Chải răng là một yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với bệnh răng miệng,
những HS không chải răng, chải răng không đúng cách hoặc thời điểm chải răng
không phù hợp thì có nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng gấp 2,64 lần so với
những học sinh chải răng thường xuyên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Số HS không chải ră ng bị mắc bệnh chiếm 49,5% (bảng 3.26 ), điều này
chúng ta đều thấy rõ khi ăn xong nếu không chải răng thì các chất hoá học, các
độc tố của vi khuẩn tiết ra sẽ gây phá huỷ men răng hay chất khoáng của răng bị
mất sẽ bị sâu răng. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan cho thấy không chải
răng có mối liên quan rất lớn đối với bệnh răng miệng và bệnh quanh răng, ở dân
tộc Thái là 65,7%, người kinh là 25,07% [18]. Hiện nay ở một số xã vùng cao,
vùng dân tộc ít người thì tỷ lệ HS được chăm sóc răng miệng, chải răng còn rất
thấp thậm chí nhiều HS không có bàn chải để chải răng. Cho nên đây là vấn đề
còn tồn tại cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ, tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ để
người dân hiểu biết hơn về yếu tố nguy cơ này.
85 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8922 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng và kiến thức-Thái độ -thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn -tỉnh Yên Bái năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế tỉnh Yên Bái, tỷ lệ sâu răng của học sinh
tiểu học trong toàn tỉnh là 64% nhưng tỷ lệ viêm lợi cao hơn, so với toàn tỉnh tỷ
lệ viêm lợi là 31%. Kết quả ở nghiên cứu này lại thấp hơn nghiên cứu trên HS
tiểu học cùng lứa tuổi của Đào Thị Ngọc Lan (năm 2002) tỷ lệ bệnh quanh răng
là 45,5% [18]. Tỷ lệ SR tương đối đối phù hợp với kết quả điều tra của viện
RHM năm 2004 HS lứa tuổi 7-11 có tỷ lệ sâu răng là 63,05%; còn tỷ lệ viêm lợi
thấp hơn nghiên cứu của viện RHM học sinh 7 đến 11 tuổi viêm lợi 45,1%. Thấp
hơn nghiên cứu của Trần Văn Trường (2004) trẻ 6 tuổi bị viêm lợi chiếm 50,5%
[36]. Trong những năm gần đây hoạt động của chương trình nha học được đã bị
co hẹp lại chủ yếu thực hiện ở thành phố Yên Bái. Các chức năng của Nha học
đường còn chưa được thực hiện hết nên tỷ lệ bệnh răng miệng không những
không giảm mà còn gia tăng, đặc biệt là học sinh ở vùng cao, vùng sâu vùng xa,
nhiều học sinh không có bàn chải để chải răng. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh ăn vặt
tăng lên do đó bệnh răng miệng có xu hướng ngày càng tăng nhất là ở vùng thấp.
Báo cáo công tác Nha học đường hàng năm ở Thành phố Yên Bái, sâu răng 64%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
viêm lợi 37%; ở thị xã Tuyên Quang tỷ lệ sâu răng này là 63,5%, viêm lợi 36%; ở
thành phố Lao Cai sâu răng là 63%, viêm lợi 35%. Các tỷ lệ này tương đương với
các kết quả thu được ở các tỉnh miền núi phía Bắc điều tra năm 2004 và cũng sấp
xỉ với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Về phân bố tỷ lệ bệnh theo độ tuổi của học sinh thì ở HS 7 tuổi (học lớp 1 )
mắc bệnh răng miệng chiếm tỷ lệ cao nhất 27,72% (sâu răng là 23,86%, viêm lợi
3,86%), mức độ mắc bệnh giảm dần theo tuổi, tỷ lệ mắc thấp nhất là 11 tuổi
12,98% (bảng 3.8). Theo các lứa tuổi (từ 7-11 tuổi) thì tỷ lệ sâu răng cao 62,75%,
tỷ lệ viêm lợi 8,5%. Điều này tương đối phù hợp với sự phát triển trí tuệ của trẻ,
trẻ càng lớn thì việc thực hành vệ sinh răng miệng càng tốt vì có kiến thức và thái
độ tốt để phòng bệnh; hơn nữa trong lứa tuổi 10-11 thì chủ yếu là răng vĩnh viễn
đã phát triển nên những tổn thương do sâu ở răng vĩnh viễn thấp hơn răng sữa,
sức chịu đựng của răng vĩnh viễn tốt hơn răng sữa. Theo nhiên cứu của Nguyễn
Thị Thu Hương tại Thái Nguyên (2003) thì tỷ lệ sâu răng ở 7 tuổi chiếm 25,5%
và ở tuổi 11 là 13% [9] . Theo báo cáo bệnh răng miệng của Viện Răng Hàm Mặt
(2004) tỷ lệ sâu răng ở 7 tuổi là 24,8%, 11 tuổi 15%. Tỷ lệ sâu răng xuất hiện ở
HS nam 45,61%, cao hơn HS nữ 42,46% (bảng 3.9), đối với bệnh viêm lợi thì tỷ
lệ mắc bệnh ở nam cũng cao hơn nữ (nam 6,32%, nữ 5,61%) các nghiên cứu khác
cũng giống với kết quả của nghiên cứu này [39], [40].
* Tổn thương do sâu răng theo loại răng
Răng sữa
Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở học sinh răng sữa chiếm tỷ lệ
cao 73,68%, đối với răng vĩnh viễn 26,32%, trong đó sâu răng sữa chiếm 64,91% ,
viêm lợi ở răng sữa chiếm 8,77% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ
này thấp hơn so với nghiên cứu tại Bắc Cạn năm 2002 của Nguyễn Lê Thanh đưa ra ở
HS lứa tuổi 9-11 có tỷ lệ sâu răng sữa là 79,7%, và viêm lợi ở răng sữa là 25,67%
[22]. Do răng sữa có sức chịu đựng với các tác nhân gây tổn thương kém hơn răng
vĩnh viễn đặc biệt với các chất hoá học và vi khuẩn nên tỷ lệ sâu răng và mắc các
bệnh răng miệng đối với những học sinh đang có răng sữa cao hơn HS đã có răng
vĩnh viễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Tỷ lệ sâu răng sữa trong nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Đào Thị Ngọc
Lan năm 2002 là 63% [18]. Nhưng so với các nghiên cứu khác tỷ lệ sâu răng sữa của
nghiên cứu này thấp hơn tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 6 tuổi của Dương Thị Truyền
tại thị xã Long Xuyên, An Giang sâu răng sữa là 83,7%, của Nguyễn Hoàng Anh tại
Long An 92% , của Viện RHM trẻ em 6 tuổi trên toàn quốc 83,70%, trẻ em vùng
đồng bằng sông Cửu Long 97,5% [31], [24],[25].
Răng vĩnh viễn
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của HS 2 trường là 23,16%. Tỷ lệ sâu răng này thấp
hơn điều tra toàn quốc năm 2003 của Viện RHM Hà Nội HS 6 đến 8 tuổi tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn là 25,4%. Cao hơn so với điều tra của Viện RHM năm 1995 ở Miền
Bắc lứa tuổi 7-11 có tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 18,2%; Trong điều kiện hiện nay bệnh
sâu răng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như tình trạng kinh tế xã hội tăng, chế độ
ăn uống thay đổi, chế độ ăn nhiều đường sữa bánh kẹo. Trên Thế giới hiện nay tỷ lệ
sâu răng đang có xu hướng tăng lên nhất ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ bệnh sâu
răng ở nước ta hiện nay cũng phù hợp với đánh giá trên.
