CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Ý tưởng hình thành dự án xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thị trường. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, vấn đề quản lý chất thải đang là vấn đề “nóng” cho toàn xã hội. Việc quy hoạch các khu sản xuất không đồng bộ với phương án xử lý chất thải gây ra các thiệt hại to lớn cho môi trường và toàn xã hội. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhà nước đã có nhiều hành động đẩy mạnh công tác quản lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy sản xuất. Tuy vậy, thực tế tồn tại bất cập ở chổ các lò đốt rác công nghiệp hiện có đang trong tình trạng quá tải, không đáp ứng nổi nhu cầu của thị trường.
Tác giả cũng hiện đang làm việc tại một công ty xử lý chất thải có tên tuổi trên thị trường nên nhận thấy được sự bất cập này. Đặc biệt, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ tại các khu công nghiệp (tập trung nhiều tại KCN Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Linh Trung) là việc tìm kiếm các đơn vị xử lý chất thải. Do khối lượng chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp này rất nhỏ (thường là vài chục kg đến khoảng 100kg hàng tháng) nên các đơn vị xử lý rất khó để tiến hành thu gom vì không đủ thu nhập tối thiểu để họ cung cấp dịch vụ (do dịch vụ của các nhà cung cấp này đã được tính toán trên cơ sở khách hàng với khối lượng trung bình vài tấn mỗi tháng); còn nếu họ đồng ý cung cấp dịch vụ thì các doanh nghiệp không đủ kinh phí để chi trả. Hay nói một cách khác, các khách hàng với khối lượng chất thải nhỏ không là đối tượng tiềm năng cho các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý hiện nay. Các khách hàng này có chung đặc điểm là chất thải đơn giản, chủ yếu yêu cầu về an toàn pháp lý.
Do bản thân đã có kinh nghiệm thực tế trong ngành xử lý chất thải nguy hại nên mong muốn hợp tác với công ty Biển Xanh để tiến hành lập và phân tích dự án nhằm áp dụng các kiến thức học từ nhà trường vào công việc thực tế. Tác giả cũng mong muốn dự án sẽ sớm thực hiện và thành công để có thể trở thành một giải pháp hiệu quả cho khách hàng, góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là khu vực TP.Hồ Chí Minh.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thành lập công ty xử lý chất thải cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Ý tưởng hình thành dự án xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thị trường. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, vấn đề quản lý chất thải đang là vấn đề “nóng” cho toàn xã hội. Việc quy hoạch các khu sản xuất không đồng bộ với phương án xử lý chất thải gây ra các thiệt hại to lớn cho môi trường và toàn xã hội. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhà nước đã có nhiều hành động đẩy mạnh công tác quản lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy sản xuất. Tuy vậy, thực tế tồn tại bất cập ở chổ các lò đốt rác công nghiệp hiện có đang trong tình trạng quá tải, không đáp ứng nổi nhu cầu của thị trường.
Tác giả cũng hiện đang làm việc tại một công ty xử lý chất thải có tên tuổi trên thị trường nên nhận thấy được sự bất cập này. Đặc biệt, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ tại các khu công nghiệp (tập trung nhiều tại KCN Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Linh Trung) là việc tìm kiếm các đơn vị xử lý chất thải. Do khối lượng chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp này rất nhỏ (thường là vài chục kg đến khoảng 100kg hàng tháng) nên các đơn vị xử lý rất khó để tiến hành thu gom vì không đủ thu nhập tối thiểu để họ cung cấp dịch vụ (do dịch vụ của các nhà cung cấp này đã được tính toán trên cơ sở khách hàng với khối lượng trung bình vài tấn mỗi tháng); còn nếu họ đồng ý cung cấp dịch vụ thì các doanh nghiệp không đủ kinh phí để chi trả. Hay nói một cách khác, các khách hàng với khối lượng chất thải nhỏ không là đối tượng tiềm năng cho các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý hiện nay. Các khách hàng này có chung đặc điểm là chất thải đơn giản, chủ yếu yêu cầu về an toàn pháp lý.
Do bản thân đã có kinh nghiệm thực tế trong ngành xử lý chất thải nguy hại nên mong muốn hợp tác với công ty Biển Xanh để tiến hành lập và phân tích dự án nhằm áp dụng các kiến thức học từ nhà trường vào công việc thực tế. Tác giả cũng mong muốn dự án sẽ sớm thực hiện và thành công để có thể trở thành một giải pháp hiệu quả cho khách hàng, góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là khu vực TP.Hồ Chí Minh.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Với mục tiêu cùng với công ty Biển Xanh thực hiện dự án trong thời gian sớm nhất có thể nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các kết quả tính toán cho bài toán kinh tế có được từ đề tài sẽ khẳng định dự án có khả thi hay không, đáp ứng được kỳ vọng của công ty hay không. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ phân tích dựa vào nguồn thông tin thực tế và kiến thức, kinh nghiệm của bản thân tác giả về thị trường quản lý chất thải tại Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng, kinh nghiệm từ hệ thống quản lý chất thải để dự đoán được các thuận lợi, khó khăn và đề xuất các chiến lược kinh doanh hợp lý.
PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Các số liệu liên quan đến thị trường và chi phí chỉ có giá trị tại thời điểm làm luận văn, (được thu thập từ tháng 08/2010 đến tháng 11/2010). Thông tin khách hàng thu thập tại các khu công nghiệp: Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Linh Trung 1,2,3; thông tin thị trường dịch vụ xử lý chất thải nguy hại được thu thập trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận: Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Kết quả của luận văn chỉ có thể áp dụng cho cụm khu công nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh tương ứng với điều kiện thị trường bên ngoài tại thời điểm hiện tại.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Các số liệu thị trường thô về khách hàng và đối thủ sẽ được thu thập thực tế nhờ vào mối quan hệ giữa tác giả và công ty Biển Xanh với BQL các khu công nghiệp và thông tin, kiến thức có được từ thực tế công việc hàng ngày và tham khảo ý kiến chuyên gia. Các thông tin thô này sẽ được thống kê và phân tích để có bức tranh tổng quát về thị trường và tìm thấy cơ hội kinh doanh.
Các số liệu về chi phí đầu tư sẽ thu thập thực tế từ các nhà cung cấp thiết bị; chi phí hoạt động sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân tác giả.
Việc tính toán hiệu quả kinh tế sẽ dùng phương pháp phân tích dòng tiền
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO LẬP DỰ ÁN
CÁC BƯỚC TRONG LẬP & PHÂN TÍCH DỰ ÁN:
Ghi chú : Nội dung lý thuyết của phân tích tài chính sẽ đề cập kỹ hơn so với các phần khác do đây là phần quan trọng của việc xác định tính hiệu quả của dự án.
NGHIÊN CỨU CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN:
Môi trường vĩ mô:
Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến triển vọng ra đời, quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư.
