quá thì thời gian thủy phân sẽ kéo dài.
2.2.2.2- Phương pháp tự phân
Ngày nay trong hầu hết các nhà máy sản xuất men chiết xuất đều dùng phương
pháp tự phân.
Tự phân là quá trình xảy ra khi tế bào nấm men đã chết, vách tế bào không còn
khả năng tự bảo vệ và sẽ bị phá hủy bởi chính các enzyme ở trong tế bào. Lúc này các
chất ở trong tế bào chất như protein, nucleotide, carbohydrate... cũng sẽ bị chính hệ
thống enzyme này tấn công và phân hủy. (Biocatalysts technical bulletin – 108)
23
Quá trình tự phân chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như nồng độ nấm
men trong dung dịch, các yếu tố thúc đẩy quá trình tự phân như ethyl acetate,
chitosan..., nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là nhiệt độ, pH, thời gian. Đối với từng
loại nấm men khác nhau thì các yếu tố chi phối cũng khác nhau. (Satake Kenji, 2002)
- Nồng độ nấm men trong dung dịch: ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tự phân.
Nồng độ nấm men càng thấp thì hiệu quả tự phân càng cao. Tuy nhiên nếu dung dịch
tự phân quá loãng thì sẽ tăng giá thành của quá trình làm khô sau tự phân. Vì vậy,
dung dịch tự phân thường được pha loãng ở nồng độ 10 – 15 % sinh khối nấm men.
(Champagne và ctv, 2003)
- Nhiệt độ: nấm men bia tự phân tối ưu ở 45oC (Suzzi, 1990; Wangchaoren
và ctv, 1994), trong khi đó nấm men bánh mì thường đạt hiệu quả cao nhất ở nhiệt độ
51oC. Ở 54oC thì quá trình tự phân ở cả hai loại nấm men này đều không tốt, điều này
có thể do enzyme bị biến tính ở nhiệt độ cao (Behalova và Beran, 1986).
Bảng 2.5 : Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu quả tự phân của nấm men
Hiệu quả tự phân (%)
Nhiệt độ (oC)
Nấm men bánh mì Nấm men bia
45 47,5 49,6
48 48,6 49,2
51 50,3 47,3
54 41,1 39,4
(Champagne C.P., 2003)
- pH: nấm men có khả năng tự phân trong khoảng pH từ 4 – 6, nhưng thông
thường nấm men sẽ được cho tự phân ở pH 5,5. Tuy nhiên ở pH này dung dịch tự
phân thường nhiễm khuẩn rất nhiều mà vi khuẩn sẽ có thể phá hủy hương vị của men
chiết xuất nên ethyl acetate và chitosan thường được dùng để ngăn cản vi khuẩn phát
triển. (Champagne và ctv, 1998)
- Thời gian tự phân: quá trình tự phân sẽ kết thúc khi alpha amino nitrogen
đạt được hơn 50 %, do đó thời gian tự phân thích hợp nhất là 15 – 24 giờ. (Satake
Kenji, 2002)
24
Để kết thúc quá trình tự phân, nhiệt độ sẽ được nâng lên làm enzyme mất hoạt
tính, thanh trùng và đồng thời loại bỏ khí sinh ra trong quá trình tự phân.
Hiện nay, các enzyme bên ngoài sẽ được bổ sung vào dung dịch tự phân để quá
trình tự phân được tốt hơn, kết thúc nhanh hơn và cũng làm tăng thêm hương vị cho
men chiết xuất sau này.