Nghĩa Lộ và Nậm Búng là 2 vùng khác nhau của một huyện. Nghĩa Lộ thuộc
vùng thấp và là trung tâm của huyện các điều kiện về kinh tế cũng như xã hội phát
triển hơn Nậm Búng, dân tộc chủ yếu là người Kinh sinh sống. Ngược lại với Nậm
Búng là một xã vùng cao điều kiện kinh tế, xã hội và các mặt khác đều kém phát triển.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này thì tỷ lệ HS mắc bệnh răng miệng ở Nậm Búng thấp
hơn Nghĩa Lộ; ở Nghĩa Lộ tỷ lệ mắc sâu răng là 77,07%, Nậm búng tỷ lệ mắc bệnh
sâu răng chiếm 47,69%. Do điều kiện kinh tế khó khăn của các gia đình học sinh nên
học sinh ở Nậm búng không có hoặc hạn chế được thói quen ăn vặt một yếu tố liên
quan chặc chẽ với bệnh răng miệng đặc biệt là bệnh sâu răng. ở Nghĩa Lộ , học sinh
luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố về môi trường ăn vặt ( ăn kẹo, bánh ngọt, sữa…) và
thực hành vệ sinh răng miệng của HS có nhiều hạn chế nên tỷ lệ sâu răng cao hơn ở
Nậm Búng. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) tại các huyện ở tỉnh Yên
Bái thì tỷ lệ mắc sâu răng ở HS vùng cao thấp hơn ở vùng thấp (vùng cao tỷ lệ sâu
răng là 45% nhưng ở vùng thấp, thành phố thì tỷ lệ sâu răng là 56%) [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Chỉ số smt ( sâu - mất - trám răng sữa) ở nghiên cứu này là 2,68, thấp hơn
so với chỉ số sâu, mất, trám răng sữa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2006 là 4,31
(bảng 3.11) Chỉ số răng sâu đối với răng sữa là 2,56 nhưng chỉ số răng hàn và
răng mất rất thấp (0,02), điều đó chứng tỏ rằng việc chăm sóc và điều trị bệnh
răng miệng cho HS ở đây rất ít và hầu như chưa được can thiệp gì. Kết quả này
cùng giống như Nguyễn Thị Bạch Yến và cộng sự nghiên cứu ở trường tiểu học
Tràng An, Hà Nội, chỉ smt là 3,09, số răng cần điều trị khá cao trong khi số răng
đã được điều trị còn quá thấp 0,03 [41].
So với điều tra toàn quốc năm 2007, chỉ số smt là 4,1 ở Hà Giang 4,68, ở
Yên Bái (2007) 3,85. Như vậy, chỉ số smt ở học sinh tiểu học còn tương đối cao ,
chỉ số răng được điều trị thấp, tuy nhiên ở Yên Bái chỉ số này thấp hơn ở các tỉnh
khác, ở thành phố Hà Nội là 3,34, thành phố Hồ Chí Minh là 3,89 [25],[28].
Điều này nói lên việc phát hiện và điều trị sớm cho hàm răng sữa của trẻ em còn
chưa được quan tâm ở tất cả các dân tộc, kể cả người Kinh. Có thể do nhận thức
của cha mẹ cho rằng răng sữa là răng tạm thời, thời gian tồn tại ngắn, đến tuổi sẽ
thay nên không cần chữa. Mặt khác có một thực tế là ở địa phương, do thiếu thầy
thuốc chuyên khoa, thiếu trang thiết bị máy móc, nên ở ngay trung tâm tỉnh
(thành phố), việc chữa răng cho trẻ em cũng còn hạn chế.
Qua các nghiên cứu cho chúng ta biết nhu cầu điều trị cho các em học sinh
về bệnh răng miệng rất lớn để đảm bảo học tập cũng như sức khoẻ của học sinh.
Chỉ số SMT răng vĩnh viễn trong nghiên cứu này tương đối thấp 0,37, vì các em
học sinh ở cả 2 khu vực đã có ý thức giữ gìn và vệ sinh răng miệng tốt nên chỉ số
răng sâu, mất, trám đối với răng vĩnh viễn là 0,37, tương đương với điều tra bệnh
răng miệng toàn quốc năm 2005, chỉ số SMT răng vĩnh viễn là 0,4. Chỉ số điều trị
(hàn răng sâu) thấp 0,02. Nghiên cứu của Ngô Đồng Khanh, Vũ Thị Kiều Diễm
và cộng sự điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của người dân tại Thành phố Hồ
Chí Minh năm 1990 cho biết có 70,80% người chưa bao giờ đi đến phòng răng,
dù có bệnh về răng. Nông thôn 72% người dân không biết dùng bàn chải đánh
răng [24]. Điều này phù hợp với báo cáo chung hàng năm về nha học đường của
huyện Văn Chấn cũng như các huyện khác trong toàn tỉnh những năm về trước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
còn vài năm lại đây ý thức vệ sinh răng miệng của các em HS đã có nhiều cải
thiện góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng xuống. Chính vì vậy, chỉ số
răng sâu và sâu -mất-trám ở răng vĩnh viễn thấp [37].
Bảng 3.12 cho thấy có rất nhiều tổn thương bệnh lý trên răng, tỷ lệ bệnh
sâu ngà sâu chiếm tỷ lệ cao nhất 17%, sâu ngà nông 14,5%, mất răng do sâu
9,3%, biến chứng viêm tuỷ răng 5,8%. Các tổn thương bệnh lý này chủ yếu xảy
ra ở răng sữa. Điều này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thu
Hương (2003) ở các trường tiểu học của thành phố Thái Nguyên: sâu ngà sâu là
15,8%, sâu men là 8,7%, phù hợp với báo cáo công tác Nha học đường của Sở Y
tế Yên Bái năm 2006: răng mất do sâu là 9%, hàn lại răng sâu là 3,2% và tình
trạng biến chứng viêm tuỷ răng là 6%. Do sự hiểu biết của người dân còn thấp do
đó các bậc phụ huynh ít quan tâm đến vấn đề răng miệng của học sinh. Khi mới
mắc bệnh sâu răng (sâu men) mà không được điều trị cũng như vệ sinh răng
miệng tốt thì sẽ bị tổn thương sâu hơn thậm chí để lại những biến chứng nguy
hiểm như viêm tuỷ, mất răng do sâu. Tình trạng này cũng là tình trạng chung cho
các tỉnh vùng núi phía bắc do đó tỷ lệ tổn thương răng ở nhiều mức độ còn cao.
Theo nghiên cứu này trung bình mỗi em học sinh bị sâu răng từ 2 dến 3 chiếc
răng, đa số là sâu răng hàm (70%), cá biệt có em bị sâu 8 đến 10 chiếc răng do đó
đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sự học tập của các em. Có những em bị
biến chứng viêm lợi, viêm tuỷ răng, mất răng do sâu làm cho các em thường
xuyên bị đau đớn và không ăn được nên đã phải đi điều trị và ảnh hưởng đến sự
phát triển thể chất và trí tuệ của học sinh.
Hoạt động nha học đường đã được triển khai rộng khắp trong cả nước nhưng
qua so sánh số liệu điều tra cơ bản về tình hình sâu răng và viêm lợi qua các nghiên
cứu trên cho thấy tỷ lệ sâu răng và viêm lợi vẫn còn ở mức cao, chỉ số SMT ở lứa tuổi
học sinh trường tiểu học có giảm nhưng không bền vững, mức độ tổn thương trên
mỗi răng cao hơn. Trong những năm gần đây từ năm 2006 đến nay, tại tỉnh Yên Bái
chương trình Nha học đường tại các trường học không hoạt động hoặc hoạt động yếu
do không có cán bộ chuyên trách do đó việc chăm sóc răng miệng cho học sinh không
được thường xuyên. Thói quen ăn vặt của học sinh tăng lên, ở lớp học nhất là ở các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
trường học bán trú thì HS lại không được chải răng, xúc miệng sau ăn, vì thế tỷ lệ sâu
răng và viêm lợi vẫn duy trì ở mức cao. Hơn thế nữa tỷ lệ bệnh răng miệng giữa 2 khu
vực cũng khác nhau ở Nghĩa Lộ cao hơn Nậm Búng, ngoài ra nhận thức của người
dân còn hạn chế do vậy việc phòng bệnh răng miệng cho học sinh của các bậc phụ
huynh và giáo viên nhà trường không được thường xuyên sát sao. Công tác tuyên
truyền, giáo dục sức khoẻ cho phụ huynh, giáo viên cũng như học sinh về công tác y
tế học đường của ngành y tế chưa được tốt và đầy đủ. Do vậy, cần phải tăng cường
các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng và trường học để
nâng cao nhận thức cho người dân cũng như học sinh thay đổi hành vi (kiến thức,
thái độ, thực hành) trong việc phòng bệnh răng miệng. Mặt khác phải thường
xuyên đào tạo, tập huấn cho cán bộ, giáo viên nhà trường và cán bộ y tế nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn để có thể làm tốt hơn nữa công tác y tế học đường
ở tất cả các trường học nhất là các trường mần non và tiểu học.
