Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá ở nguời tăng huyết áp tại Xã Hoá Thượng Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ THA của những người từ 25 – 64 tuổi ở một xã vùng núi phía Bắc là 17,7%. Tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới (20,3% và 15,4%). - Tỷ lệ THA ở ng ười làm việc trí óc cao hơn ở người lao động chân tay (nhóm hưu trí là cao: 47,4%, tiếp đến là nhóm cán bộ CCVC: 30,1% và nông dân có tỷ lệ THA thấp (13,5%). - THA độ I chiếm tỷ lệ cao nhất (11,98%), độ II (3,96%) và độ III là thấp nhất (1,78%). - Tỷ lệ người bị THA không biết mình bị THA còn cao (75,31%). - Tỷ lệ người bị THA chưa được điều trị thường xuyên chiếm 57,89%. - Tỷ lệ những người THA bị thiếu máu cơ tim chiếm 39,9%; tăng gánh thất trái chiếm 3,2%.

pdf95 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5847 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá ở nguời tăng huyết áp tại Xã Hoá Thượng Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ tim: 27,6%, suy thận 20,5%, rối loạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 lipid máu 40,2%, phì đại thất trái 58,9% [39]. Nghiên cứu của Trần Nguyệt Hồng cho thấy các tổn thương bệnh lý trên điện tâm đồ trên bệnh nhân THA chiếm tỷ lệ thấp như: dày thất trái chiếm tỷ lệ 9,4%, còn thiếu máu cơ tim chỉ chiếm tỷ lệ 4,7% [19]. Theo nghiên cứu của Bùi Quang Kinh: biến chứng THA tại Bệnh viện 4 thì thiếu máu cơ tim 28%, dày thất trái 22,4% [28] và một nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang thấy dày thất trái 52,8%, block nhánh phải hoàn toàn 7,6% [7], một nghiên cứu ở Rumani thấy thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ 36,7% trên người THA [64]. Qua đây chúng tôi thấy, ở cộng đồng tỷ lệ THA rất cao nhưng trong đó tỷ lệ ở người THA có tổn thương bệnh lý tim mạch chủ yếu là thiếu máu cơ tim, còn các tổn thương nặng hơn như: tăng gánh thất trái, dày thất trái… chiếm tỷ lệ thấp. Các bệnh nhân THA ở bệnh viện tỷ lệ tổn thương bệnh lý ở tim cao hơn nhiều. Chứng tỏ rằng nhiều người THA, nhưng chưa được phát hiện và điều trị sớm, mà chỉ khi có biến chứng của THA mới đến bệnh viện. Do đó, theo chúng tôi cần có một mô hình can thiệp sớm trong quản lý và điều trị THA ở cộng đồng và nhân rộng ra toàn quốc trong tương lai. 4.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan ở ngƣời THA Xét về một số rối loạn chuyển hoá trong nghiên cứu ở người THA tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, chúng tôi nhận thấy kết quả một số thông số sinh hóa ở người tăng huyết áp như sau: tỷ lệ creatinin máu tăng cao hơn bình thường chiếm 30,77%; protein niệu chiếm 9,70%; cholesterol máu tăng cao hơn bình thường chiếm 7,69%; glucoza máu tăng cao hơn bình thường chiếm 3,68%. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt: tỷ lệ creatinin máu tăng cao hơn bình thường chiếm 2,4%; cholesterol máu tăng cao hơn bình thường: 24,8% vµ chỉ số glucoza máu tăng cao hơn bình thường chiếm 6,3% [51]. Nghiên cứu của Trần Đức Thành: trong số THA có 16,1% tăng cholesterol [47]. Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan tại nội thành Hà Nội tỷ lệ tăng glucose máu chung 4,91%, ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 người THA là 9,92%, tỷ lệ tăng cholesterol máu rất cao (77,1%) [30]. Tại nghiên cứu của Đặng Duy Quý: trong số THA có 24,3% tăng lipid máu [38]. Một điều tra ở Nga thấy rằng tăng glucose huyết thanh ở nhóm THA là 6,0% [62]. Với các vùng địa lý khác nhau, cuộc sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khác nhau, nên kết quả một số chỉ số sinh hoá ở các địa phương này cũng có sự khác nhau. Nếu ở vùng thành thị như Hà Nội, người dân chủ yếu là cán bộ, công nhân và làm nghề buôn bán, điều kiện kinh tế khá hơn, chế độ ăn nhiều mỡ, nhiều cholesterol, nên tỷ lệ tăng cholesterol máu, glucose máu cao hơn các vùng nông thôn. Riêng với chỉ số creatinin máu, protein niệu, đây là biểu hiện ảnh hưởng đến chức năng thận, tỷ lệ tăng các chỉ số này gặp nhiều ở vùng nông thôn hơn vùng thành thị. Theo chúng tôi nhận thấy, vùng nông thôn phát hiện bệnh muộn, lao động vất vả, ăn uống không điều độ và không có kiến thức phòng các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của thận. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại Đắc Lắc của Cao Thị Yến Thanh, trong số THA có 22/83 = 26,5% tăng cholesterol máu [42]. Do hai vùng cũng tương đối tương đồng về nghề nghiệp, lao động và chế độ dinh dưỡng của người dân. Tỷ lệ bất thường các thông số sinh hóa theo độ THA ta thấy cholesterol >5,2 mmol/l chiếm tỷ lệ cao ở người THA độ III: 12,5%; glucose >6,4 mmol/l chiếm tỷ lệ cao ở người THA độ I: 4,6%; creatinin >106 μmol/l chiếm tỷ lệ cao ở người THA độ III: 43,8%; protein niệu ≥ 0,1 g/l cũng chiếm tỷ lệ cao ở người THA độ III: 31,3%. Sự bất thường của các chỉ số cholesterol máu, glucose máu, creatinin máu giữa các độ THA tương đương nhau. Chỉ số protein niệu có sự khác biệt giữa THA độ III và THA độ I, THA độ III nhận thấy có biến chứng thận rõ rệt. Trong các chỉ số thì chỉ số creatinin máu tăng cao nhất trong cả 3 độ THA. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt ở các chỉ số cholesterol máu, glucose máu và cao hơn ở chỉ số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 creatinin máu và protein niệu. Cụ thể: tỷ lệ bất thường cholesterol máu ở độ I là 24,9%; độ II là 20,9%; độ III là 45,8%; glucose máu ở độ I là 6,8%; độ II là 6,0%; độ III là 4,2%; creatinin máu ở độ I là 1,8%; độ II là 2,2%; độ III là 8,3%; protein niệu (+) ở độ I là 4,5%; độ II là 5,3%; độ III là 20,8% [51]. Theo nghiên cứu của Đặng Duy Quý: các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện cho thấy tăng lipid máu ở người THA độ I: 5,4%, độ II: 10,8%, độ III: 8,1% [38]. Như chúng tôi đã phân tích ở trên, nguyên nhân có sự khác nhau này chủ yếu là do lối sống sinh hoạt (hoạt động nhiều hay ít) và chế độ dinh dưỡng trong ăn uống. Do đó chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn để có chiến lược can thiệp phù hợp cho từng vùng, từng địa phương. Qua nghiên cứu này, cholesterol tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 