2.3- Một số các sản phẩm tiêu biểu của men chiết xuất
2.3.1- Yeast extract
Food Chemical Codex định nghĩa: yeast extract là sản phẩm chứa các thành
phần hòa tan của nấm men, mà chủ yếu là amino acid, đoạn peptide, carbonhydrate và
muối. Yeast extract được tạo ra do quá trình thủy phân các chuỗi peptide nhờ các
enzyme của chính tế bào nấm men hay enzyme thực phẩm được thêm vào. (dẫn liệu từ
Eurasyp)
Hai ứng dụng chính của yeast extract
- Chất phụ gia cho thực phẩm: yeast extract đang được sử dụng ngày càng
nhiều là nhờ hương vị độc đáo của các loại amino acid và các đoạn peptide ngắn sinh
ra sau quá trình tự phân. Nó mang lại một hương vị tự nhiên với mùi thịt, mùi phô mai
và làm tăng khẩu vị cho rất nhiều loại thực phẩm khác: súp, các loại nước chấm, các
sản phẩm cá, thịt...
- Thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi sinh: yeast extract rất giàu
đạm, vitamin, và các hợp chất kích thích sinh trưởng. Do đó nó được sử dụng như là
một thành phần của môi trường nuôi cấy vi sinh, và thường dùng cho nuôi cấy các vi
sinh vật sản xuất kháng sinh, dược phẩm, vitamin, acid hữu cơ và probiotic...
Quy trình sản xuất yeast extract
Tuy mỗi nhà sản xuất có những quy trình với vài sự khác biệt về nhiệt độ, pH...
nhưng nhìn chung một quy trình sản xuất yeast extract bao gồm 5 giai đoạn.
(Biocatalysts technical bulletin – 108)
Giai đoạn 1: Co nguyên sinh
Đây là phương pháp đơn giản để gây ra những tác động đầu tiên lên tế bào nấm
men. Điều kiện thích hợp bao gồm: tăng nhiệt độ lên đến mức có thể giết chết nấm
men nhưng không làm bất hoạt enzyme và thêm vào các hợp chất hóa học như muối,
hay các hợp chất hữu cơ như isopropanol. Những tác nhân gây co nguyên sinh này
25
còn có tác dụng diệt khuẩn nên còn làm giảm sức tăng trưởng của những vi khuẩn tạp
nhiễm vào dung dịch mà có thể gây ra những hậu quả như tăng độ keo của dung dịch
gây cản trở quá trình lọc và làm thay đổi hương vị của sản phẩm.
Muối còn giúp tạo thêm hương vị cho sản phẩm. Nếu quy trình tăng nhiệt độ
không bổ sung muối (chỉ bổ sung hợp chất hữu cơ) thì sản phẩm sẽ nhạt hơn và thích
hợp sử dụng cho những sản phẩm đặc biệt như thức ăn cho người bệnh, trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ.
Khi chỉ gây co nguyên sinh bằng nhiệt độ thì điều kiện thích hợp là: pH 5,5,
58oC trong 40 – 48 h và thu được hiệu suất khoảng 56 %. Ta cũng thu được kết quả
tương tự với cùng một điều kiện như trên nếu bổ sung isopropanol với nồng độ 0,5 %
v/v và giữ nhiệt độ hơi thấp trong 5 giờ đầu.
Giai đoạn 2: Tự phân
Đây là giai đoạn tự phá vỡ vách tế bào nhờ chính các enzyme nội bào trong
nấm men. Trong giai đoạn này có thể bổ sung thêm enzyme như protease để tăng hiệu
suất.
Giai đoạn 3: Thanh trùng
Giai đoạn này nhằm giết chết các vi khuẩn còn sống và bất hoạt các enzyme.
Trong giai đoạn này còn diễn ra sự tương tác giữa các phân tử nhỏ như amino acid và
đường, tạo nên hương vị cho sản phẩm.
Giai đoạn 4: Lọc
Giai đoạn này sẽ loại bỏ những mảnh vỏ tế bào, glucan, mannan, và một số
protein khác chưa bị thủy phân bởi các enzyme của nấm men trong quá trình tự phân.
Những chất không hòa tan này có thể được sử dụng để bổ sung vào thức ăn gia súc và
những chất tạo mùi.