4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng của HS.
Nghiên cứu về KAP (Kiến thức, thái độ và thực hành) cũng chỉ ra cho
chúng ta thấy một số kết quả có ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh răng miệng của
học sinh.
4.2.1. Về kiến thức
Muốn phòng bệnh tốt cần phải có kiến thức tốt trên cơ sở đó mới thay đổi
thái độ, hướng tới hành vi thực hành đúng, dần dần có hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh
RM. Tuy nhiên ở các em HS nhỏ tuổi (7-8 tuổi ) thì việc nhận thức về các vấn đề
còn rất nông cạn, đặc biệt về vấn đề sức khoẻ, hiểu thế nào thì nói thế, chưa thể
có một định nghĩa rõ ràng về bệnh răng miệng, các em chưa có ý thức tốt trong
phòng, chống bệnh.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ HS 2 trường có tới
70,75% có kiến thức tốt về chăm sóc RM (đạt là trả lời đúng tối thiểu 5 trong 7
câu về kiến thức CSRM). Trong đó ở trường Nghĩa Lộ kiến thức tốt là 43,25%,
cao hơn ở Nậm Búng 27,5%. Có 29,25% HS hiểu chưa đúng về bệnh răng miệng,
trong đó ở Nghĩa Lộ kiến thức chưa đúng là 8%, ở Nậm Búng là 21,25%. Như
vậy kiến thức chung về bệnh răng miệng của HS Nậm búng đạt tỷ lệ thấp hơn so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
với Nghĩa Lộ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Về nguyên nhân gây
sâu răng (bảng 3.14) có 33,0% tỷ lệ HS không biết được nguyên nhân gây bệnh.
Trong đó trường Nậm Búng chiếm tỷ lệ cao hơn (46,15%), trường Nghĩa Lộ
20,49% còn lại 66,9% HS nắm được nguyên nhân gây bệnh răng miệng nhưng
trong đó tỷ lệ HS trường Nghĩa Lộ có kiến thức về bệnh RM cao hơn Nậm Búng .
Nguyên nhân do ăn kẹo đường (Nghĩa Lộ 46,34%, Nậm Búng 25,64%), không
chải răng (Nghĩa Lộ 21,46%, Nậm Búng 18,97%). Kết quả này cho thấy tỷ lệ HS
không biết nguyên nhân gây bệnh còn cao vì vậy mà các em đã không đủ kiến
thức để tự mình phòng bệnh răng miệng, dẫn đến tỷ lệ sâu răng cao, đồng thời có
sự chênh lệch giữa 2 khu vực với nhau. Nhận thức của HS vùng cao có phần hạn
chế hơn HS ở vùng thấp.
Ngoài ra số tỷ lệ HS cả 2 trường hiểu rõ cách phòng tránh bệnh RM (bảng
3.14) đạt 69,5%, tỷ lệ HS hiểu sai về phòng bệnh là 30,5%. Trong đó tỷ lệ HS
trường Nậm búng hiểu sai cao hơn trường Nghĩa Lộ (Nậm búng 47,69, Nghĩa Lộ
14,15%). Theo Đào Thị Dung (2007) khi nghiên cứu về kiến thức và thực hành
của HS tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội thì tỷ lệ HS có kiến thức chưa tốt về bệnh
răng miệng là 43,76%, 47,74 hiểu sai về nguyên nhân gây bệnh, và 55,34% HS
không hiểu về cách phòng bệnh. Kết quả trong nghiên cứu này tương đối phù hợp
và sát với tình hình thực tế về kiến thức của HS tại 2 trường tiều học đó [4].
Như vậy kiến thức của HS về CSRM còn hạn chế, đã có hơn 30% số HS
chưa hiểu biết gì về bệnh răng miệng. Trong quá trình nâng cao nhận thức cho
HS, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục CSRM tại nhà trường, hơn nữa phải
tăng cường thêm các phương pháp giáo dục và bổ sung kiến thức về CSRM cho
HS. Việc truyền đạt kiến thức ngoài trách nhiệm của cán bộ YTHĐ nên có sự
phối hợp của cả giáo viên và PHHS, đặc biệt là qua giáo viên chủ nhiệm là phù
hợp và hiệu quả nhất.
4.2.2. Về thái độ
Thái độ chính là những suy nghĩ, quan điểm, nhìn nhận của HS về bệnh
răng miệng, trong kết quả này cho thấy tỷ lệ HS 2 trường có thái độ tốt chiếm
86,5%, trong đó HS Nghĩa Lộ là 90,24%, cao hơn ở Nậm Búng (82,56%). Còn lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
số HS có thái độ chưa tốt là 13,5% ( bảng 3.15), trong khi đó ở trường Nậm Búng
chiếm tỷ lệ cao hơn Nghĩa Lộ (Nậm Búng 17,44%, Nghĩa Lộ 9,76%) sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương
(2003) tại Thái Nguyên, Đào Thị Ngọc Lan (2002) tại Yên bái cũng cho kết quả
gần với nghiên cứu này, HS có thái độ tốt đạt 81,5%, thái độ chưa tốt đạt 15,5%
[13]. Tuy nhiên thái độ tốt chưa hẳn sẽ có thực hành tốt, có thể điều HS suy nghĩ
chỉ tồn tại chốc lát chứ sự suy nghĩ chưa tồn tại lâu dài và bền vững, đặc biệt là
các em HS trong độ tuổi 7-9, nên khi thực hành vệ sinh răng miệng lại không có
những suy nghĩ đúng đắn đó. Với số HS 2 trường có thái độ tốt chiếm tỷ lệ cao
thì điều này rất thuận lợi cho việc tác động, tuyên truyền và giáo sức khoẻ cho
HS ở tại nhà trường cũng như ở tại gia đình, bên cạnh đó thái độ của HS về
phòng bệnh cũng đạt kết quả tốt. Tỷ lệ HS cho rằng bệnh răng miệng là cần thiết
với sức khoẻ chiếm cao nhất 51,25%, số HS cho là rất cần thiết với sức khoẻ
chiếm 33,25%, trong khi đó có 9% số HS có suy nghĩ bệnh RM không cần thiết
với sức khoẻ. ở điểm này thì trường Nậm Búng chiếm tỷ lệ cao hơn trường Nghĩa
Lộ (Nậm Búng 14,36%, Nghĩa Lộ 3,9%). Khi có bệnh phải đi khám chữa bệnh
ngay thì trường Nậm Búng lại có tỷ lệ thấp hơn. Thái độ tốt và bền vững thì mới
có được thực hành tốt. Sự lựa chọn nơi khám chữa bệnh của HS đa số chọn bệnh
viện là nơi để chữa bệnh răng miệng chiếm 50,25%, ngoài ra chọn đến trạm y tế
khám bệnh chiếm 42,25%, không đi khám chữa bệnh chiếm 2%, dùng thuốc nam
chiếm 1,75%. Hầu hết các em HS đều có thái độ đúng với nơi sẽ đến khám chữa
BRM, một số ít em có quan điểm chưa đúng trong việc phòng bệnh và lựa chọn
địa điểm chữa bệnh, điều này không có sự khác biệt giữa 2 trường, với ý nghĩa
thống kê với p>0,05. Theo điều tra của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
năm 2005 đánh giá về chương trình Nha học đường trên địa bàn tỉnh thì thái độ
của HS có suy nghĩ đúng đắn về bệnh và phòng bệnh răng miệng (đến khám tại
bệnh viện khi mắc bệnh răng miệng) chiếm tỷ lệ cao 55,61% [28].