Hình 1: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến dự án
Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô có thể có nhiều song chủ yếu tập trung vào 4 yếu tố sau:
Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường chính trị, luật pháp
Môi trường tự nhiên
Bên cạnh đó, về nguyên tắc, trong hoạt động đầu tư, công tác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập dự án. Vì vậy để đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động đầu tư thì ngay trong quá trình lập dự án cần quan tâm đến công tác quy hoạch bao gồm quy hoạt tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đô thị và xây dựng.
Nghiên cứu thị trường:
Thị trường là nhân tố quan trọng quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. Nghiên cứu thị trường xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng để đi đến quyết định sản xuất kinh doanh mặt hàng gì, cách thức và chất lượng như thế nào, khối lượng bao nhiêu, phương thức bán hàng, tiếp thị để tạo chổ đứng trên thị trường.
Nghiên cứu thị trường bao gồm các vấn đề sau:
Phân tích và đánh giá thị trường tổng thể: nhằm có thông tin tình hình cung cầu hiện tại và quá khứ từ đó xác địng loại thị trường và loại sản phẩm của dự án.
Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu để tạo ra tính ưu thế hơn so với đối thủ, tạo tính hiệu quả khi đầu tư và phù hợp với khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
Dự báo cung cầu của thị trường trong tương lai: bằng các phương pháp (hồi quy tuyến tính, hệ số co giãn cầu, định mức, lấy ý kiến chuyên gia,…)
Nghiên cứu vấn đề tiếp thị của dự án: bao gồm việc xác định đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án, lựa chọn hình thức giới thiệu sản phẩm (quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tiếp xúc trực tiếp, hội thảo khách hàng,…), lựa chọn các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án: tức là việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm của dự án sẽ giành được và duy trì ở mức độ nào trên thị trường. Nội dung bao gồm: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định chiến lược cạnh tranh, xác định chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh.
NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN:
Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế tài chính của dự án. Nội dung bao gồm:
Mô tả sản phẩm sẽ sản xuất và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến việc lựa chọn công nghệ.
Lựa chọn hình thức đầu tư: đầu tư mới hay đầu tư cải tạo, mở rộng (hình thức này bao gồm đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu).
Xác định công suất của máy móc, thiết bị (lý thuyết, thiết kế và thực tế)
Lựa chọn công nghệ, kỹ thuật cho dự án: căn cứ vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn công nghệ. Nội dung bao gồm: Định hướng trình độ hiện đại của công nghệ, Xác định dây chuyền công nghệ, Xác định phương án tổ chức sản xuất, Xác định phương án cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, Đánh giá phương án công nghệ để lựa chọn phương án tối ưu.
Nguyên liệu đầu vào: Nội dung bao gồm: Các định các loại nguyên liệu sẽ sử dụng dựa vào chất lượng sản phẩm yêu cầu; Xác định nhu cầu từng loại nguyên liệu; Xác định nguồn cung cấp và khả năng của từng nguồn; Ước tính chi phí nguyên liệu cho dự án.
Cơ sở hạ tầng: xác định rõ chi phí đầu tư và chi phí vận hành cho cơ sở hạ tầng bao gồm năng lượng, nước và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho thực hiện dự án.
Địa điểm thực hiện dự án: bao gồm lựa chọn khu vực địa điểm (xem xét các khía cạnh địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội,... liên quan đến hoạt động của dự án) và lựa chọn địa điểm cụ thể (mô tả vị trí, chi phí, thuận lợi và không thuận lợi và những ảnh hưởng của dự án về mặt xã hội).
Giải pháp xây dựng công trình: bao gồm các giải pháp về: Quy hoạch tổng mặt bằng công trình xây dựng, Kiến trúc, Kết cấu xây dựng; Công nghệ và tổ chức xây dựng; Thống kê các kết quả tính toán thành các biểu bảng.
Đánh giá tác động môi trường: bao gồm nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọi giai đoạn của dự án và đề xuất các biện pháp khắc phục.
Lịch trình thực hiện dự án: Có nhiều phương pháp tùy thuộc vào quy mô và sự phức tạp của kỹ thuật xây dựng, sản xuất (Sơ đồ GANT, Phương pháp PERT và CPM).
NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
Các dự án khác nhau có thể có các hình thức tổ chức quản lý khác nhau do các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: pháp lý, tổ chức và kinh tế. Tuy nhiên tổ chức quản lý cần đảm bảo các yêu cầu: tập trung hóa, chuyên môn hóa, cân đối, đồng bộ, linh hoạt, nhịp nhàng, liên tục và kế thừa.
Cơ cấu tổ chức vận hành: có thể bố trí theo nhiệm vụ, địa điểm hoặc sản phẩm:
Hình 2: Sơ đồ tổ chức quản lý theo nhiệm vụ
Hình 3: Sơ đồ tổ chức quản lý theo vùng, lãnh thổ
Hình 4: Sơ đồ tổ chức quản lý theo sản phẩm
Dự kiến nhân sự và chi phí nhân lực thực hiện dự án:
Sau khi xây dựng được sơ đồ tổ chức vận hành, cần dự kiến số lượng công nhân trực tiếp làm việc cho dự án bằng các phương pháp khác nhau.
Trên cơ sở xác định số lượng nhân lực, cần tiếp tục tính chi phí nhân lực bao gồm: chi phí lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi, chi phí đào tạo và tuyển dụng,…
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp:
Hệ số vốn tự có so với vốn vay: hệ số này phải lớn hơn 1, đối với dự án nhiều triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng giá trị 2/3.
Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư: phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với dự án có hiệu quả rõ ràng thì tỷ số này có thể khoảng 40%.
Chỉ tiêu hiện giá thuần NPV (Net Present Value – NPV):
Giá trị hiện tại ròng của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
Công thức: NPV=
Trong đó:
NPV : Giá trị hiện tại ròng của dự án tại thời điểm t = 0
: Lợi ích hàng năm của dự án
: Chi phí hàng năm của dự án
r : Suất chiết khấu, %
t : Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án (t= 0, 1, 2,…, n)
1/(1+r)t: Thường được gọi là hệ số chiết khấu cho năm t.
n : Thời đoạn phân tích
Theo tiêu chuẩn này: NPV ≥ 0 : Dự án hiệu quả
NPV < 0 : Dự án không có hiệu quả
Khi lựa chọn một trong số nhiều dự án, dự án nào có NPV dương và lớn nhất thì sẽ được chọn đầu tư.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi phí B/C (Benefit Cost Ratio)
Tỷ số lợi ích và chi phí của một dự án được xác định như là tỷ số giữa hiện giá các lợi ích với hiện giá chi phí của dự án, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong các dự án phục vụ công cộng hay các cơ quan thẩm định dự án.