Nhà sản xuất có thể lọc thêm một lần nữa thu được dung dịch yeast extract thật
sạch. Lần lọc này loại bỏ những oligopeptide ít tan sẽ kết tủa khi ở nồng độ cao.
Giai đoạn 5: Cô đặc
Giai đoạn này gồm 2 bước và xen kẽ với giai đoạn lọc. Dung dịch sẽ được gia
nhiệt để nước bốc hơi và đạt được nồng độ cuối cùng là 70 – 75 % vật chất khô. Suốt
giai đoạn này quá trình tạo hương sẽ tiếp tục diễn ra nhờ sự cô đặc các chất và nhiệt
độ, cần lưu ý nếu để nhiệt độ lên quá 55oC sẽ gây ra mùi khét cho sản phẩm.
26
Hình 2.1: Sơ đồ sản xuất yeast extract ở Anh dùng cho men bánh mì (Gogfrey và
West, 1996)
Nấm men 28 % trọng lượng
khô được pha loãng với
nồng độ 600 g/l
Điều chỉnh về pH 5
Tăng nhiệt độ lên 55oC
trong 5 – 8 h
Giữ ở 55oC trong 24 h
(quá trình co nguyên sinh và
tự phân)
Tăng nhiệt độ lên 70oC và giữ trong 15 h
(hoàn thành quá trình tự phân và bắt đầu
quá trình thanh trùng)
Ly tâm
(tách các mảnh vỡ)
70 – 75oC trong 2 – 5 h
(quá trình thanh trùng)
Muối
(3,5 kg/1000 l)
Sấy thăng hoa trong điều kiện chân
không đến khi đạt nồng độ hơn 30 %
chất rắn
Lọc
(loại bỏ chất kết tủa)
Sấy thăng hoa lần hai trong điều kiện
chân không đến khi đạt nồng độ
70 – 75 % chất rắn (hay sấy phun)
Sản phẩm cuối
Protease
Peptidase
27
Theo Eurasyp, các thành phần chính của yeast extract gồm: (tính theo vật
chất khô)
¾ Đạm tổng số: 8 – 12 %, trong đó protein chiếm 50 – 75 %
¾ Đạm amine: 3 – 5,2 %
¾ Carbohydrate tổng số: 4 – 13 %
¾ Lipid: không có hoặc rất ít
¾ Muối: có hoặc không có tùy mục đích sử dụng
Bảng 2.6: Thành phần amino acid trong yeast extract (%)
Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Lysine 3,8 Proline 0,5
Histidine 1,2 Glycine 2,2
Arginine 1,2 Alanine 4,9
Trytophan 0,5 Cystine 0,5
Aspartic acid 3,6 Valine 3,2
Threonin 2,6 Methionine 0,6
Serine 4,7 Isoleucin 1,5
Glutamic acid 4,2 Leucin 1,6
Tyrosine 0,5 Phenyalanine 2,1
(Satake Kenji, 2002)
Bảng 2.7: Thành phần vitamin trong yeast extract (µg/g)
Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
B1 150 Inositol 2,8
B2 60 Niacin 300
B5 25 Biotin 0,13
B12 0,13
Panthonic acid 40
Folic acid 0,33
(Satake Kenji, 2002)
28
2.3.2- Yeast extract chứa nucleotide tự nhiên
1960, Kunikawa khám phá ra 5’GMP (Guanosine mono phosphate) có khả
năng kích thích vị giác. Vì nấm men chứa rất nhiều RNA, mà RNA lại rất giàu
5’GMP, nên những nhà sản xuất yeast extract đã bắt đầu nghiên cứu cách cắt RNA
nấm men thành những đoạn nucleotide có chứa 5’GMP. 1974, sản phẩm yeast extract
chứa 5’GMP thương mại đầu tiên đã được sản xuất với quy mô công nghiệp. Ngày
nay, yeast extract chứa 2 loại nucleotide tạo mùi tự nhiên: 5’GMP, 5’ IMP (Inosine
mono phosphate).