45-54 (69,6%), tiếp đến là nhóm tuổi 55-64 (21,7%); glucose tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 55-64 (54,5%), tiếp đến là nhóm tuổi 45-54 (36,4%); creatinin tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 55- 64 (47,8%), tiếp đến là nhóm tuổi 45-54 (31,5%); protein niệu tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 55-64 (55,2%), tiếp đến là nhóm tuổi 45-54 (20,7%). Ngoµi ra chóng t«i cßn thÊy r»ng: cholesterol máu tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở nhóm đối tượng ít vận động (69,9%), tiếp đến là nhóm thường xuyên uống rượu bia (60,9%). Glucose máu tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở nhóm thường xuyên uống rượu bia (63,6%), tiếp đến là nhóm thường xuyên ăn mặn (54,5%); creatinin máu tăng cao hơn bình thường cũng gặp nhiều nhất ở nhóm thường xuyên uống rượu bia (67,4%), tiếp đến là nhóm ít vận động (65,2%); protein niệu tăng cao hơn bình thường gặp nhiều nhất ở nhóm ít vận động (51,7%), tiếp đến là nhóm thừa cân và nhóm thường xuyên uống rượu bia (34,5%). Xét về các yếu tố liên quan đến bệnh THA: trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao, đối tượng có độ tuổi từ 25-44 tuổi có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 tỷ lệ THA từ 3,8% - 13,0%; ở độ tuổi từ 45 – 64 tỷ lệ THA từ 27,3% - 31,0%. Những người ở độ tuổi 45-54 tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 9,66 lần và đặc biệt tuổi từ 55-64 tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 11,54 lần so với lứa tuổi 24-35. Xem xét tỷ lệ THA theo từng độ tuổi thì thấy độ tuổi càng cao tỷ lệ THA càng tăng đặc biệt từ lứa tuổi 55 trở lên ta thấy xấp xỉ một nửa số nam giới bị THA. Trong khi đó, tỷ lệ người già trong cộng đồng ngày càng tăng và THA cũng thường hay gặp ở nhóm tuổi này. Tuổi già thường đi theo tính giãn nở của động mạnh kém do thay đổi cấu trúc và chức năng ở những động mạnh đặc biệt là lớp nội mạc và lớp áo giữa. Thay đổi đó làm giảm tỷ lệ lòng mạch/ thành mạch. Ngoài ra, tuổi già cũng thay đổi chức năng khác như tăng hoạt động thần kinh giao cảm có thể do giảm tính nhạy cảm của các thụ thể beta, vì vậy có xu hướng gây ra co mạch và làm THA. Nguy cơ TBMMN phối hợp với tỷ lệ THA ở người già nhiều hơn so với người trẻ tuổi. THA tâm thu chiếm >50% những trường hợp THA ở người già. Nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên rộng lớn đã đi đến kết luận giảm độ THA sẽ giảm được tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại Đắc Lắc của Cao Thị Yến Thanh: ở độ tuổi từ 25-44 tuổi có tỷ lệ THA từ 5,1% - 9,3%; ở độ tuổi từ 45 – 64 tỷ lệ THA từ 16,4% - 36,6 [42], nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt ở vùng đồng bằng Thái Bình thì những người ở độ tuổi từ 55- 64 tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 15,25 lần, tuổi 45-54 tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 9,73 lần và tuổi 35-44 tỷ lệ mắc bệnh THA cao gấp 3,56 lần so với lứa tuổi 24-35 [24] và nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội ở độ tuổi từ 25-44 tuổi có tỷ lệ THA từ 3,7% - 7,1%; ở độ tuổi từ 45 – 64 tỷ lệ THA từ 21,7% - 32,7% [53]. Thực trạng tỷ lệ hiện mắc THA theo nghiên cứu của Phạm Khuê thực hiện năm 1982 là 4,5%; năm 1999 trong nghiên cứu của Phạm Gia Khải tỷ lệ THA là 16,05% và đến năm 2002 là 23,2% [23], [26]. Tỷ lệ mới mắc THA ở nam giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 cũng cao hơn nữ giới điều này phù hợp chung với tỷ lệ hiện mắc THA khác nhau theo giới, ưu tiên hơn đối với nam (có thể cũng phù hợp vì lối sống của nam giới thích uống rượu, hút thuốc hơn nữ giới, tốc độ làm việc cao hơn nữ giới). Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đều thấy rằng THA ở nam nhiều hơn nữ. Sự khác nhau này có thể liên quan về gen, về sinh lý học của giới tính. Một điều khá lý thú đã được chứng minh là estrogen có tác dụng bảo vệ tim và thiếu estrogen nội sinh khi tuổi già làm tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở thời kỳ mãn kinh. Estrogen cải thiện các thành phần lipoprotein, có tác dụng giãn mạnh trên nội mạc và ức chế cơ trơn mạch máu phát triển gây co mạch. Một nghiên cứu ở Ấn Độ tỷ lệ THA chung là 20%, ở nam giới 23,2%, còn ở nữ giới là 17,1% [63]. Bảng 4.5. Liên quan giữa tỷ lệ người THA và giới trong một số nghiên cứu C¸c nghiªn cøu Tû lÖ THA ë nam giíi Tû lÖ THA ë n÷ giíi NguyÔn ThÞ Loan (1999) [31] 22,0% 11,3% §µo Duy An (2003) [1] 15,38% 11,16% Cao ThÞ YÕn Thanh (2006) [42] 22,5% 14,2% NguyÔn L©n ViÖt (2006) [52] 25,8% 17,2% Chu Hång Th¾ng (2008) 20,3% 15,4% Qua nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ (20,3% so với 15,4%). Nguy cơ mắc bệnh THA ở nam giới cao gấp 1,39 lần nữ giới, lý do như đã được phân tích ở trên. Đối với nam giới tỷ lệ THA bắt đầu tăng cao ở độ tuổi từ 45 trở lên (từ 24,1%- 42,5%) và đến độ tuổi từ 55 đến 64 cứ 100 người nam giới thì 43 người bị THA. Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 của Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 16 tuổi trở lên là 15,1% và nữ giới là 13,5% [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan ở đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc: tỷ lệ THA ở nam giới là 22,0% và nữ giới là 11,3% tuổi từ 50 trở lên tăng dần từ 25,3% đến 39,7% [31]. Nghiên cứu ở thị xã Kon Tum của Đào Duy An: tỷ lệ THA ở nam giới là 15,38%, nữ giới là 11,16% [1]. Nghiên cứu tại Đắc Lắc của Cao Thị Yến Thanh, THA ở nam giới là 22,5% và ở nữ giới là 14,2% [42]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt: ở nam mắc bệnh THA là 25,8%, ở nữ 17,2% [52]... Như vậy, nam giới có nguy cơ bị THA trong tuổi lao động (20- 59 tuổi) hơn nữ [4]. Theo nghiên cứu của Bùi Quang Kinh: tuổi bệnh nhân THA tại Bệnh viện 4 dưới 50 tuổi có tỷ lệ 7,7% - 14, 3 %, còn trên 50 tuổi tăng dần từ 26,3% đến 38,0% [28], nghiên cứu của Lại Phú Thưởng: tuổi 50 trở lên đến 70 tăng dần từ 21,5% đến 36% [48], ở Trung Quốc những người trên 35 tuổi THA tâm thu 10,6%, trong đó nam giới 10,1%, nữ giới 11,2% [70], ở Hồng Kông tỷ lệ nam giới THA là 23,2% và ở nữ là 17,2% [54]. Qua đây, chúng ta thấy các vùng địa lý khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh THA cũng khác nhau, nhưng đều cho thấy tỷ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới. Về nguy cơ tăng huyết áp ở người thừa cân, béo phì cao gấp 2 lần so với người bình thường và 3 lần so với người nhẹ cân. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ THA ở nhóm có thừa cân BMI ≥ 23 (35,6%) cao hơn hẳn nhóm không thừa cân BMI < 23 (14,1%), tỷ suất chênh OR = 3,35. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội: tỷ lệ THA ở nhóm thừa cân có BMI ≥ 23 là 121/428=28,27%, nhóm không thừa cân có BMI < 23 là 346/1869=18,51%, với nguy cơ 1,31 – 1,61 lần [52]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan: béo phì có tỷ lệ THA cao gấp 12,84 lần so với nhóm không béo phì, nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh: trong số THA có chỉ số 23 25: 23,7% [39], nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 của Đặng Duy Quý: trong số THA có 24,4% béo phì [38], nghiên cứu của Phạm Hồng Lực, Lê Thế Thự: tỷ lệ THA liên quan chặt chẽ với chỉ số BMI, BMI cao thì tỷ lệ mắc THA tăng theo, nhất là nữ sau 30 tuổi [34], nghiên cứu của Đào Thu Giang, Nguyễn Kim Thuỷ: trong số THA có 23 < BMI < 25: 33/132 = 25,0%, BMI ≥ 25: 69/132 = 52,3% (bệnh nhân ở bệnh viện) [13]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại Đắc Lắc của Cao Thị Yến Thanh, tỷ lệ THA ở nhóm có thừa cân BMI ≥ 23 (28,6%) cao hơn nhóm không thừa cân BMI 23 có nguy cơ 2,19 lần so với BMI bình thường [42]. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn tại Hà Nội: BMI > 23 có nguy cơ từ 2,2 đến 3,9 lần so với BMI bình thường [44]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt ở vùng đồng bằng Thái Bình thì BMI ≥ 23 có 50/1324 và nguy cơ THA 2,87 lần so với BMI bình thường [24], ở Rumani tỷ lệ béo phì trong số người THA là 13,2% [64]. Ở Iran những người béo phì có tỷ lệ THA ở nam giới 19,8% và nữ giới là 26,9% [59]. Liên quan giữa vòng eo của nam giới và bệnh tăng huyết áp, qua nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ THA ở nhóm nam có vòng eo > 90 cm (78,6%) cao hơn hẳn nhóm nam có vòng eo ≤ 90 cm (18,4%) với tỷ suất chênh OR=15,98. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh: trong số THA có vòng eo Nam >90cm chiếm 37,8% [39]. Liên quan giữa vòng eo của nữ giới và bệnh THA chúng tôi thấy tỷ lệ THA ở nhóm nữ có vòng eo > 80 cm (48,5%) cao hơn nhóm nữ có vòng eo ≤ 80 cm (10,7%), với tỷ suất chênh OR=7,83. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu tại Đắc Lắc của Cao Thị Yến Thanh, tỷ lệ THA ở nhóm có béo bụng 25,1% cao hơn nhóm không béo bụng 15,1%, với mức nguy cơ THA 1,89 lần [42]. Với những kết quả trên, chúng tôi nhận thấy ở nông thôn tỷ lệ béo phì thấp hơn ở thành thị, có lẽ vì ở vùng nông thôn nghề nghiệp chủ yếu nông dân, lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 động chân tay, hoạt động nhiều, chế độ dinh dưỡng thấp hơn ở thành thị. Song tỷ lệ THA ở những người béo phì ở vùng nào cũng đều cao hơn hẳn so với người bình thường. Liên quan giữa một số thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn mặn và bệnh THA ở nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng: tỷ lệ THA cao ở các nhóm hút thuốc lá (23,7%) so với không hút thuốc lá (15,9%), với mức nguy cơ OR=1,65; uống rượu bia thường xuyên (19,8%) cao hơn so với nhóm ít uống và không uống rượu bia thường xuyên (16,2%), với mức nguy cơ OR=1,28; ăn mặn (23,3%) cao hơn so với nhóm ăn bình thường, ăn nhạt (16,1%) với mức nguy cơ OR = 1,58; các so sánh này có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt ở xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội: tỷ lệ THA ở người có thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,45 lần người không hút, thói quen uống rượu nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,72 lần, thói quen ăn mặn nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,7 lần [52]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan: hút thuốc tỷ lệ THA cao gấp 9,34 lần so với nhóm không hút thuốc; uống rượu cao gấp 8,66 lần [31]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh: THA có hút thuốc lá chiếm 37,1%, lạm dụng rượu 30,3% [39]. Nghiên cứu của Lại Phú Thưởng: trong số THA có 60% ăn mặn, lạm dụng rượu 47,0%, hút thuốc lá 52,5% [48], nghiên cứu của Đặng Duy Quý: trong số THA có 24,3% ăn mặn, lạm dụng rượu 18,9%, có hút thuốc lá 18,9% [38]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại Đắc Lắc của Cao Thị Yến Thanh, THA ở nhóm có hút thuốc lá (23,7%) so với không hút thuốc lá (15,2%) [42], nghiên cứu của Trần Đức Thành: trong số THA có 25,3% uống rượu, hút thuốc lá 27,6% [47], nghiên cứu của Lê Anh Tuấn tại Hà Nội: ăn mặn nguy cơ gấp 1,3 lần, hút thuốc lá là 1,16 lần [44]. Kết quả nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt ở vùng đồng bằng Thái Bình thì ăn mặn nguy cơ THA gấp 1,96 lần, hút thuốc lá là 1,43 lần [24]. Hoạt động thể lực và bệnh tăng huyết áp có mối liên quan mật thiết. Tỷ lệ THA cao ở các nhóm không hoạt động, lao động thường xuyên (21,4%) so với nhóm hoạt động, lao động thường xuyên (9,3%), với mức nguy cơ OR = 3,24. Tỷ lệ THA ở nhóm thường xuyên đi bộ (13,5%) thấp hơn so với nhóm đi bộ không thường xuyên (23,6%). Mặc dù theo từng vùng khác nhau, các yếu tố nguy cơ đều giống nhau như thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn mặn, ít vận động… Chính vì vậy, theo chúng tôi cần phải có một chiến lược truyền thông giáo dục sức khoẻ để hạn chế, giảm đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ này để phòng bệnh THA tại cộng đồng. Theo thống kê của Bộ Y tế: tình hình mắc bệnh THA năm 1999 xếp thứ 8, 2001 xếp thứ 8, 2002 xếp thứ 6 và 2003 xếp thứ 7 trong 10 bệnh mắc cao nhất tại các bệnh viện trong toàn quốc [4] . Một nghiên cứu ở Mỹ xác định 56% trong số người THA bị một hay nhiều rối loạn hay gặp như: đái tháo đường hoặc tăng lipid máu hoặc BMI tăng cao [68]. Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy nếu có một yếu tố nguy cơ thì nguy cơ mắc bệnh THA là 2,39 lần, 2 yếu tố nguy cơ: 5,03 lần và 3 yếu tố nguy cơ tần suất mắc bệnh là 6,09 lần [70]. Nghiên cứu của Vũ Đình Hải: sau khi xác định tăng huyết áp bằng đo nhiều lần đều thấy HA > 140/90 mHg thì phải khám toàn diện để tìm các yếu tố nguy cơ khác và bệnh tim mạch, các tổn thương cơ quan đích, bệnh lý kèm theo. Người bệnh phải cải thiện lối sống như: bỏ thuốc lá, chống béo, giảm rượu <20mg/ngày (nam), <10mg/ngày (nữ), ăn nhiều rau quả, giảm mỡ, tăng hoạt động thể lực, giảm căng thẳng tâm lý và dùng thuốc theo bậc thang điều trị [16]. Có một điều nhận thấy rằng ở Hoa Kỳ tỷ lệ THA có xu hướng giảm do có những chiến lược đối phó với bệnh đúng đắn do thành công của chương trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 trong việc làm gia tăng nhận thức của cộng đồng về ngăn ngừa, điều trị và kiểm soát THA. Những lợi ích đạt được còn liên quan chặt chẽ với việc bảo vệ được sức khoẻ cho những người Mỹ lớn tuổi và giảm được ngân sách quốc gia cho chi phí về sức khoẻ. Tại Việt Nam, tỷ lệ THA của những nghiên cứu gần đây lại tăng so với điều tra dịch tễ THA chung toàn quốc năm 1989-1992. Đó là một thách thức, chúng ta cần tìm hiểu và học tập sách lược phòng chống bệnh cho cả người dân trong cộng đồng và cho cả các cán bộ ngành y tế nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Trong những năm gần đây, do sự tiến bộ về phát triển kinh tế, phổ biến khoa học kỹ thuật tới đông đảo tầng lớp trong nhân dân, đã góp phần làm giảm tỷ lệ nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, một loạt bệnh thường gặp ở những nước phát triển cũng dần dần phát triển ở nước ta. Đó là những bệnh không lây nhiễm (bệnh THA, ung thư, tâm thần, đái tháo đường...). Bệnh THA là một trong những loại bệnh ngày càng gia tăng vào những năm 60 của thế kỷ trước, tỷ lệ mắc THA ở người trưởng thành là 2% - 3%, năm 1992 thì tỷ lệ đó là 11,7% [25]. Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải (1999) thì tỷ lệ THA ở người >15 tuổi tại Hà Nội là 16,05% [23] và nếu chọn mẫu theo tiêu chuẩn của WHO chọn mẫu từ 25 tuổi trở lên thì trong năm 2001-2002 tại Hà Nội tỷ lệ đó là 23,20% [25]. Như vậy chúng ta thấy bệnh THA đã nhanh chóng gia tăng theo thời gian ở nước ta. Bệnh THA là một thách thức y tế cộng đồng quan trọng, không những ở nước ta mà còn trên toàn thế giới, cần ưu tiên dự phòng, phát hiện và kiểm soát THA. Bên cạnh việc hướng dẫn thầy thuốc xác định tình trạng THA, đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ và lựa chọn thuốc tối ưu nhằm đạt HA mục tiêu, các hướng dẫn điều trị THA luôn nhấn mạnh công tác giáo dục sức khoẻ cho người bệnh nhằm kiểm soát THA [2]. Nỗ lực nhận biết và kiểm soát THA là một nhiệm vụ nặng nề đối với thầy thuốc và Chính phủ trong thời gian tới. Sự cải thiện này phụ thuộc vào chiến lược tuyên truyền nhận biết và kiểm soát THA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 để ngăn ngừa hoặc trì hoãn được các biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiến triển suy thận mãn. Thực tiễn Việt Nam cho thấy THA và các biến chứng liên quan ngày càng tăng, tình trạng nhận biết và nhận thức THA còn khá sơ sài, cần sớm có chương trình kiểm soát THA mà một trong những trọng tâm là đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. Do đó, bệnh THA cần được tiếp tục nghiên cứu, nhất là đưa ra những mô hình can thiệp phòng, quản lý và điều trị bệnh THA ở cộng đồng càng sớm, càng tốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 KẾT LUẬN Qua điều tra những người từ 25 – 64 tuổi tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Thực trạng bệnh THA - Tỷ lệ THA của những người từ 25 – 64 tuổi ở một xã vùng núi phía Bắc là 17,7%. Tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới (20,3% và 15,4%). - Tỷ lệ THA ở ng ười làm việc trí óc cao hơn ở người lao động chân tay (nhóm hưu trí là cao: 47,4%, tiếp đến là nhóm cán bộ CCVC: 30,1% và nông dân có tỷ lệ THA thấp (13,5%). - THA độ I chiếm tỷ lệ cao nhất (11,98%), độ II (3,96%) và độ III là thấp nhất (1,78%). - Tỷ lệ người bị THA không biết mình bị THA còn cao (75,31%). - Tỷ lệ người bị THA chưa được điều trị thường xuyên chiếm 57,89%. - Tỷ lệ những người THA bị thiếu máu cơ tim chiếm 39,9%; tăng gánh thất trái chiếm 3,2%. 2. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan đến bệnh THA - Trong số người THA có: 3,69% tăng glucose máu, 7,88% tăng cholesterol máu, 10,86% có protein niệu và đặc biệt có 34,07% tăng creatinin máu. Tuổi càng cao thì tỷ lệ rối loạn chuyển hoá càng nhiều và có tỷ lệ biến chứng tại thận cao. - Nguy cơ mắc bệnh THA ở nam cao gấp 1,39 lần so với nữ giới. - Tỷ lệ THA tăng lên rõ rệt theo tuổi, khi tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng tăng, nhất là trên 45 tuổi tỷ lệ THA từ 27,3% - 31,0%. - Béo phì, lạm dụng rượu bia, thường xuyên ăn mặn, hút thuốc lá, lười vận động sẽ có nguy cơ THA gấp 1,5 đến 3,35 lần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 KHUYẾN NGHỊ Để góp phần làm giảm tỷ lệ THA và ở cộng đồng chúng tôi đưa ra các khuyến nghị như sau: 1. Cần xây dựng các mô hình can thiệp quản lý, điều trị và phòng bệnh THA tại cộng đồng như: quản lý, điều trị thường xuyên những người bị THA tại Trạm Y tế; tiến hành khám và xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện sớm bệnh THA, cũng như các biến chứng của THA. 2. Chính quyền các địa phương nên đưa ra những hương ước, khế ước nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ như rượu, bia, thuốc lá...xây dựng làng văn hoá và sức khoẻ. 3. Để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh THA nên tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh THA qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, tư vấn tại các cơ sở y tế và hộ gia đình... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đào Duy An (2003), “Điều tra ban đầu chỉ số huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc thiểu số thị xã Kon Tum”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 35, tr 47–50. 2. Đào Duy An (2005), “Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp: Thách thức và vai trò của truyền thông - Giáo dục sức khoẻ”, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt tháng 12, tr 36–47. 