4.2.3. Về thực hành
Thực hành đúng là trả lời đúng 6 trong 9 câu hỏi. Tỷ lệ HS thực hành vệ
sinh răng miệng tốt cả 2 trường chiếm 72,5%, trong đó mức độ thực hành tốt đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
với trường Nghĩa Lộ cao hơn trường Nậm Búng (Nghĩa lộ 83,41%, Nậm Búng
61,03% ). Thực hành chưa tốt có tới 27,5% chưa đúng về CSRM (bảng 3.17.),
nhưng tỷ lệ HS trường nậm Búng là cao hơn Nghĩa Lộ (Nậm Búng 38,97%,
Nghĩa Lộ 16,59%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều đó cũng
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương (2003) khi tìm hiểu về kiến
thức, thái độ, thực hành của HS tiểu học ở thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ
HS thực hành vệ sinh răng miệng chưa tốt 29,67% [9]. Kiến thức và thực hành là
những yếu tố quyết định đến tỷ lệ mắc bệnh, vệ sinh răng miệng tốt thì tỷ lệ bệnh
sẽ giảm, nếu không có kiến thức thì thực hành cũng như bằng không. Theo Nông
Ngọc Thảo (2003) khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân đã có
29,5% thực hành vệ sinh răng miệng chưa tốt [15]. Ở bảng 3.18 số học sinh 2
trường không vệ sinh sau ăn chiếm 27,75%, trong đó Nậm Búng có tỷ lệ cao hơn
Nghĩa Lộ (Nậm Búng 32,82%, Nghĩa lộ 22,93%), tỷ lệ HS xúc miệng sau ăn cao
nhất chiếm 42,1%, số HS chải răng sau ăn chỉ đạt 23,1%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05. Do kiến thức và sự hiểu biết của người dân chưa cao nên
chưa quan tâm chăm sóc đến các em nhất là sau ăn vì sau ăn là điều kiện thuận
lợi để các loại vi khuẩn phát triển, tạo ra các hợp chất hoá học phá huỷ men răng
gây sâu răng và các bệnh quanh răng như viêm lợi, cao răng, chảy , máu lợi…[8]
Xúc miệng không thể sạch bằng chải răng, xúc miệng hầu như không làm giảm
bớt bệnh răng miệng. Số lần chải răng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh sâu
răng, nếu chải răng ít nhất 3 lần trong ngày, sau bữa ăn thì tỷ lệ bệnh sâu răng sẽ
giảm. Trong nghiên cứu này số HS chải răng một lần chiếm tỷ lệ cao nhất 41,5%,
3 lần chiếm 18,3% , ngoài ra số HS chải răng không cố định (có thể chải răng bất
cứ lúc nào, không theo một qui định nào) chiếm 8%. Ở huyện Văn Chấn có 18 xã
vùng cao, đa số là các dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế khó khăn. Hầu
như trẻ em ở đây rất ít chải răng và vệ sinh răng miệng hằng ngày. Theo Đào Thị
Ngọc Lan nghiên cứu bệnh RM cho HS các dân tộc ở Yên Bái thì tỷ lệ HS không
chải răng ở người dân tộc rất cao. HS người dân tộc Dao là 97,71%, HS người
dân tộc Nùng 96,15%, HS người dân tộc H’mông 95,52%, kể cả HS người Kinh
cũng có tỷ lệ 25,07% [18]. Thời điểm chải răng của HS chủ yếu là buổi sáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
chiếm 47,0%, điều này tương đương với số lần chải răng của học sinh là chải
răng một lần (41,1%) trong ngày. Chải răng ngay sau ăn chiếm 22%, buổi tối
chiếm 18% (bảng 3.19). Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh chưa
có sự thống nhất. Thời điểm chải răng tốt nhất là buổi tốt và sau bữa ăn, ít nhất
trong một ngày nên chải răng 2 lần nhằm làm giảm mảng bám răng gây sâu răng
và viêm lợi. Theo nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Lê Thị Kim Oanh (2002)
khi khảo sát về kiến thức và tình trạng vệ sinh răng miệng của HS tiểu học tỉnh
Long An thì đã cho kết quả là số HS thực hành vệ sinh răng miệng tốt chiếm
46,8%, trong đó có số HS chải răng 1 lần chiếm 47%, 2 lần 35% và 3 lần chiếm
21,5%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [27].
Thói quen ăn vặt của HS là một vấn đề thường gặp đặc biệt là học sinh tiểu
học, có nhiều em còn mang cả bánh kẹo, sữa tươi đến lớp trong khi đó vệ sinh
răng miệng lại rất kém, thói quen ăn vặt có mối liên quan mật thiết với bệnh răng
miệng. Tại nghiên cứu này có 63% học sinh cả 2 trường có thói quen ăn vặt như
vậy cũng tương đương với tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi HS tiểu học này (62,75%).
Thói quen ăn vặt của HS trường Nghĩa lộ có tỷ lệ cao hơn trường Nậm Búng
(Nghĩa Lộ 75,12%, Nậm Búng 50,26%). Số HS thường có thói quen ăn bánh
ngọt, kẹo chiếm tỷ lệ cao nhất 32,3%, ăn đường sữa là 9,5%, ăn các loại thức ăn
khác (hoa quả, nước ngọt) là 11,8%. Trong khi đó có 37,1% HS không có thói
quen ăn vặt. Tình trạng ăn vặt của HS có sự khác biệt giữa 2 khu vực, ở bảng
3.21 cho thấy rõ HS ở Nghĩa Lộ có thói quen ăn vặt chiếm tỷ lệ cao hơn HS ở
Nậm Búng (ở Nghĩa Lộ là 38,5%, ở Nậm Búng là 24,5%). Ngược lại HS không
có thói quen ăn vặt thì tỷ lệ ở Nghĩa Lộ lại thấp hơn Nậm Búng (Nghĩa Lộ
24,88%, Nậm Búng là 49,74%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Điều này cũng đúng với thực tế ở Nghĩa Lộ là trung tâm của huyện nên nhiều
hàng hoá, bánh kẹo, đồ uống, kinh tế gia đình có thu nhập tốt hơn nên HS cũng
được tiếp xúc nhiều với bánh kẹo, hoa quả cùng với sự nuông chiều của bố mẹ.
Do đó sẽ tạo nên cho trẻ thói quen ăn vặt, đây cũng là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến tỷ lệ sâu răng ở Nghĩa Lộ cao hơn Nậm Búng. Còn ở Nậm
Búng HS ít được tiếp xúc với bánh kẹo, hoa quả, kinh tế gia đình khó khăn nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
đã hạn chế được thói quen ăn vặt. Chính vì vậy tỷ lệ sâu răng ở Nậm Búng thấp
hơn Nghĩa Lộ. Theo nghiên cứu của Lương Ngọc Châm (2003) khi nghiên cứu
thực trạng bệnh răng miệng ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên cũng đưa ra kết quả
tương tự: ở vùng cao tỷ lệ bệnh răng miệng thấp hơn ở vùng thấp (vùng cao
31,3%, vùng thấp 68,7%) [2]. Tỷ lệ HS có thói quen ăn vặt ở vùng cao thấp hơn
chiếm 25,7%, ở vùng thấp là 45,1%.
4.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng
Có rất nhiều yếu tố có mối liên quan đến bệnh răng miệng xong trong
nghiên cứu này đã đưa ra một số yếu tố về kiến thức, thái độ, thực hành và sự
chăm sóc sức khoẻ của gia đình và xã hội đối với bệnh răng miệng của HS.