Yeast extract với những nucleotide có rất nhiều ứng dụng trong thực phẩm, đặc
biệt như là một chất tạo hương vị trong súp, nước chấm, snack, và thực phẩm ăn liền.
Với tính năng làm tăng mùi vị nó giúp làm giảm lượng muối cần thiết trong thực
phẩm, điều này rất phù hợp với xu hướng sản xuất thực phẩm tốt cho sức khỏe ít natri
hiện nay. Hơn nữa yeast extract chứa nucleotide tự nhiên còn có thể làm tăng hương
vị và kích thích khẩu vị của những dạng thực phẩm ít béo. (Eurasyp)
Quy trình sản xuất
Trong quá trình tự phân bình thường enzyme của nấm men cắt RNA thành
những đoạn nucleotide không có tính kích thích vị giác. Do đó bước đầu tiên sản xuất
yeast extract chứa nucleotide tự nhiên bao gồm quá trình bất hoạt các enzyme của nấm
men bằng xử lý nhiệt. Sau đó RNA được chiết xuất bằng protease (phân giải vách tế
bào). Bước tiếp theo là sử dụng enzyme phosphodiesterase để phân cắt RNA thành
những đoạn nucleotide, kết quả là yeast extract chứa các đoạn 5’GMP, 5’CMP,
5’AMP và 5’ UMP. Bằng một loại enzyme khác là deaminase, 5’AMP được chuyển
hóa thành 5’IMP cũng có tính kích thích vị giác. Những giai đoạn sau vẫn giống như
các giai đoạn sản xuất yeast extract bình thường. (Eurasyp)
2.3.3- Yeast autolysate
Yeast autolysate là sản phẩm chứa những thành phần hòa tan và cả không hòa
tan của tế bào nấm men. Sản phẩm này chỉ cô đặc những thành phần này lại chứ
không chiết xuất chúng, bản chất của quá trình tạo yeast autolysate là nhờ vào sự hoạt
động của những enzyme thủy phân và tự phân của nấm men. (Eurasyp)
29
Yeast autolysate và yeast extract rất dễ bị nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên giữa
chúng hai điểm khác biệt đáng kể:
¾ Quá trình tự phân của yeast autolysate ngắn hơn của quá trình tự phân của
yeast extract, do đó yeast autolysate chỉ thủy phân được một phần tế bào
nấm men.
¾ Vách tế bào không được tách ra khỏi yeast autolysate, do đó yeast
autolysate vẫn còn chứa những thành phần không hòa tan.
Yeast autolysate thường được bổ sung vào snack, bánh biscuit,... để làm tăng
hương vị. Ngoài ra, yeast autolysate còn được dùng thức ăn cho thú cưng và làm môi
trường nuôi cấy vi sinh. (Eurasyp)
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất yeast autolysate cũng tương tự như yeast extract, chỉ khác
nhau ở thời gian tự phân và không loại bỏ những thành phần không hòa tan.
Theo Eurasyp, thành phần chính của yeast autolysate gồm: (tính theo vật
chất khô)
¾ Đạm tổng số: 8 – 11 %, trong đó protein chiếm 50 – 69 %.
¾ Carbohydrate tổng số: 15 – 25 %.
¾ Lipid: 3 – 10 %.
¾ Muối: có thể có hoặc không có.
2.3.4- Vách tế bào nấm men
Vách tế bào chiếm khoảng 26 – 32 % trọng lượng khô của Saccharomyces và
những loại nấm men khác.
Hình 2.2: Cấu tạo vách tế bào nấm men
30
Ứng dụng của vách tế bào
Vách tế bào nấm men là chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu với hệ thống
miễn dịch của con người và động vật. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu tiêu
hóa Beta – Glucan của nấm men – một thành phần cấu tạo vách tế bào nấm men – sẽ
giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho tế bào, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công
của vi khuẩn.