3. Bộ Y tế (2006), “Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm”, NxbY học, tr 6. 4. Bộ Y tế, “Báo cáo Y tế Việt Nam 2006”, tr 48–49. 5. Phạm Gia Bình (2006), “Bệnh Đái tháo đường – Tăng Glucose máu”, Nxb Y học, tr 369–379. 6. Nguyễn Thị Chính (1999), “Vài con số cần biết về tăng huyết áp”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 44–46. 7. Phạm Chí Cường (2003), “Nghiên cứu những biến đổi hình ảnh điện tâm đồ và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn Thạc sĩ Y học, tr 41–53. 8. Nguyễn Huy Dung (2005), “22 bài giảng chọn lọc Nội khoa Tim mạch”, Nxb Y học, tr 81–88. 9. Nguyễn Thị Dung (2000), “Nhận xét về 1160 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 3 , tập 245, 246, tr 24–29. 10. Phạm Tử Dương, Nguyễn Văn Quýnh (1998), "Tình hình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp ở một tập thể cán bộ trong 4 năm 1994- 1998", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Tạp chí Tim Mạch học, (16), tr 129–136. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 11. Phạm Tử Dương và cộng sự (1998), "Xử trí chứng rối loạn lipid máu", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Tạp chí Tim Mạch học, (16), tr 73–84. 12. Phạm Tử Dương (2007), “Bệnh tăng huyết áp”, Nxb Y học, tr 17 – 47. 13. Đào Thu Giang, Nguyễn Kim Thuỷ (2006), “Tìm hiểu mối liên quan giữa thừa cân béo phì với tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học thực hành, số 5, tr 12–14. 14. Bùi Thị Hà (1999), “Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở những bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Việt Tiệp năm 1998”, Tạp chí Y học thực hành, số 9, tr 19–21. 15. Đỗ Hàm (2007), “Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học”, Nxb Y học, tr 16–103. 16. Vũ Đình Hải (2002), “Cập nhật về tăng huyết áp”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 3, tr 11–14. 17. Vũ Đình Hải (2008), “Để phòng và chữa tăng huyết áp nên sống thế nào”, Nxb Y học, tr 11–15. 18. Nguyễn Thu Hiền (2007), “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, tr 23–34. 19. Trần Nguyệt Hồng (1999), “Điện tâm đồ ở tư thế đứng trên bệnh nhân tăng huyết áp (động mạch)”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 6, tr 11–24. 20. Hội tim mạch học TPHCM (1999), “Các hướng dẫn của Hội tăng huyết áp Quốc tế – Tổ chức Y tế Thế giới năm 1999”, Chuyên đề tăng huyết áp – Tạp chí Y học Việt Nam, số 12, tr 2–8. 21. Trương Thanh Hương (2002), “ Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Hội thảo khoa học: Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch”, tr 37–51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 22. Đỗ Công Huỳnh (2006), “Một số chuyên đề sinh lý học”, Nxb Y học, tr 80 – 82. 23. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch Yến (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học, số 21, tr 258–282. 24. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002), “Dich tễ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở vùng đồng bằng Thái Bình-2002”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 22, tr 11–18. 25. Phạm Gia Khải (2003), “Sự phát triển của bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở nước ta”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 1, tr 19–20. 26. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 – 2002”, Tạp chí Tim mạch học, số 33, tr 9–34. 27. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1998), “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”, Nxb Y học, tr 38–67. 28. Bùi Quang Kinh (1995), “Đặc điểm lâm sàng và các biến chứng của bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện 4 từ 1985-1994”, Tạp chí Y học Quân sự, phụ san 2, tr 1–2. 29. Lý Ngọc Kính, Hoàng Mai Anh, Lê thị Thu, Nguyễn Hoài An và cộng sự (2004), “Các bệnh liên quan tới thuốc lá và cách phòng ngừa”, Nxb Y học, tr 25–27. 30. Phạm Thị Kim Lan (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, tr 26 – 48. 31. Nguyễn Thị Loan (1999), “Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở đồng bào dân tộc thiểu số”, Luận văn Thạc sĩ, tr 31-35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 32. Nguyễn Thị Loan, Lại Phú Thưởng (1999), “Nhận xét hình ảnh điện tâm đồ ở 86 bệnh nhân tăng huyết áp động mạch”, Tạp chí Y học thực hành, số 3, tr 36–37. 33. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (1997), “Kết quả bước đầu nghiên cứu rối loạn chuyển hoá Lipid ở 3 nhóm bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp và đái tháo đường có tăng huyết ápi”, Tạp chí Y học thực hành, số 3, tr 51–53. 34. Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2002), “Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở tuổi 15 - 75 trong cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Y học dự phòng, số 2, tr 24–28. 35. Huỳnh Văn Minh, Trần Đỗ Trinh, Trần Đức Thọ (1999), "Cường insulin một yếu tố nguy cơ mới ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát những năm 2000 ", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 17, tr 36–42. 36. Nguyễn Văn Nhương (2008), “ăn uống và điều trị bệnh cao huyết áp”, Nxb Thanh niên, tr 17–19. 37. Đào Ngọc Phong (2003), “Phương pháp nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng”, Nxb Y học, tr 103–108. 38. Đặng Duy Quý, Nguyễn Phú Kháng (2003), “Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp kháng trị”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 34, tr 56– 58. 39. Nguyễn Văn Quýnh (2003), “Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và quá trình điều trị với các biến chứng của tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học thực hành, số 9, tr 30–33. 40. Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1993), “Điện tâm đồ”, Nội khoa cơ sở, Nxb Y học, tr 137–151. 41. Trường Đại học Y Hà Nội (2007), “Sinh lý bệnh”, Bộ môn Miễn dịch – Sinh lý bệnh, tr 338–349. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 42. Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng Tuấn Đạt (2006), “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh ĐăkLăk, năm 2005”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, số 2, tr 92–98. 