Ở bảng 3.21 không có mối liên quan giữa kiến thức và bệnh răng miệng
(OR=1,22, 2=0,66, p>0,05), điều này cũng rất phù hợp đối với các em học sinh
vừa bước vào trường tiểu học, kiến thức và sự hiểu biết về bệnh răng miệng thực
sự không đầy đủ, khi trả lời phỏng vấn có thể các em trả lời theo cảm hứng do đó
số HS trả lời có kiến thức hiểu biết tốt mà vẫn có bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn chiếm
49,75% (199/400). Số HS có kiến thức không tốt mà có bệnh răng miệng là
tương đối thấp 21,75% (87/400), số HS hiểu biết không tốt nhưng lại không có
bệnh chiếm 7,5%. Chính vì vậy, việc đánh giá thực chất với kiến thức của các
em học sinh gặp nhiều khó khăn. Ở các em HS nhỏ tuổi (lớp 1-2 ) thì kiến thức
chưa bền vững, rất nhanh quên.
Ở bảng 3.22 không có mối liên quan giữa thái độ của học sinh và bệnh
răng miệng với OR=0,9, 2=0,11, p>0,05. Cũng như kiến thức, thái độ của các em
được coi là sự suy nghĩ chưa chắc chắn nên trong khi thu thập số liệu tỷ lệ HS có
thái độ tốt cao hơn tỷ lệ HS có thái độ không tốt. Thái độ tốt mà tỷ lệ mắc bệnh
cao 60,7% (243/400). Tuy nhiên trong thực tế thái độ của HS tốt chưa chắc tỷ lệ
bệnh răng miệng đã thấp, ngược lại thái độ của HS chưa tốt thì chưa chắc tỷ lệ
bệnh răng miệng đã tăng hơn so với bình thường. Nếu thái độ tốt mà việc thực
hành CSSKRM không tốt thì tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn tăng cao (54%) bảng 3.23,
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Ở bảng 3.24 liên quan giữa thực hành VSRM hàng ngày với bệnh răng
miệng, thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày tốt (chải răng, xúc miệng) sẽ làm
giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Trong điều tra này, đã có mối liên quan mật
thiết giữa VSRM hàng ngày với bệnh răng miệng, ở những HS thực hành VSRM
chưa tốt 23,75% thì có nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng gấp 3,28 lần so với
những HS thường xuyên VSRM tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tuy nhiên cũng có thể thực hành vệ sinh tốt nhưng vẫn mắc bệnh răng miệng do
nó có nhiều nguyên nhân gây bệnh song không vệ sinh răng miệng thường xuyên
sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sâu răng và các bệnh quanh
răng. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan tỷ lệ người dân tộc không vệ sinh
răng miệng cao nhất ở người Dao (97,71%), Nùng (96,15%), H'Mông (95,52%)
sau đó đến người Thái và người Tày, người Kinh chải răng nhiều nhất, tỷ lệ
không chải răng thấp nhất: 25,07% [18]. Khi phỏng vấn các em đều trả lời rất thật
là không chải răng, kết hợp với khám lâm sàng thấy tình trạng vệ sinh răng miệng
của các em rất kém. Hầu hết các em chưa có được thói quen vệ sinh răng miệng
hàng ngày ở nhà cũng như ở trường học. Trong thực tế cho thấy nếu không chải
răng thì răng miệng sẽ là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, nhiều mảng bám răng… lâu
ngày chắc chắn sẽ gây nên sâu răng, viêm lợi và các bệnh quanh răng.
Có mối liên quan giữa thói quen ăn vặt với bệnh răng miệng trong trường
hợp này những HS có thói quen ăn vặt hàng ngày thì nguy cơ mắc bệnh răng
miệng tăng gấp 2,77 lần so với những HS không có thói quen ăn vặt. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Hầu hết lứa tuổi HS tiểu học hay có thói quen ăn
vặt và có bị mắc bệnh, tỷ lệ trong nghiên cứu này là 50% (200/400). Song một số
HS đã có thói quen vệ sinh răng miệng tốt nên cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
răng miệng. Bên cạnh đó có 21,5% số HS không có thói quen ăn vặt nhưng vẫn
bị mắc bệnh, tuy nhiên bệnh răng miệng cũng có rất nhiều nguyên nhân gây nên
như nguồn nước ăn, yếu tố di truyền trong gia đình... Trong những trường hợp
HS bị sâu răng nặng như viêm tuỷ răng, còn chân răng ... thường gây lên viêm lợi
kèm theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Chải răng là một yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với bệnh răng miệng,
những HS không chải răng, chải răng không đúng cách hoặc thời điểm chải răng
không phù hợp thì có nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng gấp 2,64 lần so với
những học sinh chải răng thường xuyên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Số HS không chải răng bị mắc bệnh chiếm 49,5% (bảng 3.26 ), điều này
chúng ta đều thấy rõ khi ăn xong nếu không chải răng thì các chất hoá học, các
độc tố của vi khuẩn tiết ra sẽ gây phá huỷ men răng hay chất khoáng của răng bị
mất sẽ bị sâu răng. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan cho thấy không chải
răng có mối liên quan rất lớn đối với bệnh răng miệng và bệnh quanh răng, ở dân
tộc Thái là 65,7%, người kinh là 25,07% [18]. Hiện nay ở một số xã vùng cao,
vùng dân tộc ít người thì tỷ lệ HS được chăm sóc răng miệng, chải răng còn rất
thấp thậm chí nhiều HS không có bàn chải để chải răng. Cho nên đây là vấn đề
còn tồn tại cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ, tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ để
người dân hiểu biết hơn về yếu tố nguy cơ này.
Chăm sóc sức khoẻ răng miệng được thực hiện bởi những cán bộ y tế, giáo
viên nhà trường và gia đình tuy nhiên trong những năm gần đây các hoạt động đã
được thực hiện xong chưa có hiệu quả mà tỷ lệ bệnh răng miệng vẫn tăng lên.
Trong nghiên cứu này đã đưa ra được mối liên quan giữa chăm sóc sức khoẻ răng
miệng với bệnh răng miệng. Những em HS không được sự chăm sóc tốt sẽ có
nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng gấp 3 lần so với những HS được sự chăm sóc
về răng miệng tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số HS không
được chăm sóc về y tế tốt mà bị mắc bệnh chiếm 45,5%.
Không được chăm sóc răng miệng ở đây có nghĩa là bản thân các em và
cha mẹ, thầy cô đều không quan tâm đến tình trạng răng miệng của các em,
không được khám bệnh định kỳ, những trường hợp bị sâu răng không được điều
trị sớm. Thực tế khi khám thấy các em đến trường trong tình trạng vệ sinh răng
miệng rất kém, hơi thở hôi, răng lợi bẩn, nhiều cao răng… nhiều em có các răng
sữa lung lay đến tuổi thay những không được nhổ, răng vĩnh viễn mọc chồi lên,
lệch ra ngoài cung hàm, các răng sâu không được hàn gây biến chứng viêm tuỷ,
mất răng... Có những em có tới 10 răng sữa sâu mà không được xử trí, răng số 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
vừa mọc lên đã sâu cũng không được ai quan tâm hướng dẫn điều trị. Như vậy là
do nhận thức của cha mẹ, thầy cô về bệnh răng miệng còn rất hạn chế, bận công
việc, thiếu thời gian, thiếu kinh phí, thiếu thầy thuốc chuyên khoa và cơ sở phục
vụ... Tất cả những điều này dẫn đến tình trạng trên.
Tỷ lệ không được chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh răng miệng có
liên quan chặt chẽ với nhau. Thông qua sự nghiên cứu này, chúng ta có thể đưa ra
một số biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ những yếu tố nguy cơ góp phần làm
giảm tỷ lệ bệnh răng miệng cho các em. Nghiên cứu của chúng tôi về không được
chăm sóc răng miệng với bệnh răng miệng phù hợp với Ngô Đồng Khanh, Đào
Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thu Hương về chăm sóc răng miệng phụ thuộc vào
lối sống xã hội, kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh [9], [18].