Mannan – Oligo – Saccharide (MOS), một thành phần cấu tạo khác của vách tế
bào nấm men, đã được chứng minh là có thể chữa được bệnh tiêu chảy ở heo cai sữa.
MOS sẽ gắn kết với vi khuẩn gây bệnh ở trong ruột và mang theo chúng ra khỏi ruột.
Ngoài ra MOS còn là một nguồn cung cấp nitrogen cho sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Vách tế bào nấm men cũng được sử dụng trong công nghiệp bia vì nó có khả
năng gắn kết với những thành phần không mong muốn trong quá trình lên men giúp
ngăn chặn và khắc phục các yếu tố cản trở quá trình lên men.
Quy trình sản xuất
Trong sản xuất ở quy mô công nghiệp, quy trình sản xuất vách tế bào nấm men
gắn liền với quy trình sản xuất yeast extract. Sau khi nấm men tự phân, những phần
vách tế bào không hòa tan sẽ được tách ra khỏi nhữnh thành phần hòa tan nhờ quá
trình ly tâm, sau đó sẽ được sấy khô tạo ra vách tế bào nấm men.
Thành phần chính của vách tế bào
Vách tế bào nấm men chứa từ 30 – 60 % polysaccharides (beta-glucan và
mannan sugar polymer), 15 – 30 % protein, 5 – 20 % lipid, và một lượng rất nhỏ
chitin. Hầu hết protein trong vách tế bào liên kết với Mannan – Oligo – Saccharide
(MOS) và tạo thành phức hợp Mannoprotein.
Sản phẩm vách tế bào nấm men tiêu biểu thường chứa 15 – 30 % Beta-Glucan
và 15 – 30 % MOS. (Eurasyp)
2.4- Giới thiệu sơ lược về sấy phun
2.4.1- Nguyên lý chung
Quá trình sấy phun là quá trình chuyển đổi dòng nhập liệu dạng lỏng thành sản
phẩm dạng bột. Dòng nhập liệu được phân tán thành những hạt nhỏ li ti nhờ cơ cấu
phun sương. Cơ cấu phun sương thường có dạng đĩa quay hoặc vòi áp lực. Những hạt
lỏng được bốc đi nhanh chóng nhưng nhiệt độ của vật liệu vẫn duy trì ở mức thấp,
31
nhờ vậy mà vật liệu được sấy khô nhưng không làm thay đổi đáng kể tính chất của sản
phẩm. Thời gian sấy khô các hạt lỏng dạng sương trong sấy phun nhanh hơn nhiều so
với các quá trình sấy khác.
Sấy phun gồm ba quá trình cơ bản sau:
- Quá trình phân tán dòng nhập liệu thành những hạt sương nhỏ li ti (sự phun
sương).
- Sự hòa trộn giữa vật liệu sấy và không khí nóng, đồng thời xảy ra quá trình
bốc hơi nước.
- Quá trình thu hồi sản phẩm từ dòng không khí ra.
Mỗi bước thực hiện tuỳ thuộc vào kiểu và cách hoạt động của máy sấy, tính
chất hóa lý riêng của thực phẩm quyết định đến chất lượng của sản phẩm sấy. Sự phun
đồng nhất với việc hóa hơi và việc giảm ẩm ở mức độ cao, làm cho nhiệt độ sản phẩm
giảm đi đáng kể so với không khí khi rời khỏi buồng sấy (Hoàng Văn Chước, 1997).
Vì vậy, sản phẩm không bị tác động bởi nhiệt độ cao. Nên khi tách khỏi
buồng sấy sản phẩm không bị giảm cấp bởi nhiệt.
2.4.2- Ưu nhược điểm của quá trình sấy phun
¾ Ưu điểm
- Tính chất và chất lượng của sản phẩm đạt được tốt hơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tonghop cd.pdf