43. Nguyễn Quý Thắng (2005), “Một số nhận xét bước đầu về bệnh cao huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh này ở cán bộ diện tỉnh quản lý năm 2004”, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, tr 14–23. 44. Lê Anh Tuấn (2003), “Đặc điểm dịch tễ hội tăng huyết áp tại Hà Nộii”, Tạp chí Y học thực hành, số 3, tr 204–206. 45. Phạm Thắng (2003), “Tỷ lệ tăng huyết áp ở người già tại một số vùng thành thị và nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 2, tr 27–29. 46. Phạm Thắng (2003), “Tăng huyết áp”, Tạp chí Thông tin Y dược, số 10, tr 2–5. 47. Trần Đức Thành, Nguyễn Phú Kháng, Hoàng Mai Trang (2002), “Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp kịch phát”, Tạp chí Y dược học Quân sự, số 1, tr 54–57. 48. Lại Phú Thưởng, Mông Thị Hoa, Phạm Thị Nhuận(1998), “Thử tìm hiểu yếu tố liên quan tới tăng huyết áp động mạch ở 200 người tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr 10–13. 49. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2007), “Hướng dẫn đọc điện tim”, Nxb Y học, tr 78–123. 50. UBND xã Hoá Thượng (2007), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2007”, tr 1–2. 51. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Vũ Thị Vựng, Phạm Thiện Ngọc (2005). “Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số hoá sinh trên các đối tượng tăng huyết áp ở xã Xuân Canh - Đông Anh – Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu Y học, số 6, tr 41–49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 52. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Vũ Thị Vựng, Phạm Thái Sơn (2006), “Nghiên cứu xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp của nhân dân xã Xuân Canh - Đông Anh – Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu y học, số 1, tr 83–89. 53. Nguyễn Lân Việt (2007), “Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng”, Đề tài NCKH cấp Bộ, tr 1–31. TIẾNG ANH 54. Cheung BM, Wat NM, Man YB, Tam S, Cheng CH, Leung GM, Woo J, Janus ED, Lau CP, Lam TH, Lam KS (2008), "Relationship between the metabolic syndrome and the development of hypertension in the Hong Kong Cardiovascular Risk Factor Prevalence Study-2" (CRISPS2), Department of Medicine, University of Hong Kong, Am J Hypertens. Jan; 21(1), 17-22 pp 55. Collins R, Winkleby MA (2002), “African – American women and men at high and low risk for hypertension:a signal detection analysis of NHANES III, 1998 – 1994”, Prev Med, 2113 - 18 pp. 56. Costa JS, Barcellos FC, Sclowitz ML, Sclowitz IK, Castanheira M, Olinto MT, Menezes AM, Gigante DP, Macedo S, Fuchs SC (2007), “Hypertension prevalence and its associated risk factors in adults: apopulation-based study in Pelotas”, Universidade do Vale do Rio dos Sinos, Arq Bras Cardiol, Jan;88(1):59-65 pp. 57. Fields LE, Burt VL, Cutler JA, Hughes J, Roccella EJ, Sorlie P (2004), “The burden of aldult hypertension in the United States, 1999 – 2000”, a rising tide Hypertension, 398-404 pp. 58. Gus-M, Moreira-LB, Pimentel-M, Gleisener-AL, Moraes-RS, Fuchs-FD Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 (1998), “Associationof verious measurements of obesity and the prevalence of hypertension”, Arq-Brass-Cardio, 70(2), 11-4 pp. 59. Janghorbani M, Amini M, Gouya MM, Delavari A, Alikhani S, Mahdavi A (2008), " Prevalence and risk factors of arterial hypertension among urban Africans inworkplace: the obsolete role of body mass index", J Hypertens Mar;26(3), 419-26 pp. 60. Longo-Mbenza B, Nkoy Belila J, Vangu Ngoma D, Mbungu S (2007), "Nationwide survey of prevalence and risk factors of prehypertension and hypertension in Iranian adults", Division of Cardiology, Kinshasa University Clinics, Congo. Niger J Med, Jan-Mar;16(1):42-9 pp. 61. Li J, Xu C, Sun Z, Zheng L, Li J, Zhang D, Zhang X, Liu S, Zhao F, Hu D, Sun Y (2008), "Prevalence and risk factors for isolated untreated systolic hypertension in rural Mongolian and Han populations" Division of Cardiology, Shengjing Hospital of China Medical University, Shenyang, PR China, Acta Cardiol, Jun 63(3), 389-93 pp 62. Medik VA, Veber VR, Rubanova MP, Kopina MN, Kazymov MS, Bachmanov AA, Shmat'ko DP, Zakharova IuV (2007), "The prevalence of the arterial hypertension and associated risk factors among population of various gender and age", Probl Sotsialnoi Gig Zdravookhranenniiai Istor Med, Sep-Oct;(5), 3-5 pp 63. Mohan V, Deepa M, Farooq S, Datta M, Deepa R (2007), " Prevalence, awareness and control of hypertension in Chennai--The Chennai Urban Rural Epidemiology Study ", Madras Diabetes Research Foundation, Dr Mohan's Diabetes Specialities Center, Gopalapuram, Chennai, India. J Assoc Physicians India, May;55:326-32 pp. 64. Oanca ME, Azoicai D, Manole A, Ivan A (2007), "Contributions to the Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 knowledge of clinical and epidemiological features of essential arterial hypertension in Moldavia, Romania" Rev Med Chir Soc Med Nat Iasi. Oct-Dec;111(4), 1012-6 pp. 65. Perticone F, Maio R, Sciacqua A, Andreozzi F, Iemma G, Perticone M, Zoccali C, Sesti G (2008), "Endothelial dysfunction and C-reactive protein are risk factors for diabetes in essential hypertension", Department of Experimental and Clinical Medicine G. Salvatore, University Magna Graecia of Catanzaro, Catanzaro, Italy, Epub Oct 10, Diabetes Jan;57(1):167-71 pp. 66. Steyn N.P, Senekal M, Brits S (2000), “Weight and health status of black female students”, S. Afr. Med. J, Feb, 90 (2), 146-52 pp. 67. Thakur A.k, Achari V (2000), “A study of Lipid levels incom- plicated hypertension”, Indian-Heart J, Mar-Apr, 52(2), 173-7 pp. 68. Weycker D, Nichols GA, O'Keeffe-Rosetti M, Edelsberg J, Khan ZM, Kaura S, Oster G (2007), " Risk-factor clustering and cardiovascular disease risk in hypertensive patients", Policy Analysis, Inc., Brookline, Massachusetts 02445, USA. J Hypertens, Jun;20(6):599-607 pp. 69. World Health Organization (2005), “Preventinh chronic diseases avital investment”, 28-29 pp 70. Xu C, Sun Z, Zheng L, Zhang D, Li J, Zhang X, Liu S, Li J, Zhao F, Hu D, Sun Y (2008), "Prevalence of and risk factors for isolated systolic hypertension in the rural adult population of Liaoning Province, China" Division of Cardiology, Shengjing Hospital of China Medical University, Shenyang, China, J Int Med Res, Mar-Apr;36(2), 353-6 pp 25.5 71.6 17.5 56.3 19.5 54.3 10 40.