Tỷ số B/C thường: B/C=PW (lợi ích)/PW (chi phí)=PW(B)/PW(CR+O+M)
hoặc: B/C=AW(lợi ích)/AW(chi phí)= B/(CR+O+M)
Tỷ số B/C sửa đổi: B/C=PW[B–(O+M)]/PW(CR)
hoặc: B/C = B – (O + M)
Trong đó: PW : là giá trị tương đương hiện tại.
B : giá trị đều hằng năm của lợi ích.
CR : chi phí đều hằng năm tương đương để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu.
O : chi phí vận hành đều hằng năm.
M : chi phí bảo hành đều hằng năm.
Với các dự án độc lập, riêng lẽ thì dự án được xem là đáng giá khi tỷ số B/C ≥ 1.
Với việc so sánh và lựa chọn một trong nhiều phương án, chọn phương án có đầu tư ban đầu lớn hơn nếu gia số vốn đầu tư là đáng giá, tức là tỷ số B/C (() ≥ 1.
Chỉ tiêu lợi suất doanh lợi nội bộ IRR (International Rate of Return):
Suất thu lợi nội tại IRR là suất chiết khấu tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 (NPV=0).
Công thức:
Việc ra quyết định được thực hiện trên cơ sở so sánh IRR của dự án với suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được. Theo quan điểm chủ đầu tư, IRR sẽ được so sánh với suất thu lợi tối thiểu có thể chấp nhận được – MARR (Minimum Acceptable Rate of Return) của chủ đầu tư, dự án được xem là có hiệu quả nếu IRR ≥ MARR. Nếu xét theo quan điểm tổng đầu tư, chúng ta sẽ so sánh IRR với giá sử dụng vốn trung bình có trọng số - WACC (Weighted Average Cost of Capital), dự án được xem là có hiệu quả nếu IRR ≥ WACC.
Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư:
An toàn về nguồn vốn: các vấn đề cần quan tâm:
Nguồn vốn không chỉ đảm bảo về số lượng mà phải đảm bảo phù hợp về tiến độ cần bỏ vốn.
Đảm bảo về mặt pháp lý
Điều kiện cho vay vốn, hình thức trả nợ
Tỷ lệ hợp lý giữa vốn vay và vốn sở hữu
An toàn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng trả nợ:
Tỷ lệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; tỷ số này phải lớn hơn 1 và được xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh.
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án bằng tỷ lệ nguồn nợ hàng năm của dự án với Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi). Tỷ số này so sánh với mức quy định chuẩn xác định theo từng ngành nghề.
Lạm phát và tác động của lạm phát lên dòng tiền:
Lạm phát
Lạm phát được đo bằng tỷ số giữa sự thay đổi mặt bằng giá so với mặt bằng giá đầu kỳ. Mặt bằng giá đầu kỳ trở thành mốc quy chiếu để xác định tỷ lệ lạm phát trong suốt thời kỳ tính toán.
Lạm phát của một thời kỳ có thể được biểu diễn như sau:
gPeI = (PtI – Pt-nI)/ Pt-nI
Trong đó:
gPeI : tỷ lệ lạm phát của một thời kỳ của hàng hoá I.
PtI : chỉ số mặt bằng giá tại thời điểm t của hàng hoá I.
Pt-nI : chỉ số mặt bằng giá đầu kỳ của hàng hoá I.
n : thời kỳ phân tích.
Lạm phát là rủi ro hệ thống tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì lạm phát cũng thể hiện các đặc trưng cơ bản là sự bất ổn về kinh tế xã hội, sự tăng giá cả liên tục và đồng bộ của tất cả các hàng hoá, dịch vụ.
Hiện nay, yếu tố lạm phát ít được chú trọng nhiều khi phân tích dự án vì nhìn chung lạm phát ít có tác động trực tiếp lên lợi ích và chi phí kinh tế; mặt khác, việc xác định chính xác tỷ lệ lạm phát đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nếu bỏ qua ảnh hưởng của lạm phát có thể làm sai lệch đáng kể kết quả phân tích, đặc biệt là về phương diện tài chính.
Các tác động của lạm phát lên dòng tiền tệ của dự án:
Tác động của lạm phát lên các khoản mục tài chính của dự án bao gồm tác động trực tiếp lên khoản mục tài trợ đầu tư, số dư tiền mặt cân bằng, khoản phải thu, khoản phải trả; tác động gián tiếp lên khoản mục chi phí khấu hao, khoản khấu trừ tiền trả lãi.
Tác động trực tiếp:
Tài trợ đầu tư: Lạm phát sẽ làm tăng chi phí lãi cho dự án, nâng số vốn vay gốc danh nghĩa, dẫn tới chi phí khấu hao danh nghĩa lớn hơn. Các ảnh hưởng này có cả tác động bất lợi lẫn thuận lợi lên ngân lưu, nên có thể làm giảm hoặc tăng NPV của dự án.
Số dư tiền mặt cân bằng: Lạm phát sẽ làm gia tăng chi phí nắm giữ tiền mặt, do đó yêu cầu phải bổ sung liên tục trữ lượng tiền mặt tồn quỹ sẽ làm tăng chi phí của dự án, và làm giảm NPV.
Khoản phải thu: Lạm phát tác động làm cho giá trị thực của khoản tín dụng thương mại chưa thanh toán giảm xuống, do đó sẽ làm giảm NPV của dự án.
Khoản phải trả: Khi có lạm phát, bên mua (trong trường hợp này là dự án) với các khoản phải trả sẽ được lợi từ số dư chưa trả, vì giá trị thực của khoản nợ đang giảm xuống trong thời gian trước khi thanh toán, và làm cho NPV của dự án tăng lên.
Tác động gián tiếp:
Chi phí khấu hao: Khi lạm phát gia tăng làm giá trị tương đối của khoản khấu hao sẽ giảm, làm cho số lượng thực của các khoản nợ thuế thu nhập tăng lên, và tác động làm giảm NPV của dự án.
Khoản khấu trừ tiền trả lãi: Khi lạm phát xảy ra, chủ đầu tư phải trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa là lãi suất bao hàm lạm phát. Do vậy, các khoản trả lãi được khấu trừ vào lợi tức chịu thuế sẽ cao hơn, làm giảm số thuế phải trả và làm tăng NPV của dự án.
Tóm lại, tác động của lạm phát lên các khoản mục tài chính của dự án có thể làm tăng hoặc giảm NPV của dự án, và được tóm lại trong Bảng 2.1.
Bảng 2- 1: Tác động của lạm phát lên NPV của dự án
STT
Khoản mục
NPV
Tác động trực tiếp
1
Tài trợ đầu tư
Tăng/ giảm
2
Số dư tiền mặt cân bằng
Giảm
STT
Khoản mục
NPV
3
Khoản phải thu
Giảm
4
Khoản phải trả
Tăng
Tác động gián tiếp
5
Chi phí khấu hao
Giảm
6
Khoản khấu trừ tiền trả lãi
Tăng
Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đẦu tư:
An toàn về nguồn vốn:
Nguồn vốn huy động đảm bảo đủ về số lượng và phù hợp tiến độ cần bỏ vốn; Đảm bảo về tính pháp lý và cơ sở thực tiễn của nguồn vốn huy động; Xem xét đến điều kiện cho vay, hình thức thanh toán, trả nợ; Cân đối tỷ lệ vốn vay và vốn tự có.