Rõ ràng việc không chải răng, không được chăm sóc răng miệng xảy ra ở
huyện miền núi Văn Chấn với điều kiện kinh tế - xã hội thấp, sự hiểu biết của
người dân còn hạn chế do đó đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở trẻ em có
nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao. Có thể đánh giá những yếu tố nguy cơ sâu răng
nổi trội gồm các yếu tố: vi khuẩn, dinh dưỡng, sức đề kháng của răng và nước
bọt. Khi đánh giá được các yếu tố nguy cơ trên sẽ đề ra chiến lược, phương pháp
điều trị, chăm sóc tuỳ thuộc vào yếu tố nổi trội. Điều này phù hợp với nghiên
cứu của chúng tôi, nhưng nét mới của chúng tôi là xu thế xảy ra cao hơn ở HS
vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người nơi có nhiều thiệt thòi về kinh tế, xã hội
và ít được chăm sóc sức khoẻ răng miệng.
KẾT LUẬN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Qua nghiên cứu thực trạng bệnh lý và kiến thức, thái độ, thực hành về
chăm sóc răng miệng của 400 học sinh tiểu học tại 2 trường Nghĩa Lộ và Nậm
Búng của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009 có một số kết luận sau:
1. Thực trạng bệnh răng miệng và kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh
đối với bệnh răng miệng
- Tỷ lệ sâu răng của các em học sinh 2 trường là 62,75%, của học sinh
trường Nghĩa Lộ chiếm 77,07%, của trường Nậm Búng chiếm 47,69%.
- Tỷ lệ bệnh viêm lợi chung cho HS cả 2 trường là 8,5%, học sinh trường
Nghĩa Lộ chiếm 13,17%, trường Nậm Búng chiếm 3,59%.
- Tỷ lệ học sinh nam mắc bệnh răng miệng cao hơn nữ.
- Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở học sinh có răng sữa cao hơn học sinh có
răng vĩnh viễn (răng sữa 73,68%, răng vĩnh viễn 26,32%)
- Chỉ số răng sâu-mất-trám trung bình trên một học sinh đối với răng sữa
là 2,68, đối với răng vĩnh viễn là 0,37.
- Các tổn thương bệnh lý ở răng rất đa dạng và nhiều hình thái trong đó sâu
ngà sâu chiếm tỷ cao nhất 17%.
- Tỷ lệ học sinh 2 trường có kiến thức không tốt về bệnh răng miệng chiếm
29,25%, trường Nậm Búng có tỷ lệ cao hơn (Nghĩa Lộ 8%, Nậm Búng 21,25%).
- Tỷ lệ học sinh không biết nguyên nhân gây bệnh răng miệng là 33%
trường Nậm Búng có tỷ lệ cao hơn Nghĩa Lộ (Nậm Búng 46,15%, Nghĩa Lộ
20,49%)
- Tỷ lệ học sinh không hiểu biết về cách phòng bệnh chiếm 30,5%, trường
Nậm Búng có tỷ lệ cao hơn (Nậm Búng 47,69%, Nghĩa Lộ 14,15%).
- Tỷ lệ học sinh có thái độ chưa tốt về bệnh răng miệng chiếm 13,5%, HS
trường Nậm Búng chiếm 17,44%, cao hơn Nghĩa Lộ (9,76%).
- Tỷ lệ học sinh thực hành về vệ sinh răng miệng chưa tốt chiếm 27,5%
trường Nậm Búng có tỷ lệ cao hơn (Nậm Búng 38,97, Nghĩa Lộ 16,59%)
- Tỷ lệ học sinh không vệ sinh răng miệng chiếm 27,75%, trong đó trường
trường Nậm Búng có tỷ lệ cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
- Tỷ lệ học sinh có thói quen ăn vặt chiếm 63% , trường Nậm Búng có tỷ lệ
thấp hơn ( Nậm Búng 50,26%, Nghĩa Lộ 75,12%)
2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng.
- Bệnh răng miệng có mối liên quan mật thiết với thực hành vệ sinh răng
miệng hàng ngày (OR=3,28, 2=16,4, p<0,05)
- Bệnh răng miệng có mối liên quan với thói quen ăn vặt hàng ngày của học
sinh (OR=2,77, 2=20,6 , p<0,05)
- Có mối liên quan giữa thực hành chải răng hàng ngày với bệnh răng miệng
(OR=2,93 ,2=25,9 p< 0,05)
- Bệnh răng miệng có mối liên quan với việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng
thường xuyên (OR=3,0,2=23,7, p< 0,05)
KHUYẾN NGHỊ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
1. Ngành y tế nên phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo và các ngành có
liên quan để cùng xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho các em học sinh
nhất là về bệnh răng miệng. Thường xuyên kiểm tra và khám định kỳ bệnh răng
miệng cho học sinh, phát hiện những trường hợp mắc bệnh để điều trị kịp thời
nhằm tránh những biến chứng do sâu răng gây ra.
2. Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho cán bộ, giáo viên nhà trường và cán
bộ y tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để có thể làm tốt hơn nữa công tác y
tế học đường ở tất cả các trường học nhất là các trường mần non và tiểu học.
3. Tăng cường các hoạt động truyền thông- giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng
và trường học để nâng cao nhận thức cho người dân cũng như học sinh thay đổi
hành vi (kiến thức, thái độ, thực hành) trong việc phòng bệnh răng miệng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Tiếng Việt
1. Đồng Văn Biểu (2000), Nhận xét kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng ở tỉnh
Quảng Ngãi qua đợt điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc 1999, Tài liệu
hội nghị nha khoa và triển lãm nha khoa quốc tế tại Việt Nam năm 2000, tr. 59.
2. Lương Ngọc Châm (2003), Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học
sinh vùng cao huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học,
trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
3. Lý Văn Cảnh (2006), Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khoẻ một
số nội dung CSSKBĐ cho người dân xã Tân Long -Đồng Hỷ, Thái nguyên,
Luận văn Thạc sỹ Y học, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
4. Đào Thị Dung (2007), Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình Nha học đường
tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, Luận án Tiến Sỹ, trường đại
học Y Hà Nội.
5. Đào Thị Dung (2000), Hoạt động và ảnh hưởng của nha học đường tới tình
trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, Luận
văn thạc sỹ, trường Đại học Y tế công cộng, tr. 54-70.
6. Đào Thị Dung (2004), áp dụng kỹ thuật trám răng không sang chấn vào hoạt
động nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội,
Bệnh viện Việt Nam Cu Ba Hà Nội, đề tài cấp thành phố, tr. 45-59.
7. Nguyễn Quốc Dũng (2008), Chăm sóc răng cho trẻ nhỏ. Bài giảng về chăm sóc
sức khoẻ răng miệng, Khoa RHM Bệnh viện Nhi Đồng II Thành phố Hồ Chí
Minh.
8. Nguyễn Quốc Dũng (2008), Các thói quen làm hại răng của trẻ. Bài giảng về chăm
sóc sức khoẻ răng miệng, Khoa RHM Bệnh viện Nhi Đồng II Thành phố Hồ
Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Thu Hương (2003), Nghiên cứu kiến thức- thái độ-thực hành về
chăm sóc sức khoẻ răng miệng của học sinh một số trường tiểu học tại thành
phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y khoa Thái
Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
10. Phạm Hồng Hải (2003), Thực trạng vệ sinh lớp học và một số bệnh thường
gặp của học sinh thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường
Đại học Y khoaThái Nguyên
11. Trịnh Đình Hải (2000), Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường
trong sâu răng và bệnh quanh răng tại Hải Dương, Luận án tiến sỹ y học,
đại học Y Hà nội, tr. 11 - 13, 16 - 18.
12. Hoàng Trọng Hùng (2000), Tình hình dự phòng sâu răng hiện nay, Cập nhật
nha khoa tập 5 số 2/2000, tr. 29-37.
13. Trần Thị Nguyệt, Hoàng Tử Hùng (2004), Tình hình sâu răng và ảnh hưởng
của nó với chiều cao cân nặng ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (khảo sát ở quận
7 thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển
tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt , tr .12-13.
14. Mai Đình Hưng (1998), Bệnh sâu răng. Bài giảng RHM, Nhà xuất bản Y
học, tr. 9.
15. Trần Đức Thành-Hoàng Tử Hùng -Đào Thị Hồng Quân –Nguyễn Thị Thanh
Hà (2003), Tình hình sức khoẻ răng miệng của trẻ tuổi 12 tại vùng có răng
nhiễm Fluor. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt
2003-trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 181-184.
16. Ngô Đồng Khanh, Vũ Thị Kiều Diễm (1990), Điều tra sức khoẻ răng miệng,
kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và trị bệnh của nhân dân. Kỷ yếu các
công trình nghiên cứu khoa học 1975- 1993 Viện răng hàm mặt thành phố
Hồ Chí Minh, tr. 13-16.
17. Ngô Đồng Khanh (2001), NHĐ một mô hình xã hội hoá hiện thực giữa y tế,
giáo dục, gia đình và xã hội. Thông tin mới RHM, Hội RHM Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 44.
18. Đào Thị Ngọc Lan (2002), Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học
sinh tiểu học các dân tộc tỉnh Yên Bái và một số biện pháp can thiệp, Luận
án tiến sỹ Y học Đại học y Hà Nội.
19. Nông Phương Mai (2006), Nghiên cứu tình trạng quanh răng ở bệnh nhân mắc
bệnh đái tháo đường týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương
Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
20. Nguyễn Thanh Nghị (2003), Đánh giá hiệu quả chương trình "P/S bảo vệ nụ
cười Việt Nam"" trên nhóm học sinh 9-11 tuổi tại Cần Thơ 2001-2003, Hội
nghị khoa học và đào tạo răng hàm mặt lần thứ IV năm 2004.
21. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 46
của bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân trong tình hình mới.
22. Nguyễn Lê Thanh (năm 2006), Đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường
trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng học sinh miền núi tại thị xã bắc kạn,
tỉnh bắc kạn. Luận án Tiến Sỹ – Trường đại học Y Hà Nội.
23. Nông Ngọc Thảo (2007), Chăm sóc sức khoẻ răng miệng, Bài giảng đại cương về
chăm sóc răng miệng , trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
24. Cách khám răng cho cộng đồng, Bài giảng về chăm sóc sức khoẻ răng miệng,
Khoa RHM Bệnh viện Nhi Đồng II Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Bệnh viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo hoạt động
chương trình Nha học đường năm 2005.
26- Geogre K Stookey (2000), Tình hình dự phòng sâu răng hiện nay, Tài liệu
dịch, Cập nhật nha khoa, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh tập 5 số 2,
tr. 29 - 37.
27. Lê Thị Kim Oanh (2002), Khảo sát kiến thức và tình trạng vệ sinh răng
miệng của học sinh tiểu học tỉnh Long An (so sánh nhóm có chải răng và
không có chải răng tại trường), Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh.
28. Sở y tế Yên Bái (2008), Báo cáo tổng kết công tác chăm sóc sức khoẻ nhân
dân tỉnh Yên Bái năm 2008, tr. 5-6
29. Thủ tướng chính phủ (2006), “Chỉ thị về việc tăng cường công tác y tế học
đường trong các trường học”, Số 23 /2006/CT-TTg ngày 12-7- 2006.
30. Vũ Mạnh Tuấn (2000), Điều tra tình trạng sâu răng của học sinh 6 - 12 tuổi
và khảo sát nồng độ Fluo trong một số nguồn nước ở Thị xã Hoà Bình,
Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
31. Dương Thị Truyền (2004), Chuyên đề nguyên nhân và cơ sở khoa học của
vấn đề phòng chống sâu răng, chuyên đề trường Đại học Y Hà Nội, tr. 10-
15.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
32. Nguyễn Lê Thanh (2003), Đánh giá hiệu quả các biện pháp tự chăm sóc răng
miệng. Chuyên đề. Trường Đại học Y Hà Nội, tr 8, 11.
33. Nguyễn Lê Thanh (2003), Dịch tễ học răng miệng trẻ em, Chuyên đề. Trường
Đại học Y Hà Nội, tr. 15 - 17.
34. Nguyễn Văn Tín (2004), Đánh giá thực trạng sâu răng ở học sinh có và
không dùng nước súc miệng Fluor ở Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.
35. Dương Thị Truyền (2005): Nghiên cứu hiệu quả một số biện pháp chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho trẻ em học sinh tại tỉnh An Giang, Luận án tiến sĩ Y
học, Trường Đại Y Hà Nội tr. 43- 55, 99-115.
36. Trần Văn Trường (2004), Phòng bệnh răng miệng và vấn đề nha học đường,
nha cộng đồng thực trạng và giải pháp tổ chức. Tài liệu báo cáo hôi nghị,
Viện Răng hàm mặt Hà Nội, tr. 1-4.
37. Trung tâm y tế huyện Văn Chấn (2008), Báo cáo tổng kết công tác y tế huyện
Văn Chấn năm 2008, tr. 3-4
38. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2000), Tình hình bệnh tật răng miệng trẻ em
các tỉnh miền Bắc và tiến triển của chương trình Nha học đường. Báo cáo
Viện RHM Hà Nội, tr. 2-5.
39. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2004), Kết quả thực hiện Nha học đường 2002.
Báo cáo hội nghị tổng kết NHĐ các tỉnh phía Bắc, tr 2-5.
40. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết hội nghị Nha học
đường năm các tỉnh phía Bắc, tr. 1,2,3,6.
41. Nguyễn Thị Bạch Yến (1998), “Tình hình mắc bệnh sâu răng trẻ em từ 7 đến
10 tuổi tại trường tiểu học Tràng An Hà Nội”, Tạp chí y học 8- 1998, tr. 8-
12.
42. K.G. Konig (2004), Biểu hiện lâm sàng và đều trị sâu răng từ 1953 đến
những thay đổi toàn cầu trong thế kỷ thứ 20. Người dịch Đinh Thị Khánh
Vân. Cập nhật nha khoa 2005. Nhà xuất bản y học, tr. 35,36.
43. B. Nyvad (2004), Chẩn đoán phát hiện sâu răng. người dịch Trần Thị Kim
Cúc. Cập nhật Nha Khoa. Nhà xuất bản Y học, tr. 29, 30.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Tiếng anh
44. Alan R. Milnes, DDS, PhD, FRCDC (1996), “Description and Epidemiology of
Nursing Caries”, Journal of public health dentistry, pp. 2-3.
45. Chanchai Hosanguan, Chantana Ungchsak, Srisuda Leelasithorn and Piyada
Prasertsom (2002), “The extent and Correlates of Gingival Recession in
Non-institutionalised Thai Elderly” Jounal of international Academy of
Periodontology 2002, pp. 3.
46. C.S. Rodrigues and A. Sheiham (2000), “The relationships between dietary
guidelines, sugar intake and caries in primary teeth in low income Brazilian
3-year-olds” a longitudinal study, International Journal of paediatric
dentistry, pp. 4.
47. Goran Nordstrom, Bo Bergman, Kenneth borg, Hans Nilsson, Anders
Tillberg and Jonh-Hakan Wenslov (1998), A 9 -year longitudinal study of
reported oral problems and dental and periodontal status in 70-and 79-year-
old city cohorts in northern Sweden, Oral health in old age in northern
sweden, pp. 1-2.
48. Graham Mount and Rory Hume (2004), “Dental Caries”, A Leaning program
on the nature and management of dental caries. pp.2.
49. Kalsbeek H, Truin G-J, Pooterman JHG, Van Rossum GMJM, van Rijkom
HM, Verrips GHW (2000), Trends in periodontal status and oral hygiene
habits in Dutch adults between 1983 and 1995. pp. 5-6.
50. Kanoknart Chintakanon (1997), Ectopic eruption of the first permenent
molars: Prevalence and etiologic factors, The Angle Orthodonist.
51. Philip Weinstein, PhD (1996), “Pleas for Enhanced Research Efforts to
Impact the Epidemic of Dental Disease in infants”, Journal of public health
dentistry.
52. Peter Cleaton-Jones, Johannesburg (2000), “Oral health in Hlabisa,
KwaZulu/Natal, a rural school and community based survey” International
dental Journal (2000).
53. Ruth Holt, Graham Roberts, Crispian Scully (2000), “Dental damage,
sequelae, and prevention”, Clinical review.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
54. Ruth Holt, Graham Roberts, Crispian Scully (2000), Oral health and disease,
Clinical review.
55. R.L.Glass and M.N Naylor (1996), “A clinical trial of two fluoride dentifrices
in an area of low caries prevalence”, National Centre for Transcultural Oral
Health, Eastman Dental Institute for Oral Health Care Sciences.
56. Rober Berkowitz, DDS (1996), Etiology of Nursing Caries: a microbiologic
Perspective, Journal of Public Health Dentistry.
57. R.D. Holt and J.J. Murray ( 1997), Developments in fluoride toothpastes an
overview, Community dental health (1997)
58. John Coventry, Gareth Griffiths, Crispian Scully, Maurizio Tonetti (2000),
ABC of oral health- Periodontal disease, Clinical review
59. Jostein Grytten, Dorthe Holst and Per Gjermo (1989), Validity of CPITN’s
hierarchical scoring method for describing the prevalence of periodotal
conditions, Institute of community dentistry.
60. Trevor LP Watts (1998), Periodontitis for medical practitioners,
Clinical review.
61. Sigurd, Ramfjord, ann Arbor, micbigan (2001), “Indices for Prevalence
and incidence of Periodontal Disease”, The journal of periodontology.
Trƣờng đại học Y Dƣợc Số phiếu : ……………
Thái nguyên
Phiếu điều tra Kiến thức, thái độ, thực hành
chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh trƣờng tiểu học
I- Thông tin chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
- Họ và tên: ………………………………………………………………..
- Ngày tháng năm sinh : ………………………Tuổi……….……………..
- Giới : ……………..1. nam ……………………2 nữ ……………………
- Dân tộc
1. Kinh , 2 . Thái , 3. Tày , 4. H.Mông , 5. Dao , 6. Nùng , 7. khác .
- Nơi ở: ............................................................................................................
- Học lớp : ………………………………trường …………………………
- Nghề nghiệp của bố mẹ : …………………………………………………
1. Công chức 3. Làm ruộng 5. khác
2. Công nhân 4. kinh doanh. 6. Nội trợ
II- Nội dung phỏng vấn:
1 – Kiến thức:
1.1- Trong năm qua cháu có bị đau răng, viêm lợi không ?
1. Có 2. không
1.2- Cháu có biết tại sao đau răng không ?
1.Có 2. Không biết
1.3- Nếu có biết thì theo cháu là vì sao ?
1. Do ăn nóng, lạnh 2. Do ăn kẹo, đường 3. ăn không đánh răng
4. Lý do khác .
1.4- Cháu có biết bệnh răng miệng thường gặp ở lứa tuổi nào ?
1. Trẻ em 2. Người lớn
1.5- Cháu có biết hàng ngày vệ sinh răng miệng theo cách nào không ?
1. Không rõ 2. Dùng tăm 3. Xúc miệng
4. Chải răng 5. khác
1.6- Theo cháu chải răng thường xuyên để làm gì ?
1. Sạch răng, 2. Thơm miệng, 3. Không bị viêm lợi
4. Không bị sâu răng , 5. Khác
1.7- Theo cháu xúc miệng thường xuyên để làm gì ?
1. Sạch răng, 2. Thơm miệng, 3. Không bị viêm lợi
4. Không bị sâu răng , 5. Khác
2 – Thái độ :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
2.1- Theo cháu bệnh sâu răng, bệnh viêm lợi có nguy hiểm không?
1. Có 2. Không
2.2- Theo cháu có cần thiết phải đi khám chữa bệnh răng miệng không ?
1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3. Không cần thiết
2.3- Nếu bị đau răng, chảy máu chân răng cháu sẽ đi khám ở đâu ?
1. Không biết 2. Không đi khám 3. Đến bệnh
viện
4. Đến bác sỹ tư 5. Dùng thuốc nam 6. Đến trạm y tế
2.4- Có cần thiết phải chải răng thường xuyên không ?
1. Có 2. Không
2.5- Theo cháu bệnh răng miệng có phòng được không ?
1. Có 2. Không
3.6- Theo cháu ăn vặt hàng ngày có tốt cho răng không?
1. Có 2. Không
3 Thực hành
3.1- Cháu có chải răng hàng ngày không ?
1. Có 2. Không
3.2- Hàng ngày cháu chải răng mấy lần ?
1. 1 lần 2. 2 lần 3. 3 lần 4. trên 3 lần
3.3- Cháu thường chải răng vào lúc nào ?
1. Không cố định 2. Ngay sau ăn 3. Buổi sáng 4.
Buổi tối
3.4- Cháu có xúc miệng hàng ngày không?
1. Có 2. Không
3.5- Hàng ngày cháu xúc miệng mấy lần ?
1. 1 lần 2. 2 lần 3. 3 lần 4. trên 3 lần
3.6- Cháu thường xuyên xúc miệng vào lúc nào ?
1. Không cố định 2. Ngay sau ăn 3. Buổi sáng 4.
Buổi tối
3.7- Hàng ngày ngoài 3 bữa ăn chính cháu có ăn thêm những thứ khác
?
1. Có 2. Không
3.8- Cháu hay ăn những loại thứ gì?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
1. Bánh ngọt, kẹo 2. Đường sữa 3. Kem 4. Ngô, khoai, sắn
5. Các loại khác
3.9- Cháu thường ăn thêm vào lúc nào ?
1. Rải rác trong ngày 2. vào buổi tối trước khi đi ngủ
3. Không theo qui luật nào
3.10- Trong năm qua cháu có được xúc miệng bằng nước có fluor không ?
1. Có 2. Không
3.11- Nếu có thì xúc miệng như thế nào ?
1. Theo đúng lịch của chương trình , 2. không đúng lịch
3.12- Cháu có được ai hướng dẫn cách VSRM và phòng bệnh sâu răng
không?
1. Có 2. Không
3.13- Nếu có thì ai là người hướng dẫn ?
1. Ông bà, cha mẹ 2. Thầy cô giáo 3. Cán bộ y tế 4. anh, chị
5. bạn bè 6. Đài, ti vi, 7. Sách báo , tạp chí 8. Khác
Xác nhận của nhà trƣờng Ngƣời điều tra
Phiếu khám răng miệng
Họ và tên học sinh:.........................................................Tuổi: ................Nam/nữ
Lớp: ......................Trƣờng tiểu học: ..........................................................................
Ngày khám: .............................Bác sĩ khám:...........................................................
1. Tình trạng răng (S1, S2, S3, T1, T2, M, L, ML):
1.1. Răng sữa:
55 54 53 52 51 61 62 63 64 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
85 84 83 82 81 71 72 73 74 75
1.2. Răng vĩnh viễn:
17 16 15 14 13 12 11 21 22 23 24 25 26 27
47 46 45 44 43 42 41 31 32 33 34 35 36 37
Ghi chú: S1: Sâu men CL: Còn chân răng
S2: Sâu ngà nông M: Mất răng
S3: Sâu ngà sâu ML: Răng mọc lệch lạc
T2: Viêm tuỷ H: Răng đã đợc hàn
VQC: viêm quanh cuống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_doc_322_8223.pdf