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 BM ®•îc ¨n riªng vµ nhiÒu chÊt DD BM ®•îc ¨n kiªng BM ®•îc NVYT ch¨m sãc BM ®•îc CS tèt Tr•íc can thiÖp Sau can thiÖp % PHIẾU ĐIỀU TRA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG Mã phiếu: ……………….. (điều tra viên không viết vào đây) LỜI GIỚI THIỆU Xin chào anh/chị! Tôi là …………………………. thuộc Sở Y tế Thái Nguyên tiến hành điều tra về bệnh tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ của người trưởng thành ở địa phương chúng ta. Chúng tôi mời anh/chị tham gia đợt điều tra này. Những thông tin mà anh chị cung cấp sẽ rất có ích cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tăng huyết áp trong giai đoạn tới. Chúng tôi sẽ tuyệt đối giữ bí mật những thông tin này. Trong qúa trình phỏng vấn anh/chị có quyền từ chối trả lời những câu hỏi mà anh/chị không muốn trả lời hoặc yêu cầu ngừng phỏng vấn bất cứ lúc nào. Cuộc phỏng vấn của chúng ta sẽ kéo dài trong khoảng 45 phút. Thoả thuận của đối tượng Đồng ý Ký, ghi rõ họ tên: Không đồng ý Ký, ghi rõ họ tên: Thời gian bắt đầu phỏng vấn ………. giờ ………….. phút THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU VÀ TIỀN SỬ Câu hỏi Trả lời 1 Giới tính Nam 1 Nữ 2 2 Ngày, tháng, năm sinh? Không biết (đánh số 77- 77- 7777) ….../…../…… Nếu biết, chuyển câu 4 Ngày tháng năm 3 Hiện nay, anh/chị bao nhiêu tuổi? ……. Tuổi 4 Tổng cộng, anh/chị đi học được bao nhiêu năm (không kể đi nhà trẻ, mẫu giáo) ……. Năm 5 Cấp học cao nhất mà anh/chị đã học xong Cấp I (tiểu học) 1 Cấp II (Trung học cơ sở) 2 Cấp III (Phổ thông trung học) 3 SĐH, ĐH, CĐ, THCN 4 Khác (ghi rõ) …………… 6 Dân tộc Dân tộc Kinh 1 Sán dìu 2 Khác (ghi rõ)…………….. 7 Nghề nghiệp chính của anh/chị trong 12 tháng qua là gì? Nông dân 1 Cán bộ 2 Công nhân 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Buôn bán 4 Hưu trí 5 Khác (ghi rõ)……………. 8 Từ trước đến nay có cán bộ y tế nào nói anh, chị bị tăng huyết áp không ? Có 1 Không 2 9 Anh/chị có biết số đo huyết áp của bản thân không? Có 1 Không 2 10 Nếu có, số đo huyết áp của anh/chị khoảng bao nhiêu Chỉ số HA ……../……..mmHg 11 Nếu hiện tại dùng thuốc hoặc một biện pháp hạ áp, xin anh/chị hãy liệt kê cụ thể Dùng thuốc hạ áp Chế độ ăn kiêng Áp dụng các phương pháp giảm cân Giảm, bỏ thuốc lá Luyện tập thể dục Dùng thuốc nam, lá cây Khác (ghi rõ)………… Không nhớ/không trả lời 1 2 3 4 5 6 7 99 12 Anh/chị có biết để phát hiện bệnh bệnh tăng huyết áp sử dụng biện pháp nào? Đo huyết áp thường xuyên Xét nghiệm máu Siêu âm tim mạch Không biết 1 2 3 4 13 Trong gia đình anh/chị có ai bị bệnh tăng huyết áp không ? Có 1 Không 2 ĐÁNH GIÁ HÀNH VI Sử dụng thuốc lá Câu hỏi Trả lời 14 Hiện tại, anh/chị có hút các sản phẩm thuốc lá không? (ví dụ: thuốc lá điếu, thuốc lào, xì gà hoặc tẩu). Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển câu 22 15 Nếu có Anh /chị có hút các sản phẩm thuốc lá Hàng ngày không? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển câu 18 16 Anh/chị hút thuốc lá hàng ngày năm bao nhiêu tuổi? …. Tuổi Không nhớ (đánh số 77) 17 Trung bình, anh/chị hút bao nhiêu điếu mỗi ngày (ghi rõ loại thuốc lá/lào)? Tên thuốc……… …điếu 18 Anh /chị có nhớ lần đầu tiên anh/chị hút thuốc cách đây bao lâu không? (Chỉ chọn 1 trong 3 lựa chọn ở bên ) …….Năm Hoặc ………Tháng Hoặc………. Tuần Không nhớ (đánh số 77) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Anh/chị đã hút thuốc lá/lào trong khoảng thời gian bao lâu? (Cộng tất cả số thời gian mà đối tượng đã hút từ trước đến giờ) Số năm…………… Số tháng…………. Không nhớ (đánh số 77) 20 Nếu anh/chị đã bỏ hút thuốc, anh/chị đã bỏ được bao nhiêu năm rồi? Số năm……….. Số tháng……… Không bỏ 1 Không nhớ (đánh số 77) 21 Anh/chị có thường xuyên nhai thuốc lào hoặc nhai thuốc lá không? (ví dụ nhai cùng với trầu)? Có, hiện tại vẫn 1 Dùng 2 Không, đã từng nhai 3 Chưa bao giờ 99 Không trả lời 22 Anh/chị đã từng sống/làm việc cùng với người hút thuốc lá/lào không? (Sống trong môi trường phải ngửi khói thuốc lá). Có 1 Không 2 Không biết 77 23 Nếu có, Anh/chị phải sống trong môi trường đó bao lâu? Số năm ……… Số tháng ……… Không nhớ (đánh số 77) Tiêu thụ rượu 24 Trong vòng 12 tháng qua anh/chị có uống bia, rượu không? Có Không 1 2 Nếu không, chuyển 28 25 Anh/chị hãy dùng loại bia/rượu nào nhất? (ghi rõ tên loại) ……………….. 26 Trong vòng 12 tháng qua, anh/chị uống loại bia, rượu mà anh/chị hay dùng nhất như thế nào? Hàng ngày 1 5-6 ngày/tuần 2 1-4 ngày/tuần 3 1-3 ngày/tháng 4 ít hơn 1 lần/tháng 5 27 Anh/chị uống bia/rượu, trung bình uống bao nhiêu một ngày? Không biết (đánh số 77) Rượu Bia ……….ml ……...ml 28 Trong vòng 1 tháng qua anh/chị có uống bia, rượu không? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển 30 29 Trong vòng 7 ngày qua anh/chị uống bao nhiêu bia/rượu mỗi ngày Bia Rượu Ngày thứ 1 ………….ml ………..ml Ngày thứ 2 …………..ml ………..ml Ngày thứ 3 …………..ml ………..ml Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngày thứ 4 …………..ml ………..ml Ngày thứ 5 …………..ml ………..ml Ngày thứ 6 …………..ml ………..ml Ngày thứ 7 …………..ml ………..ml Không biết (đánh số 77) Chế độ ăn Câu hỏi Trả lời 30 Trong 1 tuần, trung bình bao nhiêu ngày anh/chị ăn quả chín? ……ngày/tuần Không biết (đánh số 77) 31 Bao nhiêu lần anh/chị ăn quả chín trong 1 ngày? …… lần/ngày Không biết (đánh số 77) 32 Trong 1 tuần, trung bình bao nhiêu ngày anh/chị ăn rau/củ (trừ khoai, sắn)? ……. Ngày/tuần Không biết (đánh số 77) 33 Bao nhiêu lần anh/chị ăn rau/củ trong 1 ngày? ………. Lần/ngày Không biết (đánh số 77) 34 So các những người khác anh/chị là người ăn gia vị mặn như thế nào Ăn mặn 1 Ăn nhạt 2 Ăn bình thường 3 Hoạt động thể lực Công việc 35 Công việc của anh/chị có liên quan đến các hoạt động mạnh (như nhấc nặng, đào bới, công việc xây dựng, cưa gỗ, chạy hoặc chơi thể thao phải gắng sức) trong vòng ít nhất 10 phút mỗi lần không? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển 39 36 Trong năm vừa qua, bao nhiêu tháng anh/chị làm việc nặng …………... tháng 37 Trong một tuân tiêu biểu, bao nhiêu ngày anh/chị làm những công việc nặng như thế? ………. Ngày/tuần 38 Trong một ngày, anh/chị phải làm những công việc nặng như thế bao lâu? ………: ……./ngày Giờ phút 39 Công việc của anh/chị có liên quan đến các hoạt động cường độ vừa phải làm tăng nhẹ nhịp thờ hoặc nhịp tim (như đi nhanh, mang các nhẹ, dọn dẹp nhà, làm ruộng, sơn hoặc trát vữa nhà, làm vườn, bơi, leo cầu thang) trong vòng ít nhất 10 phút mỗi lần không? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển 42 40 Trong một tuần tiêu biểu, bao nhiêu ngày anh/chị làm những công việc có cường độ vừa phải như thế? …… ngày/tuần 41 Trong một ngày, anh/chị phải làm những công ……. : ……./ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên việc cường độ vừa phải như thế trong bao lâu? Giờ phút Đi lại 42 Trong ngày anh/chị có đi bộ hoặc đạp xe trong vòng ít nhất 10 phút liên tục để đi từ nơi này đến nơi khác không? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển 45 43 Trong 1 tuần tiêu biểu, bao nhiêu ngày anh/chị đi bộ hoặc đạp xe trong vòng ít nhất 10 phút liên tục để đi từ nơi này đến nơi khác? ……. Ngày/tuần 44 Trong 1 ngày, anh/chị đi nộ hoặc đạp xe bao lâu? …….:………/ngày Giờ phút Các hoạt động thể thao giải trí 45 Anh/chị có tham gia hoạt động thể thao, tập thể hình hoặc các hoạt động giải trí có làm tăng mạnh nhịp thờ hoặc nhịp tim (chạy, đá bóng…) trong vòng ít nhất 10 phút một lần không? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển 48 46 Trong một tuần tiêu biểu, bao nhiêu ngày anh/chị chơi thể thao có cường độ mạnh? ………..ngày/tuần 47 Trong một ngày, anh/chị chơi thể thao có cường độ bao lâu? ………: ………/ngày Giờ phút 48 Anh/chị có chơi các môn thể thao có cường độ vừa phải mà làm tăng nhẹ nhịp tim, nhịp thở (như đi bộ, đạp xe, bơi, bóng chuyền) ít nhất trong 10 phút liên tục? Có 1 Không 2 Nếu không, chuyển 51 49 Trong một tuần tiêu biểu, bao nhiêu ngày anh/chị chơi các môn thể thao có cường độ vừa phải? ……….ngày/tuần 50 Trong một ngày, anh/chị chơi thể thao có cường độ vừa phải trong bao lâu? ……….: ………./ngày Giờ phút Thói quen nghỉ ngơi tĩnh tại 51 Trong một ngày tiêu biểu, anh chị, ngồi hoặc nằm dựa trong bao lâu? ……..: ……../ngày Giờ phút Thời gian kết thúc phỏng vấn: ……… giờ……. Phút Ngày….tháng….năm ……. Cán bộ phỏng vấn (ký) Họ tên……………………………… PHIẾU ĐO NHÂN TRẮC, HUYẾT ÁP VÀ XÉT NGHIỆM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tỉnh: Thái Nguyên Huyện: Đồng Hỷ Xã: Hoá Thượng Tên đối tượng:…………………………... thôn…………………………Mã đtg 1. Huyết áp: Lần 1: / mmHg; Lần 2: / mmHg; Lần 3: / mmHg. (Chỉ đo HA lần 3 khi lần 1 và 2 chênh nhau > 10mmHg hoặc ở ranh giới giữa cao và bình thường) (HATT  140mmHg; HATTr  90mmHg) Người thực hiện ký 2. Chiều cao: …………. cm 3. Cân nặng: …………. kg BMI  23: 1= có; 2= không 4. Vòng eo: …………. cm 1. Nữ:  80cm 2. Nam > 90 cm 5. Vòng hông: ………….cm Người thực hiện ký 6. Xét nghiệm: Có : 1 Không: 2 XN máu 3 chỉ số (cholesterol; glucose; creatinin) XN nước tiểu (protein) Điện tâm đồ Phiếu trắc nghiệm Phỏng vấn Lấy máu ngay Ghi lấy hẹn (2b) (2c) (1) (3) Người thực hiện (ký) (2a) SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM Y TẾ ĐỒNG HỶ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Đồng Hỷ, ngày tháng năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHIẾU ĐIỆN TÂM ĐỒ Họ tên:…………………………..……………Mã đối tượng ........................................................................ Xóm……………………., thôn………………….., xã Hoá thượng. Kết quả điện tim: - Chuyển đạo mẫu: ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................ - Nhịp, tần số:…………………………...góc  ............................................................................................. - Trục:……………………………………tư thế tim ...................................................................................... - P:…………………………….………….PQ ............................................................................................... - QRS: ............................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................ - ST: ................................................................................................................................................................ - T: ................................................................................................................................................................. - QT: ............................................................................................................................................................... - Chuyển đạo trước tim: ............................................................................................................................... Kết luận: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ BS CHUYÊN KHOA NGƯỜI VIẾT PHIẾU Họ tên: …………………………. Họ tên: ……………………… SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM Y TẾ ĐỒNG HỶ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Đồng Hỷ, ngày tháng năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHIẾU XÉT NGHIỆM HÓA SINH MÁU (3 chỉ số) Họ tên:………………………………………..……..Nam/Nữ Mã đối tượng………………… Xóm………………….., thôn…………………………………………..…, xã Hóa Thượng. Tên XN Trị số bình thường Kết quả 1. Cholesterol 3,9 - 5,2 mmol/L mmol/L 2. Glucose 3,9 - 6,4 mmol/L mmol/L 3. Creatinin Nam: 62 - 120 mol/L Nữ: 53 - 100 mol/L mmol/L BÁC SỸ XÉT NGHIỆM NGƯỜI VIẾT PHIẾU Họ tên: ……………………………………… Họ tên:…………………………………. SỞ Y TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM Y TẾ ĐỒNG HỶ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Đồng Hỷ, ngày tháng năm 2007 PHIẾU XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU Họ tên:…………………………………..……..Nam/Nữ Mã đối tượng…………………… Xóm………………….., thôn…………………………………………..…, xã Hóa Thượng. Tên XN Trị số bình thường Kết quả 1. Định lượng Protein Không có g/l BÁC SỸ XÉT NGHIỆM NGƯỜI VIẾT PHIẾU Họ tên: ……………………………………… Họ tên:………………………………….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_benh_tang_huyet_ap_va_roi_loan_chuyen_hoa_o_ngu_.pdf
Luận văn liên quan