An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ:
An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn (tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành). Tỷ lệ này phải ≥ 1 và xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh.
An toàn về khả năng trả nợ của dự án: căn cứ vào Tỷ số khả năng trả nợ của dự án (=Nguồn nợ hàng năm của dự án/Nợ phải trả hàng năm bao gồm gốc và lãi). Tỷ số này so sánh với mức quy định chuẩn xác định theo từng ngành nghề. Ngoài ra khả năng trả nợ còn đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ.
Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính đồng thời là chỉ tiêu cho các nhà cung cấp vốn chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.
An toàn cao cho các chỉ tiêu hiệu quả tính toán:
Sự phân tích này được thực hiện thông qua phân tích độ nhạy của dự án.
Phân tích rủi ro – Sự tác động của các yếu tố khách quan:
Bao gồm: Phân tích độ nhạy, Phương pháp toán xác suất, Phương pháp mô phỏng Monte Carlo:
Phân tích độ nhạy:
Là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi. Hay nói một cách khác phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố liên quan. Nó giúp các chủ đầu tư biết yếu tố nào tác động nhiều nhất đến hiệu quả dự án và lựa chọn các dự án có độ an toàn cao hơn.
Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây sự nhạy cảm lớn nhất.
Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố đến chỉ tiêu tài chính để đánh giá độ an toàn của dự án.
Phương án 3: Cho các yếu tố liên quan đến hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn của thị trường mà người đầu tư chấp nhận được. Mỗi một sự thay đổi là một phương án. Khi lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường người đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất.
Phương pháp toán xác suất:
Được sử dụng trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro. Phương pháp này cho phép lượng hóa những biến cố trong tương lai trong điều kiện bất định của các biết cố, đặc biệt trong trường hợp sự xuất hiện của một biến cố sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất kỳ biến cố nào khác. Bằng việc tính toán kỳ vọng của các biến cố, người đầu tư có thể chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể có.
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo:
Đây là phương pháp phân tích kết quả của dự án dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố trrong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trị có thể có của các biến số yếu tố đó. Đây là phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp của máy tính.
PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN:
Phân tích khía cạnh kinh tế-xã hội dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội, là nội dung trong lập và thẩm định dự án đầu tư. Việc này có thể được thực hiện qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư: NVA, NPVE, B/CE,…, mức tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ, tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế và các chỉ tiêu phản ánh tác động về mặt xã hội, tác động tạo công ăn việc làm cho xã hội, tác động đến môi trường sinh thái,…
SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ:
Việc lựa chọn phương án đầu tư tối ưu có thể xem xét trên các góc độ khác nhau như sau:
1 . Xét trên phương diện tài chính:
2 . Xét theo khía cạnh kinh tế xã hội:
Trong thực tế, việc so sánh, lựa chọn dự án phải cân nhắc giữa các mục tiêu khác nhau nên cần phối hợp các mục tiêu. Thông thường người ta thường dùng ma trận mục tiêu để lựa chọn phương án đầu tư. Khi đó cần phải xác định được các thông tin sau:
Các chỉ tiêu căn bản phản ánh các mục tiêu cần điều phối
Hệ số tầm quan trọng của các chỉ tiêu và cho điểm.
NGHIÊN CỨU CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN
CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Phát triển kinh tế và vấn đề rác thải công nghiệp:
Với tốc độ phát triển liên tục của công nghiệp hoá, những vấn đề về môi trường, trong đó có quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi có sự quan tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc, kịp thời trước khi vấn đề trở nên trầm trọng. Với thực trạng ở Việt Nam như hiện nay, nhà nước cần nhanh chóng đưa ra cơ chế quản lý chất thải nguy hại, theo đó cần kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng một hệ thống pháp luật “cứng” với các chính sách “mềm” nhằm bảo đảm sự cân bằng hai lợi ích – thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại đến môi trường.
Theo thống kê vào tháng 10/2009, trên phạm vi toàn quốc, tổng lượng chất thải nguy hại trên địa bàn toàn quốc vào khoảng 150.064 tấn/năm. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn nguy hại của các ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Ngành công nghiệp nhẹ: 61.543 tấn/năm
Ngành hoá chất: 32.296 tấn/năm
Ngành cơ khí luyện kim: 26.331 tấn/năm
Chất thải bệnh viện: 10.460 tấn/năm
Ngành nông nghiệp: 8.600 tấn/năm
Chất thải sinh hoạt: 5.037 tấn/năm
Ngành chế biến thực phẩm: 3.799 tấn/năm
Ngành điện, điện tử: 1.948 tấn/năm
Ngành năng lượng: 50 tấn/năm.
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành một vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người.
Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối phó. Có người cho rằng, chỉ có các nước phát triển mới phải lo lắng đến việc quản lý chất thải nguy hại vì ở các nước phát triển đã sản sinh ra nhiều chất thải, còn các nước đang phát triển thì còn nhiều vấn đề khác cần ưu tiên quan tâm hơn. Đây là một suy nghĩ rất sai lệch vì như chúng ta biết, với tốc độ phát triển liên tục của công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển, vấn đề quản lý chất thải nguy hại là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc, kịp thời trước khi vấn đề đã trở nên trầm trọng.
Ở Việt Nam, quản lý chất thải và đặc biệt là chất thải nguy hại đang là một trong những nội dung quan trọng trong lĩnh vực quản lý môi trường.
Ngày 16/7/1999, Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại, theo đó khái niệm chất thải nguy hại đã được nêu tại Khoản 2, Điều 3 như sau: “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người”. Theo định nghĩa, chất thải nguy hại có các đặc tính lý hoá hoặc sinh học đòi hỏi phải có một quy trình đặc biệt để xử lý hoặc chôn lấp nhằm tránh những rủi ro đối với sức khoẻ con người và những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường.
Thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại TP.Hồ Chí Minh:
Sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải nguy hại (CTNH) ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) đã và đang gây nên những ảnh hưởng xấu tới môi trường. TTĐPN bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Vùng đã và đang hình thành các trung tâm đô thị, thương mại dịch vụ, công nghiệp lớn vào bậc nhất nước ta. Tuy nhiên, quá trình phát triển với tốc độ cao trên toàn vùng đã và đang làm phát sinh một khối lượng lớn CTRCN và CTNH, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Ta có thể thấy điều này qua một số thống kê. Tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009, lượng phát thải CTRCN và CTNH từ các cơ sở công nghiệp trên thành phố khoảng 1.502 tấn/ngày, trong đó CTNH khoảng 300 tấn/ngày. Số liệu tương tự tại Đồng Nai là 300 tấn và 60 tấn. Tại Bình Dương, lượng CTRCN và CTNH phát sinh từ các khu công nghiệp ước tính khoảng 100 tấn/ngày. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khối lượng CTRCN phát sinh là 30-35 tấn/ngày.
Theo Công trình khảo sát chất thải toàn cầu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, cứ tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1 tỉ USD sẽ làm phát sinh khoảng 4.500 tấn chất thải công nghiệp bao gồm 20% là CTNH. Như vậy, nếu lấy tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân hàng năm là 10% ta có kết quả dự báo tương đối tổng tải lượng CTRCN và CTNH tại một số tỉnh trong vùng đến năm 2010 và 2020 như sau:
Năm 2010
Năm 2020
GDP (tỷ USD)
Khối lượng CTNH (tấn)
GDP (tỷ USD)
Khối lượng CTNH (tấn)
Tp.Hồ Chí Minh
14,183
63,824
36,734
165,303
Đồng Nai
5,743
25,830
14,867
66,920
Bình Dương
1,054
4,743
2,730
12,285
BR Vũng Tàu
1,826
8,217
4,730
21,285
Long An
0.620
2,790
1,600
7,200
Lưu ý: Các thông số trên không thực sự chính xác vì thực tế khối lượng phát sinh lớn hơn, tuy nhiên chúng ta tham khảo số liệu trên có thể thấy được mức độ gia tăng của lượng chất thải nguy hại phát sinh theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.
TP.Hồ Chí Minh hiện có 11 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao chính thức đi vào hoạt động. Và theo định hướng phát triển, đến năm 2020 TP.HCM sẽ có 22 khu công nghiệp tập trung, 33 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Như vậy lượng chất thải nguy hại sẽ tiếp tục tăng cao.
Cho đến hiện tại, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có 04 đơn vị xử lý chất thải nguy hại với công suất tổng cộng khoảng 100 tấn/ngày, như vậy chỉ có thể xử lý được một phần ba lượng chất thải nguy hại phát sinh. Phần chất thải không được tiếp nhận tiêu hủy sẽ được xả thải trái pháp luật vào môi trường. Thêm vào đó, theo thông tin từ phòng quản lý chất thải rắn thành phố đầu năm 2009, chỉ khoảng 1.000 doanh nghiệp trong tổng số 12.000 doanh nghiệp đã đăng ký chủ nguồn thải để có cơ sở tiêu hủy chất thải phát sinh từ sản xuất. Số lượng còn lại vẫn xử lý chất thải trái phép như xả thải thẳng vào nguồn nước hay chuyển giao cho các đơn vị không đủ chức năng xử lý chất thải nguy hại để chôn lấp trái phép tại các bãi rác sinh hoạt hay bãi chôn lấp tự phát gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường sống. Trong thời gian một năm trở lại đây, các cơ quan chức năng trên phạm vi cả nước nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng tăng cường siết chặt việc thanh tra các cơ sở sản xuất về việc quản lý chất thải nguy hại. Nghị định 117 của Tổng cục Môi trường về việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật môi trường là biện pháp chế tài hiệu quả giúp chủ nguồn thải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Theo thống kê sơ bộ từ bộ phận xử lý chất thải của Holcim, trong 6 tháng đầu năm 2010, số khách hàng chủ động liên lạc yêu cầu cung cấp dịch vụ tăng 80% so với thời kỳ năm ngoái.
Riêng một số các cơ sở xử lý hiện nay qua thanh tra của các cơ quan chức năng hiện đang hoạt động trong tình trạng quá tải nhưng do yêu cầu của thị trường và lợi ích kinh tế họ vẫn tiếp tục tiếp nhận chất thải và lưu trữ quá thời gian qui định (theo luật chất thải phải được xử lý trong vòng 60 ngày kể từ ngày tiếp nhận). Việc tồn đọng chất thải cũng gây nguy hại rất lớn đến môi trường.
Như vậy các căn cứ dự trên yếu tố vĩ mô để hình thành dự án là nhu cầu thực tế từ thị trường rất lớn trong khi nguồn cung chỉ đáp ứng một phần nhỏ và nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Thêm vào đó, cho đến hiện tại, nhà nước vẫn chưa có dự án có tính khả thi và hiệu quả để làm hướng ra cho lượng chất thải công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng.
Căn cứ pháp lý:
Tên tài liệu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản liên quan
1
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005
29/11/2005
01/07/2006
2
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
09/08/2006
24/08/2006
3
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
28/02/2008
14/03/2008
4
Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
31/12/2009
01/03/2010
5
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
08/12/2008
23/12/2008
6
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
26/12/2006
01/10/2007
7
Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại
26/12/2006
01/10/2007
8
Quyết định 85/2007/QĐ-UBND về ban hành quy định tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn TP.HCM
14/06/2007
24/06/2007
Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan
1
Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính Về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
12/12/2003
27/12/2003
2
Công văn hướng dẫn một số quy định mới về BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc số 3621 của Sở lao động Thương Binh xã hội, Bảo hiểm TP.Hồ Chí Minh.
07/12/2009
1/1/2010
3
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 do Quốc hội thông qua
03/06/2008
1/1/2009
4
Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
24/04/2007
9/5/2007
CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - THỊ TRƯỜNG:
Hoạt động kinh doanh hiện tại và nhu cầu mở rộng hoạt động của chủ đầu tư dự án – công ty TNHH KT MT Biển Xanh:
Được thành lập từ khoảng năm 2000, hoạt động ban đầu của công ty TNHH KT MT Biển Xanh là cung cấp dịch vụ thu gom chất thải sinh hoạt trong các khu công nghiệp và chuyển giao sang các bãi chôn lấp tập trung của công ty Môi trường đô thị. Hiện tại đây vẫn là dịch vụ chính của công ty với hơn 550 khách hàng tại các khu công nghiệp Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Tân Đức, Linh Trung 3. Các khu công nghiệp trên chủ yếu tập trung các công ty sản xuất nhỏ và trung bình. Trong các năm trước đây, khi pháp luật về chất thải chưa quy định rõ ràng và con buông lỏng, đa phần các công ty khách hàng của Biển Xanh đều không thực hiện việc phân loại rác thải, để chung rác thải nguy hại vào rác thải sinh hoạt để công ty thu gom rác sinh hoạt đưa đến các bãi chôn lấp. Những năm sau này, khi luật môi trường và các văn bản hướng dẫn việc quản lý chất thải nguy hại ra đời, ý thức được quy định pháp luật cũng như mức độ nguy hại về môi trường của việc chôn lấp trái phép chất thải nguy hại, Biển Xanh đã yêu cầu khách hàng phân loại rác thải tại nguồn và tuyệt đối từ chối cung cấp dịch vụ nếu nhận thấy rác thải sinh hoạt có lẫn chứa chất thải nguy hại. Tuy nhiên, kiểm soát và khuyến khích việc phân loại rác của khách hàng không phải là điều dễ thực hiện do nó chưa trở thành thói quen và ý thức của đa phần người Việt Nam. Thêm vào đó, các khách hàng của Biển Xanh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn vị xử lý chất thải nguy hại, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng tháng vài chục đến vài trăm ký. Lý do mà các đơn vị xử lý không “mặn mà” với các chủ nguồn thải khối lượng nhỏ vì các chi phí cố định cho vận hành dịch vụ thu gom và xử lý chất thải nguy hại khá lớn, trong khi mô hình của họ được xây dựng với mục tiêu ban đầu là các khách hàng có khối lượng thu gom ít nhất phải từ 1 – 2 tấn/tháng. Nếu áp chi phí cho các khách hàng khối lượng nhỏ thì khách hàng sẽ không chịu nổi giá xử lý. Muốn cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng này phải có một mô hình kinh doanh khác để làm giảm chi phí cố định từ đó có giá cung cấp thích hợp với khả năng chi trả của khách hàng. Điều này hiện tại các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại chưa “nghĩ” tới hoặc chưa phải là chiến lược kinh doanh của họ vì thực tế họ đang trong tình trạng quá tải hoặc gần quá tải và với mô hình hiện tại thì họ vẫn còn rất nhiều cơ hội trên thị trường.
Vì lý do khó khăn trong ký kết hợp đồng với đơn vị đủ chức năng xử lý chất thải nguy hại, phần lớn các khách hàng của Biển Xanh yêu cầu Biển Xanh cung cấp dịch vụ trọn gói, tức thu gom luôn phần chất thải nguy hại và chuyển giao sang đơn vị có chức năng để xử lý. Để đáp ứng nhu cầu này, Biển Xanh đã đầu tư xe và xin giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên Môi trường TP.Hồ Chí Minh và ký kết với công ty Holcim và công ty Việt Úc để chuyển giao chất thải nguy hại sang 2 đơn vị này để xử lý. Tuy nhiên hợp đồng với Holcim chỉ duy trì trong năm 2009 và kết thúc do chính sách của Holcim không ký hợp đồng qua trung gian. Hiện nay, Biển Xanh ký hợp đồng thu gom cho 46 khách hàng với khối lượng tổng cộng khoảng 10 – 15 tấn/tháng và chuyển giao chất thải cho Việt Úc. Nhu cầu của khách hàng vẫn còn tiếp tục và khả năng Việt Úc sẽ từ chối tiếp nhận nếu lượng khách hàng tiếp tục tăng do sẽ hạn chế khả năng xử lý cho các hợp đồng trực tiếp của Việt Úc.
Vì vậy, nếu muốn mở rộng số lượng khách hàng về chất thải nguy hại thì Biển Xanh phải chủ động trong “đầu ra”. Đó là lý do chính dẫn đến ý định về dự án xây dựng lò đốt chất thải nguy hại của Biển Xanh.
Các nhà cung cấp hiện tại:
Trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận thuộc khu kinh tế trọng điểm phía Nam hiện có 7 nhà cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại chủ yếu là:
STT
Công ty
Thị trường chủ lực
Công suất xử lý
Khách hàng trọng tâm
1
Việt Úc
TP.Hồ Chí Minh
12 tấn/ngày
Khách hàng KL trung bình
2
Môi trường Xanh
TP.Hồ Chí Minh
12 tấn/ngày
Khách hàng KL trung bình
3
Tân Phát Tài
Đồng Nai
10 tấn.ngày
Khách hàng có nguồn phế liệu lớn
4
Việt Xanh
Bình Dương
15 tấn/ngày
Khách hàng KL trung bình
5
Holcim
Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh
50 tấn/ngày
Công ty đa quốc gia
6
Ngọc Tân Kiên
TP.Hồ Chí Minh, Long An
12 tấn/ngày
Khách hàng có nguồn phế liệu lớn
Nếu Biển Xanh gia nhập vào thị trường, so sánh với các đối thủ hiện tại ở TP.Hồ Chí Minh, ma trận cạnh tranh có thể như sau:
Yếu tố
Tầm quan trọng
Holcim
Việt Úc
Môi trường xanh
Biển Xanh
Hệ số phân loại
Điểm quan trọng
Hệ số phân loại
Điểm quan trọng
Hệ số phân loại
Điểm quan trọng
Hệ số phân loại
Hệ số phân loại
Uy tín, thương hiệu
0.1
4
0.4
3
0.3
2
0.2
2
0.2
Công nghệ
0.05
4
0.2
2
0.1
2
0.1
3
0.15
Công suất
0.1
3
0.3
1
0.1
2
0.2
1
0.1
Cạnh tranh về giá
0.25
2
0.5
3
0.75
3
0.75
4
1
Mối quan hệ với chính quyền
0.15
1
0.15
4
0.6
3
0.45
4
0.6
Lòng trung thành của khách hàng
0.05
2
0.1
4
0.2
2
0.1
3
0.15
Khả năng tiếp nhận đa dạng các loại chất thải
0.1
3
0.3
4
0.4
3
0.3
2
0.2
Tốc độ đầu tư máy móc, thiết bị
0.055
2
0.11
2
0.11
2
0.11
3
0.165
Địa bàn được cấp phép hoạt động
0.075
4
0.3
4
0.3
4
0.3
4
0.3
Khả năng tiếp cận khách hàng
0.05
2
0.1
4
0.2
3
0.15
3
0.15
Năng lực tài chính
0.02
4
0.08
3
0.06
3
0.06
2
0.04
Tổng số điểm:
1
31
2.54
34
3.12
29
2.72
31
3.055
Dù xuất hiện trên thị trường sau nhưng do khả năng tiếp cận khách hàng, công nghệ tiên tiến (mặc dù công suất thấp do tập trung vào khách hàng khối lượng nhỏ) và xây dựng hệ thống thích hợp với đối tượng khách hàng chủ chốt nên chi phí vận hành sẽ tốt hơn đối thủ, do đó sức cạnh tranh về giá sẽ cao. Vì vậy hệ số cạnh tranh của Biển Xanh dự đoán sẽ khá tốt so với đốt thủ.
Các nhà cung cấp tiềm năng:
Hiện nay theo thông tin thị trường, thời gian tới đây sẽ hình thành 03 lò đốt chất thải nguy hại mới của tư nhân tại Đồng Nai với công suất khoảng 15 tấn/ngày. Công suất 3 nhà máy này cũng không đủ đáp ứng nhu cầu xử lý cho nguồn phát sinh tại Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
Các phương án thay thế:
Ngoài công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung ximăng mà hiện nay công ty ximăng Holcim đang thực hiện thì phương án thiêu hủy trong lò đốt vẫn là phương pháp duy nhất ở Việt Nam dùng để xử lý chất thải nguy hại. TP.Hồ Chí Minh đã chấp nhận chủ trương cho 03 dự án thành lập bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Đó là dự án của Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, huyện Bình Chánh, có tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất xử lý tối đa khoảng 500 tấn/ngày; dự án của Công ty cổ phần Kho, vận chuyển, giao nhận ngoại thương Mộc An Châu tại Khu Tây Bắc Củ Chi, có tổng vốn đầu tư 70 triệu USD, công suất 500 tấn/ngày và dự án của Công ty Môi trường Đô thị tại bãi rác Đông Thạnh, Củ Chi, có tổng vốn đầu tư 30 triệu USD với công suất xử lý 80 tấn/ngày.
Tuy vậy, theo đánh giá của cá nhân tác giả thì 03 các dự án này không khả thi cho chất thải nguy hại vì chúng chỉ đủ đáp ứng cho lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp không nguy hại. Ngoài ra, để chôn lấp chất thải nguy hại thì bãi chôn lấp phải đầu tư thiết kế rất nghiêm túc, chi phí cao và thực chất chất thải vẫn tồn tại, chiếm nhiều diện tích, trong khi đó quỹ đất hiện nay rất khan hiếm nên chi phí cơ hội sẽ rất cao.
Xác định khách hàng mục tiêu:
Với lý do hình thành dự án nên đối tượng khách hàng mục tiêu của dự án là các khách hàng hiện hữu và các khách hàng hiện tại Biển Xanh đang cung cấp dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt. Các khách hàng này có chung đặc điểm là khối lượng chất thải nguy hại phát sinh nhỏ (< 1 tấn/tháng). Do đang cung cấp dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho các công ty trong các khu công nghiệp ở trên nên Biển Xanh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu gom rác thải nguy hại. Biển Xanh chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng có khối lượng nhỏ trong các khu này vì các lý do sau:
Chất thải đơn giản, dễ xử lý
Yêu cầu của khách hàng không quá phức tạp, dễ đáp ứng
Các khách hàng trong cùng khu dễ thu gom kết hợp, giảm chi phí vận chuyển
Vì các lý do trên nên chi phí đầu tư cũng như chi phí cố định cho quản lý thấp nên Biển Xanh có thể cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý, đáp ứng được khả năng chi trả của nhóm khách hàng này.
Giá xử lý tham khảo từ các nhà cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hiện tại:
Nhà cung cấp
Giá xử lý cho các khách hàng khối lượng dưới 1 tấn/tháng
Chi phí trung bình(vnd/tháng)
Holcim
6,500,000/tháng; thu gom sau mỗi 6 tháng, cộng phí xử lý cho phần KL vượt hơn 1 tấn
6,500,000
Việt Úc
2,500,000/tháng; 15 triệu/chuyến xe thu gom, cộng phí xử lý cho khối lượng thu gom (khoảng 5000vnd/kg)
5,800,000
Ghi chú: Các chủ nguồn thải được phép lưu trữ chất thải tại cơ sở tối đa 6 tháng. Do vậy, các khách hàng có khối lượng chất thải phát sinh nhỏ thường có nhu cầu thu gom sau mỗi 6 tháng (nếu thu gom với tần suất nhiều hơn sẽ tăng chi phí).
Vì Biển Xanh có nhiều khách hàng cùng khu công nghiệp nên việc kết hợp thu gom rất dễ dàng, việc thu gom có thể tiến hành sau mỗi 3 tháng, với chi phí trung bình cho khách hàng là 4,500,000 vnd/tháng (và không cần chi phí nào khác). Đây chính là yếu tố cạnh tranh của Biển Xanh so với đối thủ.
NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT
Giới thiệu sơ lược về các phương pháp xử lý chất thải:
Phương pháp vật lý & hóa học:
Thành phần nguy hại được tách ra khỏi khối chất thải bằng phương pháp tách pha (phương pháp hóa học) hay thay đổi tính chất hóa học của chất thải để chuyển nó thành chất thải không nguy hại.
Lọc: là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất (khí, lỏng hay nhão) khi đi qua môi trường vật liệu lọc. Các hạt rắn sẽ được giữ lại vật liệu lọc. Quá trình lọc có thể được thực hiện nhờ chênh lệch áp suất gây bởi trọng lực, lực ly tâm, áp suất chân không, áp suất dư.
Kết tủa: là quá trình chuyển chất hòa tan thành dạng chất không tan bằng các hóa học tạo tủa hay thay đổi thành phần hóa chất trong dung dịch, thay đổi điều kiện vật lý của môi trường (hạ nhiệt độ) để làm giảm độ hòa tan của hóa chất, phần không tan sẽ kết tinh. Phương pháp kết tủa thường dùng kết hợp với các quá trình tách chất rắn như lắng cặn, ly tâm và lọc.
Oxy hóa khử: để thực hiện quá trình oxy hóa khử, người ta trộn chất thải với hóa chất xử lý (tác nhân oxy hóa hay khử) hay cho tiếp xúc các hóa chất ở dạng dung dịch với hóa chất ở thể khí.
Phương pháp sinh học:
Chất thải cũng có thể xử lý bằng phương pháp sinh học ở điều kiện hiếu khí và yếm khí như chất thải thông thường. Tuy nhiên, chủng loại vi sinh bổ sung phải thích hợp và điều kiện tiến hành phải kiểm soát chặt chẽ.
Quá trình hiếu khí: là quá trình hoạt động của vi sinh vật chuyển chất hữu cơ thành chất vô cơ trong điều kiện có oxy. Sản phẩm của quá trình là CO2 và H2O.
Quá trình yếm khí: là quá trình khoáng hóa nhờ vi sinh vật ở điều kiện không có oxy. Sản phẩm từ quá trình này chủ yếu là CH4, CO2, H2, N2, H2S, NH3.
Phương pháp đóng rắn và ổn định chất thải:
Đóng rắn là quá trình bổ sung vật liệu vào chất thải để tạo thành khối rắn. Trong đó có thể có các liên kết hoá học giữa chất độc hại và phụ gia làm cố định hoá học, triệt tiêu tính lưu động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp vỏ bền vững tạo thành một khối nguyên có tính toàn vẹn cấu trúc cao. Ổn định là quá trình chuyển chất thải thành dạng ổn định hoá học hơn.( Thuật ngữ này cũng bao gồm cả đóng rắn nhưng cũng bao gồm cả sử dụng các phản ưng hoá học để biến đổi các thành phần chất độc hại thành chất mới không độc.Chất kết dính vô cơ thường dùng là ximăng, vôi, pozzolan, thạch cao, silicat. Chất kết dính hữu cơ thường dùng là epoxy, polyester, nhực asphalt, polyolefin, ure formaldehyde
Phương pháp thải bỏ trong các giếng sâu:
Chất thải dạng lỏng được bơm qua các đường ống để xuống các địa tầng xốp và khô hoặc khe nứt của các vùng đá phía dưới cách xa tầng ngầm nước do bản chất không thấm của tầng đá. Phương pháp này không được ứng dụng rộng rãi do các hạn chế sau:
Chỉ áp dụng cho chất thải dạng lỏng
Chi phí khảo sát địa tầng khu vực dự định thải bỏ là rất lớn, đòi hỏi độ chính xác cao, phải áp dụng các phương pháp và công cụ khảo sát hiện đại mới có thể loại bỏ hết những khả năng gây ô nhiễm của chất thải nguy hại.
Phương pháp chôn lấp an toàn:
Hiện nay, phương pháp thải bỏ thông dụng nhất là chôn lấp an toàn. Chôn lấp là biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường. Trong quá trình thải bỏ chất nguy hại, người ta phải kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khu vực thải và môi trường xung quanh; thực hiện giám sát môi trường; bảo trì cho bãi thải sau khi đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc chất nguy hại với môi trường trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố. Có một số nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong khi chôn lấp chất thải, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp như sau:
Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: xem xét đến các vấn đề về địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, các điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương; bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo khoảng cách đến các công trình liên quan, khoảng cách vận chuyển. Hạn chế đặt gần khu dân cư, sân bay, khu ruộng trồng lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có nguy cơ động đất và khu vực không ổn định, gần sông suối, các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt.
Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: Các chất thải độc hại khi tiếp xúc với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy ra phản ứng tạo thành các chất ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp với nhau.
Quy tắc vận hành bãi chôn lấp: Trong khi bãi đang hoạt động, cần có biện pháp kiểm soát các tác nhân gây bệnh, các khí sinh ra, nước rò rỉ, nước chảy qua, nước chảy tràn, nước thấm. Thực hiện chương trình giám sát môi trường: chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực bãi chôn lấp, các loại khí độc và dễ cháy,… khi vận hành cũng như sau khi đóng cửa bãi chôn lấp và duy trì cho đến vài chục năm sau.
Xây dựng và thực hiện chương trình sửa chữa, hiệu chỉnh bãi chôn lấp: Phải có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời nếu phát hiện có sự cố kỹ thuật.
Bảo hiểm bãi chôn lấp sau khi đóng cửa.
Phương pháp đốt:
Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hoá học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó đến 80-90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800oC. Sản phẩm sau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và cacbonic, hơi nước, và tro. Năng lượng có thể thu hồi được từ quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra có nhiệt độ cao. Riêng chất thải nguy hại dạng lỏng được đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay vùng cháy của lò phụ thuộc vào nhiệt trị chất thải. Lò đốt được duy trì nhiệt độ khoảng trên 1000oC. Thời gian lưu của chất thải lỏng trong lò từ vài phần giây đến 2,5 giây. Ngoài ra, người ta còn sử dụng xúc tác cho vào lò đốt để tăng cường tốc độ oxy hoá chất thải ở nhiệt độ thấp hơn
Phương pháp nhiệt phân:
Nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi hoá học chất thải rắn xảy ra do nung nóng trong điều kiện không có sự tham gia của oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi chất thải rắn là các chất dưới dạng rắn, lỏng và khí. Quá trình nhiệt phân gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là quá trình khí hoá, trong đó chất thải được gia nhiệt để tách thành phần dễ bay hơi như khí cháy, hơi nước… ra khỏi thành phần cháy không hoá hơi và tro. Giai đoạn hai các thành phần bay hơi được đốt ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy hết các cấu tử nguy hại. Nhiệt phân bằng hồ quang – plasma là thực hiện quá trình đốt ở nhiệt độ cao (có thể đến 10.000oC) để tiêu hủy chất thải có tính độc cực mạnh. Sản phẩm là khí H2 và CO, khí axit và tro.
Sử dụng chất thải làm nhiên liệu:
Đây là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với các nhiên liệu thông thường khác để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt: nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò nấu thủy tinh, lò nung clinker,…Lượng chất thải bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 12-25% tổng lượng nhiên liệu.
Xử lý chất thải bằng công nghệ lò đốt – Phân tích ưu và nhược điểm:
Nếu đi theo thứ tự các phương pháp xử lý chất thải nguy hại liệt kê phía trên thì phương các phương pháp vật lý, hóa học hay sinh học khá khó thực hiện trong thực tế vì tính phức tạp trong vận hành và đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra chúng cần phương án tiếp tục xử lý cho các sản phẩm sau quá trình xử lý đó. Các phương án hóa rắn và chôn lấp an toàn cần có quỹ đất lớn (điều này hoàn toàn không khả thi trong tình trạng dân số tăng chóng mặt như hiện nay) và chi phí đầu tư lớn nếu thực sự làm đúng bài bản để không rò rỉ chất thải vào môi trường đất, nước. Thực tế là cho đến hiện nay, Việt Nam chưa có được bãi chôn lấp chất thải nào đạt tiêu chuẩn an toàn. Còn việc dùng chất thải làm nhiên liệu trong sản xuất thì đòi hỏi công nghệ sản xuất phải tiên tiến và các biện pháp vận hành, giám sát phải cực kỳ nghiêm túc. Bằng chứng là trong thực tế, xử lý chất thải trong lò nung ximăng chỉ mới thực hiện được tại nhà máy ximang Holcim Hòn Chông mặc dù một số nhà máy ximăng khác cũng đã có kế hoạch thực hiện dự án này khá lâu nhưng do giới hạn về công nghệ và kinh nghiệm quản lý nên chưa thể triển khai được. Như vậy, xét đến thời điểm hiện tại, lò đốt xử lý chất thải nguy hại vẫn là phương án khả thi và áp dụng rộng rãi nhất.
Từ rất lâu, con người đã biết sử dụng nhiệt để tiêu hủy chất thải phát sinh do sinh hoạt và hoạt động sản xuất của mình gây ra. Đầu tiên chỉ là đổ đống rồi châm lửa đốt, sau đó kiểu lò đốt một cấp đơn giản được hình thành với bộ phận cấp khí từ phía dưới và khói được thải qua ống khói. Ngày nay, nhiều công nghệ đốt hiện đại có hiệu quả xử lý rất cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường và đáp ứng được quy mô từng dự án. Lò đốt phải đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định mới được phép vận hành.
Thiêu đốt là một trong những biện pháp xử lý hiệu quả nhất đối với nhiều loại chất thải, làm giảm mức độ nguy hại của chúng và thường biến đổi chúng thành dạng năng lượng khác. Sau đây là tóm tắt các ưu điểm và nhược điểm của lò đốt:
Hình 5: Lò đốt rác công nghiệp
Ưu điểm:
Có khả năng giảm 90 – 95% trọng lượng thành phần hữu cơ trong chất thải trong thời gian ngắn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu thành lập công ty xử lý